Thursday, January 4, 2018

Công ty suất ăn công nghiệp trữ hàng tấn heo, gà… quá hạn

Hơn 2 tấn thực phẩm nhập lậu quá hạn sử dụng đã bị phát hiện trong kho một công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho các công ty.

Hàng tấn thực phẩm nhập lậu hết hạn sử dụng bị lực lượng chức năng phát hiện – Ảnh: H.N.
Chiều 4-1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị này vừa phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra Công ty TNHH MTV suất ăn công nghiệp Dương Thành Đạt, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công ty trên kinh doanh hơn 300kg thịt trâu, đùi gà cháy tỏi đông lạnh quá hạn sử dụng; hơn 2 tấn thực phẩm đông lạnh như thịt heo, cánh gà, xương bò, thịt trâu, mực ống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện công ty không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số thực phẩm nêu trên.
Lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính công ty trên số tiền 180 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm vi phạm.
Công ty TNHH MTV suất ăn công nghiệp Dương Thành Đạt là công ty chuyên cung cấp thức ăn nội ngoại nhập, đồng thời sử dụng các loại thực phẩm trên để nấu suất ăn công nghiệp cung cấp cho nhiều công ty để làm bữa ăn cho công nhân.
Theo Tuổi Trẻ

Tiếng gào bị tắt nghẹn cho một chính quyền “tốt” ở Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đang làm suy yếu tính hợp pháp của nó bằng cách đàn áp giới bất đồng chính kiến thay vì cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.

Vietnamese protesters demonstrate against Taiwanese conglomerate Formosa during a rally in downtown Hanoi on May 1, 2016. Around a thousand people poured into Vietnam's two major cities Hanoi and Ho Chi Minh City to protest against Taiwan's Formosa, which operates a steel plant which they claim is causing mass fish kills due to pollution in Vietnam's central coast. / AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Trong một năm với nhiều sự kiện phản dân chủ trên toàn cầu, Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đã tăng cường đàn áp các nhà chỉ trích trên mạng.

Cuối tháng 12, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, xác nhận rằng quân đội Việt Nam đã triển khai 10.000 chiến sỹ cốt lõi để chống lại “quan điểm sai lầm” trên mạng.

Trong khi Việt Nam thiếu công nghệ giám sát như Trung Quốc, tuyên bố về đội quân trên không gian mạng đã cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ hơn trên không gian trực tuyến, nơi các công dân Việt Nam thách thức và tranh luận về hoạt động của chính phủ.

Nhưng Đảng có thể làm giảm tính hợp pháp của nó bằng cách đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​hơn là tìm cách cải tiến về quản trị cơ bản.
Trong nhiều trường hợp, giới blogger không kêu gọi dân chủ hoặc nhân quyền mà chỉ đòi hỏi các dịch vụ công phải trong sạch và minh bạch mà chính phủ dường như không sẵn sàng để thực hiện.

Ví dụ: Tòa án cấp tỉnh ngày 30 tháng 11 đã bác kháng cáo của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), giữ nguyên bản án 10 năm tù được đưa ra bởi một phiên toà vào tháng Sáu.

Tội của cô: chỉ trích chính phủ về việc xử lý không đúng về việc xả thải của nhà máy thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh. Quỳnh đã thường xuyên chỉ trích chính phủ trên blog của mình, nhưng câu chuyện phức tạp hơn nhiều.


Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên toà sơ thẩm ở Nha Trang vào tháng 6/2017

Đảng Cộng sản không chịu trách nhiệm trực tiếp về thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung và có thể dễ dàng thoát khỏi vấn đề. Nhưng thay vì đối phó với thảm hoạ môi trường này hay thừa nhận trách nhiệm của công ty Đài Loan đối với hậu quả, đảng đã chọn cách lờ vấn đề ô nhiễm môi trường và sau đó tích cực đàn áp các nhà hoạt động xã hội.

Sau khi cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung do thảm hoạ Formosa, chính phủ không công khai cáo buộc nhà đầu tư từ Đài Loan.

Cuối cùng, Formosa thừa nhận trách nhiệm của mình về việc xả thải, chấp nhận mức bồi thường 500 triệu USD, và sau đó đồng ý tăng khoản đầu tư thêm 350 triệu USD. Không rõ người dân được hưởng bao nhiêu trong số tiền bồi thường trên.

Quỳnh, người đã bị kết án với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” một cáo buộc chống lại nhà nước với mức án phạt cao nhất là 20 năm theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 gia nhập nhóm những người bị bỏ tù vì dám dũng cảm nói về những thất bại trong quản trị của đảng.

Mặc dù Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế cao và quan hệ ấm lên với Hoa Kỳ trong vài năm qua đã khôi phục hình ảnh quốc tế của quốc gia, nhà nước độc đảng tiếp tục kiềm chế tự do ngôn luận và vẫn duy trì chế độ độc tài.

Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc thế hệ trẻ, cho biết họ hài lòng với định hướng của đất nước và lạc quan về tương lai. Thật vậy, người Việt Nam vô cùng tự hào về sự tăng trưởng của đất nước họ và chủ nghĩa quốc gia sâu sắc.

Và họ là những người hâm mộ Hoa Kỳ, văn hoá Mỹ và hệ thống chính trị của siêu cường này. Họ có thể muốn có nhiều tự do chính trị hơn, nhưng nhận thức chung phổ biến là mọi thứ nói chung không phải là tồi tệ như vậy.

Thực tế, một cuộc điều tra được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc được gọi là Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công (PAPI) cấp tình đã xác nhận rằng việc cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam đã được cải thiện hàng năm kể từ khi cuộc điều tra khởi động vào năm 2011.

Trong khi quyền con người vẫn còn thấp so với kỳ vọng của quốc tế và là một điều cấm kỵ đối với người Việt Nam bình thường, nhiều công dân nhanh chóng chỉ trích những thiếu sót của Đảng Cộng sản liên quan đến quản trị và cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cơ bản.

Từ việc khắc phục hậu quả của lũ lụt và cải thiện cơ sở hạ tầng, nỗ lực giảm bớt tội phạm và tham nhũng mang tính hệ thống, đa số người Việt Nam thẳng thắn phản đối hoạt động của chính phủ.
Theo cuộc điều tra của PAPI vào năm 2016, hơn 2/3 công dân Việt Nam cho biết chất lượng nước ngày càng xấu đi trong ba năm qua, một dấu hiệu của những thảm hoạ tự nhiên như lũ lụt và ô nhiễm ngày càng gia tăng do công nghiệp và khai thác mỏ gây ra.

Tại Việt Nam, các vấn đề về chất lượng cuộc sống và nhân quyền thường tập trung vào các vấn đề quản trị. Nếu Hà Nội không thể cải thiện quản trị, giảm tham nhũng và cải thiện cơ hội kinh tế, người Việt Nam bình thường sẽ tiếp tục chống lại sự lãnh đạo và tính hợp hiến của đảng.

Như Zach Abuza, một học giả thuộc Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ, ghi nhận, “Người Việt Nam rõ ràng yêu cầu minh bạch hơn và trách nhiệm của chính phủ, và các blogger này là những người đứng đầu nhóm này.”

Việc bắt giữ Mẹ Nấm và nhiều người bất đồng chính kiến ​​khác cho thấy sự mất cân bằng cơ bản ở trung tâm hệ thống chính trị của Việt Nam. Chừng nào Đảng Cộng sản còn đàn áp giới bất đồng chính kiến, blogger và người hoat động nhân quyền, đảng không giải quyết vấn đề gốc rễ.

Đảng Cộng sản nên nhận ra rằng mặc dù hầu ít người mong đợi nó dân chủ hóa trong vài năm tới, đảng có thể làm giảm đáng kể áp lực chính trị xã hội, được thể hiện trực tuyến và thỉnh thoảng trên các đường phố, bằng cách cải tiến trong quản lý hàng ngày.

Công dân Việt Nam là một chính thể tích cực và ngày càng được giáo dục, với tầng lớp trung lưu nhanh chóng lớn mạnh và đòi hỏi nhiều hơn. Giờ đây, họ đi du lịch khắp thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và ảnh hưởng nước ngoài, không giống như thế hệ trước, những người bị giam cầm và thiếu thông tin toàn cầu.

Để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay và thị trường quốc tế về các ý tưởng, lãnh đạo Việt Nam cần phải cải thiện quản trị.

Chính quyền Donald Trump của Mỹ đã bỏ qua phần lớn những vi phạm nhân quyền của Việt Nam bằng việc tiếp tục cam kết của Tổng thống Barack Obama với Đảng Cộng sản.

Trong khi Obama và hai cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và John Kerry kêu gọi Hà Nội giảm bớt đàn áp chính trị và khuyến khích các công đoàn độc lập như là một phần của các cuộc đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương, họ cũng đã lờ đi mong muốn dân chủ hoá vì những cân nhắc về địa chính trị.

Khi Trung Quốc tuyên bố tham vọng kiểm soát chính trị và lãnh thổ ở Châu Á, Washington đã tăng cường mối quan hệ chiến lược với Hà Nội như một sự đối trọng. Nhưng lờ đi những độc tài của Việt Nam vì mục tiêu an ninh có thể nhận được kết quả không tốt.

Đối tác lâu dài và mạnh nhất phải là một nước Việt Nam tự do hơn, một dân tộc đứng sau một chính phủ hợp pháp, và một nước không bắt giam những người kêu gọi sự minh bạch và trách nhiệm từ các nhà lãnh đạo của họ.

Hunter Marston là một nhà phân tích về Đông Nam Á có trụ sở tại Washington DC.

Theo Việt Nam Thời Báo

Đường xấu, tài xế dừng xe giữa trạm BOT đòi... chất vấn lãnh đạo

(NLĐO) – Cho rằng Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, một nhóm người đã dừng ô tô giữa trạm thu phí đòi gặp lãnh đạo 2 trạm BOT Nam Bình Định và Bắc Bình Định để chất vấn về việc này.

Chiều 4-1, một nhóm người đi trên xe bán tải đã dừng tại một điểm bán vé ngay giữa trạm thu phí BOT Nam Bình Định (đóng tại thị xã An Nhơn), yêu cầu nhân viên cho gặp lãnh đạo trạm để chất vấn về chất lượng dịch vụ. Theo họ, Quốc lộ 1 qua địa bàn Bình Định đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều tháng qua nhưng nhà đầu tư vẫn không sửa chữa. Đây cũng là nguyên nhân khiến xe của họ bị bể lốp khi trên đường từ TP Quy Nhơn ra trạm này vào sáng cùng ngày. Bởi vậy, nhóm người này không mua vé qua trạm mà đòi gặp lãnh đạo đơn vị để chất vấn về việc này.
Đường xấu, tài xế dừng xe giữa trạm BOT đòi... chất vấn lãnh đạo - Ảnh 1.
Quốc lộ 1 qua địa bàn Bình Định đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng
Sau đó, nhân viên trạm thu phí BOT Nam Bình Định mời nhóm người trên vào phòng làm việc lãnh đạo trạm ở gần đó nhưng họ nhất quyết không đi mà yêu cầu gặp tại nơi bán vé. Sau khoảng 15 phút, lực lượng CSGT Công an thị xã An Nhơn đã có mặt, yêu cầu nhóm người đi trên xe bán tải rời khỏi trạm để vào phòng làm việc gặp lãnh đạo trạm.
Sau khi đưa xe vào đỗ bên lề đường gần trạm thu phí, nhóm người trên đã được ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định, mời vào phòng làm việc. Tại đây, nhóm người này cho rằng chất lượng Quốc lộ 1 (đoạn do đơn vị này đầu tư nâng cấp, mở rộng) xấu nên đã làm bể lốp xe của họ. Ông Hoàng ghi nhận và đề nghị họ làm đơn để công ty kiểm tra lại vụ việc và sẽ phản hồi lại sau.
Đường xấu, tài xế dừng xe giữa trạm BOT đòi... chất vấn lãnh đạo - Ảnh 2.
Trạm thu phí BOT Nam Bình Định
Còn về vấn đề tuyến Quốc lộ 1 do đơn vị này quản lý bị hư hỏng, xuống cấp, ông Hoàng cho rằng do 2 tháng nay mưa liên tục nên chưa thể sửa chữa, khắc phục hết các điểm hư hỏng được. Qua đó, ông Hoàng cam kết sẽ sửa chữa, khắc phục xong tuyến do công ty mình quản lý trước Tết Nguyên đán năm nay. Đến 15 giờ cùng ngày, buổi làm việc giữa nhóm người trên với ông Hoàng kết thúc.
Cũng với lý do Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được chủ đầu tư khắc phục, khoảng 21 giờ ngày 3-1, nhóm người đi trên xe bán tải đã dừng tại một điểm bán vé ngay giữa trạm thu phí BOT Bắc Bình Định (đóng tại huyện Hoài Nhơn) yêu cầu nhân viên cho gặp lãnh đạo trạm để chất vấn về chất lượng dịch vụ.
Đường xấu, tài xế dừng xe giữa trạm BOT đòi... chất vấn lãnh đạo - Ảnh 3.
Một chiếc đầu kéo bị lật trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn huyện Phù Mỹ (Bình Định) do tài xế tránh ổ voi
Sau đó, nhân viên trạm thu phí BOT Bắc Bình Định mời nhóm người trên vào phòng làm việc lãnh đạo trạm ở gần đó nhưng họ nhất quyết không đi mà yêu cầu gặp tại nơi bán vé. Thời điểm này, nhiều ô tô con và xe tải cũng dừng xe trên các làn đường khác ở giữa trạm thu phí, gây ùn tắc. Trước tình hình trên, nhân viên trạm đã phải hướng dẫn ô tô đi qua làn đường dân sinh để giảm ùn tắc giao thông.
Đường xấu, tài xế dừng xe giữa trạm BOT đòi... chất vấn lãnh đạo - Ảnh 4.
Nhiều tài xế cho xe "cố thủ" tại trạm thu phí BOT Bắc Bình Định đòi gặp lãnh đạo
Bức xúc trước tình trạng Quốc lộ 1 qua địa bàn hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng khiến tai nạn giao thông xảy ra liên tục, thời điểm này, hàng chục người dân địa phương cũng kéo đến trạm thu phí BOT Bắc Bình Định la ó, chửi mắng. Theo họ, do đường quá xấu nên đã có nhiều người dân địa phương bị thương, thậm chí mất mạng vì tai nạn giao thông.
Đến khoảng 0 giờ ngày 4-1, dù vẫn chưa gặp được lãnh đạo để chất vấn nhưng do trạm thu phí BOT Bắc Bình Định xả trạm nên nhóm người đi trên xe bán tải và nhiều ô tô khác phải đi để tránh ùn tắc giao thông.

Đức Anh

Bệnh giả dối trong giáo dục ở ngay đây, ai nào dám bỏ?

THUẬN PHƯƠNG-  03/01/18
(GDVN) - Với sự tồn tại của Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT thì công văn về việc khắc phục "bệnh thành tích" mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành sẽ chẳng có ý nghĩa gì.

LTS: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn về việc từng bước khắc phục "bệnh thành tích" trong giáo dục, cô giáo Thuận Phương thẳng thắn chỉ ra gốc rễ của "căn bệnh nan y" mấy chục năm qua, cần được trị tận gốc.
Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả. Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi.
Ngày 28/12/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 6122 /BGDĐT-TĐKT về việc khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gửi các sở giáo dục và đào tạo, trường học.
Nhưng với sự tồn tại của Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì công văn nhắc nhở của Bộ vừa qua chẳng có ý nghĩa gì.
Hàng loạt chỉ tiêu về chất lượng giáo dục được quy định trong Thông tư Số: 59/2012/TT-BGDĐT như:
Trường ở mức tối thiểu tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%;
Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30%; xếp loại giỏi đạt ít nhất 5%;
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 85%; Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 90% trở lên.
Em L.S.V. học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng khó khăn khi được yêu cầu viết tên mình. Đến khi yêu cầu viết tên mẹ thì em lắc đầu. Gia đình đã nhiều lần xin nhà trường cho em được ở lại lớp, mà không được chấp nhận. Ảnh: Tiến Trình / Báo Tuổi Trẻ.
Trường chuẩn mức độ 1 tỷ lệ này cao hơn, tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 96%;
Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 50%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 15%; có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện trở lên tổ chức.
Trường chuẩn mức độ 2, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 90%;
Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 95% trở lên.
Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 98%;
Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 70%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 25%;
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt ít nhất 95%; Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 98% trở lên.
Chỉ tiêu cao ngất ngưởng
Ngay từ đầu năm học, hầu như tất cả các trường học ở các bậc học đều rà soát lại các chỉ tiêu được quy định trong Thông tư 59 để cân nhắc, tính toán đưa ra mức chỉ tiêu cho phù hợp.
Thế là hàng loạt chỉ tiêu thi đua được nhà trường lên chuyển về các tổ chuyên môn lấy ý kiến.
Ví như tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng 99%, học sinh khá giỏi 75% trở lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt ít nhất 95%, có giải học sinh giỏi các cấp...
Nói là các tổ chuyên môn bàn bạc và có ý kiến chỉ là nói cho có vẻ khách quan, dân chủ (sau có cái ghi vào báo cáo) chứ tuyệt nhiên các tổ chỉ có quyền tăng chỉ tiêu cao hơn còn hạ xuống thì không bao giờ được.
Đã có không ít cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Tổ trưởng chuyên môn với Ban giám hiệu nhà trường về chỉ tiêu quy định quá cao nhưng dù thế nào thì cũng chưa bao giờ những chỉ tiêu ấy được hạ xuống.
Giáo viên có người oán trách Ban giám hiệu làm khó, bắt ép thầy cô phải làm cái điều đôi khi không thể làm nổi.
Thế nhưng mấy ai hiểu cho họ, chính Ban giám hiệu trường học cũng bị áp lực từ trên dồn xuống. Rồi ngay cấp phòng cũng bị áp lực từ cấp sở đưa về.
Sau nhiều năm, nhiều lần giáo viên có ý kiến cứ như đá ném ao bèo.
Thế là thầy cô giáo thường nói nhỏ với nhau ngoài việc nỗ lực hết mình dạy dỗ, kèm cặp học sinh, khi không đạt được theo chỉ tiêu thì tìm cách “lách” để tự cứu lấy mình.
Ép chất lượng theo chỉ tiêu
Theo lẽ thường, từ chất lượng thực sự của lớp, của trường để đưa ra chỉ tiêu mới chính xác.
Chưa nói trong một trường thì mỗi lớp cũng có chất lượng khác nhau tùy vào đối tượng của học sinh đầu vào.
Có lớp chỉ có một vài em tiếp thu chậm nhưng có lớp đến dăm bảy em thật sự không biết gì cho dù thầy cô có nỗ lực kèm cặp đến đâu.
Sự dễ dãi trong đánh giá chất lượng giáo dục bậc tiểu học còn nằm ở cách tính điểm. Cách tính điểm của Thông tư 30 có thể khiến một học sinh thực tế chỉ đạt 3,5 điểm, nhưng vẫn có thể được tính thành 5 do 3 lần làm tròn theo công thức trên hình. Ảnh chụp màn hình VTV.
Thế nhưng ngành giáo dục lại cứ làm ngược lại, họ đánh đồng tất cả học sinh vùng đồng bằng là phải đạt mức chỉ tiêu chuẩn như vậy.
Vì thế, muốn đạt được chỉ tiêu theo quy định đề ra không còn con đường nào khác là phải ép chất lượng theo đúng chỉ tiêu.
Cứ vào cuối năm học, giáo viên muốn cho học sinh nào ở lại lớp phải tính xem chỉ tiêu quy định đã đạt chưa?
Nếu chưa đạt, em ấy sẽ chẳng còn có cơ hội ở lại lớp mà buộc phải được "lùa lên".
Để lùa học sinh yếu lên lớp, giáo viên lại có vô số cách. Ví như khi thì xếp em yếu, kém ngồi gần những em học giỏi.
Giáo viên chỉ ngay nội dung cần kiểm tra dặn các em về học (có em cũng còn không biết học thế nào).
Lúc này, thầy cô phải dùng đến việc chấm điểm bài thi nới tay, hoặc trực tiếp can thiệp vào bài kiểm tra của các em.
Ngoài các chỉ tiêu lên lớp, giáo viên còn phải kiếm cho được vài cái giải thi học sinh giỏi các cấp theo quy định trong Thông tư.
Năng lực trò có hạn, thầy cô phải dùng đủ mọi "chiêu" để có được giải như động viên gia đình cho em vào lò luyện để học sau mỗi ngày tan trường.
Hỗ trợ làm bài cùng học sinh, thầy cô còn tải bài trên mạng hoặc xin đồng nghiệp khắp nơi một số dạng đề địa phương ấy đã thi về nhồi nhét để trò đi thi.
Giáo viên ban đặc ân giảm những nội dung học tập trên lớp cho những học sinh này.
Thế nên nhiều thầy cô nói rằng mình muốn cho học sinh nào lên lớp chẳng được, chỉ tiêu cao bao nhiêu cũng đáp ứng được tất, chỉ là lương tâm một nhà giáo chân chính không cho phép làm điều đó mà thôi.
Có một sự trùng hợp không rõ vô tình hay hữu ý, khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có 3 bài viết phản ánh về bài học cải cách giáo dục Campuchia ngày 27, 28, 29/12/2017, thì ngày 28/12/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn số 6122 /BGDĐT-TĐKT về việc khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục - Thanh niên và Thể thao Campuchia làm thay đổi hẳn diện mạo giáo dục phổ thông bằng giải pháp thi nghiêm - học thật, đồng thời đưa ra tầm nhìn và hành động rõ ràng cụ thể để giáo dục Campuchia bắt kịp cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra công văn "nhắc lại" Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng về “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục".
Tiếc rằng, căn nguyên bệnh dối trá trong giáo dục ngay trong chính sách, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Bộ không nhìn thấy, mà chờ các sở "rà soát, báo cáo".
Chúng tôi xin nhấn mạnh, đó là bệnh dối trá. Không có cái gọi là "bệnh thành tích", bởi thành tích không phải bệnh.
Bởi vậy, chúng tôi thực sự băn khoăn, nếu chỉ bằng công văn số 6122 /BGDĐT-TĐKT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo khắc phục được "bệnh dối trá" trong giáo dục, thì quả là một điều tuyệt vời.
Nhưng nhìn lại cuộc vận động "hai không" của ngành giáo dục, chúng tôi không tìm thấy cơ sở nào đảm bảo công văn này sẽ thành công. Vậy phải chăng đây chỉ là một động thái để làm "yên dư luận"?
Từ thực tế trên, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực tâm muốn xóa bỏ bệnh dối trá thì việc đầu tiên cần xóa bỏ ngay những Thông tư như thế này, vấn đề còn lại là quý thầy lãnh đạo Bộ có thật lòng muốn xóa bỏ căn bệnh giả dối/ngụy tạo thành tích trong giáo dục?

Ai là chủ lò và mục tiêu chính của cuộc "diệt tham nhũng" bởi Nguyễn Phú Trọng

Vũ Đông Hà (Danlambao) - "Chống tham nhũng" là mục tiêu được đưa ra trong cuộc thanh trừng nội bộ của Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, trong cái đảng bình chuột, đánh chuột coi chừng bị vỡ bình mà chính Trọng đã thú nhận, thì tham nhũng đã là bản chất lẫn lẽ sống của các quan chức. Ngày hôm nay, cộng sản và tham nhũng là một, không thể tách bạch và loại trừ.

Như vậy, mục tiêu chính trong cuộc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng là gì?

Sẽ không loại trừ việc tranh giành và củng cố quyền lực giữa những tên gọi nhau là đồng chí. Tiêu diệt nhau, công khai hay ngấm ngầm, cũng là bản chất của cộng sản trong mọi thời kỳ và trong bất kỳ chế độ cộng sản độc tài nào.

Cũng không thể không nhắc đến nhu cầu thâu tóm lại "cơ hội tham nhũng" để vừa có quyền lẫn tiền.

Và không thể bỏ qua những hiềm khích giữa những đồng chí nay đã xem nhau là rận.

Nhưng chừng đó thì không đủ cho cuộc đốt lò thành công bởi một tên Tổng bí thư có biệt danh là .

Triều đại 10 năm của Nguyễn Tấn Dũng và những chân rết của ông ta nằm trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, cơ quan quyền lực... khó có thể bị đánh sập tan tành bởi Nguyễn Phú Trọng nếu không có một thế lực đứng đằng sau cung cấp kế sách, hỗ trợ chính trị, tài chánh, mua chuộc và sức ép lên các UVTƯĐ.

Thế lực đó là Trung Nam Hải. Tập Cận Bình.

Mục tiêu chính của cuộc thanh trừng không xuất phát từ Ba Đình mà đến từ Bắc Kinh. Nguyễn Phú Trọng chỉ nương theo đó vì nó cũng phù hợp với bản chất say mê quyền lực, đáp ứng mối hận nghìn thu của ông ta trong cú thất bại chua cay với đồng chí X trước đây. Mục tiêu chính không phải là chống tham nhũng - vốn chỉ là lý cớ. Điểm đến của chiến dịch đốt lò cộng sản Ba Đình là để trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN sẽ không còn một cá nhân, tập thể, thế lực nào không tuân phục Bắc Kinh 100%.

Trong vai trò Thủ tướng, trong bối cảnh CSVN đã đầu hàng Bắc Kinh sau Hội nghị Thành Đô và trở thành một quốc gia lệ thuộc nặng nề vào Trung cộng trong mọi lãnh vực, Nguyễn Tấn Dũng đã có những ký kết làm ăn với Trung cộng cũng như những quốc gia khác.

Suốt 2 nhiệm kỳ làm thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một tên quan tham nhũng số một trong lịch sử đảng CSVN (tính đến thời điểm này). Trong danh sách tội đồ dân tộc, Nguyễn Tấn Dũng phải nằm trong top-10. Không thể khác.

Nhưng Nguyễn Tấn Dũng cũng như nhiều đàn em thân tín, trong đó có Đinh La Thăng chưa từng tuyên bố những câu "vàng" và "tốt" công khai chính thức ôm chân Tàu như "lấy đại cục quan hệ Việt-Trung làm trọng", "quan hệ Việt-Trung là di sản quý báu để lại cho con cháu..." như bầy đàn Nguyễn Phú Trọng.

Chính Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố quan hệ Việt-Trung là một thứ quan hệ viển vông.

Chỉ có Đinh La Thăng là ngồi chửi như tát nước vào mặt các quan chức Tổng thầu Trung Quốc EPC đến nỗi Thời báo Hoàn Cầu của Tàu cộng phải đăng bài phản đối.

Nguyễn Tấn Dũng và các đàn em không nằm trong danh sách "những đứa con hoang đàng sẽ trở về nhà" của Dương Khiết Trì. Do đó, Bắc Kinh, thông qua phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng, bằng mua chuộc lẫn răn đe các UVTƯĐ khác, đã loại trừ Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta đang thắng thế và ở đỉnh cao quyền lực.

Vấn đề ở đây không phải để bào chữa cho Nguyễn Tấn Dũng và đám đàn em tham nhũng. Bất cứ tên cộng sản nào cũng đều là tội đồ dân tộc. Cũng không chỉ dừng lại ở quan điểm cộng sản đánh nhau, bỏ tù nhau là tốt. Nhìn vấn đề xa và sâu hơn trước hiện tượng những thanh củi Thanh, Thăng, "Nhôm" đang bị cho vào lò để thấy Việt Nam trở thành một chư hầu của Bắc Kinh như thế nào khi "Lê Chiêu Thống" tại Hà Nội đang càn quét mọi thành phần trong đảng không tuân phục Tàu 100%.

Mục tiêu của Bắc Kinh là dùng Nguyễn Phú Trọng và lý cớ chống tham nhũng để thuần hóa toàn bộ đám con hoang thành con ngoan. Trong tiến trình Hán hóa Việt Nam, Tập Cận Bình không thể chấp nhận cái thứ quan hệ cha-con-hoang một cách... viên vông kiểu Nguyễn Tấn Dũng. Do đó Nguyễn Tấn Dũng và tay chân phải đi vào lò.

Kẻ cầm củi bỏ vào lò là Nguyễn Phú Trọng nhưng chủ lò chính là Tập Cận Bình. Không có Tập thì Trọng chỉ là một tên già lú "biết lý luận" với cái mớ lý thuyết Mác-Lê đã bị cho vào thùng rác. Và với Tập thì sẽ không bao lâu, toàn bộ thành phần lãnh đạo đảng CSVN sẽ thật sự trở thành những đứa con ngoan 100% của Bắc Kinh và đứa con đầu đàn không ai khác hơn là đệ nhất thái thú Nguyễn Phú Trọng.

05.01.2018

Thư đầu năm không gửi

Nguyên Thạch (Danlambao) - Nhìn về đất nước, về người dân dưới sự cai trị của đảng CSVN, tôi đau lòng lắm, trong đó có cá nhân bạn là một sĩ quan cao cấp của ngành côn an. Nhớ xưa thuở hàn vi, tôi bạn cùng chia cơm sẻ áo, gia đình tôi thuộc Việt Nam Cộng Hòa, gia đình bạn chỉ toàn là Việt cộng hoặc hoạt động cơ sở cho VC tiếp tế gạo thóc, tiền bạc, thuốc Tây cho lũ khỉ rừng. Bạn ở lại thị thành hưởng chế độ giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đầy Nhân Bản nhưng khi đất nước đã qui về một mối "Một mối hận thù, một mối đau thương" (1) thì Tuấn vội trở mặt ngay và rất tích cực hùa theo đoàn quân xâm lược. Với lý lịch vô cùng đỏ, kèm theo mức học vấn, bạn hiện nay đã trở thành một viên tướng của chế độ, rất giàu có và đầy uy quyền. Bạn bè cũ, chúng cũng là bạn thân của Tuấn cho tôi biết rằng tiền bạc, tài sản, nhà cửa của Tuấn nhiều lắm, bạn là một tên tướng côn an giàu nứt vách vì cướp được nhiều tài sản, đất đai của dân.

*

Tuấn (*)

Những ngày đầu năm của tháng giêng 2018, tôi miên man suy nghĩ về đất nước, về người dân, về đảng cộng sản và cả về những người bạn nối khố ngày xưa. Lá thư này đã viết nhưng tôi quyết định là không gửi cho riêng bạn, mà hy vọng là cho toàn dân, toàn đảng cùng đọc.

Nhìn về đất nước, về người dân dưới sự cai trị của đảng CSVN, tôi đau lòng lắm, trong đó có cá nhân bạn là một sĩ quan cao cấp của ngành côn an. Nhớ xưa thuở hàn vi, tôi bạn cùng chia cơm sẻ áo, gia đình tôi thuộc Việt Nam Cộng Hòa, gia đình bạn chỉ toàn là Việt cộng hoặc hoạt động cơ sở cho VC tiếp tế gạo thóc, tiền bạc, thuốc Tây cho lũ khỉ rừng. Bạn ở lại thị thành hưởng chế độ giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đầy Nhân Bản nhưng khi đất nước đã qui về một mối "Một mối hận thù, một mối đau thương" (1) thì Tuấn vội trở mặt ngay và rất tích cực hùa theo đoàn quân xâm lược. Với lý lịch vô cùng đỏ, kèm theo mức học vấn, bạn hiện nay đã trở thành một viên tướng của chế độ, rất giàu có và đầy uy quyền. Bạn bè cũ, chúng cũng là bạn thân của Tuấn cho tôi biết rằng tiền bạc, tài sản, nhà cửa của Tuấn nhiều lắm, bạn là một tên tướng côn an giàu nứt vách vì cướp được nhiều tài sản, đất đai của dân.

Nghĩ đến bạn làm tôi liên tưởng đến Nguyễn Đình Ngọc, tức Nguyễn Ngọc Già, người trẻ ấy dưới Tuấn 10 lớp, cũng có lý lịch đỏ như bạn.

Dĩ nhiên về mặt vật chất, NNG không thể so sánh với một góc lẻ của bạn nhưng về tư cách thì bạn chỉ chạy theo Nguyễn Ngọc Già để ngửi hơi.

Một cậu học sinh tuy chỉ hấp thụ được giáo dục và đời sống của thời VNCH nhưng cậu thiếu niên lớp 4 ngày ấy đã có một nhân cách lớn mà cỡ hàng tướng như bọn đảng viên không thể nào sánh được. Tôi có nghe chuyện chính miệng bạn đã đề nghị cho côn an bắt một người bạn cũ thời học sinh với nhau nhốt tù chỉ vì nó có lúc bất đồng với bạn (Vợ của tù nhân này là người mà ngày xưa bạn yêu thích). Như vậy, giờ Tuấn đã có đầy đủ những tánh thói mà người đời luôn khinh miệt: Gian xảo, tham lam, độc ác, quên tình chối nghĩa... như bác của bạn là tên Hồ bả chó. Bạn lên tướng côn an vì bạn đã noi theo gương "đạo đức" của Hồ Chí Minh một cách hoàn hảo.

Đầu năm, thư cho bạn, tôi chẳng cần phải chúc bạn giàu sang may mắn vì bạn đã quá giàu có quá nhiều ưu đãi từ Đảng Cướp Sạch. Tớ cũng chẳng cần chúc bạn vui khỏe vì bản thân bạn có quá nhiều em út, bồ nhí, vợ to, vợ bé đầy đủ và thậm chí đám côn an đi chơi đĩ cũng đách cần phải trả tiền vì khi vừa chơi, bọn côn đồ vừa hăm dọa là bắt nhốt các em. 

Thư đầu năm bạn đọc đi để chuẩn bị cho ngày cả bọn đảng khốn sụp đổ rồi chính bạn cũng như cả bầy đàn ăn cướp sẽ phải đối diện với sự trừng trị của người dân. 

*

Thư cho mày nhưng tao không gửi
Vì nội dung là để chửi chúng mày
Tuy không gởi nhưng tao đăng lên báo ở đây
Để tất cả chúng bây được đọc.

Đảng chúng bây là lũ người mất gốc
Là bọn người chuyên gây tang tóc đau thương
Là quân phản bội đã bán đứng quê hương
Đẩy đất nước vào con đường nô lệ.

Chúng bây chỉ là quân hung tàn đồ tể
Xem người dân như giun dế thấp hèn
Chúng bây biến 90 triệu người thành khối dân đen
Vâng vâng dạ dạ để chèn, để trị.

Đảng cộng sản là hiện thân của loài ác quỉ
Là tập hợp của thứ đầu đường xó chợ điếm đĩ du côn
Là đám ma cô, là lũ cô hồn
Nên luôn có hành động ác ôn mất dạy.

Dân đói khổ bởi bị chúng bây trấn lột tận đáy
Lê lết lang thang... chiếc váy cũng nát nhầu
Bao nhiêu năn dân ân đói nghèo, đất nước tàn lụi vì đâu?
Có phải chúng bây cướp hết để xây cao lâu biệt thự.

Chúng bây là lũ thú rừng, là sài lang, hổ dữ
Cướp của dân không từ bất cứ thứ gì (**)
Đảng chúng bây thật đáng tởm, đánh khinh khi
Một lũ ngợm... có chi là danh dự?.

Thư cho mày, tao không cần lịch sự
Loài sài lang hổ dữ hiểu gì đâu!
Thú dữ rừng hoang thì chỉ có đập vào đầu
Trâu bò mới nhận được đâu là đau đớn.

Quân đội chúng bây là đoàn quân cà chớn
Quì lạy cúi đầu trước tặc Hớn xâm lăng
Côn an chúng bây chỉ toàn lã đám thô lỗ cộc cằn
Chúng bây không vì nước vì dân, mà vì ăn là chính.

Bộ chính trị, trung ương đảng là lũ vô lương hợm hĩnh
Vơ vét tài nguyên, lo cho quyền bính cá nhân
Thiến sĩ, Ráo sư sẽ sẵn sàng bưng bô bằng miệng khi đảng gọi đảng cần
Tổng bí thư Thủ tướng nguyện được làm thân Thái thú.

Tất cả bọn bây đều tham lam, hung tàn, ngu ngơ, đần đú...
Vì quyền lợi riêng tư mà chẳng ngại bú đít Tàu
10 vạn quân Dư luận viên của chúng bây chỉ là một lũ ô hợp, ăn nói tào lao
Không dám phản đối giặc mà chỉ xem đồng bào là địch.

Xưa là bạn, bây giờ mày là tôi tớ cho ngoại bang, tao là chiến sĩ Tự Do xung kích
Mày vì bản thân, tao vì mục đích của toàn dân
Tao hy sinh cho đất nước... và sẽ chết nếu cần
Còn bọn chúng mày sẽ chỉ vì thân tháo chạy.

Đầu năm, thư cho mày, lời của tao là thế đấy.



___________________________________

Ghi chú:

(*) Tên nhân vật đã được thay.
(**) Lời của chính Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: "Ăn của dân không từ một cái gì"
(1) Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện