Sunday, July 12, 2015

Đất nước sắp có thay đổi lớn?

Trần Quang Thành (Danlambao) - Sau 4 ngày hoạt động ở Washington DC, New York, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc chuyến công du Hoa Kỳ từ ngày 4 đến 10/7/2015, theo lời mời của chính quyền Tổng thống Obama.

Trong dư luận có những đánh giá khác nhau về chuyến thăm này. Có người nhận định đây chỉ là một biểu tượng lớn, có người cho rằng đó là một sự xích lại gần Mỹ hơn đáng khích lệ; cũng có người phân tích cái được và mất của ông Trọng qua chuyến đi này. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành, người đang giữ vai trò thường trực tổ chức Tập hợp đa nguyên là ông Nguyễn Gia Kiểng có điều suy tư Đất nước sắp có thay đổi lớn?

Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện mời quí vị cùng nghe.

Nhiễu điều phủ lấy... xác dân!!!

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Theo cổng thông tin điện tử nước CHXHCNCC đưa tin: “...Tiếp tục chuyến thăm Hoa Kỳ, chiều 9/7 (giờ địa phương) tức sáng 10/7 (giờ Hà Nội), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao VN đã tới thành phố New York. Tại đây, Tổng bí thư đã gặp gỡ, nói chuyện thân mật và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đông đảo đại diện cộng đồng người Việt và lưu học sinh tại Hoa Kỳ. Tổng bí thư mong bà con phát huy tinh thần hòa hợp, tăng cường đoàn kết, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn!!!”

Tiên sư tụi bây, đứa nào trong đảng cộng sản đã thốt ra câu nói này với đồng bào Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”!!! Bây nói được thì phải trả lời được những câu hỏi sau đây:

1- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì tại sao Hồ Chí Minh và đảng cọng sản Việt Nam giết 172.000 người Việt Nam tại miền Bắc trong cải cách ruộng đất (1953-1956)? 

Chẳng lẽ 172.000 người này không phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với tụi bây hay sao?

2- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì tại sao Quân Đội Nhân Dân của đảng và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thủ tiêu trên 6.000 người dân vô tội tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế vào tết Mậu Thân năm 1968? 

Chẳng lẽ 6.000 người này không phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với tụi bây hay sao?

3- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì tại sao sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, đảng cộng sản và nhà nước của nó bỏ tù khổ sai mấy trăm ngàn quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa, cưỡng bách gia đình của họ bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ ruộng vườn, tài sản, bỏ quê cha đất tổ, bỏ mồ mả ông bà vào sinh sống tại những nơi rừng sâu nước độc, phân biệt đối xử với gia đình, con cái của họ? 

Chẳng lẽ mấy triệu người này không phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với tụi bây hay sao?

4- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì tại sao đảng cộng sản và nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp thảm khốc người dân Quỳnh Lưu/Nghệ An (1956), đồng bào Tây Nguyên vào các năm (2001) và (2004), Giáo xứ Cồn Dầu/Đà Nẳng (2010), nông dân Văn Giang/ Hưng Yên (2012), đồng bào Dương Nội/Hà Đông (2014), gia đình ông Đoàn Văn Vương ở Tiên Lãng/Hải Phòng (2012)... và tập thể dân oan trên cả nước từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay?

Chẳng lẽ những người này không phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với tụi bây hay sao?

5- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì tại sao đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam dung túng cho bọn công an còn đảng còn mình đàn áp, đánh đập, bỏ tù những người yêu tổ quốc, yêu dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh vì một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và thịnh vượng? 

Chẳng lẽ những người này không phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với tụi bây hay sao?

6- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì tại sao đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bỏ tù những người Việt Nam đứng lên chống Tàu đang lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của tổ quốc? 

Chẳng lẽ những người này không phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với tụi bây hay sao?

7- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng, bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, thế thì bọn người đã làm những hành động trái với lương tâm, trái với đạo lý con người, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc như đã nêu trên là thứ người gi? Bọn chúng có phải là người chung một nước, là bầu, là bí chung một giàn với với dân tộc Việt Nam hay không? 

Trả lời đi.

13.07.2015

Trộm cắp hoành hành, người dân nơm nớp lo sợ

Phi Hùng - Chủ Nhật, ngày 12/7/2015 - 18:16
(PLO)-Gần đây, trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội), liên tục xảy ra những vụ trộm cắp với giá trị lớn, khiến người dân luôn trong tình trạng lo sợ vì an ninh trật tự trên địa bàn không ổn định.
Đoạn đường phố Yên, xã Tiền Phong nơi nhiều vụ trộm cướp xảy ra trong thời gian gần đây.
Trộm cắp liên tục xảy ra
Mới đây nhất là vụ trộm xảy ra tại cửa hàng điện tử Hồng Sơn, tại phố Yên, xã Tiền Phong. Chị Nguyễn Thị Lan Anh, nhân viên cửa hàng nhớ lại, khoảng 7 giờ 30 phút sáng ngày 5/7, khi mọi người trong cửa hàng đang ăn sáng phía bên trong thì nhìn thấy một thanh niên mặc áo sơ mi màu đen đang lùi chiếc xe máy của anh Kiều Thành Nghiệp (chồng chị Lan Anh) dựng trước cửa hàng với ý định nổ máy định phóng xe đi. Tuy nhiên, chiếc xe đột nhiên tắt máy, chị cùng mọi người trong gia đình đã lao ra hô hoán, đồng thời bắt gọn tên cướp giao cho công an xã.

Cửa hàng điện tử Hồng Sơn nơi xảy ra vụ trộm xe máy ngày 5 – 7 vừa qua
Trước đó khoảng một tháng, tại cửa hàng tạp hóa của chị Lại Thị Hòe cách đó vài trăm mét, một khách hàng nữ sau dựng xe ngoài cửa vào mua đồ, chỉ sau khoảng 15 phút, khi khách hàng này quay ra thì phát hiện chiếc máy đã mất tích.
Cùng thời gian này, tại thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng, anh Phạm Văn Tiến (SN 1992) cho biết, chị gái ruột Phạm Thị Thương (đang mang bầu) ở trong nhà trông cháu thì bất ngờ nghe nhiều tiếng động ngoài sân, nhìn ra thì thấy tên trộm đã cạy cổng đột nhập vào lúc nào không hay. Tên trộm đang dắt chiết xe máy Airblade ra cổng để phóng đi thì chị Thương lao ra nắm lấy đuôi xe giật lại. “Những tưởng tên trộm bỏ xe mà chạy thoát thân, không ngờ nó vọt ga khiến chị gái tôi ngã lăn ra đường, chị tôi may mắn chỉ bị xát nhẹ ở người, tên trộm đã chạy mất cùng chiếc xe của nhà tôi”, anh Tiến nói.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình anh Tiến đã trình báo với công an địa phương, tuy nhiên đến nay đã hơn 2 tháng trôi qua nhưng vẫn chưa có kết quả.
Vẫn là người dân thôn Văn Lôi, vợ chồng anh Nguyễn Văn Phúc và chị Nguyễn Thị Tấm trú tại ngã ba Tam Báo (thuộc địa bàn quản lý hành chính của xã Thanh Lâm) cũng bị trộm vào nhà “vét” sạch đồ đạc. Chị Tấm cho biết, sáng hôm xảy ra mất trộm, khoảng 1h30 phút, vợ chồng chị như mọi ngày đi chợ để buôn bán, sau khi ra khỏi nhà chị đã cẩn thận khóa cửa, cổng chắc chắn rồi mới lên xe đi. Tuy nhiên, đến khoảng 6 giờ sáng, con trai chị dậy định bật ti vi lên xem thì không thấy ti vi đâu, quan sát thì thấy nhiều đồ đạc như xe máy, đầu đĩa, âm ly cũng không cánh mà bay, phía bên ngoài cổng bị mở toang. “Tivi, đầu đĩa, âm ly và xe máy trị giá 40 triệu đồng bị trộm lấy sạch”, chị Tấm thở dài. Theo chị Tấm, trước khi gia đình chị bị mất trộm, hàng xóm của chị cũng bị trộm “ghé thăm”. Tuy nhiên, do nuôi nhiều chó chống trộm, lại đề phòng cảnh giác nên khi phát hiện có kẻ đột nhập, anh chị đã tri hô khiến tên trộm hốt hoảng bỏ chạy.
Cướp giật đe dọa người dân
Không chỉ trộm cắp liên tục xảy ra trên địa bàn, tình trạng cướp giật gia tăng cũng khiến người dân Mê Linh không khỏi bất an. Cụ thể là trường hợp của chị Hồ Thị Hồng Lịch (35 tuổi) giáo viên trường THCS Tiền Phong bị một tên cướp giật mất dây truyền vàng trị giá khoảng 20 triệu đồng.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 17/5, tại khu vực ngã 4 cổng vào thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong. Bụng mang dạ chửa, chị đành bất lực trước tên cướp. Sau khi bị cướp giật dây truyền chị Lịch không trình báo với công an vì cho rằng “có trình báo cũng không thể tìm lại được”. Trên địa bàn xã cũng đã xảy ra nhiều vụ việc tương tự nhưng người dân vẫn không đi trình báo công an vì nghĩ sẽ không thể tìm ra.
Trước đó, anh Nguyễn Văn Điệp, 31 tuổi, ở thôn Gio Nhân Hạ, xã Tiền Phong, đang nghe điện thoại tại cổng nhà mình, cũng bị 2 thanh niên phóng xe máy qua, giật mất điện thoại. Dù đường làng, ngõ ngách nhiều, anh hô hoán nhưng các đối tượng vẫn tẩu thoát. Giá trị điện thoại được anh Điệp cho biết là 5 triệu đồng. Anh Điệp đã ra trình báo tại cơ quan công an xã Tiền Phong.
Mặc dù trên địa bàn huyện Mê Linh xảy ra nhiều vụ trộm cướp vậy, nhưng khi trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Mạnh Hùng, Đội trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết từ đầu năm đến giờ chỉ tiếp nhận thông tin 4 vụ, trong đó có 2 vụ đã được làm rõ. Theo ông Hùng trộm cướp có thể nhiều hơn 4 vụ việc, tuy nhiên khi bị trộm cướp người dân lại không trình báo với cơ quan công an.
Công an xã không lưu giữ hồ sơ
Khi PV đề nghị xác minh thông tin cụ thể về các vụ trộm cắp trên địa bàn, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng Công an phụ trách xã Tam Đồng cho biết: “Tình hình an ninh trật tự ở địa phương mình vẫn ổn định, từ đầu năm chỉ có 1-2 vụ mất cắp xe máy. Sau đó, công an xã Tam Đồng báo cáo đồn công an Thạch Đà, đồn báo cáo công an huyện Mê Linh, xã không giữ lại hồ sơ gì cả”.

Phi Hùng

Giấy chứng bệnh mua ở... quán nước

 TIẾN DŨNG - Thứ Hai, ngày 13/7/2015 - 07:00
(PL)- Muốn có giấy chứng bệnh để nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội và thông tin có trong sổ khám của bệnh viện chỉ cần liên hệ, trả tiền cho bà chủ quán nước trước bệnh viện.
“Tìm được đến chỗ cô là may mắn lắm. Giá ở đây là rẻ nhất nhưng là giấy thật, chứng bệnh thật và chữ ký cũng thật. Nhiều công nhân ở các khu công nghiệp gần đây là khách quen của cô”. Bà Xuân - người bán nước trước cổng bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Long Thành (gọi là BV Long Thành, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, Đồng Nai) nói một mạch khi chúng tôi nói muốn làm giấy chứng nhận bệnh để hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho một người quen đang làm công nhân tại KCN Tam Phước.
Khuyến mãi nếu nghỉ dài ngày
Bà Xuân nói cứ một ngày nghỉ bệnh phải trả 100.000 đồng. Nếu làm giấy nghỉ 10 ngày thì được giảm 100.000 đồng, tức chỉ cần trả 900.000 đồng. “Nếu muốn nghỉ 10 ngày thì cô ghi cho hai giấy, mỗi giấy năm ngày. Tương ứng với số ngày nghỉ sẽ là một loại bệnh phù hợp. Ví dụ, sốt phát ban được nghỉ ba ngày, còn nếu muốn nghỉ năm ngày thì ghi sốt siêu vi. Ngoài ra, nếu bạn con là nữ, muốn được BHXH trả tiền cao và được nghỉ khoảng bảy ngày thì trong giấy nghỉ bệnh ghi là đặt vòng tránh thai” - bà Xuân “tiếp thị”.
Bà Xuân nói tiếp, xung quanh cũng có một số chỗ khác làm giống bà. Song ở đó mỗi ngày nghỉ họ lấy 120.000-150.000 đồng. Bà Xuân khẳng định: “Họ nhận xong rồi đem lại chỗ cô nhờ làm để hưởng tiền chênh lệch (20.000-50.000 đồng/ngày nghỉ bệnh - NV). Con tìm đến đây là đúng chỗ rồi. Không những cô lấy rẻ mà còn giảm giá nếu con muốn nghỉ nhiều ngày. Các giấy chứng bệnh này là giấy thật và tên con có trong sổ khám, chữa bệnh của BV Long Thành luôn. Lần trước một cô ra đây làm giấy tự thêm ngày vào nên công ty nghi ngờ giấy giả. Công ty đến nhờ kiểm tra và lật sổ của BV ra thì có ghi đầy đủ tên bệnh nhân này. Vì vậy, con cứ yên tâm khi làm ở chỗ cô”.
Khi chúng tôi cho biết muốn có giấy nghỉ một ngày thì con gái bà Xuân (tên Giang) hỏi giấy bảo hiểm vì có giấy này mới được chi trả bảo hiểm. Tôi nói rằng quên mang theo thì Giang cho biết không cần giấy cũng được nhưng như vậy sẽ không được chi trả bảo hiểm. Nói xong, Giang rút ra một tờ giấy trong xấp giấy trên bàn đưa cho tôi ghi họ tên, địa chỉ. Trên tờ giấy này đã ghi một khách tên Nhật, còn trong xấp giấy thì có khá nhiều người đã đăng ký. Ghi xong thông tin, Giang đề nghị chiều cùng ngày quay lại.


Bà Xuân đang lấy giấy chứng nhận bệnh. Ảnh: TIẾN DŨNG




Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bà Xuân bán có mộc của BV Long Thành và tên “bệnh nhân” có trong sổ lưu của BV. Ảnh: TIẾN DŨNG


Công khai và nhộn nhịp
Hôm sau chúng tôi đến quán nước của bà Xuân để lấy giấy. Bà Xuân giao cho chúng tôi một sổ khám ghi bệnh rối loạn tiêu hóa. Kèm đó là toa thuốc uống ba ngày cùng dòng chữ đề nghị cho nghỉ một ngày. Trong đơn thuốc có dấu (vuông) ghi của khoa Cấp cứu BV Long Thành và bác sĩ ký tên là VNQQ.
Trong khoảng năm phút ngồi chờ lấy giấy, chúng tôi thấy có nhiều người khác cũng đến hỏi bà Xuân để hỏi mua giấy khám sức khỏe và lấy giấy chứng nhận bệnh. Đó là một cô gái khoảng 20 tuổi đến hỏi làm giấy khám sức khỏe và một người đàn ông tên V. đến lấy sổ chứng nhận bệnh. Trước khi đưa giấy, bà Xuân đưa mắt dò xét nhìn xung quanh rồi nhanh chóng lấy từ thùng nước ra một xấp giấy, lần tìm tên và đưa giấy chứng nhận bệnh cho họ.
Bà Xuân được nhiều công nhân kháo nhau là người đáng tin cậy, chuyên cung cấp giấy nghỉ bệnh cho công nhân tại khu vực. Điểm “giao dịch” là quán nước xập xệ trước cổng BV Long Thành. Đây là nơi hai mẹ con bà Xuân nhận các “đơn hàng” và giao giấy. Bà Xuân cho biết ở khu vực này chỉ có bà liên hệ được vào BV để làm giấy bệnh. Công nhân từ nhiều khu công nghiệp như Long Đức, Tam Phước, Nhơn Trạch, Long Thành… khi muốn làm giấy thì hầu hết muốn tìm đến chỗ bà Xuân.
Ngoài hai mẹ con bà Xuân, chúng tôi còn phát hiện một người đàn ông tên Ba Long Thành cũng chuyên làm cò lấy giấy chứng nhận nghỉ bệnh cho công nhân. Ông Ba còn “bán” giấy khám sức khỏe với giá 281.000 đồng/giấy và còn làm “cò” cho những ai muốn được ưu tiên khám nhanh, khám trước. Theo đó, nếu ai đóng 50.000 đồng sẽ được ông Ba dẫn đi gặp bác sĩ để được ưu tiên và chỉ trong khoảng một giờ là khám xong hết. Tuy vậy, ông Ba có vẻ thận trọng hơn khi hẹn chúng tôi ở quốc lộ 51, đoạn gần Điện lực Long Thành để giao giấy.
Đề nghị công an vào cuộc
BS Nguyễn Văn Cao, Phó Giám đốc BV Đa khoa khu vực Long Thành, nhận định những mẫu giấy chứng nhận nghỉ bệnh (được PV mua từ quán nước cung cấp) tương tự như giấy của BV. Ngoài ra trong sổ lưu khám bệnh của BV Long Thành có tên của các bệnh nhân NTL và N.Ph với ngày khám chính xác như đã ghi trong giấy “chứng bệnh từ quán nước”.
BS Cao cũng khẳng định ở BV cũng có bác sĩ có tên như đã ghi trong giấy chứng nhận khám bệnh. Tuy vậy, ông Cao chưa khẳng định các giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do PV cung cấp là do BV cấp (tức có sự móc nối - NV) hay là giấy giả. Muốn biết được giấy thật hay giả thì phải nhờ cơ quan công an điều tra.
“Chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc làm rõ. Nếu phát hiện có bác sĩ, cán bộ nào sai phạm, tiêu cực thì sẽ xử lý kỷ luật ngay nhằm không làm ảnh hưởng đến uy tín của BV” - BS Cao nói.
Trong sáu tháng đầu năm, BHXH tỉnh Đồng Nai phát hiện gần 55.000 giấy phép nghỉ bệnh của công nhân có vấn đề. Đơn vị này cho rằng nhiều công nhân đã giả bệnh rồi đi mua giấy, xin nghỉ làm vài ba ngày song hôm sau đi làm trở lại. Theo cơ quan BHXH, việc “giả bệnh” không những làm công ty nơi công nhân trả lương mà bảo hiểm cũng chi trả thêm khoản tiền bảo hiểm.
TIẾN DŨNG

Sài Gòn: Kinh hãi dòng kênh Tân Hóa-Lò Gốm

SÀI GÒN (NV) - Việc nạo vét, kiến tạo bờ kè và xây dựng những cây cầu bắc ngang dòng kênh Tân Hóa-Lò Gốm đã hoàn tất, lễ mừng công trình này được tổ chức vào cuối Tháng Tư vừa qua. Trong những ngày hè oi bức này, tìm tới một quán nước trên con phố bờ kênh, hẳn sẽ được hưởng chút không khí thoáng đãng.


Kênh Tân Hóa-Lò Gốm, đoạn ở thượng nguồn.

Kênh Tân Hóa-Lò Gốm được gọi chung tên, do hai con kênh ở sát cạnh nhau, khởi nguồn từ quận 6. Kênh Lò Gốm chạy dọc dài đường Lò Gốm; kênh Tân Hóa chảy cùng chiều đường Tân Hóa. Kênh Tân Hóa-Lò Gốm chảy qua 3 quận: 6, 11, Tân Phú. Dọc hai bên bờ kênh Tân Hóa-Lò Gốm trước đây vốn chen chúc những nhà “ổ chuột” mái lá, mái tôn cũ, trên những chân cột tràm cừ cắm xuống lòng kênh từ bao nhiêu năm. Cư dân trong những nhà “ổ chuột” ấy gần như sống chung với chuột bọ và rác rến đủ loại.

Mọi thứ chất thải từ sinh hoạt mỗi gia đình đều có chung một nơi đến là dòng kênh. Thế nên dòng nước con kênh này đen kịt một màu bùn đặc quánh, xông lên mùi hôi thối nồng nặc hơn cả hai dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và Tàu Hủ-Bến Nghé trước ngày được cải tạo. Rác rến các loại trôi nổi lềnh bềnh.

Ở nhiều chỗ trên dòng kênh Tân Hóa-Lò Gốm, nhất là tại thượng nguồn, rác rến và mủn bùn kết quánh với nhau, thường thấy súc vật, trẻ em đi bộ qua lại hai bên bờ kênh.

So với cư dân tại hai con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và Tàu Hủ-Bến Nghé, thì số đông cư dân dọc hai bờ kênh Tân Hóa-Lò Gốm trước đây quá nghèo khổ, cuộc sống nhếch nhác tạm bợ qua ngày. Trước khi nhà nước tiến hành thực hiện công trình cải tạo dòng kênh Tân Hóa-Lò Gốm, một số lớn hộ gia đình buộc phải di dời, tái định cư tại một xã ấp thuộc huyện Bình Chánh ở ngoại thành Sài Gòn.

Chúng tôi đi dọc bờ kênh Tân Hóa-Lò Gốm hôm nay, công trình đã hoàn chỉnh và làm lễ mừng công từ 10 ngày qua, vẫn nổi trội hiệu ứng gây kinh hãi đối với người ngoạn cảnh! Báo đài thành phố dễ dàng tuyên truyền khi phỏng vấn những cư dân trước đây sống ở hai bên bờ kênh; hẳn nhiên họ không còn thấy những lều - nhà “ổ chuột” như họ từng sống. Những nhà hai bên bờ kênh hiện nay đã và đang xây cất nhà cửa cao tầng, bền vững đủ kiểu đủ cỡ; cũng bờ kè như bờ kè hai con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè; Tàu Hủ-Bến Nghé.

“Và những cây cầu bắc ngang hai bờ kênh Tân Hóa-Lò Gốm được xây dựng kiểu cách, uốn lượn; dù thiếu hẳn đường nét tinh tế của kiến trúc cầu cống, không theo truyền thống cổ điển, cũng chẳng ra phong cách hiện đại.


Dòng kênh nước đen.

Người ngoạn cảnh và cư dân hai bên bờ kênh Tân Hóa-Lò Gốm hôm nay vẫn thấy dòng nước đen kịt một màu bùn, con kênh vẫn xông lên mùi hôi thối nồng nặc. Trên dòng kênh, rác rến trôi nổi lềnh bềnh, mọi chất thải sinh hoạt vẫn vô tư trút xuống dòng kênh. Chạc dựng bảo vệ cây non mới trồng ở hai bên bờ kè, trở thành vật dụng phơi quần áo. Nhiều đám người bày bàn nhậu ngay trên bờ kè, khi la-de đầy bụng, thật thuận tiện để “tè” ngay xuống dòng kênh!

Chúng tôi nhận thấy hai con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và Tàu Hủ-Bến Nghé, sau khi “cải tạo,” xây dựng bờ kè, đã làm nổi bật cảnh quan hai bên dòng kênh, vốn là những đường phố của các quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình... với cư dân ổn định từ nhiều năm. Đặc biệt kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự án cải tạo dòng kênh này đã có từ trên 20 năm, khác với kênh Tân Hóa-Lò Gốm chỉ được lưu tâm để cải tạo từ mấy năm gần đây, chủ yếu dựa vào nguồn tài chính của ngân hàng Thế giới.

Sau khi “cải tạo,” dòng nước phía hạ lưu của hai con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hủ-Bến Nghé khá sạch và trong, vì tiếp giáp với sông Sài Gòn. Tuy nhiên hai con kênh vẫn bị ảnh hưởng tệ hại do cư dân thành phố không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung; và dòng kênh vẫn là nơi thường xuyên tiếp nhận các loại rác rến, chất thải từ sinh hoạt của cư dân. Cứ mỗi đợt vớt rác định kỳ trên kinh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, tính ra có hàng tấn rác thải ra mỗi ngày.

Cũng từ sau ngày được “cải tạo,” cá xuất hiện khá nhiều ở dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Các đoạn kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chảy qua các khu vực quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, hàng đàn cá chép, cá rô phi bơi đầy dưới dòng nước sạch và trong, đặc biệt vào những ngày có triều cường.

Tình trạng người câu cá ở hai bên dòng kênh xảy ra hằng ngày, bao gồm cả những trường hợp chích điện để vớt cá. Đã có lệnh cấm câu cá từ thành phố, nhưng các quận, phường có dòng kênh chảy qua vẫn để tình trạng câu cá chích điện xảy ra.
Với việc rác rến chất thải thường xuyên, câu cá chích điện liên tục trên dòng kênh này, e rằng những đàn cá phải “bỏ xứ” mà đi.

07-03- 2015 7:31:25 PM
Bài và hình: Nguyễn Đạt/Người Việt

Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng được gì?

Theo Người Việt 07-12-2015 2:53:44 PM
Phạm Chí Dũng
Chuyến viếng thăm và làm việc được xem là “lịch sử” của phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến quốc gia Cờ Hoa đã đơm nụ ít nhất một kết quả tức thời mang tên “HD 981.”
Khoảng gần một tuần trước khi chuyến đi Mỹ của ông Trọng diễn ra, như một cố tật còn lâu mới chịu bỏ, Bắc Kinh lại tung giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông sát với hải phận Việt Nam. Những tưởng một cuộc chiến giàn khoan nữa sẽ bùng nổ như đã từng vào giữa năm 2014. Nhưng rốt cuộc, phép thử Mỹ-Trung đã phát sinh phản ứng thuận cho Việt Nam: Hoàn toàn không dám công khai khiêu khích và tung hoành như năm 2014, HD 981 chỉ lượn lờ một cách thúc thủ.
Thái độ lắng tiếng của ông Tập Cận Bình trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Việt cũng nằm trong bầu không khí mà nhà độc tài của nước Nga, Tổng Thống Vladimir Putin, mới đây đã bắt đầu thổ lộ ý kiến muốn “đối thoại” với phương Tây, thay cho hàng loạt thách thức mang tính đối đầu trước đó của Điện Kremlin.
Kết quả đáng khích lệ về thân phận HD 981 cũng là một phép thử để Bộ Chính Trị Đảng CSVN và cả Quốc Hội CSVN không đến nỗi rối tung lên như năm ngoái, cũng không phải lo đến những cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc của đông đảo các tầng lớp người dân Việt Nam. Thay vào đó, phái đoàn ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ có thể tạm thở phào để đàm phán với phía Mỹ về những chủ đề cấp thiết cho một Việt Nam đang nằm trong thế gươm kề cổ.

“Rất lớn”

“Nhu cầu hợp tác an ninh và quốc phòng của Việt Nam là rất lớn” là một tiết lộ hiếm hoi của ông Trọng trong cuộc nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), trong lúc bản Tuyên Bố Về Tầm Nhìn Chung Việt-Mỹ mô tả những từ ngữ kín đáo hơn nhiều. Chi tiết này cho thấy bất chấp nghị trình thảo luận mà Washington thông tin trước cuộc gặp Obama-Trọng đã đặt TPP lên hàng đầu, tiến trình đàm phán và có thể tiến tới một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới là chủ đề được ưu tiên và đi tới một quyết định.
Mặc dù những nội dung đàm phán vẫn được cả hai phía Việt Nam và Mỹ giấu kín, song có thể hiểu rằng sau bản thỏa thuận về liên minh quốc phòng tại Hà Nội vào Tháng Sáu giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Cater và người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh (mà hiện thời đang không rõ khi nào mới được “khỏi bệnh”), cái mà hai quốc gia cựu thù cần tiến đến cũng là điều mà Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ John Kerry triết lý vào năm 2013: Nơi nào mà Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích, nơi đó hai bên có thể cùng làm việc với nhau.
“Lợi ích chung” đó chính là Biển Đông, với nhu cầu bảo vệ an ninh hàng hải và cả vai trò của Mỹ trong chiến lược xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương, cùng lợi ích quá thiết thân của Việt Nam về việc vay mượn vai trò của Hoa Kỳ để đối trọng với mối đe dọa hoàn toàn không còn trừu tượng từ Trung Nam Hải.
Từ trước chuyến đi của ông Trọng, đã có một số nguồn tin dự đoán rằng một trong những tâm điểm mà hai phía Việt Nam và Mỹ thảo luận sẽ là cảng quân sự Cam Ranh. Theo đó, sự gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở Cam Ranh có thể được phía Việt Nam đồng thuận hơn, trong đó có thể kể đến vai trò tăng lên của đội ngũ cố vấn Mỹ, và có thể cả một số hoạt động tuần tra chung, phối hợp tập trận chung giữa hai nước trong tương lai không xa.
Thái độ kín tiếng của ông Trọng và ông Obama sau cuộc gặp là một lẽ tất nhiên. Nhưng nếu loại trừ kịch bản cuộc gặp này đã không đạt được một kết quả gì, kịch bản còn lại là một “phụ lục” về thỏa ước hợp tác quân sự đã được hai bên xây dựng và thống nhất, mở ra một lộ trình triển khai cho những tháng tới.
Đó cũng là một ráng hồng vớt vát cho tình thế ngàn cân treo sợi tóc của dân tộc Việt Nam.

TPP = Nhân quyền

So với kết quả về hợp tác quốc phòng với Mỹ, những gì mà phái đoàn ông Trọng được hứa hẹn về TPP có lẽ là ít hơn và khó hiểu hơn.
Cho tới nay, khích lệ lớn nhất và đáng hy vọng nhất cho Việt Nam là cơ chế quyền đàm phán nhanh (TPA) đã được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống Obama đã ký chính thức. Vào cuối Tháng Bảy sẽ diễn ra vòng đàm phán có lẽ là cuối cùng và chỉ mang tính kỹ thuật giữa các quốc gia dự kiến tham gia vào TPP, trong đó có Việt Nam. Theo đó, rất nhiều khả năng đàm phán TPP sẽ được kết thúc trong mùa hè này và sẽ có kết quả chính thức vào cuối năm 2015.
Thế nhưng với Việt Nam, dù có được “đặc cách” vào TPP, tình trạng thân nhiệt vẫn đặc biệt hơn nhiều. Được biết, cả TPA lẫn TPP đều đã được Quốc Hội Mỹ cài đặt điều kiện về nhân quyền và tự do tôn giáo. Theo đó, bất kỳ quốc gia nào không bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo đều sẽ được Quốc Hội Mỹ “xét lại,” cho dù chính phủ Mỹ đã kết thúc đàm phán thuận lợi cho nước đó. Cũng bởi thế, khoảng thời gian từ đây đến cuối năm nay khi Quốc Hội Mỹ xem xét kết quả đàm phán TPP để bỏ phiếu sẽ vẫn đầy thử thách đối với chính thể Việt Nam. Nếu không có một đợt thả tù nhân lương tâm đáng kể nào và chỉ cần thêm một số vi phạm nổi trội nữa về nhân quyền và xâm hại tự do tôn giáo, sẽ dẫn đến nhiều khả năng Việt Nam bị loại thẳng thừng khỏi bàn tiệc TPP.
Cải thiện về nhân quyền càng nhanh càng tốt là con đường ngắn nhất để ông Trọng và những người trong đảng cầm quyền cải thiện tình trạng quá khó khăn của họ. Dù đã được Tổng Thống Obama tiếp đón trân trọng và như một cách gián tiếp thừa nhận vai trò của Đảng CSVN lẫn vị trí của ông Nguyễn Phú Trọng, song giới quan sát lại thừa đủ kinh nghiệm về việc người Mỹ không quá câu nệ vào hình thức.
Tất cả vẫn có thể là con số 0 tròn trĩnh, nếu không có gì thay đổi. Thậm chí khi đó, phía Mỹ có thể vẫn tìm được cách bảo đảm an ninh hàng hải cho tàu bè của họ mà không cần đến một Cam Ranh đánh đu của Việt Nam.

Tổng bí thư tới sẽ là người ủng hộ quan hệ Việt-Mỹ?

Những diễn tiến về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng và tương lai sắp đến lại được lồng trong triển vọng “sẽ có một số ủy viên Bộ Chính Trị đi Mỹ” - như tiết lộ của đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, và nhà quan sát người Úc Carl Thayer. Trong đó, có hai chuyến đi được dư luận chú ý là dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ, và ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội. Cũng có thể sẽ có những gương mặt đáng lưu tâm khác như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch Quốc Hội, và ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn.
Dường như thời gian sắp tới sẽ chứng kiến một phong trào cạnh tranh “đi Mỹ” ngấm ngầm giữa một số nhân vật lãnh đạo Việt Nam. Đó cũng là “tư thế chính trị” để mỗi vị có thể “ngẩng cao đầu” tiến tới Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12.
Sau chuyến đi Trung Quốc khó có thể gọi là thành công của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mà hệ quả sau đó là Bắc Kinh liên tục gia tăng gây hấn sức ép và đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều mà ông Nguyễn Sinh Hùng lần đầu tiên phải thừa nhận về “chủ quyền Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng” cũng rất có thể là một đánh giá tương đối thống nhất trong Bộ Chính Trị. Thậm chí, còn có khả năng đó là một nguồn cơn mà Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh - người nổi tiếng “tâm tư” về tinh thần chống Trung Quốc của nhân dân - trở nên mờ nhạt đột ngột trên chính trường và dẫn tới tình trạng “Ban Bí Thư đồng ý cho đi điều trị bệnh ở Pháp” đáng nghi ngờ như hiện nay.
Cũng kể từ năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam đến nay, xu thế “hướng Tây” của chính giới Việt Nam trở nên lộ diện hơn bao giờ hết. Một nhà nghiên cứu thuộc nhà nước còn lần đầu tiên đưa đưa ra bình luận mới mẻ nhất về việc tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm 2016, nhân vật trúng cử tổng bí thư nhiều khả năng là người mang tiêu chí ủng hộ sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ (có thể hiểu ngược lại là không phải là người thân Trung Quốc).
Khi “logic Việt-Mỹ” trên là một thực tế tâm lý và hành vi trong nội bộ đảng, những nhân vật có khả năng kế vị ông Trọng sẽ bỏ mất cơ hội rất lớn nếu họ không làm gì cả để cải thiện nhân quyền và mở rộng dân chủ hóa ở Việt Nam ngay vào những tháng tới đây.

‘Mồm loa mép giải’

Theo Người Việt-07-12-2015 3:04:46 PM
 Tạp ghi Huy Phương
Thành ngữ “mồm loa mép giải” của Việt Nam có nghĩa là “to tiếng và lắm lời, nói át cả người khác.” Một định nghĩa khác gay gắt hơn là “lắm mồm, ngoa ngoắt, đanh đá, luôn lấn át người khác, bất chấp cả đúng hay sai!”

Những cái loa phóng thanh ở phố phường Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/ Getty Images)

Thành ngữ này làm chúng ta nhớ đến cái loa.

Loa và cái mã tấu là hai dụng cụ đáng sợ nhất thời Việt Minh. Ở những vùng “xôi đậu,” nửa đêm nghe giọng nói oang oang qua chiếc loa giấy kết tội Việt gian là sáng ra, thế nào cũng thấy một xác người bị cắt họng hay mất đầu nằm ngoài ngõ. Ba mươi năm từ mã tấu đến AK, rồi tên lửa, cái loa cũng thay hình đổi dạng, từ thời thô sơ làm bằng giấy bồi đến thời hiện đại, loa sắt có đường kính 1.7 m, có công suất từ 500w đến 600w do Liên Xô và Trung Cộng viện trợ.

Trong một bài trước, chúng tôi khi viết bài cái cột đèn có nhắc tới một vật gắn liền, đè đầu cưỡi cổ cái cột đèn, làm khổ lỗ tai, nhức đầu thiên hạ là cái loa.

Nói về loa, tài liệu trong nước cho biết loa thường gắn thành cụm (chùm), mỗi cụm thường có hai đến ba loa, các cụm loa đặt cách nhau từ 400 đến 600 mét.

Mỗi xã có từ 12 đến 20 cụm loa, ở các huyện thị trên toàn quốc có trung bình từ 300 đến 400 loa. Cả nước có 698 huyện, nên tổng số loa trong cả nước là 279,000 cái.
Theo tài liệu của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn nêu ra, thì trong cả nước Việt Nam hiện nay có 900,000 cái loa (http://press.anu.edu.au/wp-content/uploads/2013/11/Vietnam.pdf.) Hệ thống loa tiếp cận dân số hơn 58 triệu người (chiếm 67.1% dân số Việt Nam). Như vậy cứ hai người dân xã hội chủ nghĩa thì có hơn một người phải chịu cảnh đày đọa tra tấn của cái loa phóng thanh mỗi ngày.
Con số loa nêu ở trên còn ít ỏi nếu so với loa thời nay. Xã Tả Phời, thuộc thành phố Lào Cai, theo quy định của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, toàn phố đã lắp đặt 380 cụm loa, với tổng số 900 loa công cộng, chuyển âm thanh từ 85% 2010 lên 90% năm 2014, 100% (theo Nghị Quyết Đại Hội Chi Bộ 2010-2015). Loa trong XHCN không những sắp đặt san sát, mà năng suất của loa càng ngày càng lớn đủ sức làm cho người dân chảy máu tai.

Thời gian trước năm 1975, ở bờ Bắc Bến Hải, Cộng Sản Bắc Việt đã lắp đặt những chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1.7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, bốn loa loại 250W của Liên Xô.

Bắc Việt lấy lý do “đài địch” ở bờ Nam, Tháng Tám, 1963, quyết định xây dựng một mạng lưới loa dày đặc dọc theo tuyến bờ bắc sông Bến Hải. Bốn cụm loa 500W được mọc lên (mỗi cụm gồm 20 loa nén loại 25w), thêm ba cụm loa cực mạnh ở Hiền Lương, mỗi cụm loa 1,000w gồm 40 loa loại 25w. Tại mỗi cụm, loa được gắn vào một dàn sắt kiên cố hình chữ nhật đứng trên hai trụ bê tông cốt thép cao 11 m, hướng miệng loa sang bờ Nam. Họ khoe là mỗi lần hệ thống loa cất lên “giống như sấm rền, làm cả một vùng sông nước cứ sôi lên ùng ục!” Như vậy chưa đủ, Bắc Việt xây thêm trạm tiếp âm lớn đặt ở ngã ba Hiền Lương với hai máy khuếch âm 10,000W. Vĩnh Linh còn có một xe lưu động có máy nổ riêng, gắn loa 180W và loa đại có công suất 500W do Trung Cộng sản xuất.

Hệ thống loa là để tuyên truyền nhắm về phía Nam, nhưng ai nghe?

Truyền thông miền Bắc nói rằng “đêm đêm, nhân dân bờ Nam ngóng về phương Bắc, lặng lẽ lấy ảnh Bác Hồ được cất giấu kỹ ra xem và cầu mong lực lượng vũ trang miền Bắc tấn công tiêu diệt hết lũ xâm lược...” hay “những ngày lễ tết, đoàn văn công trung ương từ miền Bắc vào thường ghép thuyền, dựng sân khấu bên mép sông để biểu diễn cho nhân dân xem, người dân mà cả lính miền Nam cũng đổ ra bờ sông để ngóng vọng sang thưởng thức. Nội dung tin, bài rất phong phú, đa dạng... hấp dẫn đến mức cảnh sát bờ Nam đến giờ đài Vĩnh Linh phát sóng là lẳng lặng bấm nhau trốn ra nơi vắng để nghe,” và “một số cảnh sát ngụy háo hức đứng xem văn nghệ,” và “nghe tiếng loa vang lên, mặc dù bị lính ngụy ngăn cản, đồng bào bờ Nam vẫn đổ xô đứng dọc bờ sông Bến Hải hoan hô, reo hò: ‘Bà con ơi, o Nhạn, eng Tích chưa chết. Đài Vĩnh Linh còn. Quốc gia nói láo!’”

Thậm chí “lợi dụng lúc pháo sáng của ta bắn sang, bà con các xã ven sông như Trung Sơn, Xuân Mỹ, Bạch Lộc... hô nhau chạy ùa ra sông, lội bộ sang bờ Bắc” ... “một số binh lính ngụy ngồi trên một xe quân sự chạy thẳng qua cầu Hiền Lương để cố vượt sang phía ta, song chiếc ô tô bị cảnh sát ngụy bắn thủng lốp và tất cả xuống xe chạy bộ, đều bị chúng bắt lại, tống vào nhà tù...”

Đúng là miệng lưỡi XHCN: “Xạo Hết Chỗ Nói!”

Những ai đã từng đi du lịch Dubai, Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, một xứ theo Hồi Giáo, dù ở đâu, trong khách sạn sang trọng hay ngoài đường phố, mỗi ngày ba lần, đều phải chịu cảnh tra tấn bằng cách phải nghe kinh Koran qua những chiếc loa mà công suất không kém loa Hà Nội.

Trong một bài viết về cái loa, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc đã phát biểu, “Tôi nghĩ cái loa phường ở Việt Nam cũng là một loại nghi thức tôn giáo, nhưng chỉ có khác là nó rè và cũ mèm hơn cái loa bên Saudi Arabia.”

Du khách đến Hà Nội cũng phải chịu cảnh tra tấn tương tự bằng những chiếc loa chõ mồm vào cửa sổ khách sạn, oang oang vào lúc 5 giờ sáng, và những du khách đã đi nhiều nơi, ngạc nhiên vì họ đã gặp loại tuyên truyền này “ở Moscow năm 1956 thì nay nó xuất hiện (hay tồn tại) ở một quốc gia Đông Nam Á vào năm 2014.”

Người ta không hiểu vì sao trong một thời đại văn minh như hiện nay, Việt Nam còn cần đến cái loa sắt kiểu này? Một cái loa không đem lại kiến thức gì cho con người mà chỉ nhồi nhét vào tai của người dân, theo ký giả Michael Totten, một ký giả người Mỹ thường viết về Việt Nam, “những loại ‘rác rưởi’ (bullshit) bất kể người dân có thích hay không!”

Nếu nay mai, chế độ Cộng Sản tàn mạt trên đất nước Việt Nam, thì thể chế mới, xin làm ơn dẹp hết 900,000 cái loa, đem bán ve chai, vì quả cái loa, nó là một điều gì ám ảnh, một ám ảnh khôn nguôi về cái bóng ma Cộng Sản, từ thời Việt Minh cho đến hôm nay.

Việt Nam sẽ bị sức ép kinh tế từ Trung Quốc nhiều hơn

HÀ NỘI (NV) - Nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị Trung Quốc ép nhiều hơn nữa trong những ngày tháng sắp tới khi họ cố gắng tìm cách chống đỡ với cuộc suy thoái và khủng hoảng chứng khoán.

 
Một khu vực bán va ly, túi xách Trung Quốc ở Đồng Văn tỉnh Lạng Sơn giáp ranh Trung Quốc. Hàng nhập lậu nhưng bán công khai. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Một đại biểu Quốc Hội báo động rằng thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh hơn khi Trung Quốc cố gắng đẩy mạnh xuất cảng trong khi giảm thiểu nhập cảng dù là các loại hàng hóa thiết yếu như nông sản.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Việt Nam cũng tùy thuộc phần lớn vào nguyên liện và phụ tùng để sản xuất hàng hóa xuất cảng. Các loại hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam từ quần áo, đồ điện tử, máy móc, thậm chí củ tỏi, củ gừng từ Trung Quốc xuất chính ngạch hay xuất lậu cũng đầy ngập các chợ lớn nhỏ trên cả nước tại Việt Nam.

“Hàng xuất cảng từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp,” ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, nói với hãng tin tài chính Bloomberg qua điện thoại hôm Thứ Sáu, 10 Tháng Bảy. "Trong khi đó, hàng nhập cảng từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ có thể tăng khi các nhà sản xuất Trung Quốc hạ giá bán để tống khứ chúng ra nước ngoài.”

Hơn chục năm nay, mức thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn thêm. Từng có những lời kêu gọi “thoát Trung” khi xảy ra chuyện đối đầu giữa hai nước khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 tới dò tìm dầu khí trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam giữa năm ngoái. Tuy nhiên, các con số thống kê cho thấy thâm thủng mậu dịch cứ lớn hơn mãi.

“Sự gia tăng lượng hàng hóa Trung Quốc bán với giá rẻ tại Việt Nam sẽ gây thiệt hại nhiều nhất cho các nhà sản xuất nội địa cũng cung cấp các loại hàng cùng chủng loại,” ông Kiên nói.

Các thông kê của Việt Nam đưa ra cho thấy thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc trong Tháng Sáu năm nay là $700 triệu. Việt Nam đã nhập cảng một số lượng hàng hóa lên đến $24.4 tỉ từ Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng thời kỳ này của năm ngoái. Trong khi đó, thời gian này, Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc số lượng hàng hóa trị giá có $7.7 tỉ, gia tăng 3.6% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.

Đấy chỉ là các con số chính thức từ phía Việt Nam. Phía cơ quan thống kê của Trung Quốc luôn luôn đưa ra các con số thống kê cao hơn với phía Việt Nam mà người ta tin rằng các nhà xuất cảng “biên mậu” của Trung Quốc đã toa rập với cánh thuế quan của Việt Nam để trốn thuế.

Theo các báo ở Việt Nam, hồi đầu Tháng Năm, 2014, Việt Nam công bố nhập cảng từ Trung Quốc $43.9 tỉ, nhưng phía Trung Quốc lại thống kê tới $63.8 tỉ xuất cảng vào Việt Nam. Người ta đặt dấu hỏi là sự sai biệt gần $20 tỉ đi đâu?

Tình trạng thậm hụt trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc đã kéo dài 14 năm qua tức kể từ năm 2001 đến nay và năm sau cao hơn năm trước. Nếu chí tính riêng năm 2014, nó là thâm hụt mậu dịch kỷ lục, gấp 2.5 lần so với hai năm trước, thay vì chỉ tăng thêm 77% theo công bố của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.

Theo ông Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Trung Ương Việt Nam nói trên vietnamnet ngày 5 Tháng Năm thì “gần 10 năm nay, số liệu thống kê xuất nhập cảng giữa hai nước luôn luôn vênh như vậy. Con số Việt Nam đưa ra cả về xuất cảng lẫn nhập cảng đều thấp hơn rất nhiều so với thống kê của Trung Quốc, nhưng chưa năm nào độ vênh về nhập cảng lại lớn như năm 2014.”

Người ta đổ lỗi cho một trong những lý do có sự “vênh nhau” đó là các mặt hàng đủ loại nhập cảng lậu dọc theo biên giới giữa hai nước ngày cũng như đêm. Những ngày sắp tới thì đội hùng binh “cửu vạn” từ Quảng Ninh đến Lào Cai nhiều phần sẽ đông đảo và tấp nập hơn nữa. (TN)
07-12- 2015 5:15:51 PM

Việt Nam lại ca ngợi chuyện cầm súng chống Trung Quốc

HÀ NỘI (NV) - Lần thứ hai báo chí Việt Nam tiếp tục đưa tin về việc tưởng niệm những người lính tử trận năm 1984 khi phản công để giành lại các cao điểm bị Trung Quốc chiếm giữ ở Hà Giang.


Hình ảnh những cựu chiến binh của sư đoàn 356 tưởng niệm đồng đội đã tử trận ở Vị Xuyên, Hà Giang vào ngày 12 tháng 7 năm 1984 được đăng trên tờ Tuổi Trẻ.(Hình: Tuổi Trẻ)

Có tờ báo như Tuổi Trẻ còn cử phóng viên thực hiện một phóng sự liên quan đến sự kiện đẫm máu mà Việt Nam từng tìm mọi cách để làm cho công chúng quên lãng.

Vào ngày 17 Tháng Hai, 1979, Trung Quốc xua quân tràn sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học,” bởi bỏ Trung Quốc theo Liên Xô. Sau khi phá sạch, đốt sạch nhiều làng mạc, thị trấn ở các tỉnh tiếp giáp với biên giới của mình, ngày 16 Tháng Ba, Trung Quốc tuyên bố đã rút toàn bộ quân đội ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, xung đột giữa hai bên tại khu vực biên giới Việt-Trung vẫn còn kéo dài cho đến năm 1989. Trong đó có sáu đợt giao tranh lớn vào các năm: 1980, 1981, 1983, 1984, 1985, 1986 và đợt giao tranh được xem là đẫm máu nhất xảy ra hồi Tháng Bảy, 1984.

Ngày 12 Tháng Bảy, 1984, sư đoàn 356 của Việt Nam đã phản công để giành lại một số cao điểm thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - lúc đó đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ Tháng Tư, 1984. Trong ngày đầu của cuộc phản công này, có ít nhất 600 người lính Việt Nam tử trận. Rất nhiều người cho đến nay không tìm được xác.

Sau khi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” vào năm 1990, cuộc chiến với Trung Quốc trở thành đề tài cấm kỵ. “Tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà giới lãnh đạo Trung Quốc đề nghị, trở thành kim chỉ nam của giới lãnh đạo Việt Nam trong ứng xử. Không còn ai đả động đến những người lính đã tử trận khi chống Trung Quốc, bảo vệ lãnh thổ.


Bia ghi công sư đoàn 337 của quân đội CSVN đẩy lui quân Trung Quốc hồi tháng 2 năm 1979, tại đầu cầu Khánh Khê, trên quốc lộ 1B bị đục bỏ những chữ “quân Trung Quốc xâm lược.” (Hình: Thanh Niên)

Đầu thập niên 2010, do Trung Quốc càng lúc càng càn rỡ và Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bạc nhược, hèn yếu, người Việt trong nước bắt đầu đề cập đến họa mất nước và cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong giai đoạn từ 1979 đến 1989 được xới lên, nhắc lại như một bằng chứng về dã tâm của Trung Quốc.

Đến lúc đó, người ta mới sửng sốt và phẫn nộ khi phát giác tại khu vực biên giới Việt-Trung, bia ghi công những người lính “thắng quân xâm lược Trung Quốc” và bia tưởng niệm những thường dân bị “quân xâm lược Trung Quốc thảm sát” đã bị đục bỏ.

Cho đến những năm 2012, 2013, các cuộc tưởng niệm những người lính đã tử trận trong các cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược hoặc bị Trung Quốc giết tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vẫn bị an ninh Việt Nam theo dõi chặt chẽ, sách nhiễu và bị hệ thống truyền thông vu cáo là những hành động nông nổi vì “bị các thế lực thù địch kích động.”

Kể từ năm ngoái, bất kể đã rất cố gắng nhằm chứng tỏ “thiện chí” trong việc gìn giữ nghiêm cẩn “tinh thần bốn tốt” và “16 chữ vàng” nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới và trước sự phẫn nộ càng ngày càng lớn của dân chúng, chính quyền Việt Nam bắt đầu nới lỏng chuyện chỉ trích Trung Quốc. Báo chí Việt Nam lại bắt đầu ca ngợi những người lính đã tử trận trong các cuộc chiến chống Trung Quốc như họ đã từng làm lúc chính quyền Việt Nam cần nhiều người cầm súng. (G.Đ.)

07-12-2015 1:42:54 PM

Cá mập đã được… minh oan!


Đường cáp quang tại Việt Nam thường bị đứt, và mỗi lần như vậy, cá mập lại bị cho là thủ pha5m. Nhưng mới đây Uỷ ban Bảo vệ cáp quốc tế vừa đưa ra thông điệp rằng cá mập sẽ không còn chịu trách nhiệm cho các vụ đứt cáp biển sau khi một nhóm của tổ chức này tìm ra được giải pháp khắc phục.

“Ủy ban Bảo vệ cáp quốc tế (ICPC) đã xem xét hồ ghi nhận các vụ đứt cáp trên toàn thế giới và sau khi nghiên cứu họ đưa ra kết luận rằng việc cá mập cắn đứt là không chính xác. Về cơ bản, cá mập và các loại cá khác chịu trách nhiệm ít hơn một phần trăm cho tất cả các vụ đứt cáp trên toàn thế giới “, nhóm này cho biết.

Trong một đoạn video thí nghiệm của nhóm chuyên gia này cho thấy, một đoạn cáp đang bị một con cá mập cắn tuy nhiên nó cố cắn chỉ trong vài giây rồi bơi đi. Rõ ràng cọng cáp không bị thiệt hại nào bên ngoài và dường như không có chịu thiệt hại bên trong. Họ tiết lộ mấu chốt nằm ở thành phần cáp và chất lượng vỏ cáp.

Ủy ban Bảo vệ cap quốc tế cho biết rằng việc “thiết kế cáp cải thiện” và các biện pháp khác như chôn cáp là trong số những yếu tố chính làm giảm các trường hợp cáp biển bị cá mập cắn. Theo họ cho biết nguyên nhân chính ở đây là mỏ neo và hoạt động đánh bắt cá của các con tàu, chiếm đến 65-75% nguyên nhân gây đứt cáp.

Những nguyên nhân khác bao gồm “các hiện tượng tự nhiên” như lở đất dưới biển, các dòng hải lưu, và do các sự cố tự phát sinh bởi thành phần cáp.
Vì thế giải pháp mà các chuyên gia đưa ra chính là cải thiện lớp vỏ cáp và thành phần cáp. Đây chính là mấu chốt giúp giảm đáng kể thực trạng đứt cáp hiện nay.
Tuy nhiên tại Việt Nam, cap thường bị đứt trong “thời gian nhạy cảm”, tức là khi có những vụ việc nào đó mà nhà cầm quyền không muốn các mạng xã hội bàn luận, nên từ lâu chuyện “cá mập cắn cap” trở thành một đề tài để giễu cợt!

Dannews Nguồn(Theo arstechnica.com)

Cái nòn

Theo Người Việt-07-11-2015 1:32:48 PM
Bùi Bảo Trúc

 
Vào Internet đọc báo ở trong nước tôi ghét nhất là những bức hình trên báo chụp những người đàn ông đội những cái nón cối màu cứt ngựa. Nhưng có vẻ càng ngày càng bớt thấy những cái nón đó. Chỉ có lính tráng bộ đội là còn đội chúng. Người thường không còn bao nhiêu đi ra đường với những cái nón cối nữa.

Tôi nghĩ là có mấy lý do để chúng ít còn thấy xuất hiện.

Nhìn những đoàn người di chuyển trên đường phố trong nước bằng các loại xe hai bánh, thì người ta thấy ngay là tất cả đều phải đội nón an toàn mà trong nước gọi là mũ bảo hiểm. Không đội thì bị cảnh sát giao thông chặn lại làm tiền lập tức. Đội những cái nón rẻ tiền sẽ bị coi là không đúng tiêu chuẩn cũng có thể bị làm khó dễ. Nón cối dĩ nhiên không thấy trên đầu những người đi xe gắn máy. Có một số người tìm được những chiếc mũ sắt của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng lôi ra đội cho đến khi bị bắt dẹp bỏ. Bớt đi một số khá lớn những cái nón cối đó. Xem lại những bức ảnh chụp trong thời bao cấp là thấy ngay. Những người đàn ông đủ mọi hạng tuổi đều đội những cái nón đó. Đạp xe một mình hay chở vợ, bạn gái là thế nào trên đầu cũng có cái nón cối. Một nhà báo ngoại quốc có chụp cảnh một người ngồi sửa mũ cối thuê ở trước một căn nhà tại Hà Nội quanh chỗ ông ta ngồi là ba bốn cái mũ cối. Hồi ấy, có được cái mũ là quý lắm. Hỏng hay rách thì sửa lại đội tiếp. Thành phố đầy những nón cối áo quần một kiểu trông buồn nản, thê lương hết sức. Những cái mũ cối thì ở Việt Nam cũng như những cái mũ lưỡi trai kiểu Mao và những cái nón rúm ró kiểu Khmer đỏ đều có một nét chung: chúng rất xấu. Ngày nay ở Hoa Lục và luôn cả ở Campuchia, những kiểu mũ đó đều biến mất gần hết. Ở cả những vùng nông thôn cũng hiếm thấy. Thỉnh thoảng lắm mới thấy vài ba người già còn đội chúng. Rõ ràng là không hề có một nỗ lực làm đẹp nào khi đặt chúng lên đầu.
Chúng được thay bằng những chiếc nón bảo hiểm nhập cảng từ Trung Quốc để cho một số lãnh đạo được chấm mút. Khi không ngồi xe chạy (rất ẩu) ngoài đường thì người ta để đầu trần nếu không kiếm được cái baseball cap kiểu Mỹ, rồi đội ngược lại, xoay cái vành mũ ra đằng sau cho đúng kiểu cọ.

Như vậy, cuối cùng, những cái đẹp đã được nhận ra. Cái gọi là cái đẹp cách mạng, bưng biền làm gì có. Những thứ đó chỉ được nại ra để an ủi cho những cái xấu, những thứ đi ngược lại thẩm mỹ, để bào chữa qua quít cho trò lợi dụng những thành phần ngây thơ bị phỉnh phờ, lừa bịp suốt bao nhiêu năm để cuối cùng, sau khi đạt được cứu cánh thì bị quăng ra ngoài không thương tiếc. Bọn kia thì giành lấy chính những gì chính chúng đã hết lời miệt thị nào là đồi trụy, nào là đế quốc, nào là phản cách mạng... để sau đó chúng độc quyền ôm lấy hít hà không bao giờ chịu buông ra nữa. Mấy con vợ trông rất nhà quê của bọn lãnh đạo cũng lôi áo dài ra mặc cho bỏ những ngày bưng biền cơ cực.

Nhưng cái nón cối đã có được một đời sống khá dài. Trong khi những chiếc áo trấn thủ của những ngày đầu kháng chiến sống không được bao nhiêu lâu thì những chiếc nón cối vẫn còn thỉnh thoảng được trông thấy cho đến tận ngày hôm nay, tuy nhìn chung thì cũng đã dần dần hiếm đi.

Những chiếc mũ cối ấy lại có nguồn gốc rất thực dân. Chính người Pháp đã đem nó vào Việt Nam. Nó được làm bằng bấc nên nó còn được gọi là mũ liège. Nó nhẹ, không giữ nóng nên rất thích hợp cho các vùng nhiệt đới. Ở Ấn Độ, ở Phi châu, ở Đông Nam Á nó đều có mặt. Kiểu có thể hơi khác nhau nhưng chung chung thì nó vẫn giống nhau. Bác sĩ Schweitzer đội nó ở rừng già Phi châu, toàn quyền Doumer đội nó trong bức ảnh chụp chung với vua Khải Định, phó vương Mountbatten ở Ấn Độ... và tôi cũng bị bắt đội nó trong mấy năm tiểu học. Có thể vì thế mà tôi thù ghét nó suốt bao nhiêu năm nay. Rồi những chiếc mũ đó thình lình xuất hiện tại đường phố Sài Gòn trong ngày 30 tháng 5 năm 1975 lại làm cho chuyện tôi thù ghét nó càng gia tăng thêm.

Chắc chỉ có bác Hồ là yêu nó. Người ta kể là bác yêu nó kể từ một hôm trời mưa nặng hạt, bác được các em cán bộ đứng đón, trong đó có cả (Dáng Đứng Bến Tre) Nguyễn Thị Định mà hai câu thơ của Bút Tre còn ghi lại tất đậm nét:

Chị Định đón bác dưới mưa
Chị sợ bác ướt, chị đưa cái nòn...

Cái nòn (?) được bác và con cháu bác thích dùng (?) là vì thế.

'Tượng đài' trong quan hệ Việt - Mỹ

Theo BBC-11 tháng 7 2015

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, người được cho là có vai trò trong thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ hiện nay, là con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt là tượng đài cho cống hiến của cố Ngoại trưởng Việt Nam, ông Nguyễn Cơ Thạch, theo lời một cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, được một khách mời của Bàn tròn Trực tuyến tuần này của BBC, nhắc lại.
Bình luận về chuyến thăm diễn ra trong tuần của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tới Hoa Kỳ, chuyến thăm Nhà trắng của một lãnh đạo đảng cao nhất của Việt Nam tới Mỹ, bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam nói:
"Vào tháng 4/1998, khi (cựu) Ngoại trưởng, Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch qua đời, thì Đại sứ (Bill) Sullivan của Hoa Kỳ đã gửi thư và nói một câu rằng:
"Tôi luôn nghĩ rằng kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam là tượng đài cho những cống hiến của ông Nguyễn Cơ Thạch.
"Và chúng ta còn nhớ là Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đi đầu trong việc kêu gọi bình thường hóa quan hệ Viêt - Mỹ từ những năm 1980, lúc đó chưa ai nói đến chuyện bình thường hóa quan hệ.
"Thế mà ngay trước thềm Đại hội Đảng (CSVN) lần thứ 7 vào năm 1991, thì Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không còn tiếp tục nhiệm kỳ của mình nữa và không còn những ảnh hưởng để có thể trực tiếp có những đóng góp vào quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí có nhiều người còn nói rằng 'đây là ông Mỹ', 'ông thân Mỹ',
"Thế nhưng ngày hôm nay, sau bao nhiêu năm, chúng ta đã có mặt tại đây (Washington DC) và chứng kiến giờ phút rất lịch sử cuộc gặp giữa Tổng bí thư (Nguyễn Phú) Trọng cùng với Tổng thống Obama.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể không nghĩ tới những đóng góp vô cùng quý báu của những người như ông Nguyễn Cơ Thạch," vị khách nữ từ Washington DC nói với Tọa đàm của BBC với chủ đề "Vị thế của Đảng và chuyến thăm Mỹ của ông Trọng", hôm 09/7/2015.

Xu hướng thắng thế?

null

Bà Thảo Griffiths cho rằng quan hệ Việt - Mỹ được như ngày nay, 'không thể không nghĩ tới' những đóng góp của ông Nguyễn Cơ Thạch.
Một vị khách nữ khác tại Bàn tròn đề cập một chiều cạnh khác trong quan hệ Mỹ - Việt liên quan biến chuyển trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.
Khi được đề nghị bình luận về một số hoạt động của bộ phận người Mỹ gốc Việt xung quanh Nhà Trắng, nơi diễn ra cuộc gặp giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Barack Obama, nhà nghiên cứu Phương Nguyễn từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ, nói:
"Tôi được biết là có đến hàng trăm người biểu tình trước Nhà Trắng trong khi mà Tổng bí thư (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đang gặp Tổng thống Barack Obama, nhưng mà khi Tổng bí thư đi đến các cuộc gặp khác thì biểu tình giảm dần đi.
"Và theo tôi được biết là hàng năm khi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, thì biểu tình và hô khẩu ngữ này nọ càng ngày càng giảm đi.
"Khi mà Tổng bí thư đến (Trung tâm) CSIS nói chuyện, thì ở phía bên ngoài CSIS, không có một người nào biểu tình hết.
"Và một điều cũng rất đáng được chú ý là trong cuộc phát biểu của Tổng bí thư ở CSIS, thì ở trong khán giả có một số người Mỹ gốc Việt rất có vai trò cao cấp trong Chính phủ của Mỹ, cũng như là (trong) giới doanh nhân của Mỹ.
"Và tôi nghĩ điều đó như là một bên vẫn còn có biểu tình, nhưng mà càng ngày càng ít đi, bên kia thì giống như là cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ càng lớn mạnh và họ càng có tầm ảnh hưởng.
null
Bà Phương Nguyễn cho rằng đang có hai xu hướng chính trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với những khác biệt trong nhìn nhận quan hệ Mỹ - Việt.
"Tôi nghĩ đó là hai xu hướng khác nhau và xu hướng thứ hai sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn", nhà nghiên cứu Phương Nguyễn nói với Tọa đàm từ Washington DC.

Tư duy 'lạc hậu'

Nhân dịp này, khi được BBC hỏi liệu Việt Nam có còn 'e ngại' nữa hay không về việc bị 'diễn biến hòa bình' khi quan hệ sâu với Mỹ, nhất là việc Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, nói:
"Thực ra bây giờ những người vẫn còn lo lắng về 'Diễn biến hòa bình' là những người rất lạc hậu...," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ nêu quan điểm với Bàn tròn của BBC.
"Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ muốn tăng cường quan hệ với các nước châu Á, tôi nghĩ rằng về cơ bản đây là một tổ chức đa phương, nhiều quốc gia cùng tham gia.
"Cho nên cái ý đồ định bảo là dùng TPP để thúc đẩy 'Diễn biến hòa bình', tôi nghĩ rằng ý tưởng đó không phù hợp với thực tế hiện nay.
"Tôi đứng trên quan điểm là thực ra lợi ích của Hoa Kỳ duy trì sự ổn định của Việt Nam hiện nay lớn hơn rất nhiều, nếu như Hoa Kỳ có một ý định về diễn biến hòa bình ở Việt Nam.
"Cho nên nước Mỹ bây giờ thực sự mong muốn, tôi phải nói rằng là lãnh đạo Hoa Kỳ, cũng như các ngài Đại sứ của Hoa Kỳ tại Việt Nam, cũng nhiều lần khẳng định rằng là Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam là một nước độc lập, thịnh vượng, ổn định và phát triển quốc gia như thế đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực.
"Tôi nghĩ thông điệp của họ là rõ ràng rồi, bây giờ tham gia vào TPP, tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Tôi phải nói thêm như thế này, thực ra (Việt Nam) có muốn hóa rồng được, muốn thành hổ, lột xác thành hổ được, thì cũng phải tham gia vào thị trường, phải có thị trường Hoa Kỳ.
"Và Việt Nam muốn hóa Rồng, muốn thay đổi, muốn phát triển, thì tôi nghĩ thị trường Hoa Kỳ như cơ hội cho một sự phát triển Việt Nam."