Monday, June 15, 2015

Đảng CSVN dùng nhà nước cảnh sát để tước đoạt mọi quyền của người dân

Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo

Trần Quang Thành (Danlambao) - Sau khi cướp chính quyền, kể từ 2/9/1945, đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tay sai cho Nga Xô, Trung cộng và cai trị đất nước bằng một chế độ độc tài tàn bạo. Trong 70 năm cai trị, nhà cầm quyền cộng sản đã gieo rắc biết bao đau hương cho nhân dân trong cuộc chiến tranh xâm lược VNCH, trong cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc năm 1958 và sau đó ở miền Nam năm 1978.

Hơn 1 triệu người dân miền Bắc năm 1954 đã phải rời bỏ quê hương vào miền Nam tỵ nạn cộng sản. Hơn 2 triệu người dân miền Nam năm 1975 đã phải tới xứ người lánh nạn cộng sản khủng bố, cả triệu người tử nạn trên hành trình tìm tự do. Suốt 40 năm qua, khi nắm trọn quyền cai trị Việt Nam, những người cầm đâu đảng cộng sản đã dùng nhà nước cảnh sát để trị dân, biến dân chúng thành những người nô lệ kiểu mới. Mọi quyền của người dân bi tước đoạt. Suốt gần 70 năm qua - 2/9/1945 đã trở thành ngày Quốc hận của toàn dân Việt Nam.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã nói lên những cảm nhận của mình về ách thống trị độc tài của nhà nước công sản Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau. Mời quí vị cùng nghe:



Trần Quang Thành: Xin chào nhà văn Võ Thị Hảo.

Võ Thị Hảo: Vâng chào anh.

TQT: Nói về chính thể Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, nhiều người bình luận đây là một nhà nước cướp bóc và tước đoạt mọi quyền của người dân. Nó diễn ra không chỉ từ sau biến cố ngày 30/4/1975 mà từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Nhà văn Võ Thị Hảo bình luận vấn đề này thế nào?

VTH: Tôi nghĩ rất là đáng tiếc 70 năm qua lẽ ra Việt Nam đã làm được rất nhiều điều. Chỉ cần 1/3 thời gian ấy thôi Việt Nam có thể trở thành một trong những cường quốc. Cụ thể như Singapore, Nhật Bản. Nhưng Việt Nam 70 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Riêng việc đổi tên nước đã trở thành ngày càng thu hẹp phạm vi, lộ trình đường đi của một nước. Và càng ngày càng đi ngược lại xu hướng phát triển cuả thế giới. Mặc dù các nước là cái nôi của chủ nghĩa cộng sản họ đã cay đắng nhận ra những sai trái, những lầm lạc, những tội ác của chủ thuyết mà những người cầm quyền cộng sản đã đem lại - tội ác chống lại loài người - Nhưng Việt Nam cho đến bây giờ vẫn kiên trì đi theo con đường đó mặc dù các nước đã từ bỏ. Đó là vì quyền lợi của nhà cầm quyền. Họ chọn con đường cộng sản, con đường xã hội chủ nghĩa để dễ cai trị, để dễ nô lệ hóa dân chúng. Họ hoàn toàn không vì quyền lợi của nhân dân. Đó là một điều rất cay đắng, đau khổ mà người dân vẫn gọi là ngày quốc hận cho người Việt Nam.

TQT: 70 năm cai trị đất nước - 70 năm đất nước ta càng tiến sâu vào con đường đau khổ - Dân chúng ngày càng bất bình, nhà nước thì cai trị bằng nhà nước cảnh sát. Phải chăng đó là một chủ nghĩa tiến bộ mà nhà nước cộng sản cứ bám đến tận thời điểm này?

VTH: Việc Việt Nam vận hành theo một cơ chế nhà nước cảnh sát đó là một điều hoàn toàn thụt lùi về mặt dân chủ, ảnh hưởng ngày càng lớn đến quyền tự do ngôn luận của con người Việt Nam. Việc vận hành một chính thể hay một đất nước nào theo lối một nhà nươc cảnh sát thể hiện sự non yếu của nhà cầm quyền. Chứng tỏ khả năng họ không thuyết phục được dân chúng. Họ không thuyết phục được bằng khả năng lãnh đạo, bằng quyết sách thông minh phù hợp với đường lối phát triển của thế giới làm sao cho con người vẫn giữ được kỷ cương, vẫn giữ được nhân tính, tôn trọng quyền phát triển của con người. Họ không làm được. Và khi hàng ngày những tham vọng của nhà cầm quyền ngày càng lớn họ càng sợ hãi bởi vì họ biết rằng họ đi ngược lại quyền con người. Họ giữ quyền lợi của họ bằng đàn áp và thế là họ cảnh sát hóa, họ quân sự hóa nhà nước. Và đương nhiên điều đó ngày càng mang lại những oan khuất cho người dân Việt Nam, làn sóng phẫn nộ, làn sóng căm hận ngày càng lớn và người ta có thể sợ bị đánh đập, phải vào tù, nhưng trong lòng người ta nung nấu sự căm hận, tức nước vỡ bờ... Đó là một sự rất nguy hiểm. Thay vì nhà cầm quyền nhìn thấy những nguy cơ, thừa nhận những công lý, những lẽ phải cũng như khoa học trên con đường quản trị đất nước và hãy tự thay đổi, tự kiểm soát mình cho phù hợp với cuộc sống thời đại. Nhưng đáng tiếc họ đã không làm được điều đó. Họ vẫn tăm tối cứ tưởng rằng cái của ngày hôm nay nó cứ tồn tại mãi mãi. Họ sẽ đi tới những kết cục đau thương do chính họ gây nên. Đương nhiên cái kết cục đau thương ấy dân chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

TQT: Nhiều người nhận xét rằng những người cầm đầu đảng cộng sản hiện nay họ là những tên tư bản đỏ. Họ không còn theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đấy chỉ là vỏ bọc cho họ thực hiện chủ nghĩa tư bản man rợ mang lại quyền lợi cho một số kẻ làm giàu bởi sự bóc lột xương máu của nhân dân. Nhà văn Võ Thị Hảo bình luận sao vấn đề này?

VTH: Thực ra từ tư bản nó là một khái niệm rất bình thường. Mỗi một con người tồn tại trên thế gian này đều có quyền tư hữu. Quyền tư hữu đó phải được bảo vệ vì nó chính đáng, nó do con người làm lụng, do con người lao động bằng trí tuệ mà nên. Trong trường hợp như vây, những nhà tư bản là những người miệt mài nhất, nhất và họ cũng đã hy sinh rất nhiều. Những nhà tư bản họ đã thúc đẩy thế giới đi lên. Họ hướng về quyền lợi, nhưng chính sự hướng về quyền lợi đó mà họ đầu tư, trong đó có sức lao động. làm cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Tư bản đỏ lại đồng nghĩa với một cái gì đó nó không minh bạch, nó man rợ. Nó có được tài sản là do sự chiếm đoạt, sự cướp bóc dưới một danh nghĩa là chủ nghĩa xã hội, danh nghĩa là tài sản chung, bằng sự lừa bịp dân chúng. Trong khi đó họ đã cướp bóc bằng đủ hình thức chẳng hạn tăng thuê dưới mọi hình thức, thu phí vô tội vạ trên đầu người dân vốn đã nghèo khó rồi. Ở Việt Nam ngày nay người dân phải đội trên đâu biết bao loại thuế, lệ phi tùy thuộc vào trung ương hay địa phương. Đó là một sự cướp bóc không thể chấp nhận được. Sự cướp bóc đó dưới rất nhiều hình thức như chúng ta đã biết nhân danh chủ nghĩa xã hội, nhân danh sở hữu toàn dân. Tài sản của bọn tư bản đó là do mồ hôi, xương máu của người dân. Nó là điều rất phi lý phải bị nhanh chóng xóa bỏ. Tôi tin rằng những tài sản họ đã tiêu sài vô độ, tẩu tán ra nước ngoài. Họ tưởng đó la bất khả xâm phạm. Tôi tin rằng đến một ngày náo đó người dân Việt Nam chân chính họ sẽ đồi lại trả về cho nhân dân Việt Nam. Điều đó đã xảy ra với nhiều nhà cầm quyền độc tài.

TQT: Dưới chế độ thực dân cũ nhiều nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng nói về những sự thật trong xã hội. Nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhà văn với những tác phẩm của mình đã phản ảnh được thực chất xã hội hay là tô hồng thưa nhà văn Võ Thị Hảo?

VTH: Thưa anh, thực ra dưới chế độ xã hội chủ nghĩa - một chế độ nhà nước độc tài - nhà nước xã hội chủ nghĩa đã sản sinh ra loại nhà văn đa phần là văn nô, là nô tài. Họ viết văn một cách nô lệ, muốn làm nô lệ cho nhà cầm quyền, chấp nhận sự dối trá. Họ bỏ qua, hò lờ đi tất cả nỗi đau của nhân dân bị cướp bóc, máu dân oan thấm đỏ mặt đường. Họ bỏ qua những vụ tham nhũng một cách nô lệ để tồn tại và để kiếm lợi nhuận. Còn có một loại nữa gọi là nô tài. Họ tự nguyện gắn bó với nhà độc quyền độc tài ấy. Đặc biệt càng ngày văn chương nô lệ càng thể hiện tinh vi hơn. Họ vô cảm trước nỗi đau của nhân dân, họ dối trá. Có một văn nhân đã nói im lặng trước tội ác cũng là tội ác. Đồng lõa với cái ác cũng là làm một điều ác. Tôi nghĩ rằng về cái đó chúng ta cũng nên tỉnh táo để nhận ra đâu là sự nô lệ. Văn chương dính vào sự nô lệ ấy bằng sự vô cảm thì rất nguy hiểm. Vì sao? Những người nô lệ bằng sự vô cảm lờ đi khi thấy người ta đau. Người chết đuối đang kêu cứu, ta lờ đi đó là quá ác. Chúng ta nhận ra điều đó, lương tâm của những người viết, những người làm khoa học, người làm báo phải cắn rứt khi chúng ta vô cảm trước nỗi đau của người dân. Tôi thấy phải nhận thức rõ ràng về điều này để chùng ta không nô lệ nữa để chúng ta cất lên tiếng nói của mình, cất lên tiếng nói trực tiếp về những vấn đề đang xảy ra trong xã hội Việt Nam. Tôi nghĩ làm được điều này góp phần làm cho xã hội bớt tệ hơn, người dân Việt Nam sẽ bớt đau khổ hơn. Những nhà văn, những nhà báo sẽ có một tư thế đàng hoàng hơn.

TQT: Nhiều người, nhất là trí thức cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, nó là lực cản của nhân loại. Ở Việt Nam, đảng cộng sản cũng là môt lực cản xã hội, làm cho đất nước tụt hậu so với các nước bạn xung quanh mình. Nhưng tại sao vẫn còn nhà trí thức cứ lên tiếng kiến nghị với đảng, giúp cho đảng tốt hơn, nhưng đảng có tốt hơn đâu? Sao họ không góp ý với dân để dân làm được điều họ mong muốn?

VTH: Tôi nhớ một vị lãnh tụ thời Xô viết cũ đã từng nói là “Đảng cộng sản không thể cải tạo được. Chỉ có thể xóa nó đi thôi”. Những ai hy vọng rằng góp ý với đảng để đảng tốt hơn chỉ là để tự an ủi mình. Đó chỉ là sự hão huyền mà thôi. Bản thân đảng cộng sản là một khối ung thư. Làm sao có thể góp ý cho khối ung thứ ấy nó tiêu đi được. Bởi vậy phải thay đổi. Thế nhưng tôi nghĩ trong tất cả những nhà trí thức họ cố gắng vớt vát góp ý cho nhà cầm quyền, cho đảng Cộng sản Việt Nam là để họ lựa lời họ nói bởi vì họ bị đàn áp quá nhiều. Nếu như họ nói thẳng xóa bỏ cái chế độ cộng sản đó đi thì họ sẽ bị đàn áp rất là kinh khủng, họ bị truy bức, bị canh gác, bị triệt tiêu nguồn sống kể cả công việc, nơi cư trú của gia đình mình. Cho nên họ phải lựa lời. Vì do cách lựa lời nên họ chưa dám nói đến tận cùng của vấn đề, đến bản chất của vấn đề. Tôi nghĩ xóa bỏ chế độ cộng sản, chuyển sang một chế độ khác đa nguyên, dân chủ có bảo vệ nhân quyền không phải là một vấn đề gì nặng nề. Tôi lấy một ví dụ ngày xưa chúng ta dùng quạt mo để chống nóng. Dùng quạt mo cũng tốt rồi so với không có quạt. Nhưng đến ngày có cái quạt con cóc thì người ta dùng quạt con cóc thay quạt mo, rồi đến quạt tai voi và bây giờ người ta dùng máy lạnh. Có ai từ chối khi có quạt con cóc không dùng quạt con cóc cứ dùng quạt mo để trung thành với bản sắc văn hóa của Việt Nam!

Thay đổi một chế độ đã cổ hủ, đã lỗi thời đương nhiên phải thay, sao lại không thay. Mọi người chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi. Đừng nô lệ, đừng coi đó là một cái bàn thờ. Cài bàn thờ đó nếu cỏ chỉ là để thờ ma quỉ mà thôi. Hãy thay đổi đi.

TQT: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo.

VTH: Cảm ơn anh và cảm ơn sự lắng nghe của quý vị thính giả.

16.06.2015


Phạm Bình Minh đi chầu Dương Khiết Trì

CTV Danlambao - Trong bối cảnh hải tặc "bạn ta" hoành hành biển Đông và tấn công, cướp bóc, gây tử vong cho ngư dân Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ lên đường sang Bắc Kinh chầu Dương Khiết Trì để cha con cùng nhau họp hành cho cái gọi là chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung từ 17-19 tháng 6, 2015.

Dương Khiết Trì là ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện của Tàu và là người đã từng gọi tập đoàn cộng sản Hà Nội là "những đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".

Phạm Bình Minh là con của Nguyễn Cơ Thạch - tức Phạm Văn Cương, người từng nắm giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại Giao và bị đảng loại ra khỏi bộ máy quyền lực sau khi đảng ký kết mật ước Thành Đô 1990. Nguyễn Cơ Thạch với tư cách Bộ trưởng ngoại giao đã tuyên bố về thoả thuận Thành Đô: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự".

Hiện nay, không ai biết được Phạm Bình Minh đang nhận ai làm cha.

Phiên họp sắp đến này là phiên họp lần thứ 8. Sau 7 lần họp hành, kết quả của "chỉ đạo hợp tác song phương" là giàn khoan HD981 tự tung tự tác ở biển Đông, Bắc Kinh xây, đắp hạ tầng cơ sở trên những vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư dân VN bị cướp bóc, xua đuổi, giết chết trên vùng biển của chính mình. 

Đó cũng là kết quả của chủ trương "giải quyết tranh chấp, bất đồng tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước" - bất chấp nhận thức chung của tập đoàn hải tặc Bắc Kinh là như thế nào.


Cần tuyển Osin

Nguyễn Dư (Danlambao) - Ngày 28/5, bộ chính trị đã triệu tập hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai công tác, giới thiệu nhân sự để chuẩn bị cho kỳ đại hội sắp tới. Bác Củ Lá và ông Vẫn Như Rứa đăng đàn, đưa ra tiêu chuẩn tìm người giúp việc nhà... nước, nghe mà tội nghiệp cho các bác quá!

Cái tiêu chuẩn các bác đề ra tuyển người đầy tớ nhân dân rất bài bản, ngôn từ vẫn như rứa, không có gì thay đổi cả; nhưng sao mà nghe nó quá ngây thơ, dễ tin người giống y như đi chợ mua mớ rau hay con cá! Hoặc giả là như người ta đi tìm heo giống, vào chuồng trại vài ba trăm con tha hồ mà lựa vài ba con đem về làm giống: Con nào tai đứng, bụng thon, lông mượt, da bóng, đôi mắt lanh lẹ thì chấm. Khổ một điều là chọn thì có chọn, quyết tâm thì có quyết tâm, kỹ thì có kỹ, nhưng qua thời gian kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng mấy ông... đi chợ thì lấy nhầm rau sâu, cá thì dở dở ương ương, còn cái giống heo tuyển chọn đem về chỉ để lo cho ăn, vỗ béo cho chúng, không giúp ích được gì cả.

Bao nhiêu kỳ đại hội là bao nhiêu lần chọn lựa! Thử điểm qua một vài tên đứng đầu trong ban chấp hành tiêu biểu: chẳng hạn như bác Hoạn Lợn, bác Mênh Mông Tình Dân, bác ĐM họ Nông, rồi bác Cả Lú..., và cho đến ngày hôm nay thì cả bộ chính trị đều nát bét, chả ai có tư cách. Không lẽ các ông không nhận ra! Danh sách ban chấp hành thứ tự xếp hàng dài dài từ đời tổng bí thư Lê Duẩn cho đến nay còn nhiều lắm, khỏi cần phải kê thêm, mệt lắm! Mới thấy bốn mươi năm trôi qua, hình như chỉ có Nguyễn Văn Linh là người ít phá đảng và ít tai tiếng nhất (ít thôi, chứ không phải không có)

Nếu cách nay vài thế kỷ, thì cái tiêu chuẩn mấy ông đề ra trông có vẻ khả thi bởi vì thời đó con người sống cục bộ từng vùng, từng lãnh thổ hoặc trong một quốc gia, không có sự nối kết chớp nhoáng bằng phương tiện viễn thông như hiện nay. Một ví dụ, là nếu không có phương tiện truyền thông thì ngày hôm nay người Việt vẫn coi Hồ Chí Minh là một minh chủ, một "doanh nhân" thế giới (chuyên kinh doanh về việc buôn dân và bán nước).

Tôi nhớ cái khoảng thời gian gần cuối thế kỷ trước, người ta đề nghị, định đem Hồ Chí Minh ra cho thế giới vinh danh, bị người Việt liên kết với nhau qua phương tiện truyền thông, biểu tình chống đối, kể tội ác của ông nhiều quá nên coi như lần đó bị Unesco hủy bỏ. Thế mà một vài năm sau, đọc báo đảng vẫn còn có nhiều người u mê tù mù, tưởng rằng Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, được Unesco công nhận. Hiểu biết loáng thoáng hay cố tình đánh lận, qua mặt mọi người cỡ đó trong thời đại hiện nay thật là hết biết luôn! Nếu cần kiểm chứng thì cứ trích lục hồ sơ lưu trữ của Unesco thì biết liền. Miễn tranh cãi về cái chuyện "ông nói gà còn bà thì nói vịt". Nếu thật sự Hồ Chí Minh được Unesco vinh danh thì chắc chắn "đảng ta" "cương cứng" về ông, phổ biến trên mọi phương tiện truyền thông khắp đất nước; rồi còn trưng bằng chứng, bằng khen "phi vật thể" cho mọi người cùng chiêm ngưỡng nữa chứ; đàng này "đảng ta", cho đến ngày hôm nay cứ xìu xùi ểnh ểnh y như người hết xí quách.

Như thời của các triều đại vua chúa ở nước ta, cũng có nhiều vị được tôn vinh kèm theo những huyền thoại thêu dệt lên tận chín tầng mây. Đến đời của chúng ta chỉ biết tin vào lịch sử, chấp nhận theo người đi trước một cách nghi ngờ bởi vì không có gì để kiểm chứng.

Nói thật cho các bác biết, dân số thế giới hiện thời là hơn bảy tỉ (hơn ngày xưa xa lắc xa lơ), nhưng mà thử các bác đốt đuốc đi tìm từ Bắc cho tới Nam bán cầu coi xem có nhân vật nào được tiêu chuẩn như các bác tìm không! Nhìn hết nhà lãnh đạo, đảng phái của các cường quốc trên thế giới để cho chúng ta thấy rằng ông bà nào trong mình cũng có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si tùm lum tùm la hết; nó tiềm ẩn, bị kềm nén trong mỗi con người, chỉ chưa đến lúc và nếu có cơ hội thì sẻ bộc phát mà thôi. Thế cho nên với cái cơ cấu hệ thống quốc gia bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời kèm theo quyền tự do báo chí mới kềm chế được những bản năng đôi khi "trật đường rầy" của họ (nếu có) mà thôi. Thời nay không có gì giấu giếm được dưới ánh sáng mặt trời. Tức là không có người nào và đảng phái nào có tiêu chuẩn đích thực như các ông đang đi tìm.

Nhân tài hay một chính đảng cần có nhưng chưa phải đủ, chỉ là thứ yếu; mà cái cơ cấu quốc gia theo hệ thống dân chủ, tam quyền phân lập rạch ròi để lãnh đạo, nó mới là tiêu điểm quan trọng để xây dựng con người và phát triển đất nước.

Đảng của ông Ô Ba Ma hay đảng của bà thủ tướng Đức là hai cường quốc trên thế giới mà đem qua Việt Nam lãnh đạo độc tài ban phát theo cái kiểu cơ cấu dân chủ tập trung, một guồng máy ăn bám như hiện nay của "đảng ta" thì chỉ có nước Xuống Hố Cả Nhóm mà thôi. Họ cũng đành bó tay chứ không tài giỏi gì ráo.

15/06/2015


Nguy cơ Bắc thuộc gần kề

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Thời xa xưa các vua chúa VN chỉ biết có Tàu và Ta, vì 2 nước sát nhau nên VN cứ bị nước láng giềng dòm ngó cả ngàn năm. Bởi thế nên mới có câu "Nhất Tàu nhì Ta", nếu Tàu bị Ta đánh bại, thì "Nhất Ta nhì Tàu", các nước khác như Pháp và Bồ Đào Nha Ta coi chẳng ra gì, nên mới có 100 năm đô hộ giặc Tây đó. 

Sau gần 80 năm thành lập đảng CSVN, với sự giúp đỡ của đảng CS Quốc Tế là Liên Sô và Tàu Cộng, CSVN đã đuổi được giặc Tây, đánh cho Mỹ cút.

Chế độ này đã nhai đi nhai lại chiến thắng Pháp và Mỹ ngót nghét 80 năm rồi, mà vẫn chưa chán cái hào quang chiến thắng. 

Người Dân trong nước, nhất là người dân miền Bắc hằng ngày cứ phải banh lỗ tai ra để đảng rót vào tai những điều có cánh, những mỹ từ có bôi trơn đến nỗi cho tới giờ nhiều người vẫn còn nhầm lẫn là đảng CSVN tài tình, sáng suốt lãnh đạo đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi kia. Là đảng anh minh lỗi lạc. Họ đâu ngờ đàng sau hào quang chiến thắng đó là cục xương to đùng mắc giữa cổ họng nuốt vào cũng không trôi mà ói ra cũng không được, đó là món nợ máu, nợ khí tài mà CS Quốc Tế viện trợ cho 2 cuộc chiến tranh Pháp Mỹ. 

Những người có công cõng rắn cắn gà nhà nhất phải nói là đại tướng "côn lồng" chị em Võ Banh Giáp, người đã đón tên gián điệp Hồ Quang chui rúc nằm vùng trong hang Pắc Pó. Kế đến là Trường Chinh người sau này đã đem chính bố mẹ mình ra đấu tố để lấy lòng HCM. Cuối cùng là tên buôn lậu thuốc phiện ăn Đu Đủ không cần thìa Phạm Văn Đồng, tay chân thân tín của HCM. Người đã có công làm theo lệnh HCM ký Hoàng Trường Sa trả nợ cho Tàu Cộng. 

Chính vì cái Công Hàm trả nợ chiến tranh này do PVĐ ký xác nhận chủ quyền cho Tàu Cộng mà từ đó biển và đất liền cứ càng ngày càng co cụm lại, bao nhiêu Tàu Cộng cũng chưa thấy đủ, chúng còn muốn chiếm hết toàn bộ VN sát nhập vào lãnh thổ của chúng, vì lòng tham vô đáy. 

Sau khi khối CS Đông Âu sụp đổ, Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng đã vội vàng qua quỳ dưới chân, khóc lóc với Tàu Cộng ký hiệp ước Thành Đô để được bảo trợ về mọi mặt. chính điều này đã đưa CSVN đến nhu nhược cúi đầu tuân theo chỉ thị tuyệt đối của Tàu Cộng như người Con phục tùng người Cha. 

Thêm vào đó là TBT Lê Khả Phiêu vì ham nhậu và ham gái Tàu nên bị gài có con gái với Tàu, chúng nuôi con cho Phiêu tới lớn mới vời Phiêu qua cho nhìn mặt con và gài độ để Phiêu Ký Hiệp Định về biên giới làm VN mất đi cả ngàn km đường biên trong đó có thác Bản Dốc. 

Những cấp cao của CSVN sau này vì cái Công Hàm PVĐ, Hiệp Ước Thành Đô, Hiệp Định biên giới và tên chủ tịch Tàu giả Việt HCM nên bị mắc oai không dám lên tiếng ọ ẹ khi Tàu Cộng càng ngày càng lộ liễu, lộng hành lấn sâu biển đảo đất liền. 

Mỹ đã cho CSVN nhiều cơ hội để hợp tác chống xâm lược, nhưng vì mắc cục xương khó nuốt này mà CSVN cứ phải đu dây cả 2 phía, không thiên về phía nào cả vì được Mỹ mất Tàu, được Tàu mất Mỹ, ta cứ đứng ở cửa giữa không ngả về phe nào cho chắc cú, vì thế Mỹ cũng đành bó tay để CSVN tự xử, dù có muốn ném cái phao cứu sinh xuống cho CSVN, nhưng CSVN cứ khư khư ôm chặt lấy Tàu Cộng thì chỉ mất công vô ích khi cái phao vất xuống nước mà không ai nắm bắt. 

Năm 2020 đã rất gần kề, năm mà TBT/NVL ký hiệp ước sát nhập đã lù lù đến gần, nhưng mấy ai trong nước quan tâm điều này, họ cứ mải lo làm ăn, chơi bời, buông xuôi vì chế độ này đã gieo rắc sự sợ hãi, vô cảm trong lòng họ từ lâu rồi nên họ nghĩ tội vạ gì rước họa vào thân, và điều tất nhiên phải đến đó là ngày Tàu Cộng tiếp thu tỉnh lẻ "CHXHCNVN" sát nhập vào đại quốc Tàu Cộng đã gần kề. Nguy cơ Bắc Thuộc lần nữa rất cao vì sự vô cảm của người Dân trong nước sẽ dẫn đến tình trạng nô lệ là điều không thể không sảy ra. Hãy lên tiếng vì một VN tự do, dân chủ và hòa bình./.

Ngày 15/06/2015 


Muốn chống lại Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì?


Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-16.06.2015
Trong bài “Ba kịch bản trên Biển Đông”, tôi nêu lên ba tình huống chính có thể xảy ra trong những năm sắp tới: Một, chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ; hai, chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam; và ba, Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành, nghĩa là, họ cứ tiếp tục theo đuổi chính sách tằm ăn dâu trên Biển Đông và Việt Nam cứ tiếp tục nhịn nhục, cho đến một lúc nào đó, họ có được tất cả những gì họ muốn mà không cần gây chiến tranh với ai cả.

Cả ba tình huống ấy đều là những bi kịch, đặc biệt đối với phận một nước nhỏ và yếu như Việt Nam.

Vậy, có cách gì Việt Nam thoát khỏi những bi kịch ấy?

Theo tôi, có. Có nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp đầu tiên sẽ phải là: dân chủ hoá.

Chính quyền Việt Nam lúc nào cũng cố tìm cách trì hoãn quá trình dân chủ hoá với ba lý do chính: Một là do dân trí còn thấp, dân chúng không biết cách hành xử thích hợp khi được tự do; hai là cần giữ sự ổn định về chính trị để kinh tế được phát triển; và ba, chính trị trong nước cần ổn định và mạnh mẽ để đối phó với hiểm hoạ xâm lược từ Trung Quốc.

Ở đây, tôi chỉ tập trung vào lý do thứ ba vừa kể. Theo tôi, đó chỉ là một nguỵ biện. Sự thật không phải độc tài mà chính dân chủ mới bảo đảm độc lập và chủ quyền của Việt Nam trong thế trận đối đầu với Trung Quốc.

Khẳng định như thế, tôi có bốn lý do chính:

Thứ nhất, chỉ có dân chủ và cùng với nó, sự minh bạch của chính phủ cũng như sự tự do, trước hết là tự do ngôn luận, của dân chúng, mới bảo đảm tránh được những chính sách sai lầm của nhà cầm quyền. Chúng ta dễ dàng thấy rõ điều này trong các chính sách kinh tế, xã hội, môi trường và giáo dục tại Việt Nam: Nhà nước cứ lẳng lặng làm, đến khi dân chúng phản đối, mới thú nhận là…sai sót. Trong lãnh vực quốc phòng cũng vậy. Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như các cam kết khác của Việt Nam và Trung Quốc mà biểu hiện cụ thể nhất là các phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” là những sai lầm tai hại, nhầm thù là bạn và gây nên sự mất cảnh giác không những của dân chúng mà còn của cán bộ các cấp trước những âm mưu xâm lấn hiểm độc của Trung Quốc. Ngay chính sách “ba không” (không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không tham gia liên minh; không liên minh với nước này để chống lại hay phá hoại nước khác) cũng là một chính sách dại dột bởi vì trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay không có nước nào thực sự cô lập, một nước nhỏ và yếu đang bị uy hiếp bởi một quốc gia giàu, lớn và mạnh hơn mình cả mấy chục lần lại càng không thể nào chọn thái độ tự cô lập, không liên minh với các quốc gia khác. Tuyên bố như thế chả khác gì đầu hàng hay tự trói tay mình trước trận đấu. Nếu Việt Nam có dân chủ và dân chúng có quyền góp ý, những sai lầm dại dột và tai hại ấy sẽ dễ dàng tránh khỏi.

Thứ hai, có dân chủ mới thực sự có sự thống nhất thực sự giữa chính quyền và nhân dân. Những sự thống nhất dưới một chế độ độc tài khi mọi người dân đều bị bịt miệng chỉ là một sự thống nhất giả. Cách đây mấy tháng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thấy dân chúng ai cũng ghét Trung Quốc, ông “lo quá”. Cái “lo” ấy rõ ràng phản ánh sự khác biệt to lớn giữa lãnh đạo và quần chúng. Sự khác biệt ấy cho thấy hai điều: Một, về phía giới lãnh đạo, họ không hiểu dân hoặc hiểu, nhưng làm ngơ và tiếp tục hô những khẩu hiệu hoang đường về mối quan hệ môi hở răng lạnh với Trung Quốc; và hai, về phía dân chúng, họ nhìn giới lãnh đạo như những kẻ nhu nhược, bất lực, thậm chí, bán nước, và hậu quả là, người ta đồng loạt quay lưng lại chính quyền. Đến lúc chiến tranh bùng nổ thật, sự quay lưng ấy là một tai hoạ. Ngày xưa, đối diện với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly hỏi ý kiến con trai về phương sách đánh giặc. Con trai ông, Hồ Nguyên Trừng, đáp: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Khi dân không theo chính quyền, cái gọi là thống nhất trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng. Mà không chỉ có tình cảm của dân chúng đối với Trung Quốc. Trong vô số các vấn đề khác, kể cả vấn để then chốt nhất là sự lãnh đạo mặc nhiên và độc tôn của đảng Cộng sản, dân chúng cũng bất đồng với giới lãnh đạo. Chỉ có dân chủ mới cho phép dân chúng nói lên sự thật và cũng buộc giới lãnh đạo nói sự thật: Trên căn bản của những sự thật như thế, người ta mới có thể nói đến sự đồng tâm và thống nhất.

Thứ ba, chỉ có dân chủ mới giúp Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Ai cũng biết một sự thật đơn giản: trong trận đối đầu với một nước lớn và mạnh như Trung Quốc, Việt Nam cần phải nhận được sự hỗ trợ của càng nhiều quốc gia trên thế giới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia dân chủ nào lại muốn hỗ trợ một chế độ độc tài. Không ai có thể phủ nhận được thực tế là hình ảnh của Việt Nam trên thế giới rất xấu với những vụ đàn áp nhân quyền thường xuyên xuất hiện trên các cơ quan truyền thông quốc tế.

Thứ tư, còn độc tài, Việt Nam càng không thể tạo thành liên minh với các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Mỹ. Muốn liên minh, người ta phải có những điểm chung. Cái chung về các quyền lợi trên Biển Đông chỉ là một. Người ta cần một điểm chung sâu sắc và căn bản hơn: điểm chung của các bảng giá trị. Đó chính là quyền làm người. Trước đây, Lý Quang Diệu từng biện minh cho các chính sách độc tài của ông tại Singapore bằng cách đề cao những bảng “giá trị Á châu” vốn được xem là khác biệt hẳn với các bảng giá trị ở Tây phương. Càng ngày người ta càng thấy đó chỉ là một sự nguỵ biện. Hiện nay, người ta xem nhân quyền và việc tôn trọng nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các cuộc đối thoại với Việt Nam, Mỹ cũng như các quốc gia Tây phương luôn luôn đề cập đến vấn đề nhân quyền. Họ xem việc tôn trọng nhân quyền là một điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại. Đối với việc liên minh về quốc phòng, điều kiện ấy lại càng cần thiết hơn.

Có thể khẳng định: Sẽ không có nước nào sẵn sàng chung vai sát cánh với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc nếu Việt Nam cứ độc tài mãi.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Một Hội nghị Dân tộc rất nên đặt ra lúc này

Vietnam
Bùi Tín
Theo VOA-15.06.2015

Vấn đề triệu tập một Hội Nghị Dân tộc rất nên được đặt ra lúc này, để chuẩn bị và thực hiện. Tất cả các tổ chức và cá nhân công dân quan tâm đến thời cuộc, đến vận nước, đến nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đến quyền sống trong nhân phẩm của toàn dân, đến sự phát triển phồn vinh và công bằng cho toàn xã hội, rất nên trao đổi, bàn bạc với nhau để tổ chức trong thời gian tới một Hội nghị Dân tộc.

Từ nhiều năm nay đã có nhiều tiếng nói vang lên mong muốn các lực lượng yêu nước, có lý tưởng dân chủ, chống độc đoán cùng nhau đứng ra tổ chức một Hội nghị Diên Hồng thời đại mới để chung sức tìm ra một giải pháp chính trị cho đất nước đang lâm vào khủng hoảng và bế tắc. Việt Nam hiển nhiên đang ở trong tình trạng khủng hoảng niềm tin của toàn xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng CS. Cả xã hội đã nhận ra rõ ràng rằng đảng CS đã bất lực và thất bại trong lời hứa, lời cam kết bảo vệ trọn vẹn nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đã hoàn toàn thất bại trong lời hứa xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, có luật pháp nghiêm minh, có phồn vinh và hạnh phúc cho toàn dân.

Rõ ràng dân tộc Việt Nam không đáng để bị Đảng CS thống trị một cách sai lầm, độc đoán, bất công như hiện nay, để đất nước ở trong tình trạng chậm tiến so với các nước láng giềng hàng vài chục năm, để nền giáo dục trì trệ triền miên, nền y tế xã hội bệ rạc, nền văn hóa suy đồi, nền đạo đức xã hội thoái hóa thê thảm, các phe nhóm lợi ích riêng tư của các quan chức CS cấp cao mặc sức lũng đoạn, tàn phá nền kinh tế tài chính quốc gia.

Tình hình mọi mặt suy thoái không có lối thoát, vậy mà Bộ Chính Trị Đảng CS vẫn duy trì đường lối giáo điều cổ lỗ, với 4 điều kiên trì phi lý được ghi trong Cương Lĩnh của Đảng CS và trong các văn kiện sẽ trình Đại Hội XII đầu năm 2016 là «kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin, kiên trì CNXH mác xít, kiên trì chế độ độc đảng , kiên trì lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo». Đó là 4 gông cùm lý luận đầy đọa dân tộc suốt 70 năm nay, kìm hãm dân tộc trong cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn, lạc hậu, lầm than, không có nhân quyền và nhân phẩm. Dù cho Bộ Chính trị có nói đi nói lại hàng nghìn lần về « đổi mới, về cải cách, về thay đổi cơ chế, về thay thế mô hình…», thì 4 chiếc cùm và xiềng xích trên vẫn y nguyên và dự định còn tồn tại 5 đến 10 năm nữa.

Rõ ràng Đảng CS đã già cỗi, suy thoái, ù lỳ không có cách gì đổi mới. Đảng CS đã thuộc về thế giới cổ lỗ, thuộc về quá khứ xa xăm, một quá khứ không chịu ra đi, ngáng trở tiến bộ xã hội. Đảng đã trì trệ, trơ lỳ, ngoan cố do đã nhiễm nặng mọi tệ đoan như tham quyền, tham nhà đất, tham tiền, tham hưởng lạc, mà đồng bào ta mỉa mai coi khinh, gọi là Đảng 2 Đ, quan chức CS 2Đ - Đất và Đôla.

Vậy thì có cách nào để cái đảng đã thuộc về quá khứ, tội lỗi cũ kỹ phải ra đi, phải được thay thế? Cách duy nhất là khi toàn dân tộc, số đông quần chúng biểu lộ mong muốn, nguyện vọng, ý chí của mình qua một Đại hội Dân tộc công khai dân chủ, được chuẩn bị chu đáo, có uy lực với bạo quyền, có uy danh với thế giới tiến bộ, được thế giới dân chủ tận lực ủng hộ.

Tình hình đã chín muồi cho một Đại hội như thế. Trong nước đã có hơn 30 nhà báo, blogger tư do, có hơn 30 tổ chức xã hội dân sự năng động, có kinh nghiệm đấu tranh, có cả một mạng lưới báo mạng tự do lề trái (ăn đứt mấy trăm tờ báo lá cải lề phải với hàng vạn dư luận viên rôbót trơ trẽn, cứng lưỡi), có nhiều mạng thông tin tự do, có nhiều nhà báo dân chủ, có báo mạng Thời Sự VN của Hội nhà báo Độc lập VN, có Văn Đoàn Độc Lập gồm bộ phận tinh hoa của văn học VN tách khỏi Hội nhà văn quan liêu tay sai bạo quyền…Có hàng ngàn trí thức trong và ngoài Đảng CS đã phản biện mạnh mẽ các văn kiện của Đảng CS với lập luận chặt chẽ, với lòng yêu nước, trọng dân tộc, thương nhân dân vượt xa tất cả 16 ủy viên Bộ Chính trị đương quyền.

Đại hội Dân tộc triệu tập kịp thời sẽ là câu trả lời đích đáng cho các nội dung nguy hiểm của các văn kiện sẽ được thông qua cũng như cho dàn lãnh đạo được bầu theo tiêu chuẩn cổ hủ (kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin) tại Đại Hội toàn quốc thứ XII của Đảng CS.

Các tổ chức và cá nhân trên đây nếu đứng riêng lẻ sẽ không làm nên chuyện gì đáng kể. Nhưng khi tất cả cùng chung sức theo một hướng, cùng phối hợp hành động, cùng xuống đường, được bà con nông dân, dân phố, sinh viên, học sinh, lao động các xí nghiệp hưởng ứng rộng rãi thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội, làm tê liệt lực lượng đàn áp, phân hóa hàng ngũ cầm quyền, từng bước giành thắng lợi vững chắc. Thời gian qua, bà con nông dân nhiều nơi, anh chị em lao động nhiều xí nghiệp lớn, các bạn trẻ sinh viên, học sinh, bà con các tôn giáo đều đã được tập dượt trong đấu tranh chống cường quyền.

Tất cả các tổ chức và cá nhân công dân yêu nước, thương dân, có tinh thần dân chủ, hãy tìm đến với nhau, vẫy gọi nhau hợp đoàn, quý mến, nhường nhịn nhau, lấy đoàn kết hành động chung làm trọng, tương thân tương ái, bảo vệ nhau, cùng nhau trao đổi tích cực để đi đến một Đaị hội Dân tộc, làm áp lực mạnh mẽ buộc Đảng CS phải thay đổi Cương Lĩnh, từ bỏ bạo lực, chấm dứt đàn áp anh chị em dân chủ, nếu không thì sẽ bị thay thế bởi một nền dân chủ mới, mở ra kỷ nguyên Dân chủ Tự do cho Việt Nam, với một chính quyền thật sự của dân, do Dân, vì Dân, với những nhân tài mới mà tài năng và đức độ chắc chắn sẽ vượt xa dàn cán bộ CS cuối mùa hiện nay.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.      

Sống cùng thói hư tật xấu

Theo Người Việt-06-15- 2015 1:48:06 PM
Lê Diễn Đức

Dân tộc nào cũng có những đức tính tốt và xấu. Nước nào cũng có những mặt tiêu cực. Tuy nhiên, đã đi khá nhiều nước trên các châu lục, tôi thấy có một điều giống nhau là quốc gia nào vướng vào chế độ Cộng Sản thì nơi đó con người có lắm tính xấu, đạo đức truyền thống và thuần phong mỹ tục bị hủy hoại.

Ở Châu Âu, tuy có đỡ hơn, nhưng hệ thống chính trị độc tài toàn trị Cộng Sản tồn tại là dựa trên dối trá và bạo lực nên bộ máy tuyên truyền và giáo dục dối trá đã làm xã hội ô nhiễm.

Ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Kết quả cho thấy người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn.

Michail Gorbachev, cựu tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô, đã từng nói, “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền dối trá.”

Dối trá bao trùm

Trong các nước Cộng Sản Châu Á, Việt Nam có thể nói là mảnh đất màu mỡ của các thói hư, tật xấu. Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội,” các chuẩn mực và giá trị đạo đức bị méo mó, sai lệch và băng hoại chưa từng thấy.

Xã hội Việt Nam bao trùm bệnh dối trá, người người nói dối, nhà nhà nói dối. Ở cơ quan nhà nước nói dối để lập “thành tích,” thăng quan tiến chức, tăng chi cho các dự án hầu rút ruột được nhiều hơn. Người dân thì lấy dối trá làm phương tiện chống lại sự dối trá để tồn tại. Con người luôn sống với hai bộ mặt, một nơi công sở, một ở nhà hay bạn hữu. Không thích chế độ nhưng đến này lễ vẫn cứ treo cờ. Biết bầu cử là trò hề nhưng vẫn phải đi bầu. Thật thà là cha dại, sống chung với lũ phải biết bơi, nếu không sẽ chết đuối, đó là lý lẽ của nhiều người đưa ra.

Giáo Sư Hoàng Tụy, một nhà giáo trong nước, nói, “Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc. [1]

Vì dối trá nên trong xã hội con người nghi kị lẫn nhau, luôn cảnh giác để không trở thành nạn nhân của sự lừa gạt. Những hành vi tốt trong xã hội vì thế càng ngày càng hiếm hoi.

Tính vô cảm

Tính vô cảm cũng sinh sôi trong mọi lĩnh vực đời sống. Vô cảm là căn bệnh của ích kỷ, vô trách nhiệm, chỉ biết đến bản thân, đôi khi đến mức trở thành tội ác. Người ta cứ xả lũ đập thủy điện, còn nhà cửa hoa màu bị ngập và hơn 50 chục mạng người chết trôi cũng mặc kệ. Người ta cứ cho đốn vô tội vạ những cây cổ thụ lâu đời ở Hà Nội vì lợi ích riêng, còn môi trường bị xé rách lá phổi, người dân chịu nắng nóng cũng không sao. Người ta có thể lạnh nhạt, bàng quan đi qua khi thấy có người bị tai nạn giao thông. Vì thế, câu chuyện sinh viên Đỗ Quang Thiện ở Ban Mê Thuột, vì chở người tai nạn vào bệnh viện mà bị tù oan 52 ngày là một bằng chứng cho thấy cái ác đã lấn lướt cái thiện.

Tính vô cảm còn thể hiện ở ý thức và trách nhiệm đối với người xung quanh. Tình trạng sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi trong vệ sinh an toàn thực phẩm đã lên tới mức khủng khiếp. Cả nước khốn đốn với thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tràn ngập, nhưng đồng thời cũng lao đao vì sự tiếp tay của gian thương Việt Nam. Hóa chất độc hại của Trung Quốc được người Việt sử dụng vào hầu hết mọi thức ăn đồ uống, muốn tránh né cũng không được. Trên tờ “Phụ Nữ Today” ngày 19 tháng 4 , bài “Chúng ta đang bị đầu độc hàng ngày” dẫn lời ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, “Một đất nước 70% là nông nghiệp mà ăn cái gì cũng nơm nớp lo chất độc là một rủi ro nếu không muốn nói là một bất hạnh lớn.”

Hiện nay tỷ lệ ung thư Việt Nam cao nhất thế giới, mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người. Không biết một thời gian nữa sức khỏe của người Việt sẽ ra sao. Không chỉ người Trung Quốc giết dần người Việt, mà chính người Việt, chỉ vì long tham và lợi nhuận bất chính, cũng hủy diệt nhau. Trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc quá dài, người Việt bây giờ rất sợ chiến tranh, nhưng thực chất họ đang là nhân chứng của một cuộc chiến tranh khác, “êm ả” nhưng không kém phần ác liệt, mỗi năm lấy đi cả trăm ngàn sinh mạng.

Thói vô cảm cũng dẫn đến ý thức chính trị kém. Đa số dân chúng sống trong sợ hãi nên hèn nhát, nhẫn nhục, cam phận, triệt tiêu tinh thần phản kháng đối với chế độ độc tài, phi dân chủ, chà đạp nhân quyền. Với họ được bay nhảy trong cái cũi, cái lồng là hạnh phúc rồi.

Không tôn trọng pháp luật

Để đánh giá trật tự xã hội và văn minh công cộng của một nước người ta thường quan sát cách vận hành của mạng lưới giao thông.

Một viedo clip lưu truyền trên mạng dài hơn 3 phút ghi lại cảnh giao thông tại cầu vượt Thái Hà-Chùa Bộc (Hà Nội) trong ngày khánh thành ngày 26 tháng 4, 2012. Xe cộ đi lại không ngừng, thường xuyên có người bộ hành hoặc điều khiển xe bất chấp nguy hiểm băng qua đường, quay đầu xe, đi ngược chiều giữa dòng luân chuyển. Một sự náo loạn, không có kỷ cương gì về an toàn giao thông. Còi xe đua nhau bóp ầm ĩ là phương tiện duy nhất để cảnh báo. Tai nạn giao thông cướp đi hơn chục ngàn mạng người một năm cũng chẳng ám ảnh ai. Không thấy bóng dáng cảnh sát giao thông xử lý vi phạm, trong khi tệ nạn đòi tiền hối lộ tràn lan trong những hoàn cảnh khác.

Văn minh đô thị kém

Việt Nam là quốc gia xa lạ với văn minh đô thị. Không thấy một thành phố nào trên thế giới mà các loại khẩu hiệu đỏ chói chăng đầy phố phường như ở Việt Nam, nhiều khẩu hiệu viết sai chính tả. Những gì được trưng ra trên khẩu hiệu thì lại kém cỏi trong thực tế. Chẳng hạn vấn đề an toàn giao thông, khẩu hiệu “chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông” hiện diện mọi nơi, nhưng chẳng mấy ai tôn trọng!

Người Việt Nam cũng tiêu diệt dần văn hóa ứng xử. Ăn to, nói lớn, thiếu kiên nhẫn khi phải xếp hàng, xả rác bừa bãi nơi công cộng dường như phổ biến mọi nơi, mọi lúc. Dưới những ngôi nhà cao tầng sang trọng là sự lộn xộn, bẩn thỉu của hàng hóa bán rong, chợ ngồi chồm hổm, quán cóc... Sau những cuộc lễ hội, đường phố ngập ngụa rác, phản ánh ý thức công cộng và môi sinh vô cùng kém cỏi.

Trong khi ở các nước Âu, Mỹ, “cám ơn” và “xin lỗi” là tiếng đầu miệng trong giao thiệp thì ở Việt Nam là sự cau có, văng tục, chửi bậy. Văn hóa chửi không chỉ ở nơi chợ búa mà len vào các tiệm ăn (“cháo chửi,” “phở chửi”), ăn sâu cả vào giới trí thức. “Đây Không chỉ đơn thuần là sự biến dạng của nhân cách mà còn là sự tan vỡ của rất nhiều hệ giá trị đạo đức truyền thống, như quan hệ trong gia đình, quan hệ thầy trò và nhiều quan hệ xã hội khác,” tờ Petrotimes ngày 10 tháng 6 viết. [2]

Thói háo danh

Bệnh háo danh cũng hết sức trầm trọng. Người Việt học tập thường không phải chỉ vì kiến thức, vì chí khí, đam mê, mà chủ yếu có tấm bằng để kiếm công ăn việc làm. Những kẻ ngu dốt, ít học thì xài bằng rởm hoặc bằng giả, với những “luận án” tiến sĩ không dám cho ai đọc, từ quan lớn xuống thường dân, bởi vì bằng cấp được xem công cụ để leo cao trên nấc thang quyền chức.

Không có một trường đại học nào của Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam là quốc gia có số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á. Nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất của khu vực, nhưng số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Chưa có tờ báo nào trên thế giới mà học vị “tiến sĩ” được đi liền với tên tuổi các nhà lãnh đạo nhiều như ở Việt Nam!

Kết

Khó có thể thống kê hết thói hư tật xấu của người Việt trong “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ.” Cả một truyền thống văn hóa của dân tộc bị tha hóa, suy tàn, bệnh hoạn.

Trong bài “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tại sao mình thua kém thiên hạ nhiều thế?” nói về 6 nỗi sợ làm du khách đến Việt Nam thua hẳn các nước láng giềng, bao gồm hết các thói thư tật xấu mà tôi nêu trên, trừ vụ '”chặt chém” du khách. [3]

Một người bạn nói với tôi, ở Việt Nam bây giờ có tiền là sướng nhất, cái gì cũng có. Thật vậy sao? Số người “có tiền” là bao nhiêu phần trăm trong xã hội? Vả lại dù “có tiền” nhưng sống trong một xã hội mà con người luôn luôn phải cảnh giác, đối phó, bất an với sinh mạng, từ miếng ăn thức uống đến việc di chuyển ngoài đường, giải quyết việc gì cũng phải lo lót hối lộ... Rồi thượng tôn luật pháp, giáo dục, quyền được tự do tư tưởng, được nói, được chọn người lãnh đạo và muôn vàn thứ thiết yếu tinh thần khác trong cuộc sống?

Nhưng rồi người ta vẫn cứ phải sống, sống chung với mọi thói hư tật xấu, giống như trong cái cảnh giao thông hỗn loạn kia, phải biết mình, biết người, lạng lách khôn ngoan, tránh né kịp thời và phóng nhanh về tới đích.

Chú thích:
[1]: http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/gs_hoang_tuybenh_gia_doi_dang_thanh_noi_nhuc_lon.html

[2]: http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/bao-dong-nan-mat-day-o-ha-noi.html

[3]: http://cafebiz.vn/thi-truong/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-tai-sao-minh-thua-kem-thien-ha-nhieu-the-20150611130632419.chn

'Tháng Tám xúc chùa Liên Trì' và báo ứng CPC

Theo Người Việt-06-14- 2015 5:25:21 PM
Phạm Chí Dũng

Vừa có thêm một chứng cứ hiển thị thâm sâu nhất về triển vọng nhà nước Việt Nam sẽ “đóng cửa tôn giáo ngoài luồng” sau khi vào được TPP.

Chùa Liên Trì tại quận 2, Sài Gòn, là tiêu điểm cho tương lai “hồi tố nhân quyền” như thế.

“Để Việt Nam vào TPP Tháng Tám này rồi sẽ xúc chùa Liên Trì”

Tháng Sáu này, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, thổ lộ, “Một số công an 'khuyên' Phật tử đến chùa lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của người thân; những công an này còn đe nẹt 'Để nhà nước Việt Nam vào TPP Tháng Tám này rồi sẽ xúc chùa Liên Trì.'”

Tháng Tám nào?

Một số thông tin kinh tế gần đây trên báo chí nhà nước, được dẫn nguồn từ giới chuyên gia và vài cơ quan thuộc chính phủ, đã bắt đầu đề cập đến khả năng Việt Nam có thể được chính thức tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong quý 3 năm nay. Có tin tức còn cho biết “Tháng Tám” là thời điểm khả thi cho việc này.

Theo đó, thời điểm “Tháng Tám” mà một số công an nói với Phật tử kèm đe dọa “sẽ xúc chùa Liên Trì” rất có thể xuất phát từ thông tin nội bộ của cấp trung ương (nằm dưới dạng thông báo, báo cáo hoặc chỉ thị) về dự báo kết thúc đàm phán TPP, để từ đó triển khai thành một chủ trương - âm mưu của chính quyền thành phố về thời điểm sẽ diễn ra cuộc cưỡng chế không khoan nhượng đối với chùa Liên Trì, lấy “đất sạch” phục vụ cho việc phân lô bán nền của các nhà đầu tư cá mập tại dự án khổng lồ khu đô thị Thủ Thiêm.

Trong những năm qua, Liên Trì là nơi tập trung nhiều hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa. Gần đây, chùa còn thường xuyên trao quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - những người nằm trong hoàn cảnh “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn.” Chùa Liên Trì còn là nơi giao lưu, hội họp của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, sau khi cơ sở Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn bị “bứng.” Chính những hoạt động thiện nguyện như thế đã trở thành cái gai trong mắt chính quyền và ngành công an, để cùng với lợi ích đang được cấp bách đòi hỏi bởi các “nhà đầu tư” khu đô thị Thủ Thiêm, dẫn đến kế hoạch “nhổ tận gốc” ngôi chùa Phật giáo trong lành này.

Vào trung tuần Tháng Năm, phái đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ đã thăm Hòa Thượng Thích Không Tánh và hỏi rất cặn kẽ về tình hình chùa Liên Trì. Trước đó, vào Tháng Bảy, 2014, chùa Liên Trì cũng nằm trong danh sách được báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo của Liên Hiệp Quốc nêu ra như một bằng chứng tố cáo nhà nước Việt Nam xâm phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo.

Tiếp sau hàng loạt hành vi vi phạm trầm trọng quyền tự do của hầu hết các tôn giáo chính ở Việt Nam như Phật Giáo, Hòa Hảo, Công Giáo, Tin Lành... vào năm 2014 và đầu năm 2015, âm mưu “xúc chùa Liên Trì” là bằng chứng không thể chối cãi về “lòng thành tâm” của nhà nước Việt Nam từ khi gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Tháng Mười Một, 2013 đến nay, và càng chứng minh cảm xúc không hề hồi tâm của nhà nước này trong ván bài dùng tù nhân lương tâm và quyền tự do tôn giáo để mặc cả với Hoa Kỳ nhằm giành lấy một “suất ăn” trên bàn tiệc TPP.

Sự đe dọa trên cũng trực tiếp khơi lại hành động “hồi tố” của nhà nước Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến và dân chủ vào thời gian 2008-2012, ngay sau khi nhà nước này được thỏa mãn nhu cầu tham gia vào tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, không những thế còn được người Mỹ nhấc khỏi danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt Về Tôn Giáo (CPC).

Báo ứng CPC

Khác hẳn với năm 2007, nhà nước Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ bị “tái hội nhập” CPC lần thứ hai vào năm 2015 này. Từ nhiều tháng qua, một cuộc vận động trên diện rộng do Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ và các nước Tây Âu thực hiện dẫn đến kết quả là vấn đề đưa Việt Nam vào lại CPC có thể được đặt ra trước Quốc Hội Mỹ năm nay.

Chỉ mới đây, một nhóm dân biểu thuộc Quốc Hội Âu Châu đã nhóm họp và cho rằng “Việt Nam xứng đáng nằm trong CPC.” Nếu triển vọng này xảy ra, có thể nói gần như toàn bộ “thành tích nhân quyền” của nhà nước Việt Nam sẽ tan thành bong bóng. Viện trợ và các nguồn tài trợ khác cũng vì thế sẽ bị co hẹp đáng kể, mà hình ảnh cắt giảm viện trợ ODA của chính phủ Úc ngay trong chuyến công du nước này của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một tiền lệ rất khó chịu.

Bị cắt giảm đáng kể nguồn viện trợ từ nước ngoài, con tàu nghiêng lật chính thể Việt Nam chỉ còn trông đợi vào phao cứu sinh TPP để “tăng 25% GDP sau 10 năm tham gia” như một dự báo đầy hồng hào của chính phủ quốc gia này.

Thế nhưng khác hẳn với quá khứ gia nhập WTO năm 2007, vào lần này, mọi chuyện không chỉ có được mà luôn phải là bánh ít đi bánh quy lại. TPP đang phụ thuộc mật thiết vào cơ chế đàm phán nhanh (TPA) mà Quốc Hội Hoa Kỳ có thể dành cho Tổng Thống Barack Obama. Nhưng cũng là lần đầu tiên, giới lập pháp Hoa Kỳ thống nhất cao về việc cài đặt điều kiện tự do tôn giáo vào TPA.

Điều đó có nghĩa là tổng thống Mỹ không có toàn bộ thẩm quyền để quyết định TPP cho Việt Nam, nếu như Quốc Hội Mỹ phát hiện nhà nước Việt Nam tiếp tục có những hành vi bách hại và đàn áp nặng nề đối với các tôn giáo ở quốc gia này. Khi đó, không loại trừ khả năng cái ghế TPP cho Việt Nam sẽ bị Quốc Hội Mỹ thẳng tay bác bỏ, cho dù đã được chính phủ Mỹ thông qua.

Được Thượng Viện Mỹ thông qua vào Tháng Năm, TPA còn cần được Hạ Viện Mỹ biểu quyết để tổng thống Mỹ được quyền quyết định những nội dung đàm phán với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy gói dự luật TPA chưa được hoàn tất tại Hạ Viện Mỹ vào ngày 12 Tháng Sáu vừa qua, nhưng nếu cơ quan thông qua trong lần bỏ phiếu lại dự kiến vào ngày 16 Tháng Sáu, nghị trình đàm phán TPP có khả năng sẽ kết thúc trong cuộc đàm phán cuối cùng có thể diễn ra trong tháng này hoặc tháng tới. Theo đó, và nếu không có gì trục trặc, có khả năng nhà nước Việt Nam sẽ được chấp thuận trên nguyên tắc vào TPP trong Tháng Tám.

Thế nhưng không có gì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ nghiễm nhiên tham dự vào việc chia phần chiếc bánh TPP nếu nhà nước này vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo. Một chùa Liên Trì hay những bằng chứng khác sẽ là quá đủ để Hà Nội bị đặt trở lại vào CPC.

Để sau đó, câu chuyện cổ tích về “TPP cho Việt Nam” rất có thể sẽ chỉ còn là truyền thuyết.

Sản xuất nội địa dư thừa, vẫn nhập thép Trung Quốc ồ ạt

HÀ NỘI 14-6 (NV) .- Mặc dù các nhà máy trong nước sản xuất đã dư thừa hơn nhu cầu tiêu thụ, tồn đọng lớn, nhưng vẫn có một số lượng rất lớn thép các loại vẫn được nhập ồ ạt về từ Trung Quốc.


Dù trong nước vẫn dư năng lực sản xuất nhưng thép Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào Việt Nam. (Hình: GST)

Theo lời ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và được TTXVN thuật lại thì trong số gần 4 triệu tấn thép nhập khẩu từ đầu năm đến nay, có tới hơn 2.3 triệu tấn nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá hơn 1,2 tỷ USD. Con số này đã tăng gần 80% về lượng và 45% về giá trị so với năm trước.

Theo nguồn tin cho biết “Đáng lưu ý, trong số thép nhập từ Trung Quốc, có lượng lớn thép bán dưới dạng "thép hợp kim," chứa nguyên tố Bo, crôm... nên khi nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế, giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước. Trong khi đó, các loại thép và tôn mạ này là những sản phẩm trong nước đã sản xuất được và vẫn còn dư năng lực.”

Một điều quái đản khác theo kiểu điều hành kinh tế sản xuất “rừng nào cọp nấy” là “dù thép nội dư thừa, hàng tồn kho lớn nhưng một thời gian dài do dễ dãi trong cấp phép đầu tư dẫn đến việc "bội thực" hàng loạt dự án thép. Hệ quả là, trong số các siêu dự án thép, duy nhất Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa là đang được xây dựng, còn các dự án khác, cái bị rút giấy phép, cái không được cấp phép, cái giẫm chân tại chỗ.”

Ngày 12/6/2015, khi trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước tới nay luôn chênh lệch theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam, Ông bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhìn nhận "chắc chắn là có buôn lậu và có kinh tế ngầm". Nhưng để đánh giá về mức độ gây hại đến nền kinh tế thì ông này không biết gì. (TN)

06-14- 2015 2:37:57 PM

TP.HCM: Sau mưa, người dân bì bõm lội nước cống đen ngòm

(PLO)- Cơn mưa chiều 15-6 đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn quận Bình Tân (TP.HCM) ngập năng. Đặc biệt, đoạn đường Mã Lò (Bình Trị Đông A) nước cống tràn lên mặt đường, tràn vào nhà dân, khiến buôn bán, sinh hoạt nơi đây bị ảnh hưởng.

Đoạn đường Mã Lò (Bình Trị Đông A) nước cống tràn lên mặt đường.
Bà Kiều, bán tạp hoá ngay mặt đường Mã Lò cho biết: "Cứ trời mưa to, nước cống lại kết hợp với nước mưa tràn vô tới mép nhà, nên phải thu dọn rất nhiều đồ đạc, hàng hoá.

Bà Nguyễn Thị Luận buồn bã bên nồi cháo lòng chưa có khách.
Bà Nguyễn Thị Luận, bán cháo lòng ngán ngẩm với cảnh nước cống tràn vào nhà. “Đã 3 năm rồi, từ ngày làm đường cống, nước mưa không những không rút mà nước cống còn tràn lên. Riêng quán cháo lòng nhà tôi, nước vô ngập quán thế này, đâu thể buôn bán gì được? Xe bán cháo cũng mục hết vì ngâm trong nước cống.” – bà Luận nói.

Người lớn và trẻ con bì bõm lội nước cống đen ngòm.

Ngoài ra do nước ngập sâu nên rất nhiều người dân khi lưu thông qua khu vực này bị chết máy, phải dẫn bộ.

LÊ THOA

Cháy nhà, mất mạng nào ai có ngờ

 Nhân Chính (tổng hợp) - Thứ Hai, ngày 15/6/2015 - 12:05
(PLO) – Liên tiếp nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra trong khu dân cư gây hậu quả nặng nề về tài sản và nhân mạng. Vụ cháy nhà ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) hôm 11- 6, cháy 4 căn nhà liền kề ở cầu Lê Văn Sĩ (quận Phú Nhuận) …đều xuất phát từ những nguyên nhân rất đời thường mà chính chúng ta không lường trước được.
Với cơ sở hạng tầng, điều kiện đường xá hiện nay ở Việt Nam, có những khu vực dân cứ xe chữa cháy không thể tiếp cận được. Những vụ hỏa hoạn gây thiệt hại lớn, chết người thường xảy ra tại nhà dân vào ban đêm, gia chủ thường không hay biết gì cho đến khi đã quá muộn.
Không chỉ có các cơ quan, xí nghiệp, nhà xưởng mới dễ bốc cháy, trong chính mỗi ngôi nhà chúng ta đang sinh sống cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Có những nguyên nhân rất đơn giản, xuất phát ngay từ thói quen sinh hoạt hằng ngày của chúng ta mà không ai ngờ rằng đến một ngày nó sẽ gây đại họa.
1001 sự cố chập điện

Hiện trường vụ cháy ở quận Hoàng Mai hôm 11-6
Theo thống kê của Sở Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh, 70% số vụ cháy có nguyên nhân liên quan đến các sự cố điện. Trong đó, phổ biến là tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu như gắn máy lạnh, tủ lạnh…. ; đấu nối dây dẫn điện tùy tiện, cứ cần thêm một ổ cắm là cắt dây ở bất cứ đâu nối vào; đường dây dẫn điện, thiết bị điện lâu năm đã bị lão hóa không kiểm tra, thay thế kịp thời để thay thế … dẫn đến đường dây quá tải, chập mạch…và gây cháy. Từ đốm cháy nhỏ đó nếu không được phát hiện sẽ lan vào các vật dụng dễ cháy trong nhà rồi bùng phát.
Tâm lý chủ quan của người dân khi ra khỏi nhà không rút phích cắm, không tắt tivi, quạt, ấm đun nước v.v…cũng góp phần không nhỏ làm tăng hậu quả cháy nổ khi có xảy ra chập mạch.
Vụ cháy ở quận Hoàng Mai hôm 11-6 khiến 5 người trong cùng một gia đình thiệt mạng đã xác định nguyên nhân ban đầu là do chập điện ở cột điện sát nhà.
Điện thoại di động và thiết bị sạc
Hiện nay việc sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là smartphone đã vô cùng phổ biến. Thế nhưng ít ai quan tâm đến việc trang bị cho chiếc điện thoại của mình những phụ kiện đi kèm an toàn. Các thiết bị sạc, đặc biệt là sạc điện thoại hiện nay được bày bán rất nhiều trên đường với giá vài chục ngàn đồng tiềm ẩn nguy cơ gây chập điện rất cao. Đặc biệt với smartphone, cấu hình, vi mạch phức tạp nên nguồn điện dẫn vào máy chỉ cần một chút không ổn là sẽ gây nổ thiết bị ngay. Các linh kiện điện thoại rẻ tiền, không rõ xuất xứ, không được kiểm định chất lượng càng dễ có sự cố.
Ở Hồng Kông hồi tháng 7-2013 từng xảy ra vụ cháy, thiêu rụi toàn bộ căn nhà do đồ sạc điện thoại phát nổ. Mới nhất, vụ cháy tại thành phố Sheffield (hạt Nam Yorkshire, Anh quốc) khiến 3 trẻ em cùng bà và dì của ba bé tử vong xảy ra hôm 12-6. Nguyên nhân là do cục sạc điện thoại bất ngờ bốc cháy. Dù đã được phát hiện tức thì nhưng đốm cháy nhỏ đó đã nhanh chóng lan sang chiếc sofa và trở nên không thể kiểm soát.
Ba nạn nhân nhỏ tuổi trong vụ cháy ởSheffield
Họa tới từ cách thờ cúng
Việc thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh tất yếu của mọi nhà. Tuy nhiên, việc thắp nhang trên bàn thờ rồi không để ý tới nữa vì chủ quan tàn nhang dù có rơi vãi cũng không thể gây cháy lại chính là nguyên nhân “làm lớn chuyện” trong nhiều trường hợp.
Vụ cháy xảy ra vào khoảng 5h sáng 19-2 tại căn nhà trên đường số 9, KP4, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM nguyên nhân là do gia chủ thắp nhang đèn cúng ngày mùng 1 bất cẩn, kết quả là toàn bộ căn nhà đã bị thiêu rụi ngay trong ngày mùng 1 Tết.

Thờ cúng bất cẩn gây hỏa hoạn
Bếp - nguyên nhân muôn thủa
Đa số các hộ dân trong nội đô thành phố sử dụng bếp gas để đun nấu. Nhiều gia đình chuyển sang dùng bếp từ, bếp hồng ngoại vì tính an toàn song vẫn có những hộ đến bây giờ vẫn dùng bếp củi để chụm lửa.
Bếp từ, bếp hồng ngoại nếu bất cẩn sẽ nảy sinh sự số điện, còn bếp gas, bếp củi trực tiếp phát lửa càng dễ gây cháy hơn.
Một số nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ khi sử dụng gas là không khóa van bình gas khi nấu xong, tắt bếp gas chưa đúng quy trình; sử dụng các chai chứa gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng làm gas xì ra khỏi bình. Khi đó chỉ cần một mồi lửa nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.
Tích trữ…bom
Tuy các gia đình có tích trữ chất dễ gây cháy trong nhà như xăng, bình gas các loại, dầu hỏa v.v…. không nhiều nhưng đa số lại không có các biện pháp đảm bảo an toàn, PCCC. Ngay cả các đại lý gas, người bán xăng lẻ…cũng rất chủ quan khi cất những mồi lửa này trong nhà.
Ngày 21-4-2015, bà Nguyễn Thị Hoa Lài, sống tại ấp Tân Chủ, xã Tân Thuận Tây, TP.Cao Lãnh, làm nghề buôn bán xăng lẻ, đã chiết xăng bán cho khách hàng. Bà làm đổ một ít ra nhưng lại không chùi sạch. Con bà Lài sử dụng bếp gas mi ni nấu ăn gần chỗ xăng bị đổ khiến bếp gas bắt xăng bốc cháy. Vụ cháy khiến 3 căn nhà tan thành khói bụi, đau lòng hơn con gái Út của bà Lài mới tròn 9 tuổi đã tử vong.
Khi ngọn lửa bùng lên sẽ rất khó khống chế
Khi trong không khí luôn có sẵn các hợp chất dễ cháy, rò rỉ hoặc thoát ra từ những “quả bom” này nếu gần đó có người hút thuốc hoặc đun nấu bằng lửa là có thể gây cháy nổ tức thì. Những đám cháy ban đầu có thể rất nhỏ, tưởng như không có gì đáng ngại nhưng lại lây lan rất nhanh do môi trường xung quanh tác động. Khi đó con người đảnh phải bó tay.
Thiết bị chiếu sáng
Ít ai ngờ rằng việc lắp đặt đèn chiếu sáng quá sát với trần nhà, vách nhà cũng là nguyên nhân gây cháy. Lý do là đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể là sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Đa phần loại thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, halogen có chấn lưu, biến áp do đó khi lắp đặt sát trần và vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.
Bình xăng xe máy
Thời gian gần đây tình hình cháy, nổ xe máy diễn ra rất phức tạp, nguyên nhân gây cháy xe hiện còn chưa rõ nhưng việc bố trí xe máy ngay trong nhà cũng là ẩn họa về cháy, nổ trong mỗi hộ gia đình.
Tháng 10-2014, vụ hỏa hoạn làm chết 7 người trong căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5) bắt đầu từ việc chiếc xe máy nằm ngay cửa căn nhà bất ngờ phát cháy. Ngọn lửa lan sang bảng điện và bén vào các vật dụng khác và nhấn chìm cả căn nhà. Đây là một trong những vụ cháy gây kinh hoàng nhất trong năm 2014 vì mức độ khủng khiếp của nó.

Hiện trường vụ cháy ở đường Nguyễn Trãi
Một số biện pháp cơ bản ngăn chặn bà hỏa tung hoành
Sử dụng điện an toàn, tháo, lắp thiết bị điện phải theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
Thường xuyên kiểm tra, thay thế các thiết bị điện quá lâu ngày.
Không cắm một thiết bị điện liên tục, ngoại trừ những vật dụng thường xuyên vào điện như tủ lạnh.
Không sử dụng thiết bị điện, điện thoại trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Tránh tối đa các hành vi dẫn đến những nguyên nhân gây cháy phổ biến đã nêu ở trên. Ngoài ra đối với ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu… phải để xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.
Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

Chuẩn bị một số dụng cụ chữa cháy thông dụng
Bắt buộc lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn.
Không bố trí hệ thống điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách.
Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Chỉ đốt đèn, hương trên bàn thờ khi có người ở nhà.
Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy.
Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van
Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa khác hẳn nhau để dễ phân biệt khi mở, quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy để dễ dàng thoát ra khỏi nhà khi có sự cố.
Chuẩn bị sẵn dụng cụ PCCC thông dụng, đồ nghề phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.
Nhân Chính (tổng hợp)