Thursday, February 23, 2017

Biển Thừa Thiên Huế nhiễm độc đỏ

Theo VOA-24/02/2017No automatic alt text available.Biển Thừa Thiên Huế nhiễm độc đỏ.
Khi chúng tôi quay những thước phim này, các ngư dân làng chài Bình An,Thừa Thiên – Huế đã phát hiện ra vệt đỏ này từ ngoài khơi, cách bờ chừng 3 hải lý, trước đây ba ngày. Hiện tại, vệt đỏ màu gạch đã loang vào đến bờ cát và kéo theo nhiều xác chết sinh vật biển như cá nhồng, cá đuôi thuyền và sứa biển. Suốt một dải chiều dài bờ biển gần 5km từ làng chài Chân Mây đến phía Nam đầm Cầu Hai, dường như cát ven mép nước đã biến thành màu đỏ bên trên có lớp màng tựa như dầu mỡ. Ngư dân làng chài Thừa Thiên – Huế vốn chịu một năm đói kém lại thêm một lần nữa rơi vào khủng hoảng, lo lắng và hoang mang.
Ông Toàn, ngư dân Bình An, Thừa Thiên – Huế, chia sẻ: “Vệt nước thì phát hiện cách đây hai, ba ngày rồi. Ông vạn trưởng có điện cho chính quyền và cơ quan tài nguyên môi trường nhưng không biết có ai xuống nghiên cứu, phân tích không. Vệt chạm vào cát dài chừng 1,5km. Nam ngoái thất thu rồi, năm nay chưa biết tính sao?”
Ông Sáu, ngư dân làng chài Bình An, Thừa Thiên Huế cho biết thêm: “Cách đây ba ngày tôi gặp nó cách bờ chừng 3 tới 4 hải lý. Nó cuộn trong nước và kéo dần vào bờ. Mấy bữa nay tôi phải nghỉ đi đánh cá vì sợ quá? Không biết nó độc hại như thế nào, chuyện này thì tôi chưa biết được.”
Cũng giống như lần biển nhiễm độc năm 2016, không khí nồng nặc ete, những con sóng màu hồng cuồn cuộn vào bờ, không gian xám xịt, u ám khó tả. Suốt một dải bờ biển dài vắng bóng người, thuyền câu, thuyền chài lại đắp chiếu nằm bờ. Các quán hải sản ven bờ vắng vẻ, mọi thứ đều có nét rất giống với bở biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị năm 2016.
Ông Toàn nói với VOA Việt ngữ: “Vệt nước này kéo dài màu đỏ hồng, nó loang trên cát và ông vạn trưởng có báo đến cho cơ quan chức năng nhưng không thấy họ nói gì. Không biết rồi đây sẽ như thế nào bởi năm ngoái đánh bắt thất thu, đời sống rất khó khăn, bây giờ thêm vệt này nữa thì chẳng biết tính sao đây!”
Ông Nam, ngư dân làng chài Bình An, Thừa Thiên – Huế ca thán: “Tôi đi đánh cá mười lăm năm nay rồi nhưng chỉ có hai năm nay nhúng tay vào nước biển thì bàn tay bị nấm ăn hết móng tay. Không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không nhưng thấy móng tay bị nấm hết cũng lo lắm.”
Đáng sợ là thói quen của các phụ nữ làng chài, dường như họ luôn đi chân trần, không có dép giày hay ủng khi ra biển bởi mang những thứ đó khiến họ di chuyển trên cát rất khó, nhất là khi vận chuyển hải sản nặng trên vai. Và sẽ rất khó lường trước chuyện gì sẽ xảy ra khi dẫm phải những chất lạ trên bờ biển. Rất tiếc, chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng như các cơ quan chức năng tỉnh này vẫn chưa vào cuộc để làm rõ nguyên nhân.

Trung cộng lên hạng 2 trong bảng đầu tư tại Việt Nam

Bạn đọc Danlambao - Trung cộng đã qua mặt Nam Hàn và vượt lên vị trí số hai về quốc gia có tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam. Với 721,7 triệu USD, Trung cộng đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam qua hai cách: (1) bỏ vốn thực hiện dự án trong đó chú trọng đến các dự án sản xuất nhựa, xơ sợi; và (2) hoặc mua lại cổ phần doanh nghiệp của các công ty do người Việt Nam làm chủ.

Việc mua cổ phần doanh nghiệp của người Việt Nam là phương hướng xâm nhập để thao túng, hưởng được những ưu đãi dành cho công ty người bản xứ mà Trung cộng đã tiến hành nhiều năm qua tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hiện nay Singapore là quốc gia đứng đầu với tổng vốn đầu tư 881,6 triệu USD, Nam Hàn từ vị trí số 1 lọt xuống thứ 3 với tổng vốn đầu tư 637,1 triệu USD.

Tổng số tiền mà đầu tư nước ngoài bỏ ra chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017 để mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam là 619 triệu USD, gấp 4 lần so với cùng khoảng thời gian của năm 2016. Trong số này Trung cộng chiếm chiếm 21,1% tổng số với 123 dự án tại Việt Nam và tiến hành 174 đợt mua cổ phần từ các công ty người Việt.

Tính đến nay, Việt Nam có 22.904 dự án đầu tư với với tổng vốn đăng ký là 297 tỷ USD được tiến hành tại 47 tỉnh thành phố. Bình Dương là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nhất với với tổng số vốn đăng ký là 791 triệu USD.

Bên cạnh sự gia tăng đầu tư và mua lại cổ phần các công ty Việt Nam, hiện có đến hơn 90% các dự án tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc nắm giữ.

24.02.2017



____________________________

Bốn bộ hợp đồng tác chiến, vào cuộc với Kim Thoa

Tư nghèo (Danlambao) - Con ruồi cái Hồ Thị Kim Thoa vừa được các đồng chí hồ hỡi phấn khởi vào cuộc theo tầm cao mới: Cả 4 bộ xúm vào hợp đồng tác chiến, kiểm tra xuyên suốt bà Thứ trưởng ở tuổi hồi xuân và lắm tiền nhiều của này.

Từ cuối tháng 1, người "được" vào cuộc đầu tiên với bà là Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (1). Xếp hàng để đến phiên sau đó là chú thủ tướng, cờ vờ lờ mờ bà Thoa vì cái tội bà dám thông đồng với con ruồi đực Trịnh Xuân Thanh (2). Sau đó thì đến lượt đảng trưởng tổng bí lú. Thay vì chui vào thân chinh hành hiệp thì cụ lú đứng mép rèm biểu Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiên phong, Ban Tổ chức Trung ương tiếp sức, Ban Nội chính Trung ương phụ họa, kèm thêm lực lượng tiền pháo hậu xung của Ban cán sự đảng... để khẩn trương với bà Hồ Thị Kim Thoa. (3)

Chừng đó xem chừng chưa thỏa thê với đồng chí ruồi cái họ Hồ trong trận đả muỗi đập ruồi long giường rách chiếu của ngài tổng bí lú, đồng chí madzê Phúc hôm qua đã "hỏa tốc gửi các bộ Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, cùng Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp." (4) vào cuộc với đồng chí Kim Thoa. 

Trời! có mần gì thì từ từ mà mần, đêm còn dài, trời chưa sáng mà mấy cha! Làm gì mà hỏa tốc nhập cuộc! Nghe mà kinh, thấy mà hãi!

Qua công văn, bà con ta mới biết cũng anh cả lú già nua sụm bà chè, chuyên viên khóc ngoài quan ải, lại đứng men giường chỉ thị cho anh cả hói đầu niễng thổi kèn, đập trống kéo cả bộ tứ vào để mà hợp đồng tác chiến đồng chí Kim Thoa. Hợp ra sao, đồng kiểu gì thì có Ban Chỉ đạo TƯ, và tác với chiến có tới hay không thì có Thanh tra chú Phỉnh chui sâu vào kiểm soát.

Bà thứ trưởng hồi xuân này cùng với gia đình nắm trong tay hơn 718 tỷ đồng tại CTCP Bóng đèn Điện Quang đang ngọn lu ngọn tỏ. Con của bà là Nguyễn Thái Nga hiện là cổ đông lớn nhất của Điện Quang với tổng tài sản là 394 tỷ đồng, được xếp hạng thứ 12 trong số những phụ nữ giàu nhất Việt Nam (4). Bên cạnh đó là cô con gái Nguyễn Thái Quỳnh Lê nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu, em trai Hồ Quỳnh Hưng hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu, bà mẹ là Nguyễn Thị Xuân Mỹ nắm giữ 1,22 triệu cổ phiếu.

Sau cú hợp đồng tác chiến long giường rách chiếu này không biết bà Thoa có còn manh giáp và sơ múi gì nữa không!?

24.02.2017



__________________________





Hệ quả nguy hiểm trong việc giao thương với Trung Cộng

Đinh Yên Thảo (Danlambao) - Với những luật lệ dễ dàng để thu hút đầu tư nước ngoài và một nền kinh tế thị trường thoáng đạt, mở nhiều cơ hội cho các hãng xưởng và nước ngoài hoạt động tại nhiều quốc gia, Bắc Kinh đã tận dụng những điều này với các âm mưu và mục đích xa hơn, nhắm đến cả vấn đề chính trị và an ninh quốc gia các nước sở tại, qua các thương vụ và hoạt động đầu tư của mình. Trong bàn cờ giao thương này, Hoa Kỳ có đủ khả năng để ngăn chận những rủi ro hay ngón bạc gian, khi bác bỏ hay điều tra một số các giao kèo ẩn chứa những nguy hiểm hay liên quan đến an ninh quốc gia như đã dẫn. Còn các quốc gia nhỏ bé như Việt Nam, một khi đã nằm trong bàn cờ Trung Cộng, những hiểm họa lâu dài từ chính trị, quốc phòng cho đến xã hội, môi trường, tài nguyên quốc gia... chắc chắn sẽ nguy hiểm gấp bội lần trước các dăm lợi ích trước mắt...

Sự thành công của Trung Cộng qua cuộc cải cách kinh tế từ những năm đầu thập niên 80, đã đưa quốc gia này trở thành một siêu quyền lực kinh tế như hiện nay. Với nguồn ngoại tệ dự trữ dồi dào, tham vọng của Trung Cộng không chỉ là sự bành trướng chính trị và quân sự mà còn cả những ảnh hưởng kinh tế toàn cầu qua các thương vụ đầu tư trực tiếp tại nước ngoài. Các tập đoàn quốc doanh Trung Cộng không chỉ đang thực hiện những cuộc thôn tính kinh tế như vậy tại Châu Á và Châu Phi, mà ngay cả tại Mỹ và phương Tây. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới, cho đến năm 2005 thì đầu tư của Trung Cộng ra nước ngoài chỉ ở mức 20 tỉ đô la, nhưng cho đến năm 2016 vừa qua, tổng giá trị đầu tư và xây dựng tại nước ngoài đã tăng vọt mức xấp xỉ 1500 tỉ đô la, trong đó riêng tại Hoa Kỳ chiếm hơn 10% tổng giá trị này.

Vấn đề đối ngoại và giao thương với Trung Cộng ra sao, là câu chuyện quốc sách mà không ít người còn đang trông chờ vào sách lược của tân nội các Hoa Kỳ, nhưng bên cạnh những thái độ ngang ngược tại biển Đông và trên chính trường thế giới cùng chính sách tiền tệ và kinh tế đầy tung hứng và thủ lợi, người ta còn nhận ra rằng Trung Cộng đang có những âm mưu xâm nhập vào kinh tế và cơ cấu hạ tầng Hoa Kỳ và phương Tây qua các thương vụ đấu thầu, đầu tư hay mua đứt các tập đoàn tư nhân lâu đời của thế giới như vậy. Không đơn thuần là những giao dịch thương mại và kinh tế, xu hướng này tiềm ẩn cả một nguy cơ về an ninh quốc gia cần được các quốc gia lưu tâm. 

Năm 2005, không phải là thương vụ sang nhượng đầu tiên, nhưng với giá trị, tên tuổi và quy mô của IBM, việc hãng Lenovo của Trung Cộng mua trọn nhánh máy điện toán của IBM - một tên tuổi lâu đời của Hoa Kỳ và thế giới, đã mở màn cho kế hoạch xâm nhập này một cách quy mô và tinh vi trong hầu hết các lãnh vực. Lợi hại, hệ lụy của những thương vụ riêng rẽ như vậy ra sao, đã có các phân tích của các chuyên gia kinh tế, nhưng với thương vụ này, Lenovo đã trở thành một tập đoàn cung cấp máy điện toán đeo bám khít khao vị trí dẫn đầu thế giới của công ty HP (Hewlett Packard) trong các năm qua. Nhưng hơn hết, liệu điều gì sẽ xảy ra khi các thông tin, dữ liệu quan trọng từ chính phủ, quốc phòng, kinh tế cho đến các tập đoàn tư nhân được lưu trữ hay sử dụng qua các hệ thống máy điện toán Lenovo này?

Trong vài năm qua, xu hướng các hãng quốc doanh Trung Cộng đấu thầu, bỏ tiền đầu tư hay mua hẳn các tập đoàn tư nhân của Mỹ và thế giới tăng vọt. Không chỉ các lãnh vực giải trí, dịch vụ và thương mại nói chung, các hãng Trung Cộng tham gia đấu thầu hay sang nhượng cả trong các lãnh vực ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia như mạng điện quốc gia, các nhà máy hạch tâm, các kỹ thuật về khoa học dữ liệu, tự động hóa, viễn thông cùng nhiều cấu trúc hạ tầng khác.

Theo số liệu từ Merger Market, trong năm 2016 vừa qua, các hãng Trung Cộng đã đầu tư 51 tỉ đô la riêng vào Mỹ, tăng 360% so với năm trước. Một số khán giả xem phim có lẽ không để ý rằng hệ thống rạp chiếu phim AMC đã nằm trong tay tập đoàn của Dalina Wanda đã vài năm nay và trong năm qua, tập đoàn này lại tiếp tục mua luôn hãng sản xuất phim Hollywood là Legendary Entertainment với giá 3.5 tỉ đô la. Hay như nhánh chế tạo hàng gia dụng của hãng GE cũng đã bị hãng Haier của Trung Cộng mua lại với giá 5.6 tỉ đô la. Có thể kể thêm một số thương vụ bạc tỉ khác trong năm qua, như việc mua lại một phần sở hữu hệ thống khách sạn Hilton hay mua đứt hệ thống khách sạn sang trọng Strategic Hotels... Các tập đoàn thương mại và đầu tư tư nhân Hoa Kỳ từng phấn khích hay chỉ nhắm đến lợi ích của mình trong những thương vụ như vậy và việc mua bán, đầu tư trong vài lãnh vực giải trí, khách sạn... xem như không ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố chiến lược quốc gia. Nhưng chúng không phải là lãnh vực duy nhất mà Trung Cộng nhắm đến hay đang ngấm ngầm một chiến dịch tinh vi hơn. Như những người phản đối lo ngại rằng thị trường chứng khoán Chicago, dù không mạnh bằng thị trường chứng khoán New York, nhưng nay đã về tay các công ty Trung Cộng, có thể dẫn đến những thủ thuật, mánh lới vốn sẳn có của các nhà đầu tư Trung Cộng, gây xáo trộn thị trường. 

Việc Huawei, hãng viễn thông chế tạo thiết bị và điện thoại đa năng hàng đầu của Trung Cộng nhắm vào thị trường Hoa Kỳ cũng là một ví dụ khác. Sau khi trúng thầu cung cấp thiết bị viễn thông cho một số nước Châu Âu và Canada, nếu Ủy ban Tình báo của Quốc Hội và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia NSA không ngăn chận và cảnh báo về nguy cơ thiết bị của Huawei có nguy cơ ẩn chứa các rủi ro về an ninh cho hệ thống thông tin liên lạc của Hoa Kỳ hồi năm 2014, thì ắt đã không ít nhà cung cấp dịch vụ điện thoại tại Mỹ đã mua các thiết bị của Huawei, hãng có tiền thân từ quân đội Trung Cộng và từng bị NSA phát hiện là các tên tin tặc từ TC đã dùng thiết bị Huawei để tấn công vào Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, nếu chính phủ Hoa Kỳ không cảnh cáo rằng sẽ điều tra thương vụ hãng TC muốn mua Western Digital, hãng lưu trữ dữ liệu và chế tạo cương liệu máy điện toán hàng đầu thế giới, cung cấp cả cho thiết bị lưu trữ dữ liệu của chính phủ, thì có lẽ Western Digital đã thuộc về Trung Cộng. 

Các chính phủ phương Tây có lẽ cũng đã nhận ra các nguy cơ này, khi bắt đầu bác bỏ một số các khế ước giao dịch tư nhân hay giữa chính phủ với các tập đoàn Trung Cộng. Hồi năm trước, chính phủ Úc cũng đã ngăn việc một hãng quốc doanh của TC đã bỏ tiền thuê và kiểm soát mạng cung cấp điện Ausgrid trong vòng 99 năm với lý do an ninh quốc gia. Hay như Anh đã kịp nhận ra sai lầm của mình để kịp rút lại quyết định giao cho một hãng thầu quốc doanh của Trung Cộng góp vốn và xây dựng một nhà máy điện nguyên tử trị giá đến 23 tỉ đô la, được ký kết trong chuyến Tập Cận Bình công du đến Anh trước đó. 

Lý do duy nhất mà các hãng tư nhân và kể cả một số chính phủ đã chọn các nhà thầu Trung Cộng hay sang nhượng, bán hãng mình cho Trung Cộng vì vấn đề giá cả và quyền lợi của mình. Nhưng đó là những quyền lợi trước mắt và khó lường những hậu quả lâu dài. Việc xây dựng chiếc cầu Bay Bridge nối liền giữa San Francisco và Oakland tại California là một bài học đắt giá cho California và các tiểu bang khi giao cho các nhà thầu khoán Trung Cộng thực hiện các dự án của mình. Khi California quyết định sẽ thay thế chiếc cầu cũ bị hư hỏng từ sau trận động đất hồi năm 1989, Bộ Giao Thông California đã quyết định cho hãng ZPMC của Trung Cộng trúng thầu xây dựng chiếc cầu mới năm 2006 nhằm tiết kiệm khoảng 250 triệu đô la với cam kết về thời gian hoàn tất dự án, so với giá thầu và thời gian mà các hãng thầu của Mỹ và thế giới đề ra. Chi phí dự tính ban đầu chỉ khoảng 1.3 tỉ đô la và thời gian thực hiện là bảy năm. Nhưng kết cục, chiếc cầu hoàn tất với giá 6.5 tỉ đô la và kéo dài hơn 10 năm, trở thành một chiếc cầu đắt giá nhất thế giới đã được xây. Nhưng hơn hết, những lỗi kỹ thuật cả trong thiết kế và thi công của các nhà thầu Trung Cộng vẫn còn là điều tranh cãi hiện nay, cùng các nghi ngờ về phẩm chất và tuổi thọ của chiếc cầu này, liệu có đạt đến mức dự tính sẽ là 150 năm?

Giao thương và tự do mậu dịch là xu hướng toàn cầu trong vài thập niên qua, nên việc giao thương với Trung Cộng là điều thông thường với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi khi làm ăn với những kẻ lắm thủ đoạn như Trung Cộng. Với những luật lệ dễ dàng để thu hút đầu tư nước ngoài và một nền kinh tế thị trường thoáng đạt, mở nhiều cơ hội cho các hãng xưởng và nước ngoài hoạt động tại nhiều quốc gia, Bắc Kinh đã tận dụng những điều này với các âm mưu và mục đích xa hơn, nhắm đến cả vấn đề chính trị và an ninh quốc gia các nước sở tại, qua các thương vụ và hoạt động đầu tư của mình. Trong bàn cờ giao thương này, Hoa Kỳ có đủ khả năng để ngăn chận những rủi ro hay ngón bạc gian, khi bác bỏ hay điều tra một số các giao kèo ẩn chứa những nguy hiểm hay liên quan đến an ninh quốc gia như đã dẫn. Còn các quốc gia nhỏ bé như Việt Nam, một khi đã nằm trong bàn cờ Trung Cộng, những hiểm họa lâu dài từ chính trị, quốc phòng cho đến xã hội, môi trường, tài nguyên quốc gia... chắc chắn sẽ nguy hiểm gấp bội lần trước các dăm lợi ích trước mắt.

24.02.2017

Cục phó phát thanh truyền hình CSVN lại dằn mặt Youtube

Cục phó phát thanh truyền hình CSVN lại dằn mặt Youtube
Ảnh: Pháp Luật & Xã Hội
Trước một thế giới với hàng triệu đoạn phim và bức ảnh mới xuất hiện mỗi ngày, một viên chức cấp cục phó thuộc Bộ Thông Tin Và Truyền Thông CSVN lại một lần nữa lên tiếng đòi hỏi các công ty điều hành mạng xã hội như Google và Facebook phải “tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp với đặc điểm văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam”.
Truyền thông trong nước hôm Thứ Tư 22/02 cho hay, qua cuộc “rà soát một phần nội dung trên trang YouTube”, các viên chức của Cục Phát Thanh Truyền Hình Và Thông Tin Điện Tử vừa phát giác 17 đoạn video mà họ cho là vi phạm pháp luật Việt Nam. Để phản ứng trước hiện tượng này, ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát Thanh Truyền Hình, nói rằng cục này sẽ yêu cầu các cơ quan hữu trách áp dụng “các biện pháp kỹ thuật và chế tài phù hợp”, nếu các công ty vừa kể không tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Báo mạng VnExpress dẫn lời một viên chức của Cục Phát Thanh Truyền Hình bày tỏ lo ngại về cơ chế tự động gợi ý của YouTube. Viên chức này đặc biệt lo sợ về những video “vi phạm thuần phong mỹ tục” xuất hiện bên cạnh những video ca nhạc. Ông Lê Quang Tự Do còn cáo buộc YouTube “vi phạm Luật Quảng Cáo” của Việt Nam, khi tự ý đặt quảng cáo của các công ty Việt Nam vào những vị trí không thích hợp. Tuy không dẫn chứng khiếu nại của bất cứ một công ty nào, các viên chức này cáo buộc rằng các quảng cáo của YouTube đã “gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp”.
Huy Lam / SBTN

Dịch cúm gia cầm tái xuất hiện tại Việt Nam

Rắc vôi bột khử trùng tại một trang trại nuôi gia cầm. (Hình: TTXVN)
HÀ NỘI (NV) – Việt Nam vừa phát giác hai ổ dịch cúm gia cầm, một ở Bạc Liêu, một tại Quảng Ngãi, do hai loại virus khác nhau gây ra và cả hai đều được xem là nguy hiểm bởi độc lực cao.
Theo Cục Thú Y thuộc Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam thì đây là hai ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên trong năm nay, trong đó, một có sự hiện diện của virus H5N1 ở xã Vĩnh Phú Ðông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu và một có sự hiện diện của virus H5N6 tại xã Phổ Cường, huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy đã tiêu hủy khoảng 6,000 gia cầm ở cả hai nơi xuất hiện dịch nhưng các viên chức y tế Việt Nam vẫn tỏ ra hết sức lo âu vì khả năng cúm gia cầm bùng phát thành đại dịch tại Việt Nam càng lúc càng lớn, bởi không thể chặn đứng nguồn gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc.
Hồi đầu tuần này Bộ Y Tế Việt Nam vừa gửi công điện cho chủ tịch 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, đề nghị áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để phòng ngừa khả năng virus H7N9 xâm nhập và gây ra đại dịch tại Việt Nam.
H7N9 là một trong những loại virus gây ra cúm gia cầm và có khả năng lây sang người. Năm 2013, người ta mới nhận biết sự hiện diện của H7N9 sau khi H7N9 bùng phát thành dịch ở Trung Quốc và gây lo ngại trên toàn thế giới vì độc lực của H7N9 rất mạnh. Từ đó đến nay, virus H7N9 đã gây ra năm đợt dịch ở Trung Quốc.
Ðáng lưu ý là chỉ trong hai tháng vừa qua đã có 1,179 người ở Trung Quốc nhiễm H7N9 và 417 người đã thiệt mạng. Trước tình trạng dịch cúm gia cầm do H7N9 gây ra đang lan rộng, giới hữu trách Trung Quốc đã ra lệnh cấm bán gia cầm sống tại những khu vực có khả năng hiện hữu virus H7N9 có thể lan rộng.
Trong bối cảnh như thế, Bộ Y Tế Việt Nam yêu cầu chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố tại Việt Nam tổ chức kiểm tra, tịch thu ngay lập tức gia cầm nhập cảng lậu, phạt thẳng tay những cá nhân, cơ sở thương mại mua bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch và không rõ nguồn gốc. Dân chúng cũng được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với gia cầm chưa được nấu chín.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Cục Y Tế Dự Phòng – cơ quan chịu trách nhiệm phòng chống dịch bệnh của Bộ Y Tế Việt Nam từng cảnh báo, nguy cơ virus H7N9 từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam rất lớn!
Cho đến nay, dẫu chưa tìm thấy sự hiện diện của H7N9 trên gia cầm cũng như con người tại Việt Nam nhưng các viên chức hữu trách của ngành y tế Việt Nam tỏ ra hết sức lo ngại về sự xâm nhập của H7N9. Ho bảo rằng rất khó có thể ngăn chặn H7N9 khi không thể chặn đứng buôn lậu gia cầm qua biên giới cũng như không thể tổ chức kiểm soát-ngăn ngừa mầm bệnh đối với những người qua lại khu vực biên giới Trung Quốc và Việt Nam.
Bất kể dịch cúm gia cầm do nhiều chủng virus khác nhau liên tục bùng phát ở Trung Quốc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc vẫn ồ ạt tràn vào Việt Nam và gây ra hết đợt dịch này tới đợt dịch khác.
Những cảnh báo của Bộ Y Tế, những đề nghị của Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đối với các lực lượng như: biên phòng, công an, quản lý thị trường, thú y, siết chặt hoạt động kiểm soát việc vận chuyển, mua bán gia cầm, tịch thu, tiêu hủy tất cả gia cầm và sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, chưa được kiểm dịch, những lời kêu gọi dân chúng “chỉ sử dụng những sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng” để bảo vệ chính họ và tiếp sức hạn chế hoạt động buôn lậu gia cầm,… đều không hiệu quả. Ðó cũng là lý do người ta tin rằng, không sớm thì muộn, một số chủng virus gây ra dịch cúm gia cầm có độc lực cao như H5N2, H5N8, H7N9 sẽ bùng phát thành dịch tại Việt Nam.
Hoạt động buôn lậu cả gia cầm, gia súc qua biên giới Trung Quốc-Việt Nam vẫn tiếp diễn như chuyện tất nhiên, không thể khác, dẫu cho theo sau đó là những đợt dịch, không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế Việt Nam, khiến nông dân khánh kiệt mà còn làm tổn thất nhân mạng. (G.Ð)

Việt Nam: 300,000 nữ sinh phá thai hàng năm

Các bệnh viện phụ sản ở Việt Nam phải mở thêm phòng khám, phá thai cho trẻ vị thành niên. (Hình: báo Tri Thức Trẻ)
HÀ NỘI (NV) – Một thống kê từ Viện Sức Khỏe Sinh Sản và Gia Ðình làm nhiều người Việt Nam cho hay có đến 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là nữ sinh.
Báo điện tử Zing.vn dẫn lời bà Nguyễn Thị Hoài Ðức, viện trưởng Viện Sức Khỏe Sinh Sản và Gia Ðình cho biết, nghiên cứu cho thấy, tình trạng nạo phá thai ở giới nữ vị thành niên tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực, đứng thứ 5 trên thế giới.
Cụ thể, hàng năm có khoảng 300,000 người từ 12-19 tuổi phá thai, 20-30% ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn, trong đó 60-70% là nữ sinh. Số bé gái có con khi ở dưới tuổi 18 chiếm đến 5-15%.
Trên thực tế, con số nạo phá thai còn cao hơn rất nhiều vì không thể thống kê những trường hợp thực hiện chui. Nguyên nhân là hiện nay tình dục ở giới trẻ Việt Nam thoáng hơn, quan niệm tình dục trước hôn nhân đã bị phá vỡ, song kiến thức về tuổi dậy thì, tình dục và sinh sản không được chính quyền quan tâm.
Theo bà Ðức, đáng lo ngại hơn, tình trạng trẻ em gái ở lứa tuổi 12 có nhu cầu phá thai ngày càng tăng. Nhiều nữ sinh đến bệnh viện khi tuổi thai đã lớn, trên 2-3 tháng. Nhiều em đang là học sinh cấp 2, khi phát hiện mang thai đã tự mua thuốc kích thích chuyển dạ trên mạng Internet để phá bỏ, dẫn tới bị băng huyết ồ ạt.
“1/3 trong 26.7 triệu người trong độ tuổi 10-24 gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin hay giáo dục và dịch vụ về tình dục, sức khỏe sinh sản ở gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội,” bà Ðức nói.
Ngoài ra, những em gái đã mang thai do xấu hổ, bất đồng với gia đình nên giấu không cho ai biết. Các em thường tự tìm đến các phòng khám hoặc thầy lang “chui,” thiếu kiến thức, trang thiết bị, kỹ thuật để phá thai dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, viêm nhiễm, sót nhau, tổn thương tử cung, vô sinh, thậm chí chết.
Theo viện trưởng Viện Sức Khỏe Sinh Sản và Gia Ðình, việc thiếu hiểu biết về sức khỏe tình dục có thể khiến phụ nữ dẫn tới rối loạn sức khỏe tâm thần, trầm cảm, loạn thần kinh, phức tạp và làm giảm sự tự tin, giá trị ý thức thấp, căng thẳng trong mối quan hệ với bạn tình làm hạn chế năng suất lao động và hạnh phúc trong đời sống. (Tr.N)

Hà Nội không sa thải hiệu trưởng dối trá, vô lương tâm

Bà Tạ Thị Bích Ngọc đang phân bua với báo giới rằng bà không biết gì về tai nạn do xe chở bà gây ra cho một bé trai. (Hình: VOV)
HÀ NỘI (NV) – Phó chủ tịch quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội khẳng định không sa thải bà Tạ Thị Bích Ngọc mà “tính toán kỹ lưỡng, thấu đáo” trước khi có quyết định về “vị trí phù hợp” với bà Ngọc.
Bà Tạ Thị Bích Ngọc vốn là hiệu trưởng trường Tiểu Học Nam Trung Yên, tọa lạc ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Hồi Tháng Mười Hai năm ngoái, cha mẹ một nam sinh lớp hai của trường Tiểu Học Nam Trung Yên đã yêu cầu công an và ngành giáo dục điều tra về tai nạn đối với con của họ hôm 1 Tháng Mười Hai.
Ðứa trẻ này bị gãy xương đùi phải nhưng vì vết thương rất nặng nên phải mổ, đặt nẹp, bắt vít cố định chỗ gãy.
Lúc đầu, Ban Giám Hiệu trường Tiểu Học Nam Trung Yên bảo với cha mẹ nạn nhân rằng bé bị ngã gãy chân khi chạy chơi trong sân trường nhưng căn cứ vào thương tích, các bác sĩ khẳng định, vết gãy là do ngoại lực tác động rất mạnh đến đùi.
Sau khi nạn nhân và nhiều bạn học của bé kể rằng, bé bị một chiếc taxi chở bà Tạ Thị Bích Ngọc đụng phải trong sân trường. Trường Tiểu Học Nam Trung Yên đã phát phiếu khảo sát và sử dụng kết quả khảo sát: 100% giáo viên và học sinh khẳng định cho không có xe hơi ra vào trường trong giờ học và giờ ra chơi.
Lối hành sử đó khiến cha mẹ nạn nhân hết sức bất bình, họ không nêu thắc mắc như trước mà đòi phải điều tra, xác định trách nhiệm để chuyện này không xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào nữa.
Báo giới nhập cuộc, gần đây, bà Ngọc thừa nhận, hôm học sinh của bà bị gãy xương đùi, bà có dùng taxi. Taxi có chạy vào trường và bà không biết taxi có đụng đứa trẻ hay không. Còn chuyện phát phiếu khảo sát để phủ nhận nguyên nhân tai nạn là do taxi chở bà gây ra thì do nhân viên của bà đề ra.
Bà Ngọc không chỉ dính dáng đến một scandal. Năm 2006, bà từng dính tới một scandal khác khi là hiệu trưởng trường Tiểu Học Nguyễn Khả Trạc, cũng tọa lạc tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Hồi đó, do sức ép của công luận, thanh tra của quận Cầu Giấy phải tiến hành thanh tra chuyện thu chi tài chính của trường Tiểu Học Nguyễn Khả Trạc. Sau đó thanh tra thừa nhận, bà Ngọc đã chỉ đạo ăn chặn khoảng 40% tiền ăn cả của 400 học sinh bán trú lẫn giáo viên để có tiền chi tiêu theo ý mình. Chưa kể trong quá trình điều hành trường Tiểu Học Nguyễn Khả Trạc, bà Ngọc còn yêu cầu các giáo viên trong trường phải làm đồ cúng để mang đến trường cùng bà cúng bái vào các dịp lễ, Tết.
Vào thời điểm vừa kể, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, phó chủ tịch kiêm chủ tịch hội đồng kỷ luật của chính quyền Cầu Giấy, bảo với báo giới rằng, scandal này khiến “cả quận xấu hổ.” Vì “cả quận xấu hổ” nhưng có thể do bà Ngọc là một “nhân tài” khó tìm được người thay thế nên chính quyền chỉ kỷ luật bằng cách điều bà Ngọc qua làm hiệu trưởng trường Tiểu Học Nam Trung Yên!
Cuối tháng trước, do áp lực của công luận, cả Bí thư lẫn chủ tịch thành phố Hà Nội cùng lên tiếng yêu cầu thuộc cấp phải xem xét nghiêm túc scandal ở Nam Trung Yên. Scandal được nâng lên, đặt xuống nhiều lần và đến giữa tuần này, chính quyền quận Cầu Giấy mới công bố quyết định cách chức bà Ngọc vì “thiếu trung thực, cố tình che giấu vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.” Những hành vi này còn được nhận định là “tạo ra dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên thủ đô nói riêng, ngành giáo dục Việt Nam nói chung.”
Bởi sau những sai phạm trầm trọng, bà Ngọc đã từng thôi làm hiệu trưởng trường này để chuyển qua làm hiệu trưởng trường khác, báo giới Việt Nam mới chất vấn chính quyền quận Cầu Giấy rằng họ còn dùng bà Ngọc không?
Bà Trịnh Thị Dung, phó chủ tịch quận Cầu Giấy, bảo rằng vì bà Ngọc đột ngột đổ bệnh, phải nằm bệnh viện nên chính quyền quận chưa thể gặp để thảo luận về hướng giải quyết. Tuy nhiên họ sẽ không sa thải bà Ngọc mà chỉ sắp xếp để nhân vật này “không tham gia công tác giảng dạy”! (G.Ð)

Lê Duẩn - Trung Quốc và tội ác chiến tranh

Phạm Trần (Danlambao) - Chưa bao giờ tên ông Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam được nói đến nhiều như trong dịp kỷ niệm 38 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Hoa (17/02/1979 - 17/2/2017), nhưng không phải để ca tụng lập trường chống Tàu của ông mà để công khai nói lên sự nhu nhược của lớp lãnh đạo bây giờ trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.

Cảm nhận này đã được rút ra từ nội dung các cuộc nói chuyện của hai người con trai ông Lê Duẩn là Tiến sỹ thương gia Lê Kiên Thành và Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an với báo chí Việt Nam, kể cả báo An ninh Thế giới của Bộ Công an.

Tuy nhiên trong những phát biểu đề cao tinh thần lúc nào cũng phải cảnh giác với Trung Quốc của cha mình, hai ông Thành và Trung đã không xóa được trách nhiệm lịch sử đẫm máu của ông Lê Duẩn đối với nhân dân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và sau ngày 30/04/1975.

Thảm sát Mậu Thân

Trước tiên, hãy nói về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 mà đảng và báo chí Cộng sản vẫn ba hoa gọi là "cuộc tổng tiến công và nổi dậy". Không có bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VNCH đã có các cuộc nổi dậy của dân ủng hộ quân Cộng sản khi cuộc tấn công bắt đầu đêm Giao thừa ngày 31/1/1968. Cũng không có bắt cứ nhóm dân nào đã bỏ phía Quốc gia chạy về phía Cộng sản trong thời gian giao tranh mà chỉ thấy hàng ngàn-ngàn dân đã gồng gánh, tay xách nách mang nối đuôi nhau chạy bạt mạng về phía Chính phủ.

Sau trận Mậu Thân, Bộ Chính trị đã họp để kiểm điểm và đã có lời khiển trách một số người về tổn thất nhân mạng quá nặng đã gây ra cho một số đơn vị chủ lực của miền Bắc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng chỉ trích chiến lược và chiến thuật của miền Bắc đã tiêu diệt gần hết lực lượng “quân giải phóng”.

Sau năm 1975, bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, Bộ trưởng Y tế của Chính phủ Việt Cộng (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đã công khai tố cáo các sỹ quan chỉ huy miền Bắc đã chủ tâm xua các đơn vị du kích miền Nam làm bia đỡ đạn cho họ!

Vì vậy, Phóng viên Lan Hương của báo An Ninh Thế giới mới hỏi ông Thành rằng: "Ông có biết có quyết định của TBT Lê Duẩn đến giờ vẫn gây tranh cãi. Như cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 chẳng hạn..."

LKT: "Nói về Tết Mậu Thân năm 1968, chúng ta sẽ phải nhớ đó là thời điểm Westmoreland đề nghị Mỹ tăng gấp đôi số lượng quân Mỹ tại Việt Nam lên 1 triệu quân và đưa chiến tranh ra miền Bắc. Khi đó Chính phủ Mỹ đang đứng giữa hai lựa chọn hoặc là tăng quân viện trợ, tiếp tục cuộc chiến, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoặc dần rút khỏi chiến tranh Việt Nam.

Nếu chiến tranh mở rộng ra miền Bắc, nếu ta mất Hải Phòng, mất Quảng Bình, nghĩa là mất tất cả những con đường chi viện cho miền Nam thì đó sẽ là điều vô cùng tồi tệ. Và cú đánh Tết Mậu Thân - một trận chiến tổng lực, đánh vào cả Đại sứ quán Mỹ và Dinh Độc Lập đã làm người Mỹ choáng váng. Cú đánh đó đã khiến người Mỹ quyết định ngồi vào bàn đàm phán và tính đến phương án rút quân khỏi Việt Nam. Tức là cuộc chiến đã bẻ ngoặt sang một hướng khác hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nam.

Chúng ta đã phải trả giá không ít cho bước ngoặt ấy. Nhưng sẽ phải đặt một vấn đề như thế này: Chúng ta sẽ trả giá cho đợt tổng tấn công đó, hay chúng ta sẽ trả giá cho hai mươi năm nữa, hoặc thậm chí lâu hơn mới giải phóng miền Nam? Có gì đảm bảo sự trả giá lâu dài đó sẽ bớt đắt đỏ hơn?" (Theo báo An ninh Thế giới-Bộ Công an/10-07-2016).

Lập luận của ông Lê Kiên Thành không chỉ phản ảnh quan điểm bênh cha của ông ta mà là của Bộ Chính trị thời bấy giờ muốn bênh vực lập trường “vũ trang bạo lực” của ông Lê Duẩn, dù phải trả bất kỳ bằng giá nào. Nhưng trong chiến lược gọi là “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị", như câu nói của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thời 1968, phía Cộng sản và quân Giải phóng (du kích địa phương) cũng đã phải trả giá với 44,842 lính tử thương, 61.267 bị thương, 4.511 mất tích và 912 bị bắt, theo Bách Khoa toàn thư mở.

Cũng tài liệu này cho biết phía Hoa Kỳ, có 16.511 chết, 87.388 bị thương. Việt Nam Cộng hòa: 28.800 chết, 172.512 bị thương. Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand: Khoảng 2.000 chết, vài nghìn bị thương.

Ngoài giao tranh trên chiến trường, Quân đội Cộng sản và Bộ Chính trị do ông Lê Duẩn điều hành sau lưng Hồ Chí Minh đã phạm tội sát hại dân lành tại mặt trận Huế-Thừa Thiên trong 26 ngày đêm chiếm đóng thành phố này.

Tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở viết: "Trong những tháng và những năm tiếp theo sau Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh. Số liệu từ các nguồn khác nhau có sự không thống nhất.

Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.

Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên Cục Tâm lý chiến của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm 1970:

"Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:

- Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích

- Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc

- Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:

1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968

809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969

428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969

300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969

100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969

1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)".

Bắt tù và chết biển

Sau khi chiếm được miền Nam, em của ông Lê Kiên Thành, Tướng Lê Kiên Trung nói: "Trong nhiều cuộc chiến tranh, phe thắng cuộc đã có sự trả thù với những kẻ thất bại. Nhưng sau khi giải phóng xong, Đảng ta mà người đứng đầu là ba tôi đã đưa ra mệnh lệnh: Bằng bất cứ giá nào cũng không được động chạm đến những người thuộc chính quyền cũ. Và, thay vì một cuộc tắm máu như báo chí nước ngoài đã dự đoán trước giải phóng, những người thuộc chính quyền cũ chỉ bị đưa đi cải tạo, giáo dục…" (Theo báo An ninh Thế giới/27-07-2016).

Nhưng “cải tạo, giáo dục” của đảng CSVN là một trong số 4 tội ác mà ông Tổng Bí thư Lê Duẩn có trách nhiệm lúc bấy giờ.

Thứ nhất, nhà nước đã đánh lừa để bắt hàng trăm ngàn quân-cán-chính Việt Nam Cộng hòa đi tù lao động dài hạn dưới danh nghĩa “học tập cải tạo”.

Thứ hai, Chính phủ đã tiến hành chiến dịch đánh tư sản mại bản và đuổi dân thành phố đi “ kinh tế mới” để đày đọa dân và đánh phá và tiêu diệt toàn diện nền kinh tế thị trường phồn thịnh của miền Nam.

Thứ ba, hủy diệt các di sản văn hóa và giáo dục văn minh của miền Nam.

Thứ tư, đẩy trí thức và hàng trăm ngàn người miền Nam phải bỏ nước trốn ra nước ngoài tìm tự do khiến cho hàng chục ngàn người chết trên Biển Đông.

Và cũng từ chính sách trả thù, bóc lột và hủy hoại miền Nam của Bộ Chính trị do Lê Duẩn lãnh đạo cho đến ngày qua đời 07/10/1986 mà chia rẽ, hận thù dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc đã bung ra, cho đến bây giờ (2017), vẫn chưa hàn gắn được.

Vậy Thiếu tướng Lê Kiên Trung đã bênh vực cha mình ra sao khi nói về “kinh tế thị trường” của miền Nam bị đánh sập?

Ông Trung nói: "Nhiều người phê phán cha tôi vì việc duy trì nền kinh tế bao cấp quá lâu. Nhưng ngay sau khi giải phóng xong, khi mà nhiều người trong chúng ta vẫn còn coi Mỹ là kẻ thù, ba tôi đã giao cho Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Mỹ, bằng mọi giá thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. 

Ba tôi đã muốn giữ nguyên nền kinh tế thị trường ở miền Nam, song song với nền kinh tế bao cấp ở miền Bắc, vì chính ông cũng muốn so sánh ưu điểm và nhược điểm của hai nền kinh tế đó. Vì ba tôi và các đồng chí của mình khi đó đều được giáo dục và trưởng thành trong hệ thống lý luận về XHCN theo mô hình Xô viết của Stalin. 

Nhưng ông cảm nhận được, nền kinh tế thị trường có những ưu điểm của nó, và ông muốn có cơ hội để so sánh giữa hai mô hình đó, để tìm được con đường tốt nhất cho đất nước. 

Dù chuyện này chưa bao giờ được ông công khai trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng trong chỉ đạo của ba tôi và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng với ông Nguyễn Cơ Thạch trước chuyến thăm Mỹ sau giải phóng, tôi biết rằng đã có nội dung đó. Tiếc là cuộc đàm phán đó đã không thành công. Vì khi đó, nhiều người bên phía chúng ta vẫn còn coi Mỹ là kẻ thù, và bản thân người Mỹ cũng có suy nghĩ ngược lại.” 

Với họ, việc một nước lớn như Mỹ thất bại trong cuộc chiến với một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam đã làm tổn thương nặng nề lòng tự tôn của họ. Không thể dễ dàng để hai nước có thể ngay lập tức nối lại quan hệ ngoại giao, bình thường hóa quan hệ. Thậm chí, sau đó Mỹ còn cấm vận Việt Nam nhiều năm liền. Nên cuối cùng, chuyến đi của ông Nguyễn Cơ Thạch đã thất bại.”

Ông Tướng Trung nói như thế vì ông chỉ biết một nửa câu chuyện Việt-Mỹ lúc bấy giờ. Nguyên do chính vì phía Việt Nam cứ nằng nặc đòi Mỹ phải bồi thường chiến tranh trị giá 3.25 tỷ Dollars, mặc dù Hà Nội đã vi phạm Hiệp định Paris 1973 khi đem quân xâm chiếm VNCH.

Vì vậy, báo ANTG mới hỏi tiếp: "Cứ cho là chuyến đi đó thất bại, thì tôi nghĩ, vẫn có nhiều cách để duy trì và phát triển mô hình kinh tế thị trường ở miền Nam song song với mô hình bao cấp ở miền Bắc, nhưng như chúng ta đã biết, ngày đó, nền kinh tế bao cấp đã được nhân rộng ở cả hai miền. Tại sao ba ông không làm điều đó?"

Tướng Trung: "Bối cảnh lịch sử lúc đó có lẽ đã khiến ba tôi không dễ thực hiện khát vọng và mục đích của mình. Khi mà Mỹ từ chối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và bản thân những nhà lãnh đạo trong nước thời đó đều tin theo hệ thống xã hội chủ nghĩa mô hình Xô viết của Stalin, thì việc đưa ra một ý tưởng như thế là trái với lý tưởng của nhiều người."

Ai sợ Trung Quốc?

Về lập trường của ông Lê Duẩn đới với Trung Quốc, tướng Trung nói: "Ba tôi không sợ Mỹ, vì ông hiểu Việt Nam có thể thắng Mỹ. Còn chuyện không sợ Trung Quốc là một câu chuyện dài.

Ba tôi là người yêu thích lịch sử. Ông đọc đi đọc lại những câu chuyện về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Và vì thế, ông biết, trong những cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy nghìn năm đất nước tồn tại, ngoài hai lần chống Pháp và Mỹ, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống quân xâm lược từ phương Bắc kéo xuống. 

Và dù trong thời gian ngắn hay dài, thì cuối cùng, chúng ta cũng đều đánh đuổi được giặc ngoại xâm phương Bắc. Dân tộc này trong lịch sử chưa từng sợ phương Bắc, và tôi nghĩ ba tôi thấm nhuần truyền thống ấy."

Từ khi còn rất sớm, ba tôi đã nhận ra, dù họ viện trợ cho chúng ta rất nhiều, dù tiếng là hai nước Cộng sản anh em, thì họ vẫn mang những ý đồ không khác gì những triều đại trước đây."

Nhưng tại sao tướng Trung lại nói nhiều về người Cha mình luôn luôn đề phòng Trung Quốc vào lúc “nhạy cảm” hiện nay dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Nhưng không chỉ một mình Tướng Trung nói mà anh ông, Tiến sỹ Lê Kiên Thành cũng nói nhiều về chuyện dưới đây:

Ông Trung kể: "Ngay cả trong các cuộc gặp với ba tôi, một lãnh đạo của bạn (chú thích của Phạm Trần: Mao Trạch Đông năm 1960) đã nói: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Các đồng chí không cần làm cách mạng, tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”. 

Ông Trung kể tiếp: "Khi nghe câu nói đó ba tôi đã cảm nhận ra ngay ý đồ của họ và dặn lòng mình luôn phải cảnh giác với dã tâm ấy. Ba tôi từng viết về một cuộc đối thoại giữa ông và một lãnh đạo của họ như thế này: (Phóng viên báo ANTG không dám viết lãnh đạo này là Mao Trạch Đông)

“Ông ta hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?

Tôi (Lê Duẩn) trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.

Ông ta hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?

Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!

Ông ta nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!

Ông ta hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?

Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.

Ông ta hỏi: Có bao nhiêu người?

Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!

Ông ta nói: Một tỉnh của nước tôi có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?”. Tôi nói: “Đúng”. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?”. Tôi nói: “Đúng”. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?”. Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi. Các ông có biết điều đó không?...”.

Kể lại như thế rồi tướng Trung kết luận: "Vì nhận thức được ý đồ của họ, cũng như các tiền nhân, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng ta và ba tôi cũng giữ tinh thần cảnh giác, ngay cả khi họ là nước viện trợ rất lớn cho chúng ta trong kháng chiến chống Mỹ.

Có lần, họ đề nghị viện trợ cho chúng ta 500 xe tải chi viện cho tuyến đường Trường Sơn, với điều kiện họ sẽ cử lái xe đi kèm. 500 xe hồi đó là vô cùng quý giá với Việt Nam. Nhưng chúng ta đã kiên quyết từ chối. 

Khi đó có đồng chí lãnh đạo đề nghị ba tôi “nhận vài chiếc cho người ta vui”, nhưng ba tôi và lãnh đạo không đồng ý. Ba tôi cũng báo cáo với Bác Hồ: “Chúng ta muốn thắng Mỹ, thì không được sợ Mỹ, nhưng nhất định cũng không được sợ Trung Quốc”. Câu nói ấy của ông hẳn đã đến tai người Trung Quốc…”

Tại sao Tàu đánh Việt Nam năm 1979

Sau đó, báo ANTG hỏi: "Hầu hết những nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận định, TBT Lê Duẩn là nhà lãnh đạo Việt Nam có đường lối cứng rắn nhất với phương Bắc. Anh có đồng ý với ý kiến của nhiều người, khi họ cho rằng sự cứng rắn của ông Lê Duẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới phía bắc?"

Tướng Trung đáp: "Ba tôi cứng rắn với họ thì đúng. Nhưng những người nói ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 có lẽ là không hiểu lịch sử. Suốt thời phong kiến của chúng ta, họ đã vì ghét ông vua nào mà đem quân xâm lược mảnh đất này? Không vì cha tôi, họ vẫn tìm cách chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi bây giờ là âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông. Họ chẳng ghét ai cả. 

Chỉ có một lý do duy nhất, ý đồ xâm lược của họ là không bao giờ thay đổi. Ba tôi, mang trong mình bản năng của người Việt suốt chiều dài lịch sử: không cần biết họ mạnh thế nào, nhưng anh cứ xâm phạm biên giới chúng tôi là chúng tôi đánh...

“...Ba tôi, như bao người Việt yêu nước bằng cả trái tim mình, đã luôn hiểu rằng, họ là mối đe dọa truyền kiếp, là dân tộc mà trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, bất cứ triều đại nào, chế độ nào, cũng không từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Lịch sử xâm lược của họ là lịch sử mở rộng lãnh thổ về phương Nam. 

Và, cho đến tận ngày hôm nay, với những yêu sách về chủ quyền ở biển Đông, về đường lưỡi bò, vẫn có thể chứng minh một điều, những nhận định của chúng ta về dã tâm của họ chưa bao giờ sai lầm. Khi còn nắm quyền, ba tôi vẫn cố gắng giữ một mối quan hệ ngoại giao mềm mỏng với họ.”

Vậy phải chăng vì Trung Hoa đã nuôi thù với ông Lê Duẩn nên đã tìm cách áp lực phía Việt Nam không được nhắc đến tên Lê Duẩn trong nhiều năm qua?

Nếu đúng như vậy thì cũng không ngạc nhiên vì nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người thân của Lê Duẩn từng bị phía Tầu buộc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (đảng khoá VI) loại ra khỏi Bộ Chính trị và mất luôn chức Bộ trưởng Ngoại giao tại Đại hội đảng VII thời Đỗ Mười.

Vậy phản ứng của tướng Trung ra sao, báo ANTG hỏi: "Và cảm giác của anh - một người con, như thế nào trong suốt giai đoạn ấy, giai đoạn mà tên tuổi ông ít được nhắc đến như thế?"

Tướng Trung đáp thẳng thừng: "Dĩ nhiên là tôi buồn. Không chỉ buồn cho cá nhân tôi, gia đình tôi. Vì tôi cho rằng đã có những việc, câu chuyện của ba tôi đã không được đề cập chính xác, đầy đủ, khoa học. Tôi cũng rất buồn và mãi trăn trở một điều, tại sao có những sự thật mà sau bao nhiêu năm chúng ta vẫn nhất định phải giấu kín? Và tôi cho rằng, đó không phải là cách hành xử khách quan, minh bạch và khoa học."

ANTG hỏi tiếp: "Nói thế thì hẳn là anh khao khát đến một ngày, tất cả tư liệu về cuộc đời của TBT Lê Duẩn, về những quan điểm cũng như quyết định của ông trong những thời điểm lịch sử và cả những đánh giá về vai trò của ông trong giai đoạn ông nắm quyền sẽ được công bố?"

Ông Trung đáp: "Đó chính xác là mong ước lớn nhất của tôi và những người thân trong gia đình suốt nhiều năm qua. Cha tôi và nhiều nhà lãnh đạo đất nước thời kỳ đó đã mất mấy chục năm trời. Và tôi không hiểu lý do vì sao, có những điều đến giờ này chúng ta vẫn cần giữ bí mật.

Nhưng tôi nghĩ, những người làm công tác nghiên cứu, những người làm báo như chị, phải được tiếp xúc với những sự thật đó, để có cái nhìn chính xác và đầy đủ nhất về lịch sử. Và nhân dân cũng có quyền được biết, những nhà lãnh đạo của họ đã làm gì, đã ứng xử thế nào, trong những thời khắc lịch sử của đất nước." (Theo ANTG/27/07/2016) 

Với những lời nói như những kẻ “điếc không sợ súng” của tướng Lê Kiên Trung và anh ông, Tiến sỹ Lê Kiên Thành về lập trường lúc nào cũng phải “đề phòng Tầu xâm lược” của nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn, hiển nhiên hai ông đã gửi một thông điệp chính trị khá lý thú cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có tiếng thân Trung Hoa. 

(02/22/017)