Tuesday, December 18, 2018

Bạn vàng của đảng cộng sản – kẻ thù của quốc gia, dân tộc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, ông Tập đã được chào đón “trọng thể, với nghi thức cao nhất” với 21 phát đại bác được bắn từ Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội.
Nguyễn Việt Nam

Trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có mỗi cái lợi là cái lợi cho đảng cộng sản (dacosa) để bảo vệ chế độ. Còn đâu là hại đủ đường từ kinh tế, lãnh thổ, ô nhiễm, sức khỏe giống nòi, mất thị trường,… Nguyên do cũng là bên dacosa đã thả cửa cho hàng hóa, công nghệ lạc hậu, chất lượng kém, đầu tư không lành mạnh của Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
1) Quan hệ thương mại có lợi cho Trung Quốc, thâm hụt gia tăng:
Chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc khá nhiều, tuy nhiên nhập khẩu từ Trung Quốc lại còn nhiều hơn nữa. Chỉ tính riêng từ năm 2013-2017, Việt Nam xuất sang Trung Quốc khoảng 100 tỷ USD hàng hóa, nhưng lại nhập khẩu từ nước này đến 150 tỷ USD hàng hóa. Chưa tính năm 2018. Theo thống kê sơ bộ là 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch XNK hai nước vào khoảng 76 tỷ USD. Việt Nam xuất sang Trung Quốc là 29 tỷ USD nhưng nhập khẩu về đến 47 tỷ nghĩa lạ Việt Nam bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 18 tỷ USD. Và hết năm nay sẽ còn gia tăng. Con số thâm hụt phải ngoài 20 tỷ USD. Đó là còn chưa tính thâm hụt những năm trước 2013.
Thêm nữa, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Asian -Trung Quốc (ACFTA năm 2004) . Trong đó 90% biểu thuế nhập khẩu các mặt hàng thông thường nhập khẩu từ Trung Quốc là 0%. Các mặt hàng như động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, điện lạnh, dệt may, da giày… cũng được thực hiện theo lộ trình giảm thuế xuống còn 0-5% vào năm 2020. Với việc thực hiện cam kết này, rất nhiều mặt hàng có thể được nhập khẩu từ Trung Quốc với thuế suất bằng 0, cạnh tranh trực tiếp đến các sản phẩm cùng loại trong nước. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu máy móc , thiết bị về Việt Nam là rất lớn vì sự đòi hỏi của ngành công nghiệp phụ trợ mà bên Việt Nam lại đang còn yếu về mảng này.Năm 2016, Việt Nam chính thức ký kết hiệp định thương mại biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên trong hai năm qua, lối thoát cho hàng Việt Nam sang Trung Quốc không mấy được cải thiện mà tình trạng hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam ngày càng tăng. Và nguy cơ tăng cao trong tương lai, nhất là với các mặt hàng nông sản. Động thái rõ rệt nhất là tới đây gạo của Việt Nam sẽ phải chịu thuế đến 50% khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến các doanh nghiệp Trung Quốc di cư sang Việt Nam. Thêm nữa là việc các doanh nghiệp Trung Quốc chạy sang Việt Nam để đón đầu CPTPP sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc là rất lớn.
Một phần nữa là chúng ta đang tăng cường xuất khẩu nhưng song hành với đó là nguyên liệu cho sản xuất thì lại nhập phần lớn từ Trung Quốc. Điều này cũng khiến cho thâm hụt thương mại tăng cao.
Những nguyên nhân trên sẽ khiến thâm hụt thương mại giữa hai nước ngày càng trở nên nặng nề.
2) Trở thành bãi rác thải công nghệ cho Trung Quốc:
Việc Trung Quốc thay thế công nghệ theo hướng ít tiêu tốn năng lượng, giảm ô nhiễm khiến cho nước này thừa mứa công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng kém. Và Việt Nam là ưu tiên hàng đầu để làm nơi đổ rác. Với các ưu thế như đã nêu ở phần 1 trên như: giá rẻ, tiêu chí phân loại công nghệ nhập khẩu của Việt Nam lỏng lẻo, chưa dám sàng lọc công nghệ và dòng vốn FDI, chi phí vận chuyển thấp do giáp ranh, thuế thấp, doanh nghiệp Trung Quốc di cư…sẽ khiến cho công nghệ rác thải của Trung Quốc tràn mạnh hơn vào nước ta. Kể cả sản phẩm của Trung Quốc cũng rất đểu, nhanh hỏng, nhanh hóa rác. Nguy hiểm nhất là lĩnh vực nhiệt điện phế thải nhập về từ nước này. Bên Việt Nam vẫn đang thèm khát cái món rác nhiệt điện này vì kiếm chác được không ít nếu mua về. Nhưng Trung Quốc sẽ cài bẫy nợ trong các dự án này. Đây cũng là mối lo lớn và đang được dư luận cả nước quan tâm.
Đó, như trên chúng ta thấy đó. Một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc khiến chúng ta mất tự chủ. Chịu nhiều thiệt hại về môi trường, thị trường. Riêng về mặt thâm hụt thương mại gia tăng thì bên Việt Nam có nhiều lần đề nghị bên Trung Quốc mở cửa, tạo điều kiện hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn, nhiều hơn vào nước này nhưng Trung Quốc chưa nghe. Chưa nghe thì bên Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu cảnh giải cứu, phụ thuộc này thôi . Bên anh Phúc cũng chưa thấy động thái nào hạn chế hay đáp trả cả. Nhưng thực ra do vướng mắc pháp lý ở nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký kết nên khó mà phản pháo. Bút sa, gà chết, không tính được hậu quả trước khi đặt bút là chết. Mà có khi tính đươc nhưng vẫn phải ký vì đó là “lệnh”.
Bạn vàng đấy. Đây mới chỉ là ở vấn đề kinh tế. Chưa nói đến việc họ di dân, đe dọa an ninh quốc gia. Họ xâm chiếm lãnh thổ, đe dọa chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Họ thao túng chính trị đe dọa sự tồn vong của dân tộc. Haizzz, chỉ vì giữ chế độ cho dacosa mà khiến dân phải khổ, vận mệnh quốc gia, dân tộc bị đe dọa. Tôi ghét mấy cái người hay nói câu kiểu như tướng Trương Giang Long: ở gần nước lớn thì phải chịu. Chịu là do ông để dacosa lãnh đạo, phụ thuộc chính trị. Chứ như Nhật hay Hàn Quốc nó có ngán đâu, có chịu phụ thuộc đâu. Phải xem thể chế chính trị của họ là gì, họ chơi với ai. Họ là tư bản, đa nguyên đa đảng, họ chơi với Mỹ và các quốc gia văn minh, hùng cường khác. Nên đừng có nói rằng không có Trung Quốc thì ta chết. Nhầm, nhầm to. Không có Trung Quốc thì Đảng Cộng sản Việt Nam chết chứ dân tộc ta không chết. Đó là sự thật. Đừng có ngụy biện, xảo ngôn./.

Chị Ngân cũng lại bốc phét


Nguyễn Việt Nam

Trong khuôn khổ “hội nghị Quốc Hội và mục tiêu phát triển bền vững”, chị Ngân có nói rằng: Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển bền vững, xem con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm của các chủ trương, chính sách phát triển. Hay nhỉ, tại sao chị lại có thể nói thế được trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại. Chị thử nhìn lại câu nói của chị ở từng khía cạnh trong thực tế xem. Nếu chị bận quá thì tôi nhìn giúp chị nhé chị Chủ tịch Quốc hội.
1) Phát triển bền vững: Theo chị như thế nào là phát triển bền vững? Còn tôi thấy thực trạng và hướng đi tương lai nó lại hoàn toàn khác. Chị thấy trước giờ đảng của chị phát triển đất nước toàn bán và đánh bóng mặt tiền. Tăng trưởng dựa vào bán tài nguyên thô , FDI, xuất khẩu hàng hóa giá trị thấp, kinh tế phụ thuộc, bị động, nhất là vào Trung Quốc, chưa tự chủ được nền kinh tế. Rồi chục năm đổ lại đây thì hút mạnh dòng FDI để phấn đấu thành nước công nghiệp nửa vời, kiểu mượn người để đẹp mặt ta chứ có gì đâu. Hệ lụy mà FDI mang đến như thế nào chị có hiểu không? FDI là tốt nhưng chỉ tốt khi chúng ta biết chọn lọc. Đây đảng của chị cho vào ồ ạt thành ra tan hoang hết cả đất nước. Mà chị thấy tăng trưởng phụ thuộc vào 70% đóng góp của FDI, lỡ có biến cố họ rút đi thì sao, lấy gì mà bền vững? Rồi dư địa hút FDI đến giới hạn, không còn chỗ nhét nữa thì chị nghĩ thế nào? Tại sao tôi nói vậy là hiện giờ bên chính phủ anh Phúc chưa có động thái nào chọn lọc FDI và – rất thích hút vốn kiểu vô tội vạ, không màng hậu quả. Bây giờ tài nguyên cạn, hội nhập sớm dẫn đến mất thị phần vì năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp nội kém, FDI gặp biến cố thì chị nghĩ sao? Đấy mà là bền vững à?
2) Chất lượng cuộc sống: Chị thử nhìn xem thu nhập bình quân của nhân dân với mặt bằng chi tiêu đã được tương xứng chưa? Đảng của chị kìm hãm mức thu nhập của dân bao năm nay để giữ đất nước ở trạng thái gia công, làm thuê giá rẻ, giảm giá thành tạo ưu thế xuất khẩu và hút cái FDI kia. Giá cả thì tăng vọt để đập vào cái ngân sách cho đảng của chị đục khoét. Đó là cái cơ bản về chất lượng cuộc sống. Rồi chị nhìn xem từ giáo dục, y tế, môi trường, xã hội, hành chính, chất lượng thực phẩm, hàng tiêu dùng, giá cả hàng hóa đều rất tiêu cực, bẩn thỉu, đắt đỏ. Vậy mà chị bảo là chất lượng ư?
Chị nói rằng đó là mục tiêu, còn hiện tại đang là như vậy. Bao năm nay cũng đã hô hào đủ trò rồi, đâu có trò gì thành công. Toàn hô vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh…mà chưa thấy có gì ra hồn. Mọi thứ càng ngày cảng trở lên tồi tệ. Chị định hoàn thành mục tiêu đó bằng cách gì? Đến bao giờ xong? Chúng tôi cần câu trả lời bởi vì chúng tôi cần biết các chị đang đưa đất nước đi đâu. Trả lời chúng tôi đi./.3) Về con người: Về con người có hai vấn đề là phát triển con người và sử dụng con người. Chị nhìn lại nền giáo dục đầy tiêu cực và bất cập, nhìn lại điều kiện phát triển đầy thiếu thốn và thiếu thực tế như vậy. Rồi chỉ sử dụng con người ra làm sao? Người giỏi có được trọng dụng không? Đảng của các chị chỉ rình xếp đít cho con cháu anh em chứ mấy người tài được cống hiến. Người tài mà vào chỗ làm gặp con ông cháu cha, bắt phải làm việc theo lối kiểu chủ trương và thói ngồi chật chỗ ấy thì liệu có phát huy được không? Các chị có trả lương được cho người tài xứng đáng bằng bọn nước ngoài không? Rồi sản phẩm của người tài có được các chị hỗ trợ phát triển không? Cho đến tận bây giờ , anh Phúc hô hào phong trào khởi nghiệp, cũng lấy con người là trọng tâm, nhưng hiện tại vẫn chỉ là hô hào. Các anh chị chưa sẵn sàng cởi trói vì nếu cởi trói sẽ có nhiều mảng đụng chạm đến lợi ích của cá nhân lãnh đạo, lợi ích nhóm, độc quyền nhà nước…

Trận banh Dân chủ

…giới cầm quyền CS cũng khuyến khích việc phê bình các hiện tượng xã hội miễn là không đụng tới bản chất. Tuy nhiên, phê bình một hiện tượng mà không phân tích tới bản chất của nó chẳng khác gì giúp cho chế độ cách sửa sai để rồi cai trị tiếp…”
thanhnien_dibao
Nhìn cảnh hàng trăm ngàn người đa số còn trẻ “đi bão” một cách điên cuồng, bịnh hoạn, lố lăng sau khi đội tuyển Việt Nam thắng một trận chung kết trong một giải khu vực nhiều người không khỏi nản lòng, buồn bực, lớn tiếng chê bai, trách móc, khinh bỉ và ngay cả xỉ vả họ.
Giải AFF Suzuki Cup chỉ là một giải vùng Đông Nam Á, khác với giải vô địch Á Châu với các nước có đẳng cấp thế giới như Nam Hàn, Nhật Bản tham dự.
Đừng quên, gần 60 năm trước, Việt Nam Cộng Hòa đã là nước bóng đá mạnh tại Á Châu. Tại các SEA Games từ 1959 đến 1973, Việt Nam Cộng Hòa đoạt cả thảy 7 huy chương trong đó có huy chương vàng năm 1959. Trong vòng loại Thế Vận Hội Mexico 1968 Việt Nam Cộng Hòa đá bại Philippines với tỉ số lạnh lùng 10-0 hay từng đá bại Mã Lai với tỉ số khuất phục 6-1 tại Á Vận Hội Tokyo 1958.
Nếu không có cơn bão độc tài toàn trị CS đang quét ngang qua, ánh sáng văn minh dân chủ hẳn đã giúp cho những hàng cây kinh tế, chậu hoa chính trị, dòng suối văn hóa, khóm trúc thể thao trong khu vườn Việt Nam trở nên xinh đẹp và tươi tốt biết bao nhiêu!
Mấy ngày nay, tràn ngập trên các trang mạng và diễn đàn là những câu thống trách “Phải chi họ cũng xuống đường khi Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông!”, “Phải chi họ cũng xuống đường khi Formosa thải chất độc hủy diệt môi trường Việt Nam!”, “Phải chi họ cũng xuống đường khi luật an ninh mạng được thông qua!”, “Phải chi họ cũng xuống đường phản đối khi luật đặc khu được soạn thảo!” Rất nhiều “phải chi” liên quan đến tham nhũng, ung thư, nghèo nàn, lạc hậu khác.
Nhưng những người kêu than hay thống trách quên một điều những “phải chi” đó hoàn toàn không có trong đầu đám đông "đi bão" cuồng loạn và mê tín điên khùng kia. Trong đầu đám đông là những ham muốn, dục vọng, đam mê thấp hèn được đảng CS thuần hóa qua thói quen lập đi lập lại.
Thái Lan năm lần đoạt giải AFF Suzuki Cup này nhưng chắc không thể tìm ra một hình ảnh nào đáng khinh bỉ và ghê tởm như những cảnh lên đồng, trần truồng tại Việt Nam.
Thích coi đá banh là một điều riêng tư và tự nhiên nhưng khi thể hiện ra ngoài xã hội, các hành vi của một người không còn riêng tư nữa mà được quy định bởi xã hội. Chế độ CS tồn tại trong một xã hội băng hoại, tha hóa, mất nhân phẩm.

Cần đánh thức họ chăng? Không cần.
Trong lịch sử, cách mạng dân chủ chưa bao giờ được phát động từ những đám đông tương tự như đám đông “đi bão” tại Việt Nam.
Nếu đám đông kia không “đi bão” vì thắng một trận banh thì họ cũng vùi đầu vào quán nhậu, cờ bạc, rượu chè, hút xách chứ chắc chắn không đứng lên để chống Formosa hay luật an ninh mạng.
Những người xỉ vả họ, nếu không khéo, lại cũng rơi vào chiếc bẫy do đảng CS bày ra. Bộ máy tuyên truyền CS hướng mọi khen chê vào chung một quỹ đạo tư tưởng để dễ bề kiểm soát và điều chỉnh.
Đừng quên, giới cầm quyền CS cũng khuyến khích việc phê bình các hiện tượng xã hội miễn là không đụng tới bản chất. Tuy nhiên, phê bình một hiện tượng mà không phân tích tới bản chất của nó chẳng khác gì giúp cho chế độ cách sửa sai để rồi cai trị tiếp.
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình khi vừa lên nắm quyền đã cho phát động một chiến dịch chưa từng có gọi là “Bức tường dân chủ”. Nhiều giới khác nhau tại Trung Cộng đã đến để thể hiện nguyện vọng, phê bình, than trách trên bức tường. Nhà vận động dân chủ Wei Jingsheng vào ngày 5 tháng 12 năm 1978 đã dán lên bức tường lời kêu gọi “Hiện đại hóa thứ năm” tức dân chủ hóa Trung Quốc. Sau khi nghe đủ, Đặng ra lịnh dẹp bỏ “bức tường dân chủ”, điều chỉnh các chính sách một cách thích nghi và cai trị tới ngày nay.
Ai sẽ khơi mào cách mạng dân chủ?
Lịch sử lần nữa cho thấy, cách mạng dân chủ thường được khơi mào từ một số ít những người ý thức và nhận ra được hướng đi của dân tộc và thời đại.
Hôm đó là ngày 3 tháng 6, 1988. Một nhóm 35 người dân Lithuania họp nhau để bàn chuyện giành độc lập Lithuania khỏi khối CS Liên Sô. Họ gồm nhiều thành phần khác nhau như ca sĩ nhạc Rock Algirdas Kauspedas, diễn viên sân khấu Regimantas Adomaitis v.v.. Họ thành lập phong trào có tên là Sajudis (phong trào cải cách) và bầu Vytautas Landsbergis, một giáo sư âm nhạc không CS, làm lãnh đạo. Từ con số 35 người đó, chỉ trong vòng hai năm, phong trào đã thu thút sự tham gia của hàng trăm ngàn người và cuộc vận động độc lập cho Lithuania đã dẫn tới thành công. Lithuania tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô ngày 3 tháng 11, 1990.
cachmang_mongco_1990
Cách mạng dân chủ Mông Cổ 1990
Hôm đó là ngày 10 tháng 12 năm 1989, một nhóm thanh niên Mông Cổ chỉ vỏn vẹn 13 người tổ chức một cuộc tuyệt thực đòi thực thi dân chủ. Ngày nay lịch sử Mông Cổ gọi họ một cách kính trọng là “13 nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên” nhưng dĩ nhiên trong năm 1989, bộ máy tuyên truyền CS Mông Cổ gọi họ là “mười ba tên phản động”. Nhờ 13 người đó mà Mông Cổ, một quốc gia hiếm hoi được nghe nhắc đến hai chữ tự do hay dân chủ đã trở thành một nước dân chủ.
Việt Nam cũng thế. Cách mạng dân chủ không khơi mào từ đám đông “đi bão” mà từ những người yêu nước dấn thân.
ledinhluong02
Họ là Lê Đình Lượng (20 năm tù), Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù), Đào Quang Thực (14 năm tù), Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Trung Trực (12 năm tù), Lưu Văn Vịnh (15 năm tù), Nguyễn Quốc Hoàn (13 năm tù), Trần Thị Nga (9 năm tù), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm tù), Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (9 năm tù), Phạm Văn Trội (7 năm tù), Trần Anh Kim (14 năm tù) và trên 200 người khác với những bản án nặng nề tương tự.
Đừng lãng quên mà hãy bằng mọi cách tập trung yểm trợ những người yêu nước dấn thân. Bởi vì, giống như tại Nga, Tiệp, Lithuania, Mông Cổ v.v..trước đây, chính những “cầu thủ” nêu trên một ngày không xa sẽ là những người ghi bàn thắng cuối cùng và quyết định trong trận banh dân chủ tại Việt Nam.
Trần Trung Đạo

Facebook và Google yêu cầu Việt Nam sửa Luật An Ninh mạng

“…Luật An ninh mạng Việt Nam đặt ra một vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp. Họ lo lắng về chi phí và cả rủi ro về mặt uy tín của luật này, khi mà họ đang nhắm tới một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á…”
facebook_and_google_in_vietnam
Facebook và Google là hai trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam
Chỉ vài ngày trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, Google, Facebook và các tập đoàn công nghệ khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước, trong lúc Hà Nội đang gây sức ép toàn cầu lên quyền lực của những gã khổng lồ internet của Mỹ.
Thông qua nhóm vận động hành lang khu vực Liên minh Internet châu Á [1], các doanh nghiệp này cho biết rằng yêu cầu nội địa hóa dữ liệu sẽ kìm hãm đầu tư, gây hại cho tăng trưởng kinh tế và làm tổn hại tới cả các công ty nước ngoài lẫn trong nước đang hiện diện trực tuyến tại Việt Nam.
Các nhà quản lý toàn cầu đang nỗ lực kiềm chế sức mạnh thị trường và họ nhận thấy những doanh nghiệp như Google và Facebook đang xâm phạm quyền riêng tư. Các nhân viên công chức chống độc quyền của Liên minh châu Âu trong năm nay đã phạt Google 4,3 tỷ euro [2] vì đã lạm dụng sức mạnh thị trường của hệ điều hành Android. Trong tháng này, Úc cũng đã nêu ra vấn đề rằng Google gần như đang chiếm vị trí độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm. [3] Các nhà lập pháp Mỹ và Anh cũng đã xem xét kỹ lưỡng việc xử lý dữ liệu cá nhân của Facebook.
Chính quyền Việt Nam, sau khi thông qua Luật An ninh mạng vào tháng 6, cho biết họ đang học theo các quốc gia khác trong việc kiểm soát sức mạnh của các công ty công nghệ và hạn chế các nội dung độc hại. Nước này cũng muốn tăng cường việc phòng thủ không gian mạng vào thời điểm căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng. Tuy nhiên, các nhóm hoạt động nhân quyền nói rằng luật này có thể được sử dụng để trấn áp sự tự do biểu đạt, còn các công ty internet thì cảnh báo rằng luật này sẽ tác động tiêu cực cho việc kinh doanh.
Thứ Năm vừa rồi, các doanh nghiệp công nghệ đã bày tỏ mối quan ngại của mình trong bản đệ trình chính thức về việc thực thi Luật An ninh mạng. Bản này được chuyển đến ông Tô Lâm, người đứng đầu Bộ Công an đầy quyền lực của Việt Nam, cơ quan công quyền nắm vai trò chính yếu trong việc soạn thảo luật này.
Liên minh Internet Châu Á cho biết các quy định về nội địa hóa dữ liệu là “một tín hiệu hướng tới một môi trường chính sách thù địch với nền kinh tế kỹ thuật số và với các doanh nghiệp nói chung”.
“Trong những năm gần đây, an ninh mạng là một vấn đề được nhiều quốc gia cũng như nhiều tổ chức quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm,” Bộ Ngoại giao Việt Nam phát ngôn khi được yêu cầu hồi đáp trước những lời chỉ trích.
“Một khuôn khổ pháp lý về an ninh mạng là điều cần thiết trong tình hình hiện nay”, Bộ Ngoại giao nước này cho biết.
Việt Nam hiện vẫn chưa công bố một nghị định quan trọng về việc hướng dẫn cách thực thi luật an ninh mạng, vốn sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, mặc dù họ đã công bố các dự thảo của nghị định này. [4] Hiện nay, Luật An ninh mạng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam.
“Chúng tôi kêu gọi Bộ Công an và chính quyền Việt Nam xem xét các hậu quả tiềm tàng của dự thảo nghị định, nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam,” các doanh nghiệp viết gửi ông Tô Lâm.
Ngoài việc yêu cầu các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, luật pháp còn cho phép các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét dữ liệu của người dùng hoặc kiểm duyệt những nội dung mà họ cho rằng đe dọa tới an ninh quốc gia.
Liên minh Internet Châu Á cũng cho biết luật này có thể vi phạm các hiệp định thương mại của Việt Nam, bao gồm cả hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Chính quyền Việt Nam đã bác bỏ điều này.
Luật An ninh mạng Việt Nam đặt ra một vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp. Họ lo lắng về chi phí và cả rủi ro về mặt uy tín của luật này, khi mà họ đang nhắm tới một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Hơn 64 triệu người của đất nước 96 triệu dân này đang sử dụng Internet.
Cũng trong tuần này, chính quyền Việt Nam cho biết Google đang cân nhắc các bước để mở văn phòng tại Việt Nam, nhưng Google lại cho biết rằng họ không có gì để công bố. [5]
Theo We Are Social, một công ty tư vấn, thì Facebook và Google là hai trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Mạng xã hội là kênh truyền thông chính cho các tin tức và các cuộc thảo luận ở Việt Nam, một quốc gia mà nhà nước kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, song sự tự do ngôn luận lại được chấp nhận rộng rãi.
Không giống như Trung Quốc với “vạn lý tường lửa”, Việt Nam cho phép các ông trùm truyền thông xã hội của nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam, mặc dù các nhà chức trách đã thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp này phải gỡ bỏ nội dung hoặc đóng tài khoản. Các doanh nghiệp công nghệ nói rằng, đối với vấn đề này, họ giải quyết theo từng trường hợp một.
Mạng xã hội đang đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình trên đường phố nổ ra ở Việt Nam vào tháng Sáu vừa rồi. Người biểu tình lên án các đặc khu kinh tế, khi họ lo ngại rằng các đặc khu sẽ trao quyền lực cho các công ty Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một số người biểu tình cũng phản đối chính luật An ninh mạng này. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế đều lên án Luật An ninh mạng, khi họ gọi luật này là một luật đàn áp. [6] [7]
Nguyễn Vi Yên
Save NET dịch từ bài “Google and Facebook push back on Vietnam's sweeping cyber law” của John Reed trên tờ Financial Times, ngày 13/12/2018.

Chú thích của người dịch:
[1] Trang của Liên minh Internet châu Á: https://www.aicasia.org/
[4] Dự thảo Nghị định Luật An ninh mạng: http://chinhphu.vn/…/…/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan
[5] Báo Việt Nam đưa tin Google dự định mở văn phòng tại Việt Nam: https://vnexpress.net/…/google-tinh-mo-van-phong-tai-viet-n…
[6] Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án Luật An ninh mạng Việt Nam: https://www.hrw.org/…/vietnam-withdraw-problematic-cyber-se…
[7] Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án Luật An ninh mạng Việt Nam: https://www.amnesty.org/…/viet-nam-cybersecurity-law-devas…/

Không có gì quý hơn bóng đá

Tham lụn của Cu Tèo (Danlambao) - Nhắc đến ba chữ “Không có gì…” là, dù có phản động cách mấy hay thấm nhuần câu cách ngôn của vạn thế sư biểu Nguyễn Văn Thiệu “đừng nghe những gì CS nói…” đến tận cốt xương, tất tất người Việt Nam ai cũng là con cháu bác Hồ, à lộn, Cu Tèo xin tự chỉnh huấn sửa sai, tất tất người Việt Nam ai cũng bị nhớ tới lời bác Hồ dạy rằng, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Cu Tèo có thể sai, nhưng Bác Hồ không bao giờ sai. “Độc lập tự do” vào thời bác Hồ hô hò quả là cực quý, vì là hàng hiếm, nếu không nói là không có. Nhưng ngày nay đất nước sạch bóng quân thù, lù lù một đống côn an tự do chạy đầy đường, dân oan tự dưng dậy khắp ngã. 

Tuy nhiên, những hiện thực xã hội chủ nghĩa như côn an chạy đầy đường, dân oan dậy khắp ngã, chỉ là ba chuyện nhỏ, cải thiện linh tinh. Có nhiều thứ Tự do hoành tráng mà chỉ có nước CHXHCNVN mới có được. 

Chẳng hạn như: Luật pháp cho phép nữ sinh viên sư phạm, tức cô giáo tương lai cho nền giáo dục hồng hơn chuyên được tự do làm đĩ những ba lần (tất nhiên chỉ tính những lần cô giáo tương lai bị bắt quả tang đang khi hành nghề), trong khi dưới chế độ Thực dân Phong kiến trước kia và Mỹ Ngụy đồi trụy sau này, thành phần này bị kềm kẹp một cách cực kỳ dã man vào khuôn khổ đạo đức của một nhà giáo. Tự do cho cô giáo làm gái làng chơi ba lần lại đẻ ra một “hình thái tự do” mới, ấy là đám học trò của cô có quyền thắc mắc, cô giáo mình có làm đĩ không, nếu làm thì trước khi đứng lớp, cô giáo này đứng đường và đi khách mấy lần mà không bị đuổi khỏi trường đào tạo nhà giáo dục?, hay cô có mánh để thoát khỏi còng của công an nhân dân như bác Hồ ngày xưa tài tình qua mặt bọn mật vụ thực dân đế quốc, để không bị phát hiện quá ba lần? 

Chẳng hạn như: Quan đầu tỉnh tự do cho ngoại bang thuê rừng, thuê biển, thuê đất hàng trăm năm, cho họ làm gì với mục đích gì thì mình không cần biết và có khi muốn biết cũng chẳng được bén mảng tới; 

Và chẳng những dân VN mình được tự do như thế, mà dân nước ngoài, nhất là dân nước Anh Cả Anh Hai (của sư chi đó nghe đâu là cháu ruột bác Hồ) cũng tự do lộng hành từ Bắc chí Nam còn tự do hơn gấp tỷ lần. 

Đại khái, nhờ “đảng đã cho ta mùa xuân” mà VN ngày nay tự do tha hồ, tha hồ tự do, tự do đủ thứ, nên tự do không còn quý như bác Hồ “phô” trước kia nữa. 

Trước tình hình cụ thể như thế, các cháu ngoan của bác đã vận dụng một cách tài tình và sáng tạo phép Duy Vật Biện Chứng để đổi mới tư duy, quy lời bác dạy sang một “phạm trù” mới, hay nói theo thời đại kỹ thuật số là chuyển hệ: từ Độc lập Tự do sang Bóng Đá. “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” thành “Không có gì quý hơn Bóng Đá”. 

…………………………………………

Thoạt nghe qua “chân lý” mới thay đổi “Không có gì quý hơn bóng đá” này, các nhà cách mạng lão thành “phản biện trung thành” không nín được cơn “bức xúc”, lên tiếng cảnh báo cảnh giác cảnh tỉnh và cảnh... ngộ rằng, đó là luận điệu xuyên tạc của bọn phản động chống phá tổ quốc, vì tổ quốc bao giờ cũng quý hơn trên hết mọi sự, ấy chết, nói lộn, Đảng mới trên hết mọi sự, bởi hàng năm mỗi độ Tết đến là nhà nước ta cho thả chạy đầy đường khẩu hiệu mừng Đảng, mừng Xuân, rồi mới mừng Đất Nước như cái đuôi đi sau rốt (1), hay nói một cách... theo tư tưởng bác Hồ thì, Đảng là đầu, Đất Nước là đuôi, sông Cửu Long có nguy cơ cạn kiệt bởi anh Hai xây đập ở thượng nguồn, núi Tây Nguyên có thể bị san bằng vì bạn Bốn Tốt làm... gì thì mình không được bén mảng tới để biết, nhưng khẩu hiệu chạy đầy đường ấy (Mừng Đảng,...) vẫn không chịu thay đổi, dù rõ ràng đó là chuyện lộn mề. 


Nhưng sau khi quán triệt tình hình nhân dân ta, nhất là tuổi trẻ, rường cột nước nhà hiện tại lẫn tương lai, ăn mừng chiến thắng Cúp A Fờ Fờ 2018 bằng cách xuống đường “đi bão” cuốn theo quả Bóng, rồi so sánh với thái độ nằm yên ngậm miệng của họ trước những sự kiện liên quan đến tồn vong của Đất Nước, sống còn của Dân Tộc, sự tụt hậu đằng sau cả những nước láng giềng mà trước kia mình hạ mục, chưa nói đến quyền làm người bị chà đạp, đạo lý tổ tiên, truyền thống dân tộc bị “bứng tận gốc trốc tận rễ”... Các nhà cách mạng lão thành dù có thuộc diện “phản biện trung thành” cũng phải đồng ý nhất trí công nhận một điều. Ấy là, nước VN ngày nay, phải nói chuẩn xác là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN: “Không có gì quý hơn bóng đá”. 

19.12.2018

Đui, điếc, câm và hậu quả phải đến

Kông Kông (Danlambao) - Vào Google search gõ tên Nguyễn Trường Tô, không cần gõ chức vụ Chủ tịch Hà Giang, đã có ngay chi tiết về tên Phó Bí thư Tỉnh ủy nầy cùng với Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường cấp 3 ở Vị Xuyên mua dâm nữ sinh. Và hàng trăm ảnh của họ lúc tại chức cũng như tại tòa... Riêng về Nguyễn Trường Tô thì cho dù đã bị tố giác rất lâu trước khi nội vụ đổ bể, nhưng Trung ương vẫn làm ngơ, được tại vị, cho đến lúc bị Sầm Đức Xương tố cáo. Cuối cùng Nguyễn Trường Tô chỉ bị khai trừ đảng, mất hết chức vụ và được “hạ cánh an toàn”, “vui thú điền viên” với cơ ngơi đồ sộ có sẵn.

Nội vụ gây rúng động công luận (một thời) đến như thế nhưng rõ ràng là không có ảnh hưởng chút nào với Đinh Bằng Mỹ, hiệu trưởng trường dân tộc nội trú Thanh Sơn, Phú Thọ khi ông ta chọn các cháu nam sinh ở tuổi dưới 16 phục vụ tình dục. Điều đáng nói là các cháu đều khai: Chính cô giáo Phùng Thị Thủy Ngân (Bí thư Đoàn của trường?) người dạy về môn giáo dục công dân (!) trực tiếp dẫn đến văn phòng hiệu trưởng. 

Sư việc tởm lợm đã diễn ra trong thời gian rất dài, như các cháu nói là “mọi người trong trường đều biết”, nhưng chỉ mới vừa đổ bể. 

Điều đó cho thấy một xã hội đang băng hoại đến tận cùng về mọi mặt! 

Vâng, “mọi người đều biết” không phải chỉ riêng các vụ dâm ô mà vô số vụ khác liên quan đến vận mạng đất nước và dân tộc. Như mất chủ quyền, mất biển, mất đất, mất tài nguyên, mất môi trường sống vì ô nhiễm, thực phẩm bị đầu độc... Đã thế, đảng còn đẻ ra luật An ninh mạng khóa miệng dân, luật Đặc khu dâng đất cho Tàu (!) còn nội bộ thì phe cánh đấu đá quyết liệt nhưng vẫn thi nhau đục khoét, công khai cướp của dân “không chừa thứ gì”, điển hình như vụ Thủ Thiêm. 

Thế nhưng, phản ứng của xã hội chỉ như những cơn giông, cơn bão nhỏ hay cơn lũ quét... có ồn ào được đôi lúc rồi đâu cũng vào đấy. Không dừng ở đó, còn bị công an đợi cho tình hình lắng xuống rồi lùng bắt người tranh đấu ôn hòa đem xử tù rất nặng, vì tội... “lợi dụng quyền tự do dân chủ”! 

Chủ trương của chế độ là đui, điếc, câm trước phản ứng của dân và cũng âm thầm phát huy chúng trong lòng xã hội. 

Khi người dân đã quen thói vô cảm, mạnh ai nấy sống, thì đương nhiên làm ngơ với tội ác, không cần biết đến tương lai của con cháu chứ chưa nói đến đất nước và dân tộc. Được như thế thì chế độ mới tồn tại. 

Đó là mục đích của đảng! 

Do đó đảng rất khéo léo khai thác lối sống buông thả, đề cao sự thỏa mãn bản năng thấp hèn, coi đó là “quyền tự do cá nhân”. Thanh niên thì “tự do” thỏa mãn thú tính, còn hậu quả đã có tổ chức phá thai cấp nhà nước, “đi bão” xả stress “ăn theo” sư kiện thắng trận bóng đá... trong lúc quyền tự do căn bản thật sự của công dân, theo Hiến pháp, thì bị đảng tước đoạt. 

Căn bản giáo dục mất trắng. Nhà trường trở thành nơi nguy hiểm [1] Hướng thượng nhân sinh không còn. Tôn giáo là nền tảng đạo đức bị quốc doanh. Sư, thầy là đảng viên “giảng đạo”. Mác từng nói “tôn giáo là thuốc phiện” thì sư, thầy đảng viên biến thành hiện thực! Vì thế xã hội không trở nên đốn mạt mới là chuyện lạ! 

Bản chất cộng sản vô thần nên các quan chức chỉ biết quyền và tiền. Dùng tiền mua “thần linh”, mua thứ “công đức” từ máu và nước mắt của dân nghèo. Trái lại, họ lo đúc tượng đài xây dựng “tôn giáo Hồ Chí Minh” thay vì cơm áo cho trẻ thơ, cho trường học, cho bệnh viện... 

Vì thế VN đang đi ngược hướng với nhân loại văn minh. 

Điển hình là hậu quả tất yếu của đêm “đi bão” “mừng VN chiến thắng” đang sờ sờ trước mắt. 38 người chết, 200 người bị thương còn giao thông thì hỗn loạn cùng cực, rác rưởi thì tràn ngập! 

Thưa, ai có thể dọn sạch được loại “rác rưởi đi bão” nầy (?) vì đó là thứ rác rưởi chiến lược chính trị của đảng để họ nuôi hy vọng cai trị được lâu dài chứ không phải chỉ đơn thuần là rác rưởi! 

Do đó, nếu mạng xã hội có phản ứng dữ dội, trí thức yêu nước có kêu gọi ký tên trong thư ngỏ lên án... thì cũng chẳng bao giờ được hồi âm, vì đảng đã mắc bệnh đui, điếc, câm. Căn bệnh mãn tính kể từ khi cướp được chính quyền. Họ chỉ “chuyên sâu” một điều: Súng và nhà tù! 

Đất nước, dân tộc rồi sẽ đi về đâu, trước mắt khó có thể có câu trả lời. Nhưng nhìn lại lịch sử gìn giữ giang sơn của tổ tiên, câu trả lời nhứt định phải có. Đó là, gia đình, dòng tộc kẻ phản bội tổ quốc một ngày nào đó sẽ bị phán xét! 

18/12/2018


Một nền giáo dục tuyệt vọng

Nhật Phong (Dân Làm Báo) - Khi sự việc thầy giáo hiệu trưởng lạm dụng tình dục hàng chục nam học sinh ở Phú Thọ được loan tải mạnh mẽ trên các mạng xã hội và báo chí đã khiến dư luận hết sức bàng hoàng và phẫn nộ. Thêm một lần nữa, niềm tin của nhân dân vào hệ thống ngành giáo dục của Nhà nước cộng sản Việt Nam đã bị phản bội.

Ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Trung Học Cơ Sở Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) đã ép buộc hàng chục nam học sinh tuổi thiếu niên từ 12 đến 15 phải phục vụ cho như cầu tình dục bệnh hoạn của mình trong một thời gian dài. Phòng làm việc là nơi được My thực hiện những tội ác của mình, bất kể giờ học hay giờ nghĩ của học sinh.

Đáng buồn hơn, hành vi đáng kinh tởm của ông My còn nhận được sự tiếp tay của không ít đội ngũ giáo viên ở trường này. Theo lời tố cáo của nhiều nam sinh bị lạm dụng, nữ giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, kiêm bí thư chi đoàn trường còn thường xuyên cưỡng ép các em đi “phục vụ” cho ông My, có thầy giáo còn cười bỡn cợt các em sau khi bị vừa bị làm dụng ở phòng hiệu trưởng.

Dù sự việc diễn ra trong thời gian dài, dư luận tại địa phương bàn tán xôn xao nhưng không một cá nhân, tổ chức nào ở cơ sở hay cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phát hiện ra sự việc.

Cũng cần nhắc thêm rằng, chỉ trước khi vụ việc được phanh phui chưa lâu, hồi tháng 5 năm 2018, ông My và cô bí thư đoàn kia vẫn đứng trước hàng trăm học sinh để rao giảng đạo đức và pháp luật chống xâm hại trẻ em tại 1 buổi ngoại khóa do công an tỉnh Phú Thọ tổ chức. 

Việc lạm dụng tình dục hàng chục học sinh của My đã bứt hẳn sợi dây niềm tin mong manh còn lại trong nhân dân đối với ngành giáo dục, nơi chịu trách nhiệm thiêng liêng trồng người cho đất nước. 

Chỉ riêng trong năm 2018, hàng loạt “bom tấn” nổ ra ở ngành giáo dục: Rúng động việc sửa bài thi, nâng điểm trong kỳ thi THPT ở ba tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La. Nơi những em học kém nhưng lại thi có điểm rất cao. Trong đó, đa số đều rơi vào con em của các quan chức địa phương. Phẫn nộ với việc giáo viên bắt học sinh tát bạn 231 cái, khiến nam sinh lớp 6 phải nhập viện ở Quảng Bình. Sau đó, để đối phó với dư luận, lấp liếm cái sai của mình, Ban giám hiệu trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh) lại bắt học trò viết lời khai với các câu hỏi như bản hỏi cung, coi các học sinh như tội phạm. Cay đắng hơn, Hiệu trưởng xin báo chí đừng lên tiếng vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia....

Phùng Xuân Nhạ, tư lệnh ngành của giáo dục vẫn không có một giải pháp quyết liệt nào nhằm chấn chỉnh sự bệ rạc nơi ông đang quản lý, ngoài những phát ngôn rỗng tuếch: “đau lòng” khi học sinh bị tát 231 cái phải nhập viện, “"đây là bài học sâu sắc cho các trường nội trú” khi nói về sự việc học sinh bị hiệu trưởng lạm dụng tình dục.

Mặc dù nền giáo dục đã mục ruỗng và băng hoại đạo đức nghiêm trọng, vậy nhưng ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam vẫn cho rằng “giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ” (1) 

Nhân dân còn biết dựa vào đâu để bấu víu chút niềm tin ở nền giáo dục của CSVN ngày hôm nay?. Làm sao nhân dân không khỏi xót xa, bất an khi trăm ngàn chủ nhân tương lai của đất nước đang hàng ngày cắp sách đến một môi trường đầy hủ bại và giả dối đến thế?




Ước mơ trong cơn bão bóng đá

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - “Với một biển người Việt xuống đường như trong mỗi kỳ “áo đỏ sao vàng đi bão bóng đá” khắp nước – chỉ cần độ mươi lần thôi – âm mưu xâm lăng mềm của Trung cộng ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Vân Đồn…; những thảm họa về tài nguyên, về môi sinh, về biển đảo, về cướp đất, về giao thông; những nghiệt ngã về dân oan, về tù nhân lương tâm; những ung thư về tham nhũng, về cường hào ác bá đỏ, về luật An ninh mạng; những hủ bại trong nền giáo dục ‘đỉnh cao trí tuệ’… vân vân ở Việt Nam sẽ không còn lý do và cơ hội tồn tại!” 

*

AFF SUZUKI CUP là hậu thân của TIGER CUP. TIGER CUP là do hãng bia Asia Pacific Breweries (Singapore) tự bày ra để quảng cáo thương hiệu bia Tiger của họ từ năm 1996, đến năm 2008 TIGER CUP đổi tên thành AFF SUZUKI CUP bởi kể từ đó đến nay hãng xe SUZUKI của Nhật Bản là nhà tài trợ chính, mục đích tất nhiên là để quảng cáo nhãn hiệu xe SUZUKI. 

TIGER CUP hay AFF SUZUKI CUP là giải bóng đá cấp khu vực Đông Nam Á (mạng xã hội nựng là “giải ao làng”), 2 năm tổ chức 1 lần, gồm 11 nước: Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Timor Leste, Viet Nam. 

Lưu ý: Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA không công nhận giải AFF SUZUKI CUP.

Từ TIGER CUP (1996) đến AFF SUZUKI CUP (2018): 

1-. Thái Lan vô địch 5 lần: 1996, 2000, 2002, 2014, 2016 (không có người chết, không có tai nạn giao thông, không có những màn đua xe tử thần, không có những cảnh cỡi truồng uốn éo khoe hàng giữa phố phường).

2-. Singapore vô địch 4 lần: 1998, 2004, 2007, 2012 (không có người chết, không có tai nạn giao thông, không có những màn đua xe tử thần, không có những cảnh cỡi truồng uốn éo khoe hàng giữa phố phường).

3-. Malaysia vô địch 1 lần: 2010 (không có người chết, không có tai nạn giao thông, không có những màn đua xe tử thần, không có những cảnh cỡi truồng uốn éo khoe hàng giữa phố phường).

4. Việt Nam vô địch 2 lần: 2008 và 2018 (riêng 2 chung kết 2018: tổng cộng có 78 người chết, 650 người bị thương, hàng trăm màn đua xe tử thần, bao cảnh nam thanh nữ tú cỡi truồng uốn éo nhố nhăng khoe hàng giữa phố phường).


*

Trước 2 trận chung kết lượt đi (11/12/2018) và lượt về (15/12/2018) giữa Việt Nam và Malaysia trong giải AFF SUZUKI CUP 2018, HY em đã trộm “yên chí lớn”: Thắng hay Thua, Việt Nam (vẫn) vô địch! Chẳng là tối 27/01/2018, trong chung kết giải U23 AFC 2018 trên sân vận động tại Thường Châu (Trung Cộng), Uzbekistan thắng Việt Nam 2-1, đoạt chức vô địch. Tuy chiếm giải Á quân, nhưng khắp đất nước hình cong chữ S đều dậy “bão”, đặc biệt đương kim Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng hoà vào “bão áo đỏ sao vàng” tại Hà Nội và liên tu cung tay gào thét vào micro: Việt Nam vô địch! Việt Nam vô địch! Về nhì mà là vô địch thì trong cõi ta bà này chỉ có ở Việt Nam xhcn!


May thay, gần cuối 2018 này, đội tuyển Việt Nam đã đoạt được chức vô địch AFF SUZUKI CUP 2018, dù thế nào cũng là một niềm vui, một khích lệ tuy đã phải cụ thể và hồ hởi chi trả một cái giá vô giá, đặc biệt nói riêng ở đây, đó là giá của một cái Tang Tập Thể Khổng Lồ với số lượng mấy chục “nam thanh nữ tú cổ động viên đã hồ hởi hồn nhiên ‘hy sinh’ tính mạng trong cơn Bão Mừng Chiến Thắng” – một chiến thắng nhỏ nhoi! Nói là nhỏ nhoi, ấy vì, so với sân chơi như Euro hay World Cup, AFF SUZUKI CUP – như tên gọi đầy đủ, (xin nhắc lại) đích thị là một giải bóng đá cục bộ – do một tập đoàn công nghiệp tư nhân bày ra làm quảng cáo cho thương hiệu sản phẩm của mình, dành riêng cho những đội tuyển quốc gia thuộc nhóm “ao làng” chơi với nhau, khích lệ lẫn nhau. 

Cúp làng giành được đêm nay,
Điên “vui cũng được một vài trống canh”!

Mà thôi. Để rồi xem, trưa 08/01/2019 tới đây, đương kim vô địch AFF SUZUKI CUP 2018 sẽ đụng đội tuyển Iraq, rồi Iran… trong giải Cúp bóng đá châu Á /AFC ASIAN CUP XVII - 2019 (gồm 24 nước, trong đó có Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Đại Lợi…), bấy giờ sẽ rõ “đá vàng” là đội tuyển Việt Nam đang thật sự ở đẳng cấp nào, đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp tục “đặt cả châu Á dưới chân” ra sao, ngõ hầu chứng tỏ “Việt Nam thế nước đang lên”!

Lưu ý: FIFA công nhận và đưa kết quả của AFC ASIAN CUP vào WORLD CUP (Cúp bóng đá thế giới). Đội tuyển nước CH xhcn Việt Nam được tham dự AFC ASIAN CUP lần đầu năm 2007, lần thứ nhì là năm 2019. Ngược lại, dù đang bận bịu chống trả cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, đội tuyển nước Việt Nam Cộng Hoà đã 2 lần góp mặt tranh giải bóng tròn quốc tế đẳng cấp châu lục này, 1956 và 1960, mỗi lần đều kết thúc ở vị trí hạng tư (1).

*

“Đi bão” mừng chức vô địch AFF SUZUKI CUP 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng khi có người chết vì “say bão” thì báo lề đảng lại ghi chết ở Sài Gòn!

Và Hải Ý em có một ước mơ, vì ước mơ vốn miễn phí: Với một biển người Việt xuống đường như trong mỗi kỳ “áo đỏ sao vàng đi bão bóng đá” khắp nước – chỉ cần độ mươi lần thôi – âm mưu xâm lăng mềm của Trung cộng ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Vân Đồn…; những thảm hoạ về tài nguyên, về môi sinh, về biển đảo, về cưỡng cướp đất, về giao thông; những nghiệt ngã về dân oan, về tù nhân lương tâm; những ung thư về tham nhũng, về cường hào ác bá đỏ, về luật An ninh mạng; những hủ bại trong nền giáo dục ‘đỉnh cao trí tuệ’… vân vân ở Việt Nam sẽ không còn lý do và cơ hội tồn tại! 

Kết luận: Dù thế nào, Hải Ý em cũng thành thật thán phục phương trình “trồng người” siêu việt của băng đcs Việt Nam – “một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước” (nhà văn Nguyên Ngọc). 

(Bruxelles, 18/12/2018)


_________________________________

Chú thích:

(1) Wikipedia tiếng Việt không có chi tiết này: Le Sud-Vietnam avait disputé les Coupe d'Asie de 1956 et 1960, où elle avait fini à chaque fois à la quatrième place. L'équipe actuelle du Viêt-Nam est l'héritière du Nord-Vietnam.

Tạm dịch: Nước Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt, 1954-1975) đã tranh tài giải Châu Á 1956 và 1960, mỗi lần họ đều kết thúc ở vị trí hạng tư. Đội tuyển hiện nay của CH xhcn Việt Nam là thừa kế của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Bắc Việt, 1954-1975). 

TNS Mỹ lo ngại Google tuân thủ quy định nội địa hóa dữ liệu của Luật An ninh mạng

RFA-2018-12-18  
Thượng Nghị sĩ Cory Gardner
 Thượng Nghị sĩ Cory Gardner-Courtesy Instagram sencorygardner
Luật An ninh mạng của Việt Nam sẽ đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới. Đây là bộ luật gây nhiều tranh cãi và chỉ trích từ quốc tế liên quan đến các điều khoản quy định về nội địa hóa dữ liệu đối với các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Nhân dịp này, Đài ACTD phỏng vấn Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại phụ trách Đông Á Thái Bình Dương và Chính sách An ninh Mạng Quốc tế, Thượng Viện Mỹ. Trước hết, nhận định về luật An ninh mạng của Việt Nam, TNS Gardner nói:
TNS. Cory Gardner: tôi có nhiều hy vọng vào con đường phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Đây là điều chúng tôi thấy trong các cơ hội về kinh tế và an ninh trong khu vực. Nhưng luật mà họ mới thông qua là một luật rất đáng báo động. Tôi đã đến Việt Nam khi Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về luật này. Trong cuộc gặp của tôi với các giới chức quốc hội và chính phủ Việt Nam, tôi đã bày tỏ mối lo ngại về yêu cầu nội địa hóa dữ liệu trong luật, bày tỏ mối lo ngại nhìn từ khía cạnh của các nhà đầu tư kinh doanh, và các nhà hoạt động nhân quyền. Và tôi vẫn theo dõi chặt chẽ những lo ngại về luật này kể từ đó.
RFATheo ông thì các công ty như Facebook và Google có nên thiết lập văn phòng đại diện và đặt máy chủ ở Việt Nam theo như quy định ở trong luật?
TNS. Cory Gardner: Sẽ rất là đáng ngại nếu Google hay bất cứ công ty nào tuân theo nỗ lực nhằm nội địa hóa dữ liệu mà có thể dùng để chống lại xã hội dân sự, các nhà hoạt động dân sự, và có thể bị chính phủ sử dụng để vi phạm các quyền riêng tư của người dân. Đây là điều rất đáng lo ngại và tôi nghĩ là bất cứ ai phải chịu quy định nội địa hóa dữ liệu này phải suy nghĩ rất kỹ trước khi họ đầu tư.
Sẽ rất là đáng ngại nếu Google hay bất cứ công ty nào tuân theo nỗ lực nhằm nội địa hóa dữ liệu mà có thể dùng để chống lại xã hội dân sự, các nhà hoạt động dân sự, và có thể bị chính phủ sử dụng để vi phạm các quyền riêng tư của người dân. - TNS Cory Gardner
RFAĐại diện của Facebook trong một lần điều trần ở Thượng viện trong năm nay có nói là Facebook không có máy chủ ở Việt Nam và sẽ không bao giờ trao các dữ liệu của người dùng Việt Nam cho chính phủ bao gồm cả các thông tin về chính trị. Quốc Hội Mỹ có thể làm được gì để đảm bảo các công ty như Facebook hay Google giữ lời hứa của mình, chịu trách nhiệm về những gì họ thực hiện?
TNS. Cory Gardner: Có hai điều mà tôi muốn nói. Trước hết là Thượng viện chuẩn bị thông qua một dự luật gọi là Asia Reassurance Initiative (Sáng Kiến Đảm bảo châu Á), tập trung nguồn lực vào các vấn đề về an ninh mạng, để chúng tôi có thể giúp cho khu vực như Việt Nam và các nước khác về vấn đề mạng, và có thể là thúc đẩy các chính sách mạng tốt hơn, tránh khỏi những quy định như nội địa hóa dữ liệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi họ chặt chẽ, đảm bảo facebook và google phải chịu trách nhiệm những gì họ làm, chúng tôi bày tỏ những lo ngại của Quốc hội khi nói về các nỗ lực nội địa hóa dữ liệu này. Hè năm ngoái tôi đã thành công trong việc bổ sung vào một dự luật ở Ủy ban đối ngoại Thượng Viện lên án Việt Nam về nỗ lực nội địa hóa dữ liệu. Dự luật này đã được thông qua ở Hạ Viện, bắt đầu từ Dân biểu Ed Royce, nó vẫn còn ở Thượng Viện. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ về đòi hỏi nội địa hóa dữ liệu của Việt Nam.
RFA: Nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam cho rằng chính phủ Việt Nam đã lợi dụng cơ chế báo cáo của Facebook và Google để giúp chính phủ tháo bỏ nhữn tài khoản nội dung được cho là có tính chỉ trích chính quyền trong thời gian qua. Theo ông thì Quốc hội Mỹ có thể làm gì để đề cập đến vấn đề này với các công ty Mỹ?
TNS. Cory Gardner: Nếu các bạn nhìn vào Google làm ví dụ thì vài tháng trước, đã có bài báo cho biết Google đang phát triển một kiểu tìm kiếm search engine theo kiểm duyệt của Trung Quốc, nhưng gần đây thì chúng tôi đã thấy có những bài báo cho biết là Google dường như đang tránh làm điều này, tức là họ không còn cố gắng theo đuổi việc làm một search engine cho phép việc kiểm duyệt của chính phủ lắp đặt trong đó. Điều này xảy ra là vì có một nhóm chúng tôi đã gửi thư cho Google bày tỏ những lo ngại là họ đang theo nỗ lực kiểm duyệt của Trung Quốc để chống lại nhân quyền và xã hội dân sự. Đó là những nỗ lực mà chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện với Google và các công ty khác để đảm bảo là họ giữ lời hứa. Nhưng điều quan trọng mà tôi muốn nói là tôi có hy vọng lớn ở Việt Nam là một đối tác quan trọng. Tôi tôn trọng người Việt Nam và tôi biết là họ không muốn luật này được thực hiện. Tôi hy vọng là những thảo luận giữa Mỹ và Việt Nam có sẽ giúp giải quyết vấn đề. Ngoài Mỹ thì còn những đối tác khác nữa như Châu Âu chẳng hạn. Họ có thể quan ngại là luật mới vi phạm những điều khoản trong các thỏa thuận thương mại. Tôi hy vọng là chúng tôi có thể đạt được một thỏa thuận nào đó không chỉ với Việt Nam mà với các công ty công nghệ liên quan đến việc đối phó với luật này thế nào. Vì điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác trên thế giới. Và chúng tôi cần một sự tiếp cận thống nhất chống lại những nỗ lực của luật này.
RFA: Ông nói đến các thỏa thuận thương mại, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi TPP và nhiều người nói rằng điều này khiến Hòa Kỳ mất đi đòn bẩy để đàm phán với Việt Nam. Theo ông hiện Hoa Kỳ có gì để có thể đảm phán với Việt Nam gây sức ép về vấn đề này?
TNS. Cory Gardner: Điều này cũng quan trọng, dù Mỹ có tham gia TPP hay không, hay tham gia lại vào TPP hay không. Nếu chúng tôi là một thành viên của hiệp định này thì chúng tôi sẽ có đòn bẩy để đàm phán với Việt Nam liên quan đến chính sách nội địa hóa dữ liệu. Dự luật mà chúng tôi dự định sẽ thông qua ở Thượng Viện hôm nay là dự luật Asia Reassurance Initiative Act sẽ cung cấp thêm những nguồn lực, tiền của, và khuyến khích các thỏa thuận giữa Mỹ với Việt Nam và những nước khác trong khu vực Châu Á, dù đó là thỏa thuận về mạng hay thương mại, những thỏa thuận đó cho cơ hội và đòn bẩy trong đàm phán để tránh những tình huống đã nói (như trong luật an ninh mạng).
Tôi lo ngại việc họ dùng quy định nội địa hóa dữ liệu để đàn áp những người hoạt động nhân quyền. Họ có thể dùng nó để bỏ tù, để bóp nghẹt quyền bày tỏ ý kiến. - TNS Cory Gardner
RFA: liên quan đến tình hình nhân quyền Việt Nam, báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế lên án chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến và blogger trong những năm trở lại đây. Việt Nam cũng thường xuyên dùng cách trao đổi tù nhân với các đối tác Mỹ và Châu Âu để đạt được các thỏa thuận nào đó mà ví dụ gần đây nhất là việc blogger Mẹ Nấm phải sang Mỹ. Có ý kiến cho rằng cách làm này của Việt Nam với các đối tác không giúp gì được cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vậy Mỹ có cách nào khác để làm việc với Việt Nam về vấn đề này, đảm bảo nhân quyền không xuống dốc?
TNS. Cory Gardner: Khi tôi có dịp thăm Hà Nội vào mùa xuân vừa qua, tôi có dịp được gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi đã nói chuyện về những lo ngại là liệu chính phủ Việt Nam có đang thụt lùi trong vấn đề đối xử với người dân của mình, với các tổ chức phi chính phủ NGO và xã hội dân sự. Có những lo ngại về vấn đề này. Đây là đất nước của cả trăm triệu dân với nền kinh tế đang phát triển và có những lo ngại về sự lấn lướt của Trung Quốc. Chúng tôi thấy là chính phủ đang phải chịu nhiều sức ép liên quan đến vai trò của Việt Nam trong một xã hội mở rộng hơn. Cho nên Mỹ, Châu Âu và các đối tác ở Đông Nam Á cần phải làm việc với Việt Nam theo cách để Việt Nam vẫn phát triển nhưng vẫn cho phép sự phát triển của xã hội dân sự, không gây hại cho sự ổn định, đảm bảo các quyền con người được cải thiện. Nhưng tôi lo ngại việc họ dùng quy định nội địa hóa dữ liệu để đàn áp những người hoạt động nhân quyền. Họ có thể dùng nó để bỏ tù, để bóp nghẹt quyền bày tỏ ý kiến. Và đó là điều tôi lo ngại. Hoa Kỳ không thể tránh nói điều này. Chúng tôi cần phải tiếp tục bày tỏ lo ngại và tích cực tham gia với họ theo tính xây dựng với hy vọng chấm dứt sự thụt lùi của tình trạng nhân quyền.
RFA: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.