Thursday, January 3, 2019

Những thắc mắc đầu năm gửi Bộ Quốc phòng

Theo VOA-Trân Văn/03/01/2019 
Scandal Đồng Tâm là một trong những vụ liên quan đến Quốc phòng làm kinh tế.
Scandal Đồng Tâm là một trong những vụ liên quan đến Quốc phòng làm kinh tế.
Tuần trước, vào những ngày cuối cùng của năm 2018, tại một cuộc họp báo do Bộ Quốc phòng tổ chức, đại tá Nguyễn Văn Tấn, Cục phó Cục Quân lực của Bộ Tổng Tham mưu, loan báo “giải thể 14 ‘lữ đoàn công binh dự bị động viên’ thuộc bảy tổng công ty gồm: 36, 319, Đông Bắc, Lũng Lô, Thái Sơn, Trường Sơn, Thành An”.
Theo đại tá Tấn, quyết định giải thể vừa kể nhằm thực hiện một nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) để “đổi mới, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả” (1). Tuy nhiên, giải thể… dễ dàng, nhẹ nhàng như thế, rõ ràng là thiếu sòng phẳng.
Có lẽ nên liếc qua một số trong số rất nhiều chuyện liên quan đến 14 ‘lữ đoàn công binh động viên” thuộc bảy tổng công ty 36, 319, Đông Bắc, Thái Sơn, Lũng Lô, Trường Sơn, Thành An để xét xem có nên đồng tình với việc Bộ Quốc phòng nhẹ nhàng phủi tay, dễ dàng buông bỏ những đứa con được khai sinh nhằm kết hợp giữa quốc phòng với làm kinh tế như thế hay không:
- Tổng Công ty 36, con lai giữa quốc phòng với làm kinh tế, có đủ mọi thứ danh hiệu, từ “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” đến huân chương lao động các hạng từ ba tới nhất, được ví von là “bách chiến, bách thắng trong… đấu thầu”, hiện vẫn dẫn đầu khối doanh nghiệp xây dựng về các vụ kiện liên quan tới thực hiện hợp đồng(2). Giữa năm ngoái, nợ của Tổng Công ty 36 đã gấp năm lần vốn chủ sở hữu và chiếm tới hơn 80% tổng vốn (3) và chưa rõ đến lúc nào phá sản.
- Tổng Công ty 319 thoát thai từ sư đoàn 319 của quân khu 3 sau cuộc lai ghép giữa quốc phòng với làm kinh tế trở thành “chủ trương lớn”. Giống như Tổng công ty 36, Tổng Công ty 319 cũng có đủ thứ danh hiệu, huân chương kể cả… Huân chương Quân công nhưng nổi tiếng vì nợ đầm đìa, quịt nợ (4), thiếu thuế, gian lận về tài chính trong các dự án hạ tầng, đặc biệt là mượn đầu heo nấu cháo (lẽ ra phải dùng vốn tự có để đầu tư hạ tầng và được hoán đổi bằng đất thì lại dùng ngân sách) (5).
- Tổng Công ty Đông Bắc thì nhiều năm nay tuy dẫn đầu về việc phá rừng khai thác than ở Quảng Ninh (6) nhưng vẫn được tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, được tặng đủ các loại huân chương lao động và tới giữa năm ngoái vẫn tiếp tục là doanh nghiệp đi đầu cả trong khai thác than trái phép lẫn tận dụng danh nghĩa quân đội để thuê đất rồi cho các doanh nghiệp khác thuê lại, tổ chức khai thác than trước, xin hợp thức hóa sau ở Quảng Ninh (7).
- Tương tự, ngoài nổi tiếng vì nợ nần, thiếu thuế (8), Tổng Công ty Lũng Lô còn nổi tiếng vì coi Trời bằng vung, xây dựng không cần giấy phép (9), không cần tuân thủ bất kỳ qui chuẩn nào, kể cả phòng cháy – chữa cháy, kinh doanh gian lận, kể cả rà – phá bom mìn cho những dự án quan trọng trị giá hàng trăm ngàn tỉ, liên quan tới sinh mạng của hàng trăm ngàn người như Dự án đường sắt đô thị của thành phố Hà Nội (10).
- Giống như Tổng Công ty Lũng Lô, Tổng Công ty Thái Sơn – vẫn còn đang dẫn đầu dư luận vì là bệ phóng cho Đinh Ngọc Hệ, thành “Út… Bộ trưởng” – nằm trong nhóm dẫn đầu các doanh nghiệp nhà nước tạo ra khối nợ 1,5 triệu… tỉ đồng. Theo một thống kê được công bố hồi tháng 10 năm ngoái, nợ của Tổng Công ty Thái Sơn gấp 9,2 lần vốn, nợ của Tổng Công ty Lũng Lô gấp gần năm lần vốn. Nợ của Viettel - doanh nghiệp vẫn được xem là tiêu biểu cho sự thành công của chủ trương kết hợp giữa quốc phòng với làm kinh tế - hiện vào khoảng 43.000 tỉ đồng (11).
- Các Tổng Công ty Trường Sơn, Thành An cũng chẳng hơn gì. Cả hai tổng công ty này cùng với Tổng Công ty 789 – cũng thuộc Bộ Quốc phòng là ba trong số năm nhà thầu tham gia thi công đoạn quốc lộ chạy ngang hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Dẫu chiều dài đoạn đó của quốc lộ 1 chỉ chừng 140 cây số nhưng ngốn gần 8.000 tỉ đồng và dù đang trong thời hạn bảo hành, dù trên mặt đường có 5.300 hố, ổ, gây ra đủ thứ thiệt hại, kể cả thiệt hại nhân mạng nhưng không nhà thầu nào thèm sửa chữa (12).
***
Thông báo giải thể “14 ‘lữ đoàn công binh dự bị động viên’ thuộc bảy tổng công ty gồm: 36, 319, Đông Bắc, Lũng Lô, Thái Sơn, Trường Sơn, Thành An” của Bộ Quốc phòng hết sức ngắn gọn. Nếu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không phải là sáo ngữ để lòe, bịp đồng bào, tại sao Bộ Quốc phòng chưa bao giờ giải thích vì sao lại “động viên” 14 lữ đoàn công binh vốn là lực lượng “dự bị” để tạo ra bảy tổng công ty? Từ lúc “động viên” 14 lữ đoàn vốn thuộc lực lượng “dự bị” này, Bộ Quốc phòng đã rót bao nhiêu tiền do công quỹ cấp cho bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ đồng bào vào 14 lữ đoàn ấy để bảy tổng công ty tương ứng vận hành?
Lập lờ trong việc sử dụng ngân sách lẽ ra dành cho quốc phòng, lấy gì làm cơ sở để giám sát, bảo đảm việc giải thể - cổ phần hóa bảy tổng công ty sẽ không… chuyển hóa nguồn gốc khoản tiền khổng lồ này từ sở hữu toàn dân thành sở hữu của một số cá nhân? Dẫu thông tin liên quan tới 14 “lữ đoàn công binh dự bị” được “động viên” thành bảy tổng công ty (36, 319, Đông Bắc, Lũng Lô, Thái Sơn, Trường Sơn, Thành An) không nhiều nhưng cũng đủ để thấy rằng, cả bảy tổng công ty này đã nát bấy, những ai phải chịu trách nhiệm vì đã phung phí nguồn vốn lẽ ra phải dành cho quốc phòng? Ai chịu trách nhiệm trả những khoản nợ mà bảy tổng công ty này đang thiếu, chẳng lẽ lại tiếp tục lấy ngân sách lẽ ra phải dành cho quốc phòng để trang trải? Rồi ai chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả kinh tế - xã hội khác mà những tổng công ty này tạo ra, ví dụ như sửa chữa đoạn quốc lộ 1 chạy ngang hai tỉnh Phú Yên – Bình Định?
Không phải tự nhiên mà rất nhiều người, thuộc nhiều giới ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam, khuyến cáo nên loại bỏ chủ trương “quân đội làm kinh tế”. Sở dĩ thiên hạ khẳng định sự phối kết giữa quốc phòng với làm kinh tế chỉ tạo ra quái thai vì đó là cội nguồn của nhiều vấn nạn: Dễ bị các cá nhân lạm dụng để trục lợi. Làm vẩn đục môi trường kinh doanh, nguy hại cho nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là suy giảm khả năng quốc phòng do nhân tâm xáo trộn, quân đội cần được dân chúng tin – yêu – hỗ trợ thì lại tạo ra bất bình, nội bộ phân hóa vì một bên gánh chịu gian nan, khổ cực trong khi bên còn lại thì giàu có “nứt đố, đổ vách”, ăn chơi phè phỡn. Chưa kể “quân đội làm kinh tế” sẽ khiến lãnh đạo quân đội chao đảo, bị khuynh đảo vì lợi…
Tuy nhiên cả giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam lẫn lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn khăng khăng, khẳng định “quân đội làm kinh tế” là “đúng đắn”, là “đặc thù của quân đội nhân dân Việt Nam”.
Tháng 6 năm 2017, sau scandal Đồng Tâm (nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rào làng, giữ con tin,… phản đối việc dán nhãn “đất quốc phòng”, tịch thu đất để giao cho Viettel – Tập đoàn Viễn thông Quân đội, một doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng) và scandal sân golf Tân Sơn Nhất (nhân danh “sự nghiệp quốc phòng”, Bộ Quốc phòng khăng khăng thủ giữ 157 héc ta thuộc phạm vi phi trường Tân Sơn Nhất để tiếp tục cho thuê làm sân golf, bất kể phi trường này nghẽn cả trên trời, lẫn tắc ở dưới đất vì không thể mở rộng), trước sự phẫn nộ của dư luận, ông Lê Chiêm, một Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dõng dạc cam kết: Quân đội sẽ thôi, không làm kinh tế nữa (13).
Chỉ nửa tháng sau, một Thượng tướng khác, cũng đảm nhiệm vai trò Thứ trưởng Quốc phòng như tướng Lê Chiêm là Nguyễn Chí Vịnh “đăng đàn”, phủ nhận cam kết của đồng liêu. Theo đó, tướng Lê Chiêm không thay mặt quân đội (?) mà chỉ nêu quan điểm cá nhân. Quan điểm cá nhân của tướng Lê Chiêm “cũng đúng nhưng không đầy đủ”. Tướng Vịnh thay mặt quân đội “nói lại cho rõ” là: “Quân đội sẽ tiếp tục làm “kinh tế quốc phòng”, thậm chí “sẽ còn ‘làm’ mạnh hơn nữa (14)”! Ngay sau đó, không chỉ khẳng định quân đội sẽ tiếp tục “tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế” vì đó là “chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng còn gọi tất cả những người khuyên quân đội nên thôi, đừng làm kinh tế là “chúng”, là một kiểu chống phá của các thế lực thù địch.
Ông tướng Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh: “Nguyên tắc của chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội” cho nên “trách nhiệm chính trị của Đảng bộ quân đội là phải làm tốt và làm tốt hơn nữa trong sản xuất, kinh doanh” để “chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn” (15). Đến giờ này, tuy giải thể “14 ‘lữ đoàn công binh dự bị động viên’ thuộc bảy tổng công ty gồm: 36, 319, Đông Bắc, Lũng Lô, Thái Sơn, Trường Sơn, Thành An” nhưng Bộ Quốc phòng vẫn chưa buông bỏ mục tiêu “làm kinh tế”. Theo ông Cục phó Cục Quân lực thì Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục “sắp xếp và cổ phần hóa giảm từ 109 doanh nghiệp quân đội xuống còn 17, điều chuyển nhiệm vụ quân sự của các doanh nghiệp quân đội”.
***
Giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn mặn mà với chuyện “quân đội làm kinh tế” vì không bị ai giám sát, cũng chẳng phải trả lời chất vấn của bất kỳ ai về chuyện sử dụng ngân sách cấp cho phòng vệ quốc gia ra sao, hiệu quả thế nào. Những ông tướng như Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Chí Vịnh xem công chúng như rác, không ngại thách thức dư luận vừa vì tin chắc họ chỉ cần “trung với đảng” thì chẳng bao giờ bị truy cứu trách nhiệm, vừa vì cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam luôn sẵn sàng trừng trị thẳng tay bất kỳ “thằng” nào, “con” nào dám thắc mắc. Luật An ninh mạng chính là ví dụ mới nhất! Liệu hồn!
Chú thích

‘36%’ là thế lực mới nổi ngầm chống Nguyễn Phú Trọng?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/03/01/2019 
Dư luận xã hội đồn đoán là có đến 36% ủy viên trung ương bỏ phiếu không đồng ý cách chức quan chức Tất Thành Cang tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2018.
Dư luận xã hội đồn đoán là có đến 36% ủy viên trung ương bỏ phiếu không đồng ý cách chức quan chức Tất Thành Cang tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2018.
36% = 2/3?
Không bao lâu sau tỷ lệ có hơn 2/3 đại biểu quốc hội bỏ phiếu không tán đồng với một dự luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh của quan chức tại kỳ họp quốc hội tháng 10-11 năm 2018, lại xảy đến tỷ lệ được dư luận xã hội đồn đoán là có đến 36% ủy viên trung ương bỏ phiếu không đồng ý cách chức quan chức Tất Thành Cang tại Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2018.
Nếu mặc định rằng dự luật truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh và việc cách chức Tất Thành Cang đều xuất phát từ ý chỉ của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng, mà trong thực tế và logic với những gì mà ông Trọng đã chỉ đạo ‘đốt lò’ đặc biệt từ cuối năm 2017 đến nay thì rất có thể hai chỉ đạo trên chỉ có thể là của ông ta chứ chẳng phải ai khác, khoảng thời gian nửa cuối năm 2018 đã chứng kiến hai thất bại chính trị của ông Trọng: một thất bại rõ nét khi bào thai dự luật truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh đã không thể thoát thai, còn thất bại kia mang tính nửa vời khi chỉ nhận được 64% số phiếu của Ban chấp hành trung ương đồng ý cách chức Tất Thành Cang - một tỷ lệ khá thấp và thua xa thói quen ‘gật 100%’ hoặc gần như thế của khối 200 ủy viên trung ương này.
Cần lưu ý rằng kể từ khi đưa vụ Đinh La Thăng ra Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương để xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức vào tháng 5 năm 2017, từ đó đến nay Nguyễn Phú Trọng chưa phải nhận một thất bại nào, dù chỉ là thất bại một nửa như vụ Tất Thành Cang. Trong các vụ biểu quyết thời hậu Thăng như đối với Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, cựu bộ trưởng thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son và đặc biệt tại sự kiện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngồi luôn vào ghế chủ tịch nước ngay sau khi ‘đồng chí Trần Đại Quang chẳng may qua đời vì bệnh hiểm nghèo dù đã được tận tình cứu chữa’, các tỷ lệ biểu quyết của Ban chấp hành trung ương và nghị trường quốc hội luôn là ‘tập trung cao’, tức đạt tỷ lệ phiếu thuận xấp xỉ 100%.
Vậy hai tỷ lệ 36% và hơn 2/3 từ đâu ra?
Theo truyền thống cơ cấu nhân sự và các quyền điều chuyển cán bộ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý, cùng cơ chế chỉ định người của đảng vào các cơ quan Ban chấp hành trung ương và Quốc hội, từ nhiều năm qua đã tồn tại hiện tượng trùng lắp nhân sự đại diện giữa hai cơ quan này, tức nhiều quan chức vừa là ủy viên trung ương và theo đó đương nhiên là đại biểu quốc hội theo cách ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’.
Vậy tỷ lệ hơn 2/3 đại biểu quốc hội - khoảng 350 người - không đồng ý dự luật truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh có liên đới gì với tỷ lệ 36% ủy viên trung ương - khoảng 70 người - không đồng ý cách chức Tất Thành Cang?
Hai con số 350 người và 70 người trên có phải là những quan chức mang tên tuổi khác hẳn nhau, hoặc nếu có trùng lắp thì chỉ chiếm số ít, hay có độ trùng lắp cao hoặc rất cao - tức 70 người trong Ban chấp hành trung ương = 70 đại biểu quốc hội và cộng thêm khoảng 280 quan chức chỉ là đại biểu quốc hội mà không phải ủy viên trung ương?
Nếu trong vụ bỏ phiếu bác dự luật truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh, còn có thể cho rằng đó là một phản ứng ngẫu nhiên và mang tính hội tụ của nhiều luồng ý kiến phản ứng (loại ý kiến phản ứng quyết liệt, loại ý kiến phản ứng vừa phải hoặc mang tính nước đôi, loại ý kiến hùa theo hoặc mang tính ‘bầy đàn’…), thì đến vụ bỏ phiếu kỷ luật Tất Thành Cang, có vẻ những luồng ý kiến phản ứng trên đã không còn là ngẫu nhiêm hoặc phân tán, mà trở nên ‘tập trung’ và ‘thống nhất’ hơn hẳn.
Ai là ‘ngọn cờ’?
Hai cuộc bỏ phiếu về dự luật truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh và kỷ luật Tất Thành Cang lại có một điểm chung rất nổi trội và rất dễ nhận ra: tính chất tham nhũng.
Hiểu một cách đơn giản và logic, chỉ có những quan chức trực tiếp tham nhũng hoặc dính dáng gián tiếp đến tham nhũng mới lo sợ dự luật truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh và tìm cách phản ứng vụ cách chức một đồng sự đầy ăm ắp dấu hiệu tham nhũng như Tất Thành Cang.
Điểm chung trên đã dẫn tới một luận đề ngày càng hiện hình: trong cả hai cơ quan Ban chấp hành trung ương và Quốc hội đang tồn tại một nhóm, nếu không muốn nói là một thế lực chính trị, đang lo sợ ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng và tìm cách phản ứng theo cách vừa ngấm ngầm vừa công khai đối với ông Trọng, để nếu không thể làm tắt ngấm cái lò đó thì cũng khiến nó nguội lạnh mà không còn tác dụng nữa.
Và nếu quả thực đang tồn tại một thế lực chính trị chống đối như thế, Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với một phương trình tuy ít ẩn số nhưng không dễ truy giải: ‘ngọn cờ’, hay nhân vật nào hoặc nhóm quan chức nào là đầu sỏ cho thế lực chính trị ấy là ai hoặc những ai?
Một hiện tượng khác đáng mổ xẻ là loạt vụ việc phản ứng của thế lực chính trị trên không phải xuất hiện trước tháng 9 năm 2018 là thời điểm Trần Đại Quang chết, mà lại hiện ra sau đó.
Bởi sau cái chết của ông Quang, mức độ ‘đốt lò’ được ông Trọng đẩy tăng vọt với hàng loạt vụ hồi tố hai cựu phó chủ tịch TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài, vụ bắt một quan chức liên quan đến đường dây bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát ra nước ngoài, đặc biệt là vụ bắt đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà… Sau những vụ này, hầu như không còn ai nói về cái thanh thế trước đây hay uy thế còn lại của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi cầm chắc là nhiều quan chức công an thuộc ‘cánh Quang’ sẽ bị truy xét và do đó chỉ còn cách phân rã mà không thể tập hợp lại với nhau tổ chức phản công Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng nếu không phải được đầu sỏ bởi Nguyễn Tấn Dũng, hoặc chỉ có thể mang tính liên hệ một cách gián tiếp chứ không trực tiếp với ông Dũng, thế lực chính trị trong hai cơ quan Ban chấp hành trung ương và Quốc hội đang tìm cách phản ứng với Trọng được dẫn dắt bởi ‘sâu chúa’ nào? ‘Sâu chúa’ đó đã nghỉ hưu nhưng vẫn duy trì quyền lực ngầm, hay đang đương chức và là một hoặc một số trong Bộ Chính trị đảng?
Cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng cũng bởi thế đang vấp phải một lực cản, hoặc một lực cản đủ lớn, đủ khiến cho bánh xe của ‘lò’ khó mà nhúc nhích nhanh được.
Thách thức!
Nhiều nhà bình luận chính trị độc lập ở Việt Nam đều có chung nhận xét và rất tương hợp với tình hình thực tế là cho dù có ‘diệt’ được những quan chức bị xem là ‘trùm tham nhũng’ như Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải, ‘người đốt lò vĩ đại’ Nguyễn Phú Trọng vẫn phải đối mặt với rất đông đảo quan chức tham nhũng từ cấp trung ương xuống các địa phương - những nhân sự đầu bộ ngành và đầu tỉnh thành không chỉ rơi rớt lại từ thời Nguyễn Tấn Dũng mà còn chính là nhân sự được ông Trọng và Ban Bí thư điều chuyển, chỉ định sau khi Dũng đã ‘trở về làm người tử tế’ và từ sau năm 2016 đến nay, và nói chung lớp nhân sự đó chính là con đẻ của một chế độ chính trị độc tài sinh ra đặc quyền và đặc lợi.
Cho dù về sau này cái hỗn danh ‘Lú’ đã không còn quá gắn chặt với Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động ‘làm nhân sự’ - được biểu hiện bởi những thủ thuật, thủ đoạn khá đủ thâm sâu của ông Trọng để loại bỏ những đối thủ chính trị và giữ cầm hơi cho hình hài chỉ chực sụm xuống của đảng, mà đã khiến dư luận xã hội và cả quốc tế phải ngạc nhiên về ‘trình độ tăng tiến vượt bậc’ của ông ta, nhưng điều mà bất kỳ một nhà chính trị chiến lược nào cũng phải lo sợ là khả năng xuất hiện một số đông quan chức trực tiếp tham nhũng cấu kết với nhau và còn có thể lôi kéo được một số đông khác quan chức gián tiếp tham nhũng, biến thành một lực lượng đủ đông và đủ tinh vi để chống lại chủ trương của một nhà nước trung ương tập quyền, đặc biệt là chủ trương ‘chống tham nhũng’.
Và bởi Nguyễn Phú Trọng xem chống tham nhũng là công việc quan trọng nhất với đảng của ông ta, đám đông cấu kết và chống đối ‘đốt lò’ của giới quan tham Việt từ nhỏ đến lớn chính là thách thức lớn nhất đối với Trọng trong năm 2019 và tiếp biến đến đại hội 13 của đảng cầm quyền, nếu còn có đại hội đó.

Không bỏ tù cựu đại tá an ninh đánh chết anh trai

Theo VOA-Nguyễn Hùng/03/01/2019
2 cha con bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Đức Bình tại TAND huyện Vân Đồn. Ảnh: Công an huyện Vân Đồn
Một trong những vụ án của năm 2018 sẽ còn gây tranh cãi trong năm mới là vụ xét xử cựu Đại tá an ninh Nguyễn Anh Tuấn, trú tại Hà Nội đánh anh trai của mình bị thương nặng và sau đó qua đời.

Vụ xử diễn ra đúng ngày Giáng Sinh 25/12 sau vài lần trì hoãn.
Mặc dù ông Tuấn, 59 tuổi, cùng con trai Nguyễn Đức Bình, 24 tuổi, và hai người khác đánh ông Nguyễn Mạnh Hồng, 61 tuổi, gây thương tích 13% và sau đó đã chết, toà đã chỉ kết án treo cho cả hai bố con ông Tuấn trong vụ tra tấn liên quan tới tranh chấp nhà đất ở Vân Đồn, Quảng Ninh.
Các báo Việt Nam không dám nói ông Tuấn công tác ở đâu cho tới khi nghỉ hưu cách đây chừng một năm mà chỉ nói thuộc một cơ quan an ninh của Bộ Công an.
Nhìn bức ảnh hai vợ chồng ông Hồng bị em trai và cháu đánh làm cho mặt mũi biến dạng và ảnh chụp hiện trường có thể thấy sự hung hãn và thú tính của nguyên đại tá an ninh và của người con trai. Tôi rùng mình nghĩ cảnh nếu tội phạm nào chẳng may bị cựu đại tá an ninh này hỏi cung khi ông còn đương chức thì sự thể sẽ ra sao.
Bà Cao Thị Hoan, 45 tuổi, vợ ông Hồng, được trang tin VTC dẫn lời kể thêm diễn biến sau khi hai vợ chồng bị đánh bằng tay chân và bằng búa tới mức máu me be bét: “Tôi bảo tôi xin cầm máu cho chồng tôi thì nó [Nguyễn Đức Bình, con cựu Đại tá Tuấn] bảo “con kia mày nói cái gì, mày ngồi yên đấy… mày đan tay lên đầu cho tao… không mày chết.”
Bà Hoan cũng nói cựu Đại tá Tuấn còn nhằm vào cằm bà đá ngược từ dưới lên nhưng chính người con ông Tuấn gạt được ra và cú đá chỉ sượt cằm. “Nếu… thằng con nó không gạt thì chắc chết lúc đấy rồi.”
Vụ tra tấn hai vợ chồng ông Hồng và bà Hoan diễn ra sau khi xảy ra tranh chấp giữa hai vợ chồng này và gia đình ông Tuấn, người vốn đã bỏ tiền ra để xây nhà từ đường trên mảnh đất đứng tên bố của cả hai ông Hồng và Tuấn. Ông Hồng là người từ trước tới nay vẫn ở mảnh đất này và bà Hoan nói ông Tuấn chỉ quay trở về tìm anh và xây nhà từ đường sau khi có dự án phát triển Vân Đồn. Bà Hoan cũng nói lúc đầu ông Tuấn nói xây nhà xong sẽ vẫn để ông Hồng ở nhà đó nhưng sau này đổi ý và không cho hai vợ chồng ông bà ở nhà mới xây.
Vụ đánh người xảy ra vào buổi sáng 9/3/2018 khi ông Tuấn cùng con trai và hai thanh niên tìm về nhà ông Hồng với lý do di chuyển bát hương của người cha hai ông ra Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội nơi ông Tuấn và gia đình sinh sống. Riêng chuyện chỉ để đưa một bát hương về Hà Nội mà cựu đại tá phải đưa thêm ba thanh niên đi cùng đã là chuyện vô lý. Còn vô lý hơn nữa khi đại tá khai thuê hai thanh niên đi cùng ở chợ người với giá 200.000 đồng mỗi người cho cả ngày, và giờ không còn biết họ ở đâu mà tìm.
Đương nhiên là người làm trong ngành công an tới bậc đại tá ông thừa biết cách khai thế nào cho có lợi cho bản thân. Và dường như toà án cũng vào hùa với Đại tá Tuấn khi tách một vụ án to ra làm hai vụ án nhỏ hơn. Họ nói khi nào xác định được danh tính của hai thanh niên lạ mặt kia thì xử một vụ khác. Thực tế đây có nhiều dấu hiệu của vụ hành hung người có tổ chức và được dàn dựng công phu. Thêm nữa, cả bà Hoan và ông Tuấn đều thừa nhận ông Tuấn và con trai đã ép ông Hồng và bà Hoan ký giấy ghi nợ hơn ba tỷ đồng cho ngôi nhà mà các luật sư nói chỉ đáng giá một tỷ. Toà cũng lại nói do không tìm thấy tờ giấy ghi nợ đó nên không thể xử ông Tuấn vào tội “chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ra bà Hoan cũng nói bố con Đại tá Tuấn còn lấy đi của gia đình bà hai chiếc điện thoại nhưng cơ quan điều tra cũng không tìm ra được hai chiếc điện thoại này.
Ngoài những gì hai bố con ông Tuấn khai khi ra đầu thú tại công an Vân Đồn, Quảng Ninh, cơ quan điều tra dường như không điều tra thêm được gì trong gần 10 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra. Các luật sư của phía bị hại cho rằng cơ quan điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội khi không tìm cách xác minh danh tính của hai thanh niên đi cùng bố con ông Tuấn. Họ nói thậm chí một việc đơn giản là kiểm tra các số điện thoại mà bố con ông Tuấn đã liên hệ để truy xem họ có gọi cho hai thanh niên lạ mặt kia trong ngày diễn ra vụ hành hung không mà cơ quan điều tra cũng không làm.
Và mặc dù ông Tuấn không bác bỏ chuyện buộc vợ chồng ông Hồng ghi giấy nợ hơn ba tỷ đồng, cơ quan điều tra cũng vẫn nói họ bỏ chuyện này sang một bên vì không tìm ra giấy ghi nợ. Nhờ những yếu tố có lợi cho bố con ông Tuấn này mà vị cựu đại tá và con trai chỉ bị án treo chứ không phải ngồi tù dù đánh người hết sức dã man. Trong khi đó tại Ninh Kiều, Cần Thơ, một thanh niên 21 tuổi đã bị cả toà sơ thẩm và phúc thẩm kết án tù 18 tháng cách đây hơn một tháng vì cầm ly nước đánh vào mặt một phụ nữ gây thương tích 15%. Vậy có thể hiểu muốn thoát cảnh ngồi tù thì cứ đánh người thương tích 13% cho dù sau đó người ta có chết chứ đừng gây thêm 2% nữa? Mà giám định của cơ quan nhà nước liệu có tin được không đây?

Đầu năm 2019, công an là “nghệ thuật”


Một vở kịch vụng

Đỗ Ngà|

ông an là một ngành được Đảng cho phép thể hiện hết tính bẩn thỉu để kiếm tiền nhằm đổi lại sự trung thành phục vụ cho đảng. Những điều công an được Đảng cho phép ấy là gì?
Thứ nhất là bản được thể hiện bản chất của loài cầm thú, được giết người bừa bãi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chỉ bị cứu một cách qua loa để đối phó dư luận. 3 năm có đến 226 vụ giết người trong lúc tạm giam. Chính quyền CS họ biết, nếu thượng tôn pháp luật sẽ không làm dân sợ. Chỉ có khơi dậy bản chất cầm thú của lực lượng công an mới làm dân khiếp sợ. Đó là chính sách trị dân của Đảng.
Một nạn nhân bị công an đánh chết trong đồn

Thứ nhì, là được quyền thay thế xã hội đen bảo kê cho các địa điểm kinh doanh trái Pháp luật để làm giàu như: bảo kê đánh bạc, bảo kê các tụ điểm ăn chơi có tiêu thụ ma tuý, bảo kê các dịch vụ kinh doanh có mại dâm vv.. để buộc xã hội đen về đầu quân cho công an tạo thành liên minh đen – đỏ trấn áp dân khi cần.
Thứ ba, được vòi vĩnh doanh nghiệp, được vòi vĩnh dân để kiếm thu nhập hoặc thậm chí làm giàu cho mình.
Như vậy, bản chất công an là ác, tham và sống bằng đồng tiền bẩn từ các dịch vụ bảo kê, hoặc từ các cuộc làm luật với dân chứ họ không sống bằng lương. Có con sư tử nào vồ được mồi mà lại dâng mồi cho linh cẩu không? Không bao giờ xảy ra. Công an sống bằng những đồng tiền trấn lột dân, chính nó đã chấp nhận bán danh dự để dân chửi như chó nhằm kiếm tiền sống mà cầm tiền trả lại cho nạn nhân ư? Một vở kịch vụng!

Nhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù (Phần I)

 Hòa Ái, phóng viên RFA-2019-01-03 
Hàng trăm người biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng bị bắt giữ trong năm 2018.

 Hàng trăm người biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng bị bắt giữ trong năm 2018.AFP

Phần I: Chính phủ và Nhân quyền: Tiếp tục xu thế mạnh tay đàn áp

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2019, Việt Nam sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đài RFA điểm lại tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm 2018 vừa qua.

Các bản án tù nặng nề

Chính quyền Việt Nam, trong năm 2018 bị các tổ chức nhân quyền thế giới lên án và chỉ trích gay gắt qua bản án tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế dành cho 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự hoạt động cổ súy cho dân chủ ở Việt Nam.
Không chỉ thế, Chính quyền Việt Nam còn tuyên những bản án lên đến 20 năm đối với các nhà hoạt động ôn hòa vì môi trường, vì dân quyền như trường hợp của ông Lê Đình Lượng, ở Nghệ An và vẫn y án tại phiên tòa phúc thẩm bất chấp những lời kêu gọi của quốc tế rằng Hà Nội nên “trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức” cho người dân trong nước vì họ không có tội khi thực hiện các quyền được quy định trong Hiến pháp Việt Nam.

Mạnh tay đàn áp

Tình hình nhân quyền của Việt Nam rõ ràng không riêng gì trong năm 2018, mà có thể nói cả 3 năm từ năm 2016, năm 2017 và năm 2018 càng ngày càng xuống dốc, một cú xuống dốc khủng khiếp nhất mà tôi chứng kiến trong 3 năm qua kể từ khi tôi ra tù
-Blogger Nguyễn Ngọc Già
Xu thế đàn áp mạnh tay được Hà Nội gia tăng kể từ sau các cuộc biểu tình của đông đảo người dân nổ ra khắp các tỉnh, thành hồi trung tuần tháng 6 để phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Hàng trăm người bị bắt giữ và hằng chục người bị đem ra xét xử. Trong đó, có không ít cư dân mạng bị tuyên án tù do bày tỏ chính kiến của họ qua mạng xã hội. Ông Phạm Bá Hải, Điều phối viên của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm khẳng định với RFA rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2018 tồi tệ hơn năm trước đó:
“Số lượng người bị bắt theo thống kê chính thức của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm là 51 người, so với 38 người hồi năm 2017. Con số này tăng và có đặc điểm khác nhau ở chỗ là số lượng cựu tù nhân lương tâm bị bắt lần thứ nhì thì ít đi, tuy nhiên số xuất nhiện những người mới là các nhà hoạt động trẻ và thậm chí giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam chưa hề biết cho đến khi họ bị bắt. Họ là những người hoạt động rất độc lập. Họ chia sẻ qua Facebook những tâm tư, tình cảm, chính kiến của họ về các vấn nạn xã hội và họ bị khép tội theo các điều luật như Điều 258 cũ hay Điều 88 ‘tuyên truyền chống phá’ hay ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ chống nhà nước’. Chúng ta thấy con số này nhiều hơn năm ngoái. Thành ra, tôi nghĩ tình hình nhân quyền năm 2018 so với năm 2017 thì ngày càng tệ hơn.”
Diễn tiến của tình hình nhân quyền tại Việt Nam gây phẫn nộ đối với dư luận trong và ngoài nước qua các thông tin liên tục xuyên suốt trong năm 2018, liên quan hành động của chính quyền bắt giữ người trái pháp luật, tra tấn ép cung cho đến các phiên tòa với những bản án phi lý được định sẵn, có tên gọi là “phiên tòa bỏ túi” được ghi nhận ngày càng nhiều và càng tùy tiện.

Tuyên bố của Chính phủ

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị tuyên 20 năm tù giam, tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An hôm 16/8/2018.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị tuyên 20 năm tù giam, tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An hôm 16/8/2018. AFP
Trong khi đó tại Diễn đàn phiên họp thường niên thứ 73 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), vào ngày 27 tháng 9 năm 2018, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu rằng Việt Nam đang phấn đấu hơn nữa cho công bằng cũng như đảm bảo quyền cho mọi người dân.
Còn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, vào đầu tháng 12 vừa qua, đăng đàn tuyên bố Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền của LHQ và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.
Tại Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra vào ngày 3 tháng 12 ở Hà Nội, Chánh văn phòng Bộ Ngoại Giao, ông Đặng Hoàng Giang cho biết Bản báo cáo UPR của Việt Nam phản ánh đầy đủ bằng chứng Việt Nam thực hiện khuyến nghị về nhân quyền của LHQ qua việc sửa đổi 96 văn bản luật, pháp lệnh về quyền con người như Hiếp pháp 2013, Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Dân Sự, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo…
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một số tổ chức nhân quyền như Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người, có trụ sở ở Pháp cũng như giới đấu tranh dân chủ ở trong nước phản bác rằng Bản báo cáo UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2019 là bản báo cáo tuyên truyền, bởi vì các quyền tự do căn bản của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng qua các luật định mới được Quốc Hội thông qua và ban hành, mà điển hình là Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Tù nhân nhân quyền-Blogger Nguyễn Ngọc Già nêu lên nhận định của ông với RFA:
“Theo ý kiến của tôi thì tình hình nhân quyền của Việt Nam rõ ràng không riêng gì trong năm 2018, mà có thể nói cả 3 năm từ năm 2016, năm 2017 và năm 2018 càng ngày càng xuống dốc, một cú xuống dốc khủng khiếp nhất mà tôi chứng kiến trong 3 năm qua kể từ khi tôi ra tù. Chúng ta thấy qua danh sách (những người bị bắt giữ và bị giam tù) do Hội Cựu Tù nhân Lương tâm thống kê, thì liệu nhà cầm quyền Việt Nam sẽ xoay sở ra sao ngay trước mắt trong cuộc điều trần UPR? Đó là điều rất khó xoay sở cho họ ở tầm vóc quốc tế.”
Với những gì chúng ta chứng kiến, và những gì chúng ta trao đổi với tổ chức thành viên thì tình hình nhân quyền Việt Nam không được cải thiện. Trái lại tình hình còn xấu đi, và chúng ta có những chứng cứ lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng tăng bội
-Bà 
Sonia Tancic
Sau khi Bộ Ngoại Giao Việt Nam công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch, vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền LHQ, khẳng định Hà Nội chỉ cải thiện một chút ít, tính từ thời điểm Kiểm điểm UPR năm 2014 cho đến hiện tại, tiếp tục hạn chế các quyền tự do của người dân Việt Nam như tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo…
Cùng trong thời gian trung tuần tháng 12, các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ đến trụ sở LHQ ở Geneve, Thụy Sĩ để tham gia vào các cuộc gặp gỡ, thảo luận và hội luận nhằm báo động với các quốc gia thành viên LHQ về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam. Bà Sonia Tancic, đại diện của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền LHQ chia sẻ với RFA khi bà tham dự tiền Hội nghị UPR:
“Với những gì chúng ta chứng kiến, và những gì chúng ta trao đổi với tổ chức thành viên thì tình hình nhân quyền Việt Nam không được cải thiện. Trái lại tình hình còn xấu đi, và chúng ta có những chứng cứ lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng tăng bội.”
Những “chứng cứ lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng tăng bội” của Chính quyền Việt Nam mà đại diện của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền LHQ đề cập đến cụ thể như thế nào, mời quý khán thính giả cùng độc giả theo dõi trong Phần II của loạt bài ghi nhận của RFA về “Nhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù”.

Giao thông tại Việt Nam: bẫy chết người từ nhiều phía

RFA-2019-01-03   
Hiện trường vụ xe container tông hàng loạt xe máy đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào chiều ngày 2 tháng 1 năm 2019.
Hiện trường vụ xe container tông hàng loạt xe máy đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào chiều ngày 2 tháng 1 năm 2019.RFA
Người dân Việt Nam trong những ngày đầu năm dương lịch 2019 lại đón nhận những tin không vui về tai nạn giao thông. Đây là nguyên nhân dẫn đến số tử vong khá lớn tại Việt Nam.
Thực trạng đáng lo như thế do đâu mà ra?

Gây tai nạn vì dùng rượu bia/ chậm bị xử lý!

Truyền thông trong nước loan tin chỉ trong vòng 4 ngày nghỉ Tết dương lịch 2019, cả nước đã xảy ra gần 150 vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 110 người chết và 61 người bị thương.
Vụ gây chấn động công luận xảy ra vào chiều ngày 2 tháng giêng khi một xe container tông hàng loạt xe máy đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, khiến 4 người tử vong, 18 người bị thương và 21 xe máy biến dạng.
Cơ bản là tất cả mọi người không ai tuân thủ luật, ai muốn đi sao thì đi. - Vân, Sài Gòn
Đến sáng ngày 3 tháng 1, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An cho biết tài xế chiếc xe container gây tai nạn đã được đưa đi kiểm tra và cả hai lần đều có dương tính với ma túy và nồng độ cồn cao trong lần đầu thử.
Trước đó vài ngày, tại Hà Nội, tài xế Trần Quyết Thắng (46 tuổi) vào tối ngày 25 tháng 12 năm 2018 đã điều khiển xe Huyndai 5 chỗ tông vào dải phân cách, tông hai xe máy, một ô tô, khiến hai thai phụ phải nhập viện. Sau đó, tài xế liền bỏ trốn nhưng chạy được một đoạn thì xe chết máy nên bị người dân bắt lại. Khi kiểm tra nồng độ cồn, kết quả ghi nhận là 1,177 miligram/lít khí thở.
Vẫn liên quan tới việc say rượu lái xe, đa số người dân Sài Gòn đều không thể quên việc bà Nguyễn Thị Nga (46 tuổi) lái xe BMW gây tai nạn liên hoàn tại Ngã Tư Hàng Xanh vào tối ngày 21 tháng 10 năm 2018, khiến một người tử vong và 5 người nhập viện cùng nhiều người khác bị thương. Sau khi tai nạn xảy ra, cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn cho bà Nga thì kết quả là 0,94 miligram/lít khí thở.
Dựa theo Nghị định 46 của Bộ Giao thông – Vận tải, trong trường hợp của bà Nga và ông Thắng, cả hai người đều có nồng độ cồn vượt mức 0,4 miligram/lít khí thở nên sẽ bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4 – 6 tháng.
Công an Quận Bình Thạnh ở Sài Gòn vào chiều ngày 24 tháng 10 năm 2018 cũng đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Nga vì Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, sự việc sau đó không được báo đài nào thông tin thêm, khiến nhiều người dân nêu lên thắc mắc trên các trang mạng phải chăng vì gia thế của các tài xế mà sự việc đã bị “chìm xuồng” và tài xế đã được thoát nạn?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng có thể do chưa thẩm định được mức độ thiệt hại của vụ tai nạn nên những tài xế gây tai nạn chết người chưa bị đưa ra xét xử. Ông giải thích:
Tai nạn liên hoàn tại Ngã Tư Hàng Xanh vào tối ngày 21 tháng 10 năm 2018.
Tai nạn liên hoàn tại Ngã Tư Hàng Xanh vào tối ngày 21 tháng 10 năm 2018. RFA
“Kết thúc một giai đoạn điều tra vụ án, người ta sẽ công bố mức thiệt hại về nhân mạng, về sức khỏe của con người bao gồm việc cứu chữa, rồi về tài sản bị hư hại, xe cộ của những nạn nhân. Cộng hết các khoản đó mới ra khoản thiệt hại, từ khoản thiệt hại mới suy đoán được mức án, mức hình phạt được.”
Vẫn theo luật sư Mạnh, theo quy định hiện nay quy trình tố tụng điều tra là 4 tháng. Tuy nhiên vẫn được gia hạn thêm nếu việc điều tra chưa hoàn tất do chưa xác định được mức độ thiệt hại của các vụ tai nạn. Do đó gần như không có một chuẩn nào để xác định thời gian điều tra.

Xử người vi phạm không công bằng

Trong năm 2018, một số vụ tai nạn trên đường cao tốc đã xảy ra, nhưng đáng chú ý và gây xôn xao dư luận nhất là vụ việc xảy ra vào ngày 19/11/2018 khi tài xế ô tô Innova cho lùi xe trên đường cao tốc thuộc tỉnh Thái Nguyên và va chạm với xe đầu kéo khiến ba người lớn và một bé trai tử vong, sáu người bị thương.
Tuy nhiên, bản án mà tòa tuyên với hai tài xế lại khiến người dân lên tiếng phản đối vì sự bất công trong việc xét xử. Cụ thể, ông Lê Văn Sơn (40 tuổi), tài xế xe Innova bị tuyên 9 năm tù giam và ông Lê Ngọc Hoàng (33 tuổi), tài xế xe container 6 năm tù giam. Nhiều luật sư nhận định tài xế Lê Ngọc Hoàng lẽ ra không phải chịu mức án này vì khi tai nạn xảy ra, xe anh không hề vi phạm luật.
Nhiều tài xế cũng như giới hoạt động lên tiếng kêu gọi phải xử lại cho công tâm.
Rồi vụ tài xế Đoàn Cao Công (26 tuổi) đã lùi xe ở làn đường khẩn cấp trên đường cao tốc Vành Đai 3 vào ngày 4/12/2018. Đến ngày 17/12, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Hà Nội quyết định phạt tài xế Công 1 triệu đồng và tước giấy phép lái xe hai tháng.
Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến bày tỏ bất bình vì mức phạt này dường như quá nhẹ đối với người phạm luật.
Theo ý kiến của Luật sư Đặng Đình Mạnh, mức phạt này đã đúng với những gì luật định trong điều 5 của Nghị định 46 về những vi phạm trên đường cao tốc. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng:
Phải nói rằng hiện nay có quá nhiều bất cập của Luật Giao thông đường bộ. Những quy định bất cập đó vô hình chung là gián tiếp vấn đề xảy ra tai nạn.  - LS. Đặng Đình Mạnh
“Mặc dù mức hình phạt đó phù hợp với quy định, tuy là đúng luật nhưng mà không đúng mức độ nguy hiểm mà hành vi đó gây ra. Phải nói rằng hiện nay có quá nhiều bất cập của Luật Giao thông đường bộ. Những quy định bất cập đó vô hình chung là gián tiếp vấn đề xảy ra tai nạn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn có lỗi của người dân khi tham gia giao thông nữa nên gây tai nạn giao thông tràn lan tại Việt Nam.”

Mạnh ai nấy chạy

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong một lần trao đổi với truyền thông trong nước cũng đã khẳng định rằng, 90% nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do người dân thiếu văn hóa giao thông, ý thức kém.
Đồng quan điểm này, bạn Vân, 28 tuổi hiện đang sống ở Sài Gòn cho rằng ý thức tham gia giao thông của người dân ngày càng kém đi vì số lượng xe ngày càng nhiều mà tâm lý không nhường nhịn, cộng thêm luật Giao thông không rõ ràng nên theo bạn, mỗi lần lái xe là một lần “đi đánh trận”:
“Đi đúng làn đường của mình thì cũng bị lấn chiếm. Người xe máy thì nói tại những người xe hơi, người xe hơi thì lại đổ qua cho người xe máy rằng tại vì những người xe máy mà đường tùm lum. Nhưng cơ bản là tất cả mọi người không ai tuân thủ luật, ai muốn đi sao thì đi.”
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia được ông Khuất Việt Hùng phát biểu vào ngày 23 tháng 5 năm 2018, tai nạn giao thông tại Việt Nam mỗi năm gây tổn thất 2.9% tổng sản phẩm quốc nội GDP, ước tính thiệt hại 300 triệu đồng mỗi ngày.
Cho đến lúc này chưa thấy thống kê chính thức số người chết do tai nạn giao thông cho cả năm 2018; mà chỉ mới có số liệu cho 9 tháng đầu năm với hơn 6 ngàn người thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước Việt Nam.

Bài toán chặt cây xanh để mở rộng đường phố

RFA-2019-01-03
Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, dọc sông Tô Lịch tại Hà Nội.

Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, dọc sông Tô Lịch tại Hà Nội.RFA

Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa ra công bố thực hiện việc xén hè phố để mở rộng một số tuyến đường trong đó có khu vực đường Láng dọc sông Tô Lịch và một số tuyến đường khác tại nội đô.
Lý do được Sở Giao thông- Vận tải đưa ra nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe với mật độ dân cư ngày càng đông tại Hà Nội. Theo kế hoạch thì phải chặt và di chuyển 476 cây xanh các loại mà theo Sở này thì nhất là những loại cây sâu, rỗng thân, nghiên, cong có thể gây nguy hiểm cho người đi đường. Tổng chi phí thực hiện dự án này được Sở Giao thông Vận tải công bố lên tới hơn 120 tỷ đồng và thời gian hoàn thành trước tết Nguyên đán sắp tới.
Dự án sau khi được công bố vấp phải phản đối mạnh mẻ từ công luận. Nhiều người cho rằng, việc chặt cây mở rộng tuyến đường là cần thiết tuy nhiên tại khu vực đường Láng với hàng cây cổ thụ khổng lồ nằm giữa hai tuyến đường, che bóng mát cho người đi đường nhưng bị chặt hết đi để mở rộng thêm một tuyến đường là điều không hợp lý.
Cả Hà Nội bây giờ chỉ còn vài con đường có cây cổ thụ và cây xanh nhưng vì lý do mở đường, giảm ùn tắc giao thông mà thật ra là không cần thiết.
Chúng tôi liên lạc với một bạn trẻ hiện đang sống tại Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin về khu vực này và được bạn cho biết việc chặt cây tại khu vực này là điều không cần thiết:
“Đoạn đường cây xà cừ đó đã có từ nhiều năm rồi và ai cũng biết được sự quý giá của cây cổ thu ấy, được coi như là di tích của lịch sử và nó cũng chỉ chiếm diện tích chỉ hơn 1m thôi nhưng bây giờ với mục đích là mở đường và tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỉ giờ chặt hết hàng trăm cây đó đi là điều thật sự vô lý và có ý đồ xấu và không ai kiểm soát cả. Cả Hà Nội bây giờ chỉ còn vài con đường có cây cổ thụ và cây xanh nhưng vì lý do mở đường, giảm ùn tắc giao thông mà thật ra là không cần thiết.”
Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thành viên của nhóm Green Tree từ Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng việc chặt cây nghiêm trọng nhất vào tháng 3-4/2015 và đó là dự án mà công luận phẩn nộ nhất nhưng nó lại không nhằm mục tiêu mở rộng tuyến đường. Do đó, đối với dự án vừa nêu của Sở Giao thông- Vận tải thì anh hoàn toàn không tin đó là lựa chọn tốt nhất.
Anh cho biết: “Một vốn dĩ các kế hoạch đường tại Việt Nam thật sự đã gây thất vọng rất là nhiều và thứ hai bản thân việc mở rộng đường với lựa chọn phải chặt cây thì chúng tôi không được tiếp cận thông tin đầy đủ là có những phương án nào được cân nhắc và liệu rằng có những phương án nào khác để khỏi chặt cây không, mà chỉ những thông tin hết sức mập mờ và không rõ ràng. Dường như việc thông báo mọi chuyện đã rồi là lựa chọn của thành phố Hà Nội nên chúng tôi không tin rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất.”
Dư luận cũng như cộng đồng mạng xã hội lên tiếng cho rằng nguyên nhân vì sao cơ quan chức năng Việt Nam luôn nhắm đến các loại cây cổ thụ lâu năm như cây xà cừ, có tuổi đời rất lâu và có khả năng giữ vững, có sức bền và chịu đựng mưa bão từ hàng chục năm nay và thay vào đó là những loại cây mới phải tốn nhiều năm mới phát triển.
Hàng cây Xà Cừ trên đường Láng, Hà Nội.
Hàng cây Sà Cừ trên đường Láng, Hà Nội. RFA
Bạn trẻ từ Hà Nội cho biết: “Những lý do họ đưa ra là cây xà cừ này sẽ dễ gãy gây ra tai nạn giao thông, họ đã biện minh rất nhiều cho các hành động của họ. Bây giờ lấy lý do đấy và họ chặt đi từ Bắc vào Nam nơi nào có cũng triển khai các dự án chặt cây và trồng lại những cây con mà trong lúc chúng ta phải tốn thời gian rất là nhiều và thậm chí những cây được trồng lại cũng không phải là loại cây xà cừ”
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang giải thích với chúng tôi nguyên nhân vì sao người ta lại luôn chọn cây xà cừ trong khu đô thị để đốn hạ. Ông cho biết:
“Thật chất là thế này không chỉ riêng cây xà cừ đâu, mà tại Hà Nội. Sài Gòn, Nha Trang hoặc các thành phố lớn có thời gian người ta trồng cây xà cừ. Nó cũng chỉ là ngẫu nhiên thôi bởi vì khoảng 40-50 năm trước người ta hay trồng cây xà cừ, lúc đó người ta chưa nghiên cứu ra các loại cây khác. Cây xà cừ rất khỏe và sống rất là lâu, lá tương đối to và khi rụng cũng dễ dàng quét dọn vệ sinh, nhưng nhược điểm của cây xà cừ là nếu trồng ở phố thì nó dễ đâm ngang nên nhiều khi nó nứt vỉa hè và làm đường nó bị cong lên nhiều khi nó không đứng thẳng, nếu công ty quản lý không đi cắt xén thì nó dễ đỗ và gây tại nạn rồi sập nhà…. Nên nhiều khi những lý do đó nên chặt cây để đỡ phá đường.”
Ngoài ra nhà báo Tạo còn cho biết thêm, việc phát triển đô thị là xu thế không thể cưỡng lại được và việc chặt cây để mở rộng tuyến đường đô thị cũng là một trong những vấn đề mở rộng, nếu Việt Nam lâm vào tình huống đó thì ông cho rằng cũng đành cắn răng chịu đựng.
“Có thể 1.5m đường nó cũng khá là quan trọng với từng tuyến phố, trong trường hợp hiếm hoi đó thì cũng phải buộc lòng hy sinh hàng cây đó. Nếu con đường 30m mà anh chặt hàng cây để mở thêm 1,5m nữa thì chuyện hoàn toàn phi lý, nhưng ví dụ những tuyến phố có 4-5m thôi thì mở 1,5m là rất quan trọng để cho 2 xe có thể tránh nhau dễ dàng, thì những trường hợp như thế thì mình đành phải chấp nhận chặt đi những cây mấy chục năm.”
Đối với dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thì có ý kiến cho rằng, anh đồng ý việc mở rộng các tuyến đường là cần thiết đối với thực trạng giao thông đô thị hiện nay tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo anh đó không phải là nguyên nhân cốt lõi.
Tôi tin rằng để giải quyết các tình trạng giao thông tại Hà Nội thì chắc chắn còn nhiều giải pháp khác chứ không nhất thiết là phải chặt cây.
- DS. Nguyễn Anh Tuấn
“Tại Hà Nội không phải nguyên nhân chính là vì đường hẹp hay do có cây lớn khiến đường bị hẹp mà nguyên nhân chính là do quy hoạch các khu dân cư, các khu cao tầng trong khu vực nội đô nên tôi thấy nhắm vào việc chặt cây để mở rộng đường không phải là gốc của vấn đề. Thứ hai cây xanh là một vấn đề cần thiết cho đời sống và môi trường nên lựa chọn này tôi cho rằng không phải là tối ưu.”
Một số chuyên gia và dư luận cho rằng còn nhiều biện pháp khác để mở rộng các tuyến đường không nhất thiết phải chặt hàng trăm cây cổ thụ để mở rộng vài mét đường.
Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết “Tôi cho rằng việc cần phải làm là quy hoạch các khu dân cư mới hay là di chuyển các nhà máy xí nghiệp, trường đại học ra khỏi khu vực nội thành, hay các cơ quan thật sự không cần thiết phải nằm trong nội thành thì mới là nguyên nhân cốt lõi để giải quyết các vấn đề giao thông đô thị. Tôi tin rằng để giải quyết các tình trạng giao thông tại Hà Nội thì chắc chắn còn nhiều giải pháp khác chứ không nhất thiết là phải chặt cây.”
Đồng thời, anh Tuấn cho rằng việc tiếp cận các nguồn thông tin trên mạng, trên các cổng thông tin điện tử, báo chí thì người dân không có đủ thông tin để xem xét và đồng thuận ý kiến với lãnh đạo. Anh có nguyện vọng là lãnh đạo thành phố nên cung cấp đầy đủ thông tin hơn đến với người dân trước khi lựa chọn phương án để có thể đi đến đồng thuận với một giải pháp tốt nhất.

2018: Có ít nhất 11 người chết trong đồn công an, quá nửa bị cho là tự tử

RFA-2019-01-01
Hình minh hoạ. Nạn nhân chết trong đồn công an trong năm 2018

Hình minh hoạ. Nạn nhân chết trong đồn công an trong năm 2018-Courtesy FB, RFA edit

Vụ việc anh Nguyễn Minh Sang qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy hôm 23/12/2018 sau vài tiếng bị giam giữ trong trụ sở Công an phường 2, quận Tân Bình TPHCM là trường hợp mới nhất liên quan đến Vấn nạn người dân chết trong đồn Công an Việt Nam năm 2018, nâng con số nạn nhân lên 11 trong năm nay được ghi nhận trên truyền thông.
Báo chí Việt Nam không tổng hợp về con số nạn nhân chết trong nhà tạm giam, nhà tạm giữ của công an trong những năm qua, chỉ duy nhất một báo cáo của Bộ Công an hồi năm 2015 về số người chết trong 3 năm từ 2011-2014 cho thấy, đã xảy ra 226 vụ chết trong đồn Công an.
Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Vậy đây có phải là sự kéo giảm trong vấn nạn này?
Quá nửa những vụ chết người trong trụ sở Công an 2018 là “tự tử”
Trong các trường hợp phơi bày trên mặt báo trong năm nay, có 6 người được cho là tự tử hoặc tự ngã dẫn đến tử vong, và các vụ này phần lớn đều rơi vào trạng thái im lặng, người nhà nạn nhân ít khi có ý kiến trên mặt báo.
Khởi đầu năm 2018, báo Tuổi trẻ online đưa tin về một nạn nhân không nêu danh tính “treo cổ tự tử” trong Trụ sở Công an xã Trường an, thành phố Vĩnh Long hôm 11/1.
Hôm 5/6, tại nhà tạm giữ Công an thành phố Cà Mau, nghi can Nguyễn Việt Khoa (31 tuổi) chết trong tư thể treo cổ sau khi bị bắt vì chống người thi hành công vụ.
Cụ thể là nạn nhân khi bị kiểm tra về việc sử dụng trái phép chất ma túy đã chống trả và dùng dao đâm khiến dân phòng bị thương
Một trường hợp mà báo chí Việt Nam không đề cập đến là ông Hoàng Tuấn Long sinh năm 1979 tại Hà Nội tử vong vào ngày 21/8 sau khoảng 1 tuần lễ giam giữ tại Trại tạm giam số 1, Công an thành phố Hà Nội.
Khi pháp y quân đội khám nghiệm tử thi, gia đình cho RFA biết nạn nhân bị gãy 4 xương sườn, tuy nhiên công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa nói với Đài Á Châu Tự Do cho hay, người này cắn lưỡi tự tử và bị bắt khi có nghi vấn tàng trữ ma túy.
Gia đình nạn nhân nhiều lần yêu cầu giấy khám nghiệm tử thi và gửi đên đề nghị khởi tố vụ án nhưng các cơ quan im lặng trước đòi hỏi này.
Ảnh chụp màn hình status đăng trên trang Facebook của nhà báo Hoàng Khương
Ảnh chụp màn hình status đăng trên trang Facebook của nhà báo Hoàng Khương Courtesy FB Hoàng Khương
Trong vụ bà Huỳnh Thị Nhung - em dâu của nhà báo Hoàng Khương, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ bị cho là “tự đâm kéo vào cổ” tử vong sau khi được đưa về trụ sở Công an thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa hôm 13/10, cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa khởi tố vụ án.
Nhà báo Hoàng Khương hôm 17/11 còn cho biết cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hòa còn có dấu hiệu làm sai lệch vụ án.
Theo luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho 3 trường hợp nạn nhân chết trong trại tạm giam, tạm giữ các năm vừa qua cho hay, rất khó để những người bị giam có thể tự kết liễu đời mình.
Người ta muốn lấp liếm sự thật đi, ví dụ như những vụ mà tôi làm thì trước đó cơ quan chức năng cho biết tự tử, nhưng khi báo chí vào cuộc, dư luận ầm ầm lên thì người ta cho biết là bị đánh chết, chứ trước đó người ta vẫn nói là nạn nhân tự từ.
Thực sự mà nói thì không ai vào đó mà tự tử được hết, một cái phòng giam ít nhất có 2, 3 người trở lên làm sao mà tự tử được, có gì đâu mà tự tử. Cho nên tôi nghĩ là không bao giờ có trường hợp đó (tự tử).
Bên cơ quan điều tra nếu mà công bố sự thật thì phải khởi tố, nếu khởi tố thì phải đi tù nhiều.
Không có cách nào nói nên nói tự tử là an toàn nhất!” - Luật sư Đôn khẳng định.
Ông Đôn thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên hiện đã bị tước thẻ luật sư và đang khiếu nại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên về việc không thụ lý đơn khởi kiện Bộ trưởng Tư pháp của ông.
Phủ nhận tất cả các thông tin cáo buộc công an tra tấn người dân
Chính phủ Hà Nội, dẫn đầu là Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có 2 buổi điều trần hôm 14 và 15/11/2018 trước Ủy Ban Chống Tra Tấn (CAT) của Liên Hợp Quốc qua đó phủ nhận các thông tin về việc công an dùng nhục hình tra tấn người dân Việt Nam.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đối thoại với các thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn Liên Hợp Quốc hôm 15/11/2018.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đối thoại với các thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn Liên Hợp Quốc hôm 15/11/2018.Courtesy of UN Web TV
Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) dẫn số liệu không được kiểm chứng độc lập như sau:
Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam. Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%. Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro; hoặc có 1 trường hợp là tự tử,” ông Cục trưởng Nguyễn Ngọc Anh nói.
Sau cuộc điều trần của Việt Nam, Ủy ban chống tra tấn của Liên Hợp Quốc đã có kết luận về báo cáo sơ khởi, trong đó có những yêu cầu cấp thiết mà chính quyền Việt Nam phải trả lời như sau: (1)
  • Khoản b điều 17 yêu cầu Quốc gia thành viên nên: “Thiết lập một sổ đăng ký tại trung ương về các trường hợp giam giữ, trong mọi giai đoạn điều tra và thụ lý, bao gồm việc thuyên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác, thông báo cho Ủy ban biết về loại thông tin được ghi nhận lại và các biện pháp cụ thể được thực hiện để đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ chính xác nhằm phòng ngừa việc giam giữ một cách bí mật và làm ra vẻ nạn nhân mất tích.
  • Khoản a điều 21 cũng khuyến cáo Việt Nam cần: “Đảm bảo rằng tất cả các trường hợp bị cáo buộc về việc gây ra tử vong trong khi bị giam giữ và các khiếu nại về việc sử dụng vũ lực quá đáng, ở trong các cơ sở quốc gia thành viên và trên đường phố, được điều tra kịp thời, hữu hiệu và công minh bởi một cơ chế độc lập không có mối liên hệ với các cơ sở bị cáo buộc.”
  • Khoản c điều 29 yêu cầu: “Truy tố và trừng phạt tất cả các viên chức, quan chức đã cho phép thu thập bằng chứng bằng cách tra tấn, bao gồm cả những người khai man và cung cấp tài liệu giả mạo.Ủy ban Chống
Trong kết luận của mình, Ủy ban Chống tra tấn của LHQ cũng cho hay, có báo cáo về việc “Tù nhân bất đồng chính kiến bị tra tấn tâm lý và buộc phải uống/chích thuốc, trong đó có một số thuốc không được xác định và có tác dụng phụ.”
Công lý chưa được thực thi đầy đủ
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong năm 2018 chỉ có 6 viên công an trong 2 vụ án bị đem ra xét xử vì cáo buộc “dùng nhục hình” với mức án cao nhất là 9 năm tù.
Một phiên tòa phúc thẩm xử các quản giáo của Trại giam Long Hoà, Long An dùng nhục hình làm chết phạm nhân chưa thành niên với ba bị cáo là công an dự định xử vào ngày 21/11 nhưng đã không diễn ra như dự kiến.
Ngay trước buổi điều trần, ngày 14/11/2018, ông Nguyễn Văn Bảo - công an trại giam phân trại số 2, trại giam Thanh Xuân, Tổng cục Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an bị tuyên 9 năm tù giam vì tội “dùng nhục hình”.
Nạn nhân là ông Cầm Văn Chứn (sinh năm 1974) được cho là bị tát dẫn đến ngã về phía sau, đập đầu chấn thương sọ não dẫn đến tử vong hôm 14/3/2018.
Ngày 16/11, sau buổi điều trần của Chính phủ Hà Nội trước Liên hiệp quốc, 2 cán bộ công an thuộc Nhà tạm giữ Công an quận 11, thành phố Hồ Chí Minh bị bắt để điều tra về tội “dùng nhục hình” liên quan đến cái chết của ông Châu Dung Thành, người qua đời sau 12 tiếng bị bắt giữ vì cáo buộc “ăn cướp và cố thủ trong tiệm game bắn cá”.
Cái chết của ông Châu Dung Thành lúc đầu được kết luận là “phù phổi cấp” trong khi người nhà nạn nhân đặt rất nhiều nghi vấn về các dấu vềt đánh đập hằn trên người nạn nhân.
Cái chết của ông Châu Dung Thành lúc đầu được kết luận là “phù phổi cấp” trong khi người nhà nạn nhân đặt rất nhiều nghi vấn về các dấu vềt đánh đập hằn trên người nạn nhân.
Theo luật sư Võ An Đôn, 3 trường hợp ông nhận bào chữa, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị chết trong đồn công an, ông đều yêu cầu tòa án xử những người gây ra cái chết với tội danh “giết người” nhưng tòa từ chối và thường xử theo cáo buộc “dùng nhục hình” với mức án nhẹ hơn.
Vị này nhận định, để hạn chế các trường hợp chết trong trại tạm giam, tạm giữ thì nhất thiết phải có cơ quan chức năng giám sát việc giam giữ và hệ thống tư pháp phải độc lập, nhưng theo ông Đôn thì với chế độ hiện nay là rất khó.
Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 28/11/2014. Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế đánh giá tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân đang trở nên tràn lan tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, số liệu báo cáo của đoàn Việt Nam cho biết từ 2015 tới nay, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao chỉ thụ lý 6 vụ với 11 bị can về tội dùng nhục hình.
(1) Theo bản dịch của tổ chức BPSOS ngày 26/12/2018