Wednesday, September 24, 2014

Chiến binh IS: Những nhân vật sừng sỏ (*): “Nhà truyền giáo” Mourad Fares

Sáng sớm 13-5, cảnh sát chống khủng bố Pháp bắt 6 thanh niên ở TP Strasbourg - những chiến binh IS vừa hồi hương từ chiến trường Syria và Iraq, theo cơ quan an ninh. Thật ra, mục tiêu chính của cuộc bố ráp này là Mourad Fares

Mourad Fares, một người Pháp gốc Bắc Phi, được cho là nhà truyền giáo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS), chuyên tuyển mộ thanh thiếu niên Pháp qua trang mạng xã hội Facebook rồi cung cấp chiến binh thánh chiến ở chiến trường Syria. Những kẻ bị bắt ở TP Strasbourg đã đến Syria hồi tháng 12-2013.

Đặc biệt nguy hiểm

Hôm sau, 14-5, ở cách TP Strasbourg 3.500 km, Mourad Fares gõ bàn phím laptop, đưa lên Facebook một status ngắn gọn: “Chuyện này sớm muộn gì cũng xảy ra…”. Đầu tháng 8 vừa qua, Fares liên lạc với tòa đại sứ Pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ với ý định tự thú. Tới giữa tháng, chính quyền Istanbul bắt giữ Fares theo yêu cầu của Paris và trục xuất y về Pháp vào đêm 10 rạng sáng 11-9.

Mourad Fares (bìa phải) và  Suleyman Suissery (bìa trái) Ảnh: DP
Mourad Fares (bìa phải) và Suleyman Suissery (bìa trái) Ảnh: DP

Fares bị nhân viên Lực lượng Tổng cục An ninh nội địa (DGSI) bắt tại sân bay Roissy, sau đó tạm giam để điều tra  về hành vi dính líu đến tổ chức khủng bố gây tội ác ở Pháp và Syria, tài trợ và lãnh đạo một nhóm khủng bố. Đối với ông Bernard Cazeneuve, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, đây là tin tốt lành bởi Fares là một “con cá lớn”, “một tên khủng bố đặc biệt nguy hiểm”.

Mourad Fares, năm nay 30 tuổi, sinh trưởng ở Thonon-les-Bains, tỉnh Haute-Savoie - Pháp. Y là con thứ năm trong một gia đình gốc Bắc Phi, quê quán ở Agadir, thủ phủ tỉnh Agadir Ida-Outanane, vùng Tây Nam  Morocco. Tốt nghiệp bằng tú tài khoa học loại giỏi, Fares đến Lyon học ngành quản lý khách sạn. Sau một chuyến hành hương ở thánh địa Mecca - Ả Rập Saudi, y đổi tên là Mourad Hadji và bắt đầu sản xuất video kêu gọi thánh chiến, theo tờ Le Nouvel Observateur.

Trong các video này, nổi bật hơn hết là cuộn băng có tựa đề Al Mahdi và Khalifah (vua đạo Hồi) thứ hai dài 45 phút, thu hút 350.000 người xem, dự báo “Thánh Allah sắp tái thế ở Syria”. Một chuyên gia ở Bộ Nội vụ Pháp tin rằng cuộn băng này đã tạo ra “một làn sóng theo thánh chiến trong thanh thiếu niên Pháp”.

Fares rời khỏi nước Pháp đến Syria hồi tháng 7-2013 với lý do “chiến tranh thế giới thứ ba chống Hồi giáo đã bắt đầu” như sau này y từng giải thích trên báo mạng Vice News hồi tháng 2-2014. Ảnh đại diện trên Facebook của Fares là một thanh niên râu ria rậm rạp sống ở Aleppo - Syria.

Vừa chân ướt chân ráo đến Syria, Fares gửi thông điệp cho bạn bè: “Vâng, tôi là một phần tử khủng bố. Tôi tự hào về điều này. Tôi đang làm theo mệnh lệnh tối cao của đấng Allah”. Cũng trên Facebook, khi thì dùng nickname Abu Hassan, lúc lại sử dụng tên Mourad Al-Faransi (Mourad người Pháp), Fares hăng hái tuyên truyền thánh chiến ở Syria, kêu gọi thanh niên Hồi giáo ở Pháp tham gia.

Phương pháp tuyển quân của Fares khá đơn giản nhưng hiệu quả. Trang Facebook của y được nhiều người theo dõi, ngưỡng mộ. Những người này được Fares tiếp cận và tuyên truyền, dụ dỗ riêng từng trường hợp. Họ được mời gia nhập phong trào thánh chiến với những lời hứa hẹn có cánh. Ai chấp nhận thì đến Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ có người đón tiếp đàng hoàng. Tại Reyhanli, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, có hẳn một “trung tâm quá cảnh” đặt trong một khách sạn kín đáo. Từ đây, Fares tổ chức từng nhóm nhỏ đưa qua biên giới.

Thà ở tù còn hơn chết thảm

Tổ chức đầu tiên mà Mourad Fares tham gia là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và phương Đông (ISIL), tiền thân của IS. Về sau, thất vọng với “những tên du đãng IS”, Fares  dẫn khoảng 60 chiến hữu đầu quân cho Jabhat Al-Nosra (JAN) - một chi nhánh chính thức của Al-Qaeda ở Syria, đối đầu với IS. Vẫn theo lời Fares, y là thủ lĩnh “đội chiến binh người Pháp”  của JAN.

Tuy nhiên, các nguồn tin an ninh Pháp nghi ngờ vai trò chỉ huy tác chiến của Fares. Một nguồn tin đáng tin cậy xác định y làm ở khâu hậu cần và tuyên truyền thánh chiến của JAN. Chỉ bấy nhiêu thôi, đối với tình báo Pháp, Fares đã là một tên khủng bố rất nguy hiểm. Đặc biệt, trong số lính mới do Fares tuyển chọn, không ít người chỉ 15-16 tuổi. Nguồn tin này cũng cho biết thủ lĩnh thật sự của đội là một công dân Thụy Sĩ gốc Algeria mang bí danh Abou Suleyman Suissery.

Fares tính việc trở về Pháp hồi đầu tháng 8-2014 sau khi IS đánh bật JAN ra khỏi Syria dẫn đến việc  tan rã của chi nhánh Al-Qaeda này. Đây là lý do Fares rời khỏi Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ tìm đường về nước dù biết rõ có thể lãnh án 15-20 năm tù nhưng thà như vậy còn hơn bị IS trả thù với một cái chết thảm khốc - theo lời Mohamed, anh trai Fares, phát biểu trên đài phát thanh France Info. “Chính em tôi đã gọi đến tòa đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ để bày tỏ ý muốn hồi hương, nói cách khác là đầu thú” - Mohamed kể.

Theo ông Mohamed, Fares chỉ là một “con cá nhỏ”. Tuy nhiên, các chuyên gia chống khủng bố Pháp lại nghĩ khác. Nhiều ví dụ cụ thể cho thấy Fares là một phần tử hết sức nguy hiểm. Nhật báo Le Temps (Thụy Sĩ) dẫn lời một người đàn ông có em gái 16 tuổi bị Fares dụ dỗ sang Syria phục vụ IS cho biết ông đã đến tận nơi hồi tháng 4 vừa qua và nghe được một chuyện thương tâm. Fares từng ép cô lấy một thành viên IS mắc bệnh tâm thần nhưng không thành. Dù vậy, ông cũng không cứu được em gái mình.

Chuyển “lửa” về quê hương

Theo nghị sĩ Sébastien Pietrasata thuộc Đảng Xã hội Pháp, khoảng 1.000 thanh niên Pháp đã tình nguyện đến Syria và Iraq để tiến hành thánh chiến theo lời kêu gọi của IS và Al-Qaeda. Khoảng 100 người trong số này đã bí mật trở về Pháp từ chiến trường Syria. Ông Pietrasata nhấn mạnh 52 người đã bị bắt, một số đang bị theo dõi chặt chẽ vì họ có thể tiến hành những vụ tấn công khủng bố ở Pháp theo kiểu chuyển “lửa” về quê hương.

Ông Pietrasata là người phát ngôn của nhóm nghị sĩ soạn thảo dự luật Chống khủng bố vừa được Quốc hội Pháp thông qua hôm 16-9. Theo đó, tòa án có quyền tịch thu hộ chiếu và giấy căn cước của những công dân Pháp xuất cảnh để “tham gia các hoạt động khủng bố, phạm tội ác chiến tranh hoặc chống nhân loại”.

 NGUYỄN CAO

Thứ Tư, 21:20  24/09/2014
Theo Người Lao Động

Ảnh: Cô Trịnh Kim Tiến vào đoàn tncs lúc ..2 tháng tuổi trong bụng me.

Cô Trịnh Kim Tiến,con ông Trinh Xuân Tùng ngưòi bị côn an đánh chết, vào đoàn tncs lúc ..2 tháng tuổi trong bụng me và cô được cấp thẻ đoàn viên tncs..11 năm sau.. :)


Vũ khí hạt nhân: Nga - Trung đừng đùa với nước Mỹ

(Baodatviet) - Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong bối cảnh họ đang có rất nhiều "mối quan hệ căng thẳng".
Cuộc thử nghiệm bất ngờ
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, 7h45 ngày 23/9/2014, tên lửa đạn đạo Minuteman-3 không mang đầu đạn được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California tới đảo Kwajalein có khoảng cách 6.760 km.
Chỉ huy của đơn vị tên lửa số 91 khẳng định cuộc thử nghiệm hoàn toàn thành công. Minuteman-3 là loại tên lửa ba tầng liên lục địa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc.
Tên lửa này là sản phẩm của hãng Boeing, trọng lượng 35,3 tấn, dài 18,26 m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1.120 km, tầm bắn 13.000 km, tốc độ 7km/s. Sai số mục tiêu là không đáng kể, từ 85 - 450. Thời gian triển khai để có thể khai hỏa Minuteman-3 chỉ mất vài phút.
Điều đặc biệt, loại tên lửa này ngoài việc được trang bị trên các căn cứ không quân trên lãnh thổ Mỹ, nó còn được bố trí tại một số căn cứ của Mỹ trên thế giới và NATO. Ngoài ra, Minuteman-3 còn có thể trang bị trên các tàu ngầm. Điều này đồng nghĩa với việc độ bao phủ của Minuteman-3 là... toàn cầu.
Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman-3
Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman-3
Mỗi tên lửa này có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân, sức nổ 300 - 500 kiloton, tương đương với 300.000 - 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Hiện nay Mỹ đang có nhiều dự án nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng Minuteman-3 vẫn khẳng định sự hiệu quả và ổn định nhất.
Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định đây chỉ là một cuộc thử nghiệm hoàn toàn bình thường để kiểm tra khả năng hoạt động và sẵn sàng phản ứng của lực lượng hạt nhân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sử dụng dữ liệu từ vụ phóng để tiếp tục đánh giá sự phát triển của lực lượng.
Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm ngấm ngầm và đầy bất ngờ, vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại của nước Mỹ sẽ khiến không ít người lo ngại về mục đích thực sự của nó.
Đừng dùng vũ khí hạt nhân để đùa Mỹ
Vũ khí hạt nhân thời điểm vừa qua được các đối thủ của Mỹ nhắc đến một với tần suất tăng đột biến. Với nước Nga, trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga - phương Tây tuột dốc thành một cuộc khủng hoảng.
Cả hai bên đều có những hành động quân sự mang ý nghĩa răn đe trực tiếp dành cho nhau. Tiêu biểu như cách mà NATO và Nga ngoại giao tập trận ròng rã từ tháng 5/2014 cho đến nay. Lần gần đây nhất kết thúc bằng cuộc tập trận Vostok-2014 với quy mô lớn chưa từng có của Nga và các cuộc tập trận của NATO trên chính đất Ukraine.
Trong những lần tập trận đó, trong những động thái căng thẳng đó, vũ khí hạt nhân liên tiếp được nhắc đến. Tuy nhiên nó chỉ được phát ra từ Moscow. Lần đầu tiên vào tháng 6/2014, khi Tổng thống Poroshenko tuyên thệ nhậm chức và khẳng định sẽ đòi lại bán đảo Crimea bằng mọi giá. Và Moscow lập tức phản ứng, khẳng định sẽ giữ Crimea bằng mọi cách, trong đó ám chỉ đến cả lực lượng hạt nhân của mình.
Tên lửa đạn đạo của Nga
Tên lửa đạn đạo của Nga
Ngày 3/9/2014, Moscow tuyên bố sẽ tập trận hạt nhân vào cuối tháng 9/2014. Ngày 10/9/2014, quân đội Nga phóng thử thành công một tên lửa liên lục địa từ tàu ngầm hạt nhân. Tổng thống Nga Putin đích thân đăng đàn khẳng định sẽ dùng vũ khí hạt nhân để chống lại NATO.
Và còn nhiều lần khác, lực lượng hạt nhân của Nga được mang ra như một cái ô để đảm bảo sự răn đe hiệu quả trong mối căng thẳng với phương Tây. Và động tác sẵn sàng sử dụng thứ vũ khí này của Nga thay vì tìm kiếm các hành động chính trị, ngoại giao là thực sự đáng lên án.
Ngoài Nga, còn một đối thủ tiềm năng khác của Mỹ cũng không kém phần đao to búa lớn: Trung Quốc. Sau khi mối quan hệ Nga - EU bất hòa, Trung Quốc ngay lập tức chìa bàn tay cứu vớt nền kinh tế Nga. Đổi lại, Moscow cũng vui vẻ đáp ứng những tâm nguyện của Bắc Kinh, thực ra là yêu sách.
Trong đó có vấn đề về công nghệ vũ khí và công nghệ vũ trụ. Đặc biệt, hai bên đạt được một số thỏa thuận về việc hợp tác phát triển công nghệ tên lửa đẩy và Trung Quốc có vai trò cung cấp linh kiện và có khả năng còn hỗ trợ sản xuất, lắp ráp. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đứng trước cơ hội rất lớn có thể mua được hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga.
Ngay lập tức, Trung Quốc ồn ào lên tiếng về việc các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình sắp đến hồi thành công. Đặc biệt với tên lửa liên lục địa DF-41.
Tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ các tàu ngầm của nước Mỹ
Tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ các tàu ngầm của nước Mỹ
Thực tế, những tên lửa này của Trung Quốc còn vướng phải hai tử huyệt về công nghệ là tên lửa đẩy và nhiên liệu vận hành. Nhiều nhà phân tích cho rằng với khả năng nhái công nghệ ưu việt của mình, những vũ khí hiện đại từ Nga sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một số lượng lớn câu trả lời cho những gì họ còn khiếm khuyết.
Dù chưa thực sự thành công trong việc phóng tên lửa hạt nhân đến lãnh thổ nước Mỹ, nhưng đã rất nhiều lần Trung Quốc bóng gió về khả năng hạt nhân đáng gờm của mình.
Một đối thủ ồn ào, kẻ còn lại thì bóng gió hăm dọa. Còn Mỹ trong cuộc chơi này đã chọn cách nào?
Họ không mang vũ khí hạt nhân ra để luyện tập trong khi căng thẳng lên tới cao trào. Tên lửa của họ không phóng tập từ những căn cứ nhạy cảm. Một cuộc thử nghiệm nhỏ, thường kỳ, ít ồn ào trên các phương tiện truyền thông. Hẳn Mỹ chỉ muốn khẳng định rằng, họ có vũ khí hạt nhân, nhưng đó chỉ là quân bài cuối cùng. Với những kinh nghiệm cay đắng về loại vũ khí này, người Mỹ chỉ sử dụng tới nó khi và chỉ khi nước Mỹ thực sự lâm nguy.
Đỗ Phong

Thêm một trường hợp chết trong trại giam vì "bệnh hiểm nghèo"

  - 

Bước đầu của việc triển khai dự án, chính quyền các cấp Hà Tĩnh đã làm sai quy trình.
Bước đầu của việc triển khai dự án, chính quyền các cấp Hà Tĩnh đã làm sai quy trình.
Ngày 23.9, TAND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại địa bàn xã Bắc Sơn (huyện Thạch Hà) liên quan đến dự án nghĩa trang công viên vĩnh hằng (nghĩa địa công viên).
TAND huyện Thạch Hà cho biết, vào ngày 12.9.2014, trong quá trình trình tạm giam, ông Trương Công Giáp (55 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn) đã tử vong do bệnh hiểm nghèo nên các cơ quan chức năng liên quan phải đình chỉ vụ án đối với ông Giáp.
Ngày 23.9, 5 bị cáo đầu tiên gồm Trương Văn Trường (30 tuổi), Nguyễn Thị Thuần (24 tuổi), Trần Hậu Thuận (42 tuổi), Nguyễn Văn Tú (36 tuổi), Bùi Đình Xuân (54 tuổi, tất cả cùng trú tại xã Bắc Sơn) được đem ra xét xử.
Tất cả 6 bị cáo không có luật sư bào chữa cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo dự kiến, vụ án sẽ được TAND huyện Thạch Hà tách ra thành nhiều phiên xét xử với thêm nhiều người khác.
Các bị cáo tại phiên xét xử. 
Theo dõi phiên xét xử, hàng trăm người dân ở xã Bắc Sơn đã có mặt ở bên ngoài trụ sở TAND huyện Thạch Hà để theo dõi diễn biến.
Theo cáo trạng của VKSND huyện Thạch Hà, do phản đối chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xây dựng công viên vĩnh hằng tại xã Bắc Sơn nên liên tục từ tháng 13.3 đến ngày 12.4.2014, các bị cáo Trường, Thuần, Thuận, Tú, Xuân đã cùng với nhiều người khác thực hiện hành vi “gây rối trật tự công cộng” tại địa bàn xã Bắc Sơn.
Đỉnh điểm là chiều 10.4, tổ công tác gồm 6 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an huyện Thạch Hà đến nhà ông Trương Văn Trường (30 tuổi, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn) thực hiện lệnh bắt tạm giam ông này về hành vi gây rối trật tự công cộng. Lúc này, các đối tượng đã cùng hàng trăm người dân đã kéo đến la hét, thóa mạ lực lượng công an. Một số người manh động còn bắt trói và đánh bị thương 4 công an. Trước tình thế này, Công tỉnh Hà Tĩnh đã huy hàng trăm chiến sĩ đến hiện trường để giải cứu 4 công an bị bắt. Tuy nhiên, hàng trăm người dân đã kéo đến tiếp tục chửi bới rồi dùng gạch, đá ném thẳng vào lực lượng công an làm tổng cộng có 9 người bị thương, phải nhập viện cấp cứu.
 Người dân Bắc Sơn tập trung về thị trấn ngóng tin xét xử.
Tiếp đó, tối cùng ngày, hàng trăm người dân xã Bắc Sơn đã tập trung lại la hét, rồi sau đó kéo đến bao vây nhà của nhiều cán bộ xã này, gồm nhà của gia đình ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn; ông Dương Văn Tự, Bí thư Đảng ủy; ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng Công an xã; ông Dương Văn Thông, cán bộ địa chính xã.
Không dừng ở đó, người dân quá khích còn dùng gạch, đá ném tới tấp vào nhà nhiều cán bộ xã, đồng thời xông vào nhà lấy xe máy của gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn ra rồi châm lửa đốt xe cháy rụi.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trường 30 tháng tù giam; Thuần 28 tháng tù giam; Thuận 26 tháng tù giam; Tú 18 tháng tù giam; Xuân tháng 15 tù giam.
Theo Một Thế Giới

Báo QĐND: Việt cộng thả bong bóng, diệt máy bay Mỹ ..kinh chưa.. :)




Gặp lại người “cưỡi mây giết giặc”
QĐND - Thứ năm, 11/10/2012 | 23:5 GMT+7
Đại tá Đàm Trọng, người trực tiếp chỉ huy tiểu đội của mình làm nổ tung chiếc AD6 của Mỹ trên bầu trời Ninh Bình.
QĐND Online - Trong rất nhiều cách đánh máy bay địch của quân đội nhân dân Việt Nam, có một cách đánh độc đáo có một không hai của “bộ đội dù”. Đó là bẫy máy bay địch bằng khinh khí cầu có gắn mìn định hướng. Cách đánh tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng đó lại được bộ đội ta vận dụng có hiệu quả và mang về nhiều chiến công.
Khi gặp được Đại tá Đàm Trọng, nguyên Đại đội phó Đại đội 15 công binh dù, người đã trực tiếp chỉ huy tiểu đội của mình làm nổ tung chiếc AD6 của Mỹ trên bầu trời Ninh Bình và được nghe ông tường thuật về trận đánh năm xưa, tôi mới thực sự ngỡ ngàng trước những sáng tạo độc đáo của “bộ đội dù”. Bộ đội ta đã sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng để tiêu diệt kẻ thù. Khinh khí cầu được thả lơ lửng tạo thành các chướng ngại vật trên không, giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp, luồn lách theo các cửa sông vào đánh lén các mục tiêu quân sự, kinh tế, chính trị, cầu giao thông quan trọng ở miền Bắc nước ta. Bằng cách này, chúng ta đã tiêu diệt được 3 máy bay địch, một máy bay AD6 của Mỹ ở Ninh Bình (1967), một ở dọc sông Hồng (1966) và một ở Quảng Trị (1966).
Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc Phòng, một bộ phận của lực lượng Lữ dù 305 đã tham gia nghiên cứu bố trí bãi vật cản trên không để ngăn chặn, tiêu diệt máy bay Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc (1964-1972). Nhằm bắn phá các mục tiêu quan trọng của ta, máy bay địch đã sử dụng những thủ đoạn hết sức nham hiểm như: Thả nhiễu, bay thấp, luồn lách…qua nhiều địa hình và bất ngờ thả bom. Với cách bố trí bãi vật cản trên không (cụ thể là bóng và khinh khí cầu có gắn mìn định hướng), ta đã buộc máy bay Mỹ phải nâng tầm, bay cao cho lực lượng phòng không - không quân ta dễ dàng phát hiện và tiêu diệt. Được sự chỉ đạo của các cơ quan Bộ Quốc Phòng, Viện Kỹ thuật quân sự và Bộ tư lệnh Dù đã tổ chức triển khai có hiệu quả cách đánh độc đáo trên.
Nhắc về chiến công hiển hách năm xưa của tiểu đội mình nói riêng và của Bộ tư lệnh Dù nói chung, Đại tá Đàm Trọng không dấu được sự phấn chấn và niềm xúc động. 45 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về trận đánh năm nào vẫn tươi mới và rõ nét trong ông. Đại tá kể lại:
“Để tạo bất ngờ mới và bảo vệ cánh Đông Nam miền Bắc, chúng tôi nhận lệnh chuyển vị trí, hành quân bộ từ Hà Nam về Ninh Bình. Gồng gánh cồng kềnh nhiều phương tiện bố trí như: Guồng máy, dây, mìn… nhưng chúng tôi vẫn tập kết đúng thời gian quy định. Thời điểm này, 12 máy bay địch đang oanh tạc từ thị xã Ninh Bình về đến huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Bàn bạc với huyện đội Yên Khánh, chúng tôi hạ quyết tâm đóng chốt ở đây để tiêu diệt máy bay địch. Được sự đồng ý của tỉnh đội Ninh Bình và sự trợ giúp nhiệt tình của dân quân huyện Yên Khánh, chúng tôi đã bắt tay vào triển khai kế hoạch. Tối ngày 5-2-1967, chúng tôi bơm bóng và đưa lên vị trí đã bố trí.
Cán bộ, cựu chiến binh Lữ dù 305 tại Hà Nội tổ chức họp mặt ngày 22-2-1998.
Sáng 6-2-1967, gió mùa đông bắc, mưa phùn, lạnh tê cứng chân tay. Bên dòng sông Đáy, bộ đội và dân quân Yên Khánh ai cũng lạnh tê người vì rét, nhưng tất cả đều thể hiện sự quyết tâm cao độ. Lúc này gió khá mạnh nên bóng nhỏ không thả được, chúng tôi quyết định thả bóng lớn có gắn mìn định hướng.
6 giờ, toàn bộ công tác chuẩn bị đã hoàn tất, bóng được thả đúng vị trí đã bố trí. Tổ trực chiến lúc đó có tôi (Đàm Trọng), đồng chí Nhương, đồng chí Điều, đồng chí Hội và hai nữ dân quân Yên Khánh.
10 giờ, chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ phản lực Mỹ gầm rít và tiến dần về phía bãi bóng có gắn mình định hướng đã được ta bố trí. Sương và mưa phùn che khuất tầm nhìn. Tất cả đều thấp thỏm và hồi hộp.
Bùm!
Một tiếng nổ váng trời, phá tan cái lạnh tê tái của mưa phùn và gió bấc mùa đông. Máy bay địch đã vướng vào bóng, chập mạch điện và nổ mìn MTK, làm đứt dây cước loại 2 ly (có lực kéo 204kg) và cả đường dây điện bố trí quả mìn. Thân cánh máy bay kéo suốt một đường dài trên dây bố trí và có rất nhiều khả năng rơi. Tôi về báo cáo ngay tỉnh đội Ninh Bình và Lữ đoàn 305.
10 giờ ngày 8-2, tỉnh đội Ninh Bình thông báo chính thức: C15, Lữ dù 305 đã góp phần cùng dân quân Ninh Bình hạ một máy bay AD6, chiếc thứ 1680 của cả nước và chiếc thứ 57 của tỉnh Ninh Bình. Chiếc AD6 của Mỹ chính thức rơi tại cửa sông Đáy.
Tất cả chúng tôi đều vỡ òa niềm vui sướng. Còn hai ngày nữa là hết năm Bính Ngọ, chuẩn bị đón tết Đinh Mùi. Huyện Yên Khánh đã “thưởng nóng” cho chúng tôi một con lợn để ăn tết và mừng chiến thắng”.
Được gặp và nghe đại tá Đàm Trọng kể về chiến công năm xưa của ông cùng đồng đội, tôi thực sự thấy khâm phục sức sáng tạo độc đáo của “bộ đội dù”. Vượt qua mọi khó khăn, “bộ đội dù” đã đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của quân đội ta trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc (1964 – 1972).
Bài, ảnh: Nguyễn Hương Bưởi

Hàn Quốc thả truyền đơn qua biên giới, Bình Nhưỡng tức tối

RFI-Trọng Thành
media
Ảnh tư liệu : Người Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc thả những quả bóng chứa truyền đơn tố cáo các tội ác của Bình Nhưỡng ở gần vùng phi quân sự, ngày 24/06/2012.REUTERS/Kim Hong-Ji

Sau khi các nhà tranh đấu Hàn Quốc thả truyền đơn qua vùng giới tuyến, lên án sự cai trị của chính quyền cộng sản, hôm nay 23/09/2014, Bắc Triều Tiên ra thông cáo lên án thậm tệ hành động nói trên và yêu cầu Seoul chấm dứt.

Chủ nhật 21/09, một nhóm các nhà hoạt động Hàn Quốc đã thả lên trời hàng chục nghìn truyền đơn qua giới tuyến bằng khinh khí cầu. Các truyền đơn này khẳng định chế độ Bắc Triều Tiên, hiện do Kim Jong-Un lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm về khoảng cách lớn giữa một miền Bắc nghèo nàn và cô lập, với một miền Nam phát triển về kinh tế.

Hành động của nhóm tranh đấu Hàn Quốc khiến chính quyền miền Bắc tức giận. Trong một thông điệp của Ủy ban Bắc Triều Tiên tái thống nhất hòa bình, được hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên đăng tải, có đoạn văn với đầy những lời lẽ miệt thị như sau : « Các con rối đang nắm quyền tại Nam Triều Tiên đã để cho đồ lưu manh (…) phân phát các loại truyền đơn vu cáo », hoạt động này là « một sự nhạo báng và một sự sỉ nhục không thể tha thứ được ». Thông cáo của chính quyền Bắc Triều Tiên cũng đe dọa sẽ trả đũa, nhưng không nói rõ tính chất cụ thể.

Theo chính quyền Bắc Triều Tiên, hành động thả truyền đơn từ miền Nam đi ngược lại với tinh thần đối thoại đang hình thành, với các cuộc thi tài tại Á Vận Hội ở Incheon, Hàn Quốc, trong đó có nhiều vận động viên miền Bắc tham gia.

Từ nhiều năm nay, các nhà hoạt động Hàn Quốc, trong đó có nhiều người Bắc Triều Tiên chạy trốn chế độ cộng sản miền Bắc, thường thả truyền đơn bằng nhiều phương tiện khác nhau qua đường giới tuyến. Trong những giai đoạn quan hệ hai miền căng thẳng, chính quyền Hàn Quốc có các biện pháp cản trở việc phát tán truyền đơn.

Cầu treo mới xây chưa đầy tháng đã... chờ sập

QUẢNG BÌNH (NV) - Một chiếc cầu treo ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình mới khánh thành chưa được bao lâu, nay đang chờ sập.


Phần taluy gia cố mố cầu bị sạt lở nghiêm trọng. (Hình: báo Lao Ðộng)

Ngày 21 tháng 8, 2014, cầu treo Ông Tú được khánh thành có chiều dài hơn 105m, bắc qua bản Hưng và bản Ông Tú thuộc xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, do nhà cầm quyền huyện Minh Hóa làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 9.8 tỉ đồng (hay khoảng $450 ngàn USD).

Nguồn tiền do nhiều tổ chức và cá nhân đóng góp nhằm giúp học sinh và đồng bào các bản xung quanh.

Theo báo Lao Ðộng, chỉ hơn 10 ngày sau khi khánh thành, cầu đã xuất hiện tình trạng bất thường, xuống cấp nhanh chóng.

Qua những gì đang diễn ra mà mọi người chứng kiến, phần taluy gia cố mố cầu phía bên bản Ông Tú bị sạt lở nghiêm trọng; nhiều mảng bêtông mố và trụ bị rơi xuống suối, cột đỡ hàng rào đầu cầu bung khỏi nền đất, nền đường cũng bị xói lở hở hàm ếch rất lớn, lộ rõ cả đá móng và bê-tông trụ.

Ngoài chuyện sạt lở taluy bảo vệ mố cầu, bề mặt cầu dù mới đưa vào sử dụng nhưng đã có nhiều dấu hiệu sai sót về kỹ thuật với phần gỗ lát mặt cầu đã bị bong tróc. Các tấm ván ở giữa gập ghềnh, mục nát, ván lát trên mặt cầu cũng không được bắt vít cố định, rất nguy hiểm cho người qua lại.

Trả lời báo Lao Ðộng, ông Mai Văn Thành, phó ban quản lý các dự án kinh tế miền núi huyện Minh Hóa cho rằng, sự cố sạt lở là “khách quan,” “ngoài ý muốn.”

Trong khi đó, ông Ðinh Quý Nhân, chủ tịch huyện Minh Hóa chỉ rõ: Thứ nhất do thi công sai thiết kế ở mố cầu. Từ mặt cầu xuống mặt suối ở mố cầu bị sạt lở cao hơn 16m, nhưng nhà thầu chỉ thi công 6m, hơn 10m còn lại không được gia cố nên sạt lở mạnh. Thứ hai móng kè chưa chạm vào nền đá ven suối, thi công kè mố cầu chưa được lu lèn, dầm đất chặt nên đã xảy ra xói lở nghiêm trọng ở mố cầu.

Trước đó, ngày 24 tháng 2, 2014 đoàn người đưa tang đang qua cầu treo Chu Va ở xã Sơn Bình, huyện Tam Ðường, Lai Châu thì bất ngờ cầu đứt cáp. Hơn 50 người rơi xuống suối, 8 người chết và 48 người khác bị thương. Nguyên nhân chính của vụ sập cầu này là do ăn bớt vật liệu xây dựng trong thi công, sai sót lớn không đúng thiết kế và không tuân thủ qui trình kỹ thuật. (Tr.N)

09-24- 2014 2:56:24 PM
Theo Người Việt

Oanh kích ISIL tại Syria



Mục tiêu và hậu quả của việc Hoa Kỳ tấn công lực lượng ISIL tại Syria

Việc Hoa Kỳ không tập lãnh thổ Syria để tiêu diệt lực lượng khủng bố xưng danh “Nhà nước Hồi Giáo” (State of Islam, hay IS, ISIS hay ISIL) khiến ta liên tưởng đến chiến dịch mở rộng trận tuyến chống các sư đoàn Bắc Việt và căn cứ của tổ chức Cộng Sản xưng danh “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” tại Cambodia năm 1970. 

Thời ấy, từ Tháng Tư đến Tháng Bảy, các đơn vị Hoa Kỳ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiến vào lãnh thổ xứ láng giềng và Tổng Thống Richard Nixon bên Ðảng Cộng Hòa bị dư luận thiên tả Hoa Kỳ kết án là mở rộng chiến tranh và tạo cơ hội cho quân Khờ-me Ðỏ bành trướng. Người ta bất chấp sự thể là phía Cộng Sản dùng lãnh thổ Cambốt làm bàn đạp tấn công các tỉnh miền Tây Nam của Việt Nam Cộng Hòa.
Thời nay, tình hình chính trị có đổi khác, quyết định của một Tổng thống Dân Chủ là Barack Obama được sự ủng hộ của dư luận và Quốc Hội Mỹ.

Tiếng nói lạc điệu lại xuất phát từ một nghị sĩ Cộng Hòa có tinh thần tự do cực đoan “libertarian” đến độ chủ hòa và tự cô lập. Ðó là Rand Paul của tiểu bang Kentucky với câu hỏi là việc oanh kích có cần được Quốc Hội cho phép không? Lập trường ấy thật không khác gì quan điểm chủ hòa bên cánh cực tả của Ðảng Dân Chủ. Nhưng họ không lên tiếng phản bác một tổng thống Dân Chủ, nhất là khi lực lượng ISIL đã chặt đầu hai nhà báo Hoa Kỳ khiến dư luận Mỹ đòi hỏi một phản ứng mãnh liệt hơn là những lời tuyên bố chung chung của Tổng Thống Obama.

Sau nhiều ngày đắn đo, từ mùng 10 đến 22 Tháng Mười, tối 22 Tổng Thống Obama cho quân đội tiến hành chiến dịch không tập lực lượng ISIL trong lãnh thổ Syria. Không quên bối cảnh chính trị ấy, “Hồ Sơ Người-Việt” tìm hiểu về mục tiêu và kết quả của một chiến dịch chưa có tên gọi. Tinh thần của mục này không nhắm vào thời sự dồn dập hàng ngày hàng giờ mà đi sâu vào bối cảnh chung để độc giả có cơ sở phán xét về nguyên nhân và hậu quả lâu dài của một biến cố.

Liên minh quốc tế

Khi thông báo với quốc dân vào chiều 22 giờ thủ đô Hoa Kỳ, tức là buổi tối giờ Syria, Tổng Thống Obama nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không đơn phương nhập trận mà có các nước đồng minh. Yếu tố “chính nghĩa” về ngoại giao và chính trị nằm ở đó.

Thật ra, yếu tố thực tế lại nằm trên tấm bản đồ hành quân của Ngũ Giác Ðài, của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
 Hoa Kỳ nằm bên này Ðại Tây Dương mà phải can thiệp vào miền Ðông của Ðịa Trung Hải, tạm gọi là Trung Ðông, nên cần có đồng minh. Trong chiến dịch ISIL này, đồng minh của Hoa Kỳ trong khối NATO gồm có Canada, Anh, Pháp, Ðức, Ý, Áo, Ba Lan, Ðan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), là chín nước đơn lẻ lên tiếng ủng hộ nước Mỹ, chứ không là cả tập thể NATO.

Trong số này, có hai thành viên NATO chỉ ủng hộ về tinh thần mà không tham dự việc oanh kích Syria, đó là Pháp và Thổ.

Hoa Kỳ có căn cứ không quân trong vùng Vịnh Ba Tư (tại Kuweit, Bahrain và Liên hiệp Các Tiểu Vương Quốc Thống Nhất UAE). Ngoài ra, hai đồng minh chiến lược của Mỹ là Anh cũng có căn cứ không quân tại đảo Cyprus và Pháp tại xứ UAE. Nhưng các căn xứ này lại nằm quá xa trận địa Syria, chưa kể đến sự lẩn tránh của Pháp - phải chăng vì có kiều dân bị quân khủng bố ISIL bắt làm con tin nên đang tìm cách chuộc mạng? Trong trận không tập, Hoa Kỳ chỉ có thể trông cậy vào nước Anh, một trong 28 thành viên NATO.

Chúng ta nên theo dõi chi tiết ấy để xem khả năng thuyết phục của nước Mỹ.

Trở lại bản đồ hành quân khi Ngũ giác đài chuẩn bị kế hoạch và chờ lệnh thi hành của tổng thống, với sự thật ngoại giao là việc Pháp cùng Thổ lánh mặt, Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ của nhiều nước láng giềng với Syria, là các quốc gia Hồi Giáo. Tổng Thống Obama cho biết là có năm nước Hồi Giáo Á Rập đã sát cánh với quân lực Mỹ, đó là Bahrain, Jordan, Saudi Arabia, UAE và cả Qatar. Yếu tố ngoại giao và chính trị ở đây là Mỹ không một mình tấn công lãnh thổ của một quốc gia Hồi Giáo là Syria mà có sự tham gia của nhiều nước Hồi Giáo khác.

Dù sự tham gia này không đông đảo và ồ ạt như chiến dịch Bão Sa Mạc tấn công Iraq vào năm 1991 dưới thời Tổng Thống Bush cha để giải vây xứ Kuweit hay chiến dịch Iraq năm 2003 dưới thời Tổng Thống Bush con, việc có năm nước Á Rập sát cánh với Mỹ cũng là yếu tố đáng kể.

Trong ngày ra quân, thời sự cho biết là chiến dịch oanh kích gồm ba đợt.

Trước hết là các hỏa tiễn loại “thiềm du” (cruise missiles) từ các chiến hạm Mỹ tại Hồng hải và Vịnh Ba Tư bắn vào nhiều mục tiêu trong vùng phụ cận Aleppo và Raqqa tại miền Bắc Syria. Ðợt thứ hai là các chiến đấu cơ Raptor F-22, lần đầu tiên tham chiến, để oanh tạc Rappa, được coi là căn cứ địa của lực lượng ISIL. Ðợt thứ ba mới là các phi cơ Mỹ và Á Rập xuất phát từ hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush và từ các căn cứ của Jordan, Saudi Arabia, Bahrain và UAE. Qatar có gửi chiến đấu cơ vào trận, nhưng cho biết là không có vũ khí mà chỉ làm nhiệm vụ trinh sát.

Khi ấy ta đã có thể kết luận rằng khi truy lùng lực lượng ISIL từ lãnh thổ Iraq vào tới Syria, Hoa Kỳ vẫn phải giữ vai chủ chốt, nhưng liên minh quốc tế giải quyết được nhiều bài toán tiếp vận. Ðấy cũng là một yếu tố thành bại cho tương lai.
Trong khi chờ đợi giới chức quân sự Mỹ kiểm điểm kết quả của những ngày ra quân đầu tiên, “Hồ Sơ Người-Việt” chú ý đến vài trường hợp cá biệt có tính chất quyết định cho cả chiến dịch.

Những đồng minh bất ngờ

Hoa Kỳ tấn công lãnh thổ Syria để tiêu diệt một lực lượng khủng bố đang gây vấn đề cho chế độ độc tài của tổng thống Syria là Bashar al-Assad tại Damascus. Chế độ này từng bị Chính Quyền Obama kết án về tội diệt chủng khiến 200 ngàn thường dân bị giết, nhưng Mỹ chỉ kết án chứ không can thiệp để lật đổ như trường hợp lãnh tụ Muammar Ghaddafi tại Libya. Dù Hoa Kỳ có kín đáo yểm trợ vũ khí cho nhiều lực lượng chống al-Assad nhưng vẫn ngần ngại là vũ khí đó có thể lọt vào tay quân khủng bố, kể cả lực lượng ISIL.

Hoàn cảnh éo le ngày nay là Washington và Damascus lại có cùng một kẻ thù đang tung hoành trong lãnh thổ Syria. Chung một kẻ thù mà chưa là đồng minh.

Trong thực tế, Hoa Kỳ lặng lẽ “hòa giải”, hay hòa dịu quan hệ, với Syria.

Trước hết, khi tấn công quân ISIL tại Syria, chính quyền Mỹ không xin phép chế độ hiếu sát của al-Assad. Nhưng qua nhiều ngả kín đáo, kể cả đại sứ của Damascus tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ vẫn thông báo là 1) không nhắm vào chế độ Damascus, 2) chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự và cơ sở kinh tế tài chính của ISIL. Người ta có thể đoán thêm rằng đôi bên có khi trao đổi thông tin về tình báo để bổ túc cho những gì mà hệ thống quân báo của Mỹ thu thập được từ các vệ tinh và máy bay tự động.

Kết quả là lực lượng phòng không của Syria đã án binh bất động, không theo dõi hoặc nhắm vào các chiến đấu cơ của Mỹ và đồng minh.

Thứ hai, trong đợt ra quân, Hoa Kỳ còn tấn công một lực lượng Thánh chiến Hồi Giáo không thuộc tổ chức ISIL mà liên hệ đến tổ chức al-Qaeda. Ðó là nhóm Khorasan, hiện dưới quyền chỉ huy của Mushin al Fadhli, một đặc công sinh tại Kuweit được al-Qaeda huấn luyện tại Pakistan. Nhóm khủng bố này nằm trong tầm nhắm của chế độ al-Assad tại Damascus, rồi bất ngờ được Chính Quyền Obama thông báo là đang có âm mưu tấn công Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Mỹ chính thức nói đến nhóm Khorasan này là vào tuần trước khi Giám Ðốc Tình Báo Quốc Gia James Clapper công bố phúc trình về tình báo của Hoa Kỳ.

Vì vậy, chiến dịch tấn công ISIL tại Syria lại có nguyên do và hậu quả phức tạp hơn những gì chúng ta thường biết.

Trường hợp đáng chú ý thứ hai là Jordan. Quốc gia này là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong khối Á Rập, bị ISIL uy hiếp rất mạnh, nên dù có lực lượng không quân yếu ớt vẫn tích cực tham dự và công khai cho biết vai trò của các khu trục cơ Jordan trong chiến dịch. Thật ra, vị trí địa dư và căn cứ không quân của xứ này có tầm quan trọng rất lớn cho Hoa Kỳ, nhất là khi xứ Thổ tại miền Bắc lại từ chối tham gia chiến dịch.

Nhưng nếu việc một đồng minh chiến lược của Mỹ là Jordan tích cực tham gia thì vai trò của một đồng minh chiến lược khác lại có thể là vấn đề. Ðó là Israel.

Chiến dịch không tập vừa mở màn thì quân lực Israel bắn hạ một chiến đấu cơ của Syria loại Su-24 vì tội xâm phạm không phận Israel. Quan hệ giữa Syria và Israel vốn dĩ căng thẳng từ lâu và Chính quyền Israel đã từng tực tiếp tấn công Syria và can thiệp vào cuộc nội chiến tại đây, cho nên những vụ đụng độ nhỏ giữa hai nước không là chuyện lạ.

Nhưng lần này, sự trùng hợp về thời điểm khiến các đồng minh Á Rập của Hoa Kỳ rơi vào hoàn cảnh khó xử. Việc tiêu diệt lực lượng khủng bố ISIL thuộc hệ phái Sunni là điều mà dân Á Rập có thể đồng ý, nhưng nếu vì lý do đó mà lại sát cánh với xứ Israel của dân Do Thái thì chưa chắc là họ đã nhịn. Và chế độ al-Assad tại Damascus chưa chắc đã tin vào thiện chí hòa dịu của Mỹ.

Vì sao Israel lại ra đòn lúc này?

Sau cùng, một trường hợp đáng chú ý hơn nữa là xứ Iran, một đồng minh Hồi Giáo của Syria và cường quốc của dân Ba Tư theo hệ phái Shia đang có vốn liếng chính trị tại Iraq.

Nếu xứ Turkey, thành viên của NATO và đồng minh của Mỹ, lại đứng ngoài cuộc thì xứ Iran đối thủ của Mỹ lại sẵn sàng nhập trận để trừ khử một kẻ thù chung là tổ chức ISIL. Hoa Kỳ và Iran có nhiều mâu thuẫn trong quá khứ từ những năm 1979 trở về sau, nên không thể công khai hợp tác để giải quyết mối nguy ISIL. Nhưng hai quốc gia này có nhiều tài sản chính trị ở trong cuộc để tận dụng như chính quyền đa số Shite tại Iraq hay các chính quyền địa phương của dân Kurd.

Chế độ Tehran muốn Hoa Kỳ góp phần tiêu diệt mối nguy ISIL đang đe dọa chế độ Damascus, và hài lòng khi một đối thủ như Turkey lại đứng ngoài, nên có thể ngầm mong là có ngày Mỹ sẽ hòa dịu về hồ sơ vũ khí hạch tâm và ngầm hợp tác với mình để giải quyết bài toán ISIL...Phải chăng vì vậy mà lần đầu tiên từ 35 năm nay, tổng thống Iran đã gặp thủ tướng Anh nhân Ðại Hội Thường Niên của Liên Hiệp Quốc?


Kết luận ở đây là gì

Chúng ta cần tấm bản đồ của cả khu vực rộng lớn có gần hai chục quốc gia lớn nhỏ với những mâu thuẫn chồng chất từ nhiều thế kỷ.
Khi Hoa Kỳ ra quân, nhiều đồng minh lại đứng ngoài, vì tính toán quyền lợi của họ. Ngược lại, nhiều quốc gia lại tham dự cũng vì quyền lợi hay an ninh của mình. Sự thể phức tạp ấy là bài toán ngoại giao cho Mỹ, trong khi chiến dịch còn kéo dài và gây ra nhiều vấn đề mới cho một khu vực nhiễu nhương nhất địa cầu.


09-24- 2014 3:41:45 PM
Hùng Tâm/Người Việt

Phi cơ không người lái Mỹ giết 10 phiến quân ở Pakistan

ISLAMABAD, Pakistan (AP) - Một phi cơ không người lái tình nghi là của Mỹ hôm Thứ Tư đã bắn bốn hỏa tiễn vào một chiếc xe chở theo các phiến quân gốc Uzbek và địa phương, trong khu vực sinh sống bộ tộc thiểu số trong vùng Tây Bắc Pakistan, làm thiệt mạng 10 người.


Mỹ thường sử dụng máy bay không người lái trong các phi vụ tấn công bí mật. (Hình: Getty Images)

Các giới chức tình báo Pakistan cho hay chiếc xe bị trúng hỏa tiễn khi ở trong thị trấn Datta Khel của Pakistan tại North Waziristan, chỉ còn cách biên giới Afghanistan khoảng 500 m.

Có cả thành phần phiến quân Uzbek và địa phương trên chiếc xe này, theo giới hữu trách.

Phi cơ không người lái của Mỹ thường được sử dụng trong các cuộc tấn công nhắm vào thành phần phiến quân trong khu vực North Waziristan, nơi ẩn náu của thành phần phiến quân có liên hệ với al-Qaeda cũng như các nhóm nổi dậy địa phương, để từ nơi này mở các cuộc tấn công ở cả hai bên biên giới.

Các vụ oanh kích bằng phi cơ không người lái thường gây ra phản ứng phẫn nộ trong dư luận Pakistan, với nhiều người coi đây là sự vi phạm chủ quyền Pakistan cũng như khả năng gây ra tổn thất cho thường dân.

Bộ Ngoại Giao Pakistan đưa ra bản thông cáo lên án vụ tấn công mới nhất, nói rằng đây là điều không cần thiết vì quân đội quốc gia này đang mở chiến dịch hành quân lớn để tiêu diệt phiến quân trong khu vực.

Quân đội chính phủ cho hay đã giết được khoảng hơn 1,000 phiến quân từ khi chiến dịch tiễu trừ khởi sự hồi giữa Tháng Sáu. Tuy nhiên điều này rất khó kiểm chứng vì địa thế xa xôi hiểm trở của khu vực giao tranh. (V.Giang)

09-24-2014 3:19:41 PM
Theo Người Việt

Máy bay Mỹ oanh kích Hồi Giáo ISIL ngày thứ hai liên tiếp

BEIRUT, Lebanon  (AP) – Máy bay chiến đấu Mỹ hôm Thứ Tư tiếp tục oanh tạc các mục tiêu Nhà Nước Hồi Giáo IS ở cả hai bên đường biên giới Syria – Iraq.


 Một máy bay chiến đấu oanh tạc F/A 18-F thuộc phi đoàn chiến thuật “Hắc Sư”, sau khi thi hành nhiệm vụ ở Syria, trở về đáp xuống hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush trên vịnh Persic. (Hình: AP/US Navy)

Ngoại Trưởng John Kerry trả lời phỏng vấn của CNN nói: “Đây là ngày thứ nhì và sẽ có ngày thứ ba thứ tư. Chiến dịch sẽ kéo dài một thời gian với nhiều hình thức”.

Hôm Thứ Ba, chiến hạm, máy bay Hoa Kỳ cùng 5 nước đồng minh Á Rập phóng hỏa tiễn và mở khoảng 200 phi vụ tấn công hơn hai chục mục tiêu ISIL trong lãnh thổ Syria.  Theo nhận định của các quan sát viên, tổn thất gây cho ISIL nặng nề hơn người ta nghĩ dù không có cuộc tấn công trên bộ vì ISIL chưa phải là một nhà nước có tổ chức và chuẩn bị đủ biện pháp phòng thủ.

Hôm Thứ Tư, có ít nhất 13 phi vụ của máy bay chiến đấu và oanh tạc, gây thiệt hại 10 xe của IS gần biên giới, hai công sự chiến đấu và một bãi tập trung chiến cụ để chuyển tiếp liệu qua biên giới sang Iraq.

Cuộc oanh kích hôm Thứ Ba cũng nhắm vào Nusra Front và nhóm Khorasan, hai phân bộ al-Qaeda tại Syria. Hôm Thứ Tư, Mặt Trận Nusra nói rằng họ đã di tản căn cứ gần khu vực dân cư trong tỉnh Idlib Tây Bắc Syria.

Nasr al-Hariri, Tổng Thư Ký Syrian National Coalition, lực lượng nổi dậy được Tây Phương ủng hộ ở Syria, hôm Thứ Tư lên tiếng chỉ trích cuộc oanh kích của liên minh chống ISIL do Hoa kỳ dẫn đạo. Theo lời ông, cuộc oanh kích chỉ nhắm tới ISIL và những nhóm quá khích khác mà không đụng chạm gì tới lực lượng của chính quyền Tổng Thống Bashar al-Assad.  (HC)
09-24-2014 2:07:51 PM
Theo Người Việt

Người Việt hải ngoại nghĩ gì khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí VN?

000_Hkg10088685.jpg
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (T) tiếp đón Đại tướng Hoa Kỳ Martin Dempsey tại Bộ Quốc phòng VN hôm 14/8/2014-AFP photo
 Thanh Trúc, phóng viên RFA 2014-09-24
Theo nguồn tin mói nhất của Washington, Hoa Kỳ có thể tiến hành nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam cuối năm nay, cũng có nghĩa Hà Nội sẽ mua được những loại khí giới cần thiết cho quốc phòng do Mỹ sản xuất mà không còn bị trở ngại.
Theo sự am hiểu của những người Việt ở ngoài, hằng quan tâm đến tình hình Việt Nam và biển Đông, nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là vấn đề được vận động từ lâu, đặc biệt trong vài tháng trở lại đây.
Nhà văn Trần Trung Đạo, thường sinh hoạt với giới trẻ Việt ở hải ngoại, cho rằng việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đến từ phản ứng của thế giới và đặc biệt là Mỹ trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc trên biển Đông thời gian qua:
Giải tỏa lệnh cấm vận vũ khí đả thương là dấu hiệu cho Trung Quốc thấy sự quan tâm của Mỹ vẫn còn ở Việt Nam, họ có thể làm những gì cần thiết phải làm để giữ thăng bằng hải lực giữa các cường  quốc nói riêng và đặc biệt  là Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ quanh vùng Đông Nam Á  nói chung.
Đó là một biểu hiện tích cực nhưng tôi nghĩ cái bước  kế tới mới là quan trọng. Chúng  ta phải chờ đợi phản ứng của Trung Quốc thế nào đối với việc làm của Mỹ, cũng như phản ứng của Việt Nam trước dấu hiệu của Mỹ cho thấy rằng họ có thể bước thêm một bước trong quan hệ không những về ngoại giao mà cả về quân sự đối với Việt Nam. Tôi nghĩ trong thời gian sắp tới sẽ có vài biến chuyển đặc biệt ảnh  hưởng trực tiếp đến Việt Nam và thái độ của chính phủ Việt Nam  cũng như người Việt trong nước và hải ngoại là điều hết sức quan trọng.
Giải tỏa lệnh cấm vận vũ khí đả thương là dấu hiệu cho Trung Quốc thấy sự quan tâm của Mỹ vẫn còn ở Việt Nam...
- Nhà văn Trần Trung Đạo
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, tù nhân lương tâm đang được tạm hoãn thi hành án ba năm rưỡi và hiện đang làm công việc nghiên cứu trong National Endowment For Democracy Viện Dân Chủ Quốc Gia của Hoa Kỳ ở Washington từ tháng Tư 2014, nói rằng trước giờ ông luôn ủng hộ việc Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới bán vũ khí cho Việt Nam với điều kiện những vũ khí này là để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam chứ không phải để Việt Nam dùng  đàn áp người dân và những nhà đấu tranh đòi tự do dân chủ trong nước:
Vấn đề phải thấy rõ chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ lợi dụng việc Mỹ bán vũ khí, là những phương tiện phòng thủ quốc gia như máy bay trinh sát hay kể cả tàu chiến nếu Mỹ có thể bán được. Tất nhiên chuyện đó góp phần phòng thủ Việt Nam ở mức độ nào đó. Nhưng  đó cũng là ý đồ chính trị của chính quyền Việt Nam, là để cho thế giới mà trước hết là Trung Quốc, thấy rằng Việt Nam bắt đầu liên kết, bắt đầu quan hệ quân sự với Mỹ để Trung Quốc cũng phải tính toán chuyện không thể lúc nào cũng hung hăng dùng vũ lực đe dọa và xâm chiếm Việt Nam.
Chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay cần những dấu hiệu mang tính tượng trưng để cho người dân Việt Nam thấy là chính quyền có quan tâm đến chuyện bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ. Việt Nam đặt vấn đề mua vũ khí của Mỹ, dù ở mức độ tượng trưng, là cũng hòng đánh lừa những người đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam là Mỹ ủng hộ chính quyền cộng sản Việt Nam, một cách  làm cho người dân Việt Nam rơi vào cái sự lừa bịp như đã liên tục tuyên truyền từ khi chế độ cộng sản thiết lập tại Việt Nam.
Cuối cùng tôi tin rằng việc phải bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trước hành vi xâm lược của Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng và điều này phải đi song song với một chế độ dân chủ, đa đảng để có thể bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam một cách đầy đủ nhất.
Mua được vũ khí của Mỹ thì cũng đừng tưởng rằng vũ khí đó sẽ giúp ta bảo vệ được tổ quốc, là quan điểm của nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần, từ miền Bắc đi tị nạn chính trị qua Nga hồi 1964 đến nay:
Nếu đường lối hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam không thay đổi mà cứ thuần phục Trung Quốc như hiện nay thì vũ khí đó cũng không phải để bảo vệ Việt Nam. Cho nên tất cả mọi vấn đề là tùy thuộc ở đường lối chính trị của những người cầm quyền Việt Nam hiện nay.
Việc  mua vũ khí cũng có thể là để cho người dân hiểu rằng các ông đang chuẩn bị để bảo vệ tổ quốc, nhưng mà với đường lối vẫn như hiện nay, cái đường lối thuần phúc ấy, thì vũ khí cũng không có tác dụng gì mấy đâu.
Trong khi đó, từ Ba Lan, cây viết Mạc Việt Hồng của tờ Đàn Chim Việt, đồng ý rằng lệnh nới lỏng cấm vận vũ khí mà hành pháp và lập pháp Mỹ đang tính tới sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng của mình:
Việc  mua vũ khí cũng có thể là để cho người dân hiểu rằng các ông đang chuẩn bị để bảo vệ tổ quốc, nhưng mà với đường lối vẫn như hiện nay, cái đường lối thuần phúc ấy, thì vũ khí cũng không có tác dụng gì mấy đâu.
- Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Nhất là trong khi tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc rất là lớn và ngày càng lớn mạnh hơn, đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Việt Nam ở trên biển và cả trên đất  liền nữa, cho nên về mặt nào đó thì việc đó có lợi chung cho đất  nước.
Thế nhưng mặt khác thì nhiều người cũng nhìn vào cái thành tích nhân quyền của Việt Nam và cho rằng nên trì hoãn việc này. Nhưng theo tôi nghĩ nếu mà trì hoãn thì chưa chắc là đã giúp ích gì được nhiều cho nhân quyền của Việt Nam đâu. Cá nhân tôi cho rằng chuyện vũ khí này  có mặt tốt và có mặt không được. Người ta lo ngại chính quyền Việt Nam thay vì sử dụng những vũ khí đó cho việc bảo vệ giang sơn bảo vệ  đất nước thì người ta có thể quay ra đàn áp những người dân chủ hoặc nhân dân ví dụ như tấm gương Thiên An Môn thì đấy là mặt rất là dở. Thế nên ý kiến về mặt nguy hiểm thì nó cần thiết cũng phải có.
Đó là quan điểm của người Việt ở Hoa Kỳ và  nhiều nước khác trên thế giới  trước vụ việc Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Xin được thưa là những ý kiến nêu trong bài này không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Việt Nam: Bước đường cùng của dân oan Dương Nội mất đất

Dân oan Duơng Nội miệt mài đi tìm công lý.FB


RFI-Thụy My

« Dậy mà đi » bài hát quen thuộc trong phong trào « Hát cho đồng bào tôi nghe » trước 1975, trớ trêu thay, nay lại được những người nông dân Dương Nội hát vang trên những nẻo đường Hà Nội, trước những cơ quan công quyền và báo chí nhà nước.

Suốt mấy tháng trời qua, những người dân mất đất đã rong ruổi khắp nơi kêu đòi giải quyết việc bị cưỡng chế đất và bắt người vô cớ. Mặc chiếc áo đỏ mang hàng chữ « Nông dân Dương Nội không chuyển đổi được nghề nghiệp kêu cứu », họ đã gõ hầu như mọi cánh cửa. Nhưng những cánh cửa công quyền đã đóng sập lại trước mặt họ, kể cả cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất.
Hôm qua tòa án đã xử hai người dân cuối cùng trong số bảy nông dân bị bắt và bị truy tố, đó là hai ông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang. Bà Trần Thị Nhàn ở thôn La Sơn, tổ dân phố Trung Bình, vợ ông Trần Văn Miên phẫn nộ nói về tình trạng của hai người dân oan này khi ra tòa, cũng như tình cảnh của gia đình hiện nay.
Anh Trịnh Bá Phương, con của hai dân oan Trịnh Bá Khiêm và Cấn Thị Thêu kể lại diễn biến hôm diễn ra phiên tòa xử cha mẹ anh và ông Trần Văn Thanh trước đó.
Những người dân này có tội tình gì ? Bị truy tố vì tội chống người thi hành công vụ, nhưng thực ra họ lại chính là nạn nhân trong vụ cưỡng chế đất quy mô ở Dương Nội.
...Âm thanh trong bài được lấy từ băng video được quay hôm cưỡng chế trên cánh đồng Dương Nội ngày 25/04/2014. Được biết cuộn băng do bà Cấn Thị Thêu đứng trên chòi cao quay được. Trước đó, khi hai nông dân Trần Văn Miên và Trần Văn Sang bị bắt, bà đã đứng ra đấu tranh. Hôm cưỡng chế, đến lượt bà bị công an leo lên chụp thuốc mê và dùng gầu xúc xuống mang về trại giam. Trả lời phỏng vấn RFI ngày 30/03/2014, bà Cấn Thị Thêu bày tỏ nỗi bức xúc.
Theo anh Trịnh Bá Phương, bà con nông dân Dương Nội chỉ biết nghề làm ruộng, nay bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất thì họ đều trở thành những người thất nghiệp.
Blogger Mai Xuân Dũng cho biết, khác với Văn Giang thuộc Hưng Yên - một địa phương khác cũng bị cưỡng chế đất bằng vũ lực – dân Dương Nội hoàn toàn không có nghề phụ nào khác để sinh sống. Hoàn cảnh bế tắc khiến một số người dân phải sống nhờ lòng từ thiện của những người hảo tâm, theo ông, thật là cay đắng.
Theo blogger Mai Xuân Dũng, nhờ một số lời kêu gọi trên mạng, người dân đã giúp đỡ cho bà con Dương Nội ít nhiều. Nhưng về lâu về dài, đời sống của họ đúng là bế tắc.
Ông Mai Xuân Dũng cho rằng, việc trấn áp người dân để lấy đất cho các dự án chỉ khiến lòng người bất mãn, hoàn toàn không có lợi cho chính quyền.
Theo báo cáo mới đây của Thanh tra Chính phủ, trong 9 tháng đầu năm nay tại Việt Nam số vụ khiếu kiện đông người tăng đến hơn 12%, có những đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết trong số này, khiếu nại về đất đai chiếm đến 70%, và đặc biệt khiếu nại đông người đang diễn biến hết sức phức tạp.
Những người nông dân mất đất đang bị đẩy vào « Bước đường cùng », không khác những gì đã mô tả trong những tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường về cuộc sống nông dân trong thời kỳ thực dân Pháp trước đây. Lẽ nào chính quyền các địa phương lại không rút ra được kinh nghiệm từ những sự kiện Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết trước đây, hay vì sự gắn bó với các tập đoàn lợi ích khiến họ « đâm lao phải theo lao », cho dù thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng ?

“Hạ cánh” đã… không an toàn?

HÀ ANH-17:04 24/09/2014

BizLIVE - Gần đây, đã có những ví dụ cho thấy, có những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cán bộ, công chức làm trái khi đương chức, khi nghỉ hưu đã không còn được “an toàn”.

“Hạ cánh” đã… không an toàn?
Gần đây, đã có những ví dụ cho thấy, có những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cán bộ, công chức làm trái khi đương chức, khi nghỉ hưu đã không còn được “an toàn” - Ảnh minh họa.

Ở ta, hay có câu “hạ cánh an toàn”, nhằm chỉ những cán bộ, quan chức nhà nước có hành vi tiêu cực, tham nhũng nhưng khi về hưu không bị truy tố, xử lý, đơn giản vì người đó đã…về hưu.

Nhưng gần đây, đã có những ví dụ cho thấy, có những cán bộ, công chức làm trái khi đương chức, khi nghỉ hưu đã không còn được “hạ cánh an toàn”.

Mới nhất là vụ ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), cuối tuần trước đã bị cơ quan điều tra của Bộ Công an bắt giữ, do có những hành vi làm trái pháp luật trong vụ án Công ty Cho thuê tài chính II của Agribank làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước khi ông này còn đang đương chức, kiêm Chủ tịch của công ty này.

Ngay trong ngành công an, cũng từng có một tiền lệ: tháng 11/2006, Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Trưởng ban Chuyên án vụ PMU18 được nghỉ hưu, nhưng gần hai năm sau, tháng 5/2008, ông vẫn bị khởi tố vì tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án này.

Ông Quắc sau đó bị kết tội “cố ý làm lộ bí mật công tác”, và bị kỷ luật ở mức cảnh cáo.

Nhưng quả thật, hiện cũng chưa có nhiều ví dụ như vậy. Những người hiện được cho là “không an toàn” khi nghỉ hưu khác thì sai phạm của họ vẫn đang trong quá trình xem xét.

Ví dụ như nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, sau khi nghỉ hưu đã bị báo chí phản ánh việc xây dựng khu nhà ở có quy mô được cho là không tương xứng với thu nhập của ông. Việc này đã gây nên nhiều ý kiến. Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định, trong thời gian làm Tổng thanh tra, ông Truyền có ký một số quyết định bổ nhiệm cán bộ không đúng quy định. Nhưng việc đó có tiêu cực, có tham nhũng để phải xử lý không, thì hiện nay vẫn chưa rõ.

Hay trường hợp ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mới đây, có thông tin phản ánh việc ông tham gia ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, một công ty mà trước đó, khi còn làm Bộ trưởng, ông đã ký một quyết định phê duyệt dự án cho nó hoạt động. Nếu căn cứ vào Nghị định 102/NĐ-CP thì việc ông Dũng tham gia công ty này là sai quy định, vì nghị định này cấm quan chức lãnh đạo làm trong chuyên ngành mình quản lý 36 tháng sau khi nghỉ hưu.

Các trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý nêu trên, theo ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, là cần được xem xét.

Theo ông, những việc làm như ông Hồ Nghĩa Dũng là không được phép làm và cần rút kinh nghiệm ngay, vì bản chất của nó có thể là hành động “lót ổ” nhằm hạ cánh, thu lợi khi nghỉ hưu mà pháp luật đã có quy định cấm.

Do đó, cơ quan quản lý cán bộ cần phải xem xét và có kết luận, xử lý để người dân không thắc mắc, băn khoăn và để ngăn ngừa những quan chức, cán bộ nhà nước có những hành vi tương tự, cố tình làm trái: bổ nhiệm cán bộ hàng loạt, phê duyệt dự án đầu tư… để thu lợi cá nhân trước khi nghỉ hưu, để dọn đường, tìm kiếm việc làm, có thu nhập cho mình ở các công ty, dự án sau khi nghỉ việc ở cơ quan nhà nước.

Nhà cầm quyền chiếm đường dân sinh để phân lô bán đất

ÐÀ NẴNG ( NV) - Lần thứ 3 người dân tổ chức phản đối nhà cầm quyền quận Ngũ Hành Sơn, Ðà Nẵng cướp đất lấp con đường dân sinh của khu dân cư để lấy đất phân lô bán cho tư nhân.


Hàng trăm người dân địa phương ngăn cản không cho nhà cầm quyền san lấp đường đi. (Hình: Dân Trí)

Theo Dân Trí, sáng ngày 23 tháng 9, 2014, hơn 100 hộ dân ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Ðà Nẵng tập trung tại hẻm 357, đường Lê Văn Hiến để phản đối nhà cầm quyền địa phương mang xe múc và chở đất đến san lấp con đường dân sinh đã có từ trước năm 1975 để san nền, phân lô bán đất, gây nên tình trạng lộn xộn.

Phúc trình tập thể của hơn 100 hộ dân cho biết trước năm 1975, đây là con đường đi thẳng từ khu dân cư ra biển (thường được gọi là đường Úc) nên nhà cầm quyền không thể san lấp để lấy đất bán được.

Sau năm 2003, thành phố Ðà Nẵng mở đường Trường Sa thì tại cuối hẻm 357 này hình thành một ngả 3, là nơi thuận tiện của hơn 100 hộ dân lưu thông ra biển làm nghề làm chài lưới, nuôi trồng thủy sản.

Cách đây vài năm, khi khu dân cư ở được phê duyệt để xây dựng, con hẻm 357 đã bị đơn vị thi công san lấp bít lối đi của người dân ra biển. Từ khi con đường dân sinh bị bít, người dân đã hơn 10 lần gởi đơn tố cáo đến các cấp cầm quyền từ phường đến trung ương, yêu cầu trả lại con đường cho người dân đi.

Sau khi gởi đơn đến khắp nơi, các hộ dân đã nhận được thư mời làm việc của thành phố Ðà Nẵng hẹn đến ngày 10 tháng 10 sẽ trả lời kiến nghị của các hộ dân ở đây. Thế nhưng sự việc chưa được giải quyết thì đơn vị thi công mang xe cơ giới đến để tiếp tục thi công.

Bà Phạm Thị Dồn, một trong những người dân ở đây cho biết, “Chúng tôi đã gởi đơn khiếu nại tố cáo lên các cấp chính quyền, nhưng họ vẫn tiếp tục tiến hành làm bít con đường dân sinh này nên chúng tôi kiên quyết phản đối.”

Theo người dân, nếu lấp con đường dân sinh này để làm công viên hay công trình công cộng, họ sẽ chấp nhận. Nhưng nếu lấp đường để lấy đất bán thì không thể chấp nhận. Người dân yêu cầu được xem quyết định phê duyệt dự án khi dân cư nằm trên phần đất của con đường dân sinh.

Thấy người dân phản ứng quyết liệt, quận Ngũ Hành Sơn đã cho xe cơ giới rút khỏi hiện trường.

Ðược biết, dự án khu dân cư này được nhà cầm quyền thành phố Ðà Nẵng giao cho công ty vật liệu xây dựng và kinh doanh nhà làm chủ đầu tư. Ðến nay đất đã được bán hết cho tư nhân, trong đó có phần đất thuộc con đường dân sinh này.

Báo Dân Trí đã liên lạc với ông Huỳnh Cự, phó chủ tịch quận Ngũ Hành Sơn để có thông tin 2 chiều về vụ việc, nhưng ông Cự cho biết ông đang họp không thể trả lời ngay (?)! (Tr.N)
09-24- 2014 2:38:26 PM

Quan 'dọn đường, lót ổ' trước khi nghỉ hưu: Khó tránh!

(Baodatviet) - Không chỉ phê duyệt dự án mà kể cả công tác sắp xếp nhân sự cũng được nhiều vị lãnh đạo thực hiện trước khi rời 'ghế'.
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia đã đưa ra nhận định trước tình trạng "lót ổ, dọn đường" của một số quan chức tại Việt Nam.

q

Dọn đường, lót ổ - hiện tượng phổ biến! 

PV: Thưa ông gần đây dư luận rộ lên câu chuyện của ông Hồ Nghĩa Dũng - nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hưu nhưng lại tham gia doanh nghiệp làm dự án hầm Đèo Cả - dự án mà chính ông Dũng ký duyệt khi còn đương chức. Câu chuyện này khiến dư luận đặt dấu hỏi về hiện tượng 'lót ổ' của các vị quan chức dường như đang bộc lộ ngày một rõ nét hơn. Ông nhận định như thế nào về hiện tượng này. Theo ông liệu đây có phải là trường hợp hy hữu hay phổ biến nhưng chưa được phát hiện?

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Trước hết phải khẳng định đây không phải là trường hợp hi hữu tại nước ta. Không riêng gì chuyện ký duyệt dự án, trước khi nghỉ hưu nhiều vị lãnh đạo còn làm công tác nhân sự rất nhiều.Không khó để kể tên ra các vị quan chức khi biết mình chuẩn bị nghỉ hưu đã ra quyết định bố trí, sắp xếp lại một loạt nhân sự, bổ nhiệm, đề bạt... Có thể thấy việc “ưu tiên” nhân sự hay dự án trong các mối quan hệ thân hữu hoặc có lợi ích riêng là chuyện dễ xảy ra.
Thậm chí có nhiều vị đến sát ngày nghỉ hưu rồi nhưng lại muốn xin kéo dài thời hạn nên đã làm đơn với nhiều lý do được đưa ra kiểu như: giải quyết một số việc còn tồn đọng.
Do đó có thể khẳng định việc ký duyệt dự án hầm Đèo Cả không phải là hy hữu.

PV: - Theo ông việc sếp đương nhiệm hạ bút ký duyệt các dự án  để rồi khi hạ cánh nghỉ hưu thì chính mình là người triển khai dự án đó, dư luận đặt câu hỏi cách làm như thế là có điều kiện, có dấu hiệu tham nhũng...ông có nhận xét gì về điều này?

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Nói thật là chưa ai chỉ ra được bằng chứng của việc đút lót, hối lộ trong chuyện này dù chúng ta biết chắc rằng chuyện “cảm ơn” thì có lẽ cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Qua quan sát thấy tâm lý hiện nay các vị lãnh đạo ngành đang phổ biến hiện tượng tạo 'sân sau' cho mình. Ngược lại cũng có một số người không có năng lực thì ngại ký để giải quyết. Có bộ ngành hàng năm trời không ký gì mà Bộ trưởng chỉ chờ đến ngày rồi nghỉ hưu.
Hiện nay ở các cơ quan hành chính, cơ chế xin cho còn phổ biến cho nên để một dự án được ký duyệt thì chuyện ‘hoa hồng’ cũng là một yếu tố đáng để suy nghĩ.
Đây là một việc khá phổ biến mà ai cũng gặp phải nhưng lại không thể nói ra đó là chuyện cắt phần trăm, chi hoa hồng dự án...

Không cần trực tiếp làm vẫn...lợi

PV: - Dư luận đặt vấn đề hiện quy định về thời hạn không được kinh doanh của người thôi giữ chức vụ chỉ trên dưới 12 tháng mới được tham gia làm các dự án, để tránh việc tạo sân sau cho mình khi còn đương chức. Theo ông liệu quy định này đã đủ tầm bao quát bởi sẽ xảy ra tình trạng "mắc võng chờ thời". Liệu đây có thể xem là kẽ hở của luật pháp và cần thay đổi như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Các nước trên thế giới kể cả khi nghỉ hưu rồi, các vị lãnh đạo cấp cao cũng vẫn có thể phải hầu tòa nếu có thông tin khi đương chức bị sai phạm.
Câu chuyện về Roh Moo-hyun nguyên Tổng thống Hàn Quốc dù đã rời chính trường nhưng vẫn bị hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng có thể xem như là một ví dụ.
Số là Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun từng đề ra trong cương lĩnh hành động của ông những năm cầm quyền là chống tham nhũng, thế nhưng cũng chính ông khi nghỉ hưu lại bị điều tra về hành vi này.
Dù rằng cựu Tổng thống Roh thừa nhận vợ ông đã nhận một khoản tiền lớn của doanh nhân sản xuất giày và cho rằng đó không phải là khoản hối lộ mà là khoản giúp đỡ để vợ ông trả nợ, song do không chịu nổi sức ép ông Roh Moo-hyun đã tự vẫn.
Có những vị lãnh đạo đã chờ đến 58-59 tuổi chuẩn bị về hưu mới bắt đầu có những phi vụ tính toán cho riêng mình. Khi bị xử lý kỷ luật thì cũng không sao vì đã biết rõ hậu quả và họ cũng đã lựa chọn hy sinh đời bố để củng cố đời con rồi.
Do đó việc quy định thời gian dù ngắn hay dài cũng chỉ là một hình thức. Khi họ đã ký thì chẳng cần đứng ra làm cũng vẫn có cách để lách. Ít nhất là người được ký dự án đó sẽ phải có trách nhiệm lại. Cho nên những quy định kiểu này hoàn toàn không mang tính hiệu quả cao.

PV: Đặt một giả thiết luật sẽ được điều chỉnh thời gian nhưng rất có thể có những trường hợp 'lách' bằng cách cho con cháu anh em họ hàng đứng tên dự án, còn bản thân thì điều hành dự án đó. Giống như việc kê khai tài sản cũng đã từng xảy ra tình trạng này. Theo ông với trường hợp này làm thế nào để kiểm soát?

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Như tôi đã phân tích ở trên là kể cả trong trường hợp họ không cần trực tiếp làm thì anh em được ký cũng phải "nhớ" đến họ.
Chỉ khi nào cũng ta làm được như các nước, tức là phải giải quyết từ Luật và làm triệt để kể cả anh là quan chức hay dân thường cũng phải bình đẳng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Còn hiện nay chúng ta vẫn có tình trạng ‘vùng cấm’ đối với các vị trí cao và có những cách giải quyết theo kiểu ‘nội bộ’. Ngược lại người dân bình thường thì có thể hầu tòa bất cứ lúc nào.
Đây là cách xử lý rất khác trong nền hành chính thấp của Việt Nam. Luật của chúng ta vẫn còn rất hạn chế cho nên nhiều cấp quản lý còn làm sai.
Do vậy nếu chúng ta không cải cách thực sự đưa ra những quy định rõ ràng thì sẽ khó tránh những trường hợp 'lót ổ' trước khi nghỉ hưu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bích Ngọc (thực hiện)

Hà Nội có 1.000 siêu thị: Vì người dân thu nhập 17.000USD

(Baodatviet) - Với quy mô dân số sẽ là 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 17.000 USD/người, năm 2030 Hà Nội sẽ có trên 1000 siêu thị, trung tâm thương mại.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết trong cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội liên quan đến bản Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030.

Cụ thể, bản Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cho thấy đến năm 2030 Hà Nội sẽ hình thành 999 siêu thị các loại; 42 trung tâm thương mại và 595 chợ dân sinh...Tầm nhìn quá xa... 
Trong số 999 siêu thị bao gồm 23 siêu thị hạng một (đại siêu thị), 111 siêu thị hạng hai và 865 siêu thị hạng ba. Trong đó, vùng đô thị trung tâm sẽ có tới 19 đại siêu thị, 82 siêu thị hạng hai và 530 siêu thị hạng ba; vùng đô thị lõi mở rộng sẽ có tới 13 đại siêu thị, 57 siêu thị hạng hai và 396 siêu thị hạng ba. Chuỗi đô thị từ Sông Nhuệ đến vành đai IV với 6 đại siêu thị, 25 siêu thị hạng hai và 172 siêu thị hạng ba. Các khu đô thị như: Mê Linh (77 siêu thị), Đông Anh (88 siêu thị), Long Biên - Gia Lâm (98 siêu thị). Các đô thị vệ tinh sẽ có tới 338 siêu thị; các thị trấn khác khoảng 50 siêu thị…
Ngoài ra, cũng yêu cầu không xây mới các chợ ở khu vực nội đô, nâng cấp cải tạo chợ hiện có diện tích trên 3.000m2 thành đại siêu thị, trung tâm mua sắm; chuyển hóa chợ dân sinh loại nhỏ có diện tích đất chợ dưới 1.000m2 thành siêu thị hạng 2.
Các kiốt trong chợ Hàng Da vẫn vắng người thuê, khách thăm quan cũng rất ít.
Bài học từ chợ Hàng Da là lời cảnh báo cho số lượng quy hoạch chợ, trung tâm thương mại lên đến hơn 1000 của Hà Nội thời gian sắp tới
Theo lý giải của bà Trần Thị Phương Lan, sự phát triển nhanh về kinh tế dẫn tới mức sống của người dân được nâng lên, và vì thế nhu cầu mua sắm trở thành thói quen của người dân thủ đô. Đồng thời cũng nêu ra con số dự báo về dân số Hà Nội đến năm 2030 sẽ là 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 17.000 USD/người, tổng mức bán lẻ đến năm 2020 là 45,6 tỷ USD.
Trong bản Quy hoạch cũng đưa ra con số tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 521.000 tỷ đồng nêu rõ nguồn vốn chủ yếu được huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, tại buổi họp bà Trần Thị Phương Lan cho biết, kinh phí đầu tư được phân bổ bằng nhiều hình thức như liên doanh liên kết nước ngoài, 100% vốn nước ngoài, xã hội hóa vốn trong nước và nguồn vốn ngân sách...
Liên quan đến vấn đề quỹ đất xây dựng hơn 1000 siêu thị và trung tâm thương mại, theo bà Trần Thị Phương Lan, quỹ đất xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại không hoàn toàn là quỹ đất mới, có thể sử dụng diện tích dưới mỗi tầng hầm, tầng trệt các tòa nhà trong khu đô thị.
Chợ cóc, chợ dân sinh đối đầu siêu thị
Về vấn đề quy hoạch 1000 siêu thị, trung tâm thương mại cho Hà Nội, tại cuộc họp giao ban ông Phan Đăng Long - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ, ông đã từng rất ngạc nhiên khi tiếp cận thông tin Hà Nội xây dựng 1000 siêu thị và trung tâm thương mại và cũng như một số người, ông cảm thấy "bàng hoàng".
Tuy nhiên sau khi phân tích và tìm hiểu, ông cho biết thực tế nhu cầu phát triển có thể không phải 1.000 mà thậm chí có thể là 1.500-2.000, quan trọng quá trình làm có tuân thủ và tính đến các yếu tố thực tế.
"Tất cả dự án với con số trên cơ sở dự báo chúng ta phát triển xu hướng tới nhiều yếu tố dân số phát triển nhưng bản thân dân số hiện tại bán lẻ chưa đáp ứng được. Quy hoạch dự báo thu nhập bình quân GDP tăng lên, sức mua tăng, nhiều khu vực ngoại thành muốn mua hàng phải vào khu trung tâm", ông Phan Đăng Long nói.
Năm 2020 định hướng 2030, khu vực nội đô Hà Nội sẽ nâng cấp toàn bộ chợ thành siêu thị, trung tâm thương mại
Năm 2020 định hướng 2030, khu vực nội đô Hà Nội sẽ nâng cấp toàn bộ chợ thành siêu thị, trung tâm thương mại

Trước thực tế các chợ sau khi được nâng cấp thành các trung tâm thương mại, các chợ có quy mô lớn như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam nhưng ở trong tình trạng ế ẩm, cho thuê làm quán cà phê, phòng tập thể dục thể thao trong khi các chợ tạm, chợ cóc xung quanh hoạt động sôi nổi, theo ông Phan Đăng Long, thực tế siêu thị, trung tâm thương mại hoạt động không hiệu quả có nguyên nhân do thói quen của người dân thích mua ở chợ cóc, chợ tạm.
"Trong xu hướng phát triển đây là thói quen không khuyến khích và đời sống hiện đại không phù hợp. Tôi thấy bản thân các lực lượng chức năng giải tỏa bán rong thông cảm bà con dân nghèo nhưng trong lúc giao thông hỗn loạn nhưng người bán hàng rong lẽo chẽo thì thấy phải dẹp", ông Phan Đăng Long nói.
Đồng quan điểm, bà Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, nguyên nhân khiến chợ Hàng Da sau khi nâng cấp trở nên vắng vẻ do xung quanh khu vực chợ Hàng Da nhiều chợ cóc, chợ tạm nên người mua vẫn cứ ghé vào chợ cóc, chợ tạm mua sắm vì vậy phải dẹp chợ cóc, chợ tạm, người dân sẽ vào mua tại chợ Hàng Da.
"Ngoài ra, do thói quen mua sắm của người dân và vào trung tâm thương mại phải gửi xe mất tiền, các chi phí tại trung tâm thương mại cao hơn, chất lượng tốt hơn nên hàng hóa giá cao nhưng ngườ dân kêu đắt và vẫn quen thói mua sắm tiện đâu mua đấy, ngộ độc cũng không có vấn đề", bà Trần Thị Phương Lan nói.
Khẳng định lại tính khả thi của bản quy hoạch, ông Phan Đăng Long cho rằng, đây là xu hướng phát triển không thể cưỡng được và trên cơ sở tính toán, định hướng. "Nhà làm quy hoạch không làm liều mà đã dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia để đưa ra những nội dung này", ông Phan Đăng Long nói.
Nguyên Thảo