Thursday, January 2, 2014

40 năm Hải chiến Hoàng sa: Tăng viện, tái chiếm đảo

“Sáng 18-1-1974, tình hình Hoàng Sa nóng như thùng thuốc nổ. Chiến hạm TQ được điều đến thêm. Chiến hạm VN từ Đà Nẵng lao ra".

"Mọi người trên tàu đều sẵn sàng ở nhiệm sở chiến đấu. Binh sĩ các khẩu đội pháo phải ăn cơm tại chỗ. Đi vệ sinh cũng chỉ từng người để có thể tác xạ lập tức” - 40 năm đã trôi qua, cựu thượng sĩ Trần Dục, quản trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, vẫn không kìm được sự xúc động khi nhắc lại khoảnh khắc ấy.
Tăng viện
Trước diễn biến Trung Quốc điều thêm chiến hạm cao tốc, Bộ tư lệnh hải quân VN cộng hòa đã tăng cường khẩn cấp hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 và tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5.
Tối 17-1, tàu HQ-10 khởi hành trước, sau đó HQ-5 cũng từ Đà Nẵng quay mũi tàu hướng ra Hoàng Sa. Khoảng 3g15 ngày 18-1, hai chiến hạm gặp nhau ở tọa độ cách hải đăng Tiên Sa khoảng 8 hải lý về hướng đông. Trung tá Phạm Trọng Quỳnh là hạm trưởng tuần dương hạm HQ-5. Trên tàu còn có mặt đại tá Hà Văn Ngạc, hải đội trưởng hải đội 3 tuần duyên, nên HQ-5 là soái hạm, và đại tá Ngạc là quyền chỉ huy cao nhất. Tàu này cũng chở thêm biệt đội hải kích 49 người của đại úy Trần Cao Sạ chỉ huy. Tàu HQ-10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng.
Trong bốn chiếc, hộ tống hạm Nhật Tảo yếu nhất. Thủy thủ cơ khí Trần Văn Hà, nhân chứng trở về sau trận hải chiến, hiện sống ở Bạc Liêu, kể: “Chiến hạm Nhật Tảo đã kết thúc chuyến tuần tra vùng 1, vào cảng Tiên Sa để chuẩn bị sửa chữa lớn, nhưng vì nhiệm vụ Hoàng Sa nên lại quay mũi ra biển. Mọi người vừa lên bờ chưa kịp ăn xong bữa cơm lại có lệnh đi ngay. Có người về trễ, nhảy với theo tàu, bị rớt xuống nước phải kéo lên”.
Hành quân ra Hoàng Sa, soái hạm HQ-5 Trần Bình Trọng không thể giảm tốc độ chờ HQ-10 Nhật Tảo nên một mình tiến lên trước. Khoảng 15 giờ ngày 18-1, HQ-5 đã vào khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhập chung đội hình tác chiến với HQ-4 và HQ-16 đang đối đầu với lực lượng Trung Quốc. Trong hồi ký Tường thuật hải chiến Hoàng Sa được viết lại vào năm 1999, đại tá Hà Văn Ngạc kể: soái hạm HQ-5 đến lòng chảo Hoàng Sa đã thấy lực lượng biệt hải đổ bộ trên tàu HQ-4 và HQ-16 đang kiên cường trấn giữ các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng. Phía đảo Quang Hòa, tàu TQ đang lờn vờn bên ngoài.
Căng thẳng trước ngày N
Đại tá Ngạc quyết định lực lượng hải quân VN sẽ phô trương uy lực, bố trí đội hình tiến thẳng theo hàng dọc. Ông Ngạc viết: “Bốn chiến hạm (theo các ghi chép thì nửa đêm 18-1 HQ-10 mới tới do máy phụ đã hư) đều tập trung trong vùng lòng chảo quần đảo Hoàng Sa và hải đoàn đặc nhiệm đã hình thành. Nhóm chiến binh của HQ-4 và HQ-16 đã đổ bộ và trương quốc kỳ VN trên các đảo Cam Tuyền (Robert) do trung úy Lê Văn Dũng chỉ huy, đảo Vĩnh Lạc (Money) do trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy và Duy Mộng (Drummond) từ mấy ngày qua vẫn giữ nguyên vị trí. Sau khi quan sát các chiến hạm của TQ lởn vởn phía bắc đảo Quang Hòa (Duncan), tôi quyết định hải đoàn sẽ phô trương lực lượng tiến về đảo Quang Hòa. Bốn chiến hạm hàng dọc tiến về đảo Quang Hòa, nơi các chiến hạm TQ đang tập trung”.
Ông Ngạc viết tiếp: “Chừng nửa giờ thì hai chiến hạm TQ loại Kronstadt mang số hiệu 271 và 274 phản ứng bằng cách chặn trước hướng đi của hải đoàn. Hai chiến hạm nhỏ hơn số hiệu 389 và 396 cùng hai ngư thuyền ngụy trang 402, 407 vẫn nằm sát đảo Quang Hòa. Chiếc 271 liên lạc bằng quang hiệu và HQ-5 nhận công điện bằng Anh ngữ: “These islands belong to the People Republic of China...”. Tôi cho gửi ngay một công điện khái quát như sau: “Please leave our territorial water immediately”.
Thượng sĩ giám lộ Lữ Công Bảy (hiện sống tại TP.HCM) kể: “8 giờ sáng, HQ-4 được lệnh đổ bộ trung đội biệt hải lên đảo Cam Tuyền và cũng phát hiện những ngôi mộ giả như ở đảo Vĩnh Lạc”. Toán đổ bộ, sau khi hạ cờ TQ cắm cờ VN, đã tìm địa thế thích hợp để phòng thủ”. Đến 11 giờ, đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ TQ xâm nhập và tiến đến gần đảo Hoàng Sa.
HQ-4 và HQ-16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi đến gần tàu đánh cá vũ trang, HQ-4 dùng tín hiệu cảnh cáo và đuổi đi, nhưng cả hai cố tình khiêu khích. HQ-4 tiến thẳng đến một tàu. Thượng sĩ Lữ Công Bảy cho biết: “Thấy trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm, trang bị hai thượng liên và rất nhiều AK47. Khu trục hạm HQ-4 quyết định áp sát để đuổi. Hai bên đánh... võ mồm nhưng không tác dụng. HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng tàu TQ. Mũi HQ-4 và neo vướng vào cửa và hành lang phòng lái làm gãy hành lang và cong cửa phòng lái của tàu TQ. HQ-16 cũng quyết liệt như vậy.
Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, tàu TQ vội vàng tháo lui. Đêm 18 rạng 19-1, tàu cá vũ trang TQ vẫn tiếp tục tiến gần đảo Hoàng Sa và khiêu khích. HQ-4 phải dùng kèn hơi thật lớn và đèn hồ quang rọi thẳng vào đội hình, tàu TQ mới rút. Ông Đào Dân nhớ lại: “Buổi tối chỉ có HQ-16 giữa lòng chảo các đảo với quân số hơn 100 người. HQ-4 và HQ-5 trở về phía nam đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Khoảng 10 giờ tối, HQ-10 mới tới nhập với HQ-16 trở thành phân đội 1 do trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ-16, chỉ huy”.
Ông Trương Văn Liêm, sĩ quan phụ tá hạm phó HQ-5, nhớ lại: 1g45, tất cả sĩ quan đều có mặt. Hạm trưởng ra lệnh: “Chỉ thị đổ bộ vào sáng sớm, tất cả phải sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến toàn diện lúc 4 giờ sáng”.
Đại tá Hà Văn Ngạc đã gửi một công điện thượng khẩn đến các hạm trưởng vào lúc 11g30 đêm 18-1-1974:
- Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm lại đảo Quang Hòa.
- Thi hành: Đường lối ôn hòa, nếu địch khai hỏa kháng cự thì tập trung hỏa lực tiêu diệt địch.
- Kế hoạch: Hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 có nhiệm vụ yểm trợ lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt 271 và 274. Nếu địch khai hỏa thì hai chiến hạm này sẽ nổ súng tiêu diệt. HQ-4 đổ bộ biệt hải từ phía tây đảo Quang Hòa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm này cũng canh chừng các tàu nhỏ và tàu giả trang đánh cá Trung Quốc.
- Ngày N là ngày 19-1, giờ H là 6 giờ sáng.
- Quy luật khai hỏa được căn cứ trên hai trường hợp: Nếu địch khai hỏa trước sẽ phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu tiêu diệt càng nhiều càng tốt, ưu tiên hỏa lực vào các chiến hạm quan trọng như Kronstadt hoặc các tàu lớn. Nếu địch tỏ vẻ ôn hòa, sẽ dè dặt và cảnh giác tối đa với phản ứng ôn hòa tương ứng, đồng thời tiến hành nhiệm vụ tái chiếm đảo Quang Hòa bằng thương lượng, sau đó cắm quốc kỳ lên đảo...
Tình hình Hoàng Sa được tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải Hồ Văn Kỳ Thoại báo cáo khẩn cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhân chuyến kinh lý miền Trung. Ông Thoại kể: “Sau khi nghe tôi trình bày, tổng thống Thiệu lấy bút giấy ra viết liên tục trong khoảng 15 phút. Sau khi viết xong, ông gọi tôi đến ngay trước mặt ông và yêu cầu tôi đọc mấy trang giấy đó. Tổng thống Thiệu nói: “Anh Thoại đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng cho tôi biết ngay từ bây giờ”. Trên đầu trang giấy có mấy chữ “chỉ thị cho tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải”. Sau khi trao thủ bút cho tôi, tổng thống Thiệu hỏi các vị tướng lãnh bộ binh hiện diện có ý kiến gì không. Không ai trả lời. Ông nói tiếp: “Chúng ta không để mất một tấc đất nào cả”.
Chỉ thị này ghi rõ: “Tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm đối phương ra khỏi lãnh hải VN. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ VN”. Phần sau, yêu cầu thủ tướng chính phủ “dùng mọi phương tiện để phản đối với quốc tế về sự xâm phạm lãnh hải VN”. Đồng thời yêu cầu “thủ tướng Khiêm và các đại sứ VN tại các quốc gia trên thế giới phải lên tiếng và trình bày rõ ràng về chủ quyền trên các hải đảo Hoàng Sa là thuộc chính phủ VNCH”.

40 năm hải chiến Hoàng Sa: Cuộc hành quân lúc 0 giờ

Ngày 11-1-1974, TQ đơn phương tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Kèm theo những lời tuyên bố vô căn cứ, TQ phái nhiều tàu cá vũ trang, tàu chiến xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

“40 năm đã trôi qua, nhưng chúng tôi không thể nào quên được trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhiều đồng đội của chúng tôi đến giờ vẫn còn lại dưới đáy sâu vùng biển này. Thân xác và hương hồn những người lính Việt đã hòa với cát đá, sóng gió đại dương để mãi mãi khẳng định rằng nơi này chưa một ngày nào chia lìa Tổ quốc...”.
Ngày hôm sau, 12-1-1974, ngoại trưởng Việt Nam cộng hòa (VNCH) Vương Văn Bắc đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc. Đồng thời, Bộ tư lệnh hải quân VNCH khẩn cấp tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa.
Đổ bộ, cắm cờ và khiêu khích
Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, viết trong hồi ký: “Vào ngày 15-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16), hạm trưởng là trung tá Lê Văn Thự, được lệnh đưa địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa để thay thế toán đang ở ngoài đó hết nhiệm kỳ. Cùng đi còn có hai sĩ quan công binh đi theo tàu để nghiên cứu việc tu sửa lại cầu tàu tại Hoàng Sa và một người Mỹ tên Gerald Kosh xin đi để biết đảo Hoàng Sa... Khi chiến hạm vừa khởi hành, tôi được báo cáo từ Hoàng Sa là thấy một vài ghe đánh cá xuất hiện rất gần bờ tại đảo Pattle. Tôi liền chuyển tin tức đó cho chiến hạm HQ16”.
Tàu cá vũ trang Trung Quốc cản đường chiến hạm Việt Nam tiến vào Hoàng Sa. (Ảnh tư liệu)
Tàu cá vũ trang Trung Quốc cản đường chiến hạm Việt Nam tiến vào Hoàng Sa. (Ảnh tư liệu)
Sáng 16-1, đến đảo Pattle (Hoàng Sa), HQ16 cho bốn nhân viên cơ hữu dùng xuồng chở sáu người trong đoàn công binh lên đảo do thiếu tá Hồng chỉ huy và trong khi chờ đoàn công binh trở lại tàu, hạm trưởng HQ16 “thấy trên đảo Quang Hòa bốn năm người ăn mặc như thường dân, có người ở trần, đi lại gần một dãy nhà đang cất dở dang”. Hạm trưởng Thự liền hỏi bộ chỉ huy và được biết trên đảo này không có “quân ta”.
Đến trưa 16-1-1974, HQ16 lại thấy “một chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong vùng”. Trung úy Đào Dân, sĩ quan phụ tá trên HQ16, ra lệnh đánh tín hiệu nhưng tàu lạ im lặng. Ông viết trong hồi ký: “Tôi liền hội ý với hạm trưởng và khai hỏa đại liên 30 li cố ý đuổi nó ra khỏi vùng đảo nhưng tàu lạ vẫn không nhúc nhích”. HQ16 tiến gần hơn khoảng 500m thì thấy rõ lá cờ Trung Quốc. Một mặt HQ16 báo cáo về bộ chỉ huy, một mặt dùng tay, cờ và loa phóng thanh tiếng Hoa “yêu cầu ra khỏi hải phận Việt Nam”. Lúc đó tàu Trung Quốc không trả lời, nhiều người lên boong tàu, “đa số mặc quần cụt, áo thun, một số mặc quân phục”. Mãi một lúc lâu, tàu Trung Quốc cũng lên tiếng “yêu cầu ngược lại”. Đồng thời, “nhiều tàu cá xuất hiện cạnh đảo Money và hàng trăm lá cờ Trung Quốc cắm rải rác dọc bờ cát trắng”.
Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, trung tá Thự phải báo cáo về bộ tư lệnh hải quân và xin được tăng viện. Khu trục hạm Trần Khánh Dư số hiệu HQ-4, do trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng, được lệnh khẩn cấp hành quân ra Hoàng Sa.
40 năm đã trôi qua, cựu thượng sĩ Trần Dục hiện đang sống ở Huế vẫn không thể quên được cuộc hành quân đặc biệt này. “Khoảng giữa tháng 1-1974, khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư sắp hoàn thành nhiệm vụ tuần tra biển vùng 1 và chuẩn bị vào bờ. Đang tính toán lên bờ Đà Nẵng sẽ mua sắm quà tết gì cho gia đình thì bất ngờ nhận nhiệm vụ mới ở Hoàng Sa. Anh em binh sĩ, thủy thủ đoàn chưa rõ tình hình nhưng đoán nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi tết nhất rồi mà còn phải hành quân khẩn cấp chắc chắn phải có lý do quân sự”. Ông Dục lúc ấy là quản trưởng có trách nhiệm thay mặt hạm trưởng sắp xếp, điều động toàn bộ nhân sự trên tàu.
Cuộc hành quân lúc 0 giờ
Công tác chuẩn bị của khu trục hạm Trần Khánh Dư rất gấp rút. Buổi chiều, hạm trưởng San lên bờ họp trong khi bộ phận còn lại hối hả tiếp liệu, lương thực, đạn dược... Khoảng nửa đêm 16-1, tàu quay mũi rời Đà Nẵng hướng ra Hoàng Sa. Ngoài binh sĩ cơ hữu, tàu chở thêm một trung đội biệt hải do đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy. HQ-4 là chiến hạm thuộc lớp hiện đại nhất thời điểm ấy của hải quân VNCH nên tốc độ khá cao. Khoảng trưa 17-1, khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư đã gia nhập với tuần dương hạm HQ16 Lý Thường Kiệt có mặt từ trước.
Tư lệnh vùng 1 duyên hải Hồ Văn Kỳ Thoại “chỉ định trung tá Vũ Hữu San giữ chức vụ chỉ huy chiến thuật (OTC-officer in tactical command) phân đội hoạt động vùng Hoàng Sa, gồm tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) và khu trục hạm Trần Khánh Dư”. Trung úy hải quân Đào Dân kể: Vừa nhập vùng, HQ-4 hành động ngay. HQ-4 từ phía nam đảo Money chạy lên, HQ16 từ đảo Pattle chạy xuống kềm chặt hai chiếc tàu Trung Quốc vào giữa. Hai bên đấu khẩu nhau. Cuối cùng HQ-4 nổ máy đâm thẳng tàu địch đuổi nó ra khơi”.
Là một trong những sĩ quan thường xuyên có mặt trên đài chỉ huy cùng hạm trưởng San, cựu trung úy Phạm Ngọc Roa (hiện sống ở Lâm Đồng), phụ tá sĩ quan hải hành, kể: “Hạm trưởng San là một người thẳng thắn và nóng tính, sẵn sàng thực hiện ngay việc mình xác quyết là đúng. Trung tá San lệnh dùng cờ, quang hiệu lẫn loa phát tiếng Việt, Trung, Anh để đuổi tàu Trung Quốc. Lúc đầu tàu Trung Quốc còn im lặng, đậu lì. Sau đó họ cũng trả lời dối trá lại đây là vùng chủ quyền Trung Quốc, yêu cầu tàu VNCH phải rời ngay lập tức. Hai bên vờn nhau mãi không giải quyết được gì, trung tá San cảnh báo, rồi ra lệnh bẻ lái ủi thẳng vào chiếc tàu giả trang ngư nghiệp 407 của Trung Quốc theo hướng đẩy ra xa đảo. Mũi khu trục hạm Trần Khánh Dư cao lớn hơn, chồm lên đè bể một phần buồng lái chiếc tàu 407 làm nó và một chiếc gần đó hoảng sợ, phải lùi ra xa".
Ông Dân mô tả “Trước thái độ quyết liệt của HQ-4, tàu địch bỏ chạy về phía nam của hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa. Sau khi đuổi hai tàu địch, HQ-4 đổ bộ khoảng 20 người nhái lên đảo Money dẹp cờ Trung Quốc, cắm cờ VN. Còn HQ16 chuẩn bị đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert do trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy. Toán này mang vũ khí đầy đủ, lương thực khô vài ba ngày”.
Thượng sĩ giám lộ Lữ Công Bảy trên HQ-4 kể: “Trung đội biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và chết mấy chục năm trước. Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo...”.
Đêm 17 rạng 18-1 là đêm cực kỳ căng thẳng. Phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích. Các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. Tàu HQ-4 và HQ16 dùng tín hiệu cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay!”. Phía Trung Quốc đáp trả rằng Hoàng Sa là của họ!
40 năm hải chiến Hoàng Sa: Cuộc hành quân lúc 0 giờ
Trung tá hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San - Ảnh tư liệu
Sáng 17-1, theo nhà nghiên cứu Trần Đỗ Cẩm, “HQ16 quay lại đảo Cam Tuyền thấy hai tàu Trung Quốc vẫn còn đó. Ngoài ra, gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có tàu Trung Quốc xuất hiện với hàng trăm lá cờ Trung Quốc cắm rải rác dọc bãi cát trắng. Hạm trưởng HQ16 liền báo cáo “hai tàu cá Trung Quốc không tuân lệnh của chiến hạm VNCH ra khỏi lãnh hải VN và xuất hiện hai tàu chở quân của Trung Quốc đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ của Trung Quốc”. Nhận được báo cáo, đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho HQ16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để triệt hạ cờ Trung Quốc.

Trung tá Thự cho một toán đổ bộ gồm một trung úy và 14 đoàn viên của chiến hạm trang bị M79 và súng cá nhân lên bờ bằng xuồng cao su để nhổ hết cờ Trung Quốc mới cắm và thay bằng cờ Việt Nam.

Cảnh sát Campuchia vừa nổ súng vào các công nhân dệt may
















Cambodia Labor Unrest

Cambodia Labor Unrest
A villager checks a body after the man was shot dead, as riot police opened fire on garment workers near a factory on the Stung Meanchey complex on the outskirts of Phnom Penh on Jan. 3, 2014. (Heng Smith/Associated Press)




 



Tin chúng tôi vừa nhận: Cảnh sát Campuchia vừa nổ súng vào các công nhân dệt may đang tham gia biểu tình tại thủ đô Phnom Penh, khiến nhiều người bị thương. Sự việc này có làm các bạn quan ngại về nghị quyết mới của chính phủ Việt Nam cho phép lực lượng an ninh được nổ súng trấn áp 'tụ tập đông người' hay không?

Cambodian Buddhist monks holding their hands stand together as they participate in garment workers' strike in front of a factory of Yak Jin in Kambol village on the outskirts of Phnom Penh, Cambodia, Thursday, Jan. 2, 2014. Troops have been used to forcefully quell a demonstration by striking factory workers in Cambodia, with Buddhist monks and labor leaders among those detained. (AP Photo/Heng Sinith) 




cambodia-commandos-crackdown-jan-2014.jpg
Unit 911 workers clash with demonstrators in the outskirts of Phnom Penh, Jan. 2, 2014.

Con gái rủ cậu ruột vào BV cắt chân mẹ bị u não

Thấy những tiếng kêu thảm thiết hắt ra từ phòng Hồi sức, bảo vệ và bác sĩ BV Xanh Pôn hốt hoảng chạy sang. Một cảnh kinh hoàng như trong phim kinh dị đang diễn ra: Đứa con gái vẻ mặt cô hồn ghì chặt cổ mẹ đẻ để cậu ruột dùng dao hì hụi cắt chân thành ba khúc. Máu chảy lênh láng khắp phòng.

Vụ việc diễn ra vào rạng sáng ngày 02/01/2014 tại phòng hồi sức (khu điều trị bệnh nhân nặng), Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Hà Nội. Nhiều người chứng kiến cảnh tượng kinh dị này ngất lên ngất xuống. Không ít người nôn ọe ngay tại chỗ.

Nạn nhân là bà T.T.T.D (SN 1967), bệnh nhân u não đang nằm điều trị tại Khoa sọ não 2. Bà bị chính con đẻ và em ruột mình dùng con dao gọt hoa quả cắt lìa bàn chân và đang hì hụi cắt đầu gối, đút chân còn lại vào khe giường bệnh ra sức bẻ.
Hà Nội: Con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt đứt lìa chân mẹ 1
Đang nằm điều trị trong phòng hồi sức, bà Trần Thị Dung bị con đẻ và em trai mình vác dao vào cắt cụt chân

Bỏ mặc những ánh mắt sợ hãi, những tiếng kêu gào thảm thiết của người thân và các bác sĩ trong ca trực, đứa con gái do bà Dung dứt ruột đẻ ra, cùng cậu ruột (em bà D.) vẫn hì hụi cầm dao nghiến ngấu cắt lìa các chi của mẹ.

Sự việc chỉ dừng lại khi nạn nhân khốn khổ này giẫy giụa và rơi xuống đất cùng chiếc chân đã bị cắt lìa khỏi cơ thể. Như hai kẻ vô hồn, đứa con gái và cậu ruột tay vẫn lăm lăm con dao đi đi lại lại trước cửa khu điều trị.

Người nhà một bệnh nhân trong phòng thảm thiết cho biết: “Chúng nó không phải con người, lũ quỷ từ địa ngục thoát ra. Mặc mọi người kêu gào, van xin, chúng nó cứ thản nhiên ngồi ra sức cắt chân bà ấy. Thấy không đứt, chúng nó còn đút chân vào khe giường để bẻ”.

Hà Nội: Con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt đứt lìa chân mẹ 2
Thấy tiếng kêu thảm thiết, mọi người ùa vào, thì một cảnh như trong phim kinh dị đang diễn ra

Có mặt tại hiện trường, ông Đức, bảo vệ Bệnh viện Xanh Pôn phía cổng mặt đường Chu Văn An cho hay: “Làm bảo vệ ở đây được bao nhiêu năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh kinh dị đến vậy. Thấy tiếng kêu thảm thiết, tôi chạy lên thì thấy máu chảy lênh láng, cổ chân bà Dung bị cắt lìa, phần đầu gối đang bị 2 con quỷ kia cắt còn dính phần da. Chưa thỏa mãn, chúng còn đút vào khe giường bẻ cho đứt hẳn”.

Không tin vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng kinh dị này, chị L, người nhà một bệnh nhân trong phòng cho biết: “Họ vào ngồi chơi với bà ấy một lúc thì đứa con gái lao lên người ghì chặt cổ, bịt chặt miệng mẹ mình lại, tay đàn ông rút từ trong túi ra một con dao sắc lẹm và cắt bàn chân trước. Khi bàn chân đã lìa, chúng cắt đến đầu gối. Thấy còn dính tí da, chúng ra sức bẻ cho đứt hẳn”.

Hà Nội: Con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt đứt lìa chân mẹ 3
Con gái ghì chặt cổ mẹ cho cậu cắt bàn chân, cắt đầu gối mẹ

“Quá đau đớn, bà Dung giẫy giụa một hồi thì tay đứa con bật ra, lúc đó mọi người mới nghe tiếng kêu thảm thiết, vội ùa đến ứng cứu. May mà bà ấy còn kêu được chứ không thì chắc chúng nó cắt cụt hết chân tay”, chị L sợ sệt nói.

Chia sẻ thêm về vụ việc kinh hoàng này, ông Đức, bảo vệ bệnh viện cho biết thêm: “Lúc được mọi người can ngăn ra, trông mắt đứa con gái và cậu nó lạnh lẽo cô hồn. Thấy mọi người kêu gào, chúng nó ngáo ngơ như bị ma nhập”.

Hà Nội: Con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt đứt lìa chân mẹ 4
Ông Đức bảo vệ bệnh viện chạy lên thì chân đã lìa người, máu me lênh láng
Khi phóng viên có mặt tại hiện trường, người đàn ông xưng là anh trai nạn nhân Trần Thị Dung khóc lóc cho biết: “Nhà có 4 anh em, Dung là đứa em thứ 3 trong nhà và đang nằm điều trị bệnh ung thư. Người cầm dao cắt chân là cậu em út (SN 1971), còn người giữ chặt mẹ cho cậu cắt là con gái Dung”
Ông hoang mang cho biết thêm: “Mấy hôm trước thấy hai cậu cháu chúng nó bảo có một năng lượng sinh học tương thích để cứu mẹ. Lúc vào viện, cậu cháu nó thay nhau cầm tay Dung. Chừng 15 phút gia đình không để ý thì sự việc kinh hoàng đã diễn ra”.

Chị H, người bán trà đá trước cổng bệnh viện cho hay: “Thấy ầm ĩ, tôi cũng chạy lên xem. Nhìn cảnh chiếc chân lủng lẳng sắp lìa khỏi thân, máu me lênh láng tôi phát ói. Bên cạnh người phụ nữ là 2 kẻ một nam một nữ, mặt mũi ngáo ngơ, tay lăm lăm con dao”.
Hà Nội: Con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt đứt lìa chân mẹ 5
Khi được phóng viên báo  hỏi, bà Dung vẫn hoảng loạn: Xin đừng cắt chân tay tôi! Xin đừng cắt! Đau lắm!

Ngay sau đó, lực lượng Công an phường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) có mặt tại hiện trường, tạm giữ hai kẻ man rợ trên.

Hiện bà Trần Thị Dung đã qua cơn nguy kịch, nhưng khi thấy người lạ, bà vẫn tỏ ra hoảng loạn: Xin đừng cắt chân tay tôi! Xin đừng cắt! Đau lắm!

Bí mật 2 con gái ngoài giá thú của Dương Tự Trọng


(ĐSPL) – Ngày 7-8/1 tới đây diễn ra phiên xét xử cựu PGĐ Công an Hải Phòng. Tội trạng của Dương Tự Trọng thì đã quá rõ, tuy nhiên, chuyện bị cáo có 2 con người con ngoài giá thú lại là bí mật ít ai biết.

Làm giả CMND để khai sinh cho con ngoài giá thú
Ngày 26/6, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an mở rộng điều tra vụ giúp bị can Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, cơ quan tố tụng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an - về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan chức năng cáo buộc, ông Dương Tự Trọng đã lợi dụng chức vụ để yêu cầu cấp dưới cấp 2 CMND ghi thông tin giả, có gắn ảnh ông Trọng vào để đăng ký khai sinh tên cha cho 2 người con của một phụ nữ trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cụ thể, từ năm 2002, ông Trọng có quen biết với chị Hoàng Kim N. khi chị này đang là sinh viên Trường ĐH Hàng hải Hải Phòng. Hai bên đã có một quá trình đi lại với nhau và nảy sinh tình cảm. Sau khi chị Hoàng Kim N. về Hà Nội làm ăn, trú tại quận Cầu Giấy thì chị N. có thai, rồi sinh 2 con gái.
Bí mật 2 con gái ngoài giá thú của Dương Tự Trọng  - Ảnh 1
Dương Tự Trọng (người vỗ tay) có 2 con gái ngoài giá thú.
Để phục vụ mục đích làm giấy khai sinh cho con mình, vào tháng 4/2012 ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm cho mình 2 CMND mà không báo cáo lãnh đạo Công an TP Hải Phòng. Sau khi hoàn thiện hai CMND này, ông Trọng đã đưa cho chị N. để làm khai sinh cho hai con gái.
Hành vi này của ông Dương Tự Trọng đã phạm vào tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra làm rõ.
Cơ quan điều tra cho biết, cơ quan điều tra cũng tình nghi ông Dương Tự Trọng đã cố tình lơ là trong việc không tiến hành truy bắt Đồng Xuân Phong mặc dù biết Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng bị Công an TP HCM truy nã về hành vi buôn lậu.
Được biết, ông Trọng cùng bị can Đồng Xuân Phong có quen biết từ khi ông Trọng còn là trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng. 

Khi đó ông Trọng là phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, biết việc Đồng Xuân Phong bị truy nã nhưng vẫn không có động thái truy bắt đối với bị can này.
Tại thời điểm ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, đại tá Dương Tự Trọng giữ chức Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng. 
Bí mật 2 con gái ngoài giá thú của Dương Tự Trọng  - Ảnh 2
Ngày 7-8/1 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử cựu PGĐ Công an Hải Phòng
Trước đó, ông Dương Tự Trọng đã bị cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an khởi tố bị can cùng với 7 đối tượng khác về hành vi tổ chức cho Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam - trốn ra nước ngoài.
Và chân dung người tình của Dương Tự Trọng
Như tin tức đã đưa, trong quá trình đưa anh trai mình đi bỏ trốn, Dương Tự Trọng đã đưa Dương Chí Dũng đến nhà người bạn gái tên Nhung (trú tại Cầu Giấy - Hà Nội) trước khi ông này trốn sang Campuchia.
Căn nhà của người con gái tên N. này năm ở ngõ 48 thuộc tổ 43, phường Quan Hoa (Cầu Giấy – Hà Nội). Bác Bùi Thị Thảo (tổ trưởng tổ dân phố 43) cho biết: Nhung về đây ở được vài năm về trước. 
Trong cuốn sổ kê khai lý lịch nhân thân của N. cho thấy họ tên đấy đủ của người phụ nữ này là H.T.K.N, 30 tuổi, sinh ra tại thị trấn Quảng Hà (Hải Hà – Quảng Ninh), hiện đang làm chuyên viên tại một cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội.
Trong đăng kí tạm trú của Nhung, chị ta ghi rõ, chồng tên là Dương Đ.C (SN 1/1/1972) hiện đang làm trong lĩnh vực xây dựng ở tận Bố Trạch – Quảng Bình.
Theo những người dân ở tổ 43, phường Quan Hoa: Nhung có hai người con. Con gái đầu lòng sinh năm 2008, là một cô bé kháu khỉnh và dễ thương, con thứ hai mới sinh năm 2012. 
Ngoài ra, cậu em trai của Nhung cũng ở trong ngôi nhà này cùng chị, thi thoảng bố chị Nhung lên thăm con gái và có ở lại vài ngày. Cuộc sống của Nhung tương đối khép kín, hiếm khi giao thiệp với hàng xóm, láng giềng. Hai đứa con cũng được chị giúp việc giữ cẩn thận trong nhà, ít khi cho bé ra cổng, ngõ chơi cùng tụi trẻ con cùng trang lứa.
Nhung là một người phụ nữ có nhan sắc, mặc dù đã hai con nhưng vẫn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp. Dáng người khá cao ráo, gương mặt sắc sảo, toát lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Được biết, Nhung luôn đóng góp đầy đủ các loại quỹ tổ, phường yêu cầu nhưng khôngbao giờ tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể cùng các hộ gia đình trong tổ dân phố.
Bí mật 2 con gái ngoài giá thú của Dương Tự Trọng  - Ảnh 3
Căn nhà ở Cầu Giấy mà mẹ con người tình Dương Tự Trọng vẫn sinh sống.
Bác Thảo nói: “Kể cả dịp Tết thiếu nhi, Trung thu, hay Tết Nguyên đán, tổ dân phố tổ chức sinh hoạt nhưng chị N. không tham gia, khi chúng tôi đến tận nhà trao gửi quà tặng cho con chị N. thì chỉ gặp được cô giúp việc.
Có lần bấm chuông, tôi đứng ngoài đợi đến cả 30 phút vẫn không thấy ai ra mở cửa, trong khi chắc chắn có người ở nhà. Mãi sau cô giúp việc ra thông báo: “Cô cháu đang tắm, bác đưa gì cháu cầm giúp”.
Cũng có 2 lần tôi vào thăm nhà chị N. rồi, tầng 1 là phòng khách khang trang, sạch sẽ lắm. Chị N. ngồi nói chuyện với tôi qua loa, chóng vánh, luôn miệng kêu bận bởi con dại, chồng lại đi vắng thường xuyên. Tôi nghe cũng chỉ biết vậy, chứ đã biết mặt mũi chồng cô Nhung tròn méo thế nào đâu”.
Theo chân người tổ trưởng tổ 43 tới ngôi nhà 4 tầng, màu vàng ở ngõ 48 mà người phụ nữ tên N. đang ở. Tuy nhiên, người giúp việc trong nhà chạy ra thông báo: “Không có ai ở nhà đâu bác ạ. Cô cháu đi làm rồi”.
Theo khai báo của Dương Tự Trọng tại cơ quan điều tra, khi biết anh mình có lệnh truy nã, Trọng đã hướng dẫn anh trốn đến nhà “bạn gái”, chính là chị Nhung.
Sau đó, Dương Tự Trọng đã bàn bạc với Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Phạm Minh Tuấn lên kế hoạch đưa Dương Chí Dũng đi trốn.
Theo sự phân công, Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn đã đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội xuống nhà bố ruột của chị H.K.N, là ông Hoàng V.C (tại phố Mỹ Sơn – Quảng Hà – Hải Hà – Quảng Ninh) nhằm vượt biên sang Trung Quốc.
Minh Hiền (tổng hợp)Báo Đời sống và Pháp luật

Bổ sung 20 tỉ đồng sửa mặt cầu Thăng Long




Thứ sáu, 2014-01-03 01:46:01 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Tổng cục Đường bộ vừa phê duyệt bổ sung 20 tỉ đồng để sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt cầu Thăng Long (Hà Nội). Ban Quản lý dự án 3 làm chủ đầu tư, sửa chữa phần nhịp dàn thép bị hư hỏng cục bộ trên mặt cầu Thăng Long.
Các điểm hư hỏng bề mặt cầu sẽ được xử lý bằng vật liệu bê tông nhựa polyme với chất dính bám Novabond của Công ty Hall Brother (Mỹ). Kinh phí sửa chữa mặt cầu Thăng Long được trích từ nguồn vốn sửa chữa đường bộ.
Cuối tháng 10.2013, Tổng cục Đường bộ và Sở GTVT Hà Nội đã sửa chữa, duy tu mặt cầu Thăng Long với tổng kinh phí hơn 28 tỉ đồng. Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần đầu tiên vào cuối năm 2009 cũng từng tiêu tốn gần 100 tỉ đồng, nhưng mặt cầu biến dạng, nứt nghiêm trọng, xuất hiện những vũng, ổ gà lớn.
Mai Hà

Đi đám ma vui như trảy hội !!!!



Thứ sáu, 2014-01-03 07:15:01 - Nguồn: KienThuc.net.vn
(Kienthuc.net.vn) - Rất đông thanh niên ngồi trên nóc xe tang, tự bám víu vào nhau đủ kiểu…
Một xe tang đi qua ngã tư trung tâm TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trưa ngày 28/12/2013 khiến người đi đường "nhức mắt" bởi xe chở quá số người quy định. 
Đã vậy, những người này còn ngồi lên nóc xe, coi thường tính mạng bản thân và an tòa giao thông.
 

Chưa dừng lại, họ còn có nhiều cử chỉ, hành vi thiếu văn hóa như cười, đùa giỡn khi đưa đám…
Hà Trang

Thu hồi búp bê đầu trái cây chứa chất độc



Thứ sáu, 2014-01-03 08:39:01 - Nguồn: Docbao.vn
Chiều 2-1, ông Phan Hoàn Kiếm - chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM - cho biết vừa chỉ đạo các đội QLTT quận huyện rà soát kiểm tra, thu hồi các sản phẩm đồ chơi búp bê đầu trái cây chứa chất độc.

>> Búp bê đầu trái cây: Tây cấm, ta đang kiểm tra!

Đại diện Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết đã có công văn chỉ đạo cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, xác định đơn vị nhập khẩu để yêu cầu thu hồi.

Đồ chơi búp bê được bày bán tại cửa hàng trên đường Số 1, P.Bình Trị Đông B, 
Q.Bình Tân. Theo khảo sát, cửa hàng này đã ngưng bán, trả lại hàng 
cho đơn vị cung cấp 

Đồng thời khuyến cáo các phụ huynh không cho trẻ sử dụng sản phẩm loại này. Đơn vị tiếp tục mở rộng lấy mẫu kiểm tra thêm các sản phẩm đồ chơi trẻ em khác để kiểm nghiệm.

Mới đây đại diện Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) công bố thông tin kiểm nghiệm đối với hai mẫu búp bê đầu trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc.

Kết quả kiểm tra tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) cho thấy hàm lượng phthalate có trong búp bê vượt mức cho phép.

Được biết, sản phẩm búp bê đầu quả từng bị các nước châu Âu thu hồi, cấm nhập khẩu do chứa chất phthalate có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển trí não và gây vô sinh cho trẻ.

Trong khi đó, theo khảo sát tại các cửa hàng từng bày bán sản phẩm búp bê đầu trái cây trên tuyến đường Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận), đường số 1 (Q.Bình Tân) đã ngưng trưng bày những sản phẩm này. Tuy nhiên, một số cửa hàng trên đường Phan Đình Phùng vẫn bán khi có khách hỏi mua. 

Theo L.Sơn (Tuổi Trẻ)

VIDEO - Chủ tịch hội dân oan Lê Hiền Đức trao quà và phát biểu ngày 1/1/2014

Những tấm ảnh đầu tiên về tàu ngầm Hà Nội tại vịnh Cam Ranh

(TNO) Chiều 2.1, PV Thanh Niên Online đã ghi lại được những hình ảnh khá rõ về tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tính đến tối 2.1, tàu ngầm Hà Nội vẫn chưa hạ thủy và đang nằm trong lòng tàu vận tải Rolldock Sea tại vịnh Cam Ranh, cách quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) không xa.
Từ trên một đỉnh núi, PV Thanh Niên Online đã ghi lại được những hình ảnh đầu tiên khá hiếm hoi về tàu ngầm Hà Nội. 
Cũng trong ngày 2.1, nhiều nhân viên mặc quân phục đã lên xuống khu vực thân tàu để chuẩn bị cho buổi hạ thủy và lai dắt tàu vào cảng dự kiến vào ngày mai (3.1).  
 

Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội đang nằm trong lòng tàu vận tải Rolldock Sea

Hình nhỏ cho thấy một số nhân viên đang thao tác, kiểm tra trên thân tàu ngầm Hà Nội vào chiều 2.1





Nơi neo đậu của tàu vận tải Rolldock Sea và tàu ngầm Hà Nội có góc nhìn khá đẹp
Nguyễn Chung

Đeo khăn tang đi kiện bệnh viện

Sáng 2.1, anh Nguyễn Đức Danh (23 tuổi, trú tại đường Ngô Quyền, TP.Kon Tum) đã đeo khăn tang, cầm di ảnh mẹ là bà Trần Thị Thanh Hằng (46 tuổi) cùng người thân đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Kon Tum để khiếu kiện.
Đeo khăn tang đi kiện bệnh viện
Người thân của bà Hằng bịt khăn tang đến khiếu kiện BVĐK Kon Tum - Ảnh: Phạm Anh
Theo gia đình anh Danh, bà Hằng có dấu hiệu khó thở, tái xanh, tiêu chảy nên gia đình đưa vào cấp cứu tại BVĐK Kon Tum vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28.12.2013. Bác sĩ tên Bảo tiếp nhận, khám cho bà Hằng và chẩn đoán do stress dẫn đến tụt can xi đường máu. Khi bà Hằng có hiện tượng tím tái, khó thở, người nhà nhiều lần thông báo cho bác sĩ biết và đề nghị được cho thở ô xy nhưng các y, bác sĩ trả lời chỉ là bệnh tâm lý, uống thuốc sẽ khỏi. Gia đình xin chuyển viện cho bà Hằng nhưng bệnh viện không đồng ý.
Khoảng 22 giờ, bà Hằng được chuyển sang Khoa Nội tổng hợp BVĐK tỉnh Kon Tum. Tại đây, bác sĩ Tô Minh Tuấn trực tiếp điều trị, đã chỉ định các y sĩ, điều dưỡng cho thuốc và truyền dịch cho bà Hằng. Suốt 1 giờ truyền dịch không có bác sĩ đến theo dõi, đến khi dịch không chảy, máu thấm ra bông nơi truyền dịch, người nhà đi báo nhưng chẳng có y, bác sĩ nào đến. Mãi 15 phút sau, có một điều dưỡng đi vào chuyển vị trí truyền dịch sang tay khác và từ đó đến khoảng 24 giờ, không thấy y, bác sĩ nào thăm bệnh. Lúc này toàn thân bà Hằng đã lạnh đột ngột, da xanh xao, tím tái, ra mồ hôi nhiều, chân tay co rút thì bác sĩ mới đến cấp cứu. Khoảng 5 phút sau thì bệnh viện thông báo bà Hằng đã tử vong do lên cơn đau tim.
Ông Nguyễn Gia Định, Phó giám đốc BVĐK tỉnh Kon Tum, cho biết lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bà Hằng giải trình vụ việc. Ông Định cũng nhìn nhận, khi tiếp nhận bệnh nhân bác sĩ Tô Minh Tuấn phải khám lâm sàng, chứ không thể nhìn vào kết quả chẩn đoán trước đó mà điều trị. Trong khi đó, bà Hằng khi lên cơn đau tim, té xuống giường bệnh hai lần mà y, bác sĩ không biết, thì đó là lỗi của y, bác sĩ.
Phạm Anh

Phát hiện 400 kg thịt heo bốc mùi hôi thối

Khoảng 10 giờ 45 ngày 2.1, nhận được tin báo của người dân, Đội QLTT số 11, H.Thống Nhất (Đồng Nai) đã kiểm tra cơ sở giết mổ heo lậu ở ấp Phúc Nhạc 1, xã Gia Tân 3, H.Thống Nhất, do ông Nguyễn Vương (34 tuổi) làm chủ.
Phát hiện 400 kg thịt heo bốc mùi hôi thối
Heo giết mổ lậu bị phát hiện
Tại đây có 4 người đang giết mổ heo, nhiều con heo đã được xẻ thịt vứt lẫn lộn với nội tạng trên nền xi măng dơ bẩn, bốc mùi hôi thối. Kiểm tra các thùng xốp gần đó, lực lượng chức năng phát hiện thêm 7 con heo xẻ thịt đang được ướp đá, nhiều con đã chuyển màu và bốc mùi hôi. Tổng trọng lượng heo và nội tạng bị phát hiện, lập biên bản hơn 400 kg. Ông Vương khai nhận mua số heo trên của các hộ chăn nuôi tại các xã lân cận về xẻ thịt, sau đó mang đi tiêu thụ. Do không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giấy kiểm dịch… nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phối hợp tiêu hủy toàn bộ số thịt heo trên.
Tin, ảnh: Thanh Chương

Bóng bơm hơi Trung Quốc nhiễm chất độc gấp hơn 400 lần

Chiều 2.1, ông Trần Văn Xiêm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam, cho biết kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 3 về mẫu đồ chơi trẻ em bóng bơm hơi xuất xứ Trung Quốc đã phát hiện độc chất phthalate (DEHP) cao hơn 400 lần mức cho phép. Chất độc này ảnh hưởng đến gan, thận, có thể gây ung thư cho người dùng.
Bóng bơm hơi Trung Quốc nhiễm chất độc gấp hơn 400 lần
Bóng bơm hơi do Trung Quốc sản xuất - Ảnh: Hoàng Việt
Đây là mẫu sản phẩm do Báo Thanh Niên và Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam phối hợp khảo sát, lấy mẫu đi kiểm nghiệm vào ngày 27.12.2013. Cụ thể, mẫu bóng bơm hơi này được lấy tại điểm kinh doanh trên đường Ngô Nhân Tịnh (Q.5, TP.HCM). Ngoài ra, sản phẩm còn bị phát hiện chứa chất Diisobutyphthalate (DIBP) cao gấp hơn 3 lần mức cho phép.
Trước đó, từ nguồn tin bạn đọc, Báo Thanh Niên và Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam phối hợp khảo sát các mặt hàng đồ chơi trẻ em trong diện nghi vấn chứa chất cấm. Đoàn đã tiến hành khảo sát địa bàn khu vực chợ sỉ Bình Tây, Q.1, Thủ Đức…
Đối với sản phẩm đồ chơi búp bê đầu trái cây xuất xứ Trung Quốc bị phát hiện chứa chất phthalate, ông Xiêm cho biết khi khảo sát thực tế thì nhiều chủ hàng đã cất giấu, chỉ còn số ít bày bán ở thị trường.
Hoàng Việ