Thursday, October 6, 2016

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao tới mức đáng lo ngại

Một góc Hà Nội.
Một góc Hà Nội.

Theo VOA-05.10.2016
Trang web theo dõi chất lượng không khí có tên aqicn.org hôm 5/10 đưa ra số liệu từ một trạm đo lường đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho thấy không khí ở thủ đô Việt Nam được xếp vào nhóm "rất không tốt cho sức khỏe".
Theo trạm đo lường chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ, chỉ số chất không khí của Hà Nội là 285, tức là đạt mức độ ô nhiễm rất cao, đứng thứ hai trong số các thành phố ô nhiễm nhất vào thời điểm được đo.
Trạm cũng đưa ra các số liệu dự báo trong 2 ngày tới, không khí tại Hà Nội sẽ tiếp tục có mức ô nhiễm cao, có thể đạt mức cao nhất vào 10 giờ sáng thứ Sáu 7/10.
Chỉ số chất lượng không khí, gọi tắt là AQI, cho biết về chất lượng không khí hàng ngày hoặc hàng giờ. Chỉ số AQI cho biết không khí mà người ta hít thở còn sạch hay ô nhiễm, cũng như ảnh hưởng của không khí tới sức khỏe con người. Chỉ số càng cao có nghĩa mức độ ô nhiễm càng trầm trọng.
Những khí thải được đo trong chỉ số AQI gồm có ozone, bụi lơ lửng trong không khí, khí các-bon ô-xit (CO), đi-ô-xit lưu huỳnh (SO2) và các loại ô-xit nitơ.
Hồi đầu tháng 3/2016, trạm của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ghi nhận chỉ số AQI rơi vào khoảng 388 là một con số cho thấy vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức độ nguy hiểm.
Số liệu của trạm cho thấy từ tháng 5 đến tháng 8, là những tháng có nhiều mưa, chất lượng không khí Hà Nội đạt mức tốt hoặc trung bình.

3.000 công nhân đình công ở Nghệ An

Công nhân công ty Trách nhiệm Hữu hạn Matrix đình công ở thành phố Vinh, Nghệ An. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
Công nhân công ty Trách nhiệm Hữu hạn Matrix đình công ở thành phố Vinh, Nghệ An. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
An Tôn - VOA- 06.10.2016 

Một cuộc đình công của 3.000 công nhân đã diễn ra trong 4 ngày ở Vinh, Nghệ An và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Các công nhân tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Matrix Vinh đã đình công từ ngày 3/10 vì bất bình về điều kiện làm việc và giờ giải lao. Công ty do Trung Quốc đầu tư này chuyên sản xuất các loại gấu bông, đồ chơi xuất khẩu.
Anh Nguyễn Văn Hùng, một nhà hoạt động vì công lý, nhân quyền hiện có mặt tại hiện trường, cho VOA biết thêm về lý do của cuộc đình công:
“Tại vì thời gian làm việc của họ giằng bó và tiền thưởng, tiền công không hợp lý cho họ, và chỗ ăn ở và môi trường sinh hoạt và ăn trưa. Công ty bắt buộc ví dụ như là 100 sản phẩm đầu tiên trong một ngày thì bắt buộc phải làm cho hết, và sang ngày sau công ty lại tăng lên, ví dụ 110, cho nên các công nhân không có thời gian để nghỉ trưa lâu để hoàn thành tất cả cho công ty”.
Theo anh Hùng, cho đến trưa ngày 6/10, mới có một yêu sách của công nhân được giải quyết là tiền ăn trưa được nâng lên từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng một bữa. Còn hai yêu sách chính về thời gian nghỉ ngơi và làm việc vẫn chưa đạt được thỏa thuận giữa các công nhân và chủ công ty. Anh cho biết cuộc đình công có thể còn kéo dài vài ngày:
“Tôi nghĩ là cuộc đình công này chắc cũng phải hết tuần. Hôm nay là thứ Sáu, mùng 6, chắc phải mùng 10 mới xong”.
Một số báo Việt Nam đưa tin rằng cuối buổi sáng hôm 5/10, ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã trực tiếp đến làm việc với công ty để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, do hai bên vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung nên các công nhân vẫn chưa đồng ý quay lại làm việc.

Thanh tra PVC: Sẽ lại một Vinalines, Vinashin tiếp theo?

Tư liệu - Các nhân viên bảo vệ đứng gác bên trong đốc tàu No 83M của Vinalines.
Tư liệu - Các nhân viên bảo vệ đứng gác bên trong đốc tàu No 83M của Vinalines.

Theo VOA-06.10.2016
Đoàn Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong 70 ngày. Quyết định vừa được đưa ra chiều 6/10 không khiến các nhà quan sát tình hình Việt Nam ngạc nhiên, xem đây chỉ là một nước cờ phải đi trong một chuỗi các sự kiện gần đây có liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh là một cựu lãnh đạo của PVC, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang và hiện đang bị Việt Nam truy nã quốc tế về tội danh “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, cụ thể là gây thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.
Tin cho hay đợt thanh tra kéo dài hơn 1 tháng sẽ tập trung vào việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC trong giao đoạn từ năm 2008 – 2013, thời gian ông Trịnh Xuân Thanh nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC.
Theo báo Lao Động, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trước đó đã chỉ đạo Bộ Công an “khẩn trương thực hiện ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ trên.
Công bố quyết định thanh tra được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi nhà báo Nguyễn Như Phong, nguyên Tổng biên tập báo Petrotimes, bị tước thẻ nhà báo và tờ báo này bị đình chỉ 3 tháng vì cho đăng bài viết của một tờ báo nước ngoài phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gió) về vụ ông Trịnh Xuân Thanh. VTV đã truyền hình cuộc họp báo chính phủ hôm 4/10. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời về vụ này:
“Đối với ông Trịnh Xuân Thanh hiện đang là bị can đang bị truy nã quốc tế, như chúng ta biết, thì bài phỏng vấn của báo này đã đưa ra những thông tin bị cắt xén hoặc không có căn cứ và kèm theo những thông tin sai lệch dễ bị suy diễn là Trịnh Xuân Thanh không phạm tội. Việc cho đăng tải bài báo nói trên còn gián tiếp lái dư luận hiểu sai lệch về vụ án này, và việc làm đó không những chỉ gây nhiễu loạn thông tin, mà còn gây cản trở cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm kinh tế, gây hoang mang cho dư luận và gây bất lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật”.
Trước đó hôm 19/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có một cuộc hội thảo để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên, đặc biệt là bổ sung Quy định 181 trong vi phạm công tác tổ chức, cán bộ, vi phạm trong công tác phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng, lãng phí…
Cùng thời điểm trên, một số lãnh đạo được xem là “đồng phạm” của ông Trịnh Xuân Thanh tại PVC cũng đã bị bắt giữ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận, quan sát tình hình Việt Nam, nhận xét với VOA:
“Tất cả những quy định liên quan đến đảng viên, trong đó đặc biệt là phần xử lý kỷ luật đảng viên, sẽ phải được đặt ra và sửa đổi, bổ sung một cách rốt ráo theo hướng có lợi nhất cho những thế lực mạnh nhất trong đảng cầm quyền hiện nay”.
Nhà bình luận này cho rằng vụ ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một “giọt nước tràn ly” của cuộc đấu đá nội bộ đã “không thể kiềm chế” được nữa.
“Đây giống như viên đạn đã lên nòng rồi, không thể dừng được nữa. Và sắp tới, có lẽ mọi chuyện sẽ tuôn trào theo mạch của nó”.
Một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói PVC cũng chỉ là một Vinalines, Vinashin tiếp theo mà thôi.
“Vụ ông Thanh cũng như diễn tiến vừa qua và việc hoãn thi hành luật hình sự, cũng như tin mới nhất là chính phủ sẽ vào cuộc thanh tra lại tất cả các dự án của tổng công ty Xây lắp Dầu khí, nó cũng giống hệt như đối với Vinalines, Vinashin, thực sự cũng tương tự tội danh như thế. Tôi nghĩ đây là các phe trong giới cầm quyền đánh nhau mà thôi”.
Theo TS. Nguyễn Quang A, vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng có thể là một trong những lý do khiến cho Luật Hình sự mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 đã bị dời lại sang năm sau.
“Trong luật hình sự mới này, không còn có cái tội gọi là làm trái các quy định kinh tế, điều luật người ta dùng để buộc tội rất nhiều người làm kinh doanh, thí dụ như trong trường hợp này là ông Thanh, và còn nhiều người khác đã bị cái tội như thế này, và tội đó thực sự là điều phải hủy bỏ khỏi luật hình sự”.
PVC là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đây là tập đoàn chuyện thực hiện các dự án có quy mô lớn hàng ngàn tỷ đồng như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2…
Theo báo cáo năm 2012 của Thanh tra Chính phủ, tập đoàn này đã có nhiều sai phạm về tài chính với con số lên đến hơn 18.000 tỷ đồng, trong đó có việc mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không qua báo cáo và các vụ chuyển nhượng lớn không theo thủ tục, thanh toán. Thời gian này, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và sau đó là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đầu ghềnh cuối bãi tan hoang…

10/04/2016 - 19:28 

Khái niệm đầu ghềnh cuối bãi mang đậm chất địa lý, trong đó, Việt Nam là một nước mà khái niệm này đậm đặc. Với địa hình phía Tây là núi, phía Đông là biển, trải dài từ Nam ra Bắc đều có những con sông chảy từ núi ra biển, sông suối đầu nguồn mang âm hưởng ghềnh thác chở theo núi non và phù sa đưa về cuối bãi, đưa về cửa biển. Đất nước như một bài thơ tự nhiên, sông núi quấn quýt, ôm lấy đồng bằng và cưu mang con người, cưu mang sự sống. Thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, công trình của triệu năm tạo hóa bỗng chốc tan hoang. Đầu ghềnh trở nên trơ trọi và cô độc, cuối bãi cũng thê lương bởi bàn tay tàn phá của con người. Cụ thể ở đây là con người Cộng sản.
Vì sao nói rằng đầu ghềnh cuối bãi trở nên tan hoang bởi bàn tay người Cộng sản? Bởi lẽ, chưa có thể chế chính trị, chế độ chính trị nào tàn phá đất nước Việt Nam trở nên tan hoang một cách mau chóng và đầy bạo lực như chế độ chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Đất nước trải qua cả ngàn năm phong kiến và Bắc thuộc, người ta cũng khai thác biển, khai thác rừng để xây dựng, hưởng thụ và cống nạp cho phương Bắc nhưng rừng vẫn là rừng, biển vẫn là biển.
Ngay cả thời thuộc Pháp, rồi chiến tranh Nam Bắc kéo dài hơn hai mươi năm, vì lý do chiến tranh, vì phải phá bỏ một số cánh rừng để tránh tình trạng đối phương xây dựng căn cứ, làm ổ chiến tranh và gây hậu họa lâu dài, miền Nam và Mỹ đã rải hàng ngàn tấn thuốc khai hoang Dioxin xuống dãy Trường Sơn nhưng nghe ra những thùng chất độc màu da camn rơi vào Trường Sơn chẳng khác nào hạt muối bỏ biển. Rừng vẫn um tùm cây cối và chẳng mấy chốc đã ngun ngút xanh.
Thế nhưng, trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, mà chính xác hơn là trong vòng chưa đầy hai mươi năm, kể từ khi người Cộng sản biết xài đồ gỗ và gỗ là nguồn xuất khẩu hái ra tiền, rừng trở thành những đồi trọc. Cả một dãy Trường Sơn xanh miên man từ Nam ra Bắc chỉ còn lại những quả đồi trọc lưa thưa, cây đã không cánh mà bay, cả rễ cây, gốc cây cũng tự di chuyển vào nhà quan, tự biến mình thành những bộ bàn ghế gốc cây, rễ cây mà người ta gọi là “bàn ghế mỹ thuật”.
Rừng chết, biển cũng chẳng yên thân, từ một vùng biển với nguồn hải sản phong phú, dồi dào, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ngay từ tháng Giêng đến nay, biển miền Trung trở thành cái ao chứa độc của Formosa Hà Tĩnh và sắp tới đây là tôn Hoa Sen Cà Ná và còn nhiều dự án thép vẫn đang hăm he, chuẩn bị nuốt chửng môi trường xứ Việt.
Có người bảo rằng do lòng tham của con người, do ý thức con người kém nên đất nước mới trở nên như hiện tại. Tôi thì lại không nghĩ thế, tôi tin rằng người Việt Nam cũng giống như hàng tỉ người văn minh trên thế giới này và cũng chịu mọi tương tác giáo dục từ tấm bé cho đến ngày xuống mộ như hàng tỉ con người trên thế giới này.
Sở dĩ tôi nói như vậy vì trong thực tế, quá trình giáo dục và tiếp nhận giáo dục của con người không phải bắt đầu từ khi đi học mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, rồi đi làm, nhận đồng lương là xem như khép lại. Mà trên thực tế, giáo dục là chính trị và chính trị là giáo dục.
Vì sao? Vì ngay từ tấm bé, lúc còn trong bào thai, thai nhi đã thụ đắc một nền giáo dục tưởng như vô thức trong bụng mẹ thông qua thức ăn của người mẹ, thông qua tương tác xã hội, gia đình và ngũ giác, từ âm thanh đến hình ảnh, va chạm, cảm giác, tâm trạng… của người mẹ. Để rồi khi ra đời, những bài hát ru, những làn điệu (có thể là dân ca, cổ điển, cũng có thể là hiện đại) của bà, của mẹ chính là những bài học đầu tiên của bé. Và quá trình giáo dục từ trong bụng cho đến khi ra đời của em bé lại chịu tác động chính trị rất mạnh. Một người mẹ sống trong một đất nước có nền chính trị coi trọng quyền con người, có dân chủ sẽ có tâm hồn cởi mở, có sự hãnh tiến và có niềm tin vào ngày mai, có miếng ăn sạch sẽ, an toàn và ngon, có thời gian để đi ngắm thiên nhiên, lĩnh hội cái bao la của đất trời… Tất cả những yếu tố này hun đúc tâm hồn từ trứng nước.
Ngược lại, một bà mẹ sống trong một chế độ chính trị mất tự do, quay cuồng trong cơm áo gạo tiền và tham vọng thì e rằng khó hứa hẹn một tâm hồn trẻ khoáng đạt và sâu sắc. Đó là chưa muốn nói đến khi ra đời, tuổi thơ đứa bé đã học được gì. Nói cho cùng, những bài học vỡ lòng của nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa bị khuôn chặt trong ba yếu tố: Bạo lực; Dối trá và; Tham lam. Càng ngày yếu tố bạo lực, dối trá và tham lam càng cô đặc trong giáo dục Việt Nam.
Từ câu chuyện chú Cuội không dưng thấy ba cọp con thì vác rìu chém chết sau đó thấy cọp mẹ về nhai lá cây đắp cho con và cọp con sống lại thì lén lút chờ bốn mẹ con nhà cọp bỏ đi liền bứng cây mang về nhà trồng. Trong câu chuyện chú Cuội đã hội tụ đủ yếu tố tàn bạo, cọp con cũng chẳng làm gì Cuội, vậy mà Cuội nỡ vung rìu chém chết. Thấy cọp mẹ về thì bỏ chạy, trèo lên ngọn cây, đây là tính hèn nhát, hiếp yếu mà sợ mạnh. Rồi lại bứng cây rừng mang về trồng khi biết đây là cây thuốc quí, điều này dạy cho con người tính tham lam, cứ thấy quí là bê về nhà, không cần biết phải quấy. Và đây cũng là khóa huấn luyện lâm tặc từ tấm bé cho học sinh Việt Nam. Đừng trách tại sao Việt Nam ngày càng nhiều lâm tặc và lâm tặc là chính những đảng viên, quan chức, họ là lâm tặc giỏi giang nhất. Bởi họ hiểu thế nào là “rừng vàng biển bạc” thông qua tập khí ăn cắp thiên nhiên mà họ được nhồi nhét, đào luyện từ tấm bé!
Và những bài học ca ngợi đảng Cộng sản, ca ngợi những tấm gương giết người, ám sát, khủng bố như Nguyễn Văn Trỗi, hay mách mách tàn tàn vung lựu đạn giữa chợ như Võ Thị Sáu, kể cả tấm gương điên rồ tự biến mình thành ngọn đuốc sống mà các tay bồi bút chế độ đã tự nhào nặn, tự biến thành nhân vật điển hình, lừa dối lịch sử suốt bao nhiêu năm nay đều dạy cho con người trở nên tàn ác, coi thường mạng sống bản thân và đạp lên sinh mệnh đồng loại.
Khi cái ác, sự dã man được cổ xúy, nhào nặn thành những biểu tượng lịch sử, tấm gương thế hệ, anh hùng dân tộc thì đương nhiên, cả dân tộc trở nên man rợ là lẽ tất yếu. Và ở đây, vấn đề thứ hai là con người được giáo dục cho đến khi sáu tấm ván quan tài khép lại. Sở dĩ nói như vậy bởi giáo dục là chính trị và chính trị là giáo dục lại có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn con người thụ đắc giáo dục thông qua công việc, tương tác xã hội và tự khẳng định mình sau khi rời ghế nhà trường. Một con người khó có thể giữ được sự tử tế và liêm khiết khi người đó đang bị chính cái thể chế chính trị đè đầu cưỡi cổ, hàng ngày đang xâm thực họ trên mọi nghĩa. Mọi tương tác về chính trị, xã hội và công việc trong độ tuổi này chính là quá trình giáo dục và thụ đắc giáo dục của con người cho đến lúc chết.
Trong một đất nước thiếu tự do, dân chủ và đầy rẫy tội ác, bạo lực, tham nhũng, đè đầu cưỡi cổ thì bài học của bất kỳ cá nhân nào không thể là tự do, yêu thương và sáng tạo mà là bằng mọi giá phải đạp lên mọi thứ để tồn tại. Không ngoại trừ đạp lên sinh mệnh đồng loại, thậm chí cả sinh mệnh người thân!
Rừng chết, do con người đã quên mất giá trị tự nhiên, cũng như hình ảnh tự nhiên trong tâm hồn con người đã chết khô và ý thức thực dụng, lợi dụng tự nhiên để làm giàu, tùng xẻo tự nhiên đã thế chỗ. Biển chết do sự phóng khoáng và yêu tự nhiên của con người đã cạn, đã thành ao tù của lòng tham, sự ích kỉ và mưu toan thâu tóm cả biển trời vào bàn tay quyền lực.
Và đó là nguyên nhân của hàng triệu hệ quả đang hiện rõ nét từ Formosa Hà Tĩnh cho đến nhiệt điện Vĩnh Tân, thủy điện Sông Tranh, Sông Bung, đồng bằng sông Cửu Long ngập mặn và sắp tới đây sẽ là tôn Hoa Sen Cà Ná, cán thép Quảng Nam... Và sẽ còn hàng triệu ung nhột sắp vỡ, làm lộ rõ cơ thể Việt Nam đang hủy hoại một cách khủng khiếp!
Và đầu ghềnh cuối bãi không còn thơ như đã từng, mà đầu ghềnh là nơi xả độc, là mối đe dọa, cuối bãi là hố chứa độc, là ao chết chócc, và rồi đồng bằng tự xâu xé nhau như bầy thú thèm thịt đồng loại, và rồi mọi thứ dần tan hoang cho đến khi không còn cái cây, không còn ngọn cỏ, không còn con cá, không còn con chim, không còn màu xanh. Lúc này, liệu người Cộng sản có đủ tỉnh táo để nhận ra rằng tiền, vàng, thép không thể nào ăn được?! E rằng đây là câu hỏi mà câu trả lời lại tùy thuộc và hệ thống giáo dục mà họ đã và đang thụ đắc!

Trung Quốc làm sao xóa nợ?

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-10-05  
Tờ 100 nhân dân tệ, ảnh chụp hôm 29/9/2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tờ 100 nhân dân tệ, ảnh chụp hôm 29/9/2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tờ 100 nhân dân tệ, ảnh chụp hôm 29/9/2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.  AFP
Hôm Thứ Bảy, mùng một Tháng 10, đồng bạc của Trung Quốc chính thức trở thành một ngoại tệ dự trữ trong cái rổ ngoại tệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, ngang hàng đồng Mỹ kim, đồng Euro, đồng Anh kim và đồng Yen Nhật. Biến cố cứ tưởng như trọng đại này thật ra lại không được các thị trường tài chính quốc tế quan tâm bằng câu hỏi là Trung Quốc sẽ xóa nợ như thế nào, với hậu quả ra sao?

Chưa có miếng lại muốn có tiếng

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông kể từ mùng một Tháng 10, đồng Nguyên của Trung Quốc chính thức trở thành một ngoại tệ dự trữ trong cái rổ ngoại tệ gọi là Quyền Trích Xuất Đặc Biệt của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Thính giả của chúng ta muốn biết điều này có ý nghĩa là gì và sẽ có hậu quả ra sao? Ông nghĩ thế nào về thắc mắc đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên diễn đàn này thì từ năm ngoái, chúng ta đã đề cập tới việc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận cho đồng Nguyên của Tầu được nằm trong cái rổ gọi là Quyền Đặc Trích cùng bốn ngoại tệ thông dụng kia, là đồng đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Anh kim và đồng Yen Nhật. Chúng ta sẽ tìm hiểu lại của sự kiện đó để thấy là nó không có ý nghĩa gì và quả thật như vậy vì các thị trường tài chính thế giới đã chẳng mấy chú ý đến cái sự vinh hiển hình thức mà không thực chất về Trung Quốc. Trái lại, người ta quan tâm đến việc nền kinh tế này sẽ phải xóa nợ ra sao vì chuyện ấy mới có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.
Về kinh tế thì Trung Quốc mới chỉ có tiếng chứ thật ra vẫn chưa có miếng và bây giờ lại muốn có tiếng về ngoại hối thì có khi lại hối hận!
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trước hết về rổ Đặc Trích, gọi tắt là SDR từ chữ Special Drawing Rights, thì đấy là một quỹ ngoại tệ do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF lập ra từ năm 1969 để cấp cứu các nước nhất thời bị khó khăn về ngoại hối hay hối đoái có thể dùng để thanh toán thiếu hụt ngoại tệ. Trong cái quỹ ngoại tệ tổng hợp có mục tiêu bổ sung ấy, IMF lấy số trung bình gia trọng của bốn ngoại tệ thịnh hành nhất là Mỹ kim, Euro, Anh kim và đồng Yen. Gia trọng là tăng hay giảm tầm quan trọng. Tùy theo tầm quan trọng của từng ngoại tệ trong luồng giao dịch toàn cầu mà IMF cho một hệ số rồi dùng hệ số ấy tính ra số trung bình hay bình quân của loại ngoại tệ tổng hợp và thật ra cũng giả tạo. Nếu quốc gia nào trong số 189 thành viên của IMF mà cấp bách gặp khó khăn về thanh toán thì có thể bán ngoại tệ SDR này của mình cho nước khác để đổi ra đống ngoại tệ họ cần cho yêu cầu chi phó. Bây giờ thì rổ SDR có thêm đồng Nhân Dân Tệ hay Renminbi mà tôi gọi là đồng Nguyên cho tiện.
Nguyên Lam: Thưa ông, hậu quả của việc đồng Nguyên được nằm trong cái rổ SDR mà ông gọi là Đặc Trích là gì, từ nay, vị trí của đồng bạc Trung Quốc có gì thay đổi không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong luồng giao dịch mua bán toàn cầu thì chuyện này chẳng có hậu quả đáng kể vì loại ngoại tệ tổng hợp ấy chỉ là một phần của dự trữ ngoại tệ mà các ngân hàng trung ương lưu giữ chứ không vì vậy mà các ngân hàng trung ương sẽ trữ thêm dồng Nguyên trong kho dự trữ của mình. Mà đồng bạc thật ra là giả tạo này chỉ được các ngân hàng trung ương trao đổi với nhau chứ không hề được người ta mua hay bán như các ngoại tệ kia. Nói cho gọn thì trong luồng giao dịch hối đoái là buôn bán ngoại tệ trên thị trường, đồng Nguyên chỉ chiếm có 4%, so với 88% của đồng Mỹ kim hay 22% của đồng Yen Nhật.
000_8O245-622.jpg
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, bà Christine Lagarde tại New Dehli, Ấn Độ hôm 12/3/2016. AFP
Nguyên Lam: Nếu như vậy thì tại sao Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF lại nhận đồng Nguyên vào cái rổ SDR này làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: IMF quy định rằng muốn được nhận vào trong rổ Đặc Trích thì ngoại tệ ấy phải được tự do sử dụng mua bán. Trung Quốc muốn đồng Nguyên có giá trị tinh thần và hình thức, là uy tín bề ngoài, nên yêu cầu như vậy với hứa hẹn giải phóng quy chế trao đổi cho tự do hơn. Dù chẳng mấy tin vào lời hứa hẹn, từ năm ngoái, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF nhận đồng Nguyên vào trong rổ, có thể với mục tiêu là giàng Trung Quốc vào những cam kết với quốc tế mà còn tránh bị mang tiếng là kỳ thị hay phân biệt đối xử với nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Thực tế thì lãnh đạo Bắc Kinh vẫn duy trì chế độ kiểm soát hối đoái và quyết định về tỷ giá hay hối suất đồng bạc chứ cũng chưa thật sự giải phóng như đã hứa hẹn mặc dù bên trong đảng cũng có nhiều người chủ trương cải cách như vậy.
Tuy nhiên, vì muốn có thêm danh hão thì họ vẫn bị áp lực giải tỏa và điều ấy cũng khiến họ phải dần dần chấp hành luật chơi của các nước văn minh, với rủi ro là đồng Nguyên sụt giá so với các ngoại tệ khác, nhất là Mỹ kim. Và nếu để tự do thì tư bản và tài sản dễ tháo chạy khỏi thị trường nội địa cho nên Bắc Kinh cứ đắn đo co giật, khi xả khi xiết. Về kinh tế thì Trung Quốc mới chỉ có tiếng chứ thật ra vẫn chưa có miếng và bây giờ lại muốn có tiếng về ngoại hối thì có khi lại hối hận!

Người Tàu xé áo của nhau

Nguyên Lam: Nói đến rủi ro tẩu tán tư bản ra nước ngoài thì chúng ta lại trở về vấn đề nổi cộm mà diễn đàn này đề cập cách nay hai tuần. Thưa ông đó là một vụ khủng hoảng tài chính như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS cảnh báo từ tháng trước trong phúc trình cập nhật của họ. Ông đánh giá thể nào về rủi ro này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho là Trung Quốc có hai tầng rủi ro, thứ nhất là món nợ quá lớn của hệ thống ngân hàng, bên trong là các khoản nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Thứ hai là núi nợ còn lớn hơn mà nền kinh tế nói chung đã tích lũy quá nhanh trong mấy năm qua và thể nào cũng sụp đổ. So sánh hai tầng rủi ro thì một vụ khủng hoảng ngân hàng vì vỡ nợ trong vòng ba năm tới thật ra vẫn chưa đáng kể bằng khủng hoảng kinh tế kéo dài vì núi nợ sụp đổ. Như mọi doanh nghiệp hay quốc gia mắc nợ, bài toán là làm sao thanh toán các khoản nợ ấy? Tiêu chuẩn đo lường rủi ro có thể là “nghĩa vụ trả nợ”, gồm cả lời lẫn vốn, so với khả năng sản xuất hay tạo thêm của cải để còn trả nợ. Người ta cứ tưởng nền kinh tế có sản lượng thứ nhì thế giới và có gần ba ngàn tỷ đô la dự trữ thì cũng sẽ thoát hiểm, nhưng sự thật lại không được như vậy.
Nguyên Lam: Nếu đặt vấn đề như vậy, thưa ông, phải chăng bài toán của Trung Quốc là làm sao trả nợ và chìm sâu bên dưới là nếu không thể trả nợ thì làm sao xóa nợ, ai sẽ xóa nợ cho ai?
Việc đồng Nguyên vào rổ ngoại tệ chẳng có hậu quả quốc tế gì đáng kể, khủng hoảng về nợ nần tại Trung Quốc cũng không gây hiệu ứng cho hệ thống tài chính quốc tế.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi “ai sẽ xóa nợ cho ai” mới giúp chúng ta nhìn ra vấn đề thật. Một nền kinh tế mắc nợ quá nhiều thì chỉ còn giải pháp duy nhất là san xẻ cho nhau cái gánh nợ đó mà không gây hậu quả quá bất lợi cho kinh tế. Gần hai chục năm trước, Trung Quốc cũng từng bị khủng hoảng tài chính khiến nhà nước mất hai trăm tỷ xóa nợ và đè một phần núi nợ này cho các hộ gia đình. Bây giờ vì nền kinh tế mắc nợ cao gần gấp ba sản lượng thì số nợ bị mất sẽ cao gấp bội, khi ấy ta nên tự hỏi là ai sẽ mất? Quyết định kinh tế này có nội dung chính trị mà cũng có hậu quả lâu dài cho hệ thống sản xuất.
Vấn đề cốt lõi của Trung Quốc là do yêu cầu chính trị, lãnh đạo xứ này muốn kềm hãm nạn thất nghiệp bằng cách bơm tiền đầu tư nhưng vì đầu tư vào các khu vực kém hiệu năng nên mới chất lên một núi nợ. Bây giờ, khi nợ đã chất đống thì làm sao phân phối khối nợ bị mất để chấn chỉnh lại hệ thống chi thu? Họ phải tìm cách chia khoản nợ bị mất cho khu vực nào ít bị hậu quả tai hại nhất. Khủng hoảng tài chính và ngân hàng là chuyện đáng sợ, nhưng xóa nợ đúng chỗ mới là bài toán thật. Vì vậy, dù lãnh đạo Bắc Kinh cứ tranh luận về yêu cầu cải cách theo hướng này hướng nọ, vì kinh tế không tăng trưởng cho kịp nhu cầu trả nợ nên lãnh tụ phải quyết định xem ai lãnh một tụ nợ!
Nguyên Lam: Theo như chúng ta hiểu thì từ bốn năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh muốn chuyển hướng kinh tế và dồn lực đẩy vào tiêu thụ nội địa thay cho đầu tư và xuất khẩu. Thưa ông, liệu rằng cái hướng đó có giúp gì cho việc phân phối các khoản nợ bị mất không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta nên suy ngẫm như thế này về bài toán xóa nợ của Bắc Kinh: Thành phần hay khu vực nào bị mất nợ thì ít gây hậu quả kinh tế hay chính trị cho chế độ?
Thứ nhất là thành phần chủ nợ, vì bất cẩn mà cho vay không đúng chỗ thì phải mất nợ. Đa số các khoản nợ này là qua hệ thống ngân hàng mà hệ thống đó là của nhà nước nên các ngân hàng của nhà sẽ mất nợ. Tuy nhiên vì khối nợ bị mất lại cao hơn vốn của ngân hàng nên sau cùng nhà nước bị mất vốn sẽ bắt ai đó cùng gánh chịu. Ai đó có thể là các hộ gia đình nhưng nếu phải chia gánh nợ thì làm sao tiêu thụ để kích thích kinh tế. Thành phần thứ hai là các doanh nghiệp, lớn nhất và kém hiệu năng nhất là doanh nghiệp nhà nước. Nếu doanh nghiệp phải gánh thì cũng lại là nhà nước thôi. Trên doanh trường Trung Quốc thì loại xí nghiệp nhỏ và vừa lại có hiệu năng cao, đa số là của tư nhân. Bắt các cơ sở tiểu doanh thương phải chia gánh nợ thì kinh tế sẽ không có tăng trưởng, cho nên sau cùng vẫn là nhà nước phải chịu mất vốn từ các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Thứ ba, và đây là đặc điểm kinh tế chính trị của Trung Quốc, các chính quyền địa phương đã can thiệp mạnh vào kinh tế và tích lũy một khối tài sản rất lớn như đất đai hay bất động sản. Nếu họ phải gánh một phần nợ bị mất thì sẽ bán các tài sản này để có tiền mặt. Về kinh tế thì sự chọn lựa ấy có thể làm giảm lượng tiết kiệm nhưng không gây thiệt hại cho sản xuất. Song le về chính trị thì y như với doanh nghiệp nhà nước, nhiều đảng viên cán bộ cao cấp có thể cưỡng chống vì quyền lợi bị thiệt hại. Sau cùng thì mọi sự vẫn trút về chính quyền trung ương. Nhà nước Bắc Kinh sẽ mất vốn trong các ngân hàng, doanh nghiệp và ngân sách như trường hợp xảy ra cho nhiều quốc gia mắc nợ, nhưng khi ấy làm sao duy trì được cái thế chủ đạo của nhà nước trong kinh tế và làm sao vượt qua được sự cưỡng chống ở ngay trong đảng? Trong khi lãnh đạo còn đắn đo thì kinh tế vẫn tiếp tục nợ nần tới mức nguy ngập.
Nguyên Lam: Khi ông tóm lược bằng hình ảnh chia cho mỗi thành phần một núi nợ sẽ mất thì có lẽ người ta mới thấy ra yếu tố chính trị tiềm ẩn bên dưới. Nhưng trong các thành phần ấy, không thấy ông nói tới khu vực ngoại quốc? Các doanh nghiệp quốc tế đã đầu tư hay buôn bán với Trung Quốc có bị thiệt hại vì mất nợ không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không nghĩ rằng họ bị dính vào chuyện nợ nần đó tới mức bị vỡ nợ và về mặt ngoại giao chính trị Bắc Kinh cũng chẳng muốn một vụ khủng hoảng nợ nần bùng nổ trên trường quốc tế nên cuối cùng thì doanh nghiệp ngoại quốc không bị tai họa như nhiều người lo sợ. Việc đồng Nguyên vào rổ ngoại tệ chẳng có hậu quả quốc tế gì đáng kể, khủng hoảng về nợ nần tại Trung Quốc cũng không gây hiệu ứng cho hệ thống tài chính quốc tế. Cuối cùng thì vẫn là người Tàu xé áo của nhau ở bên trong mà thôi!

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh té Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Đảng viên nói gì về cuộc biểu tình của giáo dân Kỳ Anh

Anh Vũ, thông tín viên RFA 2016-10-04  
Sáng Chúa Nhật ngày 2/10/2016, đã có khoảng trên10.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh đã tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa Hà Tĩnh - khu vực Vũng Áng Hà Tĩnh, để biểu thị thái độ phản kháng trước việc vô trách nhiệm của Formosa cũng như của các cấp chính quyền.
 Sáng Chúa Nhật ngày 2/10/2016, đã có khoảng trên10.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh đã tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa Hà Tĩnh - khu vực Vũng Áng Hà Tĩnh, để biểu thị thái độ phản kháng trước việc vô trách nhiệm của Formosa cũng như của các cấp chính quyền.  Citizen photo
Cuộc biểu tình của hơn 10.000 giáo dân Kỳ Anh tại Formosa Hà Tĩnh ngày 2/10/2016 có tiếng vang lớn, được dư luận quan tâm và đánh giá cao. Các đảng viên Đảng CSVN nói gì về việc nay?

Người dân đã hành động đúng

Sáng Chúa Nhật ngày 2/10/2016, đã có khoảng trên10.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh đã tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa Hà Tĩnh - khu vực Vũng Áng Hà Tĩnh, để biểu thị thái độ phản kháng trước việc vô trách nhiệm của Formosa cũng như của các cấp chính quyền.
Các tin tức về về cuộc biểu tình này được lan truyền nhanh trên mạng xã hội và được nhiều người hết sức quan tâm và chia sẻ.
Từ Sài Gòn, Bác sĩ Đinh Đức Long, một người đã từ bỏ Đảng CSVN trước đây ít lâu thấy rằng, đây là một cuộc biểu tình được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay, xảy ra tại vùng đất nổi tiếng về truyền thống các cuộc cách mạng trong lịch sử Việt Nam. Ông nói với chúng tôi:
Tôi rất mừng và nghĩ rằng người dân đã hành động đúng vì họ đã nói thanh tiếng nói của chúng tôi, nhưng tiếc rằng mình không có mặt ở tại đó.
-BS Đinh Đức Long
“Tôi rất mừng và nghĩ rằng người dân đã hành động đúng vì họ đã nói thanh tiếng nói của chúng tôi, nhưng tiếc rằng mình không có mặt ở tại đó. Tôi cho rằng đó là tiếng chuông báo hiệu sự cáo chung của chế độ cộng sản, vì đất Nghệ An – Hà tĩnh là cái nôi của cách mạng, đã từng là nơi xuất phát của phong trào “Tiếng trống năm 1930” và chính họ là những người gây dựng nên chế độ này. Có lẽ rằng đất này cũng bắt đầu tiến trình thany đổi và khai tử chế độ này.”
Ông Nguyễn Khắc Mai nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết nhận xét rằng, cuộc biểu tình của người dân Kỳ Anh ngày 2/10 vừa qua là một việc làm chính đáng và hết sức cần thiết. Theo ông, đây là biện pháp để buộc chính quyền phải tiến hành đối thoại với dân chúng để tìm ra một giải pháp thỏa đáng. Ông nói:
“Việc biểu tình của của người dân nói chung và bà con ở 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của việc Formosa thải chất độc làm cho biển độc, cá chết làm cuộc sống của họ khốn khổ, ảnh hưởng đến công ăn việc làm là quyền tự nhiên của họ, là quyền dân sự để cho xã hội cũng như nhà cầm quyền biết để cùng nhau xem xét để xử lý. Ở một thế giới văn minh thì đó là chuyện đương nhiên, bình thường của một Xã hội Dân sự.”
Đánh giá về khả năng tổ chức của cuộc biểu tình, BS. Đinh Đức Long nhận xét:
“Phải nói là sự tổ chức lãnh đạo rất tài giỏi của các Cha, họ là những người tổ chức thực hiện việc này. qua đó tôi nhận thấy rằng, rõ ràng đạo Công giáo đã đồng hành với lợi ích của dân tộc. Việc điều hành đảm bảo tình chất bất bạo động, không có gây rối, đập phá đã thể hiện tính tự giác. Đặc biệt cuộc biểu tình này là lần đầu tiên và chưa từng có trong lịch sử của chế độ này.”
14495399_10154676052399040_2162375083415116099_400.jpg
Cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh. Citizen photo.
Theo báo Hà Tĩnh, ngay 2/10/2016 cho rằng, cuộc biểu tình này là“Những hành động quá khích, vi phạm pháp luật này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty Formosa trong lúc doanh nghiệp đang tiến hành khắc phục, hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường theo đúng yêu cầu của Chính phủ, Bộ TN&MT, tỉnh Hà Tĩnh; làm xấu môi trường đầu tư tại Hà Tĩnh nói chung và Khu kinh tế Vũng Áng nói riêng.”
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, mấu chốt của vấn đề là sự bất đồng về quyền lợi giữa chính quyền và người dân, việc chính quyền đặt quyền lợi của Formosa lên trên quyền lợi của dân chúng đã khiến cho người dân hết sức bất bình. Theo ông, khi cuộc sống yên bình của người dân ở đây đã chịu hậu quả thảm khốc do Formosa gây ra, thì chính quyền thờ ơ và không giải quyết thỏa đáng cho họ. Ông khẳng định:
“Trong cái vụ Formosa thì chủ trương của Đảng khác với nguyện ước của dân, khác với nhu cầu của đất nước và xã hội, vì thế nó trái ngược với nhau. Cho nên họ không muốn giải quyết vấn đề này. Thực ra vấn đề cũng hết sức đơn giản, chẳng hạn anh Nguyễn Thiện Nhân xuốn bàn với dân, ngồi trao đổi với họ, thì họ cũng không làm. Chính vì thế người ta mới bức xúc, mâu thuẫn bị đẩy đến đỉnh điểm và buộc họ phải hành động.”

Tinh thần bất bạo động được đánh giá cao

Theo các thông tin trên mạng xã hội cho biết “Công an, quân đội ban đầu trấn áp quyết liệt người biểu tình, song khi thấy số lượng người tham gia quá đông, đã rời bỏ hàng ngũ tháo chạy. Nhiều quân nhân còn nhanh chóng cởi bỏ quân phục để tránh bị phát hiện, vì họ thừa hiểu trong mắt người dân bấy giờ họ đang bảo vệ cho Formosa - thủ phạm trực tiếp gây ra cảnh khốn cùng của dân chúng.”
Biểu tình để biểu lộ ý chí của mình và họ làm xong thì họ về trong trật tự thì cũng khó để đàn áp. Đặc biệt, đàn áp giáo dân và một tôn giáo đó là việc mà bất kể quốc gia nào cũng phải chú ý và rất dè dặt.
-LS Trần Quốc Thuận
LS. Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội đánh giá cao tinh thần bất bạo động, sự tổ chức chặt chẽ và tính tuân thủ kỷ luật của người biểu tình. Theo ông, đây chính là sự thành công và cũng là lý do đã khiến chính quyền không có phản ứng bằng bạo lực. Ông cho biết:
“Cuộc biểu tình này là bước tiếp theo của các cuộc biểu tình trước đây, sau việc 600 người nộp đơn kiện Forrmosa tại tòa án, thì đây cũng là việc thúc đẩy buộc Tòa phải giải quyết. Các giáo dân tổ chức rất chặt chẽ, trật tự, không cản trở giao thông, không xung đột… thì tôi nghĩ kiếm lý do để đàn áp thì cũng rất khó.”
LS. Trần Quốc Thuận cũng cho biết thêm lý do mà phía chính quyền sẽ không dám mạnh tay đối với các cuộc biểu tình tương tự trong thời gian tới. Ông nói:
“Biểu tình để biểu lộ ý chí của mình và họ làm xong thì họ về trong trật tự thì cũng khó để đàn áp. Đặc biệt, đàn áp giáo dân và một tôn giáo đó là việc mà bất kể quốc gia nào cũng phải chú ý và rất dè dặt. Chứ không phải lúc nào cũng đàn áp. Đàn áp người dân thường thì khác, nhưng động vào một tổ chức Tôn giáo thì đó là chuyện không đơn giản.”
Trong bài viết “Hãy đối thoại, chớ đàn áp dân”, GS-TS Mạc Văn Trang đã viết rằng, “Lúc đầu có xảy ra xô xát giữa công an và người dân, nhưng rất may, những người lãnh đạo cuộc biểu tình đã yêu cầu dân chúng không được manh động và lực lượng công an cũng rút lui. Qua những vụ việc trên, chứng tỏ dân chúng đã giác ngộ, biết đấu tranh ôn hòa, có tổ chức chặt chẽ… Điều đó hoàn toàn trái với luận điệu tuyên truyền: Dân ta dân trí thấp, tụ tập đông người sẽ sinh tâm lý bầy đàn, gây ra bạo loạn xã hội… Điều này càng cho thấy cấp thiết phải có Luật Biểu tình để người dân và chính quyền đều biết hành xử đúng luật.”

Cá Hồ Tây chết và các hồ Hà Nội ô nhiễm

Hòa Ái, RFA 2016-10-05 
Theo báo chí VN, chính quyền thành phố Hà Nội đang huy động vớt hơn 200 tấn cá chết ở Hồ Tây để đưa đi chôn lấp.
 Theo báo chí VN, chính quyền thành phố Hà Nội đang huy động vớt hơn 200 tấn cá chết ở Hồ Tây để đưa đi chôn lấp. Courtesy of VNEconomy
Hiện tượng hàng loạt cá chết nổi trắng Hồ Tây trong những ngày vừa qua khiến cư dân thủ đô và những người quan tâm lo ngại tình trạng ô nhiễm ở các hồ thuộc phạm vi thành phố phải chăng đang ở mức báo động?

Cá chết hàng loạt bất thường ở Hồ Tây

Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đầu tư Khai thác Hồ Tây, ông Phạm Văn Đông cho báo giới trong nước biết bắt đầu phát hiện nhiều loại tôm cá nổi trên mặt hồ sau cơn mưa lớn vào hôm 30 tháng 9 và đến chiều mùng 2 tháng 10 số lượng cá chết vớt được khoảng 4 tấn. Ông Đông nhấn mạnh rằng hiện tượng cá chết từng xảy ra ở Hồ Tây nhưng chưa bao giờ nhiều và bất thường như lần này.
Trước tình trạng cá Hồ Tây chết được cho là nghiêm trọng chưa từng có, chính quyền Hà Nội điều động lực lượng nhân viên lên đến cả ngàn người để thu gom cá chết và mang đi chôn lấp ở bãi rác Nam Sơn. Tính đến cuối ngày 3 tháng 10, Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thông báo đã có 76 tấn cá chết được xử lý.
Hồ Tây lần này là lần đầu tiên em thấy cá chết nhiều như vậy. Không biết ngày mai họ thu dọn hết chưa, nhưng hiện tại ngày hôm nay em thấy nhiều lắm, bẩn và bốc mùi hôi thối.
-Một cư dân ở Hà Nội
Một cư dân ở Hà Nội, vào lúc 8 giờ 30 tối mùng 3 tháng 10, nói với Đài Á Châu Tự Do về những gì đang diễn ra ở khu vực Hồ Tây:
“Hồ Tây lần này là lần đầu tiên em thấy cá chết nhiều như vậy. Không biết ngày mai họ thu dọn hết chưa, nhưng hiện tại ngày hôm nay em thấy nhiều lắm, bẩn và bốc mùi hôi thối. Những người xung quanh khu vực đó phải tránh chỗ khác vì không chịu được mùi hôi thối đó.”
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ vào sáng mùng 4 tháng 10, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung báo cáo số lượng cá chết được thu gom và xử lý lên tới 200 tấn và đã đưa vào Hồ Tây 30 máy bơm sục khí tạo ô-xy cùng các chế phẩm cải tạo môi trường nước. Ông Chung cho biết thêm bắt đầu từ sáng mùng 4 tháng 10 mùi tanh nồng đã giảm, không còn thấy xác cá nổi trên mặt hồ và người dân trở lại sinh hoạt bình thường. Ông Chủ tịch Thành phố Hà Nội cũng cam kết với Chính phủ tiếp tục điều tra nguyên nhân để công khai cho dân chúng được rõ trong thời gian sớm nhất.

Nguyên nhân cá chết do đâu?

Nguyên nhân ban đầu của hiện tượng cá chết bất thường ở Hồ Tây được Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Hà Nội xác định là do nồng độ ô-xy trên bề mặt nước của Hồ Tây thấp. Kết quả xét nghiệm nồng độ ô-xy trong ngày mùng 3 tháng 10 là bằng 0 và tỉ lệ amoni cao 24 lần so với mức quy định. Chị cục Bảo vệ Môi trường không loại trừ nguyên nhân thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nắng thất thường cũng góp phần khiến cho cá Hồ Tây chết hàng loạt. Bí thư Quận ủy Tây Hồ, ông Nguyễn Văn Thắng cũng cho rằng hiện tượng thiếu ô-xy trong nước có thể do thời tiết chuyển mùa.
Trong khi đó, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải lên tiếng với RFA không đồng tình tuyên bố của các cơ quan chức năng như vừa nêu:
“Tôi là người Hà Nội. Tôi sống ở Hà Nội từ năm 1955 và tôi đi khắp cả đất nước Việt Nam này cũng như rất nhiều nước trên thế giới. Trời mùa thu đẹp thế này, nhiệt độ từ 25 đến 33 độ C là cùng, nắng vàng, thỉnh thoảng có vài cơn mưa nhỏ mà bảo cá chết là do thời tiết thì đấy là sự không hiểu gì cuộc sống, ăn nói bậy bạ, trả lời công chúng như vậy có thể gọi là trả lời láo lếu. Đây chính là mùa cá phát triển nên nói như thế là phản khoa học, giống như là người ta bảo thủy triều đỏ làm chết cá ở khu vực có nhà máy thép Fomosa, nhưng thật ra không phải như vậy.”
Tiến sĩ Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng Phòng Sinh học thực nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I, đồng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải rằng không thể đổ lỗi cho thiên nhiên vì nước hồ mùa thu rất ôn hòa nên cá ít khi chết hàng loạt, lại thêm Hồ Tây hàng ngàn năm hiếm khi xảy ra hiện tượng cá chết như trong mấy ngày qua. Tiến sĩ Bùi Quang Tề phân tích khu vực Hồ Tây hiện nay đông dân cư nên có thể nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp, có chứa chất hữu cơ chưa được xử lý, xả trực tiếp vào hồ khiến cá chết hàng loạt vì các chất hữu cơ là nguyên nhân gây thiếu ô-xy trong nước cũng như phân hủy ra các chất độc hại.
Chuyện cá chết khắp hồ, khắp sông, khắp mọi nơi. Hiện tượng cá chết ở Hồ Tây chỉ là hiện tượng như một sọt rác nhỏ hất vào đống rác vô cùng lớn ở Việt Nam mà thôi.
-TS Nguyễn Văn Khải
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về phương pháp lấy mẫu nước ở Hồ Tây để xét nghiệm mà Chi cục Thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thực hiện với dự kiến trong một tuần nữa sẽ có kết quả, một số nhà khoa học trong nước khẳng định mẫu nước xét nghiệm phải được lấy khi cá bắt đầu chết, chứ mẫu nước xét nghiệm được lấy lúc cá chết đầy dẫy rồi thì không thể nào chính xác được. Các nhà khoa học còn đề cập đến nguyên nhân cá chết có thể bị tác động bởi tình trạng hàng tấn bùn đen đang đổ xuống sông Hồng, mà nhân viên Phòng Cảnh sát Môi trường nói với báo giới là loại bùn đen này có thể gây nguy hại môi trường không thể lường được.

Các hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tập trung giải quyết vụ việc cá chết bất thường ở Hồ Tây, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công điện số 7 nhằm khẩn trương xác định nguyên nhân và khắc phục hiện trạng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra quản lý các hồ nước trong thành phố. Tuy nhiên, đa số cư dân thủ đô mà Đài RFA tiếp xúc đều cho rằng các biện pháp chính quyền Hà Nội thực hiện chỉ giải quyết vấn đề tạm thời, giống như cách họ đã làm khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Hoàn Cầu hồi đầu tháng 6 năm nay. Nhiều người trong số họ nói với chúng tôi rằng tình trạng các hồ bị ô nhiễm đã đến mức báo động như Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nhận định:“Chuyện cá chết là rất nhiều, cá chết khắp hồ, khắp sông, khắp mọi nơi. Hiện tượng cá chết ở Hồ Tây chỉ là hiện tượng như một sọt rác nhỏ hất vào đống rác vô cùng lớn ở Việt Nam mà thôi.”

Hay ho gì thông tin chính thống mà khoe?

Phạm Trần (Danlambao) - Quyền thông tin và được thông tin của dân bị Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản hạn chế, vo tròn bóp méo và đổi trắng thay đen cho hợp với khẩu vị nhà nước đang gia tăng mỗi ngày ở Việt Nam.

Chủ trương này không mới, nhưng Lãnh đạo đảng đã ăn ngủ không yên khi thấy các mạng “báo lề dân” tiếp tục tràn ngập các tin và bài viết làm lu mờ các thông tin một chiều của báo, đài nhà nước.

Bằng chứng đã thấy trong các thông tin về thảm họa môi trường Vũng Áng (Hà Tĩnh), từ tháng 4/2016 và nhiều vụ việc khác.

Người dân trong nước, ngày càng nhiều, cũng đã xa dần các “báo lể đảng” để được thông tin nhanh và chính xác hơn của “báo lề dân”

Vì vậy hai báo Nhân Dân (của Đảng) và Quân đội Nhân dân (của Bộ Quốc phòng) đã được lệnh đi tiên phong trong chiến dịch chống các mạng xã hội của công dân để bảo vệ thông tin cho đảng.

Với tựa đề “Xử lý thông tin trong “chợ trời thông tin”, Công Minh viết trên Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 03/10/2016: "Đã có quá nhiều bài học cho thấy, internet và mạng xã hội dù là cái kho tin đồ sộ, dù mạng xã hội sản sinh ra nhiều cái gọi là “nhà báo công dân” nhưng thông tin mạng không thể thay thế thông tin báo chí chính thống."

Nhưng trong trường hợp Việt Nam thì cái gọi là “báo chí chính thống” đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng đất nước và giáo dục công dân?

Có nhiều việc để chứng minh nền báo chí này đã làm được ít việc có ích nhưng nhiều việc có hại cho dân mà vẫn được ăn một phần không nhỏ ngân sách quốc gia do dân đóng thuế.

Hãy lấy vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) bỏ trốn ra nước ngoài là một tỷ dụ.

Tin trong nước loan truyền ông Thanh đã làm thua lỗ khoảng 3.500 tỷ đồng, tuy báo chí nước ngoài nói con số thiệt hại thực tế có thể lên tới 5.700 tỷ đồng. Nhưng các báo nhà nước đã không dám tự ý mở cuộc điều tra cho ra trắng đen mà chỉ biết trông chờ vào tin phổ biến của chính phủ.

Một tin trong nước cho biết: "Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là rời khỏi Việt Nam khoảng cuối tháng 7. Khi đó ông đã gửi đơn đến tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó."

Toàn bộ hệ thống đảng và nhà nước đã vào cuộc điều tra để bắt ông Thanh (50 tuổi), nhưng ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư xác nhận với cử tri Đà Nẵng ngày 4/10/2016 rằng ông Thanh đã trốn qua Âu Châu.

Các báo đã đồng loạt đưa tin, nhưng không có báo nào dám hỏi “làm thế nào mà ông Huynh biết chắc ông Thanh đang ở Châu Âu, hay đích danh nước nào?”

Sự lệ thuộc vào thông tin của nhà nước của “báo lề đảng”, một lần nữa đã chứng minh nền báo chí này không có tự do, ngay cả trong lĩnh vực điều tra tham nhũng từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Báo chí đảng cũng chẳng dám đứng về phía dân khi cả nước rộ lên phong trào nông dân đi khiếu kiện oan sai, chống cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản.

Những người mang danh “nhà báo” đã đứng ở đâu khi nhân dân xuống đường tuần hành chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo? Một số người còn về hùa với các dư luận viên để im lặng hoặc xuyên tạc nhiều cuộc tập trung chống Tầu xâm lược của người dân yêu nước tại Đền Vua Lý Thái Tổ hay Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Hà Nội.

Rồi khi có số đông đảo nguyên lãnh đạo, lão thành cách mạng và trí thức trong cả nước, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sinh thời, đứng lên đòi Chính phủ ngưng dự án phiêu lưu Bauxite trên Tây Nguyên thì đã có những người làm báo ăn bùa nhà nước sẵn sàng làm tay sai chống chế cho kế hoạch thua lỗ này.

Công lý và phá hoại?

Bây giờ đến chuyện thảm họa môi trường và biển chết ở 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế-Thừa Thiên) do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ tháng 4/2016, cũng đã có báo xuyên tạc những việc làm chính đáng của các nạn nhân.

Bằng chứng như bài viết có tựa đề “Đập tan âm mưu làm loạn của phần tử xấu lợi dụng sự cố Formosa”, ngày 1/10/2016 của Phóng viên Huy Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam)

Huy Nam viết: "Âm mưu kích động, lôi kéo tuần hành, tụ tập gây mất trật tự tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị người người dân, chính quyền phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Lợi dụng sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra, thời gian qua, một số phần tử xấu, cơ hội đã lôi kéo, kích động người dân vùng bị ảnh hưởng tại Thị xã Kỳ Anh tuần hành, tụ tập gây mất trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, mục đích xấu này đã bị người dân phát hiện, tẩy chay.

Theo ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã Kỳ Anh, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, gây cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thị xã có những diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự bức xúc trong nhân dân từ sự cố, một số thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân. Từ khi xảy ra sự cố môi trường đến nay, đã có 3 lần các phần tử xấu lôi kéo người dân tụ tập trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn Thị xã Kỳ Anh.

Gần đây nhất là vào chiều 26/9 nhiều người dân tụ tập tại Quốc lộ 1A, đoạn qua phường Sông Trí gây ắc tắc giao thông. Ông Nguyễn Quốc Hà cho biết, đứng sau những người dân tụ tập là các phần tử xấu, kích động nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền giải thích, chỉ ra mục đích xấu của các phần tử cơ hội thì người dân đã hiểu: “Giai đoạn đầu một số phần tử xấu, đối tượng đã lôi kéo, xúi giục. Nhưng sau khi hệ thống chính trị của Tỉnh, thị xã và cơ sở phân tích, tuyên truyền bằng các kênh, người dân từng bước hiểu rõ được bản chất của các đối tượng này. Chính quyền đã có chỉ đạo vừa theo dõi, nhắc nhở rà soát, phân loại đối tượng để có xử lý nghiêm minh”.

Đáng chú ý là bài viết của Huy Nam đã được báo điện tử Tuyên Giáo của Ban Tuyên giáo đảng lấy đăng lại còn viết thêm rằng: "Đại diện chính quyền Thị xã Kỳ Anh cho biết, trước thực trạng lôi kéo người dân của một số phần tử xấu, kích động, các ngành chức năng đã cử cán bộ xuống địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn là mục tiêu, mong muốn chung của chính quyền cũng như người dân Thị xã Kỳ Anh.

Ông Trần Văn Thanh, ở xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, người gắn với nghề biển 30 năm nay cho biết, sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, nhất là kết luận nguyên nhân từ nhà máy của Công ty Formosa, một số phần tử xấu đã có ý dụ dỗ, lôi kéo các ngư dân trong xã phản đối chính quyền."

Kèm theo bài của Huy Nam còn có bản tin ngắn của VOV viết: "Trong quý 3/2016, số lao động thất nghiệp gia tăng đột biến. Một trong nhưng nguyên nhân là do sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra."

Ban đầu, có người cũng đã nghe theo, nhưng sau khi nhận ra mục đích của các đối tượng là gây rối trật tự, nên mọi người đã phản đối. Ông Trần Văn Thành nói: "Sau khi được tuyên truyền, hiểu rõ vấn đề, người dân chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước chứ không đi theo những phần tử phản động lợi dụng để làm ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn. Mong muốn của người dân là các cấp các ngành quan tâm ổn định phát triển kinh tế. Không ai muốn gây mất trật tự trên địa bàn vì trước hết là ảnh hưởng đến chính mình."

Chửi vào mặt VOV

Nhưng sự thật đã khác trong nội dung bài tường thuật của Phóng viên Đức Hùng của báo VietNamExpress (của Bộ Khoa học-Công nghệ)

Đức Hùng viết: "Do cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa, hơn 500 ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An đã đâm đơn kiện đòi bồi thường.

TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thông báo đến trưa nay đã tiếp nhận tổng cộng hơn 500 đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cùng khởi kiện Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Gần 40 đơn khác bị tòa từ chối tiếp nhận vì cho rằng chưa đủ thủ tục.

Từ chiều 26/9, hàng trăm người dân đã tập trung ở trụ sở tòa án để gửi đơn kiện, tuy nhiên thời điểm đó tòa mới tiếp nhận hơn 200 đơn. Trong nội dung khởi kiện, đa số ngư dân yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại trong khai thác hải sản, làm muối, làm mắm… do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển.

Một lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh cho VnExpress biết, chiều 26/9 khi thấy 13 ôtô 24 chỗ chở gần 300 người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi vào thị xã, nhiều người dân ở xã Kỳ Hà đã hòa vào cùng. Dòng người đi nộp đơn kéo dài hơn 200m.

Ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho hay sáng nay cán bộ TAND tỉnh và Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã vào hỗ trợ giúp thị xã Kỳ Anh trong việc này. Về nguyên tắc, khi công dân có đơn kiện, cơ quan chức năng phải tiếp nhận. Sau 5 ngày, nhà chức trách sẽ trả lời có thụ lý hay không.

Theo Phó giám đốc Sở Tư pháp Văn Đình Minh, đây là lần đầu tiên tại Hà Tĩnh có đông người tham gia kiện cùng một doanh nghiệp

Một luật sư cho biết, nếu tòa thụ lý, mỗi đơn kiện sẽ được xét xử riêng biệt.”

Tuyệt nhiên, trong bài tường thuật của Đức Hùng, có soi đèn hay vạch là tìm sâu cũng không thấy có những chữ như: "một số thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân" như "Phóng viên" Huy Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) đã gán cho ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh. Hay là Huy Nam đã bịa ra theo chỉ thị của ban Tuyên Giáo?

Báo công an viết gì?

Cũng viết về vụ người dân kéo nhau đi kiện, Phóng viên Văn Tình của báo Công an Online viết trong số báo ra ngày 28/09/2016: "(CAO) Cho rằng Formosa đã gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, hàng trăm ngư dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh kéo đến UBND thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện công ty này để đòi bồi thường thiệt hại.

Ngày 27-9, ông Nguyễn Quốc Hà – Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết chính quyền thị xã Kỳ Anh đang tiếp tục phối hợp với TAND tỉnh Hà Tĩnh và Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận đơn của người dân kiện Formosa.

Theo đó, từ chiều 26-9 đến 27-9, chính quyền địa phương này đã tiếp nhận 539 lá đơn của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) nộp để kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển xảy ra trong thời gian qua.

Theo nội dung đơn kiện, những người dân này yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại vì đã gây ô nhiễm môi trường biển khiến việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản, làm muối, làm mắm bị ảnh hưởng nặng nề.

Bước đầu, qua rà soát trong số 539 đơn, chính quyền địa phương xác định có gần 40 đơn không hợp lệ do chưa đầy đủ thủ tục nên không tiếp nhận.

Ông Hà cho biết thêm: “Bất cứ công dân nào trên lãnh thổ Việt Nam, khi có việc khiếu kiện liên quan đến tất cả những lĩnh vực do thị xã Kỳ Anh quản lý thì phía chính quyền sẽ có các bộ phận chuyên môn đứng ra tiếp nhận đơn. Tiếp đó, chúng tôi sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật xem xét thụ lý”.

Tính đến chiều 27-9, TAND thị xã Kỳ Anh tiếp nhận 506 đơn kiện hợp lệ của ngư dân.” (Văn Tình)

Bài viết của Phóng viên Văn Tình, báo Công an Online cũng không có chỗ nào ghi lại lời tố cáo đã có các “thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân” đi kiện Formosa!

Như vậy thì ai đã xuyên tạc việc làm chính đáng mà luật pháp cho phép của người dân Hà Tĩnh và Nghệ An khi họ kéo nhau đi nạp đơn kiện Formosa Hà Tĩnh ngày 26/09/2016?

Phóng viên Huy Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã âm mưu gì khi vu oan cáo vạ các nạn nhân của thảm họa Formosa bằng thứ ngôn từ bịa đặt như: "thế lực thù địch, phần tử xấu, cơ hội dùng các thủ đoạn để lôi kéo, kích động nhân dân”?

Do đó, thiết tưởng tác giả Lam Sơn cũng phải soi gương để xem lại mặt mình xem có tư cách gì để viết trên báo Nhân Dân (ngày 04/10/2016) rằng: "Ở Việt Nam, trong khi số đông người sử dụng mạng xã hội coi đây là nơi bày tỏ ý kiến nghiêm túc về các vấn đề họ quan tâm thì lại có một số người lợi dụng mạng xã hội để công bố tin tức bịa đặt, dối trá hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực nhằm gây bất an trong dư luận. Các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cũng lợi dụng và biến mạng xã hội thành ma trận của các thủ đoạn "tuyên truyền trắng, xám, đen" để lung lạc đời sống tinh thần xã hội, tiến công vào Đảng, Nhà nước Việt Nam. Loại thông tin độc hại này đã trực tiếp làm mạng xã hội trở thành thế giới ảo theo đúng nghĩa đen, và làm cho thiện chí, sự lương thiện của hàng triệu người lành mạnh, tử tế dùng mạng xã hội như bị chìm lấp trong trận đồ bát quái giữa thật và giả, giữa trắng và đen, giữa tích cực và tiêu cực…"

Nên biết ở Việt Nam hiện đang có trên 45 triệu người sử dụng Internet và trên 30 triệu người khác dùng Facebook để trao đổi và truyền tải thông tin hàng ngày.

Do đó, giữa cái xấu và cái tốt thì những “nhà báo” của đảng cũng cần có con mắt sáng và tinh thần minh mẫn để nhận ra sự khác biệt giữa hai báo “lề dân” và “lề đảng”.

Nếu thiếu lương tâm hay chỉ có trái tim máu lạnh thì làm sao biết được có gì đáng coi trong “báo chính thống”? -/-

(10/016)