Tuesday, March 1, 2016

Việt Nam ‘tậu’ vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc?

Hệ thống tên lửa phòng không Pechora.
Hệ thống tên lửa phòng không Pechora.
Máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không, tàu ngầm, ngư lôi là những thiết bị quân sự Hà Nội mua của nhiều nước gần đây, đưa Việt Nam nằm trong top các quốc gia mua sắm vũ khí nhiều nhất trên thế giới từ năm 2011 tới năm 2015.
Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển, cho thấy, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không của Nga và đã được bàn giao.
Trong các phi vụ mua bán vũ khí với Nga, cho tới nay, 65 trong số 80 quả ngư lôi Việt Nam đặt mua để trang bị cho các tàu ngầm đã được bàn giao. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.
"Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc...đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng."Cựu chiến binh Trần Bang nói.
Năm 2009 là thời điểm Việt Nam đặt mua nhiều vũ khí của Nga nhất, trong đó đáng chú ý hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ đôla mua 6 tàu ngầm lớp kilo, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga.
Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế, Hà Nội “tậu” nhiều vũ khí hơn cả các quốc gia giàu có hơn trong khu vực như Singapore và Hàn Quốc.
Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa ngoại xâm”. Ông nói thêm:
“Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng.”
Chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Việt Nam đã đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.
Chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Việt Nam đã đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.
Trả lời VOA, ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho rằng tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng như nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội “có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”. Tin cho hay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái.
Một báo cáo của SIPRI công bố năm ngoái cho biết, mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương. Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%.
Không chỉ mua vũ khí của Nga, Việt Nam còn tiếp cận vũ khí của nhiều nước khác. Hà Nội đã đặt mua của Israel 20 rocket dẫn đường “nhằm mục đích phòng thủ duyên hải” và tất cả loại vũ khí này đã được bàn giao trong khoảng thời gian từ năm 2014 tới 2015. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua 3 radar phòng không được sản xuất tại Canada với thiết bị từ Israel và được cải tiến tại Mỹ.
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
Việt Nam cũng rút hầu bao, mua 2 khẩu súng hải quân “siêu nhanh” 76 li từ Italia để trang bị cho 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan. Việt Nam cũng mua của một nước châu Âu khác là Tây Ban Nha 3 máy bay vận tải C-295 và đã được bàn giao hết trong khoảng thời gian từ 2014 tới 2015.
Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua từ Pháp 2 chiếc trực thăng vận tải Super Couger và đã được bàn giao năm 2011. Ngoài ra, Hà Nội còn “tậu” 40 quả tên lửa phòng không VL MICA, 25 quả tên lửa chống tàu Exocet và 2 hệ thống tên lửa MICA  để trang bị cho 2 các chiến hạm Sigma mua của Hà Lan
"Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng...Thứ nữa, chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng."Ông Trần Bang nói.
Đáng chú ý, trong phần dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế chưa có các thông tin về vũ khí Việt Nam mua của Mỹ. Hoa Kỳ năm ngoái đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam với mục đích tăng cường phòng thủ duyên hải và trên biển.
Việt Nam chưa thông báo sẽ mua vũ khí gì của Mỹ, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, Hà Nội có thể mua “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.
Ngoài ra, Việt Nam những năm qua còn mua một loạt các thiết bị quân sự của Ukraine như 8 máy bay chiến đấu SU-22 và 3 hệ thống radar tìm kiếm trên không.
Trong khi đó, cựu chiến binh Trần Bang cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng “phần lớn người dân trong nước không hay biết về kế hoạch chi tiêu quân sự của nhà nước”. Ông nói thêm:
“Cái chi tiêu quốc phòng này, nói đúng ra, người dân trong nước không biết. Dân thường hầu như không biết. Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng bởi vì ở Việt Nam, bất kỳ việc mua sắm công nào cũng có vấn đề hoa hồng, phần trăm, hay nói thẳng ra là tham nhũng. Thứ nữa, cái chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng.”
Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Nguyễn Quốc Chính viết: "Cộng Sản VN nên "Tậu" vũ khí thông thường TRÁI TIM YÊU TỔ QUỐC Việt Nam là vệ quốc đc ngay, ko mất thêm biển đảo nữa!"
Lần cuối cùng Việt Nam công bố “Sách trắng quốc phòng” là năm 2009. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước cho biết sẽ công bố cuốn sách về hoạt động quốc phòng của Việt Nam vào năm 2014, nhưng cho tới nay, vẫn chưa thấy nó xuất hiện.
Theo dữ liệu năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.

"Xin mẹ chỉ đạo, chúng con thi hành"

Theo VNTB -02-03-2016


Quang Nguyên(VNTB) - Thưa ông Thăng, còn có một bà mẹ cao hơn mẹ VNAH. Bà mẹ này mới là tối thượng, ý của bà mới là ý người nhận là đầy tớ dân phải làm.

Hôm qua coi video clip ông Tân Bí Thư  TP HCM đến thăm một bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Củ Chi, ông thưa với bà "Mẹ có gì muốn chỉ đạo, chúng con xin thi hành". Nghe xong, coi xong, vui như xem anh nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh diễn hài.

Nhớ mấy năm trước khi về nắm bộ GTVT, ông  Thăng nói sau 3 năm cần quyền của ông, nếu tai nạn giao thông còn xảy ra như thời điểm (ông bắt đầu làm bộ trưởng) này, ông sẽ từ chức. Ông chém ngang, chém ngửa, nâng chức người này, cách chức ngưởi nọ mà các "sự cố" vẫn liên tục trong ngành của ông, tai nạn giao thông vẫn tăng. Khổ thay, giống như Đồng chí X, đảng vẫn bắt ông tại vị cho tới thời điểm ông  về làm bí thư TPHCM.

Kể ra cũng có người khoái ông Thăng, coi comment dưới mấy bài viết ca tụng ông thì biết. Ông có vẻ giống Mr. Donald Trump đang quậy tưng các sân khấu tranh luận của các ứng viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Hoa Kỳ. Nhiều người tối xem TV lắc đấu quầy quậy coi Mr. Trump như một anh hề, bảo, tui sẽ không bầu cho tay bốc đồng, tay hay la hoảng này. Vậy mà không hiểu sao sau mỗi lần debate (tranh luận), sau mỗi lần bầu cử sơ bộ ở một số tiểu bang, Mr. Trump đều cho các tay đối thủ hít bụi. Có dư luận nói nhiều người bầu cho Mr. Trump vì họ đang nổi giận với cả hai đảng DC và CH. Nghe Trump nói khoái lỗ tai thì bỏ phiếu cho cho ông ta cho bõ tức, cái kiểu tạt nước theo mưa. Như Mr. Trump bảo bọn Mễ nhập cư lậu vào Mỹ mang theo đủ thứ  nào là đĩ điếm, buôn lậu,nào là  ma túy, hiếp dâm. Ai cũng biết chẳng phải hoàn toàn vậy, nhưng tức chính phủ có vẻ bất lực với nạn di dân lậu này, lại không dám nói sự đồng tình của mình với Mr. Trump, nói ra kỳ quá, nói ra người ta bảo mình xấu, bảo mình kỳ thị, thế thì âm thầm bỏ phiếu cho Trump.

Nhiều người hoan nghênh ông Thăng có thể cũng thế. Họ bất mãn về sự bất lực của chính quyền trung ương hay địa phương, với sự kém cỏi, dốt nát của người lãnh đạo này, thủ trưởng kia. Hoan nghênh ông Thăng cũng là một cách xả xú páp.

Ông Thăng tư lệnh GTVT đã làm được điều gì xuất chúng? Cầu đường, xa lộ, phi trường, xe lửa , bến bãi... thì phải làm thôi, quỹ ODA cho hạ từng cơ sở cứ xin là Mỹ, Nhật Thụy Điển, Đại Hàn thậm chí cả chú ba Tàu dễ dàng cho ngay, nước nào chả muốn cho vay. Vả lại ông đưa chân giò, bà phải thò chai rượu. Người ta cho vay có mưu đồ của người ta chứ đâu cho không, còn anh đi vay thì phải OK cho họ điều này điều nọ , nhưng thích nhất là được cái béo bở tham nhũng, đục đẽo được bao nhiêu hay bấy nhiêu, công trình đầu tư nhìn ra to tát huy hoàng, nhưng dân đâu biết trả nợ đến bao giớ mới xong. Mới đẻ ra đã gánh nợ, chui vào hòm vẫn để nợ cho con cháu. Chỉ anh chủ đầu tư và các thành phần chia chác của anh ta  là lợi.

Ngày trước 1975, chính phủ VNCH muốn Mỹ xây dựng quốc lộ 1 từ Saigon-Quảng Trị, quốc lộ 4 Saigon- Cà Mau, họ ký hợp đồng với Chính Phủ Mỹ. Một hãng làm cầu đường Mỹ đưa tất cả thiết bị, xe máy chuyên dụng làm vài năm, xa lộ, cầu cống miền Nam xe chạy nhanh, êm như ru, mà dân chẳng phải trả đồng thuế qua cầu, qua đường nào. Cũng toàn viện trợ Mỹ thôi, làm xong, nó trao lại toàn bộ máy móc, thiết bị, xe cộ cho bộ Công Chánh, chẳng nghe ai lấy điểm, chẳng ai ca ngợi ai, chẳng ai đút túi riêng tư, cũng chẳng nghe đường mới làm đã sảy ra " sự cố kỹ thuật". Còn nhớ mấy nhà dọc quốc lộ 4, quốc lộ 1 ăn ké được vô số sân phơi lúa. Mấy thằng Mỹ trần trùng trục, mình đỏ như con tôm luộc, lông lá đầy mình tạt ngang, xe dậm nền, xe trải nhựa, xe cán nhựa chạy ù ù một lát, có con  đường riêng  dẫn vào nhà, có cái sân phơi lúa bằng nhựa rộng thênh thang chưa  bao giờ mơ được. Chủ nhà "thanh kiu, thanh kiu", nó móc mấy cục kẹo cho mấy đứa nhỏ, hihi haha mấy tiếng rồi biến. Ai đi quốc lộ 1,4 để ý vẫn thấy các cái sân "Mỹ cho" này tồn tại.

Kể ra ông Thăng có lúc khéo nói, dám nói, nhưng khi ông "Xin Mẹ Chỉ Đạo" thì tôi không nghĩ ông nói khéo. Quả thật tôi không biết ông nói gì. Thôi thì cứ nghĩ tốt là ông Thăng cho Mẹ là tối thượng, lời mẹ là phải đúng, ý mẹ, chúng con là con, là đầy tớ của mẹ, phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Hay quá!

Nhưng thưa ông Thăng, còn có một bà mẹ cao hơn mẹ VNAH. Bà mẹ này mới là tối thượng, ý của bà mới là ý người nhận là đầy tớ dân phải làm. Đó là những bà mẹ buôn thúng bán bưng, những bà mẹ công nhân đầu tắt mặt tối, những bà mẹ cả gia đình thiếu ăn, những bà mẹ có chồng con bị giam cầm oan ức, những bà mẹ của các tù nhân lương tâm, những bà mẹ Dân Oan và hàng triệu bà mẹ đang sống âm thầm tùi nhục trong thành phố mà ông mới nhận làm công bộc hàng đầu.

Những bà mẹ đó muốn gì? Họ muốn có đủ cơm ăn áo mặc hàng ngày, muốn con họ được đến trường, muốn có được một nền giáo dục tốt, muốn không phải lo chạy tiền học cho con. Họ muốn con cái họ hạnh phúc. Những bà mẹ đó đang đòi công bằng, đòi được lấy lại những gì họ đã mất dưới tay "bọn còn ác ôn hơn thực dân, cường hào ác bá ngày xưa". Họ muốn thoát cảnh “hành chánh, thủ tục của ta ác quá, độc quá" với dân. Họ muốn được tỏ lòng thành kính biết ơn những ân nhân, anh hùng của họ. Họ muốn được tư do bầy tỏ tình yêu với tổ quốc, lòng căm giận bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh, họ muốn có dân chủ, tự do, nhân quyền đúng nghĩa.

Đấy , bà mẹ Việt Nam đấy, bà mẹ tối thượng đấy, chỉ đạo của mẹ là thế đấy, ông Thăng có thi hành không?

Bà mẹ VNAH Củ Chi “chỉ đạo” cho ông điều gì? Sửa nhà cho mẹ? Sửa đường đi trong xóm? Làm thêm trường, thêm nhà thương trong huyện? Chuyện đó  mẹ không chỉ đạo cũng phải làm, bình thường, những người cắp cặp theo ông cũng làm được.

Còn những chuyện "các bà mẹ tối thượng" muốn chỉ đạo những việc tối thượng, thiết yếu của đất nước  cho ông làm lại đang bị bịt miệng. Dưới thời "Mỹ Ngụy" miệng các bà đã từng hô vang đòi, và đã đòi được, các quyền đó cho con cái các bà, cho đoàn con Giải Phóng hát vang "Mẹ Ơi con đã về đây". Về đây, con bà vội vã  bịt miệng bà ngay.

Ông Bí thư, ông hãy làm cho Saigon một thành phố đáng sống. Thành phố đáng sống không cần phải cử người sang Singapore học trồng cây xanh. Hãy học để có một thành phố sạch tham nhũng, sạch bọn du thủ, du thực, sạch xã hội đen, công an, côn đồ lưu manh, nhân dân tự phát đàn áp dân oan, rình rập, theo dõi người dân, đánh phá, trả thù các hoạt động đòi quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, các hành động tri ân  anh hùng  tổ quốc. Hãy học để có một  nền giáo dục nhân bản, một nền kinh tế công bằng, một chính quyền biết tôn trọng tự do, ngôn luận, dân chủ, dân quyền như các nơi đáng sống trên thế giới mà ông đã đi tham quan.

Ông Bí thư, xin ông đừng vùi đầu dưới cát như con đà điểu trốn sợ hãi, hãy can đảm ngửng đầu lên đối diện với những điều ác mà chúng tôi tin là ông biết rõ. Thực hiện được các chỉ đạo của các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng nói trên, biết đâu, thành phố này sẽ mang tên ông.

Từ 1/3 phi mã viện phí: Người dân rước mối oan khiên mới !

Cuối cùng, sau một thời gian co kéo, kết cục oan khiên cũng phải tới. Tác nhân gây ra là Bộ Y tế. Từ ngày 1/3/2016, gần 1,900 dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ được điều chỉnh giá với mức tăng trung bình từ 30-50%.

Vô số cảnh bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang bệnh viện. Hình Internet

Tăng mạnh nhất là giá khám chữa bệnh và giá ngày giường. Cụ thể, giá khám bệnh bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng từ 20,000 lên 39,000 đồng; Bệnh viện hạng 2 tăng từ 15,000 lên 35,000 đồng; Bệnh viện hạng 3 từ 10,000 lên 31,000 đồng.
Chi phí chạy thận nhân tạo có thể tăng từ 460,000 đồng một lần lên ít nhất 0.9 - 1 triệu đồng một lần. Giá chụp CT có thể cũng sẽ tăng từ 500,000 đồng lên 1 triệu đồng.
Thậm chí trong tương lai, người không có thẻ bảo hiểm y tế cũng phải áp dụng theo mức giá mới.
“Giờ bị bịnh mà không có tiền thì chỉ có nằm chờ chết” đã trở thành một thành ngữ phổ biến đến mức sinh tử mặc lòng trong xã hội Việt Nam.
Nhưng một quan chức của Bộ Y tế là Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - lại cố ngụy biện: "Tăng giá ở đây không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi trước đây được nhà nước bao cấp các bệnh viện vào giá sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, tiền lương của cán bộ y tế trước đây do ngân sách đảm bảo, giờ sẽ do người bệnh và Quỹ bảo hiểm y tế chi trả nên các bệnh viện, cán bộ y tế phải nâng cao chất lượng phục vụ mới có bệnh nhân, mới có tiền hoạt động". 
Nhưng trong thực tế, giá cả chữa bệnh lại đạp lên đầu lương tâm để vượt dốc. Những năm qua, chiến dịch tăng giá phi mã viện phí đã thường nâng mặt bằng giá dịch vụ y tế bình quân lên gấp rưỡi đến hai lần qua mỗi năm, quá đủ để làm bệnh nhân khốn đốn và thỉnh thoảng lại có người lao mình từ tầng mười bệnh viện xuống đất.
Không thiếu gì cái chết của bệnh nhân bị đẩy ra nằm ở hành lang khu cấp cứu quá lâu khi người nhà không đủ tiền để “tạm ứng” cho bệnh viện. Ngày càng hiện ra nhiều hơn những mạng người ra đi để càng tô thắm cho một chế độ “của dân, do dân và vì dân.”
Ông Phùng Sanh - như tựa đề một bài báo “Người đàn ông chờ chết vì không có tiền mổ tim” - đã phải bán hết ruộng vườn để lo cho vợ bị suy thận. Nhưng khi người vợ vừa qua đời, ông Sanh lại nhập viện vì bệnh tim kéo dài hơn sáu năm. Số tiền hơn 90 triệu đồng dự kiến phẫu thuật là không tưởng với người đàn ông 57 tuổi này.
Có lẽ tôi phải về quê chứ không còn cách nào khác. Các con nghèo quá, đất ruộng đã bán hết, nợ ngân hàng còn mấy chục triệu chưa trả xong. Giờ có bán căn nhà nhỏ thì cũng không đủ trang trải mà lại không có chỗ dung thân. Đành buông xuôi sống được ngày nào hay ngày ấy” ông Sanh nghẹn ngào.
Cái chết hữu thể của những bệnh nhân không tiền đang biến dư luận xã hội và nỗi phẫn uất dân chúng thành nơi chôn cất cuối cùng cho một chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”
02/29/2016 - 17:38
Lê Dung / SBTN

Người dân vây UBND tỉnh Thanh Hóa đòi quyền lợi

Vào sáng ngày 01 tháng 03 năm 2016, hàng trăm người dân đã bao vây khu vực Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa để phả đối về việc lãnh đạo tỉnh này bán rừng phòng hộ cho Tập đoàn FLC làm dự án, nên không có chỗ đậu thuyền, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân.


Được biết, người dân của bốn xã/phường gồm:Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và Quảng Cư thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã mang theo chiếu, lều bạt, chăn màn và những lá đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng để yêu cầu giải quyết. Nhà cầm quyền tỉnh đã huy động lực lượng công an, an ninh, dân phòng đến để kiếm soát đoàn biểu tình cũng như chặn hết các ngã đường dẫn vào khu vực Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Một nguồn tin có mặt tại hiện trường cho biết: “Hôm trước, người dân chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh giải trình về việc tập đoàn FLC chiếm rừng phòng hộ, chiếm bãi đậu thuyền của chúng tôi. Nên hôm nay, chúng tôi đến để tìm câu trả lời. Chúng tôi chỉ tập trung ôn hòa, không ảnh hưởng đến những người xung quanh và không vi phạm pháp luật.”
Tỉnh Thanh Hóa cho tập đoàn FLC lấy khu vực bãi đậu thuyền, rừng phòng hộ thuộc bốn xã gồm: Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và Quảng Cư thuộc thị xã Sầm Sơn làm khu du lịch sinh thái mà không có bàn bạc với người dân nơi đây.
Trước đó, nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa cũng đã di chuyển bến đậu thuyền vào một địa điểm khác cách chỗ cũ hơn 10km, gây bất lợi cho người dân. Những người dân thuộc bốn xã trên đều là ngư dân chài lưới sống nhờ vào việc đánh bắt thủy sản. Trên báo Kiến Thức, bà Nguyễn Thị Lý, trú tại phường Trung Sơn, Sầm Sơn chia sẻ: "Bốn, năm đời cha ông chúng tôi đã truyền nối nghề chài lưới trên biển. Nhờ chúng tôi mới có du lịch Sầm Sơn ngày nay.Thế nhưng, hiện nay tỉnh Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn đã định lấy về giao cho FLC. Họ lấy hết toàn bộ bến thuyền chúng tôi ở đây và chuyển chúng tôi đến tận bến Quảng Hùng xa cách 10 km. Chúng tôi đánh bắt nhỏ lẻ con moi, con cá, bán tươi chỉ 4000đ/kg, bán khô mới được 10.000 đ/kg, giờ họ chuyển chúng tôi đến bến trên 10 km đi lại rất khó khăn. Nhà tôi có 2 vợ chồng đi biển, sáng chồng đi biển, vợ cũng phải đi theo. Rồi tôi lại phải về nhà sau đó lại đi xuống đón chồng… Chúng tôi chỉ mong chính quyền để chúng tôi khoảng 1km trong tổng 3,5 km để chúng tôi sinh sống nhưng không ai đồng ý. Sau đó họ thông báo không để dân mét nào, chúng tôi bức xúc lên kéo lên tỉnh, vừa phụ nữ, bà lão, kể cả học sinh cũng bỏ học để lên UBND tỉnh.”
03/01/2016 - 07:14
Ân Thiên/SBTN

Thái độ bán nước

Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị Asean và Hoa Kỳ họp tại Cali hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước Asean họp trên đất Hoa Kỳ ai cũng thấy đó là hành động Hoa Kỳ muốn kéo các nước Asean lại gần nhau để đối phó với sự bành trướng gia tăng của Trung Quốc tại biển Đông.
Đương nhiên Trung Quốc lo ngại trước việc này, thế nhưng thay vì phải dè dặt quan sát các bước tiếp theo của hội nghị trên. Trung Quốc ráo riết, trắng trợn có những hành động gây hấn gia tăng khi đưa vũ khí hạng nặng như tên lửa, chiến đấu cơ ra các hòn đảo họ đang chiếm đóng trái phép. Đồng thời còn khẩn trương biến những hòn đảo này thành căn cứ quân sự.
Hành động của Trung Quốc như vậy có thể là manh động hay không? Thực ra là không, đó là hành động có tính toán hợp lý, bởi Trung Quốc biết rõ Asean và Hoa Kỳ nếu có đạt được thoả thuận thì những thoả thuận đó cũng khó trở thành hiện thực. Nguyên nhân là thái độ thực lòng của các nước trong Asean. Trong đó có hai nước bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi nhiều nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Các nước còn lại quyền lợi va chạm với Trung Quốc ở biển Đông ở mức độ vừa phải Brunay Malaisia. Đáng chú ý là hai nước không có quyền lợi liên quan đến những xung đột ở biển Đông như Lào, Cam Pốt đang có chiều hướng không muốn mất lòng Trung Quốc.
Các tờ báo khác ở Phi đều liên tiếp đưa trên trang nhất những tít lớn về tình hình biển Đông. Tờ Ngôi Sao Phi Luật Tân ngày 29 tháng 2 năm 2016 có bài viết trên trang nhất về cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng ngoại giao Asean tổ chức tại Lào. Nhưng trái lại trên các trang nhất của các tờ báo lớn Việt Nam thiếu vắng tin tức về hội nghị này.
Nhiều thứ cho thấy, chính thái độ của Việt Nam khiến Trung Quốc an tâm tăng cường gia tăng gây hấn trên biển Đông. Dường như mọi thứ Việt Nam đối phó với hành động của Trung Quốc đều ở mức độ trong vòng kiểm soát của Trung Quốc. Những phản ứng Việt Nam chỉ là có lệ. Một cuộc biểu tình phản dối Trung Quốc tại Manila của người Phi và người sinh Việt diễn ra vào ngày 25 tháng 2 năm 2016. Nhưng trong đó 90 % người mặc áo quốc kỳ Việt Nam là người dân nghèo Phi được phía Việt Nam thuê đóng giả làm người Việt. Tất cả những chính khách của Phi cũng như những nhà quan sát quốc tế đều bày tỏ sự thất vọng về cách tổ chức biểu tình của người Việt Nam đã tham gia cuộc biểu tình trên.
Chính sách ngoại giao mà Việt Nam gọi là khéo léo giữ chủ quyền thực ra là những trò gian vặt  thể hiện đúng bản chất những người lãnh đạo Việt Nam. Một mặt họ kích động, trông chờ người Phi dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ sẽ có những động thái mạnh mẽ khiến Trung Quốc phải e dè hoạt động trên biển Đông. Mặt khác họ vẫn âm thầm đi lại với Trung Quốc để mong mỏi được một sự thương hại của Trung Quốc với thái độ cầm chừng của mình.
Người Phi khảng khái đưa Trung Quốc ra toàn án quốc tế, không chấp nhận những gợi ý   gặp gỡ ngoài lề tác động để Phi rút đơn kiện. Lãnh đạo của Phi tuyên bố họ sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc kể cả họ yếu hơn và nắm chắc phần thua. Những tin tức về biển Đông và quan điểm đấu tranh rõ ràng của họ luôn được những tờ báo lớn nhất của Phi đưa trên trang nhất hàng ngày.
Nhưng thái độ của Việt Nam thật đáng buồn thay. Mặc dù đại hội đảng cộng sản 12 đã qua hơn một tháng, ngay sau khi đại hội đảng CSVN kết thúc. Phái viên của Tập Cận Bình đã sang Việt Nam nghe thông báo kết quả và trao đổi ý kiến lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng đúng lúc Trung Quốc gia tăng gây hấn trên biển Đông, người Phi đang hừng hực quyết tâm sống mái để giữ gìn chủ quyền của họ trên biển Đông. Thì ĐCSVN lại cho đặc phái viên sang Trung Quốc để báo cáo tình hình đại hôi Đảng CSVN khoá 12, thực chất là sang để cam kết thái độ của Việt Nam sẽ trong khuôn khổ vừa phải như Trung Quốc mong muốn trước những căng thẳng trên biển Đông.
Phái viên Hoàng Bình Quân của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi hội đàm với Trung Quốc đã bàn chi tiết đến những hợp tác về mọi mặt kinh tế, văn hoá, chính trị. Thế nhưng, trong phần bày tỏ quan điểm về biển Đông, đặc phái viên này chỉ đề nghị Trung Quốc một cách chung chung là chú trọng gìn giữ hoà bình khu vực, giải quyết theo ứng xử khu vực… hoàn toàn không có thái độ nào mạnh mẽ. Tức dù Trung Quốc có gia tăng bước tiến thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng… chưa có cách đối phó như người Phi. Việt Nam sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm lấy lệ qua phát ngôn của Bộ Ngoại Giao.
Chính thái độ của Việt Nam, Lào, Căm Pốt… đăc biệt là Việt Nam, nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất tại Biển Đông là nguyên nhân người Trung Quốc đi đến quyết định tăng tốc quân sự ở khu vực Biển Đông. Việt Nam chuyển vai trò từ người bị nạn lại bởi Trung Quốc, giờ lại thành  tay trong của Trung Quốc tại Asean. Thái độ của Việt Nam sẽ khiến tinh thần liên kết Asean cùng nhau chống sự bành trướng của Trung Quốc sẽ chẳng đi đến đâu. Chế độ cộng sản Việt Nam đang tận dụng tranh chấp trên biển Đông, tận dụng vai trò nạn nhân của mình để hòng buộc Trung Quốc phải có những động thái bảo vệ chế độ của họ. Cũng như trông chờ ngân hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng châu Á sẽ cấp những khoản vay mượn trong lúc Việt Nam đang túng quẫn không thể vay thêm từ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vì mất uy tín.
Ngân hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á viết tắt là AIIB được thành lập mới năm 2015 vừa qua do sáng kiến của Trung Quốc. Như thế, cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam trước TPP vẫn trong vòng kiểm soát của người Trung Quốc nếu như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất ở Việt Nam vay từ ngân hàng này. Khả năng Việt Nam vay tiền từ ngân hàng AIIB R để làm nội lực tiếp đón hiệp định TPP là điều khó thể tránh khỏi.
Cuối cùng thì có thể nói rằng, chính Việt Nam một nước nhìn bên ngoài đang là nạn nhân xâm lược của Trung Quôc tại biển Đông. Lại chính là nước đang đi đêm với Trung Quốc để giúp cho Trung Quốc yên tâm cát cứ tại biển Đông. Để đổi lại bảo trợ của Trung Quốc về sự tồn tại của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Nói một cách khác những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc một cách cực tinh vi.
Nếu như thế, chuyện biển Đông lọt vào tay Trung Quốc là tất yếu, sẽ không có phản ứng nào của Việt Nam với Trung Quốc như người Phi đã làm. Mọi sự lên tiếng của bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là che mắt quốc tế cũng như người dân Việt Nam, đôi khi những lời lên tiếng này mạnh mẽ và gay gắt hơn cũng chỉ là chuyện người bán hàng nói thách giá, đòi cao hơn chút nữa.
Ngoài những điều đó ra, Việt Nam sẽ không có động thái gì đáng kể khiến người Trung Quốc phải bận tâm. Ít nhất là trong vòng 20 năm nếu Đảng cộng sản vẫn còn tồn tại cai trị ở Việt Nam.
https://anhbasam.wordpress.com/2016/03/01/7327-thai-do-ban-nuoc/

Mỹ Biết Rõ Cộng Sản Rửa Tiền

Vi Anh-29-2-2016
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tết Bính Thân năm nay, Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh TP Sài Gòn cho báo chí Đảng Nhà Nước và dân chúng VN biết lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn trong năm 2015 hơn 5,5 tỷ đôla, cao hơn mục tiêu ban đầu là 5 tỷ đôla, 80% xuất phát từ Mỹ và Âu châu, chỉ có khoảng 6.7% là của người Việt “xuất khẩu lao động” gởi về. Trên phương điện toàn quốc, Ông Minh nói theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, năm 2015 Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về thu hút lượng kiều hối với 12,25 tỷ đôla, tăng nhẹ so với con số 12 tỷ đôla của năm 2014. CS nói vậy nhưng không phải vậy, tiền đó là tiền CS bí mật gởi ra ngoại quốc để rửa, rửa xong thì gởi về VNCS, theo Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại Học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phân tich và Tiến sĩ Vũ quang Việt nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, sử dụng cách tính toán chuyên môn, sưu khảo khoa học đã hơn một lần cho biết trên truyền thông đại chúng.

An ninh, tình báo của Mỹ theo sát việc chuyển tiền ra ngoại quốc có thể thấy qua một chuyện nhỏ như thế nầy đây. Tin báo Mỹ, Detroit News, hôm 12/2/2106 Cơ quan Quan Thuế và Bảo vệ Biên giới Mỹ cho biết đã chặn hai hành khách đáp chuyến bay từ Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Metro, thành phố Detroit, bang Michigan. Vì đã mang theo vượt quá mức quy định 10.000 USD, giới chức đã nảy sinh nghi ngờ và kiểm tra hành lý. Nhân viên công lực Mỹ thấy 93 cọc tiền gồm các tờ 100 USD giả với tổng trị giá là 4,65 triệu USD và 32 cọc tiền VND giả. Hai người này khai họ tính mang số tiền “âm phủ” trên sang Mỹ để hóa vàng cho những người đã khuất theo tập tục ở Việt Nam. Ông Hammond cho biết họ chưa bao giờ có ý định chi tiêu bằng số tiền giả này và đã cho hai người tiếp tục hành trình. Cơ quan Mật vụ Mỹ đang tạm giữ số tiền.

Còn báo Le Monde của Pháp ngày 23/02/2016 ghi nhận, Bắc Kinh đang phải vất vả chống lại tệ nạn chuyển ngân bất hợp pháp, gần 1000 tỷ đô la được chuyển ra ngoại quốc trong vòng một năm rưỡi nay. Kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đã bị mất 108 tỷ đô la trong tháng 12/2015, rồi mất thêm 99 tỷ vào tháng 01/2016. Tính ra từ đỉnh cao 4000 tỷ đô la năm 2014, đến nay, kho ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn hơn 3.200 tỷ, một mức giảm chưa từng thấy, với một tốc độ chóng mặt, không thể chịu đựng được một cách lâu dài. Việc này trở thành thời sự ở Mỹ, truyền thông đại chúng Mỹ cho biết dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài với mức cao kỷ lục trong lúc nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Quốc đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng. Ông Sam Chandan, giáo sư Trường Wharton của Đại Học Pennsylvania, nhận xét tại một thị trường như Thành phố New York, vụ mua khách sạn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ là do một công ty bảo hiểm nhân thọ của Trung Quốc thực hiện.
Xin nhắc lại hai tin rõ ràng, tiêu biểu nhứt của hai tờ báo lớn của Mỹ là New York Times và Wall Street Journal. Vì là cơ quan tình báo, NSA và CIA làm việc này âm thầm nhưng hợp hiến, hợp pháp, dựa vào Đạo Luật Ái Quốc, Patriot Act ban hành sau cuộc khủng bố 911 cho phép ngành tình báo Mỹ làm việc này. Hai tờ báo lớn của Mỹ New York Times và Wall Street Journal dựa vào hồ sơ mật do Snowden tiết lộ và phối kiểm với một số nguồn tin vốn là cựu nhân viên và hiện là nhân viên trong ngành tình báo của Mỹ. Nhưng vì an toàn cho nguồn tin và bảo vệ cho nguồn tin theo tinh thần trách nhiệm của báo chí nên báo để nguồn tin ẩn danh. Những người này đã xác nhận việc làm này của CIA và NSA.
Vì đây là một vấn đề quan trọng liên quan đến một công ty tài chánh, có nêu đích danh – đó là công ty chuyển tiền Western Union rất lớn của Mỹ – có thể gây tranh cãi và thưa kiện nên hai tờ báo phối kiểm rất kỹ. Sau tin của hai báo, Western Union không phủ nhận hay xác nhận việc tham gia vào chương trình của tình báo, mà chỉ nói là công ty tuân thủ các luật liên bang, đòi hỏi các ngân hàng báo cáo các giao dịch khả nghi.
Hai tờ báo này viết CIA đã lưu trữ dữ liệu cá nhân và dữ liệu tài chính về các vụ chuyển tiền quốc tế. Có hồ sơ cá nhân người, địa chỉ gởi của Western Union từ năm 2006. Dữ liệu gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại. Nếu số tiền chuyển trên 3.000 USD thì sẽ có thêm số an sinh xã hội hay số hộ chiếu.
Một số thượng nghị sĩ đã biết chương trình nêu trên vào mùa hè rồi. CIA từ chối bình luận nhưng khẳng định không làm sai luật.
Số tiền hàng chục tỷ Đô la gởi về VN mà nhà cầm quyền CS Hà nội thường rêu rao như là sự ủng hộ Việt Kiều đối với chế độ CSVN. Đó là tiền người Việt hải ngoại gởi về nước, hay ngược lại, đó là số tiền các đại cán, đại gia CS tham ô nhũng lạm chuyển ra ngoại quốc để rửa tiền hay cất dấu. Chắc chắn NSA, CIA có tài liệu nhưng không hại cho Mỹ, nên chưa phanh phui, rờ gáy.
TS Nguyễn Trí Hiếu từng đứng đầu một ngân hàng ở Little Saigon, có lần viết trên báo Đất Việt, đề cập tới những cách thức rửa tiền thông thường nhất. Đó là đi lòng vòng qua trung gian, tiền được chuyển dịch tại hai quốc gia nhưng lượng tiền không được chuyển dịch qua hai lãnh thổ. Ví dụ một người gọi là A chuyển tiền cho người thân là B ở nước ngoài. Người A muốn chuyển ngoại tệ cho người B chỉ cần giao dịch qua người C ở trong nước và người C sẽ giao dịch với người D ở nước ngoài, người B sẽ nhận được ngoại tệ từ người D. Tiền người B nhận được ở nước ngoài trở thành tiền sạch, có thể rửa thêm một lần nữa qua đầu tư vào bất động sản.
Nói một cách bình dân dễ hiểu một người ở hải ngoại gởi tiền về VN. Cơ sở chuyên tiền nhận và thu lệ phí rất rẻ, 1 tới 2% thôi. Tiền này không gởi qua đại dương về VN mà chỉ báo cho đại diện của cơ sở trong nước VN. Cơ sở trong nước nhận tiền của những đại cán, đại gia với lệ phí 10% trở lên, lấy 100 trả cho người được ngoại quốc gởi về và ăn tiền cò là 10% của đại cán. Như vậy cơ sở lấy lệ phí hai đầu là 11%. Với % đó thì quá lợi, cao gấp ba lệ phí thông thường gởi tiền hợp pháp.
Đại cán trả lệ phí cao nhưng tiền được rửa trở thành hợp pháp. Chắc chắn cơ quan an ninh, tình báo nhứt là mật vụ thừa biết. Nhưng đâu có hại gì cho Mỹ, họ cứ để yên. Đại cán CS mua nhà cửa ở Mỹ đâu có gởi đem về VN được. Tiền gởi ngân hàng mang tên con cháu đại cán, email, mật mã qua lại với VN, với khoa học, kỹ thuật của Mỹ, tình báo Mỹ biết dễ như ăn bánh. Điện đàm của các thủ tướng Đức, tổng thống Pháp, Ba tây mà Mỹ còn nghe được, thí sá gì những chuyện nhỏ gởi, chuyển tiền của những đại cán CS ở VN và TQ. Hồ sơ cứ tích lũy để đó, khi nào cần thì giở ra thành mới thôi.

Tướng Trung Quốc: Quân đội sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển Đông

Tướng Vương Giáo Thành tuyên bố quân đội Trung Quốc sẵn sàng trước bất kỳ mối đe dọa an ninh nào ở các vùng biển tranh chấp.
Tướng Vương Giáo Thành tuyên bố quân đội Trung Quốc sẵn sàng trước bất kỳ mối đe dọa an ninh nào ở các vùng biển tranh chấp.
VOA-01.03.2016
Một chỉ huy quân sự của Trung Quốc mới lên tiếng tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả bất kỳ mối đe dọa an ninh nào, và có đủ khả năng chiến đấu để bảo vệ các lợi ích của Bắc Kinh ở biển Đông.
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức tư lệnh quân khu miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Vương Giáo Thành cho biết quân đội nước này đang hết sức cảnh giác trước bất kỳ mối đe dọa an ninh nào ở các vùng biển tranh chấp.
Báo chí Hong Kong và Trung Quốc dẫn lời ông Vương nói cuối tuần trước: “Quân đội đủ khả năng đương đầu với bất kỳ mối đe dọa an ninh nào. Không có nước nào được phép biện minh hay có hành động đe dọa tới an ninh và chủ quyền của Trung Quốc”.
Tướng Vương, người từng chỉ huy quân khu Thẩm Dương, tuyên bố rằng mục tiêu của ông là “bảo đảm an ninh trong tuyến phòng thủ hàng hải và kiểm soát biên giới”.
Ông này nói thêm: “Nhưng nhiệm vụ trước hết là bảo đảm quyền và quyền lợi [của Trung Quốc] ở biển Nam Trung Hoa [biển Đông]”.
Tuyên bố của ông Vương được đăng tải chỉ vài ngày sau khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris, cáo buộc Trung Quốc đang “quân sự hóa” biển Đông.
Trong khi đó, Việt Nam mới đây đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh triển khai tên lửa đất đối không cũng như đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa và Trường Sa.
Tướng Vương nói rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang lên kịch bản đối phó với các nguy cơ quân sự trong khu vực.
Ông Vương là một trong số ít các sĩ quan, trong có có cả những người từng chiến đấu trong Chiến tranh biên giới Việt – Trung, được Chủ tịch Tập Cận Bình thăng cấp thượng tướng hồi năm ngoái.
Theo SCMP, People’s Daily

Dân trí và đạo đức Việt Nam ra tòa

Thục Quyên (Danlambao) - Ngày 02/3/2016 tòa án Long An sẽ xử phúc thẩm (lần 2) em Nguyễn Mai Trung Tuấn, theo tin trên Facebook của luật sư Nguyễn văn Miếng, một trong 9 luật sư nhận cãi miễn phí cho em (1). Bị can là một trẻ vị thành niên sanh năm 31/3/2000 nghĩa là chưa đủ 16 tuổi. Em không được thông báo ngày phải ra tòa.

Và các luật sư của em phải thân chinh đến tòa án để được nghe một thư ký tòa hình sự xác nhận ngày xử và tên ông chánh án.

Đó là sơ lược tình trạng một vụ án tại nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nước hãnh diện là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công Ước Quyền Trẻ Em. Các ủy viên trung ương đảng Cộng sản Vũ đức Đam (Phó Thủ tướng Chính phủ) và Phạm thị Hải Chuyền (Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội) đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn tấn Dũng ủy quyền phối hợp các bộ, ngành liên quan để tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm phê chuẩn Công ước tại Hà Nội ngày 20/12/2015 vừa qua.

Trích báo Nhân dân Điện tử, tự xưng là cơ quan trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam: (2)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Công ước là một văn kiện quốc tế mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Trong suốt 25 năm qua Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi các nghĩa vụ thành viên Công ước và đạt được nhiều kết quả thực chất trong việc cải thiện đời sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam. Kết quả này có được trước hết là do cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong thực thi Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.

Trích vài đoạn trong Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em (3)

Nhắc lại rằng, trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng, trẻ em có quyền được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt;

Tin tưởng rằng, gia đình, với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng;

Thừa nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông;

Xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để có thể sống một cuộc sống riêng trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết;

Ghi nhớ rằng, sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt là một yêu cầu đã được khẳng định trong Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em năm 1924...

Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên bố về quyền trẻ em, "trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”;

Phần I điều 3:

1. Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.

2. Các Quốc gia thành viên cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của các em, có tính đến những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hay những cá nhân khác có trách nhiệm pháp lý đối với trẻ em và nhằm mục đích đó, sẽ tiến hành mọi biện pháp lập pháp và hành pháp thích hợp.

3. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khỏe, về số lượng và tính phù hợp của đội ngũ nhân viên các cơ quan đó, cũng như về sự giám sát trình độ chuyên môn.

Phần I điều 6

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống.

2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Phần I điều 16

1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việcriêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kíchnhư vậy.

Phần I điều 27

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em được có mức sống thích đáng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.

2. Cha mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ hay những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo đảm các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em theo năng lực và khả năng tài chính của mình.

3. Các Quốc gia thành viên, phù hợp với điều kiện của nước mình và trong phạm vi các phương tiện sẵn có của mình, phải thi hành các biện pháp thích hợp để giúp đỡ các bậc cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này, và trong trường hợp cần thiết, phải thực hiện những chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt là về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.

4...

Phần I điều 37

Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng:

1. Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích;

2. Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;

3. Mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng phẩm giá vốn có của con người, theo cách thức có tính đến các nhu cầu của những người ở lứa tuổi các em. Đặc biệt, mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ mà không nên làm như vậy, và các em phải có quyền duy trì sự tiếp xúc với gia đình qua thư từ và các cuộc viếng thăm, trừ những trường hợp ngoại lệ;

4. Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy.

Phần I điều 40

1. Các Quốc gia thành viên Công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội

*

Tòa án lương tâm của riêng từng người.

Loại tòa án cao cả nhất trên thế gian này là tòa án lương tâm của từng người. 

Mọi bất công xã hội, tham nhũng, cướp đất, cướp của, hà hiếp..., không duy nhất do sự tàn ác điêu xảo của đảng Cộng sản Việt Nam. Một dúm 4 triệu đảng viên không thể vô cớ mà có thể hoành hành trên đầu trên cổ của 90 triệu dân. 

Tại chúng ta dốt, tại chúng ta ích kỷ, tại chúng ta hèn yếu, tại chúng ta cầu an, tại chúng ta nhầm lẫn, tại chúng ta thua chạy. Nên những đứa trẻ Việt Nam ngày nay đang lớn lên trong một môi trường bệnh hoạn, không được tới mức tạm đủ dinh dưỡng, quần áo, nhà ở, trong khi về mặt tinh thần thì bị hà hiếp, ngày ngày chứng kiến cảnh cướp của, đánh người!

Ai là những người lớn thừa ăn thừa mặc, sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ hay cả bắt tay với tội ác để mưu đồ tư lợi, mà dám kết tội một đứa trẻ bị dồn vào chân tường chỉ biết châu chấu đá voi, mong chống chỏi lại sự tàn bạo đang ập vào đầu gia đình mình?

Ai là những kẻ vô đạo đức có thể đứng chứng kiến cha mẹ mình bị đánh đập mà không xả thân vào chống đỡ, để cao giọng bắt tội bạo động?

Em Tuấn chỉ vỏn vẹn liều thân gầy yếu để tự vệ bằng phương tiện có trong tay!

Đây là lúc mà dân trí và đạo đức Việt Nam bị đưa ra xét xử! 

Để coi gần 90 triệu dân trong nước có nuốt nhục, bỏ mặc cho đứa trẻ này bị vùi dập hay không?

Cũng xin các ông bà ở xa, không bị khó đến thân, đừng bẻ cong sự thật, biến sự tự vệ trong tuyệt vọng của một trẻ nhỏ thành một sự tranh đấu chống độc tài qúi vị mong muốn, cổ võ, nhưng không tự làm.

Tuấn chỉ mong được sống như một con người.



____________________________________________

Chú thích:

(1) Theo LS Trần bá Học cho biết trên facebook của ông, chín luật sư cãi miễn phí cho Nguyễn Mai Trung Tuấn:

1. Luật sư Dương Phi Anh 
2. Luật sư Lê Quang Hiến
3. Luật sư Trần Bá Học
4. Luật sư Lê Thị Minh Nhân
5. Luật sư Nguyễn Văn Miếng
6. Luật sư Trần Hồng Phong
7. Luật sư Nguyễn Tấn Thi
8. Luật sư Trần Văn Thanh
9. Luật sư Phùng Thanh Sơn

Địa chỉ liên hệ chung: 843 Lê Hồng Phong, P.12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.