Thursday, July 30, 2015

Ai sẽ thay thế?

Năm XL (Danlambao) - "Tôi đưa anh sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm...". Chỗ ngồi êm ái của Đại tướng Phùng Quang Thanh (PQT) "tâm tư" đang được các tướng lobby với Nguyễn Tấn Dũng (NTD) để được nhảy vào vị trí hét ra lửa hốt ra bạc? Sự nghiệp của PQT đã chấm dứt nhưng ai là kẻ thay thế? Ai thay, ai đóng vai thế là chuyện của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), chúng ta là nhân dân phải có trách nhiệm với đất nước nên không thể để họ mãi múa gậy vườn hoang dù chúng ta chưa làm được gì nhiều.

Có nhiều tin đồn đoán là CSVN đang có cuộc thanh trừng nội bộ cho phe nhóm hoặc NTD sẽ là Tổng thống trong tương lai. Một số quan chức xin được nghỉ chờ về hưu là một động thái bất thường của CS. Phe "thân Mỹ" đang áp đảo phe "thân Tàu"... Để bố trí nhân sự trước thềm Đại hội đảng cho phe nhóm là truyền thống của họ, chẳng lẽ chúng ta có thể tin chế độ CS này đem đến hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước phát triển? Nếu bạn tin thì xin ngưng đọc nơi đây, nếu bạn không tin thì chúng ta sẽ bàn tiếp.

PQT chẳng là thứ gì cho sự nghiệp của đảng CSVN chuyên cướp của giết người. Hồ Chí Minh là ai? Chết ngày nào và thân sáp nằm trong lăng Ba Đình bao lâu nay mà họ vẫn trơ trẽn tuyên truyền thì PQT chỉ ngang tầm như Nguyễn Bá Thanh. Dối trá, lừa lọc là đặc tính và bản chất của loài CS nên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nhắc nhở chúng ta.

Các còm sĩ đã rất tinh tế khi chỉ ra những giả tạo của nhân vật đóng vai PQT nên "PQT" này nào dám gặp vợ con vì nhập vai hay cỡ nào cũng sẽ bị người thân nhận diện thật giả nên đành ca bài "Một trăm em ơi, từ nay đã cấm trại rồi". Cộng đảng đang cố gắng lập lại lịch sử như nhân vật Hồ Chí Minh. Hóa trang chỉ lừa những người không quen biết, với người thân thì mặt nạ sẽ rớt dù có nhờ chuyên gia Holywood. Chuyện thật giả của PQT không quan trọng, vấn đề bây giờ của Cộng đảng là ai sẽ lên thay vị trí Bộ trưởng Bộ quốc phòng mà Tàu cộng tạm chấp nhận? Nguyễn Chí Vịnh, Đỗ Bá Tỵ hay ABC thì phải được Nguyễn Tấn Dũng gật đầu nếu không thì cũng sẽ bị đưa vào Hạ. ABC lên thay thì người dân chúng ta được gì? Có tự do hơn không, đất nước chúng ta ra sao, có thoát Tàu?

Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và đảng CSVN nói chung không có khả năng và cũng không muốn mưu cầu hạnh phúc cho người dân vì "ngo như bù" nhưng gian xảo, tàn bạo thì có thừa. Một tên chuyên đâm thuê chém mướn, ngang dọc vẫy vùng có thể trở thành một doanh nhân chân chính? Ba X đang xây dựng một đế chế theo Bắc Hàn, lợi dụng thế độc tài cầm quyền của CS để thiết lập phong kiến mới, cha truyền con nối qua những động thái lăng xê "thái tử" mà lề đảng bắt buộc phải đăng tải. Ba X ban phát quyền lợi cho đàn em phục tùng không phải "còn đảng còn mình mà là còn X còn mình". Với thói quen đội trên đạp dưới, còn X còn mình nên Ếch đã thâu tóm những tên chuyên lòn trôn vì bản chất của loài CS để bảo vệ Ếch. Chuyện gì cũng chờ xin ý kiến của Thủ tướng nên tổng Trọng cũng phải khóc thầm.

Trở lại chuyện của PQT. Đây là sự nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng về CS. Thời xa xưa có thể là lý tưởng nhưng bây giờ chỉ là tranh giành quyền lực mà họ còn biện minh chủ thuyết CS cho sự "phải" lãnh đạo trong điều 4 Hiếp pháp thì chính ông bà đảng viên đã tự phỉ nhổ vào bản thân và lịch sử. Vì quyền lợi của phe nhóm thì đảng viên cỡ nào cũng sẽ "ra đi" nếu yếu thế. Giết bao triệu dân hai miền cho cuộc chiến phi lý để phục vụ cho quốc tế CS và ngày nay đất nước và Nhân dân được gì? Nếu nói về cá nhân thì đảng viên CS đã thu hoạch hoành tráng trên xương máu đói khổ của Nhân dân, đất nước thì hoang tàn xơ xác. Tài nguyên bán tháo bán đổ, Tàu cộng hiện diện trên mỗi miền đất nước, nợ công để ai trả? Do đó chuyện PQT sống hay chết không quan trọng mà câu hỏi cho chính mỗi người dân chúng ta là làm gì để đảng CSVN ngưng thở?

31.07.2015

Đặng Xuân Diệu - tròn 4 năm bị bắt và những điều chưa kể

Đặng Hoài An (Danlambao) - Giờ này 4 năm trước, đúng vào ngày 30 tháng 7 năm 2011, tôi đang ở nhà một mình thì bất ngờ nhận được tin báo nói rằng người anh họ thân thiết của tôi - anh Đặng Xuân Diệu đã bị CA bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất. 

Ngày hôm nay, 30 tháng 7 năm 2015, sau 4 năm rong ruổi “chạy giặc”, tôi ở chốn tha hương gieo xuống bàn phím những dòng chữ viết về anh. Còn anh, vẫn đang phải một mình đối chọi với bóng đêm, cô đơn sau song sắt của nhà tù oan nghiệt, hứng chịu những cực hình của những người “đầy tớ” khát máu.

Vươn lên từ nghèo khó

Đặng Xuân Diệu
Anh - một con người kỳ dị với tính cách khác thường so với mọi người. Nhưng có lẽ, những điều kỳ dị đó đã giúp anh kiên cường và vững chãi trong suốt 4 năm qua - trong tổng số 13 năm tù mà anh đang gánh chịu. 

Với tư cách là một người em, tôi hết sức kính phục anh. Anh cũng chính là một tấm gương mẫu mực để cho tất cả những anh em trong nhà và bạn bè noi theo. 

Sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo, cha mất sớm, các anh em phải đỡ đần nhau để cùng lớn lên và trưởng thành. 

Từ nhỏ, anh đã luôn xuất sắc và đi đầu trong việc học tập. Mặc dù hoàn cảnh gia đình éo le, hàng ngày anh phải vừa đi học, vừa phụ giúp các anh chị lo toan công việc. Nhưng thành thích học tập của anh vẫn luôn đứng “top”.

Tôi vẫn nhớ mãi những câu chuyện mà cha tôi kể về anh để nhắc nhở chúng tôi làm gương. 

Từ cách ăn mặc giản dị của anh với mỗi năm chỉ 2 chiếc áo sơ mi để đi học, hay chiếc dép đứt được gắn đi gắn lại, đến việc mỗi đêm mùa đông anh đều cởi trần nằm ngủ để đến sáng sớm bị lạnh mà thức dậy học bài... Tôi đã thần tượng anh từ khi còn bé qua những câu chuyện cha tôi kể. 

Tấm gương Đặng Xuân Diệu 

Lớn lên, anh thi đậu một lúc 3 trường đại học, và theo học trường ĐH bách khoa Đà Nẵng. Ra trường, anh được nhận vào làm tại sở giao thông vận tải tỉnh Nghệ An. 

Tuy nhiên cũng chỉ được thời gian vài ba năm thì anh xin nghỉ để lập công ty riêng, theo lời anh kể thì ở đó quá nhiều tiêu cực và những thứ “chướng tai gai mắt”. Anh không thể sống và làm việc trong môi trường như vậy nên dứt áo ra đi. Rõ ràng là vậy, anh ghét phải luồn cúi hay phải bợ đỡ cho kẻ khác, ghét phải nhìn thấy cảnh ăn chia, đút lót, hối lộ…

Rồi anh trở thành giám đốc môt công ty xây dựng, kể ra và tưởng tượng thì rõ là oai, nhưng ngược lại thì hoàn toàn khác nếu tiếp xúc với anh. 

Với một vóc người nhỏ con trên một chiếc dream cũ, nhìn vào không ai nghĩ được anh là một doanh nhân hay một giám đốc. 

Anh thường hay đùa rằng: “Bây thấy tau có oai không, giám đốc đi siêu xe” rồi cười. Anh tự cười trong sự mãn nguyện.

Tính anh là vậy, giản dị, không thích sự hào nhoáng ở cái vỏ bọc bên ngoài. Đối với anh, thay vì những đồng tiền để đổ vào những khoản hào nhoáng như vậy thì vẫn có thể dùng để giúp người khác làm nhiều việc tốt hơn. 

Lạc quan, yêu đời

Ngôi nhà anh ở cũng chỉ là một ngôi nhà cấp 4 nhỏ hẹp, nóng gắt khi mùa hè đến và ngập nước lênh láng mỗi khi mưa về. Nhưng đối với anh như vậy đã là quá đủ. 

Tôi nhớ những mùa đông rét căm, đang ở trong nhà bỗng nghe tiếng anh ở ngoài sân vừa dội nước tắm vừa nhảy và kêu “Ôi ấm, ấm quá, ấm quá”. Tưởng thật tôi lên nhảy phăng ra tắm luôn, vừa xối nước lên mình thì giật nảy lên vì cóng lạnh, rồi anh cười và nói “Mi cứ kêu ấm là hết lạnh, không thì kêu nóng cũng được cứ kêu vậy cho hàng xóm nó tưởng mình có nóng lạnh”. 

Chỉ một câu đùa đó thôi cũng khiến cho bất cứ ai tiếp xúc với anh cũng cảm thấy thích thú. 

Hay những lần nhà có khách đến chơi, anh đứng ngoài sân đón khách và nói vọng vào trong nhà “Mấy thằng mở tủ lạnh bỏ kí thịt voi ra xả đông lát mà nấu” (thật ra nhà không có tủ lạnh), rồi cả nhà cười hả hê. 

Có những đêm anh đi ăn cùng khách hàng về, vừa về đến nhà thay đồ xong anh liền vào bếp, tôi hỏi “Chứ không phải anh đi ăn về à?” anh nói: “Ăn gì cũng không ngon bằng cơm cá kho ở nhà, bây có thấy có thằng giám đốc nào đêm về lục cơm cá kho ăn như tau không?”… 

Anh Đặng Xuân Diệu đang bị kết án 13 năm tù giam
Chỉ là những câu nói đùa của anh nhưng tôi nhớ mãi, bởi ở trong đó tôi nhận thức được mỗi bài học nhất định nào đó. 

Anh hài hước, cởi mở và gần gũi với mọi người, nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc trong công việc của anh, nhất là những việc học tập của chúng tôi. 

Đặc biệt anh luôn bình tĩnh và luôn có giải pháp tốt trong mọi tình huống. Còn nhớ có lần chúng tôi bị kiểm tra nhà bất ngờ và bị tịch thu hết giấy tờ tùy thân vì chưa kịp có giấy tạm trú, tôi hỏi anh giờ phải làm sao? Anh bình tĩnh nói: “Kệ nó, nó muốn lấy cho nó lấy, nó muốn chút tiền thôi mà, mình cứ ở lì đây, mai mốt tự động nó đến trả thôi”. 

Đúng thật, chỉ vài ngày sau thì công an phường tự động đến trả giấy tờ. Hay có lần tôi bị bắt vì mặc áo Trường Sa Hoàng Sa, ai đó đã báo tin cho anh và lúc tôi được thả ra, trên đường về thì gặp anh đang đi đón tôi, anh nói: “Thế nào, vui không, tưởng nó còn giam nữa chứ, thả nhanh thế”…

13 năm oan nghiệt 

Sau khi anh bị bắt, công an cũng bắt tôi vài ngày sau đó. Rồi họ dẫn giải tôi về nhà anh để khám xét, họ ngỡ ngàng khi thấy nhà anh chỉ có sách là nhiều, ngoài ra không có gì đáng để lục xét. Họ nói anh tôi cũng là người ham đọc sách, tôi đáp lại, đối với anh tôi sách là tài sản quý giá nhất.

Cuối cùng họ thấy anh có 3 card visit của anh đều là chức vị giám đốc của 3 công ty xây dựng. Mấy viên công an đã thủ thỉ với nhau rằng: “Tay này cũng là một người giỏi lắm đây”. 

Quả thực là vậy, đối với tôi, anh tôi rất giỏi…

Để viết hết về anh có lẽ là rất khó, chỉ một vài câu chuyện về anh để tưởng nhớ đến anh trong ngày chấm mốc tròn 4 năm anh ở chốn lao tù. 

13 quả là con số định mệnh hay chỉ là một sự trùng hợp khi mà lúc xưa nội tôi (cũng là ông nội Đặng anh Xuân Diệu) vì chống chế độ cộng sản mà phải chịu tù đày suốt 13 năm trời ở trại giam Cổng Trời. 

Nay đến đời cháu của ông là anh Đặng Xuân Diệu cũng lại gặp phải con số oan nghiệt này một lần nữa. 

Tôi xót xa khi những lần nghe tin anh bị hành hạ hết sức tàn độc trong chốn lao tù, vẫn còn một đoạn đường rất dài mà anh phải chịu, không biết rồi đây sẽ còn những ai nhớ đến anh?

Viết cho anh, 4 năm một chặng đường khắc nghiệt vẫn chưa qua.

Từ cái mũi của Phùng Quang Thanh (hay của đứa nào!?) lại nhớ Hồ Tập Chương...

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Mấy hôm nay chuyện các bạn khắp thế giới trong và ngoài nước cùng đồng hành WE ARE ONE tổng tuyệt thực tranh đấu cho những tù nhân lương tâm tại VN là điều tôi quan tâm hơn cả. Chuyện Phùng Quang Thanh sống-chết, giả-thật tôi... kệ cha nó. Bây giờ ngồi lướt qua những tin tức về anh Phành đứt Thung, tôi... tẩu hoả nhập ma, thiếu điều phải đi mỗ cục u vừa mới... sơ trong não. Giữa mớ tin tức, bình luận hỗn độn, tấm ảnh sau đây... "ám ảnh" tôi:



Tấm ảnh này được đăng tải bởi truyền thông lề đảng, cho rằng "Phùng Quang Thanh" đang bắt tay với Nguyễn Thiện Nhân sau khi chữa bệnh từ Pháp về. (1)

"Ám ảnh" thứ nhất là nét láo liên của "Phùng Quang Thanh" này làm tôi nhớ đến nét láo liên của cha già DT ngày xưa từ Tung Của, vượt biên qua biên giới, về ngự ở hang Pắc Pó, cái động tối thui bây giờ đã được quản lý bởi Tàu:
Từ cái láo liên của thiếu tá gián điệp Hồ Quang dẫn đến một chuỗi dài vạn-láo-trường-lếu đứng từ mặt trăng còn thấy rõ, với những Trần Dân Tiên, Tờ  Lờ, Hồ Tập Chương... đã dẫn đến "ám ảnh" thứ hai: cái mũi của người mang tên "Phùng Quang Thanh".

So sánh hình của Phùng Quang Thanh trước (trái) và sau (phải) cái ngày được gọi là đi Pháp chữa bệnh về:


"Cắt" 2 cái mũi để gần nhau cho nó... tình:


Nhìn vào 2 cái lỗ mũi này thì ai mà nói của một đứa thì... đi chết đi. Còn quý bà DLV nào thỏ thẻ rằng Phùng Đại Tướng qua Pháp sửa mũi thì cũng... đi chết luôn!

Trừ khi: Phùng đại tướng đi sửa cái mũi thon thon thành ra... phùng phùng để cái bản mặt phù hợp hơn với biệt danh mà giang hồ đặt cho loài thích ăn cám!

Cho nên muốn biết chú Phùng vừa mới Khát Vọng Đoàn Tụ với Tàu nhưng không khát vọng đoàn tụ với thím Thanh hiện nay là đồ thật hay đồ giả, made in Thạch Đà, Mê Linh - Vĩnh Phúc hay made in Bejin; là loại Nguyễn Tất Thành dân nước mắm hay thứ Hồ Tập Chương chủng tộc xì dầu thì... đi tìm thím Thanh mà hỏi.

Sửa gì thì sửa chứ ai lại nở nòng nào đi sửa đổi cái... cụ Hồ.

Check biết liền!!!

Nhưng phải chờ vì chú Thanh cũng giống bác Hù, bận lo việc nước, hơi đâu việc nhà, không có giờ để tiếp. Về đi!!!


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

___________________________________

Tuyên Giáo Cùn: Giành Hết Cái Ngu Của Thiên Hạ

Đinh Tấn Lực- 28/07/20151
“Không có gì nguy hiểm hơn trong cả thế giới này cho bằng sự dốt nát chân tình và cái ngu tận tâm” (Martin Luther King Junior).
Martin Luther King Junior
Quả thật không có phương thức nào hiệu quả hơn bài báo ANTĐ “Vạch trần một âm mưu đen tối” của tác giả Hồng Tuấn, để giúp cho người đọc có đầy đủ chứng cứ mà tự kết luận rằng Tuyên Giáo TW Ba Đình là cái loa rè tụt hậu lẹt đẹt lẽo đẽo xa nhất trong thời đại thông tin @.
Bởi nhiều lẽ…
Trước tiên, chiêu thức “trăm dâu đổ đầu tằm” này đã rỉ sét còn hơn cả những cái ụ nổi của Vinashin & Vinalines. Những tay độc tài VN dường như vẫn còn mơ ngủ về phương pháp Quy Chụp, những mong thiên hạ e sợ cái nhãn hiệu Phản Động gán ghép cho một tổ chức chính trị rồi không dám tự thân đòi lấy cái quyền làm người đã bị đảng tước mất lâu nay.
Thực tế đã khác xưa rồi Diễm. Từ Phản Động, trong bối cảnh thời này, đã mang ý nghĩa vinh dự của sự ứng xử thể hiện khát vọng thay đổi xã hội cho tốt hơn; thay đổi để tạo điều kiện giữ cho Tổ Quốc toàn vẹn, và giúp cho đất nước phát triển nhanh chóng/bền vững hơn.
Hãy tự mở mắt ra và thông não để thấy rằng nhân dân không sợ tù vì những điều luật áp chế, một khi chính họ đã nỗ lực vạch trần tính sai trái của những áp chế đó và đòi hỏi công lý cho những án oan. Tức là tự họ đã vô hiệu hoá sự sợ hãi mà đảng chờ đợi ở họ. Ngược lại, người ta chỉ sợ tội vô cảm trước lương tâm từng người, về mức độ xuống cấp cùng cực của một đất nước bởi chế độ cai trị của một dàn lãnh đạo gian tham ngu dốt không còn chỗ giấu diếm được nữa.
Nhà nước bạo quyền có thể dùng các thủ thuật “vi phạm pháp luật” để kết án vu vơ những người dấn thân đấu tranh vì lương tâm cho nhân quyền của chính họ, nhưng không tài nào chỉ bằng nước bọt vu khống mà qua mắt được dư luận trong nước hay quốc tế về những trò ma đạo đó.
Kế đến, liệu pháp Quy Chụp này có nhiều xác suất khiến cho hàng ngũ đảng viên, đặc biệt là nhân sự của “lực lượng chức năng”, thêm hoang mang về tầm hoạt động của một tổ chức chính trị Phản Động từng nghe là đã bị “tận diệt” từ nhiều thập niên trước.
Họ khó tự thân trả lời những câu hỏi không lý giải, dựa trên lập luận của bài báo dẫn trên:
– Từ chính nghĩa và sự thật nào mà tổ chức chính trị Phản Động đó có khả năng chứng minh được cho toàn dân về sự sai trái của chủ trương đường lối CSVN là nguyên nhân tình trạng lụn bại của đất nước?
– Từ bao giờ tổ chức Phản Động khủng bố đó đã hành hung người Việt đến gãy chân/đổ máu hay mất mạng trên đường phố lẫn trong đồn côn an? Hoặc, ném mắm tôm chất thải vào nhà dân? Hoặc, canh cổng/chận ngõ không cho dân sinh hoạt làm ăn bình thường? Hoặc, tuỳ tiện cấm xuất cảnh, thu hộ chiếu của dân?
Thứ ba, liệu pháp Quy chụp đó không giấu được sự thản nhiên trịch thượng coi dân ngu như lãnh đạo, rằng chỉ cần đôi câu vu khoát về “âm mưu đen tối” trên báo đài là lập tức nhân dân sẽ lọt vào cái bẫy phân hoá sơ đẳng mà tuyên giáo TW giăng ra, rồi cấu xé, đấu đá hay dẫm đạp lẫn nhau, như lãnh đạo giành ghế.
Dân ta bây giờ tinh lắm, nên cái bẫy đó trở nên cực thô. Phương pháp “xát cá thối” ngày nay không còn hiệu nghiệm như thời KGB hay Nazi nữa. Trong thời đại @ này, Sự Thật truyền đi nhanh tựa ánh sáng, cho nên mùi thối phải ở lại với tuyên giáo TW và bộ phận chỉ đạo của nó, vốn là trung tâm của sự thối tha bỉ ổi.
Thứ tư, hiệu ứng ngược của chiêu thức Quy Chụp này là sự khích lệ nhân dân lập hội. Nó giúp cho thiên hạ, nếu muốn tự khẳng định tiếng nói của tập thể cùng ngành nghề hay có cùng ý tưởng đặc thù sẽ tự thành lập hội riêng.
Người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy cả nước bùng vỡ với hàng loạt hội đoàn mới toanh có tên gọi từ diễu cợt cho đến nghiêm túc.
Điều này đã xảy ra và còn đang phát triển. Nhà nước cai trị cũng đã thúc thủ và còn đang vật lộn rồi thụt lùi từng bước với những biện pháp ngăn chận vá víu, từ hèn hạ cho đến đê tiện.
Dốt thì đành, nhưng đừng giành hết cái ngu của thiên hạ. Các biện pháp côn đồ và vu khống không phải là giải pháp. Nó chỉ tô đậm thêm lằn ranh giữa đảng với dân.
Hãy thức thời, và kíp quay về với dân tộc, trước khi các hội đoàn sinh hoạt xã hội dân sự kia thực sự sát cánh với nhau, tập họp lại thành một phong trào rộng lớn, hoạt động trong tinh thần WE ARE ONE, nhằm đối trọng với độc tài mà hình thành một thể chế dân chủ trên đất nước này.
*****
27/7/2015 – Kỷ niệm 25 năm CHXHCN Byelorussia tách ra khỏi Liên Xô, tuyên bố độc lập, và trở thành Cộng Hoà Belarus sau đó.
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150728/dinh-tan-luc-tuyen-giao-cun-gianh-het-cai-ngu-cua-thien-ha#sthash.OVKmd9vn.dpuf

Đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm

Vi Đức Hồi (Danlambao) - Thời gian gần đây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia bỗng dưng trở thành điểm nóng. Phe đối lập, đảng cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) tổ chức kéo dân chúng xuống các điểm cột mốc phản đối điều mà họ cáo buộc là chính phủ của thủ tướng Hun Sen nhượng bộ, hiến đất trong việc cắm mốc biên giới giữa Campuchia-Việt Nam, gây ra các cuộc xung đột hai bên liên tiếp xảy ra trên tuyến biên giới. Chính phủ hai bên nỗ lực giải quyết nhằm kìm hãm sự lan tỏa ra diện rộng, song tình hình có vẻ như vượt tầm kiểm soát của cả chính phủ hai bên. Với áp lực ngày càng gia tăng từ phe đối lập, đã cho thấy chính phủ của thủ tướng Hun Sen đã có những động thái giao động, nhượng bộ, xuống thang. Ông ta cho tìm bản đồ gốc được lưu tại Liên Hiệp quốc và các nước Pháp, Anh, Mỹ để xác định lại biên giới lãnh thổ của quốc gia mình.

Nguyên cớ gì dẫn đến xung đột trên bùng phát gia tăng? Để diễn giải câu hỏi này cần lần lại và xâu chuỗi các sự kiện diễn ra trong quá khứ để nhận ra bản chất của nó là gì. 

Miền đất mầu mỡ các tỉnh miền tây nam bộ hiển nhiên từ những thủa xa xưa nó đã trở thành một phần lãnh thổ của Việt Nam. Lịch sử để lại, dân tộc Khơ me từ lâu đã trở thành một dân tộc trong cộng đồng người Việt. 

Năm 1978, quan hệ Việt Nam-Tàu cộng xấu đi bởi liên tiếp xảy ra các vụ lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo. Chính quyền Bắc Kinh dùng con bài người Hoa gây rối từ bên trong chống Việt Nam. Đáp lại Việt Nam tìm mọi cách đẩy người Hoa về nước, sự kiện đó đã đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Ngay sau đó, chính quyền Khơ Me đỏ đã ngang nhiên phát động cuộc chiến đẫm máu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, tàn sát thảm khốc người dân vô tội. Việt Nam tổ chức phán kháng và tấn công Campuchia, lật đổ chính quyền khơ me đỏ, lập nên chính quyền Hun Sen ngày nay vào ngày 7/1/1979. Cũng ngay sau đó ngày 17/2/1979, Tàu cộng tiến hành cuộc chiến xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nhằm “dạy cho Việt Nam bài học”. 

Cựu Hoàng Sihanouk, một ông vua gần như trong suốt thời gian về cuối đời ông ta sống lưu vong bên Tàu, thi thoảng mới về thăm đất nước Campuchia. Ông ta là người luôn có quan điểm thiếu thiện chí với Việt Nam, khi còn sinh thời, ông ta lập trang web để thể hiện quan điểm của mình. Ông ta khẳng định toàn bộ các tỉnh miền Tây nam bộ là đất Campuchia, “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”. Ông cũng không ngần ngại bộc lộ ý định của ông ta muốn chiếm lĩnh lấy lại miền đất này. Chẳng biết khi ông qua đời có để lại di chúc cho bàn dân Cam bốt như Hồ chí Minh hay không nhưng đảng của nhà vua cùng các đảng chính trị đối lập với đảng của thủ tướng Hun Sen luôn thể hiện trong cương lĩnh của mình trong các cuộc vận động tranh cử là: Đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ mà trước đây Việt Nam đã xâm chiếm. 

Tình hình Campuchia những năm gần đây đang trên đà ngày càng xấu đi đối với đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và chính phủ của thủ tướng Hun Sen. Được Việt Nam dựng lên sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Khơ Me đỏ, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (nay là đảng Nhân dân Campuchia) cùng chính quyền nhà nước Campuchia đến nay đã trải qua 36 năm cầm quyền, một quãng thời gian quá dài trị vì đất nước. Dưới sự chỉ đạo, định hướng của đảng cộng sản Việt Nam, quá trình vận hành của đảng này đã không ít gặp sóng gió, Pen xô Van được Việt Nam đưa lên làm tổng bí thư đầu tiên của đảng từ năm 1979 đến năm 1981. Năm 1981, ông được quốc hội nước này bầu làm thủ tướng chính phủ và theo đó ông thôi chức tổng bí thư để chuyển sang Heng sam ring. Nhưng không bao lâu ông bị cách chức thủ tướng vì có quan điểm bất đồng với Heng sam ring trong quan hệ ứng xử với Việt Nam. Pen xô van tuyên bố: “một kẻ đóng khố không thể trông cậy vào kẻ mặc quần đùi”. Nhân vật trung thành nhất đối với Việt Nam và được phía Việt Nam tin tưởng phải kể đến Heng sam ring và Hun sen. Nhưng đến nay người dân Campuchia có cảm giác nhàm chán với đảng nhân dân Campuchia cầm quyền cùng với những gương mặt lãnh tụ cũ kỹ. Trong cuộc bầu cử quốc hội Campuchia năm 2013, đảng này giành được 66 ghế, trong khi đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) giành được 55 ghế trong tổng số 123 ghế trong quốc hội. Đây là kết quả thấp nhất của đảng cầm quyền, mất 22 ghế so với nhiệm kỳ trước. Trong tình thế này đảng của thủ tướng Hun sen nhiều phần sẽ thất cử trong cuộc bầu cử của nhiệm kỳ tới, không những thế mà cuộc bầu cử rất có thể phải diễn ra trước thời hạn. Một khi đảng Cứu nguy dân tộc của Sam rais ny thắng cử, việc đầu tiên sẽ gây hấn với Việt Nam, đòi xem xét lại toàn bộ việc cắm mốc biên giới; đòi lại đất mà lịch sử để lại khu vực Tây nam bộ...

Việc bùng phát đụng độ trên tuyến biên giới Việt Nam- Cam bốt trong khi Việt Nam đang có những động thái xoay trục theo hướng thân Mỹ và sự phản ứng ngày càng gay gắt với Tàu cộng về vấn đề biển đông, cho thấy nhà cầm quyền Tàu cộng đang toan tính nước cờ dùng con bài Campuchia gây áp lực cho Việt Nam. Chuyến công du Tàu của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, cùng với đó là việc tuyên bố của thủ tướng Hun sen mới đây: “việc cắm mốc biên giới có nhiều nơi cần xem xét lại”, ông ta cũng hứa với bàn dân Campuchia rằng: “sẽ đề nghị phía Việt Nam ngồi lại đàm phán để điều chỉnh các cột mốc cắm sâu vào lãnh thổ Campuchia”, cho thấy người Campuchia đã sẵn sàng quay lưng lại với Việt Nam. 

Tình thế Việt Nam đang đứng trước những tiềm ẩn nguy cơ đến vận mệnh đất nước. Toàn bộ tuyến biên giới phía bắc, hàng trăm cây số vuông đã bị trao vào tay Tàu cộng thông qua việc phân định, cắm mốc biên giới; trên biển Đông, biển đảo đã và đang bị xâm lấn; phía Tây nam đang nổi lên nguy cơ tiềm ẩn về sự toàn vẹn lãnh thổ; Vấn đề Tây nguyên đòi độc lập, Tây bắc, người H’Mông đòi xưng vua. Tất cả các điểm nóng trên đang tạo thế gọng kìm từ bốn phía gây áp lực, đe dọa đất nước ta. Hình ảnh người dân Cam bốt sát cánh cùng những người đại biểu của mình thị sát biên giới, phản đối chính phủ trong việc cắm cột mốc biên giới, chúng ta không thể không chạnh lòng khi người dân Việt Nam lên tiếng phản đối Trung quốc xâm chiếm biển đảo, lập tức phải chịu cảnh đàn áp, bắt bớ, tù đày. 

Chính sách đu dây của Việt Nam, một sách lược khôn lỏi, ma mãnh đã lỗi thời, thế giới đã từ lâu nhận rõ bản chất của giới cầm quyền cộng sản Hà Nội. Hình thành một liên minh mới đủ sức mạnh để chặn đứng những âm mưu thôn tính nước ta là mệnh lệnh trái tim, khối óc của dân tộc Việt Nam. Hơn lúc nào hết giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy thể hiện lòng trung thành với tổ quốc của mình trước vận mệnh của dân tộc đang đứng bên bờ vực thẳm. 

31.07.2015

Trách nhiệm của một nhà nước đàng hoàng

Danlambao - Khi những hình ảnh của Phùng Quang Thanh "về nước" xuất hiện thì các Dư Luận Viên của đảng đã hồ hỡi rằng: Phùng Quang Thanh còn sống và Lề Dân đã mắc lỡm. Tuy nhiên, trong thế giới độc quyền truyền thông của đảng cộng sản thì bất cứ lúc nào người dân và truyền thông mạng cũng phải đặt vấn đề, đưa ra giả thuyết, nghi vấn, cho dù là tin đồn, để vừa vạch trần những láo khoét, vừa buộc nhà nước và bộ máy truyền thông của đảng phải minh bạch thông tin.

Sự xuất hiện của Phùng Quang Thanh không xoá đi được những điều láo khoét đã được thông báo về trường hợp Phùng Quang Thanh. Nó không thể che giấu được những khuất tất trong việc ông Thanh nhập viện Georges Pompidou vào ngày 20/06/2015 theo như trình bày của nhân viên tại đó (*) nhưng Phạm Gia Khải đã khăng khăng tuyên bố rằng ông ta gặp Phùng Quang Thanh vào ngày 22/06 tại Hà Nội. Nó cũng không xoá được những suy luận cho rằng ông Thanh bị loại ra khỏi chính trường trong giai đoạn quan hệ Việt-Trung-Mỹ phát nóng; cũng không làm tan đi nghi vấn Phùng Quang Thanh đang bị ép lưu vong đã được trở về nhờ vào sự can thiệp cấp kỳ của Phó thủ tướng Tàu - Trương Cao Lệ...

Với tình trạng dư luận Việt Nam và quốc tế đặt nhiều câu hỏi về số phận của Phùng Quang Thanh, cách tiếp đón, thông tin về "ngày trở về" Hà Nội của Phùng Quang Thanh lại làm gia tăng sự nghi ngờ của dư luận đối với "hành vi" của chế độ. Nó lại tưới dầu vào lửa cho đám cháy tin đồn và suy diễn của người dân. 

Sau đó, những cái gọi là hoạt động của Phùng Quang Thanh, một bệnh nhân vừa mới qua một cuộc giải phẫu nghiêm trọng, vừa mới xuất viện, không về nhà, lịch trình làm việc đầy đặc lại càng hé lộ cho thấy một màn kịch vụng về đang được dàn dựng.

Do đó, DLV đang cố gắng phân định chuyện "thắng-thua", bên nào là sự thật, bên nào là giả dối dựa vào sự xuất hiện của hình ảnh PQT. Nhìn lại suốt cuốn phim PQT này, phải nói rằng tất cả đều nằm trong trách nhiệm của một chính phủ. 

Đó là trách nhiệm của nhà nước CHXHCNVN trong việc thông tin với quần chúng về một nhân vật trong chính phủ là Bộ trưởng Quốc phòng. Nhà nước này đã vô trách nhiệm, không minh bạch và có rất nhiều khuất tất trong việc thông tin chuyện Phùng Quang Thanh. 

Cho đến nay, người dân cũng chưa hài lòng và người ta có quyền đặt mọi giả thuyết, ngay cả việc đặt những giả thuyết như Phùng Quang Thanh đang được chụp hình, quay phim là một nhân vật giả để tạo áp suất, đòi hỏi sự minh bạch thông tin từ phía nhà cầm quyền.

Trách nhiệm nằm trong tay nhà cầm quyền đang tiêu xài tiền thuế của nhân dân, giành quyền "phục vụ" nhân dân, cướp quyền thống trị hệ thống truyền thông... phải giải quyết và xoá tan những nghi ngờ, đồn đãi. 

Ở một quốc gia tiên tiến, điều này giải quyết một cách dễ dàng bằng qua việc truyền thông độc lập tiếp cận, phỏng vấn, tìm hiểu trực tiếp với Phùng Quang Thanh, một người của công chúng đang giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng trong chính phủ CHXHCNVN.

31/07/2015


________________________________

Đối đầu căng thẳng tại biên giới Tây Nam giữa lúc nội bộ quân khu 9 lục đục

CTV Danlambao - Trong những ngày qua, tình hình khu vực biên giới Tây Nam - đoạn đi qua địa phận tỉnh An Giang tiếp tục trở nên căng thẳng sau hàng loạt động thái khiêu khích từ phía Campuchia. 

Trong ngày 28/7/2015, ít nhất 4 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang đã xảy ra đối đầu căng thẳng giữa người dân Việt Nam và Campuchia. Trong khi đó, nội bộ quân khu 9 - nơi có nhiệm vụ bảo vệ An Giang lại đang lục đục về các cuộc đấu đá lẫn tham nhũng trước đại hội đảng.

*

Nguồn tin gửi đến Danlambao cho hay: Khoảng giữa tháng 7, nhiều người dân Campuchia đã lên kế hoạch tràn sang biên giới để đập phá các cột mốc biên giới.

Dưới sự hỗ trợ và giật dây của Trung Cộng, âm mưu dùng số đông dân thường để quấy phá Việt Nam được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 28/7/2015. 

Tuy nhiên, thủ đoạn này đã nhanh chóng bại lộ bởi những người dân Việt Nam yêu nước hiện đang sống và làm việc tại Campuchia. 

Căng mình đối phó.

Để đối phó trước các diễn biến khó lường, lực lượng an ninh, quân đội đã được huy động và xuất hiện tại các khu vực biên giới từ khá sớm.

Người dân tại các khu vực biên giới được kêu gọi tham gia bảo vệ cột mốc, sẵn sàng đối đầu với các cuộc quấy phá từ phía Campuchia.  

Theo lời một người dân An Giang nói Danlambao, trong tuần vừa qua, giới chức địa phương cũng liên tục phát loa phóng thanh kêu gọi nhân dân cảnh giác các âm mưu tấn công và khiêu khích tại biên giới.

Dù vậy, trong một động thái để giảm thiểu mức độ căng thẳng, nhà cầm quyền CSVN cũng hạn chế và không cho người ngoài tiếp cận các khu vực biên giới - nơi dự kiến sẽ xảy ra xung đột. 

An Giang là tỉnh có đường biên giới kéo dài gần 100km, tiếp giáp với hai tỉnh Takeo, Kandal của Campuchia. 

Trước đó, vào tối ngày 14/7/2015, một nhóm người từ hướng Campuchia đã tràn qua cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) đập phá các cột mốc biên giới. 

Trong lần này, phía Việt Nam dường như không muốn để bị động và bất ngờ. Liên tục trong nhiều ngày, người dân dọc theo các tuyến biên giới Campuchia phải căng mình đối phó với các âm mưu tràn qua quấy phá.

Khu vực biên giới tại tỉnh An Giang. Ảnh: Danlambao
Xung đột kéo dài tại 4 xã

Đúng như dự kiến, vào ngày 28/7/2015, rất đông người dân Campuchia đã kéo đến các cột mốc ráp gianh giữa biên giới hai nước.

Các cuộc đối đầu căng thẳng giữa người dân 2 bên xảy ra tại ít nhất 4 xã biên giới An Giang gồm: Lạc Quới (huyện Tri Tôn), Vĩnh Điều (Giang Thành), An Nông, Nhơn Hưng (Tịnh Biên).

Tại khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, lực lượng quân đội Việt Nam và Campuchia đã xuất hiện và giữ gìn trật tự. Không xảy ra xung đột giữa hai bên.

Tại khu vực biên giới xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn), nguồn tin nói với Danlambao rằng đã có ‘xung đột’ nhưng không nói rõ chi tiết liên quan.

Trong khi đó, tại khu vực biên giới xã Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên), phía đường Cây Mít xuất hiện ít nhất 24 chiếc xe gắn máy chở theo nhiều người Canpuchia kéo đến khiêu khích. 

Đáp lại, rất đông người dân Việt Nam cũng đã được huy động chờ sẵn để bảo vệ cột mốc biến giới.

Bà con địa phương cho biết, nhiều trâu vịt của người dân Việt Nam đã bị Campuchia lùa sang phần đất của họ. Đến xế chiều, khi tình hình dịu bớt thì số trâu, vịt này mới được hoàn trả lại cho người dân Việt Nam.

Nội bộ tướng lĩnh lục đục 

Nhìn chung, do đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng và cộng với sự kiềm chế của nhiều người dân Việt Nam, cho nên các cuộc đối đầu tại biên giới hai nước đã không bùng phát thành bạo lực. 

Sự kiện 28/7/2015 tại biên giới An Giang là một thất bại lớn đối với âm mưu giật dây nham hiểm của Trung Cộng.

Kết thúc 1 ngày đối đầu căng thẳng, tình hình biên giới tại An Giang sau đó đã trở lại bình thường. 

Tuy nhiên, bàn tay lông lá của Trung Cộng vẫn đang tiếp tục đổ tiền để thao túng Campuchia, đây là điều mà chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác.

Trong khi đó, quân khu 9 - nơi có nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu và bảo vệ An Giang lại đang xảy ra tình trạng đấu đá và tham nhũng nghiêm trọng trong hàng ngũ các tướng lĩnh. 

Mới đây nhất, cả đảng uỷ lẫn tư lệnh lực lượng này là trung tướng Nguyễn Phương Nam đã bị uỷ ban kiểm tra trung ương đảng ‘kỷ luật’ vì có đơn tố cáo sai phạm trong quá trình công tác và kê khai tài sản.

Giữa lúc người dân và quân lính phải căng mình bảo vệ biên giới, thì nội bộ các tướng lĩnh lại xảy ra những chuyện lục đục liên quan đến tham nhũng. Điều này có thể khiến sự bất mãn giữa binh lính và hàng tướng lĩnh ngày càng gia tăng trong nội bộ quân khu 9.

Phải chăng, tình báo Trung Cộng biết rõ điều này nên đã ra tay đúng lúc, đúng nơi?

30/7/2015.


Gián điệp Tàu cộng báo cáo

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Tôi lấy làm lạ là một sự kiện quan trọng như thế: khi CT Sang phát biểu về ngày thương binh liệt sĩ thì truyền hình VN lại tấu nhạc nổi tiếng của Tàu lên, mà trong số người bình luận, có một số, lại cho là sự cố châm trước được.

Nếu đặt sự kiện này trong bối cảnh hơn 1 tháng qua, truyền thông lề đảng im lặng, hay dối trá, đầy mâu thuẫn trong các sự kiện liên quan đến sức khỏe tướng Phùng, còn truyền thông lề dân sôi sục thông tin về đấu đá tiêu diệt lẫn nhau trong nội bộ BCT ĐCS VN, thì buổi buổi văn nghệ ‘Khát vọng đoàn tụ’ diễn ra tối 27/7/2015 tại hội trường bộ quốc phòng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vừa qua, còn được hiểu là một báo cáo của ĐCS VN với toàn dân VN là Phùng còn sống.

Thế nhưng câu hỏi là ĐCS VN còn phải báo cáo với ai nữa?

Hiển nhiên là Tàu cộng (TC).

TC sốt ruột muốn biết tin về Phùng nên đã cử Phó TT Trương Cao Lệ sang giải cứu Phùng và kết quả là sự kiện Phùng xuất hiện và tham gia sự kiện 27/7 vừa qua.

Thế nhưng phải thấy rằng, TC quan tâm đến Phùng chết hay sống thì ít, mà quan tâm đến tổ chức điệp viên của Phùng vẫn còn mạnh, vẫn còn "tuyệt đối trung thành với TQ, vẫn còn đời đời nhớ ơn TC" của Phùng, là nhiều hơn.

Với truyền thống gián điệp VN từ ngày đầu cộng sản, các điệp viên Hoa Nam tình báo sở có mặt khắp nơi tại các cơ quan VN là tình huống hiển nhiên.

Bản nhạc bài hát tuyên truyền mang tên ‘Ca ngợi tổ quốc’ do nhạc sĩ TC Vương Tân sáng tác năm 1950 (Đây cũng được coi là ‘quốc ca thứ hai’ của TC) được tấu lên là tín hiệu của nhóm Phùng bán nước, qua sóng truyền hình VN, gửi tới đầu não Hoa Nam tình báo sở rằng tổ chức này vẫn mạnh, còn năng lực, và luôn trung thành với mục đích đưa VN trở về với TC.

Đừng coi đây là sự cố do sự ngu dốt của biên tập viên truyền hình. 

Đây là tín hiệu gián điệp, của Hoa Nam cài đặt, trong BCT ĐCS VN báo cáo với Tập Cận Bình rằng chúng tôi đã xử lý Phùng theo đúng yêu cầu của các "Bạn".

30/07/2015

Hết tặng xe lại đến tặng tranh 'bác Hồ' cho... người mù

Bạn đọc Danlambao - Một bức ảnh từ cuối năm 2014 ghi lại cảnh ông Nguyễn Thanh Bình, bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh đang trao tặng một bức tranh cho đại diện trung ương hội người mù Việt Nam.

Theo báo Hà Tĩnh, bức tranh được nói tái hiện lại cảnh ‘bác Hồ’ và đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong một lần về thăm Hà Tĩnh.

Đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Hà Tĩnh nghĩ ra những món quà ‘độc’ để ban tặng cho người dân.

Chủ tịch Hà Tĩnh tặng bia cho ngư dân

Trước đó, hồi tháng 8/2014, chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh là ông Võ Kim Cự cũng đã đến thăm và tặng quà cho các ngư dân nghèo tỉnh này. 

Tu nhiên, món quà của ông chủ tịch Cự hoá ra lại là một… thùng bia Sài Gòn xanh.     


Khi còn đương chức, chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng từng tặng xe cho... người mù.

Trong quá khứ, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi năm 2009 cũng có hành động gây xôn xao dư luận khi gửi tặng cho hội người mù Việt Nam một chiếc xe gắn máy Piaggio LX 125.

Chiếc xe này được nói là để giúp hội người mù “sử dụng vào mục đích chăm lo, tạo điều kiện cho người mù vươn lên trong cuộc sống”.

Nhìn những món quà của các quan chức CSVN ban cho, không biết những người được nhận phải nên cười hay nên khóc?

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com