Tuesday, November 27, 2018

Ngọn đuốc Trần Huỳnh Duy Thức

Viet Toon

Họ cũng là những người bình thường như chúng ta. Trong họ và trong chúng ta đều tuôn chảy dòng máu Việt Nam và tinh thần dân tộc trải qua hàng ngàn năm. 

Không tôn vinh cá nhân mà chỉ nhắc nhau, giúp nhau nhìn thấy mà khơi lên tinh thần dân tộc tiềm ẩn trong họ và trong mỗi người chúng ta. Tinh thần ấy là kết hợp của lòng yêu nước thương nòi, ý chí bất khuất, minh chí, minh tâm bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc, bảo vệ tất cả những gì của Việt Nam.

Tinh thần ấy là điều mà Nguyễn Trãi đã chắc tay viết "hào kiệt lúc nào cũng có". Ông đã nhìn ra rằng khi đất nước nguy biến thì không ở đâu cả mà từ những con người bình thường, trong tinh thần ấy, hào kiệt sẽ bước ra! 

Cuộc đấu tranh cho đất nước và đồng bào là bổn phận, trách nhiệm chung. Chúng ta có thể có những vị trí riêng khác, không nhất thiết cùng vị trí như nhau nhưng chúng ta có cùng chung một mục tiêu là bóng đêm. Bóng đêm dày đặc không thể bị xé rách tan nát bởi một vài ngọn đuốc. Hàng triệu ngọn đuốc thắp lên từ nhiều vị trí, góc độ khác nhau càng khiến bóng đêm mau chóng và dễ dàng bị tan vỡ. 

Hãy cùng đánh thức tinh thần dân tộc ở vị trí của chị, của anh, của tôi, của họ. Chúng ta tuy có khác ở bối cảnh riêng nhưng có cùng mục tiêu chung chính là bóng đêm. Đuốc trong tay chị, tay anh, tay tôi, tay họ hãy bùng lên! Có thế thì bóng đêm dù dày đặc, dù quỷ quyệt ra sao cũng sẽ bị xé tan. 

Tạ ơn Mỹ Ngụy (Phần 1)

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - (Tâm tư của một lão thành cách mạng)

Làm theo lời bác Hồ dạy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” (bọn phản động chống phá tổ cuốc, bị văn hóa đồi trụy nhồi sọ xuyên tạc, rằng hai câu này là ca dao tục ngữ có từ xửa từ xưa, lúc chưa có cả ông cố tổ của Bác), nhân dịp dân Mỹ ăn mừng Lễ Tạ Ơn, mình cũng phải viết lên đây chút tâm tình Tạ ơn Mỹ Ngụy cho phải đạo làm người.

Nhờ bác nhờ đảng, mình được công ơn Mỹ Ngụy nhiều vô kể. Bởi thế mà ngày nay trong dân gian mới có câu ca dao cải biên cho hợp với xu thế thời đại của ba dòng thác cách mạng Đô-la Mỹ, Ví-dza Mỹ, và Kiều hối Mỹ. Đó là câu: 

“Công Mỹ như núi Thái Sơn
Của Ngụy như nước trong nguồn chảy ra”

Tranh của Babui

Công và Của Mỹ Ngụy hoành tráng, mênh mông tình dân, à quên, xin lỗi đồng chí Phiêu, mênh mông tình... tiền như thế, nên mình chẳng biết bắt đầu từ đâu và nói sao cho đủ. Thôi thì mình xin được miễn giảm quy trình xả lũ; bạ đâu, mình tâu đấy.

Trước hết là về Công ơn Mỹ. Công ơn trời biển đầu tiên của Đế quốc Mỹ dành cho mình là đã chi tiền và bày mưu kế cho đám tướng Ngụy phản chủ giết hai anh em Diệm Nhu. Nếu Diệm Nhu còn thì Ấp Chiến Lược còn, mà Ấp Chiến Lược còn thì Cách Mạng (giải phóng Miền Nam) đã bị cắt mất mạng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước; còn đâu mà có được cái Đại thắng mùa Xuân 75. 

Cán bộ ta, du kích ta hoạt động được, sinh tồn được là nhờ bám vào dân, giống như cá cần nước; Diệm Nhu dựng nên hàng rào Ấp Chiến Lược để tách cán bộ ta, du kích ta ra khỏi dân, chẳng khác nào tát sạch nước trong ao cá bác hồ (thời đó Ngụy không có Formosa như ta ngày nay để xả chất độc cho cá chết mà không cần tát cạn nước biển mấy tỉnh Miền Trung, quê hương bác Hồ đã có công ra đi tìm đường kíu nước).

Công ơn trời biển kế đến của Đế quốc Mỹ dành cho mình là Mỹ đã đưa quân vào Việt Nam. Quả vậy, nếu Mỹ không đổ quân vào Miền Nam năm 1965 thì làm sao mình có thể thắng được cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã được Bác và Đảng chủ trương và tiến hành từ 1960 (thực tế thì đã chuẩn bị ngay từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, khi tập kết ra Bắc, Bác đã cho gài người ở lại và chôn giấu vũ khí), lúc đó Miền Nam chưa hề có bóng dáng lính Mỹ! Nhờ Mỹ đổ quân vào cứu nguy Miền Nam đang bị quân ta thừa thắng xông lên sau khi hàng rào Ấp Chiến Lược được Dương Văn Minh hạ xuống, ta mới có cơ hội không phải do trên trời đổ xuống nhưng do bên Mỹ đổ (quân) sang, để đổi khẩu hiệu “chống Diệm Nhu” thành ra “chống Mỹ kíu nước”. 

Tạ ơn Mỹ, nhờ sự hiện diện của họ mà ta, từ chỗ phi nghĩa (đánh phá người anh em đang sống an bình hạnh phúc), đâm ra thành chính nghĩa được cả thế giới loài người tiến bộ ủng hộ. Rồi chính dân Mỹ cũng quay ra chống lại sự tham chiến của quân Mỹ tại VN mà ban đầu họ cho là chính đáng.

Khi dân Mỹ chống lại chính quyền Mỹ thì như ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra (Chính vì vậy mà đảng ta là đảng cầm quyền- lại là đỉnh cao trí tuệ loài người trong đó có Mỹ- không bao giờ chấp nhận việc dân tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do hội họp, ý kiến ý cò này nọ. Chỉ có đảng quyền chứ không có nhân quyền, dân quyền, nhờ vậy đảng ta mới đứng vững mấy chục năm nay để tiếp tục xoay dựng CNXH cho đến cuối thế kỷ này không biết đã xong chưa, như lời bác Tổng Chủ (Tổng bí thư và Chủ tịch Nước) NP Trọng khẳng định).

Mỹ tìm đường rút khỏi Việt Nam và đã rút thành công trong danh dự. Trước đây, nhờ Mỹ đổ quân vào Miền Nam mà ta đâm ra có chính nghĩa như đã viết ở trên; sau này, nhờ Mỹ rút quân mà ta vươn vai phù đổng; công đồn đả viện tha hồ, dọc ngang vì biết Mỹ quân không còn ("Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" - Kiều)

Tạ ơn cú rút lui cực kỳ ngoạn mục của Mỹ khỏi Miền Nam, để cho ta thắng đại cuộc chiến vào Tháng Tư 1975, nên ta mới có được cái Đại Thắng Mùa Xuân mà đảng ta sắp ăn mừng lần bốn tư, mà bọn phản động xuyên tạc, rằng thì là đảng ta lại sắp ăn mừng chị Tư làm gì đó…

(còn tiếp)


Thấy gì từ vụ cô giáo tổ chức đánh học sinh tại Quảng Bình?

Hương Giang (Danlambao) - Mấy ngày qua, báo chí lề đảng và mạng xã hội nóng lên về vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2 Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), đưa ra hình phạt cả lớp cùng tát em Hoàng Long Nhật hàng trăm cái vì em này bị "tố" nói tục. 

Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại, và chính cô là người tát cái tát cuối cùng như một phát súng “ân huệ”, bắn vào đầu tử tù để kết liễu mạng sống con người. Em Nhật bị sưng mặt và chấn thương tâm lý đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về nền giáo dục XHCN đang tràn lan về nạn bạo lực học đường. Không những học sinh đánh nhau ngoài đường như bọn giang hồ số má, mà còn ngang nhiên đánh nhau trong lớp học, rồi quay clip tung lên mạng, coi đó như một chiến công. 

Còn việc thầy cô đánh học sinh cũng nhiều như cơm bữa. Vụ cô giáo bắt học sinh quỳ, uống nước giẻ lau, kể cả bạo hành tinh thần như chì chiết, mắng nhiếc, hạ nhục. Mới đây một cô giáo ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tát học sinh gãy răng và rách môi phải nhập viện. 

Câu hỏi đặt ra là, tại sao nhà trường vốn là nơi dạy làm người, lại có thể biến thành giống như trại tù và gieo rắc và nuôi dưỡng thù hận kinh hoàng như vậy? 

Trước hết cần khẳng định rằng, nền giáo dục XHCN tại Việt Nam hiện nay là một nền giáo dục thối nát và phi nhân bản. 

Chạy theo thành tích 

Nền giáo dục XHCN tại Việt Nam hiện nay chỉ lo chạy theo thành tích. Thành tích này không phải là kết quả của một nền giáo dục tốt, mà là thành tích trên giấy để đánh lừa dư luận và nhận khoản tiền khổng lồ của ngân sách đầu tư hàng năm cho ngành giáo dục. Khi nền giáo đục không tốt mà muốn có thành tích tốt thì phải dối trá. Nhà trường lừa dối Phòng Giáo dục, Phòng lừa Sở, Sở lừa Bộ, Bộ lừa Chính phủ, Chính phủ lừa dân. Và cứ thế diễn ra hết năm này qua năm khác. Xã hội được ru ngủ trong cơn bệnh thành tích hoang tưởng do dối trá mà có. Các cuộc kiểm tra chỉ là hình thức, làm cho qua chuyện, ghi biên bản thật tốt, rồi ăn nhậu, nhận bao thư và về. 

Áp lực của thứ “bệnh thành tích” đã biến nhà trường thành một tổ chức dối trá, đào tạo ra những thế hệ làm láo, nói láo và báo cáo láo. Một nền giáo dục mà tất cả đều chạy theo thành tích, chạy theo các phong trào thi đua là một nền giáo dục khốn nạn và bế tắc. Dù mỗi lớp có nhiều học sinh yếu kém nhưng đến cuối mỗi năm học giáo viên vẫn đẩy cho lên lớp 100% để đạt chỉ tiêu trên giao. Và đa số kết quả của các kỳ thi THPH tỷ lệ đậu tốt nghiệp đạt từ 98 đến 100%. Điều này thật khốn nạn cho học sinh, khốn nạn cho thầy cô giáo và khốn nạn cho cả tương lai. 

Nền giáo dục tẩy não và nhồi sọ 

Điều nguy hiểm nhất là họ tẩy não, gieo vào những đầu óc trẻ thơ trong trắng của học sinh tư tưởng hận thù, đưa học thuyết Mác-Lê làm môn chính để giảng dạy trong nhà trường, với cái gọi là “Học thuyết đấu tranh giai cấp”, với câu tuyên ngôn: “Đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên”. 

Cùng với nền giáo dục nhồi sọ và tẩy não học sinh, họ chia cộng đồng dân tộc ra nhiều thành phần: với nông dân là từ địa chủ, phú nông, trung nông, đến bần cố nông, và họ coi trí thức học sinh là thành phần tiểu tư sản. Từ đó họ đề ra chủ trương với câu khẩu hiệu sắt máu: “Trí-Phú-Địa-Hào: đào tận gốc, trốc tận rễ”. 

Họ gieo mối nghi ngờ để chia rẽ: cha mẹ không tin con cái, anh em không tin nhau, láng giềng chòm xóm nghi ngờ nhau, đi đến đấu tố lẫn nhau như hồi “Cải cách ruộng đất”. 

Nhờ việc chia cộng đồng dân tộc ra nhiều thành phần giai cấp, nên họ cài cắm ăng ten khắp mọi nơi, có nhiệm vụ chuyên rình mò dò xét mọi sinh hoạt của người dân, nếu thấy nghi ngờ là lập tức báo cáo. Họ biến mỗi công dân thành những tên mật vụ, chỉ điểm theo dõi. Bọn này chuyên đánh hơi, lùng sục khắp mọi nơi để khống chế người dân và bóp nát mọi sự chống đối, dù là trong ý nghĩ. 

Nhà thơ Lê Đạt có câu thơ “Đem bục công an đặt giữa trái tim người” để diễn tả tình trạng này. 

Trong các nhà trường, họ tạo ra những đội ngũ chó săn mang danh giám thị, sao đỏ, cờ đỏ, đoàn thanh niên… chuyên săn lùng học sinh vi phạm để ghi tên và phạt. Chúng đánh hơi, lùng sục từ ngoài sân vào trong phòng học để sờ ngực, lột áo, lột tất học sinh ra để kiểm tra đeo bảng tên có đúng không, có xăm trổ hay sơn móng chân không. Có trường còn dám cho đoàn thanh niên làm nhiệm vụ của công an giao thông rượt đuổi theo những học sinh đến trường bằng xe máy bất chấp tai nạn. 

Đội Sao Đỏ của cô giáo Thủy tại Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) là ví dụ điển hình. Đội này đã rình mò nghe lén được câu nói tục của em Nhật, liền ghi chép và báo cáo cô chủ nhiệm để lấy thành tích. Và cũng vì phấn đấu để đưa trường đạt chuẩn quốc gia, nên tấn bi kịch đã xảy ra. 

Việc giáo viên bạo hành học sinh mới chỉ bộc lộ cái ác một phần. Kẻ thủ ác đằng sau phải là đám lãnh đạo đồ tể mang danh ngành giáo dục, và cấp trên của họ. 

Một đất nước với một nền giáo dục phi nhân bản như thế thì làm sao tiến lên để sánh vai cùng các quốc gia khác. 

Suy cho cùng, cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy cũng là một nạn nhân, một sản phẩm tất yếu của nền giáo dục phi nhân bản này mà thôi. 

Có người vì nền giáo dục cộng sản Việt Nam hiện nay như một vườn tiêu bị lây nhiễm rất nặng bệnh chết nhanh chết chậm. Nếu chỉ chặt bỏ một vài cây, hay thậm chí một vùng bị bệnh, thì những nơi còn lại sẽ lây lan, vì nguồn bệnh đã ngấm vào trong đất. Cách duy nhất là phải chặt bỏ toàn bộ vườn tiêu bệnh hoạn này, phải đào tận gốc rễ và đốt đi, sau đó xử lý thuốc trừ bệnh vào đất, và trồng mới lại toàn bộ. Có như thế may ra mới hy vọng cho những mùa sau. 

Việc công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi tố vụ án với tội danh "hành hạ và làm nhục người khác" xảy ra tại trường THCS Duy Ninh lần này cũng chỉ là hành động nhằm hạ nhiệt trước búa rìu dư luận đang sôi sùng sục. 

Xử lý vụ này mà hàng trăm vụ khác vẫn liên tiếp xảy ra theo hướng “vụ sau cao hơn vụ trước”, và ngày càng vươn lên “theo một tầm cao mới”, thì việc khởi tố cô giáo Thủy chỉ là muối bỏ biển. 

Dù có chữa được một được một cái nhọt tại Quảng Bình, nhưng làm sao chữa được hết hàng trăm nghìn cái nhọt trên một cơ thể lở lói đầy mình, với một nền giáo dục thối tha nhầy nhụa, với một vị Bộ trưởng “ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời”, thì chỉ là hành động “vuốt mặt che mưa”. 

Vì: “Anh có thể lừa một vài người trong một vài lần, nhưng anh không thể lừa được tất cả mọi người trong nhiều lần”

27.11.2018

Nạn nhân tiềm năng Luật An Ninh Mạng


I. Lời dẫn 

Gởi cộng đồng công nghệ thông tin Việt Nam. 

Thế hệ tôi chưa có đào tạo ngành tin học, nhưng tôi làm việc với máy tính từ năm 1992: từ phần mềm đến phần cứng; từ giảng dạy đến lập trình, nghiên cứu khoa học; từ kinh doanh đến phục vụ cho cộng đồng. 

Sau hơn một tuần gởi email “Góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng” (1), bài viết nghiêm túc, có trách nhiệm với đầy đủ thông tin cá nhân, nhưng đến nay tôi vẫn không nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào thể hiện sự cầu thị, tôn trọng ý kiến người dân từ những người soạn thảo Nghị định.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi đầu tư, phát triển công nghệ 4.0; nhưng liệu các bạn có được tự do phát triển tư duy logic, cảm xúc, nhận thức của mình để lập trình cho những bộ máy trí tuệ nhân tạo (AI) không? 

Khi những nhà lập pháp thì quyết tâm “dịch chuyển đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam” cho bằng được (Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội). Còn những người thực thi pháp luật thì “một bộ não quá bé nhưng ước mơ lớn” (Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng C50 - Bộ Công an) dưới sự chỉ đạo của một người không biết sử dụng thiết bị thông minh đã bắt tay với nhóm lợi ích sẵn sàng tạo cạm bẫy đưa nhiều nạn nhân vào lao tù. Trong tương lai, với nhận thức của cơ quan công an suy diễn nội dung thông tin theo hướng có tội, thì hiện tại cộng đồng IT nên chuẩn bị để trở thành nạn nhân của Luật ANM. 

Bài viết dưới đây, bắt đầu từ một chương trình nhỏ của một cá nhân - và không loại trừ sẽ đến lượt các bạn. 

oOo 

II. Chuyện không nhỏ! 

Nhiều bạn gởi email đề nghị bản nâng cấp chương trình TNAME cho những biến thể mới của name rác trong Excel từ 2013 trở về sau; tôi xin thông báo cho các bạn là: chương trình TNAME dừng phát triển vì lý do bị hủy mã nguồn. 

Tôi là tác giả chương trình TNAME “TN Anti virus Macro 4 and names for Excel(Diệt macro 4, sheet ảo và name rác trên Excel)”. Chương trình này viết cho cộng đồng IT, công bố trên tạp chí “Thế giới vi tính - PC WORD VIETNAM” vào tháng 01/2008 (2). TNAME giúp cho những người làm Excel quét các loại Virus Macro 4 có khả năng làm sai lệch kết quả tính toán; chống sự bành trướng dung lượng file do sheet ảo và name rác phát sinh trong quá trình sao chép, tính toán; chống lại sự ánh xạ kết quả tính toán đến một nơi nào đó nếu máy tính của bạn kết nối vào mạng LAN (WAN). Khi công bố chương trình, virus này tồn tại trên website nhiều bộ ngành và các tổng công ty - tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam; gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội. Chương trình TNAME hoàn toàn miễn phí. 

Còn những chương trình khác phục vụ cho cộng đồng, như chương trình “tn.fontviet” đã giải quyết căn cơ các vấn đề liên quan đến font chữ tiếng Việt do đặc thù vùng miền ở Việt Nam trong Excel mà các chương trình kế toán, dự toán xây dựng hay gặp phải khi trao đổi thông tin với nhau. Chương trình này đưa lên mạng internet giai đoạn tàu Trung Quốc vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam cắt cáp tàu Bình Minh 2 với câu slogan “Dù bạn ở đâu và làm gì? nhưng đã là người Việt Nam, Bạn hãy luôn nhớ rằng HOÀNG SA - TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, kèm theo thông tin liên hệ của tác giả. 

Ngoài các chương trình phục vụ miễn phí cho cộng đồng IT tôi còn nhiều chương trình ứng dụng khác để kinh doanh và phục vụ cho những dự án trọng điểm quốc gia cùng với tài nguyên thông tin lưu trữ vô cùng lớn và giá trị. 

Tuy nhiên vì gởi email quyển sách (không bị cấm) mà cơ quan công an thu giữ laptop hơn 4 tháng trời, khi giao lại thì toàn bộ dữ liệu trong laptop đĩa cứng 500GB đã bị tiêu hủy toàn bộ; đơn vị bảo hành đổi đĩa cứng mới trắng tinh. 

oOo 

Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực, Bộ Công an đang dự thảo Nghị định thi hành Luật đã trao cho cơ quan công an quyền lực quá lớn nhưng lại không có điều khoản nào bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ hợp pháp theo Hiến pháp. 

Trong giới công nghệ thông tin, các chương trình ứng dụng không người này làm thì người khác sẽ làm, không dùng sản phẩm này thì dùng sản phẩm khác - người dùng không quan tâm nhiều đến sản phẩm phần mềm free vì cộng đồng. Nhưng với những người lập trình đầu tư công sức đóng góp cho cộng đồng một phần mềm, thì đó là một đứa con tinh thần đã tích lũy trí tuệ và hồn của mình vào trong nó. 

Trước kia, cũng như nhiều bạn IT hiện nay, tôi cứ cày trên máy tính để viết ra những chương trình xử lý những cơ sở dữ liệu đến đến nhiều triệu records. Nhưng tai họa ập đến - vậy là mất sạch. Cuối cùng người ta trả lại một cái xác máy tính, vậy là xong!. 

Các bạn IT thường chậm hiểu các vấn đề xã hội (xin lỗi); tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể: 

Giả sử các bạn phải thực hiện bài toán "cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế" (tra từ khóa trên Google), với mỗi tỉnh từ 3 đến 5 triệu records, chưa chắc các huyện có cấu trúc dữ liệu và bộ mã font chữ đồng nhất với nhau. Bạn phải xử lý số liệu này để cho ra kết quả: bao nhiêu thẻ bảo hiểm y tế bị trùng và thất thoát ngân sách bao nhiêu tiền. Đây là bài toán không đơn giản, nhưng khi bạn làm gần xong thì vì một lý do quy chụp nào đó; công an thu giữ máy tính vài tháng sau trả lại cho bạn một cái xác, không chương trình, không dữ liệu. 

Tôi đã rơi vào hoàn cảnh tương tự như trên. 

Đây là “quyền” của công an lúc chưa có Luật An ninh mạng, đến khi Luật An ninh mạng có hiệu lực thì “quyền” của cơ quan công an càng lớn hơn. 

Nếu như “vụ 100 USD ở Cần Thơ” (3), ông chủ Tiệm vàng Thảo Lực còn may mắn nhận lại được những tài sản hữu hình. Với trường hợp nêu trên, bạn cũng chỉ nhận lại một cái xác máy tính. Trong khi tài nguyên thông tin giá trị gấp hàng ngàn lần cái xác máy! 

Về mặt cá nhân, tôi đã mất một tài sản vô cùng lớn và vô giá. 

Còn đối với xã hội, với cộng đồng thì sao? Trước hết là chương trình TNAME đã bị mất sạch source code (mã nguồn) nên không thể phát triển tiếp tục được nữa. Nếu như có chương trình TNAME quét tự động từ 5-10 phút; không có chương trình thực hiện thủ công nhanh thì cũng vài tiếng đồng hồ, cả nước có hàng chục ngàn máy tính như vậy. 

oOo 

Đến bây giờ tôi cũng không biết mình bị tội gì! 

Suốt nhiều tháng trời làm việc, các anh an ninh hỏi đủ thứ chuyện. Chẳng hạn như với chương trình “TN.Fontviet” nói trên. Các anh ấy hỏi tôi có biết Việt Tân không? có biết câu slogan “HS-TS-VN” là của Việt Tân đang sơn ở khu vực các trường đại học? và các anh ấy giải thích đó là câu viết tắt của “Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam”. Tôi nói: không quan tâm đến Việt Tân và càng không quan tâm tới câu slogan của họ; tôi viết thẳng câu “HOÀNG SA - TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” vào chương trình (4) luôn chứ không viết tắt để người đọc khỏi mất công suy nghĩ, vậy thôi; có gì sai? các anh an ninh nói: đây là việc nhạy cảm, để Đảng và Nhà nước lo v.v... 

Đại loại là những câu chuyện “Hỏi và Đáp” như vậy, tôi đã hợp tác với cơ quan công an để hy vọng nhận lại tài sản. Cuối cùng, họ giao trả cho tôi cái xác máy tính! 

Bài học rút ra, xin được chia sẻ: Dù cho bạn có ngoan ngoãn như những con cừu, thì người ta cũng vẫn cạo lông và đến một lúc nào đó người ta cũng xẻ thịt. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng, những con cừu ngoan ngoãn sẽ được tự do. 

oOo 

Chuyện của tôi trao đổi với bạn bè. Có người nói: có thể có một vài anh công an chưa có kinh nghiệm nên làm việc có thiếu sót. Xin thưa: trong 4 tháng làm việc với tôi có ít nhất là 5 sĩ quan an ninh cao cấp; người trực tiếp ký thu giữ laptop và hoàn trả xác máy tính của tôi là Thạc sĩ Luật, Thượng tá, Phó trưởng phòng PA của một tỉnh. 

Có người còn nói: sao không khiếu nại?. 

Thưa ngay: tôi đã làm đơn đề nghị xem xét giải quyết gởi đi từ ông giám đốc công an tỉnh đến những vị lãnh đạo cấp cao nhất nước. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có được một thông tin phản hồi sẽ được giải quyết như thế nào. 

So sánh nghiêm túc thì vụ việc của tôi không khác nhiều với “vụ 100 USD” (3) của Tiệm vàng Thảo Lực ở Cần Thơ 2018, hay Tiệm vàng Hoàng Mai Bình Thạnh2014 (5); khác nhau ở chỗ tôi không có bất kỳ vi phạm nào. Sau 4 tháng làm việc với công an, không có biên bản vi phạm, không có quyết định xử phạt hành chính nào giao cho tôi cả. 

Giả sử tôi có vi phạm điều gì thì cơ quan công an chỉ có thể thu giữ tang vật chứ không thể thu giữ và hủy hoại toàn bộ tài sản của công dân được. 

oOo 

III. Chuyện sẽ rất lớn 

Giữa chủ trương, đường lối phát triển đất nước và thực thi chính sách vẫn còn một khoảng cách khá xa vời; trong khi: 

- Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển “kinh tế tri thức”; thì “tài nguyên thông tin” là bộ phận cấu thành của nền “kinh tế tri thức” mà toàn xã hội đang hướng đến lại bị chính quyền hủy hoại. 

- Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cả xã hội nghiên cứu, phát triển ứng dụng cho nền công nghiệp 4.0; cốt lõi của công nghiệp 4.0 vẫn là công nghệ thông tin hướng tới tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn (big-data), lập trình trí tuệ nhân tạo; thì chính quyền lại muốn kiểm soát cả tư duy và tiến trình hình thành sản phẩm trí tuệ. 

Thời kỳ sơ khai ứng dụng tin học có vị lãnh đạo không dám sử dụng máy tính vì sợ bị lây nhiễm virus; đưa chương trình ứng dụng vào quản lý có vị tìm cách ngăn chặn với tuyên bố: lúc đánh Mỹ đâu có cần chương trình nào mà vẫn chiến thắng! 

Ngày nay, cháu bé 4,5 tuổi cũng sử dụng thiết bị thông minh; nhưng sự ngu muội của người lớn thì chưa hết, nó nằm trong tiềm thức những người hoạch định chính sách, trong nghị trường; nó được thể hiện qua những phát ngôn, những văn bản quy phạm pháp luật. Đến giai đoạn thực thi chính sách, sẽ tiếp tục có những người lạm quyền vận dụng luật pháp theo cảm tính để hủy hoại sự sáng tạo của người làm IT. 

Luật An ninh mạng không tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân cả nước. Bằng chứng: 

- Về xã hội: nhiều cuộc biểu tình, tuần hành tại nhiều địa phương trên cả nước vào các ngày 10, 11 tháng 06/2018 để phản đối Dự luật Đặc khu và An ninh mạng (trước đó, Chính phủ đã thông báo tạm dừng thông qua Luật Đặt khu). 

- Về số liệu: theo website Quốc hội công bố chính thức thì chưa tới 7% đồng ý và hơn 50% không đồng ý thông qua Luật An ninh mạng trong số ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật (6). 

Số liệu này không thể phủ nhận, bởi vì: 

Website “quochoi.vn” là trang web được vận hành bởi cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân; được duy trì bằng ngân sách nhà nước; là trang web duy nhất tương tác trực tiếp giữa người dân với quốc hội góp ý vào dự thảo luật. Mọi ý kiến người dân đều được công khai nội dung và thông tin cá nhân, máy chủ cũng lưu địa chỉ IP truy cập. 

Trong khi người dân phải công khai tên, địa chỉ khi góp ý Luật An ninh mạng thì nhà nước lại cho phép Không công khai danh tính đại biểu Quốc hội biểu quyết hay không biểu quyết” (7), cho thấy người dân có trách nhiệm và số liệu này đáng tin cậy hơn. 

oOo 

Không phải Luật nào được Quốc hội thông qua cũng được xã hội chấp nhận; ví dụ Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Hình sự,... đã phải sửa lại trước khi có hiệu lực. 

Không phải nghị định nào của Chính phủ ban hành cũng đem lại lợi ích cho đất nước; ví dụ Nghị định 49/2017/NĐ-CP yêu cầu “bổ sung thông tin, ảnh chụp chân dung”, là một sự lãng phí (8) cho xã hội. 

Không phải quy định pháp luật nào cũng được thực hiện nghiêm túc, bình đẳng; mà là công cụ cho một số cá nhân lạm dụng. Ví dụ: Luật Cư trú, trong đó có yêu cầu người dân ở ngoài địa chỉ thường trú phải đăng ký “tạm trú”, “lưu trú”. Hiện nay ít nhất 5% dân số không sống tại địa chỉ thường trú; trong số đó khoảng 80% ở khách sạn, nhà trọ có đăng ký tạm trú. Khoảng 20% số đó, tức là ít nhất nửa triệu người luân chuyển hàng ngày, ngắn hạn ở nhờ nhà người quen không đăng ký “tạm trú”, “lưu trú”. Cơ quan công an không thể kiểm tra hết mà chỉ “chọn lựa” một số người để kiểm tra hộ khẩu nhằm truật xuất họ ra khỏi nơi ở tạm. 

Luật An ninh mạng cũng vậy, mặc dù đã được Quốc hội thông qua, lúc này Chính phủ đang lấy ý kiến cho dự thảo “Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng” đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực IT. 

oOo 

Công nghiệp 4.0, người làm IT phải lập trình cho trí tuệ nhân tạo, phải xử lý những cơ sở dữ liệu lớn; phải giải quyết những gì có khả năng xảy ra dù với xác xuất rất thấp. 

Tôi phân tích đầu tư và đánh giá rủi ro cho các dự án bằng chương trình tự nghiên cứu cho phép phân tích đến 10 biến số độ nhạy; đặc biệt là các dự án startup về công nghệ thông tin nếu Luật An ninh mạng và Nghị định thực thi thì rủi ro cho chủ dự án sẽ vô cùng lớn. 

Tôi xin đưa ra những ví dụ giả định: 

Ví dụ 1. Bạn kinh doanh điều tra xã hội, tâm lý tiêu dùng để tư vấn cho các nhà đầu tư bất động sản. Trong số phiếu điều tra có người ghi: “không thích ở khu vực này bởi vì hàng ngày ra vô gặp tên đường là một kẻ bán nước, bán biển đảo”. 

(Phạm tội: xuyên tạc lịch sử; xúc phạm dân tộc vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.) 

Ví dụ 2. Bạn lập trình AI cho robot lễ tân khách sạn, bạn dạy (hay nạp) kiến thức địa lý, lịch sử cho nó, đến khi gặp một người “khách lạ” nào đó nói năng không chuẩn mực; robot của bạn phản ứng lại và nói oang oang “Quý khách sai rồi, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam...” 

(Phạm tội: đây không phải việc của người dân (robot); việc này để đảng, nhà nước lo...) 

Ví dụ 3. Bạn lập trình xử lý số liệu và đánh giá rủi ro các dự án đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước để tính các hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường (chẳng hạn: Bauxite Tây Nguyên, Điện hạt nhân Ninh Thuận, Nhà máy Lọc dầu số 1...). Nếu kết quả tính toán và kết luận của bạn trái với công bố chính thức. 

(Phạm tội: chống lại chủ trương của đảng, nhà nước.) 

Ví dụ n: v.v... 

Chỉ cần chừng đó thôi, bạn sẽ là đối tượng của cơ quan an ninh; tất cả phương tiện làm việc để xử lý, lưu trữ thông tin của bạn sẽ bị thu giữ. Quá trình điều tra, nếu bạn vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy tố về hình sự. 

Tuy nhiên... 

Ngay cả quyền sống của con người là quyền thiêng liêng nhất, có người vì bản năng sinh tồn mà họ phạm tội, vậy mà chỉ trong 3 năm (tháng 10/2011-9/2014) đã có 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc (9) với lý do thông thường là “tự chết”. 

Thiết bị lưu trữ, xử lý thông tin trong thời gian tạm giữ cũng có khả năng “tự chết” (giới IT hay gọi là “die”), có thể cơ quan công an sẽ được giao trả phần xác thiết bị - tài sản hữu hình; nhưng còn tài nguyên thông tin chứa trong đó lên đến hàng trăm GB - tài sản vô hình, có giá trị vô cùng lớn so với phần xác thiết bị sẽ bị mất sạch sẽ. Nếu tổ chức cá nhân có vi phạm thì phần thông tin - tài sản vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật; nhưng phần thông tin - tài sản khác lại chưa có cơ chế để bảo đảm an toàn, được giao trả đầy đủ cho chủ sở hữu. Trong trường hợp này, theo Hiến pháp quyền sở hữu tài sản của công dân chưa được luật pháp bảo vệ, quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ. 

Cho nên. các bạn trong cộng đồng IT Việt Nam hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần khi Luật An ninh mạng có hiệu lực: 

- nhẹ thì bị thu giữ, hủy hoại tài sản; bị hạn chế quyền công dân; 

- nặng thì bị xử phạt hành chính, truy tố về hình sự. 

Nói chung, đằng nào cũng “DIED”

IV. Lời kết 

Với cộng đồng IT Việt Nam, tôi chẳng có đóng góp gì lớn lao cho cộng đồng cả. 

Nhưng là người làm việc nhiều năm với máy tính, tài sản của cá nhân tôi là tài nguyên thông tin vô giá, đã đầu tư không ít thời gian, công sức, tiền bạc để thực hiện; nhưng đã bị cơ quan công an thu giữ copy dữ liệu, sau đó giao trả laptop với đĩa cứng 500GB đã bị hủy hoại không phục hồi dữ liệu được. Tôi đã gởi đơn đến những lãnh đạo cấp cao nhất nước rồi, nhưng không có ai trả lời (sẽ công bố đơn này sau). 

Đã từng là nạn nhân, tôi mong rằng các bạn trong cộng đồng IT trong và ngoài nước hãy cùng lên tiếng để tự bảo vệ mình. 

Kết thúc bài viết này tôi trích một ý trong phần kết luận “Góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng”: Đề nghị tạm dừng thi hành Luật An ninh mạng; nên sửa đổi, bổ sung một số nội dung bảo đảm bảo vệ đầy đủ quyền công dân theo Hiến pháp; phù hợp với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tạo môi trường phát triển tư duy cho công nghiệp 4.0. 

Các bạn ạ, đừng đợi đến khi như con cừu đã bị đem ra xẻ thịt, lúc đó càng kêu lớn chống cự đơn độc thì đồ tể càng khát máu và tàn bạo hơn. 

27.11.2018


__________________________

Ghi chú

(1). “Góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng” 

(2). Bài viết: Diệt macro 4, sheet ảo và name rác trên Excel: 
(Tra cứu trên Google từ khóa “tname”). 


(4). Chương trình “TN.Fontviet” phát triển thêm nhiều tính năng mới, vẫn tiếp tục hỗ trợ miễn phí cho ai có nhu cầu, nhưng gởi trực tiếp qua email. Nếu có website nào đồng ý thì tôi sẽ chuyển đến để cộng đồng download sử dụng. (Tra cứu trên Google từ khóa “tn.fontviet”). 


(6). Chưa tới 7% đồng ý và hơn 50% không đồng ý thông qua Luật An ninh mạng 


(8). Bài viết: BƯỚC LÙI CỦA “CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN” 
… 


Tại sao kinh tế Cộng sản lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế tư bản?

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Câu trả lời đơn giản là các nước CS trả lương quá thấp cho công nhân, và bọn lãnh đạo dốt nát, pháp luật do đảng cướp CS viết ra. Kể cả Bác Sĩ, Kỷ Sư, nhân viên công quyền, binh sĩ, công an…. Đảng CS đang bóc lột người dân và cán bộ Nhà Nước. Tầng lớp dân đen vừa bị đảng CS bóc lột bằng thuế, bằng luật rừng vừa bị cán bộ Nhà Nước bóc lột bằng tham nhũng.

Hệ Lụy Trả Lương Thấp 

Công nhân bỏ nước đi tìm việc làm ở các nước tư bản có lương cao. Sinh viên du học không trở lại quê hương. Cán bộ tham nhũng, dân tộc đói nghèo, dốt nát. Đất nước không xây dựng được tầng lớp trung lưu giúp tiêu thụ hàng hóa trong nội địa, đưa đến thất nghiệp. Người dân tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Nạn trộm cướp gia tăng do nghèo đói, ăn cắp, rút ruột công trình.

Một sinh viên Tàu cộng (TC) du học tại Mỹ, sau khi tốt nghiệp Kỷ Sư, công ty Mỹ trả lương 5 lần cao hơn trở về TC làm việc. Một sinh viên CSVN du học tại Mỹ, sau khi tốt nghiệp, công ty Mỹ trả lương 10-12 lần cao hơn làm việc cho CSVN. Cán bộ lãnh lương không đủ sống thì phải tham nhũng, rút ruột công trình.

Hệ Lụy Độc Tài Độc Đảng

Độc tài, độc đảng sản xuất ra luật lệ phục vụ quyền lợi kẻ cầm quyền nhưng bóc lột và khủng bố người dân như luật an ninh mạng, luật đặc khu, luật công nhận đảng CSVN sở hữu đất, luật bầu cử, ứng cử viên phải do đảng CSVN tuyển chọn, luật thuế vụ, luật kinh doanh, luật cấm báo chí tư nhân, luật tàn phá môi trường, luật cấm thành lập nghiệp đoàn, luật bỏ tù người yêu nước v.v... Độc tài, độc đảng phát sinh ra nạn kiêu binh, bọn cầm quyền có toàn quyền cướp của dân, toàn quyền định mức thuế, toàn quyền tăng giá nhu yếu phẩm, tự do đánh đập người dân, tự do tham nhũng, tự do bán nước. Trong chế độ độc tài, độc đảng thì bọn cầm quyền có mọi thứ tự do mà chúng muốn và những thứ bọn cầm quyền muốn lại chính là những thứ bọn chúng tước đoạt quyền làm người của người dân. Khi bọn độc tài, độc đảng có tất cả các thứ tự do thì ngược lại người dân chỉ có mỗi quyền tự do phục vụ bọn cầm quyền. Thành phần sinh viên du học không trở về và thành phần trí thức trong nước không thể phục vụ, xây dựng quê hương vì họ bị các loại luật pháp lưu manh của VC khóa tay, bịt miệng.

Hệ Lụy Kinh Tế Cộng Sản Lệ Thuộc Kinh Tế Tư Bản? 

Nguyên nhân chính là VN trả lương thấp, cấm thành lập nghiệp đoàn, thiếu phát minh sáng tạo. Trả lương thấp thì công nhân, trí thức làm hết sức chỉ đủ mua thực phẩm, trả tiềnxăng thì làm sao hình thành được tầng lớp trung lưu tiêu thụ hàng hóa nội địa? Hàng hóa các nước cộng  sản phải xuất cảng qua các nước tư bản để tiêu thụ và giúp người CS có việc làm, sống nghèo khổ. Do đó kinh tế các nước CS lệ thuộc kinh tế các nước tư bản tiêu thụ sản phẩm. Nhìn vào cuộc chiến thương mại đang xảy ra giữa Mỹ và TC thì chúng ta thấy được sự lệ thuộc kinh tế của TC vào kinh tế Mỹ. Hàng hóa tiêu dùng như áo quần, TV, dụng cụ nhà bếp TC bán qua Mỹ thì có nhiều quốc gia trên thế giới biết sản xuất trong khi hàng hóa Mỹ bán cho thế giới là những thứ rất ít người biết làm như phi cơ, vũ khí, máy chế tạo chip điện tử, dụng cụ y khoa, vật liệu cao cấp như chất bán dẫn, polymers.

CSVN cấm thành lập nghiệp đoàn đã và đang đưa công nhân VN bị trả lương thấp, phải làm việc nhiều giờ. Không có nghiệp đoàn công nhân tranh đấu đòi quyền lợi thì nạn tham nhũng cấu kết giữa cán bộ CSVN và giới chủ nhân để dìm giá lương. Nhìn qua các nước Á Châu như Mã Lai, Singapore, Thái Lan thì công nhân các nước vừa kể lãnh lương cao hơn công nhân VN từ 50% - 500%. CSVN trả lương thấp là lý do công nhân VN phải làm thêm nghề bán thân sau giờ làm việc. Bán thân ở nước CHXHCNVN cũng bị trả giá thấp vì dân làng chơi cũng bị trả lương thấp. Cán bộ tham nhũng có tiền bao gái nhưng người nghèo phải bán thân quá đông khiến cho số cung nhiều hơn số cầu, thế là các cô gái buôn hương bán phấn phải qua các nước tư bản như Singapore, Mã Lai, Thái Lan để hành nghề. Kinh tế làm gái cũng lệ thuộc vào kinh tế tư bản thì kể gì đến những nghề khác. CSVN nuôi cá, nuôi tôm loại thượng hạng đều xuất cảng qua các nước tư bản để phục vụ dân tư bản, gái đẹp lấy chồng tư bản để thoát khỏi thiên đường của VC. Thế mà thời đại Hồ Chí Minh xuyên suốt tới thời đại Nguyễn Phú Trọng đều tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin là dùng tầng lớp công nhân đánh tư bản để giải phóng công nhân và nông dân. CSVN đang làm ngược lại là dùng tầng lớp công nhân, nông dân làm ra sản phẩm, thực phẩm chất lượng cao để phục vụ tư bản và nhờ tiền tư bản để giải phóng họ ra khỏi đói, nghèo, bệnh tật. Thế thì VC còn lý do gì mà không hoà nhập vào các nước tư bản?

Tư bản Mỹ, Canada thì nghìn trùng xa cách mà dân VN kể cả cán bộ Việt Cộng như Võ Kim Cự cứ muốn bỏ CHXHCNVN để được sống ở Mỹ, Canada. Công nhân và nộng dân CSVN làm việc cật lực để phục vụ tư bản, BCT CSVN thì cứ ao ước VN được giống như tư bản Singapore, Paris chứ không giống như Bắc Hàn và Venezuela. Thủ Tướng và Chủ Tịch Nước CSVN van nài liên minh tư bản EU ký hiệp ước thương mại. Trong khi đó nước Tàu cộng có cùng biên giới, cùng theo chủ nghĩa cộng sản mà cả dân và cán bộ VC lại không thèm qua ở chung với TC mà chỉ muốn qua Mỹ ở khiến đảng VC kẹt lý luận. Dân và cán bộ VC cứ chạy theo tư bản thì làm sao tiến lên XHCN? So sánh hành động lệ thuộc kinh tế, bám tư bản kiếm ăn của BCT CSVN và lời kêu gọi người dân VN tiến lên XHCN thì chính xác là lường gạt

25/11/2018

Mặt nạ chính quyền nhân dân

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Đảng cộng sản Việt Nam gọi nhà nước do họ lập ra để cai trị người dân là CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN!? 

Vậy thì chính quyền nhân dân là gì? Tập đoàn cầm quyền nước ta từ ngày đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền năm 1945 đến nay có phải đúng là "Chính Quyền Nhân Dân" như họ từng rêu rao không?

Những câu hỏi này cần phải làm sáng tỏ để từ đó người dân Việt Nam có cơ sở xác định lập trường và thái độ chính trị của mình đối với tập đoàn cai trị này. 

1- Chính Quyền Nhân Dân. 

Nhà cầm quyền của một quốc gia có thể được hình thành bằng nhiều phương pháp, bằng nhiều thủ đoạn nhưng muốn trở thành một Chính Quyền Nhân Dân thì điều kiện ắc có và đủ là nhà cầm quyền đó phải do người dân của quốc gia đó bầu ra cho mỗi nhiệm kỳ (khoảng thời gian do hiến pháp quy định để thực thi nhiệm vụ được giao phó) bằng lá phiếu của họ qua một cuộc phổ thông đầu phiếu tự do và công bằng. 

Trong trường hợp một nhà cầm quyền được thành lập để điều hành quốc gia nhưng do điều kiện đất nước chưa thuận lợi để có thể tổ chức bầu cử thì ít nhất sau đó, nhà cầm quyền này phải được sự chuẩn thuận của đại đa số người dân của quốc gia đó qua một cuộc trưng cầu dân ý trong tinh thần tự do, tự nguyện 

Không có gì rỏ ràng và dể hiểu hơn về tính chính danh của Chính Quyền Nhân Dân bằng câu nói ngắn gọn của ông Ninoy Aquino chồng của bà Cory Aquino thủ lĩnh của phong trào dân chủ Philippines: “Thứ vĩ đại đem lại sự ‘chính danh’ của một chính phủ là phiếu bầu, chứ không phải là súng đạn”. 

2- Nhà cầm quyền (nhà nước) Việt Nam. 

- Nhà cầm quyền tại miền Bắc Việt Nam trước đây (1945 - 1975) và nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay (1975 - nay) do đảng cộng sản Việt Nam dựng ra bằng bạo lực (cướp chính quyền vào năm 1945) và chiến tranh (cưỡng đoạt miền Nam Việt Nam năm 1975). Hai nhà cầm quyền này chưa bao giờ được người dân bầu chọn bằng lá phiếu của mình qua bầu cử hoặc được người dân ủng hộ qua trưng cầu dân ý trong suốt 73 năm qua (1945 - 2018). 

- Nhà cầm quyền tại miền Bắc Việt Nam trước đây (1945 - 1975) và nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay (1975 - nay) theo chủ nghĩa cộng sản, trung thành với tư tưởng Mác-Lê-Mao, áp dụng đường lối độc tài, độc trị để cai trị nhân dân Việt Nam. Tư tưởng, đường lối này hoàn toàn dị biệt đối với tư tưởng, bản chất của đại đa số (92%) người Việt Nam không chấp nhận tư tưởng của Karl Heinrich Marx, của Vladimir Ilich Lenin, của Mao Trạch Đông và không theo chủ nghĩa cộng sản. 

Đó là lý do tại sao trong hơn 73 năm qua đảng cộng sản Việt Nam không dám để nhân dân Việt Nam được tự do lựa chọn chính quyền cho mình qua một cuộc phổ thông đầu phiếu hoặc ít nhất để nhân dân nói lên tiếng nói của mình là chuẩn thuận hay không chuẩn thuận đối với hai nhà cầm quyền do họ lập ra. 

- Hai cơ quan được gọi là quyền lực nhân dân của hai nhà cầm quyền này là Quốc Hội ở trung ương và Hội Đồng Nhân Dân ở địa phương được đảng cộng sản dựng ra bằng chiêu bài dân chủ trá hình đảng cử dân bầu. Qua sự sàng lọc bất chính và phi pháp của cái tổ chức gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, cánh tay nối dài của đảng cộng sản không có một công dân Việt Nam nào có thể trở thành ứng cử viên của Quốc Hội ở trung ương và Hội Đồng Nhân Dân ở địa phương nếu không phải là đảng viên, đoàn viên, ủng hộ viên, cảm tình viên của đảng cộng sản. 

Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có được quyền tự do ứng cử và chưa bao giờ có cơ hội lựa chọn người đại diện thật sự của mình để bầu vào hai cơ quan dân cử nêu trên! 

- Dân số hiện tại của Việt Nam là 96.740.618 (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/) trong đó có 4 triệu 5 trăm ngàn là đảng viên đảng cộng sản, số còn lại trên 92 triệu người không theo chủ nghĩa cộng sản, không phải là đảng viên đảng cộng sản. 

Chỉ chiếm khoảng 4% trên tổng số dân Việt Nam, nhưng đảng viên của đảng cộng sản lại nắm toàn bộ quyền hành từ trung ương đến địa phương, từ chủ tịch nước đến chủ tịch tỉnh, quận, huyện, xã, phường, khóm trong cái tổ chức gọi là nhà nước (nhà cầm quyền) Việt Nam hơn 7 thập niên qua (1945 - 2018 ), số còn lại hơn 92% nhân dân bị loại ra khỏi mặt bằng quyền lực để trở thành công cụ phục vụ cho chế độ dưới cái mỹ từ "làm chủ"! 

3- Kết luận. 

Xét về nguồn gốc, tư tưởng, cơ cấu tổ chức cũng như thành phần nhân sự, là những yếu tố quyết định bản chất nhà cầm quyền của một quốc gia, chúng ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm rằng: 

- Nhà cầm quyền tại miền Bắc nước Việt Nam (1945 - 1975) và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay (1975 - 2018) chỉ là sản phẩm do đảng cộng sản lập ra để quản lý đất nước và cai trị nhân dân Việt Nam thay cho họ. 

Hai nhà cầm quyền này hoàn toàn không liên can, dính líu gì đến tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, do đó không phải là Chính Quyền Nhân Dân và cũng không thể gọi là Chính Quyền Nhân Dân. 

- Gọi hai nhà cầm quyền này là Chính Quyền Nhân Dân sẽ mang tội tiếm danh, lừa đảo đối với lịch sử và nhân dân Việt Nam. 

4- Hệ quả. 

- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay không phải là Chính Quyền Nhân Dân, do đó các bộ phận, cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức của nhà cầm quyền này không thể dùng hai từ Nhân Dân để khoát lên cho mình. Cụ thể như Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân, Toà Án Nhân Dân... 

Nếu các bộ phận, cơ quan này thực sự là của nhân dân, đặt quyền lợi của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân trên hết và trước hết thì sẽ rất là dư thừa và buồn cười khi danh xưng của chúng kèm theo hai chữ Nhân Dân, bởi vì chỉ có người khùng, người điên, người mất trí mới đi đâu, lúc nào cũng bô bô xác nhận với mọi người "tôi là con người"! 

Trong trường hợp các bộ phận, cơ quan này là của đảng cộng sản Việt Nam, đặt quyền lợi của đảng, hạnh phúc của đảng viên trên hết và trước hết thì việc kèm theo hai chữ Nhân Dân với danh xưng của mình sẽ mang tội tiếm danh, lừa đảo đối với lịch sử và nhân dân Việt Nam giống như nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay vậy! 

- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay không phải là Chính Quyền Nhân Dân, do đó nhân dân Việt Nam có quyền không chấp hành những quy định trong hiến pháp, pháp luật và những chủ trương, đường lối, chính sách do nhà cầm quyền này đưa ra nếu xét thấy chúng đi ngược lại quyền lợi của tổ quốc và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. 

- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay không phải là Chính Quyền Nhân Dân do đó không thể quy chụp bất cứ người dân Việt Nam nào vào khung tội: "Có hành động chống phá hoặc âm mưu lật đổ Chính Quyền Nhân Dân". Bởi vì trong suốt 73 năm qua từ năm 1945 đến hôm nay là năm 2018 nước Việt Nam không có Chính Quyền Nhân Dân. 

- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay không phải là Chính Quyền Nhân Dân do đó mọi hiệp ước, hiệp định, mọi văn bản liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền quốc gia do nhà cầm quyền này ký kết với các quốc gia trên thế giới không có giá trị với nhân dân Việt Nam nếu xét thấy nội dung của các hiệp ước, hiệp định, các văn bản đó chống lại đất nước và con người Việt Nam. 

- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay không phải là Chính Quyền Nhân Dân do đó nhân dân Việt Nam không có trách nhiệm với những hành động sai trái, vi phạm của nhà cầm quyền này đối với cộng đồng các quốc gia trên thế giới, với tổ chức Liên Hiệp Quốc và các hội đoàn liên quốc gia trên toàn cầu. 

- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay không phải là Chính Quyền Nhân Dân do đó việc xóa bỏ nhà cầm quyền này để xây dựng một nhà cầm quyền chính danh là Chính Quyền Nhân Dân là yêu cầu khẩn thiết nhất của mọi người dân Việt Nam trong giai đoạn đen tối này của lịch sử. 

11/25/2018