Tuesday, April 19, 2016

Giấc mơ Mỹ quốc và thiên đường đã mất

Đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa
“Giấc mơ Mỹ quốc” bắt đầu từ khi những người Pilgrim đặt chân đến vùng Massachusettes hiện nay với con tàu Plymouth. Và sau đó, hàng triệu người khác từ châu Âu chiêm ngưỡng tượng Nữ thần Tự do để vào Hoa kỳ qua cửa ngõ New York.
Hoa kỳ là đất nước của di dân. 
Những đợt di dân đầu tiên là những người Tin lành Âu châu đi tìm sự tự do để thực hành tín ngưỡng cũng như một lối thoát cho lục địa Âu châu già cỗi.
Sau thế chiến thứ hai, Hoa kỳ trở thành cường quốc thế giới, và là điểm tựa cho châu Âu với chương trình Marshall sau khi lục địa này kiệt quệ vì cuộc chiến với phát xít Đức. Hoa kỳ vẫn là giấc mơ thiên đàng kinh tế của thế giới.
Trong thời chiến tranh lạnh, Hoa kỳ lại thêm một vai trò mới đó là biểu tượng tự do và dân chủ đối kháng lại với Liên bang Sô Viết, biểu tượng của độc tài cộng sản.  Bằng chứng rõ nhất là khi chế độ Sô viết tại điện Cẩm linh đã tước bỏ quyền công dân và trục xuất nhà đối kháng đồng thời là nhà văn đoạt giải Nobel người Nga nổi tiếng, Alexander Solzhenitsyn, với tuyệt tác “Quần Đảo Ngục Tù” tố cáo bản chất phi nhân của chế độ, thì ông đã định cư tại Hoa kỳ, cho tới ngày khối Cộng sản Sô viết sụp đổ tại Nga và Đông Âu đầu thập niên 1990 thế kỷ trước.  Hoa kỳ cũng là đích đến của người dân Cuba khi chạy trốn khỏi chế độ xã hội chủ nghĩa do Fidel Castro áp đặt.  Đối với đại đa người Việt tị nạn, thì Hoa kỳ cũng là điểm hội tụ ưu tiên khi liều mình băng rừng vượt biển đi tìm tự do.
Sang qua thế kỷ 21, dù giữa thăng trầm của những biến động kinh tế, Hoa kỳ vẫn tiếp tục là giấc mơ kinh tế và tự do dân chủ, khi hiện nay ngoài số những người được nhập cư chính thức, vẫn có khoảng 11 triệu rưỡi người đang ở bất hợp pháp. Phần đông ai cũng tưởng rằng trong số 11 triệu rưỡi người này chỉ có những người gốc Nam Mỹ, ít ai biết là còn có nhiều dân tộc khác từ khắp mọi nơi trên thế giới. 
Đặc biệt hơn nữa, theo thống kê của bộ nội an Hoa kỳ tính từ năm 2000 cho đến năm 2013, trong 10 sắc dân đông nhất ở Hoa kỳ bất hợp pháp, thì người Việt nam đứng hạng 10 trong nhiều năm liên tục. Riêng năm 2010, đã có tới 190 ngàn người Việt ở lậu tại Hoa kỳ.
Những người Việt này không giống như đại đa số người Việt tị nạn của thời di tản 1975, thời vượt biên từ thập niên 1970 đến đầu thập niên 90, hay là gia đình cựu quân nhân VNCH đi theo diện nhân đạo mà quen gọi là H.O. 
Chắc chắn, trong số 190 ngàn người Việt ở bất hợp pháp tại Hoa kỳ này, có đa số  ở lại vì lý do kinh tế họ muốn tìm một đời sống khá hơn.  Chuyện này dễ hiểu và rất phổ biến trong số thành phần di dân đến Hoa kỳ.
Nhưng lại có những người Việt không phải vì nghèo khó hay vì lý do chính trị mà họ phải rời bỏ Việt nam để đến Hoa kỳ.
Nếu chúng tôi nói họ là ai, thì sẽ bị chống chế là xuyên tạc.
Thôi thì phải dẫn chứng lời ông Trương Trọng Nghĩa hiện là đại biểu quốc hội CSVN nói vậy:
 (trích) “Hiện nay không ít trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi.  Một bộ phận cán bộ công chức về hưu hay đương chức cũng đều tim cách lo cho con cái định cư tại nước ngoài?   Không phải vì nghèo, vì tiền mà vì cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không bảo đảm đầy đủ và lo sợ ở đất nước bị lệ thuộc, điều này ai cũng thấy, cũng biết”(ngưng trích)*
Từ những gì ông Nghĩa nói, một câu hỏi được đặt ra rất tự nhiên là tại sao con em của đại gia,doanh nhân thành đạt ngay cả con của cán bộ đương chức đương quyền cũng phải ra đi sống ở nước ngoài?
Có lẽ câu trả lời dễ nhất là: THIÊN ĐÀNG (bánh vẽ Cộng sản) ĐÃ MẤT.
04/19/2016 - 10:46
Mai Phi-Long/SBTN

Những nhận thức cần cho một xã hội dân chủ

Ảnh minh họa: Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21 tháng 1, 2016.
Ảnh minh họa: Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21 tháng 1, 2016.
Trong bài “Từ nhận thức đến hành động”, tôi khen nhiều người ở Việt Nam có nhận thức đúng về hiện tình của đất nước. Khen họ thấy được nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Khen họ thấy được quốc nạn tham nhũng và sự kiệt quệ của nền kinh tế Việt Nam. Khen họ cảm nhận được đúng sự xuống cấp của văn hoá, giáo dục cũng như những vấn đề liên quan đến giao thông, y tế và xã hội. Những nhận thức như vậy, theo tôi, khá chính xác. Nhưng liệu chúng có đủ để dẫn Việt Nam đi vào con đường dân chủ hoá hay không?s
Câu trả lời: Không.
Để có dân chủ, người ta cần có những tầm nhận thức khác, trong đó, có hai nhận thức quan trọng nhất: sự thừa nhận cái khác và ý thức về quyền.
Cốt lõi của dân chủ nằm ở sự thừa nhận cái khác. Thực chất của cái khác ấy là cái riêng. Xã hội loài người bao giờ cũng đa tạp và phức tạp, vừa có cái chung vừa có cái riêng. Nếu không tìm kiếm được cái chung, tập thể cứ tiếp tục phân hoá, không thể hình thành xã hội được. Nhưng chỉ có cái chung và triệt tiêu mọi cái riêng, xã hội không thể phát triển lành mạnh được. Trong suốt chế độ phong kiến, kéo dài cả hàng ngàn năm, người ta chỉ áp đặt những cái chung lên mọi người. Chỉ ở thời hiện đại, khi ý thức cá nhân chủ nghĩa hình thành, người ta mới biết tôn trọng những cái riêng tư và riêng biệt ở mỗi người. Chính việc tôn trọng những cái riêng ấy sẽ dẫn đến dân chủ.
Ở Việt Nam, cho đến thời kỳ đổi mới vào khoảng giữa thập niên 1980, chính quyền vẫn không thừa nhận những cái riêng. Thấy rõ nhất là trong văn học nghệ thuật, ở đó, người ta chủ trương mọi bài viết, thuộc mọi thể loại, chỉ nhằm phản ánh tinh thần chung của thời đại. Chế Lan Viên có câu thơ tiêu biểu cho chủ trương ấy: “Khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ”. Để tránh cảnh “đứng riêng tây” ấy, chính quyền tìm cách quản lý chặt chẽ giới văn nghệ sĩ. Mọi người đều đứng trong một tổ chức: Hội nhà văn Việt Nam; tin vào một ý thức hệ: chủ nghĩa Mác-Lênin; đi theo một phương pháp sáng tác: chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa; có cùng một đặc điểm: tính đảng và một mục tiêu: phục vụ đảng. Hết. Văn học nghệ thuật, do đó, dù được khuyến khích và hỗ trợ đến mấy, vẫn không thể tránh được khuyết điểm này: đơn điệu. Cả trăm hay cả ngàn đoá hoa rực rỡ nhưng tất cả đều chỉ có một loài hoa duy nhất.
Sau này, từ ngày đổi mới, những ràng buộc khe khắt ấy dần dần được nới lỏng. Giới cầm bút được  khá nhiều tự do để theo đuổi những cái riêng của mình. Văn học nghệ thuật Việt Nam, trong một thời gian ngắn, khởi sắc hẳn. Nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài và được giới độc giả cũng như phê bình ngoại quốc đánh giá cao.
Tuy nhiên, xã hội chỉ thừa nhận những cái riêng về văn học, nghệ thuật hay văn hoá nói chung. Những cái riêng trong lãnh vực chính trị vẫn tiếp tục bị nghiêm cấm. Trong khi dân chủ thực sự chỉ gắn liền với những cái riêng về chính trị: Người ta được quyền có những suy nghĩ riêng về đất nước cũng như về chế độ. Ở Việt Nam hiện nay, tất cả những người công khai theo đuổi những cái riêng về chính trị ấy đều bị vu tội là tuyên truyền chống phá nhà nước nên bị trấn áp một cách dã man. Nhiều người còn bị tù tội.
Nền tảng thứ hai của ý thức dân chủ là ý thức về quyền.
Mọi quyền lực (power) về phương diện chính trị đều dựa trên hai yếu tố: Giới lãnh đạo thì có thẩm quyền (authority), còn dân chúng thì có quyền (rights). Thẩm quyền là cái gì được uỷ thác từ những người có quyền. Hình thức uỷ thác phổ biến và đáng tin cậy nhất là bầu cử một cách tự do, bình đẳng và minh bạch. Ở Việt Nam cũng có bầu cử. Nhưng bầu cử ở Việt Nam lại có hai đặc điểm đi ngược hẳn lại tinh thần dân chủ: Một, chỉ có đảng viên mới được bầu lãnh đạo. Mà thật ra, không phải tất cả đảng viên. Chỉ có một số đảng viên được gọi là đại biểu mới được bầu Ban chấp hành Trung ương, rồi chỉ có Ban chấp hành Trung ương mới được bầu Bộ Chính trị, và, cuối cùng, chỉ có Bộ Chính trị mới được bầu người thực sự lãnh đạo cả nước. Hai, dân chúng chỉ được bầu Quốc hội, nhưng ở đây lại có hai điều: Dân chỉ được bầu những ai được đảng đề cử và bản thân Quốc hội lại không có quyền lực gì cả. Chức năng chính của Quốc hội là hợp thức hoá những chính sách đã được đảng quyết định. 
Thiếu sự uỷ thác, có thể nói, thẩm quyền của giới cầm quyền Việt Nam là hoàn toàn không chính đáng. Cũng có thể nói, một chế độ chỉ thực sự chính đáng và thực sự dân chủ khi, và chỉ khi, các quyền của người dân được tôn trọng.
Nhưng nhà cầm quyền không tự nhiên tôn trọng các quyền của công dân. Ngày xưa, vua chúa không hề tôn trọng các quyền ấy. Hiện nay, dưới tất cả các chế độ độc tài, giới lãnh đạo cũng không hề tôn trọng chúng. Quyền không phải là cái gì tự nhiên hay do bố thí. Quyền chỉ có khi người ta biết giành lấy. Lịch sử của dân chủ thực chất là lịch sử của việc giành giật các quyền làm người và quyền làm công dân. Nhưng muốn giành được các quyền ấy, điều kiện đầu tiên và tiên quyết nhất là người dân phải có ý thức về quyền của mình. Một trong những vấn đề làm cản trở tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay là, một mặt, nhà cầm quyền không tôn trọng các quyền của dân chúng; mặt khác, chính dân chúng lại không ý thức và do đó, không dám nhân danh những cái quyền của mình để đòi hỏi giới lãnh đạo phải chấp nhận dân chủ.
Khi một số người dân nghe theo lời của giới lãnh đạo “đồng bào đừng lo, để cho đảng và nhà nước lo”, họ đang tự từ khước các quyền tham gia vào các sinh hoạt chính sự của mình. Đó không những là một sự vô cảm mà còn là một sự vô cảm dại dột. Với sự dại dột ấy, dân chủ vẫn là một ước mơ xa vời.
Nói một cách tóm tắt, trong tình hình Việt Nam hiện nay, muốn có dân chủ, người dân không phải chỉ cần nhận thức đầy đủ và chính xác những vấn đề và những thử thách mà đất nước đang đối diện. Người ta cần phải có ý thức sâu sắc về những cái riêng, những cái khác và những cái quyền căn bản của mình. Chỉ có những ý thức ấy mới làm người ta không thể chấp nhận được được sự độc tài toàn trị, và từ đó, dẫn đến những hành động cần thiết và hiệu quả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung Cộng - một xã hội không lối thoát!


"Gió lành có biết chữ đâu, 
Cớ sao trang sách trước sau lật nhìn?"

Xu Jun, một nhà thơ uyên bác vào thế kỷ thứ 18 của Trung Quốc, đã làm hai câu thơ nổi tiếng trên khi thấy gió thổi lật sách của ông lên. Thật không ngờ, hai câu thơ vô thưởng vô phạt đó lại khiến ông bị triều đình nhà Thanh đem đi xử trảm vào năm 1730 vì cho rằng ông có ý ca ngợi Minh triều văn hiến bởi chữ "lành" đồng âm đồng nghĩa với chữ "minh" trong tiếng Hán. Triều Thanh dù đã cai trị cả Trung nguyên từ lâu (1645- 1911) nhưng vẫn mang hoài mặc cảm là hoàn toàn nhờ dùng võ lực mọi rợ tàn bạo bức hại tiêu diệt triều Minh mà có thiên hạ nên không muốn ai nhắc đến chữ "Minh" nữa; ngoài ra, Triều Thanh sợ muôn dân nhớ đến nhà Minh vùng lên tạo phản đánh đuổi man di mọi rợ dù rằng nền Hán học của triều trước đã được triều Thanh duy trì để bình ổn phát triển. Những nhà thơ có chung số phận như Xu Jun thì không sao đếm cho hết dưới thời triều nhà Thanh. Nổi ám ảnh sẽ bị dân Hán vùng lên mãi mãi đè nặng lên triều đình Mãn Thanh cho đến ngày sụp đổ.

Triều Mãn Thanh, cũng giống như mọi triều đại phong kiến trung ương tập quyền khác ở Trung Quốc, rất chật vật để duy trì quyền uy tối thượng của triều đình trên toàn lãnh thổ rộng lớn. Một nhóm nhỏ người Mãn mà lại cố đi cai trị toàn bộ dân Hán chất chứa căm phẩn thì quá rõ là chuyện khó làm. Những cuộc nổi loạn của dân Hán, thuờn là theo lời kiêu gọi của nhân sĩ trí thức lúc nào cũng đe dọa cho quyền uy của triều đình Mãn Thanh trong suốt thể kỷ thứ 19. Và đương nhiên, đến năm 1911, cách mạng của người dân Hán cũng đã xóa bỏ uy quyền của triều đình Mãn Thanh, dẫn đến việc nước Cộng Hòa Trung Hoa ra đời. Chính thể non trẻ này lại nhanh chóng bị chia cắt với nhiều sứ quân cho đến khi Cộng Sản đánh bại Trung Hoa Dân Quốc thiết lập ra Trung Cộng năm 1949.

Ám ảnh bị sụp đổ đang gia tăng mạnh khi Chủ Tịch Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát quyền lực trung ương và diệt trừ hối lộ, vốn đã nảy nở bè phái sâu rộng trong chế độ sau bao năm phát triển kinh tế theo đường lối tư bản. Nhìn bề ngoài, họ Tập dường như đang nắm được tình thế. Giới quan sát thuờng thừa nhận họ Tập có quyền uy không thua gì chủ tịch Mao Trạch Đông. Bằng chứng quá hiển nhiên, họ Tập như một minh quân, đang trừng trị hối lộ quan tham; nhưng trên thực tế, họ Tập đang phải đối phó với một lực lượng kẻ thù đầy thế lực binh quyền ngày một nhiều hơn, đông hơn và ẩn sâu trong chế độ rất khó nhận ra hơn.

Kể từ năm 2012, Ủy Ban Nội Chính Trung Ương (UBNCTU), cơ quan có quyền hành thanh trừng bài trừ tham nhũng cao nhất của Cộng đảng đã thanh trừng hàng trăm ngàn các viên chức có thế lực. Cuộc thanh trừng sẽ còn tiếp tục diễn ra ở mọi ban ngành của chế độ cho đến kỳ họp đại hội của Cộng đảng lần thứ 19 diễn ra vào năm 2017. Bằng cách này, họ Tập có thể loại bỏ mọi thế lực đe dọa đến quyền uy của ông, và dường như, với bản chất độc tài chuyên chế mà đã có lần thể hiện rõ vào trước năm 1978 (ý nói thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao), chế độ chuyên chính của Cộng đảng thuờng thích hợp tạo dựng quyền uy tối thuợng cho một cá nhân để rồi các chính sách đem đến thảm họa sai lầm kinh khiếp từ đó mà phát sinh. Ngày nay, thông qua họ Tập, người ta có thể thấy rõ chế độ chuyên chính Cộng sản đó không thể nào có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, trong đó có việc đầu tư quá trớn bừa bãi vào công nghiệp nặng và sự bùng phát nợ nần không thắng lại nổi của các đại công ty quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước. Giới lãnh đạo chóp bu của Trung Cộng chẳng biết làm gì hơn ngoài lúng túng lo lắng hoang mang đến cực độ để rồi cố bưng bít - kể từ tháng Hai năm nay, truyền thông ở Trung Cộng bị kiểm duyệt, kiểm soát gắt gao chưa từng có. Hành động bóp chẹt truyền thông tối đa của Bắc Kinh càng thể hiện rõ đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng hiện nay gay gắt ác liệt hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân đàn áp báo chí truyền thông:

Trước kỳ họp đại hội của Cộng đảng định kỳ hàng năm, họ Tập đã viếng thăm ba cơ quan báo chí truyền thông của đảng. Trong thời gian này, Tập được tán dương lên đến mây xanh, báo chí truyền thông thề trung thành với họ Tập. Gần đây, họ Tập đã tự khẳng định: "Tập là đảng, đảng là Tập." Báo chí phải là công cụ của đảng thì mới đúng lập trường tư tưởng. Chỉ trong vài ngày sau đó, giới lãnh đạo ngành báo chí của Trung Cộng bị điều tra tham nhũng. Ý muốn của họ Tập đã quá rõ, đó là giới truyền thông phải trung thành tuyệt đối đối với ông, cho dù các cơ quan này đã từ lâu cũng chỉ vì đảng mà tuyên truyền viết láo.

Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy dấu hiệu phản kháng mạnh mẽ từ giới truyền thông của Nhà-nước. Hàng loạt các tổng ban biên tập, chủ bút của giới truyền thông Nhà nước từ chức để phản đối. Bên lề cuộc họp định kỳ của Cộng đảng, Caixin, một tạp chí chuyên về tài chánh đã bị kiểm duyệt xóa bỏ ấn bản khi cho đăng một cuộc phỏng vấn mà trong đó, một ủy viên kêu gọi nới rộng kiểm soát báo chí. Caixin đã loan báo thừa nhận trong ấn bản kế là ấn bản trước đó đã bị cấm cho đăng.

Bên cạnh những sự kiện hiếm hoi cho thấy báo chí của Cộng đảng phản kháng giới lãnh đạo, Bắc Kinh dường như rất nóng nảy bồn chồn hoang mang bực tức trước những lỗi nhỏ tình cờ vô phạt vô thưởng của giới truyền thông Nhà nước. Vào tháng Ba, một tờ báo tại chi bộ của Cộng đảng ở Quảng Đông, đã đăng trên trang nhất với hai tựa đề lớn nổi bật. Một tựa đề lửng lơ liên quan đến họ Tập thăm viếng các cơ quan truyền thông của Cộng đảng, tạm dịch như sau: " Báo chí truyền thông chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình", phía dưới tựa đề này là tấm hình chụp cảnh thân nhân của một chính trị gia đem hài cốt người này ra biển với tựa đề lớn thứ hai, tạm dịch như sau: " Linh hồn an nghĩ " - Thế nhưng do lối viết sắp đặt theo chiều dọc theo thói quen viết chữ Hán thời xưa, hai tựa đề này đọc theo chiều dọc, không phải theo chiều ngang như văn tự Tây phương lại thành câu có nghĩa là: " Linh hồn báo chí truyền thông chết đi (an nghĩ) chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình ("chết đi" đồng nghĩa với "an nghĩ" nhưng thiếu trịnh trọng lịch sự) Một thí dụ khác chẳng hạn, Tân Hoa Xã có một bài báo đánh máy bị lỗi cho nên thay vì là ca ngợi họ Tập lên tận chân mây với tựa đề: " Lãnh đạo CAO CẢ của Trung Quốc" lại đánh máy bị trật in ra thành " lãnh đạo CUỐI CÙNG của Trung Quốc" do "cao cả" và "cuối cùng" đều cùng âm “zui" trong tiếng Hán (“zuigao” - cao cả thành “zuihou”- cuối cùng.) Xin coi hình chụp lại dưới đây, đóng trong khung xanh:


Trung Cộng dường như hiểu rõ nguyên tắc bạo lực của Cộng Sản: "Nơi nào có đàn áp, nơi đó có đấu tranh". Đối với thế giới bên ngoài, thanh trừng đấu đá đang diễn ra ở thuợng tầng lãnh đạo tại Trung Cộng không phải là không có cơ sở. Cả ngàn năm phong kiến, lợi dụng cách chơi chữ đồng âm, các âm mưu lật đổ chính biến dành ngôi đều bắt đầu từ những bài hát du ca trẻ nhỏ ngoài đồng, những câu chuyện ngụ ngôn, châm biếm, hay sấm truyền nhằm ám chỉ sâu xa thế sự. Những mẩu chuyện hay sấm truyền này cũng thường được chiết tự, ghép tự để thông hiểu những điều bí mật khác trong giới sĩ phu hay trong phe tạo phản.

Với sự lập đi lập lại nhiều lần trong lịch sử như vậy, các triều đại phong kiến tại Trung Quốc, nhất là những triều đại đang lung lay, đều ráng chém giết thẳng tay ở bất cứ mọi nơi những ai rao truyền sấm ký, bài hát đồng dao cho con trẻ, có ngầm ý sâu xa báo trước ngày tàn của những triều đại này. Dưới chế độ phong kiến, số nhà văn hay nhà thơ bị tội phạm thuợng khi quân hay kỵ húy hoặc có ý báo trước điềm gỡ dù chỉ là hiểu lầm hay vô tình rồi đem đi xử chém như Xu Jun chẳng hạn thì nhiều vô kể. Phong kiến tuy đã chết đi nhưng tập quán tàn bạo độc tài thì còn tồn tại. Năm 1965, một bồi bút của Mao viết bài đấu tố một vở kịch nổi tiếng khơi màn cho Cách Mạng Văn Hóa để Mao loại hết các đối thủ chính trị. Đài Loan hai năm sau, Bo Yang, một nhà văn danh tiếng bị bắt giam cầm cả mười năm vì ông này dịch truyện tranh hoạt họa thủy thủ Popeye sau có vẻ giống như chọc quê Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra đảo Đài Loan. Cho nên, lý do Họ Tập bóp chặt báo chí vào ngày hôm nay ở Trung Cộng cũng chẳng có lạ lẫm gì nếu nhìn lại lịch sử.

"Giấy thì làm sao giấu được lửa": Lộ ra phản kháng bất ngờ hiếm thấy:

Đối với giới lãnh đạo Trung Cộng, họ không cách gì có thể nhận ra được lỗi lầm trên truyền thông làm chế độ mất mặt là hoàn toàn tình cờ hay thật sự cố ý. Sự trừng phạt từ Trung Ương trước những sai sót dù rất nhỏ của truyền thông ngày mỗi nặng nề cho thấy giới lãnh đạo Trung Cộng đang muốn đè bẹp những thế lực ngầm nhưng rất mạnh đứng đằng sau chứ không phải cố tình đi bơi móc so đo với một vài ký giả quèn chỉ muốn bày tỏ bực tức phẫn nộ trước nhiễu nhương xã hội.

"Thà là giết lầm hơn bỏ sót", xét xử oan một người vì lầm tưởng người này là đối thủ chính trị không có nghĩa là người kế khi bị xét xử sẽ bị oan. Trong lúc Cộng đảng đang họp thì một lá thư yêu cầu họ Tập từ chức công khai trên mạng vốn luôn được chế độ kiểm soát chặt chẽ. Những người kêu gọi họ Tập từ chức còn tự nhận mình trung thành với Cộng đảng mới là ghê, lại chỉ trích họ Tập làm Trung Cộng đổ vỡ toàn diện từ kinh tế đến môi trường cũng như khiến nội bộ Cộng đảng bị rối loạn phân liệt. Lá thư này đương nhiên là bị tháo văng ra khỏi mạng thiệt nhanh và cả chục người dây dưa với vụ việc này điều bị bắt để điều tra xét hỏi cho rõ ngọn nguồn - bắt bớ vẫn còn đang tiếp diễn…

Trong lúc cần phải đi hỏi ông trời ai là tác giả thật sự của lá thư kêu gọi họ Tập từ chức, thì một điều rõ như ban ngày là phải có thế lực hậu thuẫn thì lá thư động trời này mới có thể đăng tải được trên mạng truyền thông của Nhà nước. Lá thư này không hề kêu gọi dân chủ, lại ca ngợi vai trò lãnh đạo tập thể của Bộ Chính Trị Cộng đảng thì đã quá rõ lá thư này phải được những kẻ thật sự nằm trong giới lãnh đạo chóp bu của Cộng đảng, nhưng nay đã mất dần tiếng nói và ảnh hưởng bởi do họ Tập giới hạn quyền uy của các ủy viên bộ Chính Trị - vốn rất mạnh sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978, tạo ra đường lối lãnh đạo tập thể chung trong nội bộ Trung Cộng. 

Thế lực tung lá thư này trên mạng dường như thách thức công khai quyền uy của họ Tập và muốn cho mọi người thấy sau khi đã hơn ba năm thanh trừng tơi bời hoa lá nhưng vẫn không bứng được thế lực này ra khỏi quyền lực. Trước khi có lá thư này thì cũng có nhiều sự phản kháng thụ động chống lại họ Tập vì đặc quyền đặc lợi bị xâm phạm, thậm chí có nhiều dấu hiệu ngầm cho thấy có những hoạt động nhằm làm thủ tướng Trung Cộng bị mất mặt. Tuy nhiên, lá thư kêu gọi họ Tập từ chức vẫn là cú đấm thẳng vào uy quyền họ Tập công khai lần đầu tiên, không những chỉ trích lên án các chính sách của bè phái họ Tập mà còn thách thức cho mọi người xem là họ Tập làm gì được bọn người này để từ đó cho thấy quyền uy của họ Tập chẳng có gì đáng để phải sợ hãi cả... Lá thư đòi họ Tập từ chức cho thấy bè phái chống đối họ Tập rõ ràng thật sự có tồn tại ở xứ sở này.

Bè phái đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng không bao giờ lộ rõ cho người thấy một cách dễ dàng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang có chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực vào năm tới. Cuộc họp đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sẽ hé lộ thế lực kế thừa họ Tập với một danh sách ủy viên thuờng trực Bộ Chính Trị mới thay thế cho những kẻ cũ bị đá văng đi. Kể từ đại hội Cộng đảng lần thứ 9 năm 1969, những đảng viên bị đá té nhào xảy ra ở mọi cấp bậc trong đảng, từ trung ương lẫn địa phương. Các phe nhóm tranh giành tìm đủ cách gài người của mình vào các ghế trống trong bộ Chính Trị càng nhiều càng tốt, khiến họ Tập khó mà đặt để trở lại đàn em theo ý muốn của mình. Những ai muốn dành ghế trong nội bộ Cộng đảng thì cần phải hành động ngay từ bây giờ - và thất bại trong tranh dành quyền lực là một điều cần phải chấp nhận.

Bè phái của họ Tập cũng xuất phát từ chung một "chuồng" sói mưu mẹo đấu đá quyền lực như những bè phái khác bên trong nội bộ của Trung Cộng. Đàn em của Tập, những kẻ leo lên được đỉnh cao của quyền lực cũng nhờ vào đấu đá tranh dành thành công khi sát cánh chung với họ Tập, đương nhiên hiểu quá rõ mánh khóe khi đấu đá tranh dành quyền. Mấu chốt căn bản là làm thế nào để bôi nhọ và đạp văng những kẻ đang có ghế trong Bộ Chính Trị, đồng thời gầy dựng liên minh để hậu thuẫn phe cánh minh hay bản thân mình ngồi vào cài ghế trống đó. Bạc Hy Lai đã cố làm chuyện này trước đó nhưng bất thành. Trải qua kinh nghiệm và lúc nào cũng cảnh giác đề phòng, phe cánh họ Tập muốn bóp nát đối thủ của mình từ trong trứng nước bằng cách siết chặt giới truyền thông để các đối thủ của mình không có cơ hội nào hết trong việc sử dụng truyền thông tấn công bôi nhọ thành tích lãnh đạo giả tạo của phe cánh họ Tập. Thái độ nghi kỵ trù dập rộng khắp nội bộ của lãnh đạo Trung Cộng cho thấy quyền lực họ Tập đang bị đe dọa ngày một tăng lên đáng báo động.

Bối cảnh chính trị thông qua thành trừng giới truyền thông ở Trung Cộng:

Họ Tập không giấu diếm quyết tâm kiểm soát truyền thông tối đa, nhưng bàn tay sắt của ông đè lên báo chí truyền thông chỉ là phần nổi của những thanh trừng đang xảy ra trong nội Trung Cộng. Mục tiêu của họ Tập rất rõ ràng- lồng trong lời tuyên bố của ông:" trung thành tuyệt đối " vào ông từ mọi ban ngành của chính phủ lẫn quân đội, từ mọi cấp đảng ủy địa phương hay trung ương. Tuy nhiên, sức phản kháng chống đối họ Tập không chỉ đến từ nội bộ chóp bu đấu đá tranh dành quyền lực bên trọng nội bộ Cộng đảng mà còn đến từ giới công nhân thợ thuyền đang và sẽ bị sa thải hàng loạt. Có thể nói "lòng trung thành tuyệt đối" từ mọi tầng lớp xã hội mà họ Tập đòi hỏi phải có cho bằng được quá hết sức cuồng vọng! 

Thử hỏi tại sao phản kháng chống đối họ Tập lại nảy nở trong xứ sở Trung Cộng của ông? Đối với giới đảng viên quyền thế thì sự phản kháng chống đối họ Tập đến từ cả những người đang bị mất dần quyền lực cho phe cánh của họ Tập lẫn những kẻ có quyền thế nhờ đứng kế họ Tập nhưng đặc quyền đặc lợi thụ huởng lại không được nhiều như thuở trước nữa, tức là vào cái thời mà họ Tập chưa nắm quyền, còn rất dễ dàng nhiểu nhương hối lộ tham nhũng. Đương nhiên, giới làm báo chí truyền thông thì bực tức họ Tập ra mặt vì nay bị bịt miệng là luôn bị đe dọa. Đối với công nhân, thì chính họ Tập sa thải họ và làm nền kinh tế đời sống ngày một sống khó khăn hơn cho họ. Nói một cách ngắn gọn, một Trung Quốc phồn thịnh như trước kia đã không còn nữa dưới sự lãnh đạo của họ Tập.

Năm 1971, Albert O. Hirschman viết một bài tiểu luận với tựa đề "Exit, Voice, and Loyalty" tạm dịch theo nội dung của bài viết là "Di tản, Cải cách và Trung thành"trong đó đề cập rõ ràng hành động và tâm lý con người khi đối phó với sự suy đồi của xã hội như sau: Một số người sẽ tìm đủ tránh né hoàn cảnh sống đang suy đồi bằng cách đào thoát qua xã hội khác hoặc ngưng mọi hoạt động sinh hoạt kể cả kinh doanh của mình để chờ đợi tình hình xã hội tốt hơn (ở ẩn hay di tản). Một số khác thì lên tiếng chỉ trích và đòi hỏi cải cách thay đổi để cho tương lai đốt đẹp hơn (cải cách). Và nhóm người còn lại thì lại có quan điểm muốn tìm đủ cách loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho suy đồi để xã hội quay về lại tốt đẹp giống như xưa trước khi bị suy đồi (trung thành hay bảo thủ)- Ngăn cản cấm đoán con người hành động đối phó trước suy đồi của xã hội theo một trong ba cách đã liệt kê trên chỉ khiến con người phải phản ứng ồ ạt mạnh mẽ hơn bằng những cách còn lại. Thí dụ như cấm mọi người lên tiếng chỉ trích đòi hỏi cải cách để xã hội tốt đẹp hơn thì sự đào thoát hay ở ẩn của con người ra khỏi xã hội đó càng gia tăng. Đối với họ Tập thì ông nghĩ rằng tạo ra một thể chế bảo thủ, buộc mọi người phải bảo thủ trung thành và ngăn cấm chỉ trích đòi hỏi cải cách hay đào thoát ở ẩn là điều tốt nhất.

Trung Cộng ngày nay, tìm cách di tản đào thoát ra khỏi xã hội này bị ngăn cấm giới hạn triệt để bởi họ Tập. Họ Tập đã tìm đủ cách khẳng định không ai có thể thoát ra khỏi hệ xã hội và hệ thống chính trị hiện nay tại Trung Cộng. Năm 2014, Bắc Kinh đẩy mạnh hai chiến dịch: "Săn sói" và "Bủa lưới" - nhằm bắt hết từ con người đến tài sản mọi phần tử muốn đào thoát ra khỏi Trung Cộng. Hai chiến dịch này chỉ có thể thật sự hữu hiệu khi mà Trung Cộng cải cách hệ thống ngân hàng của họ. 

Cộng đồng người Hoa tại hải ngoại, vốn là hậu phương quá lớn cho những kẻ tỵ nạn di tản khỏi Trung Cộng nay tràn ngập an ninh mật vụ của Trung Cộng, khiến không ai muốn nói chuyện với ai vì sợ lò rĩ tin tức. An ninh mật vụ của Trung Cộng có mặt khắp Đông Nam Á và thế giới. Hai vụ bắt cóc người Hoa ở Thái Lan chẳng hạn, và nếu như không lầm, một vụ giết một người Hoa đào tỵ ở Hoa Kỳ điều do an ninh mật vụ của trung Cộng tiến hành. Nếu an ninh mật vụ Trung Cộng không thể làm được gì đối với những người đã đào tỵ an toàn, thì Trung Cộng thẳng tay trù dập, bắt bớ hành hạ thân nhân bà con còn sót lại của những người này ở tại quê nhà.

Họ Tập cũng khẳng định cho thấy mọi hình thức phản kháng bất bạo động, vốn rất phổ biến và thành công ở các nước Cộng sản Đông Âu vào thời Xô-viết chiến tranh lạnh, cũng bị chính quyền bóp nát thẳng tay. Nếu các viên chức chính phủ chậm chạp trong việc cho tiến hành điều tra chống tham nhũng vì sợ trả thù, Bắc Kinh cũng thanh tra và thanh trừng tối đa các viên chức này. Tập Cận Bình thật sự thành công trong việc làm cho mọi người nhận ra Trung Cộng là một xã hội không lối thoát- "Thuận Tập thì sống, nghịch Tập thì chết!" Mọi bất mãn đối với chính quyền chỉ dẫn đến họa sát thân mà thôi.

Nói trắng ra, họ Tập đã thắt chặt kiểm soát của chính phủ không những chỉ trên phương tiện truyền thông Nhà nước mà còn khống chế cả bộ máy chính trị tuyên truyền điều khiển hệ thống truyền thông, loại bỏ mọi khả năng phản đối hay khiếu nại chính quyền. Ngoài ra, mọi luật sư đoàn hay các tổ chức phi chính phủ điều bị đình chỉ hoạt động. Đương nhiên, mọi cấp chính quyền, mọi cấp đảng ủy điều bị thanh trừng như đang thấy.

Nếu thật sự là như vậy, có nghĩa là bè phái họ Tập nỗ lực bóp nát mọi đối kháng tối đa, vậy thì tại sao đối kháng vẫn còn? 

Sai lầm ở chỗ, có lẽ là họ Tập muốn xóa bỏ quyền lực của toàn bộ các nhân vật trong Bộ Chính Trị của Cộng đảng mà gom hết vào trong tay mình thay vì dựa vào sự lãnh đạo của nhóm người này để điều hành xã hội. "Lãnh đạo tập thể" không có nghĩa đơn giản là thỏa hiệp với các bè phái khác trong nội bộ Cộng đảng khi điều hành, mà còn là sự dàn xếp khôn khéo để quyền lực của Đặng Tiểu Bình trong nội bộ được gia tăng củng cố. Họ Đặng, cha đẻ của cải cách ở Trung Cộng, nhận ra rằng để có thể được yên ổn điều hành đất nước, ông ta cần sự ủng hộp từ cả hai phe bảo thủ lẫn phe cải cách. Họ Đặng khéo léo đặt để họ ở những vị trí để họ có tiếng nói khi bàn thảo chính sách, cũng nhưng có thể giúp họ Đặng khi cần hoặc vẫn có thể ngồi ngoài im lặng an toàn nếu tiếng nói bị bất lợi. Nói trắng ra, họ Đặng biết cách hợp tác với đối thủ chính trị của mình và tạo ra một sự kính trọng (mình) sâu sắc từ trong lòng các đối thủ- nhưng họ Tập thì không có khả năng đó. Phe chống đối nào cũng chỉ muốn ăn tươi nuốt sống họ Tập cho bằng được. Không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ có thỏa hiệp hợp tác giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng hiện nay như thời của họ Đặng và điều này chỉ khiến các bè nhóm đối kháng rắp tâm tạo phản trong nội bộ Trung Cộng ngày càng nhiều thêm ra mà thôi. 

Không thể hợp tác để tồn tại, không thể thoát khỏi sự truy đuổi của thể chế, các đảng viên Trung Cộng chỉ còn có cách liên kết nhau chống họ Tập để tìm đường sống. Ngồi đó mà trông chờ vào sự nhân từ của Bắc Kinh thì thì chẳng khác nào ngồi trông chờ cát sẽ hóa ra vàng! 

Họ Tập muốn các đảng viên không còn đường lựa chọn ngoại trừ trung thành tuyệt đối vào ông- điều này còn khó cả hơn lên trời vì họ Tập có thể thành công bít đường chắn lối khiến không ai có thể có lối thoát nhưng ông lại thất bại trong việc dàn xếp bất mãn. Điều này chỉ khiến bè phái của ông sẽ phải đương đầu với đối kháng mạnh mẽ vào đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sắp tới đây. Những bất mạn dễ thấy ngoài xã hội như công nhân biểu tình, hay giới báo chí phóng viên chỉ trích sẽ không nguy hiểm đối với họ Tập bằng sự phản kháng đang lớn mạnh bên trong nội bộ Cộng đảng- chỉ toàn những kẻ có binh quyền thế lực- lại tình cờ được hậu thuẫn của dư luận xã hội chất chứa quá nhiều bất mãn lên họ Tập bao nhiêu lâu nay.

Thử thách lớn của họ Tập là phải đối phó với nền kinh tế ốm yếu lâm vào khủng hoảng- chính ảo vọng thâu tóm quyền lực vào một mối trong lúc quyết định quốc sách là nguyên do tạo ra đối kháng chia rẽ rạn nứt trong nội bộ ngày một thêm trầm trọng. Những nhóm đối kháng mới hình thành rắp tâm tạo phản sẽ còn hung hiểm hơn những nhóm bè phái có trước khi họ Tập nắm quyền. Và nếu như họ Tập thất bại trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ mọi bè nhóm rắp tâm tạo phản chống ông trong nội bộ Cộng đảng, một điều gần như không thể nào thực hiện nổi trước tình thế hiện nay, thì hệ quả chính quyền trung ương bị rối loạn và mất quyền kiểm soát là điều đương nhiên. Rồi cũng sẽ giống như thời nhà Thanh khi mất quyền kiểm soát, Trung Quốc lại phải trải qua cả chục năm loạn lạc mới có thể phục hồi lại chính quyền trung ương.




________________________________


Thomas Vien có bằng cử nhân kinh tế và cao học về Chính trị Kinh doanh tại đại học Texas A&M, vốn được thành lập từ những năm 1870 và được coi là đại học lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ. Ông được coi là một bình luận gia sắc sảo về các đề tài chính trị kinh tế của Đông Nam Á. Ông cũng rất giởi về tiếng Hán và hiện đang làm việc cho Stratfor. Strattfor là một hãng thu thập tin tức tình báo tư nhân có trụ sở tại Austin, Texas và được thành lập từ năm 1996. Cộng sự với Strattfor là hàng loạt các chiến lược gia, bình luận gia rất cứng cựa trên nhiều lãnh vực phức tạp từ kinh tế, chính trị và xã hội.

Lối viết của Thomas Vien rất dễ hiểu, chi tiết nhưng lúc nào cũng ẩn ý sâu xa. 

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt đoạt giải Pulitzer thể loại tiểu thuyết 2016


CTV Danlambao - Giải Pulitzer là một giải thưởng danh giá của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất. Một số tác phẩm văn học nổi tiếng đã đoạt được giải Pulitzer như: Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) của nhà văn Margaret Mitchell, Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath) của nhà văn John Steinbeck, Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea) của nhà văn Ernest Hemingway, Giết con chim nhại của nhà văn Harper Lee. Và năm 2016, giải thưởng danh giá này được trao cho tác phẩm The Sympathizer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.

Nhà văn – học giả Nguyễn Thanh Việt được sinh ra ở Buôn Mê Thuột (Việt Nam), và đi tị nạn sang Hoa Kỳ cùng gia đình sau biến cố năm 1975. Sau khi đỗ tiến sỹ ngành ngôn ngữ tại Đại học Berkele, hiện nay nhà văn, học giả Nguyễn
Nhà văn – học giả Nguyễn Thanh Việt
Thanh Việt đang là giáo sư giảng dạy tại Đại học Nam California.

Theo báo New York Times, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã mang đến cho người đọc một bức tranh đặc biệt về chiến tranh và hậu quả của nó.

Cuốn sách của ông lấp đầy khoảng trống trong văn học, cho những người trước đây chưa có tiếng nói lên tiếng, trong khi buộc những người còn lại trong chúng ta nhìn vào các sự kiện cách đây 40 năm với ánh sáng mới.

Theo các nhà phê bình văn học Hoa Kỳ "The Sympathizer" được xem như một tiểu thuyết "anti-America" điển hình và hay nhất trong một thập kỷ qua.


"The Sympathizer" được so sánh với "Invisible Man" của Ralph Ellison và nhà văn Nguyễn Thanh Việt cũng thừa nhận như có sự ảnh hưởng từ "Invisible Man" trong bước khởi đầu sự nghiệp văn chương của ông. Đầu sách ông đã trang trọng đề tặng "For Lan and Ellison".

Tác phẩm thứ hai của nhà văn Nguyễn Thanh Việt vừa ra mắt người đọc vào đầu tháng 4 này - "Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War".

19/4/2015

Khi bệnh điên trở nên... truyền nhiễm

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - ...Theo kết quả cuộc điều tra (sơ khởi) thì bệnh phát xuất đầu tiên nơi Nguyễn Minh Triết, khi cựu chủ tịch CHXHCNVN trong lần qua thăm hữu nghị nước Cu-Ba đã (lảm nhảm) phát biểu: "Việt Nam và Cu-Ba thay nhau canh giữ hòa bình thế giới, Cu-Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam thức thì Cu-Ba ngủ"... Sau đó bệnh lây lan qua các ủy viên bộ chính trị, các ủy viên trung ương đảng, đại biểu cuốc hội, mặt trận tổ cuốc các cái...

*

Bệnh điên, nếu dùng từ nhẹ nhàng, êm ái hơn là bệnh thần kinh. Tiếng la-tinh (latin) là morbi insanit, diễn tả trạng thái tâm lý không còn kiểm soát được. Nhẹ thì đưa đến những hành động, lời nói vô ý thức, xuẩn động, ngu dốt... nặng sẽ có những hành động đập phá, tự cào xé mình hoặc tấn công người khác bằng vũ lực, làm nguy hại đến tài sản, tính mệnh người khác, hay mất an toàn xã hội, an ninh đất nước...

Theo quan niệm về y khoa, bệnh điên như đã nói (mào đầu) ở trên, chỉ là một trạng thái không cân bằng tâm, sinh lý của cơ thể, hay do khủng hoảng, chấn động tinh thần sau một biến cố lớn khiến đầu óc trở nên lệch lạc. Bệnh không do vi trùng (bacteria) hay vi khuẩn (virus) gây ra nên thường không có khả năng lây lan sang người khác. 

Tuy vậy theo sự khảo cứu (chuyên môn) của tác giả bài viết này (với sự hợp tác của các bác sĩ, tiến sĩ... chuyên ngành thuộc bệnh viện Don-Hốp-Sờ-Kin) thì bệnh điên tại Việt Nam hiện nay có khả năng lây lan, truyền nhiễm (cực) nhanh chóng. 

Tác nhân gây bệnh là một loại siêu vi khuẩn mới (chưa có tên chính thức), không thể định hình bằng phương pháp nhuộm mầu hay có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử nhưng chỉ cần một vài thử nghiệm thì mọi người có thể phát hiện ra sự hiện diện của nó. 

Siêu vi khuẩn này xuất hiện ở Việt Nam (và chỉ ở Việt Nam) từ bao giờ, không ai biết, chẳng ai hay. Thông thường, thời kỳ ủ bệnh (incubation period) nhanh nhất cũng phải 24 tiếng cho đến vài ngày, nhưng bệnh điên này đã phát triển thành cơn dịch vào ngày 16. 04. 2016 vừa qua tại Phú Thọ. 

Không biết bị lây lan, truyền nhiễm từ bao giờ mà bỗng nhiên không có triệu chứng nào báo trước, hàng triệu người dân Việt Nam (nghe nói) từ khắp các vùng, miền của đất nước vào sáng ngày 16. 04. 2016, tức 10. 03 âm lịch, cùng phát bệnh một lúc, ùn ùn kéo nhau đến núi Nghĩa Linh, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau để lên Đền Hùng dâng hương, cúng bái, xin lộc, cầu phước. 

Hậu quả là hàng trăm (hay hàng ngàn?) trẻ em thất lạc cha mẹ, nhiều người lớn, người già bị ngất xỉu. 

Lộc đâu chẳng thấy, phước bao giờ được nhận? Không biết! Chỉ biết người ngoại quốc thấy cảnh này chắc chắn sẽ lắc đầu ngạc nhiên, không hiểu người Việt Nam đã trở thành zombie như trong phim World War Z từ bao giờ?

Theo kết quả cuộc điều tra (sơ khởi) thì bệnh phát xuất đầu tiên nơi Nguyễn Minh Triết, khi cựu chủ tịch CHXHCNVN trong lần qua thăm hữu nghị nước Cu-Ba đã (lảm nhảm) phát biểu: "Việt Nam và Cu-Ba thay nhau canh giữ hòa bình thế giới, Cu-Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam thức thì Cu-Ba ngủ"... 

Sau đó bệnh lây lan qua các ủy viên bộ chính trị, các ủy viên trung ương đảng, đại biểu cuốc hội, mặt trận tổ cuốc các cái... với những phát ngôn rất ư ấn tượng, xin nêu ra một vài thí dụ đọc chơi cho đỡ buồn:

1. Đại biểu cuốc hội Trần Tiến Cảnh của tỉnh Hà Nam: - Các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan... Người dân có IQ cao thì có đường sắt cao tốc. 

2. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đạm: - Tại sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo?

3. Phạm Vũ Luân, bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo: -Thí sinh lo lắng trong khâu xét tuyển là điều chính đáng. Việc lo lắng sẽ giúp các em trưởng thành hơn. 

4. Đại biểu cuốc hội Võ Văn Thương, bí thư quận ủy Hải Châu, thành phố Đà Nẵng: - Tề Thiên Đại Thánh trong truyện Tôn Ngộ Không của Ngô Thừa Ân bị đè trong Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Việt Nam. 

5. Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng: - Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào chứ từ trẻ con đến người gia đều có xu thế ghét Trung Quốc. 

Trên đây chỉ là 5 thí dụ trong hàng trăm phát biểu ngớ ngẩn của các lãnh đạo trong chế độ cộng sản Việt Nam. Những phát biểu này chứng tỏ hầu hết các lãnh đạo đảng CSVN đều mắc bệnh tâm thần. Độc giả muốn đọc thêm có thể vào bài/link: Những phát biểu ở "đỉnh cao trí tuệ" của ban lãnh đạo Việt Nam 

Nói để gây ấn tượng, chọc cười dân chúng chưa đủ thỏa mãn bệnh điên khùng của các lãnh đạo chính quyền, đảng CSVN, nên họ làm cái bánh chưng nặng 2,5 tấn để dâng lên cúng các vua Hùng vào ngày 10. 03 âm lịch vừa qua. 

Các vua Hùng (có linh thiêng) nhìn cái bánh chưng (chắc cũng ớn chè đậu), lắc đầu, ngán ngẩm cho cái trò lừa bịp của lũ con cháu nòi CS này. 

Người nhẹ dạ, thờ ơ có thể nghĩ rằng những trò điên khùng này vô hại. Không đâu! Tất cả đều là những điên khùng có toan tính, kế hoạch hẳn hoi. 

Làm cái bánh chưng nặng 2,5 tấn, sau đó khua chiêng, gióng trống chuyện dâng hương ở Đền Hùng, Nguyễn Phú Trọng cùng đồng đảng dã âm thầm truyền bệnh điên sang người dân Việt Nam. 

Họ Thạch tôi có nghe đâu đó một vài lần câu nói: "Người điên là người mất hết tất cả, chỉ còn lại có lý trí." Thấy thật là chí lý với người cộng sản Việt Nam. 

Bày vẽ ra trò dâng hương tại Đền Hùng là một việc mị dân có kế hoạch chu đáo, chứng tỏ lòng yêu nước (Tầu) của Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu đảng CSVN đang nắm quyền hành. 

Gói cái bánh chưng to thế, nặng thế, làm gì các quan chức có trách nhiệm không chấm mút (chút đỉnh) vào đó. Bệnh điên này gọi là điên ăn người. 

Dâng bánh chưng lên cho các vua Hùng thượng hưởng (hương hoa) xong rồi thì bánh được „xử lý“ ra sao? Bỏ mặc nó nằm phơi sương, gió cho đến lúc thịu thối thì đem vứt bỏ hay chia đều cho các đồng chí lẫn đồng rận và đồng đảng? Người dân chắc cũng không có ai trông chờ gì ở cái bánh chưng này. 

Từ chuyện bánh chưng nhớ đến chuyện tượng đài mẹ Việt Nam 411 tỉ đồng ở Quảng Nam, lớn nhất Đông Nam Á và kế hoạch xây tượng đài 1. 400 tỉ ở Sơn La, chẳng phải để ngắm nhìn mà để lấy tiếng, đồng thời bòn rút công quỹ hợp pháp. 

Ngoài ra còn bao nhiêu kế hoạch (điên khùng) khác đang được toan tính như xây tháp truyền hình 636m, cao nhất thế giới tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội, chỉ để vượt qua mặt Nhật 2m ở chiều cao tháp truyền hình. 

Bệnh điên khùng của người dân là do mê muội, thiếu hiểu biết nhưng điên khùng của lãnh đạo đảng cộng sản là điên khùng có tính toán, chủ đích. 

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về hâu quả của những công trình, kế hoạch, dự tính, hành động, lời nói.. điên khùng của các lãnh đạo, quan chức chế độ cộng sản Việt Nam? 

Chỉ có người dân Việt Nam. Nếu không thức tỉnh trước các trò điên khùng do chế độ cộng sản giật dây, dàn dựng, lèo lái..., sự diệt vong của dân tộc, đất nước là điều khó tránh khỏi. 

19.04.2016

Đảng CSVN- Trung tâm huấn luyện Hán Ngụy

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Hán-Ngụy đầu đảng là Hồ Chí Minh. Qua những hành động triều cống đất đai, biển đảo cho Tàu suốt mấy chục năm và còn tiếp tục, người dân gọi đảng CSVN là đảng Hán-Ngụy là chính xác.

Chương trình giáo dục ra thành phần Hán-Ngụy bao gồm những giai đoạn sau đây:

1. Gieo mầm móng căm thù vào đầu óc trẻ thơ.

2. Nhồi sọ từ lúc mới bập bẹ nói cho đến cuối đời. 

3. Kêu gọi, dụ dỗ vào Đoàn thanh niên cộng sản HCM để được huấn luyện nghe nói dối và chấp nhận chuyện gian manh, bịa đặt như là sự thật. 

4. Vào trường Đảng để được huấn luyện nói gian dối không biết ngượng. Học cách ăn cướp và đàn áp dân. 

5. Thực hành nghe và nói láo trâng tráo trong các cơ sở như công an, tòa án, quốc hội, Nhà Nước, Chính phủ, Đảng, quân đội.

6. Những đồng chí CS nào nghe nói láo say sưa như nghe nhạc thính phòng, nói dối như nói thật, nịnh bợ có sách vở, gian ác, cướp cho đến khi người dân chỉ còn cái lai quần vẫn còn cướp. Những đồng chí với thành tích như vừa kể sẽ được tuyển chọn vào BCT và trở thành lãnh tụ đảng Hán-Ngụy. 

Gieo Mầm Móng Căm Thù Lên Tuổi Thơ

Nhồi sọ từ lúc bập bẹ tiếng đầu lòng qua bài thơ nâng bi Stalin của Tố Hữu. 

“Xít-ta-lin, Xít-ta-lin 
Yêu biết mấy khi con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”

Ở trường tiểu học thì các em được nhồi sọ những điều láo khoét như Mỹ-Ngụy bóc lột dân miền Nam và Bác Hồ là anh hùng đem quân vào giải phóng miền Nam. HCM bịa đặt, lường gạt các em thiếu nhi và gieo căm thù vào đầu óc non dại để biến các em thành những kẻ sát nhân trong tương lai. Ở Mỹ làm gì có chuyện trẻ em 5-6 tuổi bị bóc lột như HCM diễn tả. 

Trích đoạn, Thư HCM gửi thiếu nhi toàn quốc nhân Ngày 1-6-1950

“Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới.

Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô.

Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ.

Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn.” hết trích.

Những lời trong thư của HCM là hiện thực xã hội VN ngày xưa và hôm nay khi trẻ em 5-6 tuổi bị bóc lột. Thiếu nhi dưới thời HCM phải đi hốt phân xanh, nhặt giấy để đóng cho hợp tác xã mà các em chẳng được trả cho 1 xu. Hình ảnh em bé gánh củi mà người lớn chưa chắc đã gánh nỗi. Sợi dây choàng trên đầu để dùng cổ và lưng mà chịu đựng sức nặng. Thân hình em ốm đói, áo quần tả tơi trong khi những kẻ như Nguyễn Phú Trọng chỉ lo nghiên cứu nói láo, lường gạt. Những tên trong BCT Hán-Ngụy nếu còn là người thì nên từ chức hay tự tử khi nhìn những hình ảnh này.


Huấn Luyện Nghe Nói Dối

Bậc trung học thì CSVN dụ các em vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (ĐTNCSHCM). ĐTNCSHCM là trung tâm huấn luyện nghe nói dối mà các em phải yên lặng chấp nhận, không có quyền phản bác mà ngược lại phải đóng kịch tin tưởng vào những điều dối trá, phản khoa học. Chẳng hạn như các em phải tin anh hùng Lê Văn Tám sau khi tự đốt cháy thân hình như ngọn đuốc sống mà vẫn chạy được cả 100m vào phá nổ kho đạn của Pháp. Nếu có em nào hỏi khi chạy vào bên trong, anh Tám có mất thêm 10 phút đi tìm kìm, búa mở nắp mấy thùng đạn chất thành đống trước khi dùng thân đuốc sống để đốt thì chắc chắn em đó bị "Đảng" gọi là phản động vì hỏi linh tinh rách việc. Tố Hữu là Bộ Trưởng bộ Thông Tin-Văn Hóa đã gian manh tả cảnh xử bắn đặc công Nguyễn Văn Trổi. Hai tay anh Trổi bị trói ngoặc vào cây cột sau lưng nhưng anh vẫn đưa tay lột tấm khăn che mắt để đốt cháy quân thù bằng ánh mắt.

Trích đoạn thơ Tố Hữu đăng trên báo Nhân Dân

"Chúng trói Anh vào cọc, mấy vòng dây
Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt.
Anh thét lớn: "Chính Mỹ kia là giặc!"
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen.

Tay đã bị cột ra sau lưng mà dùng tay giật phắt mảnh băng đen thì quá sức bố láo.

Clip tử hình Nguyễn Văn Trỗi (*)

Xem để thấy đảng viên cộng sản càng làm lớn càng nói láo như nói thật. khi dân không tin bọn CS láo lừa thì CS dùng nhà tù, súng đạn, cướp của, giết người, bao vây kinh tế để bắt người dân phải chấp nhận nghe và tin bọn nói láo.

Câu chuyện bịa đặt anh hùng Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo. Nhìn khẩu pháo phòng không 37mm, ít nhất 2 tấn. Khi kéo lên đồi thì kẻ ở trên kéo, người ở dưới đẩy. Khi ở trên đứt giây thì khẩu pháo tuột xuống và cán chết người ở dưới. Thế là Việt Công cho ra đời một anh hùng Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo chứ không hề điều tra, bỏ tù các lãnh đạo đưa sợi dây mục hay cung cấp không đủ dây.

Hình ảnh bên trái là súng phòng không 37mm trong câu chuyện láo lừa


Trích nguồn Google "anh hùng Tô Vĩnh Diện” “Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.” hết trích. 

Nhìn hình cây súng không thấy chổ nào để lái như Việt cộng (VC) diễn tả. Khẩu pháo chỉ có càng để móc vào xe vận tải. Phân tích câu "dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc" có nghĩa là TVD đang đứng phía trên cao của dốc ngọn đồi, nếu đứng dưới thì TVD không thể nào đủ sức để chận khẩu pháo nặng vài 3 tấn đang lao xuống. Phân tích câu "buông tay lái xông lên phía trước" phía trước ở đây có nghĩa là phía dưới dốc. Khi xe đứt dây tời lao xuống dốc, bằng cách nào mà TVD có thể nhảy từ đầu xe trên dốc đến phía cuối xe phía dưới dốc trong khi xe vẫn đang lao xuống dưới? Sau khi nhảy từ trên xuống lại phải nhảy đúng vào bánh xe để dùng thân hình chèn pháo, chưa kể là xe đang lao dốc thì cái thân hình TVD làm sao có thể chèn pháo dừng lại? Khi TVD buông tay ra khỏi càng pháo thì TVD rượt theo xe đang trượt dốc, khi một người đang chạy từ trên dốc xuống thì làm sao kềm hãm tốc độ và giữ được thăng bằng để khỏi té nhào chứ đừng nói đến việc nhảy đúng vào bánh xe, và TVD phải chạy nhanh hơn xe đang tuột dốc để chèn. Chỉ một ít phân tích đã chỉ ra sự dối trá, bịp bợm của VC.

Đoàn viên thanh niên CS HCM sau khi qua những trường lớp huấn luyện nghe nói láo và không được quyền phân tích và phản biện, đó là lý giải tại sao các đại biểu quốc hội CSVN chỉ ngồi nghe và đồng ý với các phát biểu láo lếu của các đồng chí trong bộ chính trị (BCT). Và đây cũng là cách giải thích tại sao đảng CSVN tìm mọi cách ngăn chận những ứng cử viên tự do vào quốc hội. Những ứng viên tự do chưa được huấn luyện nghe nói láo và nhất định không chịu nghe nói láo thì các đồng chí trong BCT nói láo sẽ bị phản bác thì hệ thống nói láo sẽ vỡ vụn. Bộ nói láo cần bộ nghe láo để cả hai cùng láo.

Huấn Luyện Nói Láo

Sau khi tốt nghiệp “nghe láo” trong "trường Đoàn" thì bước kế tiếp là vào "trường Đảng" để học nói láo. Câu nói láo nhất trong lịch sử VN do HCM tuyên đọc "Không có gì quý hơn độc lập tự do" để rồi HCM ra lệnh giết gần 180 ngàn người trong CCRĐ, đập đầu và chôn sống gần 6000 người dân Huế và hiện nay đang dùng công an trị đàn áp, cướp bóc tài sản người dân. HCM lấy bút hiệu T Lan viết sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện" bút hiệu Trần Dân Tiên ca ngợi HCM trong sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch." VC chối là HCM không phải là Trần Dân Tiên và cho đến nay VC cũng chẳng cho biết Trần Dân Tiên là ai mặc dầu Trần Dân Tiên biết rõ hành động của HCM. Nhà văn Trần Dân Tiên là nhà văn chỉ viết độc nhất một cuốn sách ca ngợi Bác Hồ rồi biệt tích. Cho đến hôm nay trong đảng CSVN chưa có lãnh tụ nào nói láo in thành sách như HCM. Đảng CSVN xây lăng thờ ông Vua láo HCM vì quá phục cách lường gạt của Bác Hồ.

Trích đoạn HCM đọc trong ngày tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9, 1945.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.

Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Cả bài diễn văn tuyên ngôn độc lập của HCM chỉ cần sửa 3 chữ “thực dân Pháp” thành “Đảng CSVN” là diễn tả được những gì đảng CSVN áp đặt. Những gì HCM chống lại dưới thời thực dân Pháp thì đảng CSVN từ 1945 đến nay làm còn tệ hại hơn sống với thực dân Pháp. HCM nói "về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào" trong khi thời thực dân Pháp cai trị có báo chí tự do. Hiện tại Việt cộng đang bắt giam Ls. Nguyễn Văn Đài chỉ vì Ls. Đài muốn cho người dân biết những gì VC cam kết với thế giới và VC đang vi phạm, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn còn trong tù vì không chịu nghe nói láo. Các ứng viên độc lập ứng cử đại biểu quốc hội bị Việt cộng đấu tố và không được quyền lên tiếng ở các đài phát thanh, phát hình, báo chí trong nước. Ngược lại các đại biểu do VC tuyển chọn thì không bị đưa ra để dân có ý kiến. Trích HCM "Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết." hết trích.

Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, chức TBT phải là người Bắc trong khi chẳng có thực dân Pháp nào ngăn cản, gây chia rẽ hiện nay. 

Thực Hành “Nghe Láo” Và “Nói Láo”

Sau khi tốt nghiệp “nghe” láo ở “trường Đoàn” và “nói” láo ở “trường Đảng” thì bước kế tiếp là thực tập cả hai trong các cơ quan Đảng và Nhà Nước. Những đảng viên CS nào nghe nói láo như đang thưởng thức nhạc thính phòng và nói láo như vẹt (vẹt nói mà chẳng biết nó nói gì), nâng bi, triều cống biển đảo cho Tàu tầm cỡ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh và còn nhiều không nhớ hết. Những lãnh tụ trong BCT CSVN đã qua các lớp huấn luyện và thực hành nghe láo và nói láo, sao đó đều tốt nghiệp với bằng cấp Tiến Sĩ Hán-Ngụy từ đại học Hán-Ngụy. Các Đại Biểu Quốc Hội chỉ tốt nghiệp “nghe láo” thì được cấp bằng cử nhân “Hán-Ngụy.” Công an và chánh án là tay sai Hán–Ngụy, nhóm này chỉ là tay sai nhưng sẽ bỏ mạng khi dân nổi giận. CSVN huấn luyện những tên Hán-Ngụy giống như phương pháp các nước tân tiến huấn luyện Bác Sĩ Y khoa. Trước khi tốt nghiệp phải qua trường lớp và thực hành lâm sàng. BS Mỹ thực hành lâm sàng chỉ 3-4 năm trong khi một tên Hán-Ngụy thực hành lâm sàng 10-20 năm. Đó là lý do khoa học kỹ thuật ở Mỹ tiến bộ và CSVN tiến bộ vượt bậc trong khoa nói láo. 

Các quốc gia giàu mạnh đầu tư tiền bạc và nhân tài vào các nghiên cứu khoa học, y tế và họ nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi cho ra đời sản phẩm iphone, xe hơi, TV, phi cơ, thuốc chửa bệnh, dụng cụ y khoa, chương trình giáo dục, luật pháp. Đảng CSVN cũng đầu tư rất nhiều tiền vào bọn đần độn, nịnh bợ, tham nhũng, giáo điều. Đảng CSVN nghiên cứu cực kỳ cẩn trọng, rút kinh nghiệm và hoàn thiện gần thế kỷ phương pháp bắt dân “nghe láo” và đảng “nói láo” kết quả, tất cả tác phẩm, sản phẩm của đảng CSVN chỉ có một tên “láo” Hoàng Đế Tập Cận Bình thọc tay vào hủ Hán-Ngụy, bóc ra một Tiến Sĩ Hán-Ngụy và phong chức Thái Thú An Nam. Hoàng Đế trở về nước Tàu ngồi rung đùi chờ thái thú tung hô 16 vàng và 4 tốt, triều cống đất đai, tài nguyên, biển đảo, gái đẹp. Huyền Trân Công Chúa dưới thời nhà Trần bị gả cho Vua Chế Mân để lấy 2 châu Ô và Châu Lý. Thời Việt cộng thì các cô gái Việt tự bán thân qua Tàu và VC dâng thêm thác Bản Giốc, Trường Sa, Hoàng Sa và một phần vịnh Bắc bộ, mỏ nhôm ở Dak-Nông và phố Tàu mọc lên khắp nơi ở VN. Điều nhục nhã nhất của bọn Hán-Ngụy chính là phải bú sữa và nịnh bợ thành phần mà VC gọi là Mỹ-Ngụy. Nhục nhả thật vĩ đại khi các anh hùng cách mạng chống Mỹ cứu nước ăn bám Mỹ-Ngụy. Đây là dẫn chứng những tuyên bố của thành phần tốt nghiệp Tiến Sĩ đại học Hán-Ngụy.







Ngày 18 tháng 4, 2016