Wednesday, May 20, 2015

CA bảo kê côn đồ lộng hành ngay giữa sân bay quốc tế Nội Bài


Bạn đọc Danlambao - Tối ngày 18/5/2015, ông Mai Xuân Dũng - thành viên nhóm Cứu Lấy Dân Oan đã bị CA bắt cóc tại sân bay Nội Bài, sau khi hoàn tất chuyến đi Singapore tham dự hội thảo về truyền thông.

Người thân và bạn bè ông Dũng hay tin đã lập tức kéo đến sân bay Nội Bài yêu cầu thả người. Đáp lại, lực lượng CA liền huy động côn đồ kéo đến gây sự và hành hung thô bạo những người biểu tình.

Video do anh Trương Văn Dũng ghi lại cho thấy cảnh một người đàn ông đầu đinh, mặc áo vàng sọc liên tục có những hành vi hung hăng, đe dọa đối với chị Mai Phương Thảo, con gái ông Mai Xuân Dũng.

Tay sai cộng sản hung hăng đe dọa cô Mai Phương Thảo
Do được côn an bảo kê, những tên tay sai cộng sản này đã ngang ngược cướp xé biểu ngữ, sau đó tiếp tục thách thức mọi người.

"Mày ra khỏi sân bay tao đánh chết luôn", tên côn đồ đe dọa chị Mai Phương Thảo.

Thậm chí, một viên an ninh thường phục có mặt tại hiện trường đã chỉ đạo bọn chúng đánh đập thô bạo hai anh Bùi Tiến Hưng và Nguyễn Văn Đề.

Viên an ninh thường phục chỉ đạo côn đồ hành hung anh Bùi Tiến Hưng
Toàn bộ vụ việc xảy ra giữa sân bay quốc tế Nội Bài, nơi được xem là bộ mặt của TP. Hà Nội nhưng bọn côn đồ vẫn ngang nhiên lộng hành, đánh người trước sự bảo kê của côn an cộng sản.

21.05.2015

Bán hết còn gì để cứu đảng, cứu chế độ?

Le Nguyen (Danlambao) - Đảng cộng sản Việt Nam tự xưng là đảng cách mạng, là lực lượng tiên phong trung thành với giai cấp công nhân, nông dân, thành phần lao động nghèo giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đuổi thực dân, đế quốc giành lại độc lập chủ quyền... Đảng cộng sản Việt Nam cũng tự nhận là đảng chính trị cầm quyền, độc quyền lãnh đạo nhà nước xã hội hô hào vì dân vì nước, vì mục tiêu công bằng xã hội, xóa bỏ bất công người bóc lột người, xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến lên thế giới đại đồng để mọi người được hưởng cuộc sống thiên đường hạ giới “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.”

Thế nhưng hơn ¾ thế kỷ tồn tại, phát triển và sử dụng bạo lực cưóp chính quyền giành độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một đảng chính trị phản động đi ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại, là một băng đảng phản dân hại nước, là băng nhóm cầm quyền bán nước cầu vinh. Tất cả khẩu hiệu “cao đẹp” như vì dân, vì nước, vì một xã hội không còn người bóc lột người... sau thời gian dài hiện diện trên đất nước Việt Nam đã lộ rõ bản chất cho mọi người dân thấy là chúng dối trá, lừa bịp không thể che dấu. Thực chất đảng cộng sản chỉ nhắm vào mục tiêu hàng đầu và duy nhất, là vì đảng, vì sự sống còn của đảng cộng sản chúng nó.

Từ nền tảng tư duy tất cả vì đảng, do dảng, của đảng nên lãnh đạo các đời cộng sản Việt Nam đã đánh mất, đã cố tình bỏ qua nhiều cơ hội thống nhất lòng người, xây dựng phát triển giá trị nhân văn, hội nhập vào giòng sống nhân bản trong cộng đồng văn minh của loài người tiến bộ và những cơ hội để Việt Nam phát triển, để tiến lên hùng cường, thịnh vượng đã bị cộng sản phớt lờ bỏ qua nằm trong các dấu mốc lịch sử sau:

Thứ nhất là những năm 1945 đến 1949 với nhiều văn kiện lịch sử trao trả độc lập của phát xít Nhật, thực dân Pháp cho chính quyền quốc gia Việt Nam của chính phủ Trần Trọng Kim, với quốc trưởng là vua Bảo Đại lưu trữ trong các kho tài liệu trong ngoài nước. Từ sự thật lịch sử được bạch hóa chỉ ra rằng, cơ hội giành độc lập trong hòa bình đã bị đảng cộng sản Việt Nam ngăn chận để thực hiệp mục tiêu nhuộm đỏ Việt Nam theo tham vọng bành trướng chủ nghĩa của quốc tế cộng sản đệ tam.

Thứ hai hiệp định Geneve năm 1954 là cơ hội cho Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía Bắc, tập trung tài, nhân, vật lực thi đua, cạnh tranh xây dựng, phát triển đất nước, chờ cơ hội thống nhất đất nước trong con đường đối thoại hòa bình như nước Đức thực hiện ở những năm đầu thập niên 90s của thế kỷ trước. Cơ hội này cũng đã bị Hồ Chí Minh, tên tình báo cộng sản quốc tế theo lệnh Nga - Tàu lường gạt, dẫn dắt miền bắc đi vào con đường chiến tranh đẫm máu “đốt cả dãi Trường Sơn đi cứu nước” và ngày nay sự thật đã phơi bày là đảng cộng sản Việt Nam đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa là đánh cho Liên Xô – Trung Quốc! 

Thứ ba hiệp định hòa bình Paris năm 73, Mỹ rút quân về nước, trả lại quyền dân tộc tự quyết cho dân tộc Việt Nam quyết định tương lai chính trị Việt Nam bằng con đường đối thoại hòa bình nhưng cộng sản Bắc Việt gạt đi cơ hội thống nhất đất nước Việt Nam bằng đường lối hòa bình. Mặc dù trước đó đã có nhiều tổ chức ngoại vi của cộng sản cài cấm ở miền Nam “đồng ca” kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng tất cả lời kêu gọi chỉ là bịp bợm chính trị để cộng sản Bắc Việt được sự hỗ trợ của Nga - Tàu đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa năm 1975.

Thứ tư dấu mốc 30/04 cũng là cơ hội cho đảng cộng sản Việt Nam hòa giải, hòa hợp dân tộc thu phục lòng người hợp cùng nhân tài, nhân dân miền Nam với nền tảng kinh tế sẵn có gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, đứng trên hoang tàn đổ nát chiến tranh, cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước như Nhật, Hàn đã đứng trên đôi chân của họ, xây dựng đất nước để sánh vai cùng bè bạn năm châu hội nhập vào giòng sống văn minh nhân loại. Xét về vốn tài nguyên con người, vị trí địa lý thì Việt Nam có nhiều ưu thế hơn Nhật, Hàn nhưng đảng cộng sản vì đảng hơn vì nước nên đã gạt bỏ cơ hội này.

Thứ năm là sự kiện sụp đổ hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa của những năm cuối thập niên 80s là cơ hội cho đảng cộng sản Việt Nam thoát vòng lệ thuộc, thoát ách nô lệ cộng sản thì đảng cộng sản Việt Nam vì muốn bảo vệ chế độ, vì sự tồn vong của đảng cộng sản, một lần nữa chúng không màng đến tương lai của đất nước, dân tộc Việt Nam nên chúng kéo bầu đoàn thê tử sang Thành Đô nối lại mối quan hệ chủ tớ Trung - Việt. Đó cũng là dấu mốc khởi đầu cho Việt Nam mất đất biên giới, biển đảo lệ thuộc từng phần đến lệ thuộc toàn phần, lệ thuộc mọi mặt vào bá quyền Trung Cộng. Với những gì đã, đang xảy ra rất có khả năng lãnh đạo đảng cộng sản đang dần dần biến Việt Nam thành vùng tự trị, thành một tỉnh của Trung Cộng như lời đồn đoán của nội dung hội Nghị Thành Đô năm 1990.

Thứ sáu là siêu dự án sân bay Long Thành, là dự án chia chác quyền lực, quyền lợi nội bộ, là một trong nhiều cái quyết tâm ngu của đảng cộng sản Việt Nam để đối phó tình thế nguy ngập kinh tế, dàn xếp đấu đá nội bộ nhằm bảo vệ đảng chế độ như ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù nhân lương tâm đã định giá và quyết tâm ngu cũng đã được các tác giả lề dân Vũ Đông Hà, Phan Châu Thành cụ thể hóa qua bài viết: “Yến Tiệc TƯ – 11 Và Mâm Cỗ Sân Bay Long ThànhSân Bay Long Thành Và TPP Và Không Chỉ Thế...” đã vạch trần, đã đọc ra thông tin định hướng của báo chí lề đảng về siêu dự án Sân Bay Long Thành. Đích thực là yến tiệc dành cho các phe phái trong nội bộ đảng cộng sản, là liệu pháp đắp “xuyên tâm liên” vào vết thương kinh tế có nguy cơ chìm sâu trong khủng hoảng sẽ diễn ra vào các năm tới!

Sáu dấu mốc lịch sử với các giải pháp khác nhau, các thời kỳ khác nhau của các đời lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả đều tập trung vào trọng tâm duy nhất là nhắm vào mục tiêu kéo dài cuộc sống thực vật của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam và mọi giải pháp của đảng cộng sản Việt Nam từ trước tới nay đều vì sự sống còn, sự tồn vong của đảng, của chế độ cộng sản. Sự thật lịch sử cũng đã chỉ ra lãnh đạo các đời cộng sản không hề, không chút mảy may động lòng trắc ẩn, thiết tha vì dân vì nước, vì tương lai của giống giòng Đại Việt như ngôn ngữ tuyên truyền của tuyên giáo cộng sàn.

Dự án sân bay Long Thành hiện tại cũng là giải pháp giật gấu vá vai, đối phó tình thế, chia chác lợi quyền cho các phe nhóm lãnh chúa trong đảng nhằm ổn định nội bộ, vượt qua khủng hoảng kinh tế tạm thời, ngăn chận khuynh hướng thoát Trung, ngăn cả việc ký kết hiệp ước thương mãi xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiến tới hội nhập sâu vào nếp sống văn minh của cộng đồng nhân loại. 

Hội nhập TPP chính là bước đệm để chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ, là cơ hội cho Việt Nam rời bỏ bóng tối cộng sản để bước vào ánh sáng văn minh của thế giới thời đương đại. Tham gia sân chơi đối tác thương mãi xuyên Thái Bình Dương là phải đáp ứng điều kiện cần và đủ theo luật chơi chung. TPP cũng có nghĩa là bước khởi đầu giả từ đêm dài cộng sản, là dứt khoát thoát Trung, thay đổi thể chế bằng con đường hòa bình không bạo động lật đổ, là ý chí nguyện vọng của một bộ phận không nhỏ nhân dân và cũng là ý chí, nguyện vọng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cộng sản.

Siêu dự án sân bay Long Thành được đảng cộng sản nâng lên làm thành nội dung quan trọng trong hội nghị lần thứ 11 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản. Một lần nữa cho người dân Việt Nam thấy đảng cộng sản trước sau như một, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt là chỉ đặt lợi ích đảng, sự tồn vong của chế độ lên trên lợi ích, tương lai của dân tộc, tổ quốc Việt Nam. 

Không phải lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam không biết lợi ích khi tham gia hiệp ước thương mãi xuyên Thái Bình Dương như Tom Milinowski, trưởng phái đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ nói: “gia nhập TPP Việt Nam sẽ hưởng lợi ích nhiều hơn rủi ro” và nó cũng là cơ hội thoát trung, thoát hoang tưởng xã hội chủ nghĩa để thiết lập chính thể dân chủ, một chính thể qua thời gian tồn tại, phát triển chứng minh là thể chế có khả năng mang đến ấm no hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 

Thực hiện dự án sân bay Long Thành theo ý chí chính trị của đảng là quyết tâm ngu đi ngược lại chiều thuận của lịch sử, nghĩa là đi ngược chiều tiến hóa của nhân loại sẽ có nhiều rủi ro hơn lợi ích cho sự phát triển của đất nước, dân tộc Việt Nam như nhiều tác giả báo lề dân đã phân tích chỉ ra. Ngoài những điều mà các tác giả lề dân đã phân tích lý luận, chỉ ra yếu kém lẫn mục tiêu thực sự nằm đằng sau siêu dự án sân bay Long Thành, còn có nhiều biểu hiện “điếc không sợ súng” trong tư duy của các lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam. 

Chẳng hạn như sân bay Long Thành chỉ đáp ứng được nhu cầu ổn định, giải quyết được đấu đá tranh chấp nội bộ để có lý do vay nợ nước ngoài để giải quyết những món nợ đáo hạn phải thanh toán, phải trả lãi không khả năng chi trả trong ngắn hạn. Trong lúc ngân sách nhà nước còm cỏi phải nuôi các con bệnh Vina, nuôi hệ thống song trùng cồng kềnh đảng, nhà nước, bên cạnh kinh tế chìm sâu trong khủng hoảng, với các tập đoàn kinh tế nhà nước kém hiệu quả, với các mặt hàng xuất khẩu nông thủy hải sản chiến lược đã chết lâm sàng và gói kích cầu 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản cũng chỉ là để cứu nguy các đại gia sa lầy trong hố sâu không đáy của thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Gói kích cầu bất động sản thực chất cũng chỉ là cơ hội cho dân “phe” thổi bong bóng nhà đất và cho bọn đầu cơ hoành hành chứ không phải là giải pháp nhằm giúp người dân thu nhập thấp có nhà ở!

Tư duy lấy tiền từ dự án sân bay Long Thành để bù đắp vào lỗ hỏng kinh tế, để hàn gắn vết nứt trong nội bộ nhằm cứu đảng, chế độ trong nhất thời là thiển cận bởi hậu quả của nó để lại thì khôn lường như đảng đã từng thực hiện vì đảng trong quá khứ, với nhiều triệu mạng người trong chiến tranh Việt Nam, với hàng triệu người bỏ nước ra đi lưu lạc xứ người sau cuộc chiến, với chiến phí không khả năng chi trả phải thế chấp, phải bán đứt đất biên giới, biển đảo để trừ nợ... và để ngày càng lệ thuộc sâu vào bá quyền phương bắc kéo dài đến ngày nay như đang xảy ra.

Nếu lãnh đạo cộng sản Việt Nam có trí tuệ, nhìn xa hơn sẽ thấy các chế độ cộng sản còn sót lại là nhưng con bệnh không có thuốc trị lành bệnh mà chỉ có thuốc uống cầm chừng để bệnh đừng phát tác chết nhanh, đừng phát cuồng gây nguy hại cho những người chung quanh và những người khỏe mạnh, sáng suốt không ai dại gì chọc giận, khiêu khích kẻ bệnh hoạn trước sau cũng chết để chúng có cớ nổi điên làm càn. 

Nói rõ hơn là các nước cộng sản tự tạo khó khăn, tự gây mâu thuẫn bên trong nội bộ quốc gia về các vấn đề như sắc tộc, tôn giáo, bất công xã hội, giữa chính quyền với nhân dân là những vết nứt không thể hàn gắn, là những vết chém không thể chữa lành, là lòng căm thù không thể hòa giải... nó cứ âm ỉ như những tia lửa ngấm ngầm đợi gió đổi chiều bùng phát thiêu đốt đảng độc ác, chế độ độc tài cộng sản phản động đi ngược chiều tiến hóa của nhân loại.

Bên cạnh các mâu thuẫn không thể hóa giải bên trong chế độ cộng sản là việc các tinh hoa, tài năng tìm cách rời bỏ đất nước. Các quan chức đảng, nhà nước, các phe nhóm lợi ích tư bản đỏ thi nhau vơ vét, ăn cắp tài nguyên, ăn cướp tài sản của dân, của nước tẩu tán và luôn nằm trong tư thế tẩu thoát, hạ cánh an toàn trên các nước tư bản giẫy chết! Nó cũng là nguyên nhân sinh trọng bệnh của chế độ độc tài toàn trị cộng sản.

Với một đất nước đầy dẫy mâu thuẫn xã hội, người dân mang tâm thế bất an, người giàu người tài tìm mọi cách rời bỏ đất nước, quan tham vơ vét tìm đường chạy trốn ra nước ngoài như tư duy của đại đa số người dân, đa số đảng viên trong các chế độ cộng sản Tàu, cộng sản Việt thì lấy nguồn lực đâu để phát triển bền vững, bắt kịp thế giới dân chủ văn minh giàu mạnh. Thế thì thế giới tự do cần gì phải sử dụng đến vũ lực, cứ để con bệnh cộng sản phát tác, hoành hành cho chúng chết dần chết mòn, tuy có lâu hơn so với cho nó một liều độc dược để đi nhanh không đau đớn như các bệnh nhân ung thư!

Các giải pháp vì đảng, cứu nguy đảng, chế độ cộng sản từ trước tới nay của lãnh đạo các đời cộng sản Việt Nam, tuy có giúp đảng, chế độ tồn tại trong bệnh tật, ốm đau triền miên không thuốc chữa cùng với cảnh dân, nước ngập chìm trong bóng đêm lạc hậu, chậm tiến không thấy ánh sáng văn minh nhân bản trong hiện tại và cả thời tương lai?

Thử hỏi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sau Ải Nam Quan, 2/3 Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Núi Lão Sơn, hàng vạn cây số vuông vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, Bauxite Tây Nguyên... các khu rừng đầu nguồn, đặc khu kinh tế Vũng Áng, thành phố Trung Quốc ở Bình Dương, sân bay Long Thành... cùng các tài nguyên trong lòng đất khai thác gần như cạn kiệt... tới đây có thể tới lượt đảo Phú Quốc, Côn Sơn... cuối cùng là chủ quyền quốc gia và sẽ có ngày đảng sẽ bán hết thì còn gì cho đảng bán để cứu đảng, cứu chế độ? 

20/05/2015



VTV gián tiếp xác nhận Hồ Chí Minh giết hại bà Nguyễn Thị Năm


Hoàng Trần (Danlambao) - Đánh dấu 125 ngày sinh Hồ Chí Minh, đài truyền hình Việt Nam (VTV) phát đi chương trình ‘Ý nghĩa những tên gọi, bí danh, bút danh của bác’, qua đó gián tiếp xác nhận Hồ Chí Minh là thủ phạm đã dùng bút danh C.B. để giết hại bà Nguyễn Thị Năm - một địa chủ yêu nước và cũng là ân nhân của đảng cộng sản.

Trong video tuyên truyền được phát sóng trên kênh thời sự 19 giờ tối ngày 15/5/2015, VTV đã liệt kê hàng loạt bút danh của Hồ Chí Minh, trong đó C.B. được nói là viết tắt của chữ ‘cán bộ’, hoặc ‘của bác’

“Có bút danh mà nhiều người phải suy đoán như C.B. người đề trong hơn 700 bài báo đăng báo Nhân dân”, người dẫn chương trình nói.



Cũng trong phóng sự, VTV trích lời bà tiến sỹ Nguyễn Thị Tình, nguyên giám đốc bảo tàng Hồ Chí Minh phát biểu: 

“Chúng ta có thể hiểu là C.B. có nghĩa là ‘cán bộ’, hay là ‘của bác’. Bút danh C.B. tôi có rất nhiều ấn tượng với nhiều bài báo rất nhẹ nhàng, không đao to búa lớn nhưng nó đi vào lòng người.

Để động viên nhân dân ta làm theo và thực hiện những điều mà cách mạng lúc bấy giờ đang cần”. 

C.B. là Hồ Chí Minh

Ngày 9/7/1953, bà Nguyễn Thị Năm, còn được gọi là Cát Hanh Long đã bị đảng cộng sản Việt Nam xử bắn, mở màn cho cuộc đấu tố ‘cải cách ruộng đất’ khiến hàng trăm ngàn thường dân bị giết hại.

Bà Nguyễn Thị Năm vốn là một địa chỉ yêu nước, từng đóng góp hàng trăm lạng vàng cho Việt Minh, đồng thời bà cũng giúp nuôi ăn ở nhiều cán bộ cao cấp cộng sản như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… 

C.B. đấu tố bà Nguyễn Thị Năm
2 tuần sau khi sát hại bà Nguyễn Thị Năm, tờ báo Nhân Dân số ra ngày 21/7/1953 đã đăng bài viết ‘Địa chủ ác ghê’, trong đó vu khống bà Nguyễn Thị Năm với những tội danh bịa đặt như: “làm chết 32 gia đình gồm có 200 người; trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 người; tra tấn tàn nhẫn nông dân, phản cách mạng…”

Tác giả của bài báo sặc mùi đấu tố này được ký tên là C.B.

Theo các tài liệu chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, C.B. được xác định là một trong nhiều bút danh của Hồ Chí Minh. 

Sự xác nhận của VTV đã củng cố thêm cho các nghi vấn về vai trò của Hồ Chí Minh trong ‘cải cách ruộng đất’. 

Giết hại ân nhân của đảng cộng sản

Như vậy, Hồ Chí Minh chính là thủ phạm đã giết hại bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân của đảng cộng sản.

Trong sách Đèn Cù, nhà văn Trần Đĩnh kể lại rằng trong buổi đấu tố bà Năm, 2 lãnh tụ cộng sản đã bí mật tới tham dự, trong đó Hồ Chí Minh thì bịt râu và Trường Chinh đeo kính râm.

Cũng theo Trần Đĩnh, sau khi giết hại bà Năm bằng một loạt tiểu liên, xác nạn nhân do không để lọt vào quan tài nên đã bị nhiều du kích nhảy lên giẫm đạp, xương gãy kêu răng rắc…

Vụ giết hại bà Nguyễn Thị Năm được dùng để làm ‘thí điểm’ theo lệnh quan thầy Trung Cộng. 

Bà Nguyễn Thị Năm và con cái
Tiếp đến, đảng cộng sản đã mở rộng các cuộc đấu tố trên quy mô lớn, dẫn đến cái chết của 675 ngàn người dân vô tội, tương đương với 5% dân số miền Bắc lúc bấy giờ.

‘Cải cách ruộng đất’ được coi là cuộc diệt chủng man rợ nhất trong lịch sử Việt Nam, thủ phạm không ai khác chính là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản.

Sau khi giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội, để tiếp tục lừa mị nhân dân, đảng CSVN giở trò ‘nhận sai’, còn Hồ Chí Minh thì diễn kịch khóc lóc và tự ‘phê bình’.

Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh - tức C.B. chưa một lần xin lỗi bà Nguyễn Thị Năm và oan hồn của hàng trăm ngàn người dân vô tội. 

Thậm chí, vào năm 2014, đảng CSVN còn khoét sâu thêm nỗi đâu này khi cho tổ chức cuộc triển lãm về những điều được gọi là ‘thành tựu của cải cách ruộng đất’. Chỉ sau vài ngày, cuộc triển lãm đã phải đóng cửa trước làn sóng biểu tình của bà con dân oan.

Một lần nữa, hành động này tiếp tục khiến dư luận ngày một căm phẫn hơn về những tội ác của chế độ cộng sản đối với người dân Việt Nam. 

Do đó, ngày 19/5 phải được xem là ngày sinh của một tên đồ tể diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

20.05.2015

Trung Quốc Đảo Nợ

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-05-20
Tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của Trung Quốc được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim
Tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của Trung Quốc được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim- RFA files

Tiếp theo chương trình kỳ trước về khoản nợ quá lớn hiện nay của Trung Quốc, kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những biện pháp giải quyết của lãnh đạo Bắc Kinh qua một số sáng kiến vừa được ban hành hôm Thứ Năm 14 vừa rồi, Xin quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nguyên Lam về vấn đề này với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong tuần qua, các thị trường tài chính trên thế giới đều theo dõi một số biện pháp của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm giải quyết vấn đề cực kỳ phức tạp là khối nợ quá lớn hiện nay của nền kinh tế. Khi theo dõi thì người ta thấy trước hết, hôm Thứ Năm 14 vừa qua, Chính quyền Bắc Kinh cho biết rằng đến Tháng Chín này thì họ sẽ hoàn tất bước đầu của một kế hoạch gọi là đảo nợ cho các chính quyền địa phương. Qua hôm sau Thứ Sáu 15, thì Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương lại ra chỉ thị là các cơ quan tài chính phải tiếp tục tài trợ các dự án bị lỗ lã ở địa phương trong khi tiến hành biện pháo đảo nợ. Thưa ông, trước loại tin dồn dập như vậy, dư luận bên ngoài chú ý đến ba chuyện là số tiền nợ, là chính quyền địa phương và thứ ba là việc đảo nợ. Ý nghĩa của các động thái này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin trước hết nói về bối cảnh của cả vấn đề rộng lớn và phức tạp mà chương trình của chúng ta đã đề cập vào tuần trước, là chuyện nợ nần.
- Một là Trung Quốc hiện mắc nợ rất cao mà tới cỡ nào thì khó ai biết, kể cả các cơ quan hữu trách, từ Bộ Tài chính tới Ngân hàng Nhà nước hay các Ủy ban kiểm soát của đảng. Khi nói về tiền nợ, ta dùng đơn vị là tỷ bạc, là nghìn triệu, nhưng khi con số lên tới ngàn tỷ, là triệu triệu, thì mình có thể mất luôn khái niệm. Thí dụ như tổng số nợ hiện nay của Trung Quốc được tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của xứ này được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, một con số ít ai mường tượng là lớn cỡ nào.
- Thứ hai là khi phân giải tổng số nợ thì ta có thêm vài chi tiết rắc rối khác. Theo lối thông dụng, người ta xếp loại nợ của từng chủ thể đi vay, như chính quyền trung ương nợ quãng hai ngàn 100 tỷ, các doanh nghiệp nợ gần 17 ngàn tỷ, các tổ chức tài chính nợ gần hai ngàn tỷ, xấp xỉ với nợ của nhà nước trung ương, các hộ gia đình thì nợ 280 tỷ và chính quyền địa phương nợ 190 tỷ. Đấy là con số do tờ Financial Times của Anh tính ra.
Tổng số nợ hiện nay của Trung Quốc được tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của xứ này được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, một con số ít ai mường tượng là lớn cỡ nào
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nhưng ngoài ra còn có loại nợ đặc biệt là của cả vạn “cơ sở tài trợ chính quyền địa phương”, quốc tế gọi là Local Government Financing Vehicles, viết tắt là LGFV. Số nợ của các cơ sở này lên tới ba ngàn 500 tỷ đô la. Khi nghe nói về khoản nợ của chính quyền địa phương thì ta nên nhớ rằng đấy không là 190 tỷ đô la mà là ba ngàn 500 tỷ của các cơ sở tài trợ LGFV này. Biện pháp đảo nợ được nói tới chính là liên hệ đến các cơ sở ấy và ba ngàn 500 tỷ là nhiều lắm!
Nguyên Lâm: Có lẽ ông đang đi từng bước để thính giả của chúng ta có cái nhìn toàn cảnh đã, thế thì các cơ sở tài trợ chính quyền địa phương này là gì mà mắc nợ nhiều như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đây là một đặc điểm của kinh tế xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa.
- Vì luật ngân sách từ năm 1994 của Trung Quốc không cho chính quyền địa phương đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, là bán giấy nợ lấy tiền về xài, mà các địa phương đều phải thi đua thực hiện những dự án quy mô trong mục tiêu tạo ra công ăn việc làm để địa phương khỏi bị loạn, họ bèn phát huy sáng kiến là lập ra công ty đầu tư. Đấy là các cơ sở tài trợ chính quyền địa phương mình đang nói. Các công ty này vay của ai? Của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại địa phương.
- Nghĩa là chúng ta có các công ty đầu tư thực ra là quốc doanh, của nhà nước ở địa phương, đi vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng chủ yếu cũng của nhà nước ở địa phương, để thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng hay dự án địa ốc nhà cửa, trên đất đai cũng do nhà nước địa phương quản lý và phân bố. Nói vắn tắt thì tay mặt của nhà nước vay tay trái của nhà nước và thế chấp bằng đất đai cũng của nhà nước ở cấp địa phương. Và đảng viên cán bộ của nhà nước ở địa phương thì có thể làm giàu trong quy trình làm ăn đó.
Nguyên Lâm: Thưa ông, thế Chính quyền trung ương có biết việc ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dĩ nhiên là biết mà thấy rằng đấy là sáng kiến hay, vì giải quyết yêu cầu tài trợ ngân sách địa phương và tạo ra các công trình như cầu đường, thiết lộ, phi trường, cao ốc, v.v… được tính vào sản lượng nên đưa tới những con số tăng trưởng ngoạn mục. Khi thế giới bị tổng suy trầm vào năm 2008-2009, lãnh đạo Bắc Kinh đã quyết định tăng chi và bơm tín dụng để kích thích kinh tế thì địa phương càng ra sức hoạt động với các công ty đầu tư ráo riết đi vay thêm.
-Họ lấy rủi ro lớn vì quản lý dở nhưng vẫn yên tâm là mọi thứ đều lên giá, bản thân thì có lời và địa phương sẽ dư tiền hoàn trái, trả nợ. Thật ra họ bị thiếu thanh khoản và khó trả được nợ trong khi các dự án hoành tráng kia chỉ là những cơ sở ế ẩm. Bây giờ thì làm sao trung ương giải quyết số nợ của các công ty đầu tư địa phương này khi nó đã tăng vọt mà kinh tế địa phương lại trì trệ và cần sản xuất để tạo ra việc làm cho cư dân?
Nói vắn tắt thì tay mặt của nhà nước vay tay trái của nhà nước và thế chấp bằng đất đai cũng của nhà nước ở cấp địa phương. Và đảng viên cán bộ của nhà nước ở địa phương thì có thể làm giàu trong quy trình làm ăn đó
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lâm: Tuần qua, khi Bắc Kinh thông báo là cho các chính quyền địa phương được đảo nợ thì đấy có phải là biện pháp giải quyết không? Và thưa ông, cụ thể thì họ tiến hành ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ rằng khoản nợ của các địa phương đã tăng vọt, lên tới ba ngàn 500 tỷ và có khi còn cao hơn nữa, mà địa phương lại hết tiền hoàn tất các dự án dở dang.
Các nhà đầu tư Trung Quốc nhìn lo lắng khi họ nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại trung tâm môi giới chứng khoán tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, ngày 15 tháng 5 2015.
Các nhà đầu tư Trung Quốc nhìn lo lắng khi họ nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại trung tâm môi giới chứng khoán tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, ngày 15 tháng 5 2015.
- Thế rồi Bắc Kinh loan báo là từ nay đến Tháng Chín, các địa phương được phát hành trái phiếu có hạn kỳ dài hơn với phân lời thấp hơn để hoàn trả các ngân hàng ở địa phương. Nghĩa là nợ tín dụng ngân hàng được thay thế bằng trái phiếu với điều kiện dễ thở hơn cho các công ty đầu tư của địa phương. Nhưng đây là biện pháp có giới hạn vì thu gọn vào một ngân khoản tương đương với 160 tỷ đô la so với núi nợ là ba ngàn 500 tỷ, tức là chưa bằng 5%.
Nguyên Lâm: Hồi nãy ông vừa nói rằng trước kia Chính quyền Trung Quốc tại trung ương không cho các địa phương được quyền phát hành trái phiếu. Bây giờ thì phải chăng là họ đã đổi ý nên mới có biện pháp phát hành trái phiếu để đổi nợ ngân hàng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi này mới dẫn chúng ta qua một chuyện kinh hoàng khác.
- Trước hết, ta không quên rằng Trung Quốc là xứ rất rộng mà không áp dụng thể chế liên bang để phân định quyền hạn giữa trung ương với các địa phương một cách ổn định. Vì vậy, họ vẫn gặp bài toán ngàn đời là mâu thuẫn và tranh đoạt ảnh hưởng giữa trung ương với các địa phương, và giữa các địa phương với nhau. Thật ra, chế độ cộng sản ngày nay cũng không khác.
- Lãnh đạo tại trung ương không muốn các địa phương có quá nhiều quyền hạn nên cấm địa phương phát hành trái phiếu và gom nhu cầu tài trợ vào một số ngân hàng của nhà nước cùng các chi nhánh ở dưới để gián tiếp kiểm soát địa phương. Khi thế giới bị tổng suy trầm thì giải pháp tài trợ các công ty đầu tư của địa phương cũng phù hợp với ý hướng kiểm soát ấy. Và quả thật là khi ngân sách địa phương chiếm tới hơn 80% của ngân sách toàn quốc thì các công ty đầu tư này có giải quyết được một phần của yêu cầu tài trợ. Nhưng khi các công ty đầu tư của địa phương bành trướng hoạt động và mắc nợ quá nhiều thì trung ương can thiệp và khóa bớt vòi tài trợ của các ngân hàng nhà nước ở địa phương. Hậu quả bất ngờ là đà gia tăng của “ngân hàng chui”, “shadow banking”.
Nguyên La: Chúng ta lại bước qua một vấn đề khác trong cái mối làm ăn trồng chéo này. Thưa ông, hiện tượng ông gọi là “ngân hàng chui” đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong mọi xã hội, khi người ta không có điều kiện đi vay ngân hàng thì phải tìm nguồn tài trợ khác, với tiền lời cắt cổ và rủi ro rất cao. Sự sáng tạo tại Trung Quốc là lập ra các cơ sở đầu tư có danh nghĩa là “quản lý tài sản” để đi vay các ngân hàng vẫn của nhà nước, nhưng là vay ngoài biên chế, ngoại ngạch, và không có sổ sách. Hình thái ngân hàng chui này có nhiều rủi ro nhưng giải quyết yêu cầu tài trợ của các địa phương và lại đẻ ra một núi nợ khác.
- Người ta dự toán rằng từ 30 đến 40% khoản dư nợ của các ngân hàng là loại rủi ro đó, tức là có thể lên tới từ 600 tới 800 tỷ đô la trong số ba ngàn 500 tỷ của các công ty đầu tư. Do đó từ năm 2013 trung ương lại phải can thiệp để hạn chế hình thái tài trợ bất thường này. Cũng vì vậy một phần mà trái bóng đầu cơ địa ốc mới xì và kinh tế bắt đầu suy trầm từ năm 2014.
- Bây giờ trung ương mới phải giải quyết bài toán nợ nần có quá nhiều mặt này. Biện pháp cho phép các chính quyền địa phương phát hành trái phiếu nhắm vào mục tiêu đó. Nghĩa là các địa phương được thêm quyền đi vay để giảm bớt sức ép và rủi ro mất nợ cho hệ thống ngân hàng của nhà nước. Biện pháp ấy cũng bắt các địa phương phải tính toán cẩn thận hơn khi đi vay tiền.
Trung Quốc là xứ rất rộng mà không áp dụng thể chế liên bang để phân định quyền hạn giữa trung ương với các địa phương một cách ổn định. Vì vậy, họ vẫn gặp bài toán ngàn đời là mâu thuẫn và tranh đoạt ảnh hưởng giữa trung ương với các địa phương, và giữa các địa phương với nhau
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lâm: Nhưng thưa ông, phải chăng là quyết định này cũng cho các địa phương có khả năng linh động về ngân sách, về việc chi thu mà vẫn không giải quyết được bài toán nợ nần của cả nước? Họ mới chỉ đổi nợ mắc bằng nợ rẻ và thử nghiệm một dự án đảo nợ chỉ có 160 tỷ thôi?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy, việc trả nợ vẫn chưa bắt đầu và ngay hôm sau là Thứ Sáu 15 thì các địa phương còn được chỉ thị là tiếp tục tài trợ các dự án lỗ lã mà chưa hoàn tất ở địa phương. Qua chuyện này người ta mới thấy ra những lúng túng của lãnh đạo Trung Quốc với bài toán đa diện và quá nan giải này.
- Nói tiếp về biện pháp cho địa phương đảo nợ thì khi nhận về trái phiếu có phân lời thấp và kỳ hạn dài, các ngân hàng thương mại có thể thế chấp trái phiếu với ngân hàng trung ương để được tái tài trợ với lãi suất rẻ hơn. Đấy là một hình thức gián tiếp xóa nợ của nhà nước để các ngân hàng thương mại khỏi bị thiệt, nhưng hậu quả vẫn là sự xuất hiện của một loại giấy nợ mới nếu các địa phương được tiếp tục phát hành trái phiếu để giảm nợ. Với kinh nghiệm làm ăn và hiệu năng quản lý kém của các chính quyền địa phương thì ta có thể kết luận là Trung Quốc vẫn còn mắc nợ với nhiều rủi ro mới. Có lẽ sang năm thì mình có thể kiểm điểm lại dự đoán này.
- Chuyện thứ hai là trong khi đó trung ương vẫn phải củng cố quyền lực đối với các địa phương và sẽ còn bị cưỡng chống nữa, trong khi các chính quyền địa phương vẫn lại phát huy sáng kiến để mở rộng khả năng giải quyết các vấn đề trong quản hạt của họ. Cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục.
- Trong khi ấy - và đây mới là chuyện đáng nói nhất - khối nợ khổng lồ của các doanh nghiệp, trị giá gần 17 ngàn tỷ đô la, tương đương với hơn 60% của tổng số tín dụng tồn đọng, vẫn còn nguyên và chưa được giải quyết! Chúng ta sẽ có dịp trở lại bài toán vĩ đại này trong các chương trình tới sau khi nhớ rằng dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh chỉ ở khoảng gần bốn ngàn tỷ đô la mà thôi.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/china-loan-swap-05192015125532.html/05202015-china-loan-swap.mp3

Trung Quốc cảnh cáo máy bay do thám Mỹ; Biển Đông căng thẳng

WASHINGTON, DC (NV) - Hải Quân Trung Quốc hôm Thứ Tư đưa ra cảnh cáo tám lần đối với một máy bay do thám của Mỹ, đang bay thấp xuống trên quần đảo Trường Sa, nơi mà Bắc Kinh đang gia tăng khu vực ảnh hưởng của mình bằng cách xây dựng và bồi đắp một số đảo, theo một bản tin của đài truyền hình CNN.

 
Sự thay đổi ở hai thời điểm 14 Tháng Hai, 2014 và 17 Tháng Tư, 2015 của bãi đá ngầm Đá Thập mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam đang được bồi đắp thành đảo nhân tạo gồm cả phi trường và cảng biển. (Hình: Digital Globe)

Trong khi đó, trong một cuộc hội thảo ở thủ đô Jakarta của Indonesia, ông Antony Blinken, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ, người vừa có chuyến viếng thăm Việt Nam, cảnh cáo rằng “hành động làm đảo nhân tạo ở Trường Sa của Trung Quốc đe dọa tự do hải hành và sự ổn định, có nguy cơ gây căng thẳng dẫn đến xung đột tại khu vực Biển Đông.”

Sự kiện Trung Quốc bồi đắp các đảo trên Biển Đông với mục đích quân sự gây lo ngại cho Ngũ Giác Đài, và Hoa Kỳ đã tiến hành các chuyến bay do thám để bảo đảm Washington không công nhận đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Sự kiện “quân sự hóa” các đảo này của Trung Quốc cũng làm các đồng minh của Mỹ trong khu vực lo ngại.

Ông Michael Morell, cựu phó giám đốc CIA, nói với phóng viên Erin Burnett của CNN hôm Thứ Tư rằng sự đối đầu này cho thấy “hoàn toàn” có thể có một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai.

CNN cho biết, lần đầu tiên, Ngũ Giác Đài cho một số phóng viên của họ được đi trên các chuyến bay do thám này, để tạo sự chú ý của công luận về những thách thức trong khu vực và phản ứng ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ.

Trên chiếc máy bay P8-A Poseidon, loại phi cơ do thám và săn tìm tàu ngầm tối tân nhất của Mỹ, các phóng viên của CNN nhanh chóng nhận ra sự không hài lòng của Trung Quốc.

“Đây là Hải Quân Trung Quốc... Đây là Hải Quân Trung Quốc...Làm ơn đi khỏi chỗ khác...để tránh hiểu lầm,” một giọng nói bằng tiếng Anh nghe lốp bốp qua radio trên chiếc máy bay do thám của Mỹ, theo tường thuật của CNN.

Đây là lần đầu tiên Ngũ Giác Đài công khai băng video cho thấy các hoạt động xây dựng của Trung Quốc và cho nghe những âm thanh thách thức máy bay Mỹ, theo CNN.

Lúc đó, theo CNN, chiếc P8-A Poseidon đang bay ở độ cao 15,000 foot, tức là thấp nhất. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đang tính sẽ bay gần các hòn đảo hơn, cũng như sẽ cho tàu chiến đi sát khu vực các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 12 hải lý, như là một hành động khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực.

Công việc do thám của Mỹ hôm Thứ Tư đặc biệt theo dõi các hoạt động của Trung Quốc trên ba hòn đảo mà cách đây vài tháng chỉ là những rặng san hô, không trồi lên khỏi mặt nước biển. Bây giờ, những đảo này đã được bồi đắp và đều có các công trình xây dựng mà Hoa Kỳ lo ngại sẽ được sử dụng như các vị trí quân sự sau này.

Ông Morell cảnh báo rằng, với những gì Trung Quốc đang làm, trong đó có hiện đại hóa và gia tăng hoạt động của quân đội, có thể “tạo một sự đối đầu thật sự, một sự kiện tệ hại xảy ra.”

“Họ không muốn chiến tranh, và chúng ta cũng không muốn,” ông Morell thừa nhận. “Nhưng rõ ràng, có một sự mạo hiểm ở đây.”

Trở lại cuộc hội thảo ở Jakarta, ông Blinken nói: “Khi Trung Quốc đang muốn xây dựng chủ quyền lãnh thổ từ các lâu đài cát và vẽ vạch lại hải phận, họ làm xói mòn lòng tin cậy lẫn nhau ở khu vực và tổn hại niềm tin của giới đầu tư.”

Cuối tuần qua, Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ tới Bắc Kinh khuyến cáo Trung Quốc nên hành động giảm bớt sự căng thẳng. Tuy nhiên, qua phản ứng của ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung quốc, Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ chủ trương xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và lợi ích của họ tại đó “cứng như đá.”

“Chúng ta cần quản lý các tranh chấp tuyên bố chủ quyền bằng phương thức ngoại giao. Chúng tôi (Hoa Kỳ) không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp nhưng chống đối mạnh mẽ các hành động nhắm lấn át các nước khác bằng võ lực hay đe dọa,” ông Blinken nói.

Ông cho hay tiếp rằng Hoa Kỳ khuyến cáo các bên tranh chấp giải quyết các bất đồng dựa trên các luật lệ quốc tế.

Một ngày trước cuộc hội thảo ở Jakarta, nữ Đô Đốc Michelle Howard của Hải Quân Hoa Kỳ tuyên bố với báo chí ở Singapore rằng nếu các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đoàn kết chống lại chủ trương bành trướng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thì Hoa Kỳ sẵn sàng hậu thuẫn. Bà cũng kêu gọi Trung Quốc công khai nói rõ ý định khi làm các đảo nhân tạo đó thì dùng vào việc gì.


Phụ Tá Ngoại Trưởng Antony Blinken gặp Bộ Trưởng Công An Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội. (Hình: U.S. Embassy)

Theo một bản thông báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Antony Blinken đang du hành qua ba nước Việt Nam, Indonesia và Miến Điện từ ngày 16 đến ngày 23 Tháng Năm.

Khi đến Hà Nội, ông Blinken đã gặp một số giới chức cao cấp của Việt Nam, trong đó có Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh và Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang.

Theo một đoạn tin ngắn trên Facebook của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Blinken còn gặp một số thành viên các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam. Các cuộc thảo luận của ông bao gồm từ TPP đến sự hợp tác khu vực hầu nâng cao mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ theo thỏa thuận đối tác toàn diện đã đạt được từ năm 2013.

Khi nói về chuyến thăm của ông Blinken, Thông Tấn Xã Việt Nam chỉ viết về cuộc tiếp xúc của ông với ông Phạm Bình Minh hôm 18 Tháng Năm và cho biết “ông Antony Blinken khẳng định lãnh đạo Hoa Kỳ rất coi trọng chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày tới; Bộ Ngoại Giao và các cơ quan liên quan đang tích cực chuẩn bị để chuyến thăm thành công.” (TN, Đ.D.)
05-20- 2015 4:45:56 PM

Quốc hội lo ngại nông sản thiếu thị trường

RFA-20-05-2015
Dưa hấu và nhiều mặt hàng nông sản khác thời gian vừa qua rơi vào tình trạng giá lúc tăng lúc giảm.
Dưa hấu và nhiều mặt hàng nông sản khác thời gian vừa qua rơi vào tình trạng giá lúc tăng lúc giảm. baodatviet

Một vấn đề quan trọng cũng được nêu lên trong báo cáo của chính phủ Việt nam trong phiên họp Quốc hội sáng nay, đó là vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho nông sản Việt nam.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt khó khăn trong thời gian hiện nay. Ông nói việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đã bị giảm, trong đó có các mặt hàng quan trọng như gạo, cao su, cà phê.

Ông Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội là Nguyễn Văn Giàu nói rằng nông sản Việt nam thường rơi vào cảnh nếu được mùa thì lại mất giá gây nhiều thiệt hại cho người nông dân.

Nhận xét về nguyên nhân của việc này ông Giàu cho rằng những nổ lực để tái cơ cấu nông nghiệp Việt nam như là ứng dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, liên kết giữa sản xuất và xuất khẩu, định hướng thị trường cho sản phẩm… đã bị thất bại.

Dự kiến là phiên họp Quốc hội lần này sẽ dành thời gian cho việc tìm kiếm một giải pháp để tiêu thụ tốt hơn các sản phẩm nông nghiệp.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Quốc hội Mỹ họp còn vắng hơn cả ở ta”

Theo Infonet-05-20-2015
“Trong chuyến đi thăm Mỹ vừa rồi, tôi có tham dự một cuộc họp của Quốc hội Mỹ thì thấy họ họp còn vắng hơn cả ở ta”.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Quốc hội Mỹ họp còn vắng hơn cả ở ta”
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Hạnh Phúc: “Quốc hội Mỹ họp còn vắng hơn cả ở ta”

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ trước câu hỏi của báo giới liên quan tới chuyện tại một số kỳ họp của Quốc hội trước đây “thưa vắng bóng dáng” các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Ông Nguyễn Hạnh Phúc kể, ông vừa có chuyến thăm Mỹ và tham dự một cuộc họp của Quốc hội Mỹ thì thấy, “phiên họp tại hội trường của họ còn vắng hơn cả ở ta. Khi biểu quyết họ rung chuông báo để các đại biểu trở lại phòng họp”.

Điểm khác biệt nữa là ở nước ngoài chỉ có đại biểu chuyên trách chứ không có đại biểu chuyên trách và kiêm nhiệm như ở nước ta.

“Do đa số ĐBQH là đại biểu chuyên trách, nên thường các phiên họp cuối năm các đại biểu phải giải quyết công việc tại địa phương nên vắng họp nhiều. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm của các ĐBQH ở ta rất cao. Dù có thể vắng mặt tại hội trường, nhưng ý kiến đóng góp tham gia tại đoàn, tổ đều đầy đủ và có nhiều ý kiến hay”- Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Tất nhiên, trên phương diện Văn Phòng Quốc hội để đảm bảo chất lượng các phiên thảo luận, họp tại hội trường, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, trong quá trình họp cùng các trưởng đoàn Văn phòng Quốc hội đều nhắc nhở, yêu cầu các trưởng đoàn đôn đốc các đại biểu tham gia các phiên họp và đóng góp ý kiến đầy đủ.

Liên quan tới việc tại kỳ họp thứ 9 lần này Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bổ sung, đây là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn với sự phát triển của đất nước. Dù tại kỳ họp lần trước vấn đề nên hay không nên xây dựng sân bay quốc tế Long Thành đã được các ĐBQH đưa ra “mổ xẻ”, nhưng tại kỳ họp lần này Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo giải trình bổ sung với những nội dung đã được góp ý trong báo cáo đầu tư dự án.

“Tại cuộc họp TƯ Đảng từ Hội nghị 4 đã có chủ trương phải đầu tư dự án này, chứ không phải tới Hội nghị 11 vừa rồi mới đem ra bàn thảo. Nhưng đây mới là quan điểm, chủ trương chung, còn Quốc hội sẽ xem xét và cho ý kiến về phương thức đầu tư, sử dụng vốn, suất đầu tư…. để làm sao hiệu quả đầu tư dự án là cao nhất” – ông Phúc trần tình.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày mai, 20/5 đến 26/6/2015. Là kỳ họp giữa năm nên Quốc hội kỳ này sẽ xem xét, thảo luận và thông qua một khối lượng dự án luật đồ sộ. Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 11 dự án luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến đối với 15 dự án luật khác.

Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-05-20
Hai thanh niên trong nhóm công nhân đến từ Thừa Thiên Huế làm phụ hồ tại công trường Đại học ChămPasack, bên Lào.
Hai thanh niên trong nhóm công nhân đến từ Thừa Thiên Huế làm phụ hồ tại công trường Đại học ChămPasack, bên Lào.Courtesy photo/vietnamnet
Vài tháng trở lại đây, hiện tượng các thanh niên, trai tráng trong các làng thuộc diện bãi ngang ở các huyện ven biển rủ nhau lên núi, luồn rừng trốn sang Lào để làm việc đang ngày càng trở nên cấp bách tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hầu hết những người trốn sang đất Lào để làm thuê đang độ tuổi lao động hoặc đang tuổi học sinh phổ thông trung học, nhiều em đã bỏ ngang việc học để tìm đường dây trốn sang Lào làm thuê. Vấn đề cần bàn ở đây là hố ngăn cách giữa giàu sụ và nghèo khổ ngày càng cao đã dẫn đến những quyết định sai lầm của lớp trẻ.
Giấc mơ đổi đời
Một bạn trẻ sống ở huyện Hương Điền, vừa từ đất Lào trở về, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Bên nớ thì chủ yếu qua làm gara, làm gỗ đồ rứa đó. Bên nớ làm mức tiền cao hơn, cho cái để dành, bên mình không có chỗ để làm. Nói chung là đi lai rai từng tốp sang bên đó chứ không đi đồng loạt…”.
Cũng xin nói thêm là theo bạn trẻ này, phần đông những bạn trẻ trốn sang Lào ở độ tuổi đang là học sinh phổ thông trung học, bỏ học vài tháng sau đó tìm đường mà đi đều là con nhà không phải quá nghèo, học hành cũng không đến nỗi tệ lắm và thường thì có đạo đức tốt, chưa bao giờ phá phách, gây mất lòng ai. Hay nói cách khác thì đó là những người tốt.
Bạn trẻ giấu tên đặt câu hỏi vì sao họ lại có quyết định hết sức sai lầm khi bỏ ngang học để tìm sang đất Lào làm thuê với tương lai mù mịt, vô định? Câu trả lời nằm ở chỗ chính vì là người tử tế, đàng hoàn nên ý thức về thân phận của các bạn trẻ cũng rất cao, thấy gia đình quá khó khăn, việc học hành của bản thân luôn gây ảnh hưởng đến cha mẹ, anh em, trong khi đó, họ mơ hồ nhìn thấy tương lai của mình qua những đàn anh đàn chị cố gắng nỗ lực vượt khổ để học xong tấm bằng đại học, để rồi sau tốt nghiệp lại cầm bằng gõ cửa khắp nơi, lại kiếm tiền đút lót để được vào làm việc, nhận lương ba đồng bab cọc hoặc về quê chăn lợn, bằng cấp thì chẳng có giá trị gì.
Chính cái tương lai mù mịt sau khi tốt nghiệp đại học, để gia đình nợ nần và hiện tại nghèo khổ, nếu không muốn nói là quá chật vật so với những gia đình cán bộ, quan chức đã thúc giục đôi chân những người trẻ bằng mọi giá phải tìm đường cứu gia đình. Và quyết định tìm sang đất Lào để làm thuê, kiếm tiền gởi về gia đình giống như một chiếc phao cứu sinh cho các bạn trẻ.
Điểm bán vé xe đi Lào tại Huế. RFA
Điểm bán vé xe đi Lào tại Huế. RFA
Bạn trẻ giấu tên này cho biết thêm là ở Thừa Thiên – Huế, nếu như tại thành phố và một số huyện lị không thuộc diện bãi ngang hoặc huyện miền núi thì nhìn có vẻ giàu có, thịnh vượng, không có gì để bàn... Thì khi nhìn sâu vào những huyện bãi ngang, những xóm chài, xóm lưới, xóm xóc dĩa, xóm đốn củi rừng, xóm nông… Dường như đời sống ở đây còn quá nghèo khổ, cái ăn, cái mặc vẫn là mối lo hằng ngày.
Nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đến độ khó tin, cả một ngày quần quật làm việc chỉ kiếm được một trăm ngàn đồng nếu như kiếm được chỗ làm thuê, trường hợp thất nghiệp bám lấy mảnh vườn, đám ruộng để qua ngày thì thu nhập của họ chỉ còn lại co cụm từ mười ngàn đồng cho đến hai mươi ngàn đồng mỗi ngày.
Trong khi đó, nhà cửa họ cũng chưa ổn định, may mắn thì nhà cấp bốn, vẫn còn nhiều người ở các xóm chài dọc theo phá Tam Giang nhà cửa còn che chắn tạm bợ. Nếu nhìn nhà của những gia đình này rồi nhìn sang nhà cửa, biệt thự khang trang các quan chức địa phương, sẽ dễ dàng nhận ra đáp án cho câu hỏi vì sao thanh niên, học sinh Huế phải sớm bỏ học, sớm trốn sang đất nước Lào để làm thuê mặc dù họ không biết gì về đất nước mình sắp trốn sang.
Bạn trẻ này nói thêm rằng thời buổi bây giờ, không ai đến nỗi bị đói thiếu đến độ không có áo quần để mặc, không có gạo để nấu cháo như thời chiến tranh, nhưng khi mà thế giới đã tiến bộ đến đâu rồi, chẵng nhẽ lại ngồi khoanh tay chờ nhà nước xếp mình vào hộ nghèo đói để được vay vài đồng vốn mua bò về nuôi chưa biết lỗ lãi ra sao. Chính vì nghĩ như vậy mà các bạn trẻ mạnh dạn lên đường.
Chính sách cho người nghèo bất minh
Một bạn trẻ khác tên Hòa, sống ở huyện A Lưới, cho biết thêm: “Làm lao động thôi, mình sang đó làm thợ xây, chủ yếu là thợ xây, 75% ở đây trốn sang làm việc bên đó. Ví dụ như ở Việt Nam làm cả ngày nhưng được 200 ngàn đồng, bên Lào thì được 300 ngàn đồng. Cũng có cái để dành. Bây giờ đến đây chỉ gặp toàn bà già và con nít thôi, độ tuổi lao động đi hết rồi…”.
Theo Hòa, chính sách xét cấp hộ người nghèo ở đây không đúng đắn và có vẻ bất minh, chính vì kiểu xét cấp chính sách như vậy đã dẫn đến đời sống vốn khó khăn càng thêm khó khăn bởi sự thất vọng hoặc bất bình của những người không nhận được sự công bằng.
Điển hình là cha của Hòa, ông vốn là một thợ rừng giỏi, một mình đi làm thuê nuôi cả gia đình, mẹ của Hòa bị bệnh gai cột sống nên chẳng thể làm được những việc nặng, chỉ ở nhà làm những việc nội trợ, Hòa đang học lớp 11, bốn đứa em của Hòa có đứa học phổ thông cơ sở, có đứa học mẫu giáo.
Mọi vấn đề về tài chính đều do một tay cha người cha lo lắng, xoay xở. Đời sống của gia đình Hòa không đến nỗi đói nhưng thực sự thiếu trước hụt saiu. Thế nhưng nhiều lần chờ xét cấp hộ nghèo, nhiều lần xin xỏ mà vẫn không được. Chuyện này không riêng gì gia đình Hòa. Vẫn biết hằng năm nhà nước rót tiền cho các hộ nghèo vay vốn làm ăn nhưng các gia đình nghèo ở đây không hề biết đồng vốn đó hình thù gì.
Ngược lại, những gia đình có người làm cán bộ địa phương lại được vay phần vốn hộ nghèo mặc dù họ không hề nghèo. Có người vay về mua trâu bò nuôi lấy lãi, có người vay về để cho vay nặng lãi. Trường hơp bà Hội trưởng Hội Phụ nữ là một ví dụ.
Hiện tại, người nghèo đã nợ bà số tiền lên đến hàng tỉ đồng theo diện vay nặng lãi. Hòa tìm hiểu và biết được toàn bộ số tiền cho người nghèo vay đều bị bà ta thu gom về cho vay nặng lãi, thay vì cho vay lãi suất thấp theo tiêu chuẩn người nghèo. Rất nhiều người bất mãn vì chuyện này nhưng không có đủ bằng chứng để kiện bà ta.
Và chính vì đời sống quá khó khăn, trong khi đó cuộc sống đang ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải có tiền, phải ngước mặt để nhìn tương lai. Mà sự học hành của Hòa quá khổ sở, từ chuyện nộp học phí định kỳ cho đến học thêm. Hòa quyết định nghỉ học, trốn sang đất Lào để tìm tương lai.
Câu chuyện vượt biên tìm tương lai của người Việt Nam ở Nam vĩ tuyến 17 vẫn kéo dài từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, hầu như chưa bao giờ kết thúc. Nếu trước đây người ta nghĩ đến chuyện vượt biển tìm sang các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc thì hiện tại, người ta nghĩ đến chuyện vượt rừng để tìm sang Lào, Campuchia. Tất cả cũng vì cái nghèo và sự bất mãn nào đó!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Khó thể nói Việt Nam cần TPP

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-05-20
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an Việt Nam đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa  Kỳ là ông Antony Blinken tại Hà Nội
Chiều 18/5/2015, tại trụ sở Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tiếp ngài Antony Blinken, Thứ trưởng thứ Nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam-nguyentandung.org
Sau khi các nghị sĩ dân biểu Mỹ cũng như nhiều Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội đồng loạt lên tiếng việc côn đồ gây thương tích trầm trọng cho anh Nguyễn Chí Tuyến, công an Hà Nội bị buôc phải vào cuộc điều tra nhưng những vụ tấn công khác vẫn diễn ra liên tiếp trong hai ngày 18 và 19 tháng 5 khiến dư luận ngỡ ngàng không biết các cơ quan an ninh có còn xem luật pháp là điều phải tuân thủ hay không.
Chiều ngày 18 tháng 5 năm 2015 Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an Việt Nam đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa  Kỳ là ông Antony Blinken tại Hà Nội trong chuyến viếng thăm và làm việc với Việt Nam, sau khi ông Trần Đại Quang sang Mỹ vào trung tuần tháng 3 vừa qua.
Sự việc Bộ trưởng Công an Việt Nam sang Mỹ và làm việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được giới quan sát cho rằng là bước đột phá mới trong nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện của hai nước và động thái này gây hy vọng cho nút thắt nhân quyền có cơ hội mở ra để dọn đường cho những thay đổi mà Quốc hội Mỹ và chính phủ Obama rất quan tâm.
Dọn đường vào TPP bằng bạo lực ?
Đây cũng dược xem là nỗ lực của Việt Nam dọn đường cho việc đàm phán TPP đang gặp trở ngại khi làn sóng phản đối từ các chính trị gia quyền lực của Mỹ cho rằng Việt Nam đang xâm phạm nhân quyền trầm trọng và điều kiện tiên quyết này phải đặt ra trong các chương trình đàm phán.
Phản ứng dữ dội của các dân biểu, nghị sĩ Mỹ trước việc công an giả danh côn đồ đánh anh Nguyễn Chí Tuyến vào sáng ngày 11 tháng 5 đã làm dư luận chú ý. Cuộc điều tra của công an Hà Nội sau khi bị sức ép của giới ngoại giao như một gáo nước tưới vào cơn nóng giận của dư luận chưa kịp tan hết thì lại xảy ra liên tiếp những vụ việc khác có hình thức mạnh mẽ hơn mà nhân chứng đều nói họ bị đánh do sự chỉ đạo của công an các cấp.
Trong khi Bộ trưởng công an Việt Nam có cuộc thảo luận với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thì tại sân bay Nội Bài công an bắt giữ anh Mai Xuân Dũng từ Singapore trở vể sau khi tham dự khóa hội thảo chuyên đề công cụ truyền thông Storymaker.
Việc đàm phán TPP đang gặp trở ngại khi làn sóng phản đối từ các chính trị gia quyền lực của Mỹ cho rằng Việt Nam đang xâm phạm nhân quyền trầm trọng
Điều đáng nói hơn nữa tại sảnh đường rộng lớn của sân bay Nội Bài an ninh chìm đã công khai đánh anh Bùi Tiến Hưng và Nguyễn Văn Đề hai người bạn của gia đình ông Dũng ra sân bay đón ông. Kể lại việc này anh Bùi Tiến Hưng xác định:
-Tôi tên là Bùi Tiến Hưng hôm nay thấy bảo là bố của Thảo ở nước ngoài về nên ra sân bay đón, Bố Thảo là ông Mai Dũng. Đi cùng ra sân bay thì Thảo đợi đến 6 giờ 15 trong khi 6 giờ 10 đã có thông báo là máy bay từ Singapore đã hạ cánh ở Nội Bài rồi mà bố Thảo đi chuyến bay đấy. Quá giờ khoảng hơn tiếng thì không thấy bố của Thảo ra, Thảo đi hết các phòng ban để hòi tình trạng của bố thì các cấp phòng ban toàn đùn đẩy cho nhau, ậm ờ không trả lời cho Thảo biết.
Thảo có giơ biểu ngữ phản đối bắt người, họ cho một số côn đồ ra cướp biểu ngữ. Tôi không cầm biểu ngữ gì hết tôi đứng ngay đây thì một anh an ninh ảnh gọi, bảo Hưng ra đây làm việc, rồi có 2 người nhảy ra đánh tôi trước mặt ngay sảnh lớn của nhà ga chung quanh có hàng trăm người chứng kiến. Đánh tôi trước mặt nhà ga.
Từ trái anh Nguyễn Chí Tuyến, anh Bùi Tiến Hưng, GS Nguyễn Huệ Chi, anh Đinh Quang Tuyến và anh Mai Xuân Dũng
Từ trái anh Nguyễn Chí Tuyến, anh Bùi Tiến Hưng, GS Nguyễn Huệ Chi, anh Đinh Quang Tuyến và anh Mai Xuân Dũng

Cùng lúc đó tại Sài Gòn, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị tịch thu hộ chiếu không được lên phi cơ khi ông cùng vợ và con gái sang Mỹ mà công an phi trường Tân Sơn Nhất không đưa ra một lý do nào, chỉ nói thi hành lệnh từ công an Hà Nội.
Sáng hôm sau, ngày 19 tháng 5, một người khác lại bị an ninh hành hung. Anh Đinh Quang Tuyến bị đánh gãy sóng mũi trong khi chạy xe đạp và cũng như Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội anh xác nhận mình bị đánh vì đã có những thái độ thức tỉnh người dân trước việc Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào Việt Nam hồi năm ngoái khi anh mang nước tặng người dân với hai tấm bảng “nước nhà không bán chỉ mời lấy thảo” và “mất nước thì chết”. Chính hai tấm bảng này đã làm cho anh bị tấn công vào chính ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh:
-Ở Việt Nam mình đang khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng niềm tin muốn chống giặc thì phải phục hồi cái niềm tin đạo đức xã hội trước đã cho nên tôi làm cái công việc nhỏ là lập một gánh nước có café có trà có nước suối tôi mang ra vườn Tao Đàn lúc ấy các em trong hội Con đường Việt Nam họ đi nhặt rác để vệ sinh thì tôi đi theo, tôi vào cùng với các em cho mọi người uống nước. Lúc ấy lực lượng mật vụ họ sẵn hết rồi họ theo nhóm Con đường Việt Nam của anh em nhân quyền, thấy tôi làm như vậy họ sai mấy ông bảo vệ công viên đến làm khó làm dễ đòi tịch thu cái gánh của tôi.
Họ bắt lỗi tôi về cái bảng ghi thế nọ thế kia tôi bảo rằng anh thấy sai chỗ nào? Tôi ghi là “nước nhà không bán” vì là nước của tôi, tôi ghi vậy để bà con người ta mới dám uống chứ người ta nghèo làm sao dám uống? Tôi ghi “mất nước thì chết” có gì sai không hỏi bác sĩ xem có phải mất nước là chết không?
Chỉ trong vòng một tuần lễ những hành động bạo lực liên tiếp xảy ra như gián tiếp trả lời cho Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và các Nghị sĩ, dân biểu Mỹ rằng việc vào TPP hay không chưa phải là quan trọng, ít nhất trong thời điểm này
Thực ra tôi làm như vậy để đánh động tinh thần yêu nước, ái quốc thôi. Người Việt Nam bây giờ đã mệt mỏi với cơm áo gạo tiền rất khổ sở đôi khi mệt quá nên quên nhiệm vụ lâu dài là bảo vệ tổ quốc. Tôi làm như vậy là một cách đánh thức nhẹ nhàng kiên nhẫn đối với người dân thôi.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi tuy không bị đánh nhưng hành động cản trở tự do đi lại đã đánh mạnh vào nhân quyền của một công dân. Ông cho biết phản ứng của mình trước việc xem thường luật pháp của Bộ công an Việt Nam:
-Nhất định là tôi phải làm vì đó là quyền công dân của tôi mà, chứ tôi có mất quyền công dân đâu? Tôi là một công dân tự do trên đất nước mình và tự do trên phạm vi quốc tế. Nhất định tôi phải khiếu nại để biết được lý do vì sao lại sợ hãi một người bình thường. Tôi cũng không nói năng gì mà không cho tôi ra nước ngoài chì vì thăm gia đình con gái tôi mà lại do con gái tôi đưa đi nữa.
Anh  Đinh Quang Tuyến cho biết bị tấn công không làm anh nhụt chí mà trái lại đã giúp anh có cơ hội đóng góp một phần công sức cho việc đấu tranh đòi hỏi nhân quyền của mình cho sự nghiệp chung:
-Hôm nay tôi bị đánh như thế này so với anh em khác như tù nhân lương tâm hay anh em dân chủ khác thì anh em còn bị nặng hơn rất nhiểu tôi chả là cái gì hết. Tôi cũng nhân vụ này cảm thấy mình được chia sẻ đáng cay với anh em nào đã hy sinh. Tôi thấy một phần nào đó cảm thấy mình đã có cơ hội để chia sẻ với anh em.
Chỉ trong vòng một tuần lễ những hành động bạo lực liên tiếp xảy ra như gián tiếp trả lời cho Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và các Nghị sĩ, dân biểu Mỹ rằng việc vào TPP hay không chưa phải là quan trọng, ít nhất trong thời điểm này, vì Việt Nam chưa thể chấp nhận những làn sóng đòi dân chủ nhân quyền ngay từ chính người dân của mình.