Wednesday, September 2, 2015

Cách Mạng/CSVN bao nhiêu % sự thật?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Quốc Khánh 2015” - Như là một khẩu hiệu, đảng CSVN tung hô với toàn dân là: "Cách mạng tháng Tám, quốc khánh 2/9 biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh Việt Nam. Ngày nay vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế mới và lực mới” (thông tấn xã/vn)… Trong tiếng tung hô điên loạn ấy chúng ta đối chiếu xem khẩu hiệu này chính xác được bao nhiêu% so với thực tế!?.

Những lời nói thật không thể chối bỏ

Từ trái qua: Tướng Trần Độ, ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín

1) Tướng Trần Độ - Nguyên PCT/QH & PCT/HĐBT đảng CSVN: “Hệ thống tuyên truyền của đảng CSVN là những cái lưỡi gỗ chuyên nói láo, nói lấy được cho sướng cái mồm, nói láo như phường vô học..."- (Nhật ký Rồng Rắn).

2) Ông Nguyễn Minh Cần - Nguyên Thường vụ Thành ủy- phó chủ tịch TP/Hà Nội (1962): “Thực tế cũng đã chứng minh rất rõ rệt những ông Mác, Lê Nin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Fidel Castro… Chúng ta thấy các ông ấy chỉ làm hao tốn xương máu nhân loại, đau khổ cho người dân mà thôi”- cách mạng đâu phải là như thế?.

3) Ông Bùi Tín – Nguyên Thượng tá Quân đội-Phó TBT/báo Nhân dân/ đảng CS/Việt Nam. "Trong các văn kiện chính trị của đảng CSVN từ trước đến nay còn lưu giữ, chữ “cướp chính quyền” được hãnh diện lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí và qua lời Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v... mà chữ "cướp" thì ai cũng biết có hàm ý rất xấu xa. Cướp là cướp bóc, tước đoạt của cải của người khác, không phải của mình. Người ta thường gọi "kẻ cướp", "bọn cướp”, "lũ cướp”, "đồ ăn cướp". Vậy thì lānh đạo CSVN đâu phải là làm cách mạng mà họ tự khẳng định, hiện nguyên hình là một lũ cướp ngày, một băng đảng Mafia “đỏ” bất lương vô đạo giữa thế giới văn minh."(voa 27.08.2015) 

Từ trái quá: Russia President Vladimir Putin, Russia President Boris Yeltsin, Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev

- Russia President Vladimir Putin (Tổng Thống Nga đương nhiệm) : 
Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.

- Russia President Boris Yeltsin (Cựu Tổng Thống Nga) : 
Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó.

- Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư CS/Xô Viết) 
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

Trên cơ sở từ các nhận xét của những người cộng sản “có số má” trong và ngoài nước nói trên, đồng thời chế độ độc tài CSVN chỉ còn là một trong 5 nước XHCN/CS còn sót lại trong 197 quốc gia đa nguyên dân chủ (không Cộng Sản) trên toàn thế giới thì chỉ có loại người vô học, một nhà nước “bịp bợm” không còn liêm sỉ và lòng tự trọng mới trơ tráo nói rằng: "Ngày nay vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, tạo ra thế mới và lực mới" (thông tấn xã/vn)!? – Thế và lực nào? ở một nhà nước cuồng tín với chủ nghĩa CS độc tài mà tuyệt đối đa phần nhân loại văn minh đang kinh tởm, nguyền rủa chôn lấp nó? Ngay cả với những yếu nhân “VIP” cộng sản của chính nó? Thế và lực mới nào tạo ra từ một loại người và nhà nước đần độn đang cúc cung cuối đầu thờ tự một thứ rác rưởi mà thiên hạ thế giới đua nhau đập nát mang ra bãi phế thải….? 

Đây! Cái “thế đứng và lực cuối đầu” của một đảng CS tâm thần thế kỷ.

70 năm - Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã cướp đoạt biến 2 chế độ: 

1) 1945 - Quân Chủ Lập Hiến vua Bảo Đại +CP/Trần Trọng Kim.

2) 1975 - Đa nguyên dân chủ Việt Nam Cộng Hòa.

Thành một quốc gia lạc hậu thiểu số của nhân loại có chế độ CS/XHCN ảo vọng nhưng khát máu với hàng trăm triệu nạn nhân khắp thế giới (hàng triệu người Việt Nam) – 70 năm, đảng CSVN tạo ra một cuộc “cách mạng” khiến cho quốc gia Việt Nam (nhân dân còn rất nghèo) nhưng phải nuôi một lúc 2 nhà nước song hành : 1) nhà nước dân sự - 2) Nhà nước nước “đảng” mà trên thế giới dù giàu có văn minh nhất cũng không có quốc gia nào gánh vác nỗi!? – 

Tổng kết lại, toàn bộ diễn tiến “cách mạng” do đảng CSVN chủ trương bằng bạo lực và máu xương nó đã đi ngược với tiến hóa của nhân loại khiến… 

Từ con người - CSVN tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thành vượn-khỉ 


Năm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, GDP của Miền Nam/Việt Nam là 223$, cao hơn GDP Hàn Quốc (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Tàu cộng (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Bắc Việt (73$).

Năm 2015 – “nhờ cách mạng” mà XHCN/CSVN thua rất xa các quốc gia này.!?… 


Bạn gái trẻ, đồng bào của tôi ơi! Sao không giương cao cờ búa liềm, ngẩng đầu lên với: "…Ngày nay vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế mới và lực mới” (thông tấn xã/vn).

2/9/2015


Ngày 2/9 và Mối Phúc Thật thứ Chín

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - “Trước đây 2000 năm, Đức Giê Su đã rao giảng cho môn đệ và đám đông dân chúng “Tám mối Phúc Thật”. Cũng may cho Chúa! Chứ nếu đợi cho đến Cách Mạng Mùa Thu Chết của CS Việt Nam Thiên Chúa mới xuống thế làm người, hẳn Ngài sẽ phải dạy thêm cho họ một mối Phúc Thật nữa, một mối Phúc Thật chẳng đặng đừng bởi nó trái với mục đích của Thượng đế khi Ngài tạo dựng nên ông Adong và bà Evà. Ấy là Phúc cho những ai không sinh ra trong thời Cộng Sản.”

Trên đây là kết luận của Bá tước De Balais về chế độ hiện hành dân mà nhà cầm quyền nước CHXHCNCC đang ăn mừng cái gọi là “Ngày Quốc Khánh 2/9 lần thứ 70”. Một kết luận không mất công nghiên cứu hồ sơ, truy tìm tài liệu, hay nghe theo xúi dục của bọn chống phá tổ con Bìm Bịp, nhưng dựa vào kinh nghiệm tại chỗ, bằng vốn sống kinh niên của chính bản thân trên quê hương nước vợ là Bá tước phu nhân dân Hải Phòng, từ ngày “Anh đã lầm khi sang đây lấy em” song vì “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân chia”, nên cứ thế mà chịu đựng.

“Chịu đựng” ở đây không phải là chịu đựng vợ, nhưng chịu đựng cuộc sống trên nước vợ với chế độ chẳng giống ai trên trái đất này, kể cả so với các bộ lạc bán khai còn sót lại trong rừng núi túi thui Châu Phi.

Những sự “không giống ai “kể ra “mà đau đớn lòng” gấp bội nỗi lòng tác giả Truyện Kiều “trải qua một cuộc bể dâu” với “những điều trông thấy” năm xưa Gia Tĩnh Triều Minh.

Trước hết là từ ngàn xưa và muôn dân tộc khắp địa cầu, đứa bé khi mới biết bập bẹ, âm đầu đời của bé là “Mờ”. Tiếng bé cất lên đầu tiên là để gọi người thân yêu gần gũi trìu mến nhất của nó. Tiếng đầu đời của Bé Việt Nam là “Mẹ” hay “Má”; Bé Tây thì “Mama”, Bé Mỹ “Mommy”; Bé Nga “мать”, Bé Bulgari “Майка”; Bé Croatia “Maja”; Bé Tàu "Mẫu” vân vân... Ấy thế mà từ ngày có anh đồ xứ Nghệ, vì cha bị đuổi việc, phải bỏ học đi lao động nước ngoài (mở đường cho bầy cháu bây giờ đi vái tứ phương để được thiên hạ nhận cho làm lao công, con ở con tỳ, cả làm con đĩ...) mang về nước hình ảnh một ông mũi lõ mắt xanh rậm mày dày râu từ bên kia bán cầu, có tên Xít Ta Lin, xúi dục đồng bào cướp giật chính quyền và làm một cuộc Cạch Mạng đúng là long trời lở đất, lật nhào truyền thống, rồi đánh tráo vào chỗ bà mẹ, để bắt bé phải: “Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin”*. Thua cả loài thú, bé VN sinh ra thời Xã Nghĩa phải bị vặn họng ngay khi mới tập nói tiếng đầu đời.

Đến khi bé biết nghe tiếng người, thay vì được nghe những lời âu yếm yêu thương hòa bình nhân ái, bé Việt Nam đã bị rót vào tai những máu cùng xương: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ”* Mà nào giết đây đâu phải là giết gà giết lợn để mừng sinh nhật bé, nhưng là giết người Việt để “Cho đảng bền lâu”, để “Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”*

Đến khi biết vui Ba ngày Tết, thay vì được nghe tiếng pháo, bé Việt Nam đã phải nghe tiếng đại pháo theo ám lệnh của Hô Chí Minh “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”để xua quân vào thành phố gieo rắc kinh hoàng, tàn sát đồng bào, bắt đi chôn sống hàng ngàn người dân Huế; khắp cả phố thị Miền Nam ngút trời khói lửa. Lửa mang đến từ cái hỏa lò CS do Minh mang về.

Biện hộ cho tội ác trên bằng câu "Mục đích biện minh cho phương tiện" cũng có thể tạm coi là “được” đi. Nhưng “mục đích” ở đây không phải là thống nhất đất nước hay “chống Mỹ cứu nước” như miệng lưỡi loa đài, mà là “Ta đánh Miền Nam là đánh cho ông Liên Xô, đánh cho ông Trung Quốc”**, và chống Mỹ không phải để cứu nước Ta mà cứu nước Tàu; “Phương tiện” ở đây lại là hàng triệu mạng sống người dân Việt.

Người dân Việt “bỗng dưng muốn khóc” khi bị dí cho một gã mang lý lịch mờ ám, thành tích bất hảo, giết vợ đợ con, chôm chỉa văn thơ kẻ khác, bảo đó là “Cha già Dân tộc”mà về sau ngày một xuất hiện nhiều chứng cứ là một cha già người dân tộc Hẹ bên Tàu. Ngoài ngôi vị “Cha già DT”, cu Hẹ còn là ông “bác” của mọi thế hệ tuổi tác .

Đến tuổi cắp sách đến trường, bé lại bị học những điều “không giống ai”. Chẳng hạn như về Địa lý, thì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sách lại ghi là của Tàu; học về tập can đảm, thì bị bắt đi trên mảnh chai thay vì tập đi vào chỗ hiểm nguy để cứu người hoạn nạn... Hoặc là về môn chính trị, dạy Cán bộ là đầy tớ, dân là chủ, nhưng sao đầy tớ leo lên đầu ông bà chủ ngồi khắp mọi nơi như thế; đầy tớ đuổi dân như đuổi tà, đánh dân như đánh chó; cưỡng chế nhà cửa đất đai của dân còn ác ôn hơn bọn cường hào ngày chưa có Cạch Mạng về.

Rồi thì khi ở nhà, mở TV để trau dồi thêm kiến thức, thì gặp con ăn cắp chợ quốc tế nổi tiếng dạy “Câu chuyện văn hóa hàng tuần”.

Sinh ra trên đất Bắc, bé lên tuổi “có trí khôn” đã phải rùng mình trước cảnh cướp của giết người chẳng những vô tội mà có khi còn là ân nhân của bọn thủ ác. Đó là những đêm mưa phùn gió bấc, trời rét căm căm bị du kích xua đi coi đấu tố địa chủ. Địa chủ là những người có vài mẫu đất ruộng trở lên, là tài sản do công sức mình tạo dựng hoặc do hương hỏa bao đời, chứ không dễ dàng như giai cấp lãnh đạo vô sản hôm nay, nói một tiếng là làm chủ như chơi hàng ngàn mẫu đất, rừng.

Trước cảnh kinh hoàng trên đất Bắc, “không gì quí hơn”... bỏ lại quê cha đất tổ mà đi. Tìm về Phương Nam nắng ấm hiền hòa. Những tưởng được yên ổn “nhà ai nấy ở”; ngờ đâu lại bị quân Hồ vượt trường Sơn. Thế là phải cùng “phe Ta” cầm súng tự vệ, đánh lại phe Nga Tàu; phải bắn trả lại người anh em, dù “người” thì anh em nhưng “hồn” đà thành dị chủng (hồn Mác hồn Mao). Và phe ta đã là “bên thua cuộc”.

Thế là “chạy trời không khỏi nắng”, chạy Cộng Sản không tránh khỏi mặt nó, Trời ơi! Nó đã trùm lên toàn tổ quốc thân yêu. Miền Bắc trước 1975: Cải cách Ruộng Đất, Đấu tố Địa chủ; Miền Nam sau 1975: Kinh Tế Mới, Đánh Tư Sản Mại Bản và Tập Trung Cải Tạo.

Bị CS cướp nửa nước, triệu người thoát được địa ngục trần gian; tuy phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn còn được sống trên giang sơn nước nhà. Bị “Phỏng...” nốt Miền Nam, hàng triệu người đã bỏ nước mà đi, bất chấp hiểm nguy vào nơi vô định. Chợt nhớ tới cuộc Exodus (xuất hành) Dân Do Thái ra khỏi Ai Cập ngàn năm xưa mà tội nghiệp cho Dân Việt Nam. Người Do Thái bị Vua Pharaon bắt làm nô lệ nhưng chỉ nô lệ phần xác, chứ không như dân Việt Nam bị “vua” Cộng Sản buộc làm nô lệ cả xác lẫn hồn. Dân Do Thái xuất hành trong sự chở che của Chúa qua ông Môi Se dẫn đường về Miền Đất Hứa. Trong khi người Việt Nam vượt biên vượt biển chi biết một chữ “Thà...”. Thà làm mồi cho cá, thà bị hải tặc hãm hại, còn hơn là sống với CS”. Và có thoát được, cũng chưa biết mình sẽ đi về đâu.

...

Để bây giờ tản mác khắp năm châu. Cùng là người Việt, tên Việt cả, nhưng khi đi ra nước ngoài, người Việt cầm cái sổ thông hành của nước khác cấp thì được nhân viên hải quan quốc tế coi trọng, và mọi sự dễ dàng; còn người Việt cầm cái hộ chiếu nước CHXHCNVN thì bị miệt thị, khó khăn.

Sống trong nước thì khốn đốn trăm điều với nhà cầm quyền; đi ra ngoài thì bị thiên hạ khinh khi nơi mọi trạm nhập cảnh vào đất nước người ta. Tất cả cũng chỉ vì mấy chữ CHXHCNVN!

Thật là Phúc cho những ai không sinh ra và sống vào thời Cộng Sản .

3/9/2015

Bánh Trung Thu Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-09-02
Các gian hàng bán bánh trung thu được dựng lên chen kín các vỉa hè.(minh họa)
Các gian hàng bán bánh trung thu được dựng lên chen kín các vỉa hè.(minh họa)  File photo
Có thể nói rằng, hiếm có mùa Tết Trung Thu nào mà người ta sợ bánh Trung Thu như năm nay. Bởi lẽ, hàng hàng lớp lớp bánh Trung Thu hiện ra thừa mứa trên đất Hà Nội cùng với nguồn gốc xuất xứ bất minh của nó giữa lúc kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, người nghèo không có cái để ăn đã khiến cho hình ảnh chiếc bánh Trung Thu trở nên trơ trọi, thậm chí lố bịch. Nhưng vấn đề đáng bàn nhất vẫn là những chiếc bánh Trung Thu của Trung Quốc!
Bánh Trung Thu của Trung Quốc
Một người dân Hà Nội tên Huy, hiện đang sống ở quận Hoàn Kiếm, lắc đầu đưa ra nhận xét: “Nó bán ở đường đầy, hiện nay nó đã qui hoạch, cho bán ở các siêu thị thôi. Thực ra tôi cũng không để ý lắm, chủ yếu là mua bánh gia truyền thôi. Nhưng làm gì mà không có bánh Trung Quốc lẫn lộn trong đó. Động cơ lợi nhuận mà!”.
Theo ông Huy, thật là khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả khi đi mua bánh Trung Thu. Bởi bánh Trung Thu trên đất Hà Thành hiện nay đã rơi vào tình trạng loạn cào cào, rất khó để phân biệt một chiếc bánh chính hãng với một chiếc bánh mang từ Trung Quốc sang.
Sở dĩ có tình trạng như vậy trong khi Việt Nam vẫn có những hãng bánh uy tín và có đầy đủ bản quyền sản xuất là vì các kênh phân phối đã bị nhiễu. Vấn đề nhiễu kênh phân phối, theo ông Huy, hiện nay rất khó để xác định đâu là nguyên nhân và tìm ra manh mối nhằm khắc phục.
Vì hiện tại, kênh phân phối chính của các hãng bánh Trung Thu vẫn là các đại lý chuyên bán hàng tạp hóa. Nhưng ở đây lại là các ổ bánh giả. Thậm chí ngay cả những cửa hàng bánh lưu động phục vụ Tết Trung Thu của các hãng lớn cũng có cả bánh đểu do Trung Quốc tuồn vào.
Gải thích cho tình trạng loạn cào cào thật giả này, ông Huy cho rằng có ba nguyên nhân: Tiền lương và lương tri của người bán hàng quá thấp; Lợi nhuận cao đã làm cho các đại lý mờ mắt và; Hệ thống kiểm định chất lượng cũng như hệ thống công an cửa khẩu của Việt Nam có vấn đề trầm trọng.
Nhưng trên hết, theo ông Huy, vấn đề công an cửa khẩu và đội ngũ kiểm định chất lượng vẫn là nguyên nhân chính. Nếu công an cửa khẩu làm việc nghiêm túc, bộ đội biên phòng làm việc triệt để và đội ngũ kiểm định chất lượng nhà nước đừng bị phong bì đè mất nghiệp vụ thì khó có chiếc bánh Trung Thu giả nào lọt vào Việt Nam để mà hoành hành thị trường như hiện tại.
Cũng theo ông Huy, khi mà chiếc bánh Trung Thu của Trung Quốc tung hoành trên đất Hà Nội, điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất hàng đểu của Trung Quốc cười vào mũi giới chức Việt Nam và họ xem khả năng, trí tuệ của người Việt Nam chẳng ra trò trống gì.
Trung Thu vô vị, mất hết hồn vía…
Chị Hà, một cư dân Hà Nội hiện đang sống ở quận Hà Đông, chia sẻ: “Trung Thu ngày ấy thì là nó quí hơn Trung Thu bây giờ. Vì hồi đó thời gian nén hơn, bây giờ người ta chơi tràn lan. Hơn nữa hồi đó nó gần cái gốc hơn, gần với truyền thống hơn, hồn vía hơn. Bây giờ mọi thứ tràn lan. Đồ chơi hồi đó có thể do cha mẹ làm cho con cái, còn bây giờ người ta mua tràn lan nhưng vô vị. Bây giờ người ta biến Trung Thu thành dịp để khoe mẽ với nhau, thậm chí để hối lộ, kiếm chác…”.
Theo chị Hà, có thể nói rằng Tết Trung Thu bây giờ đã bị mất hết hồn vía, không còn như thời xa xưa của chị với Trung Thu trăng rằm lung linh, huyền ảo và những chiếc lồng đèn tự chế, những chiếc bánh ú xinh xắn cũng như tình cảm ấm áp của người lớn dành cho trẻ con. Chuyện đó bây giờ không còn nữa, thay vào là một cái Tết Trung Thu vừa thực dụng, vừa bị đánh tráo.
Hà Nội vào thu
Hà Nội vào thu
Chị Hà giải thích thêm rằng sở dĩ chị phải nói Trung Thu vừa thực dụng vừa bị đánh tráo là bởi người ta lợi dụng mùa tết Trung Thu để hái ra tiền, động cơ kiếm tiền vào mùa Trung Thu đã len lỏi vào tận từng ngõ ngách. Nói rằng Trung Thu bị đánh tráo bởi đây không còn là Tết của trẻ nhỏ nữa mà là cái Tết quà cáp, cơ hội của người lớn.
Về tính thực dụng, chị Hà cho rằng thời chị còn là một đứa bé, mỗi dịp Tết Trung Thu là dịp để cha mẹ, ông bà, người lớn nói chung thể hiện sự quan tâm của mình với con trẻ, người cha làm một chiếc lồng đèn xinh, người mẹ nấu một chiếc bánh hoặc làm một chiếc bánh gì đó, nếu không có điều kiện thì nấu một nồi chè cho con cái. Chính tâm hồn của cha mẹ gửi gắm bên trong cũng như tình yêu thương và mối tương giao giữa cha mẹ với con cái đã tạo nên không khí Trung Thu ấm áp, trong trẻo và đẹp đến vô ngần.
Điều đó khác xa với kiểu Trung Thu bây giờ, cha mẹ muốn nấu cho con một chiếc bánh ú do tự tay mình gói cũng không được vì làm như vậy sợ tổn thương con trẻ, sợ chúng nghĩ rằng mình keo kiệt hoặc không có tiền mua bánh Trung Thu cho chúng. Bên cạnh đó, các hãng bánh thi nhau tiếp thị, bánh thật bánh giả loạn xạ khiến cho Tết Trung Thu mang dáng dấp một cái chợ đời nhiều hơn là một dịp trăng tròn của trẻ thơ.
Về yếu tố đánh tráo, chị Hà nói rằng bây giờ, đúng ra là Tết Trung Thu của người lớn chứ không phải của trẻ con nữa, mà nói chính xác là Tết Trung Thu của giới chức quyền. Mỗi dịp như vậy, những chiếc bánh có giá khủng, những chiếc bánh độn vàng bên trong được cấp dưới mang đi biếu cấp trên để lấy lòng.
Với trẻ con, điều đó vừa làm tổn thương trẻ em nhà nghèo lại vừa làm hư hỏng trẻ em nhà khá giả, có chức có quyền. Đó là chưa muốn nói đến chuyện bánh Trung Thu Trung Quốc làm giả bán đầy rẫy ngoài thị trường. Chắc chắn những chiếc bánh này sẽ lọt vào nhà nghèo, nhất là những cái bánh trứng. Bởi trứng gà Trung Quốc làm giả có cấu trúc lòng trắng và lòng đỏ rất giống với cái trứng của bánh Trung Thu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người mua không bao giờ phân biệt được đâu là bánh giả, đâu là bánh thật.
Một mùa Tết Trung Thu đang đến gần, bánh Trung Quốc, lồng đèn điện tử của Trung Quốc và nhiều thức quà Trung Thu có xuất xứ Trung Quốc đang nhảy múa khắp hang cùng ngõ hẻm Hà Nội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Bảo tàng vắng khách: Nguyên nhân và giải pháp?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-09-02
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TPHCM)
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TPHCM)  Wikipedia
Các nhà bảo tàng ở VN hiện nay cho dù được đầu tư rất lớn, song không thu hút được sự quan tâm của du khách.
Nguyên nhân do đâu và cần có các giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Ở VN, hệ thống các nhà bảo tàng khá phong phú về số lượng, hầu hết ở các tỉnh và thành phố đều có những nhà bảo tàng, tuy vậy các nhà bảo tàng hiện nay vẫn chưa thực sự thu hút khách.
Lạm dụng tuyên truyền trong các bảo tàng
Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Vũ Mạnh Hà, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, những ngày trong tuần khách đến xem bảo tàng rất thưa thớt. Trung bình mỗi tháng bảo tàng Lịch sử Quốc gia chỉ đón khoảng 2.000 khách, giảm hơn 10% so với những năm trước.
Nhận xét về hệ thống các nhà bảo tàng ở VN, từ Sài gòn, ông Vũ Hưng một chuyên viên tổ chức Du lịch Văn hóa bày tỏ:
“Du khách vào VN thì chương trình bao giờ cũng có việc viếng thăm một nhà bảo tàng nào đó trong ngày đầu tiên. Tuy vậy do sự đơn điệu cũng như tính chất của các nhà bảo tàng ở VN rất giống nhau, nên du khách không ấn tượng lắm.”
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu các nhà bảo tàng VN hiện không thu hút được du khách? TS. Nguyễn Văn Huy nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VN nói với chúng tôi:
“Nguyên nhân trước hết là do trình độ của cán bộ làm công tác bảo tàng còn hạn chế, ít có sự sáng tạo dẫn đến cách trưng bày không hấp dân, hơn nữa cách làm bảo tàng đã quá cũ là kiểu của 50-60 năm trước. Cái thứ 2 là đa phần các nhà bảo tàng có một nguồn kinh phí khá hạn hẹp. Một điểm nữa cũng ảnh hưởng tới chất lượng của bảo tàng là lộ trình và thiết kế trưng bày, thiết kế đồ họa thì họ vẫn làm theo một lối mòn.”
Sự gắn kết giữa bảo tàng và công tác du lịch chưa tốt, hơn nữa tính tuyên truyền bị lạm dụng trong hầu hết các nhà bảo tàng do đó không tạo được ấn tượng cho du khách nước ngoài. Ông Vũ Hưng chia sẻ:
Sự gắn kết giữa bảo tàng và công tác du lịch chưa tốt, hơn nữa tính tuyên truyền bị lạm dụng trong hầu hết các nhà bảo tàng do đó không tạo được ấn tượng cho du khách nước ngoài
“Khách du lịch họ nói rằng bảo tàng của các bạn thông tin thì ít, hiện vật thì không có tính đặc trưng, đơn điệu và mang tính tuyên truyền, bài trí chưa tốt. Theo tôi muốn tạo nên sự khác biệt để thu hút du khách cần phải có sự thay đổi về tư duy, vì cách trưng bày mang nặng tính tuyên truyền như hiện nay nó sẽ mất đi tính sự thật và khiến cho du khách mệt mỏi.”
Theo VTC News cho biết, trong số hơn 120 bảo tàng của cả nước hiện nay, rất nhiều bảo tàng xây dựng tốn kém với kinh phí rất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả. Như Bảo tàng Hà Nội được đầu tư với kinh phí 2.300 tỉ đồng, đáng lẽ phải là một trong những điểm đến của đông đảo người dân. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TPHCM)
Bên trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TPHCM)
Nhận xét về thực trạng này, TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ:
“Cái tính chuyên nghiệp của nó chưa tốt, vì thế bảo tàng Hà nội xây dựng tòa nhà xong được 6 năm rồi song vẫn chưa có cái trưng bầy hoàn chỉnh, điều mà lẽ ra người ta phải chuẩn bị trước từ 5-10 năm trước. Điều đó cho thấy cách ứng xử trong việc chuẩn bị nội dung cho các nhà bảo tàng chưa tốt, các nhà quản lý và lãnh đạo chưa hiểu và chưa tôn trọng tính nghề nghiệp trong lĩnh vực này. ”
Khách du lịch họ nói rằng bảo tàng của các bạn thông tin thì ít, hiện vật thì không có tính đặc trưng, đơn điệu và mang tính tuyên truyền, bài trí chưa tốt
Ông Vũ Hưng
Tuy vậy, trong thời gian qua, ngành bảo tàng VN cũng có những hoạt động được cho là tích cực, như sự tham gia của các cá nhân kết hợp với các viện bảo tàng của nhà nước trong việc giới thiệu các di vật đến với công chúng. TS Nguyễn Văn Huy nhận định:
“Trong vài ba chục năm gần đây, các di sản văn hóa được lưu trữ trong các bộ sưu tầm của tư nhân, các bảo tàng của tư nhân cũng đã được phép hình thành ở VN. Các bảo tàng của nhà nước cũng thường hay kết hợp với các tư nhân để mượn các bộ sưu tập để trưng bày tại các bảo tàng của mình, tôi nghĩ đó là những điều tốt.”
Những người làm bảo tàng phải kết hợp các hiện vật với nhau thành một chuỗi các câu chuyện bình dị dễ hiểu, vấn đề quan trọng nhất là bảo tàng biết kể những câu chuyện như thế nào với người khách, có như vậy mới hấp dẫn được du khách. TS. Nguyễn Văn Huy ghi nhận:
Bảo tàng phải thực sự nhìn lại mình và các cấp chính quyền quản lý cũng phải có sự thay đổi trong các mặt
Ông Vũ Nguyễn Ngọc Chi
“Phải chú trọng đến việc hợp tác quốc tế để tạo cơ sở và nhận thức làm thế nào để có một bảo tàng tốt? Thì tôi nghĩ yếu tố con người là yếu tố quan trọng, bên cạnh đó cần coi trọng chất lượng hoạt động, chất lượng trưng bày, chất lượng tổ chức. Vì chỉ có đề cao chất lượng thì các bảo tang mới thu hút được khách thăm quan.”
Khi được hỏi, để công tác của các nhà bảo tàng đạt hiệu quả, theo ông cần phải có các giải pháp cụ thể như thế nào?
Ông Vũ Nguyễn Ngọc Chi, cán bộ Phòng Quản lý bảo tàng, Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn Hóa, TT&DL cho biết:
“Bảo tàng phải thực sự nhìn lại mình và các cấp chính quyền quản lý cũng phải có sự thay đổi trong các mặt. Đã gìn giữ rồi thì phải quan tâm đến việc đưa đến cho công chúng được hưởng thụ và phát huy cái đó đến đâu, đó là một câu chuyện mà các bảo tàng đang nhìn lại mình để điều chỉnh.”
Nói về ý nghĩa của các Viện bảo tàng trong đời sống văn hóa-xã hội hiện nay, TS. Nguyễn Văn Huy nói:
“Các viện bảo tàng giữ một vai trò rất quan trọng trong xã hội, ở đấy vai trò trước hết của bảo tàng là lưu giữ các di sản ở các thể loại khác nhau, có thể là các thể loại liên quan đến lịch sử, những di sản liên quan đến văn hóa, những di sản liên quan đến thiên nhiện và cần phải lưu giữ những cái đấy để cho các thế hệ sau được hiểu và khai thác.“
Hệ thống các nhà bảo tàng là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá, đồng thời cũng là điểm du lịch văn hóa. Nếu như chúng ta biết quản lý một cách khoa học thì các công trình văn hóa này sẽ có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước - những người vốn tò mò và thích tìm hiểu. Điều đó không chỉ góp phần cho công tác giáo dục mà còn nâng cao đời sống văn hóa xã hội cũng như phát triển kinh tế của đất nước.

2 tháng 9 – Hãy thôi kèn trống nhộn nhạo ăn mừng!

Song Chi
Theo RFA-2015-09-02
000_Hkg10206358-622.jpg
Nhà cầm quyền VN tưng bừng kỷ niệm 70 năm VN tuyên bố độc lập. AFP
Vào ngày 9.8.2015 vừa qua Singapore đã long trọng kỷ niệm 50 năm ngày độc lập của đảo quốc này. Thực sự, chính phủ và người dân Singapore hoàn toàn có thể tự hào, vui sướng vì những gì mà họ đã đạt được. Chỉ sau 50 năm đối với một quốc gia nhỏ bé, thuộc địa cũ của Anh quốc, nay Singapore đã phát triển nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, với những thành tựu nổi bật về kinh tế, giáo dục, y tế. Và mặc dù vẫn còn bị chỉ trích là một chính phủ độc tài, cũng như sự thiếu vắng về tự do ngôn luận và chính trị, nhưng ít nhất người dân Singapore đã và đang được sống trong một xã hội ấm no, thịnh vượng, thượng tôn pháp luật, chính phủ minh bạch. Đất nước này nhận được sự ngưỡng mộ của các nước, là một trong những biểu tượng hóa rồng nhanh chóng của khu vực và thế giới.
Sắp tới, có lẽ người Đức sẽ kỷ niệm 25 năm thống nhất đất nước (3.10.1990-3.10.2015) và họ cũng hoàn toàn có thể tự hào, hạnh phúc vì đã thống nhất không đổ máu, và vì Tây Đức không bị Đông Đức quyết tâm “giải phóng” bằng mọi giá nên khi cần thiết, người dân cả hai miền có cơ hội để so sánh và lựa chọn một thể chế tốt đẹp hơn. Sau 25 năm, người Đức đã nỗ lực rất nhiều để san bằng khoảng cách giữa hai miền Đông-Tây và nước Đức hiện nay là đầu tàu về kinh tế cũng như trong nhiều lĩnh vực khác ở châu Âu.
Đừng quên, Đức là nước đại bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Một quốc gia khác cũng bị đại bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài là Nhật Bản, nhưng từ sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế, và chỉ đến cuối thập niên 60 của thế kỷ XX Nhật Bản đã hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Nhắc đến Nhật là nhắc đến những thành tựu về kinh tế, đặc biệt về công nghiệp điện tử, kim khí, máy móc, xe hơi, hàng tiêu dùng… với những thương hiệu hàng đầu thế giới và đảm bảo uy tín về chất lượng; là nhắc đến những giá trị Nhật Bản không chỉ trong kinh tế mà cả về văn hóa, con người.
Kỷ niệm 70 năm chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, và sự thất bại của chủ nghĩa phát xít (9.1945-9.2015), vào thời điểm này, người Nhật có thể nhẹ nhàng, không mặc cảm khi nhìn lại quá khứ, không những thế, họ có quyền tự hào vì đã thay đổi hướng đi và đã từ đống tro tàn vươn mình đứng dậy.
Và còn nữa, những ví dụ khác của thế giới...

Chỉ mình đảng “tự sướng”?

Ngày 2.9 năm nay nhà cầm quyền VN cũng tưng bừng kỷ niệm 70 năm VN tuyên bố độc lập và được lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Một chương trình kỷ niệm hoàng tráng và tốn kém đã được chuẩn bị tử trước đó mấy tháng. Tất nhiên, truyền thông nhà nước sẽ được chạy hết công suất để ca ngợi công ơn đảng và nhà nước, để nhắc đến những thành tựu của “thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử, thời đại Hồ Chí Mính” v.v và v.v…
000_Hkg10206480-400.jpg
Nhà cầm quyền VN tưng bừng kỷ niệm 70 năm VN tuyên bố độc lập. AFP PHOTO.
Thế nhưng có thật 90 triệu người dân cảm thấy tự hào, vui sướng hay chỉ mình đảng “tự sướng”?
Có gì đáng để vui mừng cho 70 năm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN nếu nhìn sang những thành tựu của nhiều nước khác, với thời gian ngắn ngủi hơn?
VN hôm nay có thật là một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc như câu nói luôn luôn xuất hiện trong mọi văn bản, giấy tờ của nhà nước?
Ngay từ đầu, đảng cộng sản đã chọn con đường giành độc lập bằng hình thức bạo lực cách mạng, sau này lại lựa chọn thống nhất đất nước bằng chiến tranh, giữ chính quyền bằng bạo lực và sự cai trị, bất chấp nhân tâm, sự lựa chọn đó đã dẫn đến quá nhiều đau thương, mất mát. Cuộc nội chiến 20 năm với hơn 3 triệu người đã ngã xuống, lẽ ra hoàn toàn có thể tránh được, tiếp đó lại chiến tranh biên giới với Trung Cộng, cuộc chiến với Campuchia…đã tàn phá đất nước, hủy hoại sinh lực của dân tộc VN. Bên cạnh đó là vô số những chính sách sai lầm về kinh tế, quản lý đất nước, sử dụng con người, đẩy đất nước thục lùi hàng chục, hàng trăm năm về nhiều mặt, hàng triệu người bỏ nước ra đi trong đó gần một nửa vĩnh viễn nằm lại dưới biển sâu, tạo nên một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử VN và cả thế giới trong thế kỷ XX.
Cho đến tận hôm nay, VN vẫn bị kìm hãm không thể phát triển vì những cải cách nửa vời không triệt để, vì tầm nhìn hạn hẹp, vị kỷ, chỉ muốn bám chặt lấy quyền lực bằng mọi giá của đảng và nhà nước cộng sản.
Hậu quả VN ngày nay đứng ở đâu trên thế giới, đã đạt được những thành tựu gì, đóng góp được gì cho nhân loại, vị thế của VN và ngay cả của người Việt trong mắt bạn bè thế giới như thế nào… Đó là những câu hỏi không khó để trả lời.
Nhà nước cộng sản VN đã tự sướng, đã ngất ngây với những thành tích chiến thắng quá đủ và quá lâu rồi. Giờ là lúc hãy nhìn thẳng vào sự thật, để biết đau biết nhục vì sự thua kém về nhiều mặt của đất nước so với các nước khác, vì người dân mình đa số vẫn còn nghèo quá, khổ quá, vẫn còn phải chạy vạy kiếm ăn từng bữa và hàng triệu người khác đang tha hương tứ xứ đi làm thuê khắp thế giới trong lúc hàng chục, hàng trăm ngàn người khác nữa vẫn đang tiếp tục tìm mọi cách bỏ nước ra đi…
Dù ở thế kỷ XXI, những khái niệm về tự do, dân chủ, những quyền con người căn bản vẫn còn là xa xỉ với người Việt.

Cần sám hối thay vì dửng dưng trước thời cuộc

Chưa bao giờ nhà nước này biết sám hối, biết nói một câu hay có một hành động tỏ sự hối tiếc, ân hận cho những sai lầm, những tội ác mà họ đã gây ra cho đất nước này, dân tộc này.
Và không chỉ riêng đảng và nhà nước cộng sản VN phải sám hối.
Tất cả chúng ta, hơn 90 triệu người VN trong và ngoài nước cũng cần cảm thấy nhục, đau thay vì vui mừng, cần sám hối thay vì dửng dưng trước thời cuộc.
Tất cả những người dân miền Bắc thuộc thế hệ U90 cho tới U50 đã từng tin vào những lởi đảng cộng sản nói, đã từng góp phần vào xây dựng nên chế độ này, hãy sám hối, như những người đã nhận ra sự thật. Như tướng Trần Độ, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Dương Thu Hương, cựu lãnh sự VN tại Geneva Đặng Xương Hùng, nhà báo Lê Hiếu Đằng và nhiều, rất nhiều những người khác, như những lời tâm sự chân thành của hai anh em đảng viên đảng cộng sản Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn trong bài “Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn-Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài”, do tác giả Phạm Hồng Sơn thực hiện, đăng trên Talawas từ tháng 4.2012:
“…Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.
….
Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.”
Không chỉ những thế hệ trước, tất cả những ai còn đang hưởng lợi lộc từ chế độ này nên quyết tâm bảo vệ chế độ đến cùng bất chấp lợi ích của đất nước, nhân dân. Những ai đến giờ này vẫn lợi dụng những kẻ hở của chế độ để đục khoét, vơ vét tài sản của đất nước, tiền thuế của nhân dân, làm giàu từ tham nhũng, từ những cung cách làm ăn bất chính, bất chấp những hậu quả thiệt hại nặng nề mà họ gây ra. Những ai cho đến giờ này vẫn ra sức bảo vệ, bưng bô chế độ, tiếp tục nói dối để lừa mị nhân dân.
Từ những công an viên, cánh tay đắc lực bảo vệ đảng, dựa vào đảng, vào nhà cầm quyền để tác yêu tác quái, xách nhiễu, hành hạ dân chúng, thậm chí bạo hành dân đến chết trong trại tạm giam, những dư luận viên ngày đêm ném đá, bôi nhọ, vu khống những người dám nói lên sự thật cho tới những “bồi bút”, “văn nô” ngày đêm sơn phết, tụng ca chế độ bất chấp lương tâm và lòng xấu hổ, những trí thức mũ ni che tai, trùm chăn với thời cuộc, tự cho mình là khôn ngoan, hoặc còn đang mải mê kiếm thêm danh lợi…
Vả phía bên thua cuộc, không chỉ những người tham gia vào cuộc chiến hay lớn lên ở miền Nam trước 1975 cần sám hối vì đã không thể giữ được miền Nam, dù biết rằng do những điều kiện khách quan, do bàn cờ thế cuộc được sắp xếp giữa các nước lớn, nhưng giá như hồi đó người miền Nam tỉnh táo hơn, quyết liệt hơn, thậm chí thủ đoạn hơn, cộng sản có lẽ đã không thể thắng. Và những con người vì ngây thơ chính trị hay vì nhẹ dạ, từng “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, góp phần dẫn đến sư sụp đổ của VNCH…
Không chỉ họ, thế hệ hôm nay trong và ngoài nước, trong đó có tôi, có chúng ta, cần phải sám hối bởi vì dựng nên chế độ là trách nhiệm của các thế hệ trước, nhưng giúp cho chế độ tồn tại là trách nhiệm của thế hệ hôm nay. Chúng ta đã quá giỏi chịu đựng nên chế độ này mới tồn tại lâu đến thế.
Sám hối để quặn lòng đau cho đất nước, để xót thương cho dân mình, cũng là thương chính mình và con cháu mình.
VN còn là một "quốc gia khó phát triển, không chịu phát triển" cho đến bao giờ?
Song Chi
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Vũng Lầy Giáo Dục

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Theo RFA-2015-09-02
 Sách bác Hồ và giáo dục
Sách bác Hồ và giáo dục
Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình.
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Thôi thì bắt chước cổ nhân thắp vài cây nến nhỏ, châm một bình trà, rồi ngồi nhẩn nha đọc lại vài bức thư xưa. Lá thư cũ nhất mà tôi còn giữ được, đề ngày 3 tháng 9 năm 1945, là “Thư Gửi Các Cháu Học Sinh” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các cháu hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng trời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các cháu lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi các cháu bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Viễn ảnh về một ngày tựu trường “nhộn nhịp tưng bừng ... ở khắp các nơi” và một “nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” dễ khiến cho nhiều người phấn trấn:
“Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại.” (Vương Trí Nhàn. “Mấy Cảm Nhận Về Sự Khác Biệt Giữa Giáo Dục Miền Nam Và Giáo Dục Miền Bắc”).
Niềm tự hào này, tiếc thay, không kéo dài lâu. Khi có cơ hội so chiếu, tác giả bài viết thượng dẫn đã nhìn ra ngay sự bất toàn:
“Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh... Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng...
Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng. Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm --  rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng...”
Hệ quả, tất nhiên, là thảm hoạ – vẫn theo như nhận định của  Vương Trí Nhàn:
“Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học.
Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.”
Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội – Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm. Ảnh và chú thích: RFA
Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội – Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm.Ảnh và chú thích: RFA
Đối với những thế hệ đến sau (những kẻ sinh trưởng ngay giữa “bãi lầy”) thì vấn đề không còn gì để mà bàn cãi nữa. Vũ Thạch Tường Minhmột học sinh lớp 8, đã khẳng định như vậy:
“Bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả.”
Khoảng cách giữa nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn và cháu Vũ Thạch Tường Minh là ba thế hệ người. Tuy vậy, cả hai đều “nhất trí” là nền giáo dục hiện nay của nước CHXHCNVN (đã) hết thuốc chữa rồi!
Để minh chứng, xin xem qua một “trường hợp thú vị” – ở một vùng quê, thuộc tỉnh Rạch Giá – theo như nguyên văn lời của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Một em gốc Khmer học giỏi, thi đậu vào 3 trường đại học (2 đại học ở Sài Gòn và 1 ở ĐH Cần Thơ), nhưng cuối cùng thì giấc mơ đại học cũng đành phải bỏ. Ba má em ấy lí giải rằng: học để làm gì, nhìn quanh số sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp tùm lum cả, mà ngay cả xin được việc thì cũng cần đến 500 triệu đồng đút lót thì làm sao nhà có khả năng lo nổi. Tôi kinh ngạc về con số 500 triệu đồng (tức là 25000 đôla), nên phải hỏi lại cho chắc ăn, thì bà con đều khẳng định đó là con số tiêu biểu, có trường hợp thấp hơn nhưng cũng có trường hợp cao hơn. Tình trạng mua chức đâu phải chỉ ở ngoài Bắc, mà đang lan về nông thôn miền Tây rồi đấy.”
Mọi tệ trạng vừa nêu đang được Đảng và Nhà Nước “đối phó” hay “giải quyết” bằng ... chỉ thị! Báo Nhân Dân loan tin: Ngày 24-3-2015, Ban Bí Thư T.Ư Ðảng ra Chỉ thị số 42-CT/TW (Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Ðảng Đối Với Công Tác Giáo Dục Lý Tưởng Cách Mạng, Đạo Đức, Lối Sống Văn Hóa Cho Thế Hệ Trẻ Giai Đoạn 2015 – 2030) với những nhận định và “đề xuất rất cụ thể” như:
“Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.
Chỉ thị của Ban Bí thư đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó xác định việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cần đầu tư thích đáng. Đảng  kêu gọi việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận đảng viên để làm gương cho giới trẻ...”
Sự thực thì thiên hạ không còn ai kỳ vọng hoặc quan tâm gì ráo vào bất cứ lời “kêu gọi” (hay “chỉ thị ”) nào của Đảng tự lâu rồi. Người dân tìm cách tự cứu qua nhiều nỗ lực rất đáng trân trọng, dù gặp không ít khó khăn, ngăn trở và sách nhiễu.
Từ Bangkok, biên tập viên Gia Minh có bài tường thuật (“Nhóm Cánh Buồm Ra Mắt Sách Giáo Khoa Mới”) khá bất ngờ và thú vị. Xin trích dẫn một vài đoạn ngắn:
Nhóm soạn sách giáo khoa Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn chủ xướng vào ngày 12 tháng 8 vừa qua giới thiệu bộ sách Văn và Tiếng Việt lớp sáu tại Trung tâm Văn Hóa Pháp ở Hà Nội.
Việc ra mắt sách mới của Nhóm Cánh Buồm không thuộc Bộ Giáo Dục như thế được cho là một dấu chỉ tích cực trong tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay....
Một nhà giáo công khai đấu tranh chống những tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam lâu nay, thầy Đỗ Việt Khoa cũng tỏ rõ sự ủng hộ đối với sách giáo khoa do Nhóm Cánh Buồn soạn thảo:
“Đây là nhóm khá tâm huyết đang soạn bộ sách giáo khoa cho liên cấp từ tiểu học trở lên. Theo quan điểm của tôi làm được một bộ sách giáo khoa như vậy là công sức cực kỳ lớn, rất tốt. Sẽ có những chỗ chưa được, có người sẽ đánh giá khiếm khuyết… nhưng sửa dần không sao cả...”
Ngoài việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới để giảng dạy, Nhóm Cánh Buồm còn có chủ trương về một hình thái nhà trường mới như trình bày của nhà giáo Phạm Toàn:
“Tôi muốn sau này mình sẽ phục vụ cho một hệ thống trường của trẻ em Việt Nam mà chúng tôi gọi là ‘trường ba không’: không hộ khẩu- muốn học đâu thì học; không học phí- tức không phải nộp một xu nào ( không như các trường tư phải nộp nhiều tiền lắm, mình phải chịu); thứ ba là không ‘bắt nạt’- tức không thi cử, không kiểm tra, không đánh số, làm các thứ bắt chẹt các em, bởi vì hệ thống của chúng tôi là tìm ra cơ chế tự học cho các em, mà đã là tự học thì tự đánh giá thì suốt tiểu học là tự học và tự đánh giá, lên đến lớp 6 chúng tôi đề xuất hoàn toàn tự học.
Ngày 26 tháng 8, 2015 anh Nguyễn Thành Nhân còn có tên là Hoàng Thành cầm tấm biển: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch” trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày 26 tháng 8, 2015 anh Nguyễn Thành Nhân còn có tên là Hoàng Thành cầm tấm biển: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch” trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cùng vào thời điểm này, một công dân Việt Nam khác (ông Hoàng Thành , 25 tuổi) đã đến trước cổng trụ sở Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cầm ảnh của chính mình – với poster in hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc – cùng dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH.”
Khi được hỏi về “ý nghĩa” của việc làm này, ông cho biết như sau:.
“Bức ảnh của tôi đơn thuần là một hình thức thực hiện quyền biểu đạt ý kiến của mình. Tôi chỉ muốn nhắn tới các bậc cha mẹ và các em học sinh ... rằng: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội, thay vì chỉ biết kêu than, vì đó không những là quyền của chúng ta, mà còn là cách chúng ta giúp chính quyền hiểu được nhu cầu của dân chúng và hoàn thiện chính sách sao cho hợp lý nhất...”
Ở bình diện cá nhân, cũng như tập thể – rõ ràng – đang có những nỗ lực đáng kể của rất nhiều người để vượt ra khỏi cái “vũng lầy giáo dục” hiện nay. Với ý thức và quyết tâm, chắc chắn, chúng ta sẽ “thoát” bất chấp sự ngăn trở (cùng sức ì) của chế độ hiện hành – một chế độ mà mọi người đều biết là sinh mệnh của nó đang được đo đếm từng ngày.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Sự tụt hậu đáng ngại của Việt Nam so với các nước trong khu vực

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-02
Kinh tế Việt Nam ảnh minh họa
Kinh tế Việt Nam ảnh minh họa-File photo
Thực trạng Việt Nam bị tụt hậu so với các nước trong khu vực lại được nêu ra và khiến nhiều người lo lắng.
Đánh giá về sự tụt hậu đó ra sao và cách thức để thoát ra khỏi bế tắc lâu nay thế nào?
Tụt hậu
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn Quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan chừng 20 năm, Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm.
Đó là những con số do chính Tổng Cục Thống Kê Việt Nam đưa ra tại hội thảo có tên ‘Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035’ do Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam phối hợp với Ngân Hàng Thế giới và Đại sứ quán Australia tổ chức vào ngày 28 tháng 8 ở Hà Nội.
Cũng theo Tổng cục Thống kê đến năm 2038, Việt Nam mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái Lan.
Xét về môi trường kinh doanh, Việt Nam hiện đứng thứ 99 trên 189 quốc gia và cũng lãnh thổ. Trong khi đó những quốc gia trong khu vực như Singapore lại chiếm vị trí thứ nhất, Malaysia thứ 6 và Thái Lan thứ 18…
Ngân hàng Thế giới cũng nêu ra đánh giá về kinh tế tri thức cho thấy chỉ số giáo dục Việt Nam cách đây 3 năm xếp thứ 133 của thế giới… Từ năm 2000 đến năm 2012, hệ số đổi mới của Việt Nam vẫn ở vị trí 15 trên 18 nước Châu Á.
Nguyên nhân
Giáo sư Chu Hảo từ Hà Nội cho rằng những cảnh báo về tình hình tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung không phải đến nay mới được đưa ra:
Nguyên nhân cơ bản là thể chế, cái tham nhũng quá lớn, quá lớn sức dân không thể nào bù đắp. Sức dân kiệt vì tệ nạn tham nhũng. Dân biết nhưng lên tiếng nói yếu ớt vì sợ
Ông Phạm Tuấn Xa
“ Việc công nhận (tụt hậu), theo tôi nghĩ bằng cách này hay cách khác cũng đã nói nhiều lần, có thề không bằng con số cụ thể nhưng việc thừa nhận nước ta vẫn đang tiếp tục tụt hậu xa hơn nữa là tôi đã từng nghe thấy trên các báo chí chính thống cũng như trong phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam.”
Cũng theo giáo sư Chu Hảo thì đánh giá về nguyên nhân cùa tình trạng tụt hậu của Việt Nam từng được các chuyên gia trong nước phân tích cặn kẽ:
Sự tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Sự tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực
“ Nguyên nhân cũng được nói đến nhiều lần và nói tới từ lâu; đặc biệt từ những quan điểm cá nhân của những chuyên gia mà theo tôi đáng tin cậy: ví dụ như bà Phạm Chi Lan, ông Lê Đăng Doanh, ông Nguyễn Quang A, rồi kể cả những người như Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Đức Thành… Tôi nghĩ nhiều người muốn nhắc đến một lỗi là ‘lỗi hệ thống’, có nghĩa chỉ có cải cách thể chế kinh tế một cách tương đối phiến diện mà lại chậm chạp, không đi liền với những cải cách về thể chế chính trị. Có lẽ theo tôi nghĩ đó là nguyên nhân nổi bật lên và được nhiều người nhắc tới cách này hay cách khác.”
Ông Phạm Tuấn Xa, một nhà giáo đồng thời là một người bị trù dập vì lên tiếng phê phán những sai trái trong hệ thống công quyền, từ Hải Dương nêu ra nguyên nhân của sự tụt hậu tại Việt Nam mà được chính cơ quan chức năng cũng như giới chuyên gia thừa nhận:
“ Nguyên nhân cơ bản là thể chế, cái tham nhũng quá lớn, quá lớn sức dân không thể nào bù đắp. Sức dân kiệt vì tệ nạn tham nhũng. Dân biết nhưng lên tiếng nói yếu ớt vì sợ. Ví dụ như bài của tôi đưa về địa phương thì không ( ai) dám đọc; nếu đọc thì địa phương lôi ra kiểm điểm. Con cái đi học đại học, ( họ) dọa muốn có việc làm không! Tất cả đều như thế, làm cho người ta sợ!”
Bà Nguyễn thị Kim Liên mẹ của tù nhân lương tâm trẻ Đinh Nguyên Kha ở Long An cho biết nhận định của bà về sự tụt hậu và nguyên nhân của tình trạng đó:
“ Tôi thấy một là tham nhũng, thứ hai là nuôi bộ máy nhân viên ( Nhà nước) quá nhiều luôn. Một cơ quan ở xã, ấp mà nhân viên cũng quá nhiều, tiền đâu mà trả lương? Họ trả lương cho những người đó để bảo vệ chế độ của họ, thì đến bây giờ làm ăn không được, không có tiền trả lương thì đánh thuế; cứ tỷ lệ thuận như vậy hoài, vay nợ ăn, vay nợ ăn và bây giờ là ‘rồi’. Ở quê, tôi nôm na nghĩ như vậy!”
Tôi không đồng ý bất bạo động, tôi không thích và chưa thích bao giờ. Theo tôi cái gì cũng vậy phải có đổ máu. Tôi thấy nước khác rồi phải có đổ máu mới có được tự do. Tôi sẵn sàng chấp nhận; trong trường hợp gia đình tôi nếu có mất mát gì trong cuộc đổ máu này tôi cũng sẵn sàng
bà Nguyễn Thị Kim Liên
Cách vươn lên
Đối với một nhà trí thức như giáo sư Chu Hảo thì tình trạng tụt hậu của Việt Nam như được nêu ra là một thực tế khiến nhiều người như ông thấy rất đau lòng, và theo ông cách thức để vượt ra khỏi tình trạng đó như sau:
“ Câu chuyện hết sức bức xúc, yêu cầu là hết sức bức thiết! Tuy nhiên ở Việt Nam, theo tôi nghĩ, bất cứ sự nóng vội nào dẫn đến những bước chuyển đổi không hòa bình, thiên về bạo lực đều sẽ thất bại. Cho nên trước tình hình này, tôi nghĩ vẫn phải nghĩ đến một bước chuyển biến, chuyển tiếp mà tương đối lâu dài. Và làm thế nào đó để từng bước một mở rộng được dân chủ hơn, và quan tâm đến những vấn đề phát triển bền vững hơn. Mở rộng dân chủ không phải là điều kiện đủ, đó chỉ là điều kiện cần thôi. Nhà nước có dân chủ, kể cả chế độ này, chế độ đa nguyên, đa đảng … thì cũng đã phát triển mạnh mẽ đâu! Tuy nhiên đó là điều kiện cần, cái cần hơn nữa cho lâu dài là cần nâng cao dân trí góp phần nâng cao xã hội dân sự lành mạnh để trở thành đối trọng chứ không phải đối lập với chính quyền, thể chế hiện tại. Đó là có thể làm thế nào đó để thể chế này chuyển biến một cách hòa bình nhưng mà căn cơ.”
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Kim Liên thì không thể chờ đợi và không thể có chuyển biến nếu như không hành động một cách quyết liệt. Bà trình bày:
“ Tôi không đồng ý bất bạo động, tôi không thích và chưa thích bao giờ. Theo tôi cái gì cũng vậy phải có đổ máu. Tôi thấy nước khác rồi phải có đổ máu mới có được tự do. Tôi sẵn sàng chấp nhận; trong trường hợp gia đình tôi nếu có mất mát gì trong cuộc đổ máu này tôi cũng sẵn sàng. Như vậy mới có nền tự do cho dân.”
Vừa qua chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhắc lại nhận định của Ngân Hàng Thế Giới nói rằng Việt Nam là một quốc gia không chịu phát triển, bởi vì trong hai thập niên qua có đến 90 tỷ đô la vốn ODA được đổ vào Việt Nam thế nhưng đất nước này cứ ỳ ạch không phát triển được.