Thursday, December 11, 2014

Mặc dân khốn đốn, nhà nước vẫn vung ngoại tệ mua hàng Trung Quốc

HÀ NỘI (NV) - Trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất cảng hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ khoảng 13.5 tỉ Mỹ kim nhưng Việt Nam đã phải chi khoảng 40 tỉ Mỹ kim để nhập đủ thứ từ Trung Quốc.

So với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng hơn 22%. Ðáng nói là trong 11 tháng qua, Việt Nam đã chi hàng tỉ Mỹ kim để nhập cảng từ Trung Quốc những mặt hàng mà Việt Nam vốn không hề thiếu.



Một nông dân ở xã Ðạ Ròn, huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng, mang cà chua ông trồng đổ ra đường vì không có người mua. Tình trạng này xảy ra nhiều nơi với đủ loại rau trái, trong khi Việt Nam chi khoảng 350 triệu Mỹ kim để nhập cảng rau trái của Trung Quốc. (Hình: Tuổi Trẻ)

Chẳng hạn Việt Nam đã chi 340 triệu Mỹ kim để nhập rau trái từ Trung Quốc, đồng thời chi thêm 400 triệu Mỹ kim để nhập cảng thủy sản từ Trung Quốc. Ðáng lưu ý là trong danh mục hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc có cả... gạo, dù Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới. Trong 11 tháng qua, Việt Nam đã chi đến 800 triệu Mỹ kim để nhập cảng gạo của Trung Quốc.

Cần nhắc lại rằng, trong 11 tháng vừa qua, nông dân Việt Nam tiếp tục khốn khó vì không bán được nông sản. Ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng giá lúa thấp hơn giá thành vẫn xảy ra vào thời điểm thu hoạch, thành ra thảm trạng càng được mùa càng khánh kiệt vì tiền bán lúa không đủ bù các loại chi phí vẫn tiếp diễn. Ðể cứu nông dân, chính quyền Việt Nam vẫn phải bỏ ra hàng ngàn tỉ nhằm trợ giá.

Tương tự, nông dân trồng rau trái ở nhiều vùng cũng phá sản vì rau trái không có người mua. Nhiều nơi, rau trái đành đổ bỏ hoặc cho trâu bò ăn.

Cũng trong 11 tháng vừa qua, Việt Nam đã chi hơn 750 triệu Mỹ kim để nhập khoai mì và các sản phẩm làm từ khoai mì của Trung Quốc. Trong khi đó, phong trào “người cày bỏ ruộng” vẫn lan rộng tại miền Bắc và phía Bắc miền Trung của Việt Nam vì nông dân không thể sống được nhờ trồng trọt.

Tuy nhiên, nguyên liệu, phụ liệu do Trung Quốc sản xuất vẫn dẫn đầu trong số các mặt hàng mà Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam.

Tuy năm nay là năm mà quan hệ Việt-Trung trở thành căng thẳng chưa từng thấy kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ song kim ngạch nhập cảng hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2013.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ 2004, song trong quan hệ thương mại Việt-Trung, Việt Nam luôn lãnh phần thua thiệt. Hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, chỉ trong 10 năm, từ 2001 đến 2012, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu Mỹ kim hồi 2001, thành 16 tỷ Mỹ kim vào năm 2012 và nhập siêu càng ngày càng lớn.

Theo thống kê, từ 2010 đến nay, kim ngạch nhập cảng hàng hóa Trung Quốc chiếm từ 25%-28% tổng kim ngạch nhập cảng hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, 60% là hàng hóa trung gian, 20% là máy móc thiết bị và 20% còn lại là hàng tiêu dùng.

Hàng hóa trung gian của Trung Quốc mà Việt Nam nhập cảng không phải chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp của Trung Quốc đặt tại Việt Nam, mà còn là nguồn nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng giúp các doanh nghiệp của Việt Nam duy trì hoạt động.

Cũng vì vậy, các chuyên gia kinh tế lo ngại, nếu Trung Quốc ngưng xuất cảng những nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu đó, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ tê liệt. Kinh tế Việt Nam sẽ suy sụp, bởi đã bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc. Ðó cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia liên tục cảnh báo rằng, Trung Quốc có thể dùng việc cắt đứt quan hệ kinh tế-thương mại để gây áp lực chính trị với chính quyền Việt Nam.

Bên cạnh những cảnh báo về khả năng kinh tế suy sụp do lệ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế cảnh báo thêm về hiểm họa tiềm ẩn do phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc khi có quá nhiều dự án, công trình tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ Trung Quốc.

Tuy công nghệ Trung Quốc nổi tiếng vì lạc hậu, hoạt động không ổn định, tiêu hao nhiều nguyên liệu, vật liệu nên sức cạnh cạnh tranh của sản phẩm thấp, chưa kể còn gây ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh, song phần lớn dự án, công trình như nhà máy nhiệt điện, xi măng, phân bón, bauxite,... các dự án hạ tầng liên quan cảng, đường sắt trên cao,... tại Việt Nam vẫn được giao cho các nhà thầu Trung Quốc thực hiện bằng công nghệ Trung Quốc. (G.Ð)
12-11-2014 4:43:15 PM

Chúng ta hãy là nhân chứng cho lịch sử và là bồi thẩm đoàn của phiên tòa xử người yêu nước

Danlambao - Cho dù bản án phúc thẩm xử 3 công dân yêu nước Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh đã được bỏ sẵn trong túi của quan tòa để làm hài lòng Bắc Kinh, chúng ta vẫn còn có một phiên tòa khác: đó là phiên tòa của dư luận để phán xét ai thực sự là những người yêu nước và những kẻ nào mới đúng là tội đồ của dân tộc.

Cho dù nhiều năm sau, khi lịch sử được viết lại có ghi vào thời kỳ Bắc thuộc mớicó 3 công dân Việt Nam bị cộng sản kết án tù, nhưng những sử gia sẽ không quên viết rõ và đầy đủ rằng - đây là một phiên tòa mà hàng trăm ngàn người đã lên tiếng, bày tỏ thái độ: Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vô tội, họ là những người yêu nước.

Chúng ta phải là nhân chứng, phải là "dữ kiện" cho những trang sử mai sau.

Hãy cất lên tiếng nói của bạn.

Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm và phải làm vì lương tâm và tình người, vì sự cảm kích lẫn quý trọng những người quên bản thân mình để dấn thân mưu tìm hạnh phúc chung của toàn dân tộc là hành động dành cho Bùi Hằng, Nguyễn Văn Minh và Thúy Quỳnh: Tôi lên tiếng thay cho các bạn đang ở trong tù để cả thế giới hôm nay và lịch sử ngày mai biết rõ - các bạn vô tội, các bạn là những người yêu nước.

Hãy bày tỏ thái độ của bạn.

Chúng ta không phải chỉ tranh đấu cho những người này, cho ngày hôm nay mà còn tranh đấu cho những "người tù dự bị", cho ngày mai. Hãy gửi thông điệp của bạn đến với nhà cầm quyền để họ biết rằng những sai trái, bất công sẽ không trôi qua trong im lặng của bạn.

Dù bạn ở đâu, bị trói buộc trong hoàn cảnh nào, bạn vẫn có thể bày tỏ thái độ. Mỗi thái độ đều có những giá trị hơn hẳn sự im lặng. Im lặng là mong ước của nhà cầm quyền. Im lặng là để trắng và để trống trang sử của nhân dân, mặc cho bọn bồi bút của đảng ngụy tạo lịch sử cho các thế hệ mai sau.

Hãy viết một dòng chữ trên trang FB của bạn về họ, về thái độ của bạn.

Hãy chụp một tấm hình của bạn với hàng chữ Free Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và gửi khắp thế giới mạng.

Hãy trang trí một bình hoa với tờ giấy "Tôi không quên Hằng-Quỳnh-Minh" và để ở cửa sổ nhà bạn.

Hãy mặc áo Free Them Now!!! Bạn sẽ là người tự viết những hàng chữ này hay bất cứ ý tưởng nào của bạn lên áo.

Hãy viết bài, làm thơ, làm nhạc, treo avatar, viết phản hồi, status... vì không có chuyện gì là nhỏ và thừa.

Hãy ngồi, hãy đứng trước nhà, giữa chợ, công viên, đại sứ quán, bãi biển với hàng chữ tự do cho họ trên giấy, trên áo, trên tường, trên cát.

Hãy tìm cách có mặt tại Tòa án Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp để chia sẻ gánh nặng và áp suất của những người bị "lưu ý", đang bị an ninh ngày đêm canh gác ngăn chận.

Hãy gặp nhau cùng bạn bè vào buổi tối ngày mai cho một đêm dành hết cho 3 công dân yêu nước và bạn có thể có bất kỳ những sáng kiến gì trong đêm đó. Nhưng hãy gặp nhau.

Hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể mà không cần phải là một thành viên của một đoàn thể, không cần phải nằm trong một phong trào có tổ chức. Tự chúng ta có thể tạo nên một phong trào tự phát.

Xin mỗi người hãy làm một điều gì đó cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh như sẽ làm đối với anh, chị, em ruột thịt của mình đang bị lâm vào cùng một cảnh ngộ.

Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh không đầu hàng. Chúng ta không để sự im lặng của chính mình trở thành sự tự đầu hàng của chính chúng ta.

Hãy lên tiếng.

Hãy bày tỏ thái độ.

Hãy cùng nhau tự mở phiên tòa dư luận để ủng hộ và góp phần bảo vệ 3 công dân yêu nước, phản đối bản án bỏ túi của bồi tòa, và lên án tập đoàn bán nước.
Banner gửi đến bạn để dùng, phổ biến cho nhiều người.


Mối nguy lớn của Việt Nam là núi rừng

12/11/2014 - 03:15 — VietTuSaiGon


Câu chuyện biển đảo Việt Nam chưa kịp lắng xuống, và có vẻ như chẳng bao giờ lắng xuống được với thái độ lấn lướt của Trung Quốc cũng như sự cúi đầu, nhược tiểu của Hà Nội thì có một câu chuyện khác đang âm ỉ gặm nhấm sinh mệnh của Việt Nam. Có thể nói đây là mối nguy rất lớn mà cho đến thời điểm bây giờ, có thấy hay không thấy chăng nữa thì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã thật sự bị mắc quai với người Trung Quốc. Đó là chương trình khai thác dầu khí trên cạn bằng kĩ thuật fracking trong thời gian tới mà các vùng núi Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng của loại công nghệ này từ Trung Quốc.

Thời gian gần đây, sau khi Mỹ thành công trong việc điều tiết dầu khí, giảm lượng dầu nhập khẩu hằng năm theo tiêu chuẩn năm sau thấp hơn năm trước và có thể không cần nhập khẩu dầu nữa nhờ vào kĩ thuật fracking, khai thác dầu từ đá phiến của họ. Sau khi Mỹ thành công, Trung Quốc cũng lao đầu vào nghiên cứu công nghệ này nhưng chưa thành công, có vẻ như còn lâu lắm mới thành công.

Tuy việc nghiên cứu để chế tác công nghệ chưa thành công nhưng về mặt chiến lược, người Trung Quốc đã tiến một bước dài, họ đã thôn tính các vùng giàu tài nguyên đá phiến của các nước trong khu vực. Đặc biệt tại Việt Nam, dãy Trường Sơn là một khu đá phiến vô tận mà muốn có nó, chỉ cần khui sâu dưới lòng đất vài trăm mét thì mọi chuyện đã khác. Người Trung Quốc đã tính đến chuyện này từ lâu.

Và để đạt được điều này, một mặt Trung Quốc tấn công Việt Nam trên biển, mặt khác tấn công trên bộ, đặc biệt là mặt trận kinh tế, họ thả sức tấn công trên nhiều hướng để đạt mục tiêu kinh tế Việt Nam phải phụ thuộc vào Trung Quốc, và đầu tư, thuê đất là bước khởi đầu của mục tiêu fracking lâu dài sau này. Vì nhiều lắm cũng 10 năm nữa, công nghệ fracking của họ sẽ thành công, trong khi đó, chiều dài thời gian họ thuê đất là 49 năm. Và trong 39 năm đó, họ sẽ làm gì trên các mảnh đất đã thuê khắp các sướng đồi Trường Sơn, chỉ có trời mới biết.

Đó là chưa muốn nói đến kế hoạch lâu dài để thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một đặc khu kinh tế hoặc một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Chuyện này là nằm trong khả năng của Trung Quốc, cho dù có hay không có những thoả ước ở hội nghị Thành Đô 1990, với thái độ hết sức nhún nhường và lép vế của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, với mọi ưu thế chiếm được, người Trung Quốc có thừa cơ sở để đẩy Việt Nam đến chỗ nô lệ của họ. Và điều này là hoán toàn khả thể, bởi tất cả những người lên tiếng chống Trung Quốc bành trướng đều bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ vào tù hoặc khủng bố bằng nhiều cách.

Một khi có được những thuận lợi do nhà nước Cộng sản Việt Nam mang lại, nhà nước Cộng sản Trung Quốc chẳng dại gì mà bỏ qua cơ hội mà ở đó, một mũi tên có thể bắn trúng cả chục con chim, từ biển đảo cho đến lãnh hải, biên giới trên bộ, rừng núi, đồng bằng, tài nguyên… và đặc biệt là chế độ chính trị, vùng thống trị.

Thuê đất khắp các vùng núi Việt Nam là một chiến lược lâu dài, gồm nhiều bước, bước đầu tiên xậy dựng cơ sở quân sự, tạo những “tam giác” quân sự phối kết giữa đồng bằng, vùng núi và vùng biển. Hầu như tỉnh nào ở Việt Nam cũng có những “tam giác” quân sự như thế này. Chính vì nó là một đơn vị trực thuộc tam giác quân sự của họ nên các “ông chủ công trình” người Trung Quốc bằng mọi giá đưa công nhân (?) của họ sang xây dựng và tuyệt đối không để người Việt Nam lọt vào bên trong. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất về mưu đồ của họ nhưng không hiểu sao cho đến bây giờ, người Trung Quốc vẫn ngang nhiên làm được nhiều thứ ngay trên đất nước Việt Nam?!

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc, ngay từ cây kim cho đến đôi dép, chiếc tivi, con dao gọt trái cây, hộp quẹt gas, chiếc xe gắn máy… Cho đến những thứ có giá thành hàng chục triệu, trăm triệu đồng, Việt Nam chỉ ưu tiên cho hàng Trung Quốc nhập khẩu. Vì chỉ có hàng Trung Quốc nhập khẩu thì giới quan lại Việt Nam mới có cơ hội chấm mút và sâu xa hơn là chế độ Cộng sản Việt Nam mới có cơ sở tồn tại.

Chính vì phải phụ thuộc và trượt dài trên đà nô lệ cho Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn bất lực trước mọi động thái bành trướng của Trung Quốc. Và sẽ không lâu nữa, các dãy núi đá phiến khắp Trường Sơn sẽ là những kho dầu khổng lồ cho Trung Quốc, ít nhất cũng là kho dầu phục vụ chiến tranh xâm lược trong giai đoạn ngắn trước khi biến Việt Nam thành một tỉnh lẻ của Trung Quốc.

Một khi cả ba mặt trận từ kinh tế cho đến văn hoá, chính trị đều phụ thuộc Trung Quốc, cộng thêm những điểm chiến lược quân sự thuộc về tay họ, chuyện họ ngang nhiên khai thác tài nguyên của Việt Nam không phải là chuyện khó, bởi suy cho cùng, họ không đơn độc trong khai thác mà họ ăn chia với nhà cầm quyền Hà Nội – thuộc hạ của họ.

Hiện tại, mối nguy của Việt Nam không còn là chuyện biển đảo nữa, mà là rừng núi và đồng bằng, khoáng sản và tài nguyên rừng. Không sớm thì muộn, một khi công nghệ fracking của họ thành công, cũng giống như giàn khoan HD 981, họ sẽ mang sang thử nghiệm tại Việt Nam, ban đầu là thử nghiệm, dò la thái độ phản ứng, tiếp theo sẽ là thực hiện và cuối cùng là chiếm hữu. Câu chuyện đó đang xãy ra từng ngày.

Một khi điều này thành hiện thực, các thái thú Cộng sản Việt Nam sẽ đắc lợi thêm lần nữa mặc dù quyền lực trung ương của họ bị chi phối nặng nề hơn. Nhưng dẫu sao, cái lợi vật chất cũng có sức hấp dẫn đến điên cuồng, vì lâu nay, tuy chưa công khai nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, họ vẫn ăn sung mặc sướng đấy thôi! Chỉ có dân tộc Việt Nam là điêu linh và đau khổ!

 VietTuSaiGon's blog

Ls Trần Thu Nam: Bản án sơ thẩm của bà Bùi Hằng và hai người bạn có dấu hiệu oan sai

VRNs (12.12.2014) – Sài Gòn – Sáng nay, ngày 12.12.2014, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm của bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh, tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm ngày 26.08.2014, Tòa kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam vì bị xem là “bị cáo chính”, ông Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam và cô Thúy Quỳnh 2 năm tù giam theo Điều 245 BLHS “gây rối trật tự công cộng”.
Ngay sau đó, tất cả ba người này đều kháng cáo kêu oan.
Những ngày qua, VRNs được đọc ‘biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm” vụ án cũng như đơn kháng cáo kêu oan của bà Hằng, cô Quỳnh và ông Minh, sau đó chúng tôi có một vài thắc mắc liên quan đến nội dung biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm và nội dung kháng cáo.
Sau đây, xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Ls Trần Thu Nam, – một trong những Luật sư tham gia bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng, được thực hiện vào ngày 10.12 vừa qua.
Huyền Trang, VRNs: Dạ xin chào Ls Trần Thu Nam, trước hết, xin Luật sư có thể tóm tắt lại vụ án và diễn biến phiên Tòa sơ thẩm vào ngày 26.08.2014 vừa qua ạ?
Ls Trần Thu Nam: Đây là một vụ án bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng do Tòa án tỉnh Đồng Tháp xét xử đối với ba bị cáo là chị Bùi Hằng, ông Văn Minh và chị Thúy Quỳnh. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Tòa án đã đưa ra bản án cho ba bị cáo này đã có hành vi ‘gây rối trật tự công cộng’. Sau khi tuyên án cả ba bị cáo đều chống án với lý do chưa làm rõ được tất cả các vấn đề về pháp lý, họ đều là những người vô tội và không thực hiện các hành vi phạm tội đó. Tòa phúc thẩm Nhân dân Tối cao Tp.HCM đã thụ lý và quyết định xét xử vào ngày 12 tháng 12. Đó là diễn biến sơ lược của vụ án.
Tại phiên tòa sơ thẩm, tất cả 4 luật sư bào chữa cho ba bị cáo đều đưa ra quan điểm lập luận cho rằng, vụ án này thiếu nhiều lời khai của các nhân chứng, các chứng cứ có trong hồ sơ nếu áp dụng khoa học xét xử thì đều khẳng định ba bị cáo đều không có tội và phải được thả tự do ngay tại tòa. Tuy nhiên, những lời bào chữa của các Luật sư không được Tòa án tỉnh Đồng Tháp chấp nhận. Do vậy có phiên tòa tới đây để xét xử ba người này.
Huyền Trang, VRNs: Dạ thưa Luật sư, Luật sư vừa khẳng định, có nhiều nhân chứng không được triệu tập tham dự trong phiên tòa sơ thẩm, thì điều này thể hiện rõ trong Biên bản phiên Tòa sơ thẩm mà VRNs đã đọc và nhận thấy toàn bộ quý Luật sư bào chữa cho các bị cáo đều yêu cầu hoãn phiên tòa vì thiếu nhiều nhân chứng. Thậm chí có Luật sư còn đề nghị “cho các nhân chứng đang ở bên ngoài vào tham dự phiên tòa” nhưng Tòa vẫn tiến hành xét xử. Vậy thưa Luật sư, ông có nhận định như thế nào về việc này?
Ls Trần Thu Nam: Có thể khẳng định phiên tòa sơ thẩm vừa qua thiếu sót rất nhiều vấn đề, có nhiều uẩn khúc mà chúng tôi không hiểu được. Việc xét xử vụ án có những phần khác nhau, có những quy trình khác nhau tại phiên tòa. Theo quy định của khoa học xét xử, phần xét hỏi là một quá trình điều tra công khai, xác định làm rõ, kiểm tra lại tính hợp pháp của toàn bộ hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra và cơ quan truy tố đã làm đúng chưa; những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội đã hợp pháp và đã thu thập đầy đủ hay chưa; việc đánh giá chứng cứ để đưa ra một cáo trạng và buộc tội một con người đã làm đúng quy trình của pháp luật và đã đủ yếu tố cấu thành tội hay chưa. Đấy là ý nghĩa của giai đoạn xét hỏi tại tòa.
Để làm đúng được giai đoạn xét hỏi này thì cần đưa ra những đánh giá đúng dựa trên cơ sở hồ sơ, các nhân chứng, chứng cứ, vật chứng, kiểm tra các vật chứng tại phiên tòa, kiểm tra các lời khai của các nhân chứng, lời khai của bị cáo, lời khai của người bị hại và những người có quyền nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa. Đánh giá tổng hòa trên các chứng cứ này để có thể buộc một con người có tội hay không. Cuối cùng, là phán quyết quyết định người đó phạm vào tội gì hay người đó không phạm tội thì nó phải dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện.
Phiên tòa sơ thẩm Bùi Hằng và hai người bạn là một phiên tòa có nhiều thiếu xót trong quá trình điều tra, thủ tục tố tụng, lấy lời khai của các nhân chứng, đối chất lời khai của các nhân chứng, thu thập những lời khai của các nhân chứng có liên quan thì thiếu. Quá trình xét xử trong phiên tòa sơ thẩm mang tính chất hình thức, họ không tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Có nhiều cái khó hiểu mà chúng tôi không biết giải thích như thế nào về việc nhân chứng không thể đến tham dự phiên tòa do nhiều lý do, để có thể cung cấp các lời khai nhằm làm sáng tỏ vụ án. Phiên tòa sơ thẩm và bản án chưa đảm bảo khách quan và có dấu hiệu oan sai.
Huyền Trang, VRNs: Dạ thưa Luật sư, cho đến thời điểm hôm nay ngày 10.12 mới chỉ có 5/17 nhân chứng nhận được giấy triệu tập, vậy ông cũng như quý Luật sư có giải pháp gì để các nhân chứng còn lại được nhận giấy triệu tập và các nhân chứng này sẽ được đi tham dự phiên tòa phúc thẩm sắp tới?
Ls Trần Thu Nam: Chúng tôi đã làm những văn bản kiến nghị đến Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa triệu tập đầy đủ các nhân chứng. Tuy nhiên đến nay chỉ có 5 người nhận được giấy triệu tập còn những người khác không nhận được, không hiểu vì lý do gì, không hiểu là họ không được triệu tập, hay giấy triệu tập không đến tay được do tòa gửi qua đường bưu điện. Đây là một điều cần thiết phải làm rõ. Nếu như các nhân chứng có mặt tại khu vực diễn ra phiên tòa phúc thẩm thì các luật sư sẽ kiến nghị với HĐXX rằng, dù họ không có giấy triệu tập, nhưng họ là nhân chứng và mang theo chứng minh thư, cũng như họ là những người tham gia trong quá trình tố tụng nên đề nghị HĐXX cho họ vào tham dự phiên tòa, để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tại tòa, chúng tôi sẽ trực tiếp đề nghị tòa án cho các nhân chứng vào tòa, bởi vì họ đang có mặt tại khu vực diễn ra phiên tòa.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Luật sư, sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, tất cả ba người bị kết án đều kháng cáo kêu oan, đặc biệt cô Thúy Quỳnh còn khẳng định trong đơn kháng án rằng: “Đây là một vụ án gây rối trật tự công cộng không bình thường và là một vụ án có sắp đặt, vu khống, trả thù cá nhân đối với Bùi Thị Minh Hằng mà trong đó tôi và Nguyễn Văn Minh bị kết tội oan sai”, thưa Luật sư, ông bình luận như thế nào về nội dung kêu oan này ạ?
Ls Trần Thu Nam: Trước tiên có thể khẳng định, tôi không tham gia bào chữa cho cô Thúy Quỳnh mà chỉ tham gia bào chữa cho chị Bùi Thị Minh Hằng. Một người có quyền đưa ra chứng cứ cho rằng vụ án này có hành vi cấu kết thì đó là quyền của họ. Nhưng liên quan đến vấn đề chứng minh có tội hay không có tội lại là một điều khác. Dựa trên các cơ sở chứng cứ pháp lý có trong hồ sơ, cách thu thập chứng cứ có trong hồ sơ, các chứng cứ khác được đánh giá thì chúng tôi luôn luôn khẳng định chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh là vô tội. Còn việc trả thù cá nhân chị Bùi Hằng hay không thì tôi không rõ. Nhưng trong phiên tòa sơ thẩm, tôi thấy có nhiều điều không bình thường trong một vụ án và đi ngược lại với các quy tắc của Bộ luật tố tụng hình sự. Thế nhưng, việc chị Thúy Quỳnh nói trong kháng cáo, không phải không có cơ sở, tôi nghĩ chị Thúy Quỳnh có cơ sở để nói như vậy.
Huyền Trang, VRNs: Dạ vâng thưa Luật sư, hướng bào chữa của ông cho bà Bùi Thị Minh Hằng tại tòa là vô tội, vậy Luật sư có tin tưởng sẽ thành công tại phiên tòa phúc thẩm không ạ?
Ls Trần Thu Nam: Niềm tin và kết quả là hai điều khó có thể đi song hành với nhau được. Thời gian trước đây, tôi cùng với một số Luật sư tham gia bào chữa cho các vụ án liên quan đến các tù nhân lương tâm, để tuyên một tù nhân lương tâm không có tội thì không thể xảy ra trong xã hội VN hiện nay. Các tội danh liên quan đến chính trị, xâm phạm quyền lợi của nhà nước thì việc tuyên vô tội là gần như không thể. Lịch sử pháp luật VN chưa có.
Về việc giảm án có thể xảy ra như trong một số phiên tòa xét xử bà con Dân tộc H’Mông, Dân oan Dương Nội… có người được giảm án, có người được thả tự do ngay tại tòa vì mức án bằng với mức được tạm giam. Quan điểm bào chữa của Luật sư chúng tôi cho chị Hằng, cô Quỳnh và ông Minh là vô tội nhưng có thể họ xem xét, đánh giá rằng mức án đưa ra không đúng nên họ sẽ giảm án cho chị Bùi Hằng và hai bị cáo.
Về niềm tin, chúng tôi chỉ có thể làm tất cả những gì trong tư cách của một Luật sư hành nghề là đúng sự thật và nói lên tinh thần của vụ việc đó. Luôn luôn mong mỏi sự thật khách quan sẽ được xem xét đánh giá, được thừa nhận, pháp luật là một công cụ trừng phạt những người có tội và minh oan cho những người vô tội, chứ không phải là công cụ của một nhóm người cụ thể nào để thực hiện ý tưởng của họ.
Huyền Trang, VRNs: Xin chân thành cám ơn Luật sư Trần Thu Nam và xin kính chúc sức khỏe ông.

PICS:Cập nhật phiên tòa Phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Thúy Quỳnh và ông Văn Minh

VRNs (12.12.2014) – Đồng Tháp – 14:30: Phiên tòa kết thúc và y án 3 năm cho bà Bùi Hằng, 2 năm cho cô Thúy Quỳnh và 2 năm 6 tháng cho ông Văn Minh, theo Điều 245 BLHS “gây rối trật tự công cộng”.
Việc Tòa án cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, tức bà Bùi Hằng phải chịu tù giam 3 năm, cô Thúy Quỳnh 2 năm và ông Văn Minh 2 năm 6 tháng. Điều này, có lẽ không làm ngạc nhiên những người theo dõi diễn tiến phiên Tòa trong những ngày qua. Theo khoản 2 Điều 248 Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định: a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; b) Sửa bản án sơ thẩm; c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”.  Như vậy, đối với vụ án cụ thể này, do cả 3 người kháng cáo kêu oan, nên Tòa án cấp phúc thẩm sẽ chỉ xem xét y án, hủy án để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án.
Để có thể đình chỉ vụ án (tức tuyên bố không có tội), hoặc hủy án để điều tra, xét xử lại đòi hỏi Hội đồng xét xử phải thực sự “xét lại bản án” không chỉ dựa trên những “chứng cứ” buộc tội của cơ quan điều tra, của viện kiểm sát hoặc tòa án cấp sơ thẩm mà phải xem xét các chứng cứ vô tội, mà khách quan nhất chính là những nhân chứng, những người biết rõ những tình tiết liên quan đến vụ án. Hai là mở rộng cửa công đường để mọi người dân đều có thể tham dự, giám sát hoạt động “công minh” của những người tiến hành tố tụng, được thực sự “phán xét” phần tranh luận giữa công tố buộc tội với luật sư gỡ tội. Thế nhưng, cả hai điều căn bản, phù hợp pháp luật này đều không được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện. Nhân chứng không được triệu tập, thậm chí ngăn cản, bất chấp đề nghị của Luật sư và những người làm chứng. Thế thì lấy đâu ra những “chứng cứ xác định vô tội” để làm rõ, làm sao “xác định vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ…” để “xác định sự thật của vụ án” theo đúng qui định tại Điều 10, những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự? Cố tình vi phạm pháp luật, không thực hiện “xét xử công khai” theo Luật định, không cho người dân thực hiện quyền giám sát “bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành  tố tụng”, “bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án…” theo các qui định Điều 14 và Điều 19 những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Chỉ nhìn vào hai “hiện tượng” kể trên xẩy ra trước và trong ngày xét xử phúc thẩm, cũng thấy được, Tòa án cấp phúc thẩm đã “bỏ túi” bản án tuyên “giữ nguyên bản án sơ thẩm”, ngay cả trường hợp “có sai sót trong quá trình tố tụng, nhưng xét thấy những sai sót này không lớn” như vẫn thường thấy.
Lại một lần nữa, không ai có thể chứng minh hùng hồn bìa cuốn sách Luật với hình ảnh diễn viên hài Công Lý thuyết phục đến thế nào bằng chính những quan Tòa hôm nay ở Đồng Tháp.
Sáng nay lúc 8 giờ sẽ diễn ra phiên tòa Phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (số 1  Lê Quý Đôn, phường 1 , Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). VRNs sẽ cập nhật những thông tin liên quan đến phiên tòa này, mời quý vị theo dõi:

13:20: Mặc dù chưa có kết quả tuyên án của Tòa án, nhưng những gì diễn ra trong phiên xử phúc thẩm bà Bùi Hằng và những người bạn, cho thấy chính những cơ quan đuợc xem là bảo vệ pháp luật đang công khai chà đạp lên luật pháp. Theo Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013 và Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự qui định: “Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định”. Và Điều luật này cũng minh thị ngay các “trường hợp luật định” đó là: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Như vậy, việc Tòa án xử phúc thẩm “kín”, không cho người dân tham dự, thậm chí là bắt bớ, hành hung người dân đến tham dự phiên Tòa chính là hành vi công khai vi phạm pháp luật.

Thậm chí, Bộ luật Tố tụng Hình sự rất coi trọng vai trò của nhân chứng, nhiều Điều luật qui định về “dẫn giải người làm chứng” trong trường hợp người làm chứng cố tình không có mặt, thế nhưng ở phiên Tòa này, có điều ngược lại là nhân chứng phải xin đến Tòa làm chứng mà không được. Phải chăng, cơ quan tư pháp đang giành quyền “ngồi xổm trên pháp luật”. Bộ luật Tố tụng Hình sự đã dành hai Điều luật liên tiếp (Điều 2 và Điều 3) để qui định “Mọi hoạt động tố tụng hình sự …phải tuân theo Bộ luật…”, nhưng chính Tòa án và các cơ quan “bảo vệ pháp luật” đang công khai “không tuân theo Bộ luật”. Có thể có người cho rằng: không công khai là để bảo đảm an toàn, trật tự phiên Tòa. Điều này vừa không phù hợp pháp luật vừa thể hiện ngụy biện cho hành vi vi phạm pháp luật. Luật pháp qui định chế tài những ai “gây rối, gây mất trật tự phiên Tòa…”, nếu công dân nào có hành vi vi phạm thì bị xử lý, không thể cấm người dân đi lại do e ngại người dân vượt đèn đỏ, hay để tránh tai nạn giao thông!

12:00: Trong số gần 20 người chúng tôi liệt kê những người bị bắt, có người tên là Vũ Thị Phương Anh nhưng đây không phải là Ts Vũ Thị Phương Anh, sống ở Sài Gòn. Trên facebook Ts Vũ Thị Phương Anh viết: “Xin thông báo: Tôi đang ở Sài Gòn và hoàn toàn bình thường. Thông tin nói tôi bị đánh ở Cao Lãnh là hoàn toàn không đúng nhé. Không rõ ai đã đưa tin này, và không hiểu họ lấy tin từ đâu thế?”.

Một số hình ảnh liên quan đến khu vực tòa án.

10850220_10152839963038808_7454903420544917369_n

10801497_10152839962083808_8976024562762199315_n

11:40: Blogger Peter Lâm Bùi anh và gần 10 người khác, đang tìm cách tiếp tục thực hiện một cuộc biểu tình ôn hòa nhằm phản đối phiên tòa phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng. Tuy nhiên, theo blogger này quan sát và suy đoán, “lực lượng bảo vệ phiên tòa đang tản ra nhằm truy quét” mọi khả năng xảy ra biểu tình. Họ có lẽ “đang lùng sục để dẹp những người có thể gây biểu tình.”

Blogger Lâm Bùi cho biết, cuộc biểu tình ôn hòa trước đó đã thu hút sự chú ý rất đông của người dân xung quanh khu chợ gần tòa án. Họ rất “bất ngờ và không biết có vụ án xử bà Hằng, bà Quỳnh và ông Minh.” Khi người dân tụ tập lại để quan sát cuộc biểu tình thì lực lượng gồm xe cơ động, cùng các lực lượng chức năng khác đã đến và giải tán ngay.

Facebooker Thanh Nguyễn Công chia sẻ: “Cám ơn các bạn đang có mặt, đang biểu tình tại Cao Lãnh! Các bạn đã chuyển được ý nguyện của mọi người về một phiên tòa vô luật của những người cầm quyền Ba Đình! Bùi Hằng và những người bạn của Chị vô tội!”.

10714022_1509495165999747_8229552423646515581_o

11:15: Từ khi phiên tòa diễn ra có khoảng gần 20 Blogger và Facebooker bị bắt: Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Ngọc Lụa, Thạch Thảo, Hoàng Bùi, Lã Việt Dũng, Trương Minh Tam, Vũ Thị Phương Anh, Huỳnh Ngọc Chênh, cô Thúy Phượng – Giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, Nguyễn Thúy Hạnh, Mai Thanh, Nguyễn Công Thủ, Trần Bang, Châu Đức Vỹ, vợ chồng dân oan Trần Thị Hài, Ngô Hoàn Chí.

10:50: Con gái bà Hằng là cô Đặng Thị Quỳnh Anh, người ngồi cách tòa án 700m cho biết nhóm của cô gồm 4 người vẫn ôn hòa ngồi tại khu vực này. Tình hình tại đây không có bất kỳ xáo trộn nào, tuy nhiên “lực lượng bảo vệ tòa án” đã “rút đi và có vẻ đang di chuyển về một nơi khác.” Với chủ trương “theo dõi liên tục phiên tòa và chờ đợi kết quả của luật sư”, nhóm cô Quỳnh Anh không thể hiện bất kỳ sự phản đối công khai nào với phiên tòa đang diễn ra. Cô cũng dự đoán luật sư có thể ra khỏi tòa vào tầm giờ trưa.

10:40: Blogger Peter Lâm Bùi cho biết, những nhóm đến tham dự phiên tòa phúc thẩm đã phải phân chia thành những nhóm nhỏ hơn để tránh sự tấn công từ phía lực lượng an ninh. Theo quan sát của blogger Lâm Bùi, “lực lượng bảo vệ” đã được triển khai thêm và dày đặc hơn tại khu vực tòa án, cũng có thể “có những lực lượng từ các vùng khác” đến bổ sung. Trong khi đó, cô Quỳnh Anh, người ngồi cách tòa án 700m nói có vẻ lực lượng an ninh tại khu vực của cô “đang rút đi để chuyển đến một nơi khác.”

10:10: Trong khi VRNs không thể liên lạc với những người bị bắt trước đó như cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa, ông Huỳnh Công Thuận, cô Thúy Phượng… chúng tôi tiếp tục liên lạc với anh Bạch Hồng Quyền và anh cho biết, nhóm của anh khoảng 20 người sau khi chia thành từng nhóm nhỏ để tiến trước cổng tòa án “đã bị bắt hoặc bị đánh đập,” và hiện chỉ còn anh Quyền và Hoàng Dũng đứng chung với nhau.

Anh Quyền nói rằng, anh cùng anh Dũng tìm cách “biểu tình để tiếp tục phản đối phiên tòa” và cách tòa án khoảng 50 mét. Ước lượng có khoảng 50 người “bảo vệ tòa án” tại khu vực này. Cảnh sát giao thông, cùng nhiều loại lực lượng an ninh khác vẫn đang tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt phiên tòa “gây rối trật tự công công” xử bà Hằng, cô Thúy Quỳnh và anh Minh”. Nhưng sau đó, anh Hoàng Dũng đã bị bắt về công an Phường 2, Cao Lãnh UB phường 2 Cao Lãnh

9:50: Anh Bùi Tiến Hưng, sống ở Hà Nội vào Đồng Tháp tham dự phiên tòa cho hay, “bị ngăn cản không cho đến cổng tòa. Anh chị em căng biểu ngữ phản đối phiên tòa vô lý, ngay lập tức mọi sắc phục cảnh sát xuất hiện, và một số côn đồ đe dọa hành hung.”

Blogger Đinh Nhật Uy cho biết thêm: “Chiếc xe cơ động này cùng hơn 20 công an các loại đã bao vây chợ Đồng Tháp. Họ đánh đập rất dã man nhóm Blogger gồm Hoàng Dũng, Thạch Thảo, Hoàng Bùi, Lâm Bùi, Lã Việt Dũng, Trương Minh Tam, Vũ Thị Phương Anh, Huỳnh Ngọc Chênh và vài người nữa. Trong nhóm này, có một người bị đánh gục ngã trên góc đường Hùng Vương – Đốc Binh Kiều rồi chở về Công an Phường 2, Tp. Cao Lãnh.

Bà Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, nói: “Tôi đã gọi cho họ, yêu cầu họ đối xử với những người bị hốt về phải nhân đạo và lịch sự. Phải cho cơm ăn, nước uống và tắm rửa, vì đa phần là phụ nữ. Chú côn an tên Tùng đã ghi nhận ý kiến của tôi.”



Lực lượng công an bắt Blogger Hoàng Bùi

10849887_770266306354940_550200328487166731_n




9:30: Anh Bạch Hồng Quyền cho biết, nhóm của anh khoảng 20 người đã thực hiện một cuộc biểu tình nhỏ cách khu vực tòa án một km (1km) trong vài phút. Hiện nhóm đang cố gắng tiến gần hơn phía tòa án để tiếp tục thực hiện những cuộc biểu tình khác.

Anh Quyền cho biết, người biểu tình giương những băngrôn A4 và A3 với khẩu hiệu viết tay như “Trả tự do cho Bùi Hằng, Trả tự do cho Thúy Quỳnh, Trả tự do cho Văn Minh, ‘Chúng tôi nằm xuống để đất nước này đứng lên’…

Anh Quyền ghi nhận không có sự đàn áp nào từ “lực lượng bảo vệ” tòa án, vì họ đứng cách đó khá xa. Tuy nhiên, có một công an đã quay phim lại cuộc biểu tình. Trong khi những “lực lượng bảo vệ” khác gọi điện thoại liên tục.

Người dân xung quanh cũng tò mò và muốn hiểu hơn sự việc, tuy nhiên nhóm phải di chuyển nên không thể giải thích cho người dân, anh Quyền cho biết.

10846374_356661751179816_2904552501147307750_n


10846827_1017500578263712_1909603735_n

10846827_1017500578263712_1909603735_n




8:49: Cô Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng cho VRNs biết qua điện thoại: Ước lượng “lực lượng” tham gia “bảo vệ” phiên tòa phúc thẩm chỉ bằng ⅓ so với phiên tòa phúc thẩm.
Hiện nay cô Anh đang ngồi cách 700m từ tòa án, cùng với vợ luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng, cô Tạ Minh Tú, em gái tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần và anh Giang.
Cô Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng.
Cô Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng.
Theo cô Anh nói thì đây là khu vực gần tòa án nhất, và cô phải ‘đấu tranh’ để ngồi được ở vị trí này. Nhất cử nhất động của cô cùng nhóm bạn đều bị “quần chúng tự phát” theo dõi rất sát sao.
Cũng theo cô Anh, duy nhất chỉ có nhóm cô được đứng tại vị trí này và cô không thấy những nhóm xuống tham dự phiên tòa khác đứng gần đó.
8:40: Bà Trương Thị Quang, Dân oan Tiền Giang nói, an ninh mặc thường phục ngăn cản không cho Dân oan Tiền Giang đi tham dự phiên tòa xử công khai Bùi Hằng ngay tại tư gia bà Quang. Hôm qua [ngày 11.12], công an đến nhà khuyên tôi không được đi tham dự nhưng tôi đã phản đối lại ‘tại sao một phiên tòa xử công khai mà họ lại sợ dân đi tham dự?’.”
8:30: Viết trên facebook cá nhân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhận định, bà Bùi Thị Minh Hằng là một mẫu người không thể thiếu để hình thành nền dân chủ.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn

Theo ông Sơn, “dân chủ còn cần cả những bàn chân, bàn tay, những khối óc không nề hà việc “nhỏ mọn”, “tầm thường”, “nhếch nhác”. Vì thiếu những thứ sau, rất có thể những thứ đầu [tức những thiết chế quan trọng cho một nền dân chủ] vẫn mãi mãi chỉ nằm trên văn bản, giấy tờ, ước vọng mà thôi.”
Ông nói tiếp: “Chúng ta có thể đang lo lắng, thương cảm, nhưng chúng ta cũng sẽ thấy ấm lòng và tự hào khi nhìn lại chúng ta còn có những con người như Bùi Thị Minh Hằng.”
Nói về lý do có mặt tại Đồng Tháp trong ngày diễn ra phiên tòa của bà Bùi Thị Minh Hằng hôm nay, Facebooker Nguyen Lan Thang viết: “Thường những người tử tế vốn được xã hội trọng vọng nay quay ra lên tiếng phản biện thì rất ngây thơ, họ hay dính bẫy nhận tội để được khoan hồng còn tiếp tục đấu tranh… bi kịch là an ninh không bao giờ buông mà sẽ còn nặng tay hơn nếu họ mon men tiếp đến gần vạch đỏ… Và vì thế tôi phải có mặt ở phiên toà xử chị Bùi Hằng, vì tôi ủng hộ những người chiến đấu đến cùng cho một Việt Nam tự do, bất kể người đó là ai, lưu manh hay giang hồ tôi đều trân trọng…!”
Facebooker Nguyen Lan Thang chup trước trụ sở công an huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
Facebooker Nguyen Lan Thang chup trước trụ sở công an huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
8:20: Chúng tôi mới nhận được tin: Sáng nay, Cô Thúy Phượng, một giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và là thành viên Nhóm Giáo Dân Thừa Sai, đi tham dự phiên tòa, đã bị công an Đồng Tháp bắt đưa đi về đâu không rõ.
Facebooker Nguyen Lan Thang viết: “8h20 tại trước đường vào toà, tất cả lối vào đều có an ninh, công an giao thông, dân phòng và lính hình sự chốt chặn…!”
8:20: Chúng tôi mới nhận được tin: Sáng nay, Cô Thúy Phượng, một giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và là thành viên Nhóm Giáo Dân Thừa Sai, đi tham dự phiên tòa, đã bị công an Đồng Tháp bắt đưa đi về đâu không rõ.
Facebooker Nguyen Lan Thang viết: “8h20 tại trước đường vào toà, tất cả lối vào đều có an ninh, công an giao thông, dân phòng và lính hình sự chốt chặn…!”
10428563_10152839719498808_1894443949454709689_n (1)
8:20: Ông Võ Văn Bửu, một trong những nhân chứng của vụ án- kể lại: “Đêm qua, công an, CSGT mang ba trắc, dùi cui… đứng khu vực nhà tôi rất đông. Cách nhà tôi 7m, họ ăn nhậu la lối, om sòm. Hiện nay, rất đông lực lượng công an đang canh trước cửa nhà nên tôi không thể đến tham dự phiên tòa mặc dù tôi có giấy triệu tập của tòa án.”
8:00: Cô Bùi Thị Diễm Thúy -vợ của ông Nguyễn Văn Minh và cũng là một nhân chứng- đã được vào bên trong tòa án.
Anh Phạm Văn Canh đang có mặt gần phiên tòa cho hay, lực lượng cảnh sát giao thông, công an, dân phòng và an ninh mặc thường phục rất đông, họ ngăn hết tất cả các lối vào khu vực tòa án, không ai có thể đi ngang qua khu vực này.
Bà Bùi Thị Diễm Thuý, vợi ông Nguyễn Văn Minh và hai con. Ảnh chụp tại gia đình bà Thúy
Bà Bùi Thị Diễm Thuý, vợi ông Nguyễn Văn Minh và hai con. Ảnh chụp tại gia đình bà Thúy
Một số hình ảnh trước cổng tòa án. hình ảnh lấy từ Facebooker Nguyễn Lần Thắng
Facebooker Nguyen Lan Thang viết trên status: Cao Lãnh 7h30 sáng... một ngày không bình yên...
Facebooker Nguyen Lan Thang viết trên Status: Cao Lãnh 7h30 sáng… một ngày không bình yên…
Khu vực gần tòa án rất vắng người
Khu vực gần tòa án rất vắng người
Cô Hạnh - một người đi tham dự phiên tòa bị công an đánh ngất xỉu tại Bến đò Chợ Thủ Chợ Mới, An Giang.
Cô Hạnh – một người đi tham dự phiên tòa bị công an đánh ngất xỉu tại Bến đò Chợ Thủ Chợ Mới, An Giang.
7:25: Bốn Luật sư tham gia bào chữa cho ba người là Ls Trần Thu Nam, Ls Hà Huy Sơn, Ls Đoàn Thái Duyên Hải và Ls Nguyễn Văn Miếng cùng đi với ông Phạm Nhật Thịnh -một trong những nhân chứng của vụ án- đã được vào bên trong tòa án.
Hiện nay, Blogger Huỳnh Công Thuận đi chung với bốn Luật sư nhưng bị công an ngăn cản không cho tham dự phiên tòa và đưa đi về đâu không rõ.
Bốn luật sư bào chữa cho phiên tòa hôm gồm Ls Hà Huy Sơn, Ls Đoàn Thái Duyên Hải, Ls Trần Thu Nam và Ls Nguyễn Văn Miếng (mặc áo trắng từ trái qua. Ảnh chụp trước phiên tòa sơ thẩm ngày 26.8.2014)
Bốn luật sư bào chữa cho phiên tòa hôm gồm Ls Hà Huy Sơn, Ls Đoàn Thái Duyên Hải, Ls Trần Thu Nam và Ls Nguyễn Văn Miếng (mặc áo trắng từ trái qua. Ảnh chụp trước phiên tòa sơ thẩm ngày 26.8.2014)
7:00: Cô Bùi Thị Diễm Thúy, vợ của ông Nguyễn Văn Minh và cũng là một nhân chứng cho biết, “nhóm nhân chứng gồm 7 người đi trên 4 chiếc xe từ An Giang đến Đồng Tháp tham dự phiên tòa, bị một nhóm công an áp đến đánh tới tấp, khiến cho cô Hạnh -một trong những người đi chung với nhóm- ngất xỉu, tại Bến đò Chợ Thủ Chợ Mới, An Giang. Nhóm luôn bị công an mật vụ ‘bám đuôi’.”
VRNs (12.12.2014) – Đồng Tháp – Sáng nay lúc 8 giờ sẽ diễn ra phiên tòa Phúc thẩm xử bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (số 1  Lê Quý Đôn, phường 1 , Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). VRNs sẽ cập nhật những thông tin liên quan đến phiên tòa này, mời quý vị theo dõi.
Vụ việc xảy đối với ba bị cáo được tóm tắt như sau:Anh Dai Dien
Vào ngày 11.02.2014, sau khi nghe tin gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển bị công an Lấp Vò đối xử thô bạo, một nhóm bạn của ông đã xuống huyện Lấp Vò thăm hỏi tình trạng của gia đình. Trên đường đi, Nhóm bạn này đã bị lực lượng côn đồ, công an mặc thường phục chờ sẵn để tấn công, đánh đập, quay phim… Sau đó, công an đưa 21 người này về công an huyện Lấp Vò. 
Công an câu lưu họ khoảng 36 tiếng đồng hồ, nhưng chỉ thả 18 người và tạm giam giữ ba người là bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.
Ba người này bị truy tố và xét xử theo Điều 245 BLHS ‘gây rối trật tự công cộng’. Tòa án đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam vì bị xem là bị cáo chính, ông Nguyễn Văn Minh bị 2 năm 6 tháng tù giam, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam, trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 26.8.2014 vừa qua. Cả ba người đều kháng cáo kêu oan.
Bình luận về phiên tòa sơ thẩm, Luật sư Trần Thu Nam, một trong những Luật sư tham gia bào chữa cho bà Bùi Hằng, nhận xét: “Phiên xử bà Bùi Hằng sai phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự”.

CIA: công trạng hay tội phạm?

pentagon-on-fire
Một góc Ngũ Giác Đài trong biển lửa, 11 tháng 9, 2011-Courtesy of 911review.org
Việt-Long - RFA 2014-12-11
Ủy ban Tình báo Thượng Viện Hoa Kỳ phổ biến một bản báo cáo, đưa ra ánh sáng những hành động bị coi là phi pháp, tàn nhẫn của CIA đối với những kẻ khủng bố thuộc tổ chức khủng bố toàn cầu Al Qaeda.
Bản báo cáo chỉ trích CIA đã không trình bày đầy đủ với các thanh tra, với quốc hội và hành pháp mức độ tàn bạo của các cuộc thẩm vấn.
Nghị sĩ Diane Feinstein, chủ tịch Ủy ban, nói trước Thượng Viện rằng kỹ thuật của CIA "trong một số trường hợp đã lên tới mức "tra tấn."
Điều gì biện minh cho những hành động đó? Tại sao một quốc gia tự hào đi hàng đầu tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của tất cả loài người lại có thể có những hành động vô nhân đạo, phản nhân quyền ?

Cứu cánh và phương tiện

Trước khi diễn ra kế hoạch thẩm vấn này của CIA, các luật sư của CIA đã viết trong một tài liệu luân lưu nội bộ rằng nếu phương pháp thẩm vấn cứu được nhiều sinh mạng con người thì sẽ dễ dàng bào chữa trước cáo buộc tra tấn.
Về bối cảnh, CIA đã làm như vậy từ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2011 trong đó quân khủng bố lao những chiếc máy bay chở hành khách vào hai tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới tại New York, vào Lầu năm góc và một chiếc bay về Washington nhưng rơi ở Pensylvania; trận khủng bố giết chết tổng cộng 2996 người ở ba nơi. Quân khủng bố reo mừng "chiến thắng" và huênh hoang tuyên bố tiếp tục tiến hành các âm mưu khủng bố tàn bạo và tinh vi hơn.
twin-towers
Tháp đôi WTC trong núi lửa khi hai phi cơ Boeing chở 157 hành khách lao vào môt tầng cao
Tuy nhiên, không một lý do hay mục đích nào có thể biện minh cho những hành động đó của cơ quan CIA, dù trong bất kỳ tình thế nào. Bối cảnh tình thế nước Mỹ không biện minh được cho hành động của CIA, nhưng nói về nguyên do, thì đó là nguyên do của hành vi thẩm vấn mà trước đó chưa từng diễn ra ở mức độ "tra tấn" kinh hoàng như vậy.
Cuộc điều tra của Ủy ban Tình báo Thượng Viện Hoa Kỳ cũng có lưu ý đến vấn đề trách nhiệm của Tổng thống Mỹ George W. Bush, nhà lãnh đạo quốc gia đứng đầu ngành hành pháp trong thời gian đó.  Báo cáo viết rằng Tổng thống Bush chấp thuận công việc đó của CIA vào năm 2002, nhưng đến năm 2006 CIA mới báo cáo những chi tiết về chương trình này cho Tổng thống. Lúc ấy Tổng thống Bush đã tỏ ra rất khó chịu  trước hình ảnh của một can phạm bị đối xử tàn nhẫn.

Bị lên án vì "công trạng"?

Từ phía những người bị quy trách, các cựu viên chức của chính phủ Bush đều chỉ trích bản báo cáo này trước khi nó được phổ biến công khai, trong thời gian quốc hội tham khảo ý kiến mọi phía chính quyền về việc có nên và có cần đưa tất cả chi tiết của vụ việc ra trước công luận quốc tế hay không. Một số dân cử của quốc hội Hoa Kỳ phản đối sự tiết lộ như vậy, vì nó sẽ đem tới ác cảm, hận thù Mỹ của phe Hồi giáo cực đoan và lực lượng chống Mỹ trên thế giới, tạo thêm lý do cho những trận trả thù ngày càng tàn bạo hơn.
Cựu Phó Tổng thống Dick Cheney gọi sự tố cáo và lên án hành động của CIA chỉ là một mớ những điều tầm phào, và những hành động của CIA hoàn toàn có thể được biện minh với lý do tình thế cấp bách trước nguy cơ tấn công khủng bố bằng vũ khí tàn sát, vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho đất nước và người dân Hoa Kỳ.
Các cựu Giám đốc CIA gồm George Tenet, Porter Goss, Michael Hayden cùng ba cựu phó giám đốc viết trên tờ Wall Street Journal rằng bản báo cáo của Thượng Viện đã sai lạc khi nói là CIA đã lừa dối Tổng thống về các hành động sau ngày 11 tháng 9, 2011; cuộc điều tra phiến diện chỉ nhắm vào một mặt của vấn đề, với những sai sót về dữ kiện và cách diễn tả; cuộc điều tra và bản báo cáo  chủ yếu chỉ là cuộc tấn công chính trị vì phe đảng, mục tiêu bị tấn công là một cơ quan đã làm được nhiều việc nhất để bảo vệ nước Mỹ sau trận khủng bố 11 tháng 9.
6 cựu lãnh đạo CIA cho rằng chương trình thẩm vấn đó đã giúp phá vỡ bao nhiêu kế hoạch khủng bố vào nước Mỹ và nước khác, như vụ đánh bom bẩn của Padilla do Abu Zubaydah khai báo, âm mưu tấn công tòa lãnh sự Mỹ ở Karachi, âm mưu tấn công phi trường Heathrow của Anh, và nhất là đã dẫn tới việc giết được trùm khủng bố Bin Laden... Họ nói không có chương trình đó thì nước Mỹ, nước Anh củng nhiều nước khác đã phải tổn thất hằng chục ngàn thậm chí hằng trăm ngàn người nữa.
Cựu giám đốc CIA Michael Hayden nói trên đài Fox News rằng công tác thẩm vấn gần 100 can phạm đã đưa đến 8 ngàn trang tin tức tình báo, tạo nên nền đá tảng chứa một nửa phần kiến thức của ngành an ninh tình báo Mỹ về Al-Qaeda, mà đến nay vẫn dựa vào đó để làm việc.  Ông nói bản báo cáo do đảng Dân Chủ dẫn đạo đã bỏ qua tình thế lúc đó, là người Mỹ đang hết sức lo ngại về một cuộc tấn công
collapsed
Một người Mỹ thẫn thờ với chiếc bình chữa lửa cỏn con, trước đống vụn của hai tòa tháp đôi hùng vĩ
tiếp nối cuộc khủng bố 11 tháng 9 ở New York, Washington. Ông nói sau khi CIA đem lại sự an toàn cho dân Mỹ thì người ta lại bắt đầu chỉ trích CIA làm việc quá đáng, và bản báo cáo không chính xác chút nào khi cho rằng hành vi tra tấn không đem lại được tin tình báo nào, ai ai có can dự đến chương trình thẩm vấn đó cũng không tưởng tưởng được bằng cách nào mà Ủy ban điều tra đi đến kết luận như vậy.  Một nhân viên cao cấp của CIA nói với đài Fox là khi Khalid Sheikh Mohammed, kẻ bị cho là chủ mưu vụ khủng bố 11 tháng 9, đến lúc sụp đổ tinh thần, đã cung cấp hơn 2 ngàn báo cáo tình báo.
Báo cáo của Thượng Viện Mỹ cho thấy nhiều tin tức liên quan đã được nắm giữ trước khi thẩm vấn những tội phạm được nêu tên, và đó là điều bị các cựu giám đốc CIA cực lực phủ nhận.

Nguyên lý của dân chủ tự do

Tuy nhiên, nhìn lại, các chính quyền độc tài thường áp dụng lối biện minh theo kiểu "thời gian cấp bách, phải tìm ra ngay đồng lõa" hay, "hành vi tàn bạo của can phạm gây tang thương cho hằng trăm, hằng ngàn gia đình, chẳng lẽ không đáng bị đối xử tàn nhẫn, mà gọi là tàn nhẫn thì vẫn chưa bằng một phần nhỏ hậu quả tội ác của chúng gây ra"... vân vân.  Vì thế chuyện tra tấn tàn bạo, ngay cả giết chóc nghi can cũng trở nên chuyện thường tình, xảy ra hằng ngày ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhưng thử hỏi một chính quyền chính đáng có thể làm theo hành động của những kẻ độc tài tàn ác từng giết hằng ngàn người bằng những hình thức mà chúng tự biện minh bằng mục đích cách mạng, thành quả cách mạng,  hay có thể dùng phương pháp của bọn khủng bố như giết người, chôn sống tập thể, hành quyết công khai... được không?
Trong dư luận Mỹ cũng có ý kiến rằng đối với những kẻ khủng bố từng giết hằng ngàn người Mỹ, dám cắt cổ người Mỹ công khai, thì hỏi cung bằng cách trấn nước, bắt đứng hằng giờ trên cái chân bị thương của chúng, giam trong xà lim nóng bỏng hay rét lạnh, không cho ngủ hằng trăm giờ liên tục... đã thấm thía gì!
Nhưng cho dù những kẻ này có giúp thêm chi tiết cho những công trạng chống khủng bố thì cũng không thể lấy đó để biện minh cho hành động phạm pháp. Đó là nguyên lý của một nước dân chủ tự do, thượng tôn luật pháp.