Wednesday, March 25, 2020

Sài Gòn lo ‘vỡ trận’ chống COVID-19 từ nhiều ‘ổ dịch’ Theo Người Việt- 25-03-2020

Các quán ăn uống có quy mô trên 30 khách tại Sài Gòn đóng cửa từ chiều 24 Tháng Ba. (Hình: Phạm Ngôn/Zing)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Lo sợ dịch bệnh COVID-19 lây lan, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn liên tục ra công văn “Khẩn” tạm đóng cửa quán xá; dừng đưa người Việt từ ngoại quốc về Tân Sơn Nhất; đề nghị phạt người không đeo khẩu trang; xem xét dừng hệ thống xe buýt….
Theo báo Zing, trong công văn “Khẩn” gửi các cơ sở y tế ở thành phố ngày 25 Tháng Ba, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y Tế Sài Gòn, cho biết đã có 34 trường hợp dương tính đã công bố và sáu ca dương tính lần 1, đang chờ Bộ Y Tế xét nghiệm khẳng định và công bố.
Điều đáng lo nhất hiện nay là Sài Gòn đã xuất hiện ba ổ dịch trong cộng đồng.
Nhóm 1 xuất phát từ những người tham dự sự kiện tôn giáo tại Malaysia (khu dân cư 750 người có đạo Hồi ở quận 8). Nhóm 2 từ những người tham gia trong quán bar Buddha, quận 2 đã lây nhiễm cho 10 người. Và mới đây một nguồn lây từ những người đi dự đám tang tại gia đình có người mắc COVID-19 khiến hơn 50 nhân viên y tế ở bệnh viện huyện Bình Chánh phải cách ly.
Chiều 25 Tháng Ba, Bác Sĩ Phạm Văn Tuấn, giám đốc Trung Tâm Y Tế huyện Bình Chánh, cho biết 53 nhân viên của bệnh viện huyện Bình Chánh đã phải chịu cách ly tập trung ở huyện Hóc Môn do có tiếp xúc với người nhà của một ca dương tính với COVID-19 trong một đám tang. Công tác điều hành bệnh viện đều phải thực hiện từ xa.
Theo báo VNExpress, bệnh nhân là anh HTH, 26 tuổi, du học sinh từ Mỹ về Việt Nam hôm 10 Tháng Ba, ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, là cháu ruột của một bác sĩ phó khoa ở bệnh viện huyện Bình Chánh vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Ngày 23 Tháng Ba, ông nội của anh H. cũng là cha của bác sĩ phó khoa trên qua đời nên tất cả người thân trong gia đình về chịu tang. Thời điểm này, anh H. cũng có mặt và tiếp xúc gần với những người thân trong gia đình và hầu hết Ban Lãnh Đạo bệnh viện huyện Bình Chánh đến viếng.
Thêm một bác sĩ của Khoa Cấp Cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương mắc COVID-19. (Hình: Tiền Phong)
Nói với báo Tuổi Trẻ cùng ngày, đại diện Ủy Ban Nhân Dân huyện Bình Chánh, xác nhận: “Cùng ngày tất cả trên 50 anh, chị, em của bệnh viện đến viếng đám tang và có tiếp xúc với đồng nghiệp. Do bác sĩ này là lãnh đạo của khoa nên ban lãnh đạo bệnh viện gần như đều có mặt như giám đốc bệnh viện, trưởng các Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, Quản Lý Chất Lượng, Tài Chính Kế Toán… Chỉ một số lãnh đạo khoa, phòng bận việc chưa dự đám tang lúc đó không phải cách ly,” người này cho hay.
Ngoài các nhân viên, bác sĩ ở bệnh viện huyện Bình Chánh, nhiều khu cư dân xung quanh nhà anh H. cũng phải đi cách ly. Cơ quan hữu trách đang tiếp tục rà soát những người khác từng dự đám tang để giám sát y tế.
Báo VNExpress dẫn lời Bác Sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm Thần Kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, cảnh báo nếu các biện pháp chống dịch không thực hiện quyết liệt thì nguồn lây sẽ nhân lên với cấp số nhân. Việc quan trọng nhất là cách ly người bệnh và nghi bệnh, tránh để họ đi khắp nơi tiếp xúc cộng đồng.
Theo Bác Sĩ Khanh, trước kia nguồn lây nhiễm chỉ khu trú trong vài nơi được Bộ Y Tế xác định và thông báo, như trong các khu cách ly, vài khu phố… Nhưng hiện nay nguồn lây nhiều và rộng hơn, có thể đang ở bất cứ đâu nên ai cũng có thể bị virus tấn công bất cứ lúc nào khi ra ngoài tiếp xúc nhiều người khi đến quán ăn, siêu thị, bệnh viện…
“Mỗi người cũng có thể đang tình cờ mang mầm bệnh mà mình chưa biết,” Bác Sĩ Khanh khuyến cáo.
Trong văn bản “Hoả tốc” gửi các bệnh viện công lập, dân lập và trung tâm y tế tại Sài Gòn, ông Nguyễn Tấn Bỉnh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị “nghiêm túc thực hiện quy định không tụ tập đông người, không dự đám cưới, đám tang, tiệc ăn uống nhà hàng để tránh làm dịch bệnh lây lan.”
Tối 25 Tháng Ba, Bộ Y Tế CSVN công bố thêm bảy ca COVID-19 mới, nâng tổng số ca ở Việt Nam lên 141. Đáng chú ý là có thêm một bác sĩ ở bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội) bị lây nhiễm chéo.
Bác sĩ này là bệnh nhân thứ 141, 29 tuổi, làm việc tại Khoa Cấp Cứu của bệnh viện, mắc virus khi gắn máy thở cho bệnh nhân thứ 28, bị nhiễm cùng ngày với một bác sĩ khác (bệnh nhân thứ 116) cùng làm việc chung khoa. (Tr.N)

Nỗi niềm mùa dịch bệnh

Theo Người Việt- 25-03-2020
Bãi biển ở Miami, Florida đóng cửa vì COVID-19. (Hình: Cliff Hawkins/Getty Images)

LGTTrong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: ngoclan@nguoi-viet.com
Minh Kha
Sáng Thứ Hai, Nam California trời mưa tầm tả ảm đạm, gió thốc từng cơn do ảnh hưởng của bão đâu đó. Bầu trời một màu xám ngắt, có lúc đen kịt, mây đen vầng vũ, có cảm giác giống như từng đám Coronavirus kinh khủng đang phủ xuống California, nước Mỹ và toàn cầu. Cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng khi chợt nghĩ đến bản thân, gia đình, quê nhà, California, nước Mỹ và thế giới sẽ đi về đâu nay mai khi đợt dịch đang hoành hành trên toàn cầu mấy tháng nay mà hiện tại vẫn chưa có thuốc trị hữu hiệu và vaccine phòng ngừa?
Sáng vô hãng làm, nhìn gương mặt của ai cũng thẫn thờ, hoang mang, ảm đạm đầy những lo âu… không còn tiếng chào hỏi vồn vả, những cái bắt tay, những tiếng cười đùa tíu tít trêu nhau như mọi khi, thay vào đó là sự im lặng, bớt nói, bớt cười, tuy không nói ra nhưng ai cũng cố gắng giữ cho mình một khoảng cách an toàn để tránh sự lây lan nếu có ai đó bị nhiểm virus, mặt thì mang khẩu trang, mắt mang kính bảo hộ, tay mang găng-su để đảm bảo an toàn.
Vừa vô hãng thì được triệu tập họp khẩn đột xuất – Hãng khuyến cáo nếu có ai đó cảm thấy không khỏe, ho hay cảm… thì cứ báo nghỉ ốm ở nhà thoải mái. Buổi trưa giờ cơm được chia ra từng nhóm nhỏ 10 người lệch giờ với nhau để tránh tập trung đông người trong phòng ăn. Trưa, mỗi nhóm chỉ có 10 người nên mỗi người ngồi một bàn lặng lẽ ăn không ai nói với ai lời nào – Có lẽ, mỗi người một dòng suy nghĩ với đầy những lo âu, trăn trở cho những ngày sắp tới, mà chắc nghĩ nhiều về con Coronavirus thì phải.
Mới cách đây ba-bốn tuần cập nhật tin tức về coronavirus liên tục, thấy nó ở đâu còn xa xa ở Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Châu Âu… chưa thấy tới Mỹ nhiều, Mỹ vẫn chưa có động thái gì tích cực để phòng chống Coronavirrus, dường như vẫn  còn chủ quan. Đùng một cái, nó tới bên hông lúc nào không hay.
Cách đây hai tuần, người dân (đa số là người Á Châu) đổ xô đi mua gạo nước và các nhu yếu phẩm khác để dự trữ phòng khi thành phố hoặc nơi mình ở bị cách ly do dịch bệnh – lúc đó nhiều người còn cười mỉa và chỉ trích hơi đâu mà lo xa tích trữ. Mãi đến hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Ba, 2020, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch bệnh Coronavirus và Thống Đốc bang California – Gavin Newsom tuyên bố cho đóng cửa tất cả các trường học ở Bắc và Nam California mọi người mới đổ nhau đi mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Costco, Walmart, Target… ken đặc người, xếp hàng ra tận bãi đậu xe, tận ngoài đường, mất hai-ba tiếng mới vào trong được thì một số mặt hàng đã không còn, hoặc bán với số lượng giới hạn cho từng người.
Con gái ở nhà vì một tháng tạm thời nghỉ học. May mà có bà ngoại để gửi qua chứ không thì một trong hai vợ chồng phải nghỉ ở nhà để chăm con. Đi làm mà đầu óc cứ lẩn quẩn hoang mang không tập trung làm việc được, cứ mong cho chóng hết giờ để được về chứ tập trung chỗ làm đông người như thế này thấy cũng bất an. Về đến nhà thì nhận được tin nhắn của vợ thông báo: Santa Monica thuộc quận Los Angeles, nơi vợ làm việc, sẽ đóng cửa tiệm trong hai tuần, vậy là xong – “những hẹn hò từ nay khép lại”.
Tối đến đọc bản tin thấy San Francisco, San Jose, Los Angeles, rồi đến Quận Cam… đều đặt lệnh giới hạn hoặc đóng cửa các hoạt động kinh doanh tập trung đông người. Tình hình trở nên nghiêm trọng quá rồi, chắc chắn nay mai hãng – nơi mình làm việc cũng sẽ đóng cửa thôi – “người về đâu, người về đâu!?”
Tình hình chung là vậy! Toàn cầu là vậy! Trong đại dịch này thấy sinh mạng của con người thật nhỏ bé, Cô Vi, Cô Na có thể sẽ ghé thăm bất cứ lúc nào chẳng ai mà lường trước được. Xem tin tức thấy Hoa Kỳ đã cho thử nghiệm vaccine chủng ngừa Coronavirus trên người hôm 16 Tháng Ba, 2020, cả thế giới ai cũng vui mừng và hy vọng cho vaccine thử nghiệm thành công, thế nhưng từ thử nghiệm thành công đến sản xuất đại trà thì phải mất một khoảng thời gian khá lâu, không biết lúc đó toàn cầu sẽ biến chuyển như thế nào trước đại dịch này.
Thôi thì phòng ngừa cho bản thân và gia đình là chính. Tranh thủ những ngày ở nhà chăm sóc gia đình, cây, cá chờ đợi và chờ đợi thôi!
Cầu chúc cho thế giới này sớm có thuốc đặc trị để chữa và vaccine phòng ngừa Coronavirus sớm nhất để ngăn chặn dịch bệnh đang hoành hành.
Cầu chúc cho gia đình, người thân, bạn bè và tất cả mọi người đều bình an vượt qua đại dịch này.
Hãy làm những điều tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất cho gia đình, người thân và bạn bè trong lúc này – “Biết đâu khi ngày mai thức dậy/ Yêu thương kia mong manh tựa cơn gió…” (Minh Kha)

42% người nhiễm COVID-19 tại Los Angeles County từ 18 tới 40 tuổi


Người đi mua hàng ở tiệm Trader Joe's tại Los Angeles giữ khoảng cách khi đứng chờ vào tiệm. (Hình: AP Photo/Damian Dovarganes)

LOS ANGELES, California (NV) —  Tuy những người từ 65 tuổi trở lên vẫn được coi là có rủi ro cao hơn để gặp các biến chứng nguy hiểm khi nhiễm virus COVID-19, đa số các trường hợp bệnh được xác nhận ở  Los Angeles County thật ra là những người trẻ và trung niên.
Điều này được Sở Y Tế  Los Angeles County đưa ra trong bản thông cáo mới đây, theo bản tin của đài truyền hình địa phương KTLA5 hôm Thứ Ba, 24 Tháng Ba.
Tính tới ngày Thứ Hai, trong số 516 ca bệnh được sở y tế xác nhận thì có tới 415 ca, tức khoảng 80%, là những người ở vào lớp tuổi 18 tới 65. Và có 217 ca bệnh, tức là 42%, gồm những người ở tuổi từ 18 tới 40.
Hôm Thứ Ba, 25 Tháng Ba, giới chức y tế cộng đồng tại quận hạt  Los Angeles loan báo nơi này có thể có bệnh nhân đầu tiên dưới 18 tuổi bị thiệt mạng do COVID-19.
Giám đốc sở y tế, Bác Sĩ Barbara Ferrer, nói ca tử vong này, hiện còn đang chờ sự xác nhận của CDC, là một “nhắc nhở đau lòng rằng COVID-19 gây nhiễm cho mọi người ở mọi lứa tuổi.”
Sở y tế quận hạt này nhấn mạnh về con số đông đảo người thuộc thành phần trẻ và tương đối trẻ bị nhiễm bệnh, để cho thấy sự quan trọng của việc tuân hành lệnh ở trong nhà được đưa ra hồi tuần qua và sẽ có hiệu lực cho tới ít nhất là ngày 19 Tháng Tư.
Lệnh này nói rằng cư dân phải ở trong nhà và chỉ ra đường trong trường hợp thật cần thiết, như đi chợ, đi mua thuốc men, hay đi bộ thể dục. Khi ra đường, người dân phải tuân hành việc giữ khoảng cách 6 foot (chừng 1.8 m) với người chung quanh, để làm giảm bớt việc lây lan của virus.
Các lệnh ở trong nhà tương tự cũng được ban hành trên khắp tiểu bang California, cũng như nhiều nơi khác trên đất Mỹ. (V.Giang)

Cố ý làm lây lan virus COVID-19 có thể bị truy tố tội khủng bố



Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr, trái, và Thứ Trưởng Jeffrey Rosen trong một cuộc họp tại Bộ Tư Pháp. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) — Giới chức cao cấp Bộ Tư Pháp Mỹ hôm Thứ Ba, 24 Tháng Ba, nói rằng những ai cố ý làm lây lan virus COVID-19 có thể bị truy tố theo luật chống khủng bố của chính quyền liên bang.
Theo bản tin của Politico, trong văn thư gửi các giới chức lãnh đạo Bộ Tư Pháp, giới chỉ huy các cơ quan công lực liên bang, các biện lý liên bang trên khắp nước, ông Jeffrey Rosen, thứ trưởng Bộ Tư Pháp, nói rằng trong thời gian tới đây các công tố viên và điều tra viên có thể thấy có những trường hợp liên quan đến việc “cố ý làm người khác lây nhiễm COVID-19”.
Theo ông Rosen, vì COVID-19 có thể được coi là võ khí sinh học, những hành động phát tán gây lây nhiễm loại virus này có thể bị coi là vi phạm luật chống khủng bố.
Thứ Trưởng Rosen viết rằng: “Các đe dọa hay âm mưu dùng COVID-19 làm võ khí đe dọa người dân Mỹ sẽ không được dung thứ.”
Ông Rosen không cho biết là đã có xảy ra các hành động đe dọa hay cố tình gây lây lan hay không.
Tuy nhiên, giới truyền thông Mỹ trong ít ngày qua đã có các bản tin về việc này, từ trẻ nghịch dại ho vào quầy rau cải trong chợ, cho tới việc thành phần da trắng thượng đẳng âm mưu gây bệnh bằng cách dùng virus COVID-19.
Bộ Tư Pháp cũng đang thành lập một toán đặc nhiệm để đối phó với vấn đề tích trữ hàng hóa và tăng giá bất hợp pháp trong thời gian dịch bệnh.
Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr cho hay trong cuộc họp báo hôm Thứ Hai ở Tòa Bạch Ốc rằng việc đầu cơ tích trữ các trang cụ y tế như khẩu trang sẽ bị truy tố. Tuy nhiên, văn thư do hai ông Barr và Rosen đưa ra hôm Thứ Ba nói Bộ Y Tế hiện chưa có danh sách những trang cụ y tế nào bị cấm đầu cơ tích trữ theo  đạo luật về sản xuất trong thời chiến cũng như lúc có tình trạng khẩn cấp, có tên Defense Production Act. (V.Giang)

Virus corona: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?

 Theo BBC 20-03-2020

James Gallagher Phóng viên Khoa học và Y tế



coronavirusBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Thế giới đang đóng cửa. Những nơi từng tấp nập với cuộc sống hối hả hàng ngày đã trở thành những thị trấn ma với những lệnh cấm áp lên đời sống của chúng ta - từ giới nghiêm tới đóng cửa trường học đến hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người.
Đó là một phản ứng toàn cầu vô song đối với một căn bệnh. Nhưng khi nào nó sẽ kết thúc và khi nào chúng ta có thể tiếp tục cuộc sống của mình?
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói ông tin rằng Vương quốc Anh có thể "xoay chuyển tình thế" chống lại sự bùng phát trong vòng 12 tuần tới và nước này có thể "tống khứ virus corona".
Nhưng ngay cả khi số lượng các ca nhiễm Covid-19 bắt đầu giảm trong ba tháng tới, thì chúng ta vẫn sẽ còn lâu mới kết thúc.
Có thể mất nhiều thời gian để tình trạng này lắng xuống - có thể là nhiều năm.
Rõ ràng chiến lược hiện nay, đóng cửa một phần xã hội, là giải pháp không bền vững trong dài hạn, thiệt hại xã hội và kinh tế sẽ thảm khốc.
Những gì các quốc gia cần là một "chiến lược thoát hiểm" - một cách để dỡ bỏ các lệnh cấm và trở lại bình thường.
Nhưng virus corona sẽ không biến mất.


coronavirusBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBao giờ chúng ta mới quay về cuộc sống bình thường được đây?

Nếu bạn gỡ bỏ các lệnh cấm hiện đang kìm hãm virus, thì các ca nhiễm chắc chắn sẽ tăng vọt.
"Chúng ta có một vấn đề lớn trong việc tìm ra 'chiến lược thoát hiểm' là gì và làm thế nào chúng ta thoát khỏi điều này", Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ tại Đại học Edinburgh nói.
"Không chỉ ở Anh, không có quốc gia nào có chiến lược thoát thân."
Đó là một thách thức lớn về khoa học và xã hội.
Về cơ bản có ba cách thoát khỏi mớ hỗn độn này.
  • Chích ngừa
  • đủ người phát triển khả năng miễn dịch thông qua nhiễm bệnh
  • hoặc thay đổi vĩnh viễn hành vi / xã hội của chúng ta
Mỗi cách nói trên sẽ làm giảm khả năng lây lan của virus.

Vắc xin - ít nhất 12-18 tháng



coronavirus

Một loại vắc-xin sẽ cung cấp miễn dịch cho người dân để họ không bị bệnh nếu họ bị phơi nhiễm.
Miễn nhiễm đủ số người, khoảng 60% dân số và virus không thể gây ra dịch bệnh - khái niệm được gọi là miễn nhiễm bầy đàn hay miễn nhiễm cộng đồng.
Người đầu tiên đã được tiêm vắc-xin thử nghiệm ở Mỹ trong tuần này sau khi các nhà nghiên cứu được phép bỏ qua các quy tắc thông thường về thực hiện thử nghiệm trên động vật trước tiên.
Nghiên cứu vắc-xin đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ thành công, và sẽ cần tiêm chủng trên quy mô toàn cầu.
Dự đoán tốt nhất là mất tới 12 đến 18 tháng nữa mới có vắc xin nếu mọi việc suôn sẻ. Đó là một khoảng thời gian chờ đợi dài trong khi phải đối mặt với những hạn chế xã hội chưa từng có trong thời bình.

Miễn dịch tự nhiên - ít nhất hai năm nữa



Virus corona: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVirus corona: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?

Chiến lược ngắn hạn của Vương quốc Anh là ngăn chặn số ca nhiễm càng nhiều càng tốt để ngăn chặn việc các bệnh viện bị quá tải - khi hết giường chăm sóc đặc biệt thì số ca tử vong sẽ tăng đột biến.
Khi các ca nhiễm bị trấn áp, có thể cho phép một số lệnh cấm hiện nay được dỡ bỏ trong một thời gian - cho đến khi các ca mắc lại tăng lên và một đợt cấm khác lại cần phải được áp đặt.
Khi điều này có thể không chắc chắn. Cố vấn Y tế trưởng của Vương quốc Anh, Ngài Patrick Vallance, cho biết "đặt các mốc thời gian tuyệt đối vào mọi thứ là không thể".
Thực hiện điều này có thể, vô tình, dẫn đến khả năng miễn dịch của cả cộng đồng khi ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh.
Nhưng điều này có thể mất nhiều năm để thực hiện, theo Giáo sư Neil Ferguson từ Đại học Hoàng gia London: "Chúng tôi đang nói về việc ngăn chặn lây lan ở mức độ mà, theo đó, hy vọng, chỉ một phần rất nhỏ của đất nước sẽ bị nhiễm bệnh.
"Vì vậy, cuối cùng, nếu chúng tôi tiếp tục điều này trong hơn hai năm qua, có lẽ một phần nước Anh ở thời điểm nào đó có thể đã bị nhiễm bệnh đủ để có một mức độ bảo vệ cộng đồng."
Nhưng có một dấu hỏi về việc khả năng miễn nhiễm này sẽ kéo dài bao lâu. Các loại virus corona khác, gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, dẫn đến phản ứng miễn dịch rất yếu và mọi người có thể mắc cùng một loại virus nhiều lần trong đời.
Biện pháp thay thế - không có điểm dừng rõ ràng


coronavirusBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều nước đang thiếu khẩu trang y tế

"Biện pháp thứ ba là những thay đổi vĩnh viễn trong hành vi cho phép chúng ta giữ tốc độ lây nhiễm thấp," Giáo sư Woolhouse nói.
Điều này có thể bao gồm việc giữ một số biện pháp cấm đã được đưa ra. Hoặc xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân để có số người nhiễm ít nhất trong bất kỳ đợt bùng phát nào.
"Chúng tôi đã thực hiện lần đầu tiên biện pháp phát hiện sớm và truy tìm người tiếp xúc với người nhiễm nhưng nó không hiệu quả", Giáo sư Woolhouse cho biết thêm.
Phát triển các loại thuốc có thể điều trị thành công việc nhiễm Covid-19 cũng có thể hỗ trợ cho các chiến lược khác.
Chúng có thể được sử dụng ngay khi người bệnh có triệu chứng trong một quy trình gọi là "kiểm soát truyền nhiễm" để ngăn chặn họ lây cho người khác.
Hoặc để điều trị bệnh nhân trong bệnh viện để làm cho bệnh ít nguy hiểm hơn và giảm áp lực phải chăm sóc tích cực. Điều này sẽ cho phép các quốc gia đối phó với nhiều ca nhiễm hơn trước khi lại cần thực hiện các lệnh phong tỏa.
Tăng số lượng giường chăm sóc đặc biệt sẽ có tác động tương tự thông qua tăng khả năng đối phó với các vụ dịch lớn hơn.
Tôi đã hỏi Cố vấn sức khỏe của Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, chiến lược thoát hiểm của ông là gì.
Ông nói với tôi: "Về lâu dài, rõ ràng vắc-xin là một cách và tất cả chúng ta đều hy vọng điều đó sẽ xảy ra nhanh nhất có thể."
Và rằng "trên toàn cầu, khoa học sẽ đưa ra giải pháp".

Lợi dụng dịch Covid 19, TQ âm thầm xây thêm cơ sở ở Biển Đông

TheoVOA/25/03/2020 
Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa trong Biển Đông, Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 16//6/2017, do AMTI/CSIS công bố.
Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa trong Biển Đông, Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 16//6/2017, do AMTI/CSIS công bố.
Giữa lúc thế giới đang bận rộn chống chọi với đại dịch Covid-19, Trung Quốc lặng lẽ xây dựng thêm 2 trạm quân sự ở Trường Sa, nơi  cả Philippines  Việt Nam đều tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Báo Phil Star của Philippines hôm 23/3 nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng thời  khi  các nước đang phải tập trung dập dịch để xây dựng thêm các  sở mới trên Biển Đông Manila gọi  Biển Tây Philippines.
Một bản tin của Tân Hoa  hôm thứ Sáu vừa rồi tường thuật rằngTrung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo  Đá thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học TQ (CAS) đã khánh thành hai trạm nghiên cứu’ trên Đá Chữ Thập  Đá Subithuộc quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Nguồn tin này cho biết hai trạm nghiên cứu Yongshu (Đá Chữ Thập đối với VN,  Zhubi (Subi trang bị các phòng thí nghiệm về sinh thái họcđịa chất học  môi trườngs hỗ trợ các nhà khoa học điều tra thực địalấy mẫu  nghiên cứu khoa học trên quần đảo "Nam Sa"tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Trường Sa  VN tuyên bố thuộc chủ quyền Việt Nam,  Philippines gọi  quần đảo Kalayaan (KIG) thuộc lãnh hải Philippines.
Việt Nam cho rằng Đá Vành KhănĐá Chữ Thập  Đá Subi  3 trong số 7 đảo đá hay bãi cạn của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa đã bị TQ chiếm đóng phi pháp.
Manila thì cho rằng Biển Tây Philippines  một khu vực trong Biển Đông thuộc chủ quyền của Philippines, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines  khu vực KIG.
Trang mạng MSN.com dẫn lới n nghiên cứu Collin Koh của Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng việc Bắc Kinh khánh thành hai ‘trạm nghiên cứu’ mới ở Biển Đông tại thời điểm nàygiữa lúc các nước Đông Nam Á đang tập trung chống chọi với dịch COVID-19, không chú ý tới cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông một diễn biến quan trọngcho thấy TQ sẽ không từ bỏ ý đồ và sẽ sử dụng mọi công cụ  trong tay, từ ngoại giaochính trịkinh tếquân sự nhằm mục đích củng cố vị thế của mình trên Biển Đông, bất chấp mọi tình huống.