Wednesday, April 8, 2020

Cò tuyên giáo

Lâu nay nghe Võ Văn Thưởng chỉ tuyên truyền sai sự thật, dối trá, xuyên tạc, không ngờ trong đợt dịch Virus Tàu này, nhờ nó mới biết Thưởng thế mà có số làm cò. Người ta cò đất, cò xe, còn Thưởng thì cò lương tâm. Cò xe cò đất cũng là cái nghề chấp nhận được trong xã hội đày đoạ này, Cò lương tâm là một thứ nghề có lẽ tận cùng của sự vô đạo đức, vô liêm sỉ, thế mà Thưởng làm được.
Lợi dụng dịch Virus Tàu, ngoài Xuân Phúc kêu gọi trên truyền hình ai có tiền góp tiền ra, Nguyễn Thiện Nhân bí thư thành Hồ nhắn tin qua điện thoại xin tiền liên tục thì Thưởng tinh vi hơn, không xin xỏ trắng trợn như Phúc và Nhân đang làm, mà Thưởng đánh vào lương tâm người Việt, lòng yêu nước yêu thương đồng bào của người Việt có lẽ trên thế giới này khó có dân tộc nào vượt qua, người Việt tốt đến nỗi “chơi với bạn còn cái quần xà lỏn cũng chơi”, tốt tới nỗi kêu vợ mình qua chăm sóc để bạn học hành thành tài (Lưu Bình- Dương Lễ).
Lợi dụng lòng tốt người Việt, Thưởng nó cho lên hàng loạt bài kiểu rưng rưng, xúc động, ấm lòng tổ quốc khi những người hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn chung tay cùng đảng chống dịch.
Khi cho lên các bài viết này Thưởng đã không tính tới hệ lụy và ảnh hưởng sâu xa tới xã hội VN, nói không ngoa nó đang chia rẽ một phần lớn người Việt. Vì sao ư?
Các em học sinh khác nghĩ sao khi 2 học sinh nọ quyên góp tận 200 triệu, điều ai cũng biết đó là tiền của bố mẹ cho, các em khác đọc tin ấy làm sao không tránh được sự tủi thân, làm sao không khỏi sự mặc cảm, tự ti và thầm trách, hoài nghi sự hèn kém của bố mẹ mình không cho tiền để mình quyên góp như 2 bạn ấy? Tâm lý tổn thương ấy sẽ ảnh hưởng đến hành vi sau này có thể sinh ra một thế hệ bất hảo, Thưởng có tính tới chuyện đó khi lên tin kiểu “lên đồng” như vậy không?
Chưa kể, người ta sẽ đặt câu hỏi biệt phủ hàng trăm tỷ của các quan đâu không quyên góp một ít vào đó? Nông Đức Mạnh sống trong Lâu đài nguy nga bằng vàng lấp lánh, hay Nguyễn Tấn Dũng ngồi trên núi vàng sau 2 nhiệm kỳ làm thủ tướng, núi vàng của Dũng được xây nên bởi vì ăn sạch tài nguyên quốc gia, hoặc các tướng như nhà của Tướng Ước chẳng hạn… sao chúng không đem ra hoặc tới gõ cửa nhà chúng nó mà xin, chẳng lẽ chúng không có tình người khi bỏ một số tiền nhỏ để chung tay chống dịch? Các cụ già neo đơn gạo không có mà ăn, các em học sinh chưa làm ra tiền mà vẫn góp, lẽ nào tài sản kếch xù các quan lại tiếc?
Người ta cũng trách sao chính quyền địa phương lại có thể ngửa tay lấy tiền của các cụ già neo đơn, tiền ăn các cụ không có, không cho thêm các cụ thì thôi, lại để các cụ bán gà mà vẫn ngửa tay lấy thì quả chính quyền khốn nạn mà.
Khi các nước phát tiền mặt cho dân xài, còn VN lại nỡ lòng nào lấy tiền của các cụ già và các em học sinh? Người ta sẽ đặt câu hỏi chế độ ưu việt ở đâu? Đảng là đạo đức là văn minh ở đâu? Chỉ có người tâm thần hoặc thiếu não hoặc tham lam, ăn không từ cái gì của dân mới hãnh diện với việc ăn xin được cả từ 50 ngàn đồng của người già ốm yếu.
Ở VN nhà giàu đều là bí thư này, chủ tịch nọ. Chưa thấy các quan giàu nứt vách góp tiền ủng hộ ta? Sao người cộng sản keo kiệt quá, người cộng sản tệ quá vậy?
Mà bỏ đi Thưởng, đã làm tuyên giáo nên nói láo thôi, lại học đòi làm cò vạc, chơi ngu ak 47, dlv nó khinh cho ấy./.

Biển Đông vẫn… ‘động’ nếu còn… biết ơn!


Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra.
Liệu công hàm mà chính phủ Việt Nam gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có phải là những… tin vui giữa giờ tuyệt vọng?
Nhìn một cách tổng quát, việc tiết lộ công hàm mà chính phủ Việt Nam gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chẳng khác gì mở van, xả bớt áp lực đang tăng nhanh và cao trong tâm tư của người Việt trước sự kiện tàu hải cảnh của Trung Quốc lại đâm chìm thêm một tàu đánh cá (mang số hiệu QNg 96017) ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2 tháng 4.
Sự kiện QNg 96017 lại làm người Việt sôi lên vì giận. Bộ Ngoại giao Việt Nam lại chỉ trích, đòi Trung Quốc điều tra và bồi thường. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục đưa ra những tuyên bố trâng tráo: QNg 96017 đắm là do… lao vào tàu của hải cảnh Trung Quốc!.. Đây không phải là lần cuối cùng tàu của Trung Quốc xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt! Chắc chắn sẽ còn nhiều sự kiện tương tự và Việt Nam sẽ còn… giao thiệp với Trung Quốc nhiều lần nữa!
Những đợt… giao thiệp như thế không còn giúp người Việt hạ hỏa nhưng công hàm vừa được tiết lộ giúp họ bình tâm: Dường như chính phủ Việt Nam đã dấn bước trên con đường kiện Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế! Trong bối cảnh như hiện nay, Việt Nam sẽ không đơn độc khi đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của mình tại biển Đông. Ít nhất là ngay sau khi xảy ra sự kiện QNg 96017, Mỹ đã lên án Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để củng cố các yêu sách phi pháp tại biển Đông…
Liệu đó có phải là những… tin vui giữa giờ tuyệt vọng? Muốn tìm câu trả lời thỏa đáng, có lẽ nên đối chiếu với một loạt yếu tố trong tương quan về thời gian với sự kiện: Biển Đông không phải là tài sản riêng của đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta, tại sao “ta” không báo cáo với hàng trăm triệu người Việt – đối tượng mà “ta” phục vụ và “ta” vẫn thường khẳng định có quyền “biết”, quyền “bàn”, quyền “hành động” quyền “kiểm tra” – về việc gửi công hàm?
Công hàm gửi ngày 30 tháng 3. QNg 96107 bị đâm chìm ngày 2 tháng 4. Ngày 6 tháng 4 Bộ Ngoại giao Mỹ vừa chỉ trích Trung Quốc về hành động càn rỡ đối với QNg 96107, vừa công bố hàng loạt kế hoạch nhằm gia tăng khả năng giành chiến thắng khi đối đầu trực tiếp với Trung Quốc tại biển Đông nếu Trung Quốc không thoái bộ… Đồng đội, đồng chí, đồng bào bắt đầu đưa ra những so sánh bất lợi cho “ta” về trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc, ngày 7 tháng 4 “ta” mới bạch hóa công hàm…
Công hàm “ta” gửi Liên Hiệp Quốc có thể là dọn đường cho việc dựa vào luật pháp quốc tế, sử dụng các định chế quốc tế, đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Tuy nhiên, từ trước tới nay, có bao nhiêu lần “ta” hành xử hợp quy luật và theo logic thông thường? Bao nhiêu lần “ta” làm thiên hạ chưng hửng? Dã tâm của Trung Quốc như thế nào thì cả thiên hạ lẫn “ta” biết cả, thế thì tại sao ở “ta”, bày tỏ tâm tư về Trung Quốc vẫn bị xem là bị “các thế lực thù địch lôi kéo, kích động”?
***
Vì nhiều lý do, Trung Quốc đã và sẽ còn là một đối thủ không dễ đối phó. Đối đầu với Trung Quốc có thể phải gánh chịu nhiều thiệt hại, ít nhất là về kinh tế – xã hội nhưng không phải là không thể. Chẳng hạn so với “ta”, Đài Loan ở tình thế ngặt nghèo hơn nhiều. Hòn đảo này đã bị tước bỏ tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, mất tư cách một quốc gia từ đầu thập niên 1970. Dù Trung Quốc tìm đủ mọi cách để nuốt chửng Đài Loan – “lãnh thổ” phụ thuộc Trung Quốc – nhưng 50 năm qua vẫn không nuốt nổi.
Bất kể Trung Quốc tận dụng tối đa ưu thế về thị trường, về giá nhân công, về khả năng thu hút đầu tư khuynh loát sức cạnh tranh của nhiều nền kinh tế, liên tục gây sức ép với các quốc gia trên toàn thế giới để cô lập Đài Loan, dù kinh tế Đài Loan cũng bị Trung Quốc chi phối, thậm chí còn liên tục bị Trung Quốc hăm dọa sẽ dùng vũ lực để “thống nhất lãnh thổ” song Đài Loan vẫn tìm được lối riêng để đi.
Đài Loan – “lãnh thổ” xếp thứ 21 trên thế giới về sức mạnh kinh tế – tiếp tục củng cố tư thế như một đối tác đáng kính trọng của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Gần đây, ấn tượng mà Đài Loan tạo ra trong việc đối phó với COVID-19, viện trợ của Đài Loan cho nhiều quốc gia khác để cùng phòng, chống COVID-19 làm Trung Quốc nổi điên song không thể làm gì khác hơn… chửi đổng. Cục diện quốc tế có những ràng buộc để Trung Quốc không thể vọng động theo kiểu “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.
Chưa rõ chính quyền Đài Loan sẽ ứng xử thế nào trước sự kiện mới nhất: 70% dân chúng Đài Loan muốn bỏ “China” ra khỏi Quốc hiệu (Republic of China) để minh định với cộng đồng quốc tế, Đài Loan là Taiwan, không liên quan đến Trung Quốc, thiên hạ không nên đối xử với người Đài Loan bằng định kiến dành cho công dân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhưng có thể dùng sự kiện đó để so với… “ta”! Lúc nào thì “ta” – vẫn thường tuyên bố là “của dân, do dân, vì dân” – cho dân “ta” bày tỏ chính kiến như vậy?
Trong quan hệ với Trung Quốc, tại sao Đài Loan có thể đứng vững trên đôi chân của họ? Cứ quan sát và ngẫm nghĩ kỹ ắt sẽ thấy, yếu tố đầu tiên là hòn đảo này có nhiều tổ chức chính trị cạnh tranh với nhau để cầm quyền. Giống như nhiều quốc gia khác, ở Đài Loan, các tổ chức chính trị muốn trở thành đảng cầm quyền phải tự chứng minh họ hữu dụng, có khả năng nâng cao nội lực và bảo vệ sự độc lập của Đài Loan, tôn trọng quyền tự quyết của đồng bào, kể cả quyền lựa chọn tổ chức chính trị cầm quyền.
May cho Đài Loan là không có tổ chức chính trị nào trở thành đảng cầm quyền nhờ được Trung Quốc hậu thuẫn “thống nhất đất nước”, thành ra không có đảng cầm quyền nào luôn luôn bày tỏ sự “biết ơn” vô điều kiện đối với “sự giúp đỡ quý báu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
May cho Đài Loan là không có đảng cầm quyền nào đinh ninh: Có gạt bỏ toàn bộ dã tâm, sự càn rỡ của Trung Quốc – “người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh, sẵn sàng hỗ trợ để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” – thì mới duy trì được “quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” trên xứ sở của mình. Đó là lý do, Trung Quốc không ngừng khuấy động nhưng eo biển Đài Loan không… “động”!
Chắc chắn tại Đài Loan, không có chính quyền nào thuộc bất kỳ đảng nào có thể lẳng lặng gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc một công hàm phản đối sự càn rỡ của Trung Quốc và không thèm nói tiếng nào với dân chúng Đài Loan. Chắn chắn không có người nào trong số khoảng 25 triệu dân Đài Loan xem đó là hành động “tài tình, sáng suốt” và vì vậy tiếp tục “ngậm đắng, nuốt cay”, tự an ủi là còn có thể hy vọng. Chắc chắn không có chính quyền nào thuộc bất kỳ đảng nào ở Đài Loan dám bày tỏ sự “biết ơn” vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giúp cho mình trở thành đảng cầm quyền và sẽ giúp cho mình mãi mãi là đảng cầm quyền!
Nếu Đài Loan có một chính quyền như thế thuộc một đảng cầm quyền như thế thì eo biển Đài Loan đã… “động” từ lâu và có nên từ đó mà ngẫm xem biển Đông có còn… “động” không, nếu nguồn lực quốc gia tiếp tục thất tán, sau các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sắp đến lúc hợp tác xã lên ngôi vì “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” sắp tái đăng quang? Làm sao có thể giữ biển Đông không… động khi kinh tế – xã hội Việt Nam tiếp tục chao đảo, ngả nghiêng, sự phụ thuộc vào Trung Quốc càng lúc càng lớn nhưng với đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta vấn nạn đó vẫn không quan trọng bằng việc tiếp tục uốn éo nhằm duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của mình?

Có thật là không để ai bị bỏ lại phía sau ?

Chúng ta đang sống những thời khắc khó khăn, nhưng quý vị có thể thấy rằng, không người Hung nào bị bỏ rơi“.
Tôi không biết liệu người dân Hungary có cảm thấy được vỗ về bởi lời phát biểu của ông Orbán Viktor, Thủ tướng Hungary, về những gì đang xảy ra khi bạo dịch tấn công châu Âu như một trận càn.
Nhưng, tôi e rằng, nhiều công dân Việt Nam có thể sẽ thấy tủi lòng, như gần 300 công dân Việt Nam đang bị kẹt tại Singapore không thể về nước.
Gần 300 công dân Việt Nam đang lang thang ở Singapore, chờ đợi trong mỏi mòn và vô vọng là những người lao động đã bị mất việc làm, là những công dân đã xong công việc và đến ngày phải trở về… Họ bị kẹt lại từ 28-3, có những người đằng đẵng từ 25-3.
Người Việt sống gần một bệnh viện ở Singapore xếp hàng để kiểm tra thân nhiệt trước khi vào nơi ở. Ảnh: VNN
Họ là người Việt. Họ mang quốc tịch Việt Nam. Họ vẫn còn trong tay cuốn hộ chiếu Việt Nam. Nhưng họ không thể về đất nước của mình.
Hôm nay, Thông điệp mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được phát đi về tình hình dịch bệnh đã nhấn mạnh rằng, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Không để ai bị bỏ lại phía sau, sao giờ này vẫn để công dân của mình ở ngoài?
Một Chính phủ có trách nhiệm không thể quay lưng với lời kêu cứu khẩn thiết của gần 300 công dân.
Một Chính phủ có trách nhiệm không thể chậm trễ trước lời thúc giục của người dân, trước lời khẩn cứu cho họ được trờ về nhà, được trở về đất nước của họ – nơi họ đã đóng thuế nuôi bộ máy chính quyền.
Một công dân Đoàn Thị Hương khi vướng vào vụ ám sát, Chính phủ vẫn đứng ra bảo hộ. Một người như Vũ Nhôm vẫn có thể làm việc để Singapore chấp thuận Việt Nam dẫn độ về nước. Vậy thì cớ gì giờ này vẫn còn gần 300 công dân bơ vơ cầu cứu?
Người dân cho biết sẵn sàng trả chi phí máy bay. Họ cũng khẳng định thực hiện cách ly đủ 14 ngày và tự trả phí cách ly. Lượng người ở các khu cách ly tại TP.HCM cũng đã giảm, cớ gì chưa đón họ trở về?
Chính phủ đang dốc toàn lực để chống dịch. Trận chiến chống virus Vũ Hán là trận chiến sinh tồn của đất nước.
Nhưng, liệu chúng ta có thực sự thắng khi vẫn phải bỏ lại phía sau dù chỉ một người?
Việt Nam ngạo nghễ đâu rồi?

Tập Cận Bình ắt phải biết điều đó

(VNTB) – Khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu tiếp diễn nguyên nhân chính là từ hành vi và chính sách gian dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh đã trấn áp những người tố giác và truyền tin, hủy các mẫu virus phòng thí nghiệm và ngăn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp cận với virus này.

***
Thử kiểm tra nguồn gốc của COVID-19.
Tháng 12 năm 2019, Trung Quốc biết rằng virus này truyền từ người sang người. Từ ngày 27 tháng 12 năm 2019 đến ngày 5 tháng 1 năm 2020, năm cơ quan và tổ chức đã phát hiện một loại virus giống SARS gây viêm phổi trong người dân ở Vũ Hán. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên giải mã virus nói rằng virus có thể lây hơn bệnh dịch hạch. Một số báo cáo cho rằng virus mới này giống SARS.
Sở Y tế thành phố Vũ Hán ngay lập tức đưa ra thông báo khẩn cấp nội bộ về virus và báo cáo với chính quyền trung ương, nhưng đồng thời địa phương cũng thông cáo với người dân rằng không có bằng chứng rõ ràng về lây truyền từ người sang người. Điều này [không ngăn được] ít nhất tám chuyên gia y tế cảnh báo [thực tế] người dân. Công an Trung Quốc đã lên án “những kẻ buôn tin đồn” và bịt miệng các nhà báo.
Vào ngày 31 tháng 12, Ủy ban Y tế trung ương Trung Quốc đã gửi các chuyên gia đầu tiên đến Vũ Hán và WHO đã được thông báo về dịch.
Chần chừ 
Sự thật là ít nhất 104 ca nhiễm ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Trong rất nhiều trường hợp, hầu hết các chính phủ sẽ có phản ứng khẩn cấp. Thế nhưng tại Vũ Hán lại không như vậy. Vào ngày 1 tháng 1, Sở y tế ở tỉnh Hồ Bắc đã chỉ thị cho cơ sở xét nghiệm virus này ngừng kiểm tra, đồng thời hủy tất cả các mẫu và giữ bí mật thông tin.
Hai ngày sau, cơ quan y tế trung ương đã ban hành một chỉ thị chính thức tương tự cho các cơ quan xét nghiệm trên cả nước. Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng 1, Trung tâm Y tế Công cộng Thượng Hải đã phát hiện virus Corona giống SARS từ các mẫu ở Vũ Hán và báo cáo với chính quyền Thượng Hải cũng như Bộ y tế, kêu gọi chính phủ hành động ngay lập tức để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Quan chức ĐCSTQ đã nói với các phóng viên rằng họ biết virus có thể lây từ người sang người và bắt đầu bảo các bác sĩ thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Đây là lý do tại sao Bộ y tế Trung Quốc cuối cùng đã đưa ra một phản ứng thứ cấp vào ngày 6 tháng 1. Sau đó, lần đầu tiên, phòng thí nghiệm trung tâm đã cung cấp trình tự gen của virus cho cộng đồng quốc tế và người Trung Quốc đã buộc phải cách ly.
Tóm lại, Tập Cận Bình chắc chắn phải biết chuyện gì đã xảy ra. Vào ngày 7 tháng 1, ông đã chủ trì cuộc họp với đảng viên cao cấp ĐCSTQ và các quan chức y tế và nắm thông tin về những gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Từ những hành động và thông tin bị rò rỉ sau đó, chúng ta biết rằng Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của dịch bệnh, trong khi vẫn giấu dân. Tập Cận Bình ra lệnh không được làm gián đoạn không khí đón Tết Nguyên đán và kết quả 3 tỷ chuyến di chuyển trong nội địa. Đây có thể là lý do chính tại sao chính quyền Trung Quốc và các phương tiện truyền thông của nước này đã cố tình đánh lừa người dân về căn bệnh truyền nhiễm này.
Trong giai đoạn quan trọng từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 19 tháng 1, thành phố Vũ Hán đã không báo cáo các ca nhiễm bệnh mới, vì lúc này chính quyền tỉnh Hồ Bắc bắt đầu tổ chức phiên họp toàn thể hàng năm và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, tổng cộng hơn 2.300 người tham gia. Chính quyền thành phố Vũ Hán còn có bữa tiệc tết Nguyên đán vào ngày 18 tháng 1, với 40.000 gia đình sẽ tụ tập ăn uống.
Gian dối số liệu – che giấu thông tin 
Theo Tạp chí Y học New England, chúng tôi ước tính rằng khoảng 300 trường hợp COVID-19 đã được xác nhận trong thời gian này. Con số 41 ca chính thức tính đến ngày 19 tháng 1 chắc chắn là sai. Thông tin từ các phương tiện truyền thông cho thấy các quan chức y tế trung ương không khuyến khích các bác sĩ Vũ Hán báo cáo các ca nhiễm mới vào thời điểm đó, mặc dù rõ ràng chính phủ đã thực hiện các biện pháp nội bộ để kiểm tra hành khách tại sân bay và nhà ga.
Vào ngày 20 tháng 1, Bộ y tế Trung Quốc tuyên bố virus sẽ không lây từ người sang người. Ngay cả Chung Nam Sơn (chuyên gia hàng đầu về các bệnh phổi và hô hấp của Trung Quốc) cũng coi nhẹ mối nguy hiểm này và tuyến bố chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không lặp lại dịch SARS năm 2003. Lãnh đạo Vũ Hán sau đó đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không thể thông tin mà không được phép. Ông ám chỉ rằng Vũ Hán có thể ra lệnh phong tỏa vào ngày 23 tháng 1 chỉ sau khi Tập Cận Bình quyết định công khai vào ngày 20 tháng 1.
Nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn, 5 triệu người rời khỏi thành phố và virus bắt đầu lây lân trên toàn cầu.
Ngay cả khi các ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận ở các quốc gia khác, Trung Quốc và WHO vẫn đánh lừa thế giới bằng cách giảm thiểu mối đe dọa. WHO yêu cầu virus có tên COVID-19, không phải là thuật ngữ liên tưởng đến Trung Quốc và từ chối liên hệ với các chuyên gia quốc tế, bao gồm cả CDC. Tập Cận Bình kêu gọi các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia, bao gồm cả Tổng thống Trump, cung cấp những nhận định lành tính về tình huống vốn nghiệt ngã này.
Kết quả là thế giới buộc phải hạ thấp phản vệ. Tập Cận Bình tự cho mình là lãnh đạo có khả năng kiểm soát. Theo quan điểm tuyên truyền của ĐCSTQ, phong trào chống đại dịch của lãnh đạo Tập Cận Bình đã giải phóng Trung Quốc khỏi thảm họa và giờ Trung Quốc sẽ dành thời gian còn lại để chống lại đại dịch cho thế giới.
Mọi người nghi ngờ quản lý khủng hoảng của Trung Quốc. Bắc Kinh ngay lập tức đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu lên án Hoa Kỳ và Ý đã đưa virus vào Vũ Hán. Thông qua truyền thông xã hội, Trung Quốc truyền bá thông tin sai lệch, làm tăng sự lo lắng của người Mỹ gốc Hoa. Trung Quốc sử dụng vật tư y tế – khẩu trang, máy thở và các thiết bị khác cần thiết để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 – như một đòn bẩy chặn miệng các nhà chỉ trích. Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã công khai với thế giới rằng những người không thân thiện với Trung Quốc không thể có được khẩu trang do Trung Quốc sản xuất. Những nước nhận được nguồn cung cấp của Trung Quốc, chẳng hạn như Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Hà Lan, nhận thấy rằng độ chính xác của kit kiểm nghiệm virus có độ lệch lên đến 70% đến 80% và nhiều khẩu trang bị lỗi.
Những gì chúng ta biết về dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay chủ yếu là do các nhà báo và người dùng Internet Trung Quốc không muốn im lặng. Bắc Kinh đã gỡ bỏ và chặn hơn 41 báo cáo điều tra từ các nhà báo. Các nhà báo công dân như Phương Bân, Lý Trạch Hoa và Trần Thu Thực vẫn đang bị công an Trung Quốc giam giữ. Thế giới sẽ không biết toàn bộ sự thật cho đến khi họ được trả tự do và tự do giải thích ĐCSTQ đã để đại dịch xảy ra như thế nào.
_________________
Tác giả:
Bradley A. Thayer là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas, San Antonio
Hàn Liên Triều là phó chủ tịch của Tổ chức ‘Các sáng kiến Quyền lực Công dân cho Trung Quốc.

Trung Quốc đang lừa đảo cả thế giới!

Thủ Tướng Anh, Borris Johnson
nguyễn thế khoa
Sau khi Tổng thống Mỹ Trump lên án Trung Quốc về việc dấu nguyên nhân và thực trạng nghiêm trọng của dịch covid 19 đã diễn ra ở Trung Quốc, làm cả thế giới bất ngờ không đối phó kịp với tốc độ lan truyền dịch, đến lượt nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã vạch trần sự lừa đảo và vụ lợi của Trung Quốc trong cơn đại dịch làm điên đảo toàn cầu này.
Tổng thống cộng hòa Séc từng ca ngợi Trung Quốc như một cứu tinh duy nhất trên thế giới đến với Séc trong cơn đại dịch thì ngay sau đấy khi Séc nhận rồi sử dụng hàng viện trợ và mua của Trung Quốc họ mới biết minh bị ngậm “quả đắng” khi hơn 80% là hàng dởm. Séc phải lập tức gửi trả ngay Trung Quốc số hàng dởm ấy và thị trưởng Praha đã tuyên bố: “Séc sẽ vĩnh viễn không bao giờ mua và nhận hàng viện trợ của Trung Quốc”.
Tiếp đó, Tây Ban Nha, Hà Lan tiếp tục kêu trời vì số khẩu trang và vật tư y tế quá kém chất lượng của Trung Quốc, gây nhiều khó khăn cho họ trong điều trị bệnh nhân.
Gần đây, Thủ tướng Anh, người nhiễm virus covid 19, phải trực tiếp điều hành đất nước trực tuyến từ nơi cách ly, đã lên án Trung Quốc rất mạnh mẽ. Ông cho rằng thực tế Trung Quốc đã giấu ít nhất đến 40 lần lượng người nhiễm và chết vì dịch. Trung Quốc cố ý làm cho Anh lầm tưởng số người nhiễm và chết ở nước họ là không bao nhiêu và nhiều người không cần điều trị cũng tự khỏi làm cho Anh lơ là, không kịp trở tay khi dịch tràn đến. Ngoài việc Trung Quốc đã cung cấp vật tư có nhiễm virus covid 19 cho Anh, Thủ tướng Anh còn tố cáo dường như Trung Quốc đã biết trước quy mô của đại dịch covid 19 trên toàn cầu nên trước và trong dịch đã cho gom mua khẩu trang, vật tư y tế chống dịch từ khắp thế giới để giờ trở thành nhà đầu cơ lớn nhất thế giới các loại vật tư này và họ đang bán ra khắp thế giới với giá cắt cổ hoặc viện trợ kèm theo các điều kiện chính trị ngặt nghèo.
Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ hủy bỏ mọi hợp tác với doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc Huawei và hủy luôn việc cho Huawei thực hiện mạng 5 G ở Anh.
Nhiều quốc gia phương Tây và thế giới khác trong đó có những nước đã rơi vào “bẫy nợ” hoặc các công trình hợp tác còn hơn ăn cướp kiểu đường sắt Hà Đông – Cát Linh ở VN của Trung Quốc, đều cho biết sau dịch họ sẽ cho xem xét hủy bỏ nhiều dự án hợp tác với Trung Quốc bởi đó đều là các dự án lợi bất cập hại với quốc gia đang dùng nhiều thủ đoạn bẩn thỉu, tán tận lương tâm để hòng thống trị thế giới.


Ngay trong đỉnh đại dịch covid 19, tranh thủ Mỹ đang tập trung sức chống dịch, Trung Quốc đã thể hiện ý đồ bá chủ biển Đông khi cho các tàu biển cấp tập ùa vào khống chế các đảo của Việt Nam ở Trường Sa, đâm chìm tàu rồi bắt tàu và ngư dân Việt Nam gần đảo Hoàng Sa. Họ còn trắng trợn vu cáo một cách trơ trẽn tàu cá Việt Nam đã đâm vào tàu hải cảnh của Trung Quốc. Luồng ý kiến cho rằng Trung Quốc chính là tác giả của covd19 và kịch bản đưa con virus đi tàn phá toàn thế giới rồi nhân cơ hội đó Trung Quốc sẽ hoàn thành giấc mộng bá quyền của mình chưa có các bằng chứng xác thực nhưng việc Trung Quốc lừa đảo và nhân cơ hội đại dịch họa của toàn nhân loại để thủ lợi cho minh trên máu xương của đồng loại thì không còn gì có thể bào chữa nữa. Hãy tẩy chay ngay kẻ lừa đảo lớn nhất, bất lương nhất trong lịch sử nhân loại!

Những Va Chạm Nhỏ & Đôi Chút Hiểu Lầm

04/07/2020 - 13:54 — tuongnangtien

Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường!
Kiều
Chừng mươi năm trước, chính xác là hôm 22 tháng 7 năm 2011, nhà báo Mặc Lâm có một bài viết (“Cú Đạp Lịch Sử, Hà Nội Ơi”) thu thập nhiều ý kiến phẫn nộ của nhiều vị thức giả VN:
  • Nguyên Ngọc: “Chỉ có lòng căm thù người dân sâu sắc lắm thì người ta mới dám đạp vào mặt người dân như thế.”
  • Trần Mạnh Hảo: “Đạp lên mặt nhân dân, đạp lên mặt tổ quốc.”
  • Nguyễn Trọng Tạo: “Cái đạp phát xuất từ lòng căm thù người dân của viên an ninh này cao lắm mới có thể thúc đẩy một con người đối xử với một người khác như thế.”
  • Phạm Toàn: “Cái đạp này do cả hệ thống thai nghén và bảo trợ, thậm chí lưu manh hoá cả ngành an ninh để cai trị.”
Ủa! Chuyện gì mà um xùm dữ vậy cà?
Xin thưa: Đây là một cơn bão trong tách nước trà, chứ chả có gì nghiêm trọng đâu. Chả qua chỉ là chút hiểu lầm của người dân với lực lượng công an địa phương thôi.  Mấy hôm sau, báo Thanh Niên có bài tường thuật (“Không Có Chủ Trương Trấn Áp Người Biểu Tình Yêu Nước”) ngọn ngành và chi tiết:
Sáng 17.7, anh Đức có tham gia đoàn biểu tình tự phát tại khu vực phố Điện Biên Phủ - Trần Phú. Lực lượng làm nhiệm vụ đã tuyên truyền, vận động, yêu cầu đoàn biểu tình giải tán, không tập trung đông người, gây mất an ninh trật tự thành phố. Anh Nguyễn Chí Đức đã tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi bệt xuống đất, lực lượng làm nhiệm vụ buộc phải khiêng lên xe buýt, đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội để tuyên truyền giải thích…
Cơ quan điều tra cũng yêu cầu đại úy Phạm Hải Minh, Công an quận Hoàn Kiếm tường trình vụ việc này. Đại úy Minh cho biết khi 4 cán bộ công an khiêng anh Đức lên xe buýt thì anh Minh từ trên xe giơ chân bước xuống nhưng không đánh anh Đức. Căn cứ vào các tài liệu điều tra, xác minh thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội kết luận không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp.
Ảnh: motthegioi.vn
Ồ thì ra thế! Hoá ra là mặt của ông Đức chạm vào dầy của viên đại úy công an chứ đương sự không hề bị ai chà đạp gì ráo trọi. Trong mọi giao tiếp xã hội thì tránh sao được những chuyện đụng chạm, và những chạm đụng kiểu này vẫn diễn ra hằng ngày ở huyện ấy mà:
 
Giao thông bằng đường thủy cũng thế, cũng có lúc không tránh khỏi chuyện đụng chạm lai rai – cho dù là biển rộng sông dài. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vừa thông báo cho giới truyền thông hay về một sự cố (hơi) đáng tiếc như sau:
“Vào sáng sớm ngày 2/4, tàu Hải cảnh Trung Quốc trong khi tuần tra định kỳ đã phát hiện một chiếc tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập đánh bắt cá ở quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, đã lập tức gọi loa xua đuổi. Chiếc tàu đánh cá này không chịu rời đi và đột nhiên chuyển hướng về phía tàu Hải cảnh Trung Quốc. Mặc dù tàu Hải cảnh Trung Quốc đã cố gắng hết sức để tránh nhưng vẫn bị tàu đánh cá Việt Nam đâm vào mũi tàu và chiếc tàu cá đã bị chìm. Hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức giải cứu tàu đánh cá Việt Nam. Tất cả 8 ngư dân Việt Nam trên tàu đã được cứu lên mà không có ai thương vong. Sau khi tiến hành thủ tục điều tra và thu thập chứng cứ cần thiết, Hải cảnh Trung Quốc đã cho 8 ngư dân hồi hương.”
Trước sự kiện này, FB Vũ Quốc Ngữ liền liên tưởng đến một chuyện (hơi) buồn đã cũ: “Nghe quen quen. Giống như tay công an nào đó ở Hanoi nói mặt của phóng viên va vào giày của mật vụ!” Cùng lúc, FB Canh Le còn dẫn Kiều (nghe) không được hữu nghị (friendly) gì cho lắm:
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã !
Mèo mả gà đồng gặp nhau !
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường !
Đụng phường nào thì cũng bỏ mẹ đám dân đen xứ Việt, bất kể là ở trên bờ hay dưới nước.