Thursday, January 18, 2018

Ai được lợi trong việc bắt Vũ Nhôm?

Châu Công Thịnh - Những ngày vừa qua, báo chí, mạng xã hội liên tục đưa tin về việc bắt giữ Vũ Nhôm. Tất cả như lên đồng, thi nhau “chém, giết”, thay quan tòa kết tội Vũ Nhôm mà không có một ai bình tĩnh nhìn lại, vậy ai được lợi trong vụ việc này ?

Có phải Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Trước hết xin thưa Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng quy mô kinh tế chỉ tương đương Khánh Hòa, không bằng một quận của Sài Gòn, Hà Nội. Loại con buôn mua đi bán lại tầm hơn chục cái nhà như Vũ Nhôm chỉ là loại “cá con” nếu so với hằng hà sa số đại gia bất động sản trong Sài Gòn hoặc ngoài Hà Nội như Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát), Dương Công Minh (Him Lam), Lê Thanh Thản (Mường Thanh), Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Lê Viết Lam (Sun Group), Đỗ Anh Tuấn (Sunshine Group), Bùi Thành Nhơn (Novaland), Tư Hường (Hoàn Cầu), Lương Trí Thìn (Đất Xanh), Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh), Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh (Sacomreal), Nguyễn Hữu Đường (Hòa Bình Group), Nguyễn Trọng Thông (Hà Đô), Đào Ngọc Thanh (Vihajico, Ecopark), Đoàn Văn Bình (CEO Group), Nguyễn Đình Trung (Hưng Thịnh Corp), Vũ Tiến Đức (MIK Group), vợ chồng Trần Anh Tuấn - Nguyễn Thị Nguyệt Hường (TNR Holdings Việt Nam) và gần đây là Trịnh Văn Quyết (FLC)... Nói không ngoa, chủ thầu kinh doanh rác thải ở Sài Gòn còn nhiều tiền hơn Vũ Nhôm nhiều. Hà Nội và Sài Gòn đầy loại như Vũ Nhôm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người có vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị, quyền lực nhất ở Việt Nam, từng là Bí thư thành ủy Hà Nội chắc chắn biết rõ rằng, sau lưng Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong là những ai và chắc chắn biết rõ những người đó giàu hơn Vũ Nhôm hàng trăm lần. Nhưng tại sao Tổng Bí thư lại chỉ bắt “cá con” Vũ Nhôm mà bỏ qua cho những con “cá mập” kia? Đơn giản là đã “giết” Nguyễn Xuân Anh thì phải bắt Vũ Nhôm và ngược lại, điều tra Vũ Nhôm để “giết” Nguyễn Xuân Anh. Suy cho cùng thì Nguyễn Xuân Anh chỉ mới tập tành làm chính trị, đáng tuổi con của ông Nguyễn Phú Trọng. Việc ông Tổng Bí thư thẳng tay trị Nguyễn Xuân Anh, không cho cơ hội khắc phục, sửa sai chẳng qua là trả thù ông Năm Chi, vì không kỷ luật ông Ba Dũng.

Không những thế, Nguyễn Xuân Anh, Vũ Nhôm là bạn thân, là hai “đệ tử ruột” của ông Nguyễn Bá Thanh. Khi còn sống, Nguyễn Bá Thanh là “đệ tử” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mỗi khi bầu bán, lấy phiếu tín nhiệm, Nguyễn Bá Thanh đều xông pha, cần mẫn vận động các lá phiếu ở miền Trung ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng. Có thể nói, Nguyễn Bá Thanh là tai mắt của Tổng Bí thư ở miền Trung, sống hết lòng với ông Tổng. Ngược lại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng rất ủng hộ Nguyễn Bá Thanh, tìm mọi cách đưa Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị, làm Trưởng ban Nội chính để xử lý ông Ba Dũng, nhưng không được do có sự phá hoại ngầm của ông Bảy Phúc - Đương kim Thủ tướng.

Việc “giết” con (Xuân Anh), bắt bạn thân con (Vũ Nhôm) để trả thù cha (Năm Chi); bắt, kỷ luật hai người thân thiết nhất của “đàn em, đệ tử” mình (Nguyễn Bá Thanh), người đã luôn ủng hộ mình trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi họ đã mất liệu có phải là bậc chính nhân quân tử? Sự bao dung, độ lượng, thậm chí bao dung với chính kẻ đã từng kẻ thù của bậc minh quân ở đâu? Bài học lịch sử vẫn còn đó. Cha ông ta đã cấp lương thực, ngựa tốt cho kẻ thù phương Bắc khi chúng thua trận để có thể về nước. Trần Hưng Đạo được nhân dân phong thánh không chỉ vì đánh thắng quân Nguyên Mông mà còn là gạt bỏ thù riêng vì việc nước. 

- Có phải là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Xin thưa là chính xác, ông Nguyễn Xuân Phúc là người được cả “tiếng” lẫn “miếng”, được cả “chì” lẫn “chài”. Vì sao?

Việc chỉ đạo bắt Vũ Nhôm, khiến ông Nguyễn Xuân Phúc được ngay cái “danh”. Các nhà báo đang ăn lộc của đương kim Thủ tướng ra sức ca ngợi ông Nguyễn Xuân Phúc là một chính khách kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, nói không với tham nhũng. Đặc biệt, bắt Vũ Nhôm, ông Nguyễn Xuân Phúc tỏ rõ lòng trung thành với ông Nguyễn Phú Trọng, lấy được lòng Tổng Bí thư. 

Chưa bao giờ chức vụ “Tổng Bí thư” lại gần với ông Nguyễn Xuân Phúc như lúc này. Rõ ràng trong cuộc đua giành sự ủng hộ của ông Nguyễn Phú Trọng thì đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi trước Chủ nhiệm kiểm tra Trần Quốc Vượng một bước. Bây giờ có thể gọi ông Bảy Phúc bằng Quyền Tổng Bí thư Nguyễn Xuân Phúc được rồi. 

Một mặt ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo bắt bằng được Vũ Nhôm để “lập công”, mặt khác giao đệ tử đến gặp và ép Vũ Nhôm bán dự án The Sunrise Bay với giá chỉ bằng 1/3 giá trị thực. Thậm chí họ còn nói thẳng với Vũ nhôm là họ cũng chỉ được 1/3, còn 1/3 là của anh Bảy Phúc, đổi lại Vũ Nhôm sẽ không bị khởi tố. Tất nhiên, Vũ Nhôm đã ngậm đắng nuốt cay phải bán, với hy vọng sẽ thoát khỏi bị khởi tố.

Dư luận nhân dân Đà Nẵng thừa biết việc mua bán dự án này, đã chất vấn ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch Đà Nẵng) thì ông Thơ trả lời tỉnh bơ “việc mua bán dự án này là bình thường”, trong khi Vũ nhôm bỏ bao nhiêu vốn liếng để mua dự án này của nhà đầu tư nước ngoài thì lại rêu rao là tham nhũng?! Vì mua của tư bản nước ngoài thì không thể ép giá, mua rẻ được.

Ngoài ra, đường dây chạy từ Vũ nhôm qua Thân Đức Nam đến ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là ít, hàng chục triệu đô la, bởi giống như sức khỏe, để được sự tự do thì giá nào con người ta cũng phải mua.

Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo bắt Vũ nhôm còn vì một nguyên nhân nữa là để rửa hận với Nguyễn Bá Thanh. Vì ông Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh đều có xuất phát điểm tương đối giống nhau, nhưng Nguyễn Bá Thanh làm được nhiều việc hơn. Chính vì vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn luôn đố kỵ, ghen ghét Nguyễn Bá Thanh và luôn tìm cách chống lại. Ông Nguyễn Xuân Phúc muốn xóa bỏ thần tượng Nguyễn Bá Thanh bằng việc bắt “đệ tử” của Nguyễn Bá Thanh, vì ai ở Đà Nẵng mà chẳng biết Vũ nhôm là “đệ tử” Nguyễn Bá Thanh. 

Việc bắt Vũ nhôm cũng để trả hận, vì Vũ nhôm đã chọn Nguyễn Bá Thanh làm thầy mà không chọn ông, mặc dù thời gian đầu cả ông Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh đều cưu mang, giúp đỡ Vũ Nhôm. 

Vũ nhôm khi mới lập nghiệp rất gắn bó với gia đình ông Thủ tướng. Anh trai của ông Bảy Phúc là ông Nguyễn Quốc Dũng, một cán bộ cộng sản cũng từng cưu mang Vũ nhôm rất nhiều (hỏi 10 người cán bộ, đảng viên Đà Nẵng thì chắc chắn 10 người đều ủng hộ ông Quốc Dũng, còn với ông Bảy Phúc thì chắc là con số 0). Vì vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không dám bịt tai làm bừa, vẫn cho người thân trong gia đình đến thăm Vũ nhôm để động viên, nói rằng ông Bảy Phúc vẫn không quên tình cảm, ơn nghĩa của Vũ nhôm, ông Bảy Phúc phải làm vì do Tổng Bí thư ép phải làm. Chính người nhà ông Nguyễn Xuân Phúc đã khuyên Vũ nhôm trốn ra nước ngoài, lánh đi một thời gian, hết nhiệm kỳ ông Bảy Phúc lên làm Tổng Bí thư thì quay về.

Vũ nhôm suy cho cùng cũng chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, vi phạm pháp luật thì phải xử lý. Nhưng việc Tổng Bí thư đối xử với ông Năm Chi, Xuân Anh và linh hồn Nguyễn Bá Thanh thì đó là một hành động tồi tệ. Các đảng viên đã bị khuôn mặt có vẻ hiền từ và mái đầu bạc đánh lừa, để bây giờ mất mát quá lớn.

Ông Bảy Phúc - Đương kim Thủ tướng có thể khóa sau sẽ làm Tổng Bí thư, nhưng rồi cũng phải nghỉ. Liệu ông có dám về quê hương Quảng Nam Đà Nẵng nghỉ hưu không, khi mà bọn nịnh thần, cơ hội đã bỏ đi hết, chỉ còn lại người dân nơi đây?. 

Đừng lấy mấy lời phát biểu của mấy vị nghỉ hưu ở câu lạc bộ Thái Phiên ra để biện minh, bởi mấy trò “đạo diễn” của ông Trương Quang Nghĩa và Huỳnh Đức Thơ chỉ lừa dối được những người không có thông tin, chứ quan chức ở Quảng Nam Đà Nẵng ai chẳng hiểu rõ. Bởi Vũ nhôm có phải từ trên trời rơi xuống đâu mà bây giờ mới hỏi như không hề hay biết. Vũ nhôm sinh ra, lớn lên ở Đà Nẵng. Vũ Nhôm đã lập nghiệp làm ăn biết bao dự án lớn bé ở đây chẳng lẽ các ông không biết mà còn vờ hỏi Vũ nhôm là ai? Lãnh đạo người Quảng Nam, Đà Nẵng, trong đó có bí thư Trương Quang Nghĩa, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ ai chẳng biết Vũ Nhôm.

Còn Bí thư Trương Quang Nghĩa, mời ông đi làm đi, nói ít thôi. Cả nhiệm kỳ ông làm Bí thư tỉnh ủy Sơn La, Sơn La nghèo vẫn hoàn nghèo. Hai năm làm Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải không làm nổi được một con đường nào ra hồn. Mong rằng với thời gian còn lại, ông làm được 1/10 Nguyễn Bá Thanh thôi là người dân Đà Nẵng sẽ mừng và ghi nhận công lao ông lắm rồi.

Để kết thúc bài viết, chỉ có thể khẳng định rằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ nhiệm kiểm tra Trần Quốc Vượng ai được nhiều, được ít thì thật khó nói, nhưng chắc chắn nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng bị thua thiệt nhất, mất mát nhất.

18.01.2018

Châu Công Thịnh

Chân dung cộng sản trong cái chuồng loài sản

Tháng Chín (Danlambao) - Phát biểu lời sau cùng tại tòa sáng 17-1, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói: "Cháu muốn gửi lời xin lỗi đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu, coi cháu như người con, người cháu trong gia đình", rồi òa khóc nức nở. (*)

Đó là chân dung của một tên cộng sản "đầu thú" khóc lóc trước tòa xin xỏ đảng trưởng đảng cướp tha tội ăn cướp của dân.

Qua lời khóc lóc này từ một tên quan to của đảng, người ta thấy được tư duy bò sát của loài sản. Tư duy coi đất nước, pháp luật như cái chuồng lợn nội bộ trong đó những con lợn giải quyết với nhau như lợn cha, lợn con.

Trong cơn nức nở con con cháu cháu ấy, Trịnh Xuân Thanh lại xin xỏ được qua Đức, nơi hắn bị đảng trưởng cho người bắt cóc xách đầu thú về, để được ở gần với vợ và 3 con đã... vượt biên sang đó từ trước.

Vụ án tại cái chuồng loài sản này và với bản án chung thân dành cho Nguyễn Xuân Thanh đã chứng minh thêm cho những lời tuyên bố láo khoét về việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú. Không có tự ý đầu thú gì cả để từ đó được cứu xét khoan hồng. Ngược lại, nó chứng minh quyết tâm trả thù của Nguyễn Phú Trọng đối với tên đồng chí địch đã dám trốn ra nước ngoài, quay đầu chửi Tổng bí thư và Tổng bí thư phải giở trò côn đồ cử người sang bắt cóc về.

Từ Đức sang đến Việt Nam, từ lối hành xử thời hang động Pắc Pó cho đến phiên tòa chuồng lợn ngày hôm nay, thái độ và cung cách của những tên cộng sản đều không khác. Hung dữ, hiểm ác, hèn nhát, khóc lóc van xin... mỗi hành xử được toát ra tùy vào lúc chúng nắm quyền hay lúc sa cơ. Đến lúc Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc rơi vào tình trạng của Trịnh Xuân Thanh, chúng cũng không khác.


18.01.2018

Xin lỗi bác Tổng

Lê Công Định - Xin lỗi bác Tổng để mong được tha, đó là mô thức công lý mới ở Việt Nam? Xem ra các bị cáo chẳng tin tưởng ông quan tòa ngồi ở trên "xử" mình, bởi pháp đình thật ra chỉ là sân khấu chèo để sỉ vả, nịnh hót, nỉ non, cười khóc,... mà thôi.

Các vị thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, luật sư, v.v... hẳn đã biết mình phụ diễn tuồng như thế nào rồi chứ? Thật ê hề lẫn ê chề!

Nghề tư pháp luôn được xã hội kính trọng ở mọi thể chế chính trị, một khi khoác áo hành nghề thì dù kiếm cơm, cũng nên cố giả vờ yêu danh dự nghề nghiệp đôi chút, để thiên hạ trông vào còn ngẩng mặt với đời.

Ai lại vì bát cháo mà cầm c.. cho thằng khác đái bao giờ? Đã vậy c.. thằng già mới chết mẹ. Chán!



Việt Nam: Lại một đợt đàn áp các blogger và nhà hoạt động nhân quyền

Hoa Kỳ rút khỏi TPP khiến số người bị bắt giữ tăng đột ngột

Human Rights Watch - (New York, ngày 18 tháng Giêng năm 2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề cập trong bản Phúc trình Toàn Cầu 2018 của mình, Việt Nam đã gia tăng đáng kể việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền trong năm 2017. Bất chấp thực tế đó, hầu hết các nhà tài trợ cho Việt Nam vẫn tiếp tục coi trọng thương mại hơn nhân quyền.

Trong bản Phúc trình Toàn cầu dài 643 trang, xuất bản thường niên lần thứ 28, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá tình hình thực thi nhân quyền ở hơn 90 quốc gia. Trong bài đề dẫn, Giám đốc Điều hành Kenneth Roth viết rằng thái độ của nhiều nhà lãnh đạo chính trị sẵn lòng đứng ra bảo vệ các nguyên tắc nhân quyền cho thấy việc hạn chế các âm mưu độc tài mang hình thức dân túy là hoàn toàn khả thi. Khi kết hợp với khối quần chúng đã thức tỉnh và các nhân tố hoạt động đa phương hữu hiệu, các nhà lãnh đạo đó đã thể hiện một thực tế là có thể kiềm chế được sự trỗi dậy của các chính phủ chống nhân quyền.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa ước thương mại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính quyền Việt Nam ra tay khởi động lại chiến dịch đàn áp nhằm vào những người hoạt động nhân quyền, bắt giữ hàng chục blogger và nhà hoạt động, và kết án nhiều người với mức án tù nặng nề. Các quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội, tự do đi lại và tự do tôn giáo tiếp tục bị đè nén nghiêm trọng ở Việt Nam, với một nhà nước độc đảng. Côn đồ được nhà nước bảo trợ thường tấn công những người bất đồng chính kiến, trong khi tình trạng công an bạo hành, trong đó có cả những trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ, vẫn còn là một vấn nạn nghiêm trọng.

“Trong thời kỳ đàm phán TPP, chính quyền Việt Nam biết rằng nếu bắt giữ các nhà hoạt động thì sẽ gây hình ảnh tồi tệ,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Nhưng họ đã lột bỏ tấm mặt nạ này sau khi chính quyền Trump rút khỏi TPP, và bắt đầu xét xử và áp các mức án tù nặng nề đối với những người dân lên tiếng kêu gọi dân chủ và chấm dứt chế độ cai trị độc đảng một cách ôn hòa.”

Năm 2017, có ít nhất 24 người bị kết án vì viết bài và vận động cho dân chủ, nhân quyền. Trong số những người bị kết án nói trên có blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh(bút danh Mẹ Nấm), bị kết án mười năm tù; Trần Thị Nga, chín năm tù; Phan Kim Khánh, sáu năm tù; và Nguyễn Văn Hóa, bị kết án bảy năm tù.

Trong 14 tháng qua, công an đã bắt ít nhất 28 người với các tội danh về “an ninh quốc gia” có phạm vi áp dụng lỏng lẻo, được sử dụng để trừng phạt những tiếng nói phê phán và hoạt động ôn hòa, trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc TruyểnTrương Minh ĐứcNguyễn Văn TúcNguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội. Blogger Phạm Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà vẫn đang bị công an tạm giam từ tháng Mười hai năm 2015 mà chưa đưa ra xét xử. Ban đầu, họ bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Tháng Bảy năm 2017, cáo trạng lại đổi sang tội lật đổ.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì một nhà nước độc đảng, hạn chế nặng nề các quyền tự do cơ bản và trừng phạt những người bất đồng chính kiến. Hiện nay, có ít nhất 119 người đang phải thi hành các mức án tù nặng nề vì thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn, hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị đảng cầm quyền cho là nguy cơ đối với quyền lực độc tôn của mình.

Chính quyền Việt Nam cấm tất cả các đảng chính trị, công đoàn lao động hay các tổ chức nhân quyền độc lập. Các nhóm tôn giáo chỉ được hoạt động dưới sự giám sát của chính quyền. Công an sử dụng nhiều biện pháp để đàn áp các nhóm tôn giáo hoạt động ngoài các tổ chức tôn giáo chính thức, có đăng ký với chính quyền và do chính quyền kiểm soát, như theo dõi thường xuyên, đe dọa, sách nhiễu, ép buộc từ bỏ tín ngưỡng, đưa ra kiểm điểm ở chỗ đông người và đôi khi dùng vũ lực quá mức.

Các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền liên tục phải đối mặt với nguy cơ bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, thẩm vấn đe nẹt cũng như gây sức ép với người sử dụng lao động, cơ quan chủ quản, chủ nhà và gia đình. Công an thường quản chế tại gia trái pháp luật hoặc câu lưu tạm thời để cản trở họ không tham gia được các cuộc biểu tình bảo vệ môi trườnghội luận nhân quyềngặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài hay dự các phiên tòa xử các bạn hoạt động của họ. Chính quyền cũng ngăn cấm các blogger và nhà hoạt động đi ra nước ngoài, đôi khi đưa ra các lý do về an ninh quốc gia rất mơ hồ. Tháng Sáu, chính quyền tước quốc tịch Việt Nam của cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông sang Pháp.

Nạn hành hung cơ thể các blogger và các nhà vận động nhân quyền xảy ra thường xuyên. Nhiều nạn nhân cho biết họ bị những người lạ mặt mặc thường phục đánh đập ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp. Các nhà vận động nhân quyền Việt Nam cũng thường bị công an thẩm vấn với tính chất đe nẹt trong thời gian kéo dài, hay bị tạm giam dài ngày mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý hay gia đình thăm gặp.

“Các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam thường xuyên phải chịu rủi ro bị mất tự do cá nhân, sự an toàn của bản thân và thậm chí cả mạng sống để thúc đẩy nhân quyền và các quyền chính trị, dân sự cơ bản,” ông Adams nói. “Các đối tác thương mại và nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam cần cương quyết đưa yêu cầu cải thiện nhân quyền trở thành một phần hữu cơ của mọi giao dịch và dự án tài trợ đối với Việt Nam.”

Muốn đọc chương riêng về Việt Nam trong Phúc trình Toàn cầu 2018 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, vui lòng truy cập:

Muốn đọc thêm tin, bài của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, vui lòng truy cập:

Muốn đọc thêm thông tin về tù nhân chính trị Việt Nam, vui lòng truy cập:

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531 (di động); hay email: adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hay email: siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động), hay email: robertp@hrw.org. Twitter @Reaproy

Chế độ công an trị không có thượng tôn pháp luật!


Trần Quang Thành (Danlambao) - Vụ án Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh đang được sự quan tâm của dư luận xã hội. Có người đánh giá đây là một vụ án kinh tế chưa có tiền lệ khi một cựu ủy viên Bộ Chính trị như ông Đinh La Thăng bị truy tố. Phải chăng vùng cấm đã bị xóa bỏ? Cũng có người nhận xét đây chỉ là một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, quyền lợi trong đảng độc quyền cai trị đất nước.

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thănh đã đưa ra nhận xét: "Đây chỉ là một vở bi hài kịch cuả chế độ công an trị không có thượng tôn pháp luật!"

Nội dung cuộc phỏng vấn trong clip ở trên, mời qúi vị cùng nghe.


Vụ xử ông Thanh là 'mũi tên bắn nhiều con chim'

Theo BBC-3 giờ trước 


Bên ngoài phiên tòa xét xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạmBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionBên ngoài phiên tòa xét xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Việc xét xử ông Trịnh Xuân Thanh là một mũi tên 'bắn vào nhiều con chim', trong khi phiên tòa với các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh 'có màu sắc chính trị nội bộ', một nguyên là Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC Tiếng Việt.
Bình luận với Bàn tròn thứ Năm hôm 18/01/2018 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Việc xử Trịnh Xuân Thanh, tôi đánh giá là một mũi tên bắn nhiều con chim. Một là xử nhanh, như chúng ta thấy chưa có phiên tòa nào xử nhanh như thế và những phiên tòa như thế này, theo chúng tôi biết ở Việt Nam, nó có một định hướng nào đấy, nó hơi lai lai như một vụ án có màu sắc chính trị, mà chính trị nội bộ.
"Khi Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh có án rồi, những cơ quan khác, những người có ý kiến tham gia, thì có lẽ không tham gia được và Việt Nam cũng muốn chứng minh cho Đức biết rằng Trịnh Xuân Thanh là một người có tội, rồi sau này có những bước tiến.
"Cho nên việc nói qua, nói lại để đòi hỏi chuyển Trịnh Xuân Thanh đi sang Đức có lẽ tạo cho bên phía Đức, theo tôi nghĩ, yếu thế hơn."

'Chuyện buồn cười, ảo tưởng'

Những bị cáo chủ chốt trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản tại PVN và PVC nói lời cuối cùng trước khi nghị án.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhững bị cáo chủ chốt trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản tại PVN và PVC nói lời cuối cùng trước khi nghị án.
Bình luận về những lời đề nghị và nguyện vọng của các bị cáo tại phiên tòa, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp:
"Chuyện Trịnh Xuân Thanh xin đi qua Đức để sống với vợ con thì đó là một chuyện buồn cười, ảo tưởng, không có chuyện đó.
"Còn trường hợp ở tù, nếu người nhà là cha mẹ hay người thân thiết mà có thể bệnh, từ trần, thì có thể người ta cho về để tang. Việc đó đã có tiền lệ, hoặc có trường hợp nào đó cho về một tí, tạm đình chỉ thi hành án trong một thời gian, có người áp tải về nhà. Trường hợp đó như anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, khi người nhà chết, thì anh cũng có về đốt nhang.
"Trường hợp đó thì có, còn trường hợp ở tù mà cho về thế này, thế kia, mà nhất là đi qua Đức, thì đúng là chuyện hão huyền."
Khi được hỏi vụ án và phiên xử mang 'màu sắc chính trị nội bộ' là thế nào, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp:
"Về trong nội bộ, theo tôi được biết, thì không phải 100% người ta đồng tình. "Có người cho rằng thường chỉ trừ tội phản quốc, tội này kia, không nên xử đến Bộ Chính trị, hoặc là cao hơn thế này, thế kia, thì nó dẫn tới những vụ án nữa..."
"Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình," ông Thanh nói.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption"Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình," ông Thanh nói.
Trước câu hỏi về vấn đề có nên chỉ rõ 'vùng cấm' hay không trong vụ án này, kể cả tới các vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư hay Thủ tướng, nếu vi phạm pháp luật, Luật sư Thuận nêu quan điểm:
"Ở Việt Nam hiện nay, theo qui định của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì không bao giờ Tòa, hay Viện Kiểm sát, công an Việt Nam được khởi tố, truy tố một đảng viên cả. Nếu một đảng viên bị khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử thì đảng viên đó hoặc là phải bị đình chỉ tư cách đảng viên, hoặc phải bị khai trừ đảng, thì lúc đó mới xử.
"Chứ Tòa án và công an Việt Nam không bao giờ xử, truy tố một đảng viên, vì đảng viên đó phải có một cấp ủy quản lý. Còn đối với những người cấp cao, chúng ta biết như là ông Đinh La Thăng, thì phải là Bộ Chính trị.
"Ông Đinh La Thăng lúc đó hết Ủy viên Bộ Chính trị rồi, thì ông còn là Ủy viên Trung ương Đảng, thì giao cho Ban Chấp hành Trung ương. Có một qui định là có quyền đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Trung ương… Vùng cấm này được hiểu như thế nào, thì đó lại là một câu chuyện khác."

YouTube của đài Tây Ninh bị xóa vì bản quyền?

Theo BBC-8 giờ trước 


Nguyễn Hoàng LÊ ViBản quyền hình ảnhNGUYEN HOANG LE VI
Image captionYouTube gỡ các video của Đài Tây Ninh sau khi ông Nguyễn Hoàng Lê Vi nói TTV11 sử dụng video mà không có tác quyền
Trang Youtube của Đài TTVN11 Đài Phát thanh-Truyền hình Tây Ninh bị YouTube xóa bỏ vào sáng sớm 18/11, sau khi bị tố sử dụng video của một nhà làm phim độc lập không có tác quyền.
Nhà làm phim tự do Nguyễn Hoàng Lê Vi cho BBC biết ông là chính là người thông báo với YouTube sau khi phát hiện Đài PT-TH Tây Ninh nhiều lần sử dụng các hình ảnh video của ông mà không xin phép.
Trong khi đó, giám đốc đài thì cho rằng thông tin ông Lê Vi tuyên bố là không chính xác.

Phát hiện ra 'cảnh trùng khớp' về Tây Ninh

Trả lời BBC hôm 18/1, ông Lê Vi cho biết, dù sinh sống và làm việc ở TP. HCM, ông là người gốc Tây Ninh nên hay quay cảnh cũng như theo dõi tin tức địa phương.
Hôm 23/12/2017, ông nói ông vô tình phát hiện ra các video clip của TTV11 trên YouTube và phát hiện ra một số hình ảnh trùng khớp với các video clip ông quay trước đó.
"Tôi phát hiện trang Youtube chính của đài sử dụng hình ảnh của tôi trong phóng sự 'Tây Ninh quê hương tôi - Món ngon xứ', 'Tây Ninh quê hương tôi - Muối ớt tôm'.
Một trong số những khung hình ông Lê Vi cho là đã bị TTV11 sử dụng trong phần mở đầu một chương trình (dưới)Bản quyền hình ảnhNGUYEN HOANG LE VI
Image captionÔng Lê Vi cung cấp hình ảnh ông nói là video của ông trong khung hình "đã bị TTV11 sử dụng ở phần mở đầu một chương trình" về Tây Ninh
"Tôi có viết email gửi cho đài, hỏi sao sử dụng phim mà không xin phép, và có yêu cầu đài xoá, xin lỗi công khai, và trả phí tác quyền cho sáu khung hình, yêu cầu 1,5triệu/khung, tổng chi phí 9 triệu cho việc đài sử dụng những khung hình đó," ông Lê Vi nói.
"Chiều 24/12 tôi viết mộ cái email rõ hơn, có chứng cứ có phim so sánh, để chứng minh tôi quay các phim đó và Đài Tây Ninh sử dụng không hợp pháp, thì chỉ nhận được phản hồi của anh Minh Đức."
Trong các hình ảnh chụp màn hình lại các cuộc trao đổi email ông Lê Vi công khai trên mạng, ông Minh Đức, người tự giới thiệu là biên tập viên của đài và chịu trách nhiệm sản xuất.
Trong các email, ông Đức thừa nhận đã sử dụng một số video clip của ông Lê Vi, đề nghị gặp riêng trao đổi nhưng ông Lê Vi cho biết ông muốn làm việc trực tiếp với đại diện của Đài.
Hai bên trao đổi không thành và không gặp gỡ vào hôm 28/11 như ông Minh Đức yêu cầu.
Vụ việc gần đây nhất, ông Lê Vi cho biết, là một chương trình ca nhạc chiếu trực tiếp hôm 8/1/2018 mà do Đài PT-TH Tây Ninh lại sử dụng một đoạn video clip của ông.
"Sau khi phát hiện chương trình ca nhạc lại sử dụng, tôi cảm thấy không thể nhân nhượng, tôi báo những chương trình còn tồn tại trên đài cho YouTube.
"Bên YouTube làm rất kĩ, báo xong thì họ hỏi căn cứ đâu, mình cung cấp hình ảnh so sánh, lí giải cho họ hiểu. Tới khuya 2:27 sáng 18/1, Youtube báo gỡ video clip thứ ba. Theo luật của YouTube, nếu có ba video vi phạm trong vòng 6 tháng thì YouTube lập tức xóa trang," ông Lê Vi nói thêm.
Ông Lê Vi cho biết ông bắt đầu quay phim tự do từ 2012, và đây không phải là lần đầu tiên ông phát hiện video mình bị sử dụng mà không xin phép.
Ông đã gặp phải 22 trường hợp vi phạm tác quyền, trong đó có VTC, nhưng đơn vị này đã trả 4 triệu quyền tác quyền cho một khung hình.
"VTC họ làm việc rất chuyên nghiệp, họ nhận thức rất là rõ không được dùng của người khác, là tai nạn chứ không cố ý. Nên vụ việc với VTC mềm mại hơn, số tiền bồi thường cũng chỉ mang tính tượng trưng, vì chỉ cần gặp nhau nói chuyện trao đổi rõ ràng."

Thông tin của ông Lê Vi 'không chính xác, chủ quan'

Trả lời BBC hôm 18/1, ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Đài PT-TH Tây Ninh cho biết "các thông tin trên mạng mà ông Lê Vi đăng tải là không chính xác, và hiện giờ phía đài chưa cho có thông tin gì để công bố với báo giới."
Còn ông Minh Đức, người từ chối cung cấp đầy đủ họ tên, nói với BBC rằng email trả lời ông Lê Vi "có khả năng là tôi viết."
"Anh Lê Vi email trao đổi người ta nói rõ theo thỏa thuận cá nhân lại công khai trên Facebook thì cái đó tôi nghĩ là không có đúng," ông Đức nói.
Trang Youtube của VTV cũng bị đóng cửa vì vi phạm bản quyền do sử dụng clip của một nhà làm phim tự do Bùi Minh Tuấn (phải) hồi 2016Bản quyền hình ảnhBUI MINH TUAN
Image captionTrang Youtube của VTV cũng bị đóng cửa vì vi phạm bản quyền do sử dụng clip của một nhà làm phim tự do Bùi Minh Tuấn (phải) hồi 2016
Nhưng khi được hỏi về các email ông Minh Đức thừa nhận đã sử dụng video của ông Lê Vi không xin phép, ông Đức nói:
"Tại vì lúc đó viết thì chưa phản ánh hết đúng chuyện. Do ban đầu chưa được xác minh do có nhiều nguồn hình khác nhau thì ảnh tự nhận ảnh là tác giả của những cái đó thì mình thì theo độ thành khẩn thì mình nghĩ là ảnh là tác giả.
"Giờ thì cơ quan nhà nước đang làm việc nên tôi không thể bình luận gì thêm," ông Đức dứt lời.
Hồi tháng Ba 2016, trang YouTube của kênh truyền hình quốc gia VTV cũng bị YouTube gỡ bỏ vì vi phạm bản quyền một số video clip của ông Bùi Minh Tuấn.
Khi đó, người phát ngôn của YouTube Laurian Clemence đã trả lời BBC hôm 7/3/2016 rằng:
"YouTube có các công cụ quản lý nội dung và bản quyền vốn cho phép người giữ bản quyền kiểm soát nội dung trên YouTube.
"Khi một người giữ bản quyền gửi thông báo hợp lệ cho chúng tôi về video mà họ tin rằng vi phạm bản quyền của họ, chúng tôi ngay lập tức gỡ bỏ nội dung đó.
"Chúng tôi cũng đóng tài khoản của những người dùng vi phạm bản quyền nhiều lần."