Tuesday, February 24, 2015

Trả sự thật lại cho Nhân dân và Lịch sử

Đại Nghĩa (Danlambao) - 70 năm nay cộng sản Việt Nam đã đánh tráo lịch sử ngày độc lập của Tổ quốc. Ngày 2-9-1945 chỉ là ngày cộng sản ăn cướp chính quyền từ một chính phủ hợp pháp đầu tiên của Việt Nam đó là chính phủ Trần Trọng Kim được Hoàng đế Bảo Đại ủy nhiệm sau khi Ngài tuyên bố độc lập ngày11 tháng 3 năm 1945.

Luật sư Lê Công Định, một nhà trí thức trẻ từng là một tù nhân lương tâm của chế độ cộng sản Việt Nam đã nhận định được lịch sử một cách chín chắn và đã vạch rõ cái ngày mà Hồ Chí Minh gọi là tuyên bố độc lập, thật ra ngày đó là ngày “ăn cướp chính quyền”. Luật sư Định đã tìm hiểu và xác nhận “Ngày độc lập nào cho Việt Nam”.

“Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.

Ngay sau đó, vào ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ ‘Tuyên cáo Việt Nam độc lập’, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ”…

Từ ngày 19-8-1945, tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là ‘Cách mạng tháng Tám’.

Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim

Ngày 2-9-1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước VNDCCH”. (BBC online ngày 1-9-2014)

Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch UBHC thành phố Hà Nội cũng là người đứng ra sửa sai sau cuộc tàn sát đẫm máu nhân dân Hà Nội trong phong trào CCRĐ từ năm 1953 đến 1956. Ông Cần sớm nhận thức được tội ác của đảng cộng sản Việt Nam trước nhân dân và lịch sử nên ông đã rời bỏ đảng cộng sản từ lâu, nay Bàn chuyện từ bỏ đảng, ông Cần viết như sau:

“Đảng thường tự hào là đảng đã cướp được chính quyền từ tay Nhật, Pháp, về sau gọi đó là Cách mạng tháng Tám. Nhưng lịch sử chứng minh rõ ràng đó là sự dối trá: Việt Minh (tức đcs) cướp chính quyền không phải từ tay Nhật, Pháp mà là từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim. Chính phủ Trần Trọng Kim là ai? Thực ra, thực ra họ không phải là ‘chính phủ bù nhìn’ cho Nhật như Việt Minh và tờ Cờ Giải Phóng của đảng cộng sản đã vu cáo họ, mà là một chính phủ do vua Bảo Đại lập ra sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) gồm nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng trong cả nước, chẳng những họ có trí tuệ, có tư tưởng, mà còn có đức hạnh đứng ra gánh vác việc nước vì mục đích giành độc lập thật sự cho Việt Nam.”(ĐanChimViet online ngày 11-2-2015)

Muốn biết Việt Minh cướp chính quyền từ tay ai thì hảy xem hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Hoàng đế Bảo Đại để thấy một vị vua nhân từ, một lòng vì dân vì nước, không tham quyền cố vị, đã đem hết ước nguyện chính đáng của mình “trao duyên lầm cho tướng cướp”. Ngài viết:

Trần Huy Liệu trình tôi một tờ giấy ủy quyền, ký tên lằng nhằng khó đọc, và tuyên bố với giọng khá trịnh trọng:

“Nhân danh dân tộc Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh của mặt trận giải phóng đất nước cho chúng tôi vinh dự đến gần Hoàng thượng, để nhận ấn kiếm”...

“Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,

Vì nền độc lập của Việt Nam,

Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc…” (CRVN - trang 187)

Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là Dân tự do, trong một nước độc lập”.(CRVN - trang 188)

Nhà văn cựu Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, một người Việt Nam yêu nước đã trăn trở vì biết mình đã phí tuổi thanh niên lạc lầm đi theo những người cộng sản vô thần phản lại Tổ quốc. Khi tỉnh ra, ông đã sớm “từ bỏ đảng” cho nên bị “đảng bỏ”. Ngày nay ông đã đem tâm huyết của mình viết lại cho mọi người và nhất là giới trẻ cùng biết để tránh xa cái bọn người điêu ngoa lừa dối. Trong bài “Thời tù ngục” Phạm Đình Trọng đã nói rõ:

“Khi chưa có chính quyền, những người cộng sản liền vu cho chính phủ hợp pháp là chính phủ tập hợp được những trí thức có trí tuệ uyên bác và mặn nồng yêu nước, chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai của giặc Nhật rồi kích động bạo lực nhân dân cướp quyền của chính phủ hợp pháp đó. Suốt 70 năm qua, tất cả tài liệu, sách báo của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đều phải thú nhận với lịch sử rằng cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cướp chính quyền. Hành xử kẻ cướp tất nhiên bất chính và bất minh”. (ĐanChimViet online ngày 27-1-2015)

Trần Đĩnh, người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh ngày nay cũng đã sáng mắt, sáng lòng nên đã thổ lộ tâm tư qua tự truyện Đèn Cù nói lên một phần nào sự thật mà bao nhiêu năm nay cộng sản Việt Nam cố tình lừa dối và bưng bít.

“Trước ngày 19-8, không muốn mang tiếng đem em bỏ chợ, Tổng tư lệnh Nhật vào Huế gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim, nói: ‘Nếu các vị yêu cầu, Nhật với 50.000 quân tinh nhuệ có thể dẹp Việt Minh trong vòng một đêm, Việt Minh có quá lắm là 5.000 người còn súng ống lại càng quá ít. Nhưng hai ông này từ chối. ‘Tay sai mà thế ư?’ Chính (*) nói tiếp: Vậy thì đúng là vận nước đã đến và nếu Việt Minh, trong đó có mình, hợp tác với chính phủ Trần Trọng Kim cùng lập chính phủ thì hay bao nhiêu. Nên nhớ khi Việt Minh từ chối hợp tác, Trần Trọng Kim đã cảnh cáo rằng lịch sử sẽ phán xét. Thế là vị học giả này thay mặt cho hiền tài ‘biết trước nhất định có ngày cộng sản sẽ phải ra trình diện trước tòa án lịch sử”.(Đèn cù II - trang 478)

Theo Giáo sư Hoàng Minh Chính thì trong hồi ký “Một cơn gió bụi” của cụ Kim:

“Cụ Kim viết giá như cụ cứ chống cự thì Việt Minh không làm gì nổi vì chính phủ của cụ được Nhật ủng hộ còn Việt Minh chỉ là lừa dối lôi kéo dân chúng đi theo thôi, nhưng cụ Kim từ chối, không muốn ‘cõng rắn cắn gà nhà’, ‘nồi da xáo thịt’…” (Đèn cù II - trang 478)

Đảng CSVN đã bóp méo lịch sử, đã lừa dối dân tộc Việt Nam với chiêu bài chiến tranh giải phóng Miền Nam, nhưng thực chất Lê Duẩn đã nói rõ sở dỉ cộng sản trường kỳ kháng chiến ở Miền Nam là nhằm phục vụ cho mưu đồ bành trướng của Mao Trạch Đông. CSVN nói chống Mỹ cứu nước nhưng chỉ là thay ngôi đổi chủ vì chúng chỉ “đuổi Mỹ cửa trước, rước Tàu cửa sau” và sự thật thì ngày hôm nay đã đổi khác, nghĩa là trải thảm đỏ “rước Mỹ cửa trước, cõng Tàu cửa sau”, cuộc bể dâu Trần Đĩnh trong Đèn cù II nói rõ:

“Xưa Trung cộng đỡ lưng Việt cộng. Nay hết xoa lưng mà đấm huỳnh huỵch. Bó đũa kết đoàn hóa thành ngọn dáo khiêu chiến cái que. Ngược lại Mỹ thôi đấm thì xoa”. (Đèn cù II - trang 641)

“Ngày xưa Hà Nội gọi chế độ Việt Nam Cộng Hòa là ngụy bán nước vì để cho quân Mỹ vào. Nay nhiều người gọi Việt cộng là bán nước. Thì đó, để Trung cộng chiếm dần biển đảo mà cứ im mãi, khi đấu tranh lại nêu cao ‘nhân nghĩa”.(Đèn cù II - trang 462) 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà trí thức cộng sản lão thành tâm sự là chính ông cũng đã bị nhà nước cộng sản tuyên truyền lừa đối nên suốt thời gian dài ông đã ngộ nhận về lịch sử đã bị cộng sản “đánh cướp”. 

Qua một quá trình, tôi nhận ra cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô nghĩa. Đáng lẽ không nên xảy ra núi xương sông máu như vậy.

Cho đến cách nay mươi năm, tôi vẫn nghĩ là đánh Pháp, đuổi Nhật là công của đảng trong công cuộc đánh ngoại xâm...

... Ông giải thích và nói rằng việc đảng cộng sản cướp chính quyền hồi năm 1945 là ‘việc không nên làm’ vì ‘khi thay thế Pháp, Nhật đã có chính quyền Trần Trọng Kim rồi”. (BBC online ngày 1-2-2015)

Lịch sử Việt Nam dưới thời cộng sản ngày nay được nhà sử học Hà Văn Thịnh ở Huế trả lời phỏng vấn của Mạc Việt Hồng, tác giả bài “Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh” có đoạn viết như sau:

“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được...

Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, ‘Lịch sử theo trang sách học trò’, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật. (ĐanChimViet online ngày 19-5-2010) 

Nói thật, thì không phải là cộng sản.




___________________________________

(*) Giáo sư Hoàng Minh Chính

Thấy gì qua những ngày xuân Ất Mùi?

Người Quan Sát DLB - Mời các bạn trong thôn cùng Người Quan Sát đi ngược lại thời gian để điểm lại những gì diễn ra trong mấy ngày xuân qua.

Sáng ngày 24/02/2015, UBND tỉnh Nghệ An cùng các cơ quan sở ban ngành tổ chức lễ dâng cặp bánh chưng nặng 700kg tại nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Hồ Chí Minh.


Bà Đinh Thị Lệ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng 
ban tổ chức trong buổi cúng bánh trưng khủng.

Trong ngày 24/02/2015, hỗn chiến đã xảy ra tại lễ hội đền Gióng, hội làng Thuỵ Lĩnh, quận Hoàng Mai.

Sẵn sàng vung gậy vụt thẳng vào vào người bảo vệ kiệu vì không cướp được hoa tre 




12 giờ 4 phút trưa 14/2/2015: “Máu tươi đẫm sân đình” tại lễ hội chém lợn 'truyền thống' Bắc Ninh.

Sống, chiến đấu và học tập theo tấm gương đạo đức HCM 


Mặc dù trước đó người dân đã phản đối lễ hội này một cách dữ dội vì cho rằng nó quá man rợ. Tuy nhiên nó vẫn được diễn ra trước sự trứng kiến của đông đảo bà con, đặc biệt là trẻ em nơi đây.

Nhiều người lấy tiền lẻ quệt máu lợn để 'cầu may' (Nguồn ảnh: Việt báo)

Sung sướng khi lấy được tiền nhúng máu lợn mang về

Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình nên chỉ trong 7 ngày Tết (27 tháng chạp đến mùng 4 tết) có ít nhất 6.200 người nhập viện vì đánh nhau. (Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế) Và ít nhất 800 ca tử vong vì tai nạn, đánh nhau...


Sáng ngày 23/02/2015, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ tập tô chữ đầu năm với tên gọi “khai bút đầu xuân” tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và TP Hà Nội đang chơi trò 'bé tập tô'?

Và “vẫn còn nhiều công nhân chưa có lương trước Tết”. Theo báo cáo của Lao Động Việt, chỉ trong vòng 2 tuần có khoảng 'Hơn 4000 công nhân đình công trên khắp cả nước'

Công nhân Công ty TNHH Quần áo BHLĐ Đông Châu (quận 12, Sài Gòn) ngừng việc tập thể vì không đồng tình với cách tính tiền thưởng tết của doanh nghiệp. (Ảnh: Báo Người lao động)

...

Sự sung túc và trù phú và người Cộng sản hứa hẹn, có thể thấy rất rõ qua bức tranh kinh tế xã hội năm 2015, tầng lớp công nhân – “giai cấp lãnh đạo” theo lời Cộng sản là những thân phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Càng tổ chức lễ hội ăn chơi, người dân sẽ hoà vào đó để quên đi đói nghèo như lời ông Phan Đăng Long – phó trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội: “Thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó…”


Chôm, xào, trù ẻo còn... hun hít!

Nguyễn Đình Bổn - Là nói về ông già Vũ Khiêu, chôm chữ Hán để làm câu đối tặng cô Kỳ Duyên. Câu đối như sau: "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung". Câu "Trí như bạch tuyết" tui không biết ý ông nói gì? Khen cô này khôn như nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ Grim chăng? 

Còn "tâm như ngọc" thì nó quen thuộc đến sáo rỗng trong văn chương văn hóa Trung Hoa xưa. Nhưng đến câu này mà báo chí nói của ông thì chán quá. Đó là câu "vân tưởng y thường hoa tưởng dung", là câu đầu trong bài Thanh bình điệucủa Lý Bạch mà bất kỳ ai đọc thơ Đường đều biết, nguyên văn như sau: 

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng".

(Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. 
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. 
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy 
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.
- Ngô Tất Tố dịch).

Bài này Lý Bạch viết để ngợi ca Dương Ngọc Hoàn, tức Dương Quí Phi, kẻ lấy cả 2 cha con Đường Minh Hoàng (lấy con trước, lấy cha - tức ông già chồng sau), và sau này chết thảm, khi chết còn bị cả trăm cả ngàn lính thay nhau hiếp dâm cái xác vì dù chết cái thân thể tròn trịa của nàng vẫn rất chi hấp dẫn!

Đầu năm, không biết ý ông lão này là gì mà làm câu đối tặng người đẹp đôi 9 xuân xanh lại chôm, xào của văn hóa người Hoa? Dương Quý Phi có kết cục bi thảm như rứa mà ông nỡ nào dùng thơ người xưa tặng nàng để xào thành câu đối tặng em Kỳ Duyên. 

Có trù ẻo hay ý tình gì chăng vì cái bài Thanh Bình điệu kia nó cũng rậm rật xuân tình của lão già với giai nhân xưa? 

(Nhuận bút câu đối (chôm, xào) cũng không tệ!!! Haha!)

Nguyễn Đình Bổn
Facebook

Hơn 30 người Thượng tị nạn ở Campuchia tiếp tục lẩn trốn

Làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam bỏ xứ, băng rừng sang Campuchia xin tị nạn ngày càng tăng. Lo sợ bị bắt trục xuất về nước, họ thường lẩn trốn vào các khu rừng rậm của tỉnh Ratanakkiri chờ được Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam bỏ xứ, băng rừng sang Campuchia xin tị nạn ngày càng tăng. Lo sợ bị bắt trục xuất về nước, họ thường lẩn trốn vào các khu rừng rậm của tỉnh Ratanakkiri chờ được Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Robert Carmichael
Theo VOA-24.02.2015
Trong vài tháng qua, mấy mươi người Thượng ở Việt Nam đã vượt biên sang Campuchia với tố cáo cho rằng họ bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu. Hầu hết những người này vẫn còn lẩn trốn trong rừng ở đông bắc Campuchia vì e rằng họ sẽ bị nhà chức trách Campuchia trục xuất. Theo tường thuật của thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA tại Phnom Penh, việc trục xuất như vậy đi ngược với các nghĩa vụ quốc tế của Campuchia.

Có tin cho biết hơn 50 người Thượng tị nạn đã vượt biên sang Campuchia trong vài tháng qua, nhưng chỉ có 13 người được chính phủ ở Phnom Penh xét đơn. Hầu hết những người còn lại đang lẩn trốn trong những cánh rừng ở đông bắc Campuchia giáp với Việt Nam vì e rằng họ sẽ bị giới hữu trách Campuchia trục xuất.

Theo Công ước Tị nạn, Campuchia phải thẩm định hồ sơ của tất cả những người muốn xin tị nạn, nhưng họ không làm như vậy, theo lời bà Wan Hea Lee, đại diện tại Campuchia của văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Cách đây hơn một tuần, chính quyền tỉnh Ratanakiri ở vùng đông bắc đã ngăn không cho nhân viên của bà Lee tìm kiếm những người tị nạn để giúp đỡ cho họ. Một sự việc tương tự cũng đã xảy ra hồi tháng 12.

Chính quyền tỉnh Ratanakiri ở đông bắc Campuchia đã ngăn không cho văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc tìm kiếm những người Thượng tị nạn để giúp đỡ cho họ.
Chính quyền tỉnh Ratanakiri ở đông bắc Campuchia đã ngăn không cho văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc tìm kiếm những người Thượng tị nạn để giúp đỡ cho họ.

Bà Lee nói rằng hành động của các giới chức chính quyền tỉnh có thể phát sinh từ việc không có một thông điệp rõ ràng của chính phủ trung ương có nhiều quyền lực. Bà nói rằng điều đó có nghĩa là các giới chức ở vùng đông bắc không biết phải xử lý như nào.

"Ở cấp địa phương, ở cấp quốc gia, ở các bộ khác nhau, các giới chức có liên hệ với vụ này, họ không có cảm giác an toàn để xúc tiến công việc và thật sự dành cho những người xin tị nạn quyền thông qua các thủ tục. Do đó, mọi người cứ nhìn nhau và chờ đợi những dấu hiệu 'đèn xanh', những dấu hiệu mà cho tới giờ này vẫn chưa có."

Bên cạnh 13 người xin tị nạn, những người nói rằng họ bị đàn áp tôn giáo và hồ sơ của họ đang được văn phòng tị nạn của chính phủ ở Phnom Penh xem xét, còn có 10 người đang chờ để đăng ký với nhà chức trách.

Liên hiệp quốc cho biết họ tin là còn hơn 30 người đang lẩn trốn.

Hồi đầu tháng này, chính quyền Campuchia đã trục xuất ít nhất một gia đình người Thượng, trong đó có ba đứa bé, mà không cứu xét hồ sơ của họ. Phnom Penh nói rằng những người đó là di dân kinh tế.

Trong một bức thư công khai hồi gần đây, Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia, ông William Todd, đã nhắc nhở chính phủ Campuchia là cộng đồng quốc tế quan tâm về cách đối xử đối với những người Thượng theo đạo Tin Lành.

Ông Kem Sarin, người đứng đầu văn phòng tị nạn của Bộ Nội vụ Campuchia, khẳng định lập trường của Campuchia là hồ sơ của tất cả những người nước ngoài xin tị nạn đều được xem xét một cách thỏa đáng.

"Chính phủ sẵn sàng cứu xét hồ sơ xin tị nạn của tất cả những người nước ngoài. Chúng tôi không nói một cách đặc biệt cho người Thượng mà thôi. Đối với những người nước ngoài nào nộp đơn cho chúng tôi để xin tị nạn, chính phủ đều xem xét hồ sơ của họ."

Các tổ chức nhân quyền lâu nay vẫn tố cáo chính phủ Việt Nam đàn áp các nhóm thiểu số, làm cho nhiều người vượt biên sang Campuchia.
Các tổ chức nhân quyền lâu nay vẫn tố cáo chính phủ Việt Nam đàn áp các nhóm thiểu số, làm cho nhiều người vượt biên sang Campuchia.

Khi được hỏi tại sao chính quyền ở vùng đông bắc đe dọa trục xuất những người Thượng, ông Kem Sarin nói rằng những người đó là không phải là người xin tị nạn.

"Những người này họ không xin hưởng qui chế tị nạn. Đó chính là lý do tại sao họ không làm thủ tục. Họ không nộp đơn. Chúng tôi không nhận được bất kỳ lá đơn nào cả. Họ là … Tôi không biết. Đó là quyền của tỉnh. Ông không nên hỏi tôi về vấn đề này."

Tuy Campuchia dường như không tuân hành nghĩa vụ dựa theo Công ước Tị nạn, nước này đang ở vào một tình thế khó xử.

Các tổ chức nhân quyền lâu nay vẫn tố cáo chính phủ Việt Nam đàn áp các nhóm thiểu số, làm cho nhiều người vượt biên sang Campuchia.

Mối quan hệ gần gũi giữa Hà Nội và Phnom Penh có nghĩa là Việt Nam có phần chắc đang gây sức ép lên Campuchia. Mới đây Campuchia đã dọa trục xuất những người Thượng cho dù họ đã được cấp qui chế tị nạn, nếu không có một nước thứ ba đồng ý tiếp nhận họ.

Bà Wan Hea Lee của văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc cho rằng những hành động của Campuchia giờ đây đang được mọi người chú ý nhiều hơn bao giờ hết, vì một thỏa thuận gây tranh cãi mà Phnom Penh ký kết Australia hồi năm ngoái, theo đó Campuchia sẽ tiếp nhận từ Australia những người muốn xin tị nạn để đổi lấy hàng triệu đô la viện trợ.

"Campuchia ngày nay là một nước, mà theo tôi, đã hiểu rõ là họ cần chứng tỏ rằng họ sẽ tuân hành những qui định của Công ước Tị nạn. Điều đó đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì họ đã ký kết hiệp định song phương này, vì họ đã không ngớt cam kết là họ sẽ tuân hành Công ước."

Và điều này, dưới cặp mắt của rất nhiều người, là một phép thử để xem cam kết đó có được thực hiện hay không.

Tuy có sự chú ý như vậy của công chúng, văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc vẫn chưa bắt đầu một cuộc thảo luận hai chiều với các thành viên cấp cao của chính phủ Campuchia.

Các nhà quan sát cho rằng tình cảnh của người Thượng tị nạn ở Campuchia có phần chắc sẽ không thay đổi gì nhiều, nếu chính phủ trung ương không ra lệnh cho các giới chức địa phương là họ phải chấp hành các qui định của Công ước Tị nạn.

Hố chôn người ám ảnh

Trần Đức Thạch 2015-02-24
Bộ đội Trần Đức Thạch, ảnh chụp khoảng năm 1975-1976 Internet file
(Quý vị đừng quên nghe phần âm thanh)
Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến  hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé
xuanloc-1975
Dân Xuân Lộc kéo nhau chạy trốn bộ đội Cộng Sản, được trực thăng VNCH đưa di tản tránh chiến sự 1975
giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai  nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

... Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng  nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây! 
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình. 
Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
- Anh ơi! đây là lệnh.
- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm! 
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
- Ai bắn đấy?
- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
xuanloc-help-people-to-helicopter
QĐVNCH giúp dân Xuân Lộc lên trực thăng tránh chiến sự, 1975

Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu  đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có  bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
- Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước  tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp
vietcong-in-southvietnam-city
Bộ đội CSBV trong một thành phố VNCH sau 30 tháng 4, 1975
trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?” 
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa  rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

* * *
.... Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tô
tranducthach-2009
Nhà văn-Nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch bị tuyên án 3 năm tù, ngày 10 tháng 8 năm 2009
i muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.   
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8  - Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4

Nhật cảnh báo sau vụ tu nghiệp sinh Việt Nam ‘trộm dê’ làm thịt

NHẬT BẢN (NV) - Cảnh báo vừa kể được đưa ra sau khi sau khi có hai người Việt bị cảnh sát Nhật bắt giữ rồi công tố Nhật đề nghị tòa án phạt tù họ vì “trộm cắp.”

Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Lê Thế Lộc, 30 tuổi và cựu sinh viên Bùi Văn Vỹ, 22 tuổi, bị bắt sau khi bắt trộm hai con dê trong một đàn dê 16 con được nuôi ở công viên Minokamo, tỉnh Gifu, để làm thịt cho một nhóm khoảng 20 người cùng ăn.



Hai người Việt bị đề nghị phạt tù vì trộm hai con dê trong đàn dê được nuôi ở công viên Minokamo, tỉnh Gifu, Nhật. (Hình: Asahi Shimbun)

Vụ bắt trộm dê được xem là nghiêm trọng vì 16 con dê vừa kể đang được Ðại Học Gifu phối hợp với thành phố Minokamo nuôi để thử nghiệm phương thức dùng động vật diệt cỏ.

Theo Asahi Shimbun, một tờ báo tại Nhật, thì Bùi Văn Vỹ đến Nhật để du học và bỏ dở việc học vì không có khả năng trả học phí.

Cựu sinh viên Bùi Văn Vỹ thuê chỗ trọ ở cùng với ông Lê Thế Lộc và trường hợp phạm tội của ông Lộc được Asahi Shimbun khắc họa rất chi tiết.

Ông Lộc, người đã có vợ và một bé gái từng là tài xế taxi tại Việt Nam. Do thu nhập thấp, không đủ sống, lại được một công ty chuyên xuất cảng lao động mời mọc, ông Lộc bàn bạc với gia đình, rồi đem thế chấp cả nhà lẫn đất, vay ngân hàng khoảng 270 triệu (tương đương 1.5 triệu Yen), để sang Nhật làm thuê dưới danh nghĩa tu nghiệp sinh trong Chương Trình Ðào Tạo Thực Tập Sinh Kỹ Thuật (TITP).

TITP là một chương trình do chính phủ Nhật mở ra để giúp công dân một số quốc gia mà chính phủ Nhật lựa chọn có cơ hội làm việc tại Nhật để phát triển kỹ năng nghề nghiệp rồi đem những kỹ năng đó về ứng dụng tại quê nhà. Mỗi tu nghiệp sinh có thể cư trú và làm việc tại Nhật trong ba năm.

Cho đến nay, có khoảng 150,000 tu nghiệp sinh ngoại quốc đang cư trú và làm việc trong 69 lĩnh vực nghề nghiệp tại Nhật theo chương trình TITP.

Qua trường hợp của ông Lộc, Asahi Shimbun cảnh báo chương trình TITP đang bị lạm dụng và đẩy nhiều người vào nghịch cảnh.

Lý do ông Lộc được gia đình ủng hộ trong việc thế chấp nhà đất - vay tiền ngân hàng để nộp cho công ty xuất cảng lao động sang Nhật làm tu nghiệp sinh vì công ty này khẳng định, tại Nhật, nếu làm việc 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần, mỗi tháng, ông Lộc có thể kiếm được từ 200,000 Yen đến 300,000 Yen. Ngoài ra nơi ông Lộc làm việc sẽ cung cấp chỗ ở miễn phí.

Tuy nhiên trên thực tế, tháng 3 năm 2013, khi đến trồng cà chua cho một công ty ở tỉnh Nagano, ông Lộc phải làm việc 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần. Còn lương chỉ có 80,000 Yen/tháng. Chưa kể mỗi tháng ông phải trả 20,000 yên cho việc thuê “chỗ ở,” trong khi “chỗ ở” là dưới gầm thùng cầu dao điện của một nhà kho chứa nông cụ, có một vòi nước để tắm nhưng không có nhà vệ sinh.

Tính ra mỗi tháng, ông Lộc chỉ còn 60,000 Yen và mỗi tháng chỉ có thể gửi về nhà từ 30,000 đến 40,000 Yen để gia đình trả nợ ngân hàng.

Sau bảy tháng làm việc và ăn ở theo kiểu như thế, ông Lộc kiệt sức và quyết định bỏ việc. Dựa vào những thông tin tuyển dụng được đăng trên Internet, ông Lộc tìm đến xin làm việc cho một công ty cơ khí ở tỉnh Aichi. Tuy nhiên, ông Lộc chỉ có thể làm việc tại đó cho đến tháng 3 năm 2014 thì phải nghỉ làm việc vì giấy phép cư trú tại Nhật hết hạn.

Ông Lộc kể với Asahi Shimbun rằng, ông hoàn toàn bế tắc bởi không có việc làm thì không có tiền gửi về cho gia đình trả nợ ngân hàng và sẽ mất sạch nhà cửa, đất đai. Ở lại Nhật thì thành người cư trú bất hợp pháp còn quay về Việt Nam thì cũng chẳng còn đường sống. Cuối cùng, ông Lộc quyết định ở lại Nhật và giấu tình cảnh của mình không cho người thân ở Việt Nam biết.

Sau khi thất nghiệp, ông Lộc trộm cắp thực phẩm tại các siêu thị ở Nhật để ăn trước khi bị bắt...

Trong vài năm gần đây, nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế liên tục cảnh báo về thảm trạng của những người Việt được các công ty xuất cảng lao động của Việt Nam đưa ra ngoại quốc làm thuê.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Verité - một tổ chức quốc tế công bố kết quả một cuộc khảo sát kéo dài trong hai năm, theo đó, 40% người Việt đến Mã Lai làm thuê bị cưỡng bức lao động.

Chẳng riêng Verité cảnh báo về tình trạng người Việt bị các công ty môi giới lao động bóc lột từ trong nước và bị chủ ngoại quốc bóc lột tiếp khi ra ngoại quốc làm thuê.

Trước nữa, vào tháng 5 năm 2013, American Thinker đăng một bài viết của Michael Benge, lên án chính quyền Việt Nam chủ trương buôn người.

Ông Benge đã đưa ra nhiều dẫn chứng về việc chính quyền Việt Nam chuyên buôn người, qua hoạt động của các công ty xuất cảng lao động. Các công ty này thường có nguồn gốc phức tạp, thường xuyên lừa gạt người nghèo bằng những hợp đồng hấp dẫn (lương cao, điều kiện làm việc lý tưởng). Có những người nghèo phải trả tới 10,000 Mỹ kim cho cái gọi là phí nộp đơn. Vì nghèo, họ được khuyến khích thế chấp tài sản để vay tiền ngân hàng thanh toán các loại chi phí.

Khi ra đến ngoại quốc, họ bị thu hộ chiếu, bị ép ký những hợp đồng khác hẳn những gì đã được hứa hẹn, phải làm việc nhiều hơn, điều kiện làm việc tồi tệ hơn, chưa kể hàng tháng còn phải nộp môt khoản nhất định cho công ty xuất cảng lao động...

Kết quả, người nghèo đi làm thuê ở nước ngoài ngập trong nợ, lệ thuộc vì nợ, gia đình của họ tại Việt Nam thì mất hết tài sản. Ông Benge khẳng định, có nhiều dấu hiệu rõ ràng để kết luận, các công ty xuất cảng lao động đã liên kết với các ngân hàng và các viên chức chính quyền. (G.Ð)
02-24- 2015 2:16:03 PM

Ðồng Nai: Man rợ vụ giết người, hiếp rồi đốt xác

ÐỒNG NAI (NV) - Chiều 30 Tết, hai nghi can nhậu xong đòi bạn nữ cho quan hệ tình dục nhưng bị cự tuyệt, cả hai đã bóp chết nạn nhân, thay nhau hiếp xác rồi đốt để phi tang.

Báo Công Lý đưa tin, ngày 23 tháng 4, công an tỉnh Ðồng Nai cho biết, đang bắt giữ hai hung thủ là Lương Tấn Khanh (38 tuổi), ngụ tại huyện Tân Phú và Bùi Thanh Hoài (29 tuổi), ngụ tại tỉnh Long An) về hành vi giết người.



Hiện trường vụ giết người, đốt xác ở rừng tràm. (Hình: báo Công Lý)

Trước đó, vào ngày 20 tháng 2 (tức ngày mồng 2 Tết), người dân phát hiện một xác chết bị thiêu rụi trong đồi tràm tại ấp Lộ Ðức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Nạn nhân được công an xác định là Phạm Thị Phương Vân (30 tuổi), ngụ tại ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom.

Theo thông tin từ gia đình nạn nhân, ông Phạm Công Sơn, anh ruột của nạn nhân cho biết, bà Vân chưa có gia đình riêng, hiện đang sống cùng bố mẹ và làm nghề buôn bán tạp hóa. Khoảng 10 giờ ngày 18 tháng 2 (tức ngày 30 Tết), bà Vân chạy xe máy rời khỏi nhà để đi chơi cùng với bạn nhưng không cho biết mình đi đâu. Cũng kể từ hôm đó, gia đình không thấy bà Vân trở về nhà.

Cho đến trưa ngày 20 tháng 2, thì gia đình ông Sơn nhận được hung tin là bà Vân đã bị thiêu cháy trong đồi tràm. Khi đến nơi kiểm tra, gia đình thấy thi thể đã bị cháy đen, nhưng tất cả tài sản thì vẫn còn nguyên không bị mất.

Xác định đây là một vụ án giết người nên cơ quan công an đã truy tìm hung thủ. Liền sau đó, hai hung thủ giết người đã ra đầu thú và khai nhận tội.

Báo Công Lý dẫn lời khai ban đầu của các hung thủ Khanh và Hoài với cơ quan điều tra, bà Vân là bạn chung, thường tổ chức ăn nhậu cùng nhau. Vào ngày 20 tháng 2, cả 3 tổ chức nhậu chung tại xưởng gỗ thuộc ấp Lộ Ðức.

Trong cơn say, ông Khanh và ông Hoài đã đòi bà Vân phải quan hệ tình dục với mình. Bị bạn gái cự tuyệt, cả hai đã bóp cổ cho đến khi bà Vân tắt thở, rồi thay nhau hiếp xác nạn nhân. Sau đó đưa xác vào đồi hoang để đốt phi tang và cùng nhau bỏ trốn. (Tr.N)
02-24-2015 2:12:14 PM

Nữ cán bộ trường đại học bị 'bắt cóc' ngay tại trường vì… nợ tiền

Theo nguoiduatin -23.02.2015 | 21:35 PM
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 22/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố, tạm giam Trần Mạnh Thắng (30 tuổi) và Ngô Tiến Trung (28 tuổi, cùng ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về hành vi Bắt giữ người trái pháp luật.
Đầu tháng 2, Công an phường Xuân La nhận được tin báo về việc chị Hà Thị Tuyết, cán bộ của một trường đại học bị “bắt cóc” ngay tại trường.
Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Tây Hồi phối hợp với Công an phường Xuân La đã xác minh, làm rõ chị Tuyết bị một nhóm người đưa về nhà Trần Mạnh Thắng, ở khu tập thể cơ giới 6, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm).
Tổ công tác nhanh chóng tiếp cận nơi chị Tuyết bị giam giữ. Vào thời điểm đó, chị này đang trong tình trạng hoảng loạn, trong phòng có 3 người đàn ông gồm Thắng, Trung và Phạm Lê Bằng.
Nữ cán bộ trường đại học bị 'bắt cóc' ngay tại trường vì… nợ tiền - Ảnh 1

Đối tượng Ngô Tiến Trung và Trần Mạnh Thắng.

Theo báo Vnexpress, Thắng khai, có cho chị Tuyết, cán bộ một trường đại học vay 15 triệu đồng từ tháng 6/2014. Do khoản vay nặng lãi nên đến đầu tháng 2 vừa qua chị Tuyết không trả tiền được cho Thắng, hai bên có những lời qua tiếng lại.
Bực tức vì nhiều lần điện thoại đòi tiền nợ không được, Thắng lái ôtô chở Trung và một số người khác đi tìm chị Tuyết. Sau khi gặp, cả hai ép chị này lên xe về nhà Thắng. Tại đây, chị Tuyết bị Trung đánh, Thắng đe dọa... Lợi dụng sơ hở chị Tuyết nhắn tin cho đồng nghiệp kêu cứu.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng vào cuộc, bắt quả tang hành vi giữ người trái phép của Thắng, Trung và giải cứu chị Tuyết.
Gia Huy (tổng hợp)