Friday, November 24, 2017

Lên tiếng cho một nhạc sĩ tài hoa đã khuất

Nguyễn Dư (Danlambao) - Hồi năm 2002, lúc còn sinh tiền, nhạc sĩ Nhật Ngân có công bố trước hàng trăm khán giả Thúy Nga Paris by night, ông là người sáng tác bản nhạc "Tôi đưa em sang sông". Ông nói rằng lúc đó ông ở miền Trung, mới mười chín tuổi, lần đầu tiên sáng tác, chưa rành trong việc xuất bản nên mới gởi bản thảo vào Sài Gòn nhờ in ra phổ biến. Khi vào trong đó thì người ta (chắc có lẽ là Y Vân tác giả của bản "Lòng mẹ") sửa lời lại một vài đoạn cho hợp với hoàn cảnh trong thời chiến lúc bấy giờ. Vì chưa ai biết tên tuổi tác giả nên người ta đề tên thêm vào bản nhạc một người nữa là nhạc sĩ Y Vũ (em Y Vân, cùng mười chín tuổi), hai tác giả cho dễ phổ biến(!)

Mới đây, trên truyền hình Việt Nam, trong một chương trình có phỏng vấn nhạc sĩ Y Vũ, thì ông bảo rằng bản nhạc "Tôi đưa em sang sông" là do chính ông sáng tác. Ông nói ông buồn vì bao nhiêu năm ông phải chịu đựng trong oan ức và bất công. Rồi ông trưng ra bằng chứng là một bản thảo cũ có ký tên. Theo ông thì mới tìm lại được trong đống hồ sơ cũ. 

Cái chuyện tranh chấp này kết thúc một cách đơn giản, bất công vậy sao? Bởi lẽ, nhạc sĩ Nhật Ngân đã mất vào năm 2012 không còn khả năng tranh luận để giành lấy bản quyền!

Vấn đề đặt ra là tại sao ông Y Vũ không lấy tên một người nào đó mà lại lấy tên Nhật Ngân kèm theo đồng tác giả, trong khi ông Nhật Ngân ở tuốt tận miền Trung? Ông Y Vũ giải thích rằng thì là để cho Nhật Ngân cùng nổi tiếng(!?)

Cái chuyện bản thảo mà ông Y Vũ trưng ra, có ai tin được không khi mà nó nằm trong tay anh em ông tùy nghi sử dụng "đứa con đầu lòng" của tác giả Nhật Ngân?

Vấn đề, người ngoại cuộc chỉ đặt ra ở đây thôi, chứ nhạc sĩ Y Vân và Nhật Ngân không còn nữa thì biết đi hỏi ai bây giờ!

Điều đáng nói là bản nhạc ra đời hồi năm 1960, đến năm 1975 lúc đó nhạc sĩ Nhật Ngân còn trong nước. Thời gian là mười lăm năm đã đủ dài, thì tai sao ông Y Vũ không lên tiếng điều chỉnh lại để một mình nhận huê hồng từ bản quyền? Đây là một góc khuất của vấn đề! Mà nếu muốn, thì trong khoảng thời gian này xin điều chỉnh cũng không khó lắm.

Suốt một thời gian kể từ khi nhạc sĩ Nhật Ngân sống ở nước ngoài, chắc chắn ông đã nhận huê hồng từ bản nhạc "Tôi đưa em sang sông" của các trung tâm thu băng, thu hình và các chương trình đại nhạc hội lớn tổ chức không ít. Rồi từ năm 2002 khi Nhật Ngân công bố trên trung tâm Thúy Nga cho đến ngày ông mất là năm 2012, thì ông Y Vũ ở đâu, làm gì? Đừng nói là ông không hay biết!

Đáng ngạc nhiên ở cái chỗ là ông Nhật Ngân -theo như lời ông Y vũ- thì chỉ là người "theo voi hít bã mía", chỉ ăn ké "tiếng thơm" thì tại sao bằng ấy năm trời ông y Vũ im lặng!

Ở đời, cái gì thuộc về quyền lợi chính đáng là của mình thì không ai dại gì, sợ gì mà không dám lên tiếng sòng phẳng dù chỉ một lần trước công chúng. 

Nhạc sĩ Y Vân đã mất năm 1992; nhạc sĩ Nhật Ngân kể từ năm 2012 không còn nữa. Nhưng tại sao bằng ấy năm trời khi hai người còn tại thế mà ông Y Vũ im lặng? 

Tôi đồ rằng nhạc sĩ Y Vân "có công" sửa một vài đoạn gọi là "ủy mị" trong bản thảo, đồng thời giúp xuất bản nên ghi thêm tên em của ông vào để "chia phần" với nhạc sĩ Nhật Ngân. Vì thế cho nên Y Vũ không dám mở miệng giành bản quyền một mình trong lúc Nhật Ngân còn sống 

Thời gian gần đây, nghe nói bản nhạc "Tôi đưa em sang sông" đang thịnh hành ở Việt Nam, ông Y Vũ lên tiếng, thì vấn đề tranh chấp này coi như không còn giá trị nữa. Bởi lẽ, suốt những năm vừa nêu đã đủ dài để một người như ông Y Vũ nếu bị chịu oan, bất công thì có thể lên tiếng. Thế mà ông im lặng, đến khi chỉ còn mình ông trên cõi đời này thì ông đem sự việc ra trước công luận để tranh chấp. Thật hết sức là vô lý!

Nếu có thể, gia đình Nhật Ngân hoặc người nào đã biết và chứng kiến câu chuyện trên nửa thế kỷ đã qua này thì quí vị nên lên tiếng đính chính giùm cho người đã khuất, vì đây là câu chuyện thuộc về danh dự, của người nhạc sĩ tài hoa, cần phải trả lại cho đúng sự thật. 

24/11/2017

Ông Quang đã mất chức chủ tịch nước?

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, có vẻ như cơ hội để ông Quang được công khai xem như người đứng đầu quốc gia đã chấm dứt. Mọi việc phải quay lại với quy tắc đảng lãnh đạo toàn diện, không có ai và không có nhân vật nào được phép lấn át đảng, tự xếp mình đứng cao hơn đảng. Có nghĩa là Chủ tịch nước, dù là người được Hiến pháp xưng tôn đứng đầu quốc gia, đại diện cao nhất về đối nội và đối ngoại, nhưng chỉ là người được đảng phân công, danh nghĩa là người thứ hai sau Tổng bí thư đảng, nhưng thực chất, về mặt quyền lực thực tế, đứng sau Thủ tướng, sau Chủ tịch Quốc Hội.

Những ngày ông Quang được nghiễm nhiên thừa nhận là nguyên thủ quốc gia, trước mắt bàn dân thiên hạ đã kết thúc. Việc phải để ông đứng ở vị trí số một quốc gia, làm lu mờ vị trí người đứng đầu đảng là một việc làm miễn cưỡng, bất đắc dĩ.

Ủy ban APEC quốc gia 2017 được bộ chính trị và Thủ tướng chính phủ thành lập từ 7/năm 2015, trong bối cảnh một dự báo gần như chắc chắn rằng đảng Dân chủ Mỹ sẽ thắng cử và có thể Bà Hillary sẽ kế tục các chính sách do ông Obama để lại, tiếp tục xem chế độ do đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền như một thể chế chính trị bình đẳng về tư cách. Nhưng, lịch sử đã có bước đi lệch. Ông Donald Trump đã trúng cử tổng thống với chính sách có bề ngoài căm ghét tất cả những gì được làm ra trước đó bởi ông Tổng thống da đen, kể cả việc đã đón tiếp ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tại phòng Bầu dục Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia. Hình như ông Trump căm ghét điều đó. Tổng bí thư một đảng cộng sản trong Nhà Trắng. Còn gì đáng tệ hơn thế!

Chính vì vậy mà, cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 13/01, thông qua bộ trưởng ngoại giao Mỹ Jhon Kerry chính thức chuyển "lời mời của lãnh đạo Việt Nam tới ngài Tổng thống mới đắc cử", sau đó chủ tịch Trần Đại Quang nhắc lại trong buổi tiếp ông Ted Osius ngày 31/3, rồi lại tiếp tục được nhắc lại trong chuyến thăm chính thức của ông Phúc cuối tháng 5, nhưng, chính phủ Mỹ không trả lời chính thức. Suốt một thời gian dài, cả hai bộ ngoại giao đã có rất nhiều cố gắng thu xếp cho chuyến đi thăm, nhưng hình như có những vướng mắc không vượt qua được.

Ngày tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đến gần, trong khi tất cả các quốc gia tham dự đều đã đăng ký chính thức, thì Mỹ vẫn im lặng. Có rất nhiều phỏng đoán về những trục trặc ngoại giao giữa hai nước. Mãi đến khi Nhà Trắng thông báo muộn, ngày 16/10/2017 rằng Tổng thống Mỹ Ronald Trump sẽ đến Đà Nẵng ngày 10/11 và sẽ ra Hà Nội gặp chủ tịch nước Trần Đại Quang và một vài lãnh đạo Việt Nam ngày 11/10, khi đó người ta mới "ngộ" ra rằng, vấn đề thảo luận khó khăn giữa hai bộ ngoại giao hai nước chính là việc Tổng thống Mỹ "từ chối" gặp lãnh đạo đảng. Ông Trump sang Việt Nam với tư cách là Tổng thống của nước Mỹ, không phải là đại diện của đảng Cộng Hoà Mỹ. Ông là nguyên thủ quốc gia, không phải chỉ là đại diện của một đảng chính trị.

Và cũng chỉ sau khi hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc, sự thật mới lộ dần ra.

Ngay sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam và sẽ gặp chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 16/10/2017, thì sáng ngày 17/10/ 2017, ông Quang có chuyến thăm làm việc với Bộ Quốc phòng và kiểm tra luyện tập tại trường huấn luyện Miếu Môn. Gọi là "làm việc với Bộ quốc phòng" với tư cách chủ tịch nước, theo Hiến pháp 2013 là "Thống soái các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội Đồng Quốc phòng và An ninh", nhưng cùng đi với ông Quang không thấy báo chí nêu tên một ai, và phía Bộ quốc phòng, làm việc với chủ tịch nước, chỉ có một mình ông Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, không có một nhân vật nào khác.

Nhưng vào ngày 19/11/ 2017 vừa rồi, tức là gần đúng một tháng sau, một cuộc kiểm tra huấn luyện khác được tổ chức, nhưng do ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu. Báo Quân đội nêu: "Cùng đi với đồng chí Tổng Bí thư có các đồng chí: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư QUTW, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ QUTW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ QUTW, Tổng Tham mưu trưởng; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ QUTW và Thượng tướng Bế Xuân Trường.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Phó tổng tham mưu trưởng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm TCCT, cùng các đồng chí: Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó tổng tham mưu trưởng; Trung tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm TCCT".

Vậy mà ông Tổng tư lệnh quân đội nhân dân, Ủy viên thường trực Quân ủy trung ương, Chủ tịch hội đồng Quốc phòng An ninh, chủ tịch nước Trần Đại Quang thì vắng mặt.

Ngày 21/11/2017, Đảng ủy Công An họp thường kỳ, có mặt ông Trọng, ông Phúc, ông Tô Lâm và tất cả các ủy viên khác, nhưng ông Trần Đại Quang, ủy viên thường trực đảng ủy Công An, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia lại vẫn vắng mặt. Cuộc họp được ghi rõ là "thường kỳ", nghĩa là đã có kế hoạch và đã có lịch từ trước, nhưng ông Quang vắng mặt không rõ lý do, báo chí không nói gì đến. Ngày 16/11, ông Quang gửi thư chúc mừng giải nhân tài năm 2017, ngày 20/11 ông gửi lẵng hoa cho ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 21/11, ông gửi cho Đà Nẵng thư khen ngợi thành công APEC, ngày 22/11 ông tiếp đoàn công dân Lào. Có nghĩa rằng, ông Quang đang có mặt tại Hà Nội, và chẳng có hoạt động gì đột xuất. Người ta buộc phải nghĩ rằng, ông Quang đã không được dự. Người ta đã không cho phép ông dự. Ông Quang đã không còn là Tổng tư lệnh quân đội và công Quang không còn là Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia, có nghĩa là ông không phải là nguyên thủ, ông đã mất chức chủ tịch nước?

Tại sao? Ông Quang đã bị kỷ luật trong nội bộ Bộ chính trị và đã bị tước quyền Chủ tịch nước? Nếu có như vậy, thì từ bao giờ?

Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên có hai nội dung:

"1- Kể từ ngày 18-8-2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên.

2- Giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xác định tuổi của đảng viên; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận này."

Như vậy, tuổi trong bản lý lịch sửa đổi, ông Quang đã chữa ngày sinh từ 1950 thành 1956. Sự thật sau khi có kết luận của Ban Kiểm tra trung ương có thể dẫn đến việc thi hành kỷ luật ông Quang tội lừa dối, vi phạm điều lệ đảng viên tuyên thệ khi kết nạp. Với tội này, ông Quang thậm chí có thể bị khai trừ ra khỏi đảng.

Ngoài cái tội không thể chối cãi này, ông Quang còn thuộc một trong những nhân vật quan trọng trong hệ thống dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, được xét mặc nhiên, không nhiều thì ít, dính líu tới các phi vụ tham nhũng nổi tiếng. Tử tù Dương Chí Dũng trước tòa, từng khai nhờ thượng tướng Phạm Quý Ngọ, khi đó là thứ trưởng Bộ công an đặc trách vụ án Vinashine, chuyển hộ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 1 triệu đô-la cho một "ông anh cấp cao". Tiếp sau đó, Dũng thì chịu án tử hình (có tin đã chết bất đắc kỳ tử trong tù), Phạm Quý Ngọ thì chết vì ung thư "rất đúng lúc". Và người ta cũng không thể không đặt dấu hỏi về sự trùng lặp giữa việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin ngày 23/07, tự thú với Bộ công an ngày 25/07, với chuyện ông Quang biến mất ngày 26/07. Có tin nói khi đó rằng, trong tù, Vũ Đức Thuận và đồng bọn tội phạm thuộc hệ thống PVN và PVC đã cung khai hết, trong đó có chứng cớ dính đến tội của ông Quang. Bộ chính trị quyết định bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về đối chứng để kết luận bằng mọi giá, vì nếu dính tới ông Quang, đương kim chủ tịch nước là vấn đề sinh mệnh của chế độ. Theo lô-gic này, ông Quang phải bị bắt. Nhưng ông đã chỉ bị giám quản vì sự việc quá nhạy cảm đối với an ninh quốc gia.

Như vậy, ông Quang thực chất đã không còn là chủ tịch nước từ tháng 7/2017.

Có thể chưa có nghị quyết của Bộ chính trị, nhưng chắc chắn đã được quyết định bởi bộ ba quyết định mọi thứ, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Trần Quốc Vượng.

Theo tập quán, ông Quang không còn được phép xuất hiện trước công chúng trong tư cách chủ tịch nước. Ông Quang ngày 24/07 gửi đăng một bài viết rất dài nhân ngày thương binh liệt sĩ, nhưng đúng ngày 27/07, khi tất cả các lãnh đạo đảng và nhà nước, đặc biệt là Bộ Tứ, viếng lăng Hồ Chủ tịch và thắp hương tưởng niệm tại đài Liệt sĩ, thì ông Quang, chủ tịch nước, là người duy nhất vắng mặt. Ông đã được báo trước không được có mặt?

Nghiêm trọng hơn, ông Quang không thể và không có quyền đại diện Nhà nước Việt Nam với tư cách nguyên thủ quốc gia trong Tuần Thượng đỉnh của Hội nghị APEC 2017 vào đầu tháng 11.

Một kế hoạch thay thế ông Quang hình thành. Ông Quang phải "bị vắng mặt". Người thay thế nguyên thủ không ai khác là ông Trọng, tổng bí thư đảng. Để công chúng và thế giới quen và chấp nhận điều đó, Tổng bí thư sẽ đi thăm các quốc gia trong tư cách người đứng đầu Nhà nước. Ngày 22/07, Ông Trọng đi thăm vương quốc Cămpuchia, mặc dù mới trước đó, ông Phúc đã có chuyến thăm 3 ngày cấp Nhà nước, từ 24-26/4/2017, nên thăm, nhưng không ký kết gì. Và liền sau đó là hai cuộc viếng thăm khác, không kém nhạt nhẽo, Indonesie và Mianmar, không nhân một sự kiện gì và không có nội dung cụ thể nào. Hai chuyến thăm cấp Nhà nước này kéo dài đúng một tuần lễ, chưa từng có trước đó, từ ngày 21 tới ngày 26/08, trong bối cảnh ông Quang đã vắng mặt không rõ lý do từ đúng một tháng. Có vẻ chỉ để chứng minh rằng, Việt Nam vẫn có Nguyên thủ mà không cần sự có mặt của ông Quang. Thông điệp này, có lẽ đặc biệt cung cấp dữ liệu cho các cuộc bàn thảo đang được tiến hành giữa bộ ngoại giao hai nước Việt-Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump, mà cho đến lúc đó vẫn chưa có trả lời chính thức của Nhà Trắng.

Gần như cùng một lúc, báo chí phát động chiến dịch tuyên truyền và vận động cho chủ trương nhất thể hóa chính quyền và Đảng, bí thư cấp ủy đảng trực tiếp kiêm chức chủ tịch, đã được tổ chức thí điểm nhiều năm tại Quảng Ninh sẽ được đưa vào nghị quyết Hội nghị Trung Ương 6 vào đầu tháng 10.

Nhưng có lẽ mưu sự tại nhân, nhưng thành sự thì tại thiên.

Ngày 27/08 ông Trọng kết thúc các chuyến thăm và về đến Hà Nội thì ngày 28/08 ông Quang xuất hiện trở lại bằng việc tiếp đại sứ Cuba mãn nhiệm, cùng một lúc với thông tin không chính thức rằng, chính phủ Mỹ không chấp nhận "kênh đảng". Ông Trọng, giả sử muốn kiêm làm chủ tịch nước, nhất thiết phải được toàn dân bầu trực tiếp, hoặc ít nhất cũng được Quốc hội bầu. Không có đảng lẫn lộn hay "đè" lên Chính phủ. Bộ chính trị phải công bố kỷ luật, Quốc Hội phải tổ chức họp bất thường, bãi miễn chủ tịch đương nhiệm và bầu Chủ tịch mới thay thế. Quy trình là vậy, nhưng không làm được, ít nhất là vì không còn thời gian nữa. Bộ chính trị hay chính ông Trọng và thân cận của ông Trọng đành chịu thua, chấp nhận để ông Quang chủ trì APEC và lễ đón Tổng thống Mỹ. Ngày 16/10, Nhà Trắng thông báo chính thức lịch thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC của tổng thống Trump, nêu đích danh gặp ông Trần Đại Quang. Thực tế, ngoài lễ đón và hội đàm Tuyên bố chung với ông Quang, tổng thống Mỹ hội kiến ông Phúc, gặp bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng chỉ chào xã giao ông Trọng.

Sự việc đã xảy ra như vậy, khiến một người như ông Trọng có thể bỏ qua không? Ngay sau khi ông Trump rời Việt Nam, ông Trọng là người đích thân đón và tiếp ông Tập Cận Bình không phải tại trụ sở Trung ương đảng mà ngay chính phủ Chủ tịch. Ông Trọng hội đàm với ông Tập và hai vị đứng đầu hai đảng chứng kiến lễ ký và trao các văn bản hiệp định ký kết giữa hai đảng, hai nhà nước. Ông Tập chỉ hội kiến chớp nhoáng với ông Quang và ra tuyên bố chung theo nội dung đã thống nhất trước đó. Tổng bí thư đảng là người chủ đàm và quyết định. Chủ tịch nước chỉ là người hoàn tất thủ tục. Chuyện không có gì mới, nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng phân biệt Bí thư và chủ tịch nước một cách lộ liễu và cố tình ác ý như vậy.

Người ta càng buộc phải đi đến một đoán định rằng, có lẽ, ông Quang đã không còn là chủ tịch nước.

Bây giờ, người ta chỉ còn đợi Bộ chính trị sẽ dàn dựng các trò diễn như thế nào để ông Quang biến khỏi chính trường một cách vừa đúng quy trình vừa chứng tỏ đảng là một cái bọc đoàn kết thống nhất. Không thiếu gì cách. Đến như ông Phùng Quang Thanh, bị giam lỏng cả tháng trong khuôn viên Bộ quốc phòng, mà vẫn ngồi trên chủ tịch đoàn Đại hội XII và vẫn về hưu yên bình, giàu có, thì chỉ cần ông Quang chịu khuất phục, là đủ! Ông vẫn có thể cứ ngồi yên ở vị trí chủ tịch, vì đã bao giờ Việt Nam có chủ tịch thực đâu. Chủ tịch nhưng dưới quyền Tổng bí thư, dưới cả quyền Thủ tướng và Chủ tịch Quốc Hội, thì Chủ tịch quá lắm cũng chỉ là con rối hay thằng hề, chắc ông Quang cũng chẳng mặn mà gì.! Ông tổng bí thư lại đang muốn theo gương ông Tập người Trung Quốc, cái gì cũng phải thực chất và hiệu quả.

24/11/2017

Mẹo vặt “chiều người lấy của” bị phá sản

Trần Nguyên Thao (Danlambao) -Không biết đây là lần thứ mấy Hà Nội “tiu nghỉu, bẽ bàng” với cái phao cứu nguy kinh tế TPP lúc nổi lúc chìm. Lần này tại hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng, TPP đổi sang tên mới dài dòng hơn, và “lơ lửng” với thòi gian chưa xác định. Oái oăm là “thức lâu chầu mỏi” túi tiền Ba Đình sắp rỗng, nguồn cơn đưa đến tình huống ngổn ngang trăm mối tơ vò; thúc bách Hà Nội phải thi hành bằng được nghị quyết 18 đưa ra cuối tháng 10,[1]. Lần này không hô khẩu hiệu “đảng vĩ đại muôn năm” mà công khai nhìn nhận bộ máy đảng cồng kềnh, lãng phí. Nghị quyết hứa hẹn bốn năm nữa (2021), tỷ lệ cán bộ sẽ giảm tối thiểu 10% so với năm 2015”, sẽ cho về vườn đám người đầu mối, cấp trung gian, cấp phó; bãi bỏ các chức vụ chồng chéo, trùng lắp... Mười ba năm nữa (2030) mới hoàn thành nghiên cứu, quy định chức năng, tổ chức mô hình và sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chánh cơ sở. Nghị quyết nói, lần cải tổ này cũng để phục vụ pháp quyền xã hội chủ nghĩa và “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cuộc hô hoán giảm người lần này chỉ là phiên bản của nghị quyết 39 cũng lại ông Trọng ký tháng 04-2015, được đảng gọi văn vẻ là “tinh giản biên chế”.

Từ chóp bu Ba Đình đến tận xã ấp, cá nhân nào được nằm trong bảng lương hàng tháng phải thuộc vào một trong năm 5 loại: Hậu duệ, quan hệ, đồ đệ, tiền tệ, cuối cùng mới đến trí tuệ. Truyền thông đảng nói rằng, bây giờ đẩy loại người nào ra cũng không xong, chỉ có đám trí tuệ là dễ xóa tên khỏi bảng lương, nhưng như vậy lấy ai để làm việc! Việc tinh giản biên chế liên quan mật thiết với tham nhũng; giảm chỗ này, nơi khác lại phình to.

Từ nghị quyết 39 cũng mang nội dung giảm người tới nay đã gần 3 năm, những gì đang diễn ra được truyền thông của đảng mô tả là “vô vọng”[2] Theo báo chí của đảng: ở hầu hết các nơi, đa số chỉ giảm được nhóm người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 90%), người hưởng chính sách thôi việc. Các cơ quan đơn vị đều thừa nhận: Chưa tinh giản được đúng đối tượng. 

Tổng biên chế cả nước tính đến 31/12/2015 là 3.563.000 người, nhưng đến 1/2/2017 không những không giảm, mà còn tăng lên gần 3.600.000 người.

Năm 2017, có 20 bộ, ngành đề xuất tăng biên chế [3]; 2 bộ (Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ) đề xuất giảm biên chế; 11/63 tỉnh, thành phố vượt 7.951 biên chế so với chỉ tiêu.

Người dân nhìn vào cũng đã thấy trước việc tinh giản biên chế chỉ để nói cho... vui. Bởi thực tế nhiều năm qua, nhà nhà, người người đều cố gắng chạy một “chân” biên chế bởi cái tâm lý vào biên chế nhà nước là "ổn định", yên lành, thậm chí có thu nhập cao... Có những công việc người ta đều biết rằng thu nhập không hề cao như công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường... thu nhập chỉ tầm 5-7 triệu đồng mỗi tháng nhưng để có việc làm trong công ty nhà nước cũng phải đút lót một số tiền 100-150 triệu đồng. Mỗi khi cơ quan nhà nước nào thông báo tuyển dụng, có hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ dự tuyển. Như cách đây mấy năm, Cục Thuế Hà Nội tuyển nhân viên, có gần 2 cây số người xếp hàng từ đêm hôm trước, rồng rắn nộp hồ sơ dưới mưa. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI cho biết, "đỏ mắt" mới tuyển được người có trình độ, thực học để làm việc cho họ.
Năm 2008, Hà Nội đưa ra mỹ từ kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa (KTTTXHCN), Cũng từ đó, mọi cơ chế chính trị, hành chánh và các đoàn thể ngoại vi đảng Việt cộng lần lượt thi nhau tuyển người; chưa kể công an và quân đội, tổng số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước xấp xỉ 12 triệu. Lương của guồng máy khổng lồ này lấy từ tiền thuế của dân. Nhưng “lậu” do đám này thu về dưới mọi hình thức, nhẹ nhất là tiền “bôi trơn” trong các thủ tục hành chánh rườm rà đến cưỡng chế tài sản, đất đai của cá nhân, tôn giáo mới thực sự giầy xéo hàng triệu dân oan khắp nước đến xuống tận cùng đau khố!


Công an có đến gần 600 ngàn người, 230 cấp Tướng, chỉ huy 120 tổng cục, cục, vụ và viện. Bộ Công an chiếm khoảng 12% ngân sách cả nước cho công việc điều hành, cao hơn cả ngân sách Bộ Quốc Phòng! Trong trường hợp luật an ninh mạng do công an đề nghị được áp dụng, thì các công ty tin học lớn như Google, Facebook sẽ không thể hoạt động tại Việt Nam. Khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, tầm giao dịch trong thương mại quốc tế sẽ khựng lại.

Đối với các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và 28 hội đặc thù khác, Hà Nội đã chu cấp đến trên 14 ngàn tỷ đồng (tài liệu của VEPR).

Trước đây mỗi nhân viên công an, an ninh, du côn được thuê làm chỉ điểm, 1 ngày theo dõi nghi phạm, “phản động”, được phụ cấp thêm 500.000 đồng ở cấp tỉnh thành, 300.000 đồng cấp quận huyện, 100.000 đồng cấp phường xã, nhưng từ giữa năm 2017, phụ cấp này hầu như bãi bỏ, vì cạn tiền. 

Ngày nay nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng. Gần đây nhất tại xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có đến 101 giáo viên và nhân viên hợp đồng không có lương đã 7 tháng [4]. Tình trạng thiếu tiền khắp nơi, buộc Hà Nội phải đẩy mạnh việc bớt người trong các cơ quan, mong dồn tiền sang nuôi dư luân viên, côn đồ và hội Cờ Đỏ.

Tương tự như tại Nga và các nước chư hầu thuộc Liên Bang Xô Viết, vào lúc mạt vận trước khi sụp đổ, cuối thế kỷ trước, Ba Đình cũng lập ra hội Cờ Đỏ “ra quân” rầm rộ, sắt máu, ồn ào nhằm dự liệu đối phó với phong trào đấu tranh ôn hòa tại nhiều nơi trong dân chúng. 

Tổng tài sản Doanh Nghiệp Nhà Nước tính đến cuối năm 2015 đã là 3 triệu tỷ đống, nhưng tổng doanh thu chỉ đạt gần 1.6 triệu tỷ đồng. 

Nền kinh tế dựa vào bên ngoài như kiểu Việt Nam, thì tỷ lệ vay mượn an toàn là 40% GDP. Nhưng, cho đến nay, các loại nợ của Việt Nam cộng lại đến hết năm 2016 khoảng 431 tỷ Mỹ Kim, bằng 210% GDP. Mỗi người Việt Nam sẽ gánh khoảng 100 triệu đồng tiền nợ do cộng đảng vay mượn lâu nay. Nhiều quốc gia cả giàu lẫn nghèo đều vay nợ ít hay nhiều để phát triển, nhưng họ đủ khả năng trả nợ. 

Từ tháng Bảy năm 2017, Hà Nội không còn được hưởng chế độ vay nợ ưu đãi khoảng 0.8% tiền lời, thay vào đó là mức lãi suất cho vay tăng gấp ba lần “thời vàng son” - từ 2,5 đến 2,7%/năm.

Tổng bí thư Trọng khoe quỹ an toàn ngoại tệ của Hà Nội còn gần 45 tỷ, nhưng trong đó có đến 12 tỷ Mỹ Kim thuộc về trái phiếu chính phủ Mỹ. Theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, “phần còn lại phải lo chống đỡ cơn bão nhập siêu từ Bắc Kinh lẫn chi tiêu “ngoài kế hoạch” của chính phủ và khối đảng, đồng thời ngân sách không còn bất kỳ khoản kết dư nào để trả nợ nước ngoài, Việt Nam chỉ còn biết cách cắm đầu vay mượn quốc tế, dù với lãi suất cao hơn nhiều so với trước, để đảo nợ”(VOA).

Năm 2016, Ba Đình ép dân phải bán cho kho bạc Hà Nội 10 tỷ Mỹ Kim bằng cách: Hạ lãi xuất tiết kiệm đồng Mỹ Kim gởi trong ngân hàng xuống 0%; tăng lãi xuất tiền đồng VN lên 7%. Vậy là dân chúng phải bán Mỹ Kim cho Ba Đình, lấy tiền VN gởi tiết kiệm để được 7% tiền lời. 10 tỷ Mỹ Kim mua vào, thì Ba Đình tung ra thị trường bằng số tiền đồng tương đương, khoảng 25 triệu tỷ đồng VN.

Ngày 15-11-2017 Kho bạc Ba Đình tính bán ra thị trường 2000 tỷ trái phiếu, cuối cùng chỉ bán được có 616 tỷ. Dân chúng không tin vào trái phiếu do Việt Cộng phát hành.

Tiêu hoang và tham nhũng là đặc tính thâm căn của cộng đảng. Nếu giải pháp tăng thuế như Hà Nội đang toan tính mà thất bại thì phải đổi tiền hoặc đánh tư sản mại bản để moi tiền và vàng nơi dân mới có mà tiêu và trả nợ. Trả nợ không nổi có thể phải nghĩ đến việc xin “vỡ nợ từng phần”.


Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nếu người dân viện dẫn quy luật quốc tế về các “khoản nợ ghê tởm” do một thiểu số đi vay và chia chác cho nhau mà dân không được biết. Trong giả thuyết đó các chủ nợ phải xóa nợ hoặc truy nã những kẻ đi vay bất chính chứ không thể bắt dân trả. Thế kỷ 20 có ba chục trường hợp như vậy đã trở thành án lệ hay tiền lệ cho các tòa án áp dụng”(RFA)

Greg Jennett, phái viên ABC tường thuật tại chỗ: Số phận của tiến trình đàm phán TPP kể như tan biến sau khi bị Justin Trudeau “chơi xỏ” nói là “quên không xếp lịch họp”. Lãnh đạo các nước khao khát thông qua thỏa hiệp nghẹn họng, vì tiếng ca TPP chưa kịp cất lên đã tắt lịm... Sau một ngày dài, mọi người chờ mãi không thấy lãnh đạo Canada tới, Thủ tướng Shinzo Abe bước vào phòng và tuyên bố hoãn ký kết vì người Canada không có mặt.

Rượu thịt chuẩn bị cho bữa yến tiệc tưng bừng ăn mừng giữa các bộ trưởng và thành viên thương thảo TPP phải hủy bỏ. Nhiều phen tước đây, Hà Nội từng huy động báo chí mô tả “khắp đất trời Việt Nam là cả mùa Xuân”, khi TPP ký kết. Từ năm 2008 đến nay, không biết bao nhiêu lần cơ hội “nâng ly rược mừng” đã vuột khoải tầm tay của Hà Nội.

Theo ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng thương mại quốc tế của Canada thì thật ra vẫn chưa có những thỏa thuận nền tảng cho TPP. Còn Nữ Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern trước đó cũng nói, có nhiều khoản không thích hợp cần xem xét lại.

Hoa kỳ dù đã rút khỏi TPP ngay sau khi Tổng Thống Trump bước chân vào nhà trắng, nhưng Giáo Sư Jenik Radon, đại học Columbia, khi tham dự APEC đã phê bình rằng, dự thảo về TPP được “soạn thảo rất dở”. Ý tưởng về TPP là tốt, nhưng có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng các kẽ hở này.

Trải qua 4 vòng đàm phán gay go, các Bộ trưởng ở APEC Đà Nẵng đã thống nhất đưa ra danh xưng mới cho cơ chế 11 nước (không có Hoa Kỳ) là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).

CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của TPP cũ nhưng cho một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ. CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các thành viên, có tính tới lợi ích của các nước. Các Bộ trưởng giao cho các Trưởng đoàn đàm phán giải quyết những vướng vắc chưa đạt được, nhưng không xác định thời gian. CPTPP vẫn mang hy vọng có ngày Hoa Kỳ sẽ quay lại.

Trong chuyến công du đầu tiên tới năm quốc gia ở châu Á, Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh khái niệm "Ấn Độ - Thái Bình Dương" để thay thế cho thuật ngữ "Châu Á - Thái Bình Dương" mà các chính quyền tiền nhiệm Mỹ vẫn sử dụng. 

Trong diễn văn tại APEC Đà Nẵng, Tổng Thống Trump bằng giọng dữ dội, gởi thông điệp đến các nước từng làm mất cân bằng thương mại “Chúng tôi không còn có thể chịu đựng được những vi phạm thương mại lâu dài, và chúng tôi sẽ không dung thứ. Mặc dù nhiều năm trời thất hứa, chúng tôi được cho biết rằng một ngày nào đó mọi người sẽ hành xử một cách công bằng và có trách nhiệm. Người dân ở Mỹ và khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đã chờ đợi ngày đó đến nhưng nó chưa bao giờ có và đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay” [5].

Mẹo vặt của Ba Đình đưa TT Trump vào hàng quốc khách đầy danh dự trong yến tiệc linh đình. Thường thì mánh khóe “chiều người lấy của” được Ba Đình áp dụng khá thành công. Nhưng lần này thì ai cũng thấy: Trump “đã đi rồi” nhưng âm thanh chát chúa “đòi cân bằng thương mại lên đến 30 tỷ Mỹ Kim”, sẽ làm cho túi bạc của Ba Đình mau teo tóp [6]. Bên cạnh đó, còn có tin Tập Đoàn Dầu Khí khổng lồ ExxonMobil tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh với Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019.

Nov 16-2017

Trần Nguyên Thao
danlambaovn.blogspot.com

_________________________________________

Chú thích:





[6] Mỹ chi tới 38.1 tỷ Mỹ Kim mua các loại hàng hóa của Việt Nam song chỉ xuất sang Việt Nam được lượng hàng hóa thấp hơn rất nhiều, trị giá có 8,7 tỷ Mỹ Kim. Chính phủ Trump coi đây là mất cân bằng thương mại, cần phải giải quyết.

Nhờ cái giải yếm đào

Babui (Danlambao) - Qua những lời nịnh hót của Nguyễn Phú Trọng trong buổi hầu trà Tập Cận Bình nhân hội nghị Apec tại biệt phủ nhà sàn của Hồ. Khi về lại Bắc Kinh, thể hiện triệt để tính quân tử Tàu và tinh thần đại Hán(g) môi hở răng lạnh, Tập Cận Bình ra lệnh trưng dụng ngay 1 chuyên cơ Boeing để chở 16 tấn trà "Thái Đức" 4 tốt, đáp xuống phi trường Nội Bài biếu không cho Trọng.

Nhân sự kiện vẻ vang này, cùng đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, Trọng hớn hở mời Phúc vào Phủ Chủ Tịch để cùng nhau "Trà Đạo" thưởng thức hương vị chư hầu "Trà Ta không ngon bằng trà Tàu".

Không khí của Phủ Chủ Tịch giờ này yên ắng lạ thường, nhìn ra đường phố quang cảnh ướt át tiêu điều, cờ giăng trướng rủ vẫn còn, nhưng cái ngả, cái nghiêng, vì sau một tuần lễ Apec với sức người sỏi đá cũng thành cơm, triều đình chư hầu Ba Đình sức tàn lực kiệt, không ai còn rỗi hơi để dọn dẹp.

Trọng chỉ còn trông cậy vào đám Cờ Đỏ nhưng đến giờ phút này, nhìn quanh quất không thấy tăm hơi chúng đâu cả, Trọng buông tiếng thở dài... gặp ăn thì có, gặp khó thì lui!

Đang "ngậm mà nghe" dự vị chư hầu của ngụm trà Thái Đức, Trọng giật mình, sao giờ này lại có tiếng gái gọi vọng vào từ hành lang, nhổm người Trọng nhận ra ngay 3 cô mặc giải yếm đào là thành viên tiếp khách VIP của hội nghị Apec.

- Hội nghị đã "mãn kinh", các cô thay yếm rồi về nghĩ sao còn lảng vảng chi đây? khi nào cần bác sẽ gọi.

Nghe tiếng Trọng nói vọng ra hành lang, 1 trong 3 cô lên tiếng.

- Hôm nay, chúng cháu vào đây để báo cáo cho 2 bác tin vui của hội nghị Apec.

Tin gì? các cháu cứ nói để đảng ta hãnh diện thông báo cho toàn đảng toàn dân chia vui thành quả của Apec. Phúc bảo

- Chẳng dấu gì 2 bác, nhờ làm theo lời dạy của bác đảng, chúng cháu mặc giải yếm đào tiếp khách cho cởi mở, theo tinh thần hội nhập của đảng ta, vui lòng Mỹ đến vừa lòng Mỹ đi, mà đã có 3 con nhạn Mỹ la đà, bị sa cơ thất thế với bọn cháu, làm cho chúng cháu phải mang bầu.

-Tưởng gì chứ đó là chuyện nhỏ như cọng cỏ, thế thì tuyệt diệu... bất chiến tự nhiên thành!

- Bác Trọng nói gì mà chúng cháu không hiểu?

- Đường lối và chính sách bắt cá 2 tay của đảng và nhà nước dân ngu khu đen như các cháu làm sao hiểu được!

Thấy chưa, Phúc "nổ" đâu có sai: Madze in V.N, Madze in V.N, Madze in V.N .

Thôi thì 3 cháu xin cảm ơn cái giải yếm đào, cũng nhớ đó mà các cháu sẽ được "Quy Mã" theo diện con lai, lần sau nếu có tổ chức hội nghị Apec, cho chúng cháu giới thiệu đám em, cháu của các cháu vào làm tiếp tân mặc yếm đào.

Với điều kiện, phải có phái đoàn Mỹ tham dự để chúng nó có cơ hội Quy Mã, còn nếu chỉ có phải đoàn Liên Xô, Trung Quốc không thôi, thì chúng cháu xin miễn.

24/11/2017

Bào chữa cho tù nhân lương tâm: không chỉ là chứng cứ đâu?

Nguyễn Tường Thuỵ (Danlambao) - Ở các vụ án thường phạm, luật sư có thể bào chữa theo hướng vô tội hoặc tội nhẹ đi. Nhưng với các vụ án chính trị (trong bài viết hiểu là các vụ án xử tù nhân lương tâm - những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động), các luật sư đều bào chữa theo hướng vô tội.

Với án thường phạm, luật sư có thể thay đổi dự định ban đầu của hội đồng xét xử (HĐXX) tùy theo tài năng của luật sư, không loại trừ khả năng dàn xếp thỏa thuận ngầm. Ngược lại, nghe nói có cả vụ luật sư cãi vụng làm cho thân chủ bị tội nặng thêm.

Với án chính trị thì không phải như thế. Đã có hàng trăm vụ án chính trị đã đưa ra xét xử. Khác với án thường phạm, lời tuyên án đã được định sẵn trước khi xử gọi là án bỏ túi, còn tòa chỉ là nơi để diễn cho ra vẻ dân chủ mà thôi. Nếu bản án có thay đổi thì cũng là do chỉ đạo, thậm chí thay đổi chỉ vài giờ trước khi tuyên án. Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.

Có thể nói trong các vụ án chính trị, Luật sư dù tài giỏi, tâm huyết đến mấy cũng không thể thay đổi được bản án định trước theo chỉ đạo. Những người quan sát đều có chung nhận xét này. Dù không có chứng cứ, không trả lời được chất vấn của luật sư, HĐXX vẫn trơ trẽn, chầy cối, tuyên án cho bằng được.

Nói thế không có nghĩa là án chính trị, vai trò của luật sư không có gì và việc thuê luật sư là không cần thiết. Luật sư bào chữa cho các vụ án chính trị được coi là luật sư nhân quyền. Luật sư tư vấn pháp luật cho thân chủ, phát hiện ra những khuất tất trong hồ sơ, là trung gian liên lạc giữa thân chủ với gia đình và cất tiếng nói lên công luận. Có vụ án có tới 4 luật sư hoặc hơn.

Tại tòa, luật sư đưa ra các lý lẽ để chứng minh thân chủ vô tội, tố cáo cơ quan điều tra nếu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ, bám vào nguyên tắc suy đoán vô tội trong khi bào chữa.

Có hai nội dung quan trọng trong các lời bào chữa của luật sư là đòi hỏi chứng cứ và đưa ra luận cứ chứng minh hành vi của thân chủ không cấu thành tội phạm.

Về chứng cứ: Để chứng minh thân chủ vô tội, luật sư khai thác các chứng cứ đưa ra để buộc tội thân chủ và đi đến bác bỏ các chứng cứ ấy. Luật sư chứng minh không có cơ sở để khẳng định các hành vi của thân chủ, xoáy vào việc đòi hỏi chứng cứ.

Ví dụ trong vụ án Nguyễn Hữu Vinh - Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư chỉ ra rằng cáo trạng không xác định được hành vi của thân chủ với vai trò điều hành, quản trị blog Diễn đàn xã hội dân sự và Chép sử Việt, không xác định được hành vi soạn thảo, đăng tải, chỉnh sửa, xóa, phê duyệt bình luận của 12 bài viết trên blog “Dân quyền” và 12 bài viết trên blog “Chép sử Việt”; ở người và tại chỗ ở của thân chủ không có dấu vết của tội phạm…

Vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư chỉ ra không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” là có thật; cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào thời gian nào…

Về luận cứ: Ngoài đòi hỏi về chứng cứ thì với các hành vi đã được xác định, các luật sư cũng bác bỏ lời buộc tội của HĐXX theo hướng chỉ ra hành vi của thân chủ không vi phạm pháp luật mà đó là quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt chính kiến thể hiện trong Hiến pháp hoặc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam (VN) đã ký.

Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, luật sư chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) không phải là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đề nghị đa đảng, ủng hộ và tham gia các tổ chức chính trị không trái với Hiến pháp; bàn đến thực trạng xã hội, bàn đến dân chủ và nhân quyền không thể suy diễn thành “chống”… Luật sư hạ một mệnh đề đầy mai mỉa “trừ phi nhà nước đó chống lại dân chủ và nhân quyền”.

Trong vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư cũng chỉ ra không có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng; nội dung mảnh vải ghi: “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” là quyền hợp pháp của công dân, phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội. Cũng trong phiên tòa này, khi tự bào chữa cho mình, Phương Uyên thẳng thắn xác nhận có xúc phạm đến ĐCSVN nhưng vạch rõ đảng CSVN và nhà nước VN là hai thực thể khác nhau, “không được cào bằng Đảng với Nhà nước VN”. Người ta không khỏi thấy hài hước khi luật sư chỉ ra khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc” không thể coi là hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Nhà nước Trung Quốc và Nhà nước VN chẳng lẽ là một).

Việc khẳng định hành vi của bị cáo dù có chứng cứ hay không cũng không vi phạm pháp luật, không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn có tác dụng khuyến khích những người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về những việc làm của mình, đồng thời vạch lối làm việc tùy tiện, áp đặt, ngồi trên pháp luật của các cơ quan tư pháp. Rất mong các luật sư khai thác nhiều hơn theo hướng này.

Còn đòi hỏi chứng cứ để dồn HĐXX vào thế không thể trả lời, vạch ra lối làm việc tùy tiện, áp đặt của HĐXX là rất cần thiết. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô hình trung làm người khác hiểu rằng, nếu chứng minh được bị cáo có hành vi ấy là bị cáo đã phạm tội còn luật sư thì tìm cách chối tội cho thân chủ. Vì vậy, ngoài đòi hỏi chứng cứ, thiển nghĩ các luật sư cần vạch rõ, hành vi của bị cáo nếu có cũng không vi phạm pháp luật.

Lại có khi luật sư cho rằng hành vi của thân chủ dân ít người biết, ảnh hưởng không đáng kể. Nói như thế khác nào thừa nhận hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật.

Thực tế với các vụ án chính trị thì các cơ quan tư pháp suy đoán theo hướng có tội một cách hết sức tùy tiện, nó vừa mang tính áp đặt, vừa non kém về kiến thức pháp luật.

Trong các vụ án chính trị thì các vụ án tù nhân lương tâm đều là xử ép. Không một tù nhân lương tâm nào có tội căn cứ vào pháp lý và kể cả đạo lý. Ngày 30/11 tới đây sẽ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Có tin tháng sau (tháng 12/2017) sẽ xử vụ Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển. Nghe nói sinh viên Trần Hoàng Phúc cũng đưa ra xét xử trong vụ án này. Rất mong các luật sư biến phiên tòa thành diễn đàn tôn vinh những người đấu tranh cho tự do, dân chủ. Việc làm của các anh chị là chính nghĩa. Bất kể hành vi nào mà HĐXX đưa ra để cáo buộc họ, dù có chứng cứ hay không đều không cấu thành tội, ngược lại, đó là những hành vi cần khuyến khích và nêu gương.

23/11/2017

Học tiến sĩ


Đi học tiến sĩ

Minh Lú chuẩn bị lên đường đi học tiến sĩ. 

Đối với học sinh vừa tốt ngiệp phổ thông, thông thường các em chỉ nói mình sẽ vào trường học nghề, học đại học, đi du học... Ai lại nói mình đi học tiến sĩ. Lỡ không thành “tiến sĩ” mà thành "cùi sĩ" thì thật khốn nạn. Giấc mơ, kiệu anh phom phom đi trước, võng nàng lệt bệt theo sau cũng tan tành theo mây khói. Thực ra trong "đạo đức xã hội chủ nghĩa", từ lãnh đạo cấp cao xuống cấp thấp, có khuynh hướng người ta thích nói to, nói lớn, nói viễn vông, nói chuyện hoang tưởng, nói láo... còn sau đó làm được hay không? Không thành vấn đề, ai cũng quen tai cả rồi, chả thắc mắc làm gì?

Với bố Minh Lú, bác cả Nghễng, khoe con mình “đi học tiến sĩ” có ngay hiệu quả. Bao nhiêu gia đình trong làng có con được lên học đại học, nay phải im thin thít. Họ nhìn bác cả đi qua, chỉ dám đưa mắt nhìn nhau, rụt rè: "Bác ấy có con sắp sửa thành tiến sĩ cơ đấy!". Với Minh Lú thì khỏi phải nói. Các cô gái xinh đẹp luôn nở nụ cười tươi như hoa với cậu ta, hoặc suýt soa nói với nhau: "Ai cứ bảo anh ấy là "Lú"., "Tiến sĩ tương lai" của làng ta đấy!". 

Việc mong ước cho con học tiến sĩ của gia đình bác cả Nghễng đã có từ khi “Minh Lú” ra đời. Bác gái đã kể câu chuyện từ đầu xóm đến cuối làng. Khi hạ sinh "Minh Lú", bác quả quyết bác nghe một tiếng nổ rung chuyển trời đất kèm theo vùng hào quang bẩy màu sáng chói rực cả bầu trời. Không biết lúc ấy có chiến trận, bom nổ ở gần bên? Không nghe bác nói đến và trong làng không ai thắc mắc chi tiết vụn vặt làm gì. Chỉ cần biết câu chuyện kể hấp dẫn như chuyện một nhân vật phi thường, một superman vừa rơi xuống làng. Làng nào không trọng vọng tiến sĩ. Con là nhân vật khác thường mà không có bằng cấp cao để nở mày nở mặt với hàng xóm, làng giềng thì chán bỏ xừ, vợ chồng bác Nghễng đặt ngay tên con trai là Tiến Minh. Bác trai rất tâm đắc với tên con trai mình bên mâm rượu: "Chủ Tịch nước là Chí Minh. Hà hà... con mình là Tiến Minh... Mình cảm hứng đọc thơ cho các bác nghe nhé... Tên con khéo chọn làm sao? Đã không phạm húy, lại cùng tên “Minh”... Hà... Hà... Nào xin mời các bác cạn chén”. 

Ngoài việc chọn tên “Minh”, hai bác cả Nghễng cũng rất tự hào vì trong làng có một ông thầy bói “mù”. Không ai biết ông thầy bói có mù thực hay không, vì mắt ông không chịu nhắm tịt lại mà lúc nào cũng mở to. Như để chứng tỏ mình “mù” ông luôn cầm cây gậy dò đường. Cây gậy tốt chắc để đập bộp bộp trên đường, đồng thời cũng dùng để phang vào chân, vào đít những kẻ không biết lễ độ nhường đường. Tuy có gậy dò nhưng ông lại hay đi lộn sang nhà khác. Có điều đặc biệt là ông chỉ bước nhầm vào nhà giàu để sau đó được chủ nhân vui vẽ dẫn ông ra đường chỉ hướng về đúng nhà. Có thể do khiếm thị nên ông được đền bù có khứu giác tốt, phân biệt rành rọt, nơi nào thơm, nơi nào thối. Cũng có thể ông chỉ bị “quáng gà” chứ chưa mù hẳn, dân làng cứ gọi ông “thầy bói mù” cho vừa nhanh, vừa gọn, vừa phù hợp nghề nghiệp. Ở đời người ta luôn tin thầy bói mù hơn thầy bói sáng mắt, vì người mù sẽ “thấy” những điều mà người sáng mắt không bao giờ “thấy” được, phải không nào? Ông thầy bói mù quả quyết con trai bác cả Nghễng sẽ là nhân tài xuất chúng của cả nước: “Ồ tiến sĩ à... Nó có muốn cả chục bằng tiến sĩ cũng có. Trông nó kìa... vầng trán cao như trán của Bác, tai vểnh đón gió ở mọi hướng, mồm rộng thế kia như muốn nuốt cả kiến thức thiên hạ vào bụng...”. Ông thầy bói mù nổi tiếng trong làng không phải vì tài bói đâu trúng đó mà nhờ tài nói. Ông nói nhiều, nói thao thao bất tuyệt... Cái loa phường, loa làng chả sao bì được với cái mồm của ông. Khi ông phán lời nào, dân làng đều im lặng để lắng nghe. Không chỉ gia đình bác cả Nghễnh mà cả dân làng đều tin chuyện "chục bằng tiến sĩ" của Minh Lú là chuyện chắc chắn, không còn gì để bàn cãi. Đương nhiên, ông thầy bói mù luôn được gia đình bác cả Nghễng kính trọng. Ông luôn được xếp đặt ngồi mâm cỗ chính khi có tiệc tùng. 

Trong làng không phải ai cũng có ý kiến giống nhau, nhất là những gia đình có dịp gặp, tiếp xúc nhiều lần với con trai nhà cả Nghễng: "Đã bảo nó ngừng đừng chơi trò chơi dại dột ấy, như quăng diêm quẹt đang cháy vào các đứa con gái, xé rách sách vở để xếp máy bay giấy... Thế nó cứ đứng ngớ ra nghe, lẩm bẩm vài tiếng ngây ngô, đại để: "Diêm quẹt, giấy của Ta không tốt bằng của Tàu...”. Sau đó nó tiếp tục trò chơi, làm như không hiểu gì cả...”. Có ai đem chuyện than van với bác cả Nghễng. Có dịp bác cả vờ chép miệng, nói rất tự nhiên: "Ấy cháu nó tuy còn bé nhưng cứ thích nghiên cứu. Ngày nào nó cũng ra cửa hàng bán trà của nhà để nghiên cứu trà Ta, trà Tàu. Nó bới tung, quăng bừa mọi xuống đất. Mình là bố là mẹ phải luôn tạo môi trường tốt cho cháu học tập nghiên cứu Phải biết hy sinh cho thế hệ tương lai chứ!". Tiếng than phiền tiếp tục đến một ngày: "Nói chuyện với nó như nói với con bò. Minh gì minh, lú thì có...". Dần dà dân làng đã gọi con trai bác cả Nghễng là "Minh Lú". 

Con trai mình bị gọi là Minh Lú, bác cả Nghễng lúc đầu bực mình lắm. Nhưng nghe mãi cũng quen tai, và qua lý luận bác thấy không sao cả. Có là "Minh" hay "Lú" có gì khác biệt ở nước CHXHCN. Khối người là lú nhưng vẫn được ở chức vụ cao, là xếp, là boss? Hơn nữa, bằng tiến sĩ thật, tiến sĩ giả đầy ra kia, chưa kể đến tiến sĩ khoa học hay tiến sĩ "tư tưởng", tiến sĩ luật hay tiến sĩ "luật rừng", tiến sĩ "công an"... cả hệ thống "rừng tiến sĩ". "Minh" học được bằng tiến sĩ loại này thì “Lú” cũng có thể học bằng tiến sĩ loại khác. Đều là tiến sĩ, có ai thắc mắc tiến sĩ loại nào, ngành nào bao giờ. 

Tiễn con lên đường học tiến sĩ, bác cả Nghễng làm bữa tiệc thật to, mời cả làng. Minh Lú chưa là tiến sĩ, nhưng cũng đã có “tiếng” ở làng rồi. Có “tiếng” đến có “miếng” ở Việt Nam gần nhau lắm, lại còn hợp với thời đại mới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta vừa đưa ra đề án mới toanh, chi 12. 000 tỷ đồng đào tạo thêm 9. 000 tiến sĩ cho Việt Nam. 

Danh tiến sĩ và nhân tài thực sự. 

Đảng cộng sản Việt Nam rất thích danh. Ai ca ngợi đảng lên tận cùng mây xanh, dù lời có giả dối, màu mè, đảng cũng rất vui. Ai chê bai đảng, đương nhiên là phản động. Thời kỳ còn chiến tranh, đảng lo chuyện đánh đấm nên không để ý chuyện học hành. Sau 30/4/1975, đảng viên một chữ bẻ làm đôi cũng không biết, thế lại làm lãnh đạo đảng, tỉnh, cơ sở... Đảng cho đào tạo cấp tốc, một năm học luôn hai ba lớp cho nhanh. Nông dân thành cử nhân, y tá chích dạo thành kỹ sư... chỉ trong vài năm vừa làm lãnh đạo, vừa học tại chức. Hay quá là hay, một kỉ lục của thế giới. Cứ thế và thêm yếu tố là sự dối trá căn bản của đạo đức XHCN, người ta chưa chịu hài lòng với cử nhân, tiếp tục "học lên" có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Từ nhu cầu cấp bách đó đẻ ra đủ mọi loại bằng tiến sĩ và tiến sĩ giả. . . 

Theo báo lề phải chỉ trong ba năm Học viện Khoa học Xã hội (KHXH) thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã đào tạo đươc 1100 tiến sĩ, trung bình trong một ngày hơn một tiến sĩ mới ra lò. Thật là một kỉ lục nên được ghi vào kỷ lục thế giới Guiness. Có báo đặt câu hỏi, không biết trong số khoảng 26000 tiến sĩ ở Việt Nam, có bao nhiêu là tiến sĩ thực? Một số lớn tiến sĩ làm việc trong các cơ quan công quyền, nên có 19000 tiến sĩ vừa thực vừa giả là công nhân viên nhà nước là chuyện bình thường, không có gì lạ. Các cơ sở kinh tế tư nhân ít có tiến sĩ vì làm ăn phải biết tính toán lời lỗ. Kết quả cơ sở kinh tế nhà nườc thường lỗ chổng gọng so với kinh doanh tư nhân. 

Học viện nghiên cứu sự phát triển về quản lý IMD, Institute for Management Development, Lausan, Thụy Sĩ đã phân tích các kết quả của các quốc gia trên thế giới để xếp hạng chỉ số về môi trường tốt nhất cho nhân tài trên thế giới. Đây là phân tích rất phức tạp, gộp chung cả chỉ số phát triển của con người của Liên hiệp quốc HDI như tuổi thọ, giáo dục, lợi tức...; môi trường làm việc như máy móc, dụng cụ... để nghiên cứu; cũng như chế độ đãi ngộ như tiền lương, hưu trí, nhu cầu việc làm, sự công bằng nơi làm việc... Chỉ số quốc gia cao chứng to quốc gia đó hấp dẫn cho nhân tài thế giới tụ hội về. Trong niên giám IMD World Cpmpetitiveness yearbook đã đưa ra 60 quốc gia có chỉ số cao nhất: Hongkong, Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore... Đây là những quốc gia người tài giỏi thích chọn để làm việc. Không ngạc nhiên rất nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học thành tài không muốn trở về nước nhà. Trong 60 nước trong danh sách IMD, Tàu lục địa đứng hạng 25, Thái lan 28, Philippines 42, Indo 48, Mông cổ 60. Việt Nam không có tên trong danh sách có thể Việt Nam không cần “nhân tài”, chỉ cần nhiều “tiến sĩ” để khoe, để nổ độp độp. Trong khi IMD không quan tâm nhiều đến bằng cấp, xem nhân tài là người làm việc giỏi trong chuyên môn của mình. 

Ai cũng hiểu, tiến sĩ là học vị cao đi kèm theo nghiên cứu, khám phá mới về khoa học. Một quốc gia muốn có nhiều nhân tài nói chung, tiến sĩ thực sự nói riêng, phải có chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc tốt. Về chế độ đãi ngộ, chính quyền CSVN cần hồng hơn chuyên, dùng kẻ hồng về chính trị điều khiển người có chuyên môn thực sự. Về môi trường làm việc, ngân sách nhà nước CSVN chi tiêu rất nhiều cho quốc phòng và công an, còn lại ít chi vào giáo dục, y tế, giao thông... Còn tiền đâu chi cho phòng thí nghiệm, hệ thống máy tính khổng lồ, trung tâm nghiên cứu, lò gia tốc hạt nhân... Trong giáo dục, cơ sở vật chất các trường học nghèo nàn, chỉ mong các nước tư bản giàu có, thấy tội nghiệp viện trợ cho. Dạy cho sinh viên chỉ là dạy chay, lý thuyết suông, chú trọng khoa học nhân văn vì không cần cơ sở vật chất, bắt sinh viên tốt ngiệp phải học lý thuyết lỗi thời Mác Lê. Tất cả chỉ nhằm tạo ra các tiến sĩ có danh, không có thực tài để xây dựng đất nước. 

Cẩm nang học tiến sĩ ở Việt Nam: 

Bức xúc với việc đào tạo thêm nhiều tiến sĩ ở Việt Nam của bộ Giáo dục và Đào tạo, xin được đưa ra cẩm nang cho các người trẻ khi muốn chọn một lãnh vực, rất đặc trưng cho nước CHXHCNVN, để đạt được danh tiến sĩ. 

1/ Tiến sĩ "Tư Tưởng": 

Chuyên nghiên cứu, làm các luận án về tư tưởng HCM, tư tưởng Tập Cận Bình. Đối tượng được ghi danh: phải là đảng viên cộng sản, Ta hay Tàu. Dự đoán nhu cầu trong nước sẽ rất cần để thay thế “tiến sĩ Mác Lê” già nua, out of date, và các thành viên của BCT và TW đảng CSVN. Môi trường để nghiên cứu: Việt Nam đứng đầu, theo sau là Tàu, cuối cùng là Bắc Hàn. Nhu cầu xuất khẩu: có thể Tàu nhận một số tiến sĩ loại này để giúp đỡ các binh sĩ Tàu đang trú ẩn ở các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo vừa được bồi đắp. 

2/ Tiến sĩ "Ngáo Ộp": 

Đề tài chuyên nghiên cứu về các con ngáo ộp ở Việt Nam. Đây là sinh vật đặc biệt. Khi con ngáo ộp được năm, mười tuổi đảng trở lên, mọc được lông cánh sẽ tác yêu, tác quái để có quyền hành và tiền bạc... Khi ngáo ộp bị rụng bớt lông, bớt cánh, nếu có tội làm thất thoát hay tẩu tán tài sản, nhà nước thường ưu ái "xử lý nội bộ, chuyển công tác"... Trường hợp tội hình sự như ấu dâm, ăn cắp... và bị rụng hết lông, nếu có ra toà, ngáo ộp chỉ cần phùng mang, chu mỏ là cả nhóm xử án phải chui xuống gầm bàn để trốn. 

Đối tượng được ghi tên học loại tiến sĩ ngáo ộp bắt buộc phải lả đảng viên đảng CSVN. Môi trường để nghiên cứu, Việt Nam ta vẫn đứng đầu. Nhu cầu trong nước, rất cần, đang có cả triệu ngáo ộp nay có thêm triệu tiến sĩ ngáo ộp cũng không sao. 

3/ Tiến sĩ Tham Nhũng: 

Nghiên cứu làm thế nào lấy của công làm của tư, biến tài nguyên, đất đai của chung thành của “quốc phòng làm kinh tế”, ”của “nhóm lợi ích”... để từ đó biến thành của cải chạy vào túi của mình. Có thể nghiên cứu thêm cơ thể con người có thể tiêu thụ được đất, cát, xi măng, xăng dầu, phân bón... để xây nên biệt phủ, con đi học nước ngoài... Điều kiện ghi tên: chỉ nhận người của đảng, ưu tiên người đã có bằng tiến sĩ Ngáo ộp. Môi trường nghiên cứu, tuy Việt Nam vẫn đứng đầu nhưng có thể qua Tàu. Bắc Hàn làm nghiên cứu sinh. Nhu cầu ở Việt Nam: không cần bàn, bao nhiêu đảng viên nghe tên bằng tiến sĩ này đã thấy rõ rãi. 

4/ Tiến sĩ Công an: 

Chuyên nghiên cứu đề tài làm thế nào một người yêu đời khi vào đồn công an làm việc, trở nên chán đời đến nỗi phải tự tử, tự cắt cổ... Điều kiện ghi tên, phải là đảng viên đang phục vụ trong ngành công an, dư luận viên có nhiều thành tích trong xã hội đen có thể được cứu xét đặc biệt. Môi trường nghiên cứu: Việt Nam ta vẫn đứng đầu thế giới, đồn công an, trại giam nhiều vô số kể, tha hồ đi vào để nghiên cứu. Nhu cầu trong nước tối quan trọng vì liên quan vận mệnh của đảng, của BCT. 

5/ Tiến sĩ” Khẩu hiệu”: 

Chuyên nghiên cứu về việc hô khẩu hiệu do đảng đưa ra. Điều kiện ghi tên: đối tượng đảng, dư luận viên... Môi trường để nghiên cứu: đứng đầu là Bắc Hàn, kế là Tàu, Việt Nam xin tạm đứng thứ ba (đứng đầu mãi cũng chán thực!). Nhu cầu: lúc nào cũng cần, càng nhiều tiến sĩ Khẩu hiệu, càng tốt. 

***

Những tiến sĩ được liệt kê như trên, không phải là tiến sĩ "vừa hồng vừa chuyên" mà phải nói là tiến sĩ đỏ rực, đỏ như cờ nước, đỏ như máu. Người muốn ghi tên học, không cần liên lạc với trường đại học. Xin gọi BCT đảng CSVN vì các bằng tiến sĩ đặc sản của Việt Nam này chỉ phổ biến nội bộ, không phổ biến rộng rãi. 

Những người học thành tài ở nước ngoài, một số lớn xin được việc làm được ở lại. Một số vì lý do cá nhân, gia đình... trở về Việt Nam. Họ cũng ấp ủ giấc mơ góp phần để xây dựng đất nước. Nhưng giấc mơ đôi khi trở thành ác mộng khi đối diện thực tế. Người cộng sản chỉ cần người theo đảng chứ không cần kiến thức của họ. Để sống còn trong xã hội đầy bất công, thiếu dân chủ tự do, thằng dốt điều khiển thằng có học,... họ cũng phải hồng hồng một tí. Biết điều, được yên thân, đừng đụng đến các vấn đề nhạy cảm mà đảng không thích nói đến. Chắc ăn nên ghi tên học thêm, như bằng tiến sĩ Khẩu hiệu chẳng hạn. 

24/11/2017