Saturday, January 23, 2016

Rắn thả cho ai trong Đại hội XII?

CTV Danlambao - Trong những ngày qua nhiều con rắn mang bảng tên "trọng-đã-thắng" được thả từ chuồng Nguyễn Phú Trọng và bò lổm ngổm khắp nơi trên sở thú lề đảng. Hết phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương Vũ Ngọc Hoàng rồi đến thượng tướng "yêu nước từ xa" Võ Tiến Trung thay nhau thả rắn. Mục tiêu là để bắn nọc độc vào niềm tin của những kẻ chống Trọng phò Dũng trong cuộc chiến "xác định kẻ thù không phải là Trung quốc" mà là... đồng chí X. 

Đối tượng chủ chốt của những con rắn này là 1510 đảng viên đại biểu nhà sản về tham dự. Những tên này treo lên tường nhà chúng tổng cộng 55 bằng giáo sư, phó giáo sư, 241 bằng tiến sĩ, 511 bằng thạc sĩ và 757 bằng... học đại để làm nên đỉnh cao trí tuệ của loài sản. Thực chất đây lại là đám ngu lâu dốt bền, dễ bị phỉnh phờ.

Bên cạnh tính chất ngu dốt bền lâu theo truyền thống đỗ mười hoạn lợn thì 1510 đỉnh-cao đại diện cho 4,5 triệu đỉnh-vừa này lại mang trong người bản chất của những con nhạn là đà, gió chiều nào ta theo chiều đó, thắng ta đội, thua ta đạp. Vì thế các đồng chí chuyên tu tại chức, chuyên chôm tại vị, chuyên môn đi lừa thiên hạ nhưng thật sự lại rất dễ bị lừa.

Những lần thả rắn được giựt tít theo kiểu... thôi rồi Lượm ơi, anh Trọng thăng anh Dũng rớt, làm cánh ủng hộ Ếch lợi ích hoang mang, bấn loạn và cánh phò Trọng thái thú sướng đến tê người. Nhưng xem kỹ thì đó là những thông tin cũ mèm, là kết quả của cuộc đấu đá trong nội bộ BCT do Trọng lú thao túng và những thông tin "một nữa sự thật để làm nên sự thật" trong hội nghị TƯ 14.

Ngoài 1510 đỉnh cao ngu lâu dốt bền là đối tượng được nhắm đến thì những con rắn mang mã độc NPT cũng nhắm đến thành phần đảng viên, trí thức cộng sản, bồi bút, văn nghệ nô, lão thành ôm sổ hưu... hóng hớt tin. Đồng chí tuyên láo vừa tuyên thế này... Đồng chí "yêu nước từ xa" vừa láo thế kia. Chưa kể có kẻ thay vì gửi nguồn dẫn, hay email bài viết thì lại chụp bản bài viết và gửi đi, tạo ấn tượng cứ như là tài liệu thật và mật... Thế là các đồng chí trong luồng nhắn tin nhau rộn rã như ngày giỗ cụ Hồ. Thế là sóng dư luận tràn lên bờ tư duy từng đồng chí, đêm về nằm vắt tay lên trán quyết định thả hồn theo gió Bắc Kinh và chắt lưỡi... theo X theo L thì cũng là theo T theo Q. Tờ là tiền mà... Cu là quyền.

Trong khi Trọng lú đang âu lo, trầm ngâm... em ơi nếu mộng không thành thì sao cho giấc mơ thái thú đầu tiên của tỉnh Việt Nam nằm trong "giấc mơ Trung Hoa vĩ đại" của Tập Hoàng đế...


.. thì trên cái sở thú ít mèo nhiều chuột của đảng, tin vui toàn thắng ắt về... lú lại nổ như pháo xuân.

Cho nên thấy vậy, đọc vậy, nghe nói vậy mà không phải vậy.

Vì cuộc chơi (nhau) vẫn còn tiếp diễn trên từng cây số. Vì các đồng chí ta vừa chửi nhau, vừa vận động nhau vẫn còn tiếp diễn trên từng quán nhậu. Vì Đại biểu có toàn quyền ứng cử và đề cử người vào BCH Trung Ương, vì đại hội của 1510 tên đội hại có quyền quyết định cao nhất.

Quyết định vẫn nằm trong tay 1510 tên gật theo Dũng hay gù theo Trọng. Vì thế cho nên rắn vẫn chui lên từ cống rãnh cung vua để bò ngổn ngang hàng lang phủ chúa.


Đại hội trong mắt Cu

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước hết, người mổ (cò bàn phím) xin quý độc giả thông cảm cho cái tựa bài đọc lên nghe có bề “phản cảm”; đáng lý phải ghi đầy đủ là: “Đại hội đảng CSVN trong mắt cu Tèo”. Nhưng xét vì thấy không khí Đại hội Đảng CS lần này ghê rợn quá: bên ngoài thì tàu bay tàu bò, đặc công đặc chủng, cùng bọn khuyển mã bày binh bố trận chống khủng bố “tàng hình”; bên trong thì các đồng chí lãnh đạo nay đã biến chứng trở thành dị chí, đối chí, nghịch chí, đấu đá nhau chí chóe để dành ngôi bá đạo. Thành thử, trong không khí bầy hầy, tơn tởn, lờm lợm ngao ngán ấy, nếu để nguyên con cái tựa dài như thế, tác giả e rằng sẽ làm người đọc chán ngán thêm. Vì vậy, để làm nhẹ bớt không khí “bức xúc”, và để cho “nên thơ” một chút, tác giả bắt chước tên bộ phim tài liệu “Hà Nội Trong Mắt Ai” của nhà đạo diễn Trần Văn Thủy, để “thun lại” cái “ Đại hội Đảng CSVN trong mắt cu Tèo” ngắn hơn: “Đại Hội Trong Mắt Cu”.

Nói là “Đại Hội Trong Mắt Cu”, nhưng thực tế thì Cu đâu thèm để mắt cu đến Đảng, vả lại, nếu Cu có hứng thì cũng đâu có quyền dí vào chuyện riêng của “đảng ta”. Hôm nay sở dĩ Cu lên tiếng, là vì nhiều người tới tấp “cù trọng xoay” vào Cu, hỏi Cu thấy gì, nghĩ gì, về đại hội đảng CSVN lần này. Cu xin phép phúc đáp, "bụng đáp" thế này:

Đại hội Đảng chứ đâu phải đại hội của Dân. Băng đảng chỉ là tập họp của một nhóm “đồng chi” với nhau, chứ đâu phải của toàn thể cộng đồng. Chữ “Đảng”, trong tiếng Pháp là Partie, tiếng Anh, Party, Tây Ban Nha, Partino... có nghĩa là một “Phần” của tổng thể. Đảng CSVN là một phần quá nhỏ so với Tổng thể cộng đồng Đân tộc Việt Nam. Cũng thế, Thành phố Hải Phòng theo thống kê mới nhất (tháng 12/2015) là 2.103.500 người; Hải Phòng có băng “Giang hồ đất Cảng”, con số “băng viên”, có cao lắm cũng cỡ hàng ngàn là cùng. Mấy ngàn tay anh chị Bến Cảng giang hồ chứ đâu phải trên hai triệu dân Hải phòng Giang Hồ; băng Giang hồ Đất Cảng nó họp thì có liên can gì đến toàn dân Hải Phòng. Họp hay không họp, tên nào lên làm xếp băng đảng, thì dân Hải Phòng cũng phải luôn luôn đề cao cảnh giác, thậm chí là chịu trận chúng lộng hành mà thôi.

Nhưng cái lộng hành của băng “Giang hồ Đất Cảng” nói chung còn bị có thể luật pháp “xử lý” (“Nói chung”, vì có luật trừ cho cô chiêu cậu ấm các quan đảng). Còn đảng CSVN thì ngồi trên luật pháp, vì “Trên Hiến Pháp còn có Cương lĩnh Đảng”, như đảng trưởng tuyên bố thẳng thừng, không phải cho 3 triệu mấy đảng viên mà cho trên 90 triệu người ngoài đảng của ông ấy nghe.

Nói túm lại, Cu Tèo chả bỏ công dù là một cái liếc mắt cu vào đại hội đảng CSVN vì đó là chuyện nội bộ của một băng đảng, chứ không phải là chuyện quốc gia của cả nước trong đó Cu Tèo tự ví mình như một “con cá sống vì nước” đang bị con “virus” CS nó bám nó hành.

Nó đại hội hay không đại hội, nó bầu ai lên làm đảng trưởng, thì bản chất cực độc cực hại của con vai-rớt CSVN trước sau cũng thế thôi, nếu không muốn nói là sau càng tệ hơn trước, do càng lâu càng lắm mưu ma chước quỷ. 

Cu Tèo chỉ để mắt vào những ai đang ra tay, bằng cách này hay cách khác, tìm cách dứt điểm tiệt nọc con vai-rớt mang tên CSVN cực kỳ độc hại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân gian này.


Giải thể ĐCSVN

1
Trong khi toàn dân ta đang than oán khắp nơi, dân oan nổi dậy biểu tình khắp nơi, nhiều tỉnh trống rỗng ngân sách như Cà Mau, Bạc Liêu,…, ngay cả tỉnh Nghệ An, nơi ở của Nguyễn Tất Thành xưa kia, còn phải chịu cảnh nghèo khổ, đang nhận 3600 tấn gạo cứu đói.Trong khi bọn CS không đủ tiền 7 tỉ USD để trả nợ vay của thế giới mà chúng mượn. Trong khi giặc Tàu đang xâm phạm không phận 46 lần, cướp đất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc…, cướp đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cướp biển, đâm tàu ngư dân, thả Hải Dương 981 vào lãnh hải VN ta, thì bọn cầm quyền CS, 1510 tên, chúng lo hội họp 8 ngày để tranh giành quyền lực:
– Chúng trương hình ông tổ của chúng vẫn là Karl Marx, Lê Nin lên cao nhất.
– Chúng trương cờ máu búa liềm của Liên Xô đã bỏ vào thùng rác năm 1991.
– Chúng trương cờ máu sao vàng của giặc Tàu ở tỉnh Phúc Kiến (1933).
– Chúng sử dụng tiền thuế của dân để tổ chức đại hội đảng của chúng.
– Chúng mời tên giặc Tàu Tập Cận Bình đến nước ta để nhận những chiếu chỉ, những lời giáo huấn.
– Chúng cho giặc Tàu khai thác Bauxite Tây Nguyên, chúng cho giặc Tàu thuê đất ở thượng nguồn hàng 50 năm.
– Chúng tuyệt đối trung thành với đảng của chúng và xem dân như cỏ rác, chúng đàn áp, đánh đập, giết dân oan ở khắp mọi nơi, hàng trăm dân oan đã bị giết ngay tại đồn công an của chúng.
– Chúng đánh đập và bắt bớ những ai biểu tình chống giặc Tàu xâm lược.
– Chúng đánh đập và giam cầm những ai đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Vậy bọn ĐCSVN này, chúng là ai??? Với những bằng chứng không thể chối cãi ở trên, chúng thực sự là những tên phản bội tổ quốc VN. Những tên này phải bị trừng trị một cách đính đáng.

Muốn trừng trị những tên phản quốc này, chúng ta cần tập hợp sức mạnh của quần chúng, đồng bào dưới tiếng còi (kèn, tu huýt) hiệu SOS (tít te, tít te, tít te) . Tiếng còi hiệu SOS này không cần phải bắt đầu từ người lãnh đạo, mà bất cứ ai cũng có thể phát tín hiệu.

Vì thế, mỗi người dân cần mang theo 1 cái còi bên mình. Khi nào chúng ta bị những lực lượng phản quốc (quân đội, công an, cảnh sát, dân phòng) đàn áp mà dân chúng có số đông hơn, hãy thổi còi tín hiệu SOS, là lúc đó, tất cả dân đang chứng kiến đều đồng loạt xung phong tấn công vào bọn phản quốc, để bảo vệ cho nhau.

Hiện tại, trên thượng tầng cầm quyền của ĐCSVN đang rối bời, chia phe, chia phái. Lẽ dĩ nhiên, đám thừa hành phía dưới cũng bị khủng hoảng, không còn biết phải tuân lệnh ai, hay theo phe phái nào??? Đây có lẽ là lúc dễ dàng nhất cho chúng ta kêu gọi, móc nối, vận động đám thừa hành (quân đội, công an, cảnh sát, dân phòng…) quay mặt với bọn cầm quyền phản quốc, để phục vụ cho dân.

TBT Trọng tái cử là 'mang tính thừa kế'

 Theo BBC-23 tháng 1 2016 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngImage copyrightGetty
Image captionViệc giới thiệu TBT Nguyễn Phú Trọng ở lại vào chức TBT là "mang tính kế thừa", tướng Võ Tiến Trung trả lời báo chí hôm 23/1
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc buổi làm việc chiều ngày 23/1 với biểu quyết thông qua số lượng 200 Ủy viên Trung ương khoá 12 gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
Trả lời báo chí trong nước, Thượng tướng Võ Tiến Trung - Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng - đã nói tới một trường hợp "đặc biệt để tái cử":
"Trung ương khoá 11 giới thiệu bốn người ở lại, cùng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là năm. Nhưng cả bốn người, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, đều báo cáo xin rút", tướng Trung nói, và việc giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại là "mang tính kế thừa, giữ vững ổn định chính trị và nhất là giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng."
Vẫn theo tướng Trung cho biết thì "Ban chấp hành Trung ương làm rất là dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút và Bộ Chính trị đưa cả bốn đồng chí đó ra Trung ương bỏ phiếu kín về việc có cho phép rút không.
"Sau đó Hội nghị Trung ương 14 đã kết luận là cho cả bốn đồng chí, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, được phép rút. Như vậy là chỉ còn lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị nhất trí giới thiệu."
Tướng Trung giải thích thêm là tuy cả bốn vị "hoàn toàn tự nguyện xin rút, nhưng Trung ương chưa cho rút thì phải bỏ phiếu kín. Trung ương cũng đã hết sức dân chủ, đoàn kiểm phiếu 22 đồng chí đã kiểm phiếu mới có kết quả là đồng ý cho 4 đồng chí này rút", và chỉ có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "lớn tuổi nhưng được Trung ương đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức danh Tổng Bí thư khóa XII."

'Đại hội có quyền quyết định cao nhất'

Đại hội Đảng 12 tại Hà NộiImage copyrightAFP
Image captionTheo cơ chế đề cử, ứng cử, các nhà lãnh đạo đã xin rút nếu được đề cử tại Đại hội và chịu quyết định của Đại hội có cho rút hay không
Tuy nhiên với quy chế đề cử, ứng cử hiện nay thì không có nghĩa là bốn vị lãnh đạo đã được Trung ương đồng ý cho rút, sẽ không có khả năng được bầu lại.
Tướng Võ Tiến Trung giải thích, trong trường hợp tại Đại hội Đảng lần thứ 12 có đại biểu ngoài Trung ương đề cử mà bốn vị này vẫn muốn rút thì "Đại hội vẫn sẽ phải bỏ phiếu hoặc biểu quyết (đó là do quyền của đoàn chủ tịch) để đưa ra quyết định cuối cùng là có cho rút hay không".
"Đại hội là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Trường hợp Đại hội bỏ phiếu quá bán không cho rút thì các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử," tướng Trung nói.
Theo Quy chế bầu cử đã được thông qua thì số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu, và hiện Ban chấp hành Trung ương khoá 11 đã chuẩn bị số lượng đề cử có số dư hơn 10%, nên danh sách ứng cử, đề cử nếu số dư nhiều hơn 30% thì Đoàn chủ tịch sẽ lấy phiếu xin ý kiến Đại hội về các ứng cử viên mới (nằm ngoài danh sách Ban chấp hành Trung ương đề cử) để lấy cho đủ số dư tối đa 30%, tướng Trung giải thích.
Hiện chưa có thông tin hay được biết có ai tự ứng cử.

Lịch trình

  • Ngày 24/1 các đoàn sẽ thảo luận cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ghi phiếu đề cử, ứng cử.
  • Sáng 25/1 các đại biểu sẽ ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử (nếu có) và chiều 25/1 Đại hội sẽ biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút.
  • Việc bỏ phiếu bầu chính thức sẽ diễn ra vào sáng ngày 26/1 và chiều cũng ngày tiến hành kiểm phiếu và công bố danh sách người trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
  • Ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại trụ sở Trung ương Đảng.
  • Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đọc diễn văn bế mạc Đại hội vào sáng 28/1.
Thông tin về nhân sự chủ chốt sẽ được thông báo trong buổi họp báo ngay sau khi Đại hội bế mạc.

Ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng: Còn nước còn tát

Tháng 10/2012 là lúc Thủ tướng Nguễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phe đảng kỷ luật nhưng vẫn vượt qua ngoạn mục với hơn 70% ủy viên trung ương không tán thành kỷ luật ông. Nhưng ở vào thời điểm đó, khó ai có thể hình dung vị thế chính trị của ông Dũng lại nguy hiểm như hiện nay.
 Ngay vào ngày khai mạc đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, hãng tin Pháp AFP còn nhận định “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chết lâm sàng”.
Sau Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012, ông Dũng đã có bước tiến thần kỳ trên con đường chinh phục chức vụ tổng bí thư. Tại Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015, nhiều nguồn tin cho biết ông Dũng đã chiếm được vị trí cao nhất trong cuộc thăm dò “tín nhiệm” trong Ban chấp hành trung ương, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng – được coi là đối thủ chính hiện thời của ông Dũng - chỉ đứng thứ 8.
Nhưng có lẽ dó là tất cả những gì mà ông Dũng đạt được. Sau hàng loạt cuộc “luân chuyển cán bộ” do “kiến trúc sư” Tô Huy Rứa thực hiện từ sau Hội nghị trung ương 10 đến gần tận quý 3 năm 2015, có dấu hiệu cho thấy phía Thủ tướng Dũng mất đến ít nhất 50 người, do vậy đã làm giảm hẳn tỷ lệ ủy viên trung ương ủng hộ ông Dũng.
Sau Hội nghị trung ương 13 vào tháng 10/2015, ngược chiều với một luồng thông tin vẫn ra sức cổ vũ ông Dũng và cho rằng ông vẫn nắm đến 80-90% cơ hội trở thành tổng bí thư, một dư luận khác lại đánh giá thực ra Thủ tướng Dũng chỉ còn khoảng 20-30% cơ hội.
Sau Hội nghị trung ương 14 vào tháng 12/2015, dư luận ủng hộ ông Dũng đã trở về vị trí 50/50 cơ hội cho ông. Trong khi đó, cơ hội thực tế của ông Dũng đột ngột lao dốc dưới mốc 10%.
Vào những ngày diễn ra đại hội 12, có dư luận cho rằng cơ hội dành cho ông Dũng chỉ còn vài phần trăm.
Tuy nhiên, những ủng hộ viên của ông Dũng, vốn vượt hẳn về số lượng so với số ủy hộ viên của ông Sang và ông Trọng, vẫn còn  nước còn tát. Thậm chí có tác giả còn đề nghị xem lại việc ông Dũng đã là… phật tử, có nhiều công đức với phật pháp…
Tuy nhiên, bài toán cuối cùng là phiếu bầu. Nhưng muốn thay đổi thái độ đối với phiếu bầu, giới viết lách lại cần tác động trực tiếp vào não trạng hơn 1,500 đại biểu và sau đó là 200 ủy viên trung ương dự đại hội 12. Song khả năng này lại đang bị bó hẹp đáng kể. Ngay từ khi đại hội 12 khai mạc, tất cả điện thoại của đại biểu đã bị thu giữ. Điều đó cũng có nghĩa là trừ những đại biểu thuộc dạng “đặc biệt”, tuyệt đại đa số còn lại đều không thể “lướt web”. Do vậy, cánh blogger của ông Dũng có viết bao nhiêu vào thời gian này thì hiệu ứng cũng chỉ rất thấp.
Khả năng bầu bán gần nhất là ngày 26/1 – bầu Ban chấp hành trung ương mới. Chẳng cần phải chờ đến ngày 27/1 bầu tổng bí thư, chỉ cần biết ông Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách ban chấp hành mới hay không thì sẽ biết ngay số phận ông ra sao.
Nếu có tên, phía trước ông Dũng sẽ là bầu trời rộng mở. Ông sẽ lao thẳng đến cuộc chiến đấu cuối cùng.
Còn nếu không có tên, định mệnh chính trị của ông đã an bài. Hậu vận ông sẽ lao về đâu?
 01/23/2016 - 17:46
Lê Dung / SBTN

Indonesia phóng thích thêm 10 ngư dân Việt Nam

JAKARTA, Indonesia (NV) - Vừa có thêm 10 ngư dân Việt Nam, cư ngụ tại Ninh Bình, Bình Định, Tiền Giang, Kiên Giang,... từng bị Indonesia bắt giam vì xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia, được phóng thích. 

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia hỏi thăm những ngư dân được Indonesia phóng thích tại phi trường Soekarno-Hatta. (Hình: Thế Giới và Việt Nam)

Trong 10 ngư dân này, có một số người bị Indonesia giam giữ đến hai năm. Thời hạn giam giữ dài hay ngắn thường phụ thuộc vào vị trí của ngư dân trên tàu đánh cá bị bắt.

Đây là đợt phóng thích ngư dân Việt Nam thứ 49 của Indonesia. Đợt phóng thích gần nhất diễn ra hôm 20 Tháng Giêng và là đợt phóng thích đầu tiên của năm nay. Hôm đó, Indonesia chỉ trả tự do cho ba ngư dân Việt Nam.
Chỉ tính riêng năm ngoái, Indonesia đã bắt giữ 59 tàu đánh cá và 659 ngư dân Việt Nam với lý do xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Con số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng gấp ba lần so với năm 2014.

Đa số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt vẫn còn đang bị giam giữ tại quốc gia này.

Đại sứ quán Việt Nam tại Jakarta biết, từ nay đến trước Tết Nguyên Đán, Indonesia sẽ có ba đợt phóng thích nữa. Tổng số ngư dân được Indonesia trả tự do qua ba đợt phóng thích sắp tới chừng 30 người.

Trong vài năm gần đây, ngoài Trung Quốc và Indonesia, ngư dân Việt Nam còn bị Philippines,  Malaysia, Thái Lan rượt đuổi, bắn, bắt, giam giữ, buộc nộp phạt, tịch thu phương tiện sinh nhai với cáo buộc tương tự, đó là, xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải của những quốc gia này.

Hồi giữa tháng trước, Thái Lan phóng thích 14 ngư dân cư trú ở Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Những ngư dân này làm việc trên hai tàu đánh cá bị hải quân Thái Lan bắt vào trung tuần Tháng Chín năm ngoái.

Tất cả đều bị đánh, bị bỏ đói, thân nhân phải nộp tiền phạt, bị giam ba tháng rồi mới được trả tự do. Tuy nhiên, không phải ai cũng được thả. Hiện vẫn còn một ngư dân bị giam ở nhà tù Songkhla.

Cùng bị bắt với họ vào trung tuần Tháng Chín năm ngoái còn có ngư dân trên ba tàu của các tỉnh khác ở Việt Nam nhưng không rõ số phận những ngư dân ấy thế nào.

Một trong những ngư dân bị bắt và được Thái Lan phóng thích hồi giữa tháng trước, kể rằng, lúc bị bắt, thời tiết trên biển rất xấu, mưa to, gió lớn họ không xác định được đâu là biển Việt Nam, đâu là biển Thái Lan.

Theo một báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau thì từ đầu năm 2010 đến giữa Tháng Mười Một năm ngoái, riêng Cà Mau có 248 tàu và 2,269 ngư dân bị “nước ngoài bắt giữ.” Trong số này, có một tàu bị bắn chìm, 187 tàu bị tịch thu, chín tàu bị tịch thu ngư cụ. Chỉ mới có 51 tàu và 481 ngư dân được thả. Nếu tính theo quốc gia thì có 159 tàu và 1,753 ngư dân bị Thái Lan bắt giữ, 35 tàu và 358 ngư dân bị Malaysia bắt giữ, 18 tàu bị Cambodia bắt giữ,... Thống kê này chưa kể số lượng tàu đánh cá và ngư dân các tỉnh khác bị bắt giữ.

Chính quyền Việt Nam thường im lặng, không xác nhận đúng sai trong tất cả các vụ bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân vừa kể, trừ vụ cảnh sát biển Thái Lan xả súng vào sáu tàu đánh cá của Việt Nam ở vịnh Thái Lan hồi Tháng Chín năm ngoái, khiến một ngư dân chết, hai trọng thương. (G.Đ.)

01-23-2016 2:22:04 PM 

Chửi CSGT bị kết án 9 tháng tù

BÌNH PHƯỚC, Việt Nam (NV) - Một cô gái bị kết án chín tháng tù giam chỉ vì “tự cởi áo, chửi bới và dùng gậy đánh” một CSGT trong tổ tuần tra giao thông ở tỉnh Đắc Nông.

Cô gái tên Trịnh Thị Thảo Quyên bị phạt chín tháng tù vì “lăng mạ” CSGT. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo bản tin Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu 22 Tháng Giêng, cô gái tên Trịnh Thị Thảo Quyên, 22 tuổi, ngụ tại xã Ia Rvê, huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Nông, bị kêu án chín tháng tù giam vì bị cáo buộc tội “chống người thi hành công vụ.”
Bản tin báo Tuổi Trẻ chỉ nêu ra những chi tiết hoàn toàn hậu thuẫn cho việc kết án cô gái “chống người thi hành công vụ” và không ai biết lý do nào khiến cô hành động như thế.

Tờ báo trên thuật lại theo bản cáo trạng nói khoảng 4 giờ 40 phút chiều ngày 13 Tháng Mười Một, 2015, tổ tuần tra giao thông thuộc Phòng CSGT công an tỉnh Bình Phước do Thiều Đình Tiến làm tổ trưởng cùng Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Duy Khánh, Hoàng Anh và Trần Đức Tiệp tuần tra giao thông trên tuyến đường ĐT741 đoạn Đồng Xoài - Đồng Phú.

“Khi đến khu vực ấp 4A, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú) phát hiện Trịnh Thị Thảo Quyên chở Hồ Thị Bạch (36 tuổi) và Nguyễn Thị Tuyết Trinh (28 tuổi) đi hướng từ xã Tân Tiến đi xã Tân Lập, trong đó Bạch và Trinh không đội mũ bảo hiểm,” tờ Tuổi Trẻ viết. “Thấy vậy, anh Tiệp ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì Quyên dừng xe, còn Bạch và Trinh đi vào lề đường. Trong lúc làm việc, Quyên có lời nói thô tục, chửi bới tổ tuần tra.”

Bản tin viết tiếp: “Trước hành vi thiếu văn hóa, chiến sĩ Tiệp đã yêu cầu Quyên đo nồng độ cồn nhưng Quyên không chấp hành mà còn dùng tay gạt làm rơi máy đo nồng độ cồn xuống đất. Sau đó Quyên tiếp tục xông đến túm cổ áo, giật bảng tên chiến sĩ Đức ném ra đường, túm cổ áo dùng tay chân đánh chiến sĩ Tiệp. Không dừng lại ở đó, Quyên còn tự cởi áo, chửi bới và dùng gậy đánh các chiến sĩ trong tổ tuần tra để cản trở việc thi hành nhiệm vụ.”

Ngay sau đó, cô bị bắt giam và hơn hai tháng sau thì bị kết án chín tháng tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ.” (Tr.N)

01-23-2016 2:26:52 PM 

Trãi thảm cho cửa địa ngục, vì sao?

  01/19/2016 - 23:04 

Có phải con người Việt Nam đang sống ở dưới mức cam chịu, luật pháp Việt Nam thì quá yếu ớt hoặc ngành giáo dục hiện nay không còn đủ ý thức mình đang là gì trên đất nước này? Sự kiện trẻ em trong trường học bị công an tự tiện xông vào bắt đi, dẫn đi và tra tấn, dẫn đến thương tật hoặc tử vong đang diễn ra nhức nhối, nhưng mọi thứ cứ như bị dằn xuống, im lặng và trôi qua.
Điều thất nhân tâm mới nhất, là chuyện công an thôn ở huyện Tịnh Sơn, Quảng Ngãi đã tự ý đi vào trường THCS Tịnh Bắc, xã Tịnh Bắc để bắt em Nguyễn Tấn Tâm giữa giờ học, đem về đồn tra tấn để buộc em phải nhận tội ăn trộm. Sau đó, công an thôn – như một cách che chở lộ liễu qua việc cung cấp thông tin hạn chế từ địa phương, chỉ được cho biết tên là Danh – đã buộc mẹ em Tâm đến ký giấy xác nhận tội của em. Như mọi gia đình thôn quê ở miền trung, sợ hãi đồn công an và chốn công quyền, bà Trương Thị Thái, mẹ của em vội vã ký vào giấy vì nghe lệnh của công an là “ký vào, mới được cho về”, hơn nữa bà quá lo lắng khi thấy con mình bị bắt từ sáng, mà đến 7 giờ tối mới được công an thôn cho gọi.
Đầu năm 2016, lá thư tuyệt mệnh của học sinh Tâm gửi lại cho gia đình sau khi uống thuốc trừ sâu, chọn cái chết để đòi lại danh dự của mình, trở thành tuyên ngôn máu của hiện thực học đường mà ngành giáo dục Việt Nam phải cúi mặt, nếu còn chút lương tri.
Từ lúc nào, nhà trường ở Việt Nam trở thành cánh cổng phụ dẫn đến đồn công an một cách công khai như vậy? 
Trường hợp công an đột nhập trường THCS Tịnh Bắc bắt em Tâm đi, có thể được coi là điều bất ngờ của thầy cô, ban giám hiệu nhà trường, nhưng lẽ ra em Tâm phải được nhà trường bảo lãnh đi về cho hết giờ học, thông báo hiện tượng bất thường này cho phụ huynh em Tâm để tránh điều đáng tiếc nói trên. Hoặc ít nhất nhà trường đã phải cử người đến đồn công an để làm người giám hộ cho em Tâm.
Rất nhiều người khi đọc bản tin về cái chết của học sinh Nguyễn Tấn Tâm, đã thở dài nói rằng với tình trạng cường quyền và vô pháp của công an ở các vùng nông thôn, nhà trường có biết thì cũng đành cam chịu. Bạn có tự hỏi, nếu sự sợ hãi không có bóng dáng của pháp luật đó cứ được duy trì mãi, liệu sẽ có bao nhiêu sinh mạnh trẻ nhỏ còn treo lơ lửng trong môi trường học đường?
Hãy nhìn lại biểu đồ của ngành giáo dục, liên quan đến đến vấn nạn công an ngang nhiên dẫn độ trẻ em giữa giờ học (trong đó cũng không ít vụ chính nhà trường làm “mai mối” cho những tội ác đó). Biểu đồ đó tăng dần trong hình ảnh lạm quyền của công an địa phương, cũng như coi thường luật pháp. Từ năm 2007, khi dư luận xã hội bùng lên chuyện em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học lớp 5 ở trường tiểu học An Hiệp, tỉnh Đồng Tháp bị chính nhà trường giao cho công an tra tấn để xét xem em có lấy trộm tiền quỹ 47.000 đồng của lớp không, khiến em trở nên hoảng loạn và bị câm trong một thời gian dài mà không hề có sự bồi thường thoả đáng nào. Ghê sợ hơn, học sinh tiểu học mới 7 tuổi như em Lại Thị Thắm ở trường tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi, Tp.HCM cũng từng bị dắt giao cho công an thẩm tra, ngay trong lúc em đang ở lớp, vì nghi em trộm tiền. Chuyện vừa diễn ra vào năm 2012, là một trong những cột mốc chạy dài đến hiện tại, với vô số sự kiện bạo lực học đường bắt đầu từ người lớn, và hôm nay là cái chết của em Nguyễn Tấn Tâm.
Chẳng lẽ, đối với học đường, ngành công an không thể tiêu hoá nổi khoản 9 điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nghiêm cấm các hành động có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em tình nghi vi phạm pháp luật? Và điều luật được in rành rành công khai đó, đối với các thầy cô, vẫn không đủ là chỗ dựa để bảo vệ học trò mình thay vì cam chịu, như biến nhà trường thành cánh cổng phụ của đồn công an, trong trường hợp em Tâm?
Cách đây không lâu, Bộ Giáo dục có ra thông báo, kêu gọi phụ huynh cẩn trọng trước nạn bắt cóc trẻ em ở trước cửa trường. Chua chát thay, số liệu về bắt cóc của kẻ lạ thì rất thấp, nhưng số liệu về việc công an bắt đi công khai, nhục hình và gây thương tật cho học sinh thì rất rõ, thậm chí được ghi ở trang bách khoa điện tử. Thật ngạc nhiên, khi cần thì Bộ giáo dục có thể vận dụng mọi ngành công an địa phương trong việc để bảo đảm cho những kỳ thi “sạch” theo ý muốn của mình, nhưng gần 10 năm, kể từ sự kiện em Ngọc Trâm, Bộ Giáo dục sao không thể gửi nổi một công văn khuyến cáo các công an địa phương nên hợp tác văn minh để giữ gìn môi trường cao quý của ngành giáo dục?
Nói về chuyện giá trị riêng tư của ngành giáo dục, lại chợt nhớ câu chuyện của anh bạn định cư ở nước ngoài. Những ngày đầu ở xứ người, do không quen đường xá, anh bạn khi đưa con lên xe bus của nhà trường, liền lái xe đi theo để học thuộc đường, phòng trường hợp phải đi đón về sớm. Được 2 ngày, cảnh sát đến tận nhà kiểm tra xem có đúng là phụ huynh không, còn nếu không thì sẽ bị cấm đi theo xe bus học sinh, do bị nghi ngờ là kẻ bắt cóc. Sau khi nghe chuyện, cảnh sát còn dặn anh bạn rằng phải nhớ ghé vào trường làm một I.D tag (thẻ nhận dạng phụ huynh) thì mới có thể được phép đón con về. Viên cảnh sát cho biết thêm, ngay cả trường hợp ông được nhờ đưa học sinh về, ông phải ký vào sổ và ghi rõ họ tên, chức vụ của nhà trường.
Chuyện nhà trường ở xứ người thì vậy, còn trong trường hợp em Tâm, sau khi công an thôn thấy chuyện trở nên rắc rối từ cái chết của em, nơi này đã vội vàng tuyên bố rằng học sinh Tâm từng có tiền án trộm cắp hơn 10 vụ. Ngay cả cô phó hiệu trưởng trường THCS Tịnh Bắc, cô Nguyễn Thị Thu Hoanh nghe mà phải sửng sốt trước trò tiểu xảo này. Cô khẳng định rằng mình vẫn biết em Tâm là một học sinh ngoan. Đúng là người chết hai lần, thịt da nát tan.
Một môi trường giáo dục được tôn trọng là ước muốn không của riêng ai. Một không gian văn minh và riêng tư của nhà trường phải thuộc về pháp luật, chứ không thể thuộc vào quyền lực riêng của một bí thư hay một công an xã. Nỗi đau của các phụ huynh có con cái đối diện với vấn nạn lạm quyền vô pháp phải trở thành những bài học cho đất nước. Cái chết của học sinh Nguyễn Tấn Tâm không thể bị lãng quên vô ích, nó là tiếng kêu về một tương lai khác của học đường Việt Nam: nơi đó phải là nơi trải thảm cho đường đến tương lai, chứ không thể là đường trải thảm dành cho cửa địa ngục.

Trung Quốc dùng Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng?

Thanh Phương 
Theo RFI- ngày 23-01-2016 13:29
media
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh tư liệu. Petrotimes
Hôm thứ ba 19/01/2016, Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và đã yêu cầu Bắc Kinh rút ra khỏi vị trí này.
The Diplomat nhắc lại rằng vụ giàn khoan Hải Dương 981 được đưa đến khu vực Hoàng Sa vào năm 2014 đã từng gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Vào lúc đó, phản ứng cứng rắn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phản ứng nhẹ nhàng hơn của ông Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh bất đồng trong nội bộ Đảng về cách đối phó với những hành động ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh nhằm xác quyết chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Vụ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ xảy ra sau khi Trung Quốc đưa các máy bay dân dụng bay thử nghiệm đến đá Chữ Thập, một đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa.
Hà Nội đã ra tuyên bố phản đối vụ bay thử nghiệm nói trên và sau đó tố cáo Trung Quốc đã thực hiện hàng chục chuyến bay vào vùng thông báo bay Thành phố Hồ Chí Minh mà không báo trước cho phía Việt Nam, trong đó có ba chuyến bay đến đá Chữ Thập, một hành động bị xem là gây nguy hại cho an toàn hàng không dân dụng khu vực.
Nhưng phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định họ đã thông báo trước cho phía Việt Nam biết về các chuyến bay đó và theo họ, vì là ngang qua lãnh thổ thuộc chủ quyền Trung Quốc, nên những chuyến bay này không cần tuân thủ các quy định của hàng không dân dụng quốc tế.
Cơn sóng gió ngoại giao Việt-Trung nổ ra vào đúng dịp Đại hội Đảng, với cuộc đấu đá giữa hai phe Trọng - Dũng ngày càng quyết liệt. Trái với dự đoán ban đầu, hội nghị trung ương lần thứ 14 đã quyết định sẽ đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng tái cử chức tổng bí thư. Thông tin này cũng đã được một viên tướng Việt Nam xác nhận hôm nay.
Theo The Diplomat, một số nhà phân tích cho rằng chính Trung Quốc đã tác động lên Ban chấp hành Trung ương để họ ra quyết định gạt bỏ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang mạng này cũng nhắc lại chuyến đi của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng một số uỷ viên trung ương đến Bắc Kinh ngày 23/12/2015 để gặp các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, trong đó có cả chủ tịch Tập Cận Bình.
Báo chí Nhà nước thì khẳng định chuyến đi này chỉ nhằm thắt chặt quan hệ song phương. Thế nhưng, các nhà phân tích độc lập cho rằng Bắc Kinh đã nhân chuyến đi của phái đoàn Nguyễn Sinh Hùng để bày tỏ quan ngại về khả năng ở Việt Nam sẽ có một chính phủ ngả theo Mỹ, do phe ông Dũng chiếm đa số.
Trang web nguyentandung.org vào lúc đó đã không ngần ngại đả kích thái độ này của Bắc Kinh, trong một bài viết tựa đề: ”Không để Trung Quốc can thiệp vào nội bộ Việt Nam sau cái bắt tay thân mật”.
Trước đó, trong một bài phát biểu gần như mang tính chất tranh cử, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi các lãnh đạo tỉnh thành chống mọi hành động và âm mưu nhằm can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam trước Đại hội Đảng. Ông Dũng cũng đã nhấn mạnh đến việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Trong một hành động có vẻ là nhằm đối lại với ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 2/01 đã đi thăm nhiều đơn vị an ninh để yêu cầu bảo đảm “an ninh tuyệt đối” cho Đại hội Đảng.
Ba ngày sau đó, công an và quân đội Việt Nam đã mở cuộc thao dượt quy mô ở thủ đô Hà Nội, một dấu hiệu cho thấy là phe ông Trọng vẫn kiểm soát lực lượng vũ trang và mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoặc biểu tình khác nhân Đại hội Đảng sẽ bị trấn áp ngay lập tức.

Giá dầu: Hiện tại thê thảm, tương lai khó lường

THẢO NGUYÊN-14:21 23/01/2016
Năm 2015 là một trong những năm tồi tệ nhất đối với giá dầu trên thị trường thế giới kể từ cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu tiên trong thế kỷ trước.

Giá dầu: Hiện tại thê thảm, tương lai khó lường
Một mỏ dầu tại Halfaya, tỉnh Amara, đông nam Baghdad, Iraq ngày 21/1/2016 - Ảnh: Reuters
Nếu diễn biến giá dầu trong những ngày đầu năm là điềm báo thì rất nhiều khả năng năm 2016 cũng sẽ đầy biến động. Hay nói theo cách khác thì hiện tại thật thê thảm và tương lai thật khó lường đối với giá dầu.
Cái khác biệt so với ở những thời kỳ trước là ai cũng biết vậy, ai cũng lo ngại, ai cũng hiểu nguyên do nhưng không ai làm gì cả để ngăn chặn sự trượt dốc của giá dầu, chứ chưa nói đến đảo ngược chiều hướng biến độn.
Quy luật cung cầu trên thị trường khách quan mà khốc liệt, vô tình và không khoan nhượng. Cung vượt cầu quá nhiều như hiện tại thì giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm nữa. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), từng là tác nhân quyết định chiều hướng và mức độ biến động giá dầu trên thị trường thế giới, hiện tồn tại cũng như không. Ngành khai thác dầu lửa từ đá phiến ở Mỹ tăng trưởng ấn tượng.
Xu thế sử dụng những nguồn năng lượng mới và sạch thắng thế trong khi triển vọng xuất khẩu dầu của Iran ngày càng sáng sủa sau khi vấn đề hạt nhân của nước này được giải quyết. Tất cả khiến tình cảnh giá dầu thêm bi đát.
Triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới vẫn ảm đạm, kinh tế Trung Quốc đã qua thời tăng trưởng hoàng kim và các nền kinh tế khác vẫn lẹt đẹt đã góp phần tạo nên tác động cộng hưởng khiến giá dầu tuột dốc. Ở đây có cả yếu tố thiên định lẫn nhân định và chỉ có dân thường là tạm thời hưởng lợi mà thôi.
Theo Báo Thanh Niên

Cứ một giờ lại có một người chết vì tai nạn giao thông

TUYẾN PHAN-14:08 23/01/2016
Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2015 cả nước xảy ra 22.827 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.727 người (trung bình một người/giờ), bị thương 21.069 người. So với năm 2014, giảm 2.842 vụ (11%), giảm 364 người chết (4%), giảm 3.794 người bị thương (15,26%).

Cứ một giờ lại có một người chết vì tai nạn giao thông
Cứ một giờ đồng hồ lại có một người chết vì Tai nạn giao thông.
Mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu gây Tai nạn giao thông (chiếm gần 70%). Trong đó nhiều mô tô, xe máy cũ hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn nhưng vẫn lưu thông. Phương tiện gây Tai nạn giao thông là ô tô chiếm 25% tổng số vụ.
Về các lỗi vi phạm, số liệu thống kê cho thấy lỗi đi không đúng làn đường, phần đường quy định chiếm tỉ lệ cao (26%), chạy quá tốc độ (9%), chuyển hướng không đúng quy định (9%), ngoài ra các lỗi không nhường đường, vượt xe, sử dụng rượu bia cũng chiếm tỉ lệ đáng kể.
Các tuyến đường thường xảy ra Tai nạn giao thông chủ yếu là tuyến quốc lộ (35%) và nội thị (31%). Đây là các tuyến đường có mật độ dân cư đông đúc, người và phương tiện tham gia giao thông đa dạng với mật độ cao, đặc điểm đường giao cắt nhiều, phương tiện lưu thông hỗn hợp dễ xảy ra va chạm.
Ngoài ra, các tuyến đường cao tốc cũng đang ngày càng xảy ra nhiều vụ Tai nạn giao thông thảm khốc và nghiêm trọng hơn.
Thời gian xảy ra Tai nạn giao thông tập trung chính từ 18 giờ đến 24 giờ, đây là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện có tâm lý muốn nhanh chóng trở về nhà, lại mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc. Đồng thời, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm cũng là một phần nguyên nhân.
Theo Báo Pháp Luật TPHCM

Công ty “phủi” trách nhiệm, hàng trăm người dân điêu đứng

MINH ĐỨC-07:34 23/01/2016
Từ năm 2003 đến 2008, khoảng 200 người dân đã góp 48 tỷ đồng cho Cty TNHH MTV Vận tải và Xây dựng, Chi nhánh phía Nam (Công ty Tranco - Bộ GTVT) nhằm thực hiện dự án nhà ở tại TPHCM. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, trong khi đại diện Cty nói họ không chịu trách nhiệm về vụ việc.

Công ty “phủi” trách nhiệm, hàng trăm người dân điêu đứng
Trụ sở Cty Tranco, phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội.
Điêu đứng vì dự án “ma”
Năm 2007, bà Nguyễn Thị Nghĩa có ký hợp đồng góp vốn hơn 171 triệu đồng với ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty Tranco chi nhánh phía Nam để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở tại Khu dân cư Phước Kiển giai đoạn 3 thuộc huyện Nhà Bè, TPHCM. Tương tự năm 2004, anh Vũ Đình Tấn ký hợp đồng góp vốn trên 3 tỷ đồng với ông Nguyễn Xuân Hường, Giám đốc Công ty Tranco để thực hiện dự án trên. Theo anh Tấn, số tiền góp vốn cho Công ty Tranco được huy động, vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, bà L.T.B. vào năm 2007 cũng ký hợp đồng mua nền đất 140 m2 tại dự án Phước Kiển với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng... song đến nay vẫn chưa nhận được mét vuông đất nào, khi đòi lại tiền thì bị phía Công ty Tranco từ chối.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài các trường hợp trên còn hàng trăm khách hàng khác đã góp vốn cho Công ty Tranco cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Điều đáng nói, trong số hàng trăm khách hàng ấy, có những người rơi vào cảnh tan cửa nát nhà, vì gần chục năm nay phải trả tiền gốc, lãi về số tiền đã huy động từ nhiều nguồn khác nhau để nộp cho Công ty Tranco. Điển hình như gia đình bà L.T.B thuê nhà, chuyển từ nơi này đến nơi khác chờ đợi cả chục năm nay trong khi dự án nhà ở Phước Kiển cho đến nay vẫn chỉ là một bãi đất hoang hóa với cỏ dại mọc um tùm.
Hiện đã có hàng chục khách hàng dính phải dự án “ma” này như bà Đỗ Thị Quỳnh Chi góp vốn trên 543 triệu đồng; ông Lê Thành Vị góp gần 170 triệu đồng; bà Đỗ Thị Lan góp hơn 183 triệu đồng… đã nộp đơn khởi kiện Công ty Tranco ra TAND huyện Nhà Bè, quận Nhất, quận 5… TP HCM.
Cty Tranco phủi trách nhiệm
Ngày 21/1/2006, chúng tôi có buổi làm việc với ông Tạ Quốc Long (người được ủy quyền đại diện Công ty Tranco) về sự việc trên. Ông Long cho rằng, vào năm 2003, dự án chưa thành hình, chưa có hạ tầng nên không được bán, không được góp vốn. Ông Long cho rằng, vị giám đốc chi nhánh chỉ được ban hành các văn bản hành chính, việc ký hợp đồng kinh tế đã vượt quá thẩm quyền. Khi hỏi về việc người dân căn cứ vào đâu để biết được thẩm quyền của vị giám đốc chi nhánh Nguyễn Văn Phú, thì ông Long cho rằng, người dân cần… tự tìm hiểu và cần phải biết. Chính vì thế, Công ty Tranco không có trách nhiệm gì với khách hàng, có chăng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề trên.
Công ty “phủi” trách nhiệm, hàng trăm người dân điêu đứng - ảnh 1
Ông Tạ Quốc Long - người được ủy quyền đại diện Công ty Tranco. Ảnh: MĐ.
Theo ông Long, hiện đã có khoảng gần 70 đơn thư khiếu kiện của khách hàng liên quan đến dự án nhà Phước Kiển và Nam Sài Gòn thuộc địa bàn TPHCM gửi tới Cty. Nhiều đơn khiếu kiện đã gửi tới các tòa án như Tân Bình, Bình Thạnh, Nhà Bè, quận 1, quận 5… từ 6 năm trở lại đây nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả gì.
Ông Long xác nhận, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 4 cán bộ của Công ty Tranco chi nhánh phía Nam, với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Nguyễn Văn Phú, nguyên giám đốc; Nguyễn Như Khoa; nguyên phó giám đốc; Châu Thủy Tiên, nguyên kế toán trưởng và Nguyễn Thị Thanh Hồng, nguyên thủ quỹ. Đến tháng 5/2010, Viện KSND TPHCM cho biết, sẽ giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Công ty Tranco. Theo đó, 4 cán bộ của Tranco cùng bị truy tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, không hiểu sao về sau 4 vị cán bộ trên chỉ bị xử phạt hành chính, ông Long cho biết. Điều đáng nói, trong 4 vị cán bộ trên có ông Nguyễn Như Khoa, sau những lùm xùm trên đến nay lại đương nhiệm Giám đốc Công ty Tranco chi nhánh phía Nam.
Theo Báo Tiền Phong