Friday, January 18, 2019

Báo chí Việt Nam đưa tin kỷ niệm 45 năm mất Hoàng Sa nhưng tránh nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa

RFA-2019-01-18
Hình minh họa. Những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/3/2016 nhân kỷ niệm trận chiến 1988 ở Trường Sa
 Hình minh họa. Những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/3/2016 nhân kỷ niệm trận chiến 1988 ở Trường Sa-AFP
Báo chí nhà nước trong 2 ngày 17 và 18/1/2019 rầm rộ đưa tin kỷ niệm 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng tránh nhắc đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Các tờ báo lớn hiện nay của Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài gòn Giải phóng, Giáo dục… đều có bài liên quan đến chủ đề này nhưng không dòng nào nhắc về Việt Nam Cộng Hòa, chế độ trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Chỉ duy nhất tờ báo Infonet, chuyên trang của tờ Vietnamnet là gọi đúng và đủ cuộc giao tranh vào ngày 19-1-1974 giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc khiến ít nhất 74 lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận.
Trên báo Thanh Niên có bài viết “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”.
Tờ báo là Diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam nêu rõ, từ sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.
Mạng báo Tuổi trẻ Online thì có bài viết với tiêu đề “Người Việt Nam vẫn luôn khắc cốt ghi tâm về ngày 19-1” mô tả lại cuộc viếng thăm của Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng đến với gia đình các nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa.
Bài báo nêu tên các nhân chứng như: Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Cúc và Nguyễn Văn Dữ và Lê Điều (đã mất) từng sinh sống và làm việc tại Hoàng Sa, nhưng không nói rõ thời gian nào và làm công việc gì.
Báo Sài Gòn Giải Phóng thì nêu rõ sự việc hơn, như nói ông Trần Văn Sơn từng công tác ở Hoàng Sa vào năm 1973 với nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo; hay ông Nguyễn Văn Dữ là người từng tham gia lính địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam và ngày 27/1/1973, ông xuống chiến hạm Trần Khánh Dư rời Đà Nẵng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo.
Tờ báo trực thuộc Đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM này còn cho biết thêm là ông Nguyễn Văn Cúc (sinh năm 1952, hiện nay ở An Hải Bắc, quận Sơn Trà), một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974.
Ngày 9/1/2019 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ khu trục hạm của Mỹ - USS McCampbell thực hiện hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” áp sát các đảo ở Hoàng Sa đầu năm mới 2019 thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao lặp lại tuyên bố: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Trước đó, ngày 3/1, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định, việc tàu công vụ của nước này đâm các tàu cá của Việt Nam là “hành động chấp pháp bình thường” nhưng Việt Nam đến nay chưa có phản ứng gì.
Quần đảo Hoàng sa vốn do chế độ Việt Nam Cộng Hòa quản lý bị Trung Quốc cưỡng chiếm và chiếm đóng phi pháp từ ngày 19/1/1974.
Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi Nam Sa) cùng với bãi cạn Scarborough (Trung Sa - Trung Quốc gọi).

Vườn rau Lộc Hưng: Khi lương tâm không tồn tại

Những ngày qua, cả nước bàng hoàng trước những hành động của nhà cầm quyền CSVN tại Sài Gòn với những người dân tay không tấc sắt tại Vườn rau Lộc Hưng. Đó là những hành động cướp phá tàn bạo, đập phá tất cả những gì mà người dân đã từng chắt chiu xây dựng từ năm 1954 đến nay.
Khu đất Vườn Rau Lộc Hưng được người dân mua bán, khai khẩn và xây dựng từ năm 1954, nghĩa là hơn 20 năm trước khi người Cộng sản vào chiếm Miền Nam. Những tài sản, đất đai ở đó đã có chủ bằng đầy đủ các giấy tờ, pháp lý từ bao năm trước khi Cộng sản đặt chân đến cướp lấy chính quyền tại đây.
Thế nhưng, vẫn bằng sự lươn lẹo, bịa đặt và ý đồ lâu dài cướp đoạt đất đai, tài sản của người dân, nhà cầm quyền CSVN ngang nhiên coi họ là những người vi phạm, và càng vô lý hơn khi tự ý coi đất đai, tài sản của người dân ở đây là “bất hợp pháp” để mặc sức phá phách và cướp trắng của họ.
Có lẽ, trong xã hội loài người, không có gì trắng trợn hơn cái gọi là luật pháp của cộng sản. Đó là những bộ luật rừng rú và man rợ nhằm hỗ trợ cho những hành động thú vật như nơi hoang dã. Ở đó, người cộng sản ngang nhiên coi cái quyền đè đầu, cưỡi cổ người khác, cướp bóc tài sản của người khác như là một hành động hiển nhiên.
Ở đó mọi quy định, luật lệ do chính người cộng sản đặt ra, cũng chẳng có tác dụng gì khi mà “máu tham” đã thấy “hơi đồng”.
Ở đó, quyền lợi của người dân duy nhất chỉ có thể có là làm thân trâu ngựa lao dịch nuôi nấng những đám tự xưng là “đầy tớ nhân dân”, để rồi khi cần, chính họ lại được đưa ra giết thịt nhằm cung phụng cho thói côn đồ, khát máu tàn bạo man rợ của những kẻ mà chính họ nuôi nấng.
Trong lịch sử loài người, hẳn là hiếm khi có thể tồn tại những bộ luật có thể ngang nhiên biến của cải, đất đai, tài sản của người khác thành của mình một cách trắng trợn và dễ dàng, coi như là chuyện bình thường của Cộng sản Việt Nam.
Vụ việc ở Vườn rau Lộc Hưng, không phải bắt nguồn mới đây mà việc cướp đã manh nha từ cả hàng chục năm trước. Thế nhưng, trước những chứng cứ, lý lẽ hiển nhiên mà đến đứa trẻ con cũng nhìn thấy, nhà cầm quyền CSVN đã phải lúng túng mà không có cách nào, không có lý lẽ nào cũng như nguyên tắc sống và luật pháp nào có thể biện minh được rằng việc cướp đất đai, tài sản ở đây là có thể chấp nhận được.
Người dân Vườn Rau Lộc Hưng đã bao năm kiên trì, hòa bình và căn cứ vào chính những văn bản luật pháp của nhà cầm quyền CSVN đã ban hành, để đấu tranh cho quyền lợi của họ đã xác định ở đây từ 65 năm trước. Trước những chứng cứ, lý lẽ và luật lệ họ trưng dẫn, nhà cầm quyền CSVN đã phải kéo dài thời gian âm mưu cướp chiếm.
Và khi mọi lý lẽ đã bị bẻ gãy, việc sử dụng luật pháp đã không thể viện dẫn cho việc cướp bóc của mình, nhà cầm quyền CSVN đã tính đến việc cướp bất chấp mọi mặt từ pháp luật cho đến lương tâm con người có thể cho phép.
Thế rồi hàng trăm, hàng ngàn công an, cảnh sát được nuôi nấng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của chính những người dân Vườn Rau Lộc Hưng  với đầy đủ các thiết bị đã tiến hành cuộc cướp bóc tàn bạo và man rợ, đuổi họ ra khỏi mảnh đất cha ông họ để lại.
Đến đây, mọi khía cạnh như luật pháp, lý lẽ, luật lệ, tình người đều không có giá trị mà chỉ có bạo lực được sử dụng.
Điều mà người ta thấy ghê tởm trong vụ việc cướp phá này là khác mọi vụ cướp phá khác đối với tài sản của người dân, việc cướp phá này có tổ chức chặt chẽ được tiến hành khi mà cái Tết cổ  truyền của dân tộc chỉ còn hơn chục ngày nữa.
Đối với người dân Việt Nam, cái Tết cổ truyền là một điều thiêng liêng, là dịp mà những người dù đi làm ăn xa xôi, cách trở đến mấy cũng trở về quê hương, gia đình bản quán để thắp một nén hương tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, chúc tết cha mẹ, gặp gỡ anh em bạn bè.
Ngay cả trong thời chiến tranh khốc liệt và đẫm máu nhất, hai bên đối địch vẫn ngừng nghỉ những hành động chiến tranh để người dân được yên ổn đón xuân về, tết đến.
Thế nhưng, nhà cầm quyền CSVN đã quyết tâm đập phá, đuổi dân ra đường bằng được để cướp đất đai, tài sản của họ, bất chấp cuộc sống, tính mạng của người dân ra sao.
Chỉ hơn chục ngày nữa, hàng trăm người dân đủ cả già, trẻ, lớn bé, những thương phế binh, những người tàn tật… đều phải ra đường vạ vật đón cái tết ngoài đường phố.
Chỉ hơn chục ngày nữa, những linnh hồn của Tổ tiên, ông bà họ không có chốn để trở về với con cháu, họ hàng của mình khi xuân về, tết đến.
Chỉ hơn chục ngày nữa, khi mà quan chức cộng sản hỷ hả vui mừng “chiến thắng” của mình để phè phỡn với nhau trên đống tài sản cướp được của người dân, thì hàng đàn, hàng lũ những nạn nhân của họ phải vất vưởng ngoài đường không nơi nương thân, hương hồn tổ tiên không nơi thờ cúng.
Có lẽ trong lịch sử đất nước này, đây là những vụ cướp có tính chất quy mô, chặt chẽ và đạt kỷ lục về sự tàn bạo nhất về cả thế chất và tinh thần. Dù ở đó máu đổ không nhiều, tài sản bị cướp không lớn bằng những cuộc “cách mạng cướp bóc” mà người Cộng sản đã từng gây ra khi đến đất nước này. Nhưng, cái kỷ lục ở đây là sự nhẫn tâm và độc ác đến mức tận cùng mà những động vật mang hình người này có thể thực hiện.
Ở đó không có sự hiện diện của luật pháp, càng không có bóng dáng của lương tâm con người.
Những hành động của nhà cầm quyền CSVN tại Vườn Rau Lộc Hưng không phải là duy nhất, không còn là lạ lẫm trong một chế độ sinh ra từ “Cướp” tồn tại từ Cướp và nghiễm nhiên coi chuyện cướp như là một chuyện bình thường cho sự tồn tại của nó.
Người ta đặt ra câu hỏi rằng: Một chính quyền mà chỉ nhăm nhăm cướp của người dân, không cần biết đến đời sống của người dân ra sao, đẩy người dân đến đường cùng thì chính quyền đó có đáng được tồn tại hay không? Nó tồn tại làm gì  để đấy đất nước đến chỗ loạn ly, suy vong, đẩy người dân đến bước đường nô lệ và bản chất của nhà nước này là gì?
Câu trả lời khả dĩ có thể chấp nhận được rằng: Bản chất của nó là Cướp, cướp có tổ chức, cướp được nuôi nấng bởi chính các nạn nhân của nó, tồn tại trên đau khổ và sự khốn cùng của nạn nhân.
Ở cái gọi là chính quyền đó, luật pháp chỉ là một trò chơi, lương tâm con người đã không hề tồn tại.
Đến Chính quyền mà Cộng sản còn cướp được, thì cái gì mà chẳng có thể cướp và điều gì cũng có thể xảy ra.
Ngày 13/1/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thấy gì trong một bức ảnh ở đồn công an Phường 11


Sau trận càn quét thứ hai vào vườn rau Lộc Hưng ngày 8/1/2019, trên trang facebook 
Đinh Hữu Thoại xuất hiện một bức ảnh cho thấy một cán bộ tiếp dân vô cùng láo xược: ngồi co cả hai chân lên bàn làm việc, áo cộc tay, phanh ngực, mặt trâng trâng đểu cáng nhìn người đối diện như muốn thách thức, ăn tươi nuốt sống người ta.
Hắn là ai? Theo lời chú thích bức ảnh, đó là một một tay cán bộ cs (cộng sản?) tên Đạt (theo lời nạn nhân) đang quát nạt một nữ cư dân Vườn rau Lộc Hưng. Theo nhận định của chủ trang, nhiều khả năng hắn là an ninh thành phố.
Địa điểm “tiếp dân” này là đồn công an Phường 11, Quận Phú Nhuận (238 Nguyễn Đình Chính).
Còn nạn nhân của hắn là ai? Chị này bị cưỡng phá nhà cửa, bị đánh đập hôm cưỡng chế. Chúng lôi chị ra khỏi nhà, đưa đi nhiều đồn công an trong thành phố. Chúng ép chị ký biên bản vi phạm pháp luật với tội chống người thi hành công vụ. Chị mới sinh con nhỏ 13 tháng tuổi nhưng chúng đã cách ly chị cả ngày 8/1/2019 mặc cho cháu bé khát sữa đòi mẹ. Đây là sự vi phạm nhân quyền trắng trợn và vô cùng khốn nạn.
Đây là bức hình hiếm. Không phải hiếm bởi ít tên cán bộ có hành vi như thế này. Nó hiếm bởi rất ít khi chụp được trong đồn công an đầy bạo lực, nhất là khi Tp HCM còn đi trước Hà Nội về qui định cấm dân không được ghi hình cán bộ tiếp dân.
Tên Đạt (nếu đúng là tên hắn) là điển hình của loại cán bộ (công an) tự cho mình một cái quyền lực vô hạn. Chúng coi công sở như nhà của mình, muốn nằm ngồi ở đâu tùy thích, coi dân như cỏ rác, thích làm gì thì làm. Loại cán bộ này ỷ vào sự bao che đồng lõa của đồng bọn và cấp trên. Chúng hành động theo cách của xã hội đen. Pháp luật với chúng chỉ là tờ giấy lót đít.
Chị Dương Thị Tân bình luận: Nó hiện nguyên hình bản chất mọi rợ, rừng rú. Thể chế này nó sinh ra một lũ quái thai như vậy đó.
Tóm lại, đó là loại cán bộ mất dạy, lưu manh, đểu cáng, vô học và vô giáo dục. Xã hội không thể chấp nhận loại cán bộ, công an như thế này.
Đây là thành quả của việc “học tập và làm theo...”, là kết quả đào tạo, rèn luyện, giáo dục của đảng nhưng chúng luôn luôn khoe khoang bằng nhưng mỹ từ mà mỗi khi nghe, người dân đã biết là đầy giả dối.
16/1/2019
Nguyễn Tường Thụy

Thủ tướng có phải là…Thủ tướng?



Trong chế độ Cộng sản Việt Nam có ba ông Thủ tướng được người dân đem ra làm đề tài trong quán xá nhiều nhất đó là ông Phạm Văn Đồng, với công hàm bán đứng Hoàng Sa cho Tàu, ông Nguyễn Tấn Dũng với những món nợ do tham nhũng để lại cho đất nước vô địch và bây giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc với một danh sách dài … tự sướng bằng mồm các tỉnh thành toàn quốc. Đi đến tỉnh nào thì danh sách ấy lại mọc ra một cái tên khi ông phát biểu. Người dân ban đầu còn ngạc nhiên cho rằng ông “nổ” nhưng càng về sau người dân mới nhận ra cái cốt lõi gây cho ông phát biểu bất cần so sánh, bất cần sự thật và nhất là bất cần lòng tự trọng của một nguyên thủ quốc gia là tư duy mị dân đầy trong suy nghĩ của ông.
Khi ông gào thét rằng Thanh Hóa là một Việt Nam thu nhỏ ông không hề nghĩ rằng nói như thế là sỉ nhục đất nước vì nơi này ai cũng công nhận là nơi nghèo nhất nước luôn phải xin cứu trợ gạo của chính phủ hằng năm, “Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu” là câu phương ngôn nói về người dân vùng này do nghèo quá nên hái rau má mọc cạnh đường tàu hỏa về chống đói. Lâu ngày đường tàu bị sạt lở nên hư hỏng nhiều đoạn và từ đấy người dân Thanh Hóa mang lấy cái tiếng không mấy đẹp này. Vậy mà Thủ tướng Phúc đem Thanh Hóa ra cho rằng đây là một Việt Nam thu nhỏ có phải là ẩn ý rằng dân Việt Nam cuối cùng thì cũng chỉ như Thanh Hóa là cùng?
“Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh” là một câu phát biểu khác của Thủ tướng Phúc. Ông hứng thú trước những gặt hái về nông nghiệp của vùng đất này nhưng quên một điều là đời sống người dân ở đây không theo kịp thu hoạch nông thủy sản mà họ làm ra. Những căn nhà ọp ẹp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Những con đường làng trơn trợt, bùn lầy khiến người dân luôn thủ thân trước những cái té có thể đo ván cả cuộc đời họ. Những chiếc cầu khỉ xuất hiện hàng trăm năm trước vẫn ngự trị trên mọi tỉnh của miền Tây. Những chiếc tam bản lâu ngày không được tu bổ cằn cỗi theo số tuổi của người dân và con đường quốc lộ huyết mạch 1 A nối liền Sài Gòn với Cà mau chỉ 330 km nhưng nó chưa bao giờ được đề nghị mở rộng hay làm mới hoàn toàn cho dân nhờ, vậy mà ông Thủ Tướng đòi hỏi họ nên gia nhập vào “nền nông nghiệp thông minh” thì khá khôi hài và không khéo làm họ nhục thêm.
Khi ông nói “Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện” có lẽ do tấm lòng yêu nơi chôn nhau cắt rốn của ông hơi…mù quáng. Ông quên rằng người Quảng Nam trôi giạt khắp miền Nam để làm những nghề cực nhọc. Một số lớn lấy đất Sài gòn làm nơi kiếm sống bằng mọi thứ nghề không tên. Họ không chờ đợi sự giàu có toàn diện của tỉnh nhà cái mà họ chờ đợi là miếng ăn qua ngày không bị công an dân phòng đánh đuổi, nơi mà họ trú thân qua ngày không bị cưỡng chế và nhất là giấc mơ con em họ được đến trường được toại nguyện.
Có lẽ Thủ Tướng nên suy nghĩ cạn kiệt những câu mà ban tư vấn của ông mớm lời mỗi khi đi các tỉnh. Khi họ “biểu” ông nói “Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới” thì ông nên hỏi họ hoặc tra Google xem “thủ phủ” là gì trước khi hiểu mập mờ rằng “thủ” là đầu, như đầu tàu. Chữ thủ phủ ở đây cũng chỉ phần đầu nhưng nó hoàn toàn không chỉ đầu tàu. Thủ phủ là trung tâm hành chính của một đơn vị hành chính cấp địa phương, như tiểu bang, vùng, tỉnh, huyện, xã, tổng...
Trong tiếng Việt, thủ phủ của một tỉnh được gọi là tỉnh lị, thủ phủ của một huyện được gọi là huyện lị. Chữ thủ phủ trong tiếng Anh là capital, đơn vị hành chánh đứng đầu của tiểu bang.
Con tôm đối với Việt Nam trở thành huyết mạch cho người nuôi nó để xuất khẩu trong nhiều năm qua nhưng nếu so với Ấn Độ hay Bangladesh con tôm Việt Nam còn lắm điều cần phải vượt qua mà vấn đề ăn gian là điều đáng xấu hỗ nhất của người dân Việt. Chích hóa chất vào cho con tôm nặng hơn gây viêm nhiễm và trở thành tầm nhắm của nhiều nước châu Âu từng là đề tài làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ê mặt trước đối tác nhiều lần. Họ chỉ biết lặng người trước những bằng chứng không thể chối cãi và chưa ai từng có giấc mơ “thủ phủ” như Thủ tướng nói.
Rồi khi hứng lên ông Thủ tướng không ngại ngùng gì khi nói “Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài” Ông không chứng minh được Nghệ An có gì hay ho khác lạ hay chí ít là giàu có tài nguyên để nhân tài bị nơi này thu hút. Nghệ An không kém Thanh Hóa tí nào có khi còn hơn một bậc về sự nghèo khổ. Ông Thủ Tướng chỉ cần bước sang Lào là thấy hàng chục ngàn người làm thuê cho nước bạn bên ấy dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động. Một số không ít họ làm nhân công cho các công ty nước ngoài tại các đập thủy điện đang được xây dựng. Hay nếu muốn ông Thủ Tướng cứ bay sang Thái Lan ông sẽ thấy những thanh niên Nghệ An đẩy xe bán kem, trái cây hay nước dừa dạo đề kiếm chứng ba trăm bath mỗi ngày. Những hình ảnh này có phải là nguồn cảm hứng của người tài hay chỉ là ám ảnh khôn nguôi của người trí thức?
Ông còn một câu nói rất…mâu thuẫn khi xác định “Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại”. Câu nói này được báo chí phát đi vào ngày 1 tháng 3 năm 2017 trong khi trước đó vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 một người hoạt động cho nhân quyền và môi trường là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an  Khánh Hòa bắt cô cớ với tội danh theo điều 88 khoản 1 - tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đây có phải là hình mẫu của một chính quyền đối thoại như ông Thủ tướng xác nhận?
Người dân Việt Nam lắm người đọc báo để chờ Thủ tướng Phúc phát biều về một tỉnh thành nào đó để những người rảnh rỗi có thể “sưu tập” những câu nói hồn nhiên của ông. Người Việt không còn thích thú khi nghe ông nói Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước / Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế / Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước hay Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng. Họ chán bỏi vì những chiếc đầu tàu ấy chắc gì có dầu để mà kéo những trì trệ do chính quyền này gây ra. Ban tư vấn của Thủ Tướng vẫn chưa biết người dân phản ứng gì hay sao mà cứ biên soạn cho ông những câu bập bẹ như trẻ con tập nói như vậy?
Có ghét ông Thủ tướng thì cũng bớt làm cho ông mất mặt vì dù sao thì các ông cũng mang danh là thành viên ban tư vấn của một nguyên thủ quốc gia chứ ít gì?
Nếu các ông không “xúi” ông ta nói những điều kỳ dị như vậy thì ít ra các ông cũng nên can đảm đưa ra lời khuyên “cấm” ông ấy nói bậy mà phải cầm giấy đọc từng chữ may ra người dân còn thương tình mà xí xóa.
Thà là cầm giấy đọc để người ta biết mình dốt còn hơn là nói bừa để dân chúng biết mình đã dốt lại muốn lừa dân.

Hoàng Sa: Nuôi chí vững bền

Đỗ Đăng Liêu – Web Việt Tân

Ngày 19/1/2019 đánh dấu 45 năm, ngày Trung Cộng xâm lăng và chiếm trọn Quần Đảo Hoàng Sa trong một cuộc hải chiến với lực lượng Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19/1/1974.
Khi cuộc hải chiến xảy ra, cá nhân người viết đang là một sinh viên du học tại Pháp và là thành viên trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris (THSV Paris). Vào lúc đó, tập thể THSV tại Paris quy tụ những sinh viên và cựu sinh viên Việt Nam ra đi từ miền Nam đươc coi là lực lượng mạnh nhất của khối người Việt Quốc Gia tại hải ngoại, có lập trường quyết liệt bảo vệ chính nghiã của Việt Nam Cộng Hoà đối đầu với thành phần thiên cộng. Vì thế, khi nghe tin Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng, THSV Paris đã lập tức tổ chức một cuộc biểu tình trước Toà Đại Sứ Trung Cộng tại Paris để cực lực phản đối.
Kể từ ngày đó, và chỉ hơn một năm sau, với sự sụp đổ toàn diện của Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 30/4/1975, những người thanh niên thời đó mang theo trong lòng vết thương mất đất, và với năm tháng trôi qua, nguy cơ mất nước ngày một lớn và kề cận hơn.
45 năm trôi qua, đất nước dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, không những Hoàng Sa đã không lấy lại được mà còn mất một số đảo ở Trường Sa vào năm 1988 và những mất mát khác như: đất ở biên giới phiá Bắc, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc… vào tay Trung Cộng.
Làm sao lấy lại được Hoàng Sa và những gì đã mất khi đất nước đang lãnh đạo bởi những con người đốn mạt như Phó Thủ Tướng Cộng Sản Vũ Đức Đam từng phát biểu rằng: “Đời tôi và các bạn chưa đòi được Hoàng Sa thì đời con cháu sẽ làm được”?
Dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận lề lối lãnh đạo như vậy!
Vì thế, vấn nạn của dân tộc và đất nước kéo dài hàng chục năm qua là do những con người đốn mạt như Vũ Đức Đam hoặc thậm chí còn tệ hại hơn nữa. Chẳng hạn như tên Tiến sĩ Cộng Sản Vũ Minh Giang đã có một câu nói thuộc loại di xú vạn niên là “Đào mộ tổ tiên của tôi thì được, nhưng giật đổ tượng Lê-nin là thiếu văn hoá”.
Là con cháu của Vua Lê Thánh Tông, người đã từng nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ?… Nếu người nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di“, chúng ta quyết tâm không để mất một tấc đất vào tay giặc, và những gì Đảng CSVN đã bán cho giặc chúng ta nhất quyết phải giành lại cho bằng được.
Trong nỗ lực đó, chúng ta có hai quyết tâm phải làm:
Thứ nhất là phải làm sao nhanh chóng chấm dứt ngay bộ máy cầm quyền độc tài, độc đảng của CSVN để ngăn chận âm mưu bán nước của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội, hầu mở ra một kỷ nguyên mới: giữ nước và dựng nước.
Thứ nhì là dốc toàn lực vận động mọi người kiên trì với quyết tâm lấy lại Hoàng Sa và tất cả những gì đã mất.
Song song với nỗ lực chấm dứt chế độ CSVN mà nhiều đồng bào của chúng ta đã, đang và vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi bất chấp gian khổ, tù tội, thậm chí hy sinh cả tính mạng chúng ta phải sửa soạn cho chính mình và cho mọi tầng lớn thanh niên các thế hệ tiếp nối.
Mọi quốc gia – dù lớn hay nhỏ – đều có một lực lượng quốc phòng hùng mạnh để bảo vệ lãnh thổ; nhưng vào thời đại bang giao thế giới ngày hôm nay và thời gian sắp tới, việc lấy lại Hoàng Sa bằng quân sự rõ ràng không phải là điều thực tế đối với Việt Nam. Thật vậy, sức mạnh để giành lại những gì đã mất chính là tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Chính sức mạnh này cùng với những chứng cớ vững chắc về chủ quyền của Việt Nam, giúp chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới và nhất là đánh bại các lập luận xảo trá của tập đoàn Phương Bắc. Đây là công việc mà những người thanh niên nam nữ Việt Nam có ý thức cần phải lưu tâm và kiên trì thực hiện.
Không những thế, một nước Việt Nam hậu cộng sản cần phải là một quốc gia cường thịnh về kinh tế, là đối tác quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới thì mới mong những chứng cứ không thể tranh cãi của chúng ta được thế giới quan tâm.
Người Tây Phương có câu nói “Where there is a will, there is a way”. Người Việt chúng ta thì nói là “Có chí thì nên”, cũng cùng một nghiã.
Nếu người dân Việt Nam không còn nuôi chí lấy lại Hoàng Sa thì sẽ chẳng bao giờ nghĩ ra cách lấy lại Hoàng Sa.
Đánh dấu 45 năm ngày mất Hoàng Sa, năm nay, mọi người trong chúng ta, dù ở bất cứ cương vị nào hãy nuôi chí Lê Thánh Tông và luôn nhắc nhở nhau tâm nguyện lấy lại Hoàng Sa về cho đất nước. Khi có thật nhiều những con dân nuôi ý chí như vậy, nhất là chúng ta – con cháu của những tổ tiên anh hùng – không chóng thì chầy, Hoàng Sa sẽ trở về lại đất mẹ trong một tương lai không xa.

Phản tuyên truyền


Đỗ Ngà|

Vừa rồi, bà trưởng ban tuyên giáo thành Hồ nhai mít trong lúc họp báo là một hình ảnh phản tuyên truyền. Thay vì cấy vào đầu người dân những lời lẽ tô hồng thì bà này lại bôi đen bộ mặt chế độ ngay trước ống kính máy quay. Đứa thông minh giả ngu được, nhưng đứa ngu không thể giả thông minh. Bởi thế, một khi level thấp thì không thể giấu được, nên cái ngu của mẹ này nếu không show chỗ này cũng show chỗ khác thôi. Nó thuộc về bản chất “khu rừng” trong con khỉ, không kéo ra được.
Thỉnh thoảng, bài viết của tôi bất ngờ bị một đàn bò đỏ vào phá phách chửi bới rất mất dạy. Hầu hết bài bị đánh phá là những bài đã lột truồng chế độ một cách trần trụi. Bác sỹ nhìn triệu chứng sẽ chẩn đón được nguyên nhân gây bệnh, thì tôi cũng thế, nhìn thấy đám bò tự nhiên chui vào nhà chửi rủa thì lại biết bệnh của chúng. Bệnh gì? Bệnh điên! Bọn chăn bò thấy chế độ bị lột truồng nên chúng điên tiết và mất bình tĩnh. Trong cơn điên dại, chúng đã xả chuồng cho đám bò đỏ xộc vào nhà tôi ị đái khắp nơi. Chúng tưởng làm thế cho tôi tởn. Nhưng không, tôi lại mừng! Mừng vì đã làm cho chúng điên, và lại mừng hơn nữa khi nhìn thấy mấy bãi cứt bò thì tôi hình dung ra bộ mặt bọn chủ bò. Bò mà! Nếu biết ị đúng chỗ thì nó đã không phải là bò. Bò mà ị bậy thì bãi cứt của bò khác nào mặt bọn chủ chứ?
Mới hôm qua chuyện còn đang nóng hổi. Trong khi Đức cha Nguyễn Thái Hợp đang phát biểu trước và con giáo dân Lộc Hưng thì bị chính quyền quận Tân Bình cho loa phóng thanh phá đám. Điều đáng nói là, những điều giám mục nói ra không hề có chút xíu gì công kích hay nói xấu chế độ, đơn giản ngài chỉ nói những lời nói an ủi bà con giáo dân mà thôi. Thế nhưng vì thù hằn thái quá, chính quyền đã không bình tĩnh lắng nghe mà lại làm chuyện ngu ngốc là đem loa phóng thanh phá buổi nói chuyện. Điều đó chỉ thể hiện một điều, sự bần tiện của cá nhân lãnh đạo quận đã thành biểu tượng cho sự bần tiện của một chế độ. Hay nói cách khác, chính đám lãnh đạo đầu bò đã móc hết phần thối tha trong người chúng trét lên bộ mặt của cái chế độ mà chúng đang phụng sự.
Nếu chính quyền quận này khôn ngoan thì đã để Đức giám mục phát biểu bình thường. Ngài có phát biểu thì cũng chẳng làm bộ mặt chế độ xấu hơn, vì đơn giản, cái xấu của chế độ này bị phơi bày không phải bởi lời nói Đức cha Hợp, mà là bởi những ngòi bút phản biện xã hội. Đức cha có nói hay không nói, thì cái sai, cái xấu của chế độ cũng rành rành ra đó rồi, chẳng thể che đậy được.
Thực chất, chế độ này đã bị lột truồng từ lâu, hiện giờ, trên cơ thể của nó có bao nhiêu cái ung nhọt, bao nhiêu chỗ nổi ghẻ, bao nhiêu chỗ lở loét dân đều biết cả. Cơ thể chế độ này vốn đã hôi thối vì ghẻ chóc và ung nhọt nhiều như thế, nếu khôn ngoan thì chính quyền này đã lo tắm kỹ rửa sạch rồi xức thuốc cho lành, đàng này, chính quyền lại làm điều ngu ngốc đem shit trét lên mình để che bớt ghẻ chóc.
Nếu làm lãnh đạo thành phố, thì chắc chắn tôi sẽ cho trảm ngay thằng ngu nào cho loa phóng thanh phá buổi nói chuyện của Đức cha Hợp. Chính thằng đó chứ không ai khác, chính nó đã bôi bẩn chế độ chứ chẳng phải ai cả. Chính quyền CS mờ mắt nên nhìn gà hoá cuốc, họ cho rằng “phản động” bôi bẩn chế độ, nhưng kì thực không phải. “Phản động” chỉ có lột truồng chế độ chứ không hề bôi bẩn, nên nhớ như thế.
Đã ngu thì làm gì cũng hư bột hư đường. Cứ chọn những đứa ngu để làm công việc che đậy cái xấu xa chế độ là cách chọn lợi bất cập hại. Thực chất, những đứa ngu nó không phân biệt được đâu là thuốc bôi đặc trị, đâu là shit nên nếu cử nó làm công việc che đậy thì ngược lại, chúng sẽ làm cho bẩn thêm, thối thêm mà thôi. Hãy trảm chúng đi, khuyên thật lòng đó!

‘Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta’

Theo VOA-Mặc Lâm/16/01/2019
Tranh hí hoạ của Babui Mamburao 9/2017 nhân sự kiện Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh mời nhà văn Phan Nhật Nam, tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa về tham dự cuộc họp mặt ở Hà Nội và một số địa phương miền Bắc từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. [nguồn: Đàn Chim Việt]
 Tranh hí hoạ của Babui Mamburao 9/2017 nhân sự kiện Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh mời nhà văn Phan Nhật Nam, tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa về tham dự cuộc họp mặt ở Hà Nội và một số địa phương miền Bắc từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. [nguồn: Đàn Chim Việt]
Đó là câu nói mừng rỡ của nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong buổi lễ tổng kết của tổ chức này vào sáng ngày 9 tháng 1 tại Hà Nội.
Báo chí đăng lại không sót một câu phát biểu nào của ông Hữu Thỉnh, người được tiếng là giữ ghế bất cứ giá nào, những câu nói “trải lòng” của Hữu Thỉnh cho thấy sự thật về văn nghệ sĩ trong luồng của Việt Nam hiện nay.
Họ là 40 ngàn người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có tham gia vào Liên hiệp. Năm nay nhà nước cấp 81 tỷ cho Liên hiệp các hội VHNTVN hoạt động sau khi cân nhắc có nên tiếp tục cấp dưỡng cho những đứa con này hay để cho dự án xã hội hóa quyết định số phận của nó. Ông Hữu Thỉnh phấn khởi cho báo chí biết cuối cùng thì nhà nước vẫn chọn giải pháp tiếp tục hỗ trợ, và ông nhảy cẩng lên “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta”.
Không phải ai trong số 40 ngàn người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đều nhận được “lương tháng” trích trong 81 tỷ tiền hỗ trợ mà phần lớn do chính ông Hữu Thỉnh và ban bệ dưới quyền của ông ta tự ý chi tiêu cho cái cơ ngơi mà ông quyết tâm gìn giữ từ hơn hai mươi năm qua từ khi ngồi vào chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đến nay.
Theo ông Hữu Thỉnh nếu nhà nước chấm dứt không cấp kinh phí thì không khác gì "Đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước".
Còn theo ông Trần Khánh Chương, chủ tịch hội Mỹ Thuật VN nói với VNExpress ngày 12-1-2019 rằng
“Nếu nhà nước không cấp kinh phí nữa thì không còn ai sáng tác đề tài phục vụ chính trị”.
Quả thật đó là những câu nói vạch trần sự thật mà chính nhà nước cũng không buồn che giấu.
Đây cũng chính là bí quyết xin tiền của ông Hữu Thỉnh khi biết “bắt nọn” nhà nước một cách tinh vi. Hơn ai hết ông Thỉnh biết sức mạnh của đội quân 40 ngàn người dưới tay ông ta, sáng tác tuy chỉ quẩn quanh những đề tài từ thời…Pháp thuộc hay đánh Mỹ cứu nước nhưng lại luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền vì những tác giả ấy biết giữ im lặng trước các bất công, hà khắc của chế độ mà lẽ ra văn nghệ sĩ là người cảm nhận sâu xa nhất. Những tác giả hiếm hoi viết lên sự thật từ lâu không hề nhận ân huệ nào của nhà nước và họ không hề cần sắm vai “chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước” như ông Hữu Thỉnh đề cao.
Nhà nước cần sự im lặng của 40 ngàn con người và 81 tỷ bỏ ra mua chuộc sự im lặng ấy không phải là cái giá quá cao. Đối với nhà nước, giữ sự im lặng quan trọng hơn tất cả và họ không bao giờ muốn thấy 40 ngàn con người ấy nổi loạn, khi chiếc vòng kim cô “kinh phí” không còn tác dụng.
Văn nghệ sĩ sẽ trở mặt, sẽ phỉ báng và lên án nhà nước này vì có quá nhiều xấu xa nằm phơi trần giữa lòng xã hội. Khi không còn kinh phí để họ dựa vào cho một cuốn sách, một cuộc triển lãm hay một tập thơ “phải đạo” họ sẽ tìm đường khác để hoạt động trong lĩnh vực mà họ đang sống. Không lẽ họ tiếp tục “giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng” như từ trước tới nay khi mục tiêu sáng tác của họ chỉ vì kinh phí được rót từ nhà nước?
Họ sẽ ăn cơm nhà và viết về những gì đang xảy ra chung quanh, lúc ấy chắc chắn nhà nước sẽ không thể nào kiểm soát nỗi bầy ngựa chứng sút chuồng chỉ muốn cất tung vó bù lại những ngày sống giả tạo vì bị kìm kẹp.
Và sẽ không ai ngạc nhiên khi ông Hữu Thỉnh lại nhảy cẩng lên vui mừng đến thế. Thứ nhất ông tiếp tục được ngồi trên ngai vàng, thứ hai sẽ không có ai trở thành ngựa chứng và thứ ba ông tiếp tục giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng mà mấy chục năm qua chính ông đã dẫn dắt bày ngựa 40 ngàn con không con nào lạc đường trên hoang mạc.

Thủ đoạn cai trị


Đỗ Ngà|

Muốn khống chế mãnh thú cách dễ nhất, người ta dùng súng bắn thuốc mê làm con vật không còn kiểm soát được sự tỉnh táo, và như thê là người ta sẽ thao tác dễ dàng lên cơ thể con vật. Mà khi con thú bị khống chế cũng có nghĩa là nó cũng dễ bị thịt nhất.
Ngày trước Cộng Sản khống chế dân tộc bằng thứ thuốc mê Mác Lê Nin với lời hứa hẹn “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”, hay “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại gấp mười ngày này”. Rồi khi thế giới phẳng san bằng thông tin, rút ngắn khoảng cách thì những liều thuốc mị dân đã dần mất tác dụng.
Lúc ông Hồ chết, dân tập Trung khóc lóc còn thảm hơn cha mẹ chết. Nhưng đến hôm nay, quan chức mà đặc biệt là lãnh đạo từng nắm một chân tứ trụ chết người ta hoan hỉ reo mừng. Điều đó cho thấy liều thuốc mị dân đã giảm tác dụng rất nhiều. Nhìn mặt trận chiến đấu trên facebook, ban tuyên giáo và các báo đầu xỏ của nó như tờ Nhân Dân của nó đã phải chui rúc không dám lo mặt lên face là đủ biết sự thua sút trong mặt trận bút chiến rồi. Dùng bút đấu với bút không nổi, chính quyền xua công an và quân đội vào cuộc hỗ trợ. Đấy là một việc làm vô cùng bẩn thỉu nhưng nó không từ bỏ. Không thể đỡ bằng ngòi bút, chính quyền này tập trung đâm lén và đánh dưới thắc lưng những facebooker phản biện.
Khi thuốc nhẹ đô mất tác dụng, chính quyền dùng loại thuốc khác nặng đô hơn. Tuyên truyền đã hết tác dụng, thì nó chuyển sang duy trì sự bất an thường trực cho xã hội, để nhân dân không còn thời gian quan tâm đến chính trị. Để t thực hiện được việc dã tâm đó, chính quyền này đã làm gì? Thứ nhất, nó duy trì sự thiếu ăn làm con người phải dốc toàn lực cho miếng ăn mà quên tất cả. Thứ nhì, dùng sức mạnh bạo lực công an không theo khuôn khổ pháp luật để duy trì sự sợ hãi trong dân. Những mưu đồ như vậy đã triệt tiêu nội lực đất nước nhằm hưởng đặc quyền cai trị lâu dài.
Trên biểu đồ lịch sử hàng ngàn năm của đất nước, giai đoạn nào nội tình đất nước rối loạn thì lúc đó giặc Phương Bắc nhảy vào. Và thời kỳ Cộng Sản này cũng thế, là thời kì rất yếu trong ngàn năm lịch sử. Và con mãng xa Trung Cộng không thể bỏ lỡ cơ hội, nó đang há hong nuốt dần đất nứớc này. Không thức tỉnh, sẽ có lúc sẽ quá muộn thôi./.

CSVN nhìn nhận ‘thăm dò dầu khí thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép’

Theo truyền thông Việt Nam, sản lượng khai thác dầu trong nước năm 2018 đạt 12 triệu tấn. (Hình: VietnamNet)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bản tin trên báo VietnamNet hôm 18 Tháng Giêng vô tình tiết lộ việc thăm dò trữ lượng dầu khí của Việt Nam luôn bị Trung Quốc gây sức ép, nhưng đáng lưu ý là tờ báo không dám nêu đích danh tên nước láng giềng.
VietnamNet cho biết: “Theo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn ‘vẫn là thách thức vô cùng lớn’. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị, nhưng khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu từ lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.”
Tờ báo viết thêm rằng sự can thiệp của nước ngoài ở lô 07/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ “đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động phát triển mỏ của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam”.
Bên cạnh đó, “tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp” cũng được cho là ảnh hưởng nặng nề đến công tác thăm dò dầu khí.
Đây là lần hiếm hoi CSVN công khai thừa nhận họ đang bị Trung Quốc gia tăng sức ép khiến các đối tác thăm dò dầu khí của Việt Nam phải “bỏ của chạy lấy người”.
Hồi Tháng Ba, 2018, trong lúc truyền thông trong nước giữ im lặng tuyệt đối, chỉ có các báo đài hải ngoại đưa tin về vụ hãng Repsol của Tây Ban Nha buộc phải ngưng hoạt động khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ nằm ở Biển Đông theo hợp đồng đã ký với phía Việt Nam “do hứng chịu sức ép nặng nề từ phía Trung Quốc”.
Mỏ Cá Rồng Đỏ hồi năm 2017 từng được truyền thông Việt Nam kỳ vọng là với hợp đồng khai thác có giá trị lên đến $1.2 tỉ đô la “sẽ dẫn dắt tăng trưởng của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam trong trung và dài hạn”. Thời điểm đó, theo báo Kinh Tế và Tiêu Dùng, dự án Cá Rồng Đỏ “là mỏ sâu nhất Việt Nam gồm 12 cụm giếng, có khả năng cung ứng 25,000-30,000 thùng dầu/ngày và 60 triệu m3 khí/ngày”. Nhưng nay thì mọi hoạch định với Mỏ Cá Rồng Đỏ đã tan thành mây khói.
Trung Quốc được ghi nhận lần đầu ép Việt Nam phải ngưng thăm dò dầu khí trên Biển Đông hồi Tháng Bảy, 2017, trong một dự án khác với hãng Repsol tại một khu vực có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN sau đó lên tiếng khẳng định rằng hoạt động khoan dầu với Repsol “nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” nhưng điều đó không giúp trấn an tập đoàn dầu khí của Tây Ban Nha.
Sức ép của Trung Quốc cũng khiến Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vì các mỏ dầu khí chủ lực của Việt Nam nay đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như các mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Rạng Đông, theo VietnamNet.
Trong một diễn biến khác, công luận ngạc nhiên khi thấy báo Thanh Niên hôm 17 Tháng Giêng đăng bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”. Bài báo có đoạn: “Từ cuối Tháng Năm, 2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam… Đến Tháng Mười Hai, 2012, Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý…”
Tuy vậy, còn quá sớm để nói bài báo này là chỉ dấu cho thấy Ban Tuyên Giáo CSVN bắt đầu cho phép báo chí nhà nước từ nay có thể “mạnh miệng hơn” khi viết về sức ép của Trung Quốc tại Biển Đông. (T.K.)

Cuộc chiến giữa CSVN với Facebook: Dáng dấp một màn tấu hài


Vợ chồng ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg (thứ 2 từ trái) và vợ Priscilla Chan (thứ 2 từ phải) trong chuyến thăm vịnh Hạ Long của Việt Nam hồi tháng 12 năm 2011. (Hình: Getty Images)
Phạm Chí Dũng/Người Việt
“Mục đích họ sang, gặp mặt chúng ta chỉ là để câu giờ. Họ không bao giờ chốt các vấn đề, không làm việc bằng văn bản bản chất. Facebook đang kinh doanh kiếm lời tại một quốc gia và không tuân thủ luật pháp quốc gia đó.”

Một quan chức của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, đã trả lời phỏng vấn báo chí nhà nước với thái độ đầy ‘bức xúc’ như thế.
Nhưng điều trớ trêu đối với nhà cầm quyền Việt Nam là trong khi họ tố cáo Facebook ‘câu giờ’, đó cũng là một thủ đoạn rất quen thuộc để đối phó với rất nhiều cáo buộc của cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Kể từ khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào cuối năm 2013 đến nay, đã chẳng hề có một cải thiện nhân quyền nào được thực hiện, nếu không muốn nói là ngược lại.
Hết thời ‘nhà chồng’ và ‘nàng dâu’
“Chúng tôi có một quy trình rõ ràng để các chính phủ báo cáo nội dung bất hợp pháp và chúng tôi xem xét tất cả các yêu cầu đó, đối chiếu các điều khoản và điều kiện cung cấp dịch vụ của chúng tôi với luật pháp địa phương”, Facebook viết trong một tuyên bố để phản ứng những cáo buộc của nhà cầm quyền Việt Nam vào Tháng Giêng 2019 về việc doanh nghiệp này “vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức; cho phép quảng cáo bất hợp pháp; và trốn thuế.”
Lần đầu tiên từ lúc vào Việt Nam, Facebook đã biết phản ứng như thế nào trước sự can thiệp ngày càng thô bạo của chính thể độc đảng ở đất nước này.
Việc Facebook cho bà Lê Diệp Kiều Trang – con gái của một cựu quan chức cộng sản, đã nhiều lần thẳng tay cắt bỏ nhiều nội dung phản biện xã hội và tố cáo giới quan chức của những facebooker, nghỉ việc vào ngày 1/1/2019, đúng vào ngày Luật An ninh mạng của Việt Nam có hiệu lực, có thể là một phản ứng mang hàm ý phản ứng đối với Luật An ninh mạng mà đang tạo ra nguy cơ siết bóp đối với Facebook.
Sau một thời gian ‘vận động thuyết phục’ phần nào thành công đối với Facebook và khiến doanh nghiệp này phải xiêu lòng thỏa hiệp để cắt gỡ nhiều nội dung ‘phản động’ trên facebook cá nhân của nhiều người hoạt động nhân quyền, cuộc đấu tố hằn học và cay cú của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Facebook đã cung cấp một bằng chứng trực tiếp về thất bại của họ trong việc cố gắng áp đặt Facebook phải tuân theo luật chơi độc trị và bóp nghẹt tự do ngôn luận trên mạng xã hội.
Thất bại của nhà cầm quyền lại là một thắng lợi đầu tiên của Facebook ở Việt Nam trong việc duy trì tiêu chí của tổ chức này là bảo đảm các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền.
Một cách chính thức, ‘mối tình’ tạm thời giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với Facebook đã rơi vào dang dở. Lúc này thì không còn có khái niệm ‘nhà chồng’ hay ‘nàng dâu’ mà tân bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn nhá với Phó chủ tịch châu Á – Thái Bình Dương của Facebook là Simon Milner trong một cuộc gặp tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2018. Một cách chính thức, Facebook đã chấp nhận cuộc chiến kéo dài và đầy tiểu xảo thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam.
Vậy cuộc chiến giữa nhà cầm quyền Việt Nam với Facebook sẽ tiếp diễn ra sao?


Số người sử dụng mạng xã hội facebook tại Việt Nam lên đến hàng chục triệu người. (Hình: Getty Images)

Tiền, tiền, tiền!
“Để chấn chỉnh, cơ quan quản lý sẽ có nhiều hướng xử lý đối với những vi phạm của Facebook tại Việt Nam. Theo đó, các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tập hợp các bằng chứng vi phạm, đấu tranh yêu cầu Facebook tuân thủ pháp luật. Yêu cầu bổ sung các cam kết tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam trong Thỏa thuận giữa các Nhà cung cấp dịch vụ và Facebook. Ngoài ra, Facebook phải phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý các hoạt động thanh toán, thuế đối với các giao dịch thương mại, quảng cáo tại Việt Nam. Và nếu Facebook không có những động thái tích cực, các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp kinh tế-kỹ thuật cần thiết nhằm đảo bảo một môi trường mạng trong sạch, lành mạnh” – theo một bản tin Thông tấn xã Việt Nam, lồng trong bầu không khí ‘cả hệ thống chính trị vào cuộc’ để đấu tố Facebook vào tháng 1 năm 2019.
Cũng theo bản tin trên, thống kê sơ bộ cho thấy hiện có 8 doanh nghiệp viễn thông cho Facebook kết nối trực tiếp và đặt khoảng 900 máy chủ tại Việt Nam… Nhưng điều quan trọng rằng mạng xã hội này lại không có văn phòng đại diện tại Việt Nam và khi đặt máy chủ thông qua các doanh nghiệp viễn thông lại không chặt chẽ về mặt pháp lý. Trong các hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông không có điều khoản cam kết tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Đây cũng chính là kẽ hở để mạng xã hội như Facebook liên tục vi phạm về luật pháp tại nước sở tại.
Hoàn toàn có thể cho rằng với não trạng và thói quen đối phó với giới đấu tranh nhân quyền trong nước, hành động đầu tiên mà các cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành sẽ là ‘trấn áp thuế’ đối với Facebook, đồng thời đe dọa đẩy đuổi doanh nghiệp này khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu không chịu nộp thuế.
Vào năm 2017, vài ước tính của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã nhắm đến số thuế phải thu đối Facebook vào khoảng 3,000 – 5,000 tỷ đồng. Nếu tiến hành thành công chiến dịch thu thuế đối với Facebook và cả Google, bức chân dung ngân sách Việt Nam – vốn đang xám xịt, đói ăn đến mức phải tìm cách thu thuế với cả những người bán hàng rong và xe ôm, có thể đen đúa thậm tệ trong cảnh vỡ nợ nước ngoài trong tương lai không xa – sẽ vét được khoảng một chục ngàn tỷ đồng, tương đương 0.8% mức thu ngân sách năm 2018, để đỡ tiều tụy hơn.
Phương châm đánh vào nguồn thu từ quảng cáo và những khoản thu khác của Facebook đang lộ hẳn ra. Tám doanh nghiệp viễn thông cho Facebook kết nối trực tiếp và đặt khoảng 900 máy chủ tại Việt Nam sẽ phải chịu áp lực từ Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an để chấm dứt hợp đồng hợp tác với Facebook, đồng nghĩa Facebook không còn đất dung thân ở Việt Nam.
Tuy nhiên, từ đe dọa đến thực hiện luôn là một khoảng cách…
Việt Nam có dám kiện hay đẩy đuổi Facebook?
Khoảng cách đó càng lớn khi giới chuyên gia kinh tế đã có những ước tính nếu Facebook và Google phải rút khỏi Việt Nam, môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị tổn thương trầm trọng khiến GDP của Việt Nam có thể giảm sút đến 1.5 – 2%.
Việt Nam lại không phải là Trung Quốc. Và lúc này đang là năm 2019 chứ không phải năm 2010 khi Google bị Bắc Kinh gây áp lực buộc phải dời đi. Tiềm lực quá yếu ớt về kinh tế và sự phụ thuộc quá lớn vào khối đầu tư nước ngoài sẽ không cho phép chính quyền Việt Nam hành xử thô bạo và bất cần như chính quyền Trung Quốc.
Thậm chí ngay cả việc Việt Nam có manh nha ý đồ kiện Facebook ra một tòa án quốc tế nào đó cũng chỉ là không tưởng. Bất kỳ tòa án quốc tế có uy tín và có giá trị phán quyết nào đều đậm dấu ấn của quan điểm tự do ngôn luận trên mạng xã hội, bao gồm quyền tự do thể hiện bất đồng chính kiến. Nếu vụ kiện này xảy ra, trong khi phía nguyên đơn Việt Nam còn chưa có gì bảo đảm là sẽ giành phần thắng, rất có thể nguyên đơn này bị kiện ngược lại vì vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận – được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.
Cơ hội giành phần thắng của nhà cầm quyền Việt Nam trước Facebook tại những tòa án như thế là quá thấp, hoặc chỉ là con số 0.
Cuộc chiến giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, hay cao hơn nữa là ‘siêu bộ’ – Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam – với hãng Facebook cũng bởi thế sẽ chỉ mang dáng dấp một màn tấu hài với kết quả cuối cùng chẳng đi đến đâu. (Phạm Chí Dũng)

Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội ở Sài Gòn từ chối tiếp người dân Lộc Hưng


Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội đóng cửa không tiếp người dân Lộc Hưng. (Hình: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
 Kalynh Ngô/Người Việt

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội ở Sài Gòn khóa cổng không tiếp người dân Lộc Hưng đến nộp đơn khiếu nại.
Sáng 17 Tháng Giêng, 2019, khoảng 100 người dân oan vườn rau Lộc Hưng lên đường đến các cơ quan chức năng của thành phố và trung ương nộp đơn khiếu kiện khẩn cấp. Tuy nhiên, Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội ở Sài Gòn khóa cổng, từ chối đón tiếp.
Trước đó một ngày, đại diện cho các nhà dân ở vườn rau Lộc Hưng là ông Cao Hà Chánh đã ký vào “Đơn Kêu Cứu Khẩn Cấp” gửi đến lãnh đạo đảng và nhà nước, các cơ quan thẩm quyền trung ương, cơ quan báo chí và truyền thông.
Trong đơn, họ tường trình toàn bộ nguồn gốc lịch sử khu đất vườn rau từ năm 1955 và thời gian sinh sống của họ ở đây đã được chính quyền từ thời Pháp thuộc và VNCH chấp nhận.
Người dân khẳng định bà con ở đây thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất Đai, tuy nhiên từ năm 1999 Ủy Ban Nhân Dân quận Tân Bình luôn tránh né, không trả lời và giải quyết cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất cho bà con.
Đặc biệt, họ nêu rõ trong đơn kêu cứu là ruộng đất đã trở nên khô cằn, không còn thích hợp cho việc trồng rau; hệ thống thoát nước của khu vực dân cư hiện hữu liền kề đã xuống cấp, thoát nước trực tiếp ra khu vườn rau gây ngập úng hoa màu. Quy hoạch ở khu này từng được lập ra nhưng không có kế hoạch khai triển thực hiện cụ thể dẫn đến tình trạng người dân có đất nhưng lại không có nơi ở, không thể sản xuất, kinh doanh trong suốt gần 20 năm. Cuộc sống người dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Rất nhiều lần bà con vườn rau Lộc Hưng đã gửi văn bản xin được dùng khu đất để canh tác tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhưng không nhận được hồi đáp từ chính quyền địa phương.
Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng xây dựng nhà không giấy phép trên khu đất vườn rau.

Đơn Kêu Cứu Khẩn Cấp của người dân Lộc Hưng. (Hình: Tin Mừng Cho Người Nghèo)

Tất cả những vấn đề nêu ra trong “Đơn Kêu Cứu Khẩn Cấp” đúng với chia sẻ của một người dân sống ở vườn rau Lộc Hưng từng trả lời phỏng vấn báo Người Việt.
Trên cơ sở cuộc sống thay đổi, biến động trong xã hội, từ việc trồng rau đến việc mưu sinh càng ngày càng khó khăn, con cái gia đình thêm người buộc chúng tôi phải nghĩ ra cách nào đó để mưu sinh. Đó là một trong những yếu tố mà nhà cầm quyền lấy cái cớ là xây dựng trái phép. Không cấp phép thì lấy gì có phép để mà xây,” theo người dân này.
Phóng viên nhật báo Người Việt liên lạc với Luật Sư Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn, là người đại diện cho nhóm các công ty luật hỗ trợ pháp lý cho người dân Lộc Hưng, ông cho biết quan điểm về đơn kêu cứu: “Sau khi chúng tôi lượt qua các tài liệu chứng cứ của bà con ở vườn rau Lộc Hưng xuất trình cho xem thì có khá nhiều vấn đề pháp lý mà khi diễn ra vụ đập phá giải tỏa nhà đã có rất nhiều điểm trái pháp luật. Trước tiên nói về nguồn gốc đất. Đánh giá của phía chính quyền là không đúng. Rất nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy là đất này từ trước năm 1975 trở về sau thì nó hoàn toàn không phải là đất công.”
“Thứ hai, về vấn đề nhà, không chỉ là nhà xây dựng sau năm 1975 mà trong đó có nhiều nhà xây dựng trước 1975, thì trước 1975 làm gì có chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa để mà nhân dân xin phép? Sau đó, khi người dân xin phép thì chính quyền không cấp phép. Nhưng vì nhu cầu nhà ở nên người dân buộc phải xây. Việc không cấp phép là trách nhiệm của nhà nước,” ông nói tiếp.
“Thứ ba, khi cho rằng nhà xây dựng trái pháp luật phải giải tỏa thì phải có qui trình của nó. Phải có biên bản ghi nhận sự việc, rồi chính quyền ra quyết định xử phạt hành chánh. Nếu người dân không chấp hành thì chính quyền buộc người dân tự tháo dỡ. Nếu người dân không làm thì lúc đó mới tiến hành cưỡng chế,” ông nói thêm.
Khoảng 164 nhà dân đã tham gia ký đơn khiếu kiện việc chính quyền quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế, phá dỡ gần 200 căn nhà tại khu vườn rau Lộc Hưng.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi rằng liệu người dân Lộc Hưng có hy vọng đạt được những yêu cầu, kiến nghị trong đơn kiện các cấp lãnh đạo đã thực hiện việc cưỡng chế đất đai nhà cửa của họ hay không, Luật Sư Mạnh cho biết: “Tôi tin rằng nếu sự việc được giải quyết thật sự trên tinh thần cầu thị, tôn trọng pháp luật và tôn trọng quyền lợi của người dân thì người dân sẽ bảo vệ được quyền lợi của mình.
Luật Sư Mạnh và Luật Sư Trịnh Vĩnh Phúc có cho chúng tôi biết rằng đã có năm luật sư trong nhóm các luật sư hỗ trợ pháp lý cho bà con vườn rau Lộc Hưng bị tấn công Facebook cá nhân.
Thêm vào đó, truyền thông trong nước cho biết công an quận Tân Bình, Sài Gòn, đang củng cố hồ sơ “xử lý” gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng.
Công an quận nói rằng khu vực này có nhiều người ở trọ là đối tượng hình sự, đối tượng “hoạt động chống phá.”
Sau khi cưỡng chế, họ phát hiện phòng cách âm, máy ghi âm, máy quay phục vụ cho truyền thông và tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu nhưng không nói rõ là tài liệu như thế nào.
Nhà báo tự do, blogger Phạm Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân cho rằng, “tài liệu xấu” mà công an nói tới là hai cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” do chính cô là tác giả và “Học Chính Sách Công Qua Chuyện Đặc Khu” do cô đồng tác giả với hai nhà hoạt động nhân quyền là Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long. (Kalynh Ngô)

Việt Nam nhập cảng dược liệu chỉ toàn ‘bã rác’ của Trung Quốc

Dược liệu không rõ nguồn gốc từng bị Quản Lý Thị Trường ở Sài Gòn tịch thu tiêu hủy. (Hình: Người Lao Động)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Dược liệu bị Trung Quốc chiết xuất lấy hết chất thuốc bên trong rồi lừa bán sang Việt Nam để làm thuốc.
“Thị trường dược liệu toàn là bã, chẳng còn chất gì bên trong nên mất hết công dụng bồi bổ hay phòng chống bệnh tật.” Đó là thông tin được Tiến Sĩ Hồ Bá Do, phó chủ tịch Hội Y Học Cổ Truyền Việt Nam, kiêm phó viện trưởng Viện Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam, cho biết tại hội thảo “Gian lận thương mại – Hệ lụy và giải pháp,” do Công Ty Truyền Thông Quốc Tế Nam Hàn – Việt Nam, tổ chức ngày 16 Tháng Giêng, 2019 ở Sài Gòn.
Nói với báo Người Lao Động, ông Do cho biết, Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý nhưng bị người Trung Quốc vào tận thôn, bản thu mua hết. Họ không cần chở dược liệu về Trung Quốc mà tiến hành chiết xuất tại chỗ, hút hết các hoạt chất sinh học có trong dược liệu.
Chẳng hạn, cây dâm dương hoắc rất quý chỉ có ở vùng cao Việt Nam, người Trung Quốc chiết xuất hết tinh chất, chỉ còn lại xác cây. Người dân đem xác cây này bán tiếp, về đến “chợ” dược liệu ở quận 5, Sài Gòn bán ra chỉ 30,000 đồng (hơn $1)/kg (trong khi loại dược liệu này có giá đến vài triệu đồng/kg).
Cũng theo ông Do, hầu hết dược liệu của Trung Quốc xuất bán sang Việt Nam cũng toàn là bã, rác vì đã bị lấy hết dược chất. Loại rác dược liệu này lại được đưa sang Việt Nam bán với giá khá rẻ nên tiêu thụ mạnh.
Ngoài ra, Việt Nam xuất bán dược liệu sang Trung Quốc dưới dạng thô, nguồn hàng này cũng bị rút sạch tinh chất rồi quay ngược về Việt Nam để bán tiếp ra thị trường cho người Việt sử dụng.
Dược liệu thô của Việt Nam bị thương lái Trung Quốc thu gom tận gốc (Hình: Cần Thơ)
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng đang tiêu thụ trên thị trường cũng trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn,” chưa được kiểm soát và đang được quảng cáo quá mức, sai sự thật. Các sản phẩm chức năng “Made in Vietnam” chỉ mới tiêu thụ nội địa, chưa đủ điều kiện xuất cảng, thậm chí sản xuất không đúng với phẩm chất như nội dung ghi danh công bố sản phẩm.
Tin cho biết, năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng với 63 sản phẩm. Đến năm 2016, có 1,872 cơ sở sản xuất với 3,447 sản phẩm và con số này hiện nay đã cao hơn rất nhiều.
Ông Do nói thêm, có quá nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nhưng đến thời điểm này chỉ vài cơ sở được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP). Trong khi ở các nước khác, thực phẩm chức năng được lưu hành phải đạt 4-5 chứng nhận.
Theo quy định, từ ngày 1 Tháng Bảy, 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải áp dụng GMP. “Cơ sở muốn sản xuất theo GMP phải đầu tư 30 tỷ đến 40 tỷ đồng (hơn $1.2 triệu đến hơn $1.7 triệu). Nhiều nơi sẽ không đáp ứng được và tìm cách sản xuất lậu, tung hàng giả ra thị trường,” ông Do cảnh báo. (Tr.N)