Tuesday, January 26, 2016

Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN

VietTuSaiGon  01/26/2016 - 22:05

Cho đến lúc này, mọi chuyện dường như đã rõ, đại hội 12 đảng CSVN không nằm ngoài một vấn đề căn cốt của CSVN, đó là giữ đảng và chia chác quyền lực. Và cũng đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công. Không có ai thất bại trong cuộc chơi này của họ, chỉ có nhân dân là thất bại và thiệt thòi nhiều nhất, một kiểu thiệt thòi bị mất gà trong lúc xem tuồng.
Vì sao lại nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công? Và nhân dân thiệt thòi như thế nào để gọi là mất gà trong lúc xem tuồng?
Về vấn đề thành công của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với Nguyễn Phú Trọng, có thể mọi chuyện đã lộ rõ, ông ta nắm gần như ba phần tư cái ghế Tổng Bí Thư trong tay và Nguyễn Tấn Dũng về vườn.
Nếu nhìn bên ngoài, người ta dễ nhầm lẫn rằng Nguyễn Tấn Dũng đã bị Nguyễn Phú Trọng hất cẳng về vườn. Nhưng thực tế không hẳn vậy, bởi Dũng chơi cờ nước đôi. Cái nước đôi này mang lại nhiều lợi thế cho Dũng, vừa cài cắm được lớp kế tiếp vừa hợp thức hóa được sự tham quyền cố vị và nếu có tai tiếng thì Trọng cũng mang tai tiếng nhiều hơn.
Bởi ngay từ đầu, từ những năm 2000, Dũng đã tính đến chuyện cất nhắc Phượng và Nghị, sau đó là Triết. Cả ba người con của Dũng đều được đưa vào vị trí chủ chốt ở các tỉnh và đây là tấm ván đà tốt nhất để tiến thẳng lên trung ương đảng. Đương nhiên, với kinh nghiệm bản thân của một anh y tá miệt vườn chuyển sang ngành công an, ra trung ương làm Thống đốc ngân hàng (vừa làm vừa học tại chức đại học luật TP. Hồ Chí Minh) và sau đó làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng, hô mây gọi gió… Thì việc tạo được tấm ván đà, sau đó tư vấn, tham mưu cho Phượng, Nghị, Triết để thế hệ này tiếp tục nắm quyền bính không phải là khó đối với Dũng (nếu như chế độ CS còn tồn tại đến lúc đó!).
Và chiêu bài xin rút là chiêu bài đắc dụng nhất của Dũng hiện nay. Giả sử như có hai phe gồm phe Dũng và phe Trọng thì đến nay, phe Dũng vẫn mạnh hơn phe Trọng rất nhiều, bởi cái Dũng cần đã có, đó là Nghị chính thức bước lên sàn đấu Ủy viên ban chấp hành Trung ương. Và đây là sàn đấu mà Nghị có nhiều lợi thế nhất.
Vì giả sử như Dũng đắc cử Tổng Bí thư trong đại hội 12, ông ta sẽ được gì? Có thể nói là không được gì cả nếu không nói là với tình hình kinh tế như hiện tại, một đống nợ nhà nước đang đuổi theo sau lưng và chính trị, xã hội rối ren, tình hình biển đảo có hàng trăm mối nguy càng lúc càng thọc thẳng vào sườn… Trong khi đó, khả năng thay đổi thể chế khi chức TBT nằm trong tay Dũng là rất thấp bởi bản thân Dũng còn tính đến đàn con chính trị của mình.
Và khi Dũng về vườn, mặc dù đó không phải là sự tiếc nuối của nhân dân nhưng nếu đem ra cân đo đong đếm giữa Dũng, Phúc, Trọng, Quang… Thì rõ ràng người dân sẽ chọn Dũng thay vì các nhân vật kia. Riêng khối đảng viên Cộng sản sẽ có không ít trường hợp xuýt xoa tiếc khi Dũng bị đẩy về vườn.
Trong khi đó, nếu Dũng ở lại thì chắc chắn sẽ chịu quá nhiều áp lực và thách thức. Dũng đã khéo léo chơi nước cờ xin không tái ứng cử. Bởi khi chơi nước cờ này, dù ai nói ngược nói xuôi gì thì Dũng vẫn nắm chắc cái thanh danh “xin rút” và nếu có ở lại thì “do nhân dân, do đảng bắt ở lại phục vụ”. Khác xa với Trọng ngay từ đầu đã để lộ rõ tham vọng bám chặt ghế TBT.
Và chuyến này, chắc chắc Dũng sẽ cười thầm, thở phào nhẹ nhõm khi nghĩ đến tương lai chính trị của các con ông ta với hàng trăm mối thiện cảm khi ông về vườn trong độ sung sức, hoàn toàn trái ngược với Trọng đã bắt đầu kèm nhèm, nói năng có khi lú lẩn.
Và  Dũng hơn Trọng ở điểm là khi Dũng về vườn thì con của Dũng đã có ghế trên trung ương. Không chừng, Trọng muốn ngồi lại nửa nhiệm kì để chờ đợi một Nguyễn Phú... A, B, C nào đó được cất nhắc cũng nên?! Rõ ràng là lựa chọn ngồi lại ghế TBT ở đại hội 12 là một lựa chọn không mấy thông minh của Trọng.
Lựa chọn “xin rút” và để lại một mối thiện cảm, thậm chí tiếc nuối với các đồng chí để rồi thế hệ sau lên kế tiếp là một lựa chọn khôn khéo hơn nhiều. Nhìn chung, đại hội 12 CSVN là một cú áp phe mà cả Dũng và Trọng đều có cái thành công riêng của họ. Bởi đây là một vở tuồng lớn mà mỗi diễn viên trên sân khấu chính trị này có cách diễn cương như rất thuần thục, đến nỗi khán giả không thể nào nhận biết cái tát tai tóe lửa trên sân khấu kia là thật hay là giả, nó có chứa sự thù hận, căm ghét nào đằng sau cánh gà hay không?!
Và vở diễn li kì, hấp dẫn đến độ người xem mất gà cũng không biết. Cái sự mất gà dễ nhìn thấy nhất là một lượng lớn tiền của nhân dân phải đổ vào cho việc tổ chức đại hội với các cuộc diễu binh bảo vệ đại hội, mọi hoạt động hành chính bị ngưng trệ từ trung ương tới địa phương và thị trường chứng khoán Việt Nam tuột dốc thê thảm.
Bởi nền kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường như người ta tưởng mà là nền kinh tế phụ thuộc chính trị với cái tên mỹ miều “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bất kỳ tay nào đang được tung hê là đại gia, người giàu nhất Việt Nam… gì đó đều có thể bị bắt, bị tù. Bởi mọi hoạt động kinh tế của những tay gọi là đại gia này hoàn toàn dựa dẫm vào quyền lực nhóm và sẵn sàng dẫm đạp lên đồng loại để làm giàu. Chính vì các băng nhóm đại gia này mà hầu hết tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá đến mức trơ trọi, đất đai bị tùng xẻo, tiếng dân oán kêu thấu trời…
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế không sản xuất nổi một con ốc cho ra hồn và vay nước ngoài nợ chồng nợ chất, phụ thuộc vào xuất khẩu sức lao động, xuất khẩu tài nguyên là chính.
Và khi các phe nhóm tronng tập hợp quyền lực CSVN đấu đá nhau, sẽ có nhiều mảnh văng, nhiều cuộc thanh trừng… Và ,mỗi cuộc thanh trừng là một lần đất nước bớt đi một kẻ phá hoại và nhân dân lại phải còng lưng mà gánh hậu quả hắn đã phá hoại. Trong khi đó, dàn diễn viên trên sân khấu CSVN ngày càng đông thêm, mà càng đông thì nhân dân lại phải mất công coi tuồng, coi kịch, rồi lại mất gà, lại xót xa. Nhân dân bao giờ cũng là những khán giả thiệt thòi và xót xa vì mất của!
Nhưng có vẻ như lần này, nhân dân mất để được còn và đảng Cộng sản Việt Nam còn để lại mất! Khi thế nước đã xoay chuyển thì càng cố bẻ ngược lái càng mau chết!

Đỉnh Fanxipan không còn nguyên vẹn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 
Theo RFA-2016-01-25  
Fanxipan-622
 Điểm xuất phát từ nhà ga chính của cáp treo lên đỉnh Fanxipan.RFA
Đỉnh Faxipan, mệnh danh mái nhà Đông Dương, cũng là đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, lệch về Tây Bắc Việt Nam không còn là một huyền thoại nữa. Bởi hiện tại, Sun Group đã bắt đầu xây dựng cáp treo và khai phá Hoàng Liên Sơn để phục vụ du lịch. Câu chuyện của Hoàng Liên Sơn rất giống như câu chuyện của Bà Nà – Đà Nẵng. Và, với người dân thích thám hiểm, muốn đi tìm thuốc quí hay đi khám phá đỉnh núi này, đây là một sự tổn thương nặng nề của thiên nhiên.

Công nghệ đỏ hóa thiên nhiên

Một bạn trẻ trong nhóm leo núi Hoàng Liên Sơn, hiện sống tại Hà Nội, tên Chi, chia sẻ: “Thấy bộ Tết âm lịch thì nó khai trương. Họ qui hoạch 45 hecta. Bây giờ tập đoàn nó mạnh thế thì nó nó đền cho dân tộc một tí là xong. Nó có tiền thì nó chỉ đạo được tất. Mình có nhiều tiền thì mình chỉ đạo cả thủ tướng chứ chẳng chơi đâu! Bây giờ dân tình sống trở lại thời đồ đá rồi! Nó nổ mìn phá tan hoang trên đó, chỉ có mấy cây tùng cổ mấy ngàn năm tuổi thì nó giữ lại để làm du lịch, người ta mới lên xem chứ còn mấy cây pơ mu thì nó chặt sạch rồi. Nói chung là công trình sắp đi vào hoạt động rồi!”
Bây giờ dân tình sống trở lại thời đồ đá rồi! Nó nổ mìn phá tan hoang trên đó, chỉ có mấy cây tùng cổ mấy ngàn năm tuổi thì nó giữ lại để làm du lịch, người ta mới lên xem chứ còn mấy cây pơ mu thì nó chặt sạch rồi.
-Bạn Chi
Theo bạn Chi, việc xây dựng một hệ thống cáp treo hiện đại và được cho là tốt nhất thế giới, dài nhất khu vực để đi lên đỉnh Faxipan và xây dựng thêm sáu điểm dừng chân bằng sáu cụm chùa theo mô hình Thiếu Lâm Tự Trung Quốc là một việc dẫn đến hai hệ lụy: Đỏ hóa thiên nhiên và; Đẩy người thu nhập thấp đến chỗ mù tịt.
Giải thích vấn đề đỏ hóa thiên nhiên, bạn Chi cho rằng chữ đỏ ở đây không có nghĩa là màu của đảng Cộng sản, màu quốc kì gì đó mà nó là màu đỏ của những khu phố đèn đỏ, khu phố chuyên về ăn chơi, mua bán dâm ở Thái Lan, Singapore, Malayxia… Và đương nhiên có cả Sài Gòn, Hà Nội nhưng vì một số lý do nhạy cảm nên nó chưa được gọi là phố đèn đỏ.
Ở những khu phố đèn đỏ, những người bán dâm được hợp thức hóa bằng việc đóng thuế, khám sức khỏe định kỳ và được bảo vệ khi bán dâm trong một chừng mực nào đó. Nhưng quan trọng nhất là kĩ nghệ bán dâm của các cô gái mang về một lượng tư bản không nhỏ cho giới cầm quyền, giới đầu tư. Ở đây, Bà Nà Đà Nẵng và Fanxipan đã bị đỏ hóa, nghĩa là bằng sức mạnh công kĩ nghệ và đồng tiền, người ta đã biến những cảnh quan thiên nhiên còn ẩn mật, trinh tiết như Bà Nà, Fanxipan thành những cô gái điếm phục vụ theo ca, theo tour.
Và không có gì đáng sợ hơn việc con người đã nhanh chóng biến thiên nhiên thành những cô gái lõa lồ để họ lấy tiền. Cái giá phải trả cho việc này là thiên nhiên bị mất đi vẻ tự nhiên của nó và có thể bị khai thác đến cạn kiệt nhưng người dân có thu nhập thấp thì không có cơ hội đến gần, người dân nói chung vẫn mù tịt, không biết người ta đã làm gì với non sông gấm vóc do tổ tiên để lại.
Fanxipan-400
Tuyết phủ trắng Sapa hôm chủ nhật ngày 24 tháng 1. RFA PHOTO.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác song hành, có thể nặng nề hơn vấn đề Bà Nà ở Đà Nẵng là con đường lội bộ cho những người khám phá Fanxipan sẽ bị đóng cửa trong nay mai. Chuyện này cũng giống hệt chuyện người ta đóng cửa con đường bộ trải nhựa rộng hơn sáu mét đi lên đỉnh Bà Nà tại Đà Nẵng. Với con đường trải nhựa dành chop hai làn xe hơi vẫn bị cấm cửa với lý do “nguy hiểm” thì chắc chắn con đường tự khám phá của người leo núi sẽ không bao giờ còn khi cáp treo đi vào hoạt động.
Và với cáp treo Bà Nà dài hơn 5km mà mức giá vé đã lên đến 500 ngàn đồng, thì với độ dài gần 7km cộng với độ dốc cũng như khấu phí ở các trạm dừng chân, mức giá vé của cáp treo Fanxipan không thể nào dưới một triệu đồng trên mỗi chuyến. Bạn Chi đưa ra dự đoán này và cũng đưa ra kết luận là người thu nhập thấp không có cơ hội thưởng lãm Fanxipan nữa sau khi người ta cấm cửa Fanxipan để đưa cáp treo vào hoạt động.

Nguy cơ buôn thần bán thánh

Một bạn trẻ khác tên Bình, sống ở thị trấn Sapa, Lào Cai, chia sẻ: “Leo tự túc với cáp treo thì hai cái riêng nhau. Nhưng khi đưa vào khai thác cáp treo thì đường leo tự túc sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Cấm hay không thì người ta vẫn chưa công bố nhưng em nghĩ là chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường rất nặng.”
Theo Bình, một khi hệ thống trạm nghỉ cáp treo bị qui hoạch theo kiểu hệ thống chùa thì nguy cơ nửa nạc nửa mỡ sẽ xuất hiện. Đó là người ta sẽ biến những trạm cáp treo thành những điểm tâm linh khói nhang nghi ngút. Vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lá phổi thiên nhiên. Đặc biệt là lá phổi chưa bị hoen ố như Fanxipan.
Leo tự túc với cáp treo thì hai cái riêng nhau. Nhưng khi đưa vào khai thác cáp treo thì đường leo tự túc sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Cấm hay không thì người ta vẫn chưa công bố nhưng em nghĩ là chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường rất nặng.
-Bạn Bình
Và có chùa ắt hẳn phải có sư, có sư chắc chắn phải có đệ tử, Phật Tử và các loại hình hoạt động tâm linh, có cúng dường và thùng phước sương. Trong khi đó, hiện trạng các chùa chiền quốc doanh và chùa kinh doanh theo kiểu du lịch tâm linh đầy rẫy khắp đất nước. Điều đó không những phá hoại đạo pháp mà còn gây ra những hệ lụy xã hội không nhỏ. Các hoạt động cầu tài cầu lộc, xin xỏ, cầu may, bói toán diễn ra rầm rộ ở những nơi này.
Trong trường hợp đỉnh Fanxipan có một ngôi chùa và có những hoạt động này diễn ra thì chẳng bao lâu nữa, những loài thuốc quí trên đỉnh núi sẽ không cánh mà bay. Trong khi đó, có thể nói rằng Fanxipan là một kho thuốc của người Việt nhưng nó đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ trong khai thác nhằm bảo vệ sự sống của các loài cây quí. Bởi vì có những cây mọc cả ngàn năm nhưng chỉ bứng đi trong vài giờ.
Và một khi rừng không được quan sát, hay nói cách khác là rừng đã bị đóng cửa để phục vụ du lịch, nhân dân không thể quan sát để can thiệp bảo vệ rừng được thì chắc chắn không sớm thì muộn, mọi loài cây quí của rừng sẽ bị bứng về sân của những đại gia, trọc phú và quan lớn. Đây là bài học xương máu của cả một dãy trường Sơn dài rộng chứ không phải là một sự đoán mò.
Bình đưa thêm nhận xét rằng một khi không khí linh thiêng và hoang dã của ngọn Fanxipan bị đánh tráo bởi những kiểu hoạt động tâm linh của con người nhằm phục vụ kinh doanh thì núi rừng đã bị mất thiêng. Và với Bình, dù đứng trên góc độ nào thì Fanxipan cũng là mái nhà Đông Dương. Ngoài ý nghĩa mái nhà Đông Dương về độ cao 3143 mét so với mực nước biển với mây trời, sương mù và những trận mưa chỉ có ở xứ sương mù nhiệt đới này, Fanxipan còn là một mái nhà tâm linh mang đậm chất huyền bí Á Đông. Hay nói cách khác, Fanxipan là mái nhà tâm linh của bán đảo Đông Dương.
Mọi sự chinh phục được thương mại hóa thì nó không còn mang ý nghĩa chinh phục nữa mà đâu đó có cả sự lợi dụng và tùng xẻo thiên nhiên. Bình đã nói như vậy trước khi kết thúc câu chuyện về việc Sun Group xây dựng cáp treo lên đỉnh Fanxipan.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

15 Tổ chức chính trị & XHDS đưa ra bản tuyên bố về Đại hội 12

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2016-01-26  
xhds-622
Bản tuyên bố của 15 tổ chức chính trị và xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam nhân dịp đại hội đảng cộng sản diễn ra được chính thức đưa ra vào ngày 26 tháng giêng vừa qua. Screen capture
Bản tuyên bố của 15 tổ chức chính trị và xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam nhân dịp đại hội đảng cộng sản diễn ra được chính thức đưa ra vào ngày 26 tháng giêng vừa qua. Những điểm đáng chú ý qua bản tuyên bố đó là gì?

Lên tiếng

Sau một thời gian lấy ý kiến, bản tuyên bố được chốt lại vào ngày 26 tháng giêng và công khai gửi đến cho người dân Việt Nam cùng chính phủ các quốc gia dân chủ, các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Bản tuyên bố đưa ra nhận định cho rằng đại hội đảng chỉ là sinh hoạt riêng của đảng cộng sản; thế nhưng ở những quốc gia cộng sản như ở Việt Nam thì hoạt động này lại được xem như của cả nước. Đại hội ngoài việc bầu ra người đứng đầu đảng lại chọn ra ba chức vụ điều hành đất nước là thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội. Điều này bị cho là đi ngược lại xu hướng dân chủ của nhân loại.
Linh mục Phan Văn Lợi, đại diện Hội cựu tù nhân lương tâm, một trong 15 nhóm ký tên vào tuyên bố cho biết lý do phải lên tiếng:
Trong tuyên bố chúng tôi nói rằng: chúng tôi vạch trần ý đồ bầu cử quốc hội khóa 14 và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 22 tháng 5 theo kiểu đảng cử, dân bầu mang tính cưỡng bức và dối trá như từ trước.
-LM Phan Văn Lợi
“Chúng tôi biết Đảng Cộng sản đang họp và họ sẽ bầu người của họ làm tổng bí thư. Đó là việc của họ nhưng bên cạnh đó họ lại chọn ba chức danh: thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước. Dĩ nhiên, quốc hội sau ngày đại hội đảng sẽ hợp thức hóa; nhưng đó chỉ là hình thức thôi; còn thực chất việc quyết định 3 chức danh đó vẫn nằm trong tay đảng cộng sản. Chúng tôi thấy đó là sự lạm quyề, xâm phạm quyền lợi của người dân vì 3 chức danh đó liên hệ đến việc điều hành đất nước. Đó phải là kết quả ý muốn của toàn dân, cho nên các xã  hội dân sự thấy cần phản đối đảng cộng sản trong việc chọn 3 nhân vật quan trọng này của nền chính trị đất nước.
Trong tuyên bố chúng tôi nói rằng: chúng tôi vạch trần ý đồ bầu cử quốc hội khóa 14 và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 22 tháng 5 theo kiểu đảng cử, dân bầu mang tính cưỡng bức và dối trá như từ trước.”
Ngoài nhận định như vừa nêu, bản tuyên bố cho biết sắp đến những tổ chức chính trị và xã hội dân sự độc lập tại Việt nam sẽ có những việc làm cần thiết để chấm dứt trình trạng bầu cử bị cho là mang tính giả hiệu dân chủ như lâu nay.
Cách đây 5 năm, một số người dân tại Việt Nam từng công khai phản đối bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân như các thanh niên ở Vinh. Tuy nhiên họ đã bị bắt, đưa ra tòa và chịu án tù.
000_Hkg10249395-622
Đại Hội Đảng Cộng Sản Khóa 12 bỏ phiếu và đếm phiếu kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ để chọn 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết cho Ban Chấp Hành Trung Ương khóa mới, tức khóa XII, ảnh chụp hôm 26/01/2016.
Một trong những người đó là cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn. Sau khi có tuyên bố của các tổ chức chính trị và xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, anh Chu Mạnh Sơn cũng cho biết lại nguyên nhân phải lên tiếng và chấp nhận tù tội như vừa qua:
“Lý do tại sao trước đây chúng tôi kêu gọi mọi người tẩy chay bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân 3 cấp, vì như mọi người dân Việt Nam đều biết: tất cả mọi vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước Việt Nam do đảng sắp xếp bầu cử giống như câu nói của dân gian ‘khoai đã sắp vào giỏ’. Như thế người dân Việt nam cầm lá phiếu bầu cử không có giá trị. Người dân không được bầu lên những người lãnh đạo đất nước mình, không được tự do lựa chọn những người đứng ra lãnh đạo. Chính vì thế mà lá phiếu của người dân bị mang tính chất lừa bịp và mang tính chất không trung thực. Do đó, chúng tôi phản đối và kêu gọi mọi người phản đối, tẩy chay và vạch mặt việc bầu cử giả dối.”

Ý thức của người dân

Theo linh mục Phan Văn Lợi, hiện nay nhiều tầng lớp người dân tại Việt Nam thấy được tình hình thực tế và ý thức của họ về việc bầu chọn người đại diện cũng nâng cao hơn nhiều. Ông có nhận định:
“Chúng ta thấy trong mấy năm qua tiếng nói của người dân ngày càng nhiều hơn, có nhiều tầng lớp hơn, có tổ chức hơn và với nhiều hình thức hơn như viết blog, ra những kháng thư, tuyên bố đưa lên mạng với chữ ký công khai; hoặc xuống đường đến các cơ quan nhà nước để nói lên ý kiến hay sự phản kháng. Từ nông dân, công nhân và nay cả giới luật sư; sự phản kháng ngày càng rộng khắp. Nên cuộc bầu cử tới đây là dịp để người dân biểu lộ sự phản kháng một cách mạnh mẽ hơn, không thể để áp đặt một quốc hội ‘gia nô’ lên đầu cổ.”

Khả năng trấn áp & ứng phó

Hiện nay nhiều tiếng nói đối lập tại Việt Nam vẫn còn bị trấn áp. Những người lên tiếng đấu tranh như linh mục Phan Văn Lợi hay anh Chu Mạnh Sơn đều cho rằng sắp tới đây tình hình đấu tranh sẽ vẫn tiếp diễn và thậm chí có khi nặng nề hơn.
Bản thân tôi sẽ lên tiếng kêu gọi thế giới quan tâm đến tình trạng nhân quyền, quan tâm đến những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam qua truyền thông.
-Chu Mạnh Sơn
Linh mục Phan Văn Lợi xác định:
“Dĩ nhiên nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục cuộc trấn áp của họ, và chúng tôi lo ngại vì nghe tin ông Trần Đại Quang sẽ lên làm chủ tịch nước. Ông ta sẽ giữ một chức cao hơn chức bộ trưởng công an trước đây. Khi làm bộ trưởng công an ông ta đã đàn áp rất mạnh mẽ rồi, nay lên làm chủ tịch nước có thể ông có quyền lực hơn để trấn áp.
Nhưng sự trấn áp là chuyện của họ, chúng tôi thấy sự phản kháng của toàn dân ngày càng dâng cao. Bởi vì bây giờ không chỉ có những nhà đấu tranh mà thôi mà giới nông dân, công nhân, sinh viên học sinh… Chúng tôi sẽ phản đối và cuộc phản đối sắp tới là của toàn dân. Phản đối bằng cách nào chúng tôi sẽ bàn thảo để làm sao cuộc bầu cử đó không còn như mong muốn của đảng cộng sản nữa.”
Tuy nhiên theo cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn thì với những tương quan thay đổi như hiện nay, một số cách thức sẽ được sử dụng nhằm giúp cho việc lên tiếng đấu  tranh được hiệu quả hơn:
“Bản thân tôi sẽ lên tiếng kêu gọi thế giới quan tâm đến tình trạng nhân quyền, quan tâm đến những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam qua truyền thông. Và mọi người cần đoàn kết lên tiếng một cách mạnh mẽ, không phải riêng lẻ.Tất cả người dân đồng loạt lên tiếng như vậy mới có sức mạnh.”
Các nhóm xã hội dân sự độc lập và tổ chức chính trị đối kháng ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Họ đưa ra tôn chỉ giúp người dân đòi hỏi những quyền căn bản của họ qua đấu tranh hợp hiến, hợp pháp; dựa vào những cam kết của chính quyền với cộng đồng nhân loại.

Một Đại hội thích chơi đồ cổ

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đọc diễn văn trong lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đọc diễn văn trong lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.
Thế là Đại hội XII đã họp xong, với nhiều pha kịch tính thót tim đối với nhiều người trong cuộc và phe nhóm, cùng với nhiều chuyện mới lạ khác thường cho nhiều nhà quan sát xa gần.
Trước hết, cảnh hội trường lạ lùng không giống đâu, như còn sống trong thế kỷ 19 hay 20. Trung tâm trên cao là hình 2 ông Tây râu rậm gắn vào nhau, một ông Đức, một ông Nga, chưa ai hề biết đến Việt Nam. Trong thế kỷ trước, hàng trăm đảng CS dùng 2 hình ảnh này, nhưng nay thì nó rất hiếm ngay cả ở Đức và ở Nga, may ra chỉ còn trong các bảo tàng. Ngay cả Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba cũng hết dùng từ hơn 30 năm nay. Ngắm cảnh Hội trường mà buồn thê thảm. Nay chỉ còn độc có Việt Nam là ưa dùng đồ cổ lỗ như vậy. Thật đáng buồn và cũng đáng buồn cười.

Lại vẫn còn cờ búa liềm nay cũng cực hiếm, nông dân nay lái máy cày, máy kéo, công nhân còn ai cầm búa, toàn dùng máy điện, máy tính hiện đại.
Trước cuộc họp một ngày, Trung tâm báo chí của Đại hội được khai trương, làm lễ vẽ vời giống như một màn tuồng cổ hay hát bội xưa. Các chức sắc của Ban Tuyên giáo, Báo Nhân Dân, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tổ chức, Văn phòng Trung ương...gồm 6 vị áo mũ chỉnh tề, đứng xen với 7 cô tiểu thư son phấn, áo dài đỏ chót, mỗi cô bưng một chiếc khay to đùng trên để một chiếc kéo. Thế là màn hề mới diễn ra, một giải lụa đỏ kéo dài ngang qua sân khấu, đặt trên 7 chiếc khay, để 6 nhà truyền đạo cầm kéo cắt đúng 6 nhát, gọi là khai trương ‘’nhà hát’’ mới, giữa tiếng vỗ tay lẹt đẹt của các nhà báo quốc doanh.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có cả một Hội nghệ sỹ hội họa và sân khấu trong tay mà sao họ hờ hững với Đại hội đảng đến thế, không có cách nào trang trí cho đẹp mắt, hiện đại một chút hay sao?
Cũng đúng vào dịp này đón Tết cổ truyền, nhiều mạng trong nước phàn nàn rằng Hà Nội đầy những trang trí cờ đèn, áp phích...lòe loẹt đến kinh người, trông không có chút gì là nghệ thuât, theo kiểu cách các trọc phú quê mùa, phá hoại thẩm mỹ xã hội.
Ngày 23 tháng 1, Đại hội XII mới họp được 2 ngày, các phóng viên trẻ đã chụp được hàng tá bức ảnh các đại biểu lim dim ngủ, nhiều ông có vẻ ngủ rất sâu, như đang ngáy khò khò nữa. Họ thấm nhuần say Nghị quyết đến thế là tuyệt cú mèo.
Tất cả các chuyện hình thức ngộ nghĩnh hiếm có trên đây ăn khớp với nội dung Đại hội, quan trọng nhất là “6 kiên trì” cổ lỗ: kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê già nua quá đát, kiên trì chủ nghĩa xã hội ảo ảnh, kiên trì chủ nghĩa cộng sản xa vời, kiên trì “ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý thay, kiên trì “quốc doanh là chủ đạo”, kiên trì đảng CS độc quyền cai trị . Cả 6 thứ ấy đã bị hầu hết loài người từ bỏ, coi là rác rưởi, vậy mà họ vẫn còn áp đặt cho hơn 1 ngàn rưởi đại biểu đảng CSVN phải nhai đi nhai lại, còn ghi trên Nghị quyết Đại Hội XII để đời cho lịch sử, cho hậu thế .
Chơi đồ cổ là thú vui hiện đại, đắt tiền, như sưu tầm bộ xe ô tô cổ, sưu tầm bộ đàn violon từ các thế kỷ xưa, nhưng đó là chuyện khác.
Để chứng minh đây là Đại hội mê say đồ cực kỳ cổ lỗ, Đại hội đã bị một phe rắp tâm xỏ mũi để buộc phải bầu ông già nua nhất Đại hội 72 tuổi để đứng đầu đảng thêm 5 năm nữa, ngay giữa thời buổi có những tổng thống, thủ tướng, nhà lãnh đạo chính đảng lớn chỉ mới trên dưới 40 hay 50 tuổi ở khắp thế giới, gần ta như Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Singapore...
Chỉ còn một ước mong duy nhất là ông Tổng già nua ngay từ hôm nay sớm chịu khó trẻ hóa tư duy của chính mình, tập họp ngay quanh mình những nam nữ chuyên gia trẻ, có tư duy mới, trong sạch tận tụy, am hiểu thời đại, hun đúc ý thức độc lập, tự lực tự cường, đặt hết trọng tâm vào xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực thi nền cai trị minh bạch trong sáng. Tóm lại là chế độ dân chủ đa nguyên, của dân, do dân và vì dân thật trẻ khỏe, thật sung sức.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Thái tử’ vào Trung ương - thỏa thuận nội bộ đảng?

Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành Trung ương.
Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành Trung ương.
Trong số những gương mặt mới lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 được công bố hôm qua, nhiều người chú ý đến ông Nguyễn Thanh Nghị - con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liệu đây có phải là câu chuyện ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ như nhận xét của một số người hay không? Trong cuộc phóng vấn với Khánh An của Ban Việt ngữ VOA, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại Đại học George Mason, cho rằng đây là một ‘sự thỏa thuận’ trong nội bộ Đảng.
Trước khi danh sách những người được chọn vào Ban chấp hành Trung ương 12 được công bố hôm 26/1, có khá nhiều bình luận cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng kế “hiểm tử cầu sinh”, tự xin rút không ứng cử tại hội nghị trù bị 14, để lật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trước đối thủ nặng ký là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho chiếc ghế tổng bí thư.
Nhưng sau khi danh sách công bố chính thức loại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khỏi cuộc đua, thì sự xuất hiện của con trai ông là ông Nguyễn Thanh Nghị - hiện giữ chức Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang – lại được xem là thế cờ ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ của ông Dũng.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên của trường đại học George Mason ở Mỹ, nhận xét:
"Vấn đề của ông Dũng là ông ấy có rất nhiều người thù, thành ra ông phải cố gắng đến phút cuối cùng. Còn nếu không được thì giản dị lắm là hai bên sẽ có sự điều đình với nhau. Nếu con ông ấy vào thì chứng tỏ trong đảng họ cũng có sự thỏa thuận với nhau nào đó, chứ không nói gì chuyện lâu dài cả."-Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason ở Hoa Kỳ, nói.
Nếu ông Trọng được xem là có ‘ưu thế’ hơn ông Dũng ở trong nội bộ đảng, thì ông Dũng lại “giành chiến thắng” trước ông Trọng trong lòng dư luận, mặc dù như nhận xét của bà Đặng Bích Phương trên Facebook cá nhân rằng ‘những người ủng hộ X (ám chỉ ông Nguyễn Tấn Dũng) là TBT chả khoái gì X’.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng phân tích về xu hướng ngả về ông Dũng của dư luận:
“Tôi thấy có 2 lý do: Thứ nhất, trước đại hội, có rất nhiều blog ủng hộ ông Dũng, bởi vì họ chống Tàu nên họ đổ tội cho ông Trọng là người thân Tàu. Thành ra, người ta nói là ‘chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết’. Bây giờ, cái ‘perception’, cái nhìn của người dân là ông Trọng là người thân Tàu. Họ ghét Tàu nên họ nghiêng về ông Dũng, dù rằng họ cho là ông Dũng tham nhũng thối nát, nhưng rất nhiều người hy vọng ông sẽ cải tổ đảng, ông sẽ là một Gorbachev.”
Trong khi khá nhiều người tỏ ra bi quan trước sự kiện ông Dũng bị loại vì cho rằng Việt Nam sẽ lại ‘như cũ’, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng lại cho rằng trên thực tế, hoàn toàn không có dấu hiệu cho thấy ông Dũng sẽ cải tổ mạnh hơn ông Trọng nếu được đắc cử chức tổng bí thư.  
“Người ta hy vọng như vậy, nhưng chúng ta thấy là điều quan trọng nhất ở Việt Nam là vai trò của lĩnh vực tư phải quan trọng hơn lĩnh vực công. Đó là điều phải thay đổi. Còn trong thời ông Nguyễn Tấn Dũng, ông dùng ‘những quả đấm thép’, tức là cũng căn cứ vào những xí nghiệp nhà nước. Mà những xí nghiệp nhà nước là tự bản chất nó không thể cạnh tranh được. Thành ra nếu mà ông Dũng ông ấy vẫn còn (dựa vào) xí nghiệp nhà nước thì không thể được. Nói như vậy nghĩa là phải cải tổ nhà nước, ông Trọng hay ông Dũng thì cũng phải cải tổ thôi. Chúng ta không thấy triệu chứng là ông Dũng sẽ cải tổ mạnh hơn xí nghiệp nhà nước, bỏ những đặc quyền đặc lợi."
Sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi sàn đấu cho vị trí cao nhất của đảng Cộng sản, dù có khá nhiều ủng hộ từ phía dư luận, cho thấy rõ ràng ‘những thông tin trái chiều được đưa ra không ảnh hưởng đến kết quả đại hội’, theo lời một ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, nói với báo giới bên lề cuộc họp công bố danh sách Trung ương khóa 12.
Trong danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa 12, ông Nguyễn Phú Trọng là ủy viên chính thức cao tuổi nhất – 72 tuổi, và ông Nguyễn Thanh Nghị, ngược lại, là ủy viên chính thức trẻ tuổi nhất – 40 tuổi.

Từ tranh chấp Trọng-Dũng, tìm hiểu sáu lý do giúp chế độ CS tồn tại

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhân dịp có sự đụng độ cá nhân giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng CS lần thứ 12 này, người viết xin tổng kết các lý do chính để những ai, nhất là những người nghĩ mình đang đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, hy vọng sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản và tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng mơ mộng và kỳ vọng nữa...

*

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô của Boris Yelstin. Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ CS cấp trung ương từ chức. Đấu tranh nội bộ dù sâu sắc như giữa Leon Trotsky và Stalin mấy chục năm trước cũng không có chuyện từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. Leon Trotsky bị tước đoạt mọi chức vụ, loại trừ ra khỏi đảng năm 1927 và cuối cùng bị ám sát ở Mexico năm 1940.

Theo lời Gorbachev, ông gọi về Moscow và ra lịnh cho các phụ tá đến khẩn thiết với Yelstin đừng tiết lộ nội dung lá thư ra ngoài vì quần chúng và thế giới sẽ biết sự rạn nứt trong nội bộ đảng CSLX. Hơn một tháng sau đó, trong phiên họp của ban chấp hành trung ương đảng CSLX, Boris Yelstin chính thức từ chức. Tuy phiên họp được tổ chức trong vòng bí mật, các tin tức về Boris Yelstin từ chức cũng đã nhanh chóng lọt ra ngoài. Mảnh vỡ đó đã dẫn tới tự tan vỡ từ trung tâm đảng CSLX, một tổ chức chính trị bí mật, sắt máu và chặt chẽ nhất từ trước đến nay. Đặc điểm bí mật và sắt máu đã giúp cho cơ chế CS tồn tại với một kỷ lục 74 năm tại Liên Xô so với Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm. 

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. 

Nhân dịp có sự đụng độ cá nhân giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng CS lần thứ 12 này, người viết xin tổng kết các lý do chính để những ai, nhất là những người nghĩ mình đang đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, hy vọng sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản và tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng mơ mộng và kỳ vọng nữa. 

Việc mong đợi đảng CS tự thay đổi chẳng những làm nhụt ý chí đấu tranh, chứng tỏ sự yếu kém của mình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả các phong trào dân chủ đang cố gắng vươn lên. Những thư kiến nghị, thỉnh cầu lần nữa “đem đàn gảy tai trâu” như bao nhiêu lần trước. Với Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, quyền lợi của đảng bao giờ cũng được đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Rồi mai đây, sóng gió trong nội bộ đảng sẽ qua, Nguyễn Tấn Dũng mất quyền nhưng không mất lợi, chỉ có đất nước là bị xâm thực dần cho đến khi mất hẳn vào tay Trung Cộng. 

Dưới đây là sáu lý do (*):

1. Đảng CS kiểm soát toàn bộ cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng tuyên truyền và khủng bố.

Lý do này rất hiển nhiên và dễ hiểu. Tuyên truyền kết hợp với khủng bố tạo thành cột xương sống của chế độ độc tài CS. Ngoài nhà tù và sân bắn, đảng CS áp dụng một chính sách tuyên truyền tàn độc nhất trong lịch sử loài người. Tinh vi đến mức người bị tẩy não hoàn toàn không biết mình bị tẩy não mà cho CS là một lý tưởng của đời người và hiến thân cho đến chết. 

Sau cách mạng CS Nga, 1917, công việc đầu tiên Lenin phải làm ngay là thành lập cơ quan tuyên truyền Agitprop và trong giai đoạn đầu còn do chính Lenin đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên truyền. 

Cơ quan tuyên truyền tẩy não trung ương đảng kiểm soát từng chi tiết các sinh hoạt tri thức, thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí. Hệ thống kiểm duyệt trong chế độ Cộng Sản không chỉ ở trung ương mà theo nhiều tầng lớp. Ngay cả khi các tác giả viết bài cũng đã thực thi tự kiểm duyệt vì họ biết những gì nên viết và những gì không được viết trước khi nạp bản thảo cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước. Các tác phẩm phim ảnh được duyệt nhiều lần để bảo đảm khi đến người dân không có một tình tiết nào đi ngược với đường lối của đảng. 

Để tồn tại sau những đãi lọc của văn minh nhân loại, phương pháp và mục đích tuyên truyền CS cũng thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, trước năm 1990 nền giáo dục CS đặt nặng lên học thuyết Marx-Lenin nhưng sau này thêm vào một cái đuôi tư tưởng dân tộc như tư tưởng Mao tại Trung Cộng và tư tưởng Hồ Chí Minh tại Việt Nam. 

2. Đấu tranh nội bộ nhưng có cùng một mục tiêu và bị chi phối bởi một kỷ luật đảng.

Lịch sử phong trào CS thế giới từ Liên Xô đến Trung Cộng hay như vừa diễn ra tại Việt Nam cho thấy dù có đấu tranh nội bộ, các lãnh tụ CS luôn đặt mục tiêu chung của đảng lên hàng đầu. Các lãnh đạo đảng chọn hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự sống còn của đảng. Tất cả đảng viên CS bị chi phối bởi một cương lĩnh duy nhất là cương lĩnh đảng CS. 

Để duy trì tính thống nhất, đảng CS áp dụng một kỹ luật sắt trong nội bộ đảng. Ngoại trừ trường hợp Khrushchev tố Stalin trong đại hội lần thứ 20 của đảng CS Liên Xô, ít khi nào một lãnh đạo Cộng Sản đứng lên thẳng thắn vạch trần tội lỗi của lớp lãnh đạo trước. Làm như thế là phản đảng vì đã tạo chỗ hở cho kẻ thù tấn công vào đảng. Không ai tiên đoán được số phận của Boris Yelstin ra sao nếu ông ta từ chức, đừng nói chi dưới thời Stalin mà chỉ 10 năm trước đó.

Đời tư các lãnh tụ CS là tài sản bí mật của đảng. Các lãnh tụ độc tài dù tự sát như Adolf Hitler, bị giết như Benito Mussolini hay bị treo cổ như Hideki Tojo, tội ác của họ cũng đều được phanh phui sau Thế chiến Thứ hai. Các thế hệ lãnh tụ CS thì khác. Tội ác của các lãnh tụ CS được che giấu kỹ. Vai trò của Kim Nhật Thành trong chiến tranh chống Nhật, Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Pháp, Fidel Castro trong chiến tranh chống độc tài Batista, Stalin trong chiến tranh chống Đức, Mao Trạch Đông trong chiến tranh chống Nhật được đề cao đến độ nếu không có họ có thể toàn dân tộc đã bị xóa tên khỏi lịch sử loài người. Hình ảnh Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hình ảnh Hồ Chí Minh đọc “tuyên ngôn độc lập” đã được đánh bóng sáng đến mức mọi tội tác tày trời khác của họ đã trở thành trộm vặt. 

3. Bảo vệ tính kế tục cai trị của đảng.

Chế độ CS là một chế độ phong kiến đỏ và do đó, đặc điểm kế tục cai trị CS vô cùng quan trọng.

Trường hợp Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông là một ví dụ điển hình. Đặng Tiểu Bình là một trong những người chịu đựng sự hành hạ và mất mát lớn lao về nhân mạng trong thời Cách mạng văn hóa. Bản thân Đặng Tiểu Bình bị chính Mao thanh trừng nhiều lần và con trai của họ Đặng trọng thương khi bị ném từ cửa sổ xuống đường. Chuyện đời tư của Mao, từ bản chất độc tài, nghi kỵ cho đến cá tính trăng hoa dâm dật, Đặng Tiểu Bình biết hơn ai hết, nhưng khi lên nắm quyền hành, ông ta vẫn tiếp tục sơn son thiếp vàng lên một hình tượng mà cá nhân ông vô cùng căm hận. Trên đồng nhân dân tệ từ đơn vị một đồng cho đến một trăm đồng vẫn in khuôn mặt mỉm cười của một trong những kẻ từng điều khiển bộ máy giết người tập thể khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. 

Là một trong số rất ít lãnh đạo Cộng Sản lão thành còn sót lại từ thời Vạn lý trường chinh và cũng quá thuộc sử Tàu, Đặng Tiểu Bình biết, giống như các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc tính kế thừa của một quyền lực trung tâm là một yếu tố sinh tử của chế độ Cộng Sản. Họ Đặng biết rằng điểm trung tâm vỡ toàn bộ hệ thống cai trị sẽ vỡ theo. Đặc điểm kế tục còn được thể hiện qua tầng lớp “Thái tử đảng”, con cháu của các cựu lãnh đạo đảng, tiếp tục vai trò lãnh đạo như trường hợp Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình tại Trung Cộng. Tại Việt Nam, thành phần “Thái tử đảng” cũng đang “nối bước cha anh”.

4. Sử dụng “thành phần xăng nhớt” cho bộ máy toàn trị. 

Thành phần trung thành và cuồng tín do chính sách tẩy não nặn ra đa số là những kẻ dốt nát, ngu ngốc, phát biểu những câu chỉ làm trò cười cho thiên hạ và không thể điều hành bộ máy nhà nước. Bộ máy độc tài toàn trị CS chạy được nhờ vào một thành phần khác có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thuộc các lãnh vực của đời sống mà người viết tạm gọi là “thành phần xăng nhớt”.

Khá đông trong “thành phần xăng nhớt” này là những người có học, có kiến thức về kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, biết được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp với tập đoàn cai trị để đổi lấy một cuộc sống an nhàn, vinh hoa cho bản thân và gia đình. Thành phần này chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước. Nhiều trong số họ được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng thế giới, học và hiểu tường tận các nguyên tắc để xây dựng một xã hội dân chủ nhưng khi về nước họ đã bán thân cho đảng CS. Một khi lớp xăng nhớt này trở thành cặn bã lại có một lớp khác lên thay. Như người viết đã phân tích trong bài “Bàn về tẩy não”, Albert D. Biderman trong bản tin của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York gọi thành phần này là những người “cho thấy việc chống lại chỉ là hành động vô ích”, từ đó “phát triển một thói quen tuân phục”, và cuối cùng “đầu hàng có điều kiện” trước đảng CS. 

5. Các lãnh tụ CS chỉ giết nhân dân nước họ nên thế giới ít quan tâm.

Không giống chế độ độc tài Đức Quốc Xã tàn sát dân Do Thái, lãnh đạo Cộng Sản các nước thường giết chính đồng bào cùng máu mủ, cùng tổ tiên, cùng đất nước với họ. 

Ngay từ sau 1975, dư luận thế giới đã biết đến tội ác của chế độ Pol Pot. Năm 1976, tạp chí Time còn đăng cả bức hình một tội nhân đang bị đánh vào đầu bằng cuốc, tuy nhiên, ngoài Việt Nam tấn công chế độ bằng một lý do riêng vào tháng Giêng, 1978, không một quốc gia nào có hành động cụ thể để ngăn chặn tội ác của Pol Pot. 

Theo Black Book of Communism do Harvard do Harvard University Press xuất bản, gần một trăm triệu người bi giết dưới chế độ CS nhưng không phải do nước ngoài xâm lược mà do chính các lãnh tụ CS giết nhân dân nước họ như trường hợp Mao giết 65 triệu, Lenin và Stalin giết 20 triệu, Pol Pot giết 2 triệu, Hồ Chí Minh giết 1 triệu (không tính nhiều triệu người Việt vô tội của cả hai miền trong chiến tranh xích hóa Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975).

6. Lãnh đạo Cộng Sản thường tận dụng ảnh hưởng của kẻ thù đã chết.

Những lãnh tụ Cộng Sản thường tận diệt kẻ thù còn sống nhưng ca tụng kẻ thù đã chết. Stalin ca tụng Lenin, Fidel Castro ca tụng Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu Bình ca tụng Mao Trạch Đông.

Lấy trường hợp Che làm ví dụ. Nếu Ernesto “Che” Guevara không làm cách mạng phiêu lưu Nam Mỹ mà tiếp tục ở lại Cu Ba, thất khó tưởng tượng ông ta có thể sống sót dưới bàn tay của Fidel Castro. Một rừng không có hai cọp, một nước không có hai vua, đừng nói chi là quan hệ giữa Che và Fidel Castro rạn nứt trước khi Che tạm biệt vợ con lần cuối và lên đường đi Bolivia cuối năm 1966. Che chủ trương kỹ nghệ hóa đất nước, Fidel Castro chủ trương củng cố quyền lực trung ương. 

Sự khác biệt của Che và Fidel Castro khá giống trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông. Nhưng hôm nay, nếu ai đến Havana, sẽ gặp hình ảnh Che trên khắp ngả đường. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực.

Chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn rụi ở châu Âu nhưng trong năm nước còn sót lại sự khổ đau, chịu đựng vẫn còn đến hôm nay và không biết đến bao giờ mới hết. Chiến tranh Lạnh đã tàn. Các nước tư bản tự do vì lý do kinh tế đã không còn giương cao ngọn cờ dân chủ như trước nữa. Họ mặc nhiên chấp nhận chế độ Cộng Sản như là một thực tế của mỗi quốc gia hơn là một phong trào quốc tế. Nhân dân Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Trung Hoa vì thế sẽ tiếp tục là những dân tộc chịu đựng trong cô đơn. 



___________________________________

(*) Nhiều ý chính của bài viết này đã được trình bày trong Chính Luận Trần Trung Đạo, độc giả có thể download sách miễn phí tại trantrungdao.com

Thôi thế là hết!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Người Việt hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận những hình ảnh khổ nạn nhất, đau thương nhất sẽ triền miên xảy đến cho dân tộc ta, bà con anh em bè bạn ta trong bể nước mắt cô đơn ngậm ngùi từ một thứ dân nô bộc. Giặc nội thù, giặc ngoại xâm đã cùng nhau thỏa hiệp phá nát tan đến tận cùng của sự bi thảm trên quê hương vốn quá nhiều đày đọa khốn khổ này.


Đúng ra, tôi không còn muốn nói gì hơn, viết gì hơn cho cái đại hội khốn nạn này bởi lẽ đại hội chỉ là một thứ tập hợp để giương cao quyền lực cho đảng chứ chẳng phải cho dân. Dưới cơ chế toàn trị độc tài cộng sản thì dân chúng chỉ là những lớp người bị trị, những đám cừu ngơ ngác bị chăn dắt bởi lũ chồn cáo hôi tanh hung bạo, đám cừu chỉ là những cổ thịt từng con, từng đàn để cung cấp xác thịt, máu me hầu vỗ béo cho đám sài lang hung tợn mà thôi.

Bài viết với những tâm trạng vô cùng chán ngán, với nỗi niềm chơi vơi trong tận cùng của sự tuyệt vọng. Thế là hết! Đại hội toàn đảng XII đã hiện nguyên hình rõ nét của một ĐẠI HỌA cho đất nước và dân tộc dưới sự đan tâm hèn hạ BÁN NƯỚC của tên trùm phản quốc Nguyễn Phú Trọng cùng sự nịnh bợ hùa theo của đa số các ủy viên Bộ chính trị cùng hầu hết ủy viên TƯ đảng.

Các ủy viên trung ương đảng đã vì quyền lợi của cá nhân và gia đình đã cúi mặt trước thế lực của những tên phản quốc hại dân đã răm rắp tuân thủ theo những chỉ đạo của Tàu cộng nhằm thực hiện chiến lược thu tóm Việt Nam sớm hơn 2020 và hoàn tất vào những năm ngắn sau đó.

Tôi rùng mình nổi da gà và không dám tưởng tượng thêm nữa nếu chủ tịch nước sẽ là tên trùm côn an chỉ biết "Còn Chệt còn mình" hoặc 1 tên Thủ tướng với nụ cười đầy điếm xảo và nham hiểm. Khen cho thiên triều đã biết chọn mặt gởi vàng để cai trị dân Nam.
Đất nước này, dân tộc này đã bị đảng CSVN đem đi qui hàng ngoại bang một cách lộ liễu trắng trợn. Mọi cơ bản thuộc tư tưởng, ý thức hệ, mọi liên quan đến kinh tế và đời sống đều lệ thuộc vào Trung cộng. Biển đảo, đất đai đã và đang bị mất dần và ngay cả vùng trời của Tổ Quốc cũng không còn được sự chủ quyền.

Người dân như tôi, như các bạn, có thể trong đầu óc của chúng ta luôn hiện hữu câu hỏi "Không biết đảng CSVN cùng các ủy viên TƯ đảng nghĩ gì?". Nghĩ gì ư, họ nghĩ rất nhiều về đất nước, về Tổ Quốc và dân tộc nhưng với tâm trạng nhu nhược, yếm thế nên đã có những biểu hiện bằng hành động cùng thái độ ươn hèn... sự ươn hèn đến kinh tởm.

Người dân như tôi, như các bạn, có thể trong đầu óc của chúng ta luôn hiện hữu sự lo âu kinh sợ: Đất nước này, dân tộc này rồi sẽ ra sao?. Để giải tỏa cho những nỗi niềm lo âu kinh hãi này, có lẽ tôi và bạn chưa có thể mường tượng hết được những kinh dị mà những tên Thái thú tay sai cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc và Bắc phương sẽ tác hại như thế nào lên dân tộc của chúng ta một cách cực kỳ tinh vi và hiểm độc. Để có được sự mường tượng về hiểm họa vong nô như thế nào thì chúng ta đã có sử sách ghi lại hình ảnh và cuộc sống của MỘT NGÀN NĂM NÔ LỆ, hình ảnh và cuộc sống của Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng trước sự bó tay của thế giới. 

Người Việt hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận những hình ảnh khổ nạn nhất, đau thương nhất sẽ triền miên xảy đến cho dân tộc ta, bà con anh em bè bạn ta trong bể nước mắt cô đơn ngậm ngùi từ một thứ dân nô bộc. Giặc nội thù, giặc ngoại xâm đã cùng nhau thỏa hiệp phá nát tan đến tận cùng của sự bi thảm trên quê hương vốn quá nhiều đày đọa khốn khổ này.

Ai cũng biết rằng trên đời cái gì nó cũng có cái giá của nó, cái giá phải trả cho sự ngu muội, hèn mạt cúi đầu, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm là sự đau đớn dai dẳng của tù ngục, của mất hẳn tự do, của nghèo đói, bệnh tật với vô vàn những thảm cảnh, vô vàn cái chết đau thương. Những điều kinh dị ấy sẽ triền miên xảy đến cho bản thân tôi, bản thân bạn, cho gia đình người thân của tôi và nó cũng chẳng sẽ từ chối cho gia đình và người thân của các bạn.

Đảng CSVN đã quá ngu ngơ để không nhìn thấy được những gì sẽ xảy ra trong tương lai hoặc giả đảng cũng có thể dư đoán được những điều ấy nhưng tiền bạc và quyền lợi cho cá nhân, cho băng đảng của họ trong nhất thời đã làm họ mờ cả lý trí và trở nên mù quáng. Quả vậy, suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đảng CSVN là một tổ chức mang đầy tính tàn bạo và phản bội nhất. 

Không phải đợi đến năm 2020, cái thời hạn của "Mật Nghị Bán Nước", không phải đơi đến ngày kết thúc đại hội mới thấy được những kết quả vô cùng tồi tệ mà hiện nay chúng ta đã thấy được mối ĐẠI HỌA cực kỳ khủng khiếp cho đất nước cùng cực vô phúc này. Còn chăng chỉ là những nén nhang khẩn nguyện.


Đại hội 12 một bước thực hiện lời hứa ở Thành Đô?

Tâm Việt (Danlambao) - Trong lúc Đại hội 12 của Đảng CSVN đang diễn ra với những tin đồn mâu thuẫn nhau kịch liệt, ngày 24/1 bỗng có một nguồn tin từ trong nước đưa ra khá giựt gân với nội dung như sau: 

“Vào cuối tuần qua, một hiệp ước mật được Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN ký dành cho Nguyễn Tấn Dũng... là miễn TRUY TỐ và cho phép được hạ cánh an toàn, được ở lại Việt Nam.

“Nguyễn Phú Trọng sẽ nắm thêm nửa nhiệm kỳ nữa và sau đó sẽ trao lại cho Nguyễn Sinh Hùng nửa nhiệm kỳ sau. Đây là kết quả do Tập Cận Bình đề nghị và Hoa Nam sắp xếp.

“Chức vụ Thủ Tướng sẽ do Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch nước sẽ là Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ Tịch Quốc Hội.”

Trên đây là những tin tức có vẻ như từ phía ông Nguyễn Phú Trọng tung ra, xem như số phận của ông Dũng đã được an bài. Nhưng phần làm sửng sốt chính là mấy câu sau đây:

“Theo tài liệu ghi nhận thì Nguyễn Phú Trọng trong 2 năm từ 2016 2018 sẽ từng bước bàn giao các tỉnh thành Miền Bắc cho Trung Quốc bằng phương án KẾT NGHĨA.

“Để đổi lại Tập Cận Bình sẽ hỗ trợ cho CSVN giúp xây dựng các tuyến đường sắt mới rộng hơn và chỉnh trang lại Quốc Lộ 1 từ Bắc vào Sàigòn để góp phần cho "Con Đường Tơ Lụa" của Tập Cận Bình.”

Nếu nguồn tin này mà đúng thì không những Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng đã bán nước cho ngoại bang, theo đúng những cam kết của Đảng CSVN bắt đầu từ Nguyễn Văn Linh ở hội nghị Thành đô tháng 9 năm 1990. Thiết tưởng bàn đến đây, ta cũng cần duyệt lại xem hội nghị Thành đô đã xảy ra trong bối cảnh nào và CSVN đã phải nhượng bộ những gì?

Hội nghị Thành đô theo Wikipedia

(có sửa một vài chỗ và thêm đôi ba chi tiết để được cập nhật)

Hội nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt Trung trong hai ngày 3 4 tháng 9, 1990, tại Thành Đôthủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.

Thành phần tham dự:

- Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng,

- Phía Trung quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Về bối cảnh là cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990, hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở các nước cộng sản Đông Âu kể cả Liên Xô lần lượt bị dao động đến rạn nứt suy sụp. Kế tiếp là sự kiện Thiên An Môn (đầu tháng 6/1989), khiến các nước Tây phương đồng thanh công kích chính phủ Bắc Kinh, làm cho Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam càng lo lắng trước nguy cơ đổ vỡ của chế độ. Hà Nội bèn tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhấn mạnh xung đột giữa khối tư bản và cộng sản trong khi hòa hoãn với Bắc Kinh mặc dù hai bên đã xung chiến trong thời gian dài trên bộ trong cuộc chiến tranh Biên giới Việt Trung 1979, trận Lão Sơn 1985 và cuộc tàn sát phía Việt Nam ở Gạc Ma ngoài khơi trong Hải chiến Trường Sa 1988.

Quan hệ Việt Trung bấy giờ đã căng thẳng hơn 10 năm vì CSVN xâm chiếm Campuchia (1978 1989). Cách tiếp cận của Đảng CSVN là chuyển chính sách sang giai đoạn liên minh "bảo vệ Xã hội Chủ nghĩa" tức là trở lại quan điểm Mác Lê trước kia chia thế giới làm hai khối tư bản và cộng sản. Vì mất hậu thuẫn của Liên Xô, Việt Nam trước hoàn cảnh cô lập, thay vì đối đầu với Bắc Kinh, đành phải làm hòa với Trung Quốc để tránh cái họa chiến tranh tái diễn giữa hai nước cộng sản chủ nghĩa. Lãnh đạo Việt Nam lấy yếu tố hai nước cùng chung ý thức hệ nên phải liên kết lại, trong khi bỏ qua vai trò "bá quyền" và "bành trướng" của Trung Quốc được nhấn mạnh bấy lâu. Quan điểm này được thuật lại rõ ràng khi Lê Đức Anhsang Phnom Penh cuối năm 1990. Anh thông báo lại với bộ Chính trị Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt Trung là: "Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá chủ nghĩa cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc." Kể từ đó nhà nước Việt Nam càng đề cao cảnh giác diễn biến hòa bình trong khi củng cố liên hệ với các nước cộng sản còn lại. 

Để nối lại được bang giao với đàn anh ở phương Bắc, Hà nội đã vứt bỏ hết nguyên tắc để xin cho bằng được gặp gỡ với đại diện Trung Nam Hải. Trước Hội nghị Thành Đô một năm vào tháng 10 năm 1989, Hà nội đã mượn Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào, khi sang thăm Trung Quốc đề cập tới việc bình thường hóa bang giao Việt Hoa với Đặng Tiểu Bình. Họ Đặng ra điều kiện, Việt Nam phải hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia.

Ngày 5 tháng 6 năm 1990, với sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại phòng khách Trung ương ĐCSVN. Ngày 16 tháng 8 năm 1990, Hoàng Nhật Tân, con traiHoàng Văn Hoan, đến Đại sứ quán Trung Quốc gặp Trương Đức Duy để nhắn lời của Nguyễn Văn Linh, là muốn gặp trực tiếp phía lãnh đạo Trung Quốc.

Ngày 21 Trương Đức Duy trực tiếp tới gặp Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thay vì Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng bộ Ngoại giao vì thái độ chống Trung Quốc của ông Thạch. Họ Trương ngỏ ý muốn nói chuyện thẳng với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Sáng ngày 22, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến gặp Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phòng. Đến ngày 28 sứ quán Trung Quốc nhận được chỉ thị, là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và cố vấn Trung ương Đảng CSVN Phạm Văn Đồng sang thăm Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990. Viện cớ Á Vận Hội sắp cử hành ở Bắc Kinh, để tiện bảo mật, phía Trung Quốc sắp xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Đáng ghi nhận là Hà Nội không cử Nguyễn Cơ Thạch đi tham dự vì phải nhượng bộ Bắc Kinh vốn không chấp nhận lập trường của ông Thạch.

Hội nghị diễn ra tại khách sạn Kim Ngưu. Nội dung chính trong cuộc hội nghị là vấn đề giải quyết chính trị xung đột Campuchia và vấn đề khôi phục bình thườngquan hệ Trung Việt. Tuy Việt Nam nhấn mạnh là muốn liên minh Xã hội Chủ nghĩa khi hòa hoãn với Trung Quốc, Bắc Kinh coi cuộc gặp gỡ chủ yếu là để buộc Việt Nam phải rút khỏi Campuchia. Bắc Kinh chỉ thay đổi lập trường khi Hoa Kỳ công bố sẵn sàng bình thường hóa bang giao Việt Mỹ. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch lúc bấy giờ đang xúc tiến với Ngoại trưởng Mỹ là James Baker nhưng việc đó không thành tựu.

Kết quả: Một sự đầu hàng vô điều kiện

Kết quả độc nhất mà phía CSVN thu được là nối lại bang giao với Bắc kinh. Ngoài ra là một sự đầu hàng vô điều kiện mà những hậu quả tai hại đã kéo dài đến ngày nay và có khi đến đời con cháu chúng ta vẫn chưa thanh toán được. Ta hãy thử xem.

Về mặt quân sự, trước và sau hội nghị, Việt Nam đã phải rút hết quân ra khỏi Campuchia.

Về mặt ngoại giao, ngày 5 tháng 11, 1991, tức hơn một năm sau cuộc họp Thành Đô, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Hai ngày sau, 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Quan hệ Trung Việt dần trở lại bình thường.

Theo nhà phân tích ngoại giao Carl Thayer thì Việt Nam muốn tạo một liên minh quân sự giữa Bắc Kinh và Hà Nội nhưng đề nghị này đã bị Bắc Kinh bác. Lập trường của Bắc Kinh là hai nước có thể là "đồng chí nhưng không phải đồng minh". Ngược lại Bắc Kinh đòi Hà Nội phải nhận cho hồi hương người Hoa, nhượng bộ lãnh thổ, và hoàn trả những khoản nợ chiến tranh trong thời gian “chống Mỹ cứu nước,” khoảng 30 tỷ Mỹ kim.

Trong khuôn khổ bang giao Việt Hoa thì tháng 2 năm 1999, lãnh đạo Trung Việt lại công bố "Tuyên bố chung," xác định phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nội dung có thể tóm lại thành 16 chữ vàng do Trung Cộng áp đặt: "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện." Về sau (2002) lại còn siết thêm với cái xích “bốn tốt”: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.

Về đối ngoại, Việt Nam bị ép bỏ nỗ lực đi gần với Mỹ và phương Tây. Theo đài RFI của Pháp, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị Bắc Kinh coi là người cản trở quan hệ Việt Hoa nên bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị năm 1991. Phải mất 5 năm Việt Nam mới giao hảo được với các nước lân bang trong khối ASEAN và Tây phương cho dù Đảng CSVN vẫn đặt ưu tiên vào các nước cộng sản chủ nghĩa và coi Trung Quốc, CubaTriều Tiên và Lào là những nước bạn thân hơn cả. Tuy vậy theo nhận xét của Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang dựa trên lịch sử Trung Xô, Việt Trung, và Việt Miên thì kỳ vọng giảm xung đột vì chung ý thức hệ là một "ảo tưởng" bởi những quốc gia kể trên tuy chung khối XHCN nhưng vẫn có những mâu thuẫn có tính cách quốc gia chủ nghĩa dẫn tới xung đột.

Để làm lành với Trung quốc, chính quyền CSVN sau Hội nghị Thành Đô đã phải tránh nhắc đến Chiến tranh biên giới 1979, coi như không có. Ngay cả những hy sinh của các liệt sĩ VN cũng bị lãng quên, các nhắc nhở tới Trung quốc trên bia liệt sĩ Việt nam bị đục bỏ. Về phía Trung Quốc thì cuộc chiến vẫn được nhắc đến trong cả tiểu thuyết như của Mặc Ngôn rồi còn được dịch ra và phổ biến ở Việt nam. Nhục hơn nữa, các địa phương trên nước ta phải có nghĩa trang ghi công liệt sĩ Trung Cộng đánh chiếm nước mình, hãm hiếp đàn bà, giết người già con trẻ VN.

Hội nghị Thành Đô, theo nhận xét của vài nhà chuyên môn thì đã tác động sâu rộng đến việc Việt Nam soạn lại cả hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 đích danh lên án "bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" nhưng đến Hiến pháp năm 1992 thì lập trường chống Bắc Kinh phải bỏ hẳn trong mọi văn bản pháp lý của nhà nước.

Bí mật chưa được công bố 

Tệ mạt nhất là cho đến nay, chính quyền Hà nội cũng như báo chí nhà nước vẫn chưa chịu công bố thông tin chi tiết về Hội nghị Thành Đô, đưa tới những tin đồn, chủ yếu xoay quanh những nghi ngờ về sự can thiệp của Trung Quốc vào hậu trường chính trị của Việt Nam như ta có thể thấy trong trường hợp của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với ông Nguyễn Cơ Thạch cho biết: "Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là nếu Việt Nam thực tâm muốn bình thường hóa, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch..."

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng cùng quan điểm: "Trung Quốc rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ. Phái đoàn của ta lúc bấy giờ chả hiểu các ông ấy như thế nào mà lại chấp nhận cái điều kiện ấy của nó."

Không chỉ nhân sự như ta có thể thấy bàn tay Trung Cộng qua mấy Đại hội Đảng 8 9 10 11 12, theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, chính sách của Hà nội về Campuchia cũng bị bẻ quẹo: "Kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là ‘Biên bản tóm tắt’ gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng), còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả." 

Ngày 2 Tháng 9, 2014, danh sách 20 cựu giới chức quân nhân gửi kiến nghị lênChủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đòi chính quyền công bố những ký kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Hoa mà đến nay vẫn coi là "tấm màn bí mật." Họ cho rằng những cam kết đó tổn hại đến chủ quyền đất nước. Tên tuổi ký tên trong lá thư ngỏ có Trung tướng Lê Hữu ÐứcThiếu tướng Trần Minh Ðức, Thiếu tướng Huỳnh Ðắc Hương, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu tướng Bùi Văn Quỳ, và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. 

Những mất mát trông thấy 

Theo Dương Danh Dy, trước kia là tổng lãnh sự của Việt Nam tại Quảng Châu thì chính sách nhượng bộ của các lãnh đạo Việt Nam khoảng thập niên 1990 là một lỗi lầm lớn vì đã đánh mất "bản lĩnh kiên cường, bất khuất" để tin tưởng và làm theo mọi đề xuất "mang đầy chất lừa bịp"... của Trung Quốc, ngay cả chấp nhận việc Trung Quốc can thiệp vào những nhân sự cao cấp nhất trong chính quyền mà bằng chứng là những sự quỵ lụy của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng khi sang gặp Tập Cận Bình trước ngày Đại hội Đảng 12.

Dù nội dung của thỏa hiệp Thành đô còn là một bí mật giữ kín như bưng, nó cũng đã từng phần được rò rỉ ra. Như trên báo Hoàn Cầu của Trung Cộng. Như việc ký kết ba hiệp định về đất biên giới (1999), về tái phân định Vịnh Bắc bộ (2000) và về nghề cá trong Vịnh Bắc bộ (2000). Theo đó ta mất ít nhất 720 kilomet vuông đất biên giới (theo Lê Chí Quang trong tài liệu “Hãy cảnh giác với Bắc triều” vào năm 1999), có người còn nói đến 1000 cây số vuông, có điều chắc chắn là ta đã mất Ải Nam quan, một phần lớn Thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm v.v... Theo đó ta mất khoảng 11 nghìn cây số vuông trong vịnh Bắc bộ, để từ 63/37 giờ đây ta chỉ còn có 53/47 phần về ta. Rồi liên tiếp, người Trung quốc xâm nhập nước ta qua những dự án như khai thác bôxít ở Nhân Cơ (Đắk Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng), thuê gần 300 nghìn hec ta rừng dài hạn tới 50 năm ở sáu tỉnh miền Bắc, Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương, khu kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh v.v...

Trong khi đó, ngoài Biển Đông tàu Trung Cộng uy hiếp ngư dân và tàu đánh cá của Việt nam (như bắn, đâm, đánh chìm, cướp) ngay trong những ngư trường truyền thống của ta, buộc ta và các nước trong vùng phải tôn trọng đường lưỡi bò của chúng, đưa giàn khoan 891 vào lãnh hải Việt nam, xây dựng các cơ sở hành chánh và quân sự ở Hoàng sa, bồi đắp các bãi ngầm ở Trường sa thành những pháo đài quân sự nhằm một kế hoạch dài hạn chiếm nốt Trường sa v.v.

Nguy nan hơn nữa là tiết lộ của Wikileaks cho thấy đã có những bàn thảo biến Việt Nam đến năm 2020 thành một thuộc địa của Bắc kinh nếu chưa phải là một tỉnh nội thuộc của Trung quốc. Nhiều người chủ quan cho rằng chuyện đó không thể xảy ra được nhưng nguồn tin được tiết lộ ở đầu bài báo (“Theo tài liệu ghi nhận thì Nguyễn Phú Trọng trong 2 năm từ 2016 2018 sẽ từng bước bàn giao các tỉnh thành Miền Bắc cho Trung Quốc bằng phương án KẾT NGHĨA.”) không thể làm cho ta yên tâm được.

Là những con dân yêu nước, đứng trước hiểm họa đó, chúng ta phải làm gì?

Đó là một câu hỏi mà không một người dân Việt nào, dù ở trong nước hay khắp năm châu, mà có thể ngoảnh mặt quay đi mà không đi tìm cho bằng được một câu trả lời.

Springfield, VA (Đêm 25/1/2016)