Viễn Đông
Theo VOA-15/11/2017
Một nhân viên ngoại giao Mỹ ở Hà Nội đã chỉ tay vào một điểm đánh dấu gần Công viên Cầu Giấy trên bản đồ của Quận Cầu Giấy, trong khi ngoại trưởng Mỹ chăm chú lắng nghe, hôm 11/11.
Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về một lô đất có mã số “D30” để xây dựng đại sứ quán Mỹ mới, thu hút sự chú ý của dân chúng về địa điểm quan trọng trong quan hệ song phương này.
Tuyên bố chung Việt – Mỹ sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống Donald Trump tới Hà Nội có đoạn nói rằng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Chủ tịch Trần Đại Quang “hoan nghênh hai bên trao đổi biên bản thảo luận về ý định dành cho Hoa Kỳ thuê lô đất ‘D30’ tại Hà Nội để xây mới Đại sứ quán Hoa Kỳ, phù hợp với luật pháp mỗi nước”.
Nguồn tin tại phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam cho VOA tiếng Việt biết rằng “D30” nằm ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy ở Hà Nội, cách không xa công viên Cầu Giấy, một trong những những khu vui chơi được coi là “đẹp nhất thủ đô”.
Địa điểm này nằm đối diện Viện Huyết học Truyền máu Trung ương trên đường Phạm Văn Bạch. Quan sát bản đồ vệ tinh của Google, phóng viên VOA tiếng Việt thấy rằng “D30” là một khoảnh đất rộng vẫn còn nhiều chỗ trống và có các nhà hàng dựng tạm ở mặt phố.
VOA Việt Ngữ đã đề nghị Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho biết thêm chi tiết về “D30” cũng như lý do chọn địa điểm này, nhưng tới tối ngày 15/11 (giờ Hà Nội), chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi đáp.
Tin cho hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã tháp tùng Tổng thống Donald Trump trong chuyến công du chính thức tới Hà Nội tuần trước.
Một bức ảnh đăng trên trang web Flickr của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy rằng ông Tillerson đã tới thăm đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 11/11.
Ở đấy, nói chung giao thông cũng thuận tiện, gần khu Duy Tân, tập trung rất nhiều văn phòng, từ văn phòng của Việt Nam cho đến văn phòng nước ngoài. Khu công viên Cầu Giấy thì nó không bị ngập. Khu vực này đông dân cư nên tỷ lệ trộm cắp và cướp giật rất là hiếm.Ông Hướng, người môi giới nhà đất, nói.
Một nhân viên của cơ quan ngoại giao này đã chỉ tay vào một điểm đánh dấu gần Công viên Cầu Giấy trên bản đồ của Quận Cầu Giấy, trong khi ngoại trưởng Mỹ chăm chú lắng nghe.
Trước đó vài tháng, sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Nhà Trắng, hai nước cũng đã ra thông cáo chung, trong đó đề cập tới việc “hai bên nhất trí tích cực cùng nhau làm việc để hoàn tất thỏa thuận về việc chọn vị trí đất phù hợp và thỏa thuận thuê đất cho trụ sở mới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội”.
Trong khi có ý kiến cho rằng “D30” nằm ở khu vực hay tắc nghẽn giao thông cũng như có thể bị ngập lụt, ông Phạm Viết Hướng, một người môi giới nhà đất ở quận Cầu Giấy, lại nói với VOA Việt Ngữ:
“Ở đấy, nói chung giao thông cũng thuận tiện, gần khu Duy Tân, tập trung rất nhiều văn phòng, từ văn phòng của Việt Nam cho đến văn phòng nước ngoài. Khu công viên Cầu Giấy thì nó không bị ngập. Khu vực này đông dân cư nên tỷ lệ trộm cắp và cướp giật rất là hiếm”.
Phía Hoa Kỳ hiện có đại sứ quán ở Hà Nội (với trụ sở chính ở phố Láng Hạ và một địa điểm khác ở phố Ngọc Khánh) và một lãnh sự quán ở TP Hồ Chí Minh.
Còn Việt Nam hiện có một đại sứ quán nằm trong một tòa nhà ở thủ đô Washington DC của Mỹ và các lãnh sự quán ở Houston, Texas; ở thành phố New York ở tiểu bang New York và ở San Francisco, tiểu bang California, nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống.
Trong chuyến thăm châu Á mới kết thúc hôm 14/11, nhà lãnh đạo Mỹ luôn nhấn mạnh tới từ “có đi có lại” trong quan hệ với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ để Việt Nam có được các cơ sở vật chất ngoại giao và lãnh sự tốt hơn tại Hoa Kỳ.Tuyên bố chung Việt - Mỹ có đoạn.
Tuyên bố chung Việt – Mỹ cũng viết rằng “Tổng thống Donald Trump tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ để Việt Nam có được các cơ sở vật chất ngoại giao và lãnh sự tốt hơn tại Hoa Kỳ”.
Vấn đề tìm nơi xây đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã râm ran lâu nay, nhất là sau năm 2008, khi Đại sứ Michael Michalak, cho biết rằng đó là một trong bốn ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ ở Việt Nam sau thương mại, giáo dục và nhân quyền.
Ông nói rằng “đại sứ quán hiện thời quá chật chội và chúng tôi muốn có một tòa đại sứ mới rộng rãi hơn” và cho biết thêm rằng “thông thường việc xây dựng sứ quán sẽ mất từ 2 tới 5 năm”.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, các đại sứ quán và lãnh sự quán của nước này trên thế giới, cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao của nước khác ở Hoa Kỳ được trao quy chế đặc biệt, và “trong khi khu vực ngoại giao vẫn là lãnh thổ của nước chủ nhà, một đại sứ quán hoặc lãnh sự quán được coi là một quốc gia có chủ quyền”.
Bộ này nói rằng “tòa nhà chính của đại sứ quán thường được bổ sung bởi các tòa nhà khác là nơi hoạt động của bộ phận lãnh sự, trung tâm thông tin, phòng họp hay văn phòng của các cơ quan khác [thuộc chính phủ Mỹ]”.
Là một bộ mặt của nước Mỹ ở quốc gia chủ nhà, tòa nhà đại sứ quán thường ấn tượng về mặt kiến trúc, đó có thể là một tòa nhà lịch sử hay một kết cấu mới ấn tượng.Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
“Là một bộ mặt của nước Mỹ ở quốc gia chủ nhà, tòa nhà đại sứ quán thường ấn tượng về mặt kiến trúc, đó có thể là một tòa nhà lịch sử hay một kết cấu mới ấn tượng”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Một cựu nhân viên phái bộ ngoại giao của Hoa Kỳ ở Việt Nam cho VOA Việt Ngữ biết rằng nhiều năm qua, phía Hà Nội và Washington vấp phải trở ngại về thương thuyết khu vực xây đại sứ quán mới, nhất là về giá và thời hạn cho thuê đất.
Theo Luật Đất đai của Việt Nam năm 2013, “thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm”.
Trả lời báo chí trong nước đầu năm nay, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng “Mỹ cũng có ý định mở tổng lãnh sự quán” ở Đà Nẵng, và phía Việt Nam “hoan nghênh vì điều này có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước với nhau”.
Trung Quốc mới đây đã chính thức khai trương tổng lãnh sự quán ở thành phố biển, nơi nhiều du khách quốc gia láng giềng tới thăm, và cũng là nơi vừa tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC với sự tham dự của tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.