Friday, August 26, 2016

Nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục khủng bố, đe doạ các Soeurs Dòng Phao Lô

Vào chiều ngày 26 tháng 8 năm 2016, các Soeurs Dòng Thánh Phaolo ở Hà Nội đã tập trung tại Sở tài nguyên và môi trường để yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lời các vấn đề khiếu kiện tranh chấp đất đai của nhà Dòng mà chính quyền Hà Nội đang âm mưu cưỡng đoạt.
Các soeurs và bà con giáo dân mất rất nhiều thời gian để yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường họp và trả lời các chất vấn việc nhà cầm quyền muốn cưỡng đoạt đất đai của Nhà Dòng. Lúc đầu, họ chỉ đồng ý cho 10 người vào. Soeurs Quỳnh đã yêu cầu mở cửa khi làm việc. Tuy nhiên, nhân viên ở đây nhận lệnh mở một cánh cửa, còn đọc danh sách, rồi yêu cầu kiểm tra giấy tờ tuỳ thân. Vì yêu cầu này quá vô lý các soeur và bà con giáo dân không đồng ý. Một ông lãnh đạo thái độ rất hùng hổ đi ra khỏi phòng họp và tuyên bố: “không tiếp đón, không họp hành gì hết!”. 
Đến lúc này, các Soeurs và bà con giáo dân bắt đầu đọc kinh cầu nguyện tại Sở Tài Nguyên - Môi Trường. Phía an ninh thì quay phim các soeurs và bà con giáo dân.
Mãi đến tối, lãnh đạo Sở Tài Nguyên - Môi trường vẫn không chịu tiếp đón các Soeurs. Nhà cầm quyền Hà Nội còn huy động nhiều kẻ lạ mặt đến đe doạ, khủng bố tinh thần các Soeurs. Họ còn tắt điện, và cho người bế soeurs Quỳnh ra ngoài mặc dù Soeur đang bị gãy chân.
Hiện nay, các Soeurs đã ra về, nhưng sẽ còn tiếp tục đấu tranh để đòi lại mảnh đất của Dòng Phaolo.
Phóng viên Hà Vân có mặt tại Sở Tài Nguyên - Môi Trường cho biết: "… Mảnh đất số 5 Quang Trung thuộc quyền quản lý hợp pháp của Dòng Phaolo, nhưng đã bị nhà cầm quyền Hà Nội chiếm dụng bất hợp pháp. Sau rất nhiều lần gửi đơn thư yêu cầu, khiếu nại nhưng các cơ quan công quyền đá hết bên này đến bên kia. Được biết, Sở Tài Nguyên - Môi Trường là nơi tiếp nhận hồ sơ, hứa hẹn trả lời. Nhưng năm lần bảy lượt các Soeurs đến đều bị từ chối hoặc khất lần."
Xin được nhắc lại, mảnh đất tại số 5 đường Quang Trung thuộc sở hữu của nhà dòng từ cuối thế kỷ 19. Quý soeurs có đầy đủ giấy tờ sở hữu mảnh đất này (bằng khoán điền thổ 494, quyển 3, tờ 94. Cấp năm 1948). Tuy nhiên, gần đây nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng mọi thủ đoạn để cưỡng đoạt mảnh đất trên, nhằm bán lại cho một doanh nghiệp không rõ danh tính làm dự án đầu tư. Hiện nay, họ đang xây dựng bất hợp pháp trên mảnh đất của quý soeurs. Các Soeurs đã nhiều lần kiến nghị, viết đơn gửi lên các cấp có thẩm quyền, biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền tạm dừng thi công và giải quyết tranh chấp rõ ràng. Đến nay, nhà cầm quyền đã tạm dừng thi công, nhưng vẫn chưa trả lại mảnh đất trên cho nhà dòng.
Nguyên Nguyễn/SBTN

Quanh co ngụy biện Bộ Y Tế: còn lâu mới ăn được cá!

“Biển đã sạch” - quan chức lại ăn và uống Ảnh vietnamnet.vn
Ngay sau màn trình diễn công bố báo cáo về “làm sạch biển” và lại tắm biển, ăn hải sản của giới quan chức Bộ Tài Nguyên Môi Trường cùng những bộ ngành liên quan, khá nhiều tờ báo nhà nước đã không kìm được phẫn nộ qua nhiều bài viết đặt lại dấu hỏi về “gần năm tháng đã qua kể từ khi cá bắt đầu chết ở miền Trung, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời được câu hỏi “ăn cá được hay chưa”,  “Tại sao các ngành chức năng không phối hợp làm rõ cá vùng nào ăn được, vùng nào chưa, kể cả cá đánh bắt ngoài vùng 20 hải lý cho rõ ràng, để ngư dân và người dân không bị thiệt hại?”…
Một bằng chứng phản bác hoàn toàn thái độ lấp liếm của các bộ ngành, là hiện ở tình Quảng Bình vẫn tồn kho đến 2,000 tấn cá mà không có người mua. Rất nhiều gia đình ngư dân từ lâu đã không còn đi biển và không biết sinh sống bằng gì. Nhiều người đã phải tính đến một đợt di cư vào Nam hay ra Bắc để tìm đường thoát thân. Cái được gọi là “hỗ trợ ngư dân” của chính quyền vẫn cực kỳ nhỏ giọt, như thể chính quyền chỉ muốn ngư dân bị tận diệt càng nhanh càng tốt…
Trong khi đó, giới quan chức Bộ Y tế - cơ quan từng tuyên bố “cá an toàn” vào tháng 4/2016, một lần nữa đọc báo cáo: “Sau khi xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung (tháng 4-5 vừa qua), chúng tôi lấy trên 430 mẫu hải sản tươi ở các cảng cá, chợ cá với các mẫu là tất cả các loại cá đánh bắt được ở vùng biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế để kiểm tra thì tỉ lệ mẫu nhiễm kim loại nặng cao. Giờ phút này thì số mẫu nhiễm kim loại nặng đã giảm nhiều, như tháng 7 còn 7/27 mẫu, tỉ lệ là 25,9%, tháng 8 tính đến nay có 1/18 mẫu có dư lượng cadimi cao vượt ngưỡng…”. 
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao tháng 4-5, khi tỉ lệ mẫu có dư lượng kim loại nặng trong hải sản đánh bắt được cao như vậy mà cục không công bố? Trong khi đó, đây là vấn đề rất nghiêm trọng và người dân không thể phân biệt được đâu là cá đánh bắt ở bốn tỉnh có cá chết và ô nhiễm kim loại nặng, đâu là “cá an toàn”?
Từ tháng 6-2016 đã có những tranh cãi về chuẩn chất cấm trong cá, trong khi Bộ Y tế cho rằng có thể cho phép dùng cá có dư lượng phenol trong ngưỡng, còn Sở Y tế Quảng Trị lại lo ngại chất cấm này khi phát hiện một kho lạnh chứa 30 tấn cá có dư lượng phenol. Nhưng cho tới giờ Bộ Y tế vẫn không thể, hoặc không muốn làm rõ chất nào là chất cấm và số phận lô cá có phenol ấy hiện ra sao.
Bằng việc công bố báo cáo về “biển đã sạch”, một lần nữa, giới quan chức chính quyền và “các nhà khoa học hàng đầu” lại bày ra một thủ đoạn mị dân, chắc hẳn để đối phó tạm thời với phong trào biểu tình của giáo dân, ngư dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đang tăng vọt đến ít nhất năm chục ngàn người.
Sau 5 tháng kể từ ngày cá chết, vẫn chưa có bất kỳ cải thiện nào. Nhà cầm quyền đang đẩy ngư dân đến một cái chết chắc chắn!
Lê Dung / SBTN

Việt Nam có thể lại rơi vào tình trạng ‘lưỡng đầu thọ địch’

Người Việt dàn hàng ngang (bên trái) ngăn một phái đoàn kiểm tra biên giới của Cambodia (bên phải) băng qua nơi được xem là biên giới Việt Nam-Cambodia. (Hình: RFA)
Người Việt dàn hàng ngang (bên trái) ngăn một phái đoàn kiểm tra biên giới của Cambodia (bên phải) băng qua nơi được xem là biên giới Việt Nam-Cambodia. (Hình: RFA)
VIỆT NAM – Liệu Việt Nam có rơi vào tình trạng giống như cuối thập niên 1970, phải đối đầu với cả Trung Quốc ở phía Bắc lẫn Cambodia ở phía Tây Nam?
Càng ngày, quan hệ giữa Việt Nam và Cambodia càng xấu. Trong tuần này, quan hệ giữa Việt Nam và Cambodia đột nhiên trở nên căng thẳng khác thường. Có những dấu hiệu đáng ngại cho thấy, sắp tới, vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Cambodia sẽ rất nóng…
Việt Nam và Cambodia có khoảng 1,200 cây số biên giới trên bộ. Năm 1933, khi kiểm soát cả Việt Nam lẫn Cambodia, người Pháp đã từng thực hiện một bản đồ ghi nhận các dữ kiện liên quan đến biên giới giữa hai bên. Bản đồ này được Việt Nam Cộng hòa tái xác nhận năm 1955. Nó cũng được chính quyền Cambodia thời Quốc Vương Norodom Sihanouk công nhận và gửi cho Liên Hiệp Quốc lưu chiểu hồi giữa thập niên 1960.
Chưa rõ vì sao đến năm 1985, Việt Nam và Cambodia lại ký một hiệp định mới để phân định biên giới và đến 2005 ký thêm một hiệp định nữa để bổ túc cho hiệp định đã ký năm 1985. Hiệp định mới về phân định biên giới giữa Việt Nam và Cambodia đã trở thành nguyên nhân dẫn tới xung đột cả trong nội bộ Cambodia lẫn giữa Cambodia và Việt Nam.
Nhiều năm qua, giới đối lập tại Cambodia liên tục chỉ trích chính quyền đương nhiệm đã “nhượng đất cho Việt Nam.” Các cuộc xung đột giữa dân chúng hai bên biên giới càng ngày càng nhiều và mức độ càng lúc càng nghiêm trọng…
Cách nay vài tuần, chính phủ Cambodia từng loan báo rộng rãi rằng đã gửi công hàm cho chính phủ Việt Nam để phản đối việc xây dựng một đồn biên phòng tại khu vực giáp với huyện O’yadaw, thuộc tỉnh Ratanakkiri của Cambodia bởi đây là khu vực mà hai bên đang có bất đồng về đường biên. Lúc đó, Cambodia nhấn mạnh, vị trí mà Việt Nam xây dựng đồn biên phòng vốn là khu vực mà hai bên đã từng thỏa thuận sẽ hạn chế xây dựng. Năm ngoái, Cambodia từng gửi một công hàm khác phản đối Việt Nam thực hiện một công trình thủy lợi cũng tại khu vực biên giới giáp với huyện O’yadaw. Nay, Cambodia cáo giác thêm, tuy Việt Nam ngưng xây dựng nhưng lại không chịu hoàn thổ, khôi phục nguyên trạng.
Hồi đầu tuần này, ông Hun Sen, thủ tướng Cambodia, tuyên bố Cambodia sẽ mở đường quanh khu vực giáp biên giới Việt Nam. Tại một hội nghị diễn ra vào ngày 22 tháng 8, ông Hun Sen yêu cầu chính quyền các tỉnh nằm dọc biên giới Cambodia-Việt Nam tổ chức di dân đến cư trú ở khu vực biên giới vì đó là cách tốt nhất để bảo vệ lãnh thổ phía Bắc, phía Tây và phía Đông của Cambodia.
Ngoài ông Hun Sen, trong tuần này còn có ông Va Kim Hong, chủ tịch ủy ban giải quyết tranh chấp về biên giới của chính phủ Cambodia lên tiếng. Ông ta nhấn mạnh, Cambodia không chấp nhận việc Việt Nam xâm phạm chủ quyền của mình. Sở dĩ Cambodia công bố công hàm phản đối việc Việt Nam cho đào chín hồ chứa nước, làm đường, xây dựng nhà cửa ở phía Đông Cambodia, lập đồn biên phòng, mở một cửa khẩu tại khu vực giáp tỉnh Takeo,… vì những cuộc hội đàm giữa Cambodia và Việt Nam nhằm giải quyết bất đồng hoàn toàn bế tắc.
Dẫu ông Hong bảo rằng, Cambodia vẫn hy vọng Việt Nam có đủ thiện chí để giải quyết bất đồng, vào ngày 29 tháng này, các viên chức hữu trách của Cambodia và Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhau để thảo luận về phương thức giải quyết khác biệt trong phân định biên giới, song vấn đề biên giới giữa Cambodia và Việt Nam không còn là chuyện của hai chính phủ.
Cũng trong tuần này, khi trò chuyện với BBC về quan hệ Cambodia-Việt Nam, ông Vannarith Chheang, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Cambodia, nhận định, quan hệ giữa Cambodia và Việt Nam đang đối diện với rất nhiều thách thức.
Theo ông Vannarith, sở dĩ chính quyền Cambodia tỏ ra cứng rắn một cách khác thường trong vấn đề biên giới Cambodia-Việt Nam là vì ông Hun Sen muốn tiếp tục làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa (nhiệm kỳ thứ năm). Từ nay đến tháng 7 năm 2018 – thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Cambodia, quan hệ giữa Cambodia và Việt Nam sẽ có nhiều diễn biến khó lường vì ông Hun Sen đang cần chứng tỏ với dân chúng Cambodia rằng ông ta là người duy nhất có thể bảo vệ hữu hiệu chủ quyền của Cambodia. Ông Vannarith dự đoán, ông Hun Sen sẽ “rất cứng rắn.”
Ngoài ra, bởi ông Hun Sen xem Trung Quốc như đối tác chiến lược chính, có thể giúp Cambodia phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định về chính trị nên đó là một lý do khác khiến quan hệ Việt Nam-Cambodia tiềm ẩn nhiều bất ổn
Cách này vài ngày, ông Cheam Yeap, một dân biểu Cambodia, loan báo, Quốc Hội Cambodia sẽ đề nghị Liên Minh Nghị Viện ASEAN – gọi tắt là AIPA, gạt bỏ đoạn đề cập đến Biển Đông trong thông cáo chung của AIPA. Theo ông ta, đề nghị đó phát xuất từ quan điểm “trước sau như một” của Cambodia, đó là Biển Đông không liên quan đến Cambodia, cũng không phải là vấn đề chung của ASEAN. Biển Đông chỉ là chuyện riêng giữa Trung Quốc với từng thành viên của ASEAN đang có bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại vùng biển này.
Nhiều chuyên gia về Châu Á và an ninh-quốc phòng đã từng cảnh báo ASEAN về việc Cambodia là yếu tố gây phân rã ASEAN khi luôn ngăn cản ASEAN nêu quan điểm chung về biển Đông, cũng như xác lập phương thức chung nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đã có khá nhiều người đề nghị ASEAN hoặc là cảnh cáo Cambodia, hoặc là loại bỏ Cambodia ra khỏi tổ chức này song dường như Cambodia không bận tâm. (G.Đ)

Hải sản Việt Nam bị tẩy chay cả trong và ngoài nước

Một phụ nữ thu gom nghêu chết vì bị nhiễm độc chất thải của nhà máy luyện gang thép Formosa trên bờ biển huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Một phụ nữ thu gom nghêu chết vì bị nhiễm độc chất thải của nhà máy luyện gang thép Formosa trên bờ biển huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Cả người dân trong nước và các nhà nhập cảng hải sản của Việt Nam tại ngoại quốc đều tẩy chay hải sản Việt Nam xuất xứ từ miền Trung vì lo sợ chúng bị nhiễm độc.
“Cùng với tình trạng thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động khi đối tác nước ngoài hủy hợp đồng do quan ngại thủy sản miền Trung nhiễm độc.” Báo điện tử VnExpress hôm Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016 dẫn một kiến nghị của Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đưa tin.
VASEP vừa đại diện cho 270 doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản “kiến nghị” lên chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về thiệt hại sau thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung. Tổ chức này kêu là “sự cố ô nhiễm đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ đến đời sống, việc làm cũng như sức khỏe của người lao động. Ngư dân lo lắng và không dám đi đánh bắt.”
“Khách hàng quốc tế quan ngại nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Các doanh nghiệp đã bị thiệt hại rất lớn,” VASEP viết trong bản kiến nghị được VnExpress dẫn lại.
Tổ chức VASEP dẫn trường hợp một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là công ty Trang (Mã CK: TFC) “cũng bất ngờ ghi nhận thua lỗ 14.5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi lớn. Một trong những lý do được ban lãnh đạo công ty đưa ra là sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam đã ảnh hưởng đến uy tín ngành thủy sản, nhiều đối tác nước ngoài đơn phương hủy hợp đồng.”
Một dẫn chứng khác về hệ quả của vụ Formosa dầu độc biển miền Trung đã ảnh hưởng thế nào đối với các xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, VASEP nói: “Công ty Nam Hà Tĩnh (Shatico) ở Kỳ Anh thu mua được 228 tấn sau 8 tháng, trong khi cùng kỳ 2015 được 580 tấn (giảm đến 60%). Công ty xuất khẩu chỉ được 160 tấn, kim ngạch 1.4 triệu USD trong khi cùng kỳ là 2.4 triệu USD.”
Trước thực trạng uy tín ngành thủy sản lao dốc trên trường quốc tế, VASEP “kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành khẩn trương đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng nước ngoài không bị quan ngại và vẫn tin vào hình ảnh thủy sản của Việt Nam đảm bảo chất lượng.”
Đồng thời, hiệp hội này “mong chính phủ có sự can thiệp đối với Tập Đoàn Formosa trong vấn đề có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung; đưa ra những chính sách hỗ trợ, giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường gây ra.”
Không chỉ gặp khó trên thị trường quốc tế, về thị trường nội địa, người dân trên cả nước cũng có tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản miền Trung cho nên “Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm.”
Theo báo cáo của VASEP, đến giữa tháng 8, 2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại, khiến các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân.
Tổ chức nói trên cho rằng nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.
“Dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác. Nhiều công ty báo thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.”

Cùng một ngày với cuộc họp báo hôm 22 tháng 8, 2016, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN cùng một số quan chức đã biểu diễn tắm ở biển Đông Hà, Quảng Trị, để chứng minh rằng nước biển miền Trung đã “an toàn” để tắm và “nuôi trồng thủy sản.” Nhưng đại diện của Bộ Y Tế xuất hiện trong cuộc họp báo này không trả lời được câu hỏi khi nào thì cá và các loại hải sản đánh bắt ở khu vực có thể ăn được. (TN)

Cán bộ Cần Thơ tông chết 2 người; bỏ mặc, chạy

Chiếc xe biển xanh đụng chết người bị hư hỏng nặng. (Hình: Người Lao Động)
Chiếc xe biển xanh đụng chết người bị hư hỏng nặng. (Hình: Người Lao Động)
VĨNH LONG (NV) – Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế lái xe biển xanh thuộc Sở Tài Chính tỉnh Hậu Giang bỏ mặc nạn nhân, chạy khoảng 10 cây số nữa thì tiếp tục gây tai nạn liên hoàn.
Ngày 26 tháng 8, Đại Tá Phạm Văn Ngân – phó giám đốc công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự ông Hồ Thanh Dũng (46 tuổi), quê Vĩnh Long, tạm trú tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, công tác tại Sở Tài Chính tỉnh Hậu Giang, để làm rõ vụ lái xe gây tai nạn liên hoàn tông chết 2 người và làm 3 người khác bị thương xảy ra ở huyện Tam Bình và thị xã Bình Minh.
Theo báo Người Lao Động, qua điều tra ban đầu, chiều 25 tháng 8, ông Dũng lấy xe cơ quan chạy từ Cần Thơ về quê ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long dự tiệc. Trên đường về lại Cần Thơ, đến huyện Tam Bình, ông Dũng đã tông chết 2 người đi bộ là ông Lê Tuấn Khởi (64 tuổi) và ông Nguyễn Thanh Tùng (43 tuổi), cùng ngụ xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình.
Thay vì dừng xe lại cứu người, nhưng ông Dũng tiếp tục bỏ chạy. Khi đến thị xã Bình Minh thì tiếp tục tông vào xe máy của anh Bùi Thanh Triều đang chở theo ông Lê Văn Sang, cùng ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, và Nguyễn Minh Đạt đang đi xe đạp, khiến cả ba người này bị thương nặng đang cấp cứu tại bệnh viện.
Sau hai vụ tai nạn liên tiếp, ông Dũng vẫn không dừng lại mà tiếp tục bỏ chạy khoảng 10 cây số đến trụ sở Phòng Cảnh Sát Giao Thông Đường Bộ, Công An thành phố Cần Thơ trình báo sự việc. Công an lập tức đo nồng độ cồn, cho kết quả: 0.596mg/lít khí thở, vượt quá mức quy định. (Tr.N)

Biển sạch, cá vẫn độc, ngư dân treo niêu

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-08-26  
620.jpg
 Tàu cá ngư dân bốn tỉnh miền Trung neo đậu chưa thể ra khơi. Photo courtesy of hoptacquocte.com
Điều quan trọng đối với công chúng, với ngư dân và người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế là bao giờ cá biển an toàn để ăn. Báo chí Việt Nam những ngày qua đã có nhiều tin bài, mà nội dung của nó khiến cho kết quả điều tra về ô nhiễm biển của Bộ Tài Nguyên và Môi trường mang dáng vẻ khôi hài đen.
Hôm 22/8/2016 vừa qua Bộ TN&MT đã đơn phương công bố điều gọi là nước biển 4 tỉnh ven biển miền Trung sau thảm họa môi trường, nay đã đạt chuẩn để tắm biển, hoạt động thể thao dưới nước và nuôi trồng thủy sản. Báo chí xoáy vào sự kiện Bộ TN&MT không thể trả lời những câu hỏi mà công chúng cần biết, như bao giờ biển trở lại bình thường, bao giờ cá biển ăn được, tức là hải sản có thể trở lại thị trường tiêu thụ, ngư dân ra biển trở lại. Cánh nhà báo cho là Bộ TN&MT nên phối hợp với Bộ Y tế và Nông nghiệp Phát triển Nông thôn để cùng lúc công bố và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Trả lời Nam Nguyên vào tối 25/8/2016, ông Nguyễn Tử Cương chuyên gia Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đánh giá tình hình chung như sau:
Từ Hà Tĩnh cho tới Bắc Thừa Thiên – Huế hiện nay dân không đi đánh cá, có đi đánh thì cũng không có cá đâu.
_ Ông Nguyễn Tử Cương 
“Từ Hà Tĩnh cho tới Bắc Thừa Thiên – Huế hiện nay dân không đi đánh cá, có đi đánh thì cũng không có cá đâu. Bởi vì hiện nay kiểm tra trầm tích biển chưa được an toàn, ở bốn tỉnh này thì người dân ăn gì thì ăn chứ không ăn cá biển nữa…”
Hai ngày sau thông tin biển sạch của Bộ TN&MT, hôm 24/8 báo Người Lao Động đưa tin vẫn phát hiện chất kịch độc xy-a-nua (cyanide) trong nhiều mẫu cá lấy từ vùng biển Kỳ Anh Hà Tĩnh. Ngày 25/8 thêm nhiều tờ báo làm rõ thông tin này. Theo VnExpress và Dân Trí Online, kết quả kiểm nghiệm 9 mẫu cá và ghẹ lấy ngày 5/8 tại Hà Tĩnh của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy, 5 mẫu nhiễm xy-a-nua, 3 mẫu nhiểm phenol và một mẫu có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng cho phép. Theo đó 5 mẫu nhiễm xy-a-nua gồm cá mỏ neo hàm lượng 3,9mg/kg; cá man hàm lượng 0,5 mg/kg. 3 mẫu phát hiện có phenol là cá đuối hàm lượng 14mg/kg , cá man 8,3 mg/kg, ghẹ 10mg/kg.
Ma trận thông tin
VnExpress bản tin trên mạng ngày 25/8 dẫn lời giới chức lãnh đạo Bộ Y tế nói rằng, biển đạt chuẩn để tắm chưa chắc cá đã an toàn để ăn.  Theo tin này, ông Nguyễn Thanh Phong Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế khuyến cáo là với các vùng biển gặp sự cố nhiễm độc, không nên sử dụng thủy hải sản cho tới khi có kết quả xét nghiệm rõ ràng. Ngay cả khi môi trường đã được khôi phục, nước biển đạt quy chuẩn để tắm thì cũng chưa chắc thủy hải sản đã an toàn để ăn.
Trên Dân Trí Online và VnExpress, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nói rằng, việc phát hiện phenol và xy-a-nua (cyanide) trong nhiều mẫu cá lấy ngày 5/8 ở Hà Tĩnh là nhằm đánh giá môi trường biển, chứ hai chất này không phải là chỉ số đánh giá về an toàn thực phẩm. Theo ông Phong Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Lương nông Quốc tế FAO đều khẳng định thế giới không quy định phenol liên quan tới an toàn thực phẩm.
Dù Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế xác định như vừa nêu, nhưng ông Nguyễn Tử Cương, chuyên gia Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khi trả lời chúng tôi nói rằng, nếu thủy hải sản nhiễm một hàm lượng nhất định chất phenol hay xy-a-nua thì sẽ không xuất khẩu được.
“ …Vượt quá 0,2 mg/kg thì nước nào nghiêm khắc sẽ tiêu hủy ngay lô hàng, hoặc là cảnh báo và trả lô hàng về… nếu bình thường thì ở môi trường không có phenol và xy-a-nua hoặc nếu có thì rất thấp…trước đây ở biển Việt Nam kể cả vùng nước ngọt chúng tôi thỉnh thoảng có kiểm tra nhưng không bao giờ phát hiện, hoặc nếu có thì cũng dưới giới hạn quy định của CODEX, cái này kiểm tra mang tính giám sát thôi chứ không thường xuyên.”
Như thế tất các mẫu hải sản lấy ngày 5/8 ở vùng biển Kỳ Anh Hà Tĩnh đều có hàm lượng phenol và xy-a-nua cao hơn mức mà các thị trường nhập khẩu chấp nhận. Chúng tôi muốn nêu lên vấn đề này như một khía cạnh về an toàn thực phẩm thủy hải sản, dù 4 tỉnh ven biển miền Trung có thể không có thế mạnh về xuất khẩu thủy hải sản.
400.jpg
Một ngư dân Việt Nam ngồi trên tàu đánh cá của họ. AFP photo
Công bố ngày 22/8 của Bộ Tài nguyên Môi trường là nước biển 4 tỉnh ven biền miền Trung đã đạt chuẩn cho tắm biển, hoạt động thể thao dưới nước và nuôi thủy sản theo quy chuẩn Việt Nam. Chúng tôi nêu câu hỏi với ông Nguyễn Tử Cương là người dân ai dám nuôi thủy sản, khi mà hải sản chưa an toàn để ăn và tiêu thụ. Vị chuyên gia của Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, đáp lời:
“Điều quan trọng chúng tôi cần số liệu công bố về phenol và cyanur ở trầm tích đáy biển, tức là bùn ngay cửa các ống xả. Xy-a-nua thì có thể bị hòa tan hoặc phân hủy, nhưng phenol không phải như vậy. Nếu chúng ta vào trang web của Ủy ban CODEX, người ta công bố đánh giá nguy cơ của xy-a-nua thì thấy rất rõ, nó có vỏ bọc và kết tủa xuống dưới đáy biển, báo cáo cua Bộ TN&MT cũng có nói điều này.
Cho nên, theo chúng tôi có lẽ phải chờ đầu tháng 9 khi có kết quả phân tích chính thức của Bộ Y tế đối với cá biển từng loại. Và ở đây người ta không cần phân tích thủy ngân, cadimi làm gì, bởi vì bình thường biển Việt Nam cái đó an toàn rồi và sự cố môi trường vừa rồi đã xác định được hai chất rất cụ thể rồi, đó là phenol và xy-a-nua. Vậy hãy phân tích phenol và xy-a-nua, đối tượng phân tích ở đây là trầm tích đáy biển. Thứ hai những loài cá sống định cư đáy biển, chứ còn cá biển ở tầng mặt thì không cần phân tích nữa.”
Đối với vấn đề Phenol và xy-a-nua độc hại ra sao, VnExpress bản tin trên mạng ngày 5/7/2016 dẫn Bảng dữ liệu an toàn của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP.HCM xác định, chất phenol rất độc hại cho da, đường hô hấp, hệ tiêu hóa và mắt. Đặc biệt nguy hiểm nếu nuốt, hít hoặc tiếp xúc qua da. Chất này gây đột biến tế bào soma ở động vật có vú. Liều lượng 630mg/kg gây chết 50% động vật khi tiếp xúc qua da. Con người nhiễm độc phenol có thể bị ảnh hưởng mạn tính dẫn đến ung thư, hư hại các cơ quan như thận, hệ thần kinh trung ương, gan.
Điều quan trọng chúng tôi cần số liệu công bố về phenol và cyanur ở trầm tích đáy biển, tức là bùn ngay cửa các ống xả. Xy-a-nua thì có thể bị hòa tan hoặc phân hủy, nhưng phenol không phải như vậy.
_ Ông Nguyễn Tử Cương
Vẫn theo VnExpress, TS Phan Thế Đồng, giảng viên khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen TP.HCM, khẳng định phenol là chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến sức khỏe con người nên không được phép hiện diện trong thực phẩm. Do vậy hoàn toàn không có tiêu chuẩn qui định mức độ hay hàm lượng phenol trong thực phẩm. VnExpress cũng dẫn sách Dược Lực Học do Đại học Y dược TP.HCM phát hành, theo đó xy-a-nua (cyanide) là hóa chất cực độc, chỉ cần một lượng nhỏ 0,15g đến 0,2g có thể gây chết người.
Trong lúc Bộ TN&MT, Bô Y tế được cho là sa vào ma trận chữ nghĩa khi một bên nói biển sạch với qui chuẩn môi trường Việt Nam, một bên  chưa thể bảo đảm hải sản ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đã an toàn, thì người dân đặc biệt là ngư dân và gia đình của họ vẫn bế tắc vì bị tước đoạt nghề đánh cá.
Điều thiết thực nhất hiện này là làm thế nào để cứu trợ ngư dân 4 tỉnh ven biển, khi mà ngư dân không muốn chuyển nghề. Ông Nguyễn Tử Cương, chuyên gia Hội Nghề cá Việt Nam nhận định:
“Chính phủ vừa thành lập một Ban ở Trung ương và 4 Ban ở dưới tỉnh tìm giải pháp đền bù và trợ giúp hiệu quả cho người dân. Hội Nghề cá đã kiến nghị Chính phủ, trong các Ban này cần đặc biệt có vai trò của người dân, bởi chỉ người dân mới biết họ có khả năng gì và chuyển thì chuyển như thế nào. Có lẽ là hơi chậm, bên ngoài cũng sốt ruột chứ chính người dân 4 tỉnh còn sốt ruột hơn…Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt, ngư dân quen đánh cá biển, quen nuôi trồng, chuyển nghề thì sẽ có một phần chuyển, nhưng mà không phải chúng ta nói, chúng ta mang đến cho họ mà chính họ cùng với chúng ta suy nghĩ chọn giải pháp gần gũi nhất, phù hợp nhất và điều quan trọng là nếu chuyển nghề thì sản phẩm do nghề mới phải là hàng hóa và kết quả cuối cùng là có lời.”
Biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên –uế HHuế Huế trông chờ sự đánh giá chính xác về mức độ nhiễm độc sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Câu hỏi mà công chúng muốn biết vẫn là bao giờ biển trở về như xưa, bao giờ biển có cá, cá hết độc có thể ăn được và ngư dân lại có thể ra khơi.
*Ghi chú: CODEX Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

Khi nhà nước thông báo biển đã sạch

Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-08-26  
962ef12d-5f00-49f8-9ced-94d5949b9092.jpeg
Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối tập đoàn Formosa hủy hoại môi trường biền Việt Nam hôm 18/6/2016. AFP photo
Sáng ngày 22 tháng 08 năm 2016 tại Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển ở 4 tỉnh, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Trong cuộc họp bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, biển miền Trung đã sạch, và các mức độ trong mức cho phép, và biển có khả năng tự đào thải.
Để tạo niềm tin cho các ngư dân cũng như giới truyền thông tin tưởng với thông báo đó, thì vào trưa ngày 22 tháng 08 bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã xuống tắm ở bãi biển Cửa Việt sau đó ăn hải sản tại đó.
Ngư dân nói gì
Trước thông tin  của bộ TNMT là biển đã sạch và có thể tự đào thải thì các ngư dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp thì họ cho rằng đó là một thông báo vô trách nhiệm và không có cơ sở.
Là một ngư dân đánh cá lâu năm, ông Mai Quang Hanh ở Vũng Áng, Kỳ Anh cho rằng, biển sạch thì cần một quá trình làm sạch, chứ nó không thể tự nhiên như vậy là sạch được.
Mà biển sạch thì phải qua một quá trình làm sao khi đó mới sạch chứ không phải tự dưng mà nó sạch được thì theo như trả lời của Bộ trưởng Bộ môi trường cũng những bộ ngành có liên quan nói biển đã sạch mà chưa làm gì để cho biển sạch thì làm sao mà sạch được để mà cho sạch chứ bộ trưởng mà nói như thế và các ban nghành nói như thế chúng tôi không hề tin và không thể chấp nhận được.
Ông Nguyễn Xuân Cảnh ở Vũng Áng, Kỳ Anh cũng cho biết, trong những ngày trước đó thì tôm cá chết trôi vào bãi biển Vũng Áng rất nhiều, trong đó có nhiều con cá còn nhỏ nhưng người lại bị lỡ loét hết, và nhiều người ăn cá thì lại bị nhiễm độc phải cấp cứu, như thế cũng chứng minh là biển chưa sạch mà biển còn đang rất độc.
Câu phát biểu của ông Hà hoàn toàn vô lý thiếu thực tế đối với vùng dân bị thiệt hại.
- Ông Danh, một ngư dân 
“Giả cách ngu ngơ vậy chứ làm sao mà sạch được thì hiện tại vừa qua ngày 19 thì đang còn tôm chết tấp vô bờ, thì dân chúng tôi hiện nay đang còn chưa giám ăn cá, ăn cá thì đang còn bị đau đầu nhức trốc rồi đủ thứ chuyện chứ đâu có phải là sạch môi trường đâu, không biết là họ lấy thế nào mà họ giám nói rằng là biển đã sạch, cái đó là chúng tôi không thể chấp nhận được. Thì theo như tôi là một người ngư dân thì tôi chưa hoàn toàn chấp nhận với câu trả lời của bộ tài nguyên.”
Ông Danh cũng cho rằng đó là 1 câu phát biểu vô trách nhiệm đối với các ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của Formosa, đó là hành động để xoa dịu dư luận cũng như bà con ngư dân, giống như lời phát biểu của phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh hồi tháng 4 khi khuyên bà con ăn cá, tắm biển khi nguyên nhân chưa được làm sáng tỏ.
“Câu phát biểu của ông Hà hoàn toàn vô lý thiếu thực tế đối với vùng dân bị thiệt hại.”
Chị Mai Linh Trần ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh cũng cho rằng đó là một kết luận vô trách nhiệm để đánh lừa người dân và dư luận, chị cũng cho rằng họ bộ TNMT nói vậy là để bênh vực cho Formosa vì chính quyền đang cố để bảo vệ cho Formosa:
“Biển thì đã sạch mô, mới có mấy tháng mà chưa làm sạch chưa có một cái chi chưa về gọi là làm sạch môi trường mà nói là biển thì sạch được. Thì họ nói để cho dân ăn họ nói để bênh vực cho Formosa vậy chứ biển đâu có sạch.”
Trên báo VN Express cũng cho biết, cục anh toàn thực phẩm của bộ y tế, đã lấy mẫu hải sản ở 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm và việc cá ăn được hay không thì đến cuối tháng này sẽ trả lời, tuy nhiên bộ y tế cũng cho biết từ đầu tháng 8 đến ngày 19 tháng 08 bộ y tế đã xét nghiệm 18 mẫu cá và mới phát hiện một mẫu có dư lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng.
Biển đang tự sạch
Trong cuộc họp thì bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cũng cho biết là biển đang tự sạch dần, tuy nhiên nhiều ngư dân ở Vũng Áng, Kỳ Anh cũng cho biết là các chất độc mà Formosa đã thải ra đó là những loại chất độc nặng, nên sau một thời gian các chất đó sẽ ngấm xuống tầng đáy của biển khi có biển động hay bão thì những chất đó sẽ cuộn lên và có thể sẽ gây độc trở lại, theo ông Nguyễn Xuân Cảnh thì chính phủ phải làm gì đó rồi biển mới sạch được còn để tự nhiên vậy thì ông nói đến đời cháu ông chắc chưa tự sạch được.
Theo như chúng tôi thì không có thể được, chúng tôi đang còn lo đến chuyện là mai mốt đây mùa động, mùa bão thì nó sẽ nhấp sóng lên nó sẽ cuộn lên từ dưới đáy lên thì nó sẽ lại trở thành là nhiễm độc hơn chứ không phải là hồi phục được.
Ông Hanh cũng cho rằng biển sạch thì phải có gì đó tác động, khi đó thủy triều mới lên rồi xuống như vậy mới đẩy chất độc đi được, còn không thì nó vẫn nằm đó.
“Sạch là phải làm gì lúc đó mới sạch”
Ông Danh cũng cho rằng, chất chì lắng đọng dưới đáy biển, nếu không làm sạch thì khi có bão tố, thì nó cũng gây độc hại như lúc vừa xả thải.
“Biển không thể tự làm sạch nếu không có sự tác động của con người, vì chất độc hại đặc biệt là chất chì nó lắng đọng xuống dưới đáy biển, khi mà có sóng gió, bão tố, nó đào sâu nước đáy biển lên nó đào sâu càng nhiều, thời gian càng dài thì chất độc hại đó trở nên thành ra y như lúc vừa xả thải.”
Chúng tôi đang còn lo đến chuyện là mai mốt đây mùa động, mùa bão thì nó sẽ nhấp sóng lên nó sẽ cuộn lên từ dưới đáy lên thì nó sẽ lại trở thành là nhiễm độc hơn chứ không phải là hồi phục được.
- Ông Nguyễn Xuân Cảnh 
Trên báo người lao động số ra ngày 23 tháng 08 GS – TS Mai Trọng Nhuận cũng cho rằng chúng ta không thể chờ biển tự làm sạch mà cần có sự can thiệp của khoa học và công nghệ và ông cho biết điều này sẽ rất tốn kém và Việt Nam nên tham khảo của các nước đã áp dụng để làm sạch môi trường biển.
Trên bài viết chính phủ đơn độc của tác giả Nguyễn Anh Tuấn cũng viết, thiếu tự do học thuật, thiếu các viện nghiên cứu độc lập tách rời khỏi sinh hoạt đảng phái trong khi các tổ chức xã hội dân sự và báo chí bị kiềm kẹp, thật không dễ để những kết luận của Chính phủ lấy được lòng tin của người dân, nhất lại là trong các vấn đề chuyên môn khoa học, xa lạ với đa số mọi người.
Sau gần 2 tháng công bố nguyên nhân chết thì bộ TNMT mới công bố về mức độ trong sạch của môi trường biển hiện tại, tuy nhiên công bố của bộ TNMT cũng như các bộ nghành liên quan không thể giúp cho các ngư dân yên tâm,  mà phát biểu đó làm cho nhiều ngư dân lại càng mất niềm tin vào cơ quan chức năng, khi họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, đã có nhiều năm gắn bó với môi trường biển, nhiều ngư dân mong muốn chính quyền nhất là bộ TNMT là những người chịu trách nhiệm chính phải có những hành động thiết thực chứ không phải đi tắm rồi ăn hải sản như vậy ngư dân mới tin đâu.

Vinh cô đơn!

Bảo Giang (Danlambao) - Trên một tấm biểu ngữ trong ngày 15-8-2016 của đoàn người đi vì cuộc sống, đi vì gia đình, đi vì đất nước và đi vì tương lai của dân tộc Việt Nam từ vùng đất khô cằn lên sỏi đá thuộc địa phận Vinh, (bao gồm Thanh, Nghệ, Tĩnh), tôi thấy một hàng chữ rất đáng trân trọng “Hãy hành động vì con cháu chúng ta”. Lạ chưa? Những người già em bé, những thanh niên, thiếu nữ hay tráng niên này đã không đi vì mình, nhưng lại đi vì con cháu chúng ta, đi vì tương lai của đất nước, đi vì dân tộc Việt Nam ư?

- Họ là ai thế? Là người Việt Nam hay là Việt cộng đã kêu gọi mọi người “Hãy hành động vì con cháu chúng ta”?

Nhìn hình, nghe giọng nói, ai cũng biết họ đều là người Việt Nam thuộc mọi lớp tuổi. Từ lẩm dẫm tập đi, đến gần xuống lỗ, không phân biệt thiện nam, tín nữ, giàu nghèo sang hèn. Tất cả đều tay trong tay, chung một nhịp bước, một niềm tin. Ở đó, xem ra không có bóng dáng những đôi dép râu, nón cối, cũng không có cái mũ tai bèo phủ kín tương lai. Trái lại, chỉ có những tấm lòng Việt Nam sắt son vì non nước, nhịp nhàng bên nhau, bước theo khẩu hiệu “đồng hành vì con cháu chúng ta” dẫn đường. Ôi cao quý thay, những bước chân đã tự xóa bỏ mình đi vì đất nước và vì tương lai Dân Việt!

Trong khi đó, đừng dòm chừng, chực sẵn từ phía bờ đường bên kia là thành phần được gọi là Việt cộng. Chúng được võ trang, đeo mặt nạ, đứng thành từng hàng, từng lớp với súng đạn, dùi cui rực khí thế. Ở đây là toán sắc phục màu xanh cứt ngựa, hại nước. Đối diện bên kia là đội hình màu vàng bò, triệt dân. Tất cả được nối kết với nhau bởi những kẻ giả dạng, trá hình, ăn mặc như người dân thường. Rồi chờ một tiếng tru tréo lên từ đàn chó có giây đeo cổ, là chúng nhảy bổ vào dòng người đi vì non nước đang ở trước mặt mà cắn xé. Toàn cảnh, thật khó để tìm ra chút hình ảnh và tâm trí của người Việt Nam vì tổ quốc, vì đồng bào mình trong lớp sắc phục này. Mặc dù, họ có cùng chung một ngôn ngữ, một màu da với những người nâng cao biểu ngữ Tự Do cho Việt Nam đang ở ngay trước mặt.

Thật ra, cảnh này không lạ. Cách đây gần 80 năm, Hồ Quang, người Tàu gốc Hẹ, (theo tiểu sử) đã dùng khẩu hiệu Độc Lập rồi Tự Do để dối gạt thế hệ cha anh của họ bước vào đường chinh chiến, đấu tranh. Kết quả, xương người dân Việt chất cao như núi, máu chảy đỏ trên ruộng đồng, tràn xuống sông ngòi. Hơn bốn triệu mạng người Việt Nam đã phải chết vì cuộc lừa phỉnh vĩ đại này. Đến khi tàn chinh chiến, những đôi mắt Việt Nam chỉ còn lại lòng trắng, mới có thời gian nhìn lại thân phận Việt Nam của mình. Ở đây, trên miền bắc nước ta, sau bản án “cải cách ruộng đất” du nhập từ Tàu cộng vào là hơn 172000 ngàn người dân nước Việt bị giết chết không toàn thây. Kế đến là hệ thống trại tù mọc lên như nấm dành cho “Trí phú địa hào” tuy có vài ba sào ruộng, nhưng thiếu con trâu, con bò mà thoát chết! Sau ngày 30-4-1975, những trại tù này lại cũng là nơi để rịt cổ hơn 500000 sĩ quan và công chức của Việt Nam Cộng Hòa.

Ở một chiều khác, trái ngược với cảnh cùng khổ của người dân. Những nhà cao tầng mọc lên. Nơi đó là công sở hay phủ doãn, tư dinh, đều có khách ra vào với quần là áo lượt, xe hơi bóng. Nơi kia, rượu tràn ly, váy vén lên tận hông bên tiếng cười và giọng nói lơ lớ! Hỏi ra mới biết là ta chiêu khách... ngoại. Đến khi mở mắt nhìn lên. Cái lá cờ đỏ đang bay phần phần trên nóc dinh thự kia, xem ra là giá máu của mấy triệu người chết trong chiến đấu, và trong cải cách. Ai cũng tưởng là cờ ta chống xâm lăng, chống cường hào ác bá. Ngờ đâu, khi mở sách ra mới vỡ lẽ, Nó là cờ của Cộng sản Phúc Kiến do Hồ Quang mang vào!

Hoang dại chưa? Những tưởng rằng sau ngày tàn chinh chiến, giẫu không phải công đầu, nhưng người vì non nước cũng được hưởng chung chút lộc của non sông. Lộc nào phải là mâm cao cỗ đầy với nhà gỗ lim, mái ngói đỏ. Lộc cần chi phải đến ôtô nhà lầu, rượu tràn ly! Chỉ cần có mảnh vườn ao cá, có công ăn việc làm, và được nhìn lớp trẻ khôn lớn học hành nên người, được nhìn thấy người dân sống trong một đất nước có Tự Do, Hòa Bình. Trước là phủ ấm, đáp đền ân nghĩa của những người đã hy sinh vì đất nước, sau là chung góp sức xây dựng quê hương, hàn gắn lại nỗi đau trong chiến tranh là đủ. Kết qủa, lầu cao thì bia rượu, mâm cao cỗ đầy phủ phê. Dưới phố trong thôn chỉ thấy cảnh “đầu đường đại tá vá xe, cuối thôn thượng tá cụt què xin ăn”. Và nơi xa xa kia, hàng hàng lớp lớp mộ bia đổ nát với xương cốt của người chiến sĩ đã hy sinh. Hay trong đó chỉ có mảnh xương trâu xương bò do nhà nước CS lừa đảo bằng cái tên của họ, với nhang tàn khói lạnh!

Bấy nhiêu vẫn chưa là toàn cảnh. Nay từng đoàn Tàu ô, lên máy bay, xuống tàu thủy, theo đường bộ vào ra như nước không lúc nào dứt. Khách dừng lại trước dinh thự cao hay nơi công sở lớn, một thằng người mang tên Việt lom khom đứng chầu mở cửa! Chú Khách bước ra, mồm nói văng nước bọt, bàn tay chỉ ngang chỉ dọc. Cửa sông này, khu rừng kia, dãy phố đó là của Nị, dân Nị ở! Đôi mắt cán to, cán bé trắng dã. Hàm răng vẩu đập vào nhau kêu cộp cộp, vội một lời vâng vâng, dạ dạ. Kết qủa, hàng hàng lớp lớp kẻ lạ đến, xây nhà chiếm đất. Riêng sức trai phá núi xẻ rừng của dòng Việt tộc bao bị lên vai, đi sống đời nô lệ công bộc nơi đất khách, hoặc héo tàn trong vai nữ tỳ ở xứ người. Riêng mẹ Việt Nam co ro khóc đứng khóc ngồi, chờ ngày Cộng- Hồ ban cho cái lỗ, mồi lửa! Phần trẻ thơ thì từ thời Đặng Xuân Khu đến Phạm Vũ Luận đã cho ra kế sách! Học tiếng Tàu để mà kiếm miếng cơm manh áo độ thân! Bo bo nhân cách Việt, học tiếng Việt thì... tàn!

Đó mới là lý do để đoàn người “khốn khổ” kia xuống đường. Họ đi và dựng lại tiếng nói, dựng lại nhân cách độc lập Việt Nam ư? Có thể lắm. Bởi vì, họ đã tự xóa bỏ mình đi, trong lòng chỉ còn lại hình hài và tương lai của dân tộc và của đất nước Việt Nam. Họ xông pha vì non nước, vì quyền con người đấy. Ở đó, những bước chân mạnh mẽ của họ gieo trên đất mẹ như muốn khẳng định rằng: Đất nước này chỉ tồn vinh bởi những tấm lòng dũng cảm, kiên cường Việt Nam. Ở đó quyền sinh, quyền sống của người dân Việt Nam phải được tôn trọng và bảo vệ trước tất cả mọi lý lẽ! Không ai, không một chế độ nào có thể ngăn cản được đường sống của dân tộc ta. Đất nước này không bao giờ nở hoa với một loài sâu bọ mang tên CS! Nhưng, ai sẽ nghe tiếng nói của họ đây?

Còn nhớ, Lịch sử Việt Nam hơn 4000 năm qua đã chứng minh rằng: Chưa có kẻ nào đi cầu Hán thất, cầu ngoại bang mà đem lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Trái lại, chỉ có những người đã đứng dậy chém kẻ cầu vinh, chém kẻ quy hàng Hán thất mới đem lại vinh quang và no ấm cho người dân Việt mà thôi. Nay Hồ Chí Minh, nếu Y không phải là Hồ Quang, người Tàu Hẹ, lợi dụng thời cơ, lừa dân ta để cướp nước thì khi Y đi rước Tàu vào Việt Nam, liệu có đem đến cơm no áo ấm cho người dân nước Việt hay không? Hay Y đã đem cả giang sơn đi đánh đổi lấy cái bọt bèo chủ tịch nước VC và làm tay sai cho Tàu?

Câu trả lời xem ra là có sẵn đây. Người Việt Nam không ai mà không biết đến một câu nói như thành ngữ: “Đồng tiền liền khúc ruột”! Tại sao, tiền là một mảnh giấy ngoại thân, lại được xem là liền khúc ruột trong nội thân? Chẳng nói ra, ai ai cũng biết. Tiền là sở hữu ngoại thân nhưng liên quan trực tiếp đến sinh hoạt đời sống của con người. Nó không chỉ liên quan đến cái ăn cái mặc, cách nuôi sống chính bản thân con người mà còn mua được cả tiên nữa! Như thế, người có ruột, không có tiền sẽ chết. Nhưng người có tiền không có ruột cũng chết. Theo đó, chúng ta hãy nhìn lại xem, phương cách Việt cộng chặt khúc ruột của Việt Nam để hiến cho Tàu và làm chúng ta phải chết ra sao?

1. Ngoại hối và gía trị tiền tệ của Việt Nam Cộng Hòa:

Điểm qua đôi hàng về tiền tệ của miền nam trước 1975. Vào tháng Mười năm 1970 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho điều chỉnh lại hối suất chính thức. Giảm giá trị gía trị tiền tệ Việt Nam cho phù hợp với sinh hoạt kinh tế. Theo đó 1$ USD = 275 đồng VN. Nghĩa là 1 đồng VN = 0,036 US. Đến năm 1972 kinh tế gặp khó khăn cùng lúc chiến cuộc khốc liệt trong mùa hè, chính phủ đã quyết định phá giá đồng tiền với mục đích kích thích xuất cảng. Hối suất tăng vụt lên thành 1USD = 550 đồng VN. Ngành xuất cảng khởi sắc nhưng giá trị mãi lực và lợi tức của người dân giảm mạnh. Đến năm 1975, năm cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng hòa thì 1 USD 1 = 700 đồng VN. (Clarke, Jeffrey J. Advice and Support: The Final Years, 1965-1974) wikipedia. Ở đây có một điều nên nhớ ngay là: Trên tất cả các đồng tiền giấy của Việt Nam đều có chữ ký của người quản trị ngân hàng quốc gia. Tiền và hệ thống tiền tệ ở miền nam được bảo chứng bằng vàng, qúy kim và ngoại tệ trong ngân hàng. Về mặt kinh tế, Việt Nam Cộng Hòa đã bắt đầu sản xuất xe hơi. Bỏ xa các nước làng giềng. Về tài chánh công, không kể phần ngoại hối, VNCH có 17 tấn vàng dự trữ trong NHQG.

2. Tiền rác dưới thời Việt cộng sau 1975

Hôm rồi, Nguyễn Thị Kim Ngân, trong vai chủ tịch của Quốc Hội toàn Việt cộng, vẻ kênh kiệu và hỗn khi phát biểu: “Hỏi xem đã làm gì cho đất nước chưa?”. Bỏ qua, phương cách thuổng ý của TT Kennedy, Hoa Kỳ, tôi xin ghi chép lại những việc Việt cộng đã làm cho đất nước Việt Nam của chúng ta để trả lời cho câu hỏi này đây. Xin nhớ đây chỉ là một phần rất nhỏ mà tất cả mọi người đều đã biết rất rõ.

a. Việt cộng đổi tiền, cướp của lần thứ nhất:

Sau khi chiếm đóng miền nam bằng súng đạn của Tàu, Nga. Việc đầu tiên là chúng cướp của miền nam 17 tấn vàng, sau đó phao tin là TT Thiệu lấy mang đi. Đến ngày 22-9-1975, Việt cộng khua chiêng đánh trống, đổi tiền “Ngụy” ra tiền của nhà nước CHXHCNVC. Chúng rêu rao đây là thời kỳ mới với cuộc sống mới không còn nô lệ Mỹ, nhưng làm nô nệ cho Tàu. Kết qủa với hối xuất 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Kỳ đổi tiền này, nhà nước Việt cộng quy định là mỗi gia đình ở miền nam chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, nhà nước giữ lại, ai cần thì làm đơn xin. Sau đó, (theo Wikipedia), “từ đầu năm 1976, các gia đình có tiền đổi được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại”. Tiền đã vào kho được cúng thiên địa, gọi tắt là vào túi Việt cộng!”

Vào thời điểm này, Việt cộng tự đặt gía trị hối đoái như sau:

- 1USD = 1,51 đồng giải phóng (CHMNVN).

- 1USD = 2,90 đồng NHVN (tiền miền bắc).

b. Cuộc cướp cạn vào ngày 03/5/1978

Người Việt Nam chưa kịp bàng hoàng. Nhiều người còn chưa dám xin rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng của Việt cộng. Việt cộng lại đổi tiền. Lần này, ở miền Bắc, một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ (tiền phát hành năm 1958); ở trong Nam, một đồng mới bằng 0,80 đồng cũ (phát hành năm 1975). Đây cũng là lần đầu, sau 20 năm Việt Nam lại dùng chung một mẫu tiền. Nhưng lần này nó mang hình Hồ Quang.

Trong lần đổi tiền này, Việt cộng quy định dân thị thành được đổi tối đa 100 đồng cho mỗi hộ 1 người; 200 đồng cho mỗi hộ 2 người; Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng một người. Như thế, mức đổi tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.Dân quê được phép đổi theo ngạch sau: 100 đồng cho mỗi hộ 2 người. Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng một người. Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng. Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Nhà nước quy định “Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể xin rút ra. Một điều buộc nữa là trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động của mình”.

c. Cuộc đánh cướp vào ngày 14.9.1985

Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ của VC đăng tại trang nhất: “Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương”. Bài báo viết láo như sau: “Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để.” Báo chưa bán hết, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đài Việt cộng công bố: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới để phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương”! Với bài bản cướp giật tài tình này, nhiều người Việt Nam trở thành trắng tay, trong khi hàng ngũ cán cộng từ đây vượt lên như một giai cấp thượng tầng.

Đặc biệt, nhờ vào và tập cách ăn theo các cuộc cướp cạn này, và sống theo gương Hồ Chí Minh, mà số tội phạm thuộc diện cực ác ở Việt Nam đã tăng lên ngoài sức tưởng tượng của con người. Không một ngày nào trên báo chí của nhà nước cộng sản mà không có những bản tin con giết cha, vợ giết chồng và những cuộc cướp của giết người. Những loại tội phạm này hầu như không thấy có ở miền nam trước kia. Nhưng sau khi tấm gương của Hồ Chí Minh giết Nông Thị Xuân được phơi bày. Nó trở thành một tấm gương đạo đức của xã hội cộng sản. Nó đang làm băng hoại toàn bộ nền luân lý và đạo đức của Việt Nam.

3. Giá trị của đồng tiền Việt Nam hôm nay

Sau ba lần Việt cộng đổi và cướp tiền của dân, cướp 16 tấn vàng của miền nam, gía trị tiền tệ của Việt Nam hôm nay là 1 Mỹ kim = 23,350 đồng. Ngày mai thế nào?

Trước tiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống tiền giấy mà trên đó không có chữ ký của bất cứ một cơ quan quản trị nào kiểm nhận. Nó hoàn toàn không được bảo chứng bằng qúy kim như vàng hay ngoại tệ từ ngân khố. Nó như một mảnh giấy lộn. Nó được in ra và người dân phải theo đó mà tiêu dùng. Từ đó, nó hoàn toàn có khả năng bị giao động về gía trị hay bị hủy bỏ. Nói cách khác, sự sống và chết của nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng in ra giấy vụn cho nhà nước tiêu sài. Nó không có giá trị thực trong trao đổi trên thương trường quốc tế. 

Nói một cách khác, số tiền rác của Việt cộng trong những năm qua chỉ được trao đổi bằng số ngoại hối ít ỏi qua việc mua bán sản phẩm của VN với nước ngoài, nhưng nó còn sống là nhờ kiều hối do người tỵ nạn gởi về và tiền vay mượn. Nếu như người Việt Nam ở hải ngoại không gủi tiền về Việt Nam nữa, hệ thống tài chánh công của Việt cộng tức khắc gặp khó khăn, nếu như không muốn nói là sụp đổ. Từ đó, nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Bởi lẽ, ngay lập tức các cơ sở ngoại giao của Việt cộng trên thế giới sẽ bị đóng cửa, bỏ hoang. Lý do, những cơ sở thuê mướn này phải trả bằng Mỹ kim. Không bao giờ họ nhận tiền thuê mướn cơ sở bằng tiền Việt cộng. Kế đến, VC không thể trả tiền nợ đáo nợ. Cuộc khủng hoảng, sự sụp đổ là không thể cứu vãn.

Điều đó cho thấy, tài chánh công là một vấn đề lớn, mang tính huyết mạch, sống còn của chế độ cộng sản tại VN. Nhưng thật đáng tiếc, người Việt Nam, muốn thì nhiều, thực hành lại ít. Họ luôn hô hào chống cộng, nhưng lại qùy gối xuống dâng tiền ngoại cho chúng. Tệ hơn, qùy xuống van lạy chúng ban cấp cho tờ giấy nhập cảnh để quay về Việt Nam mua lấy chút bọt vinh hoa cá nhân. Họ không hề nghĩ đến tương lai của đất nước. Tệ hơn, còn giúp chúng mua thêm mũ cối, dùi cui tra khảo đánh đập dân ta, đồng thời có thêm tiền để gởi vào các trương mục ở hải ngoại!

Như thế, chuyện gì sẽ xảy ra nếu người Việt Nam không gởi tiền về nữa. Chúng ta sẽ thấy một hình ảnh sau đây sẽ xảy ra trong khoảng từ 6 tháng đến một năm. Việt cộng sẽ đi vào bước khủng hoảng bởi vì thành qủa sản xuất của nhà nước này đưa ra hải ngoại để lấy Đôla, không đáp ứng được phần chi tiêu của ngân sách vốn đã thâm thủng. Cộng sản không còn khả năng trả lời và vốn cho các phần đã vay mượn từ các ngân hàng ngoại quốc đáo hạn. Để đối phó hiểm trạng này, CS sẽ dùng đến sách lược, vơ vét vàng bạc và ngoại tệ trong túi người dân và bán đổ, bán tháo từ đất đai, nhà cửa, bờ biển, rừng, quặng mỏ ở Việt Nam cho tư bản đỏ Hoa kiều qua hình thức vay mượn, rồi bỏ chạy. Theo đó, con đường bị xiết nợ tức là đường đến ngày 2020 theo Hiệp ước Thành Đô sẽ chạy sớm hơn tấm lịch thường niên.

Bạn sẽ bảo. Lẽ nào lại như thế được! Ai cho chúng bán? Ở đây hết người rồi chăng? Vâng, tôi xin cung kính phản ứng của bạn. Hơn thế, muốn được qùy xuống để kính ngưỡng hành động “cứu nước” của bạn! Bởi lẽ, nếu tất cả chúng ta cùng đứng dậy, nước không mất mà cộng sản phài tàn. Tuy nhiên, tôi rất sợ những cảnh cô lẻ trong cô đơn và khí thế thành thế tàn mà thôi!

Bạn còn nhớ chứ, vào năm 2008, khi GM Ngô Quang Kiệt còn giữ vị TGM Hà Nội, ông đã công khai công bố trưóc mặt nhà cầm quyền Hà Nội là: “Đây không phải là đất của Tàu, cũng không phải là đất của Tây, nhưng là đất của Việt Nam, do ngưòi Việt Nam làm chủ”. Khi ấy nhiều người chỉ liên tưởng tới việc VC toan lấn chiếm khu đất của tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, và cho rằng Ông chỉ muốn bảo vệ mảnh đất ấy mà thôi. Thực tế không phải là như vậy. Ông từ miền Nam ra và như đã nhìn thấy cảnh Tàu ô tràn sang chiếm đất nước ta. Nên nhân cơ hội, khi nói đến việc tranh chấp đất đai ở TGM, ông muốn nói đến đất và nước Việt Nam một cách toàn diện. Tiếc rằng cuộc tranh đấu của Ông, dù với một tinh thần cường tráng, nhưng sức mạnh lại chỉ nhỏ gịot tại Hà Nội, trong một vài giáo xứ. Kết qủa, cuộc tranh đấu của Ông sớm tàn lụi. Bản thân Ông đã bị CS ép buộc rời khỏi Hà Nội, rời bỏ cả một chương trình đem lại nguồn lực khởi xướng cho tiến trình đổi thay của Việt Nam.

Sau chuyến bị đưa đi đày của ông, CS vươn lên trong kế sách chặt cây Đa, trồng cây chuối. Chúng chiếm lấn thêm nhiều vùng đất của các tôn giáo để buôn bán chia nhau. Chuyện nào có ngừng lại ở đó. Rừng đầu nguồn, rồi Vũng Áng... đến những giải đất chiến lược ở cửa sông, ngọn biển Việt Nam lần lượt theo nhau hầu Hán bang. Đổi lại, chúng tiếp nhận thêm nguồn thực phẩm tối độc từ Trung cộng vào để tiêu diệt dân tộc Việt Nam theo tiêu chỉ của Hồ Quang. Kết qủa, Việt Nam hôm nay chỉ trơ ra một lò thuốc tối độc hại. Dưới biển là cá chết. Trên bờ người cũng chết dần theo. Hỏi xem, lá cờ nào sẽ phe phẩy nơi đây?

4. Chúng ta có con đường nào để tránh tai ương này không?

Thưa có. Nhiều người đã nói đến việc dùng kế sách nhà không vườn trống để thắng bọn cướp hung tàn. Hãy nhân khi trời còn sáng, trước ngày của 2020, mọi người Việt Nam phải biết tự mang vào mình bản thân của Trưng Nhị Vương, của Quang Trung, của Ngô Quyền, của Trần hưng Đạo... cùng chung lưng với đồng bào Vũng Áng, Thanh Nghệ Tĩnh, Hà Nội. Nếu hôm nay Hà tĩnh 30,000 ngươì lên đường. Tuần sau Sài Gòn Xuân Lộc 50000 cứ thế mà tiến bước, để ta dầu mất hôm nay, nhưng ngày mai con cháu ta đứng lên trên phần đất này.

Cũng thế, người từ nước ngoài sẽ là một sức bẩy khác. Trước tiên, không một ai gởi thêm một đồng bạc nào về Việt Nam nữa. Kế đến, đề nghị tất cả mọi người Việt Nam không trở về du lịch hay thăm nhân, trừ trường hợp cha mẹ khuất núi, phận đạo hiếu buộc ta phải làm trọn đạo con. Trong trường hợp này, xin không ở lại qúa lâu. Rồi từ đây cho đến khi Việt cộng sụp đổ, không bảo lãnh bất kỳ ai trong gia đình đi du lịch. Cũng không tiếp nhận hoặc tham gia vào các chương trình ca nhạc rơm rác do Việt cộng đưa ra hải ngoại. Đồng thời, góp sức đánh chặn các cuộc đi xin tiền tại hải ngoại của bọn lái buôn đội lớp chính phủ từ Hà Nội.

Người trong nước, có thân nhân ở ngoại quốc, xin hãy đồng cam khổ với bà con cả nước trong vài ba năm. Đừng liên hệ điện thoại thư từ kể lể kêu than để cầu cứu con cháu gởi tiền về. Thay vào đó là cuộc thắt lưng chung với cả nước. Hơn thế, hãy cùng đứng dậy, chung tay với Vinh, Hà Nội... áp dụng sách lược nhà không vườn trống, từng hàng hàng lớp lớp tiến lên đòi công bằng, đòi lại đất đai, đòi lại áo cơm. Với một hướng đi quyết liệt này, chắc chắn Việt cộng không thể tồn tại sau hai năm.

Đây là giải pháp, tôi tin rằng khả dĩ để cứu nước và cứu lấy nòi giống Việt Nam mà không cần đến súng đạn, tiêu hao thêm sức sống của ngưòi dân (nếu có cũng rất giới hạn). Như thế, ngoài giải pháp quyết liệt từ chính bản thân Việt Nam, chúng ta thật khó cứu quê hương của chúng ta ra khỏi vòng tay kiểm soát của tập đoàn Trung cộng. Điều này, không phải chỉ là sự tủi nhục cho chúng ta và con cái chúng ta mai sau, nhưng còn là một nỗi ô nhục cho tiền nhân của chúng ta nữa. Bởi vì, với những thông tin hiện nay cho thấy, nếu chúng ta không dám dũng cảm đứng lên đấu tranh bằng con đường dân chủ hóa đất nước thì trong một tương lai rất gần, sau 2020 Việt Nam nhất định sẽ chỉ còn là một Khu tự trị, (điều mà Nguyễn Phú Trọng đang thực hiện) trở thành một sắc dân thiểu số của Trung cộng mà thôi! Chúng ta sẽ mất Tổ Quốc! Khi đó không phải một Vinh cô đơn, một Hà Nội lẻ loi, nhưng tất cả đều lệ rơi!

Bạn thấy thế nào, bức tranh Vân Cẩu (VC) này không đẹp, phải không? Chúng ta cùng đứng dậy và nắm lấy tay nhau chăng? Ước gì, những bước chân mãi đi, những bài ca như những hồi trống dục không ngừng, để tất cả đều đồng hành cho một ngày mai vinh quang của mẹ Việt Nam. Ngày đó quê ta không còn bóng Vân Cẩu (VC), và cũng chẳng có bóng những bụng phệ hiểm độc của nó.

25.08.2016