Friday, March 27, 2015

Có bao nhiêu điểm bất hợp lý và khuất tất trong vụ chặt cây xanh tại Hà Nội?



Theo daikynguyenvn-03-27-2015
Có bao nhiêu điểm bất hợp lý và khuất tất trong vụ chặt cây xanh tại Hà Nội?(Ảnh: nguoiduatin.vn)
Để quý độc giả tiện theo dõi diễn biến của vụ chặt cây hàng loạt ở Hà Nội, Đại Kỷ Nguyên tổng hợp các thông tin khuất tất này theo thứ tự thời gian như sau: 
1. Chặt cây vì lý do… “tưởng tượng”
Tháng 11/2014, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã cấp phép “theo đúng quy định” để đốn hạ 550 cây xanh cổ thụ để phục vụ 2 dự án: Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và hầm chui Quốc lộ 6 đi Hà Đông. Lý do chặt cây là để “bảo vệ an toàn” cho các dự án này.
Trong khi theo baotinmoi.com, ngày 25/3/2015, ông Mai Thanh Dung, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, theo phương án thẩm định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án trên, không có việc chặt cả hàng cây to trên đường Nguyễn Trãi – Trần Phú. Nếu có thì dự án đã chặt cây ngay từ đầu để tạo hành lang thi công. Ông Dung nói rằng nếu vin vào dự án này để chặt bỏ cả hàng cây là sai. Ngoài ra, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cũng cho biết “Tôi có tham gia Hội đồng Thẩm định đánh giá tác động môi trường đường sắt trên cao, hoàn toàn không có một câu nào trình bày của chủ dự án và tư vấn là sẽ phải chặt tất cả những hàng cây của đường Nguyễn Trãi hay đường Bưởi.”
Vì một lý do “không tồn tại” mà 550 cây đã “lên đường” một cách oan uổng.
2. Sao không công khai tiền bán gỗ?
Sở Xây dựng cho biết, toàn bộ số gỗ đốn hạ do Công ty cây xanh thực hiện dưới sự giám sát của Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ được Sở Tài chính định giá theo thị trường. Số tiền này sẽ được xung vào ngân sách. Tuy nhiên, con số cụ thể là bao nhiêu thì không được công bố  mặc dù trong số 550 cây bị chặt hạ đợt này, có hàng trăm cây xà cừ cổ thụ với đường kính từ 50cm trở lên.
3. Hầu hết người dân đều đồng thuận sao lại bị sốc và phản ứng gay gắt?
Chiều ngày 10/3, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết toàn bộ cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh sẽ được chặt hạ, dịch chuyển và thay thế bằng cây vàng tâm ngay trong tháng 3/2015 theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố. Ngày 18/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn 1853/UBND-XDGT gửi các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội nêu rõ vấn đề này.
Điều khuất tất đặt ra là theo nội dung trong Công văn 1853 nói trên: “Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương thông báo đến người dân, và được hầu hết nhân dân tại khu vực thực hiện thay thế cây đồng thuận”, vậy thì cơ quan nào là nơi thực hiện việc họp báo và lấy ý kiến đồng thuận từ nhân dân? Số liệu cụ thể ra sao? Vì sao kết quả họp báo không được công khai rộng rãi cho mọi người? Và tại sao chỉ khi cây bị chặt vào ngày 18/3 thì người dân mới được biết đến đề án này? Nếu hầu hết người dân đều đồng thuận thì vì sao họ lại bị “sốc” và phản đối mạnh mẽ việc chặt cây đến vậy?
4. Phát biểu gây sốc của Phó Ban Tuyên giáo Thành uỷ
Bên lề cuộc họp báo chiều 17/3, khi được hỏi về vấn đề có cần phải hỏi ý kiến người dân trong việc chặt cây này không ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành uỷ, đã trả lời các câu hỏi sau đây rất “ấn tượng”:
“Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì… Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.”
Khi được hỏi lại lần nữa: “Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?”
Ông Long khẳng định: “Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác.”
5. Họp báo siêu nhanh
Cuộc họp báo ngày 20/3 do lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội tổ chức chỉ diễn ra trong vòng … 10 phút. Toàn bộ 21 câu hỏi của phóng viên đưa ra đều không được trả lời.
6. Lỗi do nhà tài trợ?
Tuy nhiên, các nhà tài trợ đều phản ứng gay gắt rằng họ tài trợ cho dự án trồng cây xanh chứ không tài trợ cho việc chặt cây, đồng thời cũng không biết thời điểm nào sẽ trồng cây và loại cây gì sẽ được trồng.
7. Xuất hiện người dân thủ đô bí ẩn
Cũng trong cuộc họp này, đột nhiên xuất hiện một người đàn ông bí ẩn tự xưng là người dân thủ đô có trình độ chuyên môn về môi trường – xây dựng – quy hoạch khiến toàn hội trường bất ngờ bởi nhiều phóng viên, nhà báo dù có thẻ nhưng không có giấy mời đều khó lọt vào dự họp.
Sau đó các phóng viên rốt cuộc cũng điều tra ra lý lịch của người này. Ông tên Bùi Thượng Dư (SN 1952, trú tại phố Hàng Tre – Hoàn Kiếm), là cán bộ của Công ty tư vấn thiết kế thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội đã về hưu 3 năm nay. Khi chia sẻ với phóng viên Người Đưa Tin, ông lại “thay đổi quan điểm”! Ông nói, “Chủ trương thay thế những cây sâu mục, nghiêng, bật gốc, có nguy cơ gãy đổ gây mất an toàn, làm đẹp bộ mặt TP là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc thực hiện thì lại sai lầm.”
Ông cho rằng “thành phố đã biết dừng đúng lúc đó là điều quan trọng. Hơn nữa, việc cùng lúc “truy vấn” là điều không nên bởi nếu góp ý có khi người ta còn nhận sai, và quan điểm của ông là lựa thời gian góp ý.”Về việc khuyên không nên đặt câu hỏi về trách nhiệm và chi tiết vụ chặt cây xanh, ông cho rằng “Đó là vấn đề mình không phải quan tâm. Nếu có tham nhũng, sai phạm đã có các cơ quan chức năng khác làm.”
8. Bao nhiêu cây đã bị đốn hạ?
Con số cây đã bị chặt không nhất quán. Theo trả lời trong văn bản số 2366 của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, 11/2014 đến đầu năm 2015: di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây. Tuy nhiên, với lý do phục vụ 2 dự án như đã nêu ở phần 1, 550 cây đã bị đốn hạ vào tháng 11/2014, cộng với chỉ tính riêng số cây bị chặt tại đường Nguyễn Chí Thanh đã là thêm gần 400 cây, chưa tính số cây bị chặt tại các tuyến đường khác như Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm, … Như vậy, ít nhất gần 1.000 cây đã bị đốn hạ chứ không phải là 335 cây như văn bản số 2366 nêu. Vậy rốt cuộc tổng số bao nhiêu cây đã bị chặt?
9. Treo biển trưng cầy dân ý
Ngày 18/3 đồng loạt “tàn sát” cây xanh. Sau khi vấp phải phản đối gay gắt của người dân, ngày 19/3, công ty công viên cây xanh Hà Nội treo những tấm biển trưng cầu ý kiến người dân về những cây dự kiến sẽ được cắt tỉa cành phòng gãy đổ mùa mưa bão hoặc do bị khô, mục. Đáng nói ở đây là hàng chục cây đã chết khô từ lâu hoặc mục ruỗng cũng được treo biển hỏi dân. Đây là lần đầu tiên dân được hỏi ý.
10. Cây “hô biến” trong đêm?
Theo văn bản 2366 nêu trên, Sở Xây dựng khẳng định trồng cây “vàng tâm” thay thế. Tuy nhiên, các chuyên gia lâm nghiệp đều cho biết “Toàn bộ cây trồng mới thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm trong sách đỏ mà là cây Mỡ, hay còn gọi là Mỡ vàng tâm.”
Chuyện này còn chưa ngã ngũ, thì trong một đêm, người dân ở đây cho biết, họ rất ngỡ ngàng khi thấy 4 cây trơ trụi cành lá chỉ sau một đêm đã biến thành những cây to khỏe, cành lá xum xuê, thậm chí có cây còn ra hoa màu trắng.
11. “Em còn khỏe lắm. Xin đừng chặt em”
Theo Sở Xây dựng TP Hà Nội, việc chặt và thay thế cây xanh là nhằm loại bỏ những cây sâu, mục, cây bị nghiêng, cây tạp, cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị. Nhưng hình ảnh các cây bị chặt được đăng trên khắp mặt báo và các trang mạng xã hội đều là những cây có thân to, chắc khỏe, không hề có dấu hiệu sâu hay mục ruỗng? Đa phần chúng đều là các cây cổ thụ có tuổi thọ từ vài chục năm trở lên vẫn đang rất xanh tốt, sum suê cành lá. Rất nhiều người dân cũng thắc mắc “thế nào là cây đúng chủng loại?”
12. “Làm toán”
Chi phí để chặt một cây xanh là 35-36 triệu đồng. Chưa kể chi phí khảo sát lên tới 1 tỷ đồng, trong đó riêng tiền đánh dấu cây cũng ngốn 670.000 đồng/cây. Phó Tổng giám đốc Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Hưng, xác nhận đó là việc có thực.
Trong khi cây Mỡ vàng tâm được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh này được mua từ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với giá chỉ 300 ngàn đồng/cây (khoảng 3-4 năm tuổi, đường kính trung bình từ 10-12 cm).
Nếu so sánh giữa chi phí gần 36 triệu đồng để đốn hạ 1 cây xanh có tuổi đời vài chục năm đến cả trăm năm và chi phí mua 1 cây thay thế với giá 300 ngàn đồng (cần vài chục năm để trưởng thành và cho bóng mát), thật là một sự lãng phí khủng khiếp về tài lực, trong khi nước ta vẫn còn nghèo, còn rất nhiều khoản cần chi thiết thực hơn. Đó là chưa kể đến, lãng phí về thời gian trồng lại cây và thiệt hại môi trường. Tiền của doanh nghiệp tài trợ thì được phép lãng phí đến thế sao, các doanh nghiệp tài trợ cũng cần phải xem xét lại mình đang làm việc tốt cho đất nước thật hay không.
13. Miễn bình luận
Ngày 25/3, 20 câu trả lời báo chí của Sở Xây dựng TP Hà Nội khiến dư luận lại dậy sóng. Xem toàn văn của văn bản 2366 tại đây.
Chúng tôi xin nhường phần nhận xét, đánh giá cho quý đọc giả.
Mộc Lan tổng hợp

Những chiêu trò kinh doanh “bẩn”

Những chiêu trò kinh doanh “bẩn”    Thương lái Trung Quốc (Ảnh: doanhnhansaigon.vn)
Ngày nay đạo đức con người càng ngày càng tụt dốc, những người lớn tuổi thì than thở rằng “bao giờ cho đến ngày xưa”. Trong kinh doanh, khi đạo đức bị xói mòn, chỉ chạy theo lợi ích cá nhân, chỉ vì cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng thì hậu quả đưa đến thật là khủng khiếp.
Vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Tiết lộ gây sốc của dân buôn gỗ
Báo Người đưa tin cho rằng, trong khi đơn vị thi công đã chặt 2.000 cây thì dư luận thắc mắc và băn khoăn tại sao Sở Xây dựng không công khai thông tin về đơn vị mua số cây bị chặt hạ và giá bán là bao nhiêu để người dân được biết?
Cũng theo Người đưa tin, hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập các sản phẩm nội thất, thớt, ván gỗ sản xuất từ gỗ xã cừ. Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Như vậy, qua tiết lộ của dân buôn gỗ, người dân lại thấy đâu đó có sự liên quan đến thương lái Trung quốc.
Những bài học từ thương lái Trung quốc
Mua móng trâu, rễ tiêu, lá khoai lang non… những kiểu mua bán lạ đời của thương lái Trung Quốc thời gian qua đang đẩy nhiều loài nông sản vào cảnh tận diệt.
Thả ốc bưu vàng 1992-1995: Với chiêu “mua giá cao” của thương lái Trung Quốc, nông dân đổ xô đi nuôi ốc bưu vàng tại các ao,hồ, đầm và bất cứ đâu có thể nuôi được. Chỉ sau một thời gian, ốc bưu vàng sinh trưởng nhanh, đẻ trứng và xâm hại khắp các cánh đồng của Việt Nam. Khi đó các thương lái Trung Quốc mua giá rẻ rồi ngừng mua khiến bao cánh đồng của Việt Nam chịu đại nạn ốc bưu vàng tàn phá mùa màng cho đến nay.
Mua móng trâu, bò: khoảng sau 1995, phong trào “giết trâu lấy móng” diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng bằng giá… cả một con trâu khi bán cho thương lái Trung Quốc. Một số người dân và bọn “trâu tặc” tìm cách chặt móng trâu đem bán. Chỉ một thời gian rất ngắn, số lượng trâu, bò của ta giảm mạnh.
Thu mua mèo: năm 1997, thương lái Trung Quốc ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người còn trộm mèo đem bán, tình trạng bắt trộm mèo diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng xáo trộn. Nguy hại nhất là đại dịch chuột diễn ra vào những năm 1997 – 1998, một phần do số lượng mèo đã cạn kiệt. Sau đó, nông dân lại phải mua thuốc diệt chuột giá cao của Trung quốc.
Thu mua cây, triệt phá rừng: các thương lái săn lùng mua cây máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh), cây cu li tươi với giá cao ở vùng núi miền trung. Ban đầu, người dân chỉ khai thác ở những bìa rừng, nhưng sau đó thì đào xới mọi nơi để bán, làm hại đến rừng, kể cả rừng lõi và rừng đặc dụng.
Cuối năm 2012, một số thương lái Trung Quốc cũng đến huyện Châu Thành (Hậu Giang) đặt vấn đề mua ngọn sắn, lá sắn non với giá 1.500 đồng/kg khiến người dân đổ xô trồng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau giá lá sắn giảm mạnh, người mua “bặt vô âm tín”. Người trồng sắn đứng ngồi không yên, do thu hoạch lá non khiến sắn không ra củ được.
Mấy năm trước, thương lái Trung Quốc còn phao tin, sưa, một loại gỗ quý của Việt Nam, có thể chữa được nhiều bệnh tật và tận thu với giá cao. Thấy lãi, “sưa tặc” thi nhau chặt trộm gỗ sưa bán cho Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Năm 2013, trên địa bàn Tây Nguyên rộ lên việc thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu đang sống với giá 40.000 đồng/kg. Nhiều người nghèo ham lợi đã đào bới trộm rễ tiêu đem bán khiến hàng chục ha tiêu có nguy cơ bị hủy hoại.
Đầu năm 2014, rất nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đến các tỉnh miền Tây đặt hàng mua số lượng lớn lá khoai lang với giá 10.000 đồng/kg. Họ yêu cầu một hợp tác xã vận động nông dân cắt lá khoai lang đem đến nơi tập trung để đưa xe đến chở và chi tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia nông nghiệp, khoai lang bị vặt lá non thì năng suất sẽ giảm trên 50%, có thể không cho củ được.
Ngày 10/2/2014, thương lái Trung Quốc tung tin thu mua mầm thảo quả với giá gần 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào dịp giáp Tết chỉ từ 16.000 – 18.000 đồng/kg. Ở Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía bắc, thảo quả là cây xóa đói giảm nghèo vì có giá trị kinh tế cao. Nếu người dân chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Những tháng đầu năm 2014, tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An), thương lái Trung Quốc tiến hành thu gom dược liệu, chủ yếu là lá chua ke với giá 7.000-8.000 đồng/kg. Hàng trăm người đã đổ xô vào rừng, tận diệt loài cây quý này, khiến khu dự trữ sinh quyển có vành đai xanh lớn nhất Đông Nam Á (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát) bị đe dọa nghiêm trọng.
Rồi rất nhiều các loại như ếch, ba ba, lươn, rắn, tắc kè…đã bị đẩy giá để thu mua, nhằm phá hoại. Hãy thử đến biên giới Lạng sơn, bạn sẽ chứng kiến cảnh buôn bán những mặt hàng nông sản, gỗ quí, các cây con đủ các loại đang hàng ngày ùn ùn đi qua biên giới theo kiểu tận diệt, hủy hoại môi trường của Việt Nam, phá hoại kinh tế từ tận gốc. Những chiêu trò này đã diễn ra quá lâu, vậy mà nông dân vì quá nghèo đói, vì mưu sinh cuộc sống nên vẫn bị mắc bẫy của chúng.

Thế còn việc chặt hạ cây sưa và các cây cổ thụ ở Hà Nội thì không phải là nông dân bị lừa, mà là người có học vẫn bị lừa, bị ma lực của đồng tiền dẫn dắt đến làm việc sai trái.

Họ không biết là thương lái đang muốn phá nốt môi trường sinh thái vốn đã không còn tốt của Hà Nội, để rồi mùa hè nơi đây chỉ còn sắt và bê tông, sẽ là một mùa hè rực lửa.

Thành Tâm

Theo daikynguyenvn

Tiền xóa đói giảm nghèo bị ‘hô biến’ như thế nào

Tiền xóa đói giảm nghèo bị ‘hô biến’ như thế nào?
(Ảnh: internet)
Theo bài viết “một bộ máy ngốn 77 sân vận động Mỹ Đình” của tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu đăng trên vietnamnet thì Quỹ xóa đói giảm nghèo của Việt Nam là 120 nghìn tỷ đồng/năm, nếu đem chia cho 500 nghìn hộ nghèo (diện nghèo nhất) thì mỗi hộ sẽ có 240 triệu đồng, tức 20 triệu đồng/tháng. Nếu tính một hộ có 4 người, thì mỗi người sẽ nhận được số tiền từ Quỹ này là 5 triệu đồng/tháng.


Thế nhưng thực tế mỗi năm một hộ không nhận được 240 triệu đồng mà chỉ khoảng 10 – 15 triệu đồng tức chỉ 5% thôi. Để mỗi hộ gia đình nhận được 15 triệu đồng/năm này thì Quỹ đã phải chi cho bộ máy vận hành là 150 triệu đồng. Nghĩa là để người nghèo nhận được 1 đồng thì phải trả chi phí 10 đồng để nhận được số tiền đó.

Vậy số tiền phải chi ấy chạy đi đâu?

Một dự án nhiều hóa đơn

Trong cuộc họp ngày 20/2/2014 của Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: “không có chuyện bộ máy xóa đói giảm nghèo ‘ngốn’ tiền của người nghèo”.

Bà Chuyền nói rằng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo thì ít có chương trình nào đưa tiền trực tiếp cho người nghèo, chủ yếu là các chương trình thoát nghèo như nâng cấp cơ sở hạ tầng, dạy nghề, cấp vốn, hỗ trợ kinh doanh.
Thế nhưng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thực ra đã có nguồn vốn từ ngân sách lo rồi, hàng năm Việt Nam cũng đã nhận vay và vốn viện trợ rất nhiều từ nước ngoài để lo xây dựng cơ sở hạ tầng. Chỉ tính riêng vốn ODA năm 2014 là 5 tỷ USD, năm 2013 là 7 tỷ USD.

Về việc này đại biểu Nguyễn Lâm Thành thuộc đoàn Lạng Sơn từng đưa ra hình tượng “4-5 người ăn một con gà, nên chỉ có một con gà nhưng được tính thành 4-5 con gà”. Ý câu này ông Thành muốn nói, ví như cùng là một dự án như xây dựng đường xá đến nơi các hộ nghèo, nhưng Quỹ xóa đói giảm nghèo cũng có hóa đơn thể hiện đã dùng tiền của Quỹ để làm, Chương trình thuộc vốn ngân sách cũng có hóa đơn, và Chương trình vốn ODA lại cũng có hóa đơn.

Mặt khác các khoản tiền dành cho dự án mở rộng hay xây dựng nông thôn, thì nhiều phần trong đó các cán bộ đã ‘hô biến’ thành tiền cho vay nặng lãi, hay vốn của ngân hàng cấp huyện dùng cho mục đích khác. Một trường hợp điển hình được trình bày ở mục sau đây.

Tiền xóa đói giảm nghèo biến thành tiền cho vay nặng lãi

Ông Nguyễn Hải Trung, người huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình cho RFA biết: “Thì với ngân hàng chính sách đó, tụi hắn làm trong tổ vay vốn đó, con tổ trưởng nó vay vốn ra rồi nó cho vay nóng lại chứ dân đâu vay được đâu. Một số nó làm hồ sơ giả đem vô ngân hàng rồi nó lấy tiền ra. Tụi nó cho vay nóng một triệu lấy tới một trăm mấy, hai trăm ngàn, tức là một trăm mấy mươi phần trăm ấy. Toàn bộ những gói vay ví dụ gói xóa đói giảm nghèo này, lãi suất là 0%, đâu có lãi đâu. Còn những gói kia, ví dụ như gói vay sửa nhà của người nghèo chỉ có 0.04% thôi, một triệu một tháng chỉ nộp lãi bốn ngàn hoặc năm ngàn đồng thôi. Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của tụi nó, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”

Nghĩa là cán bộ địa phương cùng với cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội làm giả hồ sơ vay vốn với lãi suất 0,05%/tháng, rồi dùng tiền này cho vay nặng lãi kiếm lời, nếu cho vay không hết thì gửi vào Ngân hàng hưởng chênh lệnh lãi suất hàng chục lần.
Còn người dân thuộc dạng “xóa đói giảm nghèo” muốn vay được khoản vốn này phải chịu vay nặng lãi với mức lãi suất có khi lên đến 10%/tháng.

Và thế là tiền cho vay xóa đói giảm nghèo đã biến thành tiền cho vay nặng lãi. Và cán bộ địa phương và Ngân hàng vốn đã cấu kết với nhau hoàn toàn dễ dàng trả lãi và vốn đầy đủ cho Ngân hàng Chính sách Xã hội đúng kỳ hạn, và được tuyên dương khen thưởng về thành tích xuất sắc “xóa đói giảm nghèo” của mình, thậm chí có cá nhân được xem là tấm gương điển hình.

Để người dân phải vay vốn nặng lãi của mình, các cán bộ cũng nghĩ ra nhiều phương pháp như đánh số đề, cá độ bóng đá để người dân vướng vào vòng đỏ đen, các cán bộ này cũng vung tiền thuê người đòi nợ. nhiều người trót vướng vào vòng đỏ đen này phải cầm cả sổ đỏ vay tiền để trả nợ.

Vay vốn xóa đói giảm nghèo lại nghèo thêm

Anh Trần Văn Trung ở Đắc Nông đã tố cáo việc ăn chặn tiền của người dân nơi đây, cụ thể như sau:

Ở Đắc Nông có một câu chuyện, ông Nguyễn Văn Long vay 7 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội , khi nhận tiền rồi ông Long phải đến nhà ông Nguyễn Văn Kiên là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của thôn, kiêm Tổ trưởng Tổ Vay Vốn để cho ông Kiên vay 5 triệu, còn lại 2 triệu không đủ để ông Long làm gì cả nên chỉ dùng để chi tiêu.

Hết hạn vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội Đắc Nông tới tận nhà ông Long đòi 7 triệu đồng cộng thêm tiền lãi, lúc này ông Long mới té ngửa là ông Kiên chưa trả đồng nào. Vậy là, chỉ được vay 2 triệu đồng nhưng ông Long mắc nợ tổng cộng hơn 10 triệu đồng, nên đã nghèo lại nghèo thêm.

anh Phạm Văn Bằng vay được 10 triệu đồng thì tổ trưởng tổ vay vốn Nguyễn Văn Kiên và Thôn trưởng Vũ Văn Phương đến tận nhà tuyên bố: “Đưa thiếu một đồng là không lấy đâu nhé”, sau đó 2 ông này lấy của anh Bằng 3 triệu đồng.
Còn anh Trần Văn Trung để vay được 12 triệu đồng đã phải chi cho ông Kiên vay lại 4 triệu đồng.

Một chính sách thoạt nhìn là tốt, nhưng được thực thi bởi những quan chức biến chất, hủ bại, thì chính sách ấy cũng giống như miếng bánh ngon dành cho các quan chức mà thôi. Còn người nghèo thì mãi vẫn hoàn nghèo.

Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn

Cây xanh Hà Nội và nỗi buồn bạn trẻ

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA-2015-03-27  
cay-xanh-bi-chat-622.jpg
Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị triệt hạ hôm 24/3/2015.Courtesy photo

Hà Nội trong mắt nhiều bạn trẻ luôn đẹp và thơ mộng. Một Hà Nội lung linh mặt hồ, những hàng cây xanh mát và những mái ngói rêu phong, cổ độ. Dường như nét đẹp Hà Nội luôn mang bóng dáng của những hàng cây, bờ hồ và những con đường rợp bóng. Thế nhưng, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nhiều cây xanh trong lòng Hà Nội bị triệt hạ, những con đường thơ mộng trở nên nóng nực, ngộp thở. Điều này làm nhiều bạn trẻ cảm thấy sốc và lo lắng cho số phận của nhiều cây xanh đang tồn tại trên đường phố Hà Nội.

Trồng cây mỡ là một giải pháp không tốt

Một bạn trẻ tên Nguyên, sống ở quận Hoàng Kiếm, Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi: “Rất là chán, thấy họ bầy hầy quá. Tôi nghĩ đằng sau cái chuyện này là câu chuyện chia chác. Nó quá vô cảm, quá tự tin và nghĩ rằng người dân không biết gì. Phía xâm phạm họ nghĩ rằng người dân không biết gì nhưng không ngờ người dân rất quan tâm. Và cứ thế mà chặt, mà chia chác, hút chích với nhau… Có người nói đây là cây mỡ, nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề chính, vấn đề vẫn là xem thường đời sống của người dân, vô cảm mà!”.

"Rất là chán, thấy họ bầy hầy quá. Tôi nghĩ đằng sau cái chuyện này là câu chuyện chia chác. Nó quá vô cảm, quá tự tin và nghĩ rằng người dân không biết gì. Phía xâm phạm họ nghĩ rằng người dân không biết gì nhưng không ngờ người dân rất quan tâm. "-Bạn Nguyên

Theo Nguyên, một khi hàng xà cừ lâu năm bị bứng gốc và thay vào đó là những hàng cây mỡ trơ trọi, ít nhất cũng ba năm sau mới có thể cho bóng mát thì Hà Nội sẽ rơi vào tình trạng nóng nực trong mùa hè sắp tới. Bởi Hà Nội thường lạnh cắt da cắt thịt vào mùa Đông nhưng lại nóng nực đến độ ngộp thở vào mùa Hè. Thời tiết hai mùa phân biệt rất rõ ở Hà Nội.

Hà Nội trong năm năm trở lại đây có đến hai lần bị nắng hạn đến mức người dân phải chạy ra các bờ hồ để hóng gió. Trong khi đó, lưu lượng xe máy, xe hơi và xe tải trên đường Hà Nội ngày càng tăng, vấn đề thải nhiệt, thải khói làm nóng bầu không khí thành phố là chuyện khó tránh khỏi. Những hàng cây lâu năm đóng vai trò như những cái máy hút bụi, điều hòa không khí, làm mát cho thành phố. Bây giờ bị chặt trụi, nắng nóng và ô nhiễm sẽ nặng nề hơn trong mùa Hè tới.

Bên cạnh đó, cây mỡ là một loại cây ưa thích của sâu bọ, đặc biệt là sâu róm, một loại sâu gây ngứa và bụi phấn của nó có thể làm nổi mụn bỏng đối với người có làn da nhạy cảm. Trong khi đó, một cây mỡ trưởng thành, đến mùa sâu bọ có thể chứa vài ngàn con sâu trong tán lá và thân cây. Với số lượng hàng trăm cây trên đường phố thì sẽ khó mà lường được số lượng người bị sâu bọ gây ngứa, gây mẩn đỏ và phỏng da vì sâu bọ. Không có gì đáng sợ hơn cho cư dân thành phố một khi họ phải luôn phòng tránh sâu bọ và sâu bọ có thể rơi lên người bất kể giờ nào khi ra đường.


Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị triệt hạ hôm 24/3/2015. Courtesy photo.

Cũng theo bạn Nguyên, cây mỡ là loài rễ cọc, rễ ở dạng chìm ăn sâu xuống lòng đất, đặc tính này khá hợp khi trồng nó trong môi trường chống bão, tránh bão, tránh nguy cơ bật gốc ở các thành phố. Tuy nhiên, đặc tính chứa sâu bọ của cây mỡ không cho phép người ta trồng nó ở nơi có dân cư và khi bứng cây mỡ từ rừng về thành phố, người ta đã chặt mất rễ cọc để dễ bó bồn, vận chuyển. Chính vì vậy, với thân cây cao chót vót, lại không có rễ cọc, cây mỡ sẽ là mối nguy cho người đi đường trong mùa mưa bão.

Và thay thế cây xanh trong thành phố không phải là một dự án đơn phương của bất kì một cơ quan chủ quản nào được bởi nó liên quan đến sức khỏe và đời sống của cư dân thành phố đó. Đứng trên một nghĩa khác, cây xanh là tài sản của toàn dân bởi khi trồng cây xanh, nhà nước đã dùng tiền từ ngân sách thành phố, ngân sách quốc gia để trồng cây nên khi khai thác cây, thay thế cây cũng cần phải có một sách lược rõ ràng, công khai, thậm chí phải thông qua ý kiến đóng góp của nhân dân. Có như thế mới khỏi rơi vào tình trạng chủ quan, cục bộ và bất minh.

Số gỗ khai thác sẽ dùng làm gì?

Một người làm nghề thợ mộc, tên Vinh, sống tại phố Yết Kiêu, Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi vấn đề làm anh và nhiều bạn trẻ khác quan tâm nhất hiện nay là số gỗ xà cừ khai thác được sẽ về đâu? Vì sao lại không bán cho người dân? Bởi nhiều lần anh liên hệ để mua số gỗ này nhưng không được, những người trực tiếp khai thác cây cho anh biết là gỗ đã có chủ.

Anh Vinh đặt dấu hỏi là có nhiều cây mọc sát nhà dân, được người dân chăm sóc, che chắn trong suốt quá trình trưởng thành, nhiều gia đình đã có thâm niên ba, bốn đời chăm sóc, che chắn cho cây xanh trước mặt nhà của họ, xem cây xanh là một thành viên không thể thiếu trong gia đình họ. Như vậy tại sao nhà nước không có kế hoạch khoán cho nhà đó khai thác cây, trồng cây mới hoặc tổ chức thăm dò nhân dân trước khi khai thác, đến khi thăm dò xong thì tổ chức đấu giá để người dân được mua gỗ theo nhu cầu sử dụng?

"Đau đớn lắm, nó có nhiều cái điên rồ đang xảy ra ở Hà Nội. Mình cảm thấy như một cơn giận lớn đang xảy ra vậy. Gần đây không chỉ là chuyện cây xanh mà môi trường Hà Nội đang ngày một xấu đi. "-Bạn Hằng

Hiện tại, số gỗ xà cừ đã khai thác trên thành phố vẫn là một bí mật đối với người dân. Chưa có người dân nào được mua bất kì tấc gỗ nào để sử dụng. Là một thợ mộc chuyên đóng những sản phẩm có tính mỹ nghệ, anh Vinh mong muốn được mua vài khối gỗ xà cừ để đóng nhưng điều này nằm ngoài khả năng.

Cũng theo anh Vinh, nhu cầu về gỗ ở thành phố Hà Nội rất cao, từ ốp tường, đóng tủ, tạc tượng cho đến đóng những chiếc hộp nhỏ đựng trang sức, các thợ mộc ở Hà Nội đều phải lên tận các cửa hàng ở Tây Bắc để mua gỗ hoặc mua gỗ với giá rất cao tại các cửa hàng gỗ trong thành phố. Nếu như số gỗ xà cừ khai thác được đem bán đúng với giá thị trường để tạo nguồn cho ngân sách thành phố, anh Vinh dự đoán nó sẽ lên đến tiền tỉ. Trong khi đó, người dân Hà Nội khỏi phải hụt hẫng trong chuyện mua gỗ để đóng đồ dùng gia đình.

Nhưng đó mới chỉ là chuyện của những thợ mộc, theo một bạn trẻ tên Hằng, sống ở quận Ba Đình: “Đau đớn lắm, nó có nhiều cái điên rồ đang xảy ra ở Hà Nội. Mình cảm thấy như một cơn giận lớn đang xảy ra vậy. Gần đây không chỉ là chuyện cây xanh mà môi trường Hà Nội đang ngày một xấu đi. Người nước ngoài họ cũng nhìn thấy điều này. Sự xuống cấp về môi trường cũng làm ngạt thở rồi, ô nhiễm rất nặng. Chính quyền họ vẫn ‘khôn’ như vậy nên người dân họ nổi giận”.

Với cái nhìn của một người trẻ như Hằng thì việc hạ cây xanh một cách gấp gáp để rồi sau đó trồng hàng loạt cây mỡ vàng tâm mà lại nói là cây vàng tâm, sau đó, khi bại lộ, trong đêm, tại nhiều nơi đã bứng bỏ cây mỡ và trồng cây vàng tâm thay vào, sáng ra, người dân chỉ biết tròn mắt ngạc nhiên… Theo Hằng, sự ngạc nhiên này chứa một nỗi thất vọng rất lớn của nhân dân trước kiểu làm việc thiếu khoa học và bất minh của chính quyền Hà Nội, nó không chỉ là vấn đề môi trường mà còn liên quan đến vấn đề chính trị.

Hằng lấy làm thất vọng về những gì đang xảy ra tại thành phố cô đang sống!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/hanoi-s-trees-and-the-sadness-of-youth-03272015114959.html/ttvn032715.mp3

Nỗi đau Formosa, Hà Tĩnh

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA-2015-03-27  
vung-ang-622.jpg
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và lực lượng cứu hộ đưa một người bị nạn ra ngoài trong vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh. RFA PHOTO

Chỉ trong vòng chưa đầy nửa giờ, một khối sắt nặng hàng ngàn tấn đã đè bẹp hàng trăm sinh mạng, 14 người chết, hơn 30 người bị thương và hai trong số họ có nguy cơ không qua khỏi lưỡi hái thần chết. Trong khi đó, khối sắt nặng hàng ngàn tấn vẫn chỉ mới được bốc dỡ xong.

Nhưng với trọng lượng nặng hàng ngàn tấn sắt thép đè bao nhiêu sinh mệnh bên dưới vẫn là một ẩn số, bởi với sức nặng đó, nếu đè trực tiếp vào người sẽ không còn hình hài. Đó là chưa nói đến phần hầm thoát nước ra biển rộng 5m ngang và sâu tương đương nằm bên dưới giàn giáo có thể là hố tử thần của nhiều công nhân người Việt tại công trường đập chắn sóng thuộc dự án khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh và cảng nước sâu Sơn Dương, ở khu vực Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nỗi kinh hoàng giữa đêm khuya

"Giàn giáo lỏng lẻo, 14 người chết rồi. Còn bao nhiêu người nữa thì không biết. Nó làm ẩu quá, chất lượng kém quá, bảo hộ lao động cũng kém quá... Không hiểu sao bây giờ người ta cho cảnh sát cơ động phong tỏa. "-Anh Hoàng

Một kỹ sư trong khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh, tên Hoàng, cho biết: “Giàn giáo lỏng lẻo, 14 người chết rồi. Còn bao nhiêu người nữa thì không biết. Nó làm ẩu quá, chất lượng kém quá, bảo hộ lao động cũng kém quá... Không hiểu sao bây giờ người ta cho cảnh sát cơ động phong tỏa. Chắc là để giữ trật tự, mà phong tỏa bệnh viện nữa mới lạ! Người Việt mình ở đó nghèo lắm, lao động Việt chỉ làm những việc thô sơ. Những công nhân nước ngoài, đặc biệt là công nhân Trung Quốc làm những công đoạn bí mật…”

Anh Hoàng cho biết thêm là anh không làm việc tại khu vực giàn giáo bị sập nên không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng tiếng đổ rầm giữa đêm khuya khiến anh giật mình, tỉnh giấc, sau đó là tiếng la ó, kêu cứu của một số người, gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Khi anh choàng tỉnh thì tiếng kêu la tràn lan cả khu vực công trường và sau đó chừng 30 phút thì xuất hiện xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát. Đặc biệt, lực lượng cảnh sát cơ động đến rất đông.

Cũng theo anh Hoàng cho biết thì chắc chắn sẽ có nhiều người Việt Nam bị chết và bị thương trong vụ sập giàn giáo này và rất có thể là không có người nước ngoài nào bị thương hoặc chết trong vụ tai nạn cả. Bởi người lao động nước ngoài và kĩ sư nước ngoài ít bao giờ trực tiếp đứng trên giàn giáo, trực tiếp làm những việc nặng. Phần việc lao động phổ thông, hay còn gọi là lao động tay chân thuần túy, nặng nhọc đều dành cho công nhân Việt Nam.


Nhân viên y tế cấp cứu cho một người bị nạn trong vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh. RFA PHOTO.

Những công nhân Trung Quốc và công nhân các nước khác được giao phần việc sau khi công nhân Việt Nam xử lý thô, họ được ưu tiên làm việc trong mát, có mức lương cao gấp ba hoặc bốn lần công nhân Việt Nam. Nếu là kĩ sư, mức lương có thể cao gấp năm lần mức lương của kĩ sư Việt Nam. Đặc biệt, các công nhân Trung Quốc hầu như làm những việc bên trong một khu vực riêng bí mật, ít xuất hiện và họ làm gì, người Việt Nam không tài nào biết được. Ngay cả kĩ sư Việt Nam cũng không biết được phần việc của công nhân nước ngoài, đặc biệt là công nhân Trung Quốc.

Chung qui, theo nhận xét của kĩ sư Hoàng thì không riêng gì tại khu vực công trường vừa bị sập giàn giáo mà tất cả các công trường trong khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, tất cả những nơi nào phải làm việc dưới nắng, công khai làm việc và làm việc nặng nhọc thì đều dành cho công nhân Việt Nam. Những công nhân Trung Quốc luôn làm việc trong môi trường bí mật và không ai có thể biết được họ đang làm gì trong khu vực của họ.

Mặc dù là một kĩ sư, quản lý kĩ thuật nhưng anh Hoàng cũng không ngoại lệ, anh không được phép đến gần khu vực làm việc của người Trung Quốc. Qui định này có tính bắt buộc nhằm đảm bảo bí mật của các công nhân nước ngoài. Anh lấy làm lạ về chuyện này nhưng làm lâu ngày cũng thấy quen dần và xem như chuyện bình thường. Bởi anh nghĩ nếu nó không bình thường thì làm sao các cơ quan chức năng ở đây lại chấp nhận điều kiện quái gở này. Ngay cả một số quan chức Hà Tĩnh cũng không được phép đến thăm một số nơi làm việc có vẻ riêng tư của người Trung Quốc. Đó là một sự thật mà anh Hoàng phải chấp nhận để làm công ăn lương.

Những số phận lao động Việt Nam

Một công nhân bị thương nhẹ trong trận sập giàn giáo, đang nằm viện, yêu cầu giấu tên, bàng hoàng chia sẻ với chúng tôi: “Bị chết đâu mười bốn mười lăm người. Giờ em cũng không rõ nữa, em chỉ nghe tin... sập giàn giáo”.

"Bị chết đâu mười bốn mười lăm người. Giờ em cũng không rõ nữa, em chỉ nghe tin... sập giàn giáo. "-Một công nhân

Theo người công nhân này, anh hầu như không thể nhớ nổi bết kì một chi tiết nào khi sập giàn giáo, khoảnh khắc đó diễn ra như một tia chớp. Anh chỉ nhớ trước đó chừng 20 phút, mọi người có nghe một tiếng thép bị bứt đánh “rắc” một tiếng rất lớn, cảm giác như giàn giáo hơi chao đảo trong chốc lát. Anh hoảng sợ bỏ chạy đầu tiên và chạy ra cách giàn giáo chừng 20 mét. Nhưng sau đó các kĩ sư chỉ huy Hàn Quốc yêu cầu mọi người tiếp tục vào vị trí làm việc.

Khi mọi người đã vào vị trí làm việc, anh vẫn thấy không yên tâm nên nấn ná đi tiểu tiện một lúc rồi mới quay vào, khi anh vào gần giàn giáo thì một tiếng ầm nổ đinh tai, anh không còn biết được gì nữa. Anh hồi tỉnh lúc 5h sáng và thấy chung quanh mình là những nhân viên y tế và các thực tập sinh.

Cũng theo anh này cho biết thì anh cảm thấy hoài nghi, rất có thể còn nhiều người bị mắc kẹt trong đống đổ nát hoặc đã bị nát dưới khối sắt nặng hàng ngàn tấn này. Vì tổng số người bị thương và chết chưa đến 50 người, anh không nghe số lượng người thoát nạn, trong khi đó, tổng số công nhân Việt Nam thi công ở công trường này lúc nào cũng dao động từ 90 người đến 110 người.

Anh này hy vọng rằng số người còn lại không bị chết và cũng không bị thương, họ đã thoát nạn. Bởi nếu họ gặp nạn, tương lai của gia đình họ sẽ rất khó khăn. Bởi phần đông lao động người Việt Nam chấp nhận gian khổ để làm ở Formosa đều là người Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, phần đông có điều kiện gia đình hết sức khó khăn, nhà đông con, không có đất đai, họ là lao động chính trong gia đình.

Anh công nhân này khẳng định rằng hầu hết người lao động Việt Nam trong khu công nghiệp Vũng Áng đều có điều kiện kinh tế khó khăn giống như anh. Bởi cùng là người Việt với nhau, qua giao lưu, trò chuyện trong giờ giải lao, mọi người đều biết hoàn cảnh của nhau. Vả lại, theo anh này, nếu có điều kiện kinh tế dư giả một chút, chẳng có ai dại gì vào khu công nghiệp để làm việc với nắng nóng, lương cũng không cao và sự nguy hiểm luôn rình rập.

Cũng giống như người đàn ông này, chúng tôi luôn chờ đợi tin tức mới nhất và chính xác nhất trong sự cầu nguyện mọi điều an lành, may mắn đến với các công nhân trong khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-pain-of-ha-tinh-formosa-03272015134042.html/vttvn032715.mp3

Xây dựng sân bay Long Thành có là phương án tốt nhất?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-03-27
san_bay_Long_Thanh-622.jpg
Mô hình dự án xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành.Courtesy photo

Xây dựng mới hay nâng cấp?

Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Không thể tìm ra phương án nào tốt hơn so với xây dựng cảng hàng không Long Thành”.

Tuy vậy, theo các chuyên gia với phương án nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành ở phía Đông Bắc Sài gòn khoảng 40 km, với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành, đây sẽ là sân bay lớn nhất VN trong tương lai.

Chính phủ VN đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là 1 cảng trung chuyển hàng không quốc tế hàng đầu, nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển trong khu vực để thu lợi về kinh tế. Dự kiến sân bay này có thể sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước.

Quá trình xây dựng sân bay Long Thành dự kiến sẽ gồm 3 giai đoạn, với chi phí khoảng 18 tỷ USD, số vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy vậy tới nay, dự án này đang chờ sự phê duyệt của Quốc hội.

"Đầu tư để phát triển, đầu tư có hiệu quả để mang lại nguồn thu cho đất nước tôi nghĩ là một việc làm cần thiết. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nếu trình dự án sân bay Long thành gọi là phù hợp thì tôi nghĩ chưa thể gọi là phù hợp được. "-Bà Ngô Thị Minh

Vấn đề nên hay không nên xây dựng mới sân bay Long Thành đã gây nhiều tranh cãi, trong một phiên họp Quốc hội gần đây, bà Ngô Thị Minh – ĐBQH tỉnh Quảng ninh đã khẳng định:

“Đầu tư để phát triển, đầu tư có hiệu quả để mang lại nguồn thu cho đất nước tôi nghĩ là một việc làm cần thiết. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nếu trình dự án sân bay Long thành gọi là phù hợp thì tôi nghĩ chưa thể gọi là phù hợp được.”

Cần phải có những đánh giá khoa học, chính xác và khách quan, chứ không thể vin vào vì lý do nợ công cao để ngăn cản các dự án có thể tạo đà phát triển của đất nước, TS. Kinh tế Trần Đình Thiên cảnh báo:

“Nhậy cảm như vấn đề sân bay Long thành ở thì tương lai mươi mười lăm hai mươi năm sau, mà lôi cái nợ bây giờ ra để nói thì nó hơi nhạy cảm quá. Có thể cách tiếp cận các hướng tới sự phát triển cần phải có một cái tầm xa hơn nữa, ý tôi muốn nói rằng nếu bây giờ nói nợ nần bây giờ kinh lắm, các thứ nọ kia. Nếu thế, cái sân bay Long thành thì chắc chắn đừng có làm vì nó tốn tiền, thì cái lập luận đó quá đơn giản vì lấy nỗi sợ hiện tại để bàn luận một vấn cực kỳ đề lớn của tương lai gắn với một cái triển vọng của đất nước.”

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch công ty Du lịch Lửa Việt tỏ ra nghi ngờ về số lượng du khách được dự báo, vì theo ông lượng khách du lịch đến VN hiện chỉ ở mức 7 triệu người/năm, khả năng lượng du khách tăng gấp 3 lần trong vài năm tới là điều không thể có. Ông cho biết:

“Xin lỗi, chúng ta chưa phải là đối thủ của Singapore, chưa phải là đối thủ của Thailand, chưa phải đối thủ của Malaysia trong lĩnh vực này.”


Một góc sân bay Tân Sơn Nhất

Ngày 21.3.2015, tại Hội thảo “Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất”, Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP. HCM đã phản biện rằng sân bay Long Thành không thể là sân bay trung chuyển, không đủ sức cạnh tranh với các sân bay trong khu vực như Hồng Kông, Thái Lan, Singapore.

Nói về kết quả của hội nghị, TS. Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch hội đồng tư vấn Khoa học công nghệ HASCON nói với chúng tôi:

“Cái điều mà Bộ Giao thông đưa ra về cái dự án sân bay Long thành là hoàn toàn khác với ý kiến của hội thảo. Hội thảo của chúng tôi có 170 người tham gia, đã có 21 người đăng ký phát biểu, nhưng có 18 người nói thì 17 người ủng hộ quan điểm của chúng tôi. Chỉ có một người duy nhất nói nên xây dựng sân bay Long thành, lý do thì nói chả khác gì ông Đinh La Thăng.”

Tuy vậy, trao đổi với Báo Lao Động, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định: “Không thể tìm ra phương án nào tốt hơn so với xây dựng cảng hàng không Long Thành”.

Đánh giá về phát biểu của BT Đinh La Thăng, TS. Nguyễn Bách Phúc cho biết:

“Ông Đinh La Thăng đã không trả lời thẳng vào câu hỏi của nhà báo, mà ông ấy chỉ nói cái ý của ông từ xưa đến nay không hế thay đổi. Nghĩa là, phía chúng tôi không hề nói phải mở rộng, mà họ cố tình nói muốn dùng Tân Sơn Nhất thì phải mở rộng, họ bịa ra cái chuyện phải giải phóng 500 ngàn dân thì phải mở rộng. Song tôi đảm bảo không phải mở rộng một m2 nào hết, mà chỉ sử dụng cái đất hiện hữu thôi. Cho nên ngay cả ông Đinh La Thăng cứ nói mà không xem, không hề hề biết chúng tôi không đề nghị mở rộng, mà chúng tôi muốn nâng cấp.”

Chưa đánh giá đầy đủ rủi ro

Trả lời câu hỏi, có phải hiện nay không thể tìm ra phương án nào tốt hơn so với việc xây dựng cảng hàng không Long Thành hay không?

Với diện tích đất 1.500ha của Tân Sơn Nhất hiện có, với số tiền 3 tỷ USD chúng ta có thể nâng cấp sân bay này lên công suất 80 triệu hành khách/năm, mà không cần phải di dời hay làm thêm sân bay mới, TS. Nguyễn Bách Phúc khẳng định:

"Với khuôn viên của Tân Sơn Nhất hiện nay, trước mắt có thể nâng cấp lên 56 triệu lượt hành khách và sau năm 2050 thì có thể nâng lên 80 triệu lượt hành khách. Giai đoạn 1 chỉ tốn 1,7 tỷ USD, giai đoạn 2 tốn 1,2 tỷ, cộng cả 2 giai đoạn chỉ tốn khoảng 3 tỷ USD."-TS. Nguyễn Bách Phúc

“Chúng tôi đã phân tích bằng một tính toán hết sức khoa học cho thấy, với khuôn viên của Tân Sơn Nhất hiện nay, trước mắt có thể nâng cấp lên 56 triệu lượt hành khách và sau năm 2050 thì có thể nâng lên 80 triệu lượt hành khách. Giai đoạn 1 chỉ tốn 1,7 tỷ USD, giai đoạn 2 tốn 1,2 tỷ, cộng cả 2 giai đoạn chỉ tốn khoảng 3 tỷ USD là có thể nâng cấp Tân Sơn Nhất lên. Nếu nâng cấp ở mức 56 triệu lượt hành khách thì chỉ cần cái khuôn viên hiện hữu, và các khu đất trống, kể cả đất sân golf. Còn sau này nếu nâng cấp lên thành cỡ 80 triệu lượt hành khách, thì phải giải phóng hơn 100 ha đất mà quân đội đang dùng.”

Theo VnEconomy online, Tiến sĩ khoa học Trần Quang Thắng - Ủy viên Hội đồng Nhân dân TP HCM cho rằng: “Dự án sân bay Long Thành còn mang nhiều yếu tố chủ quan, chưa đánh giá đầy đủ rủi ro tiềm ẩn mang tính cốt lõi. Phương án khả thi là nâng công suất cho sân bay Tân Sơn Nhất. Làm tốt những vấn đề này thì sau năm 2025 mới tính đến chuyện xây dựng sân bay mới.”

Theo VnExpress, PGS - TS Nguyễn Thiện Tống, Chủ tịch Chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý HASCON khẳng định: "Gần đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng có nói nếu không cho dự án Long Thành một cơ hội thì mai sau lịch sử sẽ có tội với đất nước, thì tôi lại cho rằng vội xây dựng sân bay Long Thành mới là có tội. Cho nên cần có một nghiên cứu rõ ràng về các số liệu cũng như phân tích những hạn chế, rủi ro của cả Long Thành và Tân Sơn Nhất”

Vấn đề phản biện Dự án sân bay Long Thành không thể dừng lại ở đây, nói về các bước tiếp theo của Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý, TS. Nguyễn Bách Phúc ghi nhận:

“Kết luận của Hội nghị đã nói chúng tôi sẽ có một kiến nghị trong đó sẽ nói 02 vấn đề lớn. Một là chúng tôi đề nghị Quốc hội chưa thông qua và thứ 2 là chúng tôi đề nghị Bộ Giao thông và chủ đầu tư cần phải đối thoại khoa học với chúng tôi, mời các chuyên gia bên đó cùng các chuyên gia bên chúng tôi cùng ngồi tranh luận.”

Trong kinh doanh, khi lượng khách không đạt được mục tiêu thì khả năng thu hồi vốn là hoàn toàn không thể. Đừng để bài toán sân bay Long thành phụ thuộc quá nhiều vào những đánh giá chủ quan hoặc những lợi ích khác. Vì các phân tích khoa học đã cho thấy, sân bay Long thành không đủ điều kiện và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-lt-airport-project-best-solution-av-03272015131518.html/vav032715.mp3

Lấp sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường

Anh Vũ, RFA
2015-03-27  
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp sông Đồng Nai.
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp sông Đồng Nai.Courtesy VietNamNetBridge

Việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho phép công ty tư nhân san lấp 7,72ha mặt nước sông Đồng Nai để xây dựng dự án đầu tư phát triển đô thị, không chỉ tàn phá môi trường mà còn tạo một tiền lệ xấu trong việc vi phạm pháp luật.

Mục đích lấp sông?

Việc UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” đang nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.

Thực chất đây là dự án lấn sông Đồng Nai để xây cao ốc, văn phòng, và công viên cây xanh. Dự án này với quy mô 8,4 ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Trong đó hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha là đất đang hiện hữu. Đặc biệt dự án này sẽ lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m.

Tuy nhiên, đến nay một số địa phương, cơ quan liên quan lẫn người dân chịu tác động trực tiếp từ dự án này đều cho rằng không nhận được thông tin tham vấn về dự án từ chính quyền tỉnh Đồng Nai.

Đánh giá về dự án xây dựng này, một cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu cầu không nêu danh tính cho biết:

Lấn sông mà chiến một diện tích lớn như vậy 7.7 ha ở lòng sông thì là một việc làm không thể chấp nhận được.Lãnh đạo Tổng Cục Thủy lợi
“Nếu như không có sự đồng ý, không có các nhà chuyên môn xem xét vấn đề này thì tôi nghĩ rằng đấy là một việc làm hoàn toàn sai trái và không ai đồng tình cả.

Đặc biệt, nếu có tính toán đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng cái tính toán đó cũng chưa đúng, bởi vì lấn sông mà chiếm một diện tích lớn như vậy 7.7 ha ở lòng sông thì là một việc làm không thể chấp nhận được.”

Dân chúng lo lắng

Bản đồ Google Map chụp cảnh sông Đồng Nai đang bi san lấn.

 Đáng chú ý, chính quyền Đồng Nai đã không lấy ý kiến của người dân theo đúng quy định, ông Bảy một cư dân ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa cho biết sự lo lắng của ông. Ông nói:

“Tôi thấy chưa có ai như tỉnh Đồng Nai này làm cái bờ sông kiểu đó, trước mắt cái đó sẽ ép dòng chảy mạnh lên và làm cù lao của mình sẽ không còn. Thứ 2 nữa là cầu Ghềnh tương lai cũng không biết như thế nào và thứ 3 là bờ sông bên kia có khi là sạt lở. Rồi trên bờ, khi mưa lớn thì không có lối cho thoát nước”.

Theo báo Thanh Niên, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, khẳng định:

“Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, tôi không biết và với tư cách là Thứ trưởng Bộ TN-MT tôi cũng không hay về dự án này. Tôi chỉ biết việc này qua báo chí”.

Cái đó sẽ ép dòng chảy mạnh lên và làm cù lao của mình sẽ không còn. Thứ 2 nữa là cầu Ghềnh tương lai cũng không biết như thế nào và thứ 3 là bờ sông bên kia có khi là sạt lở. Rồi trên bờ, khi mưa lớn thì không có lối cho thoát nước.Ông Bảy, phường Quyết Thắng

Hiểm họa khó lường

Nói về nguyên nhân một dự án lớn, ngay từ khi bắt đầu khởi công đã vấp phải sự phản ứng của đông đảo chuyên gia môi trường, thủy lợi song vẫn tồn tại và tiếp tục thi công. Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi khẳng định:

“Cái nguyên nhân là do người nằm trong cơ quan quản lý, nhưng có sự thông đồng thế nào đó thì nó mới có thể xảy ra được. Chứ trong quản lý mà cơ quan quản lý mà nghiêm túc thì một việc tày đình như thế thì sẽ không có chuyện đó xảy ra.

Bây giờ thì rờ vào đâu thì cũng thấy điều đó, cái gì đưa ra cũng đều có động cơ lợi ích nhóm trong đó và tìm cách lách để làm. Tôi thấy cái đó là một thực trạng mà ở bất cứ lĩnh vực nào cũng xảy ra như vậy.”

Dự án này sẽ là một hiểm họa vô cùng lớn không chỉ cho môi sinh, mà ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên một diện rộng ở khu vực Đông Nam Bộ.

Vị cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi nhận định:

“Bởi vì dòng chảy khi anh tác động làm cho dòng chảy hướng đi một cái hướng khác chẳng hạn, thì hoàn toàn phía hạ lưu nó sẽ thay cái lòng dẫn cho phù hợp với dòng chảy và nó uốn lượn theo quy luật dòng chảy động lực học song.

Và lúc đó, sạt lở, bồi lắng ở phía hạ lưu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, rồi công trình hai bên ven sông. Sẽ ảnh hưởng xuống phía hạ lưu sông, ở những đoạn Sài gòn, rồi trên các tỉnh phía lân cận. Mà tôi nghĩ thiệt hại sẽ gấp hàng trăm lần cái mà chúng ta chưa lường hết được.”

Trả lời câu hỏi vấn đề lấp sông Đồng Nai tiếp theo sẽ nên được giải quyết theo hướng nào? Nếu để cho làm sẽ tạo tiền lệ, các chủ đầu tư khác cũng đua nhau xin làm các dự án trên các con sông khác rồi sẽ ra sao?

Cái nguyên nhân là do có sự thông đồng thế nào đó thì nó mới có thể xảy ra được. Chứ cơ quan quản lý mà nghiêm túc thì một việc tày đình như thế thì sẽ không có chuyện đó xảy ra.TS Trần Nhơn, cựu Thứ trưởng Bộ Thủy lợi

Theo quy định của Bộ Xây dựng về hành lang bảo vệ sông, rạch thì phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể cả doanh nghiệp. Tiến sĩ Trần Nhơn cho biết:

“Làm thế này thì nhà đầu tư rất có lợi rồi, nhưng nếu ông vì cái lợi cục bộ của ông mà ông tàn phá môi trường, ông làm sai các quy định của của các văn bản pháp luật thì rõ ràng mình phải yêu cầu họ dừng lại ngay. Đồng thời phải yêu cầu họ phải thông qua đầy đủ các bước thiết kế, thẩm định cho đúng quy trình thì mới được làm.

Những cái việc lớn như thế mà để cho họ lách, để cho họ thi công rồi thì dân mới biết thì rõ ràng là không được. Bây giờ dân họ không đồng tình và thủ tục về mặt khoa học kỹ thuật thì chưa có, vậy thì phải dừng lại ngay thôi.”

Vì lợi nhuận, bất chấp hậu quả

Cần nhận thức rằng sông Đồng Nai là mạch máu chính của miền Đông Nam bộ, dòng sông có nhiệm vụ chính trong cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông thủy, điều hòa khí hậu, cảnh quan môi trường và cân bằng hệ sinh thái thủy sinh cho khu vực.

Vị cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi ghi nhận:

“Đây là đang làm trái Luật Tài nguyên nước năm 2012 và kể cả những vấn đề liên quan đến Luật đê điều. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không nên để nó trở thành một cái tiền lệ. Điều này cần phải cấm ngay, bởi vì tôi nghĩ bản thân cái thiệt hại tôi tin chắc rằng sẽ lớn gấp nhiều lần cái được lợi.

Tôi không biết lợi ích bên trong là gì nhưng tôi thấy trước mắt, hậu quả là rất lớn,  ảnh hưởng lâu dài, để lại hậu quả nặng nề cho mai sau.Chuyên gia Doãn Mạnh Dũng
Tôi nghĩ cần phải xem xét lại và ngăn chặn chuyện được chuyện ấy thì mới không gây ra hiểm họa, Và tỉnh Đồng Nai khi muốn đảm bảo lợi ích của mình thì phải nghĩ đến quyền lợi của các tỉnh lân cận, các vùng lân cận thì đấy mới là phát triển bền vững của một quốc gia và một lưu vực sông.”

Theo VNN online, chuyên gia Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kỹ thuật biển thành phố HCM cho biết:

"Tôi không biết lợi ích bên trong là gì nhưng tôi thấy trước mắt, hậu quả là rất lớn,  ảnh hưởng lâu dài, để lại hậu quả nặng nề cho mai sau. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ, với thẩm quyền của mình phải dừng ngày việc lấn sông Đồng Nai và khôi phục lại nguyên trạng."

Friedrich Engels , ông tổ của những người cộng sản đã nói rằng:

“Loài người đã nhiều phen toan cải tạo thiên nhiên, nhưng lần nào cũng vậy, thiên nhiên bèn cho nó một cái tát xiếc: Hãy ngồi yên chỗ, ngươi chỉ là một thành tố của thiên nhiên mà thôi!".

Vì thế dư luận cho rằng, thử đặt trường hợp, bây giờ địa phương nào cũng sẵn sàng cấp phép lấn sông cho doanh nghiệp để làm dự án, thì lúc ấy đừng nói đến tăng trưởng, hiện đại... mà có lẽ đến cả nước sinh hoạt cũng sẽ không đủ mà dùng.

Đình công ở Công ty Pouyuen: Ba công nhân bị điện giật

(TNO) Sáng 27.3, ba công nhân của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân (TP.HCM) đã bị điện giật té xỉu khi đình công phản đối chính sách bảo hiểm mới.

Đình công ở Công ty Pouyuen: Ba công nhân bị điện giật - ảnh 1
Một công nhân bị điện giật đang nằm điều trị trong phòng khám Pouyuen - Ảnh: Trung Hiếu

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi nhiều công nhân cho rằng bảo vệ Công ty Pouyuen không ngắt đường điện ở cổng ra vào khiến 3 công nhân bị điện giật.

Ba công nhân đã bị điện giật tại cổng xưởng khu C của công ty. Bà P., một công nhân làm việc ở khâu may và chứng kiến vụ việc, cho biết công nhân ở Pouyuen đình công do không đồng ý với quy định bảo hiểm xã hội mới năm 2015.

Quy định trước đây khi công nhân nghỉ việc, một thời gian sau có thể nhận sổ bảo hiểm để lãnh tiền trợ cấp một lần liên quan đến chính sách xã hội. Tuy nhiên, với quy định mới, những công nhân nghỉ việc phải chờ đến tuổi hưu, tức 55 tuổi mới được nhận sổ bảo hiểm.

“Nhiều công nhân cho rằng quy định mới này không hợp lý bởi đa phần công nhân ở quê, chỉ mong muốn làm một thời gian để kiếm tiền làm vốn về quê. Ngoài ra, không phải ai cũng cả đời làm cho Pouyuen và có phải ai cũng chờ đến 55 tuổi mới lãnh được sổ bảo hiểm theo quy định mới đâu”, bà P. nói.

Do bức xúc về chính sách bảo hiểm mới nên trong hai ngày qua, nhiều công nhân đã đình công trong khuôn viên công ty để phản đối. Theo một số công nhân, họ đình công tương đối ôn hòa, không đập phá đồ đạc mà chỉ với mục đích đòi quyền lợi cho mình.

Sự việc trở nên trầm trọng khi vào lúc 9 giờ sáng 27.3, nhiều công nhân của xưởng khu C tham gia đình công. Trước sự việc này, bảo vệ khu C đã tổ chức ngăn chặn không để đình công xảy ra.

Bà H., một công nhân thuộc xưởng khu C kể: “Một số bảo vệ không cho chúng tôi ra vào khuôn viên khu C. Bảo vệ còn nói nếu còn đình công thì họ sẽ ghim dây điện vào rào chắn của cổng”.

Theo bà H., sau tuyên bố đó, khoảng một lúc sau, một số công nhân khi chạm vào rào chắn của cổng khu C bị điện giật té xỉu. Cụ thể có 3 công nhân (2 nam và 1 nữ) bị điện giật ngất xỉu ngay tại chỗ. Sau đó 3 công nhân này được đưa vào cấp cứu tại phòng khám của Công ty Pouyuen.

Đình công ở Công ty Pouyuen: Ba công nhân bị điện giật - ảnh 2
Nhiều công nhân bức xúc khi thấy công nhân bị điện giật - Ảnh: Trung Hiếu
Đình công ở Công ty Pouyuen: Ba công nhân bị điện giật - ảnh 3
Cơ quan chức năng phải điều lực lượng xuống bảo vệ - Ảnh: Hương Giang

Việc 3 công nhân bị té xỉu đã khiến nhiều công nhân tức giận. Họ cho rằng công nhân té xỉu là do bảo vệ cài dây điện vào cổng. Nhiều công nhân đã vây quay cổng xưởng khu C để tìm cho ra người nào cắm dây điện vào cổng. Trước tình hình đó, Công ty Pouyuen buộc phải cho tất cả công nhân nghỉ việc và phối hợp với cơ quan chức năng ở quận Bình Tân ngăn chặn hiện tượng quá khích.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, đến 11 giờ trưa nay, vẫn còn nhiều công nhân tập trung trong khuôn viên Pouyuen. Rất đông công an và bảo vệ công ty có mặt ở đó để bảo vệ. Nhiều công nhân tập trung ở trước phòng khám để thăm hỏi 3 người bị nạn và bày tỏ sự bức xúc.

Tại phòng khám Pouyuen lúc 12 giờ, chỉ còn hai công nhân bị điện giật nằm điều trị ở đó. Người bị điện giật nặng nhất đã được chuyển đi bệnh viện khác. An ninh ở phòng khám được siết chặt. Chỉ có người thân của nạn nhân mới được vào thăm.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại, ông Đặng Văn Nghị, làm ở bộ phận gia công đế khu C và là 1 trong 3 người bị điện giật, cho biết khoảng 9 giờ sáng nay ông tham gia đình công. Tuy nhiên khi đoàn người trở về khu C, bảo vệ không mở cổng cho mọi người vào.

“Chúng tôi đòi vào nhưng bảo vệ nói không được nữa vì đã cài điện ở cổng rồi. Nghe vậy tôi không vào nữa nhưng vô tình đụng vào thanh sắt ở cổng bị điện giật té xỉu”, ông Nghị nói.

Ông Nghị cho biết có 3 người bị điện giật. Hiện ông và một người nữa điều trị ở phòng khám PouYuen, còn một người nữa đưa đi đâu ông không rõ. Dù đã tỉnh nhưng ông Nghị thấy trong người còn choáng.

Ông Nghị làm ở PouYuen được 6 năm. Cũng như đa số công nhân ở đây, bản thân ông cũng không đồng ý với chính sách bảo hiểm mới.

“Nhiều người ở tỉnh lên đây làm kiếm ít vốn về quê sinh sống nên không ai đồng ý với chính sách bảo hiểm không hợp lý đó”, ông Nghị nói.

Hơn 12 giờ, nhiều công nhân ở Pouyuen ra về. Tình hình đình công trở nên lắng dịu. Vụ việc đã báo lên Liên đoàn lao động quận Bình Tân, Bảo hiểm xã hội TP.HCM và cơ quan chức năng TP.HCM.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online, một cán bộ của Liên đoàn lao động TP.HCM cho biết đình công xảy ra khi Công ty Pouyuen tuyên truyền về việc quy định bảo hiểm xã hội mới.

“Về quy định 55 tuổi mới được nhận sổ bảo hiểm gây ra mâu thuẫn cho cả công ty và công nhân. Liên đoàn lao động cũng đau đầu với quy định này vì chưa có hướng xử lý nào phù hợp”, vị cán bộ trên nói.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng): Phải bồi thường thiệt hại
Hành vi giăng điện là hành vi nguy hiểm, pháp luật buộc người thực hiện hành vi phải nhận thức được hành vi của mình là có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác, kể cả anh cẩu thả, hay tự tin vì điều đó không xảy ra thì anh vẫn chịu trách nhiệm.

Pháp luật hình sự quy định, cụ thể điều 98 Bộ luật Hình sự, nếu gây hậu quả chết người, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vô ý làm chết người. Trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường những thiệt hại khám, điều trị bệnh nếu có.

27/03/2015 18:46
Trung Hiếu - Tấn Cư - Hương Giang

CA đòi bịt miệng cả trường Đại học Lâm nghiệp?

Ông Trần Văn Chứ - hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp, được nói là nhà giáo ưu tú, phó giáo sư, tiến sỹ

Hoàng Trần (Danlambao) - Toàn bộ giảng viên, sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp sẽ bị cấm phát biểu ý kiến liên quan đến vụ chặt hạ 6700 cây xanh tại Hà Nội. Đây là nội dung bức công văn ban hành hôm 25/3/2015, do đích thân hiệu trưởng Trần Văn Chứ ký.

Lệnh cấm trên được nói là thực hiện theo thông báo và đề nghị của Phòng An ninh chính trị nội bộ thuộc CA Hà Nội (PA38), trong đó có việc tiến hành kỷ luật những người bị cho là ‘vi phạm quy chế phát ngôn’.

CA đề nghị xử lý?   

“Sự việc đã được cơ quan công an thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho nhà trường và đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm”, bản thông báo viết.


Vài tiếng sau khi văn bản trên được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội, trang web đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) lập tức phát đi bản tin khẳng định vụ việc trên là chuyện nội bộ của trường đại học Lâm nghiệp, CA Hà Nội ‘không can thiệp’.

Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng PA83 nói với đài VOV rằng sau khi rà soát lại toàn bộ văn bản, cơ quan này ‘’hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào gửi cho trường Đại học Lâm nghiệp’’.

“Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệp”, vị trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ nói.

Như vậy, CA Hà Nội đã nói dối? Hay chính hiệu trưởng ĐH Lâm Nghiệp, ông Trần Văn Chứ đã bịa đặt ra ‘thánh chỉ’ mạo danh CA?

Chỉ được phát ngôn khi yêu cầu

Cũng theo yêu cầu của hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp, toàn bộ giáo viên và học sinh của trường chỉ được phép phát ngôn về việc chặt cây xanh khi nhà trường yêu cầu.

“Chỉ khi nhà trường yêu cầu, cán bộ viên chức, lao động hợp đồng, học sinh sinh viên mới được phát ngôn và cung cấp thông tin có liên quan một cách chính xác, khách quan”, bản thông báo viết.

Thậm chí, trong một bản thông báo khác, ông Trần Văn Chứ còn đe dọa sẽ ‘truy cứu trách nhiệm hình sự’ đối với những người bị cho là vi phạm ‘quy chế phát ngôn’ của trường.

Toàn bộ những văn bản vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận như trên được đăng công khai trên website của trường đại học Lâm nghiệp.

Nguyên nhân có lệnh cấm như trên có thể xuất phát từ những phát biểu gần đây của tiến sỹ Vũ Quang Nam, trưởng Bộ môn Tài nguyên thực vật rừng trường ĐH Lâm nghiệp. Cụ thể, ông Vũ Quang Nam cùng một số vị chuyên gia đã khẳng định loại cây vừa trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ, trong khi quan chức Hà Nội vẫn nằng nặc khẳng định đây là cây vàng tâm.

Giữa lúc vụ lùm xùm đang khiến UBND TP. Hà Nội muối mặt, dư luận lại phát hiện cơ quan trực tiếp tham gia vào vụ trồng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh chính là sở CA Hà Nội. Thậm chí, một buổi lễ trồng cây rầm rộ cũng được tổ chức hôm 14/3/2015 với sự tham dự của giám đốc CA Hà Nội - thiếu tướng Nguyễn Đức Chung.

Bức ảnh buổi trồng cây trên phố Nguyễn Chí Thanh được báo An Ninh Thủ Đôchú thích "Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội giới thiệu với Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục và Chủ tịch UBND quận Ba Đình Đỗ Viết Bình về hoa của cây vàng tâm". Dù vậy, các chuyên gia khẳng định loại cây trồng trên con đường này là cây mỡ chứ không phải vàng tâm.

Do đó, lệnh cấm của ông hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp cũng chỉ là trò 'giải nguy' cho UBND và CA Hà Nội, nhưng hóa ra lại phản tác dụng. 

Phải chăng, ông hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp muốn tiếp tay cho bọn ‘lâm tặc’ giữa thủ đô? 

Khi bài viết này đang được hoàn tất, lại có thông tin dẫn lời đại diện ĐH Lâm nghiệp nói rằng sở dĩ có bức công văn rừng rú như trên là do "lỗi của người soạn thảo văn bản” (?!). Người ta gọi lệnh cấm của ông Trần Văn Chứ là ‘luật lâm nghiệp’ – tức ‘luật rừng’ cũng vì thế. 

Lại một lần nữa, sự 'trở cờ' của vị trưởng phòng PA38 đối với ông hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp cho thấy số phận của những kẻ tay sai trong chế độ cộng sản.