Sunday, August 10, 2014

Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM mất 1 tỷ đồng và 30.000 USD tại cơ quan

Ông Đào Anh Kiệt - Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM xác nhận đây là tài sản cá nhân ông dành dụm, cất giữ tại cơ quan và bị mất.

Ông Đào Anh Kiệt
Công an quận 1, TP.HCM cho biết, đang lập hồ sơ ban đầu, chuyển giao phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, công an TP.HCM điều tra, truy xét vụ trộm xảy ra tại trụ sở sở Tài Nguyên – Môi trường (TN – MT) TP.HCM, nằm trên đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1. Người bị mất tài sản có giá trị lớn được xác định là ông Đào Anh Kiệt – giám đốc sở TN – MT TP.HCM.
Nguồn tin này cho hay, mới đây ông Kiệt đến nhiệm sở làm việc thì phát hiện mất tài sản mà ông cất trong tủ bàn làm việc. Sau đó ông Kiệt yêu cầu bảo vệ của sở TN – MT TP.HCM là ông T đến công an phường trình báo.
Tiếp nhận thông tin, công an phường Bến Nghé và công an quận 1 đã vào cuộc. Qua tiếp xúc những người có liên quan, công an tiếp nhận trình báo, tài sản bị mất là một tỷ đồng và 30 ngàn USD, tổng cộng hơn 1,6 tỷ đồng.
Bước đầu làm việc, ông Kiệt xác nhận đây là tài sản cá nhân của ông dành dụm, tiết kiệm được. Khi ông cất giữ ở cơ quan thì xảy ra vụ mất trộm như nói trên.
THEO PHÁP LUẬT TP HCM

Người làm công kiện ông chủ cũ: 'Con ông là con của tôi với vợ ông'

SÀI GÒN 10-8 (NV) - “Vợ vừa qua đời, đang nén nỗi đau để chăm sóc cô con gái còn bé thì bỗng dưng có người đàn ông khác nhảy vào bảo 'con ông đang nuôi là con gái của tôi', rồi còn yêu cầu tòa xử…”


Hình minh họa. (Hình: Thanh Niên)

Báo Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 10 Tháng Tám, kể câu chuyện như vậy xảy ra tại Sài Gòn. Ông chủ nhà vụng trộm với cô gái làm công, có thêm con ngoại hôn, từng xảy ra ở Việt Nam, dẫn đến rắc rối cho nhiều gia đình. Nhưng câu chuyện được kể trên tờ Thanh Niên là chuyện ngược lại và cũng không kém phần rắc rối.

Theo tờ Thanh Niên, ông Đặng Văn L. và vợ là Nguyễn Thị Bích N., ngụ Q.4, Sài Gòn, có con gái tên Đặng Nhã Q. sinh năm 2010. Khai sinh cháu Q. cũng ghi đầy đủ, rõ ràng cô gái là con của hai người.

“Sau khi bà N. chết vào năm 2012, ông Nguyễn Phúc V. (ngụ  P.Thảo Điền, Q.2, Sài Gòn, từng làm công cho gia đình ông L. và bà N.) đến nói với ông L. rằng: “Cháu Q. là con tôi” và sau đó ông này đưa vụ việc ra TAND tại quận 4” để yêu cầu “phân xử”, tờ Thanh Niên cho biết.

Theo nguồn tin trên, “đã bức xúc, đau đớn vì bị giành con, ông L. còn ấm ức hơn khi bị tòa án, thi hành án Q.4 buộc ông phải đưa cháu Q. đi lấy mẫu xét nghiệm ADN cùng ông V., nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành, xử lý hình sự…Ông L. cương quyết nói: 'Sao kỳ vậy? Ông V. nói con tôi là con ổng thì ổng tự chứng minh, tại sao tôi phải có nghĩa vụ đi chứng minh con của tôi là con của người ta? Tôi sẽ không đưa cháu đi xét nghiệm ADN'”.

Theo ý kiến luật sư Nguyễn Tiến Mạnh, “...ông V. hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án xác định cha cho con theo quy định tại điều 64 luật Hôn nhân gia đình. Ông L. nếu muốn chứng minh mình là cha của cháu Q. thì cần phải cung cấp mẫu giám định để giải quyết dứt điểm vụ án. Trường hợp cháu Q. không phải là con ông V. thì ông L. có quyền khởi kiện ông V. đòi bồi thường vì gây tổn thất tinh thần cho ông và cháu Q., cũng như xúc phạm danh dự, nhân phẩm bà N.”

Trong khi đó, luật gia Nguyễn Thanh Lương, lại cho rằng vụ việc sẽ rơi vào bế tắc nếu như ông L. nhất quyết không chịu đưa cháu Q. đi xét nghiệm ADN. “Nếu ông L. bị xử lý hình sự do không đưa cháu Q. đi xét nghiệm ADN thì cháu Q. phải có người giám hộ. Lúc ấy, người giám hộ có quyền từ chối, không thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định cưỡng chế thi hành án bởi không có quy định nào bắt buộc người giám hộ phải có nghĩa vụ chấp hành, cụ thể là cung cấp mẫu vật của trẻ. Và vụ án lúc này xem như bế tắc”.

Tờ Thanh Niên dẫn ý kiến của một thẩm phán đang công tác tại Sài Gòn nói thêm rằng, nếu ông V. muốn xác định ông là cha cháu Q., trước hết ông V. phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh quan hệ tình cảm lẫn tình dục giữa ông ta và bà N.

“Ví dụ ngày quan hệ tình dục để mang thai cháu Q. là ngày nào, ở đâu, nếu ở khách sạn là khách sạn nào, số phòng, sổ lưu trú của khách sạn có ghi tên ông V. hay bà N.? Quan hệ tình cảm, hẹn hò giữa ông V. và bà N. có ai biết không? Có gì chứng minh hai người yêu nhau như tin nhắn điện thoại, thư từ… Những chứng cứ đó nếu thuyết phục thì thụ lý vụ án và giải pháp cuối cùng mới xét nghiệm ADN. Trong các trường hợp buộc phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì không có quy định buộc phải xét nghiệm ADN nên việc ông L. từ chối là có cơ sở”, báo Thanh niên thuật lại. (TN)

08-10- 2014 4:44:49 PM 
Theo Người Việt

Hoa Kỳ vẫn phải trở lại Iraq

Cuối cùng, dưới một hình thức nào đó, Hoa Kỳ vẫn phải trở lại Iraq.

Mặc dù Tổng Thống Barack Obama nói sẽ không đưa quân trở lại chiến trường mà ông từng hãnh diện là người chấm dứt cuộc chiến “sai lầm” “ngu xuẩn,” nhưng quyết định oanh tạc những cứ điểm của Islamic State (IS) để ngăn chặn tình trạng “diệt chủng” có thể xảy ra với tập thể thiểu số thuộc giáo phái Yazidi, cũng như để chặn đường tiến của lực lượng Hồi Giáo quá khích này trước cửa thủ phủ Erbil trong vùng tự trị của người Kurds, chứng tỏ ông vẫn không thể ngồi yên. Song song với những hoạt động quân sự đó, Hoa Kỳ còn lập cầu không vận, thả thực phẩm, nước uống và thuốc men xuống giúp 40,000 người Yazidi đang bị các tay súng ISIS bao vây, truy đuổi, phải chạy trốn trên đỉnh núi Sinjar nằm giữa sa mạc.

Các giới chức hành pháp Hoa Kỳ cho biết tất cả mọi quyết định đều được tổng thống Hoa Kỳ “cân nhắc rất kỹ lưỡng” trước khi ban hành, dẫn chứng được đưa ra là “những gì nên làm, cần làm đã được Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia bàn thảo trong 2 tuần lễ liên tiếp,” trước khi Tổng Thống Obama đọc bài phát biểu thông báo quyết định của ông vào tối Thứ Năm. Trong bài phát biểu đó, ông Obama nói rõ 3 điều: thứ nhất “chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ,” thứ nhì “nước Mỹ đến để trợ giúp (những người đang gặp nạn),” và thứ ba: không đưa quân bộ chiến, tức binh sĩ Mỹ sẽ không trở lại chiến trường Iraq.

Có thể quyết định mang tính nhân đạo của Tổng Thống Obama khiến dân chúng Mỹ hài lòng và cam kết không gửi quân trở lại chiến trường giúp mọi người an tâm, nhưng hoàn toàn đi ngược lại những gì ông đã nói với cử tri 5 năm trước đây khi vừa khởi đầu cuộc vận động tranh cử tổng thống với chủ đề rút quân khỏi Iraq. Trong buổi tiếp xúc với báo chí tại New Hampshire hồi Tháng Bảy 2007, ông nói rõ, “Không dời lịch trình rút quân,” kể cả trường hợp có thể ngăn chặn cuộc “nội chiến dẫn đến diệt chủng” giữa các sắc tộc, tôn giáo, mà các nhà phân tích chính trị lẫn quân sự vẫn nói tới. Nguyên văn lời ông, “Nếu (diệt chủng) là tiêu chuẩn chúng ta đặt ra để quyết định gửi quân thì bây giờ chúng ta đã phải đưa 300,000 binh sĩ vào Congo, nơi có hàng triệu người bị giết vì cuộc chiến giữa các sắc tộc.”

Bảy năm sau ngày đưa ra lời tuyên bố mang tính chính sách đó, ông quyết định trở lại Iraq “để ngăn chặn một hành động diệt chủng (của quân ISIS),” như lời ông nói trong bài phát biểu gửi người dân Hoa Kỳ đọc tối Thứ Năm ở Tòa Bạch Ốc. Tức khắc, câu hỏi được đưa ra: phải chăng nhà lãnh đạo Mỹ “nói một đằng, làm một nẻo?”

“Câu trả lời là không,” một viên chức của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia nói với các nhà báo ngay sau khi Tổng Thống Obama mới kết thúc bài phát biểu. “Quyết định của tổng thống dựa vào rất nhiều lý do, trong đó bao gồm cả lý do nhân đạo và lý do an ninh quốc gia,” nhắc lại điểm ông Obama nói với đại ý “phải bảo vệ an toàn cho những công dân Hoa Kỳ đang có mặt ở Iraq,” tức sử dụng những cuộc không kích để chặn đường tiến quân của lực lượng Hồi Giáo quá kích Sunni “không để chúng tiến vào thủ phủ Irbil của người Kurd” nơi Hoa Kỳ có Tòa Lãnh Sự và có binh sĩ đang đóng vai trò cố vấn, giúp huấn luyện cho quân đội nước bạn.

Viên chức cao cấp này nói thêm, “Chúng ta (Hoa Kỳ) không mở một trận chiến quy mô hay dài hạn nhắm vào bọn ISIS,” nhắc lại điều nước Mỹ từng nhiều lần nói tới: phải tìm một giải pháp chính trị để ổn định Iraq. Ðiều này được ông phát ngôn viên Josh Earnest nhắc lại trong cuộc họp báo trưa Thứ Sáu “chiến dịch quân sự (của Hoa Kỳ) không giải quyết được bàn cờ chính trị ở Iraq,” đồng thời nhắc lại “đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ thực hiện một chiến dịch nhân đạo ở Iraq,” hồi 1991 Tổng Thống George Bush (ông Bush “bố”) cùng với Anh Quốc và một số nước đồng minh NATO đã làm điều này để giúp hai cộng đồng Kurds và Shittes trước hiểm họa diệt chủng do các binh sĩ trung thành với Saddam Hussein gây nên. Chiến dịch đó thành công mỹ mãn, cuộc tắm máu ở Trung Ðông đã không xảy ra.

Quyết định của Tổng Thống Obama đúng hay sai? Có lẽ khó trả lời.

“Quyết định này đến trễ,” nhà báo Scott Wilson chuyên viết tin về chính sách đối ngoại của tờ The Washington Post đưa nhận xét. “Từ mấy tháng trước chúng ta đã thấy quân ISIS từ Syria tràn qua biên giới vào Iraq, chiếm Mosul là thành phố lớn thứ nhì của Iraq từ Tháng Sáu. Người Kurds đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ, và qua những điều tổng thống trình bày tối Thứ Năm vừa rồi, ít nhiều, chúng ta thấy sự suy nghĩ và quyết định của ông na ná giống những điểm đã được ông đưa ra ở nhiệm kỳ đầu khi loan báo can dự vào cuộc chiến Libya,” tức chỉ ở mức oanh kích chứ không gửi quân tham chiến.

Theo chuyên gia Faysal Itani của Hội Ðồng Ðại Tây Dương (Atlantic Council), những quyết định “mang tính lưng chừng” của Tổng Thống Obama “không giúp giải quyết được vấn đề.” Ông Itani nói rõ hơn: ISIS chẳng dại gì đối đầu với không lực Mỹ, chúng sẽ tạm rút quân chờ ngày tái phối trí và “lúc nào cũng là áp lực đè nặng trên chính quyền tự trị Kurds và chính quyền trung ương Baghdad.”

Với nhà phân tích Elise Labott của đài truyền hình CNN, có thể Tổng Thống Obama sai lầm khi “quyết định rút hết quân khỏi Iraq” trong lúc các viên chức quân sự dưới quyền của ông e ngại chính phủ Baghdad không đủ sức để đảm nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh lãnh thổ, đồng thời “trở ngại xảy ra vì Thủ Tướng Nouri Al-Maliki không phải là người được quân đội tín nhiệm, binh sĩ đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại chiến đấu cho ông ta.” Vì thế, “điều Hoa Kỳ đòi hỏi là giải pháp chính trị, tìm một nhân vật có thể xây dựng một chính phủ đoàn kết, giải quyết được những khó khăn mà Hoa Kỳ không muốn thấy.”

Theo một viên chức từng làm việc với Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia ở nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng Thống Obama kể lại chuyện “tìm người thay thế ông Al-Maliki được nói đến từ thời ông George W. Bush mà cũng chẳng thấy nhúc nhích gì.” Viên chức này nói thêm “quả thật anh em chúng tôi có bảo với nhau tổng thống vội vã khi rút hết quân,” nhưng thắc mắc với tình hình như thế này, “chúng tôi không biết nếu có để lại 10,000 quân thì liệu có giải quyết được gì hay không?”
08-09- 2014 5:42:50 PM
Nguyễn Văn Khanh
 Theo Người Việt

Sinh viên phải ra ngoài thuê trọ, ký túc xá trường đem cho thuê

XUÂN HÒA - NGUYỄN THANH 10/08/14 07:58
(GDVN) - Xây cơ sở mới, nhà trường đem cho thuê và sinh viên phải ra ngoài thuê trọ. Ký hợp đồng thời hạn 50 tháng, nhưng ngụy biện là chỉ cho thuê dịp nghỉ hè.


Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh đầu tư xây dựng cở sở 2 của trường dùng để giảng dạy và ký túc xá cho sinh viên. Cơ sở mới được dự kiến xây dựng với 3 dãy nhà tầng với mỗi dãy nhà cao 5 tầng. Đến đầu năm 2011 dãy nhà đầu tiên của cơ sở 2 đã được hoàn thành. Việc xây dựng này nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học cho sinh viên nên được giảng viên và sinh viên trong trường ủng hộ.

Dãy nhà tầng đầu tiên hoàn thành năm 2011 đã được đưa vào hoạt động nhưng lạ kỳ thay trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh lại không đem vào phục vụ giảng dạy mà lại đem cho một doanh nghiệp thuê làm văn phòng và chỗ ở. Việc này đã khiến nhiều giảng viên, sinh viên trong trường và nhiều người dân bất bình.


Khu ký túc xá Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh một phần đã được cho doanh nghiệp ngoài thuê lại

Theo đó, sau khi dãy nhà tầng đầu tiên của Cao đẳng Y Hà Tĩnh được hoàn thành, lãnh đạo trường này ký hợp đồng cho Công Ty cổ phần tư vấn & Đào tạo Hà Tĩnh thuê làm nơi trọ cho các học viên học tiếng Việt – Nhật. Ngoài tại Cơ sở 2 thì tại Cơ sở 1 trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh cũng đã cho Trung tâm Tư vấn phát triển nguồn nhân lực thuê phòng để dạy học.

Trao đổi về sự bất cập trên ông Tống Quốc An – Hiệu trưởng trường Cao đẳng y Hà Tĩnh lý giải: Trường gồm có 2 cơ sở, cơ sở 2 vừa được xây dựng và chỉ còn phần quyết toán nữa là hoàn thành. Hiện tại cơ bản Cơ sở 2 của trường đã đưa vào hoạt động năm 2011 và cả hai cơ sở đều cho các cơ quan, doanh nghiệp thuê trọ và dạy học.

Nói là cho doanh nghiệp tận dụng thuê trong dịp nghỉ hè nhưng trong hợp đồng thuê giữa Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh với Công ty Trung tâm Tư vấn Phát triển nguồn nhân lực thời gian thuê kéo dài lên đến 50 tháng.

Theo ông An thì việc cho các đơn vị ngoài thuê này vì, chủ yếu cũng là con em người Hà Tĩnh cả nên cũng muốn giúp đỡ. Với lại bên cạnh đó nhà trường cũng muốn khai thác, tận dụng hệ thống phòng bị bỏ trống trong dịp hè khi không có sinh viên ở.

Tận dụng dịp nghỉ hè ... 50 tháng

Trong khi Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh cho doanh nghiệp ngoài thuê phòng với giá 1000.000 đồng/phòng/tháng thì sinh viên của trường này vẫn đang phải thuê trọ bên ngoài với giá cao.

Theo quy định, một sinh viên ở ký túc xá chỉ mất khoảng 70.000 đồng/tháng với 8 sinh viên một phòng. Nhà trường mỗi tháng thu được 560.000 đồng/phòng, chắc chắn không lợi bằng cho doanh nghiệp thuê 1000.000 đồng/phòng/tháng nên Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh đã cho doanh nghiệp ngoài thuê để có mức thu cao. Đương nhiên vì thế, sinh viên của trường phải ra ngoài thuê trọ.

Cùng với đó, như lời Tống Quốc An – Hiệu trưởng Trường CĐ Y Hà Tĩnh giải thích thì trường chỉ tận dụng cho doanh nghiệp ngoài thuê mấy tháng nghỉ hè vì không có sinh viên ở.

Tuy nhiên, Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh đã hợp đồng cho Trung tâm Tư vấn phát triển nguồn nhân lực thuê với khu nhà học lý thuyết 3 tầng kiên cố với 5 phòng học lý thuyết và phòng làm việc với thời gian giao nhận ngày 07/07/2014, thời hạn thuê lên đến 50 tháng. Không lẽ nhà trường được nghỉ hè riêng dài đến thế?
Bản hợp đồng thuê phòng giữa Cao đẳng Y Hà Tĩnh với Công Ty cổ phần tư vấn & Đào tạo Hà Tĩnh thời gian cũng kéo dài đến 4 tháng trong khi trường này chỉ nghỉ hè 3 tháng

Ngoài ra Công Ty cổ phần tư vấn & Đào tạo Hà Tĩnh cũng đã ký hợp đồng thuê 9 phòng với giá 1000.000 đồng/phòng/1 tháng. Thời hạn hợp đồng kéo dài 4 tháng từ ngày 1/6/2014 đến 30/9/2014. Hiện tại học sinh của công ty này ở đây có người quản lí của công ty túc trực 24/24.

Ông Nguyễn Đông Phong - Giám đốc Công Ty cổ phần tư vấn & Đào tạo Hà Tĩnh cho biết: “Trong lúc học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y đang nghỉ hè mà học viên học tiếng Việt – Nhật đang cần một chỗ ở để thuận tiện việc học tập nên phía Công ty đã đặt vấn đề với nhà trường thuê 9 phòng cho học sinh. Công ty thì có nhu cầu, còn nhà trường cũng đang trong thời gian nghỉ hè nên hai bên tạo điều kiện giúp đỡ nhau”.

Vậy là thời gian thuê của Công Ty cổ phần tư vấn & Đào tạo Hà Tĩnh cũng kéo dài đến 4 tháng. Lúc này sinh viên của Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh cũng đã bước vào năm học mới vậy các sinh viên của trường muốn có chỗ ở trong trường thì sẽ được giả quyết như thế nào?

Việc nhà Cao đẳng Y Hà Tĩnh đầu tư mở thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ để cho sinh viên trường mình có một điều kiện học tập cũng như chỗ ăn ở thuận tiện là việc làm đúng. Nhưng nay nhà trường lại đưa những cơ sở này vào kinh doanh như vậy liệu có đúng hay không? Phải chăng đã có sự lợi dụng đầu tư giáo dục để cho thuê kinh doanh? Việc này cần có sự vào cuộc của các đơn vị chức năng của tỉnh Hà Tĩnh.

PICS:Mỹ dùng loại bom nào trừng phạt phiến quân Iraq?

(BáoĐấtViệt) - Ngày 8/8 Mỹ đã sử dụng tiêm kích F/A-18 với bom thông minh hạng nặng dội xuống phiến quân gần Erbit, Iraq.
Trong số những loại vũ khí Mỹ đã dội xuống lực lượng phiến quân mấy ngày qua có: Pháo M61A2 Vulcan cỡ 20 mm, các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM, AIM-7 Sparrow, AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất trong gia đình tên lửa AGM như AGM-65 Maverick, AGM-841H/K Standoff cùng các tên lửa chống tàu. (Trong ảnh: Bom thông minh GBU-12 Paveway II)

Ngoài những loại tên lửa kể trên, Không quân Mỹ còn sử dụng hàng loạt bom hạng nặng khác nhau: Bom không dẫn đường như MK 80, các loại bom chùm CBU-78 Gator, CBU-787 Combined Effects Munition và CBU-97 Sensor Fuzed Weapon. (Trong ảnh: Bom thông minh GBU-12 Paveway II)
Loại bom có sự hủy diệt ghê gớm nhất là bom dẫn đường bằng laser là GBU-12 Paveway II.
Theo một số nguồn tin cho biết, ngày 8/8, hai chiến đấu cơ F/A-18 đã sử dụng loại bom dẫn đường bằng laser này để tấn công vào một mục tiêu của phiến quân gần Erbit. Đó là một khẩu pháo di động được điều khiển bởi lực lượng người Kurd phòng thủ ở Erbit. (Trong ảnh: Tiêm kích F-35 thử nghiệm với GBU-12 Paveway II)
Bom dẫn đường GBU-12 Paveway II thực chất là bộ công cụ gồm đầu tự dẫn laser và cánh lái gắn lên thân quả bom thông thường Mk 82 loại 227kg. (Trong ảnh: Tiêm kích F-35 thử nghiệm với GBU-12 Paveway II)
GBU-12 được xếp vào loại bom thông minh bởi vì nó có thể tìm diệt mục thiêu theo quỹ đạo do chùm tia laser dẫn đường xác định một cách chính xác mục tiêu. Chùm tia laser này còn có thể đồng thời cung cấp vị trí mục tiêu cho cả 2 chiến đấu cơ ném bom F/A-18. (Trong ảnh: Tiêm kích F-35 thử nghiệm với GBU-12 Paveway II)
GBU-12 Paveway II là sản phẩm của Công ty sản xuất vũ khí Texas Instruments chế tạo, dưới sự ủy quyền của Không quân Mỹ.
Hiện nay, bom GBU-12 sử dụng 4 hệ thống dẫn đường giống như GBU-22 Paveway III.
Bom GBU-12 Paveway II nặng 227kg, dài 3,33m, đường kính 273mm, đầu đạn của GBU-12 có độ chính xác cao chứa 87kg chất nổ Tritonal.
Tiêm kích hạm F/A-18 chuẩn bị cất cánh tấn công lực lượng phiến quân ở Iraq.

PICS:DDG-1000: Siêu khu trục hạm giúp Mỹ thống trị đại dương

(Baodatviet) - Siêu khu trục hạm số 1 thế giới USS Zumwalt đã hoàn thiện tới 90%. Một kỷ nguyên mới về tác chiến trên biển sắp được mở ra.
Khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt được coi là tàu khu trục số 1 thế giới
Khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt được coi là tàu khu trục số 1 thế giới
DDG 1000 USS Zumwalt chuẩn bị hoàn thiện
Theo trang thông tin Khoa học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, việc chế tạo tàu khu trục tương lai đầu tiên DDG 1000 USS Zumwalt, thuộc lớp Zumwalt của hải quân Mỹ đang tiến triển rất thuận lợi và đã hoàn tất tới hơn 90% khối lượng công việc, chuẩn bị được biên chế chính thức trong lực lượng hải quân nước này.
Tàu khu trục tương lai của hải quân Mỹ lớp “Zumwalt” được đánh giá là thế hệ tàu khu trục lớn nhất, tiên tiến nhất của Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Đây là lớp tàu khu trục đa năng dùng để tiến công các mục tiêu trên bờ và mặt đất, cũng như để tác chiến phòng không và chi viện hỏa lực từ ngoài biển. Ngoài ra, Zumwalt sẽ còn có thể làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Theo số liệu của nhà máy, hiện nay DDG 1000 đã hoàn thành được 90% công việc, đang được đội ngũ nhân viên của công ty Raytheon tiến hành công tác tích hợp và thử nghiệm hệ thống trên tàu, còn việc chế tạo DDG 1001 Michael Monsoor và DDG 1002 USS Lyndon B. Johnson cũng đang tiến triển và đã lần lượt hoàn thành được 78% và 8%.
Pháo quỹ đạo điện từ trên DDG-1000
Pháo quỹ đạo điện từ trên DDG-1000
Các nhân viên kỹ thuật của các nhà thầu chế tạo và thiết kế hệ thống gần đây đã hoàn thành việc tích hợp và kết nối rất nhiều phần mềm hệ thống máy tính với trang thiết bị trên tàu, đáp ứng được yêu cầu của các cột mốc then chốt trong dự án, cuối cùng là đạt được năng lực tác chiến ban đầu (IOC). Các hạng mục mới hoàn thành như sau:
(1) Kiểm tra thử nghiệm sẵn sàng chiến đấu của hệ thống phần mềm môi trường máy tính toàn tàu (TSCE), phiên bản 7.0. Các nhân viên kỹ thuật đã viết, tích hợp, thử nghiệm và cuối cùng là bàn giao phiên bản mới bao gồm 550 nghìn dòng mã. Phiên bản mới này được hoàn thiện dựa trên tổng số 6 triệu dòng mã của hệ thống TSCE trước đây.
Tiêu biểu cho những thành công của cuộc thử nghiệm lần này là việc chính thức bàn giao lần đầu phần mềm hệ thống tác chiến có chức năng kiểm soát thân tàu, các hệ thống máy móc và hệ thống điện. Trong số 65 triệu dòng mã công ty Raytheon cung cấp, tỷ lệ sai sót được hạ thấp tới 1 lỗi/1000 dòng, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sai sót tối đa cho phép.
DDG 1000 đang được đóng tại nhà máy Bath Iron Works
DDG 1000 được triển khai đóng tại nhà máy Bath Iron Works
(2) Radar đa chức năng AN/SPY-3 là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống phòng thủ của DDG 1000. Trong thử nghiệm, radar này đã tiến hành chuyển đổi các chế độ tìm kiếm/theo dõi khác nhau, mục tiêu và số liệu của nó được hiển thị với thời gian thực tế trên hệ thống hiển thị chung (Common Display System) của DDG 1000.
(3) Hoàn thành thuận lợi việc đào tạo giai đoạn thứ ba cho thủy thủ đoàn hệ thống kiểm soát tàu.
Tính cho đến nay, đã có hơn 55 thủy thủ tàu tiếp nhận đào tạo hệ thống này, 85 thủy thủ tiếp nhận huấn luyện thao tác hệ thống TSCE, kế hoạch huấn luyện các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ khác cũng được triển tiến hành đồng bộ trên tàu và trong cơ sở huấn luyện có liên quan của công ty Raytheon theo đúng kế hoạch ban đầu.
USS Zumwalt được trang bị các công nghệ đem lại nhiều lợi thế cho hải quân Mỹ, nổi bật nhất là “Hệ thống máy tính tích hợp” toàn bộ con tàu và một mạng lưới an toàn độc lập kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kỳ nơi nào trên tàu.
Thử nghiệm radar đa chức năng, 2 băng tần AN/SPY-3 (S/X-Band) và tiếp diện phản xạ radar của tháp điều khiển
Thử nghiệm radar đa chức năng, 2 băng tần AN/SPY-3 (S/X-Band) và tiết diện phản xạ radar của tháp điều khiển
Theo dự kiến ban đầu, hải quân Mỹ đóng 7 khu trục hạm lớp Zumwalt, nhưng do công nghệ quá tiên tiến, chi phí chế tạo đắt đỏ, dự tính giá mỗi chiếc lên tới hơn 3 tỷ USD, nên kế hoạch này đã được rút xuống còn 3 tàu. Các tàu này đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works.
Tính năng của siêu khu trục hạm hàng đầu thế giới
Tàu khu trục lớp Zumwalt được thiết kế và chế tạo bởi 4 nhà thầu chính, trong đó công ty Bath Iron phụ trách thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm tra và bàn giao. Còn Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries phụ trách chế tạo kết cấu tầng thượng bằng composite của DDG-1000 và DDG-1001, hệ thống phóng ở phần rìa ngoài phần đuôi.
2 nhà thầu còn lại là Công ty Raytheon phụ trách phát triển các hệ thống tác chiến, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính và phần mềm đồng thời đảm nhận tích hợp các hệ thống nhiệm vụ. Còn công ty hệ thống BAE sẽ cung cấp các hệ thống pháo hạm và vũ khí tấn công đối đất tầm xa.
Thử nghiệm kháng chấn và kháng nổ của DDG 1000
Thử nghiệm kháng chấn và kháng nổ của DDG 1000
Tàu lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m, tốc độ tối đa 30 knot (55,6 km/h), thủy thủ đoàn 148 người. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương. Ngoài ra, khu trục hạm lớp Zumwalt còn mang theo tối đa 2 máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Sikorsky SH-60 Sea Hawk và 3 UAV MQ-8 Fire Scout.
Hệ thống máy tính và tự động còn giúp tàu cần ít thủy thủ hơn so với các lớp khu trục hạm khác. Các tàu khu trục lớp Arleigh-Burke cần tới 210 thủy thủ, nhưng tàu lớp Zumwalt chỉ cần 130 thủy thủ để vận hành, cùng với 28 nhân viên không quân vận hành các hoạt động cất và hạ cánh của 2 chiếc trực thăng tại bãi đáp trên tàu.
Tàu được thiết kế khả năng tàng hình tối ưu, toàn bộ hệ thống vũ khí, radar, điều khiển hỏa lực,… trên tàu đều sử dụng năng lượng điện.
Về vũ khí, tàu được lắp đặt hệ thống 20 modul phóng thẳng đứng Mk57 (mỗi modul 4 ống phóng) chứa được 80 quả tên lửa gồm nhiều loại khác nhau như: Tên lửa hành trình đối đất Tomhawk; tên lửa đối không tầm trung ESSM; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hạm đối hạm và tên lửa chống ngầm. Nó còn có 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm. 
Trung tâm chỉ huy - điều khiển trên tàu
Trung tâm chỉ huy - điều khiển trên tàu
Đặc biệt là tàu được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm (ở ngay trước tháp chỉ huy), bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile). Đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh. Nó có trọng lượng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km với cơ số đạn lên tới 750 viên.
Ngoài ra, bệ pháo này còn có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng máy tính, tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện tại.
Tàu còn được trang bị thiết bị định vị tàu ngầm tích hợp của Raytheon, một hệ thống cảm biến chống ngầm và chống ngư lôi tối tân, tàu còn có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ trên bờ, sử dụng những tên lửa tầm thấp có khả năng tránh radar.
Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP đạt tầm bắn tới 154km
Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP đạt tầm bắn tới 154km
Trong tương lai, tàu USS Zumwalt sẽ được tích hợp các công nghệ tiên tiến bậc nhất như súng điện từ nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, vũ khí laser hiện quân đội Mỹ đang phát triển, radar hiện đại theo dõi tên lửa đạn đạo… với tính năng tàng hình siêu hạng, hỏa lực mạnh mẽ và hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát tiên tiến, Zumwalt được đánh giá là khu trục hạm số 1 thế giới.
Thế hệ tàu chiến “siêu tàng hình” DDG-1000 lớp Zumwalt đang được đóng sẽ có thể được sử dụng trong vai trò lực lượng nòng cốt của hải quân Mỹ để bí mật áp sát vào vùng ven biển của Trung Quốc mà không bị phát hiện và thực hiện tấn công mục tiêu bằng pháo điện từ như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.
Có thể nói Mỹ đang rất trông đợi ngày “xuất xưởng” của siêu tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, vì Mỹ đang đặt hy vọng lớn vào dự án này để có thể thực hiện chiến lược xoay trục về châu Á, mà cụ thể là điều động 60% lực lượng hải quân và 60% tổng số máy bay ở hải ngoại về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thanh Tâm

Hội An cấm phong bì, ai tin ông Bí thư Nguyễn Sự?

(baodatviet) - Họ nói đúng cả đấy, mà sao tôi càng đọc thấy buồn. Buồn vì ai đã để cho người dân mất lòng tin đến thế vào những việc làm đúng đắn?
a
Hội An- thành phố du lịch nổi tiếng với con người chân chất, hiền hòa.
Ông Nguyễn Sự- Bí thư Thành ủy Hội An vừa ký thông báo cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan khi thực thi công vụ. Có người nói vui bảo ông Sự ơi, sao ông “nhà quê” thế, thời nay ai biếu xén phong bì nữa.
Ai chứ ông Nguyễn Sự thì tôi tin là ông ký cái Thông báo số 326-TB/TU của Thành ủy Hội An về việc “Tuyệt đối cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan khi thực thi công vụ” với một thái độ thực tâm muốn làm điều tốt cho dân thật.
Ông Nguyễn Sự- người lãnh đạo hiếm hoi của thời buổi này còn giữ cái tinh thần “đức trị” và hơi có phần gia trưởng của quan lại phong kiến đời xưa, chẳng biết thế là tốt hay xấu, nhưng đó là người hiểu cặn kẽ đời sống người dân trên địa bàn mình quản lý. Đó là một con người đã nói là làm.
Ông Sự nói: “Cấm thẳng chứ không phải vận động “nói không”. Cán bộ công chức đâu phải là người làm thuê cho doanh nghiệp mà đi nhận tiền của họ? Trách nhiệm công chức là phục vụ dân, sao lại đi lấy tiền của dân? Cái bất thường đó lâu ngày biến thành cái bình thường, và do mình không làm quyết liệt nên biến thành thói quen”.
Nhưng dưới bài báo viết về cái Thông báo số 326 của Thành ủy Hội An đăng trên báo Thanh niên, tôi đọc thấy chỉ có ý kiến của bạn đọc chê cười, giễu cợt, mỉa mai ông Nguyễn Sự. Có người nói: “Thế hóa ra từ trước đến giờ không cấm thì công chức thoải mái nhận phong bì à?”, “Tiền chỉ bỏ trong vali, không bỏ trong phong bì nữa, xưa rồi”.
Họ nói đúng cả đấy, mà sao tôi càng đọc thấy buồn. Buồn vì ai đã để cho người dân mất lòng tin đến thế vào những việc làm đúng đắn? Ai đã khiến cho người dân, trước những nỗ lực “muốn lội ngược dòng tham nhũng” của quan chức một thành phố nhỏ, đã không còn thiết tha động viên khích lệ, mà chỉ nhìn nó không hơn không kém một trò hề?
Là bởi vì cái tệ nạn phải biếu xén, phải hối lộ mới xong việc đã ăn sâu vào tận gốc rễ nhiều mặt trong đời sống xã hội, khiến tất cả mọi người dân đều cảm thấy đó là chuyện “bình thường như cân đường hộp sữa”. Thật là xót xa.
Chẳng có người nào lọt lòng mẹ ra đã biết luồn lách, khúm núm, biếu xén, biết chạy cửa sau để cho xong việc của mình. Những việc làm không đoan chính ấy, môi trường sống đã “huấn luyện”, rèn rũa anh ta.
Và chua xót làm sao khi mà người dân đã được “huấn luyện” một cách kỹ càng đến mức không còn có tinh thần phản kháng nữa, đến mức khi có một ông cán bộ tuyên bố cấm cấp dưới của mình nhận phong bì, thì họ bĩu môi khinh khi. Họ không tin, họ bảo ông Sự định cấm ai, cấm thế nào.
Tôi đâm lo cho ông Nguyễn Sự. Cái thành phố Hội An nhỏ bé xinh đẹp bên bờ sông Hoài còn chưa bị thương mại hóa cho đến hôm nay, còn có những vụ tận mắt tôi chứng kiến, hai người lỡ đụng phải nhau, một người bị đổ cả gánh mì ra đường, thay vì lao vào cắn cấu nhau, họ cùng nhau xúm vào quét tước, để cho đường sá người qua lại khỏi bẩn, cũng một phần nhờ có những người lãnh đạo còn biết giữ đạo làm người.
Thế mà giờ đây, đang yên đang lành lại đi tuyên chiến với nạn phong bì như thế, ông Sự có làm nổi không, có trụ nổi không hay rồi sẽ buông xuôi, sẽ nhận về thất bại và đương nhiên là mất uy tín.
Cái thành phố của ông nhỏ bé lắm, nó liệu có cưỡng lại được cái trào lưu mà một bộ phận những người có chức quyền đang dùng nó như một lợi thế để nhũng nhiễu, bắt người dân phải quỵ lụy mà làm tiền họ, đang xảy ra ở khắp nơi?
Mà ông Sự đúng là “nhà quê” thật. Giờ đây mấy cái phong bì thì thấm tháp vào đâu. Người ta ăn phần trăm dự án ngàn tỷ, ăn những tòa biệt thự, những khu đất vàng, ăn những tài khoản mở ở ngân hàng, ăn những suất học bổng hàng trăm ngàn đô cho con cái đi du học. Ai lại “nhà quê” đến mức đi dúi vào tay nhau những đồng bạc lẻ ở cái phong bì.
Tôi không biết ông Sự đã từng đọc câu chuyện về hòn đảo Utopia của ngài Thomas More- một nhà triết học xã hội, một luật sư người Anh nổi tiếng thời Phục Hưng hay chưa?
Câu chuyện về một hòn đảo nhỏ biệt lập và không tưởng ở vùng biển Đại Tây Dương, trên hòn đảo này có một cuộc sống biệt lập với thế giới, ở đó tồn tại một xã hội mơ ước, không có tư hữu, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc.
Với cái thông báo chống lại nạn phong bì này, phải chăng ông định biến Thành phố Hội An thành ốc đảo Utopia biệt lập, thành một câu chuyện “không tưởng” trong xã hội hôm nay? Người dân nào sẽ tin theo ông, cấp dưới nào sẽ ủng hộ ông, hay họ sẽ oán thán ông?
Utopia chưa bao giờ tồn tại, nó chỉ là một giấc mơ đẹp đẽ của con người. Nhưng tham nhũng, hối lộ thì không còn là một khái niệm mơ hồ mà đã trở thành căn bệnh ung thư trầm kha đủ sức tàn phá bất cứ quốc gia nào, cho dù nó hùng mạnh đến đâu.
Có ai bệnh tới mức ung thư rồi mà lại đem một giấc mơ, dù nó đẹp đẽ tới đâu để mà làm thuốc chữa bệnh được không, thưa bạn đọc?
  • Mi An

Thách thức Trung Quốc, Nhật-Ấn đánh đổi gì?

(Baodatviet) - Không nhận được cái gật đầu của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ không thể ngồi chung mâm của những ông lớn!
Ấn-Nhật chung thuyền
Thời gian qua, người ta nói nhiều tới sự trỗi dậy của Nhật Bản và Ấn Độ trong vai trò “đối trọng” hay “thách thức” đối với Trung Quốc. Nhật Bản có tiềm lực kinh tế mạnh, nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến bậc nhất, sức mạnh quân sự đáng nể…Trong khi đó, Ấn Độ đất rộng, người đông, nhiều tiềm năng…
Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực vươn lên nào của Nhật Bản và Ấn Độ đều phải đi qua “cửa” Trung Quốc. Một khi Bắc Kinh không hài lòng và không đồng ý, tất cả sự cố gắng của Tokyo và New Delhi sẽ là vô ích.
Cần phải nói ngay rằng, nỗ lực vươn lên ở đây là giành được sự thừa nhận chính thức của cộng đồng quốc tế đối với sức mạnh cũng như vai trò của Nhật Bản và Ấn Độ. Để có được điều đó, cả Nhật Bản và Ấn Độ đang nỗ lực để trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), cơ quan quyền lực hàng đầu thế giới.
Một phiên họp của HĐBA LHQ
Một phiên họp của HĐBA LHQ
Đầu tháng Tám này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến công du tới Nam Mỹ, Trung Mỹ và vùng Caribe. Báo chí thường viết nhiều về chủ đề cạnh tranh Trung-Nhật ở khu vực này mà quên đi vấn đề khác rất được Nhật Bản quan tâm.
Chuyến đi của ông Abe không chỉ tập trung vào mục tiêu tạo dựng ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn chú ý tới các vấn đề ngoại giao và an ninh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tư cách thành viên của Nhật Bản tại HĐBA LHQ.
Nhật Bản đang mong muốn sẽ được bầu làm ủy viên không thường trực của HĐBA vào năm sau. Để giành được chiếc ghế này cần phải có đầu tư về mặt ngoại giao và kinh tế. Vì thế, không có gì là lạ khi ông Abe sử dụng các cuộc gặp gỡ với Cộng đồng Caribe (CARICOM) nhằm tranh thủ lá phiếu của họ tại cuộc bỏ phiếu vào tháng 10 tới tại Đại hội đồng LHQ, nơi mỗi quốc gia được một phiếu bầu bình đẳng.
Tuy nhiên, Nhật Bản còn có tham vọng lớn hơn chiếc ghế ủy viên không thường trực hiện nay tại HĐBA. Nhật Bản từ lâu đã lập luận rằng các ủy viên thường trực của HĐBA - hiện gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc - nên được mở rộng cho cả Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ và Đức (được gọi là "Bộ Tứ"). Trong cuộc gặp tại Brasilia, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và ông Abe đã tái tuyên bố lập trường chung của họ về việc cải cách cơ quan này.
Đối với Ấn Độ, việc trở thành thủ lĩnh của phong trào không liên kết, nắm trong tay vũ khí hạt nhân và trở thành ủy viên thường trực HĐBA LHQ là “ba bước đi quan trọng” của một nước lớn hướng ra thế giới.
Sau khi trở thành thành viên của G-20, Ấn Độ đã không ngừng yêu cầu các nước như Mỹ, Trung Quốc ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực HĐBA LHQ. Là nước đang phát triển với dân số hơn 1 tỷ người, kinh tế cũng đang phát triển mạnh mẽ, Ấn Độ có lý do để đưa ra yêu cầu này. 
Kẻ ngáng đường
Cải tổ HĐBA là một chủ đề đã được đưa ra bàn thảo từ lâu, song thực tế việc cải tổ mới chỉ được thực hiện duy nhất một lần vào năm 1965 với việc tăng số ủy viên không thường trực từ 6 lên 10.
Sau Chiến tranh Lạnh, 7 nước gồm Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Nigeria, Ai Cập và Nam Phi (ở mức độ thấp hơn là 2 tổ chức khu vực, Liên minh châu Âu và Liên minh châu Phi) đã vận động để giành ghế ủy viên thường trực cơ quan này.
Nhiều nước trong số kể trên đã đi xa đến mức đe dọa giảm mức đóng góp tài chính và quân sự cho LHQ nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Để “xoa dịu” tình hình, vấn đề này một lần nữa được đưa ra thảo luận vào năm 2005 với các phương án mở rộng HĐBA được đưa ra. Tuy nhiên, mọi việc vẫn dẫm chân tại chỗ khi có quá nhiều “kẻ ngáng đường”.
Binh sĩ Nhật Bản tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ
Binh sĩ Nhật Bản tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ
Đối với Nhật Bản và Ấn Độ, “kẻ ngáng đường” đầu tiên không ai khác ngoài Trung Quốc. Trung Quốc từng công khai với Mỹ rằng họ không muốn mở rộng số thành viên HĐBA và tuyên bố kiên quyết chống lại Nhật Bản và Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực của hội đồng này.
Trung Quốc có thể cản trở Nhật Bản và Ấn Độ là vì nước này có quyền phủ quyết của 5 nước ủy viên thường trực (P5). Để cải tổ cơ cấu thành viên của HĐBA cần phải sửa đổi Hiến chương LHQ và để sửa đổi Hiến chương LHQ cần 2/3 số thành viên LHQ và 3/5 số thành viên HĐBA ủng hộ, trong đó phải bao gồm sự ủng hộ của tất cả các thành viên P5.
Như vậy, chỉ cần một trong số các nước P5 lắc đầu, cánh cửa ngay lập tức sẽ bị đóng sập lại.
Đối với Nhật Bản, mục tiêu hiện càng trở nên khó khăn hơn khi Tokyo liên tiếp có những bước đi khiến “Trung Quốc” không hài lòng. Việc Trung Quốc phản đối không cho Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực HĐBA LHQ là rất dễ dàng bởi với tư cách là một ủy viên thường trực của tổ chức này, Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ quyết bất kỳ đề xuất nào mà họ cảm thấy bất lợi. Nhật Bản sẽ không thể đạt được mong muốn của mình nếu không có sự đồng thuận của Trung Quốc.
Hồi tháng 4/2005, trong quá trình thảo luận về việc cải tổ LHQ, hàng chục nghìn người đã tập trung biểu tình ở các thành phố lớn của Trung Quốc, ném đá vào các văn phòng Nhật Bản, đập phá các quán ăn, cửa hiệu Nhật Bản tại đây. Gần một thập kỷ đã trôi qua, thực tế này không những không thay đổi mà có khi còn trở nên “cực đoan” hơn. 
Các ông lớn giữ ghế
Không chỉ Trung Quốc mà ngay cả Anh, Pháp, Mỹ và Nga cũng không muốn cải tổ HĐBA- cơ quan quyết sách có thực quyền nhất của LHQ. Việc tăng thêm số ghế ủy viên thường trực không chỉ đơn giản là sự thay đổi về số lượng mà còn là sự tái phân chia quyền lực. Cả Anh, Pháp, Mỹ và Nga đều công khai tuyên bố ủng hộ Ấn Độ (hay cả Nhật Bản, Brazil và Đức) trở thành ủy viên thường trực HĐBA, nhưng thực chất đều muốn bảo vệ địa vị bất biến trong HĐBA.
Không một thành viên P5 nào muốn thay đổi quy chế đang dành cho họ đặc quyền có tiếng nói quyết định cuối cùng đối với các nghị quyết có ý nghĩa của HĐBA, như áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với các nước vi phạm và triển khai lực lượng quân sự và lực lượng gìn giữ hòa bình.
Về cơ bản, quyền phủ quyết đang dành cho các nước P5 đặc quyền bác bỏ mọi nghị quyết của LHQ không phù hợp với lợi ích của họ và đồng minh, bất chấp nguyên tắc các nước thành viên HĐBA phải hành động vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.
Đại diện thường trực của Trung Quốc phát biểu trong một phiên họp của HĐBA về Syria hồi tháng 7/2012. Sau đó, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết do phương Tây đệ trình.
Đại diện thường trực của Trung Quốc phát biểu trong một phiên họp của HĐBA về Syria hồi tháng 7/2012. Sau đó, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết do phương Tây đệ trình.
Để thúc đẩy việc cải tổ HĐBA, nhiều nước đề nghị sửa đổi quyền phủ quyết chứ không đòi hủy bỏ ngay hoặc hủy bỏ dần đặc quyền này của các nước P5. Một gợi ý theo hướng này là cấm một nước P5 riêng rẽ sử dụng quyền phủ quyết khi các biện pháp thích hợp đã được tất cả các thành viên HĐBA khác ủng hộ.
Một ý tưởng khác là thay đổi sức nặng của quyền phủ quyết bằng quy định một dự thảo nghị quyết của HĐBA bị bác bỏ phải cần 2-3 thành viên P5 phủ quyết, hạn chế số lần phủ quyết của một thành viên P5 trong một khoảng thời gian nhất định hoặc hạn chế sử dụng quyền phủ quyết đối với các dự thảo nghị quyết về chiến tranh hoặc khủng hoảng trong đó có liên quan tới lợi ích sống còn của một thành viên P5.
Một phương thức khác để cải tổ HĐBA được nêu ra là thay đổi phương pháp hoạt động. Hiện nay, HĐBA bị chỉ trích về những tính toán không minh bạch và quá trình thương lượng kín trong đó các nước thành viên LHQ không phải là ủy viên HĐBA không được tham dự. Các nhà cải tổ muốn Hội đồng Bảo an công khai, minh bạch và cung cấp nhiều thông tin hơn nữa về các cuộc thương lượng này.
Mọi đề xuất mới chỉ nằm trên giấy tờ và không ai biết khi nào thì người ta đưa chúng ra thảo luận chứ chưa nói tới việc thực hiện. Cho tới khi đó, chắc chắn Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tiếp tục các nỗ lực không biết mệt mỏi để được đứng ngang hàng với nhóm các quốc gia quyền lực nhất thế giới. Tuy nhiên, tất cả sẽ là vô nghĩa một khi Trung Quốc (không loại trừ Anh, Pháp, Mỹ và Nga) lạnh lùng phủ quyết!
  • Đông Triều

Nông nghiệp VN hiện nay không thể xuất cho ai ngoài TQ!

(Baodatviet) - Một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy.
PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II tại TP.HCM nhận xét.
Hám lợi chụp giật thì chỉ có thể bán cho Trung Quốc!
Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu được 33 nghìn tấn chè, với giá trị đạt 51 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, tuy nhiên, giá xuất khẩu lại ở mức thấp nhất thế giới, thậm chí chè Việt Nam còn bị một số thị trường chê, trả lại hàng. Tình trạng của cây chè cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam như gạo, sắn, cao su... khi có một nền thương mại buôn chuyến, có gì bán nấy với giá rẻ.
Chè bẩn
Vụ việc chế biến chè bẩn tại một số tỉnh phía Bắc năm 2011 khiến ngành chè lao đao
Đây không phải là nghịch lý mà là điều đương nhiên bởi một nền nông nghiệp không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm là một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy. Hàng ngày chúng ta đều buộc phải ăn chất độc.
Một nền nông nghiệp mà nông dân sản xuất một cách manh mún và tùy tiện, công nghiệp chế biến nông phẩm lạc hậu, doanh nghiệp làm ăn chộp giật, chỉ biết lợi ích trước mắt, không tạo dựng được liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì tất nhiên điều đó phải xảy ra.
Còn nhớ 1, 2 năm trước, hàng loạt lô chè xuất khẩu sang châu Âu bị trả về do có hàm lượng hóa chất vượt quá mức quy định. Điều đáng nói các hợp chất này vẫn được Việt Nam cho phép sử dụng nhưng lại cấm bị sử dụng ở các nước châu Âu. Chính vì thế những sản phẩm như vậy chỉ có thể xuất sang Trung Quốc. Tình trạng này kéo dài nhiều năm khiến người nông dân và doanh nghiệp cũng trở nên lười thay đổi, do đó chất lượng và khối lượng nông phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước phát triển, buộc phải bán rẻ cho các thị trường dễ tính như Trung Quốc.
Có người từng hỏi, Bộ Nông nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường để giảm xuất khẩu sang Trung Quốc được không? Câu trả lời có thể khẳng định là không, Việt Nam không thể xuất cho ai ngoài Trung Quốc với nền nông nghiệp hiện nay.
Ngành chè và nông dân Việt đã phải nhận nhiều "quả đắng" khi bị thương lái Trung Quốc chơi xấu. Đó là đầu những năm 2000, thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua chè vàng nguyên liệu tại Việt Nam với giá quá cao rồi mang về Trung Quốc sản xuất chè vàng chính hiệu. Lợi nhuận trước mắt đã làm người trồng chè đổ xô đi hái chè không tuân theo kĩ thuật. Người dân còn trộn cả các loại chè khác không phải chè Shan Tuyết, bỏ lẫn tạp chất vào và thương lái Trung Quốc không thu mua.
Một bài học cay đắng khác là vào năm 2011 thương lái Trung Quốc cố tình thu gom chè bẩn khiến người dân đã trộn cả trộn phân lân, bột đá, bùn, chất thải làm ngành chè lao đao.
Đây không phải là hành vi thương mại bình thường mà là hành vi phá hoại mang tính chất lưu manh. Không phải tự dưng mà mấy thương lái Trung Quốc sang Việt Nam làm việc này, nếu không có chính quyền bảo lãnh họ chẳng dám làm.
Trong khi đó, cơ quan chức năng Việt Nam lại phản ứng quá yếu ớt. Thương lái Trung Quốc xúi nông dân Việt làm tầm bậy tầm bạ tại sao chính quyền Việt Nam không trừng trị theo luật pháp? Theo quy định của WTO, từ năm 2011, doanh nhân nước ngoài có quyền vào Việt Nam mua nông sản nhưng họ phải lập một pháp nhân có quốc tịch Việt Nam. Thương nhân Trung Quốc không lập pháp nhân mà họ đưa người len lỏi vào, thuê thương lái Việt Nam làm trung gian gom mua nên đã gây ra những hậu họa như nói ở trên.
Thương nhân bình thường không ai làm việc đó. Bởi điều đó không những không mang lại lợi nhuận mà còn gây bất an cho tính mạng của họ. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nông dân Việt Nam hám lợi, muốn kiếm tiền dù biết đó là tiền bẩn, tiền bất chính nên thương lái Trung Quốc mới có cơ hội làm bậy.
Phải có Nông dân lớn và Doanh nghiệp lớn
Nhiều người bảo nền kinh tế Việt Namn không muốn lệ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc thì phải xây dựng được thương hiệu. Muốn thế, nền nông nghệp phải thực hiện GlobalGAP. Khi đó, nông sản Việt Nam không cần bán cho thị trường Trung Quốc mà có thể bán thẳng cho thị trường EU, Nhật, Mỹ mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều.
PGS.TS Vũ Trọng Khải
PGS.TS Vũ Trọng Khải
Muốn vậy phải xây dựng mối liên kết bền vững giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp, tạo thành chuỗi giá trị ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn. Trong đó, nhà nông phải là người sản xuất hàng hóa lớn nhờ tích tụ ruộng đất và thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản phải được áp dụng công nghệ cao. Doanh nghiệp phải đóng vai trò nhạc trưởng trong mối liên kết này, thể hiện qua việc: cung ứng giống xác nhận cho nông dân theo nhu cầu thị trường; hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình GlobalGAP hoặc ít nhất là VietGAP; có thể cung ứng vật tư hoặc làm trung gian để ngân hàng cho nông dân vay tiền mua vật tư. Cuối cùng là doanh nghiệp phải mua hết nông sản cho nông dân và có công nghệ chế biến hiện đại.
Như vậy doanh nghiệp sẽ có chất lượng và khối lượng nông sản đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước phát triển như EU, Nhật Bản, Mỹ. Khi đó, doanh nghiệp mới chiếm lĩnh được những thị trường này và dần dần tạo dựng được thương hiệu của mình.
Mặt khác, Nhà nước phải có chính sách để khuyến khích phát triển liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Nhà nước phải có khung pháp lý để cho việc mua bán quyền sử dụng đất đai một cách thuận lợi. Đào tạo miễn phí cho thanh niên nông dân để họ trở thành những nông dân chuyên nghiệp, những “thanh nông tri điền” chứ không phải nông dân cha truyền con nối,“lão nông tri điền”.
Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản nông sản bằng việc tài trợ lãi suất khi họ đầu tư mua sắm các thiết bị công nghệ hiện đại và thực hiện liên kết với nông dân. Có thể giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài ba năm đầu khi họ thực hiện mối liên kết với nông dân ở những vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch của Nhà nước. Làm được điều này Việt Nam sẽ có hàng nông sản chất lượng cao và ổn định.

Thành Luân
 (ghi)

Công an xã dùng dép bạt tai, quật dùi cui đánh dân trọng thương ngay tại trụ sở

(Dân trí) - Lên trụ sở UBND xã Dĩnh Trì - TP Bắc Giang (Bắc Giang) trình báo việc ô nhiễm môi trường, không những không được giải quyết, ông Hoàng Văn Thể còn bị công an xã này hành hung, đánh đập trọng thương, phải nhập viện cấp cứu với thương tích lên tới 16%. 

Trong đơn đề nghị gửi báo Dân trí, bà Phan Thị Lăng (SN 1970), trú tại thôn Đông Nghè -Dĩnh Trì - TP Bắc Giang (Bắc Giang) bức xúc cho biết: Chiều ngày 19/7/2013, ông Hoàng Văn Thể, chồng bà Lăng đến trụ sở UBND xã Dĩnh Trì trình báo về việc hàng xóm gây ô nhiễm môi trường. Do không được giải quyết nên ông thể đã to tiếng cãi vã tại đây.
Theo bà Lăng, ông Thể đã bị ông Nguyễn Đình Toản - Phó Công an xã Dĩnh Trì tổ chức các công an viên gồm: Phan Văn Hợp, Giáp Văn Hằng, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Đức Hoa đánh đập dã man bằng dùi cui và tay chân.
"Chồng tôi kêu cứu rất to có rất nhiều người nghe tiếng nhưng họ vẫn đánh mà không có ai can thiệp trong khi cả cơ quan xã hôm đó vẫn làm việc. Đến khoảng 18h30 phút thì tôi được công an viên là anh Hoàng Văn Tặng vào nhà gọi lên để nhận người về. Công an xã có lập biên bản giả vu cho chồng tôi bị ngã yêu cầu tôi ký vào đó để nhận người về", bà Lăng cho biết.
Công an xã dùng dép bạt tai, quật dùi cui đánh dân trọng thương ngay tại trụ sở.
Công an xã dùng dép bạt tai, quật dùi cui đánh dân trọng thương ngay tại trụ sở.
Sau khi về đến nhà, do ông Thể quá đau đớn, gia đình đã đưa ông đến Bệnh viện đa khoa TP Bắc Giang nhưng các bác sĩ tại đây đã chuyển thẳng nạn nhân lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc GIang cấp cứu. Ông Thể phải điều trị tại bệnh viện từ ngày 19/7/2013 đến ngày 3/8/2013 với thương tích: gãy xương sườn số 9, 10 bên phải và gãy xương sườn số 6,9 bên trái, tràn dịch phổi và phải mổ cấp cứu ngay. Tỷ lệ giám định thương tích là 16%.
Theo gia đình nạn nhân, ông Thể là cựu chiến binh từng tham gia chiếu đấu tại biên giới phía Bắc năm 1979, hiện sức khỏe rất yếu và có sổ tâm thần.
Liên quan đến sự việc, Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Giang có kết luận: Do ông Thể có hành vi chửi bới tại trụ sở UBND xã Dĩnh Trì nên nhóm công an viên đã đưa ông Thể vào trụ sở công an bắt nộp phạt hành chính nhưng ông Thể không đồng ý. Vì vậy, ông Nguyễn Đức Hoa, công an viên không làm chủ được bản thân đã dùng tay đấm, dùng dép tát nhiều cái vào người măt ông Thể và dùng dùi cui cao su vụt 6 cái vào hai bên mạng sườn ông Thể, gây thương tích 16% cho nạn nhân khiến ông Thể phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang từ ngày 19/7/2013 đến 3/8/2013.
Tuy nhiên, Công an TP Bắc Giang cho rằng: "Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được thấy việc làm của Nguyễn Đức Hoa là hành vi "Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 107 Bộ luật hình sự (nhung thương tích dưới 31% nên không cấu thành tội phạm). Ngày 1/10/2013, Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Giang đã có bản kết luận không khởi tố vụ án sô 50 và Quyết định không khởi tố vụ án số 56".
Công an TP Bắc Giang xử phạt hành chính Nguyễn Đức Hoa 1,5 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì sau đó buộc thôi việc với Nguyễn Đức Hoa. với ông Nguyễn Đình Toản bị kỷ luật cảnh cáo.
TAND TP Bắc Giang trả lời đơn khiếu nại của bà Phan Thị Lăng.
TAND TP Bắc Giang trả lời đơn khiếu nại của bà Phan Thị Lăng.
Công văn của Công an TP Bắc Giang cho biết: Công xã Dĩnh Trì và anh Nguyễn Đức Hoa mới tự nguyện bồi thường cho gia đình nạn nhân 10 triệu đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bồi thường dân sự trong vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an TP Bắc Giang nên Công an TP Bắc Giang đề nghị gia đình nạn nhân làm đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường gửi đến TAND TP Bắc Giang để được giải quyết.
Bức xúc trước trả lời của Công an TP Bắc Giang, bà Lăng đã có đơn gửi trả lời không đồng ý với kết luận của Công an TP Bắc Giang, đồng thời cho rằng Công an TP Bắc Giang điều tra kết luận chưa đúng bỏ lọt người phạm tội với hai lý do chính:
"Thứ nhất: Có tất cả 5 người đánh ông Thể gồm:  ông Nguyễn Đình Toản - Phó Công an xã Dĩnh Trì tổ chức các công an viên gồm: Phan Văn Hợp, Giáp Văn Hằng, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Đức Hoa, trong đó ông Nguyễn Đình Toản là chủ mưu. Nhưng kết luận của Công an TP Bắc Giang là chỉ có anh Nguyễn Đức Hoa đánh còn anh Nguyễn Đình Toản chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, không kiểm tra giám sát cấp dưới để xảy ra sự việc.
Thứ hai: Công an TP Bắc Giang chưa điều tra hành vi tạo hiện trường giả, lập biên bản giả cho rằng chồng tôi ngã xe để chối tội.
Tôi đề nghị Công an tỉnh Bắc Giang trực tiếp vào cuộc điều tra cụ thể vụ việc để làm rõ đúng người, đúng tội để trả lại công bằng cho chồng tôi và tôi cũng tha thiết đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, UBND TP Bắc Giang và các cơ quan chức năng chỉ đạo, giám sát việc xử lý vụ việc để đảm báo tính nghiêm minh của pháp luật", bà Lăng nói.
Báo Dân trí kính đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, Công an tỉnh Bắc Giang, VKSND tỉnh Bắc Giang, UBND TP Bắc Giang, Công an TP Bắc Giang, VKSND TP Bắc Giang vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý dứt điểm vụ việc, trả lời công dân theo quy định pháp luật.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế

Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý

(Dân trí) - Trong tất cả các tội ác mà con người có thể gây ra, thì bức cung nhục hình để ép bị can nhận tội là tội ác ghê tởm nhiều khi còn hơn cả giết người.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bởi vì, có những trường hợp giết người vì không làm chủ được bản thân, vì tự vệ, vì bộc phát nhất thời. Còn dùng nhục hình để ép án là hành vi có chủ đích, kéo dài ngày này qua tháng khác, hành hạ người vô tội. Người dùng nhục hình và bức cung là cán bộ điều tra, hiểu biết pháp luật, có quyền sinh sát đối với số phận người khác. Chính vì họ được đào tạo, được nhà nước giao trách nhiệm điều tra tội phạm, nhưng họ dùng quyền và sức mạnh được giao để nhục hình một công dân nên mới đáng ghê tởm
Xâm phạm hoạt động tư pháp để đẩy người khác vào tù tội, phải chịu án chung thân, tử hình thì những điều tra viên đó không còn nhân tính. Thậm chí, có trường hợp dùng nhục hình đến nỗi can phạm bị tử vong ngay trong trại tạm giam.
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn với những lời tố cáo nhục hình chưa làm rõ. Vụ án Hàn Đức Long cũng ở Bắc Giang cũng tương tự. Hàn Đức Long bị ghép tội hiếp dâm, giết người nhưng một mực kêu oan. Cán bộ điều tra bức cung bằng cách dùng bút bi kẹp vào các kẽ ngón tay, đốt bằng bật lửa gas...
Vụ án ở Phú Yên còn tệ hơn, nghi can bị 5 công an đánh chết tại trại tạm giam.
Không lên tiếng cảnh tỉnh thì sẽ còn bức cung nhục hình nhiều và theo đó là án oan sai chồng chất. Chính vì vậy nên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã yêu cầu khắc phục tình trạng này. Bộ Công an cũng ban hành Thông tư, trong đó quy định nghiêm cấm điều tra viên, cán bộ điều tra bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.
Các quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết, nhưng chưa đủ để ngăn chặn hành vi bức cung, nhục hình, mà phải thực hiện những cải cách cụ thể hơn. Ví dụ, đã có nhiều ý kiến đề xuất lắp đặt camera trong phòng hỏi cung. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra vừa điều tra vừa giam giữ thì khó có thể minh bạch trong chuyện lấy thông tin từ camera. Nếu như điều tra viên không dùng nhục hình trong phòng lấy cung mà ở nơi khác thì sao?
Cho nên, đề xuất tách cơ quan quản lý giam giữ độc lập với cơ quan điều tra là một biện pháp phù hợp.
Ngoài ra, một quy định vô cùng khoa học và có khả năng ngăn chặn nhục hình rất thực tế, đó là sự có mặt của luật sư trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò của luật sư, khó có thể nói đến sự minh bạch của các bản cung. Nhìn vào thực tế, luật sư còn chưa được tạo điều kiện để thực hiện công việc vô cùng quan trọng, đó là tiếp cận với thân chủ trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò này, luật sư chỉ là cái bóng của công lý mà thôi.
Hãy như quốc gia văn minh, trước khi thẩm vấn, cảnh sát sẽ nói với nghi phạm bằng “Lời cảnh báo Miranda”: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ đợi sự có mặt của luật sư”.
Có lẽ “Lời cảnh báo Miranda” nên được áp dụng khắp nơi trên địa cầu này, đặc biệt là những nơi còn bóng tối.
Lê Chân Nhân

Hỏa hoạn trong đêm, hàng chục người lâm cảnh không nhà


Ngọn lửa bùng cháy dữ dội đã thiêu rụi 4 căn nhà cùng nhiều tài sản khiến 4 gia đình trắng tay.

Ngọn lửa bùng cháy thiêu rụi 4 căn nhà.
Ngọn lửa bùng cháy thiêu rụi 4 căn nhà.
Đến gần 12h ngày 10/8, Phòng Pháp chế, điều tra, xử lý về cháy nổ thuộc Cảnh sát PCCC TP.HCM vẫn đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn cũng như thống kê con số thiệt hại trong vụ cháy khiến 4 căn nhà bị thiêu rụi trên đường số 22 (khu phố 7, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP.HCM).
Trước đó, vào khoảng 19h30 ngày 9/8, người dân sống gần khu vực xảy ra hỏa hoạn thấy khói lửa bốc nghi ngút trong căn nhà khóa trái cửa nên hô hoán mọi người dập lửa. Hàng chục thanh niên, bà con trong xóm đã dùng nhiều bình CO2, kéo nước dập lửa, nhưng do đám cháy quá lớn nên nỗ lực dập lửa bất thành.
Lửa tiếp tục bùng lên dữ dội kèm theo tiếng nổ lớn nên mọi người hoảng sợ lui ra ngoài. Ngọn lửa tiếp tục lan sang 3 căn nhà bên cạnh. Nhiều người lớn, trẻ em tại 3 căn nhà này nhanh chóng chạy thoát thân.
Do toàn bộ 4 căn nhà chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa bùng cháy dữ dội, cả khu vực này rực lửa trong đêm.
Khi ngọn lửa chưa kịp bén tới, một số thanh niên cố gắng di dời xe máy, tài sản ra khỏi nhà. Lo sợ nổ nên bình gas loại 12kg của 3 căn nhà này cũng được đưa ra ngoài. 5 phút sau, 4 căn nhà bùng cháy dữ dội. Cả khu vực này rực lửa trong đêm.
Nhận được tin báo, lực lượng PCCC quận 9 huy động 6 xe nước cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Do khu vực cháy nằm trong hẻm sâu nên việc dập lửa gặp nhiều khó khăn.
Chị Võ Hoàng Oanh đang đi chùa thì được hàng xóm báo tin nhà đã cháy rụi.
Sau gần 1h cháy, ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn nhưng toàn bộ tài sản, vật dụng của 4 căn nhà bị thiêu rụi. Rất may, không có thiệt hại về người.
Chị Yến Phương (31 tuổi) thẫn thờ nói: “Hai vợ chồng cùng đứa con gái đang bán xôi ở bên ngoài thì nhận được tin báo nhà cháy. Khi chạy về đến nơi, tôi ngã quỵ vì căn nhà chẳng còn gì. Toàn bộ vật dụng trong nhà bị cháy rụi, tivi, xe máy, máy tính, tủ lạnh đều bị cháy. Nhiều tiền, vàng để trong tủ cũng không còn. Bao nhiêu năm tích góp giờ đành trắng tay”.
Những gì còn sót lại sau vụ cháy.
Nói trong nước mắt, chị Võ Hoàng Oanh: “Tối hôm qua cả gia đình đi chùa. Khi về tới nhà thì thấy căn nhà chỉ còn là đống đổ nát”.
Ngay sau vụ cháy, lực lượng chức năng địa phương được phân công bảo vệ hiện trường, nhiều em nhỏ của 4 gia đình phải đi ngủ nhờ nhà hàng xóm.
Hiện chính quyền địa phương đang lập danh sách, thống kê con số thiệt hại để có phương án hỗ trợ các gia đình nạn nhân.