Kinh chúc các cô chú, anh chị ,các em và các cháu một năm mới dồi dào sức khỏe , vạn sự như ý và thật nhiều sức khỏe
Friday, March 8, 2019
Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng đâm chìm vẫn bám biển Hoàng Sa
QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Báo Thanh Niên hôm 8 Tháng Ba cho biết, sau khi được cứu, sức khỏe của 5 ngư dân trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm hiện đã ổn và họ “nay theo một tàu cá khác quyết bám biển Hoàng Sa mưu sinh”.
Tờ báo viết thêm: “Tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm do ngư dân Nguyễn Minh Hùng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi, làm chủ. Tàu có công suất 575 CV, được đóng vào năm 2016, trị giá vài tỉ đồng. Sau khi tàu xuất bến ra Hoàng Sa được bốn ngày thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm khiến gia đình ông Hùng lâm cảnh trắng tay, nợ nần.”
Trước đó, báo VNExpress dẫn nguồn cơ quan tìm kiếm và cứu hộ của Việt Nam, cho biết tàu 44101 của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần khu vực đảo Đá Lồi vào lúc 10 giờ 10 phút sáng ngày 6 Tháng Ba.
Bản tin của báo nhà nước gây ngạc nhiên cho người đọc khi đồng loạt chỉ đích danh “tàu Trung Quốc” đâm chìm tàu cá Việt Nam thay vì chỉ ghi là “tàu lạ” như trước đây.
Phản ứng của Bắc Kinh trước tin này, đêm 7 Tháng Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc dẫn thông cáo của Bộ Ngoại Giao nước này cho biết: “Một tàu Trung Quốc đã giải cứu nhóm 5 người trên một tàu cá Việt Nam bị chìm ở Biển Đông, đồng thời bác bỏ tin do các báo nhà nước Việt Nam về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa.”
Nay thì ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố: “Một tàu của Trung Quốc đã liên lạc ngay với Trung Tâm Tìm Kiếm và Cứu Nạn Hàng Hải Trung Quốc sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu cá Việt Nam. Khi tàu Trung Quốc tiếp cận, tàu cá đã bị chìm và lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã cứu thuyền viên vào buổi chiều.”
Hoàn Cầu Thời Báo nhắc lại rằng hồi năm 2016, tàu Trung Quốc từng cứu một tàu cá Việt Nam gặp nạn gần đảo Phú Lâm ở Biển Đông nhưng cũng bị Việt Nam cáo buộc rằng tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu cá của họ.
Tính đến hôm 8 Tháng Ba, Bộ Ngoại Giao Việt Nam chưa phản hồi về việc Trung Quốc bác tin đâm tàu cá Việt Nam. Thường thì khi xảy ra những va chạm trên biển với Trung Quốc, CSVN được ghi nhận hầu như chọn cách phản đối chiếu lệ theo cung cách ngoại giao. (T.K.)
‘Đụng’ Trung Cộng, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông bị CSVN khai trừ
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Hôm 8 Tháng Ba, tin cho hay, ông Trần Đức Anh Sơn, một nhà nghiên cứu Biển Đông có nhiều phát ngôn “đụng chạm” đến Trung Cộng, bất ngờ bị Ban Thường Vụ Thành Ủy Đà Nẵng khai trừ đảng vì “viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên Facebook”.
Ông Trần Đức Anh Sơn, viện phó Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Đà Nẵng, được nhiều người biết đến với những công trình nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Mạng xã hội cũng biết ông thường hay ký biệt danh “Người nước Huệ” dưới các post bày tỏ quan điểm cá nhân về các chủ đề lịch sử và thời sự.
Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết: “Vi phạm của ông Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Ông Sơn sau đó phản hồi tin mình “bị khai trừ đảng” trên trang cá nhân hôm 8 Tháng Ba: “Rất nhiều người nhắn tin hỏi thăm và chúc mừng. Nhiều người hỏi tôi: Anh thấy thế nào? Tôi thấy khó trả lời cho đầy đủ, nên mượn bức ảnh chụp tờ lịch có thủ bút của thầy Nhất Hạnh mà tôi được tặng trong dịp Tết Kỷ Hợi vừa rồi, để trả lời chung cho mọi người: ‘Đây là giây phút hạnh phúc’.”
Một trong những post mới nhất trên trang cá nhân của ông Sơn viết: “Vụ tàu Trung Quốc bao vây đảo Thị Tứ diễn ra từ trước Tết Kỷ Hợi. Nhưng tin này đưa là Trung Quốc đã chiếm đảo Thị Tứ thì chưa kiểm chứng được. Đang tìm nguồn để làm việc này. Nếu tin sai thì tôi sẽ gỡ bài này xuống. Nhưng cảnh giác với Tàu không bao giờ thừa.”
Hồi Tháng Hai, 2018, ông Sơn từng bị Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy Đà Nẵng cảnh cáo do “đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt”. Tuy vậy, thông cáo của cơ quan này không nói rõ ông Sơn bị kỷ luật vì những post cụ thể nào.
Thời điểm đó, ông Sơn trần tình trên trang cá nhân: “Tôi đã chuẩn bị tinh thần và chấp nhận hình thức kỷ luật này. Tôi cần yên tĩnh để vượt qua giai đoạn khó khăn này, và cũng cần có thời gian để toàn tâm toàn ý làm cho xong cuốn sách ‘Đồ Sử Ký Kiểu Thời Nguyễn’”.
Đáng lưu ý, hồi năm 2017, tờ NewYork Times từng có bài viết về ông Sơn với tiêu đề “Người săn bản đồ ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông”.
Bài báo cho hay, từ nhiều năm trước, giới chức Đà Nẵng đề nghị ông Sơn tìm kiếm các tài liệu và bản đồ trên khắp thế giới để củng cố chứng cứ cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Sau đó ông kết luận rằng Việt Nam nên thách thức các hoạt động của Trung Quốc tại một số đảo thuộc các vùng biển đang tranh chấp, theo cách Philippines làm và đã thành công. Nhưng rồi thì cấp trên của ông “không bị lay chuyển” bởi đề xuất này.
“Họ luôn luôn nói với tôi rằng hãy giữ bình tĩnh, đừng nói xấu Trung Cộng,” ông Sơn được New York Times dẫn lời.
Tờ báo Mỹ viết thêm rằng ông Sơn “đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời nhà Nguyễn đã cắm cờ ở Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm 1850. (T.K.)
Giáo viên … “mất dạy”
”..Không còn gì đau đớn hơn một người với tư cách là thầy giáo, làm vấy bẩn tâm hồn của học trò. Tôi rất thích câu nói của một người thầy tôi từng học: Một nền giáo dục hỏng sẽ làm hỏng một thế hệ. Một người thầy hỏng sẽ làm vẩn đục những cuộc đời...”
Chiều nay, khi đi làm về, như thường lệ, tôi ghé quán nước ngồi ngắm dòng người qua lại trên đường, đó là sở thích bất diệt của tôi. Bên cạnh tôi là một ông xe ôm đang nằm trên yên xe, vắt chân lên tay lái đọc báo qua chiếc điện thoại, bỗng dưng ông buột miệng chửi: đồ giáo viên… mất dạy. Tôi sững người nhìn ông, ông chỉ bảo… đọc báo đi.
“Mất dạy” là từ mà dân gian thường dùng để chỉ những người không được dạy bảo tử tế, không có kiến thức lẫn đạo đức. Ấy thế mà hai từ không mấy đẹp đẽ ấy lại được dùng để chỉ một số giáo viên trong xã hội hiện nay.
Giáo viên vốn được coi là một nghề cao quý trong xã hội, được người dân Việt Nam từ xưa đến nay tôn trọng, kính cẩn gọi bằng “thầy” hay “thầy giáo” ngang hàng với bậc cha chú mà không phân biệt tuổi tác. Những nghề được gọi là “thầy” trong xã hội không nhiều: thầy giáo, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy chùa (nhà sư)…có nghĩa rằng họ giỏi hơn người bình thường một lĩnh vực nào đó và điều quan trọng hơn là tư cách đạo đức của họ đủ để người khác phải học hỏi và noi gương.
Nhưng gần đây, do những chương trình cải cách giáo dục qua các đời bộ trưởng mà chất lượng đạo đức của giáo viên ngày càng đi xuống. Đi xuống ngày càng tệ hại đến mức người ta chửi giáo viên là đồ… “mất dạy”. Ai cũng có thể chửi “mất dạy” nhưng giáo viên mà bị chửi như vậy thì cần phải xem lại vấn đề nằm ở đâu.
Dưới đây là một số bài báo dễ dàng tìm thầy trên mạng do báo giới quốc doanh đăng tải:
Vụ thầy giáo bị “tố” dâm ô ở Bắc Giang: Kiểm tra thân thể 14 học sinh, không thấy dấu vết gì nghi vấn[1]
Thầy giáo trường chuyên Thái Bình bị tố nhắn tin “gạ tình” nữ sinh[2]
Nữ hiệu trưởng trường mầm non bị cáo buộc trộm xe của giáo viên[3]
Nghi án thầy giáo dâm ô nữ sinh lớp 8: Thầy có uống bia trong tiệc liên hoan[4]
Nghi án thầy giáo dâm ô nữ sinh tiểu học: Hiệu trưởng có hoàn toàn vô can?[5]
Bé lớp 2 “tố” bị thầy giáo dâm ô ngay trên bục giảng[6]
Xác minh thông tin thầy dạy nhạc xâm hại 3 nữ sinh tiểu học[7]
Cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng[8]
Cô giáo bắt học sinh tát bạn[9]
Cố giáo bắt học sinh tự tát 50 cái[10]
Còn nhiều và rất nhiều, ngày càng nhiều các vụ việc như vậy. Không thể kể hết các vụ việc giáo viên làm trò bậy bạ với học sinh. Tôi tự hỏi rằng: những chuyện này thường xuyên được báo chí đưa tin, vậy tại sao các giáo viên đó không biết sợ hãi? Hay họ cho rằng việc làm của mình sẽ không bị ai phát hiện? Hay đó là cách giáo dục học sinh của họ? Tại sao ngành giáo dục lại để xảy ra những câu chuyện như vậy?
Tôi chưa được thấy bài viết nào của giới báo chí quốc doanh nêu đúng nguyên nhân giải thích cho các sự việc một số giáo viên có hành vi phản giáo dục mà người ta gọi là mất dạy như thế. Tôi cho rằng có một số nguyên nhân sau đây có thể không đầy đủ nhưng cần thiết phải chỉ đích xác nguồn gốc của vấn đề.
1. Chất lượng đầu vào ngành giáo dục càng ngày càng thấp
Ngành sư phạm là một trong những ngành hot trong mùa tuyển sinh… cách đây chục năm về trước. Đó là ngành học luôn luôn đứng top đầu trong tất cả các khối ngành tuyển sinh của bộ giáo dục. Một phần do người học ngành này được miễn hoàn toàn học phí, một phần khác đó là ước mơ chính đáng của các em học sinh. Một ước mơ cao cả thừa hưởng từ những người thầy của mình. Đó là truyền dạy tri thức cho người khác. Đó cũng là mong muốn bậc nhất của các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay thì ngành sư phạm đã giảm đi đáng kể độ hot của mình. Phần lớn người ta đã thực tế hơn, họ ý thức được việc làm sau khi ra trường của ngành này chứ không hẳn là mộng mơ về một cái nghề cao quý.
Và rồi “Điểm chuẩn vào các trường sư phạm thấp: ngành sư phạm không còn sức hút?[11]”, “Ngành sư phạm: điểm chuẩn thấp vì nguồn tuyển khan hiếm[12]”, “Điểm chuẩn vào các ngành sư phạm thấp: sẽ khó có giáo viên giỏi[13]”, “Đầu vào sư phạm thấp, chất lượng giáo dục sẽ về đâu[14]”.
Việc hạ điểm chuẩn của ngành sư phạm, cũng tức là hạ thấp tiêu chí giáo viên của ngành học này. Người ta tuyển chọn cốt cho đủ chỉ tiêu chứ không quan tâm tới chất lượng của từng sinh viên theo học. Tiêu đề của các bài báo vừa kể trên cũng đã cho thấy nguyên nhân khiến chất lượng giáo viên ngày càng thấp. Nếu muốn hiểu hơn, xin hãy đọc các bài báo đó. Đây là một điều đáng buồn trong cách tổ chức đào tạo của Bộ Giáo dục. Nói đúng hơn, một Bộ Giáo dục đã không còn thuốc chữa nữa rồi.
2. Chạy việc, xin việc và mua việc
Đó là hệ quả của cơ chế. Không phải chỉ riêng ngành sư phạm mới phải “chạy việc, xin việc và mua việc”. Mà tất cả các ngành nghề, các công việc có dính dáng tới ngân sách nhà nước đều nằm trong vòng xoáy buôn bán chức tước này. Tôi đã từng phân tích trong một bài viết trước đây của mình “Ba ngành kinh doanh siêu lợi nhuận của tư bản đỏ” trên báo Tiếng Dân.
Với tâm lý làm việc đúng ngành, đã học ngành nào thì ra trường phải làm đúng ngành đó. Các sinh viên sư phạm ra trường không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi “chạy” vào nghề giáo viên.
Những sinh viên may mắn hơn, có người nhà, người thân làm ở ngành giáo dục thì được ưu tiên “xuất nội bộ” nhưng cũng phải qua một số cửa mới chắc chân. Còn những sinh viên ra trường được nhận vào dạy học ngay tức thời thì ô dù của họ là trực tiếp hoặc cũng phải ở trên tận “thiên đình”, còn không thì số họ “quá may mắn”.
Đây là biểu hiện: “Hiệu trưởng nhận gần 1,2 tỷ đồng tiền chạy việc làm giáo viên[15]”, “Vụ gần 600 giáo viên nguy cơ mất việc: Hiệu trưởng nhận chạy việc 300 triệu đồng/suất[16]”, “Lời kể của giáo viên làm cò chạy việc[17]”, “giáo viên chạy hàng trăm triệu: giáo dục sẽ đi về đâu?[18]”, “Phải phăng ra đường dây chạy việc cho giáo viên[19]”…
Nếu không có chạy việc thì các giáo viên tương lai của chúng ta đúng là “mất dạy” (mất được dạy) theo nghĩa đen, còn nếu có chạy việc thì họ “mất dạy” theo nghĩa bóng.
3. Không có triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục (hay triết học giáo dục) là một tiêu chuẩn chung của cả nền giáo dục quốc gia. Nó giúp chúng ta trả lời câu hỏi: học để làm gì? Học như thế nào? Học cái gì? Triết lý giáo dục đặc biệt nhấn mạnh vào các khía cạnh đạo đức học và nhận thức luận. Khi người học sinh biết học để làm gì thì người giáo viên mới biết dạy cái gì và dạy như thế nào. Triết lý giáo dục phải được nhà nước thừa nhận và chiểu theo đó để định hướng, đưa ra các phương án giáo dục cho mọi cấp bậc.
Ở Việt Nam hoàn toàn không có chuyện đó. Chúng ta chưa bao giờ được nghe một ông Chủ tịch nước nói về triết lý giáo dục của đất nước mình. Nếu tìm trên google chúng ta sẽ thấy mỗi ông bộ trưởng giáo dục nói một cách khác nhau. Mỗi “nhà giáo dục” nói theo một cách khác nhau. Như vậy là ở Việt Nam không có triết lý giáo dục.
Nếu không có triết lý giáo dục thì rõ ràng không trả lời được câu hỏi “giáo dục để làm gì?”. Nếu không trả lời được câu hỏi ấy thì đừng nói đến các câu hỏi khác.
Đó là lý do học sinh không biết học để làm gì, và giáo viên không biết dạy để làm gì. Việc học với học sinh chỉ đơn giản là học để lấy điểm, thi lên lớp, lên cấp, lấy văn bằng. Việc dạy của giáo viên chỉ để lấy lương, lấy thành tích, lấy cơ hội thăng quan tiến chức (nếu có) chứ không phải là dạy học. Nó giống như một cái nghề, tạm gọi là nghề nói.
Việc không có triết lý giáo dục thì có liên quan gì đến một số giáo viên “mất dạy” kia? Có đấy. Đó là nhận thức và đạo đức của người giáo viên bị xuống dốc.
Khi anh không có nhận thức dạy để làm gì thì anh không có đạo đức của người dạy học. Anh tự coi mình là một người “thầy” đứng trên đầu học sinh như một lãnh chúa độc tài. Mọi lời anh nói là chân lý, là “cành vàng lá ngọc”, buộc học trò phải vâng lời. Cái việc anh làm không phải là dạy học mà chỉ là thể hiện cái quyền lực được đứng trên đầu người khác mà thôi. Và khi anh không tự ý thức giới hạn được cái quyền đó thì đạo đức của anh bị xuống dốc tệ hại. Nó dẫn đến hành vi dâm ô, gạ tình, bắt học sinh quỳ gối, uống nước giẻ lau bảng hay tát vào mặt bạn như các hiện tượng giáo dục tôi kể trên.
Lúc đó anh hoàn toàn không ý thức được hình ảnh của mình trong mắt học sinh và hậu quả của mình sau khi làm việc đó.
4. Lương giáo viên thấp
Lương giáo viên thấp là một trong các vấn nạn khiến giáo viên không tập trung vào sự nghiệp giáo dục của mình. Một bài báo cho biết, lương giáo viên bậc THCS chỉ 2 triệu đồng/tháng, bậc lương giáo viên THPT là 3 triệu đồng/tháng, còn không bằng cả lương người giúp việc[20]. Thử hỏi với mức lương ấy có giáo viên nào sống nổi? Một số giáo viên trẻ phải vay nợ, xin tiền bố mẹ để sống[21].
Tình trạng ban đầu của các giáo viên trẻ đều như thế. Phải mất 10 – 15 năm lương của họ mới lên được tới 5 – 7 triệu. Nếu những giáo viên vay nợ từ 200 – 300 triệu để xin vào biên chế viên chức giáo viên thì họ phải mất từ 5 – 10 năm mới trả hết số nợ này. Đó là chưa kể họ còn phải sinh sống.
Lương giáo viên thấp khiến giáo viên không có tinh thần dạy học, khiến họ không cố gắng và điều quan trọng là họ coi việc dạy học chỉ là nghề tay trái để có chỗ đứng trong xã hội chứ không phải nghề tay phải để kiếm cơm.
Để họ sống được, họ phải tận dụng thời gian làm các công việc khác, nếu không họ sẽ phải bỏ nghề[22] hoặc xin ra khỏi ngành. Những người không dám xin ra khỏi ngành, tôi nghĩ họ không có cơ hội ra khỏi ngành, bởi vì nếu ra khỏi ngành họ không biết làm gì để sống. Họ được đào tạo để dạy học và họ chỉ dạy học mà thôi. Đó cũng là bất cập của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Trong khi đó đâu phải cứ ai học ngành nào thì ra trường sẽ làm được ngành đó đâu. Tôi cho rằng, điều quan trọng của giáo dục phải là, phải dạy cho sinh viên biết cách thích ứng với cuộc sống, thích nghi nhanh với tất cả các ngành nghề nếu họ có cơ hội. Điều đó thể hiện đầu tiên ở triết lý giáo dục tôi vừa kể trên.
Lời kết
Ở bài viết này, tôi không ám chỉ tất cả giáo viên hay những người làm nghề giáo dục. Những “giáo viên mất dạy” chỉ là một thiểu số nhỏ trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tôi chỉ nói về những kẻ đã làm vấy bẩn nền giáo dục Việt Nam đã bị báo chí phanh phui, và chắc chắn họ sẽ bị pháp luật, dư luận xã hội, công lý và lương tâm trừng phạt.
Không còn gì đau đớn hơn một người với tư cách là thầy giáo, làm vấy bẩn tâm hồn của học trò. Tôi rất thích câu nói của một người thầy tôi từng học: Một nền giáo dục hỏng sẽ làm hỏng một thế hệ. Một người thầy hỏng sẽ làm vẩn đục những cuộc đời. Giáo dục là cách để làm nên CON NGƯỜI.
6/3/2019
Nhân Trần
Nhân Trần
Nguồn dẫn:
[1]http://soha.vn/ket-luan-chinh-thuc-cua-cong-an-ve-vu-thay-giao-bi-to-dam-o-hoc-sinh-o-bac-giang-20190306104452188rf20190306104452188.htm
[2]http://soha.vn/thay-giao-truong-chuyen-thai-binh-bi-to-nhan-tin-ga-tinh-nu-sinh-20190305111935738rf20190305111935738.htm
[4] https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nghi-an-thay-giao-dam-o-nu-sinh-lop-8-thay-co-uong-bia-trong-tiec-lien-hoan-20181221205940473.htm
[5] https://dantri.com.vn/ban-doc/nghi-an-thay-giao-dam-o-nu-sinh-tieu-hoc-hieu-truong-co-hoan-toan-vo-can-20180418140927593.htm
[7]dantri.com.vn/phap-luat/xac-minh-thong-tin-thay-day-nhac-xam-hai-3-nu-sinh-tieu-hoc-20190226080643479.htm
[10]https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/giao-duc/nong-co-giao-bat-hoc-sinh-tu-tat-50-cai-o-thai-nguyen-64248.html
[11]https://vtv.vn/giao-duc/diem-chuan-vao-cac-truong-su-pham-thap-nganh-su-pham-khong-con-suc-hut-20170811210857849.htm
[15]https://dantri.com.vn/viec-lam/hieu-truong-nhan-gan-12-ty-dong-tien-chay-viec-lam-giao-vien-20180903080951053.htm
[16]nld.com.vn/thoi-su/vu-gan-600-giao-vien-nguy-co-mat-viec-hieu-truong-nhan-chay-viec-300-trieu-dong-suat-20180315112237101.htm
[18]https://dantri.com.vn/dien-dan/giao-vien-bo-hang-tram-trieu-chay-viec-giao-duc-se-ve-dau-20180319203939314.htm
[19] https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/phai-phang-ra-duong-day-chay-viec-cho-giao-vien-598259.ldo
Cách “làm báo” chỉ ở Việt Nam mới có: Dịch bài của phóng viên nước ngoài rồi đăng ở báo nhà mình mà không ghi nguồn!
”...Tui không phải nhà báo, chỉ là một blogger viết cho vui, có thể viết dở nhưng tôi tự hào là chưa bao giờ vi phạm điều này, chưa bao giờ đăng một bài, thậm chí chỉ một câu của người khác mà không ghi tên tác giả hoặc chỉ ghi tên mình vào hoặc không ghi rõ nguồn, nếu đấy là bài tui dịch thì tui cũng ghi rõ tui chỉ là người dịch...”
LTS: Cách “làm báo” này còn non nớt, thua xa cách mượn bài của một tay “dân chủ giả hiệu’, liều mạng chôm chỉa cả một quyển sách của một học giả và bộ trưởng Pháp biến thành bài vở của mình, để mong trở thành một chính trị gia khai sáng và lưu danh hậu thế, trở thành một lãnh tụ tài ba nhất Việt Nam. Nhưng thiên bất dung gian, đương sự đã bị lật tẩy. Sau khi bị tố cáo, đương sự đã không dám thưa kiện người vạch trần thủ đoạn tu hú của đương sự vì tội phỉ báng để lấy lại thanh danh của mình. Khi có đơn kiện, nhà xuất bản liên quan đến quyển sách này sẽ thành lập một ban điều tra và một ban dich thuật để xem xét đương sự đã sao chép như thế nào, đã đạo văn bao nhiêu câu, đã in bao nhiêu sách để từ đó tính thành tiền, và đi xa hơn nữa yêu cầu thu hồi tất cả những sách đạo văn đã xuất bản. Tác giả Hà Hiển có quyền tự hào có tư cách hơn tay “dân chủ giả hiệu” kia.
Ảnh chụp phần cuối bài trên VnExpress có ghi tác giả An Hồng, thực ra
là bài dịch lại từ báo nước ngoài mà không dẫn nguồn
Vừa rồi tôi vào trang VnExpress đọc được bài khá hay với tên bài là Trump và Kim Jong-un có thể đã ‘bắt sai tín hiệu’ của nhau ký tên tác giả là An Hồng. Nhưng vì văn phong của bài viết, dù là tiếng Việt, vẫn mang đậm “mùi Tây” nên tôi đã nghi đây có lẽ là bài dịch từ một bài báo phương Tây. Tự lần mò một lúc thì tôi phát hiện ra đây chỉ là bài mà người có tên là An Hồng dịch lại gần như nguyên văn bài viết của một phóng viên có tên là Jullian Borger của tờ báo Anh nổi tiếng “The Guardian” (Người Bảo vệ) được viết và gửi từ Hà Nội với tên bài là The art of no deal: how Trump and Kim misread each other
Như vậy, anh (hoặc chị) có tên An Hồng chỉ có công dịch lại bài viết trên của tác giả Jullian Borger chứ không phải là tác giả của bài viết này. Dù bản dịch tương đối sát nghĩa, sáng sủa nhưng công của người dịch không thể bằng công lao của người viết ra nó được.
Không chỉ bài này, tui đã từng phát hiện rất nhiều bài báo phân tích về tình hình thế giới của các nhà báo nước ngoài trên các trang như BBC, CNN, New York Times…. được các “nhà báo” Việt “khai thác” bằng cách dịch lại gần như y chang rồi đăng trên trang của nhà mình rồi nghiễm nhiên ghi luôn tên mình ở dưới các bài đó mà không chú thích rằng mình chỉ là người dịch, cũng không đề cập gì đến tên tác giả hoặc thậm chí nguồn gốc của bài báo.
Theo tôi, đây cũng phải được coi là một dạng ăn cắp. Chôm bài theo kiểu này, người dịch và người biên tập tờ báo có nguy cơ bị kiện về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu những người quản lý tờ “The Guardian” biết được điều này
Tui không phải nhà báo, chỉ là một blogger viết cho vui, có thể viết dở nhưng tôi tự hào là chưa bao giờ vi phạm điều này, chưa bao giờ đăng một bài, thậm chí chỉ một câu của người khác mà không ghi tên tác giả hoặc chỉ ghi tên mình vào hoặc không ghi rõ nguồn, nếu đấy là bài tui dịch thì tui cũng ghi rõ tui chỉ là người dịch.
Tôi tự thấy tui xứng đáng là tấm gương mẫu mực để nhiều “nhà báo” Việt học tập và làm theo về điều này.
Để chứng minh VnExpress đã copy bài báo của Jullian Borger trên trang “the Guardian”, xin mời các bạn đối chiếu nội dung tiếng Việt trên VnExpress và bài gốc bằng tiếng Anh dưới đây:
***
1) Bài trên VnExpress được ghi là của An Hồng:
Trump và Kim Jong-un có thể đã ‘bắt sai tín hiệu’ của nhau
(Bài được cho là của An Hồng đang trên VnExpress)
Sự không hiểu nhau giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un có thể là lý do Mỹ – Triều Tiên không đạt được thỏa thuận tại Hà Nội.
Kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng nhấn mạnh về mối quan hệ cá nhân thân thiết với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. “Chúng tôi đã yêu quý nhau ngay lập tức”, Trump tuyên bố trên báo chí. “Kim Jong-un đã viết cho tôi những lá thư với ngôn từ đẹp đẽ”.
Tờ Guardian của Anh bình luận rằng những lá thư viết tay đó “dường như đã đưa Trump lên mây và quên đề xuất cụ thể Kim sẽ làm gì để thực hiện phần bên kia của thỏa thuận”. Tuyên bố chung tại Singapore nhắc đến cụm từ “hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, nhưng Tổng thống Mỹ dường như đã hiểu rằng Triều Tiên “cam kết giải giáp hạt nhân đơn phương”.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên lại diễn giải cụm từ trên theo hướng các bên sẽ dần tháo ngòi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thực hiện giải giáp vũ khí hạt nhân theo một lộ trình. Điều đó có nghĩa là Kim Jong-un có thể đã hiểu thái độ niềm nở của Trump tại hội nghị lần thứ nhất ở Singapore hồi tháng 6 năm ngoái là “dấu hiệu của sự tuyệt vọng muốn đạt được một thỏa thuận bằng được”.
Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên “bắt sai tín hiệu” của nhau là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn về quan điểm giữa hai bên. Chỉ đến khi họ gặp lại nhau ở Hà Nội, sự khác biệt này mới phát lộ. “Hai lãnh đạo chợt nhận ra họ không phải là đối tác lý tưởng của nhau như họ từng tưởng tượng”, phóng viên của Guardian bình luận.
“Rõ ràng ngay từ đầu Trump và Kim đã bị mắc kẹt ở câu hỏi phi hạt nhân hóa bao nhiêu và gỡ bỏ phần nào của lệnh trừng phạt”, Joseph Yun, cựu phái viên đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên hiện đang làm việc cho Viện Hòa Bình ở Mỹ, nhận xét. “Cả Trump và Kim hiện nay đang ở thế cực khó. Tôi nghĩ Trump giờ đây mới nhận ra rằng dù Kim Jong-un có sức quyến rũ thế nào thì phi hạt nhân hóa hoàn toàn không có trên bàn đàm phán”.
Theo chuyên gia Yun, một nguyên nhân khác dẫn đến kết quả không như mong đợi tại Hà Nội là do hội nghị thượng đỉnh lần hai trùng với phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ của cựu luật sư Michael Cohen của Trump. Trong phiên điều trần diễn ra đúng vào nửa đêm ngày 27/2 và rạng sáng ngày 28/2, Cohen đã gọi Tổng thống Trump là “kẻ dối trá” và “tên bịp bợm”. Sự việc đã giáng một “đòn chí mạng” lên ông chủ Nhà Trắng, đẩy Trump vào tình thế phải ra tay để xoay chuyển sóng gió ở Washington. “Trump phải rời Hà Nội với một kết quả gây choáng ngợp hoặc không gì cả”, chuyên gia này viết.
“Hai bên đã có thể ký một thỏa thuận nhỏ hơn”, chuyên gia Yun nói. “Nhưng theo tôi, Trump buộc phải có trong tay một thỏa thuận hoành tráng trong bối cảnh Cohen đang gây sóng gió ở Washington. Nếu không, Trump biết sẽ phải hứng chịu búa rìu dư luận”.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia từng lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại của chính quyền Trump, lại cho rằng lần này Trump đã hành động đúng khi từ chối nhượng bộ Kim Jong-un ở Hà Nội.
Tại họp báo vào chiều ngày 28/2, Tổng thống Mỹ nói nguyên nhân hai bên không đạt được thỏa thuận là do Bình Nhưỡng “muốn được gỡ bỏ hoàn toàn trừng phạt kinh tế”. Tuy nhiên, tại buổi họp báo tổ chức đêm đó, Ngoại trưởng Ri Yong-ho và Thứ trưởng Ngoại giao Cho Son-hui của Triều Tiên đã công bố thông tin trái ngược với những gì ông Trump nói trước đó. Theo Bình Nhưỡng, họ không yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn trừng phạt mà chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ 5 trong số 11 lệnh cấm vận hiện nay.
Joel Wit, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ có kinh nghiệm nhiều năm đàm phán với Triều Tiên, hiện giữ chức cố vấn cấp cao của trung tâm nghiên cứu chính sách Stimson, đồng ý với bước đi của Tổng thống Mỹ. “Nếu mà là tôi, tôi cũng không ký một thỏa thuận nào cả. Tôi nghĩ không ký là đúng”, ông Wit nói.
Vipin Narang, một chuyên gia về phi hạt nhân hóa tại Học viện Công nghệ Massachusetts, cho rằng lãnh đạo Triều Tiên không nên cam kết đóng cửa tổ hợp hạt nhân Yongbyon trong khi thực tế Kim Jong-un chỉ muốn tạm dừng. Một bản cam kết bằng văn bản sẽ đẩy lãnh đạo Triều Tiên vào tình thế dễ bị cáo buộc “nuốt lời” và hậu quả là hai bên sẽ lại rơi vào thế đối đầu.
Các chuyên gia còn chỉ ra một điểm bất thường khác. Stephen Biegun, đặc phái viên được Mỹ cử đi đàm phán với Bình Nhưỡng trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần hai, hoàn toàn “bị ra rìa” trong khuôn khổ hội nghị. Theo quan sát của phóng viên phương Tây, chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney đã thế vào vị trí của Biegun trong các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên tại Hà Nội.
Theo cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ Alexandra Bell, việc Biegun bị gạt ra khỏi hội nghị thượng đỉnh gây ngạc nhiên lớn. “Tổng thống đã nhiều lần gửi đi tín hiệu qua lời nói và hành động rằng ông ấy không thực sự tin tưởng Biegun dẫn dắt quá trình này”, Alexandra Bell, hiện là giám đốc chính sách của trung tâm Chống Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và Kiểm soát Vũ khí, nhận định.
“Dựa vào những tuyên bố của Trump tại buổi họp báo ở Hà Nội, dường như ông ấy thật sự nghĩ rằng Mỹ đã có thể đạt được một thỏa thuận hoành tráng và tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên, đó không phải là cách tiến trình này diễn ra”.
AN HỒNG
2) Bài trên “The Guardian” của tác giả Jullian Borger
The art of no deal: how Trump and Kim misread each other
Julian Borger in Hanoi
Thu 28 Feb 2019 14.01 GMT Last modified on Fri 1 Mar 2019 11.30 GMT
As with many disastrous second dates, the collapse of Donald Trump’s summit with Kim Jong-un was made inevitable by the misreading of each other’s intentions at their first encounter.
Since their initial meeting in Singapore last June, the US president had become fixated on what he saw as a close personal bond with the North Korean dictator half his age. He told his supporters: “We fell in love … He wrote me beautiful letters.”
Those hand-delivered missives appear to have flattered Trump without offering concrete proposals of what Kim was going to do as part of a bargain. A joint statement issued in Singapore stated North Korea’s commitment to the “complete denuclearisation of the Korean peninsula”, which Trump appears to have understood as a pledge of complete unilateral nuclear disarmament.
In North Korea, however, the phrase is a routine regime slogan that refers to a gradual defusing of tensions on the peninsula and phased multilateral disarmament, during which North Korea would be treated as a nuclear power.
For his part, Kim appears to have come away from Singapore interpreting Trump’s gushing behaviour as sign of a desperation to strike a deal, which would potentially leave most of his arsenal in place while normalising relations with the US and lifting sanctions.
These wildly different perceptions collided painfully in Hanoi, where the two leaders discovered each other not to be the ideal partner they had previously imagined.
“It was obvious from the beginning that they would get stuck on the questions of how much denuclearisation there should be and how much sanctions relief,” said Joseph Yun, former US special representative for North Korea policy now at the US Institute of Peace thinktank. “Both Kim and Trump are now in a very difficult position. I think Trump now has to realise that complete denuclearisation, however charming Kim may be, is not on the cards.”
Yun said that Trump’s room for manoeuvre was constrained by the timing of the summit, coinciding with a furious denunciation by his former lawyer in congressional hearings. The president’s embattled position in Washington meant he had to deliver something spectacular in Hanoi or nothing at all.
“Probably a smaller deal was possible,” Yun said. “But in my view Trump had to have a big deal, with Cohen going on in Washington. If he brought home a small deal he knew he would be heavily criticised.”
Many experts who have been severely critical of Trump’s diplomacy said they thought he had done the right thing by refusing to accept the deal apparently presented in Hanoi by Kim: sanctions relief in return for undertakings to shut down North Korea’s oldest and biggest nuclear weapons complex at Yongbyon.
The two sides dispute the extent of sanctions relief: the US has said Kim wanted complete relief, North Korea has said it was asking for partial relief.
“You can all argue whether this should have been done at a summit at all,” said Joel Wit, a former state department official with long experience of negotiating with North Korea and now a senior fellow at the Stimson Center thinktank. “I wouldn’t have done that deal either. I think it was the right thing to do not to sign.”
Vipin Narang, an expert on nuclear proliferation from the Massachusetts Institute of Technology, said it was “better that Kim Jong-un didn’t commit to shutting down Yongbyon if he was going to slow-roll it, because committing to it in writing and then leaving himself vulnerable to being accused of violating it sets us on a collision course”.
For the time being, Trump has shown no sign of a backlash against Kim in the face of Thursday’s bitter disappointment. He made clear he still believed in the North Korean despot’s good faith, even in the matter of the brutal and fatal torture of the US student Otto Warmbier in a North Korean prison.
Some had feared that when it became clear Kim had no intention of giving up his nuclear arsenal Trump would resort to the threats and insults which helped bring the two countries to the brink of war in the summer and autumn of 2017.
For all the claims of his ghost-written book The Art of the Deal, Trump revealed himself to be a profoundly flawed negotiator who failed to understand his counterpart, and convinced himself only he could clinch an agreement, nuclear experts said.
Stephen Biegun, the US special representative for North Korea, who had taken part in preparatory talks with North Korean officials, was sidelined at the summit, his place at the table taken by the acting White House chief of staff, Mick Mulvaney, who has minimal foreign policy experience.
Biegun’s marginalisation was “incredibly striking”, said Alexandra Bell, a former state department arms control official.
“The president has repeatedly signalled through word and deed that he doesn’t really trust Biegun to lead this process,” said Bell, senior policy director at the Center for Arms Control and Non-Proliferation. She recalled Trump’s lack of concern about extensive vacancies at the state department when he said: “I’m the only one who matters.”
“That may be the case to the president, but it means no one can work ably on his behalf,” she added. “Based on his remarks at the press conference, he seemed to intimate that he thought we could secure a grand bargain and declare victory. That’s not how any of this works.”
***
P/S – Sau khi đăng những bài này, tôi lại phát hiện người có tên là An Hồng lại dịch một bài nữa trên báo nước ngoài rồi đăng trên VnExpress, ghi tên mình vào mà cũng không dẫn nguồn. Lần này bên bị đánh cắp là CNN và tác giả Will Ripley – xem qua các link dưới đây:
Bài trên CNN:
Bài trên VnExpress:
Điều này chứng tỏ VnExpress và những “nhà báo” như ông (bà) An Hồng này đã “làm báo” theo cách láu cá này một cách có hệ thống!
Hà Hiển
Subscribe to:
Posts (Atom)