Thursday, February 25, 2016

Đã ba năm rồi, vẫn còn đó, một lời đe doạ!

Nguyễn Đăng Quang - Cách đây tròn 3 năm, ngày 25/2/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Thường vụ Tỉnh uỷ và Lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, ông đưa ra lời đe doạ 72 nhân sỹ trí thức ký tên vào “Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992” cùng những người dân tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể đòi quyền lợi hợp pháp của mình là những kẻ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và rồi đe doạ “phải xử lý” những người này!

Tối hôm đó, VTV phát trên Kênh 1 nội dung ý kiến phát biểu của ông Trọng ở Vĩnh Phúc. Ngay sáng hôm sau, nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình & Xã hội, trong bài viết đầy dũng khí “Vài lời với ông Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng” (1) đã phê phán ý kiến phát biểu và chỉ trích thái độ sai trái của TBT Trọng ở tỉnh Vĩnh Phúc! Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, nhà báo trẻ dũng cảm Nguyễn Đắc Kiên bị toà báo Gia đình & Xã hội cho thôi việc! 

Bình luận về ý kiến nói trên của ông Nguyễn Phú Trọng, giáo sư Hoàng Xuân Phú ở Viện Toán học- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, trong bài viết “Là thực thi quyền hiến định đấy, ông Trọng ạ!” (2), đã phân tích và chỉ rõ lời phát biểu của ông Trọng ở Vĩnh Phúc là sai trái! Dẫn lại lời của ông Tổng Bí thư: “Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì?”, Giáo sư Hoàng Xuân Phú phân tích cho ông Trọng thấy và hiểu được “biểu tình” tự nó là quyền hiến định của công dân, được ghi rõ tại Điều 69 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Cho đến nay, Nhà nước ta vẫn chưa có Luật Biểu tình, nên mệnh đề “theo quy định của pháp luật” không có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp 1992, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hoà, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật. 

Giáo sư Hoàng Xuân Phú so sánh: Việc công dân đi biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc ĐCSVN hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của ĐCSVN, vì như mọi người đều rõ, các cơ quan Đảng và Nhà nước “chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, còn người dân được làm những gì pháp luật không cấm.” Giáo sư Hoàng Xuân Phú kết luận: Ông Trọng không thể tìm được cơ sở pháp lý nào để có thể phủ định quyền biểu tình của công dân!

Còn việc khiếu kiện thì sao? Khiếu kiện là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Giáo sư Hoàng Xuân Phú chỉ rõ: Khiếu kiện cũng là quyền hiến định của công dân. Quyền này được ghi rõ trong Điều 74 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.” Hiến pháp 1992 cũng như các bộ luật hiện hành không có điều khoản nào cấm “khiếu kiện đông người” hoặc “ký đơn tập thể”. Do vậy, mọi Nghị định hoặc Thông tư của Chính phủ (tức các văn bản dưới luật) nếu có điều nào quy định “cấm khiếu nại đông người” hoặc “cấm ký tên tập thể” sẽ đều không có giá trị pháp lý, vì những văn bản này chính nó đã vi phạm luật pháp và Hiến pháp! 

Giáo sư Hoàng Xuân Phú kết luận: “Biểu tình và khiếu kiện, dù với tư cách cá nhân hay tham gia ký đơn tập thể, thì cũng đều là thực thi quyền hiến định trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Nhân dân có quyền sử dụng các quyền hiến định đó, kể cả trong trường hợp ông hay ai đó cho rằng Hiến pháp chỉ là để trang trí! Vì vậy, ông không thể “quy kết” việc họ “tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể” là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, rồi yêu cầu “các đồng chí quan tâm xử lý” được!”

Như vậy là đã rõ, cả về đạo lý và pháp lý, ông Trọng đều không đúng!

Hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc Hội toàn dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, ngày 19/1/2013, ngay đợt 1 đã có 72 người ký tên vào bản “Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp 1992” (3), gọi tắt là KN 72, mà sau này lên đến trên 15.000 người ký tên. Mọi người đều sững sờ và bức xúc trước sự quy chụp của TBT Trọng. Nhà giáo Dương Đình Giao, một cây bút phản biện sắc sảo, trong bài “Người đồng tuế” (4) đăng trên Blog Ông Giáo Làng của mình, phải thốt lên: “Ai đời, kêu gọi người ta góp ý, còn nói sẵn sàng chấp nhận những ý kiến trái chiều, thế mà đến khi người ta phát biểu lại qui đó là suy thoái về tư tưởng, đạo đức!” Tác giả Dương Đình Giao đã nói lên suy nghĩ của rất nhiều người!

Bản thân tôi lúc đầu cũng không tin ý kiến của ông Trọng phát biểu ở Vĩnh Phúc là thực, sợ rằng bộ máy tuyên truyền nói vống lên, vì một người lãnh đạo cao cấp sẽ không bao giờ nói như vậy, nên đầu tháng 3/2013 đã cùng một số anh chị em ký KN72 gửi thư cho ông Trọng đề nghị ông sắp xếp một buổi gặp chúng tôi với tư cách là Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, để 2 bên hiểu rõ quan điểm và tránh hiểu lầm nhau (5). Hai lần gửi thư đi, chúng tôi đợi mãi, nhưng không hề nhận được hồi đáp, nên đầu tháng 5/2013 chúng tôi buộc phải gửi đơn đến Ban Công tác ĐBQH thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Nguyễn Phú Trọng! (6) Không nhận được hồi âm, đầu tháng 10/2013, chúng tôi gửi tiếp thư thứ hai, thúc giục Quốc hội giải quyết kiến nghị của cử tri. Sau đó, có thể ông Trọng có chỉ thị nội bộ, nên hạ tuần tháng 10/2013, cơ quan cũ của tôi cử một lãnh đạo đến gặp và thuyết phục tôi “rút yêu cầu xem xét tư cách ĐBQH”, lý do đưa ra là “để không làm mất uy tín lãnh đạo Đảng”!? Tôi không chấp nhận!

Cho đến nay tôi vẫn coi đấy như một món nợ. Và thực sự, tôi không hiểu vì sao ông Trọng lại phản ứng thái quá, coi những người ký KN 72 là “suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống để rồi đòi xử lý họ!” trong khi 2 hiểm hoạ lớn của đất nước là GIẶC NỘI XÂM và GIẶC NGOẠI XÂM đang hoành hành ngay trước mặt thì ông lại lặng thinh, bình chân như vại, như chẳng có gì xảy ra cả! Là người chụi trách nhiệm cao nhất, ông Trọng coi nạn tham nhũng - một căn bệnh ung thư đang di căn trong cơ thể Đảng - chỉ: “như ngứa ghẻ, phải gãi, rất khó chịu!”; còn việc chống bọn quan tham phải thận trọng: “đánh chuột nhưng đừng để vỡ BÌNH!”. Trước nạn tham nhũng được coi là giặc nội xâm, khi nhận chức TBT khoá XI cách đây 5 năm cũng như khoá XII vừa rồi, ông Trọng không hề đưa ra một “đề án chống tham nhũng có lộ trình” cụ thể, và cũng chẳng có một “cam kết” tận diệt tham nhũng nào cả! Do vậy, nạn tham nhũng ngày trở nên trầm trọng! Bọn quan tham không chỉ là những con sâu, con chuột đơn lẻ như trước nữa, nay chúng phát triển lớn mạnh nhiều lần, trở thành những bầy sâu, đàn chuột, thậm chí là các “tập đoàn chuột sâu tham nhũng” rồi! Chính bọn này là thủ phạm giết sống ĐCSVN chứ không phải ai khác, càng không phải là những người ký “Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992” hay những người tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo, hoặc những bà con mất đất, mất nhà cùng nhau khiếu kiện và ký đơn tập thể đòi quyền lợi hợp pháp của mình nhưng bị ông quy là “suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống”! Tham nhũng không còn là nguy cơ nữa, đã trở thành giặc nội xâm rồi. Mong ông hãy đủ minh mẫn, chĩa lưỡi lê vào giặc, đừng chĩa lưỡi lê vào đồng bào mình! 

Còn đối với bọn GIẶC NGOẠI XÂM, thái độ của ông thế nào? Trong suốt 3 năm qua, ông không một lần lên tiếng, mà im lặng đến đáng sợ! Trong 3 năm này, nhiều tầu thuyền đánh cá của ta bị tầu Trung Quốc đâm hỏng và nhiều ngư dân ta bị giết ngay trên ngư trường truyền thống của mình ở Biển Đông! Ông đâu có lên tiếng bảo vệ đồng bào mình? Tháng 5/2014, giữa lúc Hội nghị Trung ương 9 đang họp, Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của ta. Thế giới phản ứng mạnh, lên án Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam. Nhưng ông biệt tăm vô tín. Tại sao ông không dùng diễn đàn HNTW 9 đang họp để ra tuyên bố phản đối Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta, mà ông giữ im lặng như không hề có gì xảy ra vậy? Rồi suốt trong năm 2015, Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp 7 bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam ta thành các đảo nhân tạo để độc chiếm và quân sự hoá chúng. Ông vẫn im lặng. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ Tập Cận Bình nhiều lần ngang ngược tuyên bố 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của tổ tiên chúng từ thời cổ đại! Thế giới phản ứng mạnh. Nhưng không thấy Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng phản bác gì? Sao ông lại im lặng đến lạ lùng như vậy?

Đối sách của ông trước 2 vấn đề lớn: một là với người dân, mặc dù ý kiến họ có thể trái ý ông, không cùng với suy nghĩ của ông, có thể làm ông mếch lòng, song họ là đồng bào của ông; và hai là với bọn giặc nội xâm và giặc ngoại xâm, mặc dù chúng cùng ý thức hệ với ông nhưng lại là kẻ thù của nhân dân và đất nước Việt Nam, do vậy đòi hỏi ông phải hết sức tỉnh táo, không được lầm lẫn. Phải coi dân là rường cột của quốc gia và đừng để mất dân, ông ạ!

Nghe nói, trong buổi họp báo quốc tế gần đây khi ông được tái cử chức TBT, hình như ông có ca ngợi nền dân chủ ở Việt Nam là không đâu bằng, là “dân chủ đến thế là cùng!”. Câu nói làm tôi trạnh nhớ đến lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân chủ là phải để người dân mở miệng”! Ấy vậy, chúng tôi mới vừa mở miệng, mới chỉ “mở miệng góp ý”, chứ nào dám “mở miệng chỉ trích, đả phá” ai đâu mà sao ông nỡ vội đe doạ chúng tôi như vậy? Xin phép hỏi ông, vậy thì dân chủ của Việt Nam ta ở đâu? Và cái nội hàm “dân chủ đến thế là cùng” của ông là cái gì? Ông có thể cho nhân dân Việt Nam hưởng nó được không? Nếu ông và Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự thay đổi, và thực tâm muốn Việt Nam ta tiến đến một nền “dân chủ đến thế là cùng” như lời ông nói, có lẽ cơ hội thử nghiệm tốt nhất là dịp bầu cử Quốc Hội khoá 14 vào ngày 22/5 tới, thưa ông!

Trở lại lời đe doạ 3 năm về trước, có một sự việc có thể liên quan, đó là việc một cựu sỹ quan công an, một nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền nhiệt huyết, một nhà báo sắc sảo, ông Nguyễn Hữu Vinh, người khởi xướng và điều hành trang blog uy tín BA SÀM bị bắt khẩn cấp cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý vào ngày 5/5/2014 và bị khép vào “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Đến nay, thiếu 70 ngày là tròn 2 năm, hai bị cáo trên bị giam giữ mà không được đưa ra xét xử như qui định của pháp luật, bởi các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không chứng minh được hai bị cáo này có tội! Không chứng minh được công dân có tội, nhưng cứ tiếp tục giam giữ họ, không đưa ra xét xử, số lần trả hồ sơ để điều tra lại cũng như thời hạn tạm giam đều đã quá quy định của luật pháp, phải chăng họ cố tìm chứng cứ mới để buộc tội bằng được các bị cáo này? Tôi đề nghị, hãy tuyên bố kết thúc điều tra và trả tự do ngay cho các bị cáo. Nếu sau này tìm ra chứng cứ mới, sẽ lập chuyên án khác để xử lý sau. Còn bây giờ hãy trả tự do ngay cho họ. Đấy mới là thượng sách! 

Bà Lê Thị Minh Hà, một cựu sỹ quan an ninh, đảng viên ĐCSVN, vợ của ông Nguyễn Hữu Vinh, trong bài viết “Chồng tôi có phạm tội không?” (7) đã khẳng định chồng bà VÔ TỘI và việc bắt giam ông Vinh là “tuỳ tiện, vi hiến và trái pháp luật”. Bà đòi phải “Trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông Vinh”, “Huỷ bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự” và “Tôn trọng quyền tự do thông tin và báo chí của người dân Việt Nam”. Còn giáo sư Hoàng Xuân Phú trong bài viết “Sai phạm trong tố tụng vụ án “Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn...” (8), sau khi phân tích khía cạnh pháp lý của Bản kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an ngày 30/10/2014, đã đi đến 5 kết luận sau đây: Một là Buộc tội vu vơ, hai là Chứng cớ ngu ngơ, ba là Điều tra giả vờ, bốn là Giám định lơ mơ, và năm làHồ sơ mập mờ! Ngoài ra, cả 6 luật sư bào chữa cho 2 bị cáo đều đã nhiều lần gửi kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư pháp trả tự do tức khắc cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thuý vì họ đều vô tội, và việc giam giữ họ là vi phạm luật pháp! 

Ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự bị bắt giam đã gần 2 năm nay. Việc các cơ quan tố tụng không chứng minh được các bị cáo có tội nhưng vẫn cố tình giam giữ họ làm người ta nghĩ đây không phải là vụ án hình sự mà là vụ án chính trị! Việc “xử lý bắt bỏ tù này” có phải là hệ quả của LỜI ĐE DOẠ ở Vĩnh Phúc 3 năm trước hay không, tôi không dám khẳng định! Nhưng việc nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc chỉ sau một ngày lên tiếng chỉ trích TBT Nguyễn Phú Trọng, và nay, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh - một trong 72 người ký tên vào KN 72 - bị bắt giam suốt gần 2 năm qua mà chưa đem ra xét xử, làm cho dư luận dễ liên tưởng hai sự việc này có thể nằm trong “phạm vi điều chỉnh”của LỜI ĐE DOẠ trên! Nếu quả đúng như vậy thì cái danh xưng “Nhà nước Pháp quyền” phải được hiểu là gì đây? Còn cái nội hàm “Dân chủ đến thế là cùng!” là cái chi một khi người dân “Không được mở miệng” để phê bình chính phủ và chính đảng cầm quyền, thưa ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? 

Hà Nội, ngày 25/2/2016.


_____________________________________

Tài liệu tham khảo: (mời độc giả click để đọc tiếp các bài liên quan) 









Đừng có giàu, đảng ta cải cách cho chết đấy!

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”. Đấy là khuôn vàng thước ngọc được phóng ra từ cửa miệng của ông Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ông Hải đã hùng hồn, tự tin và... hồn nhiên khẳng định như thế trong buổi làm việc tại Ba Vì hôm 23/2/2016.

Thực ra, những phát ngôn gây sốc, gây sốt, gây nhột... dẫn đến đủ mọi trạng thái “đột ngột” trong dân chúng của các ông/ bà lãnh đạo, quan chức cộng sản đã không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, nó đã rất phổ biến và trở thành một kinh nghiệm thú vị cho người dân nhằm đo lường chỉ số “thông minh” lẫn mức độ “can đảm” của giới cầm quyền Việt Nam. Sở dĩ tôi dùng cụm từ “trạng thái đột ngột” vì người ta có thể ôm bụng cười lăn lộn, hoặc chửi thề, hoặc uất ức, hay cảm thấy chua xót, đau đớn, thậm chí xấu hổ ngay khi vừa nghe được những phát ngôn kiểu đó.

Có người còn chọn cho mình cách giải trí để được cười thoải mái, cười sảng khoái, cười không nhặt được mồm bằng cách lên mạng sưu tầm những phát ngôn “để đời” của các lãnh đạo, quan chức cộng sản.

Nhưng thôi, trong trường hợp này chỉ xin đôi ba dòng bày tỏ suy nghĩ về phát ngôn của ông đương kim Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Phát ngôn trên của ông Hải có nhiều khái niệm khác nhau cần tách bạch:

“Nghèo, công bằng, yên bình, giàu, bon chen, không an toàn”.

Có thể hiểu rằng ông Hải khẳng định cuộc sống nghèo sẽ được hưởng công bằng và yên bình. Ngược lại, giàu sẽ phải bon chen và không an toàn. Tuy nhiên, người viết sẽ không phân tích cái... tư duy ngược của “nhà lãnh đạo” này, cũng không đi vào mổ xẻ thực trạng của đất nước hiện nay đang nằm ở đâu trong các khái niệm trên mà ông Hải đưa ra. Điều ấy, hầu hết người dân Việt Nam đều hiểu và đánh giá được.

Đảng cộng sản luôn hãnh diện rằng, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng vững chắc trên trường Quốc tế. Thế mà ông Hải, đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của một quốc gia lại không biết được thực trạng nghèo đói (tất yếu) đã dẫn đến bất ổn, bất công thậm chí xung đột vũ trang tại nhiều nơi trên thế giới. Sự nghèo đói, bất ổn, bất công, xung đột... từ lâu đã trở thành những thách thức của thế giới, trở thành những vấn đề được quốc tế hóa chứ không đơn thuần chỉ là những khái niệm để người ta tùy tiện phát ngôn chơi.

Từ lâu, người dân Việt Nam đã bội thực vì ăn mãi món bánh vẽ đảng cộng sản quẳng cho là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Bây giờ bất thình lình được biết đến mục tiêu (lạ) của ông Phó thủ tướng kiêm Bí thư thành ủy Thủ đô là “Nghèo, công bằng, yên bình”. Thực là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chuyện thật như đùa. Mà đùa trên tương lai của đất nước, của hơn 90 triệu đồng bào, mới ghê.

Viết đến đây tự nhiên nảy ra một suy nghĩ rất ư tò mò và mạo hiểm. Mạo hiểm vì cái sự tò mò ấy không chừng sẽ phải ngồi tù như chơi vì dám động chạm đến chuyện “nhạy cảm”. Mà bất cứ chuyện gì làm phật ý đảng cũng dễ có nguy cơ bị xếp vào tội làm “lộ bí mật quốc gia” hoặc “xâm phạm an ninh quốc gia” lắm. Nhưng đã tò mò, thì cũng tò mò cho chót:

- Ông Phó Thủ tướng kiêm Bí thư Thành ủy cũng như các đồng chí của ông sở hữu bao nhiêu phần trăm của cải của đất nước này?

Hỏi vậy thôi chứ tài sản chìm nhiều nổi ít của các đầy tớ nhân dân thì chủ nhân ông chúng ta làm sao biết cho dù có luật định phải thành thật khai báo tài sản thì các đầy tớ chỉ đóng cửa và "đồng chí khai sao tôi khai vậy". Nhưng nếu tài sản cho người sống không biết là bao thì cũng nhìn vào tài sản của người chết mà đoán mò đoán mẫm:




Những hình ảnh về khu mộ gia đình của tân Uỷ viên BCT Hoàng Trung Hải, 
tại thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (Leanhhung blog)


Song, ngồi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy ông Hoàng Trung Hải giàu nghèo gì đi nữa thì vẫn đích thị là loại lãnh đạo thương dân!!! Ông không muốn dân ông chỉ vì sự giàu có (như... ông và đồng chí X hoặc nhiều đồng chí khác) mà mang vạ, phải chết. Bởi từng có gần 200 ngàn người đã phải chết vì giàu có hoặc bị vu khống là giàu có, là địa chủ trong Cải cách ruộng đất.

Theo Wikipedia thì “Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%[13] .

Xin trích dẫn một đoạn viết sau đây nói về số phận của bà Cát Hanh Long (tức Nguyễn Thị Năm), một người giàu có từng ủng hộ Việt Minh hàng trăm lượng vàng và nhiều tài sản khác. Bà cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều người sau này giữ những cương vị quan trọng trong guồng máy cầm quyền cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt [8], Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị...

Đoạn viết được trích trong cuốn hồi ký Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh, qua lời kể của Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu quốc trong đội Cải cách:
"Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van "các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh." Du kích quát: "đưa đi chỗ giam khác thôi, im!." Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?" Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gãy vậy...".

Cho nên chỉ có các quan mới được giàu thôi. Còn dân ta cứ an tâm mà nghèo, để được an toàn, để không mất mạng nhé. Chứ mà giàu là “đảng ta” cải cách cho chết đấy.

25.02.2016

Đầu độc tâm hồn trẻ em bằng thơ và nhạc: tội ác không thể tha của Tố Hữu và Phong Nhã

Dâu bể tang thương (Danlambao) - Văn hóa là hồn của dân tộc, một dân tộc nếu mất đi văn hóa của chính mình sẽ đi đến chỗ diệt vong cho dù lãnh thổ có còn nguyên vẹn. Để áp đặt sự thống trị theo lý tưởng cộng sản lên dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh và ĐCSVN ý thức rất rõ việc thủ tiêu văn hóa truyền thống của dân tộc Việt là nhiệm vụ sống còn. Vì thế, họ đã khẳng định: "...Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động; không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa; có lãnh đạo được phong trào văn hóa, đảng mới ảnh hưởng dư luận, việc tuyên truyền của đảng mới có hiệu quả..." (1).

Tất nhiên muốn tuyên truyền, quản lý văn hóa thì cần phải có những người có năng lực chuyên môn vì việc làm này quá sức đối với những kẻ thất học, đần độn như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Đỗ Mười... Bằng những mánh khóe, bổng lộc hay đe dọa, ĐCSVN đã tụ tập được một đám văn, nghệ sĩ không còn sống theo triết lý "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh" mà chuyển sang "nghệ thuật vị đảng cướp". Có thể liệt kê một số kẻ bất lương: về thơ văn là Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Tế Hanh, Xuân Tâm; về âm nhạc có Nguyễn Văn Thương, Thương Huyền, Phong Nhã, Huy Du... Tộc ác của họ không thua gì những kẻ cầm súng, gươm. Thay vì đâm chém thể xác, thì họ tàn phá tâm hồn con người. Nổi bật nhất là hai ác quỷ Tố Hữu (thi sĩ) và Phong Nhã (nhạc sĩ). Hai kẻ này táng tận lương tâm đầu độc trẻ thơ để thực hiện mưu đồ của cộng sản là tẩy não và đào tạo ra những thế hệ mê muội, cuồng tín chỉ biết còn đảng, còn mình; bỏ mặc dân tình, đất nước.

1. Tố Hữu (1920-2002)

Tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Huế và mất tại Hà Nội. Là nhà thơ cộng sản; đồng thời cũng từng nắm giữ khá nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo ĐCSVN như ủy viên bộ chính trị, bí thư ban chấp hành trung ương ĐCSVN, phó chủ tịch thứ nhất hội đồng bộ trưởng nước cộng hòa XHCNVN. Đây là một trong những tên bồi bút trơ trẻn và vô liêm sỉ nhất, cuồng cộng sản đến độ mê muội. Thơ của hắn lúc nào cũng như hô khẩu hiệu và luôn sẵn sàng ca ngợi những hung thần cộng sản hàng đầu thế giới như Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh...

Thơ Tố Hữu thuộc loại sắp xếp câu chữ cho có vần điệu nhưng ít lay động tâm hồn người đọc nên không có bài nào được liệt vào danh sách sống mãi với thời gian. Tài năng làm thơ của hắn không được đánh giá cao bởi ngay cả đám đồng chí, đồng rận. Chính Hồ Chí Minh, kẻ được hắn tôn thờ, tung hô suốt cuộc đời cũng chưa bao giờ khen ngợi thơ hắn dù chỉ một câu (2). Nhà thơ cộng sản đồng môn Xuân Sách thì lại chế giễu rằng:

...Từ ấy, tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc, tít mù mây
Nhà càng lộng gió, thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây... (3)

Người ta biết đến Tố Hữu nhiều nhất qua bài thơ "Đời đời nhớ ông". Trong đó, Tố Hữu đã bày tỏ sự đau lòng, thương tiếc trước cái chết của Stalin, một kẻ chẳng hề dính dáng gì đến hắn, bằng những ý tưởng và từ ngữ điên rồ đến mức khó có thể hình dung nổi. 

..Yêu biết mấy khi con thơ tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin...
Con còn bé dại, con ơi
Mai sau con nhé, đời đời nhớ ông... (4)

Chỉ để khóc than cho một tên ác ma cộng sản ở tận đâu đâu, Tố Hữu sẵn sàng vượt qua cả ranh giới đạo lý luân thường cũng như quy luật cuộc sống để nói nhăng cuội. Một đứa trẻ khi bắt đầu bập bẹ tiếng nói đầu tiên chỉ có thể phát âm những tiếng đơn giản nhất là cha (hoặc mẹ), những người đã gần gũi, chăm sóc, nâng niu nó từ khi mở mắt chào đời. Trí óc của trẻ lúc đó làm sao có thể cảm nhận được hình ảnh của một kẻ lạ huơ, lạ hoắc như Stalin! Hơn nữa, lại khuyên con thơ khi lớn lên phải đời đời nhớ đến một tên cha căng, chú kiết không có quan hệ máu mủ; không có công ơn sinh dưỡng; cũng không có quan hệ ơn nghĩa. Nếu vậy, Tố Hữu là một kẻ "không phải khốn nạn, cũng là thần kinh" (mượn lời của Ngô Bảo Châu).

Một bài thơ xằng bậy có thể tạm cho là hậu quả của một phút nông nổi, bốc đồng nhưng nhiều bài thơ như vậy thì bắt buộc phải kết luận Tố Hữu là một tên cộng sản không hề biết đến tình cảm gia đình thiêng liêng. Dạy cho con cái lo ghi lòng, tạc dạ Stalin chưa đủ, nên hắn tiếp tục sáng tác thêm bài thơ "Tiếng ru" để khuyến khích trẻ hãy vứt bỏ tình cảm thân thuộc. Thay vào đó là thứ tình đồng chí hoang tưởng mà cộng sản thường hô hào:

...Con ong làm mật, yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời 
Con người muốn sống, con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em... (5)

Hãy thử hình dung các mối dây liên hệ máu thịt đều bị cắt đứt; công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, duyên vợ chồng, tình làng xóm... bị xóa bỏ thì xã hội loài người có còn tồn tại được không? Một khi nhân loại đã bị tuyệt diệt thì mỹ từ "đồng chí" ấy để dành cho ai xưng hô? Có chăng chỉ là những âm hồn cộng sản như Tố Hữu không ai cúng kiếng, không nơi nương tựa, lảng vảng khắp nơi tự lải nhải với nhau. Hơn nữa, khi viết bài thơ này, Tố Hữu đã sử dụng một thủ đoạn quen thuộc và rất xấu xa của cộng sản là cố tình lồng ghép và đánh đồng những sự việc thuộc về bản chất của tự nhiên (ong cần hoa để hút mật, cá cần nước để bơi lội) với những lý luận của cộng sản (người muốn sống phải yêu đồng chí!!!). Điều này cũng tương tự như phát biểu của đỉnh cao trí tuệ: "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!!!".

Như đã từng nêu ở trên, Hồ Chí Minh dù phải sử dụng những kẻ nịnh bợ, cuồng tín như Tố Hữu nhưng vẫn khinh bỉ hắn như thường. Tuy nhiên, Tố Hữu thuộc dạng người không biết liêm sỉ. Dù bị người khác rẻ rúng nhưng hắn vẫn thành kính, tôn thờ thì không thể hiểu nổi giữa hắn và tên Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng bí thư ĐCSVN: ai lú hơn ai? Chỉ một việc cỏn con như chuyện Hồ Chí Minh đi Liên Xô quay trở về Hà Nội cũng khiến cho Tố Hữu xúc cảm viết nên bài thơ "Cánh chim không mỏi" để bợ đít:

...Hoa ơi, con gái của cha
Cha nâng con nhé, làm hoa mừng người... (6)

Con gái Tố Hữu quả là vô phúc khi sanh ra làm con của một tên quái vật sẵn sàng mang núm ruột của mình đi làm quà chúc mừng cho một kẻ bệnh hoạn, có nhiều sở thích tình dục lệch lạc như Hồ Chí Minh. Tâm hồn người Việt vốn đa cảm, nước Việt không thiếu thi sĩ nhưng phong cách thơ Tố Hữu quả là có một không hai, cổ kim chưa từng ghi nhận có ai điên rồ hơn hắn!

2. Phong Nhã (1924-)

Tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh tại Hà Nam và vẫn chưa chịu chết. Theo những thông tin của báo đảng cho biết: Phong Nhã sáng tác khoảng 250 ca khúc trong đó có hơn 200 ca khúc là viết về đề tài thiếu nhi (7-8). Do đó chúng tung hê tên này là "vua sáng tác thiếu nhi", "ông già thiếu nhi hóa" (9). Thông tin chính thống của cộng sản cũng thổ lộ về cuộc đời và sự nghiệp của hắn: "...Gia nhập Việt Minh từ sớm và được giao nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh nên hầu hết những sáng tác của nhạc sĩ thường mang đậm màu sàu sắc chính trị và có lẽ thế mà nhạc sĩ đã thành công tuyệt đối ở thể loại ca khúc chính ca cho thiếu nhi. Mang màu sắc chính trị rõ nét song ca từ trong các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã lại hết sức gần gũi mà vẫn giàu hình tượng; giai điệu không phức tạp, cầu kỳ mà vẫn thể hiện được sự hào hùng, trang nghiêm thôi thúc tinh thần mãnh liệt của các em trong học tập cũng như noi gương các anh hùng thiếu niên dũng cảm, ghi nhớ công ơn của Bác Hồ kính yêu để thực hiện tốt những nhiệm vụ của công dân nhỏ tuổi. Ca khúc của ông thể hiện được các đặc điểm nổi bật, như: Cách đặt vấn đề tài tình, ca khúc của ông luôn lồng ghép tư tưởng cách mạng dân tộc, tinh thần yêu nước mãnh liệt, thấm nhuần tư tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu nhưng hết sức nhẹ nhàng trong lời ca và giai điệu âm nhạc phù hợp với tất cả các em học sinh TH và THCS trên mọi vùng miền Tổ quốc..." (10).

Qua đoạn trích trên, chúng ta thấy sự nghiệp sáng tác của Phong Nhã có thể gói gọn trong những điểm chính sau: chính trị hóa âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc cho thiếu nhi; lồng ghép tư tưởng của ĐCSVN và Hồ Chí Minh vào giai điệu, ca từ; giáo dục các em nhỏ từ tiểu học đến trung học phải ghi nhớ công ơn của Hồ Chí Minh. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số trích đoạn ca khúc của Phong Nhã để thấy rõ thủ đoạn thâm hiểm này:

- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng?... Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam... (11)

Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên. Cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ... (12)

Ta noi gương người đi trước, những tấm gương vinh quang của Đảng ta... (13)

Tiến theo lá cờ đội Hồ Chí Minh quang vinh... Tay ta nâng cao tấm chân dung Bác Hồ. Trong tim dâng lên những ước rực rỡ. Khăn quàng đỏ tươi là của bác trao cho mình. Biết bao tự hào đội Hồ Chí Minh quang vinh. Nhớ năm điều của bác ngời ánh sáng. Nhớ những lời di chúc đầy thiêng liêng. Những cháu ngoan bác Hồ nối nghiệp đảng tiên phong... (14)

Em nhớ nhất một chuyện năm xưa, ở miền nam. Một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành. Ai đã ghi công đầu nơi đây thật liệt oanh. Tuổi mười ba chính tên là Lê Văn Tám. Bó đuốc sống sáng ngời, soi đường cho đội em tiến nhanh... (15)

Nhanh bước nhanh nhi đồng. Theo cờ đỏ sao vàng... Em kính yêu, vâng lời nhớ ơn Bác Hồ... (16)

Ta noi gương người đi trước. Những tấm gương vinh quang của Đảng ta... (17)

Rõ ràng đề tài sáng tạo của Phong Nhã không phong phú, trái ngược với thế giới của trẻ thơ rất đa dạng và hồn nhiên. Quyết định chọn lựa tuổi ngây thơ này làm cảm hứng không phải vì Phong Nhã là người yêu trẻ, ngược lại hắn có những suy nghĩ, mưu đồ rất đen tối. Những trích đoạn trong bảy bài hát cho thấy quanh đi quẩn lại, hắn chỉ hô hào các em nên kính yêu và noi gương Hồ Chí Minh và ĐCSVN. Tố Hữu làm thơ còn Phong Nhã viết nhạc. Mục đích, nhiệm vụ, và thủ đoạn của hai tên này giống hệt nhau dù phương tiện thi hành có khác nhau. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên vì chúng đều là những tên lính xung kích trên mặt trận văn hóa của ĐCSVN.

Phong Nhã cố tình mập mờ đánh lận con đen khi ca ngợi Hồ Chí Minh thương yêu thiếu nhi. Hắn sử dụng thủ đoạn kiểu Tố Hữu là xóa bỏ tình cảm ruột thịt khi cho rằng Hồ Chí Minh thương yêu các em nhất trên đời (hơn cả cha mẹ các em). Điều này quá phi lý đến mức không thể thuyết phục được bất kỳ người bình thường nào. Ý đồ hiểm độc của Phong Nhã là muốn dùng âm nhạc gieo vào đầu trẻ thơ tình thương yêu giả dối của Hồ Chí Minh để khiến các em chỉ biết yêu thương tên giặc già này thay vì thờ cha, kính mẹ. Rõ ràng Phong Nhã đã phạm tội ác tày trời là đảo lộn luân thường, phong tục tổ tiên.

Một mưu đồ khác của ĐCSVN được Phong Nhã thực hiện là xóa bỏ truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc để thay bằng lịch sử quang vinh giả hiệu của đảng. Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và mở mang bờ cõi không hề thiếu những tấm gương chói lọi đáng để các em thiếu nhi học tập và noi theo. Tại sao lại dạy cho các em tin tưởng vào anh hùng tưởng tượng Lê Văn Tám, sản phẩm của Trần Huy Liệu? Trần Quốc Toản không phải là anh hùng trẻ tuổi của dân tộc, không xứng đáng bằng Lê Văn Tám hay sao? Bỏ đi người thật, việc thật; thay bằng người giả, việc giả thì ai có thể tin Phong Nhã là nhạc sĩ lương thiện, hết lòng vì thiếu nhi? 

ĐCSVN không hề có tấm gương nào đáng để học tập. Hồ Chí Minh không hề có tư tưởng và tài năng gì. Tất cả những lời y lên giọng rao giảng chỉ là vay mượn hoặc ăn cắp của người khác mà thôi. Khăn quàng đỏ là sản phẩm của cộng sản Liên Xô, cờ đỏ sao vàng là cờ của cộng sản Tàu. Năm điều Hồ Chí Minh dạy cho trẻ thơ không hề nhắc đến chuyện yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em. Di chúc của Hồ Chí Minh viết chính tả sai be bét, ý tưởng chẳng có gì siêu việt. Tâm nguyện của một người sắp chết mà chỉ muốn đi gặp những tên trời đánh, thánh đâm ở một đất nước xa lạ; chỉ muốn các đảng cộng sản quốc tế đoàn kết lại thay vì chia rẽ. Nếu vậy làm cháu ngoan của Hồ Chí Minh có gì đáng tự hào? Theo bước đoàn thanh niên có ích lợi gì? Noi gương ĐCSVN để làm chi? Quàng khăn đỏ, giương cao cờ đỏ sao vàng không chứng tỏ là người Việt Nam. Di chúc và năm điều dạy dỗ của Hồ Chí Minh không giúp cho trí tuệ phát triển. Nói tóm lại, những sáng tác của Phong Nhã chỉ là sự bịa đặt, dối trá, nịnh bợ rỗng tuếch. Chúng không hề có một tác dụng tích cực nào cho sự phát triển về trí tuệ và tâm hồn cho trẻ thơ. Phong Nhã cũng chỉ là một tên nhạc nô của ĐCSVN như bao tên khác.

3. Phần kết

Hoạt động nghệ thuật nhằm đem lại những giá trị, nét đẹp tinh thần cho đời sống con người. Thi sĩ và nhạc sĩ thông qua các tác phẩm của mình, vừa để khẳng định tài năng, vừa để hướng xã hội đến cái thiện và sự hoàn mỹ. Thật đáng tiếc! Có những nghệ sĩ không hiểu hay cố tình lờ đi vai trò cao quý của mình, đã tiếp tay với quỷ dữ để đầu độc, mê hoặc nhân sinh. Tố Hữu và Phong Nhã là hai trong số những con rắn độc đó. Tội của chúng càng thêm nặng khi nhắm vào trẻ em là đối tượng thuần khiết, ngây thơ, là chủ nhân tương lai của đất nước.

Bằng những thủ đoạn nham hiểm, có sự tiếp tay và hỗ trợ đắc lực của ĐCSVN và Hồ Chí Minh, chúng đã dùng âm nhạc và thơ ca để đầu độc, tẩy não trẻ em. Tội ác này đã khiến cho nhiều thế hệ sau này có tư tưởng lệch lạc, mê muội, cuồng tín những tên phản tặc, tội đồ dân tộc; coi nhẹ tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Trước tình trạng suy đồi đạo đức, lối sống lệch lạc, văn hóa kệch cỡm hiện nay, hai tên vô lại này không thể nào chối bỏ phần trách nhiệm của chúng được. Tố Hữu đã chết và Phong Nhã cũng như ngọn đèn sắp hết dầu chỉ còn leo lét. Dù vậy, một ngày không xa, khi dân tộc ta giành lại quyền làm chủ đất nước từ tay ĐCSVN, bọn bút nô sẽ phải nhận lấy những bản án nghiêm khắc và đích đáng cho những tội ác mà chúng đã gây ra. Tố Hữu và Phong Nhã dù chui lủi dưới địa ngục cũng không thoát được đâu.

26.02.2016


__________________________________________

Chú thích:

















Xã hội làm 'nô lệ' cho thánh thần và dấu hiệu 'mạt vận' của văn hoá

(VTC News) - Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần là con đường tắt dẫn văn hóa đến ngày "mạt".
Một xã hội khói hương

Nói ra thì bảo báng bổ, nhưng cứ thử nhìn mà xem, tháng Giêng năm nào, người ta cũng thấy rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cái sự mê tín đến khủng khiếp của người Việt.

Một xã hội “khói hương”, với hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã, đủ thứ lễ lạt cồng kềnh và cầu kỳ khắp các chùa chiền, miếu, phủ; từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp; từ đầu tuần tới cuối tuần, dai dẳng hết cả tháng Giêng, tháng Hai, có nơi còn vắt sang tháng Ba. 

Đâu đâu cũng thấy những người là người, nghi ngút khói hương, sì sụp khấn vái, cầu ước.

Xa xôi gì đâu, mới cách đây mấy ngày, dư luận khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man bằng nắm đấm, gây gộc, hung hăng và máu để cướp cho bằng được quả “phết”, tại Phú Thọ. Vì tương truyền, có quả ấy trong nhà, cả năm sẽ may mắn, ăn nên làm ra, rồi cả …đẻ con trai. 

Tối hôm sau, hàng chục nghìn người xếp hàng dài cả cây số, tràn khắp các con đường, ngay trục giao thông trung tâm của Thủ đô, vái vọng xa tít tắp vào ngôi chùa Phúc Khánh vì đặt niềm tin vào sự linh thiêng của nơi này.

Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Biển người chen chân đi lễ đầu năm ở chùa Phúc Khánh.
Cũng đêm đó, ở đền Trần Nam Định, hơn vạn người chen lấn, giẫm đạp, nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà. Lộc ấy, dù được cướp theo cách báng bổ nhất, cũng được nâng niu như thứ bùa hộ mệnh cho lòng tin mãnh liệt vào đường công danh, thăng quan tiến chức.

Rồi các phủ, các đền, chùa, miếu mạo…cứ sau Tết là tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn, sớ cầu xin nào cũng dài dằng dặc ti tỉ ước mong.

Thôi thì, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, an vui trong ngày đầu xuân năm mới vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt bao đời. Những địa danh tâm linh ấy, cũng được dựng lên từ ý nghĩa văn hóa và lịch sử đầy nhân văn của cha ông. 

Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người trong số các khách thập phương xa gần kia, mang cái tâm hướng thiện và cầu bình an thực sự đến với những nơi linh thiêng. Hay nhiều hơn thế, những kẻ đang hùng hổ cướp lộc và len lén mua khói bán nhang, mua thần bán thánh đến cầu khấn những điều biểu lộ sự tham lam vô độ của lòng người.
Nhảy bổ
Nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà tại đền Trần (Ảnh: Zing)
Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính. 

Từ bao giờ, niềm tin của con người được “gá” vào thánh thần chứ không phải giữa con người với con người, giữa con người với ngay chính xã hội mà chúng ta đang sống, đang tồn tại hiển nhiên như vậy?

Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần.
Dấu hiệu “mạt vận” của văn hóa 

Văn hóa, chắc rồi cũng đến hồi “mạt vận”, khó mà ngóc đầu lên được, khi thay vì ngẩng cao đầu mà dũng khí, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi “xin” giàu có, vinh hiển, con cái, công danh sự nghiệp… từ các vị thánh thần. Quỳ lạy xong nhảy bổ lên đầu người khác, lên cả bàn thờ để cướp hương hoa vàng lộc, “mạt” ở đấy chứ đâu.

Không “mạt vận” sao được, khi sự mê tín cực đoan đã đẩy con người vào sự ngu muội và làm trỗi dậy tính dã man nhất, ác độc nhất, hình thành cả một thế hệ hung bạo.

Vung gậy đánh gục cái người đang là anh, em, chú, bác gần gũi đó để mang bằng được cái may, cái lộc về nhà là cầu an hay là biểu hiện của sự phi nhân tính đến lạnh sống lưng? 
Sự hung hăng dã man của con người

Sự hung hăng dã man tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (Ảnh: Việt Linh)
Rồi từ sự hung hăng bạo ngược được “tôi rèn” ở nơi làng xã ấy, sẽ chẳng còn lạ khi người ta ra ngoài kia, lạnh lùng chém chết cả một gia đình vì mấy đồng bạc lẻ, xuống tay đâm chết một mạng người ngay trên bàn nhậu dễ dàng đến kinh sợ.

Xã hội khói hương dẫn văn hóa đi tắt đến ngày “mạt”, ngắn ngủi lắm. 


Thứ Tư, 24/02/2016 07:58AM
An Yên