Thursday, April 13, 2017

Quốc hội CSVN lại trì hoãn luật về hội

Quốc hội CSVN lại trì hoãn luật về hội
Ảnh: vusta.vn
Một số đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam hôm Thứ Năm 13/04 lên tiếng chỉ trích chương trình làm luật năm 2017 do ủy ban Pháp Luật đề ra không có luật về hội.
Dự luật về hội lẽ ra được xem xét để thông qua trong tháng 6 tới đây, nhưng nay bị lấy ra khỏi nghị trình vì “quá phức tạp”. Diễn biến này không có gì bất ngờ, bởi vì quốc hội cộng sản Việt Nam từng nhiều lần rút lại luật biểu tình, một dự luật khác được cho là có thể mở rộng các quyền dân sự của người dân Việt Nam.
Báo Dân Trí dẫn lời phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu nói rằng cần phải giải thích rõ việc đưa luật vào nghị trình rồi lại rút ra. Đại biểu Nguyễn Thanh Bình từ tỉnh Quảng Nam nói rằng luật về hội đã được quốc hội cho ý kiến rồi, do đó nếu không đưa vào chương trình năm 2017 để thông qua, thì phải đưa vào chương trình năm 2018 chứ “không thể rút luôn”.
Đại biểu Phạm Văn Hòa, một thành viên trong ủy ban Pháp Luật, cho biết cử tri rất nôn nóng về vấn đề luật về hội đã “năm cơm, bảy cháo” rồi mà cuối cùng dừng lại. Vị đại biểu từ tỉnh Đồng Tháp cũng nhắc đến trường hợp luật biểu tình bị rút lại trước đây. Theo ông Hòa, các cuộc biểu tình đã xảy ra ở nhiều nơi mà nhà nước không có luật lệ để giải quyết. Điều này dẫn đến hiện tượng ngay cả báo chí cũng không dám nhắc đến. Ông nêu ví dụ cuộc tuần hành ở Hà Tĩnh “báo chí thì nói ít mà mạng lại bàn nhiều”, khiến dư luận hoang mang nghi vấn.
Huy Lam / SBTN

78% người Việt từng gặp phát ngôn gây thù ghét trên mạng

78% người Việt từng gặp phát ngôn gây thù ghét trên mạng
Ảnh: VTV1
Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 78% số người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ từng là nạn nhân, hoặc đã chứng kiến những phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội.
Con số này được đưa ra tại cuộc hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”, do Chương Trình Nghiên Cứu Internet Và Xã Hội (VPIS), thuộc Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Cuộc thăm dò được thực hiện với hơn 1,000 người.
Tiến sĩ Phạm Hải Chung, đồng trưởng ban Internet và truyền thông của VPIS, cho biết ở Việt Nam, phát ngôn gây thù ghét lan tràn dưới nhiều hình thức, song nhiều nhất là phỉ báng và vu khống. Theo thăm dò của VPIS, 61.7% người Việt từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân phỉ báng, và 46.6% từng bị vu khống.
Giáo sư Andreas Mattsson thuộc phân khoa báo chí Đại Học Lund, Thụy Điển, một tham dự viên tại cuộc hội thảo, nói rằng phát ngôn gây thù ghét làm hại không gian tự do và an toàn của người sử dụng internet. Nó là một vấn đề giới tính nghiêm trọng, bởi vì nó thường xuyên nhắm vào phụ nữ.
Gần 49 triệu người Việt Nam, hay hơn một nửa dân số, đang lên mạng, và hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội, hầu hết là Facebook, Twitter và YouTube. Một nghiên cứu của VPIS ghi nhận người Việt dành 138 phút mỗi ngày cho mạng xã hội, nhiều hơn thời lượng trung bình của thế giới tới 30%.
Huy Lam / SBTN

Khởi tố vụ biểu tình Lộc Hà là ‘thêm dầu vào lửa’

VOA Tiếng Việt-14/04/2017 
Người dân biểu tình trước UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 3/4/2017. (Ảnh Facebook Nhật ký Yêu nước)

Công an tỉnh Hà Tĩnh hôm 12/4 quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật” liên quan đến một cuộc biểu tình ở một xã thuộc huyện Lộc Hà, do người dân bức xúc về vấn đề đền bù sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, thuộc Phong trào Lao động Việt, nói với VOA hôm 13/4 rằng quyết định khởi tố không khác nào là đổ thêm dầu vào lửa.
"Nếu mà họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, thì sẽ dấy lên một làn sóng căm phẫn của người dân tại vì người dân họ rất bức xúc. Cái việc họ lên bao vây trụ sở không phải hành vi vi phạm luật mà là hành vi đi đòi quyền lợi rất chính đáng. Đấy là việc cần thiết của người dân lúc bấy giờ. Họ lên đối thoại chứ không đập phá. Nếu họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, đó là sai lầm nghiêm trọng, giống như hành động đổ thêm dầu vào lửa, không giải quyết được sự việc, càng làm sự việc căng thẳng thêm-"Ông Hoàng Đức Bình, Phong trào Lao động Việt
 Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng, khi người dân ở xã Thạch Bằng và Thạch Kim cáo buộc công an hành hung các thanh niên địa phương và một số nhà hoạt động vào đêm 2/4, công an còn bị cáo buộc đã nổ súng. Ngày 3/4, hàng nghìn người dân của hai xã này đã kéo đến trụ sở chính quyền huyện Lộc Hà để phản đối vụ đánh đập, đồng thời tiếp tục đòi đền bù thỏa đáng sau vụ ô nhiễm bị quy trách cho công ty Formosa.
Khi người dân tràn vào trụ sở, các quan chức và nhân viên ở đó đã rời đi. Những người biểu tình ở lại trong trụ sở cho đến chiều. Họ chỉ giải tán khi đại diện chính quyền hứa sẽ đối thoại với dân về các vấn đề họ nêu ra, kể cả tìm người chịu trách nhiệm về vụ đánh đập và nổ súng đêm 2/4.
Trong khi đó, từ góc độ của chính quyền, công an ra quyết định khởi tố vì cho rằng cuộc biểu tình đã gây “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến tình hình “an ninh chính trị, trật tự xã hội” và có dấu hiệu “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Phản ứng về quyết định này, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, một trong những người bị đánh hôm 2/4 và cũng tham gia biểu tình hôm 3/4, nói với VOA:
“Đây là quyết định sai lầm của chính quyền tại vì lúc đầu họ đứng ra thương thuyết, hứa với dân là họ sẽ đền bù và lắng nghe ý kiến của dân, mà không ngờ là sau một thời gian rất là ngắn, họ đã quay lưng lại lật mặt lại với lời hứa và cam kết ban đầu. Nếu mà họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, thì sẽ dấy lên một làn sóng căm phẫn của người dân tại vì người dân họ rất bức xúc. Cái việc họ lên bao vây trụ sở không phải hành vi vi phạm luật mà là hành vi đi đòi quyền lợi rất chính đáng. Đấy là việc cần thiết của người dân lúc bấy giờ. Họ lên đối thoại chứ không đập phá. Nếu họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, đó là sai lầm nghiêm trọng, giống như hành động đổ thêm dầu vào lửa, không giải quyết được sự việc, càng làm sự việc căng thẳng thêm”.
Đây không phải lần đầu nhà chức trách Việt Nam khởi tố những người biểu tình chống chính quyền.
Sau khi tin tức về việc khởi tố vụ Lộc Hà xuất hiện trên báo chí nhà nước, trên mạng xã hội, các nhà hoạt động và nhiều người khác chỉ trích việc Việt Nam nhiều năm nay đã trì hoãn thảo luận và thông qua luật về biểu tình, vốn là một quyền công dân được khẳng định trong Hiến pháp. Họ nói do không có luật nên người dân luôn gặp bất lợi khi thực hiện các hoạt động phản kháng ôn hòa, trong khi chính quyền dễ dàng khép dân vào tội gây rối hoặc chống người thi hành công vụ.
Nhà hoạt động Hoàng Bình đưa ra ý kiến:
“Họ nợ người dân một luật biểu tình. Quyền hiến định quy định rất rõ ràng là người dân có quyền tự do biểu tình. Rõ ràng đấy là cái lỗi thuộc về họ, mà họ lại đưa ra một nghị định của chính phủ để xử lý người dân về quyền biểu tình là rất vô lý. Họ luôn luôn nói rằng người dân tụ tập gây mất trật tự công cộng, rõ ràng đấy là cái chuyện hết sức là vô lý. Trong khi quyền hiến định đã ghi rõ rồi. Thế mà họ cứ lập lờ lập lờ, không ra luật mà còn nợ dân một luật về biểu tình. Họ để trống luật biểu tình để mà chụp người dân vào việc tụ tập gây rối mất trật tự”.
Ở tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An lân cận, từ năm ngoái đến nay đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình lớn của những ngư dân bị thiệt hại do vụ Formosa gây thảm họa ô nhiễm môi trường. Người dân không chỉ đòi đền bù thỏa đáng mà còn yêu cầu Formosa phải đóng cửa.
Những ngày gần đây, có dấu hiệu cho thấy chính quyền tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đáp trả những cuộc biểu tình của dân. Trước khi Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ Lộc Hà, hôm 10/4, Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm chỉ đạo cấp dưới “kiên quyết” không để xảy ra các vụ “tụ tập đông người, chặn quốc lộ” như đã xảy ra ở miền trung.
Trước đó, hôm 9/4, công an thị xã Kỳ Anh, cũng ở Hà Tĩnh, đã khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” đối với vụ dân biểu tình chặn quốc lộ hôm 3/4.

Giá của 'vị thế'

Trân Văn
Theo VOA-14/04/2017 
Thủ tướng Nga ông Dmitry Medvedev bắt tay với người đồng cấp bên phía Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng trong một buổi kí kết hợp tác tại Burbabai, Kazakhstan, ngày 29 tháng 05 năm 2015, sau khi Việt Nam kí thoả thuận hợp tác với khối EEU.
Dự tính thu thêm 8.000 đồng trên mỗi lít xăng đang làm dư luận Việt Nam sôi sùng sục. Thiên hạ mổ xẻ dự tính này ở nhiều khía cạnh nhưng có một yếu tố hình như chưa ai để ý: Dự tính ấy là hệ quả tất yếu từ nỗ lực nâng cao “vị thế quốc gia”…

“Môi trường” là môi trường nào?

Tuần rồi, chính phủ Việt Nam chuyển dự luật liên quan đến việc tăng thuế bảo vệ môi trường sang quốc hội, kèm đề nghị đưa ngay dự luật này vào chương trình làm luật năm nay để thông qua – ban hành – thực hiện sớm.
Dự luật liên quan đến việc tăng thuế bảo vệ môi trường được công chúng theo dõi sát sao, quan tâm một cách đặc biệt, thậm chí có facebooker như Vu Hai Tran, mời mọi người cùng bàn xem làm thế nào để tác động khiến quốc hội bác bỏ dự luật.
Người ta ước đoán, nếu dự luật được quốc hội thông qua, nhà nước ban hành và chính phủ thực hiện, giá các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ cùng thăng thiên do giá xăng tăng thêm khoảng 40% so với hiện nay.
Lúc đầu, Bộ Tài chính – cơ quan thay mặt chính phủ soạn thảo và trình dự luật liên quan đến việc tăng thuế bảo vệ môi trường - giải thích, khoản dự trù thu thêm (8.000 đồng/lít xăng) nhằm có thêm tiền để “giải quyết vấn đề môi trường”.
Tại Việt Nam, xăng – một loại hàng hóa đặc biệt, góp phần quyết định giá các loại sản phẩm, dịch vụ khác, giúp nâng hay giảm khả năng cạnh tranh khiến các doanh nghiệp tồn tại hoặc phá sản - đang cõng nhiều thứ thuế (thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế nhập khẩu dao động từ 5% đến 10%, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít). Những khoản thuế ấy vốn đã chiếm đến 41,5% giá bán mỗi lít xăng. Theo ước tính của các chuyên gia, nếu không phải cõng những loại thuế vừa kể, giá xăng ở Việt Nam chỉ chừng 7.150 đồng/lít chứ không phải 17.230 đồng/lít như hiện nay.
Dự tính thu thêm 8.000 đồng/lít xăng của chính phủ Việt Nam để “bảo vệ môi trường” bị nhiều chuyên gia cho là phi lý vì trước giờ, chỉ có ¼ tổng số tiền thu từ “bảo vệ môi trường” qua xăng (3.000 đồng/lít) được dùng vào những hoạt động bảo vệ môi trường.
Qua báo Tuổi Trẻ, ông Ngô Trí Long, cựu Viện phó Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, cho biết, năm 2016, tiền thu được qua xăng để “bảo vệ môi trường” là 42.393 tỉ đồng nhưng thực chi cho bảo vệ môi trường chỉ có 12.290 tỉ.
Giống như nhiều chuyên gia khác, ông Long nhận định, 8.000 đồng mà chính phủ dự định thu thêm trên mỗi lít xăng dưới danh nghĩa “bảo vệ môi trường” thực ra chỉ nhằm bù đắp sự thiếu hụt trầm trọng về ngân sách.
Mới đây, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính – nơi thay mặt chính phủ soạn thảo dự luật liên quan đến việc tăng thuế bảo vệ môi trường – thú thật, thuế “bảo vệ môi trường” thu qua xăng là một kiểu… đầu dê. Nguồn tiền thu được dưới danh nghĩa này giống như một thứ… thịt chó – dùng để chi tiêu cho các nhu cầu khác ngoài hoạt động bảo vệ môi trường. Ông Thi nói thêm, dự luật liên quan đến việc tăng thuế bảo vệ môi trường là một “công cụ tài chính” nhằm “ứng phó với xu hướng giảm thuế nhập khẩu do tham gia các hiệp định thương mại.”

Hậu quả của “vị thế”

Điều mà ông Thi tiết lộ - dự tính tăng thuế bảo vệ môi trường nhằm “ứng phó với xu hướng giảm thuế nhập khẩu do tham gia các hiệp định thương mại”, khiến người ta nhớ đến chuyện mà tờ Dân Trí từng đưa hồi tháng ba năm 2016: Bộ Tài chính phát giác Việt Nam bị “hớ” trong đàm phán riêng với Hàn Quốc về việc thực hiện Hiệp định Tự do thương mại giữa ASEAN với Hàn Quốc (AKFTA): Đồng ý hạ mức thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 10%. Mức thuế đó vừa khiến ngân sách Việt Nam mất một khoản thu lớn, vừa đẩy các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu mà Việt Nam đã dốc ngân sách đầu tư vào tử địa.
Chẳng hạn Việt Nam đã bỏ ra ba tỉ Mỹ kim để xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi và liên tục dùng ngân sách bù lỗ cho nhà máy này suốt bảy năm qua. Khi phải giảm thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10% như đã cam kết, điều đó chẳng khác gì Việt Nam tự nguyện “bóp mũi” những đứa con mình rứt ruột đẻ ra như Nhà máy lọc dầu Dung Quất (phải nộp thuế doanh thu là 20%).
Nếu không muốn chôn những doanh nghiệp như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chính phủ phải hạ thuế doanh thu đối với những doanh nghiệp này từ 20% xuống 10%. Tuy nhiên làm như thế thì ngân sách Việt Nam thất thu thêm một khoản khổng lồ khác, sau khi đã mất một khoản khổng lồ vì đã gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%!
Cũng theo tờ Dân Trí, Bộ Công Thương đã thử thương lượng lại với Hàn Quốc song Hàn Quốc không những không đồng ý mà còn dọa rằng, nếu điều chỉnh Việt Nam sẽ gặp thêm rắc rối, bởi sẽ “lộ” ra việc, trước khi đàm phán riêng với Hàn Quốc về việc thực hiện Hiệp định Tự do thương mại (FTA) Việt - Hàn, Việt Nam đã vi phạm AKFTA suốt từ 2007 đến 2015!
Vài ngày sau khi đăng “Việt Nam đã ký ‘hớ’ điều khoản về xăng dầu với Hàn Quốc”, tờ Dân Trí đã “tự ý đục bỏ” bài này. Tuy nhiên vẫn có thể tìm đọc lại tại một số chỗ khác trên Internet. Chỉ những bài viết hồi tháng 5 năm 2015 – thời điểm Việt Nam ký riêng với Hàn Quốc một FTA về việc thực hiện AKFTA – ca ngợi “bản lĩnh, trí tuệ” của Đảng, Nhà nước, chính phủ Việt Nam, kiểu như “FTA với Hàn Quốc: Mang tỏi ớt, tôm cua cá đổi lấy xăng dầu, ô tô” là còn nguyên.
Cuối năm ngoái, Tổng cục Hải quan Việt Nam ước tính, trong năm 2016, FTA với Hàn Quốc đã làm ngân sách Việt Nam thất thu hơn 10.000 tỉ đồng. Thất thu thuế nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc thì chỉ còn một cách: Tăng thuế bảo vệ môi trường – lấy tiền của dân bù vào!
Theo một báo cáo do Bộ Công Thương soạn thảo và công bố hồi tháng 12 năm ngoái, Việt Nam đã ký kết, thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm phán 4 FTA khác.
Đó cũng là lý do ông Nguyễn Tấn Dũng, người từng là Thủ tướng Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2016, được xưng tụng như một “người hùng” bởi có công khai phá con đường đưa Việt Nam tham gia vào các FTA với 57 quốc gia.
Tháng 2 năm 2016 - thời điểm Bộ Công Thương đang vật nài Hàn Quốc, xin nâng mức thuế 10% đối với xăng dầu xuất cảng sang Việt Nam lên 20% vì “hớ”, báo điện tử của chính phủ ca ngợi ông Dũng có “tầm nhìn thời đại” về các FTA.
Các chuyên gia kinh tế của Việt Nam không “nhìn” như vậy. Đã có rất nhiều chuyên gia thay nhau cảnh báo liên tục rằng, việc ký quá nhiều FTA, bất chấp nội lực của Việt Nam đã kém lại thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế Việt Nam.
Tháng 11 năm ngoái, khi tường trình về ngân sách với Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính giải thích bội chi trở thành trầm trọng là vì các nguồn thu giảm đáng kể và một trong những lý do khiến các nguồn thu giảm đáng kể là vì tác động của những FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Những FTA mà Việt Nam đã ký kết chỉ mới mở toang cửa cho hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam, chính phủ Việt Nam chưa làm bất cứ điều nào hữu ích để hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, trong hai tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu khoảng 3,5 tỉ Mỹ kim, so với cùng kỳ năm ngoái, những loại hàng hóa cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu đều tăng vọt. Chẳng hạn so với cùng kỳ năm ngoái, hàng tiêu dùng, rau - củ - trái cây tăng tới 67,1%. Trong khi nông dân trên khắp Việt Nam liên tiếp đổ bỏ đủ loại rau, củ, trái cây, gia cầm, gia súc chết già cả vì hệ thống phân phối trong nước quá tệ lẫn bị động trong xuất khẩu thì đủ loại trái cây tương tự từ Trung Quốc, Úc, New Zealand, … ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam. Theo những FTA mà Việt Nam đã ký thì từ năm 2015, rau, củ, trái cây Trung Quốc xuất kẩu sang Việt Nam đã không phải trả thuế nhập khẩu. Sang năm, sẽ tới lượt rau, củ, trái cây của Úc, New Zealand,… hưởng thuế suất nhập khẩu là… 0%!
Một số chuyên gia kinh tế từng than rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết các FTA nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Hàn Quốc – khoảng 73% chứng nhận xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong số 73% này là doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam! Những chuyên gia này nhiều lần nêu thắc mắc là nếu doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán – nhượng bộ - ký kết các FTA để làm gì?

Không có ai trả lời.

Tháng 2 năm 2016, tờ Người Lao Động đăng bài “Việt Nam đứng dậy sáng lòa” của ông Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc tế, ca ngợi việc ký kết FTA với Liên hiệp châu Âu. Sau đó một tháng, khi công bố Bạch Thư 2016 và triển vọng của FTA giữa Việt Nam với Liên hiệp châu Âu, ông Bruno Angelet, Đặc sứ Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam lưu ý một cách nhẹ nhàng rằng, “nếu không chuẩn bị năng lực thì hai năm nữa, cả chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam sẽ cùng bị sốc về FTA với Liên hiệp châu Âu.
Hồi đầu tuần này, khi tham gia thảo luận về “Báo cáo Kinh tế Việt Nam quý 1 năm 2017”, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, ông Trương Đình Tuyển – cựu Bộ trưởng Thương mại, tiếp tục than: “Lãnh đạo chúng ta có ‘tư duy nhiệm kỳ’ rất cao”.
Dù chẳng lạ gì bốn chữ “tư duy nhiệm kỳ” nhưng đa số công chúng bình dân không hình dung được diện mạo và hậu quả của “tư duy nhiệm kỳ”.
Việc sáng tạo ra cụm từ “tư duy nhiệm kỳ” là một kỳ tích. Nó giảm nhẹ tính chất, mức độ phê phán kiểu suy nghĩ và hành xử bất chấp hậu quả lâu dài đối với cả quốc gia lẫn dân tộc, miễn là có thứ để “báo công” về nhiệm kỳ của một cá nhân, “thành tích” của một tập thể. Bởi thiếu sự rõ ràng trong định nghĩa, định tính, định lượng, đa số dân chúng Việt Nam vẫn xem “tư duy nhiệm kỳ” là một thứ khuyết điểm… nhẹ như lông hồng!
Than thở của ông Tuyển trong bối cảnh chính phủ cương quyết tăng thuế bảo vệ môi trường khiến người ta nhớ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – một trong những người phát giác ra “tư duy nhiệm kỳ” và thường xuyên phê phán “tư duy nhiệm kỳ”.
Tháng 11 năm 2016, khi về thăm Bắc Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”. Điều gì khiến Tổng Bí thư tự tin như thế? Hãy nghe chính ông giải thích, đó là vì: “Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế trên thế giới” và “Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển hơn nữa”.
***
Tổng Bí thư đã nói như thế thì có nên hỏi gì thêm về FTA?
Lợi ích thực tế và tương lai của quốc gia, dân tộc liệu có quan trọng hơn việc dùng FTA như phương tiện chứng minh “bản lĩnh, trí tuệ” một cá nhân hay một tập thể?
Bạn nghĩ sao?

Thiên Hạ Luận 

Khởi tố vụ án "hủy hoại tài sản" liên quan biểu tình ở Lộc Hà

RFA 2017-04-13  
Người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình sáng ngày 3 tháng 4 năm 2017.
 Người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình sáng ngày 3 tháng 4 năm 2017.  Hình Facebook Bạch Hồng Quyền
Công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 13 tháng tư ra quyết định khởi tố một vụ án mà họ gọi là ‘hủy hoại tài sản’ tại xã Thạch Bằng thuộc huyện này.
Theo phía công an thì vào đêm 2 tháng tư khoảng 50 người dân đã vây đánh một tổ công an làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự tại xã Thạch Bằng, làm cho một nhân viên công an bị thương, và sau đó những người dân này đã đập phá tài sản trong nhà của viên trưởng công an xã.
Một người dân địa phương thì lại cho biết khác và vụ việc được nêu ra với cơ quan chức năng trong cuộc làm việc vào ngày 4 tháng 4 sau đó:
Vụ công an quấy rối và làm mất trật tự trong đêm ngày 2 tháng tư 2017: đồng chí Thu công an Huyện và đồng chí Giáp công an Xã có hành vi nổ súng gây rối an ninh trật tự và gây rối cộng đồng. Công an dùng súng như vậy đúng hay sai?
Một số nhà hoạt động xã hội cũng nói rằng trong đêm 2 tháng tư một công an đã vô cớ nổ súng vào đám đông, mặc dù không làm ai bị thương vong nhưng vụ nổ súng đã góp phần kích động cuộc biểu tình ngày 3 tháng tư.
Như vậy đây là vụ khởi tố thứ hai liên quan đến cuộc biểu tình lớn ngày 3 tháng tư của người dân Lộc Hà, Hà Tĩnh tại Ủy ban Nhân dân Huyện đòi bồi thường cho những đối tượng chịu tác động mà vẫn chưa nhận được khoản tiền theo những qui định của chính phủ Hà Nội, sau khi nhà cầm quyền nhận 500 triệu đô la mà Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa giao cho Việt Nam, vì gây nên thảm họa môi trường dọc ven biển 4 tỉnh bắc Trung Bộ từ đầu tháng tư năm ngoái.
Bên cạnh đó người dân cũng đòi hỏi cơ quan chức năng địa phương phải công khai và công bằng trong công tác chi trả.
Vào ngày 12 tháng tư, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ án mà cơ quan này cho là ‘gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật’ liên quan cuộc biểu tình cả hàng người dân chiếm trụ sở ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà trong vài giờ ngày 3 tháng tư.
Cho đến nay phía cơ quan công an chưa cho biết là có người nào đã bị bắt hay chưa. Phía dân chúng thì cho biết họ đang bị tra xét:
“Một lực lượng công an không mặc sắc phục, mặc thường phục đi hỏi, dò xét dân. Có người dân mạnh dạn trả lời được; nhưng có những người dân chịu áp lực. Biện pháp tra khảo làm cho người dân lo sợ, gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như tinh thần.”

Công an muốn tăng sức mạnh bằng nhiều luật mới

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-04-13 
Người dân quay phim biểu tình phản đối Formosa ở Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2016.
 Người dân quay phim biểu tình phản đối Formosa ở Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2016.  AFP photo
Đầu tháng tư năm 2017, Bộ công an Việt Nam đề nghị một dự luật liên quan đến các thiết bị định vị, quay phim chụp ảnh, trong đó có điều ghi rằng cấm sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Nhiều người đang cho rằng dự luật này sẽ cản trở việc tác nghiệp của giới báo chí, cũng như sự giám sát của dân chúng đối với cơ quan nhà nước, đặc biệt là bộ công an.
Liệu có cấm được quay phim và chụp ảnh?
Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất sống tại Đà Nẵng cho rằng dự luật này của ngành công an là không thể thực hiện được:
“Tôi cũng không hiểu sao ngày người ta càng nghĩ ra những dự định, những dự luật, mà nó rất buồn cười, bịt miệng và che mắt dân. Cứ cho là anh ban hành được đi, thì nó cũng chẳng bao giờ có hiệu quả cả, cũng không thể thực hiện được. Ví dụ như là bây giờ chụp ảnh có cần máy ảnh đâu. Bây giờ ai cũng có iphone cả thì làm sao mà giám sát để tôi không chụp ảnh không ghi âm được.”
Bộ công an là một bộ rất chuyên chế, duy ý chí, và mang tâm lý đối phó sự việc, và đối đầu với người dân.
- Ông Phạm Chí Dũng 
Ông Trương Duy Nhất cũng nhắc lại một dự luật tương tự từng được bộ công an đưa ra nhưng bị chỉ trích và phải rút lại.
Ông Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do sống tại Sài Gòn, từng được đào tạo làm nhân viên của cơ quan an ninh, nói với chúng tôi rằng vào năm 2014, một dự luật với ý định tăng quyền lực cho cơ quan công an cấp xã cũng bị rút lại.
Nhưng tại sao bây giờ bộ công an lại đưa ra một dự luật tương tự?
Ông Phạm Chí Dũng cho rằng:
“Bộ công an là một bộ rất chuyên chế, duy ý chí, và mang tâm lý đối phó sự việc, và đối đầu với người dân. Thành ra làm cho họ đưa ra những bộ luật chắp vá, ví dụ như cấm người dân quay phim chụp ảnh. Nói chung là họ sợ, họ sợ mạng xã hội. Mà mạng xã hội bây giờ phát triển ghê gớm, chỉ cần quay phim chụp ảnh chút xíu là đưa được lên mạng xã hội. Những lực lượng sờ sờ ngoài đường, những lực lượng làm ảnh hưởng nhất đến hình ảnh bộ công an, là cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, đặc biệt là cảnh sát giao thông, với tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, ăn hối lộ, mãi lộ, của cảnh sát giao thông đã làm ô uế cả ngành công an. Có lẽ là chính cảnh sát giao thông đã đưa ra cái đề nghị cấm người dân quay phim chụp hình.”
Một nhà báo tự do khác sống ở Bình Dương là ông Nguyễn Thiện Nhân cũng có ý kiến tương đồng với ông Phạm Chí Dũng. Ông Nhân là người hay chứng kiến các cuộc biểu tình của công nhân tại các khu công nghiệp phía Nam, hình ảnh xung đột giữa lực lượng công an và dân chúng.
Công an thì họ muốn thuận tiện ngành của họ, cho công việc của họ, và họ không muốn người dân quay được những cảnh mà lực lượng công an làm những điều xấu xa. Họ không muốn đưa những hình ảnh đó lên công luận. Khi việc xảy ra có liên quan đến uy tín của ngành công an, uy tín của chính quyền thì công an bênh vực cho người trong ngành của họ, và đưa thông tin một chiều để kết tội người dân. Nếu như công dân được phép quay phim thì sẽ vạch trần sự dối trá này. Cho nên họ muốn cấm điều đó.”
Tính chất của ngành công an
000_DV125667-400.jpg
Công an khoát tay không cho chụp ảnh. Ảnh minh họa. AFP photo
Đồng ý với ông Phạm Chí Dũng rằng mạng xã hội, với những video, hình ảnh âm thanh, đã khiến cho chính quyền Việt Nam điều chỉnh những việc làm sai của mình, nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân nói thêm là những sai lầm đó không bao giờ được cơ quan nhà nước hay công an thừa nhận, mà chỉ nói với nhau trong những cuộc họp nội bộ mà thôi. Còn ông Phạm Chí Dũng thì cho rằng tính cách chuyên chế của ngành công an chưa bao giờ bị giảm sút:
“Theo tôi thì chưa có dấu hiệu nào là quyền lực chuyên chế của bộ công an bị hạn chế. Thậm chí nó ngày càng bành trướng và phát triển ra hơn. Nếu có điều kiện thì phát triển ngay. Ví dụ như hồi trước ít có chuyện công an đánh đập người dân công nhiên ở ngoài đường. Nhưng càng về sau này thì hiện tượng đó xảy ra ngày càng nhiều, ngày càng lộ liễu, ngày càng thách thức.”
Ông Phạm Chí Dũng dẫn chứng thêm những trường hợp người dân bị chết trong đồn công an, hoặc những người hoạt động dân sự và dân quyền bị đàn áp.
Bộ công an hay các cơ quan tương tự trong các thể chế độc đảng do đảng cộng sản lãnh đạo, là rất quan trọng. Cơ quan công an và an ninh đó không chỉ được xem là để đối phó với gián điệp nước ngoài mà còn được dùng như một công cụ đàn áp để thực hiện những cuộc đấu tranh giai cấp theo lý thuyết cộng sản.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà văn Thùy Linh hiện sống ở Hà Nội, cũng từng được đào tạo làm nhân viên an ninh nói về vai trò của ngành công an trong xã hội Việt Nam nói riêng, và xã hội cộng sản nói chung rằng cơ quan công an rất có quyền lực và không bị phán xét.
Bức xúc trong xã hội đang lên đến đỉnh điểm, mà luật này được thông qua thì giống như đổ dầu vô lửa, gia tăng sự mâu thuẫn giữa công an và người dân...
- Ông Nguyễn Thiện Nhân
Theo một nghiên cứu về xã hội Đông Đức trước khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Đông Âu, thì cứ tám người dân thì có 1 người làm việc hoặc hợp tác với bộ máy công an của nước này.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu mới đây của ông Carl Thayer, một chuyên gia người Úc về Việt Nam thì vào năm 2014 có thể có đến hơn 11% số người Việt trong độ tuổi lao động có làm việc hoặc hợp tác với ngành công an.
Số người này bao gồm những người trong biên chế chính thức của ngành công an, lẫn những lực lượng bán chuyên nghiệp ở cấp phường xã.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, nhà báo tự do ở Bình Dương nói suy nghĩ của mình nếu dự luật cấm quay phim chụp ảnh được thông qua:
“Nếu luật đó được thông qua thì sẽ gia tăng sự căng thẳng giữa người dân và lực lượng công an. Bức xúc trong xã hội đang lên đến đỉnh điểm, mà luật này được thông qua thì giống như đổ dầu vô lửa, gia tăng sự mâu thuẫn giữa công an và người dân, từ đó dẫn tới những sự việc có thể nói là bạo động.”
Tuy nhiên có một chỉ dấu cho thấy đã có sự không đồng tình với những dự luật do ngành công an đưa ra ngay trong nội bộ đảng cầm quyền. Ngày 12 tháng tư, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ chính trị của đảng cộng sản có nói với báo chí rằng ông và cơ quan mà ông đang đứng đầu là Mặt trận tổ quốc, sẽ có kiến nghị với chính phủ về dự luật của bộ công an. Đồng thời ông dẫn ra một ví dụ về sự lạm quyền vừa xảy ra ở Hoa Kỳ, theo đó những hình ảnh và âm thanh do người dân thực hiện đã có tác dụng lớn chống lại sự lạm quyền.

Con cá, người dân và lá cờ

Phạm Trần (Danlambao) - Biển miền Trung đã chết, hàng triệu người dân lâm vào đói nghèo cơ cực và lưỡi kiếm tử thần đang vung tay trước mắt nhiều thế hệ mà đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam không dám đóng cửa Formosa Hà Tĩnh, tại sao?

Căn cứ vào những việc đã xảy ra trong một năm qua giữa Nhà nước Việt Nam với Formosa và giữa Chính phủ với những nạn nhân miền Trung thì thấy hiện ra hai lý do:

Thứ nhất, phía Việt Nam đã lỡ nhận 500 triệu Dolars tiền bồi thường sau khi Formosa nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam ở 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.

Nhiều chuyên gia về môi trường biển đã lên án Việt Nam quá vội vã chấp nhận khoản tiền này, dù chưa biết đích xác sự thiệt hại sẽ kéo dài bao nhiêu năm tại vùng biển miền Trung, hay có thể lan sang các vùng biển khác nữa.

Thứ hai, lãnh đạo Việt Nam không dám cưỡng lại áp lực chính trị và kinh tế của Trung Hoa, vì Bắc Kinh đứng sau Formosa, nên đành ngậm đắng nuốt cay để được tồn tại.

Nhưng canh bạc mạo hiểm nguy hiểm này của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) khó mà huề vốn mà chỉ dọn đường cho Trung Hoa ăn sâu bám rễ vào đất nước Việt Nam để thực hiện mưu đồ thống trị.

Trong hiện tại, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam (UBGSTCQG) gửi Chính phủ thì cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa có sự chênh lệch rất bất lợi cho Việt Nam.

Tin phổ biến ngày 9/4/2017 trên Tạp chí Đấu Thầu viết: "Về dài hạn, UBGSTCQG khuyến nghị Chính phủ cần lưu ý biến động của đồng nhân dân tệ (tiền Trung Hoa, CNY). Việc mất giá mạnh của đồng CNY sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 28 tỷ USD trong năm 2016.

Nếu so với GDP (Gross Domestic Product, sản lượng quốc gia), thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều mức 2% thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc."

Báo này viết tiếp: "Trong quý I/2017, con số từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, mặc dù tốc độ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh 43,3% so với cùng kỳ, nhưng con số tuyệt đối chỉ đạt 6 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm là 5,9 tỷ USD."

Với mức độ chênh lệch này, kinh tế Việt Nam đã nằm gọn trong tay Trung Hoa vì Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu để sản xuất từ nước đàn anh láng giềng nhưng có nhiều tham vọng bá chủ này.

Con số 5,9 tỷ Dollars nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017 cho thấy, nếu tính đến cuối năm 2017 thì Việt Nam phải mắc nợ Trung Hoa khoảng 24 tỷ dollars!

Tình trạng mắc nợ này đã được chồng lên mỗi năm, nhưng không ai biết con số thật của Việt Nam nợ Trung Quốc là bao nhiêu.

Nhưng đâu phải chỉ bây giờ mới nợ nần như thế? Trước đây, dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Công ty Trung Hoa đã cố tình cho giá thầu rẻ để được trúng thầu các công trình xây dựng, thiết lập các cơ sở sản xuất, nhà máy điện, nhà máy giấy, dệt may, cung cấp hàng thông dụng v.v… tại Việt Nam. Các công ty trồng cây kỹ nghệ có gốc Trung Hoa cũng đã chiếm đóng nhiều vùng đất đai chiến lược của Việt Nam dọc biên giới, trong khi các Nhà máy kỹ nghệ đã đóng tại nhiều vùng đất dọc theo bờ biển và sông ngòi Việt Nam để dễ thải chất độc làm nguồn nước và không khí ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Mắc bẫy vịt quay

Ngoài ra, không ai có thể quên dưới thời Tổng Bí thư đảng Nông Đức Mạnh, Bộ Chính trị đã nhượng bộ để cho Trung Hoa, nổi tiếng có món Vịt quay Bắc Kinh, nhảy vào giúp Việt Nam khai thác Bauxite trên Tây Nguyên với mục đích lấy quặng nhôm chỉ để phục vụ cho kỹ nghệ Trung Hoa.

Thời bấy giờ phía Việt Nam tưởng bở sẽ quật khởi thành “con Rồng Á Châu” khi có nguồn lợi từ Bauxite. Nhưng Trung Quốc đã đem máy móc lỗi thời và các chuyên viên “miệt vườn” vào Tây Nguyên với mục đích nguy hiểm khác là ngồi trên nóc nhà Cao Nguyên, vùng đất chiến lược quan trọng, để khống chế Việt Nam.

Vì vậy, ít nhất trên 3,000 Trí thức, các cựu đảng viên lão thành, chuyên gia địa chất và khoa học, các cựu Tướng lãnh trong Quân đội, kể cả Bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ký tên vào một kiến nghị chống đối quyết liệt.

Nhưng như Tổ tiên người Việt đã dạy “há miệng thì mắc quai” nên đám lãnh đạo Việt Nam mê ăn thịt Vịt Bắc Kinh thời bấy giờ và tiếp tục cho đến bây giờ, thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn không sao mà gỡ được chiếc lưỡi câu “made in China” ra khỏi cuống họng.

Sự sa lầy lụn bại ở đất bùn đỏ Tây Nguyên đã chứng minh trong bài báo của Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 13/03/2017.

Bài của Nhà báo Bạch Dương viết: "Một báo cáo mới đây về việc chi hơn 32.000 tỷ đầu tư hai dự án Bauxite - Nhôm và Alumin ở Tây Nguyên đã hé lộ các chỉ số tài chính của hai dự án này. Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng đã lỗ 3.696 tỷ đồng, trong khi dự án Alumin Nhân Cơ sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý 1/2017."

Về chi tiết, Bạch Dương viết tiếp: "Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng, theo Quyết định 1396 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2006, tổng mức đầu tư dự án là 7.787 tỷ đồng, tương ứng 493,5 triệu USD, công suất 600.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện dự án từ 2006 -2009. 

Trong quá trình thực hiện, dự án liên tục điều chỉnh vốn. Năm 2013, TKV tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 15.414 tỷ đồng, tương ứng 805,1 triệu USD, công suất 650.000 tấn/năm. 

Thời gian thực hiện dự án từ 2006 -2013, chậm 4 năm so với phê duyệt lần đầu. Tổng mức đầu tư cũng tăng gấp 2 lần so với dự kiến ban đầu. 

Theo kết luận thanh tra, nguyên nhân là do điều chỉnh công suất từ 600.000 tấn Alumin/năm tăng lên 650.000 tấn alumin/năm, do thay đổi công nghệ sản xuất alumin. 

Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương, giải phóng mặt bằng, do trượt giá và năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn nhiều hạn chế."

Bài báo kết luận ở đây rằng: "Dự án này sau 3 năm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức từ 10/2013 đến 30/9/2016 đã lỗ tổng cộng 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng".

Đòi đóng cửa

Như vậy, thử hỏi tại sao người dân miền Trung đã nổi loạn từ tháng 2 năm 2017 để đòi nhà nước phải bồi thường công chính cho các nạn nhân, và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam để bảo vệ biển và lãnh thổ cho con cháu mai sau.

Nhưng thay vì đối thoại với dân để trả lời thắc mắc và bảo vệ quyền lợi cho dân thì Chính quyền lại xua Công an, Công an giả dạng côn đồ đàn áp dân để bảo vệ quyền lợi cho Trung Hoa trên lãnh thổ của Tổ tiên người Việt.

Báo đài nhà nước, tiêu biểu báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và báo Hà Tĩnh của Đảng ủy Hà Tĩnh đã bịa đặt ra tin người dân, đa phần là Công giáo của Giáo phận Vinh đã bị điều được gọi là "các Thế lực thù địch" nước ngoài và các phần tử bất mãn trong nước xúi bẩy xuống đường biểu tình chống phá nhà nước và làm xáo trộn đời sống của người dân khác.

Cách riêng hai báo Infonet và Hà Tĩnh còn tung tin du khách đang tấp nập kéo về các bãi biển Hà Tĩnh để ăn hải sản tươi, nhất là loại “mực nhảy” nổi tiếng và tắm biển nghỉ ngơi. Trong khi người dân địa phương lại không dám tham gia vào các dịch vụ “chết người” này vì ai cũng biết các loại chất độc do Formosa thải ra chết cá từ năm ngoái vẫn chưa có cơ quan nào bảo đảm 100 phần trăm đã sạch và an toàn cho sức khỏe con người!

Cờ Việt Nam Cộng Hoà

Tuy nhiên, các báo đài nhà nước lại làm như không trông thấy trong các đoàn người đi biểu tình chống Formosa ngày gần đây, đã xuất hiện nhiều Lá Cờ nền Vàng 3 Sọc đỏ, Quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975 và trước đó là của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955.

Nhiều người biểu tình đã giương cao lá cờ khi tiến vào các Trụ sở Chính quyền ở Hà Tĩnh, phất cao trong gió trong hàng ngũ biểu tình, hay ngang nhiên chạy trên các xe để gửi một thông điệp cho nhà nước.


Không ai biết lý do và người cầm cờ cũng không giải thích tại sao đã làm như thế mà không sợ hãi gì!

Nhưng ai cũng thấy hành động của họ đã biểu lộ một thái độ chính trị phủ nhận tính đại diện và ý nghĩa của Cờ Đỏ Sao Vàng của đảng CSVN.-/-

(04/017)


Khi lũ bò Ba Đình làm kinh tế

Hạ Trắng (Danlambao) - Khi lũ bò Ba Đình làm kinh tế thì đương nhiên sẽ từ lỗ đi đến lỗ. Mọi cái lỗ đều xuất phát từ cái lỗ miệng nói phét và ăn tục (ăn không chừa thứ gì) của lũ lãnh đạo cộng sản mà ra. Trong tuần này, lũ bò trong Thường trực Chính phủ sẽ thảo luận về báo cáo và sẽ sớm gửi lên để lũ bò thuộc Bộ Chính trị “cho ý kiến về 12 dự án ngàn tỉ bị thua lỗ”.

Chiêu trò đồng chí báo cáo động rận này không phải để Bộ Chính trị giải quyết chuyện thua lỗ (đầu bò thì biết gì mà giải quyết), mà cho nó “đúng quy trình”. Tôi đồng ý với nhận định của một CTV Dân Làm Báo rằng “Bộ Chính trị sẽ dùng nó (báo cáo) mà "cho ý kiến" về các đồng chí phe địch và dựa vào đó để mà tấn công nhau” trong bài viết “Không lẽ Bộ Chính trị… mù”.

Mười hai dự án nghìn tỉ thua lỗ là con số do lũ bò tự đưa ra với nhau. Người ta cho rằng trên thực tế, những dự án thua lỗ gấp nhiều lần con số 12. Tham nhũng, quan liêu, mô hình kinh tế thị trường kéo theo cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của bọn đầu bò Ba Đình là nguyên nhân cày nát nền kinh tế đất nước. 

Trong số 12 dự án lỗ nặng, có 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 5 dự án, 2 dự án của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel).

Có tên trong bảng “thành tích” thua lỗ được kể đến như nhà máy Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai, Công ty đóng tàu Dung Quất, Nhà máy thép Việt Trung, dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Dự án Bột giấy Phương Nam); 3 nhà máy đang bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước và Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ - PVTex)…

Đấy đều là những nhà máy, những dự án mà khi chuẩn bị xây dựng hay trong quá trình xin cấp phép đều được tung hô là “quả đấm thép”, “ngành mũi nhọn” hoặc được miêu tả với những mỹ từ đẹp không tả nổi. Nghĩ lại chúng cũng không ngoa, chỉ tại dân ta hiểu lầm thôi. Thực ra đấy chính là những quả đấm thép giáng vào mặt nhân dân, những mũi kim nhọn đâm nát bét cuộc đời cơ cực của nhân dân.

Mọi nhà máy, mọi công ty, mọi dự án thua lỗ nghìn tỉ là do phải lấp đầy lỗ miệng và túi tham của bọn lãnh đạo cộng sản. Mọi hậu quả người dân gánh chịu hết. Và những con bò Ba Đình sẽ lại đẻ ra các dự án khác để tiếp tục vơ vét những đồng xu cuối cùng của người dân.

Khi lũ bò kiên định với con đường mù xã hội chủ nghĩa, thì hình ảnh người dân bới rác tìm thức ăn như “thiên đường Venezuela” không còn xa nữa.

13/4/2017

Tại sao Bộ trưởng Bộ bốn tê Trương Minh Tuấn bó tay với các trang mạng lề dân từ nước ngoài?

Tháng Chín (Danlambao) -  Trả lời ngay: đâu có thể kêu côn an côn đồ tới lục nhà, khám xét và bắt khẩn cấp. Ở nước ngoài đâu có xài luật rừng được như ở thiên đàng XHCNVN!

Theo Trương Minh Tuấn thì "Đối với thông tin vi phạm được cung cấp từ bên ngoài thì việc phát hiện và xử lý khá phức tạp, do những trang tin phản động chủ yếu đặt máy chủ ở nước ngoài, việc ngăn chặn chỉ có tác dụng ở thời điểm nhất định do các trang này thay đổi địa chỉ IP liên tục, khiến việc chặn kỹ thuật phải luôn luôn theo dõi, thay đổi, chưa kể việc chặn nhiều sẽ làm hạn chế tốc độ đường truyền."

Phát biểu trên cho thấy các quan chức Bốn Tê chỉ có thể dựng tường lửa để mà chận. Phát biểu này cũng nói lên trình độ ngu tại chức của Trương Minh Tuấn. Những trang như Danlambao hay nhiều trang khác chẳng trang nào thay đổi địa chỉ IP cả. Nó tùy thuộc vào hệ thống Blogspot hay WorldPress... Việc thay đổi IP là nằm ở người sử dụng ở VN đã dùng những nhu liệu vượt tường lửa để vào các trang mạng bị "đảng ta" dựng tường lửa.

Ngoài việc dựng tường lửa, chế độ độc tài bưng bít thông tin không thể làm gì khác. Tuy nhiên, Trương Minh Tuấn cũng ráng nổ rằng: "Vì vậy, việc xử lý thông tin vi phạm trên các trang mạng xã hội cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành, địa phương."

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp rồi làm gì được một chủ nhân trang mạng đang sinh sống ở Paris, ở Washington DC hay ở Sidney? Không lẽ xin xỏ cảnh sát ở các nước tư bản này xông vào nhà, lục soát, bắt giam như côn đồ đảng ta ở Việt Nam?

Lại còn "Khi phát hiện thông tin vi phạm rõ ràng, nếu xác định được thông tin của tổ chức, cá nhân vi phạm, việc xử lý sẽ dễ dàng hơn."

Dễ dàng hơn ở chỗ nào nếu không nói là bó tay chấm còm!

Điều còn lại là bắt những công dân ở Việt Nam vào truy cập những trang mạng này. Nếu thế thì đảng cộng sản phải xây thêm ít nhất là 100000 nhà tù mới có thể chứa nổi dân ta.

13.04.2017



________________________________

Chú thích: