Wednesday, January 4, 2017

Người Việt hải ngoại và viễn ảnh một nước Việt thứ hai tại hải ngoại, ở ngoài dải đất hình chữ S

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - Biến cố tháng 4 năm 1975 đã khiến hàng triệu, triệu người dân Việt phải rời quê hương để trốn chạy chế độ Cộng Sản, sống ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới tự do. Cuộc chiến do người CSVN gây ra đã khiến hơn 3 triệu người Việt bị chết. Sau ngày 30/4/1975, người Việt vẫn tiếp tục ra đi, từ chối sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản. Đó cũng là một hình thức phủ nhận sự hiện hữu của chế độ phi nhân, man rợ này ở quê hương. Cho tới những năm đầu thập niên 80, số người vượt biên, vượt biển giảm dần dần. Hàng trăm, trăm ngàn người đã bỏ mình trên đường vượt biên. Thảm cảnh vượt biên - Boat People - đã làm rúng động lương tâm nhân loại.

Một trong những thống kê đầu tiên nói về Người Việt Tỵ nạn CS là thống kê năm 2001. Theo thống kê này, vào thời điểm đó có từ 2 tới 3 triệu người Việt tỵ nạn CS định cư tại các nước tự do. Họ định cư rải rác tại nhiều quốc gia tự do. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Anh Pháp... là những quốc gia nhận nhiều người tỵ nạn CS định cư.

Một vài cuốn sách viết về người Việt tỵ nạn CS - rất hiếm hoi - là cuốn Giá Tự Dovới ấn bản tiếng Anh được xuất bản năm 2014 bởi Nhà Xuất Bản Truyền Thông. Tác giả là Ông Lâm Vĩnh Bình tức ông Lâm Văn Bé. Ông Lâm là một giới chức cao cấp trong ngành Giáo Dục của VN Cộng Hòa trước ngày 30/4/1975. Sách đã được tái bản năm 2015. Theo ông Lâm vĩnh Bình, US Bureau of Census làm Thống Kê về Người tỵ nạn Việt Nam mỗi 10 năm. Nhưng giữa 2 lần thống kê chính thức, US Census cũng làm thống kê mỗi 1 năm, mỗi 3 năm và mỗi 5 năm để cập nhật hóa một số dữ kiện.

Theo US Census, năm 2015 tại Hoa Kỳ, có 1.710.547 Người Việt Tỵ nạn CSVN định cư ở Hoa Kỳ. Nếu kể cả các con lai đa chủng, con số này sẽ lên đến 1.928.363 người.

Khi chế độ CS sụp đổ ở Nga, ở Đông Âu, một số lớn các lao động VN được CSVN gửi sang các nước đó làm '"lao nô" đã vượt biên giới sang sinh sống tại các nước tự do. Con số này lên đến 1,4 triệu người kể cả các du học sinh. Theo ông Lâm Vĩnh Bình, chúng ta phải phân biệt sự khác nhau giữa Người Việt Tỵ nạn Công Sản và những người này.

Người Việt Hải Ngoại đã rất thành công trong cuộc sống hội nhập mới. Hàng trăm ngàn chuyên viên kỹ thuật rất có khả năng đã và đang đóng góp tích cực vào quê hương thứ hai. Chính Người Việt tỵ nạn CS - (bọn đĩ điếm trốn nợ quê hương theo giọng điệu của Cộng Sản Việt Nam) - đã cứu nền kinh tế của CSVN khỏi bị sụp đổ vào những năm 80. Cũng chính các "khúc ruột ngàn dậm" (CSVN gọi người tỵ nạn CS bằng ngôn từ mới) đã gửi về VN hơn 12 tỷ Mỹ Kim mỗi năm.

Trước Thế Chiến thứ hai, rất nhiều nước trong đó có VN, bị các đế quốc đô hộ, nên hoàn toàn mất chủ quyền. Hiện nay vẫn còn vài nước bị đô hộ, dân tộc bị đồng hóa, bị diệt chủng.

Các nước hiện còn bị đô hộ, đồng hóa; dân tộc bị tiêu diệt bởi các hình thức đế quốc, thực dân:

Đế quốc Nga đã tan vỡ, các nước trong Liên Bang Sô Viết cũ đã được hoàn toàn độc lập. Các đế quốc khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... đã trao trả độc lập cho các thuộc địa cũ. Chỉ còn một đế quốc duy nhất là Trung Cộng. TC đang đô hộ, đồng hóa và diệt chủng từ từ các sắc dân sau đây:

- Tây Tạng: TC chiếm Tây Tạng năm 1952. Văn minh Tây Tạng cũng như các di tích văn hóa của Tây Tạng đều bị TC phá hủy. Ngày 20 tháng 7 năm 2016, TC đã phá hủy Học Viện Larung Gar - một chứng tích của văn minh Tây Tạng -, mặc dù có nhiều sự phản đối cũng như cầu xin đến từ mọi nơi trên thế giới. Trước khi bị TC chiếm, dân số Tây Tạng khoảng 3 triệu người. Hiện nay số người định cư ở Tây Tạng là hơn 7 triệu người, nhưng gồm đa số là người Hán sang định cư. Dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên quê hương của họ.

- Dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương: đa số là người Hồi Giáo. Tân Cương trở thành 1 Đặc Khu Tàu từ năm 1826. Hiện nay người Duy Ngô Nhĩ chi còn độ 8,3 triệu. Số còn lại của 21 triệu 8 là người Hán đến định cư ở Tân Cương và một số nhỏ các sắc dân khác.

- Nội Mông Cổ: là Khu Tự Tri thuộc Trung Hoa từ năm 1947.. Dân Nội Mông Cổ bây giờ là dân thiểu số trên chính quê hương của họ: 3 triệu 7 versus 21 triệu 7 sau hơn 70 năm bị người Hán đô hộ.

Tham vọng kế tiếp của TC là biến VN thành một Đặc Khu nằm trong nước Đại Hán. Dân Việt chắc chắn sẽ bị Đại Hán diệt chủng từ từ.

Những dân tộc đang đi tìm một tổ quốc:

Chúng ta đang sống ở đầu thế kỷ thứ 21, nhưng trên thế giới vẫn còn có những dân tộc vẫn đang tìm, trong tuyệt vọng, một giải đất dung thân, để họ gọi là Tổ Quốc như:

* Người Arméniens: khoảng hơn 11 triệu. Họ sống rải rác tại nhiều nước trên thế giới như tại nước Pháp có độ 1/2 triệu người Améniens nhưng đông nhất là tại vùng Russia Armeny (khoảng hơn 3 triệu người).

* Người Kurdes: khoảng 23 triệu. Họ hiện sống ở vùng biên giới phía Bắc của Irak, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ.

* Người Palestine: Hiện nay Do Thái đã trao trả cho người Palestine, giải đất Gaza và vùng West Bank. Tại Gaza có hơn 1 triệu người Palestine định cư trong khi tại vùng West Bank có độ từ 1 đến 2 triệu. Ngoài ra,người Palestine sống rải rác tại nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại... Sau khi có 1 giải đất để làm tổ quốc,các cuộc tấn công của người Palestine nhắm vào người Do Thái đã giảm thiểu rất nhiều.

* Trường hợp dân tộc Do Thái: Lịch sử lập quốc của người Do Thái là một lịch sử đầy máu và nước mắt cũng như những vinh quang. Dân tộc Do Thái bị phát vãng khắp nơi. Hơn 6 triệu người Do Thái định cư ở Âu Châu, đã bị Đức Quốc Xã tàn sát trong thế chiến thứ 2. Quốc gia Do Thái hiện nay được Liên Hiệp Quốc cho thành lập tại Trung Đông vào năm 1948, ngay tại một vùng Đất Thánh của nhiều sắc tộc Ả Rập. Cả nước Israel chỉ rộng độ hơn 20 000km2. (Trước khi mất Ải Nam Quan và mất một giải đất vùng biên giới vào tay Trung Hoa, VN có diện tích 330 000 km2, gấp 17 lần nước Do Thái hiện nay).

Lịch sử tái hồi nước Do Thái được khởi đầu vào năm 1948 khi Liên Hiệp Quốc dành giải đất ngay tại vùng Địa Trung Hải để Dân Do Thái có một tổ quốc. Khối Ả Rập không chấp nhận sự kiện nước Do Thái hiện hữu ở vùng Trung Đông, một vùng đầy dân Ả Rập rất bài Do Thái. Nhiều cuộc đại chiến đã xảy ra giữa Do Thái và khối Ả Rập. Do Thái đã toàn thắng tất cả các trận chiến, đã mở rộng đất đai của nước Israel. Hiện nay dân số của Israel có khoảng dưới 6 triệu nhưng đại đa số người Do Thái sống ở Hoa Kỳ (hơn 6 triệu) Anh, Pháp và Canada và một số nước ở Âu Châu. Người Do Thái rất thông minh, tài giỏi. Họ luôn luôn hỗ trợ rất tích cực quê hương Israel. Người ta có thể nói không ngoa là lực lượng bảo vệ nước Israel hữu hiệu nhất chính là khối người Do Thái sống ở bên ngoài chính quốc. Họ rất thành công: tại Mỹ, Gia Nã Đại... Ban Giảng Huấn tại các Đại Học nổi tiếng có nhiều người Do Thái. Người Do Thái cũng chi phối đời sống chính trị, kinh tế và văn học tại các nước mà họ định cư: Cựu Tổng Thống Pháp Nicolas Sarcozy, Thủ Tướng Pháp (nay là Ngoại Trưởng) Laurent Fabius là người gốc Do Thái. Nhiều người Do Thái được giải thưởng Nobel về mọi lãnh vực nhất là khoa học hơn bất kỳ một sắc dân nào trên thế giới. Độ 160 người Do Thái được giải Nobel kể từ ngày giải thưởng cao quí này được thiết lập (1/5 tổng số giải Nobel được trao tặng), trong khi cả khối người Ả Rập chỉ được trao tặng giải thưởng này có 11 lần.

Dù sống ở bất kỳ ở đâu, họ luôn luôn giữ sắc thái "Do Thái" của họ. Có lẽ tôn giáo, ngôn ngữ, văn tự... là keo sơn thắt chặt người Do Thái ở khắp mọi nơi trên thế giới với nhau.

Trường hợp Việt Nam:

Cũng như dân tộc Do Thái, lịch sử của dân Việt là lịch sử các cuộc chiến để bảo vệ tổ quốc trước dã tâm xâm lấn, rồi đồng hóa của người Tàu ở phương Bắc. Bị Tàu đô hộ, có khi kéo dài hơn 1000 năm, nhưng dân Việt không bị đồng hóa hay nói đúng hơn không đồng hóa được.

Khởi thủy, Tổ Tiên của người Việt - nhóm Bách Việt - cư ngụ ở bên trong nước Tàu, ở vùng Thiểm Tây, Tứ Xuyên, phía Nam sông Dương Tử. Các nhóm Bách Việt bị người Hán đồng hóa. Chỉ còn một nhóm chạy xuống lập nghiệp ở phía Nam, ngay tại châu thổ sông Hồng Ha, là còn tồn tại, không bị đồng hóa. Họ lập ra nước Văn Lang vào khoảng năm 700 trước Công Nguyên. Đó là khởi thủy lập quốc của Việt Nam. Trong quá khứ, Tàu đã đô hộ VN nhiều lần. Lần đô hộ lâu nhất kéo dài hơn 1000 năm nhưng người Tàu không đồng hóa được dân Việt. Tuy vậy văn hóa của Đại Hán đã ảnh hưởng sâu rộng lên dân Việt.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân Việt và ngay cả cho đến ngày nay, ý định xâm lăng, chiếm đóng, để rồi đồng hóa VN, lúc nào cũng ám ảnh người Tàu. Cơ may cho họ đã đến khi Hồ Chí Minh và đảng CSVN cầu cứu Tàu viện trợ về mọi phương diện trong 2 cuộc chiến tranh Đông Dương để áp đặt chế độ Cộng Sản lên dân tộc.

Thực ra "cam kết dâng nước Việt cho TC" đã được Hồ Chí Minh ký bằng "lời hứa danh dự" vào năm 1926 với 2 đại tướng Tàu cộng là Trần Canh, Vi Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông. Khi thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh lại xác định một lần nữa với Thủ Tướng TC Châu Ân Lai:''Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một nền văn hóa Một phong tục...''

Hồ Chí Minh đâu có ngờ - hay cố tình giả mù, giả điếc - hay không biết đến dã tâm của Tàu, trong lịch sử, từ cổ chí kim: đó là sát nhập VN vào nước Tàu.

Bản đồ Tàu vẽ lại năm 1954 tại Bắc Kinh sau khi Mao Trạch Đông 
hoàn toàn chiếm cứ nước Tàu, cho thấy TC vẫn coi VN là 1 phần lãnh thổ của Tàu.

Bản đồ "Đại Hán" do Trung cộng vẽ năm 1954 tại Bắc Kinh. Theo TC, nước Tàu bao gồm cả các nước ở Đông Nam Á, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, tất cả Biển Đông.

Sau khi CS sụp đổ ở Nga và tại các nước ở Đông Âu, để sống còn, CSVN bèn quay sang "lạy lục" TC để giao hảo lại. Mối giao tình đã trở nên lạnh nhạt sau cuộc chiến biên giới năm 1979. Nguyễn Văn Linh, người kế vị Lê Duẩn (chết năm 1987) trong chức vụ Tổng Bí thư của đảng CSVN, đã sang TC nhiều lần để bàn bạc với các thủ lãnh của TC như Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang để: "cắt đất, cắt biển để sau cùng sát nhập VN vào Trung Quốc một cách êm ả qua chiến thuật: hòa bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo".

Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng va Đỗ Mười, đã giấu nhân dân VN để ký với các lãnh tụ TC một Hiệp Ước bán nước tại Thành Đô nên được họ gọi là Hiệp Ước Thành Đô. Nguyễn Văn Linh nổi tiếng với câu nói để đời trong lịch sử của dân tộc Việt: "Tôi biết rằng đi với TQ là mất nước nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng."

Nội dung của Mật Ước Thành Đô được giữ kín, nhưng các rò rỉ cho thấy việc sát nhập VN vào nước Đại Hán sẽ qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm kể từ năm 2020.

Trên thực tế, tới giờ phút này (cuối tháng 12/2016), VN đã bị TC hoàn toàn xâm chiếm mà TC không cần nổ một tiếng súng nào:

* Ở vùng biên giới, TC đã chiếm cứ hàng ngàn km2 vùng biên giới. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc... nay thuộc TC.

* Các biển, đảo của VN (quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như toàn Biển Đông đều bị TC chiếm cứ.

* Người Tàu đã có mặt trên toàn cõi VN. Các đặc khu Tàu mọc lên như nấm trên quê hương Việt Nam.

* Bên cạnh sự có mặt đông đảo của người Tàu tại VN, TC còn "bao vây" VN bằng những gọng kìm hiểm độc khiến VN bị bốn bề thọ địch:

- Phía Tây: giòng sông Mekong, huyết mạch của sự sống của cả Miền Nam nước Việt. Họ kiểm soát lưu lượng nước chảy xuống hạ nguồn của giòng sông khiến miền châu thổ của sông Cửu Long ở Miền Nam bị muôn vàn khốn đốn, ảnh hưởng đến sự sống còn của vài chục triệu người dân Việt.

- Biển Đông: bị TC chiếm đóng. Nghề đánh cá cũng như các hoạt động ngư nghiệp khác của ngư dân ở Miền Trung đang bị Hải Quân của TC cản trở. Về phương diện quân sự, Hải Quân TC coi Biển Đông thuộc về TC. Lãnh Hải của VN bị thu hẹp lại, chỉ còn là một giải nước chật hẹp dọc bờ biển Miền Trung.

Trong nội địa của nước Việt: TC đã gần như chiếm toàn cõi nước Việt bằng kinh tế, bằng di dân cũng như tàn phá môi trường quê hương cũng để giết hại người Việt trong ý đồ diệt chủng của họ bằng các chất độc. Điển hình là vụ Formosa ở Hà Tĩnh đã khiến biển Miền TRung bị triền miên nhiễm độc. 90% các dịch vụ đấu thầu đều rơi vào tay các nhà thầu TC. Người ta thấy đầy chất độc trong các thực phẩm, các dụng cụ, đồ dùng hàng ngày nhập cảng từ TC. Vụ Formosa là một trong muôn vàn thí dụ TC đang tàn phá môi trường của sự sống ở VN.

Tóm lại cả dân tộc Việt đang bị đầu độc để rồi bị tiêu diệt từ từ bởi Trung cộng. Người ta tin rằng TC có cả một chiến dịch để tiêu diệt dòng giống Lạc Hồng như họ đã và đang thi hành ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông... Dân số 90 triệu của VN sẽ còn lại độ bao nhiêu sau vài chục năm Hán thuộc?

Việt Nam ngày nay: sau gần 1 thế kỷ Xã Hội Chủ Nghĩa

Hai cuộc chiến tranh tàn hại trên nước VN do Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra chỉ để nhuộm đỏ toàn nước Việt theo lệnh của CS Quốc Tế. Đó không phải là cuộc chiến tranh giải phóng như CSVN thường tuyên truyền. Hậu quả của 2 cuộc chiến đó là:

* Khoảng trên dưới 3 triệu người bị thiệt mạng;

* Quê hương bị tàn phá, tan nát không bút nào tả xiết vì "chiến tranh giải phóng" của CSVN;

* Người Việt bỏ xứ ra đi. Các hiểm nguy trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do không làm họ sờn lòng. Hàng triệu người đã bỏ mạng trên đường vượt thoát chế độ CS bất nhân, bạo tàn. Bi hùng ca "vượt biên, vượt biển" đã kéo dài hàng chục năm nhất là 5-6 năm đầu sau ngày định mạng 30/4/1975. Trong lịch sử của dân tộc, chưa bao giờ người dân lại phải bỏ quê hương, đi tha phương cầu thực đông như vậy, mặc dù quê hương đã im tiếng súng. Hàng triệu, triệu người đã chết tức tưởi trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do, rời bỏ "thiên đường" Cộng Sản. Hàng triệu, triệu gia đình tan nát, chia lìa... vì cuộc chiến - một cuộc chiến vô ích, không cần thiết chỉ nhằm thiết lập một chế độ man rợ, đi ngược lại lương tâm con người bình thường.

* Năm 1975, ngay sau khi chiếm được Miền Nam, CSVN đã hành xử như những quân ăn cướp, thổ phỉ đến từ một nước ngoại quốc. Họ đã ăn cướp bằng đủ loại chiến dịch như đổi tiền, đánh tư sản, tịch thu các cơ sở thương mại kỹ nghệ của Miền Nam... Quân CS đến từ Miền Bắc quả là những tên ăn cướp, như những tên thổ phỉ đang bị đói, thiếu ăn, đến từ một nước khác. Quả thực "cuộc giải phóng" miền Nam của quân Bắc Việt Cộng Sản quả là một cuộc xâm lăng theo đúng nghĩa của 2 chữ này. CSVN đã lập ra những nhà tù trên khắp nước để cầm tù khổ sai trên 1 triệu Quân, Cán, Chính của Miền Nam.

* Văn hóa CS đã được Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta xâm nhập bằng võ lực sắt máu để bắt người dân phải theo. Đó là một nền văn hóa của nói dối, của lường gạt, chỉ tạo ra những kẻ ăn cắp ăn cướp giết người không gớm tay. Tất cả chỉ để tận diệt một nền văn hóa tiến bộ dung hòa giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa cổ truyền của dân Việt.

* Hậu quả của gần 100 năm dưới chế độ CS,, xã hội VN là xã hội của ăn cắp, ăn cướp: ăn cắp từ trên xuống dưới. Quan lớn CS ăn cắp lớn, quan nhỏ ăn cắp nhỏ. Người Việt "nổi tiếng" ăn cắp trên thế giới vì khi ra ngoại quốc hay đi ăn cắp. Ngày nào các cơ quan truyền thông cũng loan tin các vụ ăn cắp, ăn cướp, các hành động cướp của giết người không gớm tay cũng như các vụ đâm chém nhau hàng loạt hầu như xảy ra mỗi ngày. Con người trở nên hoàn toàn vô cảm trước các tệ đoan xã hội, vô cảm hơn bao giờ hết. Vô cảm ngay đối với đại họa mất nước đang từ từ xảy ra cho quê hương. CSVN đang hủy hoại hoàn toàn không thương tiếc đất nước yêu quí này.

* CSVN, với lực lượng Công An, Cảnh Sát khổng lồ đang bắt cả dân tộc làm con tin cho chủ nghĩa Cộng Sản. Người dân bị cấm đoán, không được nói lên tiếng nói yêu quê hương của mình. Nền giáo dục, Y Tế đang bị hoàn toàn phá sản. Trong khi đó CSVN cố ru ngủ dân chúng bằng các chương trình văn nghệ giải trí, ăn chơi. Một số văn nghệ sĩ ở hải ngoại, đã tạm quên hay cố quên hẳn những ngày vượt biên, vượt biển đầy gian lao, quên cái quá khứ tỵ nạn, để về VN tiếp tay cho CS để tiếp tục hành hạ dân tộc.

Người Việt tại Hải Ngoại: nguồn hy vọng độc nhất cho dân tộc Việt

Khối người Việt tại Hải ngoại đã rất thành công trong non một nửa thế kỷ. Khả năng kinh tế, tài chánh của 3 triệu Việt Kiều (theo Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc kiêm Ủy Viên Bộ Chính Trị Nguyễn Thiện Nhân thì con số người Việt sống ở nước ngoài lên đến 4 triệu rưỡi) hơn hẳn khả năng kinh tế của hơn 90 triệu người tại quê hương VN. Số lượng các chuyên viên kỹ thuật, tài chánh v.v... có thừa khả năng thay thế đảng CSVN để điều khiển cả quốc gia với hơn 90 triệu người như VN hiện nay. Người Việt Tỵ nạn CS đã thành công trong mọi lãnh vực, hòa nhịp vào đời sống của xã hội mà họ được nhận vào định cư. Hoa mắt trước những thành công của Người Việt Hải Ngoại, chóa mắt vì những "đồng dollars" của "bọn đĩ điếm, bọn trốn nợ quê hương của ngày nào", CSVN bèn đổi ngay thái độ, chuyển sang ve vãn những người đã từng là nạn nhân của cộng sản, bằng tất cả các "mỹ từ" để gọi các người đã bị "các đồng chí" làm cho khốn khổ khi còn ở quê nhà.

Khối người Việt hải ngoại là nguồn hy vọng:

- Cho sự sống còn của dòng giống Lạc Hồng.

- Cho việc duy trì và phát triển văn hóa của giống nòi Việt. Trong khi đó tại quê nhà, văn hóa cổ truyền của dân Việt từ ngàn xưa bị Cộng Sản Việt Nam thay thế dần dần bằng văn hóa Mác Xít - Lênin, văn hóa của nói dối, lường gạt, văn hóa của ăn cắp.

- Cho sự sống còn của quê hương trước sự xâm lăng của người Tàu từ phương Bắc. Các người cầm đầu của đảng CSVN đang hiến dâng quê hương cho kẻ thù truyền kiếp. Mọi biểu lộ công khai lòng yêu nước đều bị CSVN cấm đoán, đàn áp dã man. Ngay từ những ngày bắt đầu cuộc sống ly hương chạy trốn chế độ Cộng Sản, người Việt, được định cư tai các nước tự do trên quả địa cầu, đã tìm về sống gần bên nhau, những mong tìm được hơi ấm của tình đồng hương. Hô lập ra các Cộng Đồng Người Việt. Tại rất nhiều nơi, với sự giúp đỡ của các chính quyền sở tại, các Cộng Đồng Người Việt với lá cờ vàng ba sọc đỏ được chính thức nhìn nhận là các đại diện cho tập thể người Việt Quốc Gia, không Cộng Sản. Tại bất kỳ ở đâu, một ban đại diện của cộng đồng được thành lập một cách dân chủ tự do. Nhiệm vụ của các người lãnh đạo cộng đồng là giúp các đồng bào ổn định cuộc sống đồng thời duy trì và phát triển cộng đồng, gìn giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc. CSVN tìm mọi cách xâm nhập các cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại để phá hoại nhưng cho tới bây giờ họ vẫn không thành công. Trong số hàng trăm tổ chức cộng đồng Việt ở hải ngoại, không có một tổ chức cộng đồng nào trở thành một cộng đồng thân Cộng hay có những hành động cổ động cho chế độ phi nhân cộng sản. Các nhân vật CS đặt chân tới các cộng đồng hải ngoại đều bị đồng bào tẩy chay. Thậm chí tại nhiều nơi có đông đảo người gốc Việt định cư, các thành phần CS còn bị cấm cửa, không cho đặt chân tới.

Các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đã thành lập ra một nước Việt thứ hai ở ngoài giải đất hình chữ S. Giải đất này đang dần dần mất vào tay ngoại bang với sự tiếp tay đắc lực của CSVN.

Để tạo thành một quốc gia, ta cần nhiều yếu tố như: lãnh thổ, dân tộc, một chính quyền... Ngoài ra yếu tố văn hóa cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại có đầy đủ những yếu tố này để tạo thành một nước Việt Nam khác, hoàn toàn ở Hải Ngoại.

Lãnh thổ: Hiện nay với các phương tiện giao thông hiện đại, các phương tiện thông tin cực kỳ tối tân, con người đã có mạt tại khắp mọi nơi. Biên giới quốc gia bị thu nhỏ lại. Ta có quyền gọi một nơi nào đó trên thế giới là lãnh thổ của dân Việt bất cứ nơi nào có Cộng Đồng Việt sinh sống.

Dân tộc: Bất cứ một cộng đồng Việt tỵ nạn CS trên thế giới cũng là một phần của dân tộc. Thật đúng như người CSVN đang rêu rao: người tỵ nạn là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt. Không ngờ người CSVN lại đồng thuận với "một" quan niệm, một cái nhìn về nước Việt của Người Việt Quốc Gia về quê hương.

Chính quyền: Tại các cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới, những người lãnh đạo của cộng đồng chính là một hình thức chính quyền. Chính quyền này được bầu ra một cách hết sức dân chủ. Chính quyền này được dân chúng bầu ra để thực sự phục vụ cộng đồng. Không phải một loại "chính quyền" của đảng CS, được đảng CS đặt ra, theo kiểu đảng cử dân bầu - không qua một cuộc bầu cử dân chủ và công bằng tối thiểu nào.

Các cộng đồng người Việt di tản tại hải ngoại càng ngày càng vững vàng và hùng mạnh đầy khả năng, an cư lạc nghiệp trong một xã hội mới. Giai đoạn an cư lạc nghiệp của người Việt hải ngoại chỉ trong vài chục năm, đã thành công rực rỡ trên mọi lãnh vực của đời sống, ngay cả trong lãnh vực chính trị, khiến người CSVN vô cùng thèm muốn, pha lẫn ganh tị.

Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn của phát triển và hội nhập hoàn toàn. Hơn lúc nào hết, vì tương lai của sự sống còn của dòng giống Việt, tương lai của văn hóa của dòng giống Lạc Hồng, các cộng đồng Việt tại khắp nơi trên thế giới sẽ phải hướng các hoạt động của tập thể Việt vào các lãnh vực này. Nước Việt ở ngoài quê hương ở bán đảo Đông Dương sẽ là một nước hùng mạnh, có khả năng lấy lại quê hương đang bị CSVN và CS Trung Quốc giày xéo.

Khối người Việt tỵ nạn cộng sản ở ngoài nước Việt đã hình thành một Tổ Quốc Việt Nam hùng mạnh, đầy khả năng trong khi quê cũ đang bị mất dần về tay Trung Cộng với sự đồng lõa của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Người Việt Hải Ngoại đã thành công, bảo vệ lý tưởng quốc gia tại bất cứ nơi nào họ lập nghiệp. CSVN không thể xâm nhập vào các cộng đồng Việt để phá hoại. Một vài hoạt động chống CS đã gây được tiếng vang không những trong tập thể Người Việt tại khắp mọi nơi trên thế giới mà còn đạt được sự ngưỡng mộ và thán phục tại nhiều quốc gia có người Việt tỵ nạn CS lập nghiệp như:

- Phá vỡ huyền thoại Hồ Chí Minh khiến y không được Liên Hiệp Quốc vinh danh là vĩ nhân của thế giới;

- Ngày 11/5 mỗi năm được Quốc Hội Hoa Kỳ xác định là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam;

- Cờ vàng ba sọc đỏ đã được nhiều Tiểu Bang của Hoa Kỳ, Gia Nã Đại... công nhận là cờ của tập thể người Việt tỵ nạn Cộng Sản;

- Nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã cấm nhân viên CSVN đặt chân tới cũng như mọi hình thức tuyên truyền như cờ đỏ đều bị cấm bằng các đạo luật do Quốc Hội sở tại ban hành;

- Nhiều người Việt trở thành Quan Toàn Quyền, Bộ Trưởng, Nghị Sĩ, các khoa học gia tại các đại học nổi tiếng. Nhiều tướng, tá gốc Việt đã và đang chiến đấu trong Quân Đội Hoa Kỳ, Quân Đội Úc, Quân Đội Gia Nã Đại...

Nhiệm vụ của mỗi Người Việt tỵ nạn CS là phải tiếp nối những người đi trước trong công cuộc bảo vệ, duy trì dòng giống Việt. Chỉ có nước Việt tại Hải Ngoại mới có khả năng, ý chí cũng như khát vọng bảo tồn và phát huy văn hóa Việt, một nền văn hóa đang bị CS tiêu diệt để giúp ngoại bang mau chóng đô hộ quê hương, diệt chủng giống Lạc Hồng.

Phát triển bền vững cộng đồng để tạo nên sức mạnh cần thiết cho việc quang phục quê hương để giải cứu giống nòi.

CSVN đã tàn phá quê hương, giết người hàng loạt trong vòng gần 100 năm để rồi họ dâng đất nước cho ngoại bang ở phương Bắc. Cuộc diệt chủng nhắm vào người Việt của TC đã và đang được tiến hành (như họ đã và đang làm tại Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông Cổ). CSVN đã làm tê liệt sức đối kháng, làm thui chột lòng yêu nước của toàn dân ở trong nước. Chỉ còn Người Việt ở Hải Ngoại là nguồn hy vọng độc nhứt của giống nòi. Cuộc quang phục cứu quê hương, cứu dòng giống Lạc Hồng mới chỉ được bắt đầu. Xin mời bạn.

05.01.2017

Mùa xuân say xỉn

Tư nghèo (Danlambao) - Thú thiệt với bà con: trước khi bị gọi là Tư nghèo thì tui là Tư xỉn. Xỉn ngày không đủ tranh thủ xỉn đêm - vì ở cái thiên đàng sở lụi này không xỉn có mà điên. Xỉn riết nên Tư tui ngày càng trung thành với chủ nghĩa dzô sản của loài sản nên bị thành Tư nghèo. 

Nhập đề lung tung khởi như vậy là để tuyên bố: tết này dù nghèo mạt rệp nhưng Tư tui quyết định say xỉn trở lại đúng 3 ngày.

Để chi? Để ăn mừng đứa con tinh thần của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương - cũng là đứa con tuyệt vời của âm nhạc miền Nam được "đảng chúng"... giải oan.

Trước hết, để phải đạo chính trị, Tư nghèo tui long trọng xác nhận lập trường: Các đồng chí đồng rận thiếu điều cầm cái khăn mù xoa của béc sụt sùi xin lỗi trước tàn dân đã cải cách ly rượu xuân của miền Nam này chẳng phải vì thương... nó oan, mà là thương đô-la của khúc ruột nghìn dặm. Ba ngày tết, bà con Việt kiều xúng xính về thăm quê hương mà nghe ly rượu nó mừng thì chắc phải hoan hô đảng ta rằng: đất nước ta chưa bao giờ hoà giải hoà hợp như thế này!

Để giải oan cho ly rượu thì đẻng ta phải theo đúng quy trình suy nghĩ từ hậu môn chạy lên đầu chui ngược xuống miệng để phọt mù sa ra một đống thải rằng: bài này viết về bộ đội Đồ Hiềm, cấm nó là oan!

Tuy nhiên, kệ cha cái ý đẻng mánh mung lung tung xèng - lính "nguỵ" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cho đội nón cối thành bộ đội Đồ Hiếm. Tư nghèo tui sẽ không lấy chuyện điếm như hồ này để mà bức tóc xúc phân. Thay vào đó Tư tui sẽ chà đồ nhôm, mua một chai ông già đi bộ để:

- Sáng sớm tà tà ra ngồi dưới cái loa phường, rủ thêm vài bác, vài chú binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà vừa nâng ly vừa cất tiếng lên trời rằng: 

Chúc người binh sĩ lên đàng 
Chiến đấu công thành 
Sáng cuộc đời lành 
Mừng người vì Nước quên thân mình.

- Tối về, rủ rê mấy đứa nhỏ "phản động sao mà dân thương quá xá vậy ta", tưới cho mỗi đứa một ly và cùng nhau hợp đồng tác chiến trong 3 ngày tết rằng:

Nhấc cao ly này 
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do 
Nước non thanh bình 
Muôn người hạnh phúc chan hoà.

- Và nếu được, mời bà con Dương Nội, dân oan khắp 3 miền cùng với anh chị em công nhân, các dì các chị bán hàng xén bị côn an phỏng cái mặt bằng cùng với Tư nghèo ngồi bệt xuống vỉa hè, nâng ly hướng về Ba Đình và cái lăng của cha già dăng tập mà rống lên rằng:

Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi 
Người thương gia lợi tức 
Người công nhân ấm no 
Thoát ly đời gian lao nghèo khó... 

Sau cùng, mời bà con trong thôn Dân Làm Báo, hát hay không bằng hay hát, 3 ngày tết này, mặc đồ thiệt đẹp, cầm cái ly tổ bố, đứng trước cửa nhà, tà tà ra ngoài chợ, vừa đi vừa hát một câu thôi: 

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do...

Được không bà con?

05.01.2017

Lại đây mà xem chúng phạt nhau

Hạ Trắng (Danlambao) - Tính đến thời điểm này, thảm họa môi trường đã xảy ra gần 9 tháng nhưng không một thủ phạm nào trong bộ máy cầm quyền bị lôi ra chịu trách nhiệm. 

Hơn 9 tháng qua, những gì người dân Việt Nam chứng kiến là:

- Hình ảnh lãnh đạo Formosa cúi đầu nhận lỗi trong một video được dàn dựng.

- Nhà cầm quyền dễ dãi ra giá bồi thường 500 triệu USD từ Formosa mà không qua một chương trình hành động cụ thể, không qua một công tác điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại nào. Tuy nhiên, số tiền này đã được chứng minh là tương đương với số tiền Formosa được miễn thuế tại Việt Nam, tức là có cũng như không.

- Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục và ngang nhiên hoạt động như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trụ sở công ty này còn được chính nhà cầm quyền cho công an và quân đội bảo vệ ngày đêm hầu bảo đảm mọi hoạt động (bao gồm việc xả thải) được diễn ra bình thường.

- Bưng bít thông tin về thảm họa môi trường. Dùng báo chí tuyên truyền, xuyên tạc, định hướng dư luận, bôi nhọ các cá nhân, tổ chức lên tiếng đòi minh bạch và giải quyết vấn đề liên quan đến Formosa.

- Dùng một lực lượng đông đảo công an, mật vụ, bộ đội, thanh niên xung phong, côn đồ để:

+ Đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân bảo vệ môi trường, minh bạch thông tin và phản đối Formosa xả thải ra biển.

+ Đánh đập, đàn áp, tra tấn, bắt bớ, sách nhiễu, án tù đối với nhiều công dân chỉ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa, phản đối Formosa.

+ Gây khó khăn cho các vụ khiếu kiện của các nạn nhân Formosa. Ngăn cản người dân đi tìm công lý.

+ Phong tỏa các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa môi trường nhằm che giấu thông tin, che giấu sự thực.

- Các quan chức cao cấp trong Chính phủ như Bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên, Bộ Truyền thông, Bộ Y tế còn công khai lên truyền thông tuyên truyền, tuyên bố rằng biển đã an toàn, đồng thời khuyến khích người dân đi tắm biển và ăn hải sản tại vùng nhiễm độc…

- Nhà nước chậm trễ, tắc trách, không rõ ràng trong vấn đề đền bù thiệt hại cho nạn nhân. Các quan chức địa phương ăn chặn tiền đền bù, thậm chí còn đánh người dân khi bị chất vấn về các khoản đền bù.

Và đây là cách những con bò Ba Đình giải quyết thảm họa liên quan đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống và tương lai của hàng vạn con người:

Trần Hồng Hà - Bộ trưởng bộ Tài Môi, kẻ lẽ ra phải chịu trách nhiệm cao nhất về thảm họa môi trường “vừa ký công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai ngay và nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”. Tức là mới chỉ “ký công văn yêu cầu triển khai” thôi, còn triển khai những gì, nội dung cụ thể ra sao thì… không biết.

“Công văn nêu rõ: Tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 21/12/2016.”

Vậy là từ chỉ đạo đến chỉ đạo, từ công văn đến công văn, cuối cùng chẳng thằng nào làm gì hết. Vẽ ra một đống những việc giả vờ để ăn tiền thật. Nào là tiền lương, công tác phí, tiền bồi dưỡng, tiền phát sinh, tiền ăn ở ngủ nghỉ, tiền di chuyển đi lại, vân vân. Tóm lại là các loại phí cúng cho các cán bộ to nhỏ để giải quyết, xử lý, xem xét các cá nhân, đơn vị có liên quan đến “sự cố” môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã bị giới lãnh đạo cộng sản đánh tráo khái niệm, gọi đó là một “sự cố”. 

Xin trích thêm một đoạn nữa trong báo lề đảng để thấy bản chất đê tiện, bẩn thỉu và hành động man rợ của nhà cầm quyền cộng sản:

“Tổ công tác đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần làm việc quyết liệt, đổi mới, sáng tạo của Bộ trong thời gian vừa qua; nhiều nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã có sự chuyển biến rõ nét trong kết quả thực hiện, nhất là nỗ lực điều tra nguyên nhân, khắc phục sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế)”.

Thế này thì bộ mặt của các quan chức cộng sản dày quá. Dày đến mức không sợ dân chửi. Hãy đọc lại những gì tôi đã thống kê bên trên để thấy nhà cầm quyền đã thể hiện “tinh thần làm việc quyết liệt, đổi mới, sáng tạo”thế nào trong suốt 9 tháng qua. Cái mà tên sát nhân Trần Hồng Hà gọi là đã “khắc phục sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung”, phải chăng là hình ảnh của chính tên này và cộng sự của y trần trùng trục trên bãi biển với nhồm nhoàm thức ăn trong miệng?

Nếu coi vụ Formosa là một chính sách diệt chủng, thì đây là hình phạt dành cho những kẻ sát nhân, giết người hàng loạt.

- Đối với Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài Môi, tên sát nhân số một - vẫn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới “giải quyết” các vấn đề liên quan đến Formosa. Tức là vẫn “giải quyết như không giải quyết” những việc liên quan đến Formosa để mị dân. Đương nhiên, Hà vẫn chễm trệ trên chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Tài Môi.

- Đối với đơn vị, cá nhân có liên quan đến thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung trong thời gian vừa qua: Kiểm điểm, khiển trách.

Kết quả chung cuộc, Formosa Hà Tĩnh tiếp tục hoạt động và xả thải dưới sự bảo kê của nhà cầm quyền CSVN để được chia chác lợi nhuận. Và không quên chủ trương lớn là đàn áp, bắt bớ bất cứ công dân nào dám lên tiếng bảo vệ môi trường, chống lại Formosa.

Đến nước này thì dân Việt chỉ còn nước í ới nhau “lại đây mà xem chúng phạt nhau” như đang chứng kiến một vở tuồng.


Đầu năm nói chuyện cuối đời

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Có bữa, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng, phủ quanh mình, khi đang ngồi hớt tóc. “Cái ông thợ cúp này làm biếng dữ, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước - một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.

Chiều: Ảnh Kiều Minh.
"Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già" Tố Hữu.

Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa! 

Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc của tôi, cách đây chưa lâu (lắm) hình như vẫn còn đen thui lui mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy, Trời? Sao kỳ cục vậy, mấy cha? Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp, và già (ngang) hết như vậy sao?

Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi. 

- Ủa, mà già thì đã sao kìa? Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi - vậy cha nội? 

- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết. Coi: tuổi già đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật, chán chường, cô đơn, thiếu hụt... 

Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn: 

“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ...”

Thiệt ớn chè đậu!

Tui biết chắc là ông Huy Phương không đặt chuyện để hù em út nhưng, cùng lúc, tôi cũng biết rõ rằng cái cảnh “tầng đầu địa ngục” - vừa được mô tả - không phổ biến lắm ở Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại. Cách phân chia chia tuổi già, và những công trình nghiên cứu khoa học, ở hai quốc gia này, cho chúng ta những con số tương đối khả tín và khả xác hơn – về vấn đề này. 

Người ta chia ra tuổi già làm ba loại:

- Chớm già (young - old) là nhóm lớn nhất, chiếm 70%. 

- Già (old-old) 20 %, kém hơn năng động hơn lớp trên thấy rõ. 

- Già quá cỡ thợ mộc (oldest-old) chừng 10 %. Trong số này chỉ có 4 % - chớ không phải là 20 %, như nhiều người vẫn nghĩ - đang sống ở nursing home hay bệnh viện (Palmore et al. 2005 Encyclopedia of ageism, Binghamton, NY: Haworth).

Như vậy, chính xác, chỉ có 4 % người già - thuộc nhóm cuối cùng - sống ở viện dưỡng lão thôi. Đa phần còn lại đều có cuộc sống bình thường trong cộng đồng. Nhưng khách quan mà nói thì sống ở đâu chăng nữa thì khi đời đã về chiều cũng khó mà vui. 

Xã hội, rõ ràng, chưa bao giờ chuẩn bị chu đáo cho những công dân lão hạng để họ bước vào giai đoạn (hụt hẫng) còn lại của kiếp người. Đến tuổi hưu chúng ta bỗng dưng trở nên một người nào khác, không còn vai trò gì rõ rệt nữa trên cuộc đời này. Và hoàn cảnh sống (rồi) cũng khác luôn, thời giờ thì dư mà tiền thì thường thiếu. Đôi khi, lơ ngơ không biết làm gì cho nó hết một ngày. Nói chi tới một tuần, một tháng, hay cả một (hay hai)... chục năm sắp tới!

Làm sao sống an vui và có ý nghĩa, cho những năm tháng còn lại, là một câu hỏi khó - đối với phần lớn những công dân lão hạng - ở những quốc gia phú túc. Những định chế xã hội hiện hữu không có câu trả lời, và cũng không có những chức năng hổ trợ, cho sự an lạc của tuổi già. 

Đây là chuyện riêng của từng cá nhân. Vị tha hay vị kỷ? Thủ cho nó chắc ăn hay xả láng, sáng về sớm là tùy ý mỗi người. Không có tổ chức, cũng không có cá nhân nào – kể cả vợ chồng con cái – có thể đóng góp gì nhiều, cho bất cứ ai, vào giai đoạn cuối cùng của kiếp nhân sinh.

Ở Việt Nam thì khác. Câu hỏi thiết thân của tuổi già không phải là sống ra sao mà làm sao để sống? Vấn đề, xem chừng, có vẻ giản dị hơn nhưng vẫn là một câu hỏi khó đối với rất nhiều người dân cao tuổi! 

Những định chế xã hội (cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè... thổ tả gì đó) thì có rất nhiều và cũng rất thừa. Chúng hoàn toàn vô can, cũng như vô trách nhiệm, với cuộc sống của những công dân lão hạng. 

Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay đóng góp. Đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong. Nhưng chuyện sống còn và an sinh của mỗi công dân - vào lúc cuối đời - lại là chuyện thuần túy có tính cá nhân. Đảng và Nhà Nước tuyệt đối không dính dáng gì (ráo) vào chuyện đời của Nhân Dân khi trăm họ đến giai đoạn sức cùng, lực kiệt. 

Cách đây chưa lâu, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin (Cụ ông gần trăm tuổi đạp xích lô) của phóng viên Văn Nguyễn: 

“98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương.Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.”

“Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm...Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.”

Cụ Đặng Huyền. Nguồn: vnexpress

Kiểu “vinh danh” này, xem ra, có vẻ hơi kỳ. Phản hồi của độc giả Lê Thu Hiền cũng lạ kỳ không kém:

“Cụ Huần thực sự là người đáng khâm phục vì sức khỏe, sự bền bỉ và dẻo dai của mình. Cuộc sống thêm lần nữa được minh chứng rằng không cần sự giàu sang phú quý, nghèo mà vẫn bền bỉ lao động vẫn tạo ra cuộc sống có ý nghĩa, sức khỏe niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình.”

Cụ Phạm Đờn, một công dân Việt Nam lão hạng khác, lại ở vào một hoàn cảnh sống khác, kém “ý nghĩa” hơn. Bà cụ, xem chừng, đã không có khả năng tạo được “niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình” – theo như tường thuật của ký giả Hải Luận, trên Tuổi Trẻ Online:

“Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày... Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét... nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.”

Cụ Phạm Đờn cũng không được đoàn thể, hay tổ chức nào, “vinh danh” hết trơn hết trọi. Lý do, có lẽ, vì “mò cua bắt ốc” không phải là loại hình lao động được coi là vinh quang - theo tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội.

Cụ Phạm Đờn. Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Ông Nguyễn Văn Thành, còn có tên gọi là Lão Thành - một người mù, đang bán vé số để làm kế sinh nhai - cũng rơi vào trường hợp (không nằm trong tiêu chuẩn được vinh danh) tương tự. Phóng viên Giang Uyên - báo Bưu Điện Việt Nam – đã không quá lời khi dùng từ ngữ “quăng quật” để mô tả cuộc sống vất vả (ngoài sức tưởng tượng) của người đàn ông khuyết tật, xấu số này:

“...đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức... mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống ‘tự lập’ nơi đầu đường xó chợ... Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán."

Ông Nguyễn Văn Thành. Nguồn: ictnews.

Tương tự như hai bài phóng sự viết về cuộc đời của cụ Phạm Đờn và cụ Đặng Huần, bên dưới bài viết về ông Thành cũng có những dòng chữ cuối - chỉ dẫn cách giúp đỡ đương sự - như sau: 

“Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.”

Không thấy ông nhà báo gì đến sự hổ trợ của Đảng, Nhà Nước, hay những ban ngành hội hè vớ vẩn gì đó - của Mặt Trận Tổ Quốc. Trong cả ba bài phóng sự thượng dẫn cũng đều có không một chữ nào đề cập đến nguyên nhân, và trách nhiệm - của bất cứ ai - về những mảnh đời te tua và bầm dập của những công dân lão hạng kể trên. Cứ như thể họ là những người thuộc một quốc gia hay hành tinh nào khác, chứ không phải là những công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 

Tôi chợt nghĩ: lỡ sáng mai bà Phạm Đờn hay ông Nguyễn Văn Thành khi mở mắt ra và (bỗng) thấy mình đang sống trong một cái nursing home ở California - giường êm nệm ấm, cơm bưng nước rót, cam tươi sữa hộp cạnh bên, cả đống y tá bác sĩ lăng xăng kế cận - mà không dưng muốn... rơi nước mắt! Hai vị dám tưởng là mình đã lên tới thiên đường dù thực sự là họ vừa lạc vào tầng đầu địa ngục, theo như cách nhìn của nhiều người đang sống ở những quốc gia không có Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc - như ở nước ta.