Friday, September 9, 2016

Một phụ nữ tử vong trong phòng tạm giam của công an

   Bà Hằng bị tạm giữ điều tra. Sau 3 ngày tạm giữ, bà Hằng được phát hiện đã tử vong trong bồn nước của phòng tạm giam.
Ngày 9.9, theo tìm hiểu của PV, bà Huỳnh Thị Thúy Hằng (39 tuổi, ngụ xã Hòa Bình, H.Chợ Mới, An Giang) được phát hiện đã tử vong trong phòng tạm giam của Công an H.Thoại Sơn (An Giang), được người nhà an táng vào ngày 8.9 .

Trước đó, ngày 3.9, bà Hằng bị Công an H.Thoại Sơn bắt tạm giữ điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TT.Phú Hòa, H.Thoại Sơn.

Đến ngày 6.9, Công an H.Thoại Sơn thông báo cho ông Nguyễn Văn Bạch (chồng bà Hằng) biết bà Hằng được phát hiện đã tử vong trong bồn nước phòng tạm giam. Ngày 6.9, ông Bạch cùng người thân đến nhận xác vợ và chứng kiến mổ pháp y. Nguyên nhân bà Hằng tử vong được xác định là do ngạt nước.

Ngày 9.9, chúng tôi liên hệ ông Nguyễn Văn Còn, Phó công an H.Thoại Sơn, để tìm hiểu về vụ việc. Ông Còn xác nhận việc bà Hằng được phát hiện đã tử vong trong phòng tạm giam, nhưng nhiệm vụ của ông là điều tra, còn việc bà Hằng tử vong thuộc trách nhiệm của bộ phận tạm giam.

Ông Còn đề nghị phóng viên liên hệ với Công an tỉnh An Giang để lấy thông tin vì ông cũng phải chờ chỉ thị của Công an tỉnh.

Cũng trong ngày 9.9, liên hệ với Công an tỉnh An Giang, một cán bộ lãnh đạo cho biết hiện Công an H.Thoại Sơn chỉ mới báo cáo nhanh là có sự việc người bị tạm giữ tử vong trong phòng tạm giam, khi có báo cáo cụ thể, Công an tỉnh An Giang sẽ cung cấp thông tin chi tiết.

10/09/2016 05:43
Thanh Dũng - Thanh Niên

Nguyễn Phú Trọng: đập chuột bể bình rồi!

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Cái bình đầy chuột của Nguyễn Phú Trọng vừa bị 8 viên K59 bắn thủng từ Yên Bái. Thủ phạm bấm cò vẫn còn là nghi vấn, vụ án sẽ chìm xuồng theo cái xác của Đỗ Cường Minh tự sát từ sau gáy sau đó được đảng cho đổi chiều đạn bay (1). Từ sự việc náo loạn quân khu II (2) - khởi đi với cái chết mờ ám của tướng Lê Xuân Duy sang đến Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường - và cú hồi mã thương bỏ đảng của phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (3) đã làm cho Nguyễn Phú Trọng đối diện với nguy cơ chuột chưa chết "đủ" mà bình muốn... "tan xác".

Thử lược qua tiến trình đánh chuột vỡ bình của Nguyễn Phú Trọng...

Từng bước từng bước thầm khởi đi từ quân... nguyên: Con chuột đầu tiên được đưa lên bàn mổ là Trịnh Xuân Thanh vào cuối tháng 5, đầu tháng 8. Nguyễn Phú Trọng bắt đầu bằng một chuyện nhỏ như ruồi nhưng biết rằng sẽ tạo được cảm giác thích sa-vào-đậu: tấm biển xanh trên xe Lexus của quan chức đảng. Tên "nguyên" đầu tiên vào cuộc là một "nguyên" đại tá phó trưởng phòng cắc ké Trần Sơn, lên tiếng về hành vi phạm luật của Trịnh Xuân Thanh (4). Sau đó là một loạt quân "nguyên" khác: Trần Lưu Hải, Tạ Xuân Đại, Nguyễn Anh Liên, Nguyễn Đình Hương, Lê Văn Cuông, Nguyễn Quốc Thước, Lê Hoa, Vũ Mão... trong đó đa phần thuộc tiểu đội Tổ chức Trung ương.

Rón rén tiếp theo bởi quân... ta đang ấm ghế nhờ ơn của Nguyễn Phú Trọng:Nguyễn Hạnh Phúc, Mai Tiến Dũng, Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân... Những tên lính mới này của Trọng thái thú phải rụt rè chờ quân nguyên dọn đường dư luận trước mới dám cầm cờ chạy theo.

Tuy nhiên, từng bước từng bước thầm cho đến rón rén nhập cuộc kéo dài thì cũng không giải quyết rốt ráo con chuột mang biển số xanh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trần Anh Tuấn thì tuyên bố vụ việc phức tạp, nhiều vấn đề, không thể giải quyết ngay (5). 

Tại sao?

Có 3 lý do tổng thể:

1. Trong guồng máy đảng hiện nay, quân "tử tế" của Nguyễn Tấn Dũng cũng còn đông không kém gì quân "nguyên" và quân "thái thú" - đứng đầu là tưởng thú - của Trọng. Nguyễn Tấn Dũng thua cuộc nhưng với 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử Dũng là ứng viên trong BCHTW khóa 12 và 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc Dũng ở lại - là con số không nhỏ.

2. Trong số phải ngả về phía Trọng trong đại hội 12 là vì "cuốn theo chiều gió", hoặc bị áp lực lẫn chiêu dụ nhất thời sau chuyến đi của Dương Khiết Trì trước những ngày bỏ phiếu, không nhất thiết trung thành tuyệt đối với Trọng.

3. Chính câu nói của Nguyễn Phú Trọng - "đánh chuột nhưng đừng làm vỡ bình". Kẹt cho Trọng là trong cái bình có nhãn hiệu ma dzê in Ba Đình này, chuột phe "địch" cũng nhiều mà chuột phe "ta" cũng không ít. Cả 2 loại chuột lổm ngổm này nhìn vào những cáo trạng dành cho chuột Trịnh Xuân Thanh đều thấy có phảng phất bóng dáng và "thành tích quá khứ lẫn hiện tại và cả tương lai" của mình trong đó.

Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng Nguyễn Phú Trọng trong bữa tiệc xơi tái ruồi muỗi là Đinh La Thăng. Đệ tử ruột trong nhóm thân tín hàng đầu của Thăng không ai khác hơn là Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh. Cả Thanh lẫn Thuận đều có trách nhiệm trong vụ gây thua lỗ hơn 3 nghìn tỷ đồng tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Nhưng Nguyễn Phú Trọng đem Thanh lên bàn mổ mà không hoặc chưa dám lôi đầu Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT được bộ trưởng Đinh La Thăng lúc ấy kéo về sát nách. Lôi Thuận ra thì Thăng sẽ chết chùm.

Chính vì vậy là Nguyễn Phú Trọng phải tổ chức những buổi tiếp xúc với một thành phần quân nguyên khác - mang nhãn hiệu cử tri để tuyên bố: "Vụ việc được quan tâm, hoan nghênh như vụ Trịnh Xuân Thanh cũng đủ thấy sự phức tạp lắm rồi. Chúng ta phải có bước đi vững chắc, thận trọng, làm sao để giữ được ổn định, để phát triển kinh tế, vì vụ việc này còn mở ra nhiều "ông", nhiều đầu mối khác" (6)

Chưa mở ra thêm được ông nào ngoài "ông" Trịnh Xuân Thanh, "ông" Vũ Huy Hoàng, Tổng bí thư đang bí lối trong "những bước đi vững chắc, thận trọng" thì đùng một cái "ông" ruồi Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay mất và gửi tặng Nguyễn Phú Trọng một câu độc hơn chất thải Formosa: "Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư". (3)

Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa vây của quân Trọng cũng cho thấy quân "địch" vẫn còn nhiều thế lực và khả năng đối đầu. Việc ra khỏi đảng cũng tạo tiền lệ - triệt tiêu con đường dùng luật đảng cũng như cánh tay đắc lực của Trọng là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng để thanh trừng nhau - ngoài trừ vớt vát thể diện là "khuyến nghị khai trừ ra khỏi đảng" và sau đó hè nhau quyết định khai trừ đối với một kẻ đã chính thức vứt thẻ đảng. (7)

Băn khoăn của Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt với các cử tri họ "nguyên" tại quận Hoàn Kiếm hôm ngày 6/8/2016 đến nay lại càng thêm băn khoăn. "Đánh trống liên hồi chứ không phải làm nhát một, phải làm đến cùng" nhưng... "làm thế nào là đến cùng?" (6)

Đánh liên hồi nhưng ruồi địch có chịu đậu một chỗ đâu để mà đánh. Làm một nhát còn chưa được thì cách gì làm nhiều nhát. Và "làm sao đến cùng" thì cũng theo bài bản "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa"! (8) Chỉ biết một điều là nếu "làm đến cùng" thì cả đảng còn ai là người "tử tế" để "phục vụ" nhân dân?

Ôi! cái bình với những con chuột và đảng trưởng của tập đoàn chuột. Bó tay!

10.09.2016



___________________________________

Chú thích:


Súng nổ tại tỉnh Yên Bái: Hồi chuông báo chết cho CSVN

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - Yên Bái là 1 tỉnh ở phía Tây Bắc Thủ Đô Hà Nội. Diện tích của tỉnh khoảng gần 7 000km2. Dân số của Yên Bái gần 1 triệu người. Yên Bái giáp ranh với các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Tuyên Quang. 

Yên Bái không phải là tỉnh địa đầu, tiếp giáp với Trung Hoa nhưng Yên Bái là vị trí chiến lược. Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 của CSVN có Bộ Chỉ Huy đóng tại Phú Thọ, ngay cạnh Yên Bái.

Từ vài tháng nay, vài biến cố đã xảy ra tại Yên Bái: 

* Tướng Tư Lệnh Quân Khu 2 bị đột tử. Ông này mới nhận chức được trên 2 tháng. Tới nay vẫn chưa có người thay thế. 

* Đại Tướng Đỗ Bá Tỵ, xuất thân từ Yên Bái, bị mất chức và đồng thời bị đẩy sang làm Dân Biểu loại ''bù nhìn '' ở Quốc Hội. 

* Vụ nổ súng làm thiệt mạng 3 viên chức đầu tỉnh trong đó có Bí Thư Tỉnh Ủy - một chức vụ tương đương với chức vụ Thống Đốc một Tiểu Bang ở Hoa Kỳ. 

Ngày 18 tháng 8 năm 2016, một vụ án mạng bằng súng K-59 đã xảy ra tại Tỉnh Yên Bái. Nạn nhân bị tử thương là: 

- Ông Phạm Duy Cường, Bí Thư Tỉnh Ủy Yên Bái từ năm 2015 


- Ông Ngô Ngọc Tuấn, 52 tuổi. Ông Tuấn hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân. 


- Thủ phạm là ông Đỗ Cường Minh 53 tuổi. Ông Minh là Chi Cục Trưởng của
 Chi Cục Kiểm Lâm.

  

Tình tiết cũng như diễn tiến của vụ nổ súng này đã được tường thuật ''quá đầy đủ'' trên các trang mạng cũng như trên các ''báo chí của Đảng CSVN'' (ở VN không có báo chí của tư nhân). Chúng tôi chỉ nhắc lại vài chi tiết nổi bật thôi. 

Sáng sớm ngày 18/8/2016 Đỗ Cường Minh, Chi Cục Trưởng Chi Cục Kiểm Lâm đã dùng súng K59 hạ sát Bí Thư Tỉnh Ủy Phạm Duy Cường bằng 4 phát đạn. Sau đó Đỗ Cường Minh sang văn phòng của Ông Ngô Ngọc Tuấn, CT Hội Đồng Nhân Dân để hạ sát ông này bằng 3 phát đạn. Sau khi hạ sát Ông Tuấn, Đỗ Cường Minh tự sát bằng 1 viên đạn tự bắn vào đầu. Văn phòng của Ông Tuấn cách văn phòng của ông Cường khoảng 150 m. Có nhiều điều ''ngồ ngộ '' trong cái chết của 3 nhân vật đứng đầu tỉnh Yên Bái: 

* Án mạng xảy ra vào sang sớm ngày 18/8. Một buổi họp của Hội Đồng Nhân Dân được dự trù vào ngày này. Không một ai nghe tiếng súng nổ khi ông Cường bị bắn 4 phát đạn... 

* Sau khi hạ sát ông Cường, Ông Cường - Minh đi qua văn phòng ông Tuấn. Suốt đoạn đường, ông Minh vẫn tỏ vẻ bình thường, chào hỏi thân thiện những người mà ông gặp trên đường... 

* Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng trực thăng tới ngay Phòng Cấp Cứu của BV, nơi Ông Minh được đưa vào để được cấp cứu. 

* Công An đến điều tra. CA quyết định không đưa ra Tòa vì thủ phạm đã chết. Buổi chiều cùng ngày CA lại quyết định đưa nội vụ ra Tòa Án. Tuy nhiên nguyên nhân của vụ án mạng vẫn không được biết. 

* Ông Minh tự tử (?) bằng 1 viên đạn bắn từ đằng sau ót, xuyên ra đằng trước sọ. Người ta tự tử bằng cách tự bắn vào thái dương, bắn xuyên qua họng bằng cách đưa nòng súng vào mồm rồi bóp cò, bắn từ dưới cầm. Tự bắn vào gáy không thể thực hiện được. Người ta tự hỏi phải chăng có: 

- 1 tay súng thứ 4 đã bắn vào gáy của ông Minh để ''phi tang nhân chứng'' 

- 1 tay súng thứ 5 đã bắn ông Cường. 

* Hai ông Cường và Tuấn chết vào khoảng 7h30- 8h sáng (xác nhận của Giám Đốc BV bác sĩ Wòng A Sáng) mà mãi tới 11h30 phút Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn chỉ thị các BS, Y Tá của Phòng Hồi Sức thực hiện cấp cứu... 2 ông Cường, Tuấn. 

* Hầu hết dư luận trên cộng đồng mạng thì có vẻ vui mừng, hả hê với vụ ''các đồng chí thanh toán lẫn nhau'' này. Theo Bà Phạm Thị Thanh Trà, CT Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh thì Đỗ Cường Minh là người hiền lành, thực thà, tận tụy, luôn luôn chu toàn nhiệm vụ được giao phó. Cũng theo Bà Trà, ông Minh là người rất có kỷ luật và tận tâm. 

* Trái lại theo Thiếu Tướng Đặng Trần Chiêu, Giám Đốc Công An tỉnh Yên Bái: Đỗ Cường Minh là ''người có máu lạnh'', vui buồn, giận dữ không lộ ra trên mặt. Minh chính là thủ phạm trong vụ giết người này. 

* Trên nguyên tắc khi 1 án mạng xảy ra, hiện trường phải được phong tỏa, xe cứu thương phải được gọi. Nếu nạn nhân còn sống, các thủ tục cấp cứu sơ khai phải được bắt đầu trước khi đưa nạn nhân vào bệnh viện. Nếu nạn nhân đã chết rồi, hiện trường phải được giữ nguyên cho đến khi các chuyên viên về pháp y, đạn đạo... đến thu thập các dữ kiện điều tra trước khi xác nạn nhân được chuyển đi để được BS Pháp y phẫu nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân tử vong. 

Qúi Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng; Ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An chỉ thị ''quyết liệt'' điều tra. Nhưng hiện trường đã bị xóa sạch, nạn nhân đã được đưa đi nơi khác, thì ''quyết liệt điều tra'' như thế nào bây giờ? Hỡi các đỉnh cao trí tuệ loài người!! 

Sự kiện các đồng chí thanh toán lẫn nhau là những điều mới xảy ra từ vài năm nay. Những cái chết đột tử của các nhân vật cao cấp trong Đảng thường hay xảy ra: 

* Các Đại Tướng chết bất đắc kỳ tử như: ĐT Nguyễn Chí Thanh ĐT Hoàng Văn Thái, ĐT Lê Trọng Tấn 

* Trung Tướng Đinh Đức Thiện 

* Các Tướng Công An Thi Văn Tám, Phạm Bình, Phạm Quí Ngọ
... 

Chế độ CS là một chế độ ăn gian nói dối, cướp của giết người. Một thể chế toàn là do bọn ăn cắp độc quyền điều khiển. Người dân đã đi đến tận cùng của sự khinh bỉ, chán ghét và căm thù những người CSVN. 

Người ta còn khắc ghi những phát biểu, những ''ranh'' ngôn nổi tiếng của các lãnh tụ CSVN như: 


* TBT Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố: Dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng. 

* TBT đương quyền Trọng Lú: Đến hết thế kỷ này không biết đã có Xã Hội Chủ Nghĩa toàn thiện ở VN hay chưa? TBT đang đẩy dân tộc vào một con đường vô định không có tương lai dù rằng Ông Tổng Bí Thư đã biết chế độ CS đầy tội ác đối với nhân loại đã cáo chung trên toàn thế giới, kể cả Nga Sô là cái nôi phát sinh ra cái ''quái thai gớm ghiếc'' này. Mới đây Ông TBT Trọng Lú lại tung ra ý niệm cao siêu rất khó hiểu giữ nước từ xa. Thưa ông TBT, giạc đã vào nhà rồi. 

Làm sao ''giữ nước từ xa'' đây?? 

Từ hồi chiếm được toàn quê hương, các ''đồng chí'' từ Bộ Chính Trị cho đến các cơ cấu chính phủ, toàn là một lũ ăn cắp. ''Quê hương, đồng bào, tiến bộ của đất nước... đối với họ chỉ là ''C'est de la foutaise!!'' Làm sao nói chuyện yêu nước, độc lập lãnh thổ, chủ quyền... với những kẻ đang bán quê hương cho kẻ thù truyền kiếp. Các cuộc biểu dương lòng yêu nước đều bị đán áp, giải tán dã man. Chưa bao giờ dân Việt lại bị ''CẤM YÊU NƯỚC'' như lúc này. 

Người dân càng ngày càng phản kháng lại chế độ bất nhân này một cách công khai. 

Cách đây hơn 4 năm, Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đã dùng súng hoa cải và mìn để chống lại đoàn cưỡng chế đất đai đến từ Hải Phòng. Đó là dấu hiệu cho những biến động, bạo loạn ở trong ngay hàng ngũ của CSVN. 

Tháng 9/ 2013, tại Thái Bình lại xảy ra 1 vụ nổ súng vào các quan chức CS của người dân Đặng Ngọc Viết. Anh Viết quá phẫn uất vì bị các quan chức ăn cướp đất đai. 

Năm 2014 Thượng Tướng Công An Phạm Quí Ngọ bị chết bất thình lình vì Ung Thư gan(?). Cũng vào năm đó ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương bị hạ độc bằng cách cho uống nước có chứa chất phóng xạ. Hai cái chết đó là dấu hiệu của ''những cuộc đấm đá'' giữa các quan chức cao cấp của Đảng CSVN. 

Người dân Việt không hề có 1 mảy may thương tiếc các nạn nhân của những vụ thanh toán đó. 

Sự tranh dành quyền lực giữa các ''đồng chí'' đã đạt mức cao nhất khi phe phái của TBT Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang loại trừ Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn ra khỏi cơ cấu lãnh đạo của Đảng CSVN tại Đại Hội của đảng CSVN thứ 13. 

Sau khi Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn đã thành công trong việc loại trừ Đồng Chí X, các tay chân, đồng đảng của đồng chí X đang bị Nguyễn Phú Trọng... ráo riết truy lùng 

Sẽ còn không biết bao nhiêu cuộc tranh dành quyền lực giữa các phe nhóm, các nhóm lợi ích trong tương lai. Sẽ có vô số quan chức cao cấp trong Đảng CSVN rời bỏ quê hương, đem tiền ra hưởng thụ tại phương trời Âu Tây, bỏ lại sau họ một quê hương bị chính họ phá cho tan hoang, bán rẻ bán tháo cho ngoại bang. Họ thấy mấy chữ ''HẠ CÁNH AN TOÀN'' không lúc nào đúng hơn lúc này. 

Đảng CSVN, vì dốt nát và tàn bạo, đang sống những ngày cuối cùng của nó sau gần 1 thế kỷ phá tan tành đất nước. Vụ Yên Bái là hồi chuông báo chết cho những người Bolcheviks gốc Việt. 

Montréal, Canada, 10.9.2016

Cùng tiếp tay kiện Formosa, đòi bồi thường và chấm dứt hoạt động tại Việt Nam

Tính đến thời điểm hôm nay, đã 5 tháng trôi qua kể từ thảm họa môi trường do công ty gang thép Formosa gây ra ở miền Trung, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn chưa có một kết luận đáng kể nào về sự việc này.
Họ không cho biết khi nào thì biển sạch; khi nào thì hải sản đánh bắt được có thể an toàn tiêu thụ; khi nào thì ngư dân có thể an tâm trở ra biển; khi nào thì nhận được tiền đền bù từ Formosa; làm thế nào để có mức đền bù đúng mức với những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu - không những trong thời gian qua và cả đến tương lai - về ba mặt vật chất, y tế và tinh thần.  
Điều mỉa mai là chính quyền cộng sản Việt Nam không những không quan tâm đến vấn đề sống còn của người dân miền Trung, mà còn đang tính đến việc xây thêm một nhà máy thép thứ hai có công suất 16 triệu tấn ở ven biển tỉnh Ninh Thuận. Điều này chứng tỏ đảng cộng sản Việt Nam không coi hạnh phúc người dân, tổ quốc, dân tộc là gì, mà chỉ chăm lo cho túi tiền của đảng, tiếp tay với các công ty nước ngoài để biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp của thế giới.
Không thể ngồi yên nhìn các thế hệ tương lai của người dân miền Trung đối diện với sự diệt vong vì môi trường sống bị hủy hoại qua sự tiếp tay của chính quyền cộng sản, linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam của giáo xứ Phú Yên đã kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức xã hội dân sự cùng tiếp tay với ngài và người dân Hà Tĩnh, đứng ra kiện công ty Formosa để đòi bồi thường thỏa đáng cho người dân.
Linh mục Nam yêu cầu Formosa phải rửa sạch biển, phải ngừng mọi hoạt động ngay lập tức, phải rút khỏi Việt Nam; và chính quyền phải khởi tố Formosa và các cá nhân tập thể chung tay sát hại môi trường Việt Nam.
Vụ kiện công ty Formosa là bước khởi đầu cho một cuộc đấu tranh dân sinh; đấu tranh cho nhân quyền vì con người khi sinh ra phải được quyền sống trong một môi trường trong sạch. 
Cộng đồng hải ngoại chúng ta hãy đồng hành cùng linh muc Antôn Đặng Hữu Nam và người dân miền Trung đi đòi lại môi trường sạch; đi đòi lại tương lai cho thế hệ sau; đi đòi lại quyền làm chủ của đời mình và cho đất nước mình.​
09/09/2016 - 11:31
Theo SBTN

30 năm tù cho cựu chủ tịch Ngân Hàng Xây Dựng Phạm Công Danh

Ảnh: Thanh Niên
Tòa án TPHCM hôm Thứ Sáu 9 tháng 9 tuyên phạt ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Xây Dựng Việt Nam (VNCB), 30 năm tù giam.
Ông Danh là bị cáo đứng đầu trong vụ án được liệt vào hàng các "đại án", xử tội những cựu giới chức đứng đầu các công ty quốc doanh của chế độ về tội nhũng lạm hoặc làm ăn lỗ lã. Trong đại án liên quan tới ông Danh, có tới 35 người khác cũng bị kết án về những tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, và “vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Ngân hàng VNCB được cho là bị thiệt hại hơn 9 ngàn tỉ đồng (khoảng 400 triệu Mỹ kim), do những sai trái của ông Danh và các đồng phạm. Hội đồng xét xử nói rằng mặc dù ông Danh đã "thành khẩn khai báo", hợp tác với cơ quan tố tụng, và tự nguyện giao nộp tài sản để khắc phục hậu quả vụ án, nhưng trường hợp của ông cần được xử nghiêm để làm gương.
Các bị cáo khác cũng là giới chức cao cấp ngân hàng VNCB gồm có ông Phan Thành Mai, nguyên tổng giám đốc VNCB, lãnh án 22 năm tù. Ông Mai Hữu Khương, nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn, lãnh án 20 năm tù. Ông Hoàng Đình Quyết, nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn kiêm giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang, lãnh án 19 năm tù. Các bị cáo có chức vụ thấp hơn nhận lãnh những bản án từ tù treo cho đến 9 năm tù. 
Huy Lam / SBTN

Việt Nam: Bội chi, tận thu thuế, dẫn đến 'chết chùm'

Một góc nhà máy Ethanol Phú Thọ. Công trình sau khi ngốn 2,400 tỷ đồng thì bỏ hoang từ năm 2011 đến nay. (Hình: VietNamNet)
Một góc nhà máy Ethanol Phú Thọ. Công trình sau khi ngốn 2,400 tỷ đồng thì bỏ hoang từ năm 2011 đến nay. (Hình: VietNamNet)
VIỆT NAM – Bộ Tài Chính Việt Nam vừa chỉ đạo là từ nay đến cuối năm, Cục Thuế của 13/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam phải thu thêm để nộp cho công khố 23,800 tỷ đồng.
Để đối phó với tình trạng bội chi (chi ra nhiều hơn thu vào) càng lúc càng trầm trọng, phải liên tục vay thêm tiền để duy trì sự ổn định trong hoạt động của hệ thống quyền, “chỉ tiêu thu nộp ngân sách” đối với Cục Thuế của các tỉnh, thành tại Việt Nam càng ngày càng cao và gia tăng không ngưng nghỉ.
Bất chấp thực tế là tất cả các giới từ doanh nhân đến nông dân đã kiệt sức, ngay cả viên chức ngành thuế cũng ái ngại khi nâng mức thuế, lệ phí, ông Đinh Tiến Dũng, bộ trưởng Tài Chính, tuyên bố, viên chức nào của ngành thuế “thỏa hiệp với địa phương” sẽ bị kỷ luật.
Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn thì sức ép từ việc tăng các khoản thu nộp ngân sách đang đè nặng lên Cục Thuế của nhiều tỉnh, thành phố. Cục trưởng Cục Thuế của thành phố Cần Thơ cho biết, năm nay, tuy “chỉ tiêu thu nội địa” đã tăng thêm 5.8% so với thực thu của năm ngoái nhưng mới đây, “chỉ tiêu thu nội địa” vừa được nâng từ 7,535 tỷ đồng lên thành 8,100 tỷ đồng, tính ra từ nay đến cuối năm, các viên chức ngành thuế ở thành phố Cần Thơ phải vắt từ đâu đó ra cho bằng được 565 tỷ đồng nữa.
Cần lưu ý rằng, chỉ năm ngoái, trong 6,500 doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ đã có 348 cơ sở sản xuất – dịch vụ không phát sinh doanh số (tạm ngưng hoạt động hay đóng cửa do phá sản), 1,082 doanh nghiệp thua lỗ nhưng nếu trước, mức tăng “chỉ tiêu thu nội địa” của thành phố Cần Thơ chỉ từ 10% đến 12%/năm thì giờ không những không giảm mà còn vọt lên 15%/năm.
Một điểm khác cũng cần lưu ý là dù thú nhận “nhiệm vụ năm nay vô cùng khó khăn” song ông Võ Kim Hoàng, Cục Trưởng Cục Thuế của thành phố Cần Thơ, khẳng định, đơn vị của ông “sẽ hoàn thành nhiệm vụ.”
Giống như thành phố Cần Thơ, Kiên Giang là một trong 13 tỉnh, thành vừa nhận được chỉ đạo phải tăng mức thu nộp cho công khố. Ông Nguyễn Quốc Cường, cục trưởng Cục Thuế Kiên Giang, phân trần, năm nay, tỉnh này bị thiệt hại trầm trọng do hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, dẫu thiên tai làm 70% dân số Kiên Giang điêu đứng, tỉ lệ tăng trưởng của nông nghiệp là âm (giảm hơn mức thông thường) nhưng “chỉ tiêu thu nội địa” vẫn tăng. Ông Cường – người đứng đầu một trong 10 Cục Thuế từng dẫn đầu về việc thu nộp cho công quỹ, thú nhận, rất khó để đạt được yêu cầu của Bộ Tài Chính. Không thể tăng thu bằng cách buộc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất cảng thủy sản nộp thêm. Cưỡng chế tài sản để tăng thu cũng bất khả thi vì doanh nghiệp đã đem tài sản thế chấp cho ngân hàng để vay tiền cầm cự. Ông Cường nhấn mạnh, không thể ráng cưỡng chế được vì phải tạo điều kiện để họ sống!
Tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn kể rằng, một cựu Bộ Trưởng Tài Chính vừa tâm tình với các viên chức đang tại nhiệm rằng, ông ta thấy “thương” cả ngành thuế lẫn doanh giới. Viên cựu bộ trưởng Tài Chính này khuyến cáo, không thể cứ mải miết thu thuế, tìm mọi cách để đạt và vượt “chỉ tiêu” rồi vung tiền qua cửa sổ.
Tuy kinh tế suy thoái đã hàng chục năm, số doanh nghiệp xin phá sản, tạm ngưng hoạt động hay tự thu hẹp hoạt động để cầm cự liên tục tăng chóng mặt song cũng trong chừng đó năm, năm nào các khoản thu nộp cho công quỹ cũng “vượt chỉ tiêu” khoảng 10%. Đó cũng là lý do Việt Nam vượt lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về mức thuế, phí mà dân chúng và doanh giới phải đóng.
Dẫu các khoản thu nộp cho công quỹ luôn “vượt chỉ tiêu” nhưng tỉ lệ bội chi, nợ nần luôn luôn tăng ngoài dự kiến, tăng không kiểm soát được. Năm ngoái trước thực trạng đáng ngại về bội chi và nợ nần, ái ngại cho năng lực tài chính quốc gia, Quốc Hội Việt Nam đã loại bỏ 14/16 chương trình được xem là “mục tiêu quốc gia.”
Trong bối cảnh hết dự án ngàn tỷ này tới dự án hàng chục ngàn tỷ khác không sinh lợi, đẩy tỷ lệ bội chi/GDP tiếp tục tăng từ 5.7% GDP lên mức 6.6% GDP hồi tháng 8 vừa qua, nợ nần quốc gia từ mức 2.6 triệu tỷ đồng có thể thành 3 triệu tỷ đồng vào cuối năm nay, chính phủ Việt Nam tiếp tục phê duyệt 21 chương trình được xem là “mục tiêu quốc gia” với hàng loạt dự án đầu tư từ nay đến 2021 có tổng trị giá khoảng 900,000 tỷ đồng.
Nói cách khác “chỉ tiêu thu nội địa” sẽ còn tăng. Chết sẽ không còn đơn lẻ mà là chết chùm. (G.Đ)

Cựu bí thư huyện mất trộm hàng chục cây vàng

Nhà ông Huỳnh Tấn Sâm bị mất trộm. (Hình: Người Lao Ðộng)
Nhà ông Huỳnh Tấn Sâm bị mất trộm. (Hình: Người Lao Ðộng)
QUẢNG NAM (NV) – Sau chuyến đi du lịch dài ngày, hàng chục cây vàng và hàng trăm triệu đồng tiền mặt của ông cựu bí thư huyện Bắc Trà My đã “không cánh mà bay.”
Báo Người Lao Ðộng dẫn tin, ngày 9 tháng 9, công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang điều tra vụ án mất trộm xảy ra tại nhà ông Huỳnh Tấn Sâm, ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, nguyên cựu tỉnh ủy viên, bí thư Huyện ủy Bắc Trà My.
Bà Hồ Thị Xuân Hồng, vợ ông Sâm, cho biết, tháng 6 năm 2016, hai vợ chồng bà có đi nghỉ dưỡng ở thành phố Hội An, một tuần. Sau đó, người con gái của bà có việc ở huyện Tây Giang nên đã gửi chìa khóa nhà cho người cháu gái gọi ông Sâm bằng bác ruột, là sinh viên một trường cao đẳng ở Quảng Nam.
Khi nghỉ dưỡng trở về, hai ngày sau vợ chồng ông Sâm kiểm tra tài sản để lấy tiền đưa cho con thì mới tá hỏa phát hiện két sắt đã bị kẻ gian mở khóa, lấy đi toàn bộ tài sản quý giá của gia đình, bởi chỉ mỗi cửa két sắt bị phá, trong khi nhà cửa không có dấu hiệu bị cạy phá.
Theo bà Hồng, cứ mỗi lần ông Sâm nhận lương về thì đưa tiền cho bà đi mua vàng rồi bỏ vào két nên bà không nhớ rõ số lượng vàng bị mất là bao nhiêu. Tuy nhiên, bà khẳng định không dưới 20 cây vàng 24k, bởi riêng số vàng miếng đã 11 cây, con gái bà có gửi 1.5 cây. Ngoài ra, còn có 180 triệu đồng và $2,000 cùng một số tài sản khác cũng “không cánh mà bay.”

Bà Hồng cho biết thêm:“Sau khi phát hiện sự việc, vợ chồng tôi có tổ chức họp gia đình và khuyên mọi người ai có lỡ sai lầm thì trả lại, vợ chồng tôi sẽ không trách móc nhưng không có ai thừa nhận đã lấy trộm,” Hồng nói. (Tr.N)

Một số báo VN ‘dừng hoạt động fanpage’

Theo BBC-9 giờ trước 

Image copyrightOTHER
Image captionFanpage của VnExpress hiện chỉ còn hiển thị các post từ năm 2011
Một số báo điện tử có cả triệu lượt người like và follow trên mạng xã hội vừa đồng loạt đóng fanpage nhưng nguyên do chưa rõ ràng.
Từ hôm 7/9, trang fanpage của báo VnExpress, Zing, Dân Trí, Giáo Dục Việt Nam bất ngờ "biến mất".
Hầu hết các báo không công bố nguyên nhân, ngoại trừ Giáo dục Việt Nam thông báo: “Do nguồn lực về con người và vật chất hạn chế để có thể kiểm soát tất cả các bình luận trên trang fanpage của báo nên ban biên tập quyết định tạm dừng hoạt động trang fanpage từ hôm 7/9”.
Hôm 9/9, trả lời BBC, nhà báo Trung Bảo nói: “Việc đóng fanpage các báo là đi ngược lại xu thế tiếp cận thông tin của những người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam.”
“Việc ngăn chặn các fanpage của báo nhà nước không chỉ khiến các tờ báo này khó tiếp cận bạn đọc mà còn vô hình đẩy người đọc tìm đến với những tờ báo Việt ngữ bên ngoài tầm kiểm soát.”
“Tức là việc này vừa làm yếu đi ‘vũ khí’ của mình mà còn làm ‘đối thủ’ mạnh hơn.”
“Việc chính quyền cấm đoán phạt nặng các báo chỉ thể hiện sự bối rối, không kiểm soát được sự tự do của người sử dụng mạng xã hội”.

‘Không kiểm soát được’

Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Xu hướng hiện nay là người đọc tiếp nhận tin tức qua Facebook bao gồm cả fanpage của các báo”.
“Người đọc cũng không vì các báo đóng fanpage mà giảm những comment 'chính trị nhạy cảm' để Bộ Thông tin - Truyền thông thương tình mà cho phép các báo điện tử khôi phục lại page, mà chỉ đơn giản là sẽ comment ở những page không cấm họ làm điều đó như BBC Tiếng Việt, VOA, RFA và hàng trăm, hàng ngàn nhà báo công dân khác”.
Bà Nguyễn Thu Hương, Thư ký tòa soạn báo VnExpress được trang IctNews, chuyên trang Công nghệ Thông tin của báo Infonet dẫn lời: “Nhận thấy việc kiểm duyệt toàn bộ nội dung bình luận của người dùng là bất khả thi nên VnExpress đã quyết định tạm dừng hoạt động của fanpage VnExpress.”
“Trước đó, để đảm bảo sự lành mạnh của fanpage, VnExpress đề ra các nội quy như không chia sẻ các bài viết chính trị nhạy cảm, lập danh sách các cụm từ nhạy cảm, khóa các tài khoản có bình luận sai phạm; xóa nội dung bình luận không phù hợp…”.

Thoái vốn nhà nước: Khi con nợ bán nhà

Thiên Điểu-09-09-2016

(VNTB) - Đợt thoái vốn này bị dư luận cho rằng nhằm vào mục đích bù vào khoản chi ngân sách trong tình trạng thiếu hụt gần như trống rỗng hiện nay.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh đại hạ giá


Truyền thông Việt Nam đang râm ran việc nhà nước thoái vốn trong các tổ chức kinh tế. Tiêu điểm là kế hoạch thoái vốn bằng việc bán cổ phần trong 12 doanh nghiệp lớn, được cho là sẽ thu về khoảng 7 tỷ dollar Mỹ.

Xét trên khía cạnh kinh tế thị trường thì việc thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp là thông điệp chính quyền tiến đến dỡ bỏ thế độc quyền hoặc bảo hộ ở một số lĩnh vực kinh doanh. Nhưng qua danh sách 12 doanh nghiệp dự kiến thoái vốn, bán cổ phần chỉ có Công ty CP FPT và Công ty cổ phần viễn thông FPT là có chút ít liên quan mảng kinh tế độc quyền do nhà nước kiểm soát, chi phối. Nhưng trên thực tế cả hai công ty này cũng chỉ kinh doanh một mảng nhỏ, không phải những mảng có lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất trong ngành viễn thông. Qua đó, có thể thấy rằng, đợt thoái vốn này mang chủ ý hướng tới khoản tiền thu về hơn chứ chưa có dấu hiệu nào rõ rệt về chính sách kiểm soát độc quyền trong các lĩnh vực kinh tế chiến lược, lợi nhuận cao.

Sau những báo cáo và thông điệp bi quan về nguồn thu ngân sách trong vài ba năm trở lại đây, đợt thoái vốn này bị dư luận cho rằng nhằm vào mục đích bù vào khoản chi ngân sách trong tình trạng thiếu hụt gần như trống rỗng hiện nay. Đã có câu hỏi được đặt ra công khai, và câu trả lời cũng đã được đưa ra cho biết là dùng “tái đầu tư”, nhưng tái đầu tư vào đâu cụ thể thì chưa biết. Với sức ép phải trả nợ vay nước ngoài trong báo cáo của Bộ Tài chính hồi tháng 3/2016  thì năm nay, số nợ phải trả là 150.000 tỷ đồng, vừa đúng con số  tương đương 7 tỷ dollar được đưa ra trong đợt thoái vốn này. Kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ 3tỷ dollar trong quý 1-2 năm 2016 không thu được kết quả khi dự định phát hành ra quốc tế không nhận được tín hiệu tích cực đã phải dừng lại, các ngân hàng trong nước cũng giảm mua bởi các tính toán không cho thấy phương án khả thi bởi các diễn biến rối loạn nhiều mặt. Như vậy, khoản nợ phải trả năm 2016 nay đã vào thời điểm cuối năm nhưng các khoản thu ngân sách bị bội chi từ cấp địa phương vẫn còn nguyên, chưa có nguồn và giải pháp rõ ràng. Mối nghi ngờ mà dư luận đặt ra không phải là không có cơ sở.

Tạm bỏ qua nghi vấn của dư luận. Nếu tin và chú ý phân tích mục đích “tái đầu tư” thì khoản tiền này sẽ đầu tư vào đâu? Đổ vốn vào các DNNN đang nắm thế độc quyền hoặc chi phối thị trường khác?

Những vụ bê bối do tham nhũng, thất thoát vốn do đầu tư sai, không hiệu quả của các tập đoàn lớn và các dự án cấp quốc gia đang thua lỗ hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ được công khai với danh sách chiếm tới đa số trong các DNNN cho thấy khả năng này là rất thấp vì sẽ là bước đi quá mạo hiểm: Mất tiếp vào các bù lỗ chứ chưa nói đến chuyện đầu tư phát triển. Các ngành  kinh doanh an toàn và có mức lợi nhuận cao như dầu khí, khai khoáng.. thì tranh chấp Biển Đông cùng với các diễn biến bất ổn trên thị trường phụ thuộc Trung Quốc (khai khoáng) cho thấy trong tương lai 5-6 năm tới, duy trì đã là khó chứ cũng khó mà nghĩ tới đầu tư thêm. Các ngành về kỹ thuật cao thì Việt Nam chưa có được các điều kiện tối thiểu để tham gia sân chơi vốn nằm trong tay các cường quốc phát triển có nền khoa học, công nghệ tiên tiến.

Mảng kinh tế quan trọng và có tính “quốc kế dân sinh” lớn ở Việt Nam là nông nghiệp thì về căn bản khó được lựa chọn vì lợi nhuận và thời gian thu hồi chậm hơn. Trong khi sức ép trả nợ theo tăng dần vào các năm tới, trong tầm trung hạn 5-7 năm thì giai đoạn 2022-2015 là kỳ hạn trả nợ với những con số lớn gấp nhiều lần năm 2016.

Đến đây có thể tạm dừng việc đưa ra giả thiết cho hướng đầu tư của số tiền thu về. Nhưng điều quan trọng hơn, không thể tránh né chính là tác động sau khi thoái vốn.

Điều đương nhiên ai cũng hiểu là nhà nước sẽ giảm một phần trong nguồn thu ngân sách sau khi thoái vốn ở các doanh nghiệp vì chắc chắn các ông chủ mới sau khi bỏ tiền mua lại phần vốn nhà nước sẽ có hàng loạt các kế hoạch, dự án.. mà qua đó các khoản thuế thu về tạm thời phải chờ báo cáo có lãi. Quan điểm lo ngại một số thị phần quan trọng sẽ lọt vào tay doanh nghiệp nước ngoài là nội dung đang được quan tâm nhất. Điều này có lý nhất định khi lấy ví dụ là SABECO và HABECO – hai  ông lớn trong thị trường bia, nước giải khát Việt Nam cũng có mặt trong danh sách thoái vốn đợt này. Tuy nhiên, thị trường có những qui luật phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không hẳn cứ thương hiệu nước ngoài là có thể giữ được thị phần chi phối cũ  một cách dễ dàng chứ chưa nói phát triển còn khó hơn.

Hệ lụy đáng quan tâm nhất chính là ở các giá trị bất động sản - thứ tài sản “nhà nước” lớn nhất được tạo ra bởi hàng loạt ưu đãi và chính sách bảo hộ tạo ra - trong mạng lưới kinh doanh mà các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn mới là thứ sẽ gây ra nhiều hệ lụy nhất. Không chỉ ở giá trị khổng lồ bởi tính đắc địa trong những khu đất vàng. Cơ chế sở hữu đối với giá trị bất động sản khi nó đương nhiên phải điều chỉnh mục đích khai thác sau khi đổi chủ. Sẽ rất khó mà kiểm soát nếu không nói là không thể kiểm soát khi chủ mới đầu tư vào. Một giả thiết đơn giản như được sử dụng đầu tư kinh doanh nhà ở, cao ốc văn phòng.v.v. thì hàng trăm khu đất vàng này hoàn toàn có thể khuynh loát hoặc chèn ép thị trường địa ốc không có gì là phải nghi ngờ. Trường hợp chỉ dùng cho mục đích thương mại thì các bất động sản này được đầu tư thành siêu thị, trung tâm mua bán.. cũng thừa khả năng thao túng thị trường bán lẻ bởi lợi thế đương nhiên mà không cần quảng cáo vẫn hút khách dễ ràng. Các giả thuyết ví dụ này rõ ràng không thể đặt ra một luật riêng để kiểm soát.

Liên tục những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra khá nhiều thông điệp về việc thoái vốn nhà nước, nhưng quyết sách chọn hình thức bán vốn cho đối tượng nào vẫn không rõ ràng, cho thấy sự lúng túng và giải pháp triệt để nhằm loại bỏ các nguy cơ chưa có giải pháp tin cậy tốt nhất. Phương án lên sàn công khai trước khi thoái vốn mà ông Phúc đưa ra là chính xác nhưng chưa đủ. Nó có thể làm tăng giá trị thu về trước mắt nhưng không thể giải quyết các nguy cơ bất lợi nếu không có quyết sách đúng, cơ chế kiểm soát về đối tượng được mua cổ phần.


Tình cảnh “con nợ bán nhà” thật chua xót, nhưng khi phương án khác để chọn lại không có thì đành buông tay bất lực. Trả bớt được nợ nhưng nghèo khó và nguy cơ  thêm nợ khác vẫn nguyên vẹn.