Thursday, May 17, 2018

Vụ Thủ Thiêm: mượn ‘lò’ để tống tiền lẫn nhau?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/18/05/2018
Bản đồ Thủ Thiêm. (courtesy image of NamPhatLand)
 Bản đồ Thủ Thiêm. (courtesy image of NamPhatLand)
Tháng Năm năm 2018. Trong tuần đầu tiên của vụ ‘khủng hoảng Thủ Thiêm’, đã có dấu hiệu khá rõ về ‘cả hệ thống chính trị vào cuộc’, không chỉ liên quan vụ biến mất Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà còn ‘hồi tố’ toàn bộ quá trình xây dựng quy hoạch, trình duyệt phê chuẩn và triển khai bồi thường, giải tỏa và cưỡng chế tại khu vực này.
Tuần đầu tiên bùng nổ
Trong tuần đầu tiên đó, vụ Thủ Thiêm đã được xới tung lên và trở nên ồn ào một cách đầy chủ ý. Báo chí nhà nước ồ ạt vào cuộc và tung tin bài như thể vô số bất công của vụ Thủ Thiêm mới được phát hiện lần đầu tiên.
Nhiều quan chức của TP.HCM và bộ ngành liên quan vội vã lên tiếng thanh minh để tránh trách niệm của quá khứ và hiện tại…
Cũng khá nhanh chóng, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ: Nguyễn Văn Đua - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM, Lê Thanh Hải - Chủ tịch TP.HCM và sau đó là Bí thư thành ủy TP.HCM.
Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.
Nguyễn Văn Đua, mà trong giới quan chức thường gọi là ‘Anh Ba Đua’, là người ‘trưởng thành’ từ đoàn thanh niên cộng sản, từng được kỳ vọng là một chính khách trong sáng và tâm huyết. Nhưng sau khi từ Phó chủ tịch thành phố trở thành Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM vào thời Lê Thanh Hải làm bí thư, ‘Anh Ba Đua’ đã nắm khối an ninh nội chính và mau chóng trở thành một ‘sát thủ’ đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Sài Gòn.
Nhiều trận đàn áp, bắt bớ người hoạt động nhân quyền đều in đậm dấu ấn của ‘Anh Ba Đua’. Vào ngày Nhân quyền quốc tế 10/12 năm 2013, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền đang tụ tập ở công viên Quách Thị Trang tại trung tâm quận Nhất để tổ chức kỷ niệm trong vòng vây của hàng trăm nhân viên công an, thì hàng chục bịch mắm tôm từ tứ phía ào ạt ném vào đám đông kỷ niệm. Rất nhiều người đã bị dính mắm tôm, bốc mùi kinh khủng. Ngay sau đó, một số nhà hoạt động nhân quyền nhìn thấy từ một góc công viên, Nguyễn Văn Đua hiện ra giữa một đám công an. ‘Anh Ba Đua’ hỏi gấp ‘Bọn nó đâu?’, và đám công an chỉ thẳng vào những nhà hoạt động nhân quyền đang bị phủ từ đầu xuống chân bởi mắm tôm…
Một số tờ báo nhà nước cũng đã bắt đầu chỉ đích danh Lê Thanh Hải - vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Chỉ sau 5 ngày từ thời điểm một phóng viên ‘vô tình’ đặt câu hỏi đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc tại sao không thấy tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, ‘Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM’ - một cơ quan được xem là đại diện cho tiếng nói của các cử tri tại thành phố này - đã xuất hiện.
Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên ‘Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM’ đến làm việc một cách chính thức với dân oan Thủ Thiêm, cho dù khoảng thời gian khiếu nại và tố cáo của người dân nơi đây đã kéo dài suốt từ mười mấy năm qua mà chẳng có cơ quan chính quyền hay ‘đoàn đại biểu quốc hội’ nào thèm đoái hoài.
Từ ‘đoàn đại biểu quốc hội’ đến đại án quốc gia?
Đợt ‘đấu tố’ của báo chí nhà nước và cú nước rút thần tốc của ‘Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM’ là hai dấu hiệu mà từ đó có thể cho rằng vụ Thủ Thiêm đang bị ‘hồi tố’ và thậm chí còn có thể trở thành một đại án quốc gia trong năm 2018.
Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ ‘xe Lexus’ của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh - cũng được báo chí làm đậm vào tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi ‘việc cần làm ngay’ của Nguyễn Phú Trọng.
Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò”: xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân?
Khởi đi từ vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’, hiện tượng ‘Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM’ đang cho thấy có thể sẽ dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.
Chỉ từ đầu tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị ‘lên thớt’: Lê Tấn Hùng - em ruột ông Hải - với vụ chi khống 13,3 tỷ đồng, Lê Trương Hải Hiếu - con trai ông Hải - với vụ ‘có con ngoài giá thú không báo cáo với tổ chức đảng’, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.
Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực TP.HCM - sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy TP.HCM bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy TP.HCM, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, sau khi tiếp xúc dân oan Thủ Thiêm và kiểm tra lại hồ sơ khiếu nại tố cáo, ‘Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM’ sẽ báo cáo vụ việc này cho Quốc hội - dự kiến sẽ bắt đầu kỳ họp quốc hội từ ngày 20/5 tới.
Khác với vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Thủ Thiêm không chỉ được khởi phát bằng dấu ấn của ‘báo nói’, mà còn là hoạt động tiền trạm của cơ quan dân cử.
Người ta cũng còn nhớ là vào ngày 8/12/2017 khi Đinh La Thăng bị bắt, ngay trước đó đã diễn ra động tác Ủy ban Thường vụ quốc hội tiến hành bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội của ông Thăng.
Cứ theo cách đó, vụ việc Thủ Thiêm có thể được đẩy lên tầm mức quốc gia, nhưng không phải được khởi động ngay bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra hay điều tra, mà bằng ‘tiếng nói dân cử’.
Một khả năng có thể là sau khi nghe báo cáo của ‘Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM’, Quốc hội - mà cụ thể là Ủy ban Thường vụ quốc hội - sẽ đặt vấn đề cần có một văn bản hoặc quan trọng hơn hẳn là một nghị quyết để yêu cầu chính phủ phải ‘vào cuộc’ nhằm thanh tra toàn diện vụ quy hoạch và đền bù giải tỏa ở Thủ Thiêm để ‘chống tham nhũng’ và ‘lấy lại niềm tin của nhân dân’.
Và sau thanh tra có thể sẽ là điều tra, tức vụ việc Thủ Thiêm sẽ được chuyển sang chân Bộ Công an…
Tuần tiếp theo im bặt
Trong những ngày này, chắc chắn không ít dư luận người dân và công chức đang ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch truy quét tham nhũng ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên, cái tuần tiếp theo im bặt của báo chí đã khiến người dân lại lờ mờ nhìn thấy bóng dáng một nhóm quyền lực và lợi ích khổng lồ nào đó đứng đằng sau, hoặc sát bên cạnh chiến dịch này, thậm chí sát cạnh ông Trọng.
Sau tuần đầu tiên với hiện tượng các tờ báo nhà nước được bật đèn xanh và do đó được ‘mở miệng’ gần như không hạn chế và một vài facebooker ẩn danh liên tiếp tung bài ‘đánh’ phe nhóm Lê Thanh Hải, sang tuần tiếp theo đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ: cũng báo chí nhà nước và cũng những tờ báo vừa lên tiếng mạnh mẽ nhất về vụ Thủ Thiêm, đã im bặt như thể bị ai đó khóa miệng.
Vào cuối tuần đầu tiên của vụ Thủ Thiêm, có tin Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã vào Sài Gòn làm việc và yêu cầu báo chí ngừng đăng bài về vụ này.
Một lần nữa kể từ sau vụ Formosa, ‘nền báo chí cách mạng’ cùng hơn 800 tờ báo như thể bị một cái bạt tai ‘rọ mõm’.
Trong vụ Formosa, báo chí nhà nước cũng bị Ban Tuyên giáo trung ương ‘khóa miệng’ sau khoảng một chục ngày ‘xả xu pap’.
Cũng đang có dấu hiệu chính quyền TP.HCM xin trung ương ‘xử lý nội bộ’. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa tổ chức một cuộc họp về vụ Thủ Thiêm với kết luận rất nước đôi và rất yếu ớt, như thể ông Phúc đang cố che chắn cho một nhóm lợi ích nào đó đã ‘ăn đất’ ở cái vùng đất đã chứng kiến không ít oan hồn dân oan phẫn uất này.
Nhóm đó là nhóm nào, gồm những ai? Nhóm quyền lực - lợi ích này có lợi dụng chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng để ‘tống tiền’ nhóm quyền lực - lợi ích cũ của Lê Thanh Hải?
Bởi một kịch bản mà nếu trở thành hiện thực thì người dân sẽ phải dìm chút hy vọng còn lại vào Nguyễn Phú Trọng xuống tận đáy: sau khi đã có kết quả kiểm tra hoặc thanh tra, một thế lực chính trị - lợi ích sẽ lấy kết quả đó để tống tiền và ngã giá với những quan chức sắp bị tống vào ‘lò’. Lối thoát duy nhất của những quan chức tham nhũng là phải ‘ói ra’, tức phải nhả ra nhiều lô đất vàng tại khu vực Thủ Thiêm cho nhóm lợi ích mới với giá cực thấp hoặc ‘cho không’. Nếu chịu ‘ói ra’, sẽ chẳng có quan chức ‘ăn đất’ nào phải trả giá, hoặc cùng lắm chỉ bị ‘cách hết mọi chức vụ trong quá khứ’ như một động tác ma mị đối với dân chúng. Và cũng chẳng có đồng tiền bồi thường nào đến tay dân oan, mà tất cả sẽ chui vào túi của những kẻ tống tiền.
Phải chăng vào khoảng thời gian báo chí bị ‘khóa miệng’, một nhóm quyền lực - lợi ích mới đang bí mật đàm phán với nhóm quyền lực - lợi ích cũ để ‘chuyển giao với giá rẻ’ một phần lớn hoặc toàn bộ đất vàng ở Thủ Thiêm?
Liệu Nguyễn Phú Trọng có biết âm mưu đó?

Việt Nam lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh sau khi bị tố ‘giữ im lặng’

Theo VOA-18/05/2018
FILE - Vietnamese Foreign Ministry spokeswoman Le Thi Thu Hang speaks to reporters during a regular press briefing in Hanoi, Vietnam, Aug. 3, 2017.
 FILE - Vietnamese Foreign Ministry spokeswoman Le Thi Thu Hang speaks to reporters during a regular press briefing in Hanoi, Vietnam, Aug. 3, 2017. 
Liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngày 17/5 lên tiếng nói Việt Nam “đang tiếp tục trao đổi chặt chẽ với phía Đức” và “luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức”. Phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được đưa ra trong buổi họp báo hôm 17/5, một ngày sau khi truyền thông Slovakia đưa tin rằng cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước này “giữ im lặng” trước danh sách hàng loạt câu hỏi mà Bộ Ngoại giao Slovakia gửi liên quan đến vụ bắt cóc này.
Báo chí Việt Nam cho biết tại cuộc họp báo chiều 17/5, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với trường hợp Nguyễn Hải Long, người bị xem là một mật vụ của Việt Nam, đang bị xét xử tại Đức trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “công việc liên quan đến bảo hộ công dân sẽ được tiến hành đúng quy định của pháp luật”, theo Người Lao Động.
Đối với yêu cầu cập nhật thông tin về vụ này, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói:
“Chúng tôi đã phát biểu nhiều lần. Hiện Việt Nam đang tiếp tục trao đổi chặt chẽ với phía Đức. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước”.
Hình ảnh Trịnh Xuân Thanh trên báo Đức.
Hình ảnh Trịnh Xuân Thanh trên báo Đức.
Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bị Hà Nội truy nã, đã bất ngờ biến mất khỏi Đức vào cuối tháng 7 năm ngoái trong lúc đang xin tị nạn ở nước này. Chính phủ Đức nói Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh tại một công viên ở Berlin.
Ông Thanh xuất hiện trở lại vào ngày 3/8 trong các bản tin trên truyền hình Việt Nam nói rằng ông này tự ra đầu thú.
Hiện chính phủ Đức đang tiến hành xét xử những người liên quan đến vụ bắt cóc, trong đó có Nguyễn Hải Long, người bị cáo buộc là gián điệp đã thuê chiếc xe để sử dụng trong vụ bắt cóc này.
Ngoài ra, chính phủ Slovakia cũng bị truy tố trách nhiệm khi đã cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm và các quan chức Việt Nam mượn một chiếc máy bay để phục vụ công việc, nhưng truyền thông Đức nói có thể Việt Nam đã sử dụng chiếc máy bay này để vận chuyển Trịnh Xuân Thanh.
Một ngày trước khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ này, tờ Slovak Spectator cho biết Bộ Ngoại giao Slovakia đã gửi các câu hỏi về vụ bắt cóc này cho Đại sứ Dương Trọng Minh, nhưng mãi đến ngày 16/5 vẫn chưa nhận được câu trả lời.
“Chúng tôi sẽ không bỏ qua chuyện này mà không có một câu trả lời nào”, tờ báo của Slovakia dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Miroslav Lajcak nói, đồng thời cho biết thêm rằng Slovakia đã cảnh báo đại sứ Việt Nam rằng họ đã chờ đợi đủ rồi và vấn đề quá nghiêm trọng để mà kéo dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak.
Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak.
Các giới chức Việt Nam bị cáo buộc đã sử dụng máy bay mượn của Slovakia để thực hiện hai chuyến bay. Đầu tiên là bay từ Prague đến Bratislava. Sau khi có cuộc họp với các đại diện người Slovakia, Việt Nam tiếp tục dùng máy bay này bay từ Bratislava tới thủ đô Moscow của Nga.
Theo tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung, chiếc xe bị cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã đậu ngay trước khách sạn Borik của chính phủ Slovakia trong khoảng thời điểm diễn ra cuộc họp giữa hai bên.
Hôm 3/5, đích thân Thủ tướng Đức Angela Merkel lên tiếng yêu cầu Slovakia cung cấp thông tin về sự can dự của nước này trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bà nhấn mạnh rằng vụ này đã gây “ảnh hưởng nặng nề đến mối quan hệ Đức-Việt”.
Cho tới nay, Slovakia chỉ phủ nhận đã giúp Việt Nam trong vụ bắt cóc và không có bằng chứng cho thấy ông Thanh có mặt trên máy bay.
Sau khi cho biết đã triệu đại sứ Việt Nam tới để truyền đạt các chất vấn và quan ngại về vụ việc, Bộ Ngoại giao nước này nói:
"Nếu những cáo buộc này được xác nhận, chúng tôi sẽ xem đó là một vụ việc nghiêm trọng với một tác động tiêu cực đến quan hệ song phương của hai nước”, Bộ cho biết trong một thông cáo. “Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ chuyện Slovakia có dính líu đến hành động đó...”
Sau khi trở về nước, Trịnh Xuân Thanh bị tuyên hai bản án tù: 14 năm tù và chung thân về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản.

Bắt chước mô hình Trung Quốc … 100%

Theo VOA-Trân Văn/17/05/2018 
Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội.
Tờ Quân Đội Nhân Dân vừa công bố bài “Gáo nước lạnh giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá” (1).
Theo đó, kết quả Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN) khóa 12 (07/05/2018-12/05/2018) chính là một “gáo nước lạnh”, “giội” vào toàn bộ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc thâm độc, bịa đặt trắng trợn của các thế lực phản động, chống phá cách mạng Việt Nam. Ví dụ: Hội nghị lần thứ bảy của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 không hề có biến động lớn về nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng vẫn yên vị. Các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 chỉ bầu thêm hai thành viên Ban Bí thư. Bỏ phiếu để kiện toàn chức danh lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12, nhằm gia tăng việc kiểm soát quyền lực, gia tăng giám sát để xây dựng đội ngũ cán bộ càng ngày càng trong sạch, ngang tầm với yêu cầu về nhiệm vụ trong giai đoạn mới…
“Gáo nước lạnh giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá” dành phần chủ yếu để biện bạch cho “Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”: Toàn Đảng bàn thảo về công tác cán bộ, Hội đồng Lý luận Trung ương và “đội ngũ trí thức nước nhà” tổ chức nhiều diễn đàn khoa học, hệ thống truyền thông thì mở các chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền sâu rộng về cả tinh thần lẫn nội dung,… Nói cách khác, “Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” – giờ trở thành Nghị quyết của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 – là một sản phẩm hình thành từ sự đóng góp của toàn dân, bao gồm nhiều “ý kiến đa chiều” được thu thập từ “diễn đàn chính trị sâu rộng trong toàn xã hội”.
***
Đã có những thắc mắc rằng, lấy gì bảo đảm các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 – giờ, đều đã trở thành “cán bộ cấp chiến lược”, được ví von là “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia” - sẽ không tiếp tục phạm những sai lầm nghiêm trọng như xác định khai thác bauxite ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng CSVN, như dốc toàn bộ nguồn lực quốc gia vào các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh để làm xương sống cho “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”?...
Cũng đã có những thắc mắc rằng, lấy gì bảo đảm “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia” sẽ đủ tinh minh để không tiếp tục bỏ phiếu bầu những cá nhân như Đinh La Thăng vào Bộ Chính trị, chọn những cá nhân như Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính và sẽ không chọn thêm những cá nhân như Nguyễn Xuân Anh làm “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia”?.. Chẳng lẽ không đủ tinh minh, liên tục phạm sai lầm, “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia” vẫn có thể ung dung ngồi chọn những cá nhân khác làm “cán bộ cấp chiến lược”?
Ông Nguyễn Tấn Tuân, tác giả “Gáo nước lạnh giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá”, bảo rằng, tại Hội nghị lần thứ bảy của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12, các Ủy viên đã góp ý cho “Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017” rất “thẳng thắn”, “điểm mặt, chỉ việc, tách bạch giữa thành quả và hạn chế, giữa ưu và khuyết, giữa được và chưa được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương giao phó” và “tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cầu thị lắng nghe, tự phê bình sâu sắc”. Tuy “Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017”, Ủy viên nào “điểm mặt” ai, “chỉ việc” gì, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự phê bình ra sao, không được công bố nhưng ông Tuân khẳng định “nhân dân cho rằng, Trung ương quyết liệt như vậy là rất quý và đáng kính”!
***
Cứ theo cách ông Tuân lập luận thì BCH TƯ Đảng… Cộng sản Trung Quốc còn… quý và đáng kính hơn vì đã đi tiên phong!
Một ngày trước khi Hội nghị lần thứ bảy của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 khai mạc, lúc trò chuyện với VietNamNet, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ Theo dõi các cơ quan của BCH TƯ Đảng CSVN thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, loan báo đã kết thúc thử nghiệm về “nhất thể hóa” (chỉ để một cá nhân đảm nhiệm cả vai trò bí thư lẫn vai trò lãnh đạo cơ quan hành pháp). “Nhất thể hóa” đang chính thức được thực hiện ở cấp huyện và cấp tỉnh. Ông Hưng nói thêm rằng BCH TƯ Đảng CSVN “đang nghiên cứu” về “nhất thể hoá một số chức danh cán bộ cấp chiến lược như kinh nghiệm Trung Quốc, ví dụ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước” (2).
Sáu năm trước, hàng trăm triệu người Trung Quốc công khai bày tỏ sự hoan hỉ của họ khi ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” và thề “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Hơn một triệu viên chức thuộc đủ mọi cấp của hệ thống công quyền Trung Quốc đã bị xử lý theo nhiều hình thức khác nhau.
Từ vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bình được giao kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tháng ba vừa qua, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết về giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thay vì phải thôi làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 2022 bởi đã ngồi tại đó đủ hai nhiệm kỳ thì có tới 2.964 đại biểu của Quốc hội Trung Quốc, nhất trí “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước”, tạo điều kiện để ông Bình - nhân vật đề ra cam kết “tứ toàn” (Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện. Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện. Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện. Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện) có thể làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho tới hết đời. Chỉ có hai đại biểu phản đối “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước” và ba đại biểu bỏ phiếu trắng!
“Nhất thể hóa” là sản phẩm chính trị “made in China”.
“Lò” của Tổng Bí thư, rồi “Nghị quyết Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” mà BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 vừa biểu quyết thành định hướng cho “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” Việt không có gì mới với “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”… Trung Quốc.
***
“Dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng CSVN”, Trung Quốc đã và đang là “thầy” của Việt Nam. Lúc nào người Việt thôi phải bái vọng Trung Quốc là “sư” chưa xác định được.
Ngày 18 tháng 9 năm 2009, Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng có một bài bình luận về chuyện “bắt chước mô hình Trung Quốc”, theo đó, từ Việt Nam, Cuba đến Bắc Hàn đều đang bắt chước Trung Quốc. Trong khi Cuba và Bắc Hàn chỉ bắt chước một phần thì Việt Nam “bắt chước 100%” và vì vậy, “Việt Nam cần thực sự nhớ ơn mô hình này bởi nhờ thế mà Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế và chính trị thì ổn định” (3).
Bài viết vừa kể khiến nhiều người Việt tự ái. Trong số này có cả các cựu viên chức và học giả như ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng Ban Nghiên cứu của ông Võ Văn Kiệt, người tham gia soạn thảo Cương lĩnh Đổi mới cho Đại hội 6 của Đảng CSVN), ông Đặng Phong (tác giả bộ Tư duy kinh tế Việt Nam), ông Tống Văn Công (cựu Tổng Biên tập tờ Lao Động),… Họ khẳng định, “đổi mới” (thực chất là từ bỏ quản lý – điều hành kinh tế theo kế hoạch, quay lại với kinh tế thị trường) là do thúc bách từ thực tế chứ không phải bắt chước Trung Quốc (4).
Có thể các cựu viên chức và học giả vừa kể không sai về “đổi mới” nhưng trật lất về mô hình chính trị.
Bất chấp xung đột về chủ quyền, những hiểm họa tiềm ẩn đối với kinh tế - xã hội, giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn tìm sang Trung Quốc “bái sư”, từ “Tiểu sư” ở trong rừng đến “Đại sư” giữa thủ đô:
- Ngày 11 tháng 9 năm 2016, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra BCH TƯ Đảng CSVN, hội kiến ông Vu Xuân Sinh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật của Khu Tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc để cám ơn vì đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng, đóng góp thiết thực cho công cuộc đổi mới, cải cách, mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước (5).
- Ngày 13 tháng 1 năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN đến Bắc Kinh, gặp ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc để tìm hiểu về các chủ trương của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật của BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chuyện chống tham nhũng, tăng cường quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện bố cục chiến lược “bốn toàn diện” của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội 18 đến nay (6).
- Ngày 11 tháng 9 năm 2017, ông Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã dẫn một phái đoàn cao cấp của Đảng CSVN đến gặp ông Hàn Chính, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Công sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải để học hỏi kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị (7).
Các Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN bái Trung Quốc làm “sư” chưa đủ. Quân đội cũng được cử sang Trung Quốc “bái sư”. Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Ban Tổ chức của BCH TƯ Đảng CSVN cử 22 sĩ quan cao cấp là “cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới”, sang Trung Quốc tham gia một khóa học 15 ngày Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ sang Trung Quốc tham gia khóa học 15 ngày về “các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc”. Từ 2009 đến 2013, Quân ủy Trung ương của Việt Nam đã cử sáu đoàn như thế sang Trung Quốc học tập (8).
Những đoàn như thế đã đặt nền móng cho nhiều hoạt động gần đây. Chẳng hạn tháng 4 năm ngoái, Chi đội Công an Biên phòng thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc đã sang Việt Nam “mở lớp trao đổi kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho 40 cán bộ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái với chủ đề: Ba bí quyết lớn giành thắng lợi vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (9).
***
Cuối năm ngoái, khi tổng kết thời sự cả năm, hết The Economist (10) tới Bloomberg (11) cùng nhận định, Việt Nam tiếp tục sao chép đủ thứ từ Trung Quốc. Chẳng phải chỉ chống tham nhũng, Việt Nam còn bắt chước Trung Quốc đàn áp những người bất đồng chính kiến theo kiểu Tập Cận Bình!
Ông Tập Cận Bình từng khuyến dụ giới lãnh đạo Đảng CSVN vài lần rằng Trung Quốc và Việt Nam có “lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”. Sức nặng, mức độ hấp dẫn của tám từ đó đủ để ngoài “sơn thủy”, “văn hóa”, ngay cả “nghị quyết” cũng… “tương thông”!
Chú thích

Nghề cờ bạc

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Làm nghề trộm cướp giống như nghề đánh bạc bất hợp pháp. Nếu đỏ có tiền tiêu xài; nếu đen bị bắt, bị đánh và vào tù. Ngược lại tự tổ chức nhóm, hội săn bắt cướp một cách tài tử (tuy được bảo kê của lực lượng công an) như mấy anh được gọi là "hiệp sỹ" ở thành hồ cũng là đi đánh bạc bất hợp pháp.

Lũ trộm cướp đi "đánh bạc" chí ít cũng giắt theo người ít "vốn" ban đầu như vam phá khóa, kìm công lực, chìa khóa vạn năng, đao kiếm tự chế hoặc hàng "nóng"... "Các hiệp sỹ đường phố" đi "đánh bạc" tự thân đã không có vốn kỹ năng; lực lượng bảo kê cũng không cấp vốn cho họ. Họ không có vũ khí, từ dao kiếm đến súng đạn, ngay danh chính ngôn thuận cũng không. Có một thứ vũ khí họ được mang theo có tên gọi "Hiệp sỹ" nhưng lại không sử dụng được khi lâm cuộc.

Canh bạc tối đêm ngày 13/5/2018 tại thành hồ không ai ngờ hai bên đánh đến cháy túi. Ai được, ai thua phải cân lên mới biết:

Bên "hiệp sỹ" mất 3 sinh mạng và 2 bị trọng thương. Bên đối phương 2 bị bắt. Nếu cả hai con bạc của bên cướp bị kết án tử hình thì bên "hiệp sỹ" vẫn thua một sinh mạng và thua 2 bị trọng thương.

Bên cướp không nhận được bằng khen (họ đi cướp không phải để nhận bằng khen) Bên hiệp sỹ nhận được bằng khen.

Về tài chính: bên cướp thua chiếc SH, bên "hiệp sỹ" thắng 2 tỉ tiền quyên góp (đa số là của công an như một hành vi đền bù).

Bây giờ ta hãy nói đến chủ xới bạc.

Không biết bên trộm cướp có chủ xới hay không có; (nếu có nhóm này chắc chắn được bí mật bảo kê bởi một nhóm cá nhân công an nào đó) nhưng biết bên "hiệp sỹ"có chủ xới bạc công khai là nhóm lãnh đạo công an thành hồ.

Còn nhớ các năm đầu 2,000, trung tướng công an Phạm Quý Ngọ đã tham gia đánh bạc với pháp luật trong vụ Vinashin để nhận $500,000. Trung tướng Ngọ phải tự sát, tức là thua cả sự nghiệp lẫn sinh mạng (có người nói thua về cả về danh dự. Nhưng công an làm gì có danh dự mà thua). Tiếp theo, thượng tá Dương Tự Trọng và thiếu tá Tiêu Sơn ở Hải Phòng cũng đánh bạc với pháp luật canh bạc bố trí cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Hậu quả là họ thua, đang mất tự do. Năm 2017, bộ công an CSVN đã đánh một canh bạc quốc tế có tên là vụ bắt cóc TXT. Thắng thua đang chờ luật pháp Đức quốc phân xử. Tháng 4 năm nay một sở công an tỉnh lẻ đã phát hiện một nhóm tướng tá cấp trên ở Bộ công an tổ chức đánh bạc qua mạng internet liên tục và kéo dài từ nhiều năm nay.

Không thua kém các sở, ngành công an địa phương khác, công an thành hồ đã tổ chức cho các "hiệp sỹ" "đánh bạc" với bọn cướp trên đường phố nhiều năm qua. Canh bạc tối 13/5 mà phần thua thuộc về nhóm "hiệp sỹ" đang làm nóng mạng xã hội. Tất cả các lĩnh vực tỉ như trang bị, kỹ năng nghiệp vụ... đều được đề cập, mổ xẻ, trong đó có tính chính danh, tính hợp pháp của các canh bạc do công an tổ chức và nhóm hiệp sỹ thực hiện được đặt vào trọng tâm. 

Có tin sắp tới bên hiệp sỹ sẽ được chủ xới trang bị cho ít nhiều vốn liếng ban đầu: áo bảo hộ và ít kiến thức chống cướp.

Dù được trang bị bảo hộ đến đâu, nhận được bao nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu cũng chỉ là hư danh. Việc đi bắt trộm cướp tự nguyện, tự phát, chỉ có bảo kê, không được luật pháp bảo hộ cũng là dùng sinh mạng, cơ thể, vợ con, gia đình, sự nghiệp của mình đi đánh bạc (chưa bàn đến khả năng biến thành một nhóm côn đồ, vượt ngưỡng ức hiếp cả người lương thiện). 

17.05.2018

Bạo quyền CSVN rất sợ Tàu Cộng!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tác giả sẽ mở đầu bài viết để dẫn chứng qua câu thành ngữ thời sản mà hầu hết người dân Việt Nam ai cũng biết: "Hèn với giặc Tàu - Ác với dân Việt". Quả vậy, ĐCSVN, quân đội và côn an là 3 lực lượng chính sợ Tàu Cộng như người lạc giữa rừng sợ cọp bắt, như con nít yếu bóng vía sợ ma, như các quan tham khủng sợ tử hình...

Ai cho rằng BCT-TƯĐ, côn an, quân đội không sợ bọn Trung cẩu cắn càn là nói xạo, là nổ như bắp rang. Nếu cha của Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh... có đội mồ sống dậy nói rằng đừng sợ Tàu cộng thì bố bảo cũng chả dám không sợ. 

Còn đám Dư luận viên Song Huynh, nguyenthimynguy, Hoa Huệ, Hoa Mồng Gà, Hoa cứt lợn... gì đó thuộc Sư đoàn AK-47 đặc trách tuyên truyền và phá bỉnh Dân Làm Báo, có giỏi thì vào đây chửi cha, chửi mẹ, lôi cổ ông cố nội tên Tập, tên Mao ra mà chửi bọn cướp biển đảo của VN, bắn giết, sát hại ngư dân VN nghèo khổ đi. Dám không? 

Còn quân đội nhăn răng thì tỉ như qua vụ Gạc Ma 1988 thì chỉ biết nhăn răng cho chúng bắn vỡ mồm. Côn an với dân thì rất nghênh ngang, oai phong lẫm liệt nhưng với khách Tàu "du lịch" hoặc đặc công trá hình ở Formosa Vũng Áng, Bô xít Tây Nguyên thì ông cố nội của chúng kêu nhìn thẳng mặt bọn Tàu mà còn chưa dám thì nói chi đến tra hỏi đám con trời này. 

Thế mới rõ mặt mười mươi đảng CS, quân đội, côn an, cán bộ... làm gì có yên hùng!. Tàu chỉ đánh rắm nhẹ thôi thì cũng đã tưởng là kêu tâu, vội lấm lét dạ dạ vâng vâng nhưng người dân Việt thấp cổ bé họng mà hó hé thì bỏ mạng với côn an ngay. 

Thế mới biết dưới màu quân phục trâu xanh, bò vàng, chó mực này mà nó còn vô liêm sỉ, bỉ ổi, khốn nạn đến thế, khi cởi lớp quân phục ra thì chúng trùng trục ô uế, nhơ nhớp từ tấm thân cho đến cái đầu bả chó đến dường nào. 

Dưới cái cơ chế độc quyền toàn trị thì "Công Minh Liêm Chính" là những từ siêu lừa, lừa khủng, lừa trắng trợn. 

Đạo đức cách mạng là gì? Là gì thì mường tượng mần chi cho mất công. Muốn hiểu đạo đức cách mạng thì đơn giản là cứ hỏi ông Anh tẹt nét hay ông Gú gồ về Hồ Chí Minh có mấy vợ, mấy con, gia phả ra làm sao, cách tìm đường cứu bản thân, cứu gia đình như thế nào, mấy tên, mấy họ, ngày sanh tháng đẻ nào, ngày tử nào là đúng, bao nhiêu bút danh, bố láo về bản thân ra sao, phản ai, tố ai, giết bao nhiêu sinh mạng... Ông Anh tẹt nét sẽ giải đáp tất tần tật. 

Có câu chơi chữ "không phải chăm phần chăm đảng viên là tham nhũng, nhưng 100% tham nhũng là đảng viên". Không là đảng viên thì lấy gì được quyền cao chức trọng? Mà đảng viên tà lọt kiểu đảng viên công nhân lau nhà vệ sinh thì đớp được cái gì, chẳng lẽ đớp thứ đó ư?. 

Tên côn an kinh tế, tài môi nào, đứa CSGT nào không giàu sụ chỉ thử xem. Con cán bộ hải quan, cửa khẩu, qui hoạch, ngân hàng... nào không có xe sang, biệt thự? Chỉ xem! Giới quí tộc đỏ, tên bí thơ, chủ tịch nào không chứa vàng nứt vách? 

Ôi cái xã hội xã nghĩa bây bây giờ nó bèo nhèo còn hơn cái bãi phụt của con trâu già, nó tởm lợm còn hơn cái hố phân đầy giòi bọ, chán còn hơn nhìn bầy gián hôi hám bò lúc nhúc. Chúng giẫm lên nhau để tranh giành mà sống, sự hơn thua, giành giựt phân (fund) này là anh hùng ư?. 

Hãy nghe gã nói đây: 

Một dải mênh mông, một mảnh trăng 
Một gã đi hoang, một cung hằng 
Gã cùng vũ trụ lời nhân thế 
Gã trút tâm tư, nỗi nhọc nhằn 
.... 
Gã thấy đám giòi mà kinh tởm 
Lúc nhúc chen nhau giữa vũng lầy 
Cố giẫm lên nhau tranh giành sống 
Ăn phân, để chóng biến thành ruồi! 

(Vô thường) NT 

Đạo quân AK-47 nhảy vào biện minh cho ĐCS, côn an, quân đội, cán cộm nào không sợ Tàu Cộng nói thử coi. Đám DLV chuyên tuyên truyền, phá bỉnh Dân Làm dám chửi Tiên Sư Cha tên Tập Cận Bình cùng đám thiên triều Trung Cẩu thử xem. Hay là lương tâm đã vứt đi cho chó gặm mà chỉ còn lương tháng là trọng?. 

Thế thì Thạch này viết không đúng sao? Oan chỗ nào? Sao cả đảng chúng bây sợ Tàu Cộng dữ vậy? Đừng nói là không hề sợ bọn cẩu tặc phương Bắc này nhé. Nếu không sợ thì tại sao Trung Cộng tuyên bố hơn 80% diện tích Biển Đông, trong đó có chủ quyền không thể chối cải của VN mà không dám hó hé? Chúng dùng vũ lực chiếm cướp 7 đảo của VN mà không dám tố giác ra Toà Án Quốc Tế? Chúng bắn giết ngư dân VN mà không dám phản kháng? Chúng nghênh ngang trên quê hương VN mà không dám tra hỏi?. 

Bọn Trung Cẩu này đến Móng Cái, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang, Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ hay bất cứ nơi đâu, chúng chỉ đái một bãi, khạc nhổ một đống rồi bảo rằng đó là đất nước của chúng, chúng muốn làm gì thì làm, rồi lũ côn an VN có dám động đến lông... chân của chúng không hả cái thứ đảng nhu nhược? 

ĐCSVN, quân đội, côn an không sợ Tàu Cộng và là yên hùng? Chuyện lạ. Có phải vậy không thưa bà con cô bác xa gần? 

17.05.2018

Thư gởi các anh "hiệp sĩ đường phố" còn sống

Nguyễn Ngọc Trác (Danlambao) - Không phải cái loại "đạo đức Hồ Chí Minh". Thú thật, tôi đã rướm lệ khi nhìn thấy những gương mặt thất thần, tê tái của những người mẹ, người vợ, người yêu của các anh được "báo nhà nước" gọi là "hiệp sĩ đường phố", khi họ nhận hung tin người thân yêu đã chết!

Từ trạng thái buồn bã đó, tôi chuyển qua lo sợ. Vô cùng lo sợ, khi nghe cậu bé mới lên mười - con của một người "hiệp sĩ đường phố" đã chết nói với phóng viên [1]: "Lớn lên con sẽ đi bắt cướp giống cha".

Tôi hỏi thật nhé - những "hiệp sĩ đường phố" còn sống - các anh có đồng tình với suy nghĩ của cậu bé không??? Câu trả lời, chỉ là có hoặc không. Nếu các anh trả lời là "có" thì... nói thật, các anh có tiếp tục bị thương tật hay thần chết cầm lưỡi hái xén qua các anh, tôi thấy cũng xứng đáng lắm! Có thể các anh sẽ chửi tôi tơi bời. Nhưng đó là sự thật trong lòng tôi, đang nghĩ về những cái chết đầy ám ảnh. Những cái chết mà nhiều người xem là dại dột! 

Tôi tội nghiệp các anh. Và tôi thương những người phụ nữ ruột rà cùng đứa bé như chú chim non ướt lạnh trong "cơn mưa đời" nặng hạt!

Lời nói của cậu bé thật sự ám ảnh tôi mấy hôm nay. Có lẽ, những suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ trước cái chết bất đắc kỳ tử của cha mình, khiến nhiều người ngậm ngùi, cay đắng và lo âu...

Hồi còn nhỏ, tôi say mê truyện chưởng và phim kiếm hiệp với hình ảnh các anh hùng "thế thiên hành đạo". Sau lớn dần, tôi biết, dù những nhân vật đó đẹp lồng lộng và thánh thiện, nhưng nó chỉ là nỗi vỗ về cho những người dân nghèo trơ trọi, vốn không có một nơi nào tin cậy để bám víu đòi công bằng của cái thuở "hồng hoang", xã hội không có được nền quản trị quốc gia bằng những định chế pháp lý văn minh từ học thuyết "tam quyền phân lập". Cũng có khi, những hình ảnh đó chỉ làm cho cho nhân cách con người được "gia cố" thêm chút xíu, một chút xíu thôi! Nó không thể thay thế cho một nền tảng giáo dục nhân bản & khai phóng và một nền văn hóa thẩm mỹ & thanh cao, cùng một đức tin Tôn giáo thẫm đẫm lòng nhân ái. 

Rất đau đớn, bởi các giá trị này đã lụi tàn trong 43 năm qua! Nó lụi tàn một cách liên tục và có hệ thống, do nhà cầm quyền CSVN gây ra! Đó là sự thật với chùa chiền, nhà thờ bị đập phá; với các tác phẩm nhân bản và những nhạc phẩm dạy con người hướng thiện đã bị tiêu hủy; với tình thầy trò, nghĩa bằng hữu đang hồi rữa nát! Vâng! Từ lâu. Lâu lắm. Lâu như cái thuở "trời đất tối tăm" với những bước chân "cùng anh tiến quân trên đường dài" mà Nguyễn Viết Xuân cũng vì ngộ nhận, khi trút cả tuổi thanh xuân lao vào chiến cuộc, như những thanh niên miền Bắc của ngày xưa...

Tất nhiên, người ta không gọi Nguyễn Viết Xuân, Lê Anh Xuân hay Nguyễn Văn Trỗi là "hiệp sĩ đường phố" như họ gọi các anh. Có lẽ vì những con người đó là người Cộng Sản! Chính xác hơn, họ bị người Cộng Sản chiêu dụ và lạc lối... Duy, các anh và họ hình như giống nhau ở điểm "lạc lối" đó! Những Xuân, những Trỗi bị bơm "silicon" và các anh cũng đang bị như vậy. Hãy nhớ, "silicon" lưu lại trong người không bao giờ tan và nó gây biến chứng trầm trọng. Những bằng khen các anh đang cầm, chút tiền các anh đang nhận đó chính là những thứ "silicon" giả tạo, các anh ạ!

"Ông" Nguyễn Thiện Nhân - một người Cộng Sản cao cấp đang muốn trang bị áo giáp cho các anh (!) Có cần thiết vậy không, trong khi "ông" Nguyễn Phú Trọng gọi lực lượng công an là "thanh kiếm và lá chắn", nhưng là để bảo vệ cho bọn quan tham và bán nước, chúng ăn ngon ngủ yên trên nỗi thống khổ của đồng bào! Tôi nói láo ư?

Hãy nhìn kìa! Các "ông" Dương Chí Dũng và em trai Dương Tự Trọng được nâng niu với "danh gia vọng tộc đất cảng"! Hãy nhìn nữa! Các "ông" Lê Thanh Hải và con trai Lê Trương Hải Hiếu với "gia đình trâm anh thế phiệt". Muốn mửa! Thử hỏi, tài sản ngút ngàn của những "ông" này ở đâu mà có? Chẳng lẽ không phải từ một phần, dù nhỏ nhoi như hạt cát, do các anh góp lại để làm nên những "nền móng" biệt phủ lâu đài nguy nga đồ sộ, trải dài khắp cõi Việt Nam - gầy guộc và đang chết lần chết mòn sao?!

Áo giáp ư?! Thật chua chát! Cần gì nữa! Chính các anh đã là một thứ "áo giáp sống"! Một thứ áo giáp bằng xương bằng thịt của mẹ cha cho; một thứ áo giáp bằng những cái hôn trìu mến và nồng nàn của vợ và người yêu; một thứ áo giáp bằng những vòng tay ân cần bám quanh cổ cha của những đứa bé reo mừng mỗi khi thấy cha về nhà trong... an toàn! Nay vụt mất...

Và người ta đang lấy mốc thời gian "13 giây" để chạy trốn lương tri làm người; để chối bỏ trách nhiệm của cái thứ lưu manh côn đồ đầu bạc - Phan Anh Minh - Phó giám đốc CATPHCM - từng phát ngôn mất dạy "việc nhỏ như cái móng tay" khi đàn em hắn ta gây khó dễ và đòi bỏ tù một người dân lương thiện vì mở quán café "Xin Chào"!

Tôi không còn lý lẽ gì để phân tích về pháp luật, về cái thứ "nhà nước pháp quyền XHCN", về cái nòi "Hồ Chí Minh học", về cái giống "lãng mạn cách mạng" hay "anh hùng cách mạng" của người Cộng Sản, vì nhiều tác giả đã làm công việc đó rồi.

***

Các anh yêu cái thiện và ghét cái ác? Tôi tin. Các anh bảo vệ cái tốt và tiễu trừ cái xấu? Tôi cũng tin. Vì lẽ đó, tôi không thể nào tin, các anh không biết một chút gì hiện tình đất nước hôm nay - đang bao quanh các anh, với họa ngoại xâm Tàu Cộng từ hàng triệu biểu hiện; với tham nhũng đầy nhóc từ "ông to" đến "ông nhỏ", chúng phá hoại hết tất cả những gì đang tồn tại trên mảnh đất bẹp dúm này. Từ formosa đến bauxite; từ dân oan mất đất đến công an giết người vô tội vạ; từ thầy cô bại hoại nhân cách đến học trò hư đốn; vân vân và vân vân...

Chẳng lẽ các anh không hề biết một chút gì về "con nhỏ" nhà báo Đoan Trang bị đánh què cả hai chân chỉ vì "nó" đòi Quyền Con Người? Tất nhiên, "nó" đòi cho "nó" và cho cả các anh nữa đó! Chẳng lẽ các anh không hề hay "thằng nhỏ" Nguyễn Viết Dũng" bị kết án 7 năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước" chỉ vì "nó" đòi quyền tự do lập hội, như các anh đang có "hội hiệp sĩ đường phố" vậy đó! Chẳng lẽ các anh không hề màng "thằng nhỏ" Hoàng Bình, bị bọn cướp đánh bầm mặt, sưng mũi, tím mắt chỉ vì "nó" đòi giúp dân kiện "ông" Formosa ra tòa để giành lại lợi ích cho hàng trăm ngàn người dân miền Trung khốn khổ?

Chẳng lẽ các anh không biết "con nhỏ" Phạm Thanh Nghiên, ốm tong ốm teo, chỉ với 38kg thịt và xương, ngồi tọa khán tại nhà với khẩu hiệu "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" và lên án công hàm bán nước của Phạm văn Đồng hồi năm 1958, dâng biển đảo cho Tàu Cộng mà "nó" phải nhận lãnh 4 năm tù giam cùng 3 năm quản chế? Chẳng lẽ các anh không hay "thằng nhỏ" Trần Huỳnh Duy Thức chỉ vì khao khát một Việt Nam phú cường bằng "não của nó" (chứ không phải ăn cắp trí tuệ của bất kỳ ai như "các ông": Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Đức Tồn...) mà phải "chung đủ" 16 năm tù và 5 năm quản chế oan nghiệt? Chằng lẽ các anh không màng "con nhỏ" Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay "con nhỏ" Trần Thị Nga, cũng vì đòi Quyền Con Người cho "tụi nó" và cho cả các anh nữa đó! Hai "con nhỏ" này, "đứa" thì nhận án 10 năm, "đứa" thì 9 năm và "tụi nó" bỏ lại nhà tổng cộng là 4 đứa con... "siêu nhỏ" (!)

Chẳng lẽ các anh không biết một chút xíu nào sao?!

***

Nếu các anh không biết gì, thì tôi giới thiệu cho các anh hay:

"Ông" Nguyễn Việt Sin nói [2]: "Đã cán mốc 2.300.000.000 đồng, đến 17 giờ chiều nay buổi quyên góp sẽ kết thúc. Sáng mai em sẽ đón gia đình anh Thôi vào TP HCM và rút hết toàn bộ số tiền ra để cân nhắc chia đều cho 2 gia đình rồi sau đó khoá tài khoản ngân hàng, không nhận thêm nữa". 

Tôi không hiểu "ông" Sin dùng chữ "cân nhắc" đối với số tiền quyên góp là gì? Chỉ biết, ngày 13/5/2018, "ông" Sin viết như thế này:

[...] Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, đàn ông hơn nhau ở cái thẻ Đảng, tôi đây cũng đang phấn đấu vào Đảng, chứ có không phải đầu đường xó chợ như các anh chị thấy trước đây [...] Còn về bọn phản động, tôi ghét vãi lồn ra, ghét vì tư duy bọn nó chưa đúng đắng chứ không phải ghét đến mức thù hằng và dắt anh em đi đánh bọn nó. Ông cha tôi đã đổ máu vì đất nước này, tôi là thế hệ đi sau nên có trách nhiệm giữ gìn, muốn kiếm tiền thì tôi kinh doanh và hợp tác làm ăn cùng mấy ông anh, chứ đâu có kiếm tiền theo kiểu lên mạng đăng bài đấu tố phe cánh như các anh chị nghĩ. Tù như chơi.

Tôi tin, sau chuyến quyên góp đại thành công này, "ông" Nguyễn Việt Sin nhất định sẽ "đang theo đĩ".

Nếu các anh "hiệp sĩ" còn sống cần thêm thông tin về những "tên phản động", hãy ghé qua facebook của "thằng nhỏ" Nguyễn Văn Hải - blogger Điếu Cày, xem thêm những "hậu cảnh" của đồng đội các anh, trong đó "thằng nhỏ" Điếu Cày viết hôm 15/5/2018:

"Chân dung hiệp sĩ ĐP Sin Việt Nguyễn đã về đội của Phan Hùng, từng phối hợp với an ninh chặn cửa, trấn áp người nhà Điếu Cày".

Cuối cùng, tôi muốn chuyển vài lời thơ tự chế đến các anh "hiệp sĩ đường phố" mà tôi "ăn trộm" của Tố Hữu:

Có những phút làm nên "giả sử"
Có cái chết hóa thành chết thử
Có những lời ca tụng tới trời mây
Có những phường lố bịch bám quanh anh!

*

Chú thích:




Hội nghị nói dai, nói dài rồi để đó

Phạm Trần (Danlambao) - Hội nghị Trung ương 7, khóa đảng XII kết thúc ngày 12/05/2018, sau 6 ngày họp tại Hà Nội đã để lại 2 điểm mới: 

(1) Lần đầu tiên báo chí được tham dự tường thuật, nhưng không phổ biến ý kiến trái chiều. Tất cả chỉ nói theo và ca tụng ý kiến thống nhất với Trung ương. Tuyệt đối không có bình luận và phản biện của báo chí về diễn văn khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư.

Một số báo có bài phỏng vấn các cựu viên chức lãnh đạo hay cựu Đại biểu Quốc hội, nhưng tất cả đều đồng tình và hoan nghênh. Đáng chú ý là hầu hết ý kiến đều nhìn ra khuyết điểm và khó khăn trong công tác cán bộ, hay nhìn nhận có nạn chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong đảng, hay bao che cho nhau từ trên xuống dưới, nhưng ai cũng thắc mắc tại sao chưa diệt được những tệ nạn này. 

Cuối cùng họ đều đồng ý chung: đảng chưa quyêt liệt và những người đứng đầu còn nể nang, phe cánh, hoặc thiếu cương quyết để xử lý sai phạm của cấp thừa hành.

(2) Về đề tài then chốt của Trung ương 7, kế hoạch “xây dựng đội ngũ 600 cán bộ cấp chiến lược” (lãnh đạo) cho đảng khóa XIII (2022-2027) và kế tiếp đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức lãnh đạo nói dai và nói dài từ trước ngày khai mạc (07/05/018). 

Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm “mặc áo thụng vái nhau” để quảng cáo tên tuổi hơn đề ra các giải pháp để giải quyết những khuyết diểm đã đồng ý phải đẩy lùi.

Tỷ dụ như khi ông Trọng nói rằng: “Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng và sâu sắc Đề án và Tờ trình của Bộ Chính trị, Hội nghị đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”.

Nhưng muốn được như thế thì điều kiện cần và phải có của cán bộ là phải được rèn luyện như thế nào và do ai dạy bảo, và với phương pháp nào?

Nếu đội ngũ mới chỉ được học từ lớp cán bộ lãnh đạo đã xuống cấp, lạc hậu và suy thoái từ trước, hay là thành phần kế thừa, hoặc “hạt giống đỏ” của con ông cháu cha thì liệu có làm được cơm cháo gì không, hay chỉ đẻ ra lớp cán bộ thiếu tài mất đức mới? 

Hơn nữa, khi đảng đặt tiêu chuẩn chọn cán bộ cần “hồng” hơn “chuyên” và phải có gốc đảng là chính thì người ngoài đảng có tài sẽ bị loại và đất nước sẽ muôn đời lạc hậu.

Vì thế, khi ông Trọng đặt tiêu chí cho đội ngũ cán bộ mới phải có “đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030”là chính ông đã lùi mất 10 năm, vì trước đây đảng từng đặt ra mốc đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ là nước có nền công nghiệp hiện đại. Nay thời gian còn lại chỉ 2 năm là bằng chứng đảng đã thất bại. Ông Nguyễn Phú Trọng và hai khóa đảng XI và XII (2011-2021) cũng phải gánh trách nhiệm với thất bại này.

Như vậy, sau bước tụt hậu này, liệu có gì bảo đảm cho dự kiến Việt Nam sẽ “trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045” trong khi ở Việt Nam bây giờ ai cũng thấy chủ trương làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của đảng là mơ hồ, thiếu cơ cở và loạn thị. Bởi vì trên thế giới chỉ có kinh tế Tư bản Chủ nghĩa và Kinh tế Cộng sản chủ nghĩa. Không làm gì có thứ kinh tế loăng quăng, nửa giăng nửa đèn như Việt Nam tuyên truyền. 

Bằng chứng sau hơn 30 năm Đổi mới (từ 1986), Việt Nam đã làm theo kinh tế Tư bản Chủ nghĩa dưới cái vỏ bọc gọi là “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ để cho khỏi bẽ mặt. Dù có mạo danh cách nào chăng nữa, Hà Nội cũng không thể lấy vải thưa che mắt thánh để nói khác. Thực tế tình hình đã rõ ràng như thế, không ngụy biện được.

Vì vậy, khi đảng và nhà nước nắm toàn quyền kiểm soát và điều chế toàn nền kinh tế thì Việt Nam chậm phát triển so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thua cả Lào và chỉ đứng trên Cao Miên và Miến Điện.

Lý do Việt Nam không ngóc đầu lên được vì Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung, Phát triển năm 2011), đã cho phép “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Đây là chủ trương chống lại tự do kinh doanh của người dân, vì các Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhiều hơn đem lợi nhuận về cho ngân sách nhà nước, trong khi nhà nước phải gánh các khoản thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng cho các Doanh nghiệp này.

Cương lĩnh loăng quăng năm 2011, khi ông Trọng lên cầm quyền khóa đảng XI đã viết như thế này: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Càng tối càng đen

Vì vậy, càng đọc những gì ông Trọng nói trong Diễn văn bế mạc Trung ương 7, càng thấy ngôn ngữ của những thợ viết trong Hội đồng Lý luận Trung ương, tác giả của các văn kiện Đại hội và Hội nghị Trung ương, lòi ra.

Sở dĩ dễ nhận ra vì văn kiện nào cũng chứa đấy văn từ đao to búa lớn, “nghĩa đen” trộn với “nghĩa mờ mờ” gây loạn trí người đọc và rất khó tìm thấy giải pháp.

Hãy nghe ông Trọng đọc tiếp: “Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời gian tới phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số, kinh tế tri thức và biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường.”

Như vậy có gì mới không, hay toàn lập lại là các thứ tiêu chuẩn đã lỗi thời, đã và đang thất bại từ mấy chục năm qua? Những câu chữ buộc cán bộ thời kỳ mới phải làm theo “xã hội chủ nghĩa” hay “định hướng xã hội chủ nghĩa” là sản phẩm của những con người óc loãng trong Tổ viết diễn văn cho ông Trọng, trong khi Việt Nam đang cần có những cái đầu trong sáng và trái tim minh bạch để xây dựng đất nước.

Đảng nói - ai làm? 

Nhìn sâu hơn vào diễn văn bế mạc của ông Trọng, ta sẽ thấy nhiều điều “ra lệnh, chỉ tay 5 ngón”, hay nói cho sướng miệng nhiều hơn đề ra các giải pháp giải quyết.

Tỷ dụ như ông Trọng bảo phải:

- Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế và điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm. 

- Yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ; coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hoá quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

- Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm.

- Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.

- Kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Nghe ông Trọng phán bấy nhiêu cũng đủ ù tai, hoa con mắt. Nhưng ai làm và làm bằng cách nào thì hãy học kinh nghiệm 20 năm thất bại về Công tác cán bộ, từ khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu qua Nghị quyết về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ngày 18-6-1997.

Điển hình, nổi bật và đứng đầu trong “8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Hội nghị lần này đã đề ra” vẫn là “công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ gắn với việc học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Những “Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị” của đảng viên đã nêu ra trong Nghị quyết 4/XII, ban hành ngày 30/10/2016, có 3 điểm quan trọng:

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong suy thoái đạo đức, lối sống Nghị quyết 4/XII vạch ra: 

1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. 

9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Chả muốn học "bác"

Về “học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì cũng vẫn ì ra đấy sau 2 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị năm 2016. 

Tại hội nghị toàn quốc sơ kết được trực tuyến đi khắp nước diễn ra tại Hà Nội ngày 16/05/2018, những căn bệnh học “hình thức, chiếu lệ” và “thiếu tự giác” vẫn tồn tại trong cán bộ cấp lãnh đạo.

Theo nhân xét của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thì trong đảng: "Vẫn còn tình trạng thiếu tự giác, tổ chức thực hiện Chỉ thị hình thức, chiếu lệ, thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa tự giác, chưa thường xuyên rèn luyện, học tập, chưa thực sự là tấm gương cho nhân dân noi theo. Một số nội dung, yêu cầu nêu trong Chỉ thị 05 như: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ, đăng ký nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lựa chọn khâu đột phá và tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm… chưa thực sự đi vào nền nếp. Nhiều nơi tinh thần tự phê bình, phê bình vẫn còn yếu, chưa chủ động phát hiện, đấu tranh với những những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chưa chủ động đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ..." 

Về phần Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, ông nói trước mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Viên chức lãnh đạo cơ quan, ngành Trung ương và truyền đi khắp nơi rằng: “Vẫn còn tình trạng làm qua loa, đối phó, chưa thực sự cầu thị, bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức” ở nhiều nơi; Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên nắm giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật...” 

Tường thuật của báo VietNamNet viết: “Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên được Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay là do tính quyết liệt, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chưa có nhiều chuyển biến. Một số vấn đề yếu kém, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, quản lý, trong công tác cán bộ, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tuy có chuyển biến nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra.”

Đáng chú ý là chuyện “học bác” vẫn dai dẳng chẳng ra trò trống gì đã được công khai chỉ sau 4 ngày kết thúc Hội nghị Trung ương 7, trong đó có 2 vấn đê nan giải về “suy thoái tư tưởng” và “đạo đức xuống cấp” của cán bộ đảng viên đã được đặt lên hàng đầu phải giải quyết.

Như vậy thì có nước đổ đầu vịt không, hay ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần có bài diễn văn khác chính xác hơn về tình trạng cán bộ “cấp chiến lược” để khỏi mất mặt trước khi nghỉ hưu?

17.05.2018