Monday, January 18, 2016

Mùa xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông

Cát Linh, phóng viên RFA 2016-01-17  
nhacsi_nguyenvandong-630.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông -Screenshot of Youtube
Có lẽ thời điểm này, nơi quê nhà, đi nơi nào, chúng ta cũng có thể nghe vang những giai điệu vui tươi, rộn rã chuẩn bị đón xuân về. Nói đến nhạc Xuân, thì rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã ghi dấu tên mình vào những ca khúc chứa đầy những hình ảnh của mùa xuân. Thế nhưng, có một người nhạc sĩ, mà những nhạc phẩm mùa xuân của ông lại bàng bạc một nỗi buồn. Tuy nhiên, đó lại là những ca khúc xuân bất hủ được nhắc nhớ đến tận ngày hôm nay.
Đó là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và hình ảnh mùa xuân trong sáng tác của ông.
Xuân của người tình
“Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi… bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi em ơi
Chiều Xuân có người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi phương trời cũ
Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm đâu bóng hình ai?...” (Nhớ một chiều xuân)
Có vẻ như là không công bằng khi một ca khúc viết về thời điểm đất trời chuẩn bị giao hòa lại không được mang một giai điệu vui tươi, rộn ràng như mùa xuân phải có. Không những chúng ta không tìm thấy hình ảnh của hoa mai hoa đào nở rộ, hay những câu chúc căng tràn nhựa sống, mà ngược lại là những nỗi nhớ, nỗi buồn vương đậm trong câu hát. Cho dù có nhìn thấy được hoa có cười thì người cũng không thể vui, vì mãi ngơ ngác đi tìm “một tình thương nơi phương trời cũ”.
Ông có những mùa Xuân buồn trong quãng đời thơ ấu, nhiều bất hạnh! Như gia đình lâm cảnh tang thương. Người thân yêu ly tán trong chiến tranh, ông mất mùa Xuân tuổi thơ khi cha mẹ bị tù đày. Lớn lên đi lính, ông lại thường bị ứng trực vào mùa Xuân ở các đơn vị hẻo lánh... -Nhà thơ Du Tử Lê
Ca từ đẹp, giai điệu trầm bổng. Những câu hỏi nhẹ nhàng nhưng chất chứa nhiều u uẩn, cái u uẩn của kẻ đã đánh mất đi một điều tốt đẹp mà mình từng có.
Có phải rằng nếu có điều tốt đẹp ấy bên cạnh thì nắng của buổi chiều xuân sẽ không phai nhạt và chiều chưa vội tàn dần trên ngàn lá?
“Tôi viết ca khúc này để nhớ một người con gái mang quốc tịch Áo. Chúng tôi gặp nhau tại Hawaii. Ngày chia tay để trở về Việt Nam, tôi đã hẹn trở lại và sẽ không phụ lòng của cô.”
Thế rồi, ca khúc “Nhớ một chiều xuân” ra đời đã trả lời tất cả cho lời hẹn của ông.
“Chiến tranh liên miên. Đời lính cứ rầy đây mai đó. Tôi đã không thể thực hiện hiện lời hẹn của mình.”
Cuộc tình ly tan!
Rồi lại thêm một mùa xuân khác, tuy có hoa mai, hoa đào, nhưng tác giả vẫn chuyển vào ca khúc xuân của mình sự trống vắng trong cõi lòng.
Thấy hoa cười, mà nhớ người!
“Xuân sang lả lơi chợt thấy hoa cười 
Nỗi riêng chạnh nhớ một người
Từ mùa Xuân trước tới bây giờ còn mơ

Xuân nao sánh vai cùng ngắm hoa đào
Ái ân nào chẳng lúc tàn
Vườn em thơm ngát chờ anh bước sang…” (Dáng Xuân xưa)


Không thể nói khác đi rằng nhạc xuân của Nguyễn Văn Đông chỉ mang màu sắc buồn và hoài niệm. Trải khắp ca từ của ông là những kỷ niệm đã qua, là những giấc mơ không thành hiện thực.
“Xuân nay mang về kỷ niệm ngày xưa thênh thang 
Bâng khuâng thấy hoa mỉm cười chạnh nhớ tới người
Đầu cành oanh anh nói hình dáng Xuân xưa

Em ơi ước mơ thì cũng lỡ rồi
Trách nhau thì cũng xa rồi
Lòng ta lơ đãng mà Xuân vẫn sang” (Dáng xuân xưa)
Xuân của người lính
Mùa xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông không chỉ là nắng phai và chiều tàn, không chỉ là sự xa cách và hoài niệm, mà đó còn là đêm tiền đồn lạnh lẽo, u ám, phủ rợp màu của cuộc chiến. Đêm 30 không có tiếng pháo, thay vào đó là tiếng súng và xác hoa tàn. Đó là đêm 30 Tết của Nguyễn Văn Đông.
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoa lá rơi…” (Phiên gác đêm xuân)
Phiên gác đêm xuân, nhạc phẩm ra đời cách đây nửa thế kỷ. Khi ấy, tác giả là một Trung uý 24 tuổi đời. Ông nói rằng cái tuổi ấy là tuổi của mùa Xuân đời người, nhưng tâm hồn thì đã nhuốm đậm màu quân trường.
Trong một lần trò chuyện cùng ông, từ Virginia, tác giả Hoàng Lan Chi có viết rằng:
“Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớđược ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.”
hqdefault-400.jpg
Phiên gác đêm xuân là ca khúc bắt đầu cho những sáng tác về nhạc lính của Nguyễn Văn Đông

Mùa xuân, thời khắc đất trời giao hoà, thì cũng là thời gian dành cho con người sự sum vầy đoàn tụ. Thế nhưng, với cuộc đời người lính, thì đó là một niềm mơ ước. Nguyễn Văn Đông là người lính, thế nên, đó cũng là ước mơ của ông. Niềm mơ ước nghe rất bình thưởng, giản dị, nhưng lại rất xa vời.
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương…”(Phiên gác đêm xuân)
Rồi chính ông cũng đã kể cho Hoàng Lan Chi rằng:
“Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh  lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân”.
Phiên gác đêm xuân là ca khúc bắt đầu cho những sáng tác về nhạc lính của Nguyễn Văn Đông. Và cho đến nửa thế kỷ sau, cho đến tận bây giờ, bất cứ người Việt Nam nào khi nghe những lời ca của Phiên gác đêm xuân, vẫn chạnh lòng nhớ về một thời chiến tranh đã qua. Nguyễn Văn Đông đã để lại một ca khúc xuân mang đậm chất bi hùng, nhưng không kém phần lãng mạn. Cái lãng mạn của tuổi trẻ đang dấn thân vì lý tưởng.
Dù là mùa xuân của người tình hay mùa xuân của người lính, thì Nguyễn Văn Đông vẫn không thể tạo ra một cõi xuân dập dìu nụ hoa vàng, lộc non và sữa ngọt, càng không réo rắt những tiếng cười, tiếng chim hót vang mọi nơi như Phạm Đình Chương cảm nhận trong Đón Xuân.
Nhà thơ Du Tử Lê từng kể lại về sự khác lạ trong nhạc Xuân của Nguyễn Văn Ðông rằng: “Ông có những mùa Xuân buồn trong quãng đời thơ ấu, nhiều bất hạnh! Như gia đình lâm cảnh tang thương. Người thân yêu ly tán trong chiến tranh, ông mất mùa Xuân tuổi thơ khi cha mẹ bị tù đày. Lớn lên đi lính, ông lại thường bị ứng trực vào mùa Xuân ở các đơn vị hẻo lánh...”
Mùa Xuân đang chuẩn bị về bên kia nửa vòng trái đất. Sẽ có hình ảnh hoa mai, hoa đào, những đêm ngồi canh bánh chưng bánh tét bên bếp lửa bập bùng. Chắc chắn sẽ không còn tiếng súng xa vang rền… nhưng có chắc rằng sẽ không còn ai nhớ đến những nóc chòi canh và hoa tàn rơi trên báng súng?

Trong nghĩa trang buồn

Theo Người Việt-01-17-2016 3:37:33 PM
Tạp ghi Huy Phương

Ai thắp nén nhang cho tử sĩ
Ai thay anh vuốt mắt mẹ già.
Ai vấn lên đầu vòng tang trắng
Hay rồi ngày tháng cũng phôi pha!


Huy Phương (Chúc Thư)

“Tảo mộ,” ở miền Trung gọi là “Chạp Mả.” Thời thơ ấu, ở thôn quê, vào những ngày cuối Tháng Mười Hai Âm Lịch (Tháng Chạp) chúng tôi có dịp theo những người lớn trong gia đình, đem nhang, đèn và dao, cuốc, xẻng đi thăm mộ tổ tiên, làm cỏ, phát quang, đắp sửa lại những ngôi mộ bị mưa gió xói mòn, và thắp nhang cúng vái sau khi việc “chạp” đã hoàn tất. Mọi người đều trở về từ đường, hay nhà thờ chi, nhà thờ họ để làm lễ cúng vái tổ tiên và thưởng thức mâm cỗ sau một ngày khá vất vả. Vì vậy, trùng tu mộ chí cha ông là một trong những việc làm của đạo hiếu, cũng như thể hiện lòng kính trọng đối với cha ông, tổ tiên đã qua đời.

Nghĩa Dũng Đài trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. (Hình: VAF)

Ngày nay, vì hoàn cảnh xa quê hương, nhưng Tháng Chạp mỗi năm, những người đi xa vẫn nhớ đến chuyện chạp giỗ, không góp được công thì góp của, như tấm lòng thương tưởng của những đứa con lưu lạc, để giữ truyền thống chăm sóc phần mộ của ông cha.

Những nấm mộ trong một nghĩa trang buồn đã 40 năm nay không ai thăm viếng, tu sửa và nhang khói. Những người nằm ở đây không phải đã là quá xa như các bậc tổ tiên, nhưng cũng là bậc cha ông, hay đấng sinh thành của một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Đó là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi có 16,000 mộ phần của những tử sĩ VNCH, và rất xót xa, đây là những nấm mộ của người lính miền Nam thất trận. Sự hung hãn, kiêu ngạo, vô nhân tính và bần tiện của Việt Cộng đã thể hiện ngay ba ngày sau khi họ tiến chiếm Sài Gòn: Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, đã bị cào bằng và sau đó nhiều năm, là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị đào xới, hủy diệt, xua đuổi cả nghìn ngôi mộ của nghĩa trang lâu đời là, phản ánh lòng ganh tỵ, thù hận.

Riêng nghĩa trang chính thức của Quân Đội VNCH, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 đã trở thành một vùng cấm địa, được coi như là một vùng đất quân sự đặc biệt, không ai có thể bén mảng đến. Trong khi những người lính thất trận còn sống bị xích xiềng xuống con tàu chở súc vật như thời nô lệ, theo một cuộc lưu đày viễn xứ, thì kẻ chết nằm trong mộ chí bị rào cản khóa chặt, xương cốt người chết không được đem ra, và người sống không ai vào được. Chưa một dân tộc nào đối xử tàn tệ, mất tình người như những người “chiến thắng” đối với người “bại trận” trong cuộc chiến vừa qua, trong một cuộc chiến “giải phóng” được rêu rao rằng Nam-Bắc, không có ai thắng, cũng chẳng có ai thua, mà chỉ có người thua là đế quốc Mỹ.

Làm sao Cộng Sản rừng rú Việt Nam có thể có được tinh thần “hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen's Agreement) sau trận nội chiến kéo dài bốn năm của Hoa Kỳ? Trong trận đánh ở Gettysburg vào Tháng Bảy, 1863, sau ba ngày giao tranh, cả hai phe Nam-Bắc thiệt hại 7,000 người, Tổng Thống Abraham Lincoln đã ra lệnh đem tất cả thi hài này an táng chung một nơi, công bố đây là Nghĩa Trang Quốc Gia. Bốn mươi năm sau cuộc chiến, để hàn gắn vết thương chia rẽ của dân tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinley đã cho thu thập khoảng 30,000 nấm mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section.

Sau chiến tranh Việt Nam, hài cốt của người Mỹ được trân trọng như quốc bảo, nhằm trao đổi, thương lượng qua đường ngoại giao, thậm chí có thể trở thành món hàng qui ra bằng tiền, thì nắm xương của “người anh em” trong nghĩa trang xưa trở thành di tích địch thù cần phái xóa nát. Tử sĩ của miền Nam nằm trong một nghĩa địa hoang tàn, bia mộ xiêu lạc, cỏ leo trên đầu, rễ cây cày qua xương cốt. Những ngôi mộ không bị xiềng xích, không có bờ thành hay tháp canh, đèn rọi như nhà tù, nhưng bị cô lập, như nằm trong trại tập trung.

Nhiều gia đình tử sĩ, sau 30 năm không tìm lại được mộ cha anh, lối đi, địa hình đã thay đổi, không còn mộ bia, không còn dấu vết. Thời gian và con người bất nhân đã phá nát toàn bộ nghĩa trang, nơi mà đáng lẽ ra là biểu tượng phải ghi nhớ của những anh hùng, thành một nơi hoang phế, chôn vùi thân xác của phía những người bại trận.

Những người nghĩ đến việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội đầu tiên là những đứa con của tử sĩ (Quốc Gia Nghĩa Tử) trước thảm cảnh nơi chốn nằm xuống của cha ông, năm 2007, đã bỏ nhiều công sức, khởi đầu cho việc vận động với các dân biểu Hoa Kỳ Ed Royce, Loretta Sanchez... và các cơ quan truyền thông của dòng chính như VOA, RFA để vận động cho việc trùng tu lại nghĩa trang này.

 Công việc vừa mới ở trong những bước thăm dò, khởi đầu, “phe địch” chưa thấy phản ứng gì mà “phe ta” đã có hẳn một chiến dịch đánh phá bôi nhọ, lực lượng Quốc Gia Nghĩa Tử phân hóa, chia đôi, dư luận cho rằng nhóm này đã “đầu hàng” Việt Cộng, “rút tỉa xương máu của cha ông.” Điện thư, điện thoại và những ý kiến chống đối, áp đặt đầy thô lỗ tràn dầy trên Internet mỗi ngày. Cuối cùng sau những chuyến đi thăm viếng, dò la, và dự án xây dựng lại bờ tường bảo vệ phần đất còn lại của nghĩa trang, dài 2,000m của con em nghĩa tử đành phải bỏ dở vì sự ác độc của dư luận.
Tình thế hôm nay đã thay đổi, tuy khá muộn màng, dù đã phải chịu đựng những khích bác, chê bai, chụp mũ của vài nguồn dư luận hải ngoại, với sự vận động của những người có lòng, có sự liên hệ mật thiết với Bộ Ngoại Giao và chính thức với sự can thiệp của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cơ quan VAF (Vietnamese American Foundation) của những người cựu tù chính trị và những công dân Mỹ gốc Việt đã đi được một đoạn đường dài trong công việc trùng tu với 2,667 mộ đã hoàn tất. Tuy vậy chưa phải là chúng ta đã hết khó khăn.

Thế hệ hậu duệ của VNCH, Đại Tá Tôn Thất Tuấn, tùy viên quân sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, người rất quan tâm đến nghĩa trang, đã lên tiếng “... thiết nghĩ cộng đồng mình cần hợp lại công sức nhiều hơn nữa mới có thể làm xong việc trùng tu này.”


Tháng Chạp năm nay có bao nhiêu người Việt lưu xứ vì nạn Cộng Sản “về quê ăn Tết” đem hàng tỷ đô la về nước tiêu xài, chỉ xin ông bà một cuốc xe ôm, ghé thăm lại nơi yên nghỉ của những người lính năm xưa, thắp chung cho 16,000 tử sĩ trong nghĩa trang buồn một nén hương thơm.

Trung Quốc có can thiệp được đại hội của ‘đảng ta?’

Theo Người Việt-01-17-2016 4:18:42 PM 
Phạm Chí Dũng

“Cầu viện Trung Quốc”

10 ngày trước khi đại hội 12 đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức khai mạc, lần đầu tiên trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết ẩn danh tính về hành động “cầu viện Trung Quốc” của nhóm hai ông Nguyễn Phú Trọng - Nguyễn Sinh Hùng. Theo đó, quân đội Trung Quốc có thể mượn cớ “chống khủng bố ở nước ngoài” để điều binh “bảo vệ đại hội đảng 12.”

Bài viết này, với nhiều thông tin nội bộ về cuộc bỏ phiếu và số phiếu cụ thể của Bộ Chính Trị đối với các chức danh trong “tứ trụ” trước khi Hội Nghị Trung Ương 14 diễn ra vào ngày 11 Tháng Giêng, 2016, rất nhiều khả năng xuất phát từ một lực lượng nào đó chính trong lòng đảng.

Tác giả Việt Dũng của bài viết trên là người đã có “quá trình” ủng hộ nhiệt tình Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bài viết trên cũng hiện ra hai tuần sau khi Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng bất thần tiến hành chuyến công du lên Bắc Kinh, trong đó ấn tượng đặc biệt là ông Hùng đến viếng mộ Mao Trạch Đông và được “khách mời của Quốc Hội Việt Nam - ông Tập Cận Bình - tiếp đón khá trang trọng.”

Một lần nữa sau vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 tung hoành ở Biển Đông vào giữa năm 2014 và hiện tượng “biến mất” của Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015, những dấu hiệu rõ ràng về ý chỉ can thiệp của Bắc Kinh đối với nội bộ đảng Cộng Sản và đại hội đảng 12 đang tái hiện.
Cùng lúc, vẫn đang tồn tại dấu hỏi về khả năng Bắc Kinh muốn và đã can thiệp đến mức nào vào đại hội 12 của “đảng ta.”

Lời thanh minh chưa từng có tiền lệ “Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào Đại hội 12 của Đảng” của Trưởng ban tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh trên trang báo điện tử trang VietnamNet, ngay sau chuyến công du Bắc Kinh Tháng Mười Hai 2015 của ông Nguyễn Sinh Hùng kéo theo tuyên bố đột ngột “KIÊN quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động, âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước” của chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng, càng khiến dư luận đinh ninh với tục ngữ “không có lửa sao có khói.”

Quy luật và những câu hỏi

Mặc dù chẳng hề tồn tại một kết quả khảo sát hoặc con số thống kê nào, nhưng cho tới nay nhìn chung khá nhiều dư luận vẫn cho rằng phe thân Trung ở Hà Nội đang chiếm ưu thế. Một luồng quan điểm khác - dư luận có lẽ chiếm số ít hơn - lại cho là thực ra Trung Quốc chưa thể tiến sâu vào nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nhưng nói gì thì nói, không phải ngẫu nhiên mà vào cuối năm 2015 và càng gần đến đại hội 12 của đảng cầm quyền, Trung Quốc càng gia tăng gây hấn trên vùng biển và cả vùng trời Việt Nam. Hiện tượng tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, đặc biệt một ngư dân Việt bị tàu nghi là của Trung Quốc bắn chết, cùng gần năm chục lần máy bay Trung Quốc vi phạm không phận Việt Nam chắc chắn đã tái hiện hình ảnh tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 vào cuối năm 2011.

Nếu lấy mốc từ năm 2011 đến nay, có thể nhận ra khá rõ quy luật là những khoảng thời gian sóng yên bể lặng giữa “Môi - Răng” đều diễn ra vào lúc chính thể Việt Nam có những hoạt động ngoại giao gần gũi với Trung Quốc. Ngược lại, nhũng va chạm và xung đột do Bắc Kinh gây ra đến vào thời gian phía Việt Nam gia tăng hoạt động ngoại giao với Mỹ và phương Tây.

Mặc dù chưa có bằng chứng rõ rệt cho thấy Bộ Chính Trị Việt Nam không phụ thuộc vào Bộ Chính Trị Trung Quốc, nhưng hai vụ việc Hải Dương 981 và việc Trung Quốc “mất” tướng Phùng Quang Thanh chỉ nửa năm trước đại hội 12 cho thấy có vẻ như hàng loạt cố gắng của Bắc Kinh nhằm can thiệp vào nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam, đặc biệt vấn đề nhân sự cao cấp, vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Tuy chưa có gì chứng minh là giới lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra can đảm dù chỉ một chút trước Trung Quốc, nhưng sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, hẳn tâm lý e sợ đến mức phải dần ngãng ra mối quan hệ với “đồng chí tốt” đã trở nên khá phổ biến trong Bộ Chính Trị Hà Nội.

Một biểu hiện mang tính tín hiệu đáng lưu ý và phân tích sâu là trước khi tổ chức chiến dịch gây áp lực bằng các vụ đâm tàu cá và dùng máy bay xâm phạm vùng trời Việt Nam, phía Trung Quốc cũng đã từng thể hiện thái độ bực bội với đảng cầm quyền ở Việt Nam bởi chính diễn viên Tập Cận Bình. Câu chuyện này xảy ra vào Tháng Mười Một năm 2015. Lúc đó Tập Cận Bình được giới lãnh đạo Việt Nam mời sang thăm và còn bố trí cho Tập phát biểu trước 500 mái đầu ngoan ngoãn của Quốc Hội. Nhưng chỉ vài ngày sau khi đã rời Việt Nam và nói chuyện tại một trường đại học ở Singapore, Tập Cận Bình đã xác quyết rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của... Trung Quốc.

Tất nhiên dư luận có thể đặt câu hỏi: Nếu đã phủ dụ và can thiệp đáng kể được nội bộ Việt Nam, tại sao Tập Cận Bình phải tỏ ra bực bội với lời tuyên bố về Hoàng Sa - Trường Sa như thế?

Nếu chuyến “báo cáo” của ông Nguyễn Sinh Hùng với Trung Quốc vào Tháng Mười Hai 2015 đã khiến ồn ào dư luận về khả năng ông Hùng được Tập Cận Bình “chọn” làm tổng bí thư Việt Nam, có thể hiểu như thế nào về thực tế Trung Quốc đã không giữ được ông Nguyễn Sinh Hùng khi ông này đành phải rút không tái cử Bộ Chính Trị - theo những tin tức chưa chính thức trước và sau khi diễn ra Hội Nghị Trung Ương 14?

Hai lời giải trái ngược

Một dấu hiệu khác cho thấy dường như Tập Cận Bình vẫn chưa thể hài lòng về công tác “sắp xếp nhân sự Việt Nam”: Trước đại hội 12, nghe nói những khuôn mặt gần gũi với Trung Quốc như Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, dù được Nguyễn Phú Trọng giới thiệu ứng cử chức vụ tổng bí thư, đã không được số đông trong Ban Chấp Hành Trung Ương tán thành.

Những dấu hiệu trên, mặc dù chỉ được xét đoán trên bề mặt mà chưa thể phản ánh chiều sâu của mối quan hệ thực chất giữa giới chính khách “thân Trung” ở Việt Nam với Bắc Kinh, có thể dẫn ra một giả thiết là đa số trong Bộ Chính Trị Việt Nam vẫn đang ngang ngửa hớ hênh với chính sách “đu dây” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và trong thực tế phe “thân Trung” không hoàn toàn áp đảo trong nội bộ, cũng như Bắc Kinh chưa nắm quá nhiều ưu thế trong công cuộc can thiệp và tiến tới thôn tính Việt Nam.

Một trong những giải đáp sẽ đến ngay sau đại hội 12 ở Việt Nam: Nếu sau đại hội này, Trung Quốc vẫn tiếp tục gây hấn, thậm chí gây hấn nặng nề hơn đối với Việt Nam, đó sẽ là bằng chứng mang tính khẳng định hơn về việc Bắc Kinh đã ngày càng tỏ ra bất lực hơn trước “công tác nhân sự” không biết đường nào mà lần của “tình đồng chí” trong Bộ chính trị Việt Nam, đồng thời ngày càng đẩy giới lãnh đạo co cụm và hèn nhát của Việt Nam vào sâu trong vòng tay người Mỹ.

Còn sau đại hội 12, nếu Trung Quốc lại đồng ca “Bốn Tốt” và “Mười sáu chữ vàng” với Bộ Chính Trị mới, đó sẽ là tai họa đối với dân tộc Việt Nam.

Tán gái không được, cảnh sát hình sự trở mặt lạm quyền

BÌNH THUẬN (NV) - Một clip ghi lại nhóm cảnh sát hình sự công an thành phố Phan Thiết rút thẻ đòi kiểm tra giấy tờ và khám xe của hai cô gái trẻ sau khi tán tỉnh nhưng bị từ chối.

Hai cảnh sát hình sự xuất hiện trong clip. (VnExpress)

Nói với VnExpress ngày 18 tháng 1, ông Nguyễn Văn Ly, trưởng công an thành phố Phan Thiết cho biết, đã yêu cầu nhóm cán bộ cảnh sát hình sự trong clip “Cảnh sát hình sự kiểm tra xe hai cô gái sau giờ giới nghiêm” làm giải trình và sẽ kiểm điểm.

Do tạo dư luận xấu, cùng ngày, chủ tịch tỉnh Bình Thuận đã có văn bản buộc giám đốc công an tỉnh này kiểm tra, làm rõ nội dung clip; xử lý những người liên quan nếu sai phạm và báo cáo lại toàn bộ vụ việc trước ngày 25 tháng 1. Đồng thời loan báo, địa phương không có quy định giới nghiêm từ 22 giờ.

Theo truyền thông Việt Nam, trước đó, clip được chia sẻ trên Facebook ghi lại cảnh khuya ngày 15 tháng 1, hai cảnh sát hình sự thành phố Phan Thiết chặn xe máy hai cô gái, kiểm tra. Hai cô gái xuất trình đầy đủ giấy tờ và cho rằng mình không vi phạm. Tuy nhiên, hai người này yêu cầu đưa xe về trụ sở để “giám định số khung, số máy và đo nồng độ cồn.”

Một lúc sau xuất hiện thêm thanh niên khác đến rút ra thẻ ngành, giới thiệu công tác tại đội cảnh sát điều tra công an thành phố Phan Thiết. Anh này đưa đồng hồ trên điện thoại cho mọi người xác nhận là 0h37 và thông báo “Giờ giới nghiêm của Phan Thiết từ 22 giờ,” rồi kiểm tra cốp xe của hai cô gái. Không thấy gì nghi vấn nhưng anh ta vẫn yêu cầu đưa xe về trụ sở.

Một thanh niên đi cùng hai cô gái cho biết, nhóm cảnh sát hình sự trước đó vào uống bia tại quán Discovery Club và đến tán tỉnh xin số điện thoại của hai cô gái nhưng bị từ chối không cho nên khi về đã chạy theo chặn xe đòi kiểm tra giấy tờ.

Việc cãi vã giữa nhóm cảnh sát hình sự và những người bị chặn đòi bắt giữ kiểm tra thu hút rất đông người dân. Đến 0h50 ngày 16 tháng 1, công an phường Đức Nghĩa phải đến giải quyết, mời các bên liên quan về trụ sở làm việc.

Qua xác minh của công an thành phố Phan Thiết, các cảnh sát hình sự đòi kiểm tra xe hai cô gái công tác tại tổ điều tra 2, đội cảnh sát điều tra về trật tự xã hội công an thành phố Phan Thiết đi chơi quán bar. (Tr.N)
01-18-2016 2:05:33 PM 

Liên tục 3 vụ chết sau khi bị tạm giam tại các đồn CA

DL - Nạn nhân mới nhất là Lương Minh Tuấn (21 tuổi), tử vong chỉ sau 2 ngày tạm giam công an huyện Đức Hòa (Long An). Như vậy, liên tục trong 3 ngày, 15 đến 17/1/2016, có ít nhất 3 vụ bị can chết sau khi bị tạm giam tại các đồn công an.
Ảnh minh họa
Lương Minh Tuấn bị bắt tạm giam vì liên quan đến một vụ trộm cắp, đang trong quá trình tạm giam để chờ ngày xét xử.
Đến đêm ngày 15/1/2015, gia đình nhận được thông tin Tuấn đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Hậu Giang.
Ngày 16/1, Công an huyện Đức Hòa cho gia đình bảo lãnh Tuấn trong tình trạng viêm phổi cấp và Tuấn có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng. Đến 3 giờ chiều ngày 17/1 thì Tuấn tử vong.
Gia đình cho biết Tuấn khỏe mạnh, không bệnh tật gì trước khi bị bắt tạm giam.
Phía công an cho biết sự việc đang được điều tra làm rõ.
Như Dân Luận đã đưa tin, trong một vụ việc khác, Nguyễn Tấn Tâm (17 tuổi, THCS Tịnh Bắc, xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh) uống thuốc diệt cỏ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh rằng đã bị công an đánh đập, lấy cung tại trụ sở.
Đến rạng sáng ngày 17/1, nam sinh Nguyễn Tấn Tâm đã tử vong tại nhà.
Trước đó, ngày 15/1/2016, ông Đặng Văn Hạnh cũng chết tại bệnh viện đa khoa Nghệ An sau khi bị bắt tạm giam vì cáo buộc trộm hai thùng gạch.
Theo Tuổi Trẻ.
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160118/lien-tuc-3-vu-chet-sau-khi-bi-tam-giam-tai-cac-don-ca#sthash.6cLQoD81.dpuf

Vì tương lai, hãy mở ra cánh cửa của đảng

Theo  VNTB -19.01.2016
Quang Nguyên (VNTB) Loài người là động vật duy nhất biết nghĩ đến tương lai. Nếu đảng CSVN còn nghĩ đến tương lai của mình; hãy mở toang cánh cửa của đảng với nhân dân.

Đọc Chiến Tranh Và Hòa Bình của Léon Tolstoi, đoạn nghi lễ người sư huynh tiếp nhận anh chàng Pierre gia nhập Hội Tam Điểm thấy rờn rợn, ma quái.Lại đọc thấy đảng viên đảng CS Việt Nam, Trung Quốc toàn những người ưu tú trong xã hội, là anh hùng trong chiến tranh, sản xuất,tôi thích lắm, muốn trở thành người ưu tú, người anh hùng. Hỏi bố, bố lắc đầu bảo nhà mình, cả họ nhà mình nữa, chẳng ai có thể là đảng viên đảng CS. Nghe mà buồn. Thế là tôi sẽ không bao giờ có thể trở thành anh hùng, không bao giờ có thể trở thành công dân ưu tú.

VNTB - Vì tương lai, hãy mở ra cánh cửa của đảng
Sang Mỹ. Nghe nói đến đảng Cộng Hòa, đảng Dân Chủ, tôi tò mò hỏi làm sao thành đảng viên của họ, có người đùa bảo:

- Cứ chạy ra đường, hét to lên: Tôi là người Dân Chủ(hay Cộng Hòa) thế là trở thành người D.C. (hay C.H.).

- Thế sau đó có thành anh hùng không? Có thành công dân ưu tú không?

Hỏi để hỏi, tôi chẳng điên ra đường hét tướng lên để trở thành người của đảng này đảng nọ.

Thế mà bỗng nhiên tôi trở thành người Cộng Hòa hay nói cho rõ hơn là người đại biểu cử tri (delegate) của đảng Cộng Hòa trong một cuộc bầu cử Tổng Thống.

Tôi thành đại biểu cử tri của đảng Cộng Hòa như thế nào?

Học kỳ mùa xuân về Hiến Pháp Mỹ của tôi năm ấy trùng với đầu năm bầu Tổng Thống. Cô giáo yêu cầu sinh viên dự một buổi Caucus trong đơn vị bầu cử của mình, trong đó những người ủng hộ một đảng sẽ thảo luận về các ứng cử viên trong đảng, mọi người sẽ bỏ phiếu cho các ứng viên và chọn đại biểu cử tri đi dự vòng hội nghị đảng tiếp theo của hạt bầu cử, địa hạt. Các buổi mit tinh của các đảng có ứng viên TT đều diễn ra cùng ngày thứ Ba đầu tháng 3 của năm bầu cử, cùng giờ nhưng khác địa điểm được mượn, hoặc ở trường học, thư viện hay nhà thờ.

Trời tối,lạnh tê, tuyết mù mịt, theo quán tính, tôi chọn địa điểm gần nhà nhất đến dự. Xe chỉ đậu hết gần hết một phần ba sân trường trung học. Đến cổng trường mới biết nơi đây giành cho đảng Cộng Hòa. Một bà cụ đeo bảng tình nguyện viên (volunteer), thân mật đến dẫn tôi vào phòng gym. của trường, nơi đây kê hàng chục bộ bàn ghế với hàng chồng sách vở, truyền đơn nói về bầu cử, tiểu sử các ứng cử viên và mấy tấm bản đồ city to bằng bảng lớp học treo trên tường. Bà hỏi tôi thuộc khu vực bầu cử nào? Tôi ngớ ra, chẳng biết mình ở đơn vị bầu cử nào. Bà lại hỏi thế mày thường bỏ phiếu ở đâu? Tôi lười làm nhiệm vụ công dân, đã đi bầu cử lần nào đâu mà biết địa điểm bỏ phiếu của khu tôi ở, tôi lại lắc đầu. Bà cụ hỏi thêm:

- Thế mày ở địa chỉ nào?

À cái này thì dễ, tôi moi bằng lái xe đưa ra:

- Thưa bà đây ạ.

Bà cụ xăm xoi trên bản đồ thành phố:

- Mày ở số nhà này, đường này, vậy thuộc đơn vị bầu cử này, khu vực bầu cử số này, nhớ lấy. Đi theo lối này.

Cụ đưa cây gậy chống, chỉ đường:

- Quẹo bên này, rồi lại quẹo bên này, rồi lại quẹo bên này, thấy phòng học số này là nơi cử tri của khu vực bầu cử mày họp.

Tôi lớ ngớ đi tìm phòng họp. Mới chỉ 5,7 cụ già ngồi đó. Một ông có hàm râu thật đẹp như tài tử Clack Gable chìa tờ giấy cho tôi bảo ghi tên họ, địa chỉ, email, số phone. Quá giờ họp 5 phút, 10 phút, lác đác có thêm người vào. Đếm đầu được chừng 15, 17 người, ông Clack Gable bảo họp đi thôi,tuyết dữ quá, ai trễ ghi tên sau. Nhìn ra nhiều cặp là vợ chồng già, có mình tôi đầu đen. Ông Clack Gable hồi nãy nhìn chung quanh, chỉ lá cờ Mỹ ở góc lớp:"Cờ đây rồi, chào cờ thôi" Tất cả đứng quay về lá cờ sao và sọc hát quốc ca. Nhiều người Mỹ thuộc quốc ca. Với tôi bài đó nghe mãi nhập tâm hồi nào, hát theo được. Sau quốc ca, ông Clack Gable đọc to lời thề trung thành với tổ quốc và hiến pháp. Lại lác đác có người vào, cởi áo lạnh, ngồi phịch xuống hỏi "đến đâu rổi?" Ông Clack Gable bảo" Bầu thư ký buổi họp đi". Nhìn qua nhìn lại, có người chỉ tôi:

- Mày làm thư ký, OK? 

- OK! OK! Tôi gật đầu.

Thế là tôi thành thư ký buổi caucus đó.

Người ta bàn cãi về các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, chê điều này khen điều kia. Mấy cụ già nhìn có vẻ uể oải, lười biếng bỗng họat bát hẳn lên. Sau đó mỗi người bầu một người họ nghĩ tốt nhất trong các ứng viên TT. Phần thời gian còn lại là bầu đại diện cử tri đi đại hội đảng district. Ông Clack Gable nói:

- 20 người trong đơn vị bầu cử này có mặt hôm nay đại diện cho xyz người vắng mặt, xyz người cần 7 đại điện cử tri. Ai muốn tình nguyện? 

6 người giơ tay. Còn thiếu một người. một cụ già chỉ tôi:

- Mày? OK?

- Tôi ư? Tôi lúng túng, Tôi làm được gì?

Cụ nói:

- Mày trẻ nhất, mày lại là người Châu Á duy nhất nơi đây, mày đại diện cho đám Châu Á, mày cũng có thể đi vận động trong đám Châu Á.

Thế là mọi người nhao nhao lên

- Ghi tên mày vào.

Tôi ghi tên mình vào danh sách các đại biểu cử tri.

Nghiễm nhiên tôi là đại diện (delegate) của đảng CH trong tiểu khu bầu cử của thành phố mình. Tôi bảo họ tôi không phải là đảng viên CH. Họ bảo “Trong chúng tao đây có mấy người chính thức là đảng viên? Mày có thể tự ghi tên vào đảng, nếu mày muốn, tụi tao giúp ngay bây giờ, nếu không thì đến kỳ hội nghị cấp hạt, ở đó có người giúp.”

Đến đây cũng nói thêm, sau khi nộp bài cho cô giáo, tôi túi bụi học, quên đi chuyện trả lời email mời họp đảng, họp bầu cử.

Hãy mở cửa ra

Viết kinh nghiệm này, tôi chỉ muốn nói ở Mỹ và có lẽ với hầu hết các đảng phái chính trị có tính quốc gia trong các nước ngoài khối CS, chuyện đến, đi, gia nhập hay thoái đảng rất dễ dàng. Đảng chính trị là nơi hội tụ người đồng chí, chung lý tưởng, mong cùng nhau xây dựng quốc gia, chứ không phải cho quyền lợi của phe nhóm, cá nhân.

Ở Mỹ, mọi người đều có thể ghi tên trở thành đảng viên của một đảng chính trị nào đó. Ghi tên tham gia một đảng chính trị ở Mỹ dễ hơn nhiều việc mua đồ online, chỉ cần vào website của đảng, tìm một cái mẫu ghi tên làm thành viên thiện nguyện, hay chẳng hạn, muốn học thành người lãnh đạo cũng được, họ sẽ huấn luyện cho mình kỹ năng lãnh đạo, hay nếu muốn tặng một vài chục đô, vài triệu đô cũng OK. Điền tên họ, địa chỉ email, số nhà, số phôn, xong, click một cái, thành đảng viên của đảng.Không nhầt thiết phải có lý lịch trong sáng, sạch sẽ tới ba đời, chẳng cần ai giới thiệu, đỡ đầu, không phải "qua quá trình phấn đấu, thử thách" gì cả.Ngay cả Hội tam diểm cũng không cần tới lý lịch tới ba đời. Đảng viên, hội viên cũng có thể rút tên bất cứ lúc nào, chẳng cần quyết định của ai(trừ Mafia).

Tôi không hiểu sao một đảng như đảng CSVN gọi là của nhân dân, từ nhân dân mà cửa đóng then cài kín bưng đối với nhân dân. Dự định điều gì, quyết định điều gì dù có liên quan đến vận mệnh quốc gia, đến số phận toàn dân cũng chỉ đảng viên biết với nhau, không hỏi ý dân, không để dân biểu quyết. Có phải vì những dự định, quyết định có liên quan đến tổ quốc đến nhân dân đều dính líu đến quyền lợi các đảng phái anh em, hay quyền lợi phe nhóm, quyền lợi của riêng đảng, có yếu tố nhậy cảm v...v? Hay vì những sự bất đồng trong đảng quá trầm trọng chẳng thể cho người ngoài biết? Có phải những cấm đoán, những ngăn ngừa, bảo vệ an ninh trong đại hội đảng kỳ này nghiêm nhặt đến thế, từ trước đến nay chưa có, là kết quả sự đồng ý giữa những người chóp bu trong đảng nhằm ngăn ngừa những manh động bởi chính các phe anh, phe tôi phản ứng với các kết luận sau cùng có tính tranh chấp của các đồng chí thủ lĩnh trong đảng? Họ đang sợ lẫn nhau!

Loài người là động vật duy nhất biết nghĩ đến tương lai. Nếu đảng CSVN còn nghĩ đến tương lai của mình; hãy mở toang cánh cửa của đảng với nhân dân.

Đại hội Đảng và “thông tin bịa đặt”

Theo VNTB-19.01.2016
Thiên Điểu (VNTB) Liên tục những ngày qua, sau khi kết thúc Đại hội 13 về công tác chuẩn bị nhân sự cao cấp  cho bầu cử nhiệm kỳ khóa XII. Ban Tuyên giáo Trung ương và cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phát đi thông điệp “ngăn chặn; kiểm soát.. thông tin xấu trên mạng”. Đây có thể xem như chỉ dấu minh chứng cho việc sắp xếp nhân sự đã “thành công” hay chỉ là động thái mang tính hình thức vốn có ?
Nhìn trên bình diện xã hội, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Không có chính thể nào đảm bảo được là không có lực lượng đối lập - Đối lập về tư tưởng, quan điểm.. chứ  chưa nói là đối nghịch hay thù địch. Sự đối lập ấy luôn giúp cho thể chế và xã hội tốt lên vì nó là qui luật tất yếu của sự phát triển. Nếu một chính thể dám tự cho mình là chính thể tốt đẹp nhất thì đồng nghĩa việc để hình thành những tư tưởng đối lập đã là dở, nhưng để xuất hiện thế lực thù địch có thể “lợi dụng; bôi xấu..” thì chính thể đó không thể là chính thể tốt đẹp được. Nói cách khác: Đó là một chính thể quá tệ.!
Ảnh minh họa.
Dân gian có câu “cây ngay không sợ chết đứng”. Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin, thế giới đã chuyển sang bình diện phẳng về mặt liên kết và đánh giá thông tin. Nó cho phép  người ta tiếp cận và chọn lọc thông tin một cách đa chiều chứ không còn là thời đại để “không đúng nhưng nói mãi sẽ tin” như trước đây. Nếu chế độ tốt, lãnh đạo tốt thì người dân sẽ đánh giá trên cơ sở những giá trị thực tiễn qua sự phát triển của đất nước, mức độ lợi ích người dân được hưởng cụ thể chứ không hẳn chỉ thuần túy do tuyên truyền. Có nghĩa là: Nếu chính thể lãnh đạo đất nước phát triển thịnh vượng, người dân thấy được lợi ích của mình trong đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần thì không thể có thế lực nào “bôi xấu được”.
Quay lại nội dung “ngăn chặn thông tin xấu” trong thông điệp của các lãnh đạo nhà nước Việt Nam.
Xung quanh thông tin về Đại hội Đảng và bầu cử nhân sự khóa XII, nếu đánh giá các thông tin trên mạng hoàn toàn là bịa đặt, vu khống thì không đúng. Khẳng định này dựa trên hai tiêu chí:
  1. Không đúng sự thật tức là có sự thật khác có thể chứng minh được.
  2. Cơ sở thực tế của thông tin không đúng không có trong thực tế.
Cụ thể trong bài phỏng vấn đăng trên newzing.vn của ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo TW ngày 15/1/2016 là “Họ bịa đặt, dựng chuyện lãnh đạo tranh giành quyền lực; Các thế lực xấu nói rằng trong Đảng “có sự rạn nứt”, kể cả trong lãnh đạo cấp cao có sự “tranh giành quyền lực”, thậm chí “đấu đá”. Họ dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ. Có một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể dựng lên được.”..  nhưng lại không đưa ra cơ sở chứng minh được khi không chỉ ra nội dung cụ thể về “thế lực” nào và tại sao có thông tin như vậy.
Trên vai trò là lãnh đạo của Ban Tuyên giáo, đương nhiên phát biểu của ông Nguyễn Thế Kỷ đúng về mặt trách nhiệm phải nói nhưng không có tính thuyết phục bởi những cơ sở có thể giải quyết được điều kiện đó bản thân ông không có quyền, không dám đưa ra.
Việc có hay không vấn đề tranh chấp quyền lực, căn bản người dân không cần nghe hay đọc  thông tin từ “thế lực” nào cả. Chỉ cần theo dõi ngay chính thông tin từ TW Đảng đưa ra qua báo chí và đặt ra vài câu hỏi là có thể minh bạch ngay vấn đề này. Chẳng hạn như: Nếu khống có tranh giành quyền lực thì tại sao tiêu chí “trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo” mà Đảng đưa ra suốt bao nhiêu nhiệm kỳ đã qua tới nay lại vẫn phải dùng “nhân sự quá tuôi”. Lực lượng trẻ trong Đảng chưa đủ khả năng hay vì lý do khác ? Nếu như vấn đề lựa chọn nhân sự là “công khai, dân chủ” thì tại sao tất cả các thông tin đề cử, tái cử các vị trí cao nhất phải làm tới làm lui nhiều lần và tới nay vẫn chưa có thông tin chính thức và không hề được công khai trước dư luận ? Danh tính những lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước, quyết định vận mệnh quốc gia và tương lai của dân tộc gắn liền với mỗi người dân, tại sao lại là “tuyệt mật”, chỉ cho dân biết sau khi đã bầu xong ?
Trong cấu trúc chính trị của nhà nước Việt Nam hiện nay, Nếu Đảng CSVN không nắm giữ vai trò lãnh đạo tối cao thì việc lựa chọn nhân sự có thể chỉ cần giới hạn trong phạm vi “ thông tin nội bộ”. Người dân không tham gia về mặt chính trị với Đảng CSVN thì không cần biết. Nhưng khi đã áp đặt quyền lãnh đạo toàn diện thì vấn đề ai lãnh đạo đất nước thì nó liên quan quyền và nghĩa vụ của toàn dân, không có lý do gì để giấu. Bản thân chính TBT Nguyễn Phú Trọng và nhiều quan chức cao cấp trong Đảng cũng từng nói nó không thuộc loại thông tin trong “vùng cấm” nhưng sao không công khai? .
Một cách chứng minh rất đơn giản: Công khai danh tính, cho truyền hình trực tiếp diễn biến và kết qua lấy ý kiến qua các kỳ Đại hội thì không có lý do xuất hiện bất cứ sự  nghi ngờ hay “bịa đặt” nào. Đồng nghĩa không thể có “thế lực thù địch” nào  có thể “lợi dụng, bôi xấu” được.
Về nội dung “bôi xấu lãnh đạo”  liên quan tố cáo tham nhũng, có tài sản khủng..v.v. càng dễ chứng minh hơn nhưng rốt cục lại cũng thuộc loại “không thể” chỉ vì không dám chứ không phải là lý do “nặc danh; không có cơ sở..” được. Bản thân cơ chế hành pháp hiện nay chứng minh quá rõ: Người tố cáo công khai, dù có đúng thì bản thân thường  trở thành người bị hại, bị trù dập.. trước chứ không phải là người bị tố cáo. Hàng trăm, hàng ngàn vụ án liên quan tới khiếu nại tố cáo quan chức mà người vào tù chính là người đứng ra tố cáo chứ không phải quan chức bị tố cáo  là sự thật. Đó chính là lý do tại sao có “nặc danh”. Một tố cáo nặc danh nếu chỉ liên quan tới cá nhân người tố cáo thì có thể không cần xem xét, nhưng tố cáo nặc danh mà có ảnh hưởng liên quan cả xã hội hay thể chế nhà nước, lôi kéo sự chú ý của dư luận đến mức nhà nước phải ngăn chặn thì không thể xem nhẹ vì nó được sự quan tâm và liên quan ít nhận một bộ phận số đông đông nếu không nói là cả xã hội.
Cũng chính đương kim TBT Đảng CSVN; Chủ tịch nước; rất nhiều quan chức cao cấp khác thừa nhận “tham nhũng ở mức cực kỳ nghiêm trọng”. Thực tế đâu đâu cũng có thể thấy tài sản lớn do các quan chức hoặc người thân quan chức sở hữu. Quan chức càng to thì tài sản càng lớn, nhưng kết quả thanh - kiểm tra thì không thấy đâu, cả nước chỉ phát hiện một vài vụ cỏn con (!) Làm sao thuyết phục người dân không tin vào “thông tin nặc danh; bôi xấu..” rằng quan chức này, quan chức kia không tham nhũng? Nếu công khai tài sản quan chức một cách minh bạch thì có  thể có thông tin “bôi nhọ” không? Chắc chắn không !
Lý do mà ông Kỷ nói “một số cơ quan báo chí trong nước đã có những bài viết đấu tranh phê phán, phản bác những thông tin xấu độc, sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, định hướng dư luận, làm rõ trắng đen. Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí khác dường như ngại tham gia, tham gia chiếu lệ. Tại sao anh lại ngại lên tiếng, ngại viết bài để phản bác các thông tin sai trái, phản động như thế. Tại sao chuyện một vụ án, một vài mặt yếu kém thì anh đưa thông tin đậm, kéo dài mấy kỳ”.. Không có gì khó hiểu khi nhìn thẳng vào vấn đề là: Chínhngười cầm bút không thể và không đủ khả năng, đủ thẩm quyền để  đưa ra được những loại thông tin có đủ thuyết phục khả dĩ  có thể phản bác lại. Nói cách khác, Ban Tuyên giáo TW và cả hệ thống báo chí cũng không làm được, vì vậy dùng quyền lực để ngăn chặn ?
Hiện nay, tình hình đất nước đang trong những thời khác nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử. Lịch sử Việt Nam từng mất nước, từng đối mặt với giặc phương bắc mạnh hơn nhiều lần nhưng vẫn anh dũng vươn lên giành lại độc lập, quyền tự chủ cho đất nước. Nhưng những hành động của Trung quốc ngày nay và thái độ của chính quyền đang đặt ra rất nhiều nghi ngờ lẫn hệ lụy rủi ro đến tồn vong của Tổ quốc hơn bao giờ hết.
Không có một bộ máy lãnh đạo  đủ tài, đủ tâm đễ dẫn dắt thì mối họa không chỉ là đe dọa chế độ mà nguy cơ mất nước ai ai cũng thấy. Nợ nần và yếu hèn sẽ dẫn đến họa diệt vong. Đó mới là mấu chốt gìn giữ lòng dân trước tiên chứ không phải chuyện  tranh cãi có hay không sự bịa đặt, bôi xấu.
Đảng CSVN và Chính phủ Việt Nam có chứng minh được hay không phụ thuộc vào các hành động cụ thể chứ không thể dựa mãi vào tuyên truyền.