Nguyễn Việt Nam|
Vay mượn khắp nơi, vay mới trả nợ cũ, vay về để bù chi khi ngân sách năm nào cũng thâm hụt. Lý do là do đâu mà nợ nần chồng chất, rồi ai trả đây?
Áp lực trả nợ ngày càng cao, ưu đãi vay sẽ không còn nhiều. Áp lực này không đặt lên vai chính phủ mà đặt lên vai chính người dân Việt Nam này. Áp lực trả nợ càng cao thì chính phủ tìm mọi cách bóc lột dân càng nhiều để lấy tiền trả nợ mà thôi. Thuế, kiều hối, bán chác tài nguyên, khoáng sản, chóp vàng, ngoại tệ trong dân. Ưu đãi vay không còn thì khó vay hơn. Và khó vay hơn thì lại quay lại bài toán bóc lột dân, bán hết những gì có thể, kể cả bán culi, đĩ điếm đi nước ngoài hay thậm chí là bán cả nước luôn…
Lý do là thâm hụt ngân sách triền miên, tham nhũng, sử dụng vốn vay không hiệu quả, quản lý, điều hành, đầu tư láo toét thì nó ra như thế. Riêng khoản chi thường xuyên của ngân sách đã chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách rồi. Chi thường xuyên là gì thì mời các bạn tự tìm hiểu. Nói nôm na là nó dùng để nuôi cái chế độ này. Chi đầu tư thì được hơn 10%, còn đâu đem trả nợ. Làm không đủ ăn với trả nợ thì nói gì đến đầu tư phát triển nữa. Trong khi đó chính phủ ngày càng thúc thuế dân mạnh hơn, tài nguyên khai thác nhiều hơn, lừa đảo, moi móc kiều hối mạnh hơn mà vẫn không đủ để ăn chơi, trả nợ thì đúng là chịu luôn. Chúng ta cứ nhìn vào tỷ lệ 10 người nuôi một đứa ăn lương thì hiểu. Nước bé bằng cái lỗ mũi, có hơn 90 triệu dân, trong đó số dân trong độ tuổi lao động chắc gì được 50 triệu mà nuôi 11 triệu đứa ăn lương ngân sách thì thử hỏi có còn là 10 người nuôi 1 đứa không hay 5 người nuôi 1 đứa? Trong khi đó 1 đứa nếu chia bình quân to nhỏ, nếu tính cả tiền nó đục khoét ngân sách, làm tiền nhũng nhiễu nhân dân thì khéo 1 đứa nó ăn nhiều hơn cả 5 người làm ra. Và họ còn nuôi gia đình, con cái, chi tiêu cá nhân nữa. Vậy bảo sao dân không nghèo, nước không mạt.
Cái vấn đề là cải tổ bộ máy, giảm hoàn toàn biên chế, giảm tải chi tiêu cho bộ máy thì cộng sản nói ra nhưng không làm, mà làm không đến nơi đến chốn, gọi là cho có thành tích để mị dân thôi. Rồi cắt giảm rất nhiều ban ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp nữa. Nhưng thử hỏi rằng nếu giảm hoàn toàn biên chế, cắt giảm các đơn vị hành chính sự nghiệp thì ghê đâu mà đặt cho hết đít bọn cộng sản từ đời cha đến đời cháu bây giờ, cửa nào để bán chức bán quyền, chạy việc nữa để kiếm tiền bẩn?
Vấn đề tham nhũng khi sử dụng vốn vay, phân bổ ngân sách là vấn đề cũng không kém phần nhức nhối. Đã tham nhũng rồi lại còn sử dụng, đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí, thua lỗ triền miên nữa thì tiền nào cho lại, vay bao nhiêu cho đủ nữa.
Vấn đề tiếp nữa là nâng cao năng lực, công nghệ, trình độ sản xuất để tạo sản phẩm xuất khẩu, cạnh trạnh thì không làm. Thay vào đó cứ chăm chăm bán rẻ tài nguyên thô cho nước ngoài và cả doanh nghiệp FDI nữa để thu về chút ngoại tệ rẻ mạt thì liệu rằng bao giờ mới trả được nợ? Nhức nhối nhất vẫn là cái cách thu hút FDI vô tội vạ của chính phủ anh Phúc. Ngoại tệ họ chuyển về nước, chảy máu tài nguyên, khoáng sản, thất thu vì chuyển giá, lãng phí tài nguyên lao động vàng, biến quốc gia thành bãi rác công nghệ của thế giới… Cuối cùng được cái gì? Công nghệ thì họ không chuyển giao nên vẫn chỉ là làm thuê giá rẻ, gia công, phụ trợ. Nền kinh tế thì lâm vào tình trạng phụ thuộc….haizzz.
Tất cả đều đổ lên đầu nhân dân. Chính phủ thì cứ đi vay và vơ vét, bóc lột nhân dân ngày càng nhiều, quan chức cộng sản tham nhũng ngày càng mạnh, bộ máy thì chẳng được cải thiện, quản lý, phân bổ chi tiêu thì tào lao và theo cơ chế xin cho để cắt % hoa hồng. Vậy thì bao giờ mới trả hết nợ đây? Dân còn cái quần lót cũng nhai nốt, nước còn gì cũng bán nốt, đem đi cầm cố nốt, thả cửa cho FDI vào tẹt ga để rồi đất nước tã như cái tổ đỉa. Cuối cùng người gánh chịu là nhân dân. Cộng sản nó ăn hết rồi đánh bài chuồn, phủi đít đứng dậy rồi đổ tội cho thế lực thù địch là xong. Sau thằng nào lên nắm quyền thì lại đi trả nợ tiếp cho cộng sản. Thế đấy.
Lúc nào cũng hô vinh quang, tài tình, sáng suốt, vĩ đại mà cái đống di sản cộng sản để lại ở cái đất An Nam này nó không khác gì cái bãi rác./.