Friday, August 19, 2016

Côn an mang dùi cui và liềm đến đe dọa bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân

CTV Danlambao - Khoảng 13 giờ chiều ngày 19/8/2016, một nhóm gồm 7 người mặc thường phục đã kéo đến chợ Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) tiến hành công việc đo đất. Chị Nguyễn Thị Mầu, tiểu thương chợ Vĩnh Tân cho biết các hộ kinh doanh đã không được chính quyền địa phương thông báo về việc này.

Các tiểu thương đã yêu cầu những người này chấm dứt việc đo đạc. Sau đó, bà con đã giăng các băng rôn, biểu ngữ giữ chợ.


4 giờ sau, vào khoảng 17h30, nhà cầm quyền huy động một lực lượng hơn 30 người gồm công an và dân phòng, trật tự khu phố với dùi cui và liềm đến để uy hiếp bà con tiểu thương. Công an yêu cầu các tiểu thương dỡ bỏ băng rôn, khẩu hiệu và nói rằng muốn giăng biểu ngữ phải lên xã xin phép. Nếu chính quyền địa phương cho phép thì mới được giăng biểu ngữ.

Tuy nhiên, các hộ kinh doanh chợ Vĩnh Tân đã không chấp hành yêu cầu vô lý. Các khẩu hiệu của bà con tiểu thương mang nội dung: “Chúng tôi quyết không di dời”, “Đất chợ do dân hoán đổi mục đích để làm chợ, sống chết cũng giữ chợ”...



Chị Nguyễn Thị Mầu, một tiểu thương cho CTV DLB biết: “Đất chợ của dân, do dân hoán đổi làm chợ từ năm 1987 mà có. Đến năm 1991, bà con đã thực hiện việc làm ăn, buôn bán tại chợ. Việc này đã được chính quyền địa phương chấp nhận, tức là chúng tôi làm ăn hợp pháp. Chúng tôi làm ăn lâu dài ở đây, trên mảnh đất có quyền sở hữu hẳn hoi chứ không phải là chợ cóc, chợ tạm hay chiếm dụng. Vậy mà sau này chính quyền địa phương nói đây là “đất công” và đuổi chúng tôi đi để lấy. Chúng tôi không muốn rời khỏi mảnh đất mà chúng tôi đã làm ăn, sinh sống nhiều năm nay”.

Công an với dùi cui (ảnh CTV Danlambao)



Côn an cầm liềm (ảnh CTV Danlambao)

Công an giả dạng côn đồ (ảnh CTV Danlambao)


(ảnh CTV Danlambao)

Các tiểu thương cho biết, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ không cãi lý được với người dân, lực lượng công an lại lục tục kéo nhau về. Bà con cũng cho biết, đêm nay họ sẽ không về nhà và ở lại để giữ chợ.

Chợ Vĩnh Tân là nơi hàng trăm tiểu thương làm ăn, buôn bán nhiều năm nay. Tuy nhiên, năm 2006, chính quyền địa phương có chủ trương di dời, giải tỏa chợ và yêu cầu các hộ kinh doanh chuyển đến khu chợ mới cách đó hơn 500m. Khu chợ mới lại do một doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng với giá thuê sạp rất cao. Hơn nữa, địa điểm mới cũng không thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán nên các tiểu thương nhất quyết không chịu di dời.

Các hộ kinh doanh ở đây đã nhiều lần phải thức đêm canh chợ. Có thời điểm, bà con phải mang quan tài để trước chợ để phản đối chủ trương di dời này.

19.08.2016

Cá chết tui khóc, chó chết tui mừng!

Tư nghèo (Danlambao) - Xin khẳng định liền tù tì: chó ở đây không phải là con Bi Bi, con Kisa thân yêu của em lựu đạn nhà tui. Chó ở đây là loài sản 2 chân, mang nhiều tên gọi theo từng thời kỳ kắt mạng: chó phúc kiến, chó pắc pó, chó ba đình, và bây giờ là chó hoang ma dzê in bắc kinh.

Trong mấy ngày qua chuyện cá chết đang bị đẻng ta từng bước cho thành cá chìm, Phọt mô sa vẫn tà tà phọt ra thải lỏng, thải đặc trong sự biết rồi khổ lắm nói mãi của các ông bà cậu mợ Nguyễn Trần Văn Thị Thờ Ơ, thì một em đồng chấy thiệt là hiền bỗng hết lành, xực đẹp 2 anh đồng rận ngay tại sào huyệt của bang hội Yên Bái. Sự cố K59 không bắn chỉ thiên như ngài thủ tướng tóc gió thôi bay từng càm ràm, mà bắn vào nhau bởi các đồng chí đồng rận đảng ta đã làm cho cư dân cụng ly um sùm trên mạng.

Nhân dân ta đã hi hi mà không chịu hu hu trước cái mất mát to đùng và là "sự cố có tính đặc biệt nghiêm trọng" đến nỗi chú Phúc đầu niễng phải thân chinh đi bộ (hết dám đi xe) đến tận bệnh viện, nghiêng nghiêng cái đầu "còn hai con mắt khóc người một con" trước xác chết được đảng cho sống thêm vài giờ để ngài tưởng thú chụp hình PR tiếp thị cho tình đồng chí mặn mà thắm thiết như Trọng lú yêu Ba Ếch, Ba Ếch yêu Bá Thanh...

Trước tình hình nhân dân không thèm thương thương tiếc tiếc cho cán bộ đảng ta đó, một cái lưng còng cầm bút của đảng trên VTC-News đã giở giọng Trần Dân Tiên dạy đời rằng:"Điều khiến người có lương tri nhói đau là quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái."

Thiệt là cái nước cộng huề sở lụi, sao mà có "quá nhiều kẻ vô lương", nỡ nào lại hi hi hi cái vụ hung thủ tréo cẳng ngỗng khẩu K59 ra tuốt đằng sau gáy, đoành một phát mà phải đến mấy giờ sau mới hello béc Hồ. Lại còn ha ha ha khi thấy đồng chí thủ tướng buồn là buồn không tên như bị vợ bỏ, đào chê, ghế mất, đứng nhìn các bác sĩ tài ba nhất thế giới của đẻng ta đang diễn tuồng cấp cứu cho cái xác cũng đã hello béc Hồ, how is hell? từ mấy giờ trước.

Mà cũng hay, sao cái cha lưng còng nào đó trong VCT News lại biết đứa nào "có lương tri" đang nhói cái lòng lợn cà. Riêng Tư nghèo tui thì dứt khoát không thèm lương tri lương triết gì với loài sản. Có chục con mắt thì tui cũng không bỏ ra nữa con để khóc cho "loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời" như đức Dalai Lama từng tuyên bố.

Với cộng sản, tên nào chết thì tui mừng... cho nó! Lý do: Chỉ khi nhắm mắt lìa trần thì loài sản này mới hết còn là loài xấu. Chí ít nó cũng là một cái xác không hồn, rủ mục với côn trùng và thôi làm phiền thiên hạ (trừ cái tên chệt đang nằm miết trong lăng, chết rồi mà vẫn còn di họa).

Do đó, Tư tui xin thành thật chúc mừng các đồng chấy, đồng rận Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn, lần đầu tiên trong đời thật sự từ loài sản trở lại thành loài người. Và là người tử tế (theo nghĩa không còn khả năng tham ô, hủ lậu, hèn với giặc, ác với dân) cho dù Tư tui biết rằng các đồng chấy chẳng muốn tử tế chút nào nhưng mà lỡ... chết rồi.

Tạm thời xong chuyện ha ha ha mà hổng chịu hu hu hu đối với chó phúc kiến, chó pắc pó, chó ba đình, chó hoang ma dzê in bắc kinh. Bây giờ Tư tui xin phép bà con cô bác trở lại làm người có lương tri (thật sự) và tiếp tục khóc cho hàng trăm ngàn con cá chết. Vì trong những xác cá ương sình đó in đậm nét số phận bi thảm của dân tui.

20.08.2016

Ngư dân Vũng Áng: Hãy giúp con em chúng tôi được khám sức khoẻ!


Vì Dân (Danlambao) - Trẻ em tại Vũng Áng chẳng những không được đi học trong 2 năm qua mà còn không được chăm sóc y tế từ khi xảy ra thảm họa cá chết đến nay.

Người dân tại Vũng Áng, thợ lặn của Formosa đi khám bệnh không được trả kết quả, mà bác sĩ chỉ bảo là sức khỏe bình thường?!

Chị Trần Thị Xoan, người dân tại Vũng Áng, cầu xin được sự giúp đỡ về y tế của các tổ chức trong và ngoài nước: Nếu chính quyền không cho nguời lớn khám bệnh thì cũng phải tạo điều kiện cho trẻ em, vì trẻ em là tương lai của đất nước! 

Hi vọng mọi người chúng ta sẽ cùng góp nên tiếng nói kêu gọi quyền bình đẳng, quyền con người cho nhân dân nơi đây! 

Tình tiết đáng ngờ trong vụ thanh trừng đẫm máu tại Yên Bái

Hoàng Trần (Danlambao) - Hai lãnh đạo cao cấp của Yên Bái là bí thư và chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh vừa bị bắn chết ngay trong trụ sở vào sáng ngày 18/8/2016. Nghi phạm được nói đã dùng súng K59 “tự sát” và chết bởi một viên đạn “xuyên từ sau gáy ra trước”.

Vụ thanh trừng đặc biệt nghiêm trọng đã khiến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tức tốc dẫn theo trực thăng cùng phái đoàn hùng hậu từ Hà Nội lên Yên Bái để giải quyết.

Trưa cùng ngày, một cuộc họp báo đã diễn ra tại hội trường tỉnh uỷ Yên Bái đã hé lộ thêm nhiều nghi vấn xung quanh vụ trọng án gây chấn động dư luận lần này.

Tóm tắt vụ việc

Theo thông tin chính thức phổ biến trên Thông tấn xã Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí nhà nước, diễn biến vụ việc được tóm tắt như sau:

Theo dự kiến, vào lúc 8 giờ sáng ngày 18/8/2016 sẽ diễn ra phiên khai mạc cuộc họp hội đồng nhân dân lần thứ 2 tại trụ sở tỉnh uỷ Yên Bái.

Lúc 7:45’, ông Đỗ Cường Minh – chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái mang theo khẩu súng K59 bước vào trụ sở tỉnh uỷ mà không hề bị khám xét. Đây là buổi hẹn đã được thông qua văn phòng bí thư tỉnh uỷ.

Tại phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường - bí thư tỉnh uỷ Yên Bái, ông Minh đã bắn 4 phát đạn vào đầu ông Cường.

Sau đó, ông Minh đóng cửa phòng và đi bộ thêm 150 mét sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn – chủ tịch hội đồng nhân kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ Yên Bái. Trên đường đi, ông Minh vẫn cười nói và chào hỏi khi gặp các cán bộ ban tổ chức tỉnh uỷ.

Khi vào phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, ông Đỗ Cường Minh tiếp tục bắn thêm 3 phát đạn vào đầu ông Tuấn. Sau đó, ông Minh được nói đã nổ thêm phát súng cuối cùng để tự sát trong phòng ông Tuấn.

Nổ 4 phát súng, đi bộ thêm 150 mét vẫn không ai hay biết?

Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu
Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu - giám đốc công an tỉnh Yên Bái cho biết: Tại hiện trường, cơ quan công an thu được 8 vỏ đạn, mỗi nơi 4 vỏ. Loại súng gây án là khẩu K59, không có nòng giảm thanh.

K59 là loại súng có tiếng nổ lớn mỗi khi bắn ra. Do đó, thật khó có thể tin được rằng sau khi ông Minh nổ đến 4 phát súng mà tất cả các cán bộ tỉnh uỷ Yên Bái vẫn không ai hay biết.

“Khi đối tượng từ phòng đồng chí Cường tới phòng đồng chí Tuấn các cán bộ ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở gần đó còn chào hỏi nhau”, thiếu tướng Chiêu nói thêm.

Khoảng cách giữa 2 phòng – nơi xảy ra 2 vụ án mạng là 150 mét. Liệu rằng sau khi nghe tiếng súng nổ, lực lượng bảo vệ lẫn ông Tuấn không có sự phòng vệ nào để đến nỗi bị sát hại chăng?

Thêm vào đó, ít ai có thể tin được rằng một cơ quan đầu não của tỉnh vốn được bảo vệ an ninh tối đa lại có thể dễ dàng để cho một cán bộ mang súng ra vào như chỗ không người.

Lời giải thích của ông giám đốc CA tỉnh Yên Bái lại càng khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn.

Tự sát bằng một viên đạn “xuyên từ sau gáy ra trước”

Nghi phạm chính của vụ án là ông Đỗ Cường Minh được nói đã “tự sát” ngay sau khi bắn chết bí thư và chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Vàng À Sàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Yên Bái, cho biết: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập.” 

Chi tiết này tiết lộ rằng ông Đỗ Cường Minh không hề tự sát mà đã bị một người khác bắn chết. Bởi lẽ, nếu tự sát thì không thể đặt nòng súng vào sau gáy rồi bắn ra trước được.

Nhiều khả năng, thủ phạm thực sự cũng chính là kẻ đã ra tay sát hại cả bí thư lẫn chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, sau đó dựng hiện trường giả nhằm đổ tội cho ông Đỗ Cường Minh.

Về thân thế của ông Đỗ Cường Minh, bà Phạm Thị Thanh Trà - chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết ông là người sống rất “hoà đồng và hiền lành”

Ông Minh cũng là con rể của một lãnh đạo cũ của tỉnh Yên Bái. Còn vợ ông là thành viên Ban chấp hành tỉnh ủy.

Thủ tướng ra lệnh “phải bình tĩnh”

Phản ứng nhanh nhẹn một cách bất thường của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thấy mức độ nghiêm trọng liên quan đến âm mưu thanh trừng này.

Chỉ đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra vụ nổ súng, lúc 9 giờ sáng cùng ngày, ông Phúc đã dẫn đầu một phái đoàn từ Hà Nội lên Yên Bái chỉ đạo giải quyết vụ việc.


Một bức ảnh đăng trên Thông tấn xã Việt Nam cho thấy cảnh ông thủ tướng trực tiếp vào bệnh viện “thăm các nạn nhân” lúc 11 giờ sáng, trong khi cả 2 người này đã bị bắn chết nhiều tiếng trước đó.

Tại đây, ông ra lệnh các quan chức Yên Bái “phải bình tĩnh”, đồng thời lực lượng CA và quốc phòng “tuyệt đối không để xảy ra các tình huống xấu, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”.

Có thể nói, đây là một vụ thanh trừng chính trị đặc biệt nghiêm trọng trong suốt nhiều năm trở lại đây có liên quan đến những phe phái quyền lực chằng chịt từ trung ương đến địa phương.

Một khi những âm mưu đầu độc đã không đủ sức răn đe thì những người cộng sản - với bản chất bạo lực cách mạng ăn sâu trong máu – sẽ sẵn sàng nổ súng ám sát các đồng chí của mình để phô trương thanh thế.

Nhiệt điện Long An - nỗi lo chẳng của riêng ai

Tô Văn Trường (BVN) - Công nghệ nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường ở Việt nam đã thấy rõ hậu quả. Nhưng ngay cả trường hợp cụ thể nhiệt điện Long An có thể có nguy cơ hốt rác của các nhà máy nhiệt điện của Hàn Quốc phải đóng cửa hoặc sẽ phải đóng cửa. Phía ta đừng cứ thấy FDI cho năng lượng là "hốt" liền - dù là từ Hàn Quốc. Dự án này cần được xem xét lại toàn diện thật cặn kẽ.

Nhà máy nhiệt điện Long An là bài toán khó, bởi vì nền kinh tế nào cũng đòi hỏi năng lượng. Chỗ yếu căn bản của Việt Nam là không làm sao có được một quy hoạch phát triển tổng thể thật sự bài bản, khoa học, tin cậy, vẫn là trong tình trạng “ngứa đâu, gãi đấy”!

Trên thực tế, toàn bộ nền kinh tế nước ta đã và đang bị dẫn dắt, bị cám dỗ bởi FDI, trong đó tỷ lệ "FDI bẩn" (như Formosa, Bauxite Tây Nguyên...) khá cao, lại thêm lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích nhóm, sự lũng đoạn của bên ngoài... chẳng khác gì chúng ta đã và đang xây một ngôi nhà mà ở đấy mọi người tham gia xây dựng ai muốn làm gì có lợi nhất cho mình hoặc giành được cái gì lợi cho mình thì làm!

Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước 30 năm qua thực chất làkhông có chiến lược, nó thay đổi theo nhiệm kỳ và theo sự thăng trầm của các nhóm lợi ích, theo "nền kinh tế GDP tỉnh"...

Công nghệ nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường ở Việt nam đã thấy rõ hậu quả. Nhưng ngay cả trường hợp cụ thể nhiệt điện Long An có thể có nguy cơ hốt rác của các nhà máy nhiệt điện của Hàn Quốc phải đóng cửa hoặc sẽ phải đóng cửa. Phía ta đừng cứ thấy FDI cho năng lượng là "hốt" liền - dù là từ Hàn Quốc. Dự án này cần được xem xét lại toàn diện thật cặn kẽ.

Nhiều quốc gia trên thế giới đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện đốt than để tránh tàn phá môi trường, tập trung khai thác triệt để năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện rác, điện địa nhiệt, điện thủy triều, thì tại Việt nam các nhà máy nhiệt điện không ngừng được xây dựng! Mới nhất, là quy hoạch dự án nhà máy nhiệt điện than Long An I, do Tập đoàn Deawoo E&C (Hàn Quốc) triển khai, có công suất 1.320 MW có vốn đầu tư khoảng 2,7 tỉ USD này, theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (BOT)1.

Bài toán năng lượng sạch

Thế giới đang đi vào hạn chế nguồn năng lượng khoáng chất gây ô nhiễm môi trường và đã sáng tạo nhiều công nghệ mới có khả năng sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Nhưng vì là công nghệ mới nên hiệu suất sử dụng chưa cao vì công nghệ chưa được hoàn thiện. Hậu quả là hiệu quả kinh tế thấp hơn việc sử dụng các nguồn điện hiện hành, truyền thống, vì công nghệ đã được liên tục cải tiến và hiện đại hóa từ khi có máy hơi nước của Watt.

Bài toán năng lượng sạch đặt ra trên thế giới lâu rồi và gần đây thì giá thành cho năng lượng tái tạo mới giảm bớt được để đi vào hiện thực cuộc sống. Hiện nay, Tây Ban Nha đang sản xuất điện gió hiệu quả, sản xuất thặng dư, làm xảy ra xung đột giữa bên sản xuất điện gió và bên sản xuất điện từ các phương pháp khác.

Khó khăn trong điều độ lưới điện nên Việt Nam chưa thực sự muốn phát triển năng lượng tái tạo2. Hiện nay, giá năng lượng của ta tính chưa trọn vẹn và chưa bao gồm chi phí bảo vệ môi trường trong đó nên năng lượng hóa thạch và đặc biệt là than vẫn là nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn.

Điểm mấu chốt luôn là vấn đề kinh tế, đầu tư, lợi nhuận mà thôi. Nếu ta không đưa chi phí xử lý môi trường vào giá năng lượng thì tất cả những vấn đề ta đề cập chỉ tồn tại ở mức lý thuyết và thử nghiệm.

Việc quy hoạch phát triển nhiệt điện khá ồ ạt hiện nay, tạo cho dân chúng nghi ngờ về tính chính xác của các quy hoạch. Hiện nay, tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một USD GDP của Việt Nam thuộc diện cao và có tiềm năng lớn trong việc tiết kiệm năng lượng. Các công nghệ tiết kiệm năng lượng cũng đang ngày càng phát triển hơn cùng với năng lượng tái tạo đang ngày càng rẻ hơn. Nếu quy hoạch không cẩn thận ta sẽ bị thừa điện từ nhiệt điện hóa thạch và bắt buộc phải vận hành vì đã đầu tư vào đó rất lớn rồi. Khi đó, khả năng phát triển năng lượng tái tạo sẽ bị hạn chế. Với giá điện như hiện nay, các công nghệ tiết kiệm năng lượng cũng kém hấp dẫn hơn.

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Công nghiệp điện đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc, và điện đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng duy trì sự giàu có của người dân Hàn Quốc. Có 4 loại nhà máy điện ở Hàn Quốc trong nền kinh tế Hàn Quốc những năm 1985 tới 1998: thủy điện, nhiên liệu hóa thạch, hạt nhân và non-utility. Lượng tiêu thụ điện của Hàn Quốc trên GDP thì lớn hơn những nước phát triển, nhưng giá điện hiện tại thì rẻ hơn so với các nước phát triển. Lượng điện tiêu thụ lớn phản ánh không hiệu quả sử dụng điện trong công nghiệp và tại các hộ gia đình. Nhiên liệu hóa thạch bao gồm than/dầu khí tự nhiên và quy trình tổng hợp cung cấp khoảng 50,6% tổng lượng điện phát sinh sau đó đến lượng điện phát sinh từ năng lượng hạt nhân khoảng 37,5%. Non-utility và năng lượng thủy điện đóng góp khoảng 10% và 1,9% tương ứng. Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy sự gia tăng khó khăn về việc bảo đảm an toàn khu vực phát triển hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện và các trạm phân bố, truyền tải điện, bởi mức vượt trội yêu cầu về đền bù, đồng thời tiêu chuẩn sống và nhận thức về vấn đề môi trường liên quan tới phát triển năng lượng điện.

Theo thông tin từ CNBC (7/2016), Hàn Quốc sẽ đóng cửa 10 nhà máy điện than cũ vào năm 2025. Cũng theo CNBC, thì Hàn Quốc có kế hoạch mục tiêu 37 tỷ USD đầu tư cho năng lượng tái tạo vào năm 2025. Theo như báo cáo này3, thì kế hoạch cắt giảm lượng bụi than xuống mức 24% vào năm 2030 so với mức ô nhiễm năm 2015. Hàn Quốc sẽ xây thêm 20 nhà máy nhiệt điện mới theo kế hoạch cho tới năm 2022. Nhưng sẽ không có kế hoạch xây thêm các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2017-2031.

Theo một bài báo khác4, Hàn Quốc có khoảng 53 nhà máy nhiệt điện, 11 nhà máy hơn 30 năm hoạt động, và 3 nhà máy hơn 40 năm. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đóng cửa các nhà máy cũ để giảm bớt ô nhiễm môi trường (đóng cửa những nhà máy hơn 40 năm).

Tại Hàn Quốc, nhà máy nhiên liệu đốt than được biết là một trong những nguồn chính gây ra ô nhiễm thủy ngân. Ô nhiễm thủy ngân có thể ở 3 dạng: thành phần thủy ngân đã bị oxi hoá (Hg2+) và các hạt bao bọc (Hgp). Thành phần thủy ngân có thể quản lý bằng các thiết bị quản lý ô nhiễm không khí hiện có được lắp đặt để kiểm soát NOx, SOx như là có cùng lợi ích trong điểu khiển quản lý ô nhiễm. Thủy ngân hiện tại được xem là vấn đề quan trọng trong quản lý ô nhiễm trên toàn thế giới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trên toàn thế giới việc quản lý ô nhiễm thủy ngân vẫn chưa có một công nghệ thích hợp. Theo như đánh giá5 thì có khoảng 46 tấn thủy ngân phát thải tại Hàn Quốc năm 2000 và trong số đó 84% là bởi các trạm đốt điện than. Những đánh giá mới nhất năm 2005, có khoảng 32 tấn thuỷ ngân/năm.Than đóng góp khoảng 30% tổng lượng năng lượng nhiệt điện tại Hàn Quốc.

Tác hại của nhà máy nhiệt điện Long An

Nhiệt điện, ngoài vấn đề đem lại nguồn lợi cho GDP của Long An nhưng tác hại của nó thấy rõ nhất về môi trường và rủi ro về nguồn nhiên liệu.

Dự án trung tâm Nhiệt điện Long An dự kiến là khá lớn. Ở đây, dự kiến sử dụng nhiệt điện than có lẽ là sẽ dùng than nhập từ Indonesia hoặc từ Úc. Nhìn chung, theo quy hoạch phát triển nguồn điện thì đến năm 2030 có đến 51% điện năng được sản xuất bằng nhiệt điện than. Tại sao vậy? Vì các nguồn khác đã hết, thậm chí cả than cũng hết, nhưng nhập than từ Indonesia có lẽ là phương án rẻ tiền nhất. Phát điện là một lĩnh vực sử dụng than khổng lồ mà với công suất của Long An trong tương lai thì một giờ nó đốt cũng khoảng 600 tấn than, và do đó nó thải ra khoảng 120 tấn tro cả tro bay và xỉ thải trong một giờ. Việc xử lý được khối lượng chất thải như vậy sẽ là một vấn đề lớn. Một trung tâm nhiệt điện như vậy cũng cần cảng chuyên chở nhiên liệu lớn để cung cấp cho nhà máy.

Nhìn chung, nhiệt điện đốt than thì vấn đề ô nhiễm khí thải là quan trọng nhất. Với lượng nhiên liệu đốt khổng lồ như vậy thì hiện nay các nhà máy đều có các bộ khử bụi tĩnh điện lọc được khoảng 99% lượng bụi thải và nhìn chung bụi thải là có thể xử lý được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như ở nhà máy điện Hải Phòng, trong trường hợp phải đốt dầu kèm khi phụ tải thấp thì lọc bụi tĩnh điện hoạt động kém hiệu quả và cũng gây ra ô nhiễm môi trường, nhất là khi doanh nghiệp gian lận không cho máy lọc bụi tĩnh điện hoạt động để tiết kiệm tiền.

Vấn đề thứ hai là khử SOx và NOx. Các bộ khử (các hệ thống xử lý) này thường có chi phí khá cao làm tăng chi phí đầu vào cho nhà máy. Trong một số trường hợp thì nhà máy có thể có trang bị các bộ này nhưng không cho nó vận hành vì nó gây trở lực lớn cho quạt. Với các nước phát triển thì họ luôn có trang thiết bị đo và dẫn tín hiệu đến trung tâm quan sát môi trường độc lập, nhưng của ta thì nhìn chung phụ thuộc vào thiết bị đo do nhà máy trang bị. Điều này dẫn đến những rủi ro về phát thải SOx và NOx với khối lượng lớn gây mưa axit.

Đối với nhiệt điện than thì nhìn chung cần phải xác định nguồn nhiên liệu trước khi thiết kế nhà máy bởi lẽ việc thay đổi loại nhiên liệu sẽ khiến cho lò hơi vận hành kém hiệu quả. Nhìn chung, than nhập khẩu sẽ tốt hơn than trong nước do than trong nước là loại antraxit có nhiều tro, khó bốc cháy, lâu cháy kiệt, hàm lượng carbon còn lại trong tro khá cao nên khó sử dụng tro bay làm phụ gia xi măng. Nếu dùng than nhập khẩu thì có thể lựa chọn loại than có hàm lượng tro ít, dễ bốc cháy và cháy kiệt hơn nên tro thải ra có thể sử dụng ngay làm phụ gia xi măng. Khi đó lượng xỉ thải có thể giải quyết dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, than nhập khẩu thì khó chủ động với số lượng lớn, hoạt động lâu dài. Nhìn chung các nước thường mua cả mỏ của nước có nguồn nguyên liệu để có thể ổn định vận hành. Việt Nam chưa làm được điều đó nên nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định sẽ là vấn đề rủi ro lớn.

Các nhà máy nhiệt điện chỉ được quy hoạch bãi thải xỉ với công suất chứa đủ trong 2 năm mà thôi. Sau đó phải tính chuyện sử dụng để giảm lượng chứa thải. Vậy nên tro bay là một vấn đề nghiêm trọng rất khó xử lý.

Long An cách TP.HCM có 30 km, mà một trung tâm nhiệt điện lớn như vậy thì cũng rất đáng ngại cho sự phát triển tương lai. Cho dù cố gắng áp dụng những công nghệ mới nhất nhưng với quy mô lớn như vậy thì lượng phát thải cho dù giảm được cũng vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới thành phố.

Các nhà máy công nghiệp nhỏ thì có thể di dời khi thành phố cần trong sạch hơn nhưng nhà máy nhiệt điện thì quá lớn để tính chuyện di dời khi thấy không thích hợp.

Giải pháp

Theo World Energy Outlook 2011 thì trong giai đoạn 2010 đến 2035, các công nghệ tiết kiệm năng lượng đóng góp tới 53% trong việc giảm phát thải khí nhà kính CO2. Nó đồng nghĩa với việc đóng góp tới 53% trong việc giảm nhu cầu năng lượng tăng thêm trong khi đó năng lượng tái tạo đóng góp 21%; nhiên liệu sinh học đóng góp 3%; hạt nhân đóng góp 9% và thu hồi CO2 chiếm 15%.

Tiết kiệm năng lượng đem lại tiềm năng rất lớn nhưng để nó đóng góp được như vậy thì chính sách về giá năng lượng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, các chính sách khác về khuyến khích công nghệ, lựa chọn ngành phát triển kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu ta cứ tập trung phát triển kinh tế bằng thép, bôxít, xi măng, v.v. thì kiểu gì chả phát thải lớn và nhu cầu năng lượng cao.

Quan trọng là nâng cao vai trò quản lý và giám sát thực hiện, từ khâu xét duyệt chủ trương (làm quy hoạch) đến khâu phê duyệt dự án, giám sát xây dựng và giám sát vận hành về sản xuất điện.

Ở VN vấn đề năng lượng sạch cũng đã có nhiều người bàn đến từ 50-60 năm nay rồi. Nhưng phần lớn chỉ trên lý thuyết. Gần đây, đã có nhiều dự án đã hoàn thành về năng lượng gió ở phía Nam và vài đảo. Năng lượng mặt trời thì cũng đã có nhiều nơi làm nhưng mới chú trọng đến đun nước tắm, công suất nhỏ và cũng "đắt". Cái hạn chế lớn nhất là đầu tư cho một đơn vị năng lượng mới (năng lượng gió) còn khá cao. Cái hạn chế với VN chính là ở chỗ ấy.

Công nghệ điện năng sạch từ gió và sóng biển, ở Na Uy có nhiều cái để học tập. CHLB Đức, nếu đi suốt từ Berlin đến Dresden, rồi lên Hamburg thì thấy cơ man nào là các cột điện gió. Hiện nay, CHLB Đức cũng đang giảm dần nhà máy chạy than và cả thủy điện lẫn điện hạt nhân để phát triển điện gió và năng lượng mặt trời...

Than đã hết thời rồi, trữ lượng không còn bao nhiêu, khai thác ngày càng khó. Nước ta đã phải nhập khẩu than và lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, giá ngày càng đắt. Đó là chưa nói đến tác động xấu đến môi trường. Và quan trọng hơn là đi ngược trào lưu thế giới. Cái cần bây giờ là phát triển các nguồn khác. Và cũng không kém phần quan trọng là sử dụng điện phải tiết kiệm. Đầu tư vào tiết kiệm điện chưa chắc đã tốn kém hơn xây dựng nhà máy chạy than mới.

Lời kết

Muốn chuyển sang năng lượng tái tạo (sạch) thì đầu tiên, quyết định là tiềm lực kinh tế. Kỹ thuật thì sẽ cải tiến dần dần. Phương án khai thác triệt để năng lượng tái tạo tuy giá thành có cao hơn nhiệt điện nhưng an toàn hơn đối với môi trường.

Phương án như lấy tiền thất thoát trong đầu tư xây dựng các ngành cộng lại thì thừa để đầu tư xây dựng các nhà máy điện năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường thay cho nhiệt điện than. Việc này thực hiện được chỉ tùy thuộc vào hai yếu tố: đó là thể chế và con người!

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm Điện lực Long An, tỉnh Long An.

2. Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chỉnh phủ Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030.





T.V.T.

Tác giả gửi BVN

Công điện khẩn của BCT về vụ Yên Bái...

Sự kiện đồng chí Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái ra tay sát hại 2 quan chức đầu tỉnh đang làm thiên hạ rúng động. Lòng người ngổn ngang, ly tán. Các lãnh đạo cao nhất của các địa phương cáo lão về quê, giả bệnh hay trốn biệt, không chịu đi họp nếu trong cuộc họp có mặt đồng chí trưởng Kiểm Lâm. Hàng chục tỉnh thành có kiểm lâm đều rơi vào tình trạng nguy hiểm chết lâm sàng này. 

Nhưng phải làm sao để tránh xảy ra tình trạng Yên Bái tiếp diễn, khi sáng ra mở cửa thì thấy lù lù một tên Kiểm Lâm đứng đó với cây súng trong tay thì tiêu ma hết cả Đảng lẫn Chính Quyền.

Mâu thuẫn trong nội bộ là đặc trung không thể tách rời. Ý chí chiến đấu để loại trừ nhau trong Đảng là sự thăng tiến hữu cơ của Đảng ta và việc các đồng chí to giết nhau chính là sức mạnh vô địch của Đảng ta.

Kiểm Lâm là cái chi chi. Bọn đó nửa người nửa ngợm, nửa CS nửa lưu manh giang hồ, nên hành vi bất ngờ, khó đỡ. Chúng lại có đồng đảng là bọn lâm tặc, nhiều tiền lắm của vì bán gỗ. Hai lực lượng ấy mà kết hợp lại tấn công Đảng thì bỏ mẹ, chạy đi đâu cho thoát. Cứ tưởng tượng vào một ngày đẹp trời, bọn Kiểm lâm súng cầm tay tràn vào Hà Nội. Bọn lâm tặc theo sau, cưa, cưa xích và máy chém gầm vang. Bọn liên quân lê máy chém đi khắp thủ đô tìm lãnh đạo xử tử. Đảng ta sợ không kịp vãi đái ra quần, chạy mô cho thoát.

Kinh khủng quá. Nhớ khi xưa, vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp vô sản Vladimir Ilyich Lenin đã từng sáng suốt nhận định rằng - CNXH bách chiến bách thắng của chúng ta chỉ có thể sụp đổ bởi bọn có chữ Kiểm trên đầu như Kiểm Lâm, Kiểm Ngư, Kiểm Toán, Kiểm Điểm v.v... Thôi, tránh voi chẳng xấu. Giờ là thời của bọn kiêu binh Kiểm Lâm rồi. Thuận theo Trời thì sống, nghịch là chết không kịp ngáp.

Do vậy, BCT đã quyết định kiện toàn bộ máy, đưa lực lượng Kiểm Lâm vào làm nòng cốt của Đảng, làm thanh gươm và lá chắn của Đảng. Lực lượng Kiểm Lâm được cơ cấu lãnh đạo thay cho bộ ba CA, AN và Quốc Phòng, để bộ ba này đi chỗ khác chơi.

Ngoài ra có những chỉ thị cho toàn thể đảng viên như:

- Phục tùng các đồng chí Kiểm Lâm vô điều kiện. Không được làm các đồng chí ấy buồn mà gặp họa súng nổ đầu rơi.

- Không quan hệ tình ái ngoài luồng với vợ các đồng chí thuộc ngành Kiểm Lâm. Ngành khác thì được chứ Kiểm Lâm thì đừng.

- Nhà nào có con gái quen người của Kiểm Lâm thì cho chúng lấy nhau khẩn cấp; không để lâu gây họa.

Phải giữ Đảng như giữ con ngươi của mắt mình. Không giữ được nhiều thì ít, giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Thôi thì có cũng hơn không
Có chút lông còn hơn trọc lóc...

Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Kiểm Lâm vĩ đại!

19.08.2016

Thấy gì qua việc thanh toán nhau ngay tại sào huyệt đảng CSVN ở tỉnh Yên Bái?

Kông Kông (Danlambao) - Vụ án mạng nghiêm trọng nầy là thuộc về sự tranh giành nội bộ đảng tại Yên Bái, một đảng đang bán rẻ đất nước và dân tộc, vì thế không lẽ dư luận lại “vô cùng thương tiếc” hoặc “cảm thông” việc phản dân hại nước, thanh toán nhau vì quyền lợi phe cánh?

Do đó sự hả hê của Lề Dân mới đúng là đạo lý làm người. Và qua sự kiện nầy đảng CSVN phải biết là người dân đang sôi sục căm thù đến mức độ nào!...

*

Hung thủ đảng viên Chi cục trưởng kiểm lâm là rể cựu Bí thư Tỉnh Yên Bái, có thân nhân tốt!

Khoảng 7 giờ sáng 18/8/2016, hung thủ đến trụ sở đảng, vào phòng Bí thư Tỉnh bắn chết Bí thư, xong đóng cửa lại, bước ra ngoài gặp nhân viên trong sở vẫn chào hỏi mọi người như bình thường, rồi đi tiếp đến phòng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, cách đó 150 mét, nổ súng giết luôn. 8 viên đạn K-59, 4 viên dành cho Bí thư Tỉnh, 3 viên cho Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, viên cuối cùng bắn vô đầu tự sát!

Diễn biến như thế cho thấy đảng viên hung thủ hành động không phải trong tâm trạng bị phấn kích không thể kiềm chế được (!) trong khi chỉ một tiếng đồng hồ sau đó sẽ có cuộc họp quan trọng của tỉnh để “cơ cấu lại bộ máy biên chế trong cả hệ thống chính trị” theo chỉ thị của Bộ Chính trị.

Ngay sau biến cố làm rúng động dư luận cả nước, đặc biệt với giới chức cao cấp, tỉnh Yên Bái cho biết sự việc “không liên quan đến vấn đề nhân sự”!

Câu hỏi là tại sao Yên Bái nêu “vấn đề nhân sự” ra công luận, dù “không liên quan”? Điều nầy cho biết cuộc thanh toán 2 nhân vật hàng đầu của tỉnh phải có liên quan. Vì “không liên quan” thì thông báo để làm gì trong khi điều tra là việc của công an?

Vì thế xin nêu ra đôi điều cần suy nghĩ:

1) Đảng viên, nếu đúng là “công bộc” của dân, thì bị/được điều động đến một nơi nào khác cũng chỉ để phục vụ, tại sao lại căm phẫn đến độ phải thanh toán 2 lãnh đạo cao nhất tỉnh? Cụ thể hơn, nếu thấy bị điều động không hợp với hoàn cảnh riêng thì có thể xin từ chức, chứ tại sao phải trả thù rồi tự sát?

2) Từ đó có thể suy đoán là chức vụ đang có của hung thủ phải liên quan đến bổng lộc và quyền lợi. Vì con người chỉ căm phẫn và liều mình khi quyền lợi bị kẻ khác cướp, đặc biệt là cướp để giao cho người thuộc phe cánh khác!

3) Kế đến, vì là rể của cựu Bí thư Tỉnh và đang giữ chức Chi cục trưởng kiểm lâm, nên hung thủ có điều kiện để bao che cho bố vợ nếu bố vợ có liên hệ với lâm tặc khi còn tại chức. Trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có hơi hướm “đả cẩu, diệt trùng”, theo cách của Tập Cận Bình, nên rể cựu Bí thư Tỉnh thấy cần phải ra tay trước khi nội vụ bị đưa ra ánh sáng trong cuộc họp.

4) Điều bất ngờ khác là tại sao ông Thủ tướng trực diện tại ngay phòng cấp cứu trong lúc bác sĩ “giỏi nhất”, được điều động cấp tốc từ Hà Nội lên, đang cứu chữa? Sự hiện diện của ông ở trong phòng cấp cứu trông rất phản cảm! Vì nếu muốn thể hiện uy quyền đối với bác sĩ, để họ cố gắng hết mình cứu nạn nhân, thì sự có mặt của ông trong phòng chỉ gây bối rối cho các bác sĩ mà còn vướng víu đến việc cứu chữa khẩn cấp. Hơn thế nữa, ông lại vi phạm điều luật cấm của bệnh viện, khi vừa mới “xin lỗi” vụ đoàn xe của ông chạy ngang nhiên trên “Phố Đi Bộ” ở Hội An!

5) Chuyện khác, thuộc về nhân tâm. Tại sao dư luận Lề Dân có vẻ hả hê nội vụ đến nỗi VTC phải dẫn chứng đạo lý làm người ra phản ứng (?) trong khi đối với người trộm chó, bị dân làng vây đánh đến chết, lại được Lề Dân lên tiếng bảo vệ và đòi hỏi dân làng phải biết tôn trọng luật pháp?

Vì, vụ án mạng nghiêm trọng nầy là thuộc về sự tranh giành nội bộ đảng tại Yên Bái, một đảng đang bán rẻ đất nước và dân tộc, vì thế không lẽ dư luận lại “vô cùng thương tiếc” hoặc “cảm thông” việc phản dân hại nước, thanh toán nhau vì quyền lợi phe cánh?

Do đó sự hả hê của Lề Dân mới đúng là đạo lý làm người. Và qua sự kiện nầy đảng CSVN phải biết là người dân đang sôi sục căm thù đến mức độ nào!

19.08.2016