Wednesday, May 4, 2016

Trung Quốc tuyển quân bằng video ‘giết, giết, giết’

Hình ảnh một quân nhân trong đoạn phim tuyển quân của Trung Quốc được đăng tải trên YouTube.
Hình ảnh một quân nhân trong đoạn phim tuyển quân của Trung Quốc được đăng tải trên YouTube.
VOA-05-05-2016
Trung Quốc đang kêu gọi thế hệ trẻ gia nhập quân đội với một video tuyển quân mô tả tàu sân bay, bệ phóng tên lửa, xe tăng và máy bay chiến đấu trên nền một bản nhạc rap.
Đoạn video bắt đầu với hình ảnh một người đàn ông bị bắn vào ngực, đã nhận được gần 100.000 phản hồi trên mạng xã hội Weibo.
Cư dân mạng Trung Quốc phần lớn chào đón đoạn phim mới với nhiều ý kiến rằng đây là lúc Trung Quốc phải chứng tỏ sức mạnh của mình. 
Một người nói: “Đây là phong cách cho thấy một sức mạnh vĩ đại, tôi rất thích”.
Với lời bài hát như “chỉ đợi để giết, giết, giết!”, đoạn video nhắm vào các thanh niên trẻ dựa trên các trò chơi video như "Call of Duty" về Chiến tranh Thế giới. Đoạn phim cảnh báo rằng “chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào” và “bạn đã sẵn sàng chưa?”
Tại một thời điểm trong đoạn video dài 3 phút, có cảnh một người đàn ông cầm một khẩu AK-47 bị bắn vào đầu”.
Đoạn video xuất hiện hôm thứ Tư qua một đường dẫn trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng, khi Quân đội với 2.3 triệu quân số của Trung Quốc đang thu hẹp trong nỗ lực tăng cường khả năng chiến đấu. Đứng đầu trong số những bước này là việc cắt giảm 300.000 quân nhân, trong khi lực lượng hải quân, quân đoàn tên lửa và không quân đang nhận được nhiều sự chú ý và kinh phí hơn.
Đoạn phim giới thiệu hình ảnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa như một lực lượng công nghệ và hùng mạnh. Trong khi nhắm vào lòng yêu nước truyền thống, đoạn video nhấn mạnh sự tiến bộ của đội quân lớn nhất thế giới.
Lời bài hát có đoạn: “Những đại sứ của hòa bình, chúng ta là những người bảo vệ của Trung Quốc. Những đại sứ của quyền lực, chúng ta là những chiếc răng hổ”.
Đoạn video kết thúc bằng cảnh một người lính cắm cờ Trung Quốc xuống một mảnh đất dường như là ở nước ngoài.
Theo Nhật báo Quân Giải phóng, quân đội Trung Quốc đề nghị mức lương khởi điểm 450 đôla một tháng, thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân của công nhân đô thị là 700 đôla (theo Thời báo Bắc Kinh).
Chính sách một con của Trung Quốc – bắt đầu được loại bỏ vào năm 2015 – bị đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tuyển quân, khi thế hệ con một có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã nâng độ tuổi tối đa cho các tân binh từ 22 lên 24.
Theo The Guardian, ABCNews

Trung Quốc: Video cưỡng chế di dời bằng bạo lực làm hai trẻ nhỏ thiệt mạng

 Theo Đại Kỷ Nguyên-4 mins trước
Từ video chia sẻ trên mạng cho thấy những nhân viên an ninh này đã hành hung vô cùng man rợ đối với người dân, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, có thể nghe rõ tiếng kêu cứu và than khóc của người dân vô cùng thảm thương.
Từ video chia sẻ trên mạng cho thấy những nhân viên an ninh này đã hành hung vô cùng man rợ đối với người dân, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, có thể nghe rõ tiếng kêu cứu và than khóc của người dân vô cùng thảm thương.
Vừa qua, chính quyền thành phố Hải Khẩu tỉnh Hải Nam (Trung Quốc Đại Lục) đã huy động lực lượng cảnh sát cùng nhân viên phòng chữa cháy tham gia cưỡng chế giải tỏa bằng vũ lực man rợ. Sự cố đã gây ra cái chết của hai trẻ nhỏ, trong đó có một trẻ sơ sinh mới 3 tháng tuổi.
Từ video chia sẻ trên mạng cho thấy những nhân viên an ninh này đã hành hung vô cùng man rợ đối với người dân, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, có thể nghe rõ tiếng kêu cứu và than khóc của người dân vô cùng thảm thương.
Theo thông tin nhiều người chia sẻ trên mạng vào ngày 1/5 vừa qua, vụ hành hung đã làm chết một trẻ em và một bà cụ, ngoài ra có một trẻ sơ sinh đang được cấp cứu. Vào ngày 2/5, Đài Truyền hình Tân Đường Nhân dẫn lời một người dân giấu tên ở trấn Trường Lưu cho biết, em bé mới sinh bị trọng thương nên cũng đã qua đời. Em bé bị chết mới 11 tuổi còn hài nhi thì mới được 3 tháng tuổi.
Người dân trấn Trường Lưu cho biết, chính quyền áp bức người dân thôn Quỳnh Hoa vì cho rằng họ tự ý xây dựng nhà cửa trái với quy định về kiến trúc xây dựng, bắt dỡ bỏ hơn 100 căn nhà, hiện nay đã dỡ được hơn 30 căn.
Một người dân khác cho biết, chính quyền vì cưỡng chế di dời người dân ở thôn Quỳnh Hoa, trấn Trường Lưu, quận Tú Anh đã huy động 1.200 người đến dỡ nhà dân, lực lượng cưỡng chế cầm roi điện và cây gậy đánh thẳng vào dân, không xem dân là con người nữa.

Sự việc đã gây căm phẫn trong dư luận khiến chính quyền thành phố Hải Khẩu phải lên tiếng trấn an dư luận rằng, hiện nay một số quan chức liên quan đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra, có 7 nhân viên tham gia trấn áp đã bị bắt giam. Ông Phó Bí thư thành phố đã lên tiếng xin lỗi công khai.
Thực tế, ngày 8/10 năm ngoái, hàng ngàn người dân tại trấn Thạch Sơn quận Tú Anh thành phố Hải Khẩu đã biểu tình bao vây chính quyền vì kế hoạch cải tạo di dời của quan chức chính quyền. Khi đó đã xảy ra xung đột giữa người dân và cảnh sát do chính quyền huy động trấn áp, có 2 phụ nữ bị đánh roi điện, 4 người khác bị bắt giữ.
Năm 2012, tờ Đô thị Miền Nam đưa tin, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng vi phạm kiến trúc cảnh quan ở thôn Quỳnh Hoa có nguồn gốc từ chính cán bộ thôn, ví dụ tiêu biểu như ông cán bộ họ Đàm của thôn đã xây dựng tòa nhà 11 tầng, sau đó nhiều người dân đã ào ào học theo.
Theo SecretchinaTinh Vệ biên dịch

Phá hủy nhà thờ và chôn sống: Chính sách mới chống Cơ Đốc giáo của Trung Quốc

Theo Đại Kỷ Nguyên-04-05-2016
Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy được tìm thấy tại thị trấn Bailu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 21/5/2008. (Ảnh: China Photos/Getty Images)
Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy được tìm thấy tại thị trấn Bailu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 21/5/2008. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Gần đây, một loạt các hoạt động đàn áp chống lại cộng đồng Cơ Đốc giáo đã diễn ra tại tỉnh Chiết Giang phía đông nam Trung Quốc, chính quyền đã phá hủy hai nhà thờ vào ngày 13 và 14/4.
Một phụ nữ đã bị giết trong sự kiện phá hủy vào ngày 14/4 khi cô và chồng mình, cả hai đều là tín đồ Cơ Đốc giáo phản đối việc phá hủy nhà thờ của họ ở thành phố Ôn Châu, cô đã bị một xe ủi đất chôn sống.
Nhà thờ Cơ Đốc 3 tầng trị giá 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 460.000 USD) cũng nằm ở Ôn Châu, đã bị phá hủy vào ngày 13/4 với cái cớ là nó đã được xây dựng trái phép và thập tự giá được xây quá cao, theo thông tin của China Aid, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận của Cơ Đốc giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Trong khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì chính sách nghiêm ngặt của chủ nghĩa vô thần trong các thành viên của đảng, nó cũng điều hành một số tổ chức chính trị núp bóng tôn giáo để thúc đẩy đường lối của Đảng cho những giáo sĩ của năm tôn giáo đã được công nhận.
Vẻ mặt giả dối được tiếp tục được cố thủ hơn nữa trong những tuyên bố của nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại Tập Cận Bình tại một cuộc họp chính trị gần đây, ông đã nhắc lại sự cần thiết phải hướng những người trẻ tuổi khỏi niềm tin tôn giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo cần “giải thích học thuyết tôn giáo theo cách có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc hiện đại”.
Sự phá hủy hai nhà thờ ở Ôn Châu chỉ là một điểm trong chiến dịch không chính thức chống lại Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc kể từ năm 2014. Hơn 2.000 cây thánh giá trên các nhà thờ ở Chiết Giang đã bị dỡ bỏ, thường là với lý do vi phạm quy định xây dựng. Trong tháng Ba, riêng ở Ôn Châu, 50 cây thánh giá đã bị đưa xuống.
Những mục sư người Trung Quốc tin rằng thánh giá là biểu tượng chính của Cơ Đốc giáo, vốn không vừa mắt chính quyền cộng sản, chính quyền này muốn giữ những biểu tượng của tôn giáo ra khỏi tầm nhìn của công chúng đến mức tối đa.
Những tín đồ Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc gồm khoảng 6 triệu người tin theo nhà thờ Công giáo Rôma và Vatican, đã chịu bức hại vì không tuân theo các Giáo hội được ĐCSTQ kiểm soát. Các linh mục thường bị giam cầm hoặc đưa đi trại cải tạo lao động và bị tra tấn. Trong tháng 4/2016, năm linh mục đã bị chính quyền giam giữ, và sáu linh mục đã chết, những cái chết này được xem như tự tử.
Leo Tim, Đại Kỷ Nguyên tiếng AnhMinh Đạo biên dịch

Nhiều cây xanh ở Sài Gòn bị chết bất thường


Theo Đại Kỷ Nguyên-04-05-2016
 Một hàng 6 cây me tây đột nhiên bị rụng lá và chết khô một cách bất thường trên đường Trường Sơn, gần lối vào sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên)
Một hàng 6 cây me tây đột nhiên bị rụng lá và chết khô một cách bất thường trên đường Trường Sơn, gần lối vào sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên)
Thông tin nhiều cây xanh lâu năm tại Sài Gòn đang xanh tốt bỗng nhiên bị chết bất thường khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu, vậy điều gì đã khiến những cây xanh này phải chết?
Rà soát lại những cây xanh đã bị chết thì thấy rằng chúng đều tập trung ở trung tâm thành phố, như đường Trường Sơn (gần sân bay Tân Sơn Nhất), đường Phạm Văn Đồng..v.v..

Cây chết vì bị đầu độc bằng hóa chất?

Tại đường CM tháng 8, quận 1 (khu vực trung tâm TP, ngay cổng Liên đoàn Lao động TP) có 2 cây xà cừ lâu năm chết không rõ nguyên nhân.
Một người lái xe ôm kể lại với PV báo Người Đưa Tin rằng: Sau Tết Nguyên đán 2016 khoảng 10 ngày, trong một lần chờ khách hàng đi xe ôm trước cổng Liên đoàn Lao động TP, ông phát hiện ở gốc cây có một can nhựa khoảng 3 lít, chứa hóa chất nồng nặc. Sau đó, ông đã báo với nhân viên cây xanh thuộc công viên Tao Đàn gần đó tìm cách tẩy rửa hóa chất cho cây. Tuy nhiên, mấy tháng sau, cây đã chết khô, bây giờ chuẩn bị phải đốn hạ
cay-chet-1
Hai cây xà cừ nghi bị ‘sát hại’ bằng hóa chất trên đường CM tháng Tám, quận 1, Sài Gòn. (Ảnh: Lành Nguyễn/nguoiduatin.vn)
Hai cây sắp đốn hạ vì chết ở đường Cách mạng tháng Tám
Hai cây xà cừ sắp bị đốn hạ. (Ảnh: phapluatplus.vn)
Tại con đường Trường Sơn vào cổng sân bay Tân Sơn Nhất có 6 cây me tây đột nhiên bị chết khô, trong khi những cây khác gần đấy vẫn xanh tốt.
6 cây xanh bị chết này qua kiểm tra không có dấu hiệu ngoại lực, bị sâu bệnh hay thối rễ. Người dân khu vực này thấy cây cứ rũ ra rồi rụng lá, khô héo dần, khi kiểm tra gốc cây thì phát hiện có mùi hóa chất nồng nặc.
Các cơ quan chức sau đó cũng cho biết 6 cây bị chết này có mùi hóa chất ở dưới gốc.
(Ảnh Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên), cay xanh chet hang loat
6 cây me tây bị rụng lá, chết khô trên đường Trường Sơn. (Ảnh: Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên)

“Biển quảng cáo” là nguyên nhân khiến cây phải chết?

Một việc đáng chú ý là phía sau hàng cây này là một loạt các biển quảng cáo lớn bị che khuất. Điều này đặt ra nhiều nghi vấn cho việc cây xanh bị “bức tử”, không ngoại trừ trường hợp chỉ vì lợi ích kinh doanh mà có một nhóm người đã hủy hoại cây xanh.
(Ảnh Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên), cay xanh chet hang loat, cây xanh chết bất thường
Phía sau hàng cây bị chết là một loạt các bảng quảng cáo lớn bị che khuất. (Ảnh: Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên)
Một nhân viên Công ty Môi Trường Xanh có nhiều kinh nghiệm cho báo Người Đưa Tin biết: trong quá trình chăm sóc cây kiểng tại đây, anh cùng một số người xe ôm phát hiện đối tượng giả danh nhân viên môi trường, ngang nhiên đi trên những xe tải lớn, dùng dụng cụ chặt, tỉa cây xanh ảnh hưởng đến những biển quảng cáo. Nhiều lần người dân báo chính quyền địa phương lắp đặt camera theo dõi, và từng phát hiện được kẻ phá hoại cây xanh trái phép giao cho địa phương xử lý. Việc 6 cây me tây bỗng dưng khô héo, có lẽ do chúng bị đầu độc bằng hóa chất độc hại. Nhân viên Công ty Công viên cây xanh đã chăm sóc bằng việc tưới nước, bón phân và một số biện pháp khác, nhưng có lẽ không thể cứu được.
Một nhân viên chăm sóc cây xanh thuộc Công ty TNHH MTV Cây xanh cho báo Người Đưa Tin biết: “Trong quá trình chăm sóc cây xanh, chúng tôi từng nhận diện nhiều cây bị sát hại. Những cây này đều có đặc điểm chung là che khuất bảng quảng cáo của một số công ty quảng cáo lớn. Tuy nhiên, để kết luận chính thức “sát thủ” là những người liên quan đến công ty quảng cáo, chúng tôi chưa thể kết luận, vì không thu thập được chứng cứ”.
Nhìn chung, những cây xanh đột nhiên bị chết đều cùng một đặc điểm là ở vị trí đông xe cộ và có biển quảng cáo.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, Sở GTVT TP cho biết đây là vụ xâm hại cây xanh đường phố nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận và người dân. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được cá nhân, tổ chức phá hoại cây xanh để xử lý.
Một lãnh đạo Công ty Công viên Cây xanh tại Sài Gòn cho rằng hầu hết các vụ ‘sát hại’ cây xanh là vì “họ” không muốn cây cản trở mặt tiền nhà, trụ sở nhà hàng, công ty… Để tránh bị phát hiện, “họ” thường thuê người giả dạng công nhân cây xanh xuống đốn cây. Tinh vi hơn, họ dùng hóa chất đổ xuống gốc cây
Các cơ quan chức năng tại Sài Gòn đã lên kế hoạch kiểm tra ,giám sát nhằm bảo vệ cây xanh tại những nơi trung tâm TP, có các biển quảng cáo, hiện chưa phát hiện ra trường hợp nào cố ý sát hại cây xanh.
Ngọn Hải Đăng (T/H)

Nông dân đòi 90 tỷ đồng bằng... băng rôn

HỮU DANH -14:51 04/05/2016 
Bị nhà máy đường nợ tiền chậm trả, nhiều nông dân trồng mía và thương lái ở Long An đã căng băng rôn trước cổng Công ty đường Ấn Độ (NIVL) tạo áp lực đòi nợ.

Nông dân đòi 90 tỷ đồng bằng... băng rôn
Ảnh minh họa.
Trưa 4.5, nhiều nông dân, thương lái đã tập trung tại nhà máy đường NIVL (100% vốn Ấn Độ, xã Lương Hòa, Bến Lức, Long An) yêu cầu nhà máy này trả tiền nợ mía từ 2013 đến nay.
Người dân đem theo nhiều băng rôn ghi dòng chữ “Đề nghị công ty mía đường NIVL thanh toán tiền nợ mía 2013-2016” rồi treo trước cổng nhà máy.
Ông Nguyễn Văn Bước, một nông dân bị NIVL nợ gần 3 tỷ đồng cho biết, có rất nhiều nông dân, thương lái bị NIVL nợ, người bị nợ nhiều nhất khoảng 9 tỷ đồng, tổng số tiền NIVL nợ dân ước tính trên 90 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Thanh San - Giám đốc sản xuất Công ty NIVL, Tổng Giám đốc người nước ngoài của NIVL đang xoay sở vốn để thanh toán cho nông dân. “Mấy năm gần đây chúng tôi thường xuyên gặp khó khăn dẫn đến trả chậm. Chúng tôi đã ngồi họp với nông dân để xin chậm trả nợ. Lãnh đạo công ty đang chạy tiền, phải qua tuần sau mới về Việt Nam” - ông San nói.
Năm 2014, NIVL cũng bị dân “bao vây” vì nợ 150 tỷ đồng chậm trả. Sau đó, công ty này nhiều lần họp với dân, trả trong nhiều đợt nhưng vẫn chưa dứt điểm.
Theo Dân Việt

“Chúng tôi sẽ tiếp tục xuống đường vì môi trường”

Hòa Ái, phóng viên RFA 2016-05-04  
000_A468Z-622.jpg
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
Các cuộc tuần hành đồng loạt diễn ra từ Bắc vô Nam hôm mùng 1 tháng 5 được ghi nhận là những cuộc xuống đường tự phát đông đảo nhất trong 41 năm qua, kể từ sau ngày 30/4/1975, với sự góp mặt của hàng ngàn thanh niên nam nữ. Hòa Ái trao đổi cùng với 2 bạn trẻ Hồng ở Hà Nội và Châu ở Sài Gòn về chia sẻ của họ trong lần đầu tiên tham gia tuần hành vì mục đích kêu gọi bảo vệ môi trường cho Việt Nam.

Vì môi trường trong sạch

Hòa Ái: Xin được mến chào 2 Bạn Hồng và Châu dành thời gian chia sẻ với quý độc giả của đài RFA về lần tham gia tuần hành vào hôm mùng 1 tháng 5 để kêu gọi bảo vệ môi trường biển trong lành trước thảm họa cá chết hàng loạt dọc bờ biển các tỉnh miền Trung. Các bạn có thể chia sẻ mộ chút về cảm nhận của mình khi tất cả các kênh truyền thông chính thống cũng như cả trên các trang mạng xã hội đều cập nhật liên tục về  thảm họa cá chết này.
Người dân rất đau đáu đến mức bức xúc, mong làm thế nào để có câu trả lời và trả lại biển sạch cho cuộc sống của người dân và nhiều thứ khác.
-Bạn Hồng
Bạn Hồng: Nói chung em cảm thấy trước hết là có sự đồng cảm, thương vì em cũng ở biển và cũng mưu sinh bằng nghề đánh tôm cá cho đến khi em lớn ra thành phố. Sau đó thì em cảm thấy bức xúc vì rõ ràng chết hàng loạt thế rồi những người dân ở các vùng đó mang cá đổ hết ra đường cũng chỉ vì muốn tìm câu trả lời mà vẫn không có câu trả lời thích đáng. Người dân rất đau đáu đến mức bức xúc, mong làm thế nào để có câu trả lời và trả lại biển sạch cho cuộc sống của người dân và nhiều thứ khác.
Hòa Ái: Như vậy vì sự bức xúc đó mà Bạn Hồng đã có mặt trong cuộc tuần hành vừa rồi. Nhưng hiện giờ Việt Nam chưa có luật biểu tình và hành động tụ tập xuống đường có thể bị cho là “gây rối trật tự công cộng”. Các bạn có suy nghĩ lo ngại nào trong quyết định lần đầu tiên tham gia biểu tình ôn hòa hay không?
Bạn Hồng: Em cảm thấy bọn em xuống đường thì bọn em cũng không làm gì cả. Bọn em không hề xô sát, không hề đánh nhau, không làm điều gì phản cảm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của tất cả mọi người. Bọn em đi để nói lên tất cả những gì bọn em muốn nói, những gì bọn em nghĩ là tốt thì nói ra thôi. Người lớn, em thấy có những bác 60, 70 tuổi sẵn sàng xuống đường. Bây giờ mình là thế hệ trẻ, có thể không chắc chắn tiếng nói của mình đủ lớn, nhưng nhiều tiếng nói nhỏ có thể tạo thành tiếng nói lớn. Hy vọng mình có thể góp một phần vào công cuộc để người ta (những người có thẩm quyền) có thể tìm ra sự thật cho biển được sạch đẹp trở lại.
Bạn Châu: Có lo lắng sợ an ninh bắt mình thôi chứ chuyện đánh đập ở ngoài đường thì không có sợ. Em nghĩ mình lo như vậy mà không xuống đường thì không thể hiện được nguyện vọng của mình muốn.
000_A4698-400.jpg
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO.
Hòa Ái: Thế thì Bạn Châu tham gia trong tâm trạng có sự lo lắng. Hòa Ái nuốn biết dư âm cuộc tuần hành đầu tiên đọng lại trong bạn như thế nào?
Bạn Châu: Lúc đầu em gửi xe rồi em qua Công viên 30/4 ngồi. Em thấy ai cũng ngồi im lặng hết, không biết đâu là an ninh, đâu là những người chuẩn bị đi biểu tình. Đúng 9 giờ chuông Nhà thờ Đức Bà vang lên, ai đâu việc đó. Người thì cởi áo sơ mi ra, mặc áo thu có hình con cá cá màu đen, người thì mở ba lô lấy biểu ngữ ra, người ta tập trung lại rồi chuyền tay nhau biểu ngữ rồi đứng lên hô to những câu biểu ngữ đó và bắt đầu tuần hành. Có nhiều người ủng hộ nhưng sợ không dám xuống đường rồi em vẫn thấy càng lúc có số lượng người đông hơn và người ta thấy hừng hực khí thế nên người ta nhập vô đoàn. Đúng là lúc đầu em có cảm giác sợ sợ nhưng sau có số lượng người mà em không thể tưởng tượng đông đến như vậy khiến em thấy có sự hào hùng trong đó, cảm nhận lòng yêu nước của mình lớn hơn một chút, rất là thiêng liêng đến mức em muốn khóc.
Hòa Ái: Theo chia sẻ của 2 bạn tham gia cuộc tuần hành là để thể hiện nguyện vọng của mình. Thông điệp của các bạn là gì?
Bạn Châu: Thông điệp em muốn gửi đến chính phủ là nguyên nhân thì buộc phải tìm ra và song hành cũng phải tìm cách ổn định cuộc sống của người dân và phải giải quyết hậu quả tình trạng ô nhiễm gây ra chứ không phải đùn đẩy sau gần 1 tháng mà chưa tìm ra kết quả cũng như chưa có giải pháp nào để khắc phục hậu quả đối với người dân ở Hà Tĩnh và ở các tỉnh miền Trung.
Bạn Hồng: Bọn trẻ chúng em xuống đường là bọn em yêu cầu trách nhiệm của những người có chức có quyền phải giải trình cho nhân dân biết tại sao có thể có chuyện để xảy ra cá chết hàng loạt như vậy.
Hòa Ái: Cuộc tuần hành này được ghi nhận có dân chúng từ Bắc vô Nam tham gia đông đảo nhất trong vòng 41 năm qua. Là những người có mặt trong đoàn biểu tình, các bạn thấy hiệu quả của lần xuống đường này ra sao?
Thông điệp em muốn gửi đến chính phủ là nguyên nhân thì buộc phải tìm ra và song hành cũng phải tìm cách ổn định cuộc sống của người dân và phải giải quyết hậu quả tình trạng ô nhiễm gây ra.
-Bạn Châu
Bạn Châu: Hiệu quả thì em thấy có nhiều. Vì lúc xuống đường tuần hành hô khẩu hiệu thì có nhiều người đi xe buýt hay đi trên đường họ ủng hộ. Có người gia nhập, có người không dám gia nhập nhưng có nhiều người lấy điện thoại ra quay lại rồi chia sẻ video đó trên mạng xã hội và được nhiều người khác chia sẻ rộng ra cho thêm nhiều người nữa biết đến cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5.
Hòa Ái: Còn Bạn Hồng có nghĩ rằng cuộc biểu tình mặc dù không được truyền thông Nhà nước đưa tin nhưng cũng có tác động ít nhiều đến phía chính quyền Việt Nam?
Bạn Hồng: Em thấy tất cả tin tức mà em biết thì vẫn thế. Em nghĩ những công dân Việt Nam cứ đứng lên để nói lên ý kiến của mình thì chắc chắn là người ta (những người có thẩm quyền) cũng phải vào cuộc và người ta cũng phải làm cái gì đó, ít nhất là giải trình rõ ràng. Nếu không thì có lẽ sẽ còn nhiều cuộc xuống đường nữa. Em nghĩ là như thế.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng Hòa Ái dành cho 2 bạn là nếu như biến cố cá chết ở miền Trung vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển và đời sống của người dân thì các Bạn sẽ tiếp tục tham gia tuần hành nữa hay không?
Bạn Châu: Trong thời gian tới nếu Nhà nước không giải quyết vấn đề, không tìm ra giải pháp mà cứ lòng vòng miết không đi đến đâu và nếu như có lời kêu gọi hay lời phát động từ một ai đó, từ một cộng đồng nào đó thì bản thân em sẽ xuống đường lần nữa.
Bạn Hồng: Riêng bản thân em thì em hy vọng không còn nhưng nếu còn mà giờ mọi người xuống đường không trùng giờ làm việc của em thì em sẽ xuống đường thôi.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của Bạn Hồng và Bạn Châu chia sẻ với đài ACTD.

Cá chết cả tháng mới thấy 'vệt nước màu đỏ' ở Quảng Bình

QUẢNG BÌNH (NV) - Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam cho lập “Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia” để phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung thì truyền thông loan tin một dải nước màu đỏ dài 1.5km xuất hiện ở tỉnh Quảng Bình.

Dòng nước biển đỏ au xuất hiện tại vùng biển xã Nhân Trạch. (Ảnh: Dân Việt)

Theo tin nhiều báo tại Việt Nam, sáng ngày 4 tháng 5, 2016, người dân tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, thấy xuất hiện một cách bất thường “vệt nước màu đỏ gạch dài khoảng 1.5 km chạy qua bờ biển 5 thôn, rộng 10 mét sát mép nước.”

Báo VnExpress thuật tin theo lời ông Phan Thanh Hiền, chủ tịch xã Nhân Trạch, cho biết vệt nước xuất hiện khoảng 8 giờ sáng. Tuy đến gần tối vẫn còn nhưng đã nhạt màu hơn. Theo lời ông này

Ông Hiền cho hay, cùng với vệt nước màu đỏ bất thường, tại bờ biển xuất hiện một số cá biển mới chết dạt vào.
“Chúng tôi đang kiểm tra để xem cá biển có tiếp tục chết dạt vào buổi chiều hay không,” ông Hiền nói trên VnExpress.

Theo nguồn tin vừa kể, nhận tin báo, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Quảng Bình) đã cử người lấy nhiều mẫu nước để gửi Tổng Cục Môi Trường xét nghiệm. Sở Tài Nguyên Quảng Bình cũng khuyến cáo người dân không tắm biển hoặc sử dụng nước biển cho các hoạt động khác cho đến khi xác định được nguyên nhân và có thông báo kết quả chính thức.

Đồng thời, “Chuyên gia trong và ngoài nước của Tổng Cục Môi Trường từ Hà Tĩnh đã tới khu vực xuất hiện vệt nước khác thường trên để kiểm tra. Ảnh chụp dải nước bất thường ở Quảng Bình đã được gửi vào Viện Hải Dương Học Nha Trang. Ngay trong ngày, Viện Hải Dương Học đã cử cán bộ trực tiếp tới Quảng Bình thu mẫu để tìm nguyên nhân.”

VnExpress kể tiếp rằng: “Xem những hình ảnh từ Quảng Bình gửi vào, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm (Viện Hải Dương Học Nha Trang có 20 năm nghiên cứu về tảo độc) nhận định: “Dù chưa nhận được mẫu nước nhưng đây có thể là hiện tượng tảo nở hoa, hay còn gọi là thủy triều đỏ. Loại tảo gì thì phải chờ kết quả phân tích mẫu nước biển.”

Tấm hình này chụp ngày 20 tháng 4, 2016 khi một chú bé ngồi nhìn con cá chết dạt vào bãi biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. (Hình: STR/AFP/Getty Images) 

Trong khi đó, cá chết trắng suốt 4 tỉnh miền Trung dài hàng trăm cây số đã một tháng qua dân địa phương và nhiều tỉnh thị biểu tình lên án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh thải chất độc hại ra biển, đến nay nhà cầm quyền Hà Nội mới cho thành lập “Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia” để “phân tích nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung.”

Thuật theo tin từ Bộ Khoa Học và Công Nghệ, VnExpress nói “gần 100 chuyên gia từ hơn 30 Viện Nghiên Cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như: Nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa, công nghệ vũ trụ... vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở các tỉnh miền Trung.”

Họ sẽ “lấy hàng trăm mẫu cá chết trên biển và trong lồng, mẫu nước, trầm tích, sinh vật phù du từ ngày 7 tháng 4 để phân tích độc tố, dịch bệnh thủy sản, sự hiện diện của tảo độc, các thông số môi trường. Họ cũng lấy số liệu về động đất để phân tích sự hiện diện của hiện tượng sốc nhiệt, ảnh hưởng của hiện tượng này; số liệu về viễn thám để tìm hiểu dòng chảy, dầu loang.”

Nguồn tin nói rằng các mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm “với hệ thống máy móc hiện đại của Mỹ, Nhật, Thụy Sĩ đã loại trừ nguyên nhân từ bệnh dịch, dầu loang, sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra.”
“Giới chuyên gia đang tập trung phân tích, đối chứng kết quả và đánh giá nguyên nhân sinh học và hóa học,” thông báo của Bộ Khoa Học nói. Một số chuyên viên ngoại quốc từ Mỹ, Đức, Israel cũng đến tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở miền Trung Việt Nam.

Mặt khác, theo báo Người Lao Động, “Mặc dù không phải là địa phương bị cá chết trôi vào bờ, nhưng liên tiếp mấy ngày qua, hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi rơi vào cảnh khóc ròng, vì cá đánh bắt về không có người thu mua hoặc thu mua giá rất thấp. Đã có những chủ tàu quyết định dừng đánh bắt để chờ kết luận chính thức vụ cá chết dọc biển miền Trung đang gây tâm lý sợ nhiễm độc khi ăn cá biển của người dân.”

Còn giới tiểu thương ở tỉnh Quảng Trị, tỉnh bị cá chết dạt vào bờ biển, cho hay dù cá họ bán được cấp “giấy chứng nhận an toàn” nhưng vẫn rất khó bán vì tâm lý sợ hãi cá nhiễm độc ăn có thể nguy đến tính mạng.

 “Ngư dân họ chán nản không muốn bán cá, họ nói tiểu thương ép giá. Nhưng chúng tôi cũng có bán được cá đâu, nói khản cả cổ cá ngoài khơi không ảnh hưởng chất độc mà người dân không ai mua cá hết,” tiểu thương Lê Thị Thuộc ở cảng cá Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) nói trên tờ VnEXpress.

Theo chuyên viên người Pháp Jean Hetzel được đài RFI phỏng vấn, hệ lụy thảm họa các chết vì môi trường biển nhiễm độc tại Việt Nam có thể kéo dài đến 50 năm.

Cho đến nay, nhà cầm quyền CSVN và “các nhà khoa học học” tại Việt Nam với hàng ngàn ông bà tiến sĩ vẫn còn nợ người dân câu trả lời lương thiện là tại sao cá và các loại hải sản khác lại chết hàng triệu con như vậy. Xuống biển tắm khi thủy lưu vừa đẩy đi xa vừa làm loãng dần nước ở khu vực xả chất thải độc hại, ăn cá đánh bắt từ rất xa tức những nơi không bị ảnh hưởng, để tuyên truyền bị dư luận coi là các cách trấn an không thuyết phục. (TN)
05-04-2016 3:30:31 PM 

Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm

Khánh Bình 04-05-2016 
Người dân Hà Nội biểu tình ngày 01/52016 kêu gọi bảo vệ biển sau vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam. REUTERS/Kham

Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai,  các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.
Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính.
Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.
RFI : Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam ?
Jean Hetzel Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết. 
Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.
RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào ?
Jean Hetzel : Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.
RFI : Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình ?
Jean Hetzel : Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.
RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?
Jean Hetzel : Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v.. Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.
RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?
Jean Hetzel : Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.
RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được ưu tiên ?
Jean Hetzel Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hội những người đi săn v.v.., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này. 
Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường.

Hải quan phi trường Cam Ranh xung đột với du khách Trung Cộng

Một đoạn video đang lan truyền trên mạng cho thấy một cuộc cãi vã giữa một nhóm nhân viên hải quan phi trường Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, với một nhóm du khách Trung Cộng gồm khoảng 100 người.
Các du khách Trung Cộng nổi giận vì một số người trong nhóm họ bị nhân viên hải quan đòi tiền khi đang làm thủ tục xuất cảnh. Đoạn video được quay bằng điện thoại di động, cho thấy cảnh tượng hỗn loạn khi nhóm du khách Trung Cộng la hét trước các viên chức hải quan Việt Nam. Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng ở Sài Gòn ra thông cáo xác nhận là đã nhận được khiếu nại của các công dân Trung Cộng, cho biết họ đã dính vào một vụ xô xát với giới chức phi trường ở Khánh Hòa vào đêm Thứ Hai (2 tháng 5). Trong đoạn video, vào khoảng phút thứ 50, một nhân viên hải quan cầm khẩu súng điện đi tới chĩa vào nhóm du khách.
Trang mạng TheCover.cn của Trung Cộng thuật lời một nhân chứng nói rằng, cuộc tranh cãi nổ ra khi một số du khách từ chối đưa tiền cho nhân viên hải quan. Nhân chứng này nói rằng, nhân viên hải quan ban đầu nói tiếng Hoa, yêu cầu du khách rời khỏi đó, nhưng bất ngờ ông ta đập bàn và chửi thề bằng tiếng Việt. Nhật báo South China Morning Post hôm nay (4 tháng 5) dẫn lời một nhân chứng khác, cho biết bà bị đòi 230 nhân dân tệ, và chồng bà bị đánh bằng dùi cui và bị còng tay khi ông cố gắng quay phim vụ tranh cãi.
05/04/2016 - 10:01
Huy Lam / SBTN

Dụng tâm Hán hóa, hiểm họa diệt vong

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Nước Việt Nam của chúng ta, từ thời Hùng Vương đến nay đã trải qua gần 5 ngàn năm (4.895 năm: 2879 TCN-2016 SCN) dựng nước và giữ nước. Trong thời gian dài đó đã có lúc bị phương Bắc xâm lăng và Bắc thuộc đô hộ hà khắc cộng trên ngàn năm, chúng muốn Hán hóa biến người Lạc Việt trở thành nô lệ của chúng. May thay! Tổ tiên của chúng ta đã bất khuất quật cường, nhiều phen nằm gai nếm mật đánh đuổi quân ngoại xâm giữ gìn đất nước, bồi đắp giang sơn gấm vóc để con cháu ngày nay được thừa hưởng.

I- Dụng tâm Hán hóa của Cộng sản Việt-Tàu: 

Xâm lăng và Hán hóa nhiều khi không cùng một lúc, Hán hóa thường xảy đến sau khi xâm lăng nên trong thời gian quân ngoại xâm đang xâm lăng thì sự quật khởi có cơ hội dễ thành công hơn. Hiện nay, nước ta đang bị Tàu cộng dùng âm mưu thủ đoạn vô cùng nham hiểm, chúng vừa xâm lăng lại vừa Hán hóa cùng một lúc?! Vì sao nói vậy? Xin thưa: 

a- Dụng tâm của Tàu cộng: Việc Tàu cộng đang xâm lăng nước ta thì quá rõ ràng, chúng đã/đang xâm chiếm khoảng 700 km vuông lãnh thổ của ta gồm cả ải Nam Quan, thác Bản Giốc; chúng đã/đang xâm chiếm khoảng 11.000 km vuông lãnh hải tại vùng vịnh Bắc bộ Việt Nam?!. Chúng đã/đang chiếm đóng trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

Vào ngày 14, 15 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Tàu cộng là Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, đã cố đạt cho được thỏa thuận về việc lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội. Họ lập Viện Khổng Tử là chiêu bài để tạo ảnh hưởng và xâm nhập dần cho việc Hán hóa. Điều băn khoăn là thời kỳ Cách mạng văn hóa Trung Hoa (1966-1976), họ đã chối bỏ tư tưởng Khổng Tử, vì sao ngày nay lại lập Viện Khổng Tử ở nước ta?! 

Ngày nay, các khu phố Tàu lại mọc lên ở Việt Nam như nấm: Bình Dương, Vũng Áng, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Đáng ngần ngại hơn, Bô xít Tây Nguyên gây ra vấn đề an ninh, quốc phòng, xã hội, tác hại môi trường sinh thái, chưa tính đến công nghệ của Tàu lạc hậu đã/đang gây ra hậu quả hiểm họa cho nước Việt.

b- Dụng tâm của nhà cầm quyền Việt Nam: Trần Ích Tắc (1254-1329) cùng một số đại thần vào ngày 15-3-1285 theo giặc Nguyên/Tàu; Lê Chiêu Thống (1766-1793) vào Xuân Kỷ Dậu (1789) cùng với bầy tôi 25 người: Phạm Như Tùng, Lê Hân, Lê Quí Thích, Hoàng Ích Hiểu... chạy theo quân Thanh/Tàu đã để tiếng xấu muôn đời, Lê Chiêu Thống đã ăn năn việc lỡ lầm rước voi cõng rắn nên phát bệnh mất ngày 16-10-1793, tại Yên Kinh (Tàu), hưởng dương 28 tuổi. Các nhân vật này, sau đấy không có điều kiện làm nguy hại quốc gia, nhưng ngày nay đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quỵ lụy theo giặc Tàu mà vẫn lèo lái nước nhà thì sự nguy ngập quốc gia vô cùng to lớn, có thể đưa dân tộc đến diệt vong, vì sao nói vậy? Đấy là: 

- Nhà cầm quyền CSVN đã lập lờ muốn bỏ “Môn học Lịch sử” với âm mưu cho thiên triều (Tàu) dễ dàng Hán hóa nhân dân ta. 

- Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu cộng là Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội, vì nghĩ rằng họ Tập sẽ làm Chủ tịch nước Tàu nay mai, cũng là chủ nhân tương lai của chế độ CSVN?! Điều đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu CSVN cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu cộng; mà trước đấy, khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?! Đây là “giả mù pha mưa” mà CSVN muốn Việt Nam nhập Tàu?!

- Nhà cầm quyền CSVN đã không làm lễ tưởng niệm còn cấm đồng bào làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh vì chống quân xâm lược Tàu ở chiến tranh biên giới năm 1979, ở Hoàng sa năm 1974, ở Trường Sa năm 1988, xin hỏi với mục đích gì?!

- Kể từ năm 2007, nhiều dân oan, sinh viên... cùng đồng bào và các nhà đấu tranh trong nước tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội... đã liên tục biểu tình phản đối Trung cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo của Việt Nam thì bị nhà cầm quyền Việt Nam cho Công an đàn áp, bắt bớ, còn vu cáo các người yêu nước ấy là “âm mưu của các thế lực thù địch” là lý do gì?! 

II- Người Việt không ngăn chận Tàu cộng, Việt Nam có thể bị hiểm họa diệt vong:

- Nhà nước (ĐCSVN) xem thường đời sống dân chúng, vào ngày 26-4-2016 báo VNEpress là báo trong nước đã đăng tải: "Các nhà máy của Formosa hiện mỗi ngày xả ra biển khoảng 11.000 m3 nước thải cùng một số chất như axit, kiềm, dầu mỡ và chất rắn" và "Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, bắt đầu xây dựng nhà máy tại Khu kinh tế Vũng Áng năm 2012. Đây là nhà máy liên hợp sản xuất gang thép từ nguyên liệu thô ban đầu là quặng sắt và than đá thành các sản phẩm gang thép thành phẩm. Dự án gồm 6 lò cao dung tích 4.350 m3, công suất ước đạt 15 triệu tấn gang thành phẩm với tổng mức đầu tư là 28,5 tỷ USD, khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho trên 35.000 lao động. Tổng mức đầu tư giai đoạn một là 10,5 tỷ USD. 

Đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu chết. Hiện tượng bất thường này sau đó lan ra cá, tôm nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên dọc 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Lượng cá tự nhiên chết dạt lên bờ đến ngày 25/4 gần 60 tấn, chủ yếu là các loại cá sống ở tầng đáy. 

Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng điều tra và chưa có kết luận, nhưng những ngày qua nghi vấn đổ dồn về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi doanh nghiệp này có đường ống xả thải chôn dưới đáy biển. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết hàng loạt, công ty đã tiến hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa chất nhập về để làm việc này được đánh giá là cực độc (1)". 

Thế mà, mãi tới 2 tuần sau tức vào ngày 19-4-2016, nhà cầm quyền mới cử Tổng cục Thủy sản đến Hà Tĩnh kiểm tra về nguyên nhân cá chết và ngày 22-4-2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu phái đoàn của đảng và chính phủ gồm có: Nguyễn Văn Bình là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Văn Nên là Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Thanh Bình là Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; phải chăng ông Trọng đến công ty Formosa và cảng nước sâu Sơn dương Formosa Hà Tĩnh với mục đích an ủi công ty này đừng lo và nhân tiện nhận phong bao, chứ vẫn vô cảm về môi trường biển bị ô nhiễm trầm trọng ở các tỉnh miền Trung?!

- Trong bài “Hiểm họa đối với dân tộc hiện nằm ở đâu?”, đài VOA đăng ngày 30-12-2015, ông Bùi Tín là cựu Bộ dội và đảng viên ĐCSVN đã thẳng thắn viết: “Vậy thì xét cho cùng, ai là lực lượng cản trở bước tiến của dân tộc, chặn đứng con đường phát triển đi tới phồn vinh của đất nước, tiếp tay cho Bành trướng Trung Quốc gặm nhấm lãnh thổ và biển đảo nước ta? Ai là hiểm họa nguy hiểm nhất của nhân dân và dân tộc ta hiện nay? Không có một lực lượng phản động nào, lực lượng đế quốc và tay sai nào làm nổi việc ấy, chẳng có nguy cơ diễn biến hòa bình từ ngoài đảng CS. Cần nói thẳng ra đó là do lãnh đạo đảng CSVN, không một ai khác.” 

III- Lời tâm tình của người viết: 

Dân tôi nghĩ, chỉ duy nhất người Việt mới gọi “Đồng bào” là một từ nói lên nòi giống từ một bào của mẹ sinh ra mà nhân dân các nước khác trên thế giới không có, nên dù ai ở bất cứ thành phần nào trong xã hội cũng cần gắn bó người cùng nòi giống để hài hòa được khắng khít và giữ gìn nước Việt được toàn vẹn.

a- Tâm tình với Công an và Bộ đội: Công an và Bộ đội là lực lượng giữ anh ninh và quốc phòng cho nước nhà, lại bị lừa lọc bởi khẩu hiệu “còn Đảng còn mình”, xin hỏi việc bảo vệ ĐCSVN quan trọng hơn hay việc bảo vệ sự vẹn toàn quốc gia quan trọng hơn?! Nếu quí vị là người Việt Nam và còn thiên lương chắc chắn khẳng khái trả lời rằng: “Bảo vệ sự vẹn toàn quốc gia là điều tất yếu”. 

- Nhiệm vụ của lực lượng Công an thì rõ ràng “Công an chỉ tuân theo luật pháp nhằm bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội”. Cớ sao có một số Công an đánh đập đồng bào tàn nhẫn hoặc giả dạng côn đồ đề làm những việc mờ ám, từ đấy mang hổn danh “Côn an”?!

- Nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội làm gì?: “Bộ đội là lực lượng nòng cốt giữ vẹn toàn quốc gia, ngăn ngừa phiến loạn và đánh đuổi quân xâm lược nếu có” điều này Bộ đội đã thể hiện lòng sắt son bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược Tàu cộng tại “Chiến tranh biên giới 1979”, nhân dân Việt Nam luôn biết ơn, trang sử Việt được điểm tô thêm rạng rỡ. Thế sao các anh lại nghe theo “còn Đảng còn mình” hoặc “thà mất nước còn hơn mất đảng” như Tổng bí thư Nguyễn văn Linh đã nói: “Tôi cũng biết rằng dựa vào Trung quốc là mất nước nhưng còn hơn mất đảng”?!!! 

- Năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thúc với số người tử thương được ghi nhận: Quân đội của VNCH bị tử thương khoảng 250.000 người. Bộ đội miền Bắc tử vong khoảng 1.100.000 người và thường dân Việt Nam bị chết khoảng 3.000.000 người; với trên 4 triệu người Việt bị chết tức tưởi để gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đấy là dùng từ ngược ngạo vì không thể “kẻ lạc hậu lại giải phóng người tiến bộ” và “thống nhất đất nước” để dâng toàn quốc cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc như CSVN đã/đang làm thì đau đớn quá!!! Chính Bí thư Thứ nhất Trung ương ĐCSVN (1960-1976) là Lê Duẩn đã khẳng định: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô!

- Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng đánh cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam. Trong khi đấy, Đại hèn tướng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987-1991) đã ra lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”, Bộ đội nghĩ lệnh oái oăm đấy là đúng sao?!. 

Tưởng cũng nên nhắc cho các anh Bộ đội nhớ, Phan Huy là Bộ đội lớn lên ở miền Bắc, đã đi “giải phóng miền Nam” bây giờ nhìn ra sự thật phũ phàng, đã ray rứt đớn đau qua bài thơ “Ngày Quốc hận” có đoạn:

Bốn mươi năm sau “ngày thắng cuộc”
Vẹm Cộng hiện hình đảng cướp công khai
Đất nước bên lề nô vong Hán hóa
Dân tộc trầm luân dưới ách độc tài.

Nhân đây, dân tôi cũng xin nói rõ cho các anh biết là “Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa”, chính chủ tịch nước là Trần Đại Quang đã tiết lộ qua bài: “Formosa với 15 năm đầu tư tại Việt Nam (2)”, ghi rằng: “Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm. Tại dự án của Công ty Formosa, việc xác định tiền thuê đất, thời gian thuê đất được Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng với chính sách ưu đãi đặc biệt. Theo Hợp đồng cho thuê đất đã ký giữa Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thời gian cho thuê đất lên đến 70 năm và tiền thuê đất được miễn trong 15 năm. Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước, với giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm, đã bao gồm thuế GTGT. Tổng cộng trong thời hạn 70 năm, Formosa chỉ phải trả gần 94 tỷ đồng”. Công ty này cũng do Tàu cộng lèo lái, trong bài viết còn tiết lộ: “Đầu tiên là việc sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng. Năm 2014, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép. Trong số đó, chỉ có 1.400/4.154 lao động người Trung Quốc được cấp phép”. Điều lưu ý: Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị của Tàu cộng tại Việt Nam” kể từ ngày 14-7-2014, do Phó Thủ tướng CSVN là Hoàng Trung Hải đã ký với Tổng giám đốc Lee Chih Tsuen, Chủ tịch công ty Formosa.

Ngoài ra, chắc hẳn các anh Công an và Bộ đội cần hiểu rằng các người lãnh đạo của các anh có thật lòng với các anh không? Họ luôn hô hào “Trung quốc vĩ đại” “Trung quốc anh em” hoặc “Đế quốc Mỹ” hoặc “Bọn tư bản bóc lột”... Thế mà, các cán bộ cao cấp ĐCSVN lại tìm mọi cách để con con cái của họ được du học ở Mỹ hay các nước tư bản Anh, Pháp... và chính họ còn mua nhà ở các nước tư bản, điển hình như: cựu Thủ tướng Dũng, đương kim Thủ tướng Phúc, có cán bộ cao cấp ĐCSVN hay nhà cầm quyền Việt Nam nào muốn con cái họ du học ở “Trung quốc vĩ đại” đâu?! Từ đấy, mong Công an và Bộ đội cần nghĩ gì với ĐCSVN và làm gì cho nước nhà?!!! 

b- Tâm tình với các lực lượng đấu tranh: Dân tôi xin phép nêu lên các lực lượng chính cần gắn bó trong công cuộc đấu tranh đấy là:

1- Các Nhà đấu tranh Dân chủ, Sinh viên và Thanh niên: Trong lực lượng này có nhiều người trí thức, khi đấu tranh sẽ có những phương thức hành động uyển chuyển, như: Phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng đấu tranh khác, vạch trần bộ mặt thật của ĐCSVN bán nước để đồng bào thấy cần đấu tranh vì sự tồn vong của đất nước và dân tộc.

2- Lực lượng Dân oan: Dân oan là những người nông dân, những tiểu thương tính tình chơn chất, bị CSVN cướp ruộng vườn, tài sản, họ đã mất tất cả, nên sẽ đấu tranh quyết liệt.

3- Tôn giáo: Giữa Tôn giáo và Cộng sản vô thần không bao giờ hài hòa được cả. Do đấy, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài luôn bị CSVN tìm mọi cách trù dập tàn khốc! Thế nên, Tôn giáo phải đấu tranh để sống còn.

4- Công nhân Việt Nam: Trong mục “Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” của PGS, TS Nguyễn Thị Quế ghi: “Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất”. Như vậy công nhân là một lực lượng đông đảo, họ là người chăm chỉ làm việc để lo đời sống cho mình và gia đình. Nhưng họ bị CSVN cấu kết với giới chủ nhân hãng xưởng bóc lột sức lao động, như làm nhiều giờ lương ít, khi bị rủi ro trong lúc làm việc lại bồi hoàn không thỏa đáng... Vì vậy mới đưa đến nhiều cuộc đình công.

Còn nữa, 4 triệu Đồng bào ở hải ngoại dù không trực tiếp đối đầu với bạo quyền CSVN, nhưng đây là lực lượng yểm trợ cho công cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài vô cùng quan trọng. Thời gian qua đã chứng minh là CSVN vừa sợ vừa vuốt ve người Việt hải ngoại. Nên tâm thần CSVN bất định đã phản phúc lời nói của chính mình; CSVN đã gọi người Việt hải ngoại là “những kẻ ham mê bơ thừa sửa cặn của Đế Quốc”, lại đổi ngược cách xưng hô: “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”... 

Thế nên, chúng ta không thể vĩnh viễn thờ ơ, vô cảm trong lúc nước nhà đang điêu đứng: 

Cộng sản tham tàn, quá hãi hùng!
Buôn dân bán nước, kẻ thù chung
Quê hương gìn giữ, luôn tha thiết
Tổ quốc lâm nguy, sao lạnh lùng?!

Cuối cùng, dân tôi hy vọng người Việt không để cho người mình bị Tàu cộng tiêu diệt, như cá bị chết hằng hà, tức tưởi dọc theo 250 km bờ biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng. 

Ngày 3-5-2016


_____________________________________

Chú thích: