Tuesday, February 17, 2015

Năm cười, mếu với những phát ngôn thực phẩm an toàn

(Baodatviet) - Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc vẫn an toàn, lê 5 tháng không hỏng chưa chắc đã độc dù kiểm tra đúng quy trình...

Năm 2014 khép lại nhưng nỗi lo về an toàn thực phẩm, sức khoẻ của người dân vẫn khôn nguôi bởi ngày ngày họ bị bủa vây bởi mê hồn trận thực phẩm bẩn độc. Dù lãnh đạo các cơ quan chức năng có liên quan đã lên tiếng trấn an nhiều lần nhưng xem ra nó lại gây tác động ngược...
Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc vẫn an toàn
Năm 2013, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phát hiện 17 lô hàng với gần 30 tấn hoa quả Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Đến tháng 6/2014,  Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã gửi văn bản yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ số hoa quả này.
Vào thời điểm đó, trong khi chờ đợi câu trả lời từ phía Trung Quốc, 300 tấn hoa quả đã được đưa ra thị trường tiêu thụ theo nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra sau. Trước nỗi lo về sức khoẻ của người dân, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đã lên tiếng trấn an người dân về số hoa quả độc này.
"So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn".
Theo Cục trưởng Cục BVTV, hoa quả Trung Quốc độc vẫn an toàn
Theo Cục trưởng Cục BVTV, hoa quả Trung Quốc độc vẫn an toàn
Giải thích thêm, ông cục trưởng dẫn ví dụ về quả táo độc: Để kiểm tra xem có an toàn cho người tiêu dùng hay không người ta sử dụng chỉ số Daily Intex, một ngày có thể ăn bao nhiêu.
Ví dụ, khi một quả táo có dư lượng thuốc bảo vệ  thực vật vượt ngưỡng cho phép, một người ngày nào cũng phải ăn 70 quả táo thì mới mất an toàn. Chúng ta không thể ăn mỗi ngày bằng ấy táo được nên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe được.
Hay 1 thanh niên 17 tuổi ăn 50kg cà rốt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép thì mới mất an toàn.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, chỉ trong trường hợp đặc biệt là ngay sau khi kiểm tra mức độc hại quá cao và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng rất lớn thì mới ngay lập tức công bố để người tiêu dùng không sử dụng thực phẩm đó trong một thời gian, đồng thời truy xuất lại và tiêu hủy.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: toàn bộ số quả độc đã được tiêu thụ hết, vậy  giả sử khi phát hiện mức độc hại quá cao thì cơ quan chức năng lấy gì để truy xuất và tiêu huỷ?
Lê để 5 tháng không hỏng: Chưa chắc có độc
Khi Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kể câu chuyện ông mua trái lê Trung Quốc để qua 5 tháng, trái lê chỉ hơi héo một chút đã khiến dư luận sốt sình sịch.
Đích thân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã giao Cục Bảo vệ thực vật tìm nguyên nhân hiện tượng trên.
Trao đổi với Đất Việt, Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng nói rằng, không phải cứ thấy trái cây để lâu không hỏng là nghi có chất độc hại. Ông dẫn chứng, táo, lê có rất nhiều loại giống, có những giống bảo quản được 6-10 tháng.
"Nguyên lý để bảo quản trái cây được tươi khác hoàn toàn nguyên lý bảo quản mứt, bánh kẹo - những sản phẩm chế biến. Trái cây sau khi hái từ trên cây xuống vẫn là một thực thể sống, tế bào vẫn hoạt động và vẫn có quá trình trao đổi chất. Nếu bảo quản trong nhiệt độ thấp (1-5 độ C là phù hợp nhất cho táo, lê), rồi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng, tức dùng hoóc môn thực vật chứ không phải thuốc độc hại, thì trái cây để được hàng tháng trời là chuyện rất bình thường".
Ông Hồng khẳng định, việc kiểm tra trái cây nhập khẩu của Việt Nam hoàn toàn đúng quy trình và theo thông lệ quốc tế.
Ông dẫn chứng, năm 2013, Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra phân tích phát hiện 17 lô vi phạm, nhưng từ đầu năm 2014 đến nay mới chỉ phát hiện duy nhất 1 lô hoa quả nhập khẩu vi phạm, nhưng mức độ không nghiêm trọng.
Điều này tiếp tục được ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định lại trong hội nghị trực tuyến ngày 5/2.
Theo ông Phong, kiểm tra trên 466.000 tấn trái cây nhập khẩu chỉ có một mẫu nho tươi vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra nông sản thì chỉ có một mẫu đậu phộng vượt ngưỡng về hàm lượng nấm mốc. Kiểm tra 130 mẫu táo và 80 mẫu lê thì không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng.
Liên quan đến thông tin “trái lê để 5 tháng không hư”, Bộ Y tế đã tổ chức hai đoàn đi lấy mẫu rau củ quả tại Lạng Sơn, Lào Cai và một số chợ đầu mối tại Hà Nội, kết quả trên 70 mẫu được kiểm tra thì chỉ có một mẫu vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kiểm tra 70 mẫu rượu cũng chỉ có một mẫu vượt ngưỡng về hàm lượng methanol.
Sai chỉ ở hàng lậu
Theo những gì được báo cáo trong cuộc thanh tra ngày 4/2 và hội nghị trực tuyến ngày 5/2, tình hình an toàn thực phẩm hiện nay gần ở mức mỹ mãn. 
Ông Phan Huy Vĩnh, đội trưởng đội quản lý thị trường 33 (Quản lý thị trường Hà Nội), cho biết so với cùng kỳ năm trước, hàng lậu, thực phẩm lậu vào Hà Nội đã giảm đến 60-70%.
Đại diện UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định không có con gà lậu nào vào quận này vì gà Bắc Từ Liêm rất ngon.
Trong khi đó, đại diện Chi cục Quản lý thị trường quận Bắc Từ Liêm cho biết từ ngày 1/4/2014 đến nay chưa phát hiện sai phạm về chất lượng thực phẩm.
“Chúng tôi chỉ phát hiện sai phạm với hàng hóa nhập lậu, còn hàng hóa trong địa bàn quản lý thì không có sai”- vị đại diện này cho biết. Với sản phẩm mứt bí gia công mà người ta từng thấy phơi trên hè phố của làng nghề Xuân Đỉnh, Hà Nội thì Sở Y tế Hà Nội cho biết mỗi mẻ mứt bí phải trải qua 14 lần sơ chế, từ gọt vỏ, ngâm nước, phơi khô, xào đường... nên kiểm tra cũng không phát hiện vi phạm.
Ngay cả rau của Công ty Ba Chữ nhập từ chợ đầu mối về dán nhãn rau sạch cung cấp cho siêu thị cũng vi phạm về nhãn mác, nguồn gốc hàng hóa, chứ Hà Nội không phát hiện vi phạm về chất lượng.
Trên bình diện cả nước, theo ông Nguyễn Thanh Phong, đến nay mới có TP.HCM có báo cáo ban đầu về kiểm tra thực phẩm tết, trong 21 mẫu thực phẩm gồm củ quả ngâm chua, kiệu, lạp xưởng, rượu trắng, mứt chùm ruột, hạt dưa, mứt dừa, chả giò, chà bông... lấy ngẫu nhiên tại quận 1, quận 5, quận 6, quận Thủ Đức để kiểm tra thì cả 21/21 mẫu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Kết quả an toàn thực phẩm mỹ mãn tới mức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phải thốt lên: "Sao báo cáo nào cũng đẹp, mà người dân vẫn kêu về an toàn thực phẩm?".
Càng Tết càng lo
Thực tế thì, thực phẩm bẩn độc càng những ngày cận Tết càng tìm cách len lỏi vào mâm cơm của người tiêu dùng.
Trong thời điểm cuối tháng 1 đầu tháng 2/2015, hàng loạt thực phẩm bẩn độc bị phát hiện. Đơn cử, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM phát hiện, bắt giữ và tiêu hủy 18.767kg phụ phẩm trâu, bò; 700kg phụ phẩm heo, 700kg thịt lợn cùng nhiều gia cầm không rõ nguồn gốc; trong đó nhiều lô hàng chứa thịt và phụ phẩm đã bốc mùi hôi thối.
Cũng trong thời điểm này, Trạm thú y quận 9 TP.HCM đã bắt giữ lô hàng 165 con lợn sữa bốc mùi hôi thối trong khi chủ xe hàng tìm cách né tránh trạm kiểm dịch; Trạm thú y quận 12 cũng phát hiện gần 300kg mỡ lợn bẩn, 14.000 trứng, hơn 100kg thịt bê không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên địa bàn.
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM tạm giữ 1.700 chai sữa nước Ensure loại 237 ml/chai (sản xuất tại Mỹ), 2.862 lon nước tăng lực hiệu Redbull (Thái Lan sản xuất), 105 kg kẹo Toffy (Trung Quốc), 200 kg hạt hướng dương sấy khô, 17 kg mứt trái cây không rõ nguồn gốc.
Đáng chú ý, các đội đã phát hiện hơn 6.500 đơn vị sản phẩm và 61 tấn các mặt hàng rượu vang Chile, bánh mứt kẹo, trà sâm, nấm linh chi, giò chả, trái cây… do nước ngoài sản xuất không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc...
Trong tâm thế vừa ăn vừa lo, người dân mong mỏi cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán như lời Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã hứa.
An Nhiên

Trung Quốc bị cô lập vì Biển Đông

(Baodatviet) - Ngày càng nhiều tiếng nói trong và ngoài khu vực công khai chỉ trích cách hành xử vô lý, ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bị cô lập 
Ấn Độ và Singapore là hai nước mới nhất cho rằng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực không được phép tồn tại trong cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. 
Hai cường quốc kinh tế ở châu Á đã bày tỏ quan điểm chính thức của mình trong tuyên bố chung với Mỹ về căng thẳng do những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.
Singapore kêu gọi các quốc gia tuyên bố chủ quyền giải quyết các tranh chấp thông qua các định chế quốc tế như ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Trung Quốc tăng cường xây dựng, cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông
Trung Quốc tăng cường xây dựng, cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông
Singapore và Mỹ "khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định khu vực, an ninh hàng không - hàng hải, tự do và an toàn hàng không - hàng hải cũng như hoạt động thương mại không bị ngăn trở".
Đề cập đến hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông, giới chức Singapore đã hối thúc Bắc Kinh phải "kiềm chế".
Trong khi đó, Ấn Độ nói rằng sự ổn định trên thủy lộ chiến lược là cần thiết cho sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực. 
Thông cáo chung của New Delhi với Washington “kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và theo đuổi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải thông qua những biện pháp hòa bình, phù hợp với những nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Cách đây hơn 1 tuần, vào ngày 10/2, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nhấn mạnh, Trung Quốc đang tiến hành những hành động xây dựng trái phép tại bãi đá Vành Khăn (Philippines gọi là Panganiban Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. 
Philippines đã gửi công hàm ngoại giao đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila yêu cầu Bắc Kinh ngừng ngay việc này lại.
Phía Philippines cũng đã gửi thêm 2 công hàm ngoại giao phản đối việc tàu tuần duyên của Trung Quốc tấn công 3 tàu cá của Philippines tại bãi cạn Scarborough cũng như việc ngư dân Trung Quốc hủy hoại các bãi san hô tại khu vực này.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo các bãi đá trên Biển Đông thành các đảo nhân tạo và sử dụng các đảo này làm căn cứ không quân, hải quân hoặc các trạm trung chuyển của nước này nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này lên hầu khắp Biển Đông.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN rằng Mỹ ủng hộ sự nổi lên của Trung Quốc nhưng sự nổi lên đó không được gây hại cho các nước láng giềng trong khu vực. 
"Sự phát triển của Trung Quốc không nên được đánh đổi bằng lợi ích của các nước xung quan. Trung Quốc không nên de dọa các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong các cuộc tranh chấp hàng hải mà cần phải nỗ lực giải quyết các cuộc tranh chấp đó bằng biện pháp hòa bình”, Tổng thống Obama cảnh báo. 
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN rằng Mỹ ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng sự trỗi dậy này không được gây hại cho các nước láng giềng.
Như vậy, những hành động gây hấn trên Biển Đông, thái độ bất hợp tác của Trung Quốc đang ngày càng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ từ dư luận trong và ngoài khu vực và càng khiến nước này rơi vào thế cô lập.
Đổi chiến thuật?
Trước đây, nhiều chuyên gia nhận định rằng, kể từ khi ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch Trung Quốc, Bắc Kinh sử dụng những chiến lược ngày càng hung hăng trên Biển Đông. Biểu hiện rõ nhất là Trung Quốc tìm cách thay đổi thực trạng trên Biển Đông, cải tạo các bãi đá ngầm, xây đảo trái phép tại khu vực này.
Điều này có vẻ trái ngược với những gì diễn ra tại Hội nghị Công tác Trung ương về quan hệ đối ngoại hồi tháng 12/2014. Theo đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khẳng định sẽ tập trung vào việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực hơn là các cường quốc khác.
Trên trường quốc tế, Trung Quốc hứa hẹn sẽ điều chỉnh chính sách ngoại giao nhằm làm giảm những căng thẳng ở Biển Đông trong năm 2015, cải thiện quan hệ với láng giềng.
Thế nhưng, với những hành động bất nhất với lời nói của Trung Quốc từ trước đến nay, dư luận có quyền nghi ngờ và cảnh giác những lời hay ý đẹp này.
An Nhiên

Những nguyên do đưa Trung cộng đến sụp đổ

Chu Chi Nam, Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Mặc dầu nước Tàu hiện nay, về tổng sản lượng, nếu tính theo khả năng mua bán, thì đã vượt Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là 17 416 tỷ $, Trung cộng là 17 632 tỷ $. Nhưng lại rất có nhiều nhà chuyên môn, nhiều quyển sách tiên đoán về sự sụp đổ của Trung cộng. Những bài viết và sách vở này phần đông chỉ đề cập đến những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi, ngoài những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn, xin đưa ra nguyên nhân dài hạn.

I) Nguyên nhân dài hạn: căn bản triết lý và đạo đức

Sự quan trọng của triết lý và đạo đức

Triết lý và đạo đức không những giữ một vai trò rất là quan trọng cho đời sống mỗi con người mà còn cho cả một quốc gia dân tộc. Người nào có một triết lý đạo đức sống đúng và tốt, thì chúng ta thấy không những họ sống sung sướng, an hòa với chính bản thân mà còn hòa hợp với người khác và vũ trụ.

Đối với một dân tộc cũng vậy. Triết lý, đạo đức là nền tảng trên đó quốc gia, dân tộc đó được xây dựng. Nếu nền tảng sai, thì chẳng khác nào xây dựng trên đống cát.

Nguyên do sâu xa khiến Trung cộng sẽ sụp đổ là xây dựng trên một nền tảng triết lý đạo đức sai lầm: Lý thuyết Mác Lê Mao. Thật vậy, trong thời gian chống nhà Mãn Thanh (1644 – 1911), cũng là thời gian nước Tàu bị liệt Cường xâu xé (1840 – 1911), một số trí thức tả của Tàu, như Trần độc Tú, Lý đại Siêu, Mao trạch Đông, Chu ân lai, Đặng tiểu Bình v.v…, không những kết án nhà Mãn Thanh mà còn kết án cả nền văn hóa văn minh Tàu, vội vã nhập cảng cái cặn bã của nền văn hóa triết học tây phương, đó là thuyết Mác Lê.

Tiếc rằng trình độ học vấn của những người trí thức trên, vào thời đó theo học chương trình học mới mở ra của Pháp, ở vào trình độ Sơ học yếu lược, tức khoảng tiểu học, hay trên tiểu học một chút. Thử hỏi ở trình độ đó, họ làm sao có thể ý thức nổi cái hay cái dở của văn hóa văn minh đông phương và tây phương, vội vã từ bỏ văn hóa văn minh đông phương, như Mao đã nói: "Khổng tử là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến".

Ở điểm này, có người đưa ra lập luận: Nhìn vào lịch sử Tàu và Việt Nam, những người như Lưu Bang lập nên nhà Hán, Chu nguyên Chương lập nên nhà Minh và nhiều người khác của Tàu, ở Việt Nam thì Lê Lợi lập nên nhà Lê, tất cả những người này cũng đều xuất thân bần hàn. Lập luận trên có phần đúng, nhưng là phần nhỏ, còn phần lớn là sai, Sai ở chỗ, những người như Lưu Bang, Lê Lợi, không đòi xóa bỏ, chống lại cả một nền văn hóa cổ truyền như Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những người lãnh tụ đảng Cộng sản cho tới ngày hôm nay.

Lại có ý kiến cho rằng: Nước Tàu hiện nay đang phục hồi Khổng Tử, cho xây dựng Viện Khổng Tử ở khắp nơi. Thực ra, Chính quyền Trung Cộng hiện nay dùng Khổng tử như một công cụ để thực hiện chính sách đè đầu đè cổ dân và bành trướng ra thế giới, những phần có tính cách nhân bản của Khổng Tử, dân chủ của Mạnh Tử thì họ bỏ đi, chỉ giữ lại phần tôn quân để nhằm duy trì chế độ và tinh thần Đại Hán nhằm bành trướng ra nước ngoài. 

Từ thời Trần độc Tú, Mao trạch Đông của Tàu, và Trần Phú, Hồ chí Minh của Việt Nam đã nhập cảng lý thuyết Mác Lê, cho đây là thần dược, lý thuyết "khoa học nhất", không những chữa trị bệnh "thiếu độc lập", mà còn cả bệnh chậm tiến.

Tiếc thay lý thuyết Mác chỉ tự cho là khoa học (1), nhưng thực tế chẳng khoa học chút nào cả, đến nay người ta đã áp dụng lý thuyết này cả gần 100 năm, nhưng hoàn toàn thất bại, không đưa đến phát triển, mà còn đưa đến tụt hậu. Vì bên cạnh còn có lý thuyết của Lénine, một hình thức đưa xã hội về thời quân chủ, ngày xưa với ông vua toàn quyền sinh sát, định đoạt vận mệnh của dân, của đất nước, ngày nay với ông Tổng bí thư đảng cộng sản thì cũng vậy.

Lý thuyết của Marx, chủ trương duy vật biện chứng và duy vật sử quan, cho rằng tất cả đều là do vật chất mà đến, chủ trương đấu tranh giai cấp, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đã hoàn toàn đi ngược lại truyền thống triết lý, đạo đức đông phương nói chung và Tàu nói riêng. Truyền thống đạo đức của Tàu lấy Nho giáo làm đầu, quan niệm: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" tức lấy lòng thương người làm trọng, ăn ở với nhau phải biết ơn những người đã nuôi nấng, giúp đỡ, dạy giỗ mình, đồng thời phải có luật lệ, trọng chữ tín và trau dồi trí tuệ. Trong khi đó Marx và những người cộng sản chủ trương phá hủy tất cả những gì là đạo đức, văn hóa, văn minh cổ truyền.

Truyền thống triết lý vũ trụ quan của Tàu bắt nguồn từ quan niệm của Kinh dịch, theo đó con người và vạn vật là do sự phối hợp vật chất và tinh thần, có biến đổi nhưng là một sự biến đổi hổ tương, qua câu:

"Âm dương tương sinh, dài ngắn tương hình, cao thấp tương khuynh…" khác hẳn quan niệm biến đổi biện chứng triệt tiêu của Marx, cho rằng "Phản Đề" phải tiêu diệt "Đề" để làm ra "Tổng Đề", áp dụng vào xã hội con người, thì giai cấp này phải tiêu diệt giai cấp khác để làm ra giai cấp mới. Thêm vào đó Marx lại cho rằng con người là đến từ vật chất, từ loài thú vật qua một sự biến chuyển lâu dài, nên trong xã hội cộng sản con người coi nhau như loài vật, tìm cách cấu xé nhau để sinh tồn, không còn một chút gì là đạo đức, như chúng ta đang chứng kiến trong những xã hội cộng sản còn xót lại, mà điển hình là Trung cộng và Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Cũng có người nói: Hiện nay ở Trung cộng và Việt Nam không còn gì là tư tưởng Mác Lê, cộng sản. Điều đó cũng chỉ có một phần nhỏ là đúng, còn phần lớn là sai, vì cả 2 hiến pháp của 2 nước này vẫn qui định: chế độ xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác Lê, và trong đời sống hàng ngày vẫn chủ trương triết lý duy vật, cho rằng con người đến từ con vật, cho nên những người cộng sản, bắt đầu ngay từ Trung Ương Đảng, Bộ Chính trị, luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, như đang diễn ra ở tại Trung cộng, Tập cận Bình đánh Chu vĩnh Khang, Từ tài Hậu, ở Việt Nam, thì Nguyễn bá Thanh bị đầu độc.

Xây dựng chế độ trên nền tảng một lý thuyết triết lý, đạo đức sai lầm mà ngày hôm nay cả thế giới đều biết, vì nó đã hoàn toàn thất bại trong việc thử nghiệm gần một thế kỷ qua, đó chính là xây lâu đài trên bãi cát và đồng thời cũng là nguyên nhân xâu xa đưa đến sự sụp đổ trong tương lai của 2 chế độ Trung cộng và Cộng sản Việt Nam. 

Trung cộng vẫn lùng thùng trong nền văn minh định cư nông nghiệp, với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ.

Theo một số sử gia và nhà nhân chủng học, thì nhân loại đã trải qua năm nền văn minh: Lúc con người mới xuất hiện trên trái đất, thì sống quanh quẩn trong hang đá của mình, hái trái cây và săn bắn. 

Đó là văn minh trấy hái (Civilisation de cueillette). Nhưng rồi hoa trái, súc vật cũng trở nên khan hiếm, nó phải đi xa kiếm ăn, nó bước sang nền văn minh du mục (Civilisation nomade). Ngay dù đi xa, nhưng thức ăn cũng khan hiếm, nó bắt buộc phải trồng trọt, nuôi súc vật. Từ đó bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp (Civilisation d’agriculture). Với nền văn minh này con người có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình như nhà ở, ăn mặc. Một khi những nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người bước sang trao đổi, như khi nó trồng lúa, nhưng nó muốn ăn mì thì nó trao đổi với người trồng mì, khi nó ăn no, nó lại muốn ăn ngon, thì nó mua thêm gia vị, khi nó dệt vải, nhưng nó muốn mặc lụa thì nó trao đổi với người dệt lụa. Nó bước sang nền văn minh thương mại (Civilisation marchande). Con đường Tơ lụa và con đường Gia vị có từ đó. Nhưng ngày hôm nay con người đã phát minh ra téléphone, máy điện tóan, con người không cần đi xa để trao đổi, nó bước sang nền văn minh tri thức điện toán (Civilisation informatique).

Mỗi một thời văn minh tương xứng với một hình thức tổ chức nhân xã khác nhau: văn minh đầu là chế độ gia tộc, văn minh thứ nhì là chế độ bộ lạc, văn minh thứ ba là chế độ quân chủ. Nhưng bước sang nền văn minh thứ tư và thứ 5 ngày hôm nay, là chế độ tự do, dân chủ và kinh tế thị trường. Về sản xuất kinh tế, với 3 nền văn minh đầu, sức mạnh lao động chủ yếu là sức mạnh bắp thịt chân tay. Nhưng vào 2 thời văn minh sau, sức mạnh lao động chủ yếu là trí óc con người.

Nước Tàu là một nước bắt đầu nền văn minh định cư nông nghiệp, với mô hình tổ chức nhân xã là chế độ quân chủ rất sớm. Nhưng người ta có thể nói, nước Tàu cho tới ngày hôm nay vẫn lùng thùng trong nền văn minh này và chế độ chính trị quân chủ, vì tư tưởng của Lénine không có gì hơn là tổ chức một đảng độc tài, cướp chính quyền, và một khi cướp được chính quyền rồi, thì tổ chức một nhà nước độc tài, đảng đứng đằng sau, để giữ chính quyền.

Hình ảnh một ông Tổng bí thư và một ông vua độc tài ác ôn thời xưa cũng giống nhau. Thí dụ điển hình ngày hôm nay là chế độ cộng sản độc tài Bắc Hàn.

Vì vậy, chúng ta có thể nói, nếu Trung cộng vẫn lùng thùng trong mô hình tổ chức nhân xã quân chủ, thời văn minh định cư nông nghiệp, thì đây là một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của chế độ. 

II) Nguyên nhân trung hạn

Dân số già nua:

Với chính sách hạn chế một con, áp dụng trong 30 năm qua, cộng thêm với tinh thần "Trọng nam, khinh nữ" cổ truyền, những người sinh ra con gái, nhiều khi tìm cách cho hoặc giết nó đi, để hy vọng lần sau có thể sinh con trai, đã đưa nước Tàu không những vào tình trạng trai thừa, gái thiếu, mà còn làm dân tộc này trở nên già nua, những trai trẻ có thể làm việc để sản xuất thì càng ngày càng thấp so với lớp già không những không thể làm việc, mà còn là một gánh nặng càng ngày càng tăng. Nhiều người coi thường chính sách dân số (démographie), nhưng đây là một yếu tố quan trọng và quyết định sự sống còn và tăng trưởng của một dân tộc. Tất nhiên ngày hôm nay chính giới Trung cộng đã chấp nhận chính sách 2 con, tuy nhiên, trong thời gian trung hạn: ba, bốn mươi năm tới, hậu quả của chính sách một con còn đè nặng lên sự tăng trưởng của Trung cộng.

Tham nhũng:

Ngày hôm nay, ngay những người dân Tàu bình thường nhất cũng nhìn thấy rõ tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Nặng nề nhất là ở quân đội, một ông đại tá muốn lên tướng thì phải hối lộ cho cấp trên khoảng 1 triệu $, sau đó lên tướng rồi, thì quay lại tìm cách tham nhũng dân và cấp dưới. Nạn lính kiểng, lính có tên, nhưng không có thực để lãnh lương lan tràn ở mọi quân chủng và quân khu. Trong ngành công chức cũng vậy. Riêng ở tỉnh Hồ Bắc, công chức có tên trên giấy tờ, để lãnh lương chính phủ, nhưng không có thực, lên đến 55 000 người. Chính sách chống tham nhũng của Tập cận Bình chỉ nhằm chống những người trước đây đã chống hay đang chống ông, chứ thực ra ngay cả người dân họ cũng thừa biết ngay gia đình họ Tập cũng tham nhũng. Như việc họ Tập thâu hồi hộ chiếu để ngăn cản người ra nước ngoài, nhưng chính con gái ông đang du học ở Hoa Kỳ.

Bất công xã hội:

Tại Trung cộng hiện nay, tình trạng bất công xã hội trở nên vô cùng trầm trọng. Người giầu thì giầu quá, kẻ nghèo thì chật vật kiếm ăn từng bữa.

Đảng Cộng sản Trung cộng và Việt Nam, miệng hô hào là đấu tranh cho công nhân và nông dân, nhưng 2 giai tầng ở 2 nước này là bị bóc lột nhiều nhất, không những bởi những ông tư bản trắng đến từ nước ngoài, mà còn bởi những ông tư bản đỏ, đấy là tư bản nhà nước, các ông cán bộ các cấp. Người nông dân thì bị trưng thu đất đai nhà cửa, người công nhân thì làm đầu tắt mặt tối, không có bảo hiểm xã hội, không có an toàn lao động. Tai nạn lao động, như xập hầm, xập cầu v.v…, thường xảy ra mỗi ngày. Tỷ lệ tai nạn lao động ở Trung cộng là vào hàng cao nhất.

Bất ổn xã hội, mỗi năm có đến 200 ngàn cuộc biểu tình chống đối chính phủ:

Từ bất công xã hội dẫn đến bất mãn của dân. Dân biểu tình vì bị cướp nhà, cướp đất, thợ thuyền biểu tình vì làm việc quá cơ cực, nhưng đồng lương không đủ sống. Đấy là chưa nói đến chính sách đàn áp đối lập và những dân thiểu số như dân Di ngô Nhĩ, Mãn, Tạng, và như chúng ta đã thấy cuộc biểu tình của dân Hồng Kông vừa qua. Năm 2014 có tới 200 ngàn cuộc biểu tình chống chính phủ, có những vụ đưa đến cả ngàn người chết và bị thương.

Chính vì lẽ đó mà có nhiều người cho rằng Trung cộng sẽ sụp đổ như Liên sô và sẽ vỡ ra từng mảnh, vì nhìn vào tiến trình suy thoái của Trung cộng ngày hôm nay thì cũng giống như Liên sô trước kia.

Brejnev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, trước khi chết đã phải than:

"Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó đi coi hát hay làm việc riêng."

Tình trạng Trung cộng và Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng diễn ra y hệt. Lịch sử nhiều khi lập lại là như vậy.

Những hãng xưởng ngoại quốc bắt đầu rút khỏi Trung cộng:

Không nói chi đến những nước khác, chỉ nói đến Hoa Kỳ, vì nước này là nước có nhiều hãng xưởng làm ăn ở Trung cộng. Và cũng không nói quá chi tiết chỉ cần nói đến 2 hãng lớn nhất là Best Buy và Wall Mart. Best Buy đã thu hồi 150 xưởng làm ăn ở Trung cộng về Hoa Kỳ, Wall Mart đã thu hồi hơn một nữa công xưởng. Tại sao? - Trước đây nhân công rẻ, nhưng ngày hôm nay không còn nữa, thêm vào đó lại có chính sách kỳ thị hãng xưởng ngoại quốc.

Để sản xuất một món đồ trị giá thành là 1 $ ở Hoa Kỳ, thì ngày hôm nay ở Trung cộng là 0,96 $, thêm vào đó lại biết bao nhiêu phiền toái về tham nhũng và giá vận chuyển.

Nước Tàu không phải là nước đất lành chim đậu :

Người giàu và người giỏi bỏ nước ra đi. Theo một cuộc thăm dò của một cơ quan nghiên cứu, gần đây, vào năm 2014, gần 400 gia đình giàu có nhất nước Tàu, thì 64 % muốn bỏ ra nước ngoài sinh sống, 85% muốn ra nước ngoài hay muốn gửi con ra nước ngoài để tìm chỗ tựa thoát thân mai sau. Hiện nay, gần 300 ngàn sinh viên Tàu du học tại Hoa Kỳ, đứng đầu, chiếm 1/3 tổng số sinh viên ngoại quốc. Nhưng phần lớn sinh viên tốt nghiệp thì ở lại Hoa Kỳ và còn kéo theo gia đình.

Một chế độ có thể ví với một cây cổ thụ, những người đứng dưới gốc cây là những thành phần được ân sủng bởi chế độ. Nay họ cứ lấy đất từ gốc cây, bằng cách gửi con ra nước ngoài, hay gửi tiền ra làm ăn ở nước ngoài, thì sớm muộn cây đó cũng trốc gốc.

Đó là những lý do trung hạn đưa chế độ Trung cộng đến chỗ sụp đổ.

III) Nguyên nhân ngắn hạn

Chính sách chống tham nhũng và ý định của Tập cận Bình định làm tổng hợp lý thuyết Mác - Lénine - Mao với truyền thống triết lý văn hóa đạo đức Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa, đó là 2 nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của Trung cộng.

Từ ngày Tâp cận Bình lên ngôi tới nay, đã được 2 năm. Trong vòng 2 năm, họ Tập đã thi hành một chính sách chống tham nhũng, đi đến việc thanh trừng gần 200 ngàn đảng viên, viên chức cao cấp trong quân đội, trong guồng máy nhà nước, trong đó có 40 Thứ trưởng, nhiều Tướng lãnh cao cấp như Từ tài Hậu v.v…

Thực ra chính sách chống tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất ở bên trong là sự tranh giành quyền lực. Tại sao? Vì như trên đã nói, tham nhũng ở Tàu hiện nay là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Ngay cả họ Tập cũng tham nhũng, vì vậy họ Tập chỉ chống những người nào tham nhũng mà chống ông, còn những người nào tham nhũng mà không chống ông, thì không bị thanh trừng.

Đó là một cuộc tranh đấu quyền lực một sống một còn.

Có thể nói cuộc tranh đấu quyền lực bắt đầu từ ngày Bạc hy Lai bị đưa ra tòa ngày 13/9/2012. Người ta còn nhớ Vương lập Quân, nhân vật thứ nhì của Trùng Khánh, đặc trách về công an, mật vụ, tay em đắc lực của vợ chồng họ Bạc, làm bất cứ việc gì do vợ chồng này sai khiến. Bạc hy Lai, Tỉnh ủy Trùng Khánh, nhân vật đang lên lúc bấy giờ trong Đảng và trong giới chính trị, cho rằng mô hình quản trị Trùng Khánh, theo đó là trở về tư tưởng của Mao, chủ trương chủ nghĩa quốc gia cực đoan, mô hình này đáng được áp dụng cho toàn nước Tàu trong tương lai.

Một hôm Vương lập Quân chạy trốn vào Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Trùng Khánh, xin tỵ nạn, nói rằng vợ chồng Bạc hy Lai muốn giết ông. Tất nhiên cơ quan Hoa Kỳ ở đây chấp nhận, nhưng sau khi liên lạc với Bắc kinh, và chỉ một thời gian sau, Bắc kinh gửi người xuống hộ tống họ Vương, mang về thủ đô, lúc đó Hồ cẩm Đào vẫn còn giữ chức Tổng bí thư.

Sự việc Bạc hy Lai không phải chỉ là tham nhũng, giết người, như vợ họ Bạc đã đầu độc ám sát một thương gia người Anh, mà còn là âm mưu đảo chính Tập cận Bình.

Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, người đỡ đầu của họ Tập, nay thấy rằng ông này không còn nghe lời mình nữa, nên đã cùng Chu vĩnh Khang, nhân vật quyền lực thứ 3 hay thứ 4 lúc bấy giờ, Bộ trưởng Công an va dầu khí, và Từ tài Hậu, Phó Quân ủy Trung Ương, nhân vật thứ nhì trong Quân đội, cả 3 sửa soạn một cuộc đảo chính.

Nhưng âm mưu đảo chính này, bị Hồ cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư, cùng với Ôn gia Bảo, đương kim Thủ tướng, phá vỡ.

Cũng theo những nguồn tin đáng tin cậy, thì sau khi âm mưu đảo chính bị phá vỡ, Chu vĩnh Khang đã nhiều lần tìm cách ám sát Tập cận Bình, nhưng không thành.

Ngày 30/6/2014, Tập cận Bình mở Hội nghị Cục Bộ Chính trị, tuyên bố khai trừ Từ tài Hậu ra khỏi Đảng. Ngày 29/7/2014, Đảng Cộng sản Trung cộng tuyên bố điều tra Chu vĩnh Khang, 300 người của họ Chu bị thẩm vấn liên quan đến tài sản trị giá hơn 14,5 tỷ $. Ngày 16/1/2015, trong trang web của Ủy ban Trung ương đăng thông tin chính thức điều tra Thứ Trưởng Bộ An ninh Mã kiện, vì tham nhũng. Theo một viên chức của Bộ này, họ đang gặp những vấn đề trầm trọng. Vụ án Mã Kiện liên quan đến Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu vĩnh Khang.

Trước đó một ngày, ngày 15/1, Quân đội Trung cộng lần đầu tiên công bố danh sách 16 tướng lãnh đang bị điều tra vì tội tham nhũng. Mười sáu người này nằm rải rác khắp các Tổng cục, Quân chủng, Quân khu và các Trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ngoài Chủ nhiệm bộ môn Chính trị thuộc Học viện Chính trị Nam kinh, Mã hướng Đông, những người còn lại, đều từ hàm thiếu tướng trở lên, trong đó có 5 tướng giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội.

Cuộc tranh giành quyền lực hiện xảy ra ở Trung cộng là một cuộc đấu tranh một sống một còn, giữa Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, và Tập cẩn Bình, đương kim. Vì vậy mà họ Tập tuyên bố ngày 26/6/2014: "Tôi không màng đến sự sống chết, không màng đến tiếng tăm của tôi còn hay mất, tôi nhất quyết chống tham nhũng."

Bởi lẽ đó, nhiều người cho rằng cuộc chống tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong là cuộc đấu đá quyền lực một sống một còn, và đấy cũng là nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của chế độ.

Nguyên do gần thứ hai là ý đồ làm tổng hợp lý thuyết Mác - Lê - Mao và truyền thống văn hóa Tàu.

Trong bài diễn văn đọc vào ngày 13/10/2014, họ Tập tuyên bố: "Đảng Cộng sản chúng ta là đảng mác xít kiên định và tư tưởng dẫn đường của chúng ta là tư tưởng Mác - Lê - Mao và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc. Đồng thời chúng ta không phải là những người hư vô lịch sử và hư vô văn hóa. Chúng ta không thể dốt nát lịch sử của đất nước mình và chúng ta không thể coi thường bản thân."

Họ Tập sau này còn nhiều lần tuyên bố muốn làm ra một ý thức hệ mới cho Trung cộng, tổng hợp ý thức hệ Mác và truyền thống tư tưởng đạo đức của Tàu. Đây là một ý đồ, mới nghe và không suy nghĩ kỹ, thì thấy rất là hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì thấy ý đồ này đi ngược với đà tiến bộ của văn minh nhân loại và là"Dã tràng xe cát bể đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì".

Như một nhà tư tưởng đã nói: Thế giới biến chuyển từng ngày từng giờ, lúc nào cũng có những phát minh sáng kiến mới. tạo ra một ý thức hệ chẳng khác nào đóng khung thế giới trong một lồng kính, bắt nó không tiến triển nữa.

Ngay câu trên của họ Tập, chúng ta đã thấy đầy mâu thuẫn. Nói đến tư tưởng của Mao, người ta không quên câu nói: "Khổng tử chỉ là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến", như đã nhắc ở trên.

Ngay việc cho lập tượng Khổng tử ở quãng trường Thiên an môn, bên cạnh hình của Mao, cách đây mấy năm, đã chứng tỏ trình độ thấp kém thiếu suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung cộng, vì là hai hình ảnh đối chọi và mâu thuẫn, Mao đã chửi Khổng. Tất nhiên không phải là tất cả, cũng có người nhìn ra vấn đề, nên đã cho rời bức tượng cao, cả bao thước, nặng cả tấn, này đi. Việc làm đó không phải người dân thường có thể làm được, mà phải phe nhóm trong Bộ Chính trị hay Trung Ương đảng. Bức tượng được lấy đi, mấy ngày sau lại được dựng lên. Lúc đầu người ta chưa rõ, nhưng ngày nay, người ta thấy viện Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới chỉ là một cơ quan tuyên truyền của Trung cộng, nhằm tuyên truyền đường lối của chính phủ, một hình thức bành trướng, khác hẳn truyền thống giáo dục và nghiên cứu độc lập, không lệ thuộc chính trị của các nước dân chủ. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ, Ca na đa và Thụy Điển đã cho đóng cửa những viện này.

Làm tổng hợp tư tưởng của Marx là duy vật chủ nghĩa với triết lý, đạo đức truyền thống Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa.

Truyền thống Tàu là duy ý (idéalisme), trong khi tư tưởng Marx là duy vật (matérialisme). Chính Marx nói: Có duy ý thì không có duy vật. Và có duy vật thì không có duy ý. Chính vì vậy, mà có người cho rằng việc làm tổng hợp duy ý và duy vật của họ Tập, không những không làm được, mà còn gây mâu thuẫn trong lãnh vực tư tưởng và ngay trong nội bộ đảng, đó là nguyên nhân ngắn hạn đưa đến sự sụp đổ của Trung cộng. 

Một chế độ sụp đổ tất nhiên có rất nhiều lý do. Nhưng đại để có thể tóm lược trong 3 nguyên do chính sau đậy: Một số trong giới lãnh đạo chính trị tự thay đổi chế độ, đó là cách mạng từ trên xuống dưới, có thể nói một phần là trường hợp của Liên sô năm 1990, hay của nước Nhật thời Minh trị Thiên Hoàng, hoặc do dân nổi lên, thay đổi chế độ, đó là cách mạng từ dưới lên trên, hay là tổng hợp từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, tất nhiên đồng thời, đôi khi cũng có sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Một sử gia, khi nguyên cứu sự sụp đổ của những chế độ, triều đại, đế quốc, đã đi đến kết luận: "Bất cứ chế độ, triều đại nào sụp đổ cũng là do chính mình làm, tự mình suy thoái trước, sau đó người khác tới xô, làm sụp đổ sau."

Chế độ cộng sản Tàu, và cả chế độ cộng sản Việt Nam, vì đi trái lòng dân, đi ngược đà tiến bộ của văn minh nhân loại, sớm muộn sẽ sụp đổ từ những nguyên do sâu xa, trung hạn, ngắn hạn, nguyên do nội tại và ngoại tại. (1)

Paris ngày 15/02/2015


Nhọc nhằn dân quê đi rút tiền ngân hàng tiêu Tết

rut tien ngan hang tieu Tet

Tết, đối với nhiều viên chức ở vùng quê còn là dịp để tranh thủ đi... rút tiền ngân hàng để tiêu TếtBởi cơ quan cứ việc 
chuyển lương qua tài khoản ngân hàng, còn việc có thuận tiện khi rút tiền để dùng hay không là của người hưởng lương.

Sức ép từ nông thôn
Theo quy định, việc trả lương theo hình thức nào phải được người nhận lương đồng ý. Nhưng với nhiều công chức ở quê, họ chỉ được thông báo rằng đó là cách vừa tiện lợi lại vừa theo kịp "thời đại công nghệ" và sau đó cứ vậy mà nhận lương.
Theo kịp thời đại đâu chưa thấy chứ sự bất tiện cho người dân là điều dễ nhận ra nhất, dù chủ trương từ trung ương là các điều kiện tốt nhất cho người dân sử dụng tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, hạn chế dần việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.
Từ ngày nhận lương qua ngân ngân hàng và bắt đầu được cấp thẻ ATM, tháng nào anh P.T.T (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cũng phải chạy xe hơn 20km ra thị trấn nhận số tiền lương chưa đầy 2 triệu đồng/tháng.
Anh T. cho biết, cả huyện chỉ có một "cây" (máy) ATM của AgriBank đặt tại thị trấn nên muốn rút tiền thì phải chấp nhận đi xa.
“Bây giờ gần Tết rồi người ta rút đông lắm nên khi mô đi rút tiền tui cũng phải chờ. May thì còn rút sớm, còn không thì đứng chờ dài cổ rồi lại máy hết tiền. 
Được cái là huyện ni có cây ATM của AgriBank mà rút chứ ngân hàng khác thì có mà vô Vinh mà rút, ở huyện không có mô”.
Đó là những công chức tuổi còn trẻ, còn với những cán bộ tuổi đã cao, việc trả lương qua thẻ hằng tháng chẳng khác nào bắt họ phải để dành cuối năm nhận một lần. Không thể tự đi mình đi xa rút tiền cộng với việc không biết dùng thẻ ngân hàng càng khiến nhiều người trong số họ e ngại, đành để đến cuối năm con cháu đi rút giùm.
Qua tìm hiểu của phóng viên Một Thế Giới, ở các vùng quê, hầu như một huyện chỉ có 1 cây ATM/ ngân hàng lớn (thường là Agribank, MB Bank hay Vietcombank), ngân hàng ngoại và ngân hàng nhỏ là gần như vắng bóng. 
Đổ dồn lên thành phố
Tình trạng quá ít máy ATM ở các tỉnh vùng quê trong khi lượng thẻ ATM cấp cho người đi làm ngày một tăng càng khiến họ thấy sử dụng tiền mặt vẫn tiện lợi hơn. Mặt khác, sức ép lại đổ dồn về hệ thống ATM ở các thành phố.
Theo lời nhiều công nhân làm việc ở các khu công nghiệp trong đô thị, những ngày cận Tết doanh nghiệp nào cũng chuyển lương thưởng vào tài khoản ngân hàng, cho nên trước khi về quê họ đều tranh thủ ra các máy ATM để rút tiền trả phí nhà trọ, phí sinh hoạt, mua sắm Tết, mua vé về quê... và để dự trữ nên mới xảy ra tình trạng quá tải.
Mặc dù năm nào các ngân hàng cũng cho biết có kế hoạch tăng lượng tiếp quỹ, lập đội xử lý 24/24 tại các máy ATM để giải quyết khi có sự cố nhưng tình trạng trục trặc ATM (thiếu tiền, máy hư, nghẽn mạng) vẫn xảy ra do lượng giao dịch tăng đột biến.
Hiện nay, cả hệ thống ngân hàng thương mại có gần 80 triệu thẻ ATM và khoảng 16.000 máy ATM đang hoạt động (số liệu Ngân hàng Nhà nước). Nhưng liệu lượng tiền mặt hiện đang có đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền dịp Tết tăng chóng mặt của người dân?
Mặc dù NHNN đã đưa ra quy định xử phạt các ngân hàng thương mại nếu để ATM hết tiền, nhưng việc thực hiện lại không hề dễ dàng. 
Theo quy định tại Nghị định 96, kể từ giữa tháng 12.2014, nếu ngân hàng nào không giám sát mức tồn quỹ tại máy ATM, không đảm bảo máy ATM có tiền để đáp ứng nhu cầu rút của khách sẽ bị xử phạt từ 10-15 triệu đồng. 
Đến nay, chưa có một ngân hàng nào bị phạt vì để xảy ra các sự cố máy ATM, gây phiền toái cho người dùng. 
 
Phan Diệu

Nhân dân không bao giờ quên!

Liberty Melinh - "Anh tôi hy sinh tại biên giới phía Bắc năm 1979 không được coi là liệt sĩ". 

Đứng trước một ngôi mộ, người đàn ông đến thắp nhang tại nghĩa trang liệt sĩ sáng nay, 17/2 nói gần như khóc với chúng tôi. Anh kể rằng cách đây khoảng 5 năm, phường thông báo các gia đình liệt sĩ đến nhận 5 triệu đồng tiền nhang khói. Khi gia đình anh đến thì bị từ chối với lời giải thích: "Không thấy chính quyền nhắc đến. Những người hi sinh ở biên giới phía Bắc không có trong danh sách này".

Sáng nay chúng tôi đến thắp nhang, đặt hoa, và dán biểu ngữ với hình ảnh hoa sim cùng dòng chữ NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN lên từng ngôi mộ liệt sĩ tại nghĩa trang thành phố Hà Nội. Trước đó, khi đứng căng biểu ngữ lớn với cùng nội dung trên thì chúng tôi bị bảo vệ nghĩa trang xông vào ngăn cấm, có sự chứng kiến của một số người thân liệt sĩ cũng đến thắp nhang, nên tôi nghĩ họ có thể e ngại khi chúng tôi dán biểu ngữ lên phần mộ của người thân họ. Nhưng không, tôi đã chứng kiến sự xúc động thể hiện trên gương mặt của họ, họ còn cẩn thận lau đi lau lại cho thật sạch phần sẽ dán biểu ngữ trước khi chúng tôi tiến đến ngôi mộ.


Khi chúng tôi ra về thì một người tần ngần gọi lại: "Mộ của anh tôi chưa có cái biểu ngữ". Rồi anh ấy phân trần rằng ngôi mộ tuy nằm cách biệt nhưng người trong mộ cũng hy sinh ở biên giới phía Bắc vào ngày này. Và trên đây là câu chuyện của người đàn ông ấy.

Sự vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ là cần thiết, chỉ có chính quyền tay sai cho giặc thì mới cố tình quên đi nghĩa vụ ấy.

Họ cố tình quên, nhưng NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN!

(Ảnh Dtt Tùng)


Nguyễn Bá Thanh, một nghi án nhà nước không chịu mở

Trần Quang Hạ (Danlambao) - Hưởng ứng ý tưởng “Dân ta tự mở hồ sơ những vụ án nhà nước không chịu mở”, chúng tôi trở lại nghi án đầu độc phóng xạ Trưởng ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh, đã chết ngày 13/2/2015 tại Đà Nẵng. Dầu bị tai tiếng trong vụ đàn áp giáo dân Cồn Dầu, ông Thanh vẫn là cán bộ cao cấp CS tại quyền được một số thành phần quần chúng mến mộ và đánh giá cao.

Một nhân vật chống tham nhũng quyết liệt, chống đương kim thủ tướng Ba Dũng, đòi hốt hết các quan tham nhũng đột nhiên đổ bịnh sau thời gian ngắn nắm chức Trưởng ban Nội chính Trung ương là câu hỏi lớn. Cái chết tức tưởi của một người đàn ông vạm vỡ khỏe mạnh khiến dư luận thắc mắc. Câu hỏi nhất định không bình thường khi đã có những dấu hiệu bất thường từ chính quyền không muốn “làm lớn chuyện” và từ đây lộ ra những dấu hiệu đáng ngờ sau chuyện tang lễ của ông.

Suy tủy vì phóng xạ hay suy tủy không rõ nguyên nhân?

Tin bị nhiễm phóng xạ đã có rất sớm, khoảng tháng 8/2014, ngay lần đầu được BS chuẩn đoán ở Đà Nẵng. Xin lưu ý: tin nhiễm phóng xạ chứ không phải tin bị đầu độc. Thông tin nầy được tiết lộ bởi một bác sĩ tên Nghị, ở Đà Nẵng, do Nhóm phóng viên RFA tiếp xúc, tường trình từ trong nước.

Bản tin "Chung quanh việc ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh ở Mỹ" của RFA ngày 10/9/2014 có đoạn:

"Theo ông Nghị, trước khi quyết định sang Mỹ chữa bệnh, ông Thanh đã đến bệnh viện C Đà Nẵng để khám bệnh và tại đây, các bác sĩ đã đưa ra kết luận là ông bị nhiễm xạ và cần phải ghép tủy. Và sau đó không lâu, ông Thanh quyết định sang Mỹ chữa bệnh, tại bệnh viện... cũng đưa ra kết quả chẩn đoán trùng khớp với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng."

Bài viết của nhóm phóng viên RFA tại VN vào thời điểm tháng 9/2014, việc đồn đoán xuất phát từ Đà Nẵng, nơi ông Nguyễn Bá Thanh đã vào khám bệnh sau khi đã khám vài lần ở bệnh viện quân đội 108. Nếu ông Thanh bị nhiễm xạ theo chuẩn đoán của bác sĩ thì đây là chứng cớ rất quan trọng trong nghi án đầu độc.

Kết luận nhiễm phóng xạ của bệnh viện C Đà Nẵng trước khi ông Thanh đi Mỹ, cũng phù hợp với chuẩn đoán của BS Mỹ ở Seatle. Bệnh "Rối Loạn Sinh Tủy" chỉ là hội chứng của việc bị nhiễm xạ, tức là một trong các biến chứng từ căn nguyên bệnh khác. Nhiễm Xạ mới là nguyên nhân gây bệnh, nếu không bị nhiễm xạ thì không bị suy tủy.

Nếu như thông tin từ BS Nghị đúng, câu hỏi tiếp theo là tại sao ông Nguyễn Bá Thanh bị nhiễm xạ? Có đi thăm nhà máy điện hạt nhân, có tiếp xúc với chất phóng xạ, có làm việc gì bị lây nhiễm? Không ai tự dưng nhiễm xạ nếu hoàn toàn không tiếp xúc với môi trường phóng xạ. Nếu những câu hỏi trên được trả lời KHÔNG, thì phải nghĩ đến chuyện bị đầu độc. Vấn đề không còn là chuyện đồn đại dư luận, không phải chuyện tin xấu của thế lực thù địch, mà là nhiệm vụ của các cơ quan pháp luật phải làm rõ để giải tỏa nghi vấn.

Ban Tuyên Huấn TƯ không chỉ nói miệng là người dân tin được, không chỉ họp báo nói đừng nghe tin đồn là xong mà phải đưa ra bằng chứng thuyết phục nếu muốn phản bác tin đó. Ông Nguyễn Thế Kỹ cần đưa ra bệnh án chính thức của bệnh viện Việt Nam lẫn bệnh viện Mỹ mới thuyết phục dư luận.

Sự im lặng đáng sợ

Cũng theo bài báo RFA ngày 10/9/2014:

“Mấy anh em, bà con của ông Thanh ở Hòa Vang, quê ông Thanh rất sốc, khóc lóc... Nhưng không biết sau đó chỉ thị thế nào mà ông Cảnh trả lời trên các báo... sau đó mọi sự im lặng, một sự im lặng rất đáng sợ...”

Đã có chỉ thị nào đó không cho gia đình ông Thanh phản ứng về câu chuyện bệnh tật. Người dân thắc mắc: Tại sao người nhà đổ bịnh ngặt nghèo, người thân khóc lóc cũng không cho? Ông bà nào ở TƯ ra cái lệnh thất đức như thế? Ai ra lệnh, lệnh như thế nào thì Nguyễn Xuân Cảnh và gia đình Nguyễn Bá Thanh hẳn biết rõ.

Sự im lặng không bình thường kéo dài đến hôm nay hơn 1 tháng từ ngày ông Thanh về Đà Nẵng. Báo chí được cảnh cáo “không nên làm nóng” vụ Nguyễn Bá Thanh, có nghĩa phải làm nguội để dư luận không bàn tán nữa. Đã có sự sắp xếp chuẩn bị dập tắt dư luận đồng thời buộc gia đình phải im lặng.

Ngày 23/12/2014, trang Chân Dung Quyền Lực đưa tin: Nguyễn Bá Thanh bị Nguyễn Xuân Phúc đầu độc! Ở đây có 2 vế: Thanh bị đầu độc phóng xạ ARS và người đầu độc Thanh là Phúc. Vế thứ nhất đã được chứng minh bằng tin tức, hình ảnh rõ ràng, Nguyễn Bá Thanh từ một người khỏe mạnh bỗng dưng đổ bệnh rồi chết rất đáng ngờ. Vế thứ hai người đầu độc là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Vế nầy không đáng tin cậy vì không có bằng chứng, CDQL chỉ đưa ra phỏng đoán rồi kết luận thủ phạm rất hồ đồ theo kiểu tòa án nhân dân. Tạm coi đây như lời vu khống nhằm triệt hạ Nguyễn Xuân Phúc.

Ai cũng biết trang blog nầy không phải của người đấu tranh dân chủ, không phải của hải ngoại cũng chẳng phải thế lực thù địch gì, blog CDQL là của chính cán bộ cấp cao CS đánh những cán bộ cấp cao khác, hay nói chính xác hơn, đây là trang web chui của Thủ Tướng Ba Dũng đánh các đối thủ trước Đại hội 12. Cộng sản nói chỉ nên tin một nửa, CDQL là cộng sản do đó không nên tin hết. Mánh khóe CDQL là đưa ra một nửa sự thật, còn nửa kia làm sao có lợi cho mình, chúng ta chọn một nửa.

Những dấu hiệu đáng ngờ

Tin tức nghe được từ gia đình ông Thanh rất ít, gần như giữ im lặng tuyệt đối trước những tin đồn và sự quan tâm dư luận, báo chí: “Được sự đồng ý của Ban Tổ chức TƯ, ba tôi đi chữa bệnh ở Mỹ”; “Anh Thanh là người của nhà nước, bây giờ nhà nước lo”. Tất cả lời nói đều rất dè xẻn và thận trọng như bị ai ngăn cản. Ngay cả tuyên bố: “Hơi đâu mà nghe tin đồn, lúc nầy chúng tôi chỉ lo chăm sóc sức khỏe cho anh ấy...” cũng do bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em Đà Nẵng nói thay. Còn tất nguồn thông tin chính thức từ ngày Nguyễn Bá Thanh về lại Đà Nẵng đều do Nguyễn Quốc Triệu đứng ra phát biểu, tuyệt nhiên không thấy gia đình trực tiếp trả lời báo chí.

Ngày Thứ sáu 13

Trên blog Dân Làm Báo đã phát hiện sự lúng túng dẫn đến những sơ sót trong việc đưa tin ngày giờ chết của Nguyễn Bá Thanh (2). Chỉ dấu đưa tới một số suy luận: Nguyễn Bá Thanh đã chết từ lâu, đưa về bằng chuyên cơ chỉ là quan tài và tất cả câu chuyện thăm viếng, chữa bệnh lâu nay chỉ là màn kịch với nhiều diễn viên tham gia cùng đóng. Câu hỏi là người ta làm như vậy để làm gì? Phải chăng thế lực giết Nguyễn Bá Thanh muốn chọn ngày thứ sáu 13 là ngày rất xấu để hạ nhục ông. Nhưng màn kịch nhiều người đóng thì càng dễ lộ và sẽ gây hậu quả rất lớn. Nếu giả thiết nầy thật, nó chứng tỏ một điều kinh khủng: Người ta tàn độc tới mức giết người rồi lên kế hoạch hạ nhục một xác chết.

Người liêm khiết chống tham nhũng lại đủ tiền trả chi phí y tế khổng lồ

Mới đây nhất của ông GS Phạm Gia Khải nói rằng ông là người nghe câu nói cuối của Nguyễn Bá Thanh: “Gia đình chúng tôi sẽ lo tất cả những chi phí chữa bệnh của tôi.” Điều nầy rất vô lý vì ông Thanh có bảo hiểm y tế mã đặc biệt cán bộ cao cấp TW, hãng bảo hiểm trả không hết thì ngân sách Ban BVSKTW sẽ chi tiếp, hơn nữa lời trối trăn sau cùng của người sắp chết như ông Thanh không thể nào là chuyện tiền bạc mà phải là những chuyện lớn hơn như là oan khuất, bi hận hoặc bình thường hơn là công việc còn dang dở.

Thật ra thông tin nầy đã được UBBVSK Trung Ương đưa ra rất sớm, từ lúc ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh ở Mỹ. Phải chăng điều nầy nằm trong kế hoạch kích hoạt dư luận: Một người chống tham nhũng lại có đủ tiền để chi trả chi phí y tế tốn kém lên đến hàng triệu đô la? Ông Khải và ông Triệu đã hoàn thành công tác được giao, nhưng vì quá hoàn hảo nên không qua mặt được công luận.

Quan tài mở với tấm nhựa cản tia xạ trong suốt trong lễ viếng tang

Qua hình ảnh lễ tang, người ta thấy Nguyễn Bá Thanh nằm trong quan tài mở dưới tấm nhựa trong suốt. Đây là điều không bình thường của một lễ tang người chết vì bệnh ung thư, cũng rất bất thường đối một nghi lễ thăm viếng người quá cố. Tấm nhựa trong suốt chỉ có mục đích duy nhất: cản tia xạ Alpha P210 có thể ảnh hưởng người sống. Không nghi ngờ gì nữa: Ban lễ tang TƯ đã thiết kế kiểu quan tài an toàn cho khách viếng. Hoặc họ chủ động vì biết sự độc hại tia xạ Polonium 210, hoặc nghe dư luận nói nhiều quá nên hoảng, làm vậy cho chắc ăn!

Ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tang lễ cần giải thích trước dư luận về mục đích tấm nhựa bất thường nầy.

Số chữ của khách ghi sổ tang

Ngày 15/2/2014 cán bộ lãnh đạo cao cấp lần lượt đến viếng và ghi sổ tang. Chúng tôi ghi nhận như sau:

- Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước: Viết vào sổ tang tất cả 109 chữ.
- Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư: Viết tổng cộng 52 chữ.
- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng: Viết 35 chữ.

Nội dung và số chữ viết có thể liên quan đến tâm trạng và tình cảm người viếng, nếu tôi không ưa anh, tôi không thể viết dài dòng bi đát. Nếu tôi ghét anh, tôi cực chẳng đã ghi qua loa lấy lệ. Còn nếu tôi hại anh, tôi càng không dám viết nhiều bởi vì anh còn nằm chính ình ngay đó!

Vậy ai là người hãm hại Nguyễn Bá Thanh?

Chúng tôi không thể hồ đồ kết luận vì đây chỉ là nghi án. Chúng tôi cũng không dựa vào dẫn chứng thay vì bằng chứng như trang CDQL rồi đưa ra tên tuổi kẻ thủ ác. Chúng tôi tổng hợp một số chi tiết, sự kiện để thời gian và lịch sử sẽ truy tố kẻ chủ mưu ám hại nhân vật chống tham nhũng số 1 nầy. Ai là kẻ thù số 1 của Nguyễn Bá Thanh chính là nghi can số 1 trong vụ án nhà nước không dám mở nầy.