Saturday, April 11, 2020

Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác

‘…Mình có niềm tin mạnh mẽ rằng: Khi mình thực sự hết lòng với ai đó, họ sẽ không quay lưng lại với mình lúc khó khăn. Và đây là thời điểm để mình trải nghiệm những sự ấm áp đó. Có khách hàng, có nhân viên ủng hộ, mình không sợ nếu phải làm lại từ đầu”…’
Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19: Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác - Tạp Chí Hoa Kỳ
“Cảm ơn bạn một lần nữa, tuyệt vời ngon và thật ấm áp”, đó là tin nhắn từ khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện CHU Grenoble gửi tới anh Phan Việt Phong – ông chủ kiêm bếp trưởng nhà hàng Obobun, người đã nấu bún bò miễn phí tặng cho các y bác sỹ nơi đây.
Lời tri ân từ tô bún bò Việt Nam
Ngày 16/3, thực hiện quy định của Chính phủ Pháp, anh Phan Việt Phong đóng cửa nhà hàng của mình tại thành phố Grenoble. Buổi sáng trước giờ đóng cửa, anh đến để chia tất cả số thực phẩm còn dư cho nhân viên và khách, tránh lãng phí đồ ăn.
“Cậu bạn bán gaufre đầu đường thích ăn nem, mình mang tặng 20 cái. Ông bạn tặng lại mình cả kiện rau củ quả. Ai cũng vui vẻ nhưng không giấu khỏi chút trầm lắng, tương trợ nhau, cứ như sắp vào một cuộc chiến”, anh Phong tâm sự trên trang cá nhân.
Vài ngày sau đó, trong lúc đang xem tin tức trên mạng, anh Phong đọc được dòng thư của một bếp trưởng nổi tiếng trong vùng, kêu gọi các nhà hàng kết nối thành nhóm nấu ăn luân phiên, tiếp sức cho các y bác sỹ trong bệnh viện.
Không chút suy nghĩ, anh Phong để lại bình luận xác nhận tham gia. May mắn, khi anh đề nghị sự hỗ trợ từ các nhân viên của mình, hai nhân viên đã đồng ý tới giúp anh một tay.
bunbo_phanvietphong01
Anh Phong chia sẻ: “Bước vào thời điểm căng thẳng của cả nước Pháp, bệnh viện CHU Grenoble, như mọi bệnh viện khác, bị quá tải. Ít ai biết, bình thường các nhân viên y tế ở Pháp phải tự chuẩn bị đồ ăn từ nhà mang đi, hoặc mua đồ ăn bên ngoài. 
Song những ngày phong tỏa, các cửa hàng đều đóng cửa, nhiều y bác sỹ trực chiến liên tục tại bệnh viện, công việc kết thúc muộn, không có thời gian nấu ăn. Nhiều người cũng có con nhỏ mà không được ở nhà chăm sóc, phải thuê người trông nom”.
Ngay khi anh Phong đăng bài lên nhóm kết nối, món bún bò của anh đã nhận được ba đơn hàng từ khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Phổi – Tim mạch của Chu Grenoble, với tổng cộng 101 suất cho bữa trưa ngày 25/3.
Sáng hôm đó, anh Phong ra nhà hàng từ 5 giờ để vào bếp một mình. Tới 9g30 sáng thì hai bạn nhân viên tới hỗ trợ. 101 suất bún bò được bày biện đẹp đẽ, ngon mắt với màu xanh óng ả của rau xà lách, cà rốt bào sợi tươi rói bên cạnh nhúm lạc rang vàng ruộm. Một số suất còn có thêm nem rán theo yêu cầu.
Đóng gói cẩn thận các suất ăn xong, trước khi chuyển ra xe để mang vào viện, anh Phong lấy bút viết lên nắp hộp đựng những lời chúc phúc, cầu nguyện và cảm ơn gửi tới các y bác sỹ: “Dành cho những con người đẹp đẽ”, “Cảm ơn vì đã ở đây lúc này!”…
bunbo_phanvietphong02
bunbo_phanvietphong03
bunbo_phanvietphong04
bunbo_phanvietphong05
bunbo_phanvietphong06
bunbo_phanvietphong07
Hôm thứ 4 vừa rồi, ngày 1/4, anh Phong nấu bún bò lần thứ hai, tặng 100 suất cho hai bệnh viện khác.
Mới đây nhất, anh nhận được lá thư đề nghị giúp đỡ từ một y tá ở bệnh viện Belledonne. Trong thư có đoạn: “Người bạn thân nhất của tôi, cũng là một y tá đã bị nhiễm COVID-19 trong quá trình làm việc, hiện đang phải nhập viện trong khoa phổi. Sau khi trải qua quá trình hồi sức, cô ấy đã khỏe hơn rất nhiều và một trong những yêu cầu đầu tiên của cô là khao khát khủng khiếp được ăn món bò bún của bạn.
Tôi đã hứa với cô ấy sẽ tặng cô ấy và tôi không muốn phá vỡ lời hứa của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều.”
Đó là lý do mà ngày 6/4, anh Phong lại vào bếp. “Và mình sẽ làm với tất cả lòng biết ơn và yêu thương”, anh Phong thổ lộ.
Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác
Người Pháp có câu: “Une bonne action en entraine une autre” (Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác). Anh Phan Việt Phong nói anh rất tin vào điều này.
Bằng chứng là, ngay khi biết tin nhà hàng của anh Phong tham gia nấu ăn tiếp sức cho các y bác sỹ chống dịch COVID-19, nhiều khách hàng và bạn bè đã nhắn tin cho anh xin được chung tay đóng góp.
Người bày tỏ muốn gửi tiền, người trực tiếp đến bếp hỗ trợ, người gửi cho anh khẩu trang để vào viện an toàn hơn.
Một đối tác chuyên cung cấp rau củ mang thực phẩm đến cho anh Phong mà nhất quyết không lấy tiền với lý do: “Đây là điều bình thường ai cũng làm vào lúc này. Tôi mà tính tiền cậu thì tôi là đứa chẳng ra gì”. Dù trước đó ít ngày, người đàn ông này phải đổ bỏ cả vài chục ngàn Euro tiền rau củ vào thùng rác vì các nhà hàng bị đóng cửa đột ngột, không có nơi tiêu thụ.
bunbo_phanvietphong08
Cảm động hơn, một nhân viên nhắn tin cho anh Phong xin không nhận lương cho đến hết đợt nghỉ dịch vì muốn chia sẻ khó khăn cùng Obobun. Anh Phong bảo: “Mình có niềm tin mạnh mẽ rằng: Khi mình thực sự hết lòng với ai đó, họ sẽ không quay lưng lại với mình lúc khó khăn. Và đây là thời điểm để mình trải nghiệm những sự ấm áp đó. Có khách hàng, có nhân viên ủng hộ, mình không sợ nếu phải làm lại từ đầu”.
Cũng bởi không sợ nếu phải làm lại từ đầu sau những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 toàn cầu này gây ra, anh Phong và những người bạn làm nhà hàng ở thành phố Grenoble vẫn đang tích cực dành quỹ thời gian rảnh rỗi và tài lực còn cầm cự được của mình để chia sẻ, tiếp sức cho các y bác sỹ, những người chiến sỹ blouse trắng ở tuyến đầu chống dịch.
bunbo_phanvietphong09
Anh Phong cho hay, việc trở lại bếp trong bối cảnh phần lớn các nhà hàng phải đóng cửa có ý nghĩa tương trợ rất lớn. Một mặt giúp các y bác sỹ giải quyết vấn đề ăn uống, đảm bảo sức khỏe để làm việc, một mặt hỗ trợ phần nào những người nông dân, các nhà phân phối nông sản đang thiếu nơi tiêu thụ.
Những suất ăn kèm theo lời cổ vũ, tri ân được trao đi, những dòng chữ cảm tạ được gửi lại.“Bạn không thể tưởng tượng được niềm hạnh phúc mà bạn mang lại cho chúng tôi trưa nay!” –  lời nhắn anh Phong nhận được kèm hình ảnh tô bún bò anh nấu được vị bác sỹ nào đó đăng tải lên mạng xã hội. Gần 20 năm sống tại Pháp, anh Phong tâm sự, chưa bao giờ anh hạnh phúc đến thế khi cảm nhận sâu sắc tình người ấm áp giữa lúc khó khăn. Hay như anh viết trên trang cá nhân, đó chính là “mùa xuân trong mùa dịch”.
Trí thức trẻ
Nguồn: http://ins.tapchihoaky.com/dau-bep-nguoi-viet-nau-bun-bo-tiep-suc-cho-y-bac-si-phap-chong-dich-covid-19-mot-hanh-dong-tot-se-tao-ra-nhung-viec-tot-khac-83390.html

Sẽ phải sống với virus 2 năm tới

‘…Đúng là đại dịch (pandémie), đang lan tới Phi Châu. Có dịch cả ở Nam bán cầu, nghĩa là chuyện có mùa virus không đứng vững. Lúc này là cuối hè, đầu thu, điều đó chứng tỏ virus vẫn sống trong mùa nóng…’
benhvien_henrimondor
Lối vào cấp cứu bệnh viện Henri Mondor, ở Créteil,
ngày 3 tháng 4 năm 2020. 
(LUDOVIC MARIN / AFP)
SẼ CÒN KHỔ VỚI VIRUS 2 NĂM TỚI

Chúng ta sẽ phải sống với coronavirus trong 2 năm tới, ngay cả khi hết lệnh phong tỏa. Đó là lời cảnh báo của một chuyên viên Pháp về virus. Bởi vì virus đã lan tràn khắp thế giới, có thể đã bị ngăn chăn ở một nơi, vẫn hiện diện ở nơi khác. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho FranceInfo ( 06/04), Yves GAUDIN, virologue ( chuyên viên về virus), giám đốc nghiên cứu sinh học tại Đại học Paris-Sarclay, nói: “Không phải chỉ có tôi, nhiều virologues trên thế giới nghĩ như vậy. Có thể nói một phần lớn các chuyên gia đều nghĩ rằng dịch không chấm dứt trên thế giới khi hết phong toả (confinement) ở Pháp (hay một nơi nào khác). Hãy nói một cách rõ ràng, thẳng thắn điều đó’’ 
VIRUS KHÔNG CÓ MÙA

Người ta cũng không biết chuyện chấm dứt phong toả sẽ diễn ra như thế nào, Yves Gaudin nói tiếp.Đó là một vấn đề chính trị, vì phải có một quyết định. Nhựng, một cách rõ ràng, người ta biết là virus đã lây lan trên khắp thế giới. Ngay cả khi ngăn chặn được virus ở Pháp, người ta thấy dịch bùng nổ ở Anh, Mỹ. Nghĩa là không phải các nơi đều có một tiến trình như nhau, và đặc tính virus có mùa không có gì chắc chắn. Ngay cả trong trường hợp có mùa virus, người ta có thể làm virus chậm lây lan, nhưng không chấm dứt hoàn toàn virus. Người ta đang đối đầu với dịch đã lan tràn khắp nơi, không giống giai đoạn đầu của Sras (Sars) ( chỉ hạn chế tại vài vùng) . Chúng ta sẽ phải sống với tình trạng đó. Coronavirus sẽ tiếp tục lưu hành. Nó đã truyền nhiễm cho cả nhân loại. Đúng là đại dịch (pandémie), đang lan tới Phi Châu. Có dịch cả ở Nam bán cầu, nghĩa là chuyện có mùa virus không đứng vững. Lúc này là cuối hè, đầu thu, điều đó chứng tỏ virus vẫn sống trong mùa nóng.’’
KHẨU TRANG
Về câu hỏi đang gây tranh cãi : người khỏe mạnh có nên đeo khẩu trang hay không, Yves Gaudin nói : “Khẩu trang hay không, người ta có thể phòng ngừa với một cái khăn che miệng. Vấn đề, không phải chỉ để phòng ngừa cho mình, nhưng để tránh nhiễm cho người khác, ngay cả khi không có triệu chứng. Sau đó, bạn giặt khăn. Như vậy, bạn giúp hạn chế sự lây nhiểm. “Tôi nghĩ nên dành những khẩu trang có khả năng an ninh cao cho những người tiếp cận với bệnh nhân, thí dụ nhân viên y tế “Nhiều người tự làm khẩu trang, tôi thấy chuyện đó không có gì khôi hài. Nếu bạn phải ra đường, hãy che miệng, và tránh nói chuyện. Có những nguyên tắc rất đơn giản, phải tập. Trong những tháng tới, đó là những chuyện phải tập, phải làm. Nếu có triệu chứng, hãy ở trong nhà (dù không còn lệnh phong tỏa)’’
Từ Thức
Tham Khảo:

Suy ngẫm trong những ngày Đại dịch COVID-19

‘…Tất cả đã lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất dối trá, gian manh, thâm hiểm, độc ác của Trung cộng trước toàn thế giới. Đó là ĐAI PHÚC cho nhân loại!...’
china_waiving_war
Hơn một tháng được khuyến cáo “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ ai ở chỗ nào thì cứ ở yên”, nên cứ nằm nhà. Hết lên “phây” lại đọc sách rồi nghĩ vẩn vơ… Có đôi điều suy ngẫm, xin chia sẻ cùng bạn hữu xem sao.
1. Chưa bao giờ khái niệm BÌNH ĐẲNG được hiện thực hóa như trước con virus Corona tí tẹo.
Hơn 200 quốc gia dù siêu cường hay nhỏ bé, dù văn minh hay lạc hậu, đều phải có nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử giống nhau đối với con Virus Corona. Độc tài hay dân chủ, cánh tả hay cánh hữu; nữ hoàng hay tổng thống, thủ tướng; nghệ sĩ hay cầu thủ ngôi sao; tỉ phú, đại gia hay người vô gia cư… tất cả đều có thể bị dương tính với virus. Ai cũng phải khiêm tốn, chừng mực, cư xử cẩn trọng trước con virus nhỏ bé này.
Duy chỉ có anh DLV Quang Lùn nổi tiếng của Việt Nam là ngạo nghễ, dám tuyên bố cóc sợ con virus này, sẵn sàng không đeo khẩu trang vào thăm bệnh nhân mắc dịch covid-19…
Có người nói, con virus Corona dạy cho loài người một bài học: mọi người dù tầng lớp nào, ở mọi quốc gia, dân tộc nào cũng đều bình đẳng trước Thượng đế.
2. Giúp con người ý thức hơn về GIÁ TRỊ SỐNG đích thực.
Trước sự đe dọa của cái chết, ta càng thấy sinh mạng con người là trên hết! Khi bị cách ly ta mới nhớ ra, những gì cần thiết nhất cho sự sống? Đó là không khí trong lành, là nước, là thực phẩm sạch và tình yêu thương trong nơi trú ngụ. Chỉ giản dị thế thôi, có cần thật nhiều lắm đâu, là ta cảm thấy hạnh phúc rồi.
Vậy mà bao lâu nay người ta hùa nhau hủy hoại môi trường sống, đầu độc bầu khí quyển, gây ô nhiễm nguồn nước, đưa chất độc hại vào thực phẩm và thờ ơ với người thân, vô cảm trước đồng bào, độc ác với đồng loại… Người ta làm như vậy để làm gì? Vì cái gì? Có cần phải như thế không?
Trước cái chết quá dễ dàng khi diễn ra đại dịch, bỗng nhiên nhớ đến câu hát của Trịnh Công Sơn: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”. Con người thật nhỏ bé, mỏng manh trước cái chết. Khi ta về với “cát bụi” thì để lại cái gì có ý nghĩa cho đời?
Ông cha ta nói: “Cáo chết để da, người chết để tiếng”. Vậy tiếng gì? Có tiếng thơm lưu danh thiên cổ; có tiếng khen, tiếng nói tiếc thương của cộng đồng; có tiếng bàn luận về những điều mờ ám bất minh; có tiếng mỉa mai, nguyền rủa “nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”…
Có phải những điều đó khiến ta ý thức rõ hơn về ý nghĩa của cuộc sống: Khi ta từ biệt thế giới này, cái gì còn lại có ý nghĩa cho đời?
3. Khi sản xuất của cả thế giới đình trệ, ta càng nhận ra CANH NÔNG VI BẢN.
Khi nghe có lệnh cách ly, người ta nháo nhào đi mua gạo, mì, thịt, cá, mắm muối… Chả thấy ai đi sắm ô tô, mua nhà lầu, áo quần thời trang, đồ trang sức, mỹ phẩm …
Ta chợt hiểu rằng, các ngành sản xuất có thể ngừng cả năm, cũng chả sợ chết, nếu có đủ lương thực, thực phẩm.
Giữa đại dịch, Việt Nam nhộn nhịp xuất khẩu gạo, theo GS Võ Tòng Xuân, hiện có thể xuất đi 4 triệu tấn gạo, an ninh lương thực vẫn “không sứt mẻ”. (https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52226989). Vậy là tạm yên lòng.
Có một điều đặc biệt nữa, hàng triệu nông dân trở thành người lao động ở các khu công nghiệp hoặc đi kiếm ăn nơi thành phố, bị thất nghiệp trước đại dịch, họ trở về quê hương, là không sợ chết đói. Chỉ cần gia đình có một ít ruộng đất, họ chăn nuôi, trồng trọt, chừng 1-2 tháng đã có nhiều thứ cho thu hoạch để sống.
Nông nghiệp, nông thôn chính là nơi dân tộc ta đã trường tồn phát triển đến ngày nay và vẫn là nơi nương tựa cho mỗi con người khi thất cơ, lỡ vận.
Tuyệt đại bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp đều từ nông thôn mà ra, vậy mà nhìn lại mấy chục năm qua, thấy biết bao chính sách sai lầm với nông nghiệp, nông dân nước ta. Cái Luật quái ác quy định “đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý” đã tước đi quyền sở hữu ruộng đất, ngàn đời của nông dân; các nhóm lợi ích đua nhau tranh cướp chiếm đoạt đất đai, gây bao nỗi oan khiên, thống khổ cho dân lành.
Những cánh đồng “bờ xôi, ruộng mật”, ông cha ta phải trải qua hàng mấy trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm đổ mồ hôi, xương máu mới tạo ra mặt ruộng bằng phẳng, có lớp đất màu mỡ để làm lúa nước, vậy mà bọn cướp đất đem xe đổ sỏi, cát lấp đầy cánh đồng một cách man rợ rồi vây rào chặn lấy. “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”… câu thơ ấy của Nguyễn Đình Thi cũng chẳng thấm gì so với cảnh cướp đất tàn bạo ngày nay.
Cả nước hiện còn 58 sân Golf, mỗi sân golf chừng 200 đến 300ha đất, có bao nhiêu người chơi golf? Bao nhiêu tỉnh thu hồi đất vô tội vạ rồi bỏ hoang hàng 10- 15 năm nay? Hà nội, chỉ riêng một dự án ở Mê Linh chiếm 2.000 ha đất, bỏ hoang hơn 10 năm nay (https://zingnews.vn/thu-tuong-yeu-cau-kiem-tra-2000-ha-dat-du-an-bo-hoang-tai-me-linh-post925673.html).
Cướp đất rồi bỏ hoang là hai lần tội ác, vậy mà không kẻ nào bị trừng phạt?
Người nông dân nuôi sống cả đất nước này và còn góp phần nuôi thiên hạ, vậy mà được mùa thì rớt giá, mất mùa phải cứu đói! GDP tăng trưởng 6-7% vào tay ai mà nhìn người nông dân đồng bằng sông Cửu Long tội nghiệp, xác xơ vậy? Nơi cung cấp lúa gạo, cá tôm, trái cây nhiều nhất cho đất nước lại là nơi “vùng trũng” về hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục so với cả nước? Các cấp lãnh đạo có nghĩ gì về điều này không?
4. Trước sự đe dọa sống còn của đại dịch toàn đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam LẠI ĐOÀN KẾT chung sức, chung lòng ngăn chặn hiệu quả loại virus hiểm nguy, làm thế giới phải ngạc nhiên, khen ngợi. Trước đây đã nhiều lần như vậy.
Nhưng sau chiến thắng rồi, những người lãnh đạo lại “ngạo nghễ”, tưởng mình “đỉnh cao trí tuệ” để mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Lại đặt đảng trên dân, trên nước. Lại không thèm nghe những lời chính trực. Lại phân loại người dân, chia rẽ xã hội. Lại “phản động” nếu yêu nước, thương dân mà không yêu đảng. Lại nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” và thẳng tay gây tội ác với đồng bào mình…
Lần này liệu có tỉnh ngộ, khá hơn không, hay đâu vẫn đấy?
5. Trong HỌA có PHÚC.
Từ thế chiến thứ 2 đến nay, nhân loại mới rơi vào thảm họa thế này. Nhưng trong đại họa, khắp thế giới và cả người dân Trung quốc càng nhận ra Đảng CS Trung quốc mới là con virus nguy hiểm nhất của nhân loại.
Từ chuyện nguồn gốc con Coronavirus Vũ Hán đến che giấu bệnh dịch rồi cung cấp những thiết bị y tế chống dịch tồi tệ… Tất cả đã lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất dối trá, gian manh, thâm hiểm, độc ác của Trung cộng trước toàn thế giới. Đó là ĐAI PHÚC cho nhân loại!
Hy vọng rồi đây cộng đồng quốc tế sẽ khởi kiện Đảng CSTQ, lôi Tập Cận Bình ra trước Tòa án của công lý, của lương tâm…
Nhưng điều quan trọng nhất là nhân loại đã thức tỉnh và sẽ đoàn kết lại để diệt con virus đảng CSTQ, mối đe dọa sống còn đối với toàn nhân loại.
Vậy là tránh “nhàn cư vi bất thiện”, ngẫm nghĩ viết ra đôi điều chia sẻ, hy vọng có ích.
10/4/2010
Mạc Văn Trang

Thất lạc ở Bắc Kinh: Câu chuyện của WHO

“…Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đã đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đã đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc…’
bruce_aylward02
Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © REUTERS/Denis Balibouse/File Photo
Chuyên gia: « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »
Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếngLost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.
Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã « hỏng bét và thỏa hiệp ». 
WHO đã lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.
Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019, còn Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những gì đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa.
Trong khi Washington chi tiền, thì Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lãnh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.
Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh cãi, do bị cáo buộc đã che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này : « Tất cả chúng ta đều học được điều gì đó từ Trung Quốc ».
Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đã nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là « không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người ».
Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi « tính minh bạch » của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đã đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại còn tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đình tham dự.
Cùng lúc ấy đã có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.
Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đã xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.
Tuy vậy ông Tedros lại chỉ trích tổng thống Donald Trump vì đã hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ, và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ. Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là « tối thiểu và rất chậm ». 
Mãi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đã lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán!
Ảnh hưởng của Trung Quốc còn thấy rất rõ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí còn không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những gì Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.
Tháng trước, một phóng viên truyền hình Hồng Kông đã đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lãnh đạo phái bộ chung WHO-Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được gì trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc « Hello ? ». Aylward rốt cuộc trả lời :
  • -Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.
  • Để tôi hỏi lại.
  • Không, như vậy được rồi. Hãy chuyển sang câu khác.
Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác: « Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể bình luận một chút về việc Đài Loan đã làm thế nào để ngăn chận được con virus ». 
Ông Aylward trả lời: « Chúng ta đã nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nhìn vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc ».
Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đã đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đã đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ WHO điều tra kỹ lưỡng về những gì Bắc Kinh tuyên bố về con virus, hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.
Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.
Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.
Tác giả  Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lý giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất.
Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, thì sẽ là một tổ chức khác.
Thụy My
* Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương trình chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ). Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xã hội.
Xem thêm video:
bruce_aylward
Ezra Cheung interview Bruce Aylward

Quân đội thời mạt vận của đất nước

“…nhìn cái hèn của CSVN trước Trung Cộng thì đó cũng là một biểu hiện ra mặt của một lực lượng quốc phòng đang trong tình trạng mục rữa…”
Vietnam
CS nói Quân đội Nhân dân nhưng thực chất là quân đội của Đảng, không phải của nhân dân mà cũng chẳng phải của đất nước. Để thấy quân đội nào có tổ chức thuộc về đất nước chứ không phải thuộc về đảng phái chính trị thì ta xem quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ là quân đội rất chuyên nghiệp, kỷ luật sắc bén, sĩ quan và lính không được người của bất kỳ đảng phái chính trị nào cả, nếu muốn làm chính trị thì ra khỏi quân đội và gia nhập đảng phái nào đó. Nhưng sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam thì sao? Thì đấy là đảng viên ĐCS. Đấy là nhìn vào tổ chức ta khẳng định QĐNDVN là một quân đội của đảng.
Nhìn tổ chức thì đó là quân đội của Đảng, còn nhìn vào quyền lợi thì sao? Để hiểu rõ vấn đề ta cần phải minh định rõ ràng, đâu là quyền lợi nhân dân và đâu là quyền lợi Đảng? Quyền lợi nhân dân là sự toàn vẹn lãnh thổ và những quyền con người. Quyền lợi của ĐCS là sự tồn vong chế độ và sự giàu có của Đảng viên. Nếu quân đội dùng để bảo vệ bờ cõi đất đai của tổ tiên thì được xem như đấy là QĐNDVN cũng được dù sĩ quan toàn là đảng viên ĐCS. Nhưng nhìn vào mục tiêu hành động ta thấy gì?
Thứ nhất, là việc Hải quân biến mất xác khỏi biển Đông để Tàu tung hoành đã cho thấy quân đội không hề có chủ trương bảo vệ tổ quốc. Nhìn thấu bên trong Bộ tư Lệnh Hải quân thì sao? Những thằng sĩ quan mặc quân phục bảnh bao ngồi xe SUV đời mới xài Vertu nhưng chuyên làm trò hạch sách kiếm phong bì. Loại này tôi đã tận mắt chứng kiến. Và đó là minh chứng quân đội bỏ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc để kiếm chác riêng, một kết cấu mục rữa trong quân đội. Điều đau đớn là tôi chứng kiến cảnh đó đồng thời với lúc Trung ương cho Repsol rút khoan khỏi bãi Tư Chính để mất lãnh hải về tay Trung Cộng một cách dễ dàng.
Thứ nhì, nếu quân đội có mục đích bảo vệ tổ quốc thì quân đội phải luyện tập cho thật chuyên nghiệp. Nhưng nhìn lại quân đội được gọi là QĐNDVN thì sao? Hiện tượng đầu gấu trong quân đội tràn lan, tệ nạn này chúng ta có thể tìm clip khắp trên mạng quay cảnh lính mới bị đánh tàn bạo trong màn chào phòng y hệt luật giang hồ của trại giam, và đã có trường hợp quân nhân mới nhập ngũ bị đánh đến chết. Điều đó cho thấy kỷ luật quân đội không hề được xem trọng, trong quân ngũ mà tràn lan luật giang hồ.
Thứ 3, không làm chủ công nghệ quân sự hoặc không có thiện chí xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh nên trong quân đội cũng dùng dự án mua vũ khí để trục lợi. Như ta biết năm 2016 có 4 máy bay quân sự rơi không rõ nguyên nhân làm chết 20 mạng người được đào tạo tốn kém. Máy bay mới mà vẫn rơi, điều này chứng tỏ hoặc quân đội không làm chủ công nghệ hoặc có tiêu cực trong mua khí tài quân sự. Sự thật đã phơi bày rõ ràng rằng, quân đội đang bị bỏ phế, có lượng thiếu chất vì giới sĩ quan cao cấp không mặn mà với mục tiêu bảo vệ tổ quốc. Thêm một bằng chứng nữa củng cố sự tiêu cực trong quân đội, đó là vào ngày 26/07/2017 tờ Shephard chuyên về tin tức quân sự của Anh đã đưa tin rằng, quan chức CS đòi lại quả 25% trên giá trị hợp đồng mua vũ khí với phía Mỹ. Như vậy đã rõ, ĐCS năn nỉ Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương không phải để mua vũ khí hiện đại bảo vệ tổ quốc mà là để kiếm lại quả tư túi. Giữa tư lợi và sự tồn vong đất nước họ đã chọn tư lợi. Đấy thực sự là bản chất của đám tướng lĩnh nhung nhúc như giòi bọ hôm nay. Thật rất đáng báo động.
Thứ tư, quân đội bị trưng dụng làm chuyện ngoài chức năng tác chiến. Như ngôi nhà hoang thì trưng dụng làm nhà kho chứa cỏ khô vậy. Tương tự vậy chức năng tác chiến bị bỏ phế thì trưng dụng làm chuyện tào lao thôi. Nhàn cư vi bất thiện, quân đội khi đã không còn mục đích cao cả để bảo vệ tổ quốc thì họ bỏ tập luyện chuyển sang bán rau bán cá, làm kinh tế và thậm chí làm dư luận viên mạt hạng. Ngày nay chúng ta bắt gặp hình ảnh lính tráng không lo luyện tập mà đi bán rau củ khắp nơi. Theo lời ông Bộ trưởng Quốc phòng thì hiện nay có 80.000 chiến sĩ làm kinh tế, mà kiếm tiền thì thằng nào cầm súng được nữa? Và một điều chắc chắn rằng 80.000 "chiến sĩ" này không có khả năng tác chiến, là loại quân đội vô tích sự. Còn nữa, mới đây ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, hiện có 10.000 chiến sĩ thuộc lực lượng 47 tác chiến "chống luận điệu xuyên tạc". Nói thẳng ra "luận điệu xuyên tạc" chính là những phản biện xã hội từ phía nhân dân, nghĩa là chính quyền này dùng một lực lượng 10.000 quân thuộc cái gọi là "Quân đội Nhân dân Việt Nam" để chống lại nhân dân.
Thế là đã rõ, chủ quyền không bảo vệ, công nghệ quân sự không làm chủ, kỷ luật quân đội không có, mục đích phòng vệ đất nước bị xem nhẹ nên lùa quân đội đi kiếm tiền không lo nghiệp vụ luyện tập, và nếu có chiến đấu thì chiến với dân còn Biển Đông thì không dám bén mảng. Vậy với những bằng chứng mười mươi như thế đủ để kết luận quân đội này không hề có khả năng phòng vệ cho đất nước trong thời hiện đại được chưa?
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói một câu chưa bao giờ sai, rằng "đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm". Mỗi người nên xem CS hành động để mà còn có chút tỉnh táo, để mà còn thấy rõ đất nước này sẽ trôi về đâu? Quân đội toàn làm chuyện tào lao, chẳng có cơ sở nào cho thấy nó đủ khả năng phòng vệ cho đất nước trước láng giềng hung tợn cả. CS rất lõi, nếu năng lực nó mạnh thì rất hách dịch, còn khi nó quỳ gối thì nó biết khả năng nó 100% thua. Cho nên nhìn cái hèn của CSVN trước Trung Cộng thì đó cũng là một biểu hiện ra mặt của một lực lượng quốc phòng đang trong tình trạng mục rữa. Trung Cộng đã nắm thóp ĐCS vì biết rõ bài tẩy CSVN, và nó đang tính nuốt mồi sao cho êm nhất. Sẽ là đều tồi tệ chờ đón dân Việt Nam nếu dân Việt còn cứ mãi phó mặc cho "Đảng và nhà nước lo". Ngủ mê quá thì sẽ có ngày có thức tỉnh cũng quá muộn.
Đỗ Ngà

Người Mỹ tham gia vụ kiện đòi Trung Quốc bồi thường về virus corona

Theo VOA-11/04/2020
Y tá tại New York giữa lúc Covid-19 bùng phát.
 Y tá tại New York giữa lúc Covid-19 bùng phát.
Trong vòng chưa đầy một tháng, hơn 5.000 người Mỹ đã tham gia một vụ kiện tại Florida đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường vì những thiệt hại do COVID-19 gây ra. Các nguyên đơn cho rằng họ bị thiệt hại to lớn vì sự lơ là của Trung Quốc trong việc chế ngự virus. Những vụ kiện nhưng vậy cũng được tiến hành tại Nevada và Texas.
“Vụ kiện của chúng tôi liên hệ đến những người bị thiệt hại về thể xác vì bị lây nhiễm virus… Vụ kiện cũng liên hệ đến những hoạt động thương mại mà Trung Quốc đã tiến hành trong “những chợ buôn bán đồ tươi sống,” công ty luật Berman đệ đơn kiện ở Florida nói với Đài VOA.
Công ty nêu ra những trường hợp đặc biệt về ‘hoạt động thương mại’ và ‘tổn hại cá nhân, dùng Đạo luật Đặc miễn Chủ quyền Nước ngoài (FSIA) làm căn bản pháp lý để kiện Trung Quốc.
Giáo sư Chimene Keitner, trường Luật, Đại học Hastings California tại San Francisco, không đồng ý.
“Nếu bạn đọc bất cứ ca nào theo luật FSIA viết rất rõ về tổn hại cá nhân, thì việc hành xử của các giới chức Trung Quốc cần phải xảy ra trên đất Mỹ để luật được áp dụng. Và không có cáo buộc về hoạt động thương mại tại đây,” bà Chimene nói.
Bà nói thêm, “bạn không thể kiện nước ngoài về những quyết định chính sách của họ.”
Các tòa án quốc tế
Một vụ kiện của Mỹ chống Trung Quốc để đòi bồi thường 1.200 tỉ đô la có thể được khởi động, theo tổ chức nghiên cứu bảo thủ Anh mang tên Hiệp hội Henry Jackson. Trong phúc trình mới, tổ chức này nói Trung Quốc có thể chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra vì đã xử lý không đúng cách từ đầu về dịch bệnh này. Đặc biệt là có ý định che giấu thông tin mà Tổ chức Y tế Thế giới xem như là vi phạm những Qui định Y tế Quốc tế.
Cơ quan nghiên cứu này thúc đẩy các nước kiện Trung Quốc, đưa ra 10 tổ chức pháp lý khác nhau để kiện, trong đó có WHO, Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa Trọng tài Thường trực, những tòa án tại Hong Kong và tại Mỹ.
“Không chỉ dùng một nhưng phối hợp nhiều cơ quan tài phán có thể chứng tỏ là hữu hiệu,” ông Andrew Foxall, giám đốc nghiên cứu tại Hiệp hội Henry Jackson và đồng tác giả phúc trình nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA.
Các nước, trong đó có Mỹ, dường như không muốn tiến tới, và chính thức thách thức pháp lý chống Trung Quốc về virus corona, theo ông David Fidler, giáo sư thỉnh giảng tại trường Luật Đại học Washington ở St. Louis và cựu cố vấn pháp lý của WHO.
“Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ nơi nào..,” ông Fedler nói. “Đáng chú ý là nhiều nước có quan tâm chung rằng chớ áp dụng luật quốc tế theo cách máy móc liên hệ đến bệnh truyền nhiễm bùng phát.”
Tổn hại xuyên biên giới
Luật không chính thức về ‘Trách nhiệm Quốc tế’ về những thiệt hại do một nước khác gây ra được công nhận lần đầu tiên trong vụ trọng tài Trail Smelter trong những năm 1920.
Một công ty nung chảy kim loại tại British Columbia, Canada, phát thải khí độc làm thiệt hại rừng và mùa màng chung quanh khu vực và xuyên qua biên giới Mỹ-Canada tại tiểu bang Washington. Một tòa án được thành lập tại Canada và Mỹ để giải quyết tranh chấp và chính phủ Canada đồng ý bồi thường.
Các học giả về luật có kết luận tương tự về trách nhiệm của Trung Quốc trong việc làm lây lan virus corona.
“Nếu Canada có luật môi trường tốt, công ty nung chảy kim loại sẽ không làm ô nhiễm môi trường và sẽ không gây thiệt hại tại Mỹ. Có vẻ như có liên hệ ở đây. Nếu Trung Quốc giữ một chế độ qui định an toàn thực phẩm thích hợp thì thiệt hại sẽ không lan rộng,” ông Russel Miller, giáo sư luật tại Đại học Washington and Lee, nói.
Ông William Starshak, luật sư tài chánh tại Chicago, nêu rõ là tốt hơn hết Trung Quốc nên nhận trách nhiệm như Canada đã làm.
(BTV Eunjung Cho)

Trí khôn của độc tài


Hồi 20/3, công an Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu dân chúng bằng cách cho đồn công an ở đường Zhongnan, nơi đã bắt giữ bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng), sau khi ông lên tiếng cảnh báo những ca bệnh Covis-19 đầu tiên xuất hiện. Một làn sóng phẫn nộ và chí trích chính quyền đã lan nhanh, không chỉ ở Trung Quốc mà cả thế giới, sau khi bác sĩ Li Wenliang qua đời do chính căn bệnh mà ông cảnh báo. Để chứng tỏ là chính quyền Trung ương không làm sai, mà chỉ có cấp dưới, trưởng công an và các công an viên ở đồn Zhongnan đã phải kiểm điểm và xác nhận là đã “ban hành các hướng dẫn không phù hợp”.
Dĩ nhiên, cấp trên của các chế độ độc tài không thể sai. Phía dưới của họ, luôn luôn có những con tốt thí nhưng các công an viên ở đồn Zhongnan.
Nhưng những câu chuyện sai lầm và phản ứng của cả thế giới không xoay chuyển gì được bản chất thật của hệ thống độc tài. Một mặt thì rửa tay với cái chết của bác sĩ Li, một mặt khác công an Trung Quốc phát động chiến dịch trừng phạt tất cả những ai đã viết, đã lên tiếng hay ghi chép trung thực về những gì đã diễn ra trong đại dịch. Nhiều người đã bị cảnh sát đến nhà đưa đi, không thấy trở về. Ông Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường), một doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc sau nhiều bài chỉ trích Tập Cận Bình, và khẳng định rằng Bắc Kinh có hẳn một bộ chinh sách ngầm về việc tiêu diệt mọi tiếng nói bất đồng, cũng đã bị đưa đi trong thời gian chống dịch tại Vũ Hán. Giáo sư Luật tại Đại học Thanh Hoa Xu Zhangrun(Hứa Chương Nhuận), một người rất nổi tiếng, cũng đã bị cách chức và có thể sẽ bị bắt, sau khi viết bài phê phán cách chống dịch của Trung Quốc. Rất nhiều người khác, ít tên tuổi hơn, đã không còn thấy xuất hiện nữa, theo những cách viện dẫn luật rất mơ hồ.
Người bị tấn công mới nhất là nhà văn Fang Fang (Phan Phan). Bà cho đăng tải nhật ký những ngày bị phong tỏa ở Vũ Hán, và thu hút người xem đến mức độ kinh ngạc. Trang blog của bà, có đến hơn 3,8 triệu người theo dõi, đã bị đóng sau bài viết cuối vào tháng hai, có đến 380 triệu người xem trên Weibo, 94.000 lời bình và 8,210 trang đăng lại. Nhưng ngay sau đó, những bài viết đã được nhà xuất bản Harper Collins mua bản quyền và xuất bản thành sách, in bằng 2 thứ tiếng Anh và Đức, lan tỏa khắp thế giới. Dĩ nhiên, đổi lại, bà Phan Phan bị tấn công, sỉ nhục và bị kêu gọi phải bỏ tù, từ một lực lượng tuyên truyền hạ cấp và rẻ tiền thân chính quyền.
Trong một bài viết của bà, có đoạn – mà vốn dấy lên sự tức giận của giới tuyên giáo – “đã thật sự có bao nhiêu người chết ở Vũ Hán, và không có ai chịu trách nhiệm về sai lầm này. Nhưng mới đây, tôi đọc thấy một nhà văn còn viết rằng “đã hoàn toàn chiến thắng”, họ đang nói về chuyện gì vậy?”.
Những điều kể trên, nhắc rằng, trong mọi tình huống, dù đang kêu gọi lòng ái quốc hay vì mục tiêu cao cả nào đó, các nhà cầm quyền độc tài không bao giờ ngừng thi hành các chính sách tấn công vào con người hay mọi ý kiến khác biệt. Đó là một chính sách bất biến, và luôn luôn phát triển các thủ đoạn theo thời gian.
Việt Nam, trong những giai đoạn được gọi là cam go chống lại dịch Covid-19, đã có không ít những vụ bắt bớ liên tục về các tội danh như âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước, mà những nhân vật ra tòa, phần lớn là những người lớn tuổi ở nông thôn, người miền Thượng… mà những công việc của họ, phần lớn là vận động bằng ngôn ngữ cho một tổ chức chính trị nào đó mà họ tin, đang ở Mỹ. Những hoạt động mà nói cho rõ, không bắt hôm nay, lúc nào cũng có thể bắt được theo cách luận tội luôn không cho nói lại của tòa án nhà nước. Đáng nói, là cũng trong giai đoạn đó, chính thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mọi hoạt động quốc gia đều tạm dừng, chỉ để tập trung chống dịch.
Cũng trong thời gian này, nhà cầm quyền lại cho ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP, một loại luật như lưới phủ trên đầu, dầy thêm sau khi đã có luật an ninh mạng.
Đây là nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu điện, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Bên cạnh các chi tiết bình thường về hoạt động dân sự, giao thương… nghị định còn cài đặt một số điều mơ hồ để buộc tội, nhằm trong số điều 99, 100, 101, 102….
Ông Nguyễn Trường Sơn, nhà hoạt động thuộc tổ chức Amnesty International, viết trên trang facebook của mình, về việc ra đời của luật này :” Việc ban hành một nghị định có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tự do của công dân, và hoạt động của các công ty công nghệ, đáng nhẽ ra cần phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch. Đằng này, có vẻ như chính quyền muốn lợi dụng tình hình dịch bệnh, khi mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các ca lây nhiễm, để rồi thừa cơ ban hành nghị định tai hại này”.
Điều 99 (3a) của nghị định, có ghi xử phạt về “Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.
Điều 99 (3đ) có ghi, xử phạt về “Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”.
Điều 100 (2b) có khi, xử phạt về “Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 100 (3a) xử phạt “Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Liên tục những điều luật mơ hồ như vậy, người dân không thể chứng minh, nhưng nhà cầm quyền thì có thể tùy tiện áp đặt, xuất hiện trong các chi tiết của nghị định. Càng về sau, càng mơ hồ, như ở Điều 101 (1h) xử phạt về “Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm”. Hoặc như ở Điều 102 (7b) thì xử phạt “Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Không cần phải để các diễn biến thực tế xuất hiện, người ta có thể hình dung một xã hội truyền thông của Việt Nam tương lai sẽ như thế nào. Và cũng giống như số phận những người nói lên sự thật tại Trung Quốc, giới tuyên truyền tay sai sẽ là những nhóm đấu tố trên các trang mạng, gọi tên, gọi sự việc mà luận điệu quen thuộc sẽ là “theo đòi hỏi của đông đảo quần chúng nhân dân”, những nạn nhân của hệ thống điều luật mơ hồ và không có tư pháp độc lập sẽ nối đuôi nhau ra trước vành móng ngựa. Xích từ Trung Quốc nhưng như đang nối dài đến Việt Nam.
Hãy đọc nhiều hơn những câu chuyện Trung Quốc, sẽ thấy, có những điều rất lạ, rồi sẽ thấy trở thành quen.
Và có những điều nhất định không thể quen, vẫn phải chấp nhận, dù rất lạ.

Cần nghiêm trị những kẻ chống lại chủ quyền của Tổ quốc.



Về chủ quyền của Việt Nam (VN) nói chung giữa quan điểm chính thống và giới Xã hội dân sự (XHDS) còn có những ý kiến khác nhau. Sự khác biệt nằm ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nhà nước VN cho rằng, trong việc phân chia lại biên giới, VN không mất gì thậm chí còn được lợi thì giới XHDS cho rằng VN bị thiệt hại rất nhiều. Phần đất mất đi vào tay TQ thậm chí bằng cả một tỉnh nhỏ, khoảng 1100 km vuông. Hoặc việc phân chia bãi Tục Lãm cũng gây thua thiệt cho VN. Riêng việc phân chia lại Vịnh Bắc bộ đã làm cho VN mất đi khoảng 11 nghìn km2 lãnh hải.
Riêng vấn đề Biển Đông, giới XHDS đều thống nhất với Nhà nước VN. Đó là sự khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam và cùng phản đối đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Cộng vẽ ra một cách tùy tiện.
Về vi phạm của Trung Cộng trên Biển Đông, chúng đã chiếm trọn Hoàng Sa, 7 đảo ở Trường Sa. Trên Biển Đông, đã có nhiều vụ tấn công từ phía Trung Cộng giết ngư dân VN, cướp bóc hải sản, đập phá thiết bị của họ. Đã xảy ra nhiều vụ xung đột ở các mức độ căng thẳng khác nhau giữa tàu hải cảnh VN với tàu Trung Cộng, điển hình là vụ giàn khoan 981 hồi tháng 5/2014 và vụ tàu HD8 tại Bãi Tư Chính tháng 7/2019
Tôi phải diễn giải như thế để nói rằng, quan điểm của giới XHDS và nhà nước VN không có gì khác nhau về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN trên Biển Đông cho nên những kẻ chống lại việc đòi xóa bỏ đường lưỡi bò không chỉ là chống giới XHDS do chúng cho họ là phản động mà còn là chống lại Nhà nước Việt Nam.
Một động thái rất kiên quyết, dứt khoát của VN mới đây là Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi công hàm (ký ngày 30/3/2020) lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Cộng về vấn đề Biển Đông.
*
Thế mà hiện nay, có rất nhiều kẻ phủ nhận lập trường của nhà nước VN về vấn đề Biển Đông. Ngày hôm qua 9/4/2020, trên mạng xã hội lan tỏa rất nhanh chóng hình chụp một bài viết của facebooker Nguyen Huong, kèm theo là sự phẫn nộ đối với facebooker này. Facebooker này đưa hình 4 người đàn ông đeo khẩu trang có hình xóa đường lưỡi bò kèm theo những lời lẽ như sau:
“Không một người yêu nước chân chính nào dùng hình ảnh phản cảm như cái khẩu trang nhiễm mùi phản quốc chúng đang đeo để kích động nhân dân chống Trung Quốc mù quáng như loại lợn này...” và gọi họ là “loại phản động cơ hội chính trị để làm nhưng việc đi ngược lợi ích của nhân dân...” (xem hình chụp)
Vậy facebooker Nguyen Huong là ai?
Học trò vô lễ
Theo thầy giáo Đặng Đăng Phước (facebooker Đặng Phước) thì nick Nguyen Huong là Nguyễn Thị Hương, học khóa 23 trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đăk Lăk, hệ 9+3 (1997 - 2000). Ra trường được vài năm, ả bỏ nghề chuyển sang làm ở Nhà khách Tỉnh ủy Đăk Lăk, địa chỉ nhà 20/25 Đường Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Ma Thuột. Chồng ả lái xe cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk.
Thầy Đặng Đăng Phước từng dạy tên Hương 2 năm khi ả học ở trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đăk Lăk.
Điều oái oăm là, chính thầy Phước lại là người trong tấm hình mà Hương đưa lên để chửi là “loại lợn”, “tên lưu manh ba que xỏ lá” (trong hình, thầy Phước đứng giữa hàng sau).
Thấy sự việc không tưởng tượng nổi, tôi đoán rằng, tên Hương có thể không nhớ ra thầy dạy của mình nên mới có những lời lẽ xấc xược như thế. Tôi bèn hỏi thêm anh em ở Đăk Lăk thì biết không phải là ả quên.  Ảnh 4 người đeo khẩu trang xóa đường lưỡi bò chụp tại nhà thầy Phước rồi thầy Phước đưa lên trang facebook của mình vào ngày 31/3. Ngay hôm sau, 1/4 chính tên Nguyễn Thị Hương vào trang của thầy lấy về trang của mình viết kèm những lời lẽ hỗn xược, lưu manh.
Thật ghê tởm cho thái độ vô lễ của một học trò đối với thầy dạy của mình. Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết đến.
Sau sự việc này, trang facebook Nguyen Huong đã đóng
Công dân phản quốc
Ngoài việc hỗn láo với thày dạy của mình, tên Nguyễn Thị Hương còn công khai thể hiện sự phản bội của mình đối với Tổ quốc. Đeo khẩu trang có hình xóa đường lưỡi bò, ả cho là “nhiễm mùi phản quốc”, tức là hình ảnh xóa đường lưỡi bò của Trung Cộng là “phản quốc”. Điều đó phải hiểu như thế nào nếu không phải tổ quốc của ả chính là Trung Quốc. Cộng với việc ả lo sợ hình ảnh này kích động nhân dân VN chống Trung Quốc, ả đã thể hiện quá rõ vai trò là tay sai của Trung Cộng.
Hình xóa đường lưỡi bò xuất hiện vào Mùa Hè năm 2011 khi phong trào chống Trung Cộng đồng loạt dấy lên ở khắp VN và từ đó, trở thành biểu tượng của tinh thần chống Trung Cộng xâm lược.
Hình ảnh xóa đường lưỡi bò cũng được báo chí nhà nước sử dụng để phản đối Trung Cộng. Đây là hình xóa đường lưỡi bò mà VTC đã sử dụng trong bài “Những thủ đoạn truyềnbá lắt léo, tinh vi về 'đường lưỡi bò' phi lý của Trung Quốc”, tên Hương có thể vào để chửi bới.
Hình xóa đường lưỡi bò mà VTC đã sử dụng để phản đối Trung Cộng
Có lẽ Nguyễn Thị Hương, vì khao khát phấn đấu mà đón ý trên, cần chửi ai thì chửi, kể cả thầy dạy. Cũng không loại trừ ả còn dùng các thủ đoạn, phương tiện khác để tiến thân. Có điều khi hăng quá, ả chửi luôn cả lập trường Nhà nước về vấn đề Biển Đông. Cái này trong môn túc cầu người ta gọi là việt vị. Đó là biểu hiện của những kẻ kém hiểu biết nhưng nhiều tham vọng.
Không chỉ Nguyễn Thị Hương mà còn nhiều kẻ khác cũng chửi bới, qui chụp người đeo khẩu trang in hình xóa đường lưỡi bò.
Không chỉ tên Hương, từ trước đến nay đã xảy ra rất nhiều hành vi đi ngược lại chủ quyền của Tổ quốc. Đó là việc sách nhiễu người mặc áo in hình xóa đường lưỡi bò, tịch thu áo in hình xóa đường lưỡi bò; đó là truy bức người viết khẩu hiệu Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam; đó là phá rối những buổi tưởng niệm các tử, liệt sĩ đã hy sinh khi chiến đấu với quân Trung Cộng xâm lược ở Biên giới phía Bắc, ở Hoàng Sa và ở Trường Sa...
Những việc làm này làm tổn thương đến lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Đây là những hành vi chống lại chủ quyền của Tổ Quốc, cần căn cứ vào pháp luật để nghiêm trị.

10/4/2020

Ngụy nghèo và ngụy giàu



04/09/2020 - 23:31 — VietTuSaiGon
Ở một đất nước mà yếu tố “lộng giả thành chân” quá cao, đặc biệt là giới cán bộ nhà xây vài chục tỉ, biệt phủ, biệt điện mọc lên đầy nhưng miệng lúc nào cũng than nghèo, thậm chí chỉ nói về thành tích buôn chổi, buôn khoai lang hoặc tuổi thơ mót khoai, thì cái nghèo này là “ngụy nghèo”. Nhưng, cũng ở một đất nước mà người dân muốn có công việc, muốn có chỗ để kiếm cơm phải chạy vay chạy mướn, thế chấp ruộng vườn để mua chiếc xe, mà phải là xe ga kia mới có cơ hội xin việc bởi chủ thuê việc thường nhìn vào chiếc xe để đánh giá con người thì cũng không nên tin rằng những người có dây chuyền, nhẫn, xe ga là những người có của ăn của để. Bởi đất nước này là một đất nước chứa đầy mặc cảm, người giàu thì sợ mình bị cho là giàu và người nghèo thì muốn xã hội luôn thấy mình giàu.
Trong mấy ngày vừa qua, các báo trong nước, kể cả báo Thanh Niên đã đi nhiều bài viết và không tiếc lời mạ lị với những người đi xe ga đến nhận gạo cứu trợ ở các ATM gạo tại thành phố Sài Gòn. Điều đáng nói ở đây là mỗi lần nhận, người ta được 1.5kg gạo. Nhưng báo viết toàn lời rát mặt mà người ta vẫn kéo đến nhận. Như vậy có phải những người đi xe ga, đeo dây chuyền đã quá dày mặt, hoặc họ bất chấp?!
Thử đặt một giả định: Họ đi nhận giùm cho những người nghèo khác và không cần suy nghĩ về việc bị ai đó chửi, kể cả báo chí, bởi đây là một trải nghiệm tốt về đạo đức xã hội cũng như đạo đức báo chí; Hoặc giả họ nghĩ rằng mình đã đeo khẩu trang và không sợ bị ai nhận ra mặt mình nên cứ tới nhận về ăn cho sướng miệng, của không tốn tiền cơ mà!?; Nhưng, còn một giả định khác, họ là những người nghèo thật sự, họ tới nhận gạo về để ăn và có vẻ như hệ hình về cái nghèo của chính chúng ta đã bị lạc hậu?!
Ở giả định thứ nhất, họ đi nhận giùm, có thể! Vì tôi từng quen biết nhiều anh em văn nghệ, trí thức, nhiều người rất giàu, đã tặng không ít cho người nghèo, nhưng mỗi khi có cứu trợ hay quà từ thiện đâu đó thì họ tìm mọi cách để xin vài suất cho những người nghèo đến độ tả tơi mà họ biết được. Người nghèo đó có thể đi nhận được bình thường nhưng lại bị quên tiêu chuẩn hoặc không có khả năng đi lại bình thường nên họ đi nhận giùm. Chuyện này không hiếm! Và đương nhiên người đi nhận lấy làm vui khi bị ai đó chửi rằng giàu mà bủn xỉn, keo kiệt, bòn rút… Bởi họ tin vào việc họ làm có chí ít cũng người nghèo mà họ mang quà tới biết được và có  thể có người khác cảm nhận được. Thậm chí, nếu không có ai biết thì cũng có trời biết, đất biết…
Ở giả định thứ hai, người ta nghĩ rằng mình đã đeo khẩu trang và chẳng ai nhận ra mình, cứ tới nhận gạo về nấu, của không tốn… Rất có thể trong số những người đi xe ga nhận gạo cứu tế tại các ATM gạo Sài Gòn có tâm lý này và họ không đến nỗi quá nghèo để không mua nổi gạo. Đây là điều đáng buồn! Nhưng cũng nên nhớ một điều, khi các nhà cứu trợ chen chúc mua gạo, mua số lượng lớn và được ưu tiên mua tại các cửa hàng gạo thì cũng không thiếu người đến sau, mua không có và họ phải đi nhận tạm gạo để nấu qua bữa. Tôi có đứa em trai, cũng đi nhận gạo và có trong hình của báo Thanh Niên, nó đi xe ga loại xịn. Lấy làm lạ, tôi gọi hỏi nó, nó bảo “thực ra em đâu có muốn vậy, nhưng em mua muộn, cửa hàng hết gạo, chạy lòng vòng mệt quá, thôi nhận đỡ về nấu, mai mốt mua được thì mình góp một bao. Bạn em hôm qua nó tới lấy ATM 1,5kg, bữa nay nó chở hai bao tới đó anh!”. Vậy đủ hiểu, cũng có người giàu thực sự, cũng có thể lười mua hoặc thích ăn của không tiền, nhưng cũng không hiếm người mua gạo không có, mượn ATM để ăn tạm.
Và giả định thứ ba, những người đi xe ga, đeo dây chuyền, vàng bạc cũng là người nghèo. Rất có thể, vì Sài Gòn là thành phố của nạn cướp giật, đeo dây chuyền vàng ra đường chẳng khác nào đưa mạng cho người khác. Nhưng vẫn không thiếu các cô lao động ưa mua một sợi dây chuyền giả để làm duyên, hoặc sợi dây chuyền hộ mệnh bằng vàng giả, được mật chú bởi một ông thầy nào đó để đeo, mục đích là cầu may, cầu bình an. Người nghèo Sài Gòn ưa đeo dây chuyền, kể cả những người đeo vàng khối trên người để thể hiện mình giàu, kỳ thực, họ thuộc dạng rất nghèo trong giới nhà giàu, đeo vàng như một kiểu che mặc cảm. Đó là chưa muốn nói đến việc đại đa số các công nhân ở các khu công nghiệp bây giờ đi xe ga. Vì khi mua, họ phải vay tiền ngân hàng bằng các thế chấp để có chiếc xe đi làm, và với họ, chiếc xe vừa là tài sản vừa là cái để dợt-le với đời, nó giống như tấm phông che nghèo khi về quê. Đi làm nhiều năm, Tết lại dành dụm tiền bạc để mua vé về quê, mua vé kèm cho chiếc xe máy để về quê chạy thăm đây đó… Có mà chơi với bạn bè, bà con! Cái tâm lý này khiến cho hầu hết người lao động nghèo khi mua xe máy đều chọn xe ga, bởi họ biết cả đời của họ chỉ mua được một chiếc xe nên đã mua thì phải mua cho “có tầm”, nợ cũng đành. Chính vì vậy mà hầu hết các công nhân, lao động nghèo, nếu đã mua xe thì mua loại tốt, mua điện thoại cũng gắng gượng mà mua loại xịn, nó là thứ vừa tài sản vừa để làm le với đời. Nhưng cũng vì vậy, có khi nợ mút mùa vì những thứ này.
Tôi từng đi làm phim ở một xóm nhà có diện tích 2m2, 4m2 tại ngày giữa trung tâm Sài Gòn (Hẻm 11 và hẻm 24, đường Thủ Khoa Huân, quận 1). Phải nói là đời sống của người nơi đây giống sống trong chuồng hơn là trong nhà. Họ co ro cụm rụm trong mấy mét vuông sau khi đã cơi nới phần gác bên trên nhô ra mặt hẻm một chút. Đời sống của họ túng quẫn, nghèo đói. Nhưng người nào cũng có xe ga xịn, điện thoại xịn, hỏi ra mới biết họ đi làm công nhân, đi ship hàng, đi làm thư ký và chạy Grab, họ buộc phải có những “công cụ hành nghề” này. Và để có nó, không ít người đã thế chấp cái bìa đỏ diện tích vài mét vuông để mua. Nói tới đây để nghĩ rằng giữa đất Sài Gòn, không phải cứ có xe ga, có dây chuyền hay điện thoại xịn có nghĩa là khá giả. Nhiều khi đó là đống nợ đang đuổi sau lưng và khi hữu sự, họ buộc phải ăn nhờ vào sự chia sẻ của xã hội hoặc thậm chí xin ăn. Thế giới vốn quá nhiều trắc ẩn, thật khó để nói một thứ gì đó cho chuẩn!
Thiết nghĩ, khi các nhà hảo tâm sẵn lòng bỏ gạo vào cây ATM để chia sẻ với cộng đồng, nếu thấy người nghèo đi bộ tới lấy thì nên giúp đỡ họ bằng cách nào đó để về nhà an toàn, không bị nhiễm dịch giữa đường hoặc không bị vấp ngã do tuổi cao giữa đường. Bởi cuộc sống là vậy, nhiều khi đi suốt ngày kiếm nửa lon gạo không ngã, nhưng mới nhận được vài lon gạo của đời ban tặng thì té sấp mặt… Và thiết nghĩ, trong cuộc đời này, chẳng ai bình thường mà đi chọn mình sẽ làm kẻ khốn khó để đi ăn hớt của người nghèo một ký rưỡi gạo, mặc cho đời sỉ vả, mạ lị (tất cả các thông tin trên báo chí và các comment trên mạng xã hội đều mạ lị họ). Và, có những cái nghèo không thể giải thích, cũng như có những cái nghèo biến triệu phú thành đứa nghèo trong chốc lát… Và hãy để mọi người được tự do để thấy mình nghèo thật hay nghèo giả. Bởi ngụy giàu hay ngụy nghèo đều có lý do riêng của nó, sự thông cảm, chia sẻ của xã hội dễ giúp người ta trở nên tử tế và ăn năn (nếu có) hơn. Tất cả lời nguyền rủa, sỉ vả đều khiến cho tâm hồn trở nên xơ cứng, chai lì, thậm chí thù hận.
Hãy cứ cho nếu còn cho được và hãy cảm ơn người nhận dù họ là ai, bởi đơn giản, cái nghèo là một khái niệm vô cùng, vẫn có những kẻ xây hàng tá biệt phủ nhưng mở miệng là than nghèo, nhưng cũng có những người khi hữu sự thì gạo không có để ăn nhưng vì một thứ gì đó giống như công việc đặc trưng, họ phải giữ cái mác “nhà giàu” kinh niên trong nỗi khổ của người rỗng ruột. Xin hãy mở lòng thương yêu và từ tâm. Đừng mắng nhiếc người nghèo. Giả sử Bill Gate chọn làm người nghèo để vào nhận một ký rưỡi gạo từ thiện, thì xin hãy tôn trọng sự nghèo trong chốc lát của ông ấy. Bởi mỗi cái nghèo đều có lý do và căn cội, tâm linh của nó. Hãy cho vui vẻ và cho trong yêu thương, ân cần!