Monday, September 29, 2014

Ảnh cuộc sống biểu tình thâu đêm của người Hồng Kông

 


(Dân trí) - Bất chấp yêu cầu giải tán của chính quyền, hàng chục nghìn người Hồng Kông đêm 29/9 vẫn tụ tập trên phố để tiếp tục phản đối chính quyền Bắc Kinh. Không khí từ căng thẳng của những ngày trước đó đã biến thành lễ hội khi họ cùng nhau ca hát, nhảy múa.

Sau những vụ đụng độ lớn với cảnh sát chống bạo động trong ngày Chủ nhật, bầu không khí trên các đường phố Hồng Kông hôm qua đã lắng dịu hơn, do cảnh sát đã rút đi, để cho người biểu tình kiểm soát ít nhất 4 khu vực tại trung tâm thành phố này.
Lãnh đạo phong trào Chiếm đóng trung tâm phát biểu trước đám đông biểu tình tối 29/9
Lãnh đạo phong trào Chiếm đóng trung tâm phát biểu trước đám đông biểu tình tối 29/9
Dù vậy, lo ngại những cuộc đụng độ có thể tái diễn, không ít người vẫn mang theo mặt nạ và kính bảo hộ để đề phòng khả năng bị tấn công bằng hơi cay.
Trên nhiều tuyến phố, những điểm tiếp tế thực phẩm đã được dựng lên để phục vụ người biểu tình. Một số điểm kêu gọi quyên góp thực phẩm cũng trưng biển đề nghị cộng đồng hỗ trợ.
Các nhà tổ chức cho biết một số trạm cấp phát nước và thực phẩm đã trở thành mục tiêu bị tấn công tại một số điểm biểu tình, tuy nhiên đề nghị đám đông bình tĩnh. 
Cảnh sát xuất hiện trên một số tuyến phố nhưng không có hành động trấn áp
Cảnh sát xuất hiện trên một số tuyến phố nhưng không có hành động trấn áp
Tại Mongkok, một trung tâm mua sắm lớn, cảnh sát đã được yêu cầu có mặt sau khi một chiếc xe ô tô lao với tốc độ cao vào đám đông người đang có mặt tại đây. Tuy nhiên không có ai bị thương.
Người biểu tình hiện đang giận dữ trước thông báo của Bắc Kinh hồi tháng trước rằng mặc dù việc bầu cử để chọn nhà lãnh đạo cho đặc khu hành chính này sẽ được thực hiện vào năm 2017, các ứng viên sẽ phải do Bắc Kinh xét duyệt. Nhiều ý kiến chỉ trích đã gọi bước đi này là “sự dân chủ giả tạo”.
Một số hình ảnh người Hồng Kông biểu tình thâu đêm
Bầu không khí đêm 29/9 đã bớt căng thăng
Bầu không khí đêm 29/9 đã bớt căng thăng
Nhiều người biểu tình ngồi trước trụ sở cảnh sát
Nhiều người biểu tình ngồi trước trụ sở cảnh sát
Biển người với điện thoại được bật sáng và giơ cao khiến cả một tuyến phố trở nên lung linh
"Biển người" với điện thoại được bật sáng và giơ cao khiến cả một tuyến phố trở nên lung linh
Thêm nhiều rào chắn được gia cố để ngăn chặn cảnh sát
Thêm nhiều rào chắn được gia cố để ngăn chặn cảnh sát
Thêm nhiều rào chắn được gia cố để ngăn chặn cảnh sát
Người biểu tình di chuyển những rào chắn để phong tỏa các tuyến phố
Người biểu tình di chuyển những rào chắn để phong tỏa các tuyến phố
Một điểm cung cấp thức ăn nóng cho người biểu tình cũng được dựng lên
Một điểm cung cấp thức ăn nóng cho người biểu tình cũng được dựng lên

Một điểm quyên góp thực phẩm của người biểu tình
Một điểm quyên góp thực phẩm của người biểu tình
Nhiều biểu ngữ được căng lên khắp các tuyến phố bị chiếm đóng
Nhiều biểu ngữ được căng lên khắp các tuyến phố bị chiếm đóng
Một chiếc ô tô phóng vào đám đông người biểu tình tại giao lộ Mong Kok
Một chiếc ô tô phóng vào đám đông người biểu tình tại giao lộ Mong Kok
Một chiếc ô tô phóng vào đám đông người biểu tình tại giao lộ Mong Kok
Người biểu tình lập "bàn thờ" cho nhà lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh bên hông một chiếc xe buýt, khấn vái trước khi sỉ nhục
Nhiều người biểu tình mệt mỏi sau nhiều ngày chiến đấu trên đường phố nhưng quyết không ra về
Nhiều người biểu tình mệt mỏi sau nhiều ngày chiến đấu trên đường phố nhưng quyết không ra về
Thanh Tùng
Tổng hợp

Dư luận viên nói về sinh viên Hồng Kông.

Mổi lần nghe dư luận viên nói chuyện, mình chỉ còn muốn nói 1 câu :"tiên sư cha, đồ đảng dậy".
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Đặc khu Hong Kong: Nhiều giới lên án cảnh sát dùng vũ lực

(PL)- Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố phản đối nước ngoài can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong.
Ngày 29-9, hàng ngàn người biểu tình hưởng ứng phong trào Chiếm trung tâm tiếp tục chiếm giữ các con đường xung quanh khu trung tâm hành chính ở đặc khu Hong Kong.
Báo South China Morning Post (Hong Kong) cho biết suốt đêm 28-9 và rạng sáng hôm sau, cảnh sát đã nhiều lần sử dụng hơi cay giải tán người biểu tình.
Phát biểu trên truyền hình đêm 28-9, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh kêu gọi người biểu tình giải tán. Ông bác bỏ tin quân đội Trung Quốc đã triển khai và cảnh sát bắn đạn cao su.
Trong đêm, cảnh sát đã trả tự do cho thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong và ba nghị sĩ Hà Tuấn Nhân, Lưu Tuệ Khanh và Trương Siêu Hùng.
Những người biểu tình chiếm một con đường ở khu trung tâm mua sắm tại quận Du Tiêm Vượng của Hong Kong ngày 29-9. Ảnh: REUTERS
Đến trưa 29-9, chính quyền cho biết đã ra lệnh cho cảnh sát rút quân, đồng thời thông báo hủy bắn pháo hoa chào mừng Quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1-10 tới.
20 ngân hàng thông báo tạm đóng cửa 36 chi nhánh ở khu vực biểu tình.
Trong khi đó, nhóm 23 nghị sĩ đã ra tuyên bố chung kêu gọi họp khẩn cấp để thảo luận về kiến nghị luận tội đặc khu trưởng Lương Chấn Anh vì để cảnh sát sử dụng bạo lực. Tuyên bố chung kêu gọi ông Lương Chấn Anh từ chức.
Hiệp hội Luật sư Hong Kong lên án cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức.
Liên đoàn Sinh viên Hong Kong đe dọa bãi khóa vô thời hạn nếu đặc khu trưởng Lương Chấn Anh không từ chức và Trung Quốc không rút lại quyết định về cải cách bầu cử ở Hong Kong.
Liên đoàn Giáo viên Hong Kong thông báo các giáo viên trung học sẽ bãi công từ ngày 29-9 để phản đối cảnh sát sử dụng vũ lực.
Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong tuyên bố Mỹ ủng hộ các điều khoản bảo vệ các quyền tự do cơ bản gồm quyền tập hợp ôn hòa, quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí trong Luật Cơ bản (Hiến pháp Hong Kong).
Tuyên bố nhấn mạnh Mỹ không đứng về bên nào, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế gây leo thang căng thẳng và bày tỏ quan điểm theo phương cách hòa bình.
Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong ra tuyên bố kêu gọi khôi phục ổn định trên đường phố và trong hoạt động kinh doanh.
Văn phòng Ngoại giao Anh nhận định bảo vệ các quyền cơ bản và các quyền tự do, trong đó có quyền biểu tình là rất quan trọng đối với Hong Kong.
Trước đó, Anh, Úc và Ý đã khuyến cáo công dân tránh xa các khu vực biểu tình tại Hong Kong.
Thứ Ba, ngày 30/9/2014 - 03:45
THẠCH ANH

-  Ngày 29-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Tôi muốn nhấn mạnh Hong Kong thuộc về Trung Quốc... Tôi hy vọng các nước khác không can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong, không ủng hộ các hoạt động bất hợp pháp của phong trào Chiếm trung tâm và không đưa ra thông điệp sai lệch”.
- Cùng ngày, người đứng đầu lãnh thổ Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố ông ủng hộ những người biểu tình Hong Kong kêu gọi tổ chức bầu cử tự do vào năm 2017. Ông kêu gọi chính quyền đại lục lắng nghe tiếng nói của nhân dân Hong Kong, sử dụng các biện pháp thận trọng và ôn hòa để xử lý các vấn đề hiện nay ở Hong Kong.
87 quả đạn hơi cay cảnh sát đã bắn vào đêm 28-9 và rạng sáng 29-9 theo thông báo của cảnh sát Hong Kong. Cảnh sát thông báo có 41 người bị thương trong ba ngày biểu tình, trong đó có cả cảnh sát. Cảnh sát khẳng định chỉ sử dụng vũ lực ở mức tối thiểu trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác và đã cảnh báo trước.

Mỹ kêu gọi Hong Kong kiềm chế với người biểu tình

Sự kiện: Biểu tình ở Hong Kong

(Xã hội) - Ngày 29/9, Mỹ đã yêu cầu giới lãnh đạo Đặc khu hành chính Hong Kong kiềm chế, sau khi cảnh sát chống bạo động tại đây bắn hơi cay vào người biểu tình.

 
Mỹ kêu gọi Hong Kong kiềm chế với người biểu tình

Washington đồng thời cho biết đã thông báo với Bắc Kinh rằng họ ủng hộ phổ thông đầu phiếu tại đặc khu hành chính này.

Trả lời báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói: "Mỹ hối thúc nhà chức trách Hong Kong thể hiện sự kiềm chế và để người biểu tình thể hiện quan điểm của họ một cách hòa bình. Mỹ ủng hộ phổ thông đầu phiếu tại Hong Kong theo Hiến pháp và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của nhân dân Hong Kong. Chúng tôi đã liên tục nêu rõ lập trường với Bắc Kinh và sẽ tiếp tục làm vậy. Chúng tôi tin rằng một xã hội mở, với mức độ tự trị cao nhất có thể và được điều hành bằng pháp quyền, là điều tối cần thiết cho sự ổn định và thịnh vượng của Hong Kong".

Cũng theo ông Earnest, vị trí trưởng đặc khu hành chính Hong Kong sẽ có uy tín hơn nếu người dân tại đây có thể tự do lựa chọn ứng cử viên cho chức vụ này.
 Thứ ba, 30/09/2014 09:21
Nguồn Vietnamplus.vn

PICS:Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong


VRNs (30.9.2014) – Sài Gòn – Trong ba ngày qua, hàng ngàn sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường biểu tình cách ôn hòa chống lại sự áp đặt của Trung Cộng trong việc bầu cử người đứng đầu đặc khu Hong Kong.



Phong trào biểu tình đấu tranh đòi dân chủ đợt này tại Hong Kong được lãnh đạo bởi chính các sinh viên Hong Kong. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình này là chàng sinh viên mới 17 tuổi tên là Joshua Wong.
Đây là cuộc xuống đường biểu tình cách ôn hòa của sinh viên học sinh, nhưng cũng được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một nhân vật tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tại Hong Kong đã xuống đường đồng hành với giới sinh viên, học sinh.
Facebook Nguyễn Huy Tín lấy nguồn tin từ soundofhope.org cho biết: “Vào lúc 11:17 PM ngày hôm qua 28.9.2014: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun (Giuse Trần Nhật Quân), từ sân khấu chính của ban tổ chức đã phát biểu: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”
Đức Hồng Y đã nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn bất cứ một ai bị thương tổn. Chiến thắng đem tới bằng sự hy sinh tính mạng không phải là một chiến thắng”. Ngài nói thêm: “hôm nay chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, nhưng chúng ta đã chứng kiến một chính quyền vô lý”.
Nhiều trang facebook đã lấy lại hình ảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đứng cầm biểu ngữ cùng với giới sinh viên học sinh và hết lòng ca ngợi tinh thần dấn thân của ngài cho vấn đề xã hội.
Được biết, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân năm nay đã 83 tuổi. Đường lối mục vụ của ngài rất cứng rắn đối với cộng sản Trung Quốc. Vào năm 2011, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã  tuyệt thực ba ngày để “phản đối phán quyết bất công của Tòa án tối cao Hong Kong chống lại giáo phận, vốn đe doạ phá hoại nền giáo dục Công Giáo trên lãnh thổ”.
Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ
Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong
Ngài nói với mọi người: "Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền."
Ngài nói với mọi người: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”
Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người
Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người
Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này
Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này
Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình
Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình
Pv.VRNs

Thi công bờ kè xâm phạm hàng chục mồ mả

Báo điện tử Tầm nhìn  - Dân làng không đặt vấn đề bồi thường tiền nong gì cả, mà chỉ yêu cầu nhà thầu, chủ dự án sớm nhanh chóng tìm lại hàng chục ngôi mộ của ông cha, để họ cải táng làm ấm lòng người đã khuất.

Sáng 29/9, đại diện Ban điều hành làng, các họ tộc và nhiều người dân làng Xuân Hòa (xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế) đã tập trung về công trường thi công kè hói Như Ý Bắc (thuộc phường Vỹ Dạ, TP Huế) để phản đối việc nhà thầu xây kè xâm hại nhiều mồ mả, miếu thờ của làng vốn tồn tại hàng trăm năm nay.

Cụ Phan Văn Trang, Trưởng làng Xuân Hòa bức xúc cho biết: người dân phát hiện mồ mả tổ tiên, miếu Thần Nông bị xâm hại từ sáng ngày 27/9. Đại diện của làng, các họ tộc, người dân đã gửi kiến nghị đến chính quyền địa phương, cơ quan chức năng TP Huế nhưng không được quan tâm giải quyết.


   Nhiều mồ mả tổ tiên, miếu Thần Nông bị xâm hại từ sáng ngày 27/9

Theo phản ánh của người dân, khi thi công công trình kè hói do Ban Quản lý Dự án Cải thiện Môi trường nước (BQLDA CTMTN) TP Huế làm chủ đầu tư, nhà thầu đã xâm hại một số ngôi mộ của dân làng. Đến ngày 29/9, người dân buộc phải bốc dỡ những ngôi mộ bị đào bới lộ thiên từ nhiều ngày trước, để đưa vào tiểu sành mới.

Cụ Hồ Tấn Chẩu (75 tuổi) bộc bạch “Dân làng không đặt vấn đề bồi thường tiền nong gì cả, mà chỉ yêu cầu nhà thầu, chủ dự án sớm nhanh chóng tìm lại hàng chục ngôi mộ của ông cha chúng tôi, để chúng tôi cải táng”.

Theo đơn trình báo của dân làng Xuân Hòa, Việc thi công công trình kè hói Như Ý, Vĩ Dạ, TP Huế đã làm thất lạc 32 ngôi mộ, 2 ngôi mộ bị khai quật "ngoài dự kiến". Những ngôi mộ này vốn được mai táng cách đây rất lâu. Trong đó, số mộ do Ban điều hành làng quản lý, bị thất lạt là 13 ngôi; số mộ họ Trần bị mất là 10 ngôi; số mộ họ Phan bị mất là 11 ngôi.

Sau nhiều ngày đề nghị phối hợp giải quyết tìm kiếm 32 nấm mộ bị thất lạc, đến trưa 29/9, người của BQLDA CTMTN TP Huế mới có mặt để ghi nhận phản ánh của dân làng. Trước phản ứng quyết liệt của dân, các cơ quan chức năng, đại diện chính quyền địa phương mới chịu lập biên bản hiện trạng công trình liên quan số mồ mả bị mất, nhằm làm cơ sở giải quyết sau này.




 Đại diện của làng, các họ tộc, người dân đã gửi kiến nghị đến chính quyền địa phương, cơ quan chức năng TP Huế nhưng không được quan tâm giải quyết.

Đại diện làng Xuân Hoà cũng yêu cầu nhà thầu, BQLDA CTMTN TP Huế sớm có phương án cải táng số mộ bị đào bới được tập kết từ nhiều ngày trước ở chân bờ kè hói Như Ý.

Tiếp xúc với người dân ông Đỗ Minh Quảng, Phó BQLDA CTMTN TP Huế trình bày "Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt lãnh đạo ban gởi lời xin lỗi đến bà con. Trước mắt chúng tôi ghi nhận các phản ảnh của bà con, sau đó sẽ đo đạc, thống kê báo cáo lại với lãnh đạo. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết sớm. Trong ngày mai sẽ thông báo kết luận đến với các họ tộc có phần mộ bị mất"

Còn ông Trần Đình Khánh, Trưởng ban Quản lý Dự án cho hay: "Sở dĩ đơn vị này chậm phối hợp với dân làng Xuân Hòa và các bên liên quan để tìm hiểu, xử lý sự việc do đơn vị thi công báo cáo lên chậm, đến sáng 29/9 ông mới có thông tin"

Trước câu hỏi của PV thế đơn vị giám sát làm chức năng gì mà lại không thông thì ông Khánh không trả lời được.

Được biết, dự án cải thiện môi trường nước TP Huế có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng.
07:45 | 30/09/2014
Tường Vi - Hà Vy

Chín diệu kế của “Binh pháp quan trường”

XUÂN DƯƠNG 27/09/14 08:06
(GDVN)-“Binh pháp quan trường” mới chỉ dừng lại ở chín kế mà người viết sẽ lần lượt lý giải. Rất mong bạn đọc viết thêm để thành 18, 24 hay 36 kế thì thật là vinh hạnh.

Vài lời bộc tuệch

Tôn Tử đúc kết kinh nghiệm tranh quyền đoạt lợi, chiến tranh thôn tính lân bang suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc cho đến thời đại của ông mới viết nên “Binh pháp Tôn Tử”. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trải bao trận mạc chống ngoại xâm mới viết nên “Binh thư yếu lược”. Đó đều là các thiên cổ kỳ thư, vài trăm năm mới xuất hiện một lần.

Cóc nằm gầm tủ, nghiến răng ra lệnh cho trời, giả sử mưa thật thì cũng chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, ai mà tin cóc! Vì thế viết ra đôi dòng chỉ là để giải tỏa lúc “nông nhàn”, giúp mọi người đọc cho vui nhằm khi “nhàn cư hữu thiện”. Cũng chính vì thế “Binh pháp quan trường” mới chỉ dừng lại ở chín kế mà người viết sẽ lần lượt lý giải. Rất mong bạn đọc viết thêm để thành 18, 24 hay 36 kế thì thật là vinh hạnh.

Kế thứ nhất: “Buôn thần bán thánh”

Ở Trung Quốc, Lã Bất Vi nổi tiếng với thương vụ “buôn vua”, sự tích Lã Bất Vi đã được nền điện ảnh Hoa lục dựng thành phim dài nhiều tập. Vua dẫu sao cũng là người trần mắt thịt, việc buôn vua của Lã Bất Vi còn lâu mới so được với chuyện buôn thần bán thánh ở đất Việt phương nam.

Mỗi năm vào dịp xuân sang, các đình chùa, miếu mạo lúc nào cũng thơm lừng hương khói, đáng kể nhất phải là đền Bà Chúa Kho và lễ hội phát ấn đền Trần. Có lúc cánh phóng viên “rách việc”  còn chụp ảnh cả biển xanh, biển đỏ ở đuôi xế hộp, nhưng chủ yếu vẫn là biển trắng.


Khấn vái thành kính xin ông Hoàng Bảy

Thành phần đến đền Bà Chúa Kho thì đủ loại, dân buôn bán, viên chức, công chức,…  trong đám đông “thành kính” ấy không thiếu các gương mặt phương phi, cổ cồn ca vát, chắp tay thủng thẳng xếp hàng. Hương khói, đồ lễ đã có “người nhà” lo, chỉ cần chắp tay lắp bắp là được.

 Từ các bà buôn thúng bán mẹt đến sếp các doanh nghiệp lớn bé (xe biển xanh thì chắc không phải tư doanh) vay được của Bà Chúa là yên tâm, cuối năm rủi có thua lỗ trong làm ăn thì xin khất nợ, giãn nợ, xin miễn giảm thuế hoặc xin tài trợ từ ngân khố, khất không được thì tìm cách “né bão” vài tháng, vài năm, gió yên bể lặng ta lại quay về … vay tiếp.

Khác với đền Bà Chúa Kho, đến với lễ phát ấn đền Trần, nhìn cách ăn mặc xem ra thành phần có bằng cấp có vẻ hơi nhiều. Ấy thế mà người ta vẫn chen lấn, giẫm đạp, thậm chí trèo lên cả ban thờ nhằm xoa tay vào bảo kiếm và các linh vật. Sờ được, xoa được là cách cầu may, lấy phúc, chẳng ai sợ “thánh vật” dù có trèo nên cả bàn thờ.  Bỏ ra ít tiền để có tờ ấn đền Trần là có một lá bùa hộ mệnh, sờ được vào kiếm báu thì còn sợ gì “đao pháp” hay “luật pháp”.

Chịu khó một chút đến các quán bán băng đĩa hay đến trước cổng một số di tích nổi tiếng, với chỉ chưa đến chục nghìn là có thể mua được băng đĩa hát văn khấn tại đền các ông Hoàng Mười (Nam Đàn-Nghệ An), Hoàng Bảy (Bảo Hà-Lào Cai)… Lễ vật đền ông Hoàng Mười có  cờ quạt, bút sách ... để cầu tài cầu lộc, cầu mong cho con cháu được đỗ đạt khoa cử, làm rạng danh tổ tông.

Còn ở đền ông Hoàng Bảy thì VTC New trong bài phóng sự ngày 27/2/2014 viết: “nếu cúng ông Bẩy mà không có thứ đó (thuốc phiện) thì không thể thiêng được. Ông mà có thuốc phiện rít, phê lòi ra, thì xin thứ gì chả được”. [1] Chẳng biết có phải vì bị nhắc nhở hay là muốn múa rìu qua mắt thợ nên ở cổng đền có tấm biển treo ghi nội dung: “Cấm mang thuốc phiện vào đền”. Dân lô đề, nghiện hút, buôn lậu “có số má” chẳng mấy người chưa đến hầu giá ở đền ông Hoàng Bảy.

Thế đấy muốn công thành danh toại, thì nhất thiết phải không quản xa xôi, thức khuya dậy sớm xin thần, xin thánh, xin ông hoàng, bà chúa ban tài, ban lộc, lại cũng xin chư vị che chở cho thoát khỏi mọi tai ương, đặc biệt là khi bị pháp luật động đến.

Đã là người làm ăn, một khi được ông hoàng, bà chúa ban lộc thì tâm lý thoải mái, tinh thần minh mẫn, hành động dứt khoát, mọi nỗi sợ tan biến, pháp luật chỉ là “cái đinh rỉ” làm gì chẳng vào cầu, không như mấy bác dân cày đường nhựa, vừa đi vừa sợ dẫm phải đinh, chẳng được tích sự gì!

Còn bác nào ngại sự “tọc mạch” của cánh nhà báo, không muốn xuất hiện công khai thì đã có thủ trưởng của các bác, tức là các vị phu nhân đảm đang tất cả, các bác cứ việc yên tâm lo việc đại sự, chờ ngày vui thú điền viên.

Đây mới chỉ liệt kê sơ sơ các vị “cổ thánh”, còn các vị “tân thánh” thì mỗi người phải tự chọn để mà thờ phụng, không thể cầm đèn chạy trước ô tô, xin lượng thứ.

Có điều nên nhớ, muốn thành ông nọ, bà kia thì phải thực hiện chu đáo tất cả các diệu kế của “Binh pháp quan trường” chứ không phải chỉ kế thứ nhất. Kế này chỉ là khởi đầu,  lấy đó làm chỗ dựa tinh thần, yên tâm mà phấn đấu, các kế khác sẽ được lần lượt công bố nay mai.

Những kẻ khinh nhờn thần thánh dù có bán cả nhà tạ lỗi, chưa chắc đã được xá tội, đừng quên, đừng quên./.

Công an Hà Nội bắt đầu chiến dịch khủng bố các nhà báo

VRNs (30.09.2014) – Sài Gòn – Trong hai tuần lễ qua, một số nhà báo và blogger đã bắt đầu bị công an Bình Dương, Hà Nội khủng bố bằng cách gởi thư mời, giấy triệu tập.


Vẫn với các hình thức vi phạm pháp luật được mang danh công lực để khủng bố dân, để rồi khi đã bắt dân thì ép tội cho bằng được. Thậm chí có những người dứt khoát không nhận tội thì vẫn bị công an ngụy tạo bằng chứng để buộc Tòa án kết tội như các trường hợp Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, Đặng Xuân Diệu, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân …
Tuy nhiên, gần đây với sự trợ giúp của các luật sư, các nhà báo và blogger đã biết rõ quyền của mình và giới hạn của cơ quan công lực, nên họ không buông xuôi để tùy ý công an muốn làm gì thì làm. Dẫu biết, công an vẫn có thể dựng nên vụ án từ không có gì, nhưng những nổ lực bạch hóa các việc làm sai trái của công an, nhất là ngành an ninh Việt Nam là cách tốt nhất để giáo dục cộng đồng về ý  thức pháp luật.
VRNs xin giới thiệu Đơn khiếu nại của nhà báo Phạm Thành (Phạm Chí Thành) về việc ông bị công an thủ đô Hà Nội cố tình vi phạm pháp luật để khủng bố tinh thần ông.
—–
140929001

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2014

ĐƠN KHIẾU NẠI

Về việc Triệu tập công dân trái pháp luật

Kính gửi: Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội

I. Người khiếu nại:
Tôi là Phạm Chí Thành, sinh năm 1952.
Trú tại 121, ngách 128C/27 Đại La, quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội.

II. Người bị khiếu nại:
Điều tra viên Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội, Thiếu tá Nguyễn Trung Nam.
Địa chỉ: Số 54 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Về hành vi triệu tập công dân trái pháp luật.

III. Nội dung:
Ngày 21/09/2014, tôi nhận được Giấy triệu tập (Lần thứ Nhất) số 115, đề ngày 21/09/2014 của Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an thành phố Hà Nội do Điều tra viên (ĐTV) Nguyễn Trung Nam ký. Nội dung giấy triệu tập yêu cầu tôi: 8 giờ 30 ngày 22/09/2014 có mặt tại Trụ sở Công an thành phố Hà Nội địa chỉ số 54 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để “Làm việc với Cơ quan An ninh điều tra, hỏi về việc liên quan đến An ninh, Chính trị”.
Ngày 22/09/2014: Tôi đã làm việc với các ĐTV Nguyễn Trung Nam, Nguyễn Thế Thanh, và người có tên là Khánh, buổi sáng từ 8giờ 30 đến 12 giờ; buổi chiều từ 15 giờ đến 21 giờ.
Theo yêu cầu của ĐTV Nguyễn Trung Nam, ngày 23/09/2014: Tôi tiếp tục làm việc với các Điều tra viên Nguyễn Trung Nam, Nguyễn Thế Thanh, từ 9 giờ đến 12 giờ.
Đến cuối buổi làm việc của buổi sáng ngày 23/09/2014, tôi đề nghị với Cơ quan ANĐT để tôi mời luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho tôi cùng tôi làm việc với Cơ quan ANĐT, Cơ quan ANĐT đã đồng ý và cho tôi về, hẹn tôi sau khi mời được luật sư sẽ làm việc tiếp với tôi cùng luật sư vào sáng ngày 26/09/2014. Sau khi tôi được Luật sư Hà Huy Sơn, thuộc Công ty Luật TNHH Hà Sơn nhận lời làm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho tôi trong quá trình làm việc với Cơ quan ANĐT, theo yêu cầu của ĐTV Nguyễn Trung Nam ngày 25/09/2014, Luật sư Hà Huy Sơn đã đến làm thủ tục với Cơ quan ANĐT và được trả lời: Cơ quan ANĐT chưa có quyết định khởi tố bất cứ một vụ án hình sự nào mà ông Phạm Chí Thành (tôi) có vai trò là người tham gia tố tụng nên Cơ quan ANĐT không đồng ý để Luật sư Hà Huy Sơn tham gia các buổi làm việc cùng ông Phạm Chí Thành (tôi).
Ngày 28/09/2014, Cơ quan ANĐT tiếp tục gửi cho tôi Giấy triệu tập (Lần thứ Hai) do ĐTV Nguyễn Trung Nam ký yêu cầu tôi 8 giờ 30 ngày 29/09/2014 tiếp tục đến làm việc với Cơ quan ANĐT với nội dung, địa điểm như Giấy triệu tập (Lần thứ Nhất).

IV. Các vi phạm:
Thứ nhất:
ĐTV Nguyễn Trung Nam và Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội đã phá bỏ thỏa thuận với tôi về việc tôi mời luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho tôi tham gia cùng tôi trong các buổi làm việc với Cơ quan ANĐT.
Nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là “Công dân được quyền làm những gì pháp luật không cấm và Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Về việc mời luật sư: Không có quy định nào của pháp luật cấm tôi được quyền có luật sư tham gia cùng các buổi làm việc với Cơ quan ANĐT; ngược lại không có quy định nào của pháp luật cho phép Cơ quan ANĐT từ chối không cho tôi được có luật sư bảo vệ trong khi làm việc với Cơ quan ANĐT.
Thứ hai:
Mặt khác, cho đến nay, tôi chưa được Cơ quan ANĐT thành phố Hà Nội cho biết là có quyết định khởi tố một vụ án hành sự nào mà tôi là người tham gia tố tụng với một tư cách nào đó như Ghi chú ở mặt sau của mẫu Giấy triệu tập là:
- Người làm chứng ( theo khoản 4 điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự);
- Người bị hại (theo khoản 4 điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự);
- Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (theo điều 52, 53 và 54 của Bộ luật tố tụng hình sự).
Như vậy, hành vi ĐTV Nguyễn Trung Nam ra Giấy triệu tập tôi là không có căn cứ pháp luật, hay nói cách khác là trái pháp luật.
Thứ ba:
- Căn cứ điểm 1.1 mục 1 của Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 của Bộ Công an, quy định:
“1.1. Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Việc triệu tập bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136, 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.”
- Căn cứ điều 35 của Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07/07/2014 của Bộ Công an, trích:
“Khi triệu tập, hỏi cung bị can tại ngoại; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Điều tra viên phải thực hiện theo đúng quy định về trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;”
Chưa có vụ án thì chưa có ĐTV được phân công thụ lý chính điều tra vụ án.
Việc triệu tập ai thì cũng phải thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136, 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Kết luận:
Hành vi ra Giấy triệu tập (Lần thứ Nhất) số 115, đề ngày 21/09/2014 và Giấy triệu tập (Lần thứ Hai) ngày 28/09/2014 của ĐTV Nguyễn Trung Nam thuộc Cơ quan ANĐT yêu cầu tôi Phạm Chí Thành đến Cơ quan ANĐT thành phố Hà Nội để “Làm việc với Cơ quan An ninh điều tra, hỏi về việc liên quan đến An ninh, Chính trị” là hoàn toàn trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 bảo hộ.

V. Yêu cầu:
1- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan ANĐT thành phố Hà Nội buộc ĐTV Nguyễn Trung Nam chấm dứt ngay việc ra các Giấy triệu tập trái pháp luật để yêu cầu tôi đến làm việc với Cơ quan ANĐT.
2- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan ANĐT thành phố Hà Nội có văn bản xin lỗi đối với tôi và gia đình tôi vì hành vi trái pháp luật nêu trên của ĐTV Nguyễn Trung Nam đã làm đảo lộn cuộc sống vật chất và ảnh hưởng tinh thần của tôi và các thành viên của gia đình tôi trong thời gian vừa qua.
Trân trọng cám ơn quý Thủ trưởng Cơ quan ANĐT,
Phạm Chí Thành
—— 
• Tài liệu kèm theo:
1. Giấy triệu tập (Lần thứ Nhất) số 115, đề ngày 21/09/2014;
2. Giấy triệu tập (Lần thứ Hai) ngày 28/09/2014;
Nơi nhận: Người làm đơn
- Như trên (02);
- Lưu gđ, 03b.

Firechat - một ứng dụng tin nhắn gia tăng sức mạnh biểu tình ở Hongkong

Archie Bland (The Guardian) - Dân Làm Báo lược dịch - Internet dễ bị tấn công bởi sự can thiệp của nhà nước, nhưng những người biểu tình đã tìm được cách đi vòng để giải quyết.

Joshua Wong, sinh viên 17 tuổi tại Hồng Kông, đã đối diện với một vấn đề. Bạn sẽ trải nghiệm một phiên bản tương tự: bạn đang tham dự một trận đấu bóng đá hay một buổi biểu diễn và bạn cần phải tìm một người bạn. Nhưng đám đông cũng giống như mạng kết nối bị quá tải làm bạn không thể có được một tín hiệu trên điện thoại của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn không thể gọi được cho ai.

Đối với Wong, vấn đề là nghiêm trọng hơn: anh ta không phải ở trong một trận đấu bóng đá mà lại đóng vai trò thủ lãnh, tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã làm rung chuyển Hongkong trong tuần qua. Và anh đã không chỉ lo lắng mạng sẽ bị quá tải không thôi- anh còn lo rằng nhà nước sẽ chặn kết nối mạng cho những ý đồ của họ.

Những người tranh đấu cho dân chủ kiểm tra điện thoại của họ 
trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ảnh: Anthony Kwan / Getty Images

Sự phơi bày của mọi cuộc bất ổn xã hội ngày hôm nay dường như đi kèm với những thay đổi không ngừng của công nghệ. Các cuộc bạo loạn ở London đã được tường thuật trên BlackBerry Messenger. Twitter đã đóng một vai trò thiết yếu trong cách mạng mùa xuân Ả Rập. Khi internet bị chặn, những người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ đã quay sang với Virtual Private Networks. Tuy nhiên, tất cả những phương thức cải tiến ấy đều vô nghĩa nếu không có sự kết nối mạng. Đối với Wong và các đồng bạn của anh tại Hồng Kông, câu trả lời là một ứng dụng cho phép mọi người gửi tin nhắn từ điện thoại đến điện thoại mà không cần phải có mạng kết nối của điện thoại di động, hoặc của internet. Đó là ứng dụng FireChat.

Khi bạn tải FireChat về, nó không có vẻ gì là đặc biệt, cũng giống như một ứng dụng bình thường để trò chuyện online về thể thao và truyền hình. Thực ra công dụng của nó nhiều hơn thế. Nếu mạng internet không sử dụng được, FireChat có thể sử dụng Bluetooth - vốn chỉ là một tín hiệu vô tuyến - để nói chuyện với người dùng gần đó. Những người biểu tình có thể tìm thấy một số điều thỏa mãn với cách hoạt động của hệ thống, gia tăng sức mạnh tựa như một phong trào, hay xem đây là một ý tưởng ​​mới lạ, không phải thông qua một sự áp đặt từ trên xuống, nhưng từ hàng ngàn kết nối nhỏ. Một người mới tham gia sẽ làm tăng phạm vi hoạt động và sức mạnh của mạng lưới. "Thông thường, khi có nhiều người ở một nơi, khả năng kết nối sẽ bị giảm đi." Micha Benoliel, một trong những người sáng tạo của ứng dụng FireChat nói. "Tuy nhiên, với hệ thống của chúng tôi, thì lại ngược lại."

FireChat đã được sử dụng trong các cuộc biểu tình tại Đài Loan, Iran và Iraq, nhưng chưa bao giờ được dùng trên quy mô lớn như ở Hồng Kông. Trong vòng 24 giờ sau khi Wong kêu gọi thành viên phong trào sử dụng nó, FireChat đã có hơn 100.000 đăng ký mới ở Hồng Kông và đã có 800.000 buổi trò chuyện từ đó. Nếu đảng Cộng sản không tìm cách kéo lại, cuộc đời của các đối thủ của chế độ đã dễ thở hơn.

Tất nhiên, người dùng ứng dụng phải nỗ lực để giải quyết việc không có gì bảo đảm rằng nhà nước cũng không chui vào hệ thống kết nối chung ấy. Micha Benoliel khuyến cáo người dùng nên tránh sử dụng tên thật và xem đây là phương tiện để chia sẻ thông tin chứ không phải cho những điều bí mật. Và đó cũng là ý nghĩa về mục tiêu chính xác của ứng dụng: "Nhiệm vụ của chúng tôi luôn luôn là cho tự do ngôn luận, để giúp thông tin để lây lan. Vì vậy, những gì đang xảy ra thật là hoàn hảo."


Nguồn: FireChat – the messaging app that’s powering the Hong Kong protests

Bản tiếng Việt:


“Nếu tôi không đứng lên...”

Khi hứng lấy làn hơi cay từ cảnh sát, những người biểu tình trẻ tuổi lẫn người dân Hồng Kông có chung một cảm giác: Sốc!

Nỗi sửng sốt này có thể lý giải bởi khác với phần còn lại của Trung Quốc, Hồng Kông phát triển theo mô hình chính phủ phương Tây khi là nhượng địa của Anh từ năm 1842.

Đến khi trở về với Trung Quốc vào năm 1997, Hồng Kông lại được trao quy chế “1 nhà nước, 2 chế độ”, trở thành đặc khu hành chính với “quyền tự trị cao trong mọi lĩnh vực trừ quốc phòng và ngoại giao” cho đến năm 2047.

Những điều này mang đến cho người dân hòn đảo một ý thức rõ rệt về dân chủ và trong mắt họ, giới chức địa phương cũng chỉ là người làm công ăn lương.

Năm 2007, quốc hội Trung Quốc ra nghị quyết cho phép bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông từ năm 2017. Theo cách hiểu của người Hồng Kông, mỗi người dân sẽ được bỏ phiếu bầu đặc khu trưởng thay vì để một ủy ban gồm 1.200 người thân Bắc Kinh chọn ra.

Nhưng Trung Quốc đại lục không nghĩ vậy. Tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh thông báo phổ thông đầu phiếu vẫn diễn ra nhưng dựa trên danh sách 3 ứng viên được ủy ban bầu cử đã nêu lựa chọn. Người Hồng Kông gọi đó là “dân chủ giả mạo”!

Một góc dòng người biểu tình Ảnh: THE WALL STREET JOURNAL
Một góc dòng người biểu tình ở Hồng Kông hôm 29-9.Ảnh: THE WALL STREET JOURNAL

 Và họ xuống đường, với lực lượng đi đầu hiện là giới sinh viên học sinh. Cô gái 18 tuổi Nicola Cheung dứt khoát: “Chúng tôi tranh đấu cho dân chủ và tự do. Bạo lực không thể đẩy chúng tôi rời xa những giá trị cốt lõi đó”.

Ông Edward Yeung - một tài xế taxi 55 tuổi - nói với Reuters: “Nếu hôm nay tôi không đứng lên, tôi sẽ thù ghét mình trong tương lai. Ngay cả khi vì vậy mà dính tiền án, đó cũng là một vinh quang”.

Đúc kết với trang Bloomberg, giáo sư luật Michael Davis của Trường ĐH Hồng Kông, nói: “Hết lần này đến lần khác, người dân Hồng Kông đã chứng minh nếu chính quyền xử lý các mối lo ngại của công chúng một cách tồi tệ, họ sẽ bị chống lại”.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng đồng tâm trạng với những người xuống đường. Tờ The Wall Street Journal mô tả cuộc khủng hoảng này đã hé lộ một hố sâu thế hệ và kinh tế tại Hồng Kông.

Thanh niên Hồng Kông đang vật lộn với giá nhà cửa trên trời và một nền kinh tế lẫn dịch vụ bị chiếm lĩnh bởi các đối thủ đến từ đại lục. Ngược lại, những cư dân lớn tuổi hơn từng hưởng lợi từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc và họ phản ứng mạnh mẽ trước việc đặt chính trị lên trên phát triển kinh tế.

Cuộc thăm dò tuần trước của Trường ĐH Hồng Kông cho thấy 75,8% người được hỏi từ 15-24 tuổi phản đối phương án bầu cử của Bắc Kinh trong khi tỉ lệ này ở độ tuổi 40-59 chỉ là 45,3%.

Ngay trong nội bộ khối biểu tình cũng có chia rẽ. Các sinh viên giành được thiện cảm và sự ủng hộ của người dân - nhất là khi họ không hề phá hoại tài sản công cộng hay tấn công cảnh sát - nhưng “Chiếm lĩnh trung tâm”, phong trào với thành phần lãnh đạo chủ yếu là giảng viên đại học trung niên và thành viên các đảng dân chủ, lại không mấy được lòng.

Tương lai Hồng Kông sẽ ra sao? Điều này phần lớn phụ thuộc vào phản ứng của Bắc Kinh và chính quyền đặc khu đến mức nào. Lúc này, lo lắng lớn nhất là biến cố Thiên An Môn (năm 1989 ở Bắc Kinh) tái diễn, theo nhiều chuyên gia.

Và xa hơn, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh thành công trong việc “đại lục hóa” Hồng Kông cả về hành chính và môi trường kinh doanh? Câu trả lời của tạp chí Time là: “Hồng Kông sẽ chấm hết”.

Mất đi một trong các cột trụ - thành công kinh tế, thể chế và các quyền tự do cơ bản của công dân - Hồng Kông sẽ trở thành một thành phố nhạt nhòa của Trung Quốc và “không có cửa” cạnh tranh với Thượng Hải.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang tiến thoái lưỡng nan: Một mặt không muốn bị xem là nhượng bộ nhưng mặt khác cũng phải cân nhắc hậu quả của việc trấn áp biểu tình bằng vũ lực.
Thứ Hai, 22:52  29/09/2014
MỸ NHUNG
Theo NLĐO

VIDEO &PICS:Hàng chục ngàn người thắp sáng Hồng Kông

Thứ Hai, 21:39  29/09/2014

(NLĐO) – Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông trưa ngày 29-9 rút lui, để người biểu tình kiểm soát 3 tuyến đường chính và bến cảng. Hàng chục ngàn người tiếp tục đổ xuống đường chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với lực lượng an ninh qua đêm.

Tại địa điểm biểu tình lớn nhất ở khu Kim Chung (Admiralty), nơi có nhiều doanh nghiệp quốc tế đóng trụ sở, khoảng 20.000 người tập trung tại đây vào buổi chiều và kiểm soát gần 1 km đường cao tốc.
Trong khi đó, ở 2 khu mua sắm Vượng Giác (Mongkok) và vịnh Đồng La (Causeway Bay), hàng ngàn người biểu tình chặn các tuyến đường chính.
Khi màn đêm buông xuống, người biểu tình tại nhiều nơi dùng điện thoại di động và đèn pin làm thành biển ánh sáng. Cho đến hơn 11 giờ tối 29-9, theo mô tả của báo South China Morning Post, không khí tỏ ra thoải mái, khác với tình trạng náo loạn trong đêm 28-9.
Lực lượng cảnh sát cũng án binh bất động và chỉ duy trì một lực lượng vừa phải để giám sát đám đông biểu tình. Dù vậy, người biểu tình vẫn kiên quyết đòi đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức.

Hàng chục ngàn người biểu tình lại tập hợp để chuẩn bị đối đầu với cảnh sát qua đêm 29-9. Ảnh: SCMP
Hàng chục ngàn người biểu tình lại tập hợp để chuẩn bị đối đầu với cảnh sát qua đêm 29-9. Ảnh: SCMP

Người biểu tình và cảnh sát trước trụ sở cảnh sát quận Loan Tử. Ảnh: SCMP
Người biểu tình và cảnh sát trước trụ sở cảnh sát quận Loan Tử. Ảnh: SCMP

Người biểu tình thắp sáng và ca hát trong đêm 29-9. Nguồn: YouTube/SCMP

Trước đó, khoảng 1.000 người dân Hồng Kông đeo mặt nạ tụ tập bên ngoài một đồn cảnh sát, nơi các nhân viên đã tổ chức họp báo thừa nhận dùng đạn hơi cay giải tán đám đông vào đêm 28-9. Trợ lý Ủy viên Cảnh sát Hồng Kông Cheung Tak-keung cho biết đạn hơi cay đã được sử dụng 87 lần tại 9 địa điểm khác nhau vì “không có sự lựa chọn nào khác”.
Hiệp hội Luật sư Hồng Kông lên án chính quyền sử dụng lực lượng “quá mức và không cân xứng” để chống lại người biểu tình đang phản đối ôn hòa.
Cảnh sát Hồng Kông ghi nhận 41 trường hợp bị thương sau các vụ ẩu đả, trong đó có 12 nhân viên công vụ. 78 vụ bắt giữ đã được thực hiện, từ hành vi xâm nhập trụ sở chính quyền đến gây mất trật tự công cộng và cản trở nhân viên an ninh.

Ông Benny Tai, một thủ lĩnh của phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm, phát biểu ở khu Vượng Giác tối 29-9. Ảnh: SCMP
Ông Benny Tai, một thủ lĩnh của phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm, phát biểu ở khu Vượng Giác tối 29-9.
Ảnh: SCMP

Bộ Ngoại giao Anh hôm 29-9 bày tỏ lo ngại về các cuộc biểu tình leo thang tại Hồng Kông - nhượng địa được Anh trao trả cho phía Trung Quốc vào năm 1997, đồng thời nhấn mạnh sự thịnh vượng và an ninh của Hồng Kông được củng cố bằng các quyền cơ bản, bao gồm quyền được biểu tình.
Dẫn theo tuyên bố chung Trung - Anh, Bộ Ngoại giao Anh khẳng định: “Điều quan trọng là Hồng Kông duy trì được các quyền này và người dân Hồng Kông có thể thực hiện chúng theo quy định của pháp luật”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối “các thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình Hồng Kông”. Giới truyền thông Trung Quốc cũng cáo buộc Anh và Mỹ đứng sau giật dây phong trào biểu tình “Chiếm lĩnh trung tâm” ở Hồng Kông.

P.Nghĩa (Theo Straits Times, Reuters)