Wednesday, April 29, 2015

Về những kẻ mơ “nối vòng tay lớn” trong hòa bình với kẻ thù

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Họ là những kẻ góp phần lớn vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ không ngừng cực lực lên án chính phủ Quốc gia và không ngừng xuống đường liên tục với đủ sắc áo màu cờ nhân danh phản chiến và hòa bình. Những chiến sĩ VNCH hy sinh biết bao xương máu ngoài mặt trận trong suốt 21 năm trời để bảo vệ hậu phương cho họ tự do lợi dụng và khai thác thể chế dân chủ và tự do để gây rối loạn ở hậu phương. Vô tình hay hữu ý hay thơ ngây, họ trở thành ngọn giáo nối dài của Cộng sản đâm vào hậu phương từng nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ họ và gia đình. Họ là những sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, tu sĩ, và thành phần thứ ba ở miền Nam.

Những kẻ phản chiến và ngụy hòa này, tức những kẻ đối lập cửa trước rước giặc cửa sau vì, xét cho cùng, trung lập trong chiến tranh chính là bạn của kẻ thù. Nhưng cuối cùng khi cuộc chiến tàn, họ bị Cộng sản bỏ rơi, coi thường, hay cả bị tù đày. Họ chính là những kẻ mà Lenin đặt tên là “những kẻ ngu xuẩn có ích” cho cộng sản. Họ hiện diện thường xuyên trên các đường phố ở miền Nam và Mỹ kêu gọi hòa bình mà thực tế mở đường cho cuộc chiến tranh mới không tiếng súng nhưng tàn ác gấp bội lần.

Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản cưỡng chiếm, chúng tôi trích lại lời phát biểu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng Mười 1972, và dịch một trích đoạn trong bài diễn văn của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn tại đại học Havard vào ngày 8 tháng Sáu 1978. Những tiểu đề là của người sưu tầm và người dịch.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- Hai lối vào lịch sử

Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào…Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi mà cùng với 17 triệu rưỡi Dân Quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản. Tôi kêu gọi mấy người hãy suy nghĩ, nếu thích Cộng sản thì hãy có can đảm ra ngoài Bắc ở với Cộng sản, như vậy Cộng sản còn ít khinh rẻ mấy người hơn là làm tay sai cho chúng ở miền Nam này.

Có thể không ai ở miền Nam tự do này giết mấy người đâu, nhưng chính Cộng sản sẽ giết mấy người.

Mấy người nếu muốn có tên trong lịch sử, thì cũng có hai lối có tên trong lịch sử. Một đàng khi nhắc đến, thì toàn dân cúi đầu khâm phục, con cháu lại ngẩng đầu lên hãnh diện. Một đàng khác, khi nhắc đến, thì toàn dân ngẩng đầu lên nguyền rủa, còn con cháu mấy người lại cúi đầu tủi nhục. Tôi chắc mấy người sẽ được lịch sử ghi tên vào hạng thứ hai này.

Nếu mấy người không cầm súng xông pha lửa đạn để chiến đấu, nếu không làm được một việc gì hữu ích cho hậu phương thì mấy người đừng làm gì hại dân bán nước.

Một hành động ngu xuẩn, phản bội Tổ Quốc, Chiến Sĩ và Nhân Dân, dù có gạt được ai 5, 3 tháng, 5, 3 năm, rồi cũng sẽ bị lịch sử lôi ra chứng minh và cũng sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

Alexander Solzhenitsyn- Phản chiến hay phản bội

Tuy nhiên, lầm lẫn tàn ác nhất xảy ra do không hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều người thực lòng chỉ muốn tất cả các cuộc chiến tranh chấm dứt càng sớm càng tốt; những người khác tin rằng nên có chỗ cho quốc gia, hay cộng sản, quyền tự quyết ở Việt Nam, hay ở Cambodia, như ngày hôm nay chúng ta thấy rất rõ ràng. Nhưng những thành viên của phong trào phản chiến Mỹ rốt cuộc liên can đến việc phản bội những nước Viễn Đông này, đến cuộc diệt chủng và đến đau khổ bị áp đặt hôm nay lên 30 triệu người ở đấy. Những người theo chủ nghĩa hòa bình xác tín này có nghe bao tiếng rên từ nơi đấy vọng đến? Hôm nay họ có hiểu trách nhiệm của họ? Hay họ chẳng muốn nghe?



GS Tương Lai : Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đô thứ hai

Theo RFI-Thụy My
Ngày 29-04-2015 14:54

media
Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, 07/04/2015.REUTERS/China Daily

Vừa qua, trên 40 trí thức, nhà hoạt động tên tuổi và văn nghệ sĩ đã gởi thư lên Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bày tỏ sự bức xúc trước diễn biến thời cuộc hiện nay.

Nhắc lại quá khứ và mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, liên hệ với chuyến đi Bắc Kinh vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhân sĩ cho rằng cần kiên quyết không để xảy ra một sự kiện « Thành Đô » thứ hai. Theo lá thư, vào thời điểm quyết định này, Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới, trong đó hành động thiết thực là việc gia nhập TPP. Nhân danh những người đang ưu tư vì vận nước, các nhân sĩ đòi hỏi được hồi âm và đối thoại.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai ở Saigon, một trong những người ký tên trong lá thư trên.

RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, mới đây các nhân sĩ trí thức lại gởi thư lên Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo như lá thư, đó là do những bức xúc về vận nước, mà trước mắt là chuyến đi Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong tình hình Biển Đông đang hết sức sôi động vì tham vọng của Bắc Kinh ?

Giáo sư Tương Lai : Đúng là ông Nguyễn Phú Trọng đã vội vã lên đường theo lời mời của Tập Cận Bình. Chuyến đi vội vã đó có phải là vì Việt Nam đang đứng trước triển vọng gia nhập vào TPP, và ông Trọng cũng đang chuẩn bị đi Mỹ ? Có phải nhằm ý đồ ngăn chặn Việt Nam vào TPP mà có lời mời đó hay không ?

Vì thực ra Trung Quốc chưa hề có một cái gì thay đổi trong âm mưu của họ. Ngày mùng 8 thì ra thông cáo Việt-Trung nói lên tất cả những điều tốt đẹp, thì ngày mùng 9 Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao - đã nói rõ là việc họ xây những đảo nhân tạo trên biển là xây trên sân nhà họ, ở ngoài không được tham gia vào.

Đây không phải là lần đầu tiên, mà là sự lặp lại luận điệu của Vương Nghị. Chưa bao giờ cái bộ mặt ăn cướp lại được bộc lộ một cách trắng trợn như thế ! Vậy mà những lời hứa hẹn viển vông về cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa này nọ, lại được lặp lại trong chuyến đi ấy.

Thì chúng tôi nghĩ, đã đến lúc chúng tôi phải vạch trần cái bộ mặt thật của Trung Quốc, đồng thời nói rõ : Đừng bị mắc mưu Trung Quốc để đánh mất cơ hội một lần nữa trong việc gia nhập TPP. Vì với việc tham gia TPP, Việt Nam có cơ sở mới, một nền tảng mới để thoát cái vòng kiềm tỏa của Trung Quốc.

Mà TPP chính là một đòi hỏi của cả Mỹ khi xoay trục sang châu Á. TPP là lời cam kết chiến lược của Mỹ về sự hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lâu dài, vì lợi ích của cả nước Mỹ. Cho nên trong phát biểu thường niên của Tổng thống Barack Obama trước Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 2014, ông nói rằng TPP là một cách để bảo đảm là Hoa Kỳ không đơn giản nhường lại quyền đặt ra quy tắc cho Trung Quốc.

Đây chính là lý do mà Tập Cận Bình vội vã mời Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, và bằng cái thông cáo đó, làm như mọi việc đều tốt đẹp cả. Nhưng mà người ta thấy những điều đó trên thực tế lại đang diễn ra rất xấu. Nên chúng tôi phải có ngay một cái thư gửi Bộ Chính trị là như thế.

RFI : Tức là không để cho có cơ hội xảy ra một Hội nghị Thành Đô thứ hai ?

Vâng. Cho nên tôi có nói, lúc này đây, khi mà Trung Quốc biết rõ nếu Việt Nam trở thành thành viên của TPP, thì sẽ có tiền đề để bước ra khỏi cái bóng của Trung Quốc. Mà đây là việc hết sức khó khăn, bởi vì Trung Quốc đã cài cắm người, cài cắm nhà máy, những khu đầu tư công nghiệp trên khắp Việt Nam từ phía Bắc cho đến tận Mũi Cà Mau ở phía Nam.

Thế thì vì lợi ích của cả Hoa Kỳ và Việt Nam trong TPP – hai lợi ích đó gắn với nhau – nên lúc này đây Việt Nam nếu không tranh thủ để gia nhập TPP, thì một lần nữa lại rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Và sẽ lặp lại nguy cơ của một « Thành Đô » thứ hai : lệ thuộc vào Trung Quốc không dứt ra được. Thế nên trong nội dung chúng tôi nói, gia nhập TPP là một trong những nhân tố góp vào quyết sách giữ nước và phát triển đất nước bền vững.

Hành động một cách thiết thực nhằm thúc đẩy tiến trình gia nhập TPP chính là đòi hỏi bức xúc của nhân dân Việt hôm nay. Đó cũng là đòi hỏi của lịch sử. Chúng tôi kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng cũng như những nhà ngoại giao đi sang Mỹ kỳ sắp tới, hãy đi vào lịch sử, như những người thúc đẩy lịch sử. Chứ không nên là tội đồ của lịch sử, nếu lại để vuột mất cơ hội một lần nữa.

RFI : Dạ thưa giáo sư, có lẽ những người cầm quyền ở Việt Nam cũng rất muốn gia nhập TPP, nhưng cũng lo sợ người láng giềng phương Bắc lại ở sát bên. Nếu tỏ thái độ thân phương Tây quá, cụ thể là thân Mỹ, thì sẽ bất lợi ?

Đúng, tôi nghĩ có chuyện đó. Bất cứ một chính khách nào, bất cứ nhà cầm quyền nào cũng đều phải có sự khôn ngoan để nhìn nhận ra vị thế địa chính trị của Việt Nam, nằm sát với một nước láng giềng khổng lồ.

Nhưng tôi xin nhắc lại, không phải chỉ thế kỷ 21 này, nhiệm kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, của Nông Đức Mạnh, những người lệ thuộc vào Trung Quốc một cách quá hèn nhát, thì Việt Nam mới ở cạnh Trung Quốc. Mà người Việt Nam, đất nước Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc hàng nghìn năm nay rồi.

Cái mộng xâm chiếm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán qua các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình rồi đến Tập Cận Bình đều cùng một giuộc như nhau cả. Vậy mà Việt Nam vẫn tồn tại. Việt Nam tồn tại vì có đủ bản lĩnh chống trả lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Thế kỷ thứ 13 Trần Hưng Đạo và nhà Trần ba lần đánh tan đạo quân Nguyên. Thế kỷ thứ 15 đánh bại quân Minh của Minh Thành Tổ. Thế kỷ 18 đánh tan hơn mười vạn quân của Tôn Sĩ Nghị - quân Thanh, trong vòng mười ngày. Và lần nào cũng vậy, sau khi đánh tan giặc rồi thì lập tức lại có chính sách để hòa hợp, tạo nên những mối quan hệ.

Như Nguyễn Huệ trước khi ra Bắc mở trận phản công mười ngày đó, đã nói với Ngô Thời Nhiệm : Đánh như thế nào ta đã có, nhưng dù đánh tan giặc, đó vẫn là một nước lớn. Phải chuẩn bị làm sao để có tư lệnh, để dẹp bỏ can qua, không tiếp tục chiến tranh nữa. Vì thế sau khi đánh thắng quân Thanh, cho chôn xác giặc trên gò Đống Đa, Quang Trung lập tức xây dựng ngay mối hòa hiếu với nhà Thanh. Lịch sử ghi nhận rất rõ ràng như vậy.

Bây giờ đây, Việt Nam không phải ở vào thế cô lập như thời kỳ thế kỷ 13 của nhà Trần ; thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi, Lê Lợi ; thế kỷ 18 của Quang Trung Nguyễn Huệ. Việt Nam bây giờ có cả một tư thế trong khối ASEAN, trong những mối quan hệ với nhiều nước lớn, và đặc biệt hiện nay chuẩn bị gia nhập TPP, trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục sang châu Á.

Việt Nam đã từng bị những nước lớn biến mình thành con tốt đen, vì lợi ích của họ. Cho nên như trong thư chúng tôi đã nói, hiệp định Genève 1954 chính là chơi trên đầu chúng tôi giữa các nước lớn Mỹ, Pháp, Liên Xô, Anh, ép Việt Nam phải chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17. Thông cáo Thượng Hải của Nixon và Chu Ân Lai năm 1972 chính là viết bằng máu của người Việt Nam đấy, vì sau đó Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh ném bom ồ ạt…

Cho nên lúc này đây Việt Nam cần có bản lĩnh. Phải có những nước cờ cao để khi TPP mở ra một chương mới hợp tác liên minh với phương Tây, đồng thời phải có một chính sách hòa hiếu với nước láng giềng. Điều đó ông cha ta có đầy đủ bài học để làm. Nhưng muốn vậy phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, và phải dám kiên cường chứ không nhu nhược.

RFI : Có những ý kiến cho là những lời đó dù tâm huyết, trước đây đã có nhiều kiến nghị rồi. Bây giờ thay vì một lá thư gởi cho Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, có thể là một tuyên bố để hiệu triệu được người dân, gây sức ép lên những người lãnh đạo Việt Nam. Giáo sư nghĩ thế nào về ý kiến này ?

Ý kiến đó cũng tốt thôi – trăm hoa đua nở, mỗi người có một cách làm, cách thể hiện. Làm cách nào để có lợi cho nước cho dân thì làm. Trước mắt, một nhóm chúng tôi - những người khởi xướng ra bức thư này, như đã ký tên ở dưới - thì chúng tôi nhận thức rằng lúc này đây đang trình bày tâm huyết của mình, với những người đang gánh chịu trách nhiệm của lịch sử đối với dân tộc.

Hiện nay chưa có một thế lực chính trị nào có thể thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam được đâu. Và lúc này đây, khả năng tốt nhất chính là những người cộng sản Việt Nam hiểu rõ sứ mệnh của họ vào lúc này. Để lấy lại niềm tin của dân, mà bộ phận lãnh đạo, do sự hư hỏng của họ, đã làm cho cái đảng của Hồ Chí Minh bị mất hết lòng tin trong dân rồi.

Thế thì bây giờ những người lãnh đạo hãy trở lại với bản lĩnh mà đảng Cộng sản đã có, trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ thành công. Đánh tan đạo quân Pôn Pốt - thực chất là bàn tay của Trung Quốc không muốn cho Việt Nam có một phút yên lành, mà muốn đánh Việt Nam gục ngay sau khi chiến tranh mới kết thúc. Và bằng cuộc chiến đấu đánh tan Pôn Pốt để cứu Campuchia ra khỏi họa diệt chủng, bị thua cái trận nặng nề đó thì Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh biên giới và bị Việt Nam đẩy lùi.

Chúng tôi khẳng định rằng khả năng tốt nhất, có ý nghĩa lớn nhất là tự những người lãnh đạo trong giới cầm quyền hiện nay tự chuyển biến, để họ biết đặt lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của dân tộc lên trên hết. Từ sự chuyển biến đó, dần dần từng bước thay đổi thể chế chính trị, thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu làm được như thế, họ sẽ lấy lại uy tín.

Và trên nền tảng mới của một luật chơi mới khi vào TPP - tức là Việt Nam xây dựng một nền kinh tế sạch khi tái cấu trúc lại kinh tế, tái cấu trúc về mặt chính trị - thì lúc bấy giờ mới có tiền đề để thực hiện những đòi hỏi về thượng tôn pháp luật, về nhân quyền, dân quyền và tất cả các mặt khác. Vì hai vấn đề này đi đôi với nhau nhưng phải trên nền tảng của một nền kinh tế mới, tái cấu trúc mới về các mặt, thì những đòi hỏi khác mới có cơ sở để thực hiện.

Chính trên ý nghĩa đó mà chúng tôi gửi thư này cho Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vì chúng tôi biết rằng trong những người đó vẫn âm ỉ lòng yêu nước thiết tha. Và họ cũng âm ỉ mong muốn Việt Nam độc lập và tự cường. Chứ Việt Nam không phải nhục nhã như cam kết Thành Đô, để biến Việt Nam thành con tốt trong tay của Trung Quốc, Việt Nam chịu áp lực của Trung Quốc.

Với lực lượng đã có, bằng những biểu hiện cụ thể, chúng tôi tin rằng hẵng làm điều này. Tức là trình bày bằng một cách rất chân tình, mạnh mẽ với những người lãnh đạo. Để chúng tôi góp phần vào thúc đẩy cho những nhân tố tiến bộ, tích cực, dân chủ hóa trong nội bộ cho Bộ Chính trị, trong nội bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng ; tạo nên một bước đột phá mới trong những Hội nghị trung ương mới của Đảng sắp tới đây tiến tới Đại hội 12.

Quan điểm của chúng tôi công bố một cách rành rọt, rõ ràng như thế. Đương nhiên sẽ gặp những ý này ý kia phản đối - thì đã gọi là đa nguyên về tư tưởng thì phải chấp nhận những sự khác biệt. Vậy thì những ai muốn làm cái gì tốt hơn hãy làm đi. Còn chúng tôi thì làm như vậy đấy.

RFI : Thưa giáo sư, hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể tự chuyển biến liệu có là ảo tưởng không, khi mà những kiến nghị trước đây đều không được hồi âm ?

Đó là một câu hỏi đặt ra. Nhưng lịch sử không đứng yên, sự vật không đứng yên. Và không có nhà cầm quyền nào lại tự mình rời bỏ chiếc ghế quyền lực đâu, nhưng rồi cuối cùng họ vẫn phải tạo ra những điều để không bị áp lực càng ngày càng mạnh mẽ, biến họ trở thành tội đồ của lịch sử.

Chúng tôi vẫn tin rằng, trong những người cầm quyền hiện nay có rất nhiều những người yêu nước. Rất nhiều những người muốn thay đổi, và có thời cơ là sẽ thay đổi. Những diễn biến vừa qua cho thấy rằng từng bước từng bước một, chủ trương của lực lượng bảo thủ muốn kiên định đường lối, vì vậy mà muốn gắn chặt với Trung Quốc - gọi là nước cùng chung ý thức hệ - đã càng ngày càng tự thấy rằng mình mất uy tín quá nhiều rồi.

Bây giờ đây trước tình hình mới, chuyển biến mới mà TPP là một ví dụ, người ta thấy những nhân tố mới này đang có những chuyển biến. Chính vì thế mà có những người nói với chúng tôi rằng khoan ra bức thư này, đợi sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đi về đã rồi hẵng ra. Đó cũng là một ý hay bởi vì các ông, các anh, các chị đó thấy có những nhân tố mới chưa rõ, nên muốn từ từ đợi cho rõ ra đã rồi mới làm.

Nhưng đối với chúng tôi, thì chúng tôi cho rằng các anh nghĩ như vậy, các anh đợi lúc bấy giờ mới làm, rất tốt, lúc ấy chúng tôi cũng sẽ tham gia. Nhưng bây giờ đây khi ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ, và đang có những nhân tố mới, đang có những chuyển biến mới, bàn bạc mới, thì chúng tôi tỏ rõ thêm thái độ cho rành rọt ra nữa.

Đây cũng là cách để tác động, giúp cho những người lãnh đạo biểt rằng họ cần hành động vì dân. Đặt lợi ích của dân tộc của Tổ quốc lên trên cái gọi là ý thức hệ, bởi vì không làm gì có mục tiêu đấu tranh cho một chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Không đấu tranh cho chủ nghĩa A, chủ nghĩa B thắng lợi ; mà trước hết là đấu tranh cho một nước độc lập, cho một đời sống tự do và hạnh phúc của dân.

Như vậy mục tiêu của những người cộng sản, nói đúng ra không phải đấu tranh cho chủ nghĩa của họ, cho lý tưởng của họ. Vì trên thực tế cái học thuyết Mác nó đã tự phơi bày ra quá nhiều những sai lầm rồi. Người ta đã từ bỏ dần dần những sai lầm đó, và từ lâu hàng chục nước, hơn năm chục đảng Cộng sản đã vứt bỏ cái gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin đi rồi.

Vậy thì đến bây giờ đây phải làm thế nào ? Đảng Cộng sản muốn giữ được vai trò họ đã từng có, thì một lần nữa hãy thể hiện mình. Đi với dân, trở về lại với dân, có như vậy họ sẽ giành được thắng lợi.

RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Saigon, đã vui lòng dành thì giờ trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay của chúng tôi.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150429-gs-tuong-lai-xuc-tien-tpp-thay-vi-roi-vao-mot-hoi-nghi-thanh-do-thu-hai/#

Kinh tế sau cuộc chiến Việt Nam

Việt Long & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2015-04-29  
000_PAR2004042972626-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992.AFP

Tuần này, người Việt Nam ở khắp nơi tổ chức nhiều sinh hoạt kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự chiến thắng của miền Bắc Cộng sản. Kể từ đó, Việt Nam được thống nhất dưới chế độ xưng danh xã hội chủ nghĩa và đang cố gắng theo đuổi nguyên tắc kinh tế thị trường. Vì biến cố này, Diễn đàn Kinh tế sẽ phỏng vấn một chuyên gia kinh tế từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn và nay phụ trách tiết mục kinh tế hàng tuần của chúng ta là kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Sự bi thương của đất nước

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, 40 năm về trước cũng vào mấy ngày cuối của Tháng Tư, ông đang ở Sài Gòn và chứng kiến tận mắt sự đổi thay mang ý nghĩa lịch sử khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ trước đà tấn công của quân đội cộng sản. Tuần này, khi mọi nơi tổ chức kỷ niệm biến cố này, chúng tôi muốn phỏng vấn chính ông, gần như là chứng nhân tại chỗ và sau này còn nghiên cứu về nhiều khía cạnh kinh tế của Việt Nam. Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, lúc đó ông ở đâu và làm gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng năm đó, tôi đang là Phụ tá Tổng trưởng Tài chánh Đặc trách Quan thuế và Thuế vụ, một chức vụ theo hệ thống hành chánh cũ là “ngang hàng Thứ trưởng” kiêm Cố vấn về Ngoại viện cho Văn phòng Phó Thủ tướng Đặc trách Phát triển Kinh tế. Thế rồi trong những ngày biến động của miền Nam, tôi kiêm nhiệm thêm nhiều công vụ khác, nghĩ ra thì rất buồn mà cũng buồn cười, đó là Chánh văn phòng cho Phó thủ tướng Đặc trách Kinh tế  và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Kỹ nghệ trong mấy tuần cuối cùng.

"Nếu tỉnh táo hơn thì có lẽ tôi đã sớm ra đi, nhưng lại không được chứng kiến sự đổi thay kỳ lạ mà bản thân tôi cho là bi thương của đất nước! "-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Khi đó, tôi đã đưa đại gia đình cùng thân nhân rời Sài Gòn từ ngày 26. Còn một mình ở lại, tôi dự trù sẽ đi sau khi giải quyết xong một số công việc trong sự hỗn loạn gần như hàng ngày rồi hàng giờ từ khi chiến sự tại miền Trung gây chấn động tới Sài Gòn mọi nơi khác. Có lẽ vì vô tâm, hoặc chỉ nhìn vào chuyện trước mắt, tôi đi không kịp. Mờ sáng ngày 30 tôi mới được người bạn trong ngành báo chí gọi đi bằng một con tầu xi măng nhỏ mà không thoát khi tầu bị bắn dưới chân cầu Trịnh Minh Thế. Khi Sài Gòn sụp đổ sáng hôm đó, tôi đi bộ từ đó về nhà ở Quận Ba và thấy các đơn vị bộ đội của miền Bắc tràn vào một Sài Gòn tan tác. Ngày hôm sau, tôi cùng một người bạn thân, nay là cố vấn kinh tế tại Afghanistan, tìm cách rời Sài Gòn bằng xe máy hai bánh và tới Vũng Tàu rồi Phước Tỉnh mà cũng không thoát nên chúng tôi trở về! Nếu tỉnh táo hơn thì có lẽ tôi đã sớm ra đi, nhưng lại không được chứng kiến sự đổi thay kỳ lạ mà bản thân tôi cho là bi thương của đất nước!

Việt Long: Thế rồi những gì xảy ra sau đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như mọi công chức từ vị trí hàng chính là Chánh sở trở lên, chúng tôi được lệnh trình diện để qua 10 ngày gọi là “tập trung học tập cải tạo”. Rút kinh nghiệm của vụ tàn sát tại Huế trong trận Mậu Thân 1968, tôi chỉ trình diện vào chiều ngày thứ ba tại hai nơi là trường trung học Trưng Vương rồi Gia Long và được đuổi về chờ lệnh mới vì mấy nơi đó hết chỗ. Trong khi chờ đợi, tôi trình diện tại ba công sở ở địa phương vì ba công việc của mình và được yêu cầu học tập tại chỗ mỗi nơi ba ngày!

Phải nói thêm rằng theo lệnh của Ủy ban Quân quản của cộng sản khi ấy thì nhân viên ngân hàng không phải học tập. Mà thật ra, người chiến thắng cũng bị bất ngờ như kẻ chiến bại và chẳng rõ thực tế ở trong Nam, khi năm đó tôi còn rất trẻ, có ba chục, nên họ ít ngờ và sau cùng tôi thoát được vụ tập trung cải tạo của nhiều đồng nghiệp. Nhưng sau đó thì cùng khoảng 175 chuyên gia, kỹ sư giáo sư trong Nam, chúng tôi phải tham dự khóa học 18 tháng về “Kinh tế Chính trị học Mác-Lenin” tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Đức. Đấy là một kinh nghiệm kỳ lạ vì chúng tôi hiểu ra là các chuyên gia kinh tế này chỉ biết về lý luận mà chưa hề có kinh nghiệm về đời sống thật. Về sau, nhiều người trong số đó còn được đưa lên quản lý kinh tế nên khủng hoảng là tất yếu. Nói theo dân miền Nam thì hoàn cảnh của tôi khi ấy là “ngồi chơi sơi nước”, là vô dụng trong một văn phòng nhỏ có ba bốn chuyên gia miền Nam được đưa về đấy có lẽ để khỏi vượt biên!


Ảnh minh họa chụp một con đường ven sông Sài Gòn, hướng về trung tâm TPHCM hôm 19/11/2013.

Việt Long: Cũng nhờ kinh nghiệm đặc biệt đó mà ông được chứng kiến việc người ta gọi là “xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Bây giờ kiểm lại thì ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho là khác với ngày nay, số người hữu trách về kinh tế của chế độ mới được học tập về triết học Mác-Lenin hơn là quản lý kinh tế, với kiến thức rất cạn về khoa học và kinh tế học. Họ thuộc về loại “hồng hơn chuyên”. Ngoài ra cũng có một sự dị biệt khác là những người hoạt động trong Nam thì nắm vững thực tế hơn những người từ miền Bắc vào chỉ huy họ. Sau cùng, còn một sự thật khác rất nên chú ý là tình trạng “đầu cơ thông tin”, tức là ai biết gì thì giấu nhẹm cho mình chứ không chia sẻ cho người khác. Vì vậy mà hệ thống tiếp quản và quản lý khi ấy là một sự hỗn loạn và giành giựt quyền lợi rất khó tả. Tôi xin lấy vài thí dụ cụ thể.

Thứ nhất, mấy người có trách nhiệm về kinh tế và ngân hàng đều lý luận và còn dạy chúng tôi rằng lạm phát là một thuộc tính của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chứ kinh tế xã hội chủ nghĩa thì không thể có lạm phát. Chắc là sau này họ mới thấy là sai! Trong chế độ tập trung quản lý thì nạn khan hiếm là một biểu hiện khác của lạm phát và sau cùng thì cũng bị lạm phát tới 700% vào năm 1986-1987. Ở cấp cao hơn, họ nêu khẩu hiệu là “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” mà chẳng biết xã hội chủ nghĩa đó là gì và áp dụng kinh nghiệm thời chiến ở miền Bắc cho thực tế khác hẳn ở trong Nam cho nên kinh tế miền Nam thịnh vượng hơn cũng chẳng giúp gì cho miền Bắc nghèo khốn mà còn suy sụp rất nhanh. Sau cùng là thí dụ về “cải tạo kinh tế”.

Cải tạo công thương nghiệp tư sản tư doanh

Việt Long: Khi ấy, hình như chế độ mới đã phát động kế hoạch họ gọi là “cải tạo công thương nghiệp tư sản tư doanh”. Ông nhìn thấy gì ở trong đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ năm 1977, tôi được một người lãnh đạo cao cấp ở trong Nam tới nhà nhận ra là cháu. Đó là ông Nguyễn Văn Linh, sau làm Trưởng ban Cải tạo ít lâu trước khi phải nhường chỗ cho ông Đỗ Mười có lẽ vì ông thấy ra tính chất duy ý chí của việc đó. Thật ra thì họ chưa biết thế nào là xây dựng xã hội chủ nghĩa nên chọn giải pháp đơn giản là xóa bỏ tất cả những gì không thuộc về xã hội chủ nghĩa, khởi đi từ cải tạo quan hệ sản xuất là tước bỏ quyền sở hữu phương tiện sản xuất của tư nhân. Vì xóa bao giờ cũng dễ hơn xây nên hậu quả là nạn khan hiếm rồi khủng hoảng. Việc họ phá tung bộ máy hành chính cũ rồi tranh giành ảnh hưởng giữa cán bộ miền Bắc vào chỉ đạo cán bộ miền Nam càng khiến chế độ thêm lúng túng.

"Về công thương nghiệp thì các đơn vị sản xuất đều bị tê liệt rồi trôi vào chế độ bao cấp. Trong từng công ty hết sản xuất vẫn có một bộ máy nhân sự cồng kềnh. Ngoài số công nhân viên bị thiểu dụng còn có nào chi bộ đảng, công đoàn và cán bộ đời sống lo việc chia chác lương thực và suốt ngày họp hành để học tập chỉ thị ở trên. "-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Một cách cụ thể về công thương nghiệp thì các đơn vị sản xuất đều bị tê liệt rồi trôi vào chế độ bao cấp. Trong từng công ty hết sản xuất vẫn có một bộ máy nhân sự cồng kềnh. Ngoài số công nhân viên bị thiểu dụng còn có nào chi bộ đảng, công đoàn và cán bộ đời sống lo việc chia chác lương thực và suốt ngày họp hành để học tập chỉ thị ở trên. Về nông nghiệp thì chính sách hợp tác hóa đã xóa bỏ thành tựu của chế độ hữu sản hóa do đạo luật Người Cầy Có Ruộng được ban hành từ Tháng Ba năm 1970 ở trong Nam cho nên kết quả là nạn mất mùa và đói rách vì chính sách. Tình trạng siêu thực ấy còn nguy kịch hơn khi nền kinh tế sa sút còn gánh thêm cuộc chiến tại Kampuchia làm cho sản lượng bị mất bình quân 5% một năm.

Việt Long: Sau đó thì ông ra đi từ năm nào và có dịp chứng kiến những gì nữa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi tốt nghiệp tại Pháp và khi đó gia đình đã sống tại Paris nên được biết là từ năm 1977, Chính quyền Pháp viện trợ cho Hà Nội và yêu cầu cho một số người có quan hệ với Pháp được ra đi. Tôi có nộp đơn mà không mấy tin vào kết quả nên vẫn tìm cách vượt biên nhiều lần mà không xong! Đến cuối năm 1979 thì Chính quyền Hà Nội cho một số người do Pháp yêu cầu được xuất ngoại. Tôi thuộc vào thành phần ấy nên sau cùng cũng đặt chân tới Paris và được bạn bè trong chính quyền và truyền thông Pháp hỏi về kinh nghiệm thực tế của xã hội chủ nghĩa. Nó khác hẳn các khái niệm trừu tượng và sai lạc của trí thức thiên tả tại Tây phương!

Việt Long: Bốn chục năm sau, ông nghĩ thế nào về sự thay đổi tại Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng cảm giác chung là sự buồn bã về sự lãng phí sau những tổn thất quá lớn về một cuộc tương tàn thảm khốc. Mười năm sau khi xây dựng xã hội chủ nghĩa và bị khủng hoảng thì chế độ mới nhận là sai nên muốn sửa mà chẳng biết thế nào là đúng. Họ buông tay thả nổi và mất năm năm dọ dẫm cho tới khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 thì mới đổi mới từ trên xuống, nhưng dựa vào Trung Quốc, dưới khẩu hiệu “kinh tế thị trường theo định hướng nhà nước” rồi theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà không một ai, kể cả cấp cao nhất mà tôi gặp sau này có thể giải thích định hướng ấy là gì. Nguyên Tổng bí thư của họ là ông Nguyễn Văn Linh cũng nêu ra câu hỏi đó mà chẳng có trả lời! Sau những năm 1992, tôi có làm tư vấn kinh tế của doanh nghiệp Hoa Kỳ và trở về Việt Nam trong các công tác đó thì thấy xã hội có thay đổi nhưng theo chiều hướng lệch lạc nên vẫn là tụt hậu nếu so với các quốc gia lân bang.

Việt Long: Khi ông nói Việt Nam vẫn tụt hậu thì nhiều người trong nước có thể không hiểu hoặc không đồng ý vì họ thấy là so với thời bao cấp thì Việt Nam đã tiến rất xa. Ông có ý kiến gì về việc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước năm 1975, khi ở trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại miền Nam, tôi có nhiều dịp công tác tại các quốc gia Đông Á. Thời ấy, họ đều cho là nếu có hòa bình thì Việt Nam sẽ sớm thành nước phú cường, cùng trình độ với Nam Hàn hay Đài Loan và vượt xa các nước Đông Nam Á. Ngày nay, Việt Nam có thay đổi nhưng mấy xứ kia còn thay đổi nhanh hơn. Riêng Nam Hàn và Đài Loan thì đã công nghiệp hóa và tự tiến ra chế độ dân chủ từ những năm 1987 khi Việt Nam còn chập chững đổi mới mà chưa dám cải cách chính trị.

Nhìn ra khỏi khuôn khổ không gian và thời gian thì phải rất buồn mà công nhận là Việt Nam vẫn tụt hậu, nay vẫn thuộc vào thành phần nghèo túng nhất, chỉ hơn được vài chục nước  trên thế giới. Nếu xét đến tiêu chuẩn tự do về kinh tế hay tư tưởng thì còn thấp hơn nữa. Chỉ có tham nhũng là đứng vào hạng đáng nể. Mà thiếu tự do thì khó cải tiến khả năng quản lý để cạnh tranh và thoát ra khỏi sức hút của Trung Quốc. Tôi rất lo cho thế hệ trẻ ở trong nước ngày nay đã khá hơn xưa về kiến thức mà có lẽ chưa biết được những khó khăn rất lớn đang chờ đợi. Họ mới là thế hệ sẽ tạo ra thay đổi khá hơn cho nước Việt Nam sau này và cần ý thức được tình trạng tụt hậu đó.

Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/economics-and-the-vn-war-nxn-04292015080703.html/ddkt042915.mp3

Bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?

Nhân 40 năm ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, BBC Việt Ngữ đã trò chuyện với bà Rory Kennedy, nữ đạo diễn kiêm nhà sản xuất bộ phim tài liệuThe Last Days in Việt Nam - Những ngày cuối cùng tại Việt Nam - với những diễn biến vào thời khắc lịch sử đó qua con mắt của những người Mỹ và các cộng sự người Miền Nam Việt Nam của họ.
Đó là câu chuyện của những sĩ quan Mỹ và Nam Việt Nam trước khi rút đi đã tìm mọi cách di tản hàng ngàn người Việt bất chấp lệnh cấp trên trước khi lực lượng miền Bắc chiếm Sài Gòn.
Bà Rory Kennedy, một đạo diễn phim tài liệu có tiếng từng được giải thưởng điện ảnh Emmy, xuất thân từ một gia đình từng có quyền lực chính trị lớn nhất nước Mỹ và có nhiều liên quan trực tiếp tới cuộc chiến Việt Nam.
Cha bà, cố Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (em trai cố Tổng thống John F. Kenneday) ứng viên tranh cử Tổng thống trước khi bị ám sát năm 1968, đã từng đề xuất kế hoạch chấm dứt cuộc chiến này.
Trước tiên nữ đạo diễn Rory Kennedy nói về điều đã khiến bà quyết định làm bộ phim được đề cử giải thưởng điện ảnh Oscar 2015 này.
Rory Kennedy (RK): Tôi cảm thấy Việt Nam là một thời điểm có tính quyết định trong lịch sử nước Mỹ. Tôi cho rằng làm phim về những ngày cuối cùng là đặc biệt quan trọng. Nhiều người thực sự không biết những gì xảy ra trong những ngày cuối này, và tôi cảm thấy nó liên quan tới ngày nay, khi chúng tôi đang vật lộn tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan.
Tôi cho rằng những sự kiện này có những điểm chung và chắc chắn cái nhìn từ bên trong và những bài học rút ra được từ những gì diễn ra cách đây 40 năm tại Việt Nam.
BBCVậy bà có nghĩ là đã đạt được mục đích của mình khi thực hiện bộ phim đó?
Tôi rất hài lòng về sự tiếp nhận của khan giả với bộ phim. Ban đầu chúng tôi dự định chiếu tại các rạp ở ba thành phố nhưng vì có nhu cầu cao nên cuối cùng chúng tôi đã chiếu tại 125 thị trường ở Mỹ.
Bộ phim được đề cử giải Oscar cho phim tài liệu. Tôi cho rằng rõ ràng nó đã động chạm tới nhiều người, những người có cảm nhận giống như tôi rằng đây là một câu chuyện vô cùng quan trọng và đây là cơ hội lớn để nhìn lại và hiểu nó một cách đầy đủ.
BBCVậy bà có bao giờ nghĩ hay hy vọng phim sẽ được chiếu tại Việt Nam?
Tất nhiên rồi. Tôi đã làm việc này ngay khi hoàn thành bộ phim. Tôi đang liên lạc với Tòa Đại sứ và vẫn hy vọng. Rõ ràng là có chút khúc mắc do phía chính phủ Việt Nam, theo tôi được biết. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ được chiếu phim này tại Việt Nam.
Di tản khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975
Nhân viên CIA giúp người Việt di tản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến
BBCBà nói tới cuộc chiến mà Hoa Kỳ đang tham gia tại Iraq. Theo bà thì đã có được bài học gì từ Việt Nam? Liệu Hoa Kỳ lẽ ra có nên vào Việt Nam hay không?
Tôi nghĩ một trong những bài học lớn ít nhất là về hồi kết của cuộc chiến. Tới thời điểm tháng Tư năm 1975, chính phủ Mỹ có rất ít lựa chọn. Tôi cho rằng khi tham chiến, sẽ rất dễ bị mất quyền kiểm soát. Vì thế phải hết sức chiến lược về chuyện tham gia cuộc chiến nào hay không.
Còn tôi có cho rằng chúng tôi đáng lẽ có nên vào Việt Nam hay không ư? Cá nhân tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên đưa binh lính tới Việt Nam. Nhưng đó không phải là trọng tâm phim và câu chuyện của chúng tôi. Nhưng ‎‎đó là ý kiến cá nhân tôi. Tôi không chắc là chúng tôi được gì từ cuộc chiến đó ngoại trừ mất mát rất nhiều sinh mạng.
BBCBà có cho rằng đã có một kết cục khác nếu Tổng thống Kennedy còn sống?
Cá nhân tôi cho rằng đã có thể có một kết cục khác, cũng là từ những sử gia mà tôi đọc và kính trọng. Nhiều người trong số họ tin rằng chủ ý của Tổng thống Kenneday là rút ra khỏi Việt Nam, rằng ông không nhìn thấy lối thoát có hợp lý.
Thực tế là chúng ta sẽ không bao giờ biết được nhưng tôi hiểu rằng có nhiều khả năng ông đã không gửi binh lính đi. Như quý vị biết thì khi ông còn sống, ông đã không đưa quân tới Việt Nam. Có 16.500 cố vấn tại Việt Nam nhưng không có sự hiện diện của binh lính.
BBCTập trung vào hành động dũng cảm của người Mỹ và người Miền Nam Việt Nam trong thời điểm cuối cùng của cuộc chiến, bà có cho rằng thực tế đó đã không được người Mỹ đánh giá đúng? Và bằng việc làm bộ phim này thì trên một phương diện nào đó nó là một nhắc nhở về điều đó với người Mỹ?
Đó là một thời điểm rất bất ổn trong lịch sử nước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến với Việt Nam. Khi cuộc chiến kết thúc, người dân Mỹ muốn bỏ lại quá khứ. Họ đã không thực sự nhìn lại thời điểm đó trong lịch sử. Điều làm tôi kinh ngạc là rất ít người biết về những sự kiện này. Nhận thức của rất nhiều người là chúng tôi đã thua cuộc và trong tình trạng tuyệt vọng chúng tôi đã bỏ lại phía sau rất nhiều người Việt. Nhưng những chi tiết hay câu chuyện cụ thể đã xảy ra như thế nào, có những quyết định gì thì phần lớn không được biết đến.
Tôi cho rằng bộ phim này đã giúp lấp vào khoảng trống đó. Việc bộ phim được ưa chuộng chứng tỏ rất nhiều người thực sự quan tâm tới thời điểm đó. Nó là một phần thưởng đối với tôi khi chiếu phim cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Tương tự, nhưng có lẽ vì những lý do khác, nhiều người Việt lớn tuổi tại Mỹ không nói về thời điểm lịch sử này. Họ cũng muốn tiếp tục cuộc sống. Tôi đã chứng kiến nhiều cảm xúc rất cảm động của người xem, những lá thư hay email mà tôi đã nhận được từ thế hệ trẻ hơn nói với tôi rằng đây là lần đầu tiên họ hiểu và cảm nhận được những gì mà thế hệ cha ông đã trải qua để tới đây.
Đại tá Stuart Herington trong phim Những ngày cuối cùng tại Việt Nam
Nhiều sĩ quan Mỹ và Miền Nam Việt Nam đã chống lệnh để giúp người Việt di tản trong những ngày cuối cùng này.
Với thế hệ của những người đã trải qua thời khắc đó thì đây cũng là lần đầu tiên họ trở lại và xem lại những hình ảnh này để hiểu những gì đã xảy ra. Thật tuyệt được chia sẻ hình ảnh cả người miền Nam Việt Nam lẫn người Mỹ đã làm thật nhiều trong những ngày cuối đó để cứu càng nhiều người miền Nam càng tốt.
Họ đã hành động rất dũng cảm trong đó có ông Kim Đỗ, người được nói tới trong phim, và cũng là người đã giúp cứu 30 ngàn người. Đây là câu chuyện về lòng dũng cảm từ cả hai phía và lòng dũng cảm là thật đẹp.
BBCCó thể bà đã được hỏi câu này, rằng một số người cho rằng bộ phim này phần nào một chiều, chỉ tập trung vào người Mỹ và người miền Nam Việt Nam. Đây có phải là chủ định của bà, và tại sao vậy?
Tôi có ý thức rất rõ ràng khi đặt tên phim, Những ngày cuối cùng tại Việt Nam. Nó là Những ngày cuối cùng của nước Mỹ tại Việt Nam. Nó được kể qua cái nhìn của người Mỹ.
Cách chúng tôi kể chuyện là để các sự kiện trong phim diễn ra đúng như trên thực tế khi đó. Như vậy người xem được thấy những diễn tiến này đúng như chính các nhân vật trong phim đã chứng kiến, và họ không hề có thêm bất cứ thông tin hay kiến thức nào khác. Phim không phải về phía những người miền Bắc hay chiến lược của họ. Đây là câu chuyện tách biệt về những ngày cuối cùng và chủ yếu là từ góc nhìn của người Mỹ.
Có nhiều điều bộ phim này chưa đề cập tới và có nhiều cách tiếp cận cuộc chiến này và tôi kêu gọi mọi người làm những bộ phim tài liệu khác với những góc độ và cách tiếp cận đó. Còn tôi chọn kể câu chuyện ở một góc hẹp mà tôi cảm thấy nó có ý nghĩa và có giá trị.
BBC: Nếu bà có điều kiện tiếp cận với người của miền Bắc khi làm bộ phim này, những người đã tiến vào và có mặt tại Sài Gòn những ngày cuối cùng mà bà miêu tả trong phim thì liệu bà có đưa họ vào phim của mình không hay đó vẫn không phải là chủ định của bà.
Không, đó không phải là ý định của tôi vì đó không phải là góc nhìn của bộ phim. Nó là cái nhìn của nước Mỹ vì thế đưa vào đó cái nhìn của tất cả các bên không phải là chủ định và câu chuyện mà chúng tôi kể trong phim. Vì thế tôi sẽ không làm khác như đã làm.
BBCĐiều gì đã để lại ấn tượng cho bà nhiều nhất trong thời gian làm bộ phim này?
Câu chuyện của những người ở tuyến đầu, như câu chuyện của ông Kim Đỗ người thật dũng cảm, đã dám liều mạng sống của mình để cứu giúp càng nhiều người càng tốt trong những ngày cuối cùng đó. Cá nhân tôi cảm thấy những câu chuyện đó thật cảm động và tạo cảm hứng cho tôi.
BBCBà có dự định sẽ làm phim nữa về Việt Nam hay không?
Ngay lúc này thì tôi chưa có dự định nào nhưng chắc chắn tôi tin là có rất nhiều phim về Việt Nam đáng được làm.
Phim Những ngày cuối tại Việt Nam được đề cử giải điện ảnh Oscar 2015
Phim Những ngày cuối tại Việt Nam được đề cử giải điện ảnh Oscar 2015

Sau 1975 cha tôi 'im lặng và sợ hãi'


Ngày 30/4 của 40 năm trước tôi mới chỉ ngấp nghé 4 tuổi rưỡi tuổi nhưng ký ức bây giờ hiện về như in. Cha tôi, một sỹ quan VNCH với cấp bậc thiếu úy và đang nghỉ phép ở nhà, nằm ở phòng trong.
Tay cầm chiếc radio và khóc rấm rứt, giống hệt tôi ở những tuổi ấy khóc mỗi khi bị đánh đòn, không được khóc tự nhiên vì có cây roi đang dứ dứ trước mặt như dọa nạt một trận đòn tiếp theo nếu không chóng nín.
Hình ảnh ấy ám ảnh từ tuổi thơ của tôi đến tận bây giờ, cứ vào mỗi dịp thấy hình ảnh, băng rôn, cờ phướng chào mừng 30/04 hàng năm. Nghiệt ngã hơn, hình ảnh ấy lại là chân dung của cuộc sống cha tôi sau sự kiện đó.
Ông sống với thân phận được đóng dấu “ngụy quân ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ”, kẻ “có tội với đồng bào”, tù nhân sau khi rời trại cải tạo bị quản thúc ở địa phương với lịch trình diện một lần mỗi tuần và đi quá 10 cây số thì phải xin phép.
Ông quanh quẩn trong nhà, làm những việc của đàn bà thay cho mẹ tôi để bà ra ngoài bươn chải vì ông chỉ quen đánh tích tích te te của công việc truyền tin trước kia. Sự hoán đổi vị trí trong gia đình làm xáo trộn mọi thứ.

Tắt ngấm tiếng cười

Ông đi nhẹ nói khẽ, không dám giao du với người ngoài, luôn lầm lũi với những tiệc giỗ của họ hàng. Tiếng cười, dù cố kiểm soát, vẫn có lúc phát ra một cách vô thức, nhưng luôn tắt ngấm có ý thức về sự ám ảnh của chiếc roi dứ dứ trước mặt.
Một lần chở tôi trên chiếc xe đạp hiệu Chiến Thắng đi thăm ruộng, không hiểu quang cảnh thiên nhiên hữu tình đã làm ông mất cảnh giác hay sao để đột ngột hỏi tôi “con có biết chiến bại ngồi trên chiến thắng là ai không?”
Tưởng chừng là bông đùa cha con với nhau ở đồng không mông quạnh, vậy mà tối hôm ấy ông gọi tôi vào phòng căn dặn “con không được nói cho ai biết câu hỏi của ba hồi sáng nhé, và cũng quên nó đi nghe”.
Đứa bé 8 tuổi như tôi thì chỉ có gật đầu vâng lời mà đâu biết tâm trạng của cha mình.
Mẹ tôi, vốn chỉ là một nhân viên hộ tịch của chế độ trước, nhưng luôn sáng suốt về xã hội và nhân sinh. Dù sinh ra ở xóm cù lao của một vùng quê mùa rang rít với học vấn chỉ lớp 5 nhưng hiểu thời nắm cuộc vượt xa khỏi mấy mươi lũy tre và đi trước cha tôi mấy đoạn.
Bà bảo ông “nó gọi đi trình diện thì xem chừng nó giữ lại luôn đó. Lo mang theo quần áo và thuốc men!” Cha tôi bĩu môi “người cộng sản nhân đạo và uy tín nên ai mà bắt bớ”. Bà không nói thêm nhưng rồi nuôi ông đi “học tập cải tạo mút mùa lệ thủy”.
Một lần đi thăm nuôi bị cấm trại phải quay về, bà bảo tôi “ba con ngày trước có cảm tình với Việt Cộng lắm”.
'Cha tôi giật giật đôi môi như muốn nói điều gì nhưng rồi thở dài và im lặng khi nghe GS Vũ Quang Hiển'
Tôi, ở lứa tuổi ăn chưa no, co chưa ấm nên chỉ biết hát “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, lời bác nay đã thành…” hoặc “tiếng đàn Ta Lư” hay “người nữ tự vệ Sài Gòn”.
Cuộc sống cứ thế đến khi anh tôi nộp hồ sơ thi đại học. Việc xếp anh tôi vào nhóm đối tượng 11/12 (chỉ khá hơn thành phần ác ôn) đã làm cha tôi thức trắng mấy đêm. Kết quả anh tôi thi rớt đại học dù dư 1 điểm nếu ở nhóm “gia đình có công cách mạng”.
Ông đã chán chiến tranh nên ông rất sợ anh tôi sẽ phải lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự, làm bia ở chiến trường Campuchia còn rền tiếng súng. Ông thủ thỉ với mẹ tôi “con mình học dưới mái trường XHCN từ lớp 1 nhưng vẫn khát nước vì anh ăn mặn”.
Ấy mà đã 40 năm! Cha tôi giờ đã 75 tuổi, bỏ hết chuyện thế sự chỉ lo an thân dưỡng trí. Vậy mà ông vẫn lắp bắp mỗi khi tôi vô tình hỏi chuyện ông ở tù.
Mấy hôm trước tôi cho ông nghe đoạn clip do giáo sư Vũ Quang Hiển nói (trên BBC) rằng không có ngược đãi sau 30/4.
Nghe xong, ông giật giật đôi môi như muốn nói điều gì nhưng rồi thở dài và im lặng. Trong sâu thẳm, ánh mắt của ông vẫn còn sự sợ hãi, như con thú bị chiếc bẫy ám ảnh, dù đã thoát nhưng vẫn giật mình cả với chiếc lá rơi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả An Long, gửi tới BBC từ TP. HCM, 25/04/2015 sau khi BBC kêu gọi bạn đọc gửi bài nhân ngày 30/04.

1975-2015: Có thể bạn chưa biết

Theo BBC-6 giờ trước
Cuộc chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.
Đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh, BBC giới thiệu 10 dữ kiện quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam và quan hệ Việt – Mỹ.
Chiến tranh Lạnh: Việt Nam Cộng Hòa phụ thuộc viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ.
Số lượng quân đội: Hơn 2.5 triệu lính Mỹ phục vụ ở Việt Nam – năm cao điểm là 1968 với 536.000 người. Năm 1973, khi Mỹ rút, ước tính quân lực Việt Nam Cộng Hòa là khoảng 700.000, còn Quân đội Nhân dân Việt Nam khoảng 1 triệu.
Số người chết: Hơn 58.000 người Mỹ và ít nhất 1.1 triệu người Việt thiệt mạng. Lực lượng các nước khác cũng có người chết, gồm hơn 4.000 lính Hàn Quốc.
Phía Mỹ: 47.406 người thiệt mạng trong chiến trận và 10.787 không do giao tranh – tổng cộng là 58.193 người.
Trung Quốc, nước gửi tổng cộng khoảng 320.000 người liên quan quân sự để giúp các tuyến đường vận chuyển và khẩu đội phòng không, đã có 1.100 người thiệt mạng và 4.200 người bị thương.
Các nguồn của chính phủ Mỹ ước tính tổng cộng lính Cộng sản Việt Nam thiệt mạng từ 1961 đến 1975 là 1.027.085 người, một con số mà giới chức Lầu Năm Góc cho rằng có thể bị phóng đại lên 30%. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam ước tính con số bộ đội Cộng sản chết từ 1954 đến 1975 là 1.1 triệu.
Ước tính số người chết của quân lực Việt Nam Cộng Hòa là 254.257 người.
Cuộc chiến quốc tế: Ngoài Mỹ, một số nước cũng gửi quân tham chiến. Vào lúc cao điểm, có 50.003 quân Hàn Quốc, 11.586 từ Thái Lan, 7.672 từ Australia, 2.061 từ Philippines và 552 từ New Zealand. Trung Quốc cũng gửi sang miền Bắc lực lượng đáng kể, lúc cao điểm có 170.000 người, để giúp công binh, hậu cần và phòng không.
Không kích: Số lượng bom dội xuống Đông Dương hơn gấp đôi bom của quân Đồng minh thả xuống châu Âu và châu Á trong Thế chiến Hai.
Tăng nào vào trước? Hơn 20 năm sau ngày 30/4/1975, truyền thông viết xe tăng số 843 là chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Mãi đến giữa thập niên 1990, giới chức mới đính chính đó là xe tăng số 390.
Vũ khí tiêu biểu: súng AK-47, do Mikhail Kalashnikov sáng chế, gắn liền với cuộc chiến. Là vũ khí chính của quân đội miền Bắc và du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, khẩu súng sau này được các phong trào cách mạng quốc tế ưa chuộng.
Di sản tranh cãi: Mỹ từ chối yêu cầu của Việt Nam muốn Mỹ bồi thường cho những người bị nhiễm chất độc da cam. Trong các cuộc gặp mới nhất, Việt Nam vẫn đề nghị Hoa Kỳ tăng ngân sách cho các hoạt động tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Chia rẽ: Hơn 1 triệu thuyền nhân chạy khỏi miền Nam từ 1975 đến 1989. Đa số định cư tại Mỹ.
Bình thường hóa: Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1995 và loan báo đối tác toàn diện năm 2013. Thương mại song phương lên tới gần 35 tỉ đôla năm 2014.

Du học sinh nghĩ gì về ngày 30/4?

Một cuộc triển lãm ảnh về chiến tranh Việt Nam tại Hà Nội.
Một cuộc triển lãm ảnh về chiến tranh Việt Nam tại Hà Nội.
Khánh An-VOA
29.04.2015
Thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài, thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo, năm 2014 cho biết hiện có gần 110.000 du học sinh Việt Nam đang theo học ở các nước. Đây được xem là nguồn tài nguyên quý giá đóng góp vào tương lai của Việt Nam nếu được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, những thay đổi về tư duy đang được xem là một trong những yếu tố đã khiến cho khá nhiều du học sinh không quay trở về nước sau khi tốt nghiệp. Những thay đổi tư duy ấy có thể nhìn thấy qua những cảm nhận của họ về sự kiện 30/4 trong bài tường trình của Khánh An.

Trong mắt du học sinh, những người có cơ hội so sánh và cảm nhận cuộc sống ở cả bên trong lẫn bên ngoài đất nước, những giằng co, lựa chọn để thích ứng với những thay đổi về tư duy, nhận thức của chính bản thân khi sống ở xứ người có lẽ còn lớn hơn những biến cố lịch sử của đất nước. Sự kiện 30/4 đối với họ là những cảm nhận hoàn toàn khác nhau khi còn ở trong nước so với khi ra nước ngoài.

Chỉ là ngày nghỉ trong nước

Em không quan tâm lắm vì nó không ảnh hưởng gì đến hiện tại của em bên này. Còn bên Việt Nam thì cũng giống như là ngày người ta đi nghỉ Tết vậy thôi.

Phượng, một du học sinh ở Mỹ, nói:

Nếu trước kia, 30/4 là dịp để người ta treo cờ đỏ sao vàng cùng với các băng-rôn, khẩu hiệu trên khắp các hang cùng ngõ hẻm trong nước, các đài phát thanh, truyền hình và báo chí ra rả các chương trình, bài viết ca ngợi chiến công của Đảng cùng với các phát biểu mang tính “bất di bất dịch” mà chẳng mấy người quan tâm thì nay màu sắc của ngày 30/4 đã khác. Nổi bật nhất trên phương tiện truyền thông đại chúng vẫn là các chương trình quảng cáo các tour du lịch trong và ngoài nước, kế đó là các chương trình vui chơi, giải trí dành cho mọi lứa tuổi, rồi đến các “khuyến mãi đặc biệt” của các siêu thị, nhà hàng... Có thể nói, màu sắc của ngày 30/4 đã thực sự “biến chất” so với “mô hình truyền thống” của nó.

Trong mắt nhiều bạn trẻ, ngày 30/4 đơn thuần là một “ngày nghỉ” hơn là một ngày mang tính lịch sử hay có ý nghĩa chính trị. Phượng, một du học sinh Mỹ, nói:

“Em không quan tâm lắm vì nó không ảnh hưởng gì đến hiện tại của em bên này. Còn bên kia (Việt Nam) thì cũng giống như là ngày người ta đi nghỉ Tết vậy thôi”.

Những háo hức, chờ đợi đến dịp 30/4 để được đi du lịch, vui chơi như khi còn ở trong nước nay không còn nữa. Thay vào đó, du học sinh tập trung vào công việc hiện tại của mình ở xứ người và hưởng thụ những ưu thế của một đất nước phát triển mà họ đang lưu trú.

Không quan tâm

Đó là phản ứng của khá nhiều du học sinh Việt Nam đang theo học tại các nước khi được hỏi về sự kiện 30/4. Một du học sinh muốn giấu tên đang theo học tại Phần Lan nói ngay:

“Thật ra nó cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày thôi. Nói chung, chính trị không ảnh hưởng đến mình nhiều lắm. Đại khái là mình cũng không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề này”.
"Thật ra nó cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày thôi. Nói chung, chính trị không ảnh hưởng đến mình nhiều lắm. Đại khái là mình cũng không quan tâm..."-Một du học sinh ở Phần Lan
Ngoài khối đa số người trẻ thực sự không quan tâm đến chính trị, đối với nhiều du học sinh, sau giai đoạn “sốc” vì trực tiếp nghe hay chứng kiến những hoạt động của “bên thua cuộc” về ngày 30/4, “không quan tâm” lại là một thái độ lựa chọn của họ. Việc “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, càng ít đề cập đến những vấn đề liên quan đến chính trị càng tốt, là cách mà các du học sinh “bảo toàn” cho bản thân và người thân ở quê nhà. Nhiều du học sinh còn được mách bảo phải tránh đi vào những khu vực tập trung của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vào ngày 30/4, kẻo không may bị “dính” mặt vào những tấm ảnh hay video biểu tình của người Việt hải ngoại thì phiền to.

Du học sinh Phần Lan ở trên chia sẻ lý do “không quan tâm” của cô:

“Vì lúc đó mình chưa sinh ra nên mình cũng không biết, nhưng cũng được học ở trường. Nói chung, học ở trường thì khác xa với thực tế”.

Tuy nhiên khi được hỏi “những khác xa” trên cụ thể là gì, bạn du học sinh này từ chối phát biểu với lý do “không thể nói ra ở đây vì mình còn nhiều người thân ở Việt Nam”.

Rõ ràng, nhận thức của du học sinh khi ra khỏi đất nước là có thay đổi, cụ thể ở đây là về những điều đã được học về sự kiện 30-4 tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng ý thức rõ rằng những thay đổi về tư duy ấy nếu nói ra công khai thì sẽ gây bất lợi cho bản thân và người nhà.

Trên một số diễn đàn, du học sinh tỏ thái độ ngán ngẩm đối với sự tranh cãi của hai phe “nội” - “ngoại”, giữa hai khái niệm “giải phóng” và “mất nước”. Nhiều du học sinh cho rằng đây là một sự kiện đã ở trong quá khứ. Theo họ, hướng về tương lai là một thái độ tích cực hơn là mãi “gặm nhấm” quá khứ.

Hy vọng vào tương lai

Hoàng, một du học sinh vừa lấy bằng tiến sĩ tại Pháp, lại có một thái độ khác khi nhìn về sự kiện 30/4:

“Đến một ngày thì cũng phải kết thúc chiến tranh thôi, nhưng cái kết quả nó không đi về chiều hướng tốt đẹp cho đất nước và sau đó có 40 năm mà chả làm được gì. Vừa rồi vào dịp ông tổng thống Singapore mất, người ta nhắc lại câu mà ông nói vào thập niên 60: 'Ước gì Singapore được như Sài Gòn', bây giờ mình nói ngược lại. Có nghĩa là chính quyền mới họ tiếp quản cả một đất nước đang có một tiềm năng mà nhiều đất nước xung quanh thèm muốn như vậy mà không biết giữ, cũng giống như chị sở hữu một gia sản tốt mà chị không biết xài thì nó cũng hết thôi. Cái đó coi như dân tộc này chưa có may mắn. Hy vọng thời gian tới, xã hội cũng sẽ tiến triển dần dần.”
"Vừa rồi vào dịp ông tổng thống Singapore mất, người ta nhắc lại câu mà ông nói vào thập niên 60: 'Ước gì Singapore được như Sài Gòn', bây giờ mình nói ngược lại. Có nghĩa là chính quyền mới tiếp quản cả một đất nước đang có một tiềm năng mà nhiều đất nước xung quanh thèm muốn như vậy mà không biết giữ."-Hoàng, du học sinh tại Pháp.
Theo Hoàng, sự tiến triển ấy xảy ra thông qua “xã hội dân sự”, một khái niệm mà hiện nay có khá nhiều người trẻ tại Việt Nam đang góp phần thực hiện.

“Đất nước phải tiến bộ bằng xã hội dân sự. Nhờ mạng lưới internet, người ta được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin hơn, rồi dần dần những bất cập trong đất nước nó sẽ đụng đến từng cá nhân. Cái chính là trước đây, người Việt Nam mình có một thói quen là “thôi, nó cũng chưa đụng tới mình thì mình cũng còn chấp nhận được”. Nhưng mà rồi tới đây, những khó khăn sẽ bò vào từng gia đình, nó sẽ làm phiền từng cá nhân. Với thuận lợi về thông tin bây giờ, không có một cái gì bưng bít được hết. Đến một lúc nào đó, xã hội sẽ tiến triển, sẽ phải có một cuộc chuyển giao. Vấn đề bây giờ là nếu cuộc chuyển giao đó xảy ra quá chậm, nó sẽ gây đau thương cho đất nước thêm một thời gian dài hơn nữa. Chỉ mong cuộc chuyển giao đó diễn ra nhanh, nhưng phải có thời gian, không thể nào nay mai được”.

Tốc độ chuyển giao đó, theo Hoàng, tùy thuộc rất nhiều vào sự dấn thân của người trẻ. Chừng nào người trẻ Việt Nam còn giữ suy nghĩ “đó không phải là chuyện của tôi” hay “không quan tâm” thực sự thì có lẽ sự chuyển mình của đi lên của đất nước sẽ vẫn dừng lại ở tốc độ như 40 năm qua.

Đến lượt TQ tố cáo VN xây dựng trên đảo

Theo BBC-2 giờ trước


Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc 'bày tỏ quan ngại sâu sắc'
Trung Quốc lên tiếng phản đối Việt Nam và Philippines “tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo” ở Biển Đông.
Sau nhiều tuần bị phê phán vì việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, Trung Quốc hôm thứ Tư có tuyên bố phản bác.
Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc “bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối cá biệt nước ASEAN như Philippines, Việt Nam… tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc”.
“Yêu cầu nước hữu quan lập tức chấm dứt mọi lời nói và hành động xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc,” ông Hồng tuyên bố.
Phản ứng của Trung Quốc diễn ra sau khi ngày 28/4, Hội nghị Cấp cao ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch, bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng các đảo của Trung Quốc.
Cũng hôm 28/4, khi gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nói ông lo ngại ngại về việc Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông.
Ông Hồng Lỗi nói việc Trung Quốc xây dựng đảo là “hoàn toàn hợp pháp chính đáng”.
Mỹ và Nhật “không phải nước đương sự vấn đề Nam Hải”, ông Hồng nói.
Ông Hồng tố cáo Việt Nam đang xây bến tàu, đường băng cho sân bay, vị trí cho tên lửa, khách sạn…trên 20 đảo và bãi cạn như bãi cạn Phúc Nguyên và bãi Đất.

Seoul: Kim Jong Un xử tử 15 giới chức cao cấp trong năm nay

Trong quá khứ, Kim Jong Un đã ra lệnh xử tử những viên phụ tá hàng đầu, ngay cả những người thân cận.
Trong quá khứ, Kim Jong Un đã ra lệnh xử tử những viên phụ tá hàng đầu, ngay cả những người thân cận.

Theo VOA-29.04.2015
Cơ quan gián điệp của Nam Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh xử tử 15 nhân vật lãnh đạo cao cấp trong năm nay.

Các giới chức tình báo Seoul cung cấp tin này cho các nhà lập pháp trong một phiên họp kín của quốc hội ngày hôm nay, theo tiết lộ của nhà lập pháp Shin Kyung-min.

Một trong những viên chức bị xử tử là Thứ trưởng Lâm nghiệp, bị giết sau khi phàn nàn về kế hoạch trồng rừng của ông Kim.

Tin này chưa thể xác nhận. Chính phủ bí mật của BắcTriều Tiên không bình luận về bất cứ vụ xử tử nào.

Trong quá khứ, Kim Jong Un đã ra lệnh xử tử những viên phụ tá hàng đầu, ngay cả những người thân cận với ông ta.

Vào cuối năm 2013, Kim Jong Un ra lệnh xử tử người dượng và là cố vấn thân cận Jang Song Thaek, sau khi cáo buộc ông này là phản bội và có những hoạt động khác chống lại nhà nước.

Ông Kim Jong Un, được cho rằng ở tuổi ngoài 30, lên nắm quyền sau khi cha ông là Kim Jong IL đột tử vào cuối năm 2011.

Kể từ đó ông Kim Jong Un thay đổi một vài lần các giới chức lãnh đạo mà các quan sát viên xem như là một nỗ lực củng cố quyền hành.