Tuesday, December 30, 2014

2014: Trung Quốc 'lật bài ngửa' với Mỹ

Năm 2014, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, TQ đã không còn "ẩn mình chờ thời" mà chuyển sang "chủ động tấn công, sẵn sàng thử lửa, chấp nhận xung đột", không ngại ngần bày tỏ tham vọng thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ tiến tới thế chân Mỹ trong khu vực.

Năm qua có thể được nhớ tới như một trong những năm sôi động nhất trong lịch sử TQ. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tạo dựng được vị trí và quyền lực ở trong cũng như ngoài nước nhanh hơn mọi nhà lãnh đạo TQ khác trong nhiều thập kỷ.

TQ, Tập Cận Bình, Biển Đông, Mỹ, tham nhũng, chủ quyền
Ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị APEC diễn ra ở Bắc Kinh năm nay. Ảnh: Getty Images

Chiến dịch chống tham nhũng của ông chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, cũng không hề có ý định dừng lại trong mục tiêu bắt cả hổ lẫn ruồi. Ông Tập cũng trở thành nhà lãnh đạo TQ công du nhiều nhất. Trong những chuyến đi ấy, ông không ngừng tuyên bố về vai trò của TQ như một cường quốc chủ chốt về an ninh và kinh tế sau nhiều năm Mỹ chiếm ưu thế trong khu vực.
Ông đã nói với thế giới rằng "con rồng ngủ" đã tỉnh thức và không ngại ngần giấu giếm ý định của TQ trong việc tìm kiếm, sắp xếp, định hình một trật tự thế giới mới.

Tìm kiếm trật tự mới

Trên bình diện quốc tế, trong hầu hết cả năm 2014, ông Tập Cận Bình đã tìm cách làm sống lại một khái niệm mà Nhật từng tuyên bố 7 thập niên trước đây khi nước này ở vị trí đế quốc muốn áp đặt ý chí với khu vực. Đó là "Châu Á của người châu Á".

Khi lần lượt nắm giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng nhất đất nước, ông Tập Cận Bình đã liên tiếp nhắc đến cụm từ “giấc mơ Trung Hoa” như là biểu hiện mạnh mẽ cho quyết tâm tạo dựng một TQ lớn mạnh dẫn đầu thế giới, kể cả về quân sự.

Năm 2014, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, TQ đã không còn "ẩn mình chờ thời" mà chuyển sang "chủ động tấn công, sẵn sàng thử lửa, chấp nhận xung đột", không ngại ngần bày tỏ tham vọng thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ tiến tới thế chân Mỹ trong khu vực.

TQ sẵn sàng đối đầu và khiêu khích các đồng minh lâu năm của Mỹ như Nhật Bản, Philippines. Họ đã triển khai một chiến dịch nhất quán, lâu dài nhằm đưa ra các phương án thay thế các cơ chế quốc tế hiện hành ở trong và ngoài khu vực châu Á. Bắc Kinh không ngại ngần tận dụng sức mạnh kinh tế để thách thức các tổ chức đa phương mà bấy lâu nay do phương Tây dẫn dắt.

Mùa hè năm nay, Bắc Kinh chủ trì ký kết một Thỏa thuận với Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi (nhóm BRICS) nhằm thiết lập một tổ chức tài chính thách thức với Quỹ Tiền tệ quốc tế. Vào tháng 10, TQ khai trương Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á với số vốn là 50 tỷ USD, một tổ chức tương tự như Ngân hàng Thế giới. Mới đây, ông Tập đã tuyên bố sẽ chi 40 tỷ USD để khôi phục các tuyến thương mại "con đường tơ lụa" trước kia nhằm phát triển khu vực.

Trong tháng 5, tại hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á, ông Tập đã có bài phát biểu nhấn mạnh: "Người dân châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của châu Á và bảo vệ an ninh châu Á".

Bền bỉ chống tham nhũng

Ở trong nước, sự bền bỉ và mạnh tay của ông Tập cùng đội ngũ chống tham nhũng đã gây ngạc nhiên. Ban đầu, giới quan sát trong và ngoài nước cho rằng ông chỉ dùng chiến dịch để thanh trừng các đối thủ chính trị cũng như củng cố quyền lực giống như nhiều người tiền nhiệm thường làm. Một số khác lại lập luận ông làm điều này để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thực thi kế hoạch cải tổ.

Nhưng chiến dịch hiện tại hoàn toàn khác biệt. Mọi dấu hiệu cho thấy, ông Tập cực kỳ nghiêm túc và coi trọng sứ mệnh của mình. Ông tin rằng, tham nhũng trở nên rất sâu rộng, có thể xói mòn, thậm chí làm sụp đổ nhà nước cũng như đảng cầm quyền. Ông Tập dường như tin tưởng mãnh liệt rằng, nếu không "làm sạch" hệ thống, TQ không thể đạt được cái gọi là "giấc mơ TQ".

Có nhiều dự đoán về những ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm 2015.

Với quốc nội, đầu tiên và quan trọng nhất có lẽ sự không khoan dung trong chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có trong tiền lệ. Trong vòng hai năm, hàng chục ngàn quan chức đã bị điều tra, bắt giữ, trong đó có những "con hổ" lớn như Chu Vĩnh Khang - cựu Bộ trưởng Công an hay Từ Tài Hậu - cựu phó chủ tịch Quân ủy TƯ.

Ưu tiên thứ ba đó là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ổn định kinh tế có thể là một ưu tiên khác nhưng không chiếm quá nhiều phần trong chương trình nghị sự của ông Tập năm 2015. Trong năm nay, ông từng nhấn mạnh tỉ lệ tăng trưởng chậm hơn là chuyện bình thường.
Với quốc tế, thời điểm cuối năm có một số tín hiệu cho thấy TQ như đang "mềm hơn" trong chính sách đối ngoại. Có vẻ như lời của chuyên gia Darren Lim thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc: “Nếu muốn lãnh đạo, TQ phải thuyết phục được các nước láng giềng là an ninh của họ không bị đe dọa” đang được Bắc Kinh thử nghiệm thận trọng.

Theo Vietnamnet
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tại hội nghị TƯ cuối tháng 11 bàn về đối ngoại, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, quan hệ đối ngoại dưới sự lãnh đạo của ông cần mang "đặc sắc TQ, hành xử TQ và quan điểm TQ". Nghĩa là, TQ dưới thời ông Tập đã chuyển sang một tư thế khác, tư thế chủ động định hình môi trường của riêng họ.

Nghĩa là, dù bằng sức mạnh "mềm" hay "cứng", đối nội hay đối ngoại, một TQ của 2015 sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng táo bạo là thiết lập trật tự quốc tế mới thách thức vai trò dẫn đầu của Mỹ.

Thái An

Thông điệp 2015 của Trần Đại Quang: Trấn áp dân oan khiếu kiện, công nhân đình công và những ai nói xấu lãnh đạo thuần phục Bắc Kinh

Danlambao - Bước sang năm mới, tập đoàn côn an còn đảng còn mình sẽ "quyết liệt" trấn áp các "thế lực thù địch" xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích các chóp bu bán nước của đảng qua các bài viết tài liệu trên mạng. 

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 29.12 (*), trùm côn an Trần Đại Quang xác nhận rằng trong năm 2014 những bài viết, tài liệu "chống phá" đảng đặc biệt chú trọng vào vấn đề chủ quyền biển đảo. Điều này cho thấy, bước vào 2015, bộ phận côn an sẽ gia tăng trấn áp, bắt giam những ai có khuynh hướng chống Tàu xâm lược và phản đối những thành phần lãnh đạo CSVN thần phục Bắc Kinh.

Trên thực tế, việc bắt giam công dân Việt Nam chống xâm lược để làm hài lòng Bắc Kinh đã được khởi sự mạnh mẽ trong tháng qua với việc bắt giam blogger Hồng Lê Thọ, nhà văn Nguyễn Quang Lập, và mới nhất là blogger Nguyễn Đình Ngọc vào ngày 27.12.2014. 

Bên cạnh đó, Trần Đại Quang cũng cho biết là sẽ trấn áp các cuộc đình công của công nhân, khiếu kiện của dân oan, cũng như tình trạng cán bộ đảng tung tin nội bộ cho các trang báo lề dân. 

Ông Quang cũng tuyên bố trong năm qua "lực lượng công an đã triệt phá, làm thất bại nhiều âm mưu kích động bạo lực, hoạt động tình báo của nước ngoài cài cắm trong nội bộ các cơ quan, chính quyền..." Chỉ dựa vào điều ông Quang nói, chúng ta thấy trùm côn an thú nhận là tình báo nước ngoài đã nằm trong các cơ quan, chính quyền và lực lượng công an chỉ phát giác có một phần. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn không có một thông tin cụ thể nào từ Bộ côn an về bất kỳ một cá nhân, vụ việc tình báo xâm nhập nào trên các phương tiện truyền thông.

"Tình báo" của Trần Đại Quang còn nguy hiểm ở mức độ khủng - tỉ lệ với sự ngu dốt của ông ta - khi ông ta... tâm tư rằng: "Ta truy cập vào Internet để lấy thông tin thì đồng thời đối phương cũng lấy được tất cả những thứ trong mạng nội bộ của chúng takể cả USB...  (**)

"Đồng hành" với trùm côn an là Phùng Quang Thanh - trùm quân đội... tàu lên đầu. Phát biểu của ông Thanh "vừa qua, trên mạng nói xấu cả Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, cả lãnh tụ là rất căng, gây phân tâm. Trong Quân đội có giáo dục cán bộ chiến sĩ nhưng về nhà, hay ra quán đọc thì rất khó kiểm soát. Anh em bảo vệ biên giới, biển đảo mà đọc những điều này thì rất gay. Phải có biện pháp chứ không nên thả nổi" cho thấy những thông tin lề dân về thái độ hèn với giặc ác với dân của tập đoàn lãnh đạo, trong đó có ông Phùng Quang Thanh - người đứng đầu quân đội nhưng nhận giặc Tàu xâm lược làm bạn - đã có những ảnh hưởng và tác động đến "tâm tư" của những người lính.

Những "tâm tư" không chỉ giới hạn ở lực lượng quân đội mà còn lan rộng trong hàng ngũ đảng viên đang chán ngán trước thái độ thần phục của lãnh đạo đảng đối với Tàu cộng, tình trạng tham nhũng "ổn định" ở mức hết thuốc chữa, và những hành vi tàn ác đối với dân. Tất cả sẽ dẫn đến những phản kháng trong nội bộ đảng trước thềm đại hội XII. Chính vì thế mà Trần Đại Quang đã tuyên bố "Cần tập trung mọi phương tiện, lực lượng để bảo vệ Đại hội Đảng các cấp, góp phần bảo vệ thành công Đại hội lần thứ 12 của Đảng. Kiến nghị các cơ quan lãnh đạo, chủ đạo báo chí trong thông tin tuyên truyền cần chủ động định hướng cho dư luận, đấu tranh phản bác kịp thời các luận điệu sai trái thù địch và những quan điểm thiếu tính xây dựng". Rõ ràng là đảng CSVN, cụ thể là bộ phận tuyên giáo, đang "hết vốn lý luận" nhưng vẫn lo lắng ngày đêm tìm mọi cách tuyên truyền và mị... đảng viên nhằm đối phó với những thông tin, lý luận của truyền thông lề dân đã, đang và sẽ tiếp tục vạch trần bộ mặt thật của đảng.
Năm 2015, năm "bản lề", năm của những đấu đá nội bộ để bước vào đại hội đảng XII vào năm 2016, sẽ là năm mà các thái thú Ba Đình ra sức lấy lòng Bắc Kinh bằng cách bắt giam những người yêu nước không chấp nhận viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành một chư hầu, một tỉnh lỵ của Tàu.



___________________________________


Ông Tập Cận Bình khẳng định điều gì qua câu nói ‘một quốc gia, hai chế độ’?

Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã có bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 15 năm sáp nhập vào Trung Quốc, tại Macau hôm thứ Bảy, 20 tháng 12 năm 2014 (AP Photo/Xinhua, Li Tao)
 Larry Ong, Epoch Times 30 Tháng Mười Hai , 2014
Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc – ông Tập Cận Bình – đến Macau nhân kỷ niệm 15 năm Macau được trao trả về Trung Quốc, ông đã canh tân một điệp khúc quen thuộc: “Chúng ta phải trung thành với nguyên tắc ‘Trung Quốc hợp nhất’ và tôn trọng sự khác biệt giữa 2 chế độ”.
Ông nói thêm rằng, xa rời nguyên tắc này “sẽ giống như chân trái đi giày-chân-phải, và sai lầm này sẽ tiếp nối sai lầm khác”.
Theo lời ông Tập, Macau – một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha – đã tuân thủ đúng theo chính sách”một quốc gia, hai chế độ” và Luật Cơ bản (Basic Law), Hiến pháp thu nhỏ của đặc khu này.
Nhưng không rõ điều ấy có đúng với Hồng Kông hay không. Thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc, khi Hồng Kông được giao cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào năm 1997, có nói rằng đặc khu này được điều hành bởi nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép chính quyền đặc khu có mức độ tự trị cao trong thời gian 50 năm.
Hồng Kông – thuộc địa cũ của Vương quốc Anh – vừa trải qua sự kiện chiếm đóng đường phố trong 79 ngày do sinh viên khởi xướng, được gọi là Phong trào Ô. Những người tham gia phong trào yêu cầu có sự phổ thông đầu phiếu thật sự trong cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông vào năm 2017.
Nếu phân tích cú pháp trong lời nói của ông Tập, dựa trên bối cảnh đấu đá chính trị khốc liệt trong Đảng Cộng sản thời gian gần đây, có thể cho rằng ông Tập Cận Bình phần nào đang nhắm vào ông Lương Chấn Anh, Trưởng Đặc khu Hồng Kông hiện thời, và những người chống lưng (không theo phe ông Tập Cận Bình) cho ông ta tại Bắc Kinh.

‘Một quốc gia?’

Theo ông Lương Chấn Anh – Trưởng Đặc khu hiện thời, thắng cử năm 2012 với 689/1200 đầu phiếu – những người biểu tình đã có những yêu sách vô lý và không hợp pháp.
Ông Lương một mực nói rằng, ông chỉ cân nhắc cải tổ nội trong phạm vi Luật Cơ Bản và “Giải thích và Quyết định của Hội Thường vụ Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC)”.
Ngày 10 tháng 6 năm nay, NPCSC công bố một sách trắng (white paper – bạch thư) tuyên bố quyền lực pháp lý bao hàm toàn diện của Trung Quốc đối với Hồng Kông, quyền sửa đổi Luật Cơ bản nếu thấy cần thiết, và các ứng viên Trưởng Đặc khu Hành chính trước nhất cần phải “yêu Trung Quốc”.
NPCSC cũng thông qua một gói cải cách ngày 31 tháng 8 khẳng định rằng người Hồng Kông có thể có phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu năm 2017 – chừng nào các ứng viên được lựa chọn bởi một Ủy ban thân Bắc Kinh.
Kết hợp cả hai quyết định từ NPCSC trên thực tế đã thay thế nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” trong việc cai quản Hồng Kông thành “một quốc gia, một chế độ”. Nguyên tắc trên được kế thừa từ Tuyên bố Chung Sino-British năm 1984 (Sino-British Joint Declaration).
Giận dữ trước sự ngược ngạo của Bắc Kinh đối với một hiệp ước quốc tế, người Hồng Kông đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô cực lớn vào ngày 31 tháng 8.
Các sinh viên hưởng ứng bằng một cuộc vận động tẩy chay trường học ngày 22 tháng 9. Một tuần sau, Phong trào Ô nổ ra sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình bên ngoài văn phòng chính quyền tại Kim Chung (Admiralty), thu hút hàng vạn người Hồng Kông tham gia chiếm đóng các trục đường chính trong thành phố.
Mặc dù ông Lương và chính quyền Hồng Kông ngày càng đánh mất lòng tin của người dân khi cuộc biểu tình kéo dài, ông không mảy may lay chuyển trước sự hậu thuẫn cho đề xuất “một quốc gia, một chế độ” của NPCSC.

‘Hai chế độ’

Khi báo cáo về những lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình tại Macau, một số phương tiện truyền thông khẳng định rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ nguyên lý “Trung Hoa hợp nhất”. Nếu rập khuôn lời ông Tập theo chiều hướng này, sẽ không thể nào phân biệt những sự khác nhau trong các tuyên bố chính trị, một phía từ NPCSC, và phía kia từ Tập Cận Bình.
Ông Tập chưa bao giờ công khai ủng hộ quyết định của NPCSC về vấn đề Hồng Kông. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc kiên định nhấn mạnh, cải cách dân chủ ở Hồng Kông phải tuân thao Luật Cơ bản và nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trong một cuộc gặp mặt cởi mở ngày 22 tháng 9 tại Bắc Kinh cùng 70 thương nhân Hồng Kông, ông Tập nói rằng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” sẽ không thay đổi. Các báo cáo chính thức về diễn văn của ông Tập từ phương tiện truyền thông của Đảng thận trọng bỏ qua các quyết định của NPCSC,  nhưng nhấn mạnh pháp quyền của Luật Cơ bản.
Và khi ông Tập gặp ông Lương Chấn Anh tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 ở hội nghị thượng đỉnh APEC, ông mở đầu cuộc đối thoại với yêu cầu nhà lãnh đạo Hồng Kông hiểu rõ ràng và minh xác nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và Luật Cơ bản để khuyến khích phát triển dân chủ tại Hồng Kông trong phạm vi hệ thống pháp luật của đặc khu này.
Nhưng diễn văn tại Macau có lẽ là lời khẳng định rõ ràng nhất của ông Tập đối với vấn đề xử lý các sự vụ tại Hồng Kông và Macau.
“Chúng ta đừng bao giờ nên chú trọng chỉ một mặt mà bỏ qua mặt kia”, theo lời ông Tập, sau khi nêu lên chính sách “Trung Quốc hợp nhất” và sự cần thiết phải “tôn trọng” “hai chế độ”.
Tóm lại, ông Tập chủ trương “một quốc gia” và “hai chế độ”, trái ngược với “một quốc gia, một chế độ” của NPCSC.
Tất cả điều ấy làm dấy lên câu hỏi: Tại sao cơ quan lập pháp của chế độ Trung Quốc, dìu dắt Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông đối nghịch với chỉ định từ nhà lãnh đạo tối cao?

Hai phe

Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc đã có thể nhận ra rằng, cuộc đấu đá giữa hai phe lớn trong Đảng vẫn chưa kết thúc: một bên là ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Kiểm tra Kỷ luật Đảng; bên kia là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và thân tín, như ông Tăng Khánh Hồng.
Theo thông tin năm 2012 từ nội bộ Đảng, phe đối lập đã có kế hoạch hất cẳng ông Tập Cận Bình trong kỳ chuyển giao quyền lực năm 2012, và cất nhắc ông Bạc Hy Lai, khi ấy đang là Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh và Ủy viên Bộ Chính trị. Âm mưu này đã thất bại sau khi ông Vương Lập Quân – cảnh sát trưởng tỉnh Trùng Khánh, cánh tay phải của Bạc – chạy trốn vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô vào tháng Hai, với mong muốn được tỵ nạn chính trị. Sau đó không lâu, Bạc Hy Lai bị thanh trừ, và ngay từ lúc có được quyền bính, ông Tập Cận Bình đã gắng sức loại bỏ các địch thủ và bảo vệ bản thân.
Do vậy ông Tập đã trừng phạt Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh từng được xem là bất khả xâm phạm, và những quan chức chóp bu khác như Từ Tài Hậu. Nhưng Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vẫn còn tại ngoại, điều ấy chứng tỏ cuộc chiến quyền lực vẫn chưa chấm dứt.
Cần phải hiểu vấn đề Hồng Kông trong bối cảnh đấu đá chính trị như thế: có cách nào hạ thấp uy tín và phản công ông Tập Cận Bình hơn cách tạo nên hỗn loạn tại Hồng Kông, thậm chí xúi giục trừng trị bằng bạo lực?
Ông Trương Đức Giang – Phó Thủ tướng, Chủ tịch NPCSC, nắm giữ quỹ đầu tư vào Hồng Kông và Macau – được biết là người trung thành với Giang Trạch Dân. Với sự lèo lái của ông, NPCSC đã thông qua quyết định chính trị khiến người Hồng Kông nổi giận. Trước đó, hậu trường đã được chuẩn bị bởi Trưởng Đặc khu hành chính Lương Chấn Anh, người mà ai cũng biết là một Đảng viên ngầm, có liên quan mật thiết đến mạng lưới kinh doanh và chính trị của Giang, và có những quyết sách làm nới rộng khoảng cách thu nhập trong thành thị và khiến người dân Hồng Kông ngày càng xa lánh chính quyền.
Kết cục xấu nhất – một cuộc thanh trừng bạo lực bởi cảnh sát hay thậm chí bởi đồn trú Quân đội Giải phóng Nhân dân – đã không xảy ra. Theo truyền thông Hồng Kông, sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay vào ngày 28 tháng 9, ông Tập Cận Bình đã bình luận trong một cuộc họp nội bộ rằng điều ấy không cần thiết và có lời khuyên “những việc của Hồng Kông phải được giải quyết bởi người Hồng Kông”.
Khi xem xét hậu quả từ cuộc biểu tình Chiếm Trung, tờ báo ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, Apple Daily đã báo cáo rằng chính quyền trung ương không hài lòng với cách xử lý Phong trào Ô của Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh, đặc biệt trong các việc: sử dụng hơi cay, cảnh sát móc nối với xã hội đen và làm ngơ khi những người biểu tình bị đánh đập, và ý kiến của ông Lương rằng không nên cho phép người nghèo có được dân chủ.
Nhưng cùng với việc ông Tập Cận Bình nhanh chóng kiểm soát quân đội, theo nguồn tin từ nội bộ Đảng, có khả năng xảy ra những động thái nhằm hạ bệ những quan chức như ông Trương Đức Giang.
Các báo cáo chính thức từ truyền thông Trung Quốc có ý kiến rằng ông Tập hài lòng với cách xử lý của ông Lương đối với vấn đề Hồng Kông – nhưng nếu phân tích cú pháp thật chặt chẽ, sẽ phát hiện được một điểm khác biệt. Trong khi ở Macau, ông Tập đã ca ngợi các vị lãnh đạo của hai nước thuộc địa cũ.
Về ông Lương, ông Tập nói ông ấy đã “thực hiện nghĩa vụ của mình”. Trưởng Đặc khu Macau, Fernando Chui, được nhận xét là “trung thành thực hiện nghĩa vụ và không sai sót trong sứ mệnh của mình”. Đối với sự mập mờ văn tự trong các chiêu trò tuyên truyền của chính trị Trung Quốc, việc thiếu từ “trung thành” trong khi đề cập đến ông Lương Chấn Anh là không thể không lưu tâm.

Trung Quốc nhận danh hiệu “Kẻ bỏ tù nhà báo tệ hại nhất” năm 2014

Larry Ong, Epoch Times 30 Tháng Mười Hai , 2014
Trong năm 2014, chính quyền Trung Quốc đã bắt giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
Các nhà báo nước ngoài tác nghiệp tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 9/11 tại Bắc Kinh. (Ảnh internet)
Người dân và nhà báo nước ngoài chụp ảnh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Ảnh internet)
Báo cáo thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ghi nhận chính quyền Trung Quốc đã bắt giam 44 phóng viên. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay tại nước này theo thống kê của CPJ, mang đến cho Trung Quốc danh hiệu “Kẻ bỏ tù nhà báo tệ hại nhất năm 2014″.
Tổng cộng có 220 nhà báo hiện đang bị cầm tù trên khắp thế giới – con số này chỉ đứng sau mức cao kỷ lục là 232 vào năm 2012. Hoạt động thống kê kể trên được CPJ thực hiện từ năm 1990.

Các nhà báo người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng chiếm khoảng một nửa trong số những người bị cầm tù.

Các nhà báo người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng chiếm khoảng một nửa trong số những người bị cầm tù. Trong số những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt có Ilham Tohti, một giảng viên và blogger dám nói ra chính kiến. Ông bị kết án tù chung thân vào hồi tháng 9.
Không kháng cáo dù bị xử bất công
Một số nhà báo trong danh sách của CPJ đã bị cầm tù nhiều năm nay.
Yang Tongyan, nổi tiếng với bút danh Yang Tianshui, đã bị kết án tù 12 năm vì tội “lật đổ chính quyền nhà nước” vào ngày 17/5/2006. Ông đã từng viết bài cho Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times).
Là nhà phê bình nổi tiếng về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông đã bị xử một bản án khắc nghiệt bởi vì ông được cho là “trúng cử” vào vị trí lãnh đạo của một “chính phủ chuyển tiếp dân chủ Trung Quốc”, một chính phủ giả định có thể thay thế ĐCSTQ khi nó sụp đổ. Trước đó, Yang đã viết một bài báo cho Epoch Times trong đó ủng hộ mô hình chính trị trên.
Yang từng bị bỏ tù 10 năm vì phản kháng cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Ông khẳng định rằng trước đó ông không hề biết tên mình nằm trong danh sách bầu cử của “cuộc bầu cử” trực tuyến được khởi đầu từ bên ngoài Trung Quốc này.
Trước phán quyết nhanh chóng của tòa án (Yang đã bị bắt giữ vào ngày 23/12/2005), Yang suy luận rằng ông đã bị xét xử bởi một phiên toà dàn dựng, và quyết định không kháng cáo vì lương tâm của ông trong sạch đối với bản án mà ông cho là được tạo ra bởi một chế độ hoang tưởng và hoàn toàn bất công.
Theo nhóm biểu đạt tự do Trung tâm Văn bút Mỹ (PEN American Center), Yang đang bị giam giữ tại Trại giam Quận Dantu thuộc Trấn Giang, tỉnh Giang Tô ở phía đông của Trung Quốc. Trung tâm Văn bút Mỹ đã trao tặng Yang giải thưởng Ngòi bút Tự do PEN/Barbara Goldsmith vào năm 2008.
Khi người thân đến thăm Yang vào tháng 9 năm 2013, họ thấy ông bị bệnh mãn tính. Ông cho biết mình đã không được điều trị tử tế.
Bị tống giam vì nói ra sự thật
Ít ra thì Yang cũng đã nhận được một số sự điều trị.
Trở lại hồi năm 2000, những người sáng lập một chi nhánh của Epoch Times ở Trung Quốc đã bị bắt giữ, tra tấn, thẩm vấn, bị bắt làm việc nhiều giờ liên tiếp một cách tàn bạo, và đã bị bỏ tù tới 10 năm.
Epoch Times là một tờ báo trực tuyến được sáng lập vào năm 2000 bởi một nhóm người Trung Quốc nhập cư sống tại Atlanta (Hoa Kỳ). Trưởng chi nhánh Trung Quốc Zhang Yuhui và nhóm của ông đã đưa tin về Trung Quốc đại lục từ một căn hộ của họ ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
Huang Kui, một trong những nhân viên chi nhánh Trung Quốc thời đó, cho biết: “Trang web đăng tải các tin tức không bị kiểm duyệt cho người dân, đặc biệt là đối với người Trung Quốc, vì người Trung Quốc không có kênh thông tin tự do nào”.
Huang bị bắt giữ vào ngày 16/12/2000 và là 1 trong 10 nhà báo của Epoch Times bị giam cầm. Zhang Yuhui, Meng Jun và Shi Shaoping mỗi người lĩnh một án tù 10 năm. Huang Kui lĩnh án 5 năm, có lẽ bởi vì ông đưa các tin tức quốc tế trong khi những người khác tập trung vào các vấn đề Trung Quốc, đặc biệt là về cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần cổ truyền của Trung Quốc dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Việc tập luyện môn này đã bị ĐCSTQ cấm từ năm 1999, không lâu sau một cuộc điều tra của nhà nước cho thấy có ít nhất 70 triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ.
Huang cuối cùng đã bị chuyển đến một trại lao động. Tại đây, ông phải làm việc 16 giờ/ngày. Có lúc, Huang đã bị ép phải cạy vỏ hạt dẻ cười bằng những chiếc kìm lớn.
Ông Huang kể lại: “Những chiếc kìm này làm tay tôi bị phồng rộp, rất đau đớn”.
Cai ngục thỉnh thoảng lại hành hung Huang bằng dùi cui điện.
Vì Huang là một học viên Pháp Luân Công, ông cũng phải trải qua vô số các phiên tẩy não, trong đó cai ngục cố gắng khiến ông từ bỏ việc thực hành môn tu luyện ôn hòa này, nhưng không thành công.
Huang cuối cùng đã được thả tự do vào ngày 15/12/2005. Ông giành được một suất học bổng tại Đại học bang Ohio, và hiện giờ là một kỹ sư sống ở bang Illinois (Hoa Kỳ).
Tổng biên tập Zhang Yuhui bị bắt khi ở tuổi ngoài 30, vừa được thả tự do vào tháng 12 năm 2010.
Theo Huang, Zhang từng bị trói vào thiết bị tra tấn khét tiếng “Ghế cọp – Tiger Bench” trong bảy ngày đêm khi còn trong tù.
“Ghế cọp” là cách tra tấn trong đó người bị tra tấn phải ngồi với hai chân bị kéo căng trên một băng ghế dài và mỏng, hai đầu gối bị buộc chặt vào băng ghế. Sau đó, cai ngục buộc các vật nặng dưới chân người bị tra tấn để uốn cong đầu gối của họ, gây đau đớn cùng cực.
Kìm kẹp tự do báo chí
Hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn kìm kẹp tự do báo chí.
Trong báo cáo thường niên năm 2014, CPJ cũng quan sát thấy rằng người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đặc biệt đàn áp báo chí trong năm 2014.

Tờ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã công bố các quy tắc truyền thông mới, trong đó cấm đưa tin về các “bí mật nhà nước”, nhưng không định nghĩa rõ ràng khái niệm đó bao gồm những gì.

Các phóng viên từ giới truyền thông quốc tế như New York TimesReuters, và Bloomberg đã bị từ chối cấp visa vào Trung Quốc. Vào hồi tháng 7, tờ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã công bố các quy tắc truyền thông mới, trong đó cấm đưa tin  về các “bí mật nhà nước”, nhưng không định nghĩa rõ ràng khái niệm đó bao gồm những gì.
CPJ cho rằng những biện pháp này cho thấy cuộc “đàn áp rộng lớn về tự do ngôn luận kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức” vào năm 2012 vẫn đang tiếp diễn.

Vụ nổ súng 2 người thương vong: Nhóm gây rối cướp súng trên tay công an


Dân trí Ngay khi súng nổ làm 2 thanh niên Mạnh, Đạt gục tại hiện trường, một đối tượng trong nhóm thanh niên gây rối đã liều lĩnh lao vào cướp súng trên tay trung úy Hùng.
 

Nạn nhân trong nhóm gây rối, chống người thi hành công vụ

Sáng 30/12, hiện trường vụ súng nổ gây chết người xảy ra tại Khu dân cư Bình Đức (phía sau chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Thủ Đức), phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM vào rạng sáng cùng ngày vẫn đang được phong tỏa để cơ quan chức năng khám nghiệm, điều tra.
 Công an TPHCM phong tỏa, khám nghiệm hiện trường vụ súng nổ gây chết người.
 Công an TPHCM phong tỏa, khám nghiệm hiện trường vụ súng nổ gây chết người.

Đại tá Lê Anh Tuấn, trưởng công an quận Thủ Đức đã có thông tin ban đầu liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này. Theo đó, khu vực xung quanh chợ đầu mối Thủ Đức giáp giữa 2 phường Tam Bình và Bình Chiểu vốn là khu vực phức tạp về tình hình an ninh trật tự nên lực lượng công an địa phương thường xuyên tuần tra, kiểm tra địa bàn.

Khoảng 0h5 rạng sáng 30/12, cảnh sát khu vực phường Bình Chiểu là trung úy Phạm Tiến Hùng cùng 2 bảo vệ dân phố (BVDP) tuần tra tại khu vực KDC Bình Đức thì phát hiện nhóm thanh niên (sau đó được xác định là các tài xế, phụ xe từ TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xuống giao hàng rau, củ, quả tại chợ đầu mối Thủ Đức) ngồi nhậu gần ngã tư đường số 6- số 23 trong KDC nên tổ tuần tra tiếp cận kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, nhóm thanh niên nói trên đã chống cự, chửi bới và lao vào tấn công lực lượng thi hành công vụ.

Trước tình thế trên, trung úy Hùng buộc phải nổ nhiều phát súng chỉ thiên nhưng tình thế vẫn hỗn loạn. Trong lúc giằng co, súng đã nổ làm 2 đối tượng trong nhóm thanh niên là Bùi Văn Mạnh (31 tuổi) và Phan Đức Đạt (31 tuổi, cùng ngụ tại thành phố Đà Lạt) trúng đạn. Trong đó Mạnh trúng đạn giữa ngực tử vong tại chỗ, còn Đạt bị thương ở chân…

Cướp súng trên tay công an, khống chế BVDP siết cò

Lãnh đạo công an quận Thủ Đức đã thông tin thêm một chi tiết khá quan trọng trong vụ việc nổ súng nói trên. Theo đó, ngay khi súng nổ làm 2 thanh niên Mạnh, Đạt gục tại hiện trường, một đối tượng trong nhóm thanh niên gây rối đã liều lĩnh lao vào cướp súng trên tay trung úy Hùng.

“Đối tượng này đã khống chế được một BVDP, kẹp cổ và gí súng vào đầu người này siết cò…”, công an quận Thủ Đức thông tin.
 Hàng trăm người dân vây kín hiện trường giữa đêm khuya theo dõi vụ việc.
 Hàng trăm người dân vây kín hiện trường giữa đêm khuya theo dõi vụ việc.

Vô cùng may mắn khi đạn trong khẩu súng không còn nên BVDP này đã thoát chết trong gang tấc. Ngay lập tức, tổ công tác đã lao vào khống chế bắt giữ đối tượng, đồng thời công an phường Bình Chiểu đã kịp thời tăng cường lực lượng đến hiện trường đưa người bị thương vào bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu. Đáng nói là một số thanh niên quá khích đã tìm đến tận bệnh viện nhằm gây rối nhưng lực lượng công an quận Thủ Đức đã kịp có mặt để ổn định tình hình.

Khoa cấp cứu bệnh viện quận Thủ Đức cho biết: "Nạn nhân Đạt chỉ bị thương tích phần mềm không nguy hiểm; sau khi sơ cứu đã được xuất viện và công an đã di lý về trụ sở để làm việc".

Lãnh đạo công an quận Thủ Đức xác định: Nhóm thanh niên nói trên có hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ và hiện lực lượng công an đang tiếp tục truy bắt những đối tượng còn lại để xử lý. Đồng thời, các đơn vị nghiệp vụ công an TP HCM cũng đang điều tra làm rõ vụ nổ súng gây chết người nói trên.

Vũ Lê

Đừng để xẩy ra những vụ tử hình oan

Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-12-29
Bà NguyễnThị Loan đã đội đơn đi kêu oan khắp chốn sáu năm liền. Hình ảnh bà Loan đội biểu ngữ đi kêu oan cho con được đăng trên nhiều trang mạng xã hội
Bà NguyễnThị Loan đã đội đơn đi kêu oan khắp chốn sáu năm liền. Hình ảnh bà Loan đội biểu ngữ đi kêu oan cho con được đăng trên nhiều trang mạng xã hội-Courtesy Lanthang
Trường hợp oan sai của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục đuợc dư luận quan tâm vì chứng cứ ngọai phạm rõ ràng. Ngòai việc kêu oan của gia đình, nhiều người trong và ngòai nuớc cũng tham gia lên tiếng.
Một nhóm trí thức hiện làm việc ở nước ngòai và trong nước vừa có thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ quán tại Việt Nam về hai trường hợp tử tù oan vừa nêu.
Vấn đề cấp bách
Thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ tại Việt Nam do hơn 30 người Việt hiện ở tại các quốc gia Âu-Mỹ- Úc và Việt Nam ký tên vào ngày 25 tháng 12 vừa qua.
Bức thư điểm lại một số can thiệp trong thời gian qua đối với vụ án Hồ Duy Hải ở Long An. Can thiệp thứ nhất của chủ tịch nuớc Trương Tấn Sang hồi ngày 4 tháng 12 vừa qua yêu cầu hõan thi hành tiêm thuốc độc tử tù 30 ngày và báo cáo nội vụ cho văn phòng chủ tịch nứơc truớc ngày 4 tháng giêng tới đây.
Nay thời hạn sắp đến mà vẫn chưa có chuyển biến gì mới trong vụ việc này từ phía các cơ quan chức năng nên những người ký thư cho là khẩn cấp. Ông Nguyễn Hòang Linh, từ Budapest, Hungary, một trong những nguời ký tên nói về tính chất cấp thiết của vấn đề như sau:
“Trong tháng 12 nhiều người đều biết vụ của tử tủ Hồ Duy Hải, sau khi đuợc chủ tịch nước có ý kiến hõan lại một tháng nhưng thời hạn 4 tháng một tới vẫn chưa đến một tuần. Và vụ anh Nguyễn Văn Chưởng cũng đuợc thông báo sẽ thi hành án trong tháng 12 này. Như vậy mọi nguời đều thấy câu chuyện hết sức khẩn cấp rồi, không thể chờ đợi được nữa, do đó một số cá nhân trong đó có tôi cùng nhau viết và ký một lá thư như thế để gửi đến các tổ chức. Thực ra cũng mong muốn going lên một tiếng chuông như thế để chính quyền có thể nghe, để tâm đến để trước hết ngăn chặn hành động trong tháng 12 hay tuần tới mà có thể nguy hại đến tính mạng của hai con nguời như vậy”.
Câu chuyện hết sức khẩn cấp rồi, không thể chờ đợi được nữa, do đó một số cá nhân trong đó có tôi cùng nhau viết và ký một lá thư như thế để gửi đến các tổ chức. Thực ra cũng mong muốn going lên một tiếng chuông như thế để chính quyền có thể nghe, để tâm đến để trước hết ngăn chặn hành động trong tháng 12 hay tuần tới mà có thể nguy hại đến tính mạng của hai con nguời như vậy
ông Nguyễn Hòang Linh
Sự lên tiếng cần thiết
Ngòai sự can thiệp của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 4 tháng 12 đối với trường hợp tử tù Hồ Duy Hải, thư khẩn cấp gửi các đại sứ  ở Hà Nội cũng bày tỏ ủng hộ đối với thông điệp ngày 5 tháng 12 vừa qua của trưởng phái đòan Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen khi hoan nghênh sự tạm hõan thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Ông đại sứ Liên Minh Châu Âu còn kêu gọi đình chỉ án tử hình này và thiết lập cơ chế không áp dụng thi hành mọi án tử hình tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Hòang Linh cho rằng chính quyền Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế và Hà Nội cần phải tôn trọng những cam kết với cộng đồng thế giới chứ không thể tiếp tục vi phạm quyền con người như bấy lâu nay. Theo ông Nguyễn Hòang Linh thì thư khẩn cấp đuợc gửi đi cũng nhằm đến mục đích đó.
Cha mẹ anh Nguyễn Văn Chưởng kêu cứu cho con
Cha mẹ anh Nguyễn Văn Chưởng kêu cứu cho con
Chúng ta thấy ở Việt Nam khi gửi các thư đến những cơ quan chức năng thuờng họ rất ít xem xét hay để được xem xét cũng rất khó. Tuy nhiên có phương pháp khác nữa theo chúng tôi nghĩ là Việt Nam hiện là nước có gia nhập những tổ chức ở trên thế giới; ứng với trường hợp hai tử tù này thì Việt Nam cũng đã ký kết những hiệp định về nhân quyền thế giới do đó nếu có tiếng nói hay tiếng vang nào đò ở những nước có  nhân quyền trên thế giới thì có lẽ cũng là hồi chuông cảnh báo, hay ít nhất cũng mang tính cảnh tỉnh trong truờng hợp này mà nguời ta thấy có những vi phạm rất trầm trọng về tố tụng.
Như vậy chúng tôi nghĩ đây cũng là một cách bên cạnh chuyện viết thư gửi đến những tổ chức trong nước. Các ký giả trong nước họ đã làm chuyện đó rồi cho nên (thư của chúng tôi) là phương cách để chính quyền lắng nghe hơn nữa nguyện vọng của nguời dân’.
Trong vụ án Hồ Duy Hải theo tôi những kết luận trong hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều không phù hợp với những chứng cứ khách quan mà có thể dẫn đến oan cho anh Hồ Duy Hải. Việc xét xử đã bỏ quan tình tiết ngọai phạm của Hồ Duy Hải. Quá trình xét xử thiếu khách quan có nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có dấu hiệu làm sai lệch vụ án
Luật sư Trần Hồng Phong
Những điểm sai trái
Trong thực tế vụ việc của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng đã đuợc gia đình kêu oan từ bao năm qua; thế nhưng tiếng kêu của họ vẫn không được cơ quan chức năng nào đóai hòai đến. Nay do thời gian thi hành án đã cận kề nên gia đình phải thêm một lần nữa khẩn thiết kêu oan.
Luật sư Trần Hồng Phong, người từng bỏ nhiều thời gian để thu thập những chứng cứ giúp gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan trong 8 năm qua tóm lược lại những sai trái trong quá trình xét xử vụ án Hồ Duy Hải như sau:
“Trong vụ án Hồ Duy Hải theo tôi những kết luận trong hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều không phù hợp với những chứng cứ khách quan mà có thể dẫn đến oan cho anh Hồ Duy Hải. Việc xét xử đã bỏ quan tình tiết ngọai phạm của Hồ Duy Hải. Quá trình xét xử thiếu khách quan có nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có dấu hiệu làm sai lệch vụ án. Trong vụ án này còn buộc tội anh Hồ Duy Hải cướp tài sản, điều này tôi cho là không phù hợp với bản luận tội. Với những sai phạm như trên thì anh Hải có thể bị kết tội oan mà bỏ lọt kẻ phạm tội thực sự. Đó là những sai phạm chính, còn rất nhiều sai phạm chi tiết nữa.”
Giáo sư Chu Hảo, một trong những người ký tên vào thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ nứơc ngòai ở Hà Nội, ngòai việc nêu ra những sai phạm về tố tụng trong hai vụ án Hồ Duy Hài và Nguyễn Văn Chưởng còn chia xẻ đây là những vụ án oan làm thương cảm nhiều người, giáo sư Chu Hảo nói:
Chúng tôi kêu gọi suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Xem xét lại cẩn thận và công minh. Chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai, chúng ta cứu được mạng người; mà sự sống thì vô giá
Linh mục Phạm Trung Thành
“Đó là vấn đề mà bản thân tôi và rất nhiều người quan tâm bởi theo những thông tin mà chúng tôi được biết thì đó là những trường hợp oan sai một cách rất đáng thương tâm.”
Trong thời gian qua, nhiều người trong nứơc đã cùng đồng hành với gia đình của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng trong quá trình đến kêu oan tại các cơ quan chức năng  trung ương.
Tại vườn hoa Lý Thái Tổ ở Hà Nội một số người đã đến bày tỏ sự ủng hộ khi cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng ngồi tọa kháng suốt nhiều ngày trong tháng 12.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và Sài Gòn trong những thánh lễ cầu nguyện cho công lý- hòa bình như vào chiều chủ nhật 28 tháng 12 cũng đặc biệt nêu ra trường hợp của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng.
Linh mục Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế nói rằng ‘Chúng tôi kêu gọi suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Xem xét lại cẩn thận và công minh. Chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai, chúng ta cứu được mạng người; mà sự sống thì vô giá, không ai gầy tạo đuợc sự sống.”
Ông Nguyễn Hòang Linh từ Budapest cho biết thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ tại Hà Nội cũng là một cách đánh động những người trong nước để họ lên tiếng cho những vấn đề liên quan đến chính họ tại Việt Nam.

2014: Vài sự kiện đáng nhớ

Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco dịp kỉ niệm 40 trận hải chiến Hoàng Sa (ảnh Bùi Văn Phú)
Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco dịp kỉ niệm 40 trận hải chiến Hoàng Sa (ảnh Bùi Văn Phú)
1. Sóng gió Biển Đông
Nhìn về quê hương Việt Nam, đầu năm 2014 là dịp kỉ niệm 40 năm trận chiến giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa để rồi Trung Quốc chiếm vùng đảo này từ đó đến nay.
Trong nước có sinh hoạt tưởng niệm, tuy không chính thức và ở Đà Nẵng phải huỷ bỏ vào giờ chót. Riêng tại Sài Gòn có buổi lễ mang đầy đủ ý nghĩa dành cho 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh trong trận chiến ngày 17-1-1974.
Dịp này chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa được phát động với mục đích giúp những gia đình có thân nhân hi sinh. Chương trình đã nhận được sự đóng góp tài chính của nhiều người trong và ngoài nước.
Đúng vào ngày kỉ niệm 40 năm Hoàng Sa, trưa thứ Sáu 17-1-2014 hàng trăm người Việt vùng Vịnh San Francisco đã biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối Bắc Kinh xâm lăng. Sau đó đoàn biểu tình kéo đến cơ sở ngoại giao của Việt Nam để phản đối Hà Nội “hèn với giặc, ác với dân” khi ngăn chặn, đàn áp không cho dân lên tiếng phản đối Trung Quốc.
Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ngày 17-5-2014 (ảnh Bùi Văn Phú)
Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ngày 17-5-2014 (ảnh Bùi Văn Phú)
Trong suốt năm qua nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại cơ sở ngoại giao Trung Quốc vì sóng gió Biển Đông. Đặc biệt lần đầu tiên tại San Francisco có biểu tình của những người mang cờ đỏ sao vàng phản đối Trung Quốc hôm 2-5 đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển còn đang tranh chấp với Việt Nam.
Sự kiện giàn khoan HD-981 khiến quan hệ Việt-Trung trở nên cực kì căng thẳng, đưa tới biểu tình phản đối Trung Quốc từ Hà Nội vào Sài Gòn và những vụ công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh xuống đường đốt phá hãng xưởng của người Hoa, gây thiệt hại nặng.
Tuy nhiên lãnh đạo Việt Nam lại không có những động thái phản đối mãnh liệt. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh coi sự kiện HD-981 như mâu thuẫn trong gia đình. Quốc hội Việt Nam không ra nghị quyết phản đối Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ đưa vụ việc ra một tòa án quốc tế vào thời điểm thích hợp dù có nhiều khuyến cáo từ các chuyên gia luật pháp. Một thăm dò trên báo điện tử VNExpress với gần 200 nghìn ý kiến thì 96% ủng hộ việc kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế.
Hoa Kỳ tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp ở biển Đông, chỉ khuyến cáo các bên liên quan giải quyết tranh chấp trong tinh thần hòa bình, theo luật pháp quốc tế, tôn trọng tự do hàng hải.
Ngày 10-7 Thượng Viện Mỹ ra một nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 và trả lại nguyên trạng trước đó cho khu vực đang tranh chấp.
Đến ngày 15-7 Trung Quốc rút giàn khoan, một tháng sớm hơn dự định, và Bắc Kinh đưa ra lí do là để tránh bão. Nhưng nhiều động thái khác cho thấy Bắc Kinh tiếp tục muốn kiểm soát Biển Đông theo đường lưỡi bò qua việc xây dựng sân bay ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Đến nay Việt Nam cũng chưa kiện Trung Quốc mà chỉ đề nghị Tòa án Trọng tài Quốc tế xét đến quyền lợi của Việt Nam trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến chủ quyền Biển Đông.
Hôm 23-12 Tòa Bạch Ốc đã trả lời một thỉnh nguyện thư được đưa lên trang “We the People” từ ngày 13-5 yêu cầu Tổng thống Barack Obama có những biện pháp trừng phạt Trung Quốc về hành vi công khai vi phạm luật pháp quốc tế khi đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển còn đang tranh chấp với Việt Nam. Bản thỉnh nguyện thư đã có gần 140 nghìn người ký tên.
Trong thư trả lời, giới chức Tòa Bạch Ốc xác nhận Hoa Kỳ không nghiêng về phía nào, tuy nhiên Mỹ có những lợi ích quốc gia trong vùng Biển Đông và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trong tinh thần ôn hoà, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Phản ứng của Việt Nam sau sự kiện giàn khoan HD-981 cho thấy Hà Nội dù muốn tiến gần hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng cũng chỉ ở chừng mực nào đó vì lãnh đạo Hà Nội chịu ảnh hưởng sâu đậm của Trung Quốc trong kinh tế và chính trị. Chủ trương thân Mỹ hơn lúc này vẫn chưa có thế đứng vững mạnh tại Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Trung Quốc CCTV hôm 22-11, Tướng He Lei của Học viện Khoa học Quân sự đưa ra nhận định rằng chủ trương xoay trục của Mỹ chính là nguyên do cho những căng thẳng trên Biển Đông gần đây.
Hà Nội vẫn e dè trước phản ứng của Bắc Kinh. Những sinh hoạt như việc kỉ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc 17-2-1979 cũng không được nhà nước tổ chức. An ninh Việt Nam tiếp tục thẳng tay đàn áp, bắt giam những người bày tỏ tình thần yêu nước, chống Trung Quốc xâm lấn.
Với ý định chiếm toàn Biển Đông và chủ trương của Tập Cận Bình là “châu Á của người Á châu”, năm 2015 chắc chắn sẽ còn nhiều căng thẳng trong vùng biển này.
2. Người Mỹ gốc Việt và chính trị
Vận động tranh cử của Janet Nguyễn ở Quận Cam (ảnh Bùi Văn Phú)
Vận động tranh cử của Janet Nguyễn ở Quận Cam (ảnh Bùi Văn Phú)
Năm 2014 người Việt tại Mỹ đạt nhiều thắng lợi trong chính trị dòng chính với khoảng 30 dân cử từ cấp tiểu bang xuống địa phương.Janet Nguyễn là thượng nghị sĩ tiểu bang gốc Việt đầu tiên tại California. Quận Cam có thêm thị trưởng Garden Grove Bảo Nguyễn, cùng thị trưởng Westminster Trí Tạ tái đắc cử.Thung lũng Hoa vàng vẫn có một nghị viên gốc Việt, luật sư Tâm Nguyễn, trong hội đồng thành phố San Jose, thay Nghị viên Madison Nguyễn hết nhiệm kỳ phục vụ.Ở Houston, Dân biểu Tiểu bang Hubert Võ tiếp tục được cử tri tín nhiệm. Ông đánh bại ứng cử viên Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng), một người chủ trương tiếp cận với Hà Nội với hy vọng đem lại thay đổi cho Việt Nam. Với chủ trương đó, Nghị viên Al Hoàng cũng đã thua ứng cử viên gốc Việt Richard Nguyễn khi ông tái tranh cử chức nghị viên Houston hồi đầu năm.
Luật sư Nguyễn Tâm và ban vận động tranh cử nghị viên San Jose (ảnh Bùi Văn Phú)
Luật sư Nguyễn Tâm và ban vận động tranh cử nghị viên San Jose (ảnh Bùi Văn Phú)
Tại Quận Cam, đầu tháng Năm có Nghị viên Larry Agran của thành phố Irvine đưa đề nghị kết nghĩa giữa Irvine và Nha Trang. Nhiều người Việt kéo đến biểu tình phản đối và nghị quyết đã không được thông qua. Tháng 11 vừa qua ông Agran tái tranh cử và thất bại.Trên San Jose, để tìm sự hậu thuẫn của cử tri gốc Việt trong kỳ bầu cử thị trưởng gay go, Nghị viên Sam Liccardo, cùng với những người ủng hộ ông là Thị trưởng Chuck Reed và Phó Thị trưởng Madison Nguyễn đã đưa ra một nghị quyết không hoan nghênh việc tiếp đón các phái đoàn cộng sản Việt Nam đến San Jose. Kết quả ông Liccardo thắng Giám sát viên Dave Cortese với số phiếu sít sao, tuy các thăm dò trước đó cho thấy ông thua đối thủ hơn chục điểm.Cử tri gốc Việt tại Hoa Kỳ xem ra rất dị ứng với những ứng viên có chủ trương giao tiếp với Hà Nội. Họ ủng hộ những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.3. Văn nghệ và tác quyền
Chương trình “Đêm Nhớ về Saigon” ở San Jose dịp 30/4/2014 dự kiến có Khánh Ly và Lệ Thu tâm tình cùng khán giả nhưng hai ca sĩ đã rút khỏi chương trình (ảnh Bùi Văn Phú)Chương trình “Đêm Nhớ về Saigon” ở San Jose dịp 30/4/2014 dự kiến có Khánh Ly và Lệ Thu tâm tình cùng khán giả nhưng hai ca sĩ đã rút khỏi chương trình (ảnh Bùi Văn Phú)Sự kiện gây chú ý nhất trong năm qua là lần đầu tiên Khánh Ly được phép hát trên sân khấu ở quê nhà. Tháng 5 cô có sô ở Hà Nội, tháng 8 ở Đà Nẵng.Khánh Ly đã không thể hát “Gia tài của Mẹ” trên quê hương cũ vì nội dung chương trình đều do Cục Biểu diễn Nghệ thuật duyệt xét.Dịp 30-4, Khánh Ly đã gây xôn xao dư luận San Jose khi rút lui khỏi chương trình “Đêm Nhớ về Saigon”. Sau Khánh Ly, Lệ Thu giờ chót cũng không đến hát được. Sự kiện hai ca sĩ vang danh của Sài Gòn xưa đã đồng ý hát rồi lại rút lui khiến nhạc sĩ Nam Lộc phải lên tiếng than thở. Vì áp lực trong nước hai cô đã không thể tưởng nhớ 30-4 ở San Jose.Sau sô hát thứ hai vào tháng 8 ở Việt Nam thì nổ ra vụ đòi tiền bản quyền những bài hát của Trịnh Công Sơn mà Khánh Ly đã biểu diễn. Tuy không có trách nhiệm gì về việc này, những tranh cãi trong nước đã khiến cô phải công bố một thủ bút của nhạc sĩ họ Trịnh cho phép Khánh Ly hát nhạc của ông, vô thời hạn, với giá 5 nghìn đô-la.Tháng 11 vừa qua Khánh Ly dự định có một sô hát nữa, lần này ở Bình Dương, nhưng cô đã không thực hiện được.Cũng liên quan đến bản quyền, những ngày cuối năm ở San Jose ồn ào việc gia đình Phạm Duy kiện ban tổ chức “Đêm Nhớ về Saigon” tại trung tâm Phoenix Art Center gồm ông Phạm Phúc, nhạc sĩ Lê Huy và ca sĩ Ngọc Diệp.Vụ kiện đang được thụ lý tại một tòa tranh tụng thiệt hại nhẹ (small claim court), là nơi hai bên tự thân tranh cãi trước một vị chánh án mà không cần luật sư.Đại diện cho gia đình là nhạc sĩ Phạm Duy Hùng đòi số tiền 1,600 đô-la cho 8 bài hát của Phạm Duy được trình diễn trong “Đêm Nhớ về Saigon” và một chương trình khác.Hai bên đã ra toà một lần vào tháng trước nhưng vụ tranh tụng chưa được giải quyết vì việc thông dịch không được chuẩn. Ngày 30/1/2015 sẽ có phiên xử kế tiếp.Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy mất vào tháng 1/2013, đến tháng 3 thì đại diện các con của nhạc sĩ tại Hoa Kỳ là luật sư Trương Phú Hòa đã đăng trên các báo Việt ngữ một thông báo về việc sử dụng tác phẩm của Phạm Duy nếu không có phép sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.Tháng 4/2013 khi công ti ca nhạc D&D của ông Dũng Taylor loan báo tổ chức ba chương trình hát nhạc Trịnh và nhạc Phạm Duy, gia đình Phạm Duy đã liên lạc đòi tiền bản quyền. Theo ông Dũng trình bày với khán giả trong đêm văn nghệ tại Santa Clara Convention Center vùng San Jose thì số tiền bản quyền quá cao, mấy nghìn đô. Nếu phải trả số tiền như đòi hỏi từ gia đình Phạm Duy thì giá vé cho chương trình sẽ cao ngất. Gia đình Phạm Duy khi đó có dự định đưa ông Dũng ra tòa, nhưng rồi không thực hiện.Giới bầu sô và ca sĩ đang chú ý đến vụ kiện lần này. Kết quả chắc chắn sẽ có nhiều ảnh hưởng đến nội dung các chương trình ca nhạc tương lai tại hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.Chúc bạn đọc Năm Mới 2015 an khang, thịnh vượng.Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.