Thursday, January 5, 2017

Hướng dẫn viên du lịch người Hoa bôi bác Việt Nam

Thụy My 
Theo RFI-04-01-2017 14:23 
media
 Bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng, một trong hai thành phố thu hút nhiều du khách nhất. wikipedia 
Theo South China Morning Post (SCMP), năm qua là một năm kỷ lục về số du khách từ Hoa lục đến Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn hướng dẫn viên "chui" người Hoa đang gây căng thẳng : không chỉ làm các công ty du lịch địa phương mất mối, họ lại còn trắng trợn xuyên tạc lịch sử và chủ quyền Biển Đông.
Ở đầu bài viết, tờ báo Hồng Kông mô tả, đó là một ngày du ngoạn dài tại thành phố duyên hải Đà Nẵng. Nhóm du khách xung quanh chùa Linh Ứng và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát khổng lồ đã mệt mỏi, hướng dẫn viên của họ bèn tuôn ra một phiên bản khác về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Trời đã về chiều và nóng, phải trở về những căn phòng máy lạnh trong khách sạn, thể nên nhóm người Hoa có thể bỏ qua những sai sót về địa chính trị mà hướng dẫn viên không giấy phép nói. Anh ta bảo rằng Việt Nam không còn là một bộ phận của Trung Quốc, đã đòi độc lập, nhưng vẫn còn lệ thuộc vào Bắc Kinh và tiếp tục triều cống. Hoặc bãi biển Mỹ Khê, bãi biển cát trắng xinh đẹp mà trước đây lính Mỹ gọi là China Beach, thực sự thuộc về Trung Quốc.
Những tuyên bố trơ trẽn như thế có thể không gây ngạc nhiên. Cùng với sự bùng nổ khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam, nhiều người đã hành nghề hướng dẫn một cách bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu. Những hướng dẫn viên "chui" này cho rằng họ sẽ làm hài lòng một công chúng vốn luôn nghĩ rằng Trung Quốc là trung tâm thế giới, hoặc đơn giản là họ rập khuôn theo tuyên truyền của Bắc Kinh về Đông Nam Á, đặc biệt về Biển Đông – mà Đà Nẵng nằm sát cạnh.
Nhưng vấn đề là sự kiện như thế lại diễn ra ngay trên đất Việt Nam, gây ra nhiều tranh cãi. Đây chỉ là một trong những ví dụ về tình trạng căng thẳng đang tăng lên cùng với làn sóng khách du lịch Trung Quốc, mà theo tờ SCMP, đã giúp làm đầy két tiền của thành phố, nhưng lại khiến cho ngành du lịch trong nước phải vất vả để cạnh tranh.
Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2016 Việt Nam đã đón lượng khách Trung Quốc kỷ lục là 2,7 triệu người, tăng 55% so với năm trước. Du khách từ Hoa lục chiếm đến 30% tổng số khách ngoại quốc đến Việt Nam. Đa số khách Trung Quốc thích đến Đà Nẵng hay Nha Trang, hai thành phố miền Trung nổi tiếng với những bãi biển, các di tích lịch sử và hải sản. Hiện tượng này làm ngành du lịch nội địa nhức đầu, và đặc biệt là các hướng dẫn viên người Việt.
Một số hướng dẫn viên người Hoa hoạt động tại Việt Nam nói với các nhóm khách rằng Việt Nam ghét Trung Quốc, không nên tin bất cứ những gì người hướng dẫn tại chỗ nói. Các hướng dẫn viên chui này còn bị cáo buộc sử dụng thổ ngữ để những người hướng dẫn Việt nói tiếng quan thoại hay Quảng Đông không thể hiểu được.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, giám đốc bán hàng của In-Our Tour Company có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh nói : « Gần đây, một số hướng dẫn viên chui người Hoa cung cấp những thông tin sai lạc về tranh chấp biển đảo tại Biển Đông. Họ xuyên tạc sự thật, gây phiền nhiễu cho người dân và chính quyền Việt Nam ».
Không chỉ những lời hướng dẫn viên chui nói, mà còn cả những việc họ làm đã khiến các công ty du lịch địa phương giận dữ. Ông Trần Trà, chủ tịch Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch Đà Nẵng, cho biết : « Theo luật pháp, người nước ngoài không được phép hành nghề hướng dẫn du lịch trên đất nước chúng tôi ».
Ông tâm sự : « Ban đầu, các hướng dẫn viên người Việt vui mừng trước sự gia tăng du khách Trung Quốc trong năm 2016, vì nghĩ rằng sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn và mức sống sẽ tăng lên ». Nhưng ngược lại, họ bị mất mối vì « Các công ty du lịch Trung Quốc chỉ định trưởng đoàn người Hoa làm hướng dẫn, một cách bất hợp pháp ». Còn ông Cao Trí Dũng, chủ tịch Hiệp hội lữ hành Đà Nẵng nói rằng ngoài khía cạnh luật pháp, hướng dẫn viên địa phương còn cảm thấy bị coi thường.
Căng thẳng lên đến tột bực hồi tháng Bảy, khi chính quyền Đà Nẵng và Nha Trang phải ra tay trước nạn hướng dẫn chui. Đà Nẵng trục xuất bốn hướng dẫn viên người Hoa vì làm việc bất hợp pháp, phạt 4.200 đô la, công ty thuê mướn họ bị rút giấy phép và phạt 560 đô la. Cùng trong tháng đó, tỉnh Khánh Hòa trục xuất 66 người Hoa hoạt động bất hợp pháp trong ngành du lịch.
Theo SCMP, xung đột trong hướng dẫn du lịch có thể được coi là một phần của bối cảnh rộng lớn hơn trong quan hệ hai nước. Mặc dù liên hệ chặt chẽ về kinh tế, Trung Quốc và người dân nước này thường không được người dân Việt bình thường có cảm tình. Các tranh chấp ngoại giao, đặc biệt tại Biển Đông, đã khiến nỗi oán giận càng trầm trọng hơn.
Người Việt vốn tự hào về lịch sử và đất nước mình, nên các nỗ lực xuyên tạc của hướng dẫn viên người nước ngoài không thể coi là chuyện nhỏ. Bên cạnh đó, thái độ của một số khách du lịch Trung Quốc lại càng không giúp ích được gì.

50.000 tàu đánh cá Trung Cộng ở Biển Đông làm gì?

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Vào ngày 8 tháng 9 năm 2015, Tập Cận Bình (TCB) tuyên bố sẽ giải ngũ 300.000 quân nhân trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của TC. Ông ta tuyên bố ngay vào lúc có cuộc diễn binh lớn ở Bắc Kinh trong ngày tưởng niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ II.

Câu hỏi được đặt ra là: Giữa lúc tình hình ở Biển Đông đang căng thẳng, TC đang tiếp tục xây dựng và trang bị vũ khí ở các đảo chiếm được ở Hoàng Sa và Trường Sa, tại sao TCB lại ra lệnh giảm quân số?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần quan sát những động thái của TCB ngay sau quyết định giảm quân số:

- Theo báo Business Insider bình luận thì chế độ đãi ngộ hào phóng cho những ông tướng về hưu non là nằm trong kế hoạch cắt giảm quân số cũng như biện pháp triệt hạ những tướng đối kháng với chính sách của Tập Cận Bình (TCB) để phòng bị và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn xã hội. Trong quá trình cải tổ, dường như TCB đang củng cố sự lãnh đạo đối với PLA bằng cách bổ nhiệm các tướng lãnh tin cậy vào vị trí cao, triệt hạ các tướng không nằm cùng chung “nhóm quyền lực” hay “nhóm lợi ích kinh tế” của ông. Song hành với cải tổ, quân đội TC còn là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng.

- Nhìn xa hơn nữa, đây không phải là việc Tập Cận Bình tuyên bố - đây là một động lực để đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm đội quân 2,3 triệu người của TC hiện nay xuống còn hai triệu người, trong một kế hoạch tái cấu trúc lớn nhất mà quân đội TC (PLA) trải qua kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.

Như vậy, mục tiêu tiềm ẩn thực sự của việc “giải ngũ” 300.000 quân nhân nhằm mục đích gì?

Một số sự kiện tiếp theo chứng minh hùng hồn tính xác tín của hai suy nghĩ trên. Đó là: 

- Vào tháng 8, 2015, giới quan sát cho biết hàng loạt vụ tự tử xuất hiện kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình bước vào giai đoạn thứ hai. “Tự tử là cách tốt nhất để những người bị cáo buộc tham nhũng hay thậm chí mới bị nghi ngờ nhằm bảo vệ gia đình, bạn bè và các đồng sự” - một quan chức giấu tên nói.

- Qua tin tức ngày 6/5/2016, hiện có 50.000 tàu cá TC mang vũ khí được huấn luyện sắp tràn xuống biển Đông, mỗi tàu có 7 đến 10 người. Như vậy số tàu cá này có 350.000 đến 500.000 quân, áp đảo hoàn toàn ngư dân Việt, tương đương tổng số quân của Việt Nam (cả hải quân, lục quân, không quân là 480.000 quân).

Nhà cầm quyền đảo Hải Nam xác nhận với Reuters rằng đội tàu cá này được cấp dầu và nước đá miễn phí nhằm để bảo vệ biển cho TC. Thậm chí nhiều ngư dân tại Hải Nam còn khẳng định các tàu này được trang bị vũ khí hạng nhẹ, cũng như thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để dễ dàng liên lạc với Hải cảnh TC với mục đích đối phó tàu nước ngoài.

Mặc dù tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao TC là Lục Khảng khẳng định:"không bao giờ có chuyện TC huy động ngư dân để khẳng định chủ quyền biển đảo". Tuy nhiên trên thực tế, hàng chục ngàn tàu cá đã được trang bị vũ khí, hệ thống truyền tin, ngư phủ học tập quân sự trở thành dân quân phục vụ trên vùng Biển Đông.

Khóa huấn luyện đầu tiên gồm cứu hộ, chiến đấu và thu thập thông tin tình báo được tổ chức trên bộ và sẽ thực tập trên biển từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2016. Ông Hình Cẩm Trình (Xing Jincheng), Chính ủy Lực lượng võ trang TC trên đảo Hải Nam, chịu trách nhiệm quản lý Biển Đông cho biết trả tiền cho các ngư dân đi học quân sự. Khoảng 50.000 tàu đánh cá được trang bị hệ thống liên lạc với lực lượng tuần duyên, báo cáo tình hình, sự hiện diện của hải thuyền nước ngoài. Ngư dân TC được tài trợ thay thế thuyền gỗ bằng thuyền vỏ thép và có trang bị súng.

Kết luận là: đây chỉ là một cuộc thanh trừng tướng lãnh không thuần phục TCB, và là một cuộc chuyển quân vào những vị trí chiến lược khác chứ không phải thực hiện chính sách giảm quân số cho quân lực Tàu.


Qua các tin tức trên chúng ta thấy rõ ràng hơn nữa là con số 300.000 quân lính giải ngũ đã đi về đâu rồi!

Trong thông điệp năm mới dương lịch ngày 31/12/2016, Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ "không để bất kỳ ai" tranh giành chủ quyền biển đảo và lợi ích hàng hải của TC. Thông điệp đầy tính đe dọa này đã được xác định một cách cụ thể trong trường hợp Biển Đông. Trước Tập Cận Bình ít lâu, một lãnh đạo quân sự cao cấp tại đảo Hải Nam, đã nhắc nhở các thành viên Dân Quân Biển nước này rằng họ đều là những "cột mốc chủ quyền di động".

Những tuyên bố đầy tính hăm dọa và hiếu chiến trên đây lại một lần nữa chứng minh âm mưu của TC là biến đội tàu đánh cá trên danh nghĩa là dân sự (nghĩa là của ngư dân), nhưng thực tế là một đội tàu quân sự, dùng việc đánh cá để che mắt thế giới của TC, biến lực lượng này thành vũ khí bảo vệ bản đổ 9 điểm ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.


Ts. Rajaratnam, Chuyên gia nghiên cứu về TC thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore tuyên bố: "Các quan chức TC coi các ngư dân và tàu cá là những công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của TC trong các vùng biển tranh chấp".

Thêm nữa, trong một phiên điều trần của Quốc Hội Mỹ vào tháng 09/2016, Ts Andrew Erickson, một chuyên gia hàng đầu về Dân Quân Biển TC nhận định rằng:"Không nên ngộ nhận, đó là một lực lượng được Nhà Nước thành lập, phát triển và kiểm soát, hoạt động dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đội; như vậy khi thúc đẩy việc phát triển dân quân biển, một lực lượng mà nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là hoạt động bán quân sự, còn đánh cá chỉ là thứ yếu".

Thay lời kết

Kể từ năm 2010, từ khi Bắc Kinh tuyên bố Đường Lưỡi bò, biển Đông đã bắt đầu dậy sóng. Tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam luôn bị “tàu lạ” (đây chính là cái hèn của CSVN không dám nêu đích danh “tàu TC” mãi cho đến hôm nay (2017) vẫn còn tiếp tục... hèn hạ!) gây hấn như: Rượt đuổi và cướp bóc, đâm cho gảy tàu, thậm chí cả việc giết hại ngư dân nữa!


Thế mà CSVN biết nói tiếng Việt của TC vẫn tiếp tục “an nhiên tự tại” với 4 Tốt và 16 Chữ Vàng, vẫn cam tâm cúi đầu làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc!

Câu chuyện Formosa vẫn còn đang tiếp diễn, Cty Gang thép Hưng Nghiệp vẫn tiếp tục xây cất giai đoạn II, xây lò cao nhiệt để chuẩn bị kết hợp sắt và than coke theo quy trình sản xuất gang và thép. Giai đoạn đi vào sản xuất thực sự nầy sẽ phát thải phế thải độc hại gấp nhiều lần hơn những vụ xả thải vào tháng 4 năm 2016.

Thêm nữa, nhà cầm quyền Cà Ná lại chấp thuận cho TC xây dựng thêm một Cty gang thép khác ở đây vào năm 2017 nầy!

Chính Trung Cộng, qua sự tiếp tay của CSVN đã cố tình triệt tiêu nguồn protein cá của dân tộc!

Tất cả không phải vì ngu dốt! Tất cả không phải vì thiếu kiến thức! Mà tất cả chỉ vì nhằm bảo vệ Quyền lực và Quyền lợi của những người không còn Nhân tính và Lương tri của con người!

Hơn lúc nào hết, tất cả những người con Việt trong và ngoài nước cần phải tiêu diệt “cơ chế chuyên chính vô sản” của CSVN ngay từ giờ phút nầy.

Giờ Hành động đã điểm! Con cháu Vua Hùng, con cháu Đức Trần há làm ngơ sao!

06.01.2016

Thà đói nhưng không cần để đảng... no!

Nông dân Nam Bộ (Danlambao) - Sau những tháng ngày thê lương, cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai lẫn đảng tai, nhiều tỉnh gặp khó khăn, thiếu thốn lương thực nhưng nhất quyết không để cho đảng lo!?

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội, hiện có 15 tỉnh xin được cấp 17.000 tấn gạo để cứu đói trong dịp tết. Tuy nhiên, theo ông này thì những tỉnh gặp khó khăn như Quảng Nam, Sơn La đã không xin trung ương cứu trợ.

Theo ông này thì bổn phận nắm chắc đời sống người dân là nhiệm vụ của địa phương, Trung ương không thể làm thay được. (1)

Có nghĩa là mọi chuyện ngồi ghế để lãnh đạo đất nước thì trung ương "quyết" tất cả, nhưng đời sống người dân địa phương thì triều đình ở Hà Nội không làm (thay).

Dưới sự cầm quyền của đảng thì cũng theo ông này, trách nhiệm xác định nhu cầu đói no là của địa phương. Nghĩa là nếu địa phương mà không chu toàn thì từ thủ tướng chính phủ cho đến đảng trưởng đều vô can.

Tuy vậy nhưng ông thứ trưởng chẳng bao giờ lao động cũng chẳng là thương binh này cũng biết "nổ" như thủ trưởng Nguyễn Xuân Phúc. Vào chiều 5/1 ông ta đã tuyên bố với báo chí rằng: "sẽ không để một người dân nào bị thiếu đói hay đứt bữa trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017." (2)

Xin mở ngoặc ở đây là bạn đọc nào thắc mắc tại sao lại "thiếu đói" mà không chỉ là "đói" hay "thiếu ăn" thì xin bắt thang lên hỏi ông trời!

Điều cần ghi nhận là dưới mắt của các quan chức cộng sản thì dân ta chỉ "bị" đói mỗi khi dịp tết về. Chỉ khi mai vàng nở rộ và các quan có nhu cầu thể hiện mối quan tâm sâu sắc để mị dân thì dân mới "được" đói. Thế là những câu mùi mẫn "không để một người dân nào bị hiếu đói hay đứt bữa trong dịp Tết Nguyên đán..." lại được các quan to nỗ như pháo.

Câu hỏi đặt ra là những tỉnh có dân đang đói mà tại sao các quan chức địa phương không xin hỗ trợ.

Chỉ có thể có hai câu trả lời:

1. Dân đói chứ quan có đói đâu!!!

2. Thấy "chúng" rục rịch xin dữ quá nên ông thứ trưởng tung tin để gián tiếp biểu các địa phương phải biết can đảm cho dân chịu đói đừng làm phiền và tốn tiền, tốn gạo của các quan lớn ở trung ương.

Dân đói cỡ nào dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa?

Theo Tổng cục Thống kê: "năm 2016, cả nước có 265,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tăng 16,7% so với năm trước, tương ứng với 1.099 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 16,4%." (3)

Những con số này, từ bao năm nay người dân chưa bao giờ được đọc một báo cáo chi tiết trình bày tổng cục thống kê đã thu thập dữ kiện, đo lường tình trạng "thiếu đói" theo tiểu chuẩn nào... Tuy nhiên cứ tạm cho con số trên "gần đúng với sự thật" thì Việt Nam có ít nhất là 1 triệu người bị lâm vào tình trạng không đủ ăn.

Và cần ghi nhận rằng: chuyện không đủ ăn ("thiếu đói") chỉ được xảy ra trong 3 ngày tết để là dịp tốt cho đảng ra tay cứu độ, bày tỏ sự quan tâm và để đảng... no.

06.01.2017



___________________________________



Người dân Việt Nam cứ cam phận chết dưới tay công an "còn đảng còn mình" mãi sao?

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - ...Người dân Việt Nam hôm nay phải nhận những cái chết đột ngột, bất thần, mau lẹ, dễ dàng dưới tay công an như cái chết của con vật nuôi trong trại gia súc dưới tay chủ trại. Và người dân Việt Nam cứ cam phận cay đắng chấp nhận nỗi đau, nỗi nhục của thân phận con vật nuôi trong trại gia súc cộng sản mãi sao?... 

*

Trên thế giới có ở đâu như ở Việt Nam công an được hưởng lương cao, bổng hậu từ tiền thuế của dân lại chỉ biết có đảng, ngang nhiên phũ phàng, bội bạc, vô ơn với dân trong lời nói, trong nhận thức: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình”! Ngang nhiên coi dân như cỏ rác, giết dân như giết kiến, đánh, giết dân như đánh, giết kẻ thù trong hành động. 

Công an đánh chết dân trong trại tạm giam. Công an đánh chết dân ở đồn công an. Công an đánh chết dân giữa phố đông. Công an đánh chết dân trên đường làng. Chết dưới tay công an rồi lại chính công an điều tra, công an làm án để rồi những cái chết đó trở thành vụ tự sát, vụ bị bạn tù đánh chết, vụ chạy quá sức mà chết! 

Đứa trẻ 13 tuổi bị chết trong trại tạm giam của công an với những vết thâm tím phù nề khắp người. Dấu tích của những trận đòn diễn ra liên tiếp, dai dẳng nhiều ngày bởi công cụ bạo lực cầm tay. Dấu tích trận đòn của quyền lực mà kẻ chịu đòn chỉ biết cam chịu, không thể tự vệ, không được phản kháng. Công an điều tra làm án và phiên tòa lập ra chỉ để tuyên bản án theo kết quả điều tra của công an: Đứa trẻ bị tạm giam trong phiên trực phải rửa bát đã rửa bát không sạch bị bạn tù đánh chết và công an ngoại phạm trong cái chết đó! Cùng là bạn tù thì bình đẳng, bị đánh phải đánh lại. Đánh nhau tay đôi, không ai có công cụ bạo lực hỗ trợ làm sao có thể dính đòn phù nề khắp người, làm sao lại chỉ một người dính đòn đến chết, còn người kia không hề hấn gì! 

Báo chí của cả nhà nước công an trị đồng loạt đưa tin về bản án được tuyên ở phiên tòa nhưng những người còn chút lương tri thì chẳng ai còn tin những phiên tòa như vậy. Họ chỉ càng ngậm ngùi cho thân phận dân đen trong nhà nước độc tài đảng trị, pháp luật chỉ để bảo vệ đảng. Không được pháp luật bảo vệ, thân phận người dân quá mong manh, bèo bọt, người dân có thể bị công an bắt giam, công an đánh chết bất cứ lúc nào công an muốn bắt, bất cứ lúc nào công an muốn đánh. 

Những vụ công an đánh chết dân không thể xí xóa được thì viên công an giết người dân lương thiện phải đứng trước vành móng ngựa cũng chỉ phải nhận bản án tượng trưng, một bản án diễu cợt pháp luật, thách thức người dân. Viên trung tá công an đánh gãy cổ dân dẫn đến cái chết đau đớn cho ông Trịnh Xuân Tùng chỉ phải nhận bản án nhẹ hều 4 năm tù. 

Những phiên tòa như vậy không chỉ làm cho người dân nhận ra một nền tư pháp bất minh, không vì công lý, không vì lẽ phải, nền tư pháp mà đảng cầm quyền đứng ngoài và đứng trên pháp luật và bản án không được phán quyết bằng tranh tụng tìm ra sự thật ở phiên tòa mà phán quyết theo nghị quyết của cấp ủy đảng đã có từ trước phiên tòa. Những phiên tòa bao che cho tội ác của quyền lực giết dân lành còn là nỗi ô nhục của cả nền tư pháp mang tên nền tư pháp xã hội chủ nghĩa. 

Ở những nước văn minh, có dân quyền, quyền lực của người dân quyết định sự hình thành và tồn tại bộ máy nhà nước vì thế một vụ tai nạn xe lửa làm thiệt mạng chỉ một người dân, lập tức bộ trưởng bộ Giao thông nhận trách nhiệm về mình, liền xin từ chức. 

Quyền lực của người dân Việt Nam đã bị đảng hữu hóa bằng điều 4 Hiến pháp:“Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Trắng tay về quyền làm người, quyền công dân và trần trụi trước pháp luật, người dân không quyền lực, không được pháp luật bảo vệ trở nên quá bé nhỏ và tội nghiệp như thân phận của con vật nuôi trong trại gia súc. Người dân bị gạt ra bên lề trong đời sống chính trị đất nước. Việc sắp đặt quan chức trong bộ máy nhà nước, việc đưa người của đảng ra nắm giữ các vị trí trong bộ máy đó hoàn toàn là chuyện nội bộ của đảng cộng sản cầm quyền. Người dân cầm lá phiếu bầu quốc hội, bầu hội đồng hàng tỉnh, hàng quận, huyện chỉ là những rô bốt làm thủ tục hợp thức hóa việc chia ghế, chia quyền của đảng. Những chiếc ghế quyền lực trong bộ máy nhà nước đã được đảng phân chia xong cho những cán bộ của đảng trước khi người dân cầm lá phiếu bầu quốc hội và các hội đồng hàng tỉnh, hàng quận huyện. Những chiếc ghế quyền lực của dân của nước đã bị đảng chiếm đoạt và giao cho cán bộ của đảng trước khi quốc hội và các hội đồng hàng tỉnh, hàng quận huyện thực hiện màn diễn bầu cử các chức danh đó! 

Ở đất nước có dân quyền, ngành giao thông chỉ để xảy ta tai nạn làm chết một người dân, ngài Bộ trưởng Giao thông lập tức xin từ chức để nhận trách nhiệm với dân. Ở Việt Nam, công an vô cớ đánh chết hàng trăm dân lành thì đồng chí bộ trưởng bộ công an không những không chịu trách nhiệm, không từ chức mà còn được đảng vinh thăng đưa lên chức cao chót vót: Chủ tịch nước. Hóa ra tội ác công an vô cớ đánh chết dân lành là tội lớn với dân, với nước, với lương tâm con người và với đạo đức xã hội nhưng với đảng lại là thành tích, là công trạng! 

Pháp luật của đảng cộng sản nương nhẹ, bao che cho tội ác công an đánh chết dân. Tội ác công an đánh chết dân diễn ra từ năm này qua năm khác, diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam đau thương nhưng bộ trưởng bộ công an lại được đảng ghi nhận công trạng, được tin cậy trao cho trọng trách đứng đầu nhà nước độc tài đảng trị để phát huy mô hình trị dân, duy trì nhà nước cộng sản bằng bạo lực ở mức cao hơn, rộng hơn và triệt để hơn! 

Và dân lành bị công an đánh chết cứ tiếp diễn cùng sự tồn tại của nhà nước cộng sản Việt Nam. Theo thú nhận của ngành công an với cơ quan thường vụ quốc hội thời ông tướng công an Trần Đại Quang làm bộ trưởng bộ công an, chỉ trong ba năm, từ 10. 2011 đến 9. 2014 đã có 226 người dân chết trong nhà giam của công an. Công an chỉ dám công khai thú nhận số người dân chết trong trại giam do công an quan lí chứ công an không dám thống kê và công bố số dân lành bị công an đánh chết. Trong khi số dân lành chết dưới tay công an cũng không ít hơn ba hàng số, cũng phải tính tới hàng trăm. Và cái chết của người đàn ông 29 tuổi đang tràn trề sức lực Phạm Đăng Toàn ở Tuy Phước, Bình Định đêm 3.1.2017 là cái chết thứ mấy trăm dưới tay công an nhà nước cộng sản? 

Người dân Việt Nam hôm nay phải nhận những cái chết đột ngột, bất thần, mau lẹ, dễ dàng dưới tay công an như cái chết của con vật nuôi trong trại gia súc dưới tay chủ trại. Và người dân Việt Nam cứ cam phận cay đắng chấp nhận nỗi đau, nỗi nhục của thân phận con vật nuôi trong trại gia súc cộng sản mãi sao? 

06.01.2017

Đinh Thế Huynh mơ giữa ban ngày: "Làm cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng"!

CTV Danlambao - Tại hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm 2017 công tác dân vận vào ngày 5/1/2017 Đinh Thế Huynh - Thường trực Ban Bí thư và từng là Trưởng ban Tuyên giáo TƯ đảng đã gián tiếp làm lộ "bí mật quốc gia": dân hiện không tin và sự lãnh đạo đảng!

Bởi vì nếu người dân tin vào sự lãnh đạo của đảng, tin vào cái gọi là đại diện cho giai cấp công nhân, đỉnh cao trí tuệ, con đường bác đi thì Đinh Thế Huynh đã không có chỉ thị: "Làm cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và nhà nước." (*)

Không cần phải nói gì đâu xa, chỉ cần nhìn vào những gì mới xảy ra trong vài tháng qua. Biến cố "tảo nở hoa, thủy triều đó" đổi thành cá chết vì Formosa và sau đó biển vẫn an toàn đã cho thấy sự gian manh của cả hệ thống lãnh đạo.

Làm sao mà người dân có thể tin tưởng vào một hệ thống láo khoét!? và láo khoét có tổ chức, có kế hoạch, có bài bản với sự hỗ trợ đắc lực của một tập đoàn bút nô "dân vận".

Mới đây nhất, làm sao người dân có thể tin tưởng vào tập đoàn thống trị khi một phụ nữ đăng clip một thanh niên bị chết sau cuộc càn quét của công an tại Bình Định đã bị ép lên đọc lời xin lỗi được công an viết sẵn, trong đó xin lỗi về đoạn phim "không chính xác"! Chỉ một chuyện như thế đủ để thấy lời của Đinh Thế Huynh phát biểu trong hội nghị "Mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân" là một tuyên bố láo khoét.

"Tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân. Làm cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và nhà nước."

Quan hệ giữa đảng và dân - đúng là một quan hệ đầy máu rơi, thịt nát. Tất cả làm nên cái gọi là "sự tin tưởng" của nhân dân đối với lãnh đạo đảng cộng sản. Sự tin tưởng đó là một ngày không xa tập đoàn hại dân bán nước, hèn với giặc ác với dân này sẽ bị tiêu diệt.

06.01.2017

Đảng băm nát và dân trả giá

Người Hà Nội (Danlambao) - Nguyễn Đức Chung, quan lớn cầm đầu Hà Nội tuyên bố tại Hội nghị Tổng kết của Sở Quy hoạch Kiến trúc: Hà Nội đang trả giá vì "băm nát" quy hoạch (1).

Điều ông Chung không nói rõ là những ai đã băm nát và những ai phải trả giá!

Tất cả mọi "quy hoạch" đều nằm trong tay của lãnh đạo đảng (mà mới đây Đinh Thế Huynh chỉ thị cho bộ phận dân vận của đảng phải làm cho dân tin tưởng) (2). Không có một người dân, một tổ chức dân sự độc lập nào có tiếng nói, có cơ hội góp ý và được quyền phản đối những quy hoạch của đảng, được thực hiện qua bàn tay của các cán bộ, đảng viên được đảng phân định chức quyền trong hệ thống nhà nước.

Và khi nói Hà Nội thì phải rõ là người dân đang sống tại Hà Nội đã phải trả giá cho cái "tài" băm nát của các quan to, quan nhỏ cộng sản. Nhiều người thấy được cái giá phải trả đó, điển hình là vụ băm nát cây xanh, đã xuống đường để phản đối, đòi hỏi nhà nước phải có những quy hoạch bảo vệ môi trường.

Câu trả lời của đảng và nhà nước cộng sản - qua bàn tay của lực lượng côn an còn đảng còn mình - là... băm nát mọi tiếng nói đóng góp, phản đối.

Trong chuyện dài "đảng băm nát, dân trả giá" này, chính Nguyễn Đức Chung, vốn là thiếu tướng côn an, đã tiết lộ hiện tượng các quan chức lập đồ án và sau đó"xi nhan người thân người quen đi mua, toàn nội bộ chúng ta ra cả".

Do đó chỉ băm nát và trả giá... chưa đủ!

Phải nói là đảng băm nátnhân dân lãnh đủ và đảng viên làm giàu.

Để giải quyết tình trạng băm nát, ông chủ tịch Hội đồng đảng viên thành phố Hà Nội ra lệnh: phải tạo ra bộ mặt đô thị theo đúng lộ trình: Trồng cây xanh, hạ cáp ngầm, chỉnh trang ánh sáng, chỉnh trang mặt tiền, lát lại vỉa hè..."

Và theo ông: “Có như vậy, bộ mặt phố xá Thủ đô mới tốt lên được”.

Nhưng còn bộ mặt của đảng thì cách gì cho nó tốt hơn khi nó sinh ra vốn đã xấu xí và mỗi ngày mỗi tự xấu xí hơn!?

06.01.2017



___________________________________



Báo động đỏ: Xuất khẩu gạo Việt lao dốc!

Báo động đỏ: Xuất khẩu gạo Việt lao dốc!
Gạo Việt Nam bị trả về do chứa nhiều hoạt chất không có trong danh mục của phía Mỹ. Ảnh: Vneconomy
Năm 2016, nền kinh tế vẫn thường tự hào là “một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới” đã bị giáng một cú điếng người do thói ăn xổi ở thì.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt gần 4.9 triệu tấn với trị giá 2.2 tỉ USD, giảm đến 26% về khối lượng và giảm đến 21% về giá trị so với năm 2015.
Bối cảnh bị giảm mạnh về xuất khẩu gạo lại cùng lúc với lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2016 cũng giảm mạnh đến 25%, chỉ còn 9 tỷ USD so với 12 tỷ USD “quyết tâm nhận được”.
Trong số ít quốc gia “trung thành” nhập khẩu gạo Việt, Trung cộng vẫn tiếp tục đứng đầu với 36% thị phần. Tuy nhiên xuất khẩu gạo sang thị trường này cũng giảm 21% về khối lượng và giảm 12% về giá trị so với năm ngoái.
Trong khi đó, nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh trong năm 2016 như Philippines (giảm 65%), Malaysia (giảm 48%), Mỹ (giảm 33%), Singapore, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Hong Kong đều đồng loạt giảm tiêu thụ gạo Việt trong năm 2016. Như vậy, sản lượng xuất khẩu gạo cả năm thấp hơn tới 1,6 triệu tấn so với dự báo mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra từ đầu năm.
Câu hỏi đặt ra là vì sao xuất khẩu gạo năm 2016 lại lao dốc đến thế?
Hãy nhìn vào thị trường Mỹ.
Tuy Mỹ chỉ là thị trường chiếm thị phần nhỏ trong xuất khẩu gạo Việt Nam, nhưng lại mang tính quyết định về kiểm định chất lượng, để kết quả kiểm định này luôn ảnh hưởng đến các thị trường nhập khẩu khác.
Từ đầu năm 2016 đã râm ran thông tin về gạo Việt kém chất lượng và có nguy cơ bị Mỹ trả về. Đến giữa năm 2016, thông tin này đã trở thành hiện thực. Một số lô gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã bị trả về, khiến nhiều chuyên gia trong ngành lo lắng về nguy cơ gạo Việt bị liên lụy khi xuất khẩu vào Mỹ, thậm chí có nguy cơ bị cấm nhập khẩu.
Thông tin từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) được VFA dẫn lại cho thấy, chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, đã có 95 container (tương đương với hơn 1,700 tấn) gạo từ Mỹ bị trả về, chủ yếu là gạo thơm jasmine, gạo tấm jasmine, gạo lứt và gạo trắng chất lượng cao.
Cũng theo FDA, tính từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có tổng số 16 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này bị trả gạo về, với tổng số 412 container, tương ứng gần 10,000 tấn gạo.
Theo FDA, có 8 hoạt chất trong gạo Việt Nam khi xuất sang Mỹ vượt mức giới hạn cho phép. Cả 8 hoạt chất này đều có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Trong năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phải phát đi cảnh báo tới các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ, cần lưu ý trước khi xuất khẩu phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập khẩu trả về.
Nếu lượng kiều hối về  Việt Nam trong năm 2016 bị giảm mạnh đã phát ra tín hiệu đảo chiều cho những năm tới, không loại trừ tình hình xuất khẩu gạo Việt cũng sẽ tương tự.
Nếu không kịp thời chấn chỉnh tình trạng gạo kém chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất nhiều hơn nữa thị phần quốc tế và khiến sản xuất trong nước đã khó càng thêm khốn đốn.
Lê Dung / SBTN

Khánh Hòa: Chính quyền biết núi sẽ sập vẫn để dân hứng trọn

Hàng trăm khối đất đá đổ ập xuống nhà dân. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
KHÁNH HÒA (NV) – Trong vụ sạt lở núi ở xã Phước Ðồng, thành phố Nha Trang, chính quyền xã này biết trước nhưng không báo cáo, tìm cách giúp dân dẫn đến hậu quả làm 4 người chết, 9 ngôi nhà bị sập.
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 do ủy ban tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào ngày 4 tháng 1, ông Nguyễn Sĩ Khánh, phó chủ tịch thành phố Nha Trang đã loan báo với truyền thông Việt Nam như trên.
“Vụ sạt lở núi ở xã Phước Ðồng vào rạng sáng 20 tháng 12 năm 2016 làm 4 người chết, 2 người bị thương, 9 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 2 ngôi khác bị sập một phần, trước đó chính quyển xã Phước Ðồng đã xác định khu vực này là nguy hiểm nhưng không báo ủy ban thành phố dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cái này thành phố đã kiểm điểm ủy ban xã Phước Ðồng và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm,” ông Khánh nói.
Khánh Hòa: Chính quyền biết núi sẽ sập vẫn để dân hứng trọn
Các nạn nhân bị vùi lấp trong đống đất đá khổng lồ. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Về nguyên nhân gây sạt lở núi, theo ông Khánh là do tình trạng khai thác đá chẻ với quy mô lớn làm hở hàm ếch. “Ðất đá khu vực núi này là đá mồ côi, tròn, dễ lăn, sạt lở,” ông Khánh dẫn chứng.
Còn với vụ bể kênh thoát lũ Ðường Ðệ làm sập 3 căn nhà ở khu tái định cư Hòn Xện, phường Vĩnh Hòa, Nha Trang, lãnh đạo thành phố này giải thích, kênh thoát lũ này do Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư “chưa nghiệm thu, chưa bàn giao cho thành phố Nha Trang dù đã 10 năm. Ủy ban tỉnh Khánh Hòa giao Sở Xây Dựng Khánh Hòa lập đoàn kiểm tra để làm rõ phẩm chất công trình.
Nói với phóng viên báo Người Lao Ðộng, ông Huỳnh Ngọc Bông, chánh văn phòng ủy ban tỉnh Khánh Hòa, cho hay: “Hiện nay, còn nhiều công trình xây dựng trái phép ở khu vực sát núi rất nguy hiểm đã tồn tại nhiều năm nhưng không nghe chính quyền địa phương thông báo và có biện pháp để dân không bị thiệt hại nữa.” (Tr.N)

Sài Gòn: Nước ngập cả phường, đổ thừa tại… rác

Nước từ kênh Rạch Dừa tràn vào gây ngập cả khu dân cư phường Tam Bình. (Hình: báo Dân Trí)
SÀI GÒN (NV) – Nắp cống ngăn nước thủy triều ở kênh Rạch Ðĩa, quận Thủ Ðức không tự đóng lại được, khiến các khu dân cư xung quanh bị ngập nước làm hư hại tài sản, đảo lộn cuộc sống.
Theo báo điện tử Dân Trí, lúc 6 giờ sáng ngày 5 tháng 1, khi người dân phường Tam Phú, quận Thủ Ðức, thức dậy đi làm đã thấy nước ở các con hẻm bắt đầu dâng lên. Ðến 8 giờ cùng ngày, toàn bộ các con hẻm ở khu phố 2 đã ngập sâu. Một số nhà thấp nước tràn vào kéo theo sình lầy gây mất vệ sinh, phải tất bật dọn dẹp đồ dùng lên cao giảm thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Ba (55 tuổi), Ðội Quản Lý Ðê phường Tam Phú, cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 1 giờ khuya. “Nguyên nhân là do nắp cống trên kênh Rạch Dừa có rác chèn vào bị cản, không tự đóng lại được nên khi triều cường dâng cao rất nhanh sau đó, nước theo cống tràn vào nhà các hộ dân sinh sống quanh khu vực.”
Bà Lê Thị Hai (66 tuổi), một người dân nói: “Nước bất ngờ tràn vào nhà xối xả khiến gia đình tôi không kịp trở tay. Chỉ trong vài giờ, mực nước đã lên cao đến gần nửa mét, làm đồ đạc trong nhà tôi cứ thế nổi lềnh bềnh, dạt ra khắp nơi.”
Người dân sinh sống tại khu phố 2, phường Tam Phú và khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Ðức phải phụ giúp cơ quan chức năng lắp ống bơm, thoát nước ra ngoài.
Theo mô tả của phóng viên báo Dân Trí, đến 12 giờ cùng ngày, nước vẫn còn lênh láng khiến nhiều xe máy chạy qua đây bị chết máy. Ðặc biệt, hàng trăm gốc mai Tết của hai hộ dân tại đây, đang thời kỳ ra búp cũng bị ngập, dù đã được kê cao. Nhiều người phải đi thuê máy bơm về hút nước từ nhà xả ra đường và tất bật lau dọn, vệ sinh nhà cửa.
“Không chỉ riêng hôm nay, mà thời gian trước cũng hay xảy ra trường hợp ngập đột ngột thế này. May là tôi sợ ngập nên lúc nào cũng kê các đồ điện tử như tủ lạnh, tivi, máy quạt… lên cao nên không hư hại gì. Ðối với người dân ở đây không mưa mà ngập, đã là chuyện bình thường,” ông Nguyễn Văn Tâm (42 tuổi), ngụ khu phố 2, phường Tam Phú cho biết. (Tr.N)

Những đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam

Gia Minh, RFA 2017-01-05 
Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.
 Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.  AFP photo
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam lại lên tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết chung quanh Đảng, trong khi đó nội bộ giới lãnh đạo chóp bu lại không thống nhất, thậm chí còn đấu đá tranh giành quyền lực.

Kêu gọi đoàn kết

“Đoàn kết”, “nhất trí”, v.v… lại được chính người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra vào sáng ngày 4/1/2017 khi phát biểu tại hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở Cần Thơ.
Lời kêu gọi của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội được giao cho Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, tập hợp lại.
Tương tự phát biểu của những người tiền nhiệm kể từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến nay, Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại nhiệm vụ được cho là bao trùm và quan trọng hàng đầu; đó là “Tiếp tục tăng cường, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.”
Vì sao ông tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam nhắc lại kêu gọi đồng thuận như thế? Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một người từng công khai tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam lý giải:
“Phải kêu gọi vì chứng tỏ hiện đang không thống nhất!
Một điều trong nước người ta nói là dân, phần lớn chứ tôi không dám nói toàn bộ  đâu, mất lòng tin vào đảng rồi. Thế thì người ta phải kêu gọi thôi.
Thực tế cho thấy bây giờ cán bộ nói một đằng mà làm một nẻo. Người ta phát hiện ra được những lời hứa hẹn của Đảng là không thực tế. Người ta phát hiện thấy những việc làm của các quan chức đảng biên là không hợp với điều mà đảng đã tuyên bố, không hợp với lòng dân.
Đảng nói một lòng do dân, vì dân; nhưng người ta thấy dân khổ bị lụt lội, hạn hán thế mà quan chức của đảng thì ngày càng giàu có.
Người ta nhìn thấy thực tế cuộc sống nên họ mất lòng tin!
Lý do cơ bản nhất là người ta so sánh giữa những lời nói, tuyên truyền, hứa hẹn của đảng với thực tế và thấy khác nhau xa quá nên mất lòng tin.”

Tranh giành quyền lực

Vào ngày 23 tháng 12 vừa qua, một giáo sư trường Cao đẳng Quân sự Quốc gia ở Washington DC - ông Zachary Abuza, có bài viết đăng trên mạng Diplomat, với tựa đề được một nhà hoạt động trong nước dịch “Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị trước Đại hội giữa nhiệm kỳ ở Việt Nam”.
Trong bài phân tích của mình, Giáo sư Zachary Abuza nhắc lại vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam có thể được thay thế vào giữa nhiệm kỳ 12 này.
Hai nhân vật được nhắc đến đang tranh chức vị đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị-thường trực Ban Bí Thư, và ông Trần Đại Quang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam.
Tác giả Zachary Abuza nêu ra cơ sở để suy luận về tình trạng đấu đá trong tầng lớp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là công tác điều tra tham nhũng nhắm vào một số nhân vật cao cấp trước đây như cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh…
Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện giảng dạy tại Khoa Sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ có nhận định về tình trạng đấu đá trong nội bộ chóp bu lãnh đạo Việt Nam:
“Các phe phái gần đây có đánh nhau rất nhiều! Xin lỗi có nhiều ‘cái đánh nhau cũng hơi bẩn’. Nói bẩn thì chính trị ở Mỹ cũng thế nên không thể chê người ta được; nhưng đúng là thế!”
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì khó có thể đưa ra ý kiến gì về tình trạng đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Hà Nội vì đó là chuyện ‘bí mật cung đình, thâm cung bí sử’. Người ta chỉ căn cứ vào những thông tin được rõ rĩ cho báo chí chính thống rồi ‘đoán già, đoán non’:
“Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ ông Duy, vụ ông Hoàng… người ta chỉ dựa vào bề ngoài rồi đoán. Chứ còn muốn khẳng định được thì phải có điều tra, nghiên cứu, có chứng cớ.”

Việc phải làm

Trong thực tế hiện nay, Việt Nam gặp nhiều thách thức về chủ quyền như hoạt động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, hàng hóa độc hại, kém phẩm chất từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam…
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng đó là một mối nguy mà lãnh đạo Hà Nội cần thấy và đoàn kết để giải quyết:
“Tôi mong họ sắp xếp được; chứ nếu không thì… Việt Nam bây giờ không phải đấu đá với nhau mà có thể nói bị tê liệt trước bao nhiêu đe dọa của Trung Quốc trên đất liền: đe dọa về vấn đề kinh tế, đe dọa về vấn đề môi trường, đe dọa về vấn đề an ninh mạng …
Do đó sau khi giải quyết vấn đề phe phái với nhau phải để ý đến những đe dọa vừa nêu. Ví dụ vấn đề đe dọa mạng nay Mỹ mới nói nhưng ở Việt Nam 10 năm trước người ta đã nói với tôi rồi.
Sau khi chỉnh đốn đảng, Việt Nam phải có những chính sách đàng hoàng đối với Trung Quốc. Không thể nói làm bạn với tất cả mọi người đã, đang và sẽ đe dọa Việt Nam. Do vậy phải có những ưu tiên điều gì phải cứng rắn, phải mạnh để bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ Việt Nam.”
Đối với một người cao niên như Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì chính quyền Hà Nội hiện vẫn còn duy trì được quyền lực của họ vì chưa có lực lượng đủ mạnh đưa đến chuyển biến.
Theo ông này thì số người không còn tin vào đảng cộng sản ngày càng tăng lên; thế nhưng chưa xuất hiện một nhân vật đủ tài năng tập hợp người dân để làm nên đại cuộc.