Tuesday, December 15, 2020

Cái “ưu việt“ của đảng

 

Đỗ Ngà|

Năm 2015, Sơn La công bố xây dự án tượng đài ông Hồ Chí Minh, với quần thể tượng đài và nhà tưởng niệm trên khu đất có diện tích lên đến 20 ha với tổng chi phí là 1.400 tỷ đồng. Lúc đó cả mạng xã hội dậy sóng, từ giới bình dân đến giới trí thức đều phản đối mãnh liệt trò đốt tiền này của phía chính quyền. Chính vì vậy, dự án bị treo không thể thực hiện được.

Rút kinh nghiệm, năm 2016 tỉnh Thái Bình cho âm thầm xây dựng dự án quần thể tượng đài có tên “Bác Hồ với nông dân Việt Nam” rất hoành tráng, dự án nằm trên khu vực có diện tích lên đến 91 ha tại trung tâm thành phố. Tuy nhiên chính quyền tỉnh Thái Bình khôn hơn chính quyền tỉnh Sơn La là họ không công bố mức tổng chi phí cho dự án. Kết quả là, sau 4 năm xây dựng quần thể này vượt qua búa rìu dư luận và được khánh thành.

Kinh phí đầu tư cho những dự án tượng đài như vậy dù là của địa phương hay trung ương đều là từ tiền của dân mà ra. Được biết, quần thể tượng đài “Bác Hồ với nông dân Việt Nam” ấy được ngân sách Trung Ương rót về. Điều đó có nghĩa là ngân sách mà Sài Gòn và một số tỉnh thành giàu có phải đóng về trung ương nó góp phần vào việc xây dựng những tượng đài vô bổ này. Được biết, Sài Gòn bị trung ương tước đoạt 83% tổng thu thành phố, chính vì vậy mà những dự án mang tính chất thiết yếu cho đời sống dân sinh như bệnh viện, trường học và những hạ tầng khác phải bị bóp lại.

Mới đây trên mạng có phản ánh Bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân tại Sài Gòn xuống cấp trầm trọng, trông như ngôi nhà hoang lâu năm nhưng chính quyền không sửa.

Ngoài ra cảnh bệnh nhân không có chỗ nằm ở các bệnh viện ở thành phố này đầy rẫy trên mạng vì chính quyền thành phố thiếu bệnh viện cho dân. Sài Gòn bòn rút quyền lợi của bệnh nhân tâm thần và các bênh nhân hiểm nghèo để cống nạp cho trung ương, trong khi đó Sơn La và Thái Bình lại xin trợ cấp trung ương hàng ngàn tỷ mỗi năm nhưng lại để xây tượng đài chứ không lo cho dân. Được biết, ngân sách xây quần thể vô ích “Bác Hồ với nông dân” ấy là do vốn Trung ương rót về.

Khi dân bị bệnh, tượng đài có chữa cho họ khỏi bệnh không? Vậy thì tại sao chính quyền CS lại cướp lấy cuộc sống người bệnh để xây dựng tượng ? ĐCS vì dân như thế sao? Hãy nhìn bệnh nhân tâm thần bị CS tước bỏ quyền lợi và dồn nó cho một cụm tượng đá tại Thái Bình thì thử hỏi, mức độ bất nhân của chính quyền này nó ở mức nào? Mức độ khốn nạn của chính quyền này tới mức nào?

Mỗi dự án tượng đài như vậy, thì tất nhiên bọn quan tham xà xẻo không ít. Kẻ ít thì vài tỉ, kẻ kiếm khá hơn thì chục tỉ, kẻ ăn nhiều thì trăm tỉ vv.. tất cả chúng cứ xúm vào mà xà xẻo. Mà họ xà xẻo cái gì? Họ xà xẻo những thứ lẽ ra thuộc về người bệnh, thuộc học sinh, thuộc người nghèo trên khắp đất nước này. Có nhiều bệnh nhân chỉ cần vài chục triệu đồng là có cứu lấy mạng sống cho họ, ấy vậy mà trên khắp đất nước này, bọn quan tham vẫn cứ hớn hở gặm mất hàng chục tỉ, hàng trăm tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ một cách ngon lành. Vậy thử hỏi bọn quan lại của chính quyền này nó bất nhân cỡ nào? Nó khốn nạn cỡ nào?

Trên báo Pháp Luật có cho biết, năm 2017 trên cả nước có đến 58 tỉnh thành xin xây tượng đài ông Hồ Chí Minh và 6 dự án được duyệt. Tất nhiên nhiều dự án khác sẽ được duyệt trong các năm sau. Một con số kinh khủng, nó như là “trăm hoa đua nở” vậy. Chính vì vậy mà từ năm này đến năm khác, bệnh viện vẫn thiếu, trường học vẫn thiếu, người nghèo vẫn cứ bị tăng thuế vv… nhưng tượng đài thì cứ mọc lên khắp nơi. Về mức độ hoành tráng của các tượng đài thì càng ngày càng khủng.

Hiện nay, không những tượng đài hoành tráng mà lăng tẩm cho các quan chức CS cũng vô cùng khủng khiếp, trong đó lăng tẩm của Trần Đại Quang ở Ninh Bình là một ví dụ. Rồi đây người học 10B Nguyễn Gia Thiều cũng sẽ cần một lăng tẩm lớn hơn Trần Đại Quang để yên nghỉ. Lúc đó bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân hiểm nghèo, các em học sinh nghèo, người lao động nghèo khổ sẽ phải nhường quyền lợi ít ỏi của mình để xây nên cái mả của kẻ đứng đầu chính quyền này. Đó chính là “tính ưu việt của XHCN” mà ĐCS đang đeo đuổi./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://thanhnien.vn/…/du-an-tuong-dai-bac-ho-1400-ti…

https://baomoi.com/benh-vien-tam-than…/c/37316268.epi

https://dantri.com.vn/…/thu-tuong-khanh-thanh-tuong-dai…

https://plo.vn/…/58-tinh-thanh-xin-xay-tuong-bac-ho…

https://cafeland.vn/…/thai-binh-xin-chinh-phu-dung-von…

Nghịch lý, hèn với giặc nhưng lại hô hào “thi đua yêu nước”

 


Đỗ Ngà|

Con người có thể có người hèn người hùng, khi khí thế ngất trời thì kẻ hèn cũng biến thành người hùng lúc nào không hay. Mà tạo khí thế thì ai làm việc đó? Chính là chủ soái. Một khi chủ soái hèn thì toàn bộ lính tráng đều bạc nhược theo. Kết quả tự bại.

Hiện nay người Việt đã quá quen với câu “hèn với giặc, ác với dân” rồi. Điều đáng nói, cái hèn của chính quyền CS nó là loại hèn của chủ soái chứ không phải là cái hèn trong những cá nhân người lính. Khi người lính, hay chỉ huy cấp dưới có tố chất hùng thực sự mà mệnh lệnh hèn nhát của cấp trên ban ra thì dù muốn hùng cũng không làm gì được. Vụ 64 chiến sỹ bị thảm sát Gạc Ma.

Đấy là xét đến phạm vi hẹp, chỉ trong quân đội. Xét rộng ra trên phạm vi cả nước thì quân đội CS phải chịu sự chi phối của Bộ Chính Trị. Mà Bộ Chính Trị chi phối Bộ Quốc Phòng bằng cái gì? Đó là nghị quyết sau khi họp bộ chính trị, rồi từ nghị quyết ấy mới phát triển thành chính sách chi phối Bộ Quốc Phòng. Vậy nên, QĐND Việt Nam hèn với giặc ở đây là cái hèn bởi các chính sách gây ra. Hiện nay cái hèn đó nó nằm trong 2 chính sách lớn, một chính sách thành văn và một chính sách bất thành văn:

– Chính sách thành văn đó là chính sách 4 không “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”;

– Chính sách bất thành văn đó là không được kiện thiên triều lên tòa án quốc tế.

Như vậy có thể nói, chính quyền CS Việt Nam đang hèn có sách lược chứ không phải mọi người trong quân đội đều tham sống sợ chết. Cái hèn đấy rất đáng sợ, nó biến mọi người lính dù có máu anh hùng cũng hèn theo mệnh lệnh. Nói cho cùng ĐCS Việt Nam đang muốn sống an toàn trong vỏ kén “hèn với giặc” mà họ tự tạo ra. Đó là thực tế.

Mấy ngày nay trên báo chí CS họ ra rả cái gọi là “Phong trào thi đua yêu nước”. Điều buồn cười ở chỗ là cả ĐCS đang sống chui rúc trong một vỏ kén “hèn với giặc”, ấy vậy mà trong vỏ kén ấy họ lại tổ chức rình rang phong trào “thi đua yêu nước. Rất nghịch lý. Hãy thử phát cho những người đoạt giải của “phong trào thi đua yêu nước” ấy một lá cờ đỏ sao vàng rồi bảo họ thay ngư dân ra biển đối đầu với giặc liệu họ dám đi không? Có lẽ những kẻ này sợ đến tè ra quần mất. Đấy là một nghịch lý mà chỉ có vô liêm sỉ mới làm được!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.rfa.org/…/who-order-no-fire-at-jonhson-reef…

https://www.voatiengviet.com/…/chinh-sach…/5179868.html]

https://www.bbc.com/…/forum/2016/07/160718_scs_courtcase

https://nhandan.com.vn/…/oi-moi-manh-me-phong-trao-thi…/

Cơ hội đặc biệt đang chia đều

 


Lê Nguyễn Hương Trà|

Hội nghị TW.14 sẽ diễn ra từ ngày 14-18/12, nội dung có lẽ được nhiều người quan tâm là ông/bà nào sẽ được giới thiệu vào Bộ chính trị (2021-2026).

Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế, trong 05 năm qua thì: Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh, thật giả không biết; Trần Đại Quang qua đời; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Coi như bị vô hiệu hóa cửa tái cử, Bình và Hải sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau đại hội XIII.

Như vậy 06 người trong BCT hiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Ngoài ra, ông Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư…3 tháng tuổi, cũng có thể được thảo luận và bỏ phiếu.

Các ông trong Ban bí thư khả năng rất cao sẽ được giới thiệu vào BCT khóa tới: Nguyễn Văn Nên, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú. Như vậy, dư 4-5 suất cho người mới và một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại.

———–

Đại hội Đảng XIII dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2021 là điều gần như không thể hoãn, bất kể đại dịch.

Trường hợp đặc biệt quá tuổi muốn ở lại nắm quyền như ông Trọng đợt ĐH.XII thì chỉ có 01 và sẽ được giới thiệu/xem xét tại Hội nghị TW15 diễn ra ngay sát trước Đại hội XIII. Các nhà quan sát chính trị gọi đó là cuộc đua…tam mã; gồm có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và bà Kim Ngân.

Trong đó, Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong BCT. Bà Ngân được xem là không ngã về phe nào nên cũng là một UCV lý tưởng; tiền lệ đã có ông Trọng làm Chủ tịch Quốc hội trước khi qua ngồi ghế TBT hồi 2011. Bà Ngân là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị cao trong lịch sử ĐCS Việt Nam, mặc dù tại Lào thì Chủ tịch Quốc Hội đã có từ 2010.

Cơ hội đặc biệt hiện đang chia đều cho 03 người!

Không kịp nữa rồi


Đỗ Cao Cường|

Người Trung Quốc đầu tư rất nhiều ở Bắc Ninh, họ có mặt ở mọi nẻo đường, con phố. Cái giá của sự giàu có tạm bợ này là rước giặc vào nhà, phải đánh đổi môi trường, giống nòi, đầu độc cả những người đồng bào khốn khổ, tội nghiệp của mình mà không gì có thể bù đắp, cứu vãn nổi.

—–

Có người nói với tôi rằng tôi đang đi vào lối mòn, nhưng tôi không nghĩ vậy, làm được gì tốt thì làm, dù sao tôi cũng đã cố gắng và đất nước này không phải của riêng ai.

Mỗi lần gặp nguy hiểm tôi cũng đều âm thầm chịu đựng, chả trông cậy, nhờ vả ai, cho nên không cần ai dạy bảo tôi. Tôi lang thang một mình tại các vùng nguy hiểm cũng không phải để làm phim, làm nổi mình, tôi chỉ muốn người dân ở những nơi tôi đến thức tỉnh, trăn trở, biết lo lắng cho họ, con cháu họ nhiều hơn.

Vì không muốn làm nô lệ, tham gia đánh đấm, tống tiền chính quyền, doanh nghiệp nên tôi mới phải bỏ làm trong các cơ quan nhà nước, không được bảo kê, cũng chả có bảo hiểm, hội nhóm, phần thưởng… Từ chối làm cho báo nước ngoài, ra khỏi báo trong nước tôi vẫn lặng lẽ đi làm nhiều việc nguy hiểm, như thế cũng đã là tốt rồi.

Khi viết báo tôi dựa vào cơ sở pháp lý, còn viết ở đây tôi thiên về cảm xúc, dựa trên những thứ mà mình đã đến, trải nghiệm, dù đôi khi không đầu không cuối, chuyện nọ xọ chuyện kia. Nhưng tôi không nhận lương của ai, viết thế nào là quyền của tôi, và trên hết, đó là tình cảm của tôi dành cho bà con dân nghèo.

Nếu có sai sót thì kẻ thù của dân oan cứ việc kiện, còn những kẻ tay sai vu khống tôi như tên dư luận viên ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh tôi không cần để ý. Vì sau mỗi chuyến đi, dân oan cho tôi không lấy, các phe nhóm mua chuộc tôi không được, về tới nhà tôi còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, làm đủ thứ kiếm sống, cho nên chúng không có tư cách để vu khống, buộc tội tôi.

Nhưng đôi khi, trở về nhà, tôi vẫn mang một tâm trạng buồn chán, thậm chí gặp ác mộng bởi những nơi tôi đến. Ví dụ hình ảnh người sắp chết do ung thư mà tôi mới gặp, các cháu bé ngồi học trong những ngôi trường ở phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh làm tôi bị ám ảnh, các cháu bé phải đeo khẩu trang khi học, xung quanh ngôi trường là hàng trăm ống khói từ lò hơi đốt than, dầu không có hệ thống lọc bụi tĩnh điện bay thẳng vào lớp, vào phổi các cháu.

Cũng như nhiều ngôi làng chết mà tôi qua, làng giấy Phong Khê cho ra đời nhiều tỷ phú siêu giàu, họ bỏ lại quê hương, người thân để ra nước ngoài, tới những nơi có không khí trong lành hơn sinh sống. Trước khi đi, họ thuê người quản lý nhà xưởng giúp họ, cùng những người làm thuê không được trang bị bảo hộ, nhiều tấn phế thải, hóa chất ngổn ngang để cho ra đời những cuộn giấy vệ sinh tẩm hóa chất, len lỏi vào khắp các gia đình nghèo khổ ở Việt Nam.

Họ giàu có là nhờ phá hủy môi trường sống, nhập giấy phế liệu chứa nhiều hóa chất, họ che đậy, bôi trơn bằng phong bì, quan hệ chứ không phải bằng công nghệ hay tư duy hiện đại. Họ sẵn sàng sản xuất bột giấy sạch đưa vào Trung Quốc, còn những thứ độc hại, rẻ rúm họ tặng cho quê hương mình (chính phủ Trung Quốc đã siết chặt, kiểm soát ô nhiễm từ sản xuất giấy, nên Việt Nam được coi là bãi chứa chất thải khổng lồ).

Và không chỉ có làng giấy Phong Khê, tất cả những ngôi làng chết, con sông chết ở Việt Nam mà tôi đến, nguyên nhân chính là do bộ máy tư pháp, hành pháp không được thiết kế khoa học, không có tòa án độc lập…

Và cuối cùng, chỉ có tầng lớp trung lưu còn ở lại Phong Khê và thi nhau chết bởi ung thư, dị tật, đằng sau những thân phận ấy là hình ảnh một bầu trời Việt Nam vẩn đục, con sông Ngũ Huyện Khê không tôm cá nào sống nổi.

Ngày nay, có rất ít gia đình ở Phong Khê sản xuất giấy dó (cung cấp cho làng tranh Đông Hồ), thay vào đó là khoảng trên 400 doanh nghiệp, cá thể sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, vàng mã… mọc lên tự phát, cung cấp cho đất nước này hơn 200.000 tấn giấy thành phẩm mỗi năm, để siêu lợi nhuận và tiết kiệm chi phí, hầu hết nhà máy xả thải trực tiếp ra môi trường không có công nghệ xử lý.

Mỗi ngày, hàng trăm ống khói đen sì mang bụi giấy và khói than đi khắp các nơi, khoảng 5000 mét khối nước thải pha lẫn hóa chất ở Phong Khê đổ thẳng ra đường, sông Ngũ Huyện Khê, khiến hàm lượng chất rắn lơ lửng, chì… cao gấp nhiều lần cho phép.

Để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm, họ cần hơn 1 tấn giấy phế liệu (trong đó có cả giấy ăn, giấy vệ sinh đã qua sử dụng), hơn 200 m3 nước (trong khi các nhà máy giấy hiện đại trên thế giới chỉ sử dụng khoảng 10m3 nước) khoảng 2 tấn gỗ cùng nhiều hóa chất độc hại…

Để tẩy trắng, làm thơm giấy, họ cần tới rất nhiều hóa chất như xút, javen… Nhiều quán ăn, gia đình nghèo khổ mua về lau miệng, vi khuẩn, bụi giấy, hóa chất độc hại đi thẳng vào cơ thể họ, khiến họ mắc nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, da và mắt, tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Khi đi vệ sinh, loại giấy này tiếp xúc trực tiếp với cơ quan sinh dục, tạo điều kiện cho hóa chất ngấm vào “vùng kín” của chị em phụ nữ, gây nhiều bệnh phụ khoa…

Khi những quán nhậu, quán cơm bình dân… quét dọn giấy ăn và đổ đi, những cụ già đồng nát nghèo khổ nhặt nhạnh số giấy đó, đem bán lại cho các cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê với giá chỉ khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg, rồi đưa tới các lò tái chế, tẩy trắng.

Và Bắc Ninh không chỉ có làng nghề tái chế giấy ở Phong Khê, Bắc Ninh còn có làng tái chế nhôm ở Văn Môn, thép Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, đúc đồng ở Đại Bái, làm bún Khắc Niệm… vô cùng ô nhiễm và độc hại.

Người Trung Quốc đầu tư rất nhiều ở Bắc Ninh, họ có mặt ở mọi nẻo đường, con phố. Cái giá của sự giàu có tạm bợ này là rước giặc vào nhà, phải đánh đổi môi trường, giống nòi, đầu độc cả những người đồng bào khốn khổ, tội nghiệp của mình mà không gì có thể bù đắp, cứu vãn nổi./.

#tànphámôitrường #ônhiểmmôisinh

https://www.facebook.com/docaocuonglieu/videos/2354045537995786

Quan chức Việt Nam thừa nhận nhân quyền bị ảnh hưởng trong vì đại dịch

 VOA Tiếng Việt/16/12/2020


Một nhân viên công an chỉ dẫn người dân trong khu vực bị ngăn cách ly do bùng phát dịch COVID-19 tại Hà Nội. Các quan chức Bộ Ngoại giao ở Hà Nội thừa nhận đại dịch ảnh hưởng đến quyền con người ở Việt Nam.

Các quan chức của Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hôm 15/12 thừa nhận rằng việc phong toả và giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19 đã khiến việc “thụ hưởng quyền con người” ở Việt Nam bị hạn chế.

Nói tại Hội thảo thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Hà Nội nhân kỷ niệm ngày Nhân quyền 10/12, ông Trần Chí Thành, phó vụ trưởng Vụ Các tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao, nhận định rằng bên cạnh tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống, dịch COVID-19 còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được sống và chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh kịp thời của người dân cũng như quyền tự do cá nhân bao gồm quyền tự do di chuyển và tự do hội họp.”

Việt Nam đã tiến hành giãn cách xã hội trong 3 tuần vào tháng 4 khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh và với lệnh được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành, người dân trên toàn đất nước bị hạn chế đi lại và yêu cầu không ra khỏi nhà nếu không cần thiết.

Kể từ khi dịch có dấu hiệu bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã đóng cửa biên giới, dừng các chuyến bay đi và tới Việt Nam cũng như thực hiện cách ly tập trung, chủ yếu tại các doanh trại quân đội trong nhiều tháng trong năm nay. Ngoài ra, chính phủ và ngành y tế Việt Nam cũng thực hiện việc truy dấu người lây nhiễm một cách quyết liệt.

Tuy nhiên, việc cách ly, theo ông Thành, là “nhằm bảo vệ sức khoẻ của chính người nhiễm, gia đình và cộng đồng là phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.”

Với việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh một cách quyết liệt, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ca ngợi là một điển hình thành công, trong bối cảnh cả thế giới vẫn đang vật lộn trong đại dịch, khi có mức tăng trưởng kinh tế dương.

Tại hội thảo do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp tổ chức hôm 15/12, đại diện thường trú UNDP Caitlin Wiesen, được Tuổi Trẻ trích lời nhận định rằng “Việt Nam đứng trước thực trạng một số quyền con người, gồm các quyền xã hội, kinh tế, dân sự và chính trị, bị ảnh hưởng và các nhóm dễ bị tổ thương có nguy cơ bị bỏ lại xa hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và thiên tai.”

Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đã chỉ ra mối liên hệ giữa COVID-19 và Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà Wiesen khuyến nghị Chính phủ Hà Nội “cần tiếp tục coi quyền con người và nhân phẩm là trọng tâm của mọi hành động” và tiếp tục thực thi các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và công ước quốc tế về nhân quyền (như UPR…).

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu được báo Đảng Cộng sản trích lời cũng thừa nhận tại hội thảo rằng trong vòng một năm qua, việc “thụ hưởng các quyền con người cơ bản bị tác động mạnh, nhất là quyền được sống được đảm bảo sức khoẻ” do “nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm, thương mại bị đình trệ, hệ thống y tế phải gồng mình chống dịch, số người lao động bị mất hoặc giảm việc làm tăng cao.”

Tuy nhiên, theo ông Hiệu cho biết Chính phủ Việt Nam, với “quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người” – trong đó có các khuyến nghị UPR mà Việt Nam chấp thuận, đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả với ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương.

Việt Nam về cơ bản kiểm soát không để dịch COVID-19 lây lan rộng trên phạm vi toàn quốc, tiến tới trạng thái “bình thường mới”, theo tờ báo của Ðảng Cộng sản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 đạt mức 2,4%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Quốc hội Việt Nam cũng đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6% trong năm 2021.

RSF: Việt Nam trong Top 5 quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất

 VOA Tiếng Việt/15/12/2020

Thống kê thường niên mới nhất của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho thấy Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.

Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, được coi là những 'nhà tù' lớn nhất đối với các nhà báo, theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vừa công bố.

Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho thấy hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù – tương đương 61% – đang bị giam giữ tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tổ chức bảo vệ quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, Pháp, cho rằng 5 quốc gia này, trong đó còn gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Syria là “những nhà tù lớn nhất đối với các nhà báo” trong năm thứ 2 liên tiếp.

Trung Quốc đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi Việt Nam đứng thứ 4, sau Ả Rập Saudi và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do, theo thống kê của RSF.

“Tại Việt Nam, nơi có 7 nhà báo chuyên nghiệp và 21 bloggers đang bị giam cầm, các giới chức đã tiến hành một làn sóng bắt giữ mới vào tháng 5 và tháng 6, nhiều khả năng là vì lý do Đại hội Đảng Cộng sản sắp diễn ra vào tháng 1/2021,” báo cáo của RSF cho biết.

Xu hướng những năm gần đây, những cây viết độc lập có tư duy phản biện bị khủng bố nặng nề – bắt bớ, đánh đập, hành hung rồi bị bỏ tù ngày càng nhiều...Mà mỗi lần kết án thì án thật nặng.
Võ Văn Tạo, nhà báo


Hồi tháng 6, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nhận định rằng chính phủ Việt Nam đang tăng cường trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến trước kỳ họp của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021.

Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về thống kê này của RSF.

“Việt Nam luôn là một trong 5 nước có tự do báo chí kém nhất, hầu như không có tự do báo chí,” nhà báo Võ Văn Tạo nhận định với VOA từ Khánh Hoà. “Báo chí ở Việt Nam chỉ là một công cụ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam…chính vì vậy báo chí mà đăng đúng sự thật nhưng trái ý đảng thì bị các cơ quan chức năng của nhà nước Việt Nam xử lý theo kiểu một là phạt tiền hai là treo đình bản và thứ 3 là khởi tố, bỏ tù các nhà báo.”

Việt Nam xếp hạng 175/180 nước trên thế giới về Chỉ số Tự do Báo chí của RSF năm 2020.

Trong số những người bị bắt giữ trong năm nay ở Việt Nam có một số thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Phó chủ tịch hội, nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, bị bắt vào tháng 5 vừa qua và chủ tịch của hội, nhà báo Phạm Chí Dũng, người còn là một cộng tác viên chuyên viết blog cho VOA, bị bắt trước đó không lâu vào cuối năm 2019.

Cũng vào tháng 5 vừa qua, công an Việt Nam tiến hành bắt giữ nhà văn và blogger Phạm Thành, còn được biết là chủ trang blog Bà Đầm Xoè và tác giả cuốn sách chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tại Việt Nam, nơi có 7 nhà báo chuyên nghiệp và 21 bloggers đang bị giam cầm, các giới chức đã tiến hành một làn sóng bắt giữ mới vào tháng 5 và tháng 6, nhiều khả năng là vì lý do Đại hội Đảng Cộng sản sắp diễn ra vào tháng 1/2021.
Reporters Without Borders (RSF)


“Việc bắt giữ (nhà báo) Phạm Đoan Trang, người được trao giải thưởng Tự do Báo chí RSF 2019 hạng mục Ảnh hưởng, vào tháng 10 vừa qua đã khẳng định việc (chính quyền Việt Nam) đang áp dụng một chính sách khắc nghiệt hơn nhiều,” RSF nhận định trong báo cáo.

Theo RSF, bà Trang – người bị công an Việt Nam bắt giữ hôm 7/10 – nằm trong số 42 nhà báo nữ hiện đang bị bỏ tù trên toàn thế giới, tăng 35% từ 31 người cách đây 1 năm. Người đồng thời là nhà hoạt động xã hội dân sự bị cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” với hai tội danh theo cả điều 88 của Bộ Luật hình sự 1999 và điều 117 của Bộ Luật hình sự 2015, và đối diện mức án lên đến 20 năm tù.

RSF nhận định rằng bà Trang là một trong những nhà báo nổi bật nhất trong năm bị bắt giữ. Không lâu trước khi bị bắt, bà Trang – người đồng sáng lập Luật Khoa tạp chí – cho xuất bản bản Báo cáo Đồng Tâm về điều tra của bà đối với vụ đụng độ giữa công an và người dân làng Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm qua.

Theo nhà báo Tạo, người từng tham gia quân đội Việt Nam trong chiến tranh, xu hướng những năm gần đây cho thấy “những cây viết độc lập có tư duy phản biện bị khủng bố nặng nề – bắt bớ, đánh đập, hành hung rồi bị bỏ tù ngày càng nhiều.”

“Mà mỗi lần kết án thì án thật nặng,” nhà báo Tạo cho biết và đưa ra ví dụ về việc nhà văn Trần Đức Thạch, từng là chiến sỹ trinh sát trong quân đội Nhân dân Việt Nam và là tác giả hồi ký “Hố chôn người ám ảnh”, bị kết án 12 năm tù hôm 15/12 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Theo nhà báo Tạo, ông Thạch chỉ là “một trong rất nhiều các blogger, nhà báo, Facebooker, nói lên sự thật và những suy nghĩ của mình, không đồng tình với một số hành động của nhà nước Việt Nam mà bị kết án nặng nề.”

Theo RSF, số lượng nhà báo bị bỏ tù trên thế giới vẫn ở mức “cao trong lịch sử” với tổng số 387 nhà báo bị bắt giữ vì liên quan đến việc cung cấp tin tức và thông tin” so với con số 389 vào năm 2019. Nhìn chung, tổ chức này cho biết, số lượng nhà báo – chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp – bị giam giữ đã tăng 17% trong 5 năm qua, từ con số 328 ghi nhận được vào năm 2015.

“Gần 400 nhà báo sẽ trải qua những lễ hội cuối năm trong tù, xa người thân của họ và trong những điều kiện thường khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm,” Tổng thư ký RSF Christopher Deloire nói.

Thêm thành phố, nếu… ‘mộng’ không thành? Chẳng… sao!

Theo VOA/Trân Văn

Thành phố Thủ Đức ra đời, trong khi khu đô thị Thủ Thiêm vẫn chưa giải quyết xong tranh chấp. Hình minh họa.

Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM. Theo đó, thành phố Thủ Đức sẽ là một đơn vị hành chính mới, bao gồm ba quận: 2, 9 và Thủ Đức cũ của TP.HCM, với diện tích khoảng 211 cây số vuông và dân số khoảng một triệu người (1).

Theo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thì việc thành lập thành phố Thủ Đức sẽ mở ra… nhiều cái mới nhưng mới như thế nào thì từ trên xuống dưới, từ trái sang phải cùng… không biết, nên cùng hứa sẽ… tìm (2). Cho đến giờ, chỉ có một yếu tố rõ ràng là… mới: “Ta” đã có một… thành phố trực thuộc… thành phố!

Tuy nhiên yếu tố vừa đề cập sắp sửa hết… mới bởi sắp có thêm những… thành phố khác nữa, trực thuộc các… thành phố khác. Sau TP.HCM, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở thành phố Hải Phòng đang ráo riết chuẩn bị cho việc biến huyện Thủy Nguyên thành một… thành phố nằm trong… thành phố Hải Phòng (3)!

Nhìn một cách tổng quát, những mỹ từ được sử dụng trong việc giới thiệu - phê duyệt kế hoạch thành lập các thành phố nằm trong một thành phố như… thành phố Thủ Đức nằm trong TP.HCM, thành phố Thủy Nguyên nằm trong thành phố Hải Phòng cũng rổn rảng như cách nay 12 năm khi “ta”… “mở rộng Hà Nội”…

***

Năm 2008, giống như nhiều chuyên gia, nhân sĩ trong và ngoài Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt – cựu Thủ tướng – phản đối kịch liệt việc mở rộng diện tích Hà Nội từ 921 cây số vuông thành 3.324 cây số vuông. Trong một thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội lúc ấy, ông Kiệt lên án chủ trương “mở rộng Hà Nội” quá vội vàng (nảy sinh trong quá trình thực hiện đồ án “Quy hoạch Vùng Thủ đô”, chưa nghiên cứu thấu đáo thì Thủ tướng đương nhiệm là ông Nguyễn Tấn Dũng đã đem ra… trình Quốc hội).

Ông Kiệt nhấn mạnh, quy hoạch đô thị là lĩnh vực đa ngành, tiếp cận và xử lý nhiều phạm trù tri thức, tác động nhiều chiều đến nhiều mặt của cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chung của quốc gia, thành ra mở rộng đến đâu, mở rộng như thế nào, mở rộng để làm gì,… phải phối hợp nhiều ngành để nghiên cứu nghiêm túc mới mong có được một dự báo đủ căn cứ, đáng tin cậy, có viễn kiến.

Bởi thực tế “phát triển đô thị” ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, có thể xảy ra “khủng hoảng đô thị”, ông Kiệt kêu gọi các đại biểu Quốc hội ngẫm nghĩ, hành động thận trọng (4). Ở đầu Kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa 12 – diễn ra suốt tháng 5/2008 – chỉ có 45% đại biểu tán thành “mở rộng Hà Nội”. Sau đó, họ liên tục được mời họp để… “quán triệt” về chủ trương lớn “mở rộng Hà Nội” của đảng, đến cuối tháng, khi Nghị quyết Mở rộng Hà Nội được đem ra biểu quyết lại, có… 93% đại biểu… nhất trí (5).

***

Năm 2018, sau mười năm thực hiện Nghị quyết Mở rộng Hà Nội, báo giới Việt Nam ghi nhận, viễn cảnh về một đại đô thị trải dài từ tả ngạn sông Hồng đến cận vùng trung du phía Bắc đã kích hoạt một làn sóng đầu tư bất động sản lớn chưa từng có vào các khu vực được mở rộng thành… Hà Nội, tạo ra những cơn sốt đất ở nhiều nơi.

Việc thu hồi hàng trăm ngàn héc ta đất để giao cho các dự án bất động sản đã khiến cuộc sống của 180.000 gia đình nông dân bị lộn ngược. Chỉ từ 2011 đến 2012, hàng trăm dự án ở các khu vực, trước đây vốn thuộc tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc, đột nhiên thuộc Hà Nội đã trở thành chỗ “treo dự án” khiến cư dân địa phương mất sinh kế (5). Chưa kể vì chủ trương lớn “mở rộng Hà Nội” chỉ nhằm tiếp sức cho các dự án bất động sản nên đã tạo ra những cuộc phản kháng – những thảm án chưa từng có ở Dương Nội (Hà Đông), Đồng Tâm (Mỹ Đức),…

Vào thời điểm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thành phố Hà Nội rầm rộ kỷ niệm mười năm “mở rộng Hà Nội”, ông Trần Huy Ánh – Kiến trúc sư – chia sẻ với VOV rằng, mười năm qua, Hà Nội chỉ rất thành công trong phát triển bất động sản, còn kết quả của chiến lược phát triển đô thị một cách bền vững thì rất hạn chế… Đường sá nhiều hơn nhưng không ai dám nói chuyện đi lại dễ dàng hơn. Hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được trước những thách thức của biến đổi khí hậu, chưa có kịch bản nào mang tính chiến lược trong vấn đề thoát nước. Các cao ốc mọc lên như nấm chỉ khiến người ta lo ngại nhiều hơn về sự cân đối của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội. Nguy cơ lây nhiễm vì bệnh viện quá tải cao hơn. Trong mười năm, Hà Nội không có thêm công viên nào mới, công viên cũ thì bị tư nhân hóa, bị chiếm dụng, sử dụng bừa bãi. Không gian công cộng bị sử dụng tùy tiện và sai mục đích. Quy hoạch Thủ đô thường được điều chỉnh cục bộ nên xây xong rồi sửa...

Chủ trương lớn “mở rộng Hà Nội”, giới thiệu “qui hoạch đến 2030, tầm nhìn đến 2050” nhưng theo ông Ánh, Hà Nội thảm hại như hiện nay là do “tầm nhìn”. “Tầm nhìn” thể hiện năng lực quản trị (6). Ông Ánh hy vọng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết sẽ được minh bạch hóa để nhận tham vấn rộng rãi từ xã hội để tránh tình trạng cố làm mà không tính toán, cân nhắc...

Cũng vào thời điểm ấy, ông Nguyễn Đức Chung, khi đó là Chủ tịch thành phố Hà Nội, thú nhận: Quy hoạch Hà Nội nói chung, kể cả quy hoạch lõi đang chệch hướng! Việt Nam đang phải trả giá cho những… qui hoạch “băm nát Hà Nội” (7). Trên thực tế, nhiều ý tưởng về các đô thị vệ tinh được vẽ ra trên giấy, giờ vẫn nằm trên giấy trong khi những cánh đồng trù phú bị bỏ hoang vì chưa biết tới lúc nào các dự án bất động sản mới khởi động.

***

Năm ngoái, tuy ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, lên tiếng ít nhất hai lần, yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội “làm rõ” vấn nạn 2.000 héc ta ở huyện Mê Linh bị bỏ hoang suốt mười năm nhưng đến giờ này, vấn nạn ấy vẫn chưa được giải quyết tới nơi, tới chốn (8). Mê Linh vốn là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, được sáp nhập vào thành phố Hà Nội nhờ Nghị quyết Mở rộng Hà Nội và nay trở thành bằng chứng sống động về dã tâm của việc “điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô”.

Với đa số cư dân Hà Nội, “mở rộng Hà Nội” chỉ mang lại đại họa cho sinh hoạt thường nhật. Theo sau “chủ trương lớn”… chẳng có gì cả. Đến giờ, những cá nhân hữu trách vẫn đang loay hoay thử nghiệm các ý tưởng về quy hoạch Hà Nội, kể cả… quy hoạch thoát lũ! Sau 12 năm “mở rộng Hà Nội”, “ta” vẫn đang tranh luận tưng bừng về “triết lý phát triển” của Hà Nội: Xây dựng “đô thị nén” - tập trung phát triển hạ tầng ở khu vực trung tâm để tăng tải, hay theo đuổi mô hình “đô thị vệ tinh” - giãn dân từ nội đô ra bên ngoài!

Chẳng riêng Hà Nội, tất cả các đô thị bất kể quy mô lớn, nhó tại Việt Nam đều đã hoặc đang khủng hoảng vì ngập, lụt, ứ rác, giao thông tắc nghẽn, không khí ô nhiễm,… Dường như chừng đó chưa đủ nên phải thành lập thêm những… thành phố trong các thành phố! Liệu các đô thị cả cũ lẫn mới có nát hơn? Thắc mắc này tuy chính đáng nhưng tại Việt Nam lại… thừa vì tại Việt Nam, truy cứu trách nhiệm những cá nhân soạn thảo – đệ đạt – phê duyệt các dự án, quy hoạch phát triển đô thị là chuyện viển vông!

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-thong-qua-nghi-quyet-thanh-lap-tp-thu-duc-20201209152431409.htm

(2) https://tuoitre.vn/tim-co-che-de-thanh-pho-thu-duc-phat-trien-20201031220336939.htm

(3) https://vnexpress.net/hai-phong-du-kien-lap-thanh-pho-thuy-nguyen-4200085.html

(4) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-vo-van-kiet-khong-duoc-phep-dua-thu-do-lam-noi-thi-nghiem-2103730.html

(5) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-noi-sau-10-nam-mo-rong-3777473.html

(6) https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-mo-rong-va-nhieu-he-luy-da-hien-huu-729482.vov

(7) http://dantri.com.vn/su-kien/chung-ta-phai-tra-gia-vi-da-lam-quy-hoach-bam-nat-ha-noi-2017010506530003.htm

(8) https://nld.com.vn/thoi-su/lang-phi-cuc-lon-tu-du-an-do-thi-bo-hoang-20190417230741355.htm


Nhà thơ Trần Đức Thạch bị CSVN áp đặt 12 năm tù

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) .- Nhà thơ Trần Đức Thạch khẳng khái tuyên bố trong phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An là “Dấn thân vì Dân chủ không phải là tội.”

Nhà thơ Trần Đức Thạch, 69 tuổi, bị bị chế độ Hà Nội áp đặt bản án 12 năm tù và 3 năm quản chế ở Nghệ An trong một phiên xử ngắn ngủi buổi sáng ngày 15 Tháng Mười Hai. Ông bị CSVN vu cho tội “Hoạt động nhằm lật đổ” chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam qua những bài viết trên trang Facebook cá nhân.

Ông Trần Đức Thạch tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An ngày 15/12/2020. (Hình: báo Nghệ An)

Ông là một thành viên của tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ hiện gần 20 thành viên chủ chốt rải rác trên cả nước đều đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù. Đây là một tổ chức dân sự độc lập do luật sư Nguyễn Văn Đài thành lập có đông đảo thành viên nhất tại Việt Nam vì phần lớn những người tham gia vận động dân chủ hóa đất nước đều tham gia.

 Phiên tòa sơ thẩm chỉ kéo dài khoảng 3 giờ buổi sáng ngày Thứ Ba chứng tỏ phiên xử chỉ xử án cho có hình thức theo lệnh “án bỏ túi” vì thẩm phán nhận lệnh áp đặt bản án từ Hà Nội từ trước. Chỉ có ông Thạch, vợ và em ông, luật sư Hà Huy Sơn, còn lại đều là Công an CSVN ngồi chiếm chỗ dù tòa án tỉnh Nghệ An thông báo là phiên xử “công khai”.

Theo luật sư Hà Huy Sơn tường thuật trên trang Facebook cá nhân, ông đã chứng minh rằng ông Trần Đức Thạch bị vu cho là “một số lần nhận tiền của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhưng không có bằng chứng xác định bị cáo đã sử dụng một phần hay toàn bộ số tiền đó phục vụ cho hoạt động “thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như thế nào.”

Nói tóm lại, theo luật sư Sơn thì “Cơ quan điều tra chưa chứng minh được bị cáo (ông Thạch) có các hành vi cụ thể, là “Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực” chống chế độ như cáo buộc theo khoản 1 Điều 109 BLHS.

Bản cáo trạng vu cho ông trong tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ là “Tham gia họp, hội luận các thành viên”, “Tiến hành xây dựng cơ cấu, tổ chức”, “Tiến hành tuyên truyền chống Nhà nước CSVN”, “Quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để nhận hỗ trợ về tài chính”.

Theo bản cáo trạng thì ông Thạch “nhiều lần gặp trực tiếp các thành viên trong “Hội anh em dân chủ” nhưng “không có ai là người làm chứng và nội dung gặp, trao đổi có liên quan đến Điều 109 của Bộ luật Hình sự CSVN”.

Bản cáo trạng mâu thuẫn khi nói ông Thạch “được phân công làm “ trưởng đại diện vùng 2 ở miền Trung”. Ông có nhiệm vụ: “theo dõi, tập hợp thông tin chính trị xã hội sau đó phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định để trao đổi với các thành viên tại các buổi góp ý kiến để xây dựng “cương lĩnh vắn tắt của Hội anh em dân chủ” do Nguyễn Văn Đài soạn thảo”. Như vậy, theo luật sư Sơn, ông Thạch “không có hành vi “xây dựng cơ cấu, tổ chức” như cáo buộc”.

Ông Trần Đức Thạch biểu tình đòi tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà khi họ bị bắt bỏ tù năm 2018. (Hình: FB)

Luật sư Sơn kêu gọi chủ tọa phiên tòa trả tự do ngay cho ông Trần Đức Thạch vì cho dù ông có nhìn nhận là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và nhìn nhận dấn thân vận động đòi dân chủ hóa đất nước
thì cũng “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.” Thêm nữa “Ủng hộ hay xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, “xây dựng nền kinh tế, lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng” không phải là điều cấm trong Hiến pháp 2013 hoặc là một tội được quy định trong Bộ luật hình sự 2015.”

Được cho nói những lời cuối phiên xử “án bỏ túi” ông Trần Đức Thạch đã khẳng khái nói rằng “Với sự minh triết của người dân xứ Nghệ, tôi xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hung ca, bi tráng của cuộc đời tôi. Nó sẽ không kết thúc tại đây mà nó nó sẽ ngân nga mãi theo thời gian, theo dòng chảy lịch sử của người dân nước Việt, của những người yêu và hy sinh cho sự công chính. Tôi rất tự hào vì được cùng anh chị em dân thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam và sự nghiệp chống Trung Quốc thao túng, xâm lược Việt Nam. Tôi vinh dự là người dân xứ Nghệ, người dân nước Việt Nam. Dấn thân vì Dân chủ không phải là tội.”

Theo luật sư Hà Huy Sơn cho biết, ông Trần Đức Thạch sẽ kháng cáo bản án áp đặt bất công.(TN)

Vụ chặn tiền hỗ trợ dân nghèo ở Kon Tum: Xã ‘mượn tạm’ để dùng chung

 KON TUM, Việt Nam (NV) – Tiền hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai từ năm 2018, nhưng bị Ủy Ban Nhân Dân xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, chặn không chi trả cho người dân do “mượn để dùng chung, sau này trả lại?!”

Ngày 14 Tháng Mười Hai, ông Phạm Văn Mạnh, chánh Thanh Tra huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết đã có phúc trình kết quả kiểm tra việc Ủy Ban Nhân Dân xã Đắk Ang “chậm” chi trả tiền hỗ trợ cho người dân thôn Long Dôn trong suốt hai năm mà không hề thông báo hay giải thích.

Người dân thôn Long Dôn, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, bị Ủy Ban Nhân Dân xã “mượn tạm” tiền hỗ trợ thiên tai nhờ báo chí phanh phui mới được chi trả. (Hình: Đức Nhật/Thanh Niên)

Tuy nhiên theo báo Thanh Niên, ông Mạnh từ chối cung cấp văn bản kết quả kiểm tra vì cho rằng “đây là văn bản ‘Mật’.”

Theo ông Mạnh, nội dung báo đài phản ánh về việc xã Đắk Ang “chậm” chi trả tiền hỗ trợ cho người dân “là đúng sự thật,” với số tiền là hơn 35.7 triệu đồng ($1,540). Đây là khoản kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại trong đợt bão số 4 hồi năm 2018.

Mặc dù sau khi báo chí vào cuộc xác minh, xã Đắk Ang mới đem số tiền trên trả cho người dân nhưng theo ông Mạnh là “không có dấu hiệu tư túi hay ăn chặn.”

“Xã họ bảo rằng họ ‘tạm mượn’ số tiền đó để làm việc chung của xã, sau này họ trả lại. Đôi khi cho mỗi đoàn thể mượn một tí. Số tiền họ không lấy hết, không phải người ta bỏ túi. Nhưng họ chỉ mượn 20 triệu đồng ($863) thôi, còn 15 triệu đồng ($647) ông thủ quỹ không chi vì ngại. Sau khi báo chí thông tin thì họ mới chi trả,” ông Mạnh nói với báo Người Lao Động.

Trước đó hôm 22 Tháng Mười Một, nhiều tờ báo nhà nước đưa tin, cuối năm 2018, Ủy Ban Nhân Dân huyện Ngọc Hồi đã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai năm 2018. Trong đó, xã Đắk Ang được cấp 170 triệu đồng ($7,359) chi trả cho người dân.

Dù được lãnh đạo huyện chỉ đạo “phải hỗ trợ người dân kịp thời,” nhưng hai năm qua hàng chục gia đình tại thôn Long Dôn, xã Đắk Ang vẫn chưa hề nhận được bất cứ khoản hỗ trợ nào. Thậm chí theo bà Y Hdin, trưởng thôn Long Dôn, cho biết trong nhiều năm qua, dù bị thiệt hại do bão lũ rất nhiều nhưng chưa năm nào thôn được nhà nước hỗ trợ kinh phí.

“Chúng tôi cứ nghĩ lập danh sách lên để xã, huyện nắm về thiệt hại chứ không biết sẽ được hỗ trợ tiền. Trong các năm qua, người dân trong thôn không hề nhận được bất cứ khoản nào hỗ trợ thiệt hại do bão lũ. Vì nếu được hỗ trợ thì xã phải thông qua thôn để thông báo đến người dân,” bà Y Hdin khẳng định.

Bà Y Hdin, trưởng thôn Long Dôn, khẳng định nhiều năm qua người dân không hề được hỗ trợ thiệt hại do thiên tai. (Hình: Đức Nhật/Thanh Niên)

Ông Nguyễn Chí Tường, chủ tịch huyện Ngọc Hồi, cho biết đã chỉ đạo Thanh Tra huyện “bổ sung, thanh tra toàn diện” các vấn đề tại Ủy Ban Nhân Dân xã Đắk Ang. Trong đó sẽ tập trung làm rõ có hay không việc chậm chi trả tiền hỗ trợ thiên tai cho người dân bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, ông Tường nói thêm: “Chưa thể kết luận xã có ăn chặn tiền hỗ trợ của người dân hay không. Phải chờ kết quả thanh tra, xem hành vi cụ thể như thế nào mới có thể biết được.” (Tr.N)

Chủ tịch phường ở Tuy Hòa ‘biến’ đất công thành đất của vợ

 PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) – Chủ tịch phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, cùng năm đồng phạm lãnh án tù do đã cấp “sổ đỏ” nhằm biến mảnh đất công lấn chiếm được thành của riêng cho vợ ông chủ tịch.

Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 14 Tháng Mười Hai, Tòa Án Nhân Dân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” và tuyên án sáu bị cáo gồm: Huỳnh Lưu (56 tuổi), nguyên chủ tịch phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, ba năm tù; Huỳnh Quốc Trí (57 tuổi), chủ tịch Hội Đồng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Phường Phú Đông, hai năm rưỡi; Huỳnh Quốc Việt (42 tuổi), nhân viên chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai thành phố Tuy Hòa, hai năm tù.

Các bị cáo tại tòa án. (Hình: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)

Các bị cáo Lê Trọng Hậu (44 tuổi), nhân viên văn phòng phường Phú Đông; Biện Khắc Dũng (37 tuổi), nguyên công chức địa chính phường Phú Đông, và Nguyễn Thành Đạt (47 tuổi), nguyên cán bộ phụ trách địa chính phường Phú Đông, mỗi người bị 18 tháng tù.

Bản án nêu “hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 262 triệu đồng ($11,328) tính vào thời điểm Tháng Mười, 2012.

Tin cho biết khoảng năm 1997, ông Huỳnh Lưu và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc (55 tuổi) đã rào chiếm một thửa đất công rộng hơn 457 mét vuông nhưng không sử dụng, nay thuộc khu phố 1 của phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa.

Đến Tháng Bảy, 2010, bà Ngọc một mình làm đơn kê khai đứng tên thửa đất lấn chiếm trên và đề nghị cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Nhà, Đất (sổ đỏ) rồi đem nộp cho Ủy Ban Nhân Dân phường Phú Đông.

Hồ sơ thửa đất này được đưa ra xin ý kiến Hội Đồng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất phường Phú Đông một lần nhưng “không đủ điều kiện.”

Dù biết thửa đất do vợ mình đứng tên là bất hợp pháp để cấp “sổ đỏ,” nhưng đầu năm 2012, ông Lưu lúc này đang là chủ tịch phường Phú Đông, đã chỉ đạo cấp dưới là các ông Trí, Hậu, Dũng, Đạt lập hồ sơ “ma” hợp thức các thủ tục để chuyển sang Phòng Tài Nguyên Môi Trường thành phố Tuy Hòa đề nghị cấp “sổ đỏ” đất cho bà Ngọc.

Một góc phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa. (Hình: Phú Yên)

Ông Huỳnh Quốc Việt được ông Lưu “tác động, nhờ vả,” đã không kiểm tra hồ sơ theo đúng quy định, ký khống “đủ điều kiện” cấp “sổ đỏ” cho đất bà Ngọc để trình lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường.

Hồ sơ này sau khi được Văn Phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân thành phố Tuy Hòa thẩm định và trình ký, thì được ông Nguyễn Ngọc Tứ, khi đó đang là phó chủ tịch thành phố Tuy Hòa, ký cấp “sổ đỏ,” với nội dung gồm 150 mét vuông đất ở đô thị và hơn 307 mét vuông đất hằng năm khác cho bà Nguyễn Thị Ngọc. (Tr.N) [kn]

Tỉnh nghèo Thái Bình dựng tượng ông Hồ cao 5 mét, giấu nhẹm chi phí

 THÁI BÌNH, Việt Nam (NV) – Các bản tin của báo nhà nước hôm 13 Tháng Mười Hai về việc khánh thành tượng “Hồ Chí Minh và nông dân” ở tỉnh Thái Bình đều có điểm chung là giấu nhẹm chi phí, mà theo phỏng đoán là không dưới một trăm tỷ đồng (khoảng $4.3 triệu).

Đây được cho là “giá sàn” của “tượng ông Hồ” mà các tỉnh thành ở Việt Nam đều chạy đua để dựng cái sau to hơn, tốn nhiều tiền hơn tượng trước. Tất nhiên, chi phí dựng tượng đều được chi từ tiền thuế dân.

Cụm tượng nhìn từ trên cao. (Hình: Giang Chinh/VnExpress)

Theo mô tả của báo VNExpress, cụm tượng được làm từ đá xanh, gồm 13 nhân vật, trong đó ông Hồ là nhân vật trung tâm với chiều cao 5 mét, các nhân vật còn lại đại diện cho các thế hệ, người già, các cụ bô lão, trung niên, thanh niên và trẻ em nông thôn Việt Nam, có chiều cao trung bình là 4.6 mét.

Cụm tượng nêu trên được đặt trong công viên sinh thái rộng đến 91 hécta, bao gồm khu vực quảng trường, đền thờ Hồ Chí Minh, đường diễu hành, vườn cây xanh, hồ nước và các công trình phụ trợ.

Theo tường thuật của báo Thái Bình, tượng ông Hồ “có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt và ý nghĩa chính trị to lớn, nhằm giáo dục truyền thống, tri ân công lao của Hồ Chí Minh…”

Đáng nói là cụm tượng được xây dựng trong bối cảnh tỉnh Thái Bình vẫn còn hơn 17,000 gia đình nghèo và hơn 18,500 gia đình “cận nghèo” đang cần giúp đỡ, theo trang web Đài Phát Thanh-Truyền Hình tỉnh Thái Bình hồi Tháng Mười.

Tình trạng dân nghèo mà lãnh đạo tỉnh vung tay chi triệu đô của Thái Bình được ghi nhận tương tự một số tỉnh khác ở miền Trung và miền Bắc.

Hồi Tháng Sáu, Bức tượng Hồ Chí Minh” mới dựng ở tỉnh Quảng Bình được ghi nhận có kinh phí lấy từ tiền thuế dân lên đến 78.8 tỷ đồng (gần $3.4 triệu) và làm từ hợp kim đồng, báo Người Lao Động hôm 14 Tháng Sáu tiết lộ.

Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam, theo “Wikipedia Tiếng Việt,” năm 2018, tỉnh này đứng hạng 51 trên 63 tỉnh thành, với thu nhập bình quân đầu người đạt 37.5 triệu đồng ($1,628)/năm. Còn theo trang “Cổng Thông Tin Quảng Bình,” vào đầu năm 2020, tỉnh này có 12,393 hộ gia đình nghèo (chiếm tỷ lệ 4.98%) và 16,613 hộ gia đình cận nghèo (chiếm 6.67%).”

Theo truyền thông nhà nước, “Quảng Bình nhiều năm nhận gạo hỗ trợ cứu đói cho người dân trong thời gian giáp hạt. Năm 2018, tỉnh nhận 1,368 tấn gạo; năm 2017, gần 790 tấn; năm 2016, hơn 1,999 tấn.”

Theo VNExpress, tính đến thời điểm năm 2015, cả nước đã có 101 tượng đài ông Hồ.

Việc nhà cầm quyền CSVN ráo riết dựng thêm tượng ông Hồ diễn ra trong bối cảnh mạng xã hội dấy lên chỉ trích mỗi khi có tin một tỉnh thành dùng tiền thuế dân để dựng tượng đài với kinh phí hàng triệu đô la.

Mặt khác, việc dựng tượng ông Hồ được coi là cách để đảng CSVN tuyên truyền rằng người dân vẫn còn “thần tượng” ông này, cũng như đáp trả việc giới xã hội dân sự thường xuyên đăng bài “giải ảo Hồ Chí Minh” trên Facebook. (N.H.K) [kn]