Sunday, July 5, 2015

Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "cướp" diễn đànĐại hội Thi đua quyết thắng toàn quân của Bộ Quốc phòng tại Hà Nội vào sáng 1/7/2015 thì trước đó vài tiếng đồng hồ, giờ Paris, tại Pháp, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị các đồng chí đảng ta cho lên bàn mỗ. 

Để hiểu rõ nội tình cuốn phim "Phùng Quang Thanh thấy mà không thấy" đang ở vào Hồi 1, xin mời các bạn xem khúc "trailer" sau đây:

Theo diễn viên Phạm Gia Khải của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cách đây 2 tháng, tức là vào khoảng đầu tháng 5, 2015 - tài tử Phùng Quang Thanh "xuất hiện tình trạng ho, chỉ một chút" vì từ thời "đánh Mỹ cho Nga-Tàu" bộ đội Thanh "bị chấn thương ở ngực trong một lần xe bị đổ, ngực bị va đập mạnh làm chấn thương ở phổi." (1)

Vì chỉ ho một chút nên tài tử Bộ trưởng vẫn khoẻ mạnh, béo tốt và đã lên đường sang Ấn Độ vào ngày 25.05.2015 để bắt tay với Thủ tướng Ấn Narendra Modi (2)


Sau khi đi Ấn Độ xong, Phùng Quang Thanh dù có ho hen nhưng "tao có chi mô" nên đã bay sang Pháp để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - Jean-Yves Le Drian (3). Cuộc họp này diễn ra vào ngày 19.06.2015 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Pháp ở Paris.


Tuy nhiên, cũng theo kịch bản "chính thống" từ được diễn xuất lại bởi NSUT Phạm Gia Khải (1) vì tình trạng ho kéo dài, kiểm tra không thấy tế bào ung thư, nhưng vẫn lo cho số mạng của ngài bộ trưởng, nên ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã hội chẩn tại Hà Nội với sự có mặt của Đại sứ quán Pháp, tùy viên văn hóa Pháp và sau đó quyết định đưa ông Thanh sang Pháp để chữa trị từ ngày 24.06.2015 (4)

Điều đó có nghĩa là tài tử ho hen Phùng Quang Thanh đang ở Pháp vào ngày 19.06.2015 (để gặp ông Jean-Yves Le Drian), đã phải bay ngược về lại Việt Namđể hội chẩn bệnh tình với chuyên gia y tế Pháp (1) tại Hà Nội để rồi lại đáp máy bay trở lại Paris vào ngày 24.06.2015 để được chuyên gia y tế Pháp tại Paris điều trị! Tất cả chỉ xảy ra (tại phim trường) trong vòng 4 ngày.

Sau gần 1 tuần sau "trở lại" kinh đô ánh sáng, vào tối 30.06.2015 khi các bác sĩ Pháp... đè Phùng Quang Thanh ra theo đúng kịch bản của Ba Đình để cắt đi cái khối u ám trong phổi của anh bộ đội họ Phùng, thì tại Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng thức dậy sớm, lẫm nhẫm đọc lại bài diễn văn để múa gậy vườn hoang tại Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 5.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó bí thư Quân ủy Trung ương ho lên ho xuống và bị cho "đi mây về gió" Paris-Hanoi-Paris thì Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng ngồi một đống tại cung vua và chỉ gửi... một lẵng hoa chúc mừng đại hội của một bộ phận mà Nguyễn Phú Trọng là lãnh tụ tối cao.

*

"Trailer" ở trên là tóm tắt cho Hồi 1 của bộ phim "Phùng Quang Thanh thấy mà không thấy" vừa mới ra lò do đạo diễn Nguyễn Tấn Dũng đạo diễn, sau sự thành công "không ngờ" của bộ phim dài nhiều tập "Nguyễn Bá Thanh không không thấy".

Tên gọi bán chính thức, được giới buôn phim chợ trời đặt cho Hồi 1 của bộ phim này là: Cuộc đảo chánh ngoạn mục của con ếch xà mâu đá văng con lợn tàu phò tại đại hội quyết giết lẫn nhau.

Hé lộ trailer cho Hồi 2: ngày trở về...

Chiều 03.07.2015, ba ngày sau khi cục u được hô biến khỏi buồng phổi của tài tử Phùng Quang Thanh, diễn viên Khải Phạm và Triệu Nguyễn đã đóng xong khúc đầu của Hồi 2 phim bộ. Trong khúc phim này, Khải kể dùm cho Triệu là Thanh gọi trực tiếp Triệu và báo rằng ca phẫu thuật thành công, thành công, đại thành công. (5)

Trước đó các chuyên gia viết kịch bản của phim trường chính thống Ba Đình cũng bàn thảo thâu đêm suốt sáng về việc nên "cho" ai gọi ai. Quyết định sau cùng là "cho" nhân vật Thanh của BQP gọi nhân vật Triệu để làm nỗi bật hình ảnh chủ động, sống mạnh, sống khoẻ của Thanh. Và chỉ "cho" Thanh phôn các diễn viên đã từng có nhiều kinh nghiệm diễn xuất trong bộ phim "Nguyễn Bá Thanh không không thấy" chứ không gọi cho các tài tử bên cánh Bộ Quốc phòng, vốn là nơi phải phát đi tiếng nói chính thức liên quan đến "sự cố" của xếp sòng bộ trưởng.

Về nội dung trao đổi thì các kịch giả cũng phải tạo sự bí mật, đen đen, xám xám, mờ mờ, tối tối theo đúng phong cách... Nguyễn Bá Thanh, nên mới đối thoại rằng: 

"Ông Thanh được mổ cực kỳ tốt nhưng mổ như thế nào, ai mổ thì chúng tôi không nắm được vì bệnh viện bên Pháp có truyền thống giữ bí mật, ngay sứ quán Pháp cũng không biết..."

"Cho nên, ông Thanh sẽ về nhưng có thể không phải là ngày 9/7 như tôi tưởng mà có lẽ muộn hơn. Cụ thể khi nào thì tôi không rõ".

Không thấy, không biết, không rõ. Đó là sắc thái của bộ phim "chính thống" về "sự cố Phùng Quang Thang" đã và đang được phim trường đảng hồ ly hút dàn dựng.



________________________________





TPP có thể khiến cho điều kiện lao động ở Việt Nam tồi tệ hơn

Michelle Chen - Bao Thien (Danlambao) lược dịch - Thị trường tự do sẽ không phá vỡ được sự lệ thuộc của các nhà xưởng gia công tại đất nước này khỏi ách lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, và chế độ tiền lương ảm đạm.

Đó là một hành trình dài vượt qua hậu quả của cuộc nội chiến ở Việt Nam, chuyển đổi từ thái độ phản đối sự xâm lăng của người Mỹ để hòa mình vào đế chế của chủ nghĩa Tân Tự Do kiểu Mỹ. 

Khi Tổng thống Obama đến thăm trụ sở chính của Nike tại Oregon và đưa ra dự báo TPP chính là một mối lợi cho quá trình tạo công ăn việc làm tại Hoa Kỳ, điều này được diễn giải ở Việt Nam thành ra một vận đỏ cho các công nhân đang nhận lãnh đồng lương thấp tại các nhà máy, những người làm công chiếm 1/3 lực lượng lao động toàn cầu của của thương hiệu này. 

Hiệp ước thương mại khổng lồ này được cho là giúp cân bằng các đối tác thương mại, và xem như mang lại các điều kiện bảo hộ cho người lao động Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các bộ trưởng thương mại khẳng định những thỏa thuận như thế này sẽ bắt buộc các quốc gia thành viên cam kết cải thiện điều kiện lạo động, môi trường, và các quy định an sinh xã hội. Nhưng thật ra, lý do các nhà kinh doanh có xu hướng quan tâm đến những thỏa thuận tự do thương mại, và các công đoàn lao động có xu hướng ghét bỏ những thỏa thuận này, chính là sự tự do hóa thương mãi toàn cầu cho phép các công ty đa quốc gia dốc sức khai thác tận cùng sự thiếu hụt điều kiện bảo hộ cho người lao động thuộc các quốc gia nghèo khó. 

Trong khi các liên minh người lao động tại Hoa Kỳ lên án các thỏa thuận thương mại đang trong đàm phán sẽ dẫn đến tình trạng chuyển dịch công ăn việc làm ra khỏi biên giới Hoa Kỳ, thì cuộc khủng khoảng về công ăn việc làm đáng nói hơn chính là những loại công việc được chuyển đến những nơi nằm xa ngoài biên giới Hoa Kỳ. Tự do hóa thương mại đã phá vỡ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ, và ảnh hưởng tiên liệu được của TPP lên người lao động tại Hoa Kỳ không đáng là gì khi so sánh với dòng thác “cơ hội” tạo ra cho người lao động tại Việt Nam, những người đang phải tranh đua giành giật các hợp đồng gia công với những đối tác có điều kiện cạnh tranh tốt hơn ở Trung Quốc cho các hợp đồng từ các công ty Tây phương. 

Hiển nhiên điều này có nghĩa là “cạnh tranh” theo chiều hướng đi xuống đối với điều kiện an toàn lao động và đảm bảo công ăn việc làm - minh chứng cho việc này là vụ đình công lớn xảy ra ở công ty giày Yue Yuen ở Đông Quản, Trung Quốc đầu năm nay do những lo sợ về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu việc làm sang các nước láng giềng có mức lương thấp hơn (vâng, nghe có vẻ quen thuộc?) 

Vì thế, khi những công ăn việc làm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho Nike chuyển đến Việt Nam, một trong những nơi cung cấp chủ yếu hàng hóa cho công ty Hoa Kỳ này, họ mang đến đó những điều kiện làm việc hà khắc. Xem xét điều kiện của một công ty lớn có uy tín thì họ sẽ chọn lựa những nhà cung cấp hàng hóa cho họ với điều kiện đủ chuẩn nhân đạo, nhưng họ vẫn duy trì cách thức hợp tác với những nơi gia công có chế độ làm việc trả lương cho công nhân thấp với chỉ vài đô la một ngày (thấp hơn mức 1/3 mức lương căn bản), theo số liệu báo cáo của Liên minh Quyền lợi Người lao động (WRC). 

Các nhà xưởng thiết kế và quy hoạch nghèo nàn tại châu Á đầy rẫy những mối nguy như dễ cháy nổ, kết cấu kém an toàn, và những hiểm nguy đe dọa khác trong môi trường làm việc – tất cả giúp mang lại “hiệu quả chi phí” hơn là kiến tạo việc làm cao hơn như có thể xem xét tại Oregon. Nike thuê hơn 330.000 công nhân người Việt, nhiều người trong số họ là những lao động nhập cư từ các vùng nông thôn bị đô thị hóa, và trả công cho họ chừng 132 USD một tháng. 

Các nhà hoạt động nhận xét rằng để tạo ra thế thắng cho người lao động trong thương mại toàn cầu hơn là khiến cho họ bị thiệt thòi, các chính phủ phải đặt các chuẩn mực về thương mại ngang hàng với việc cải cách điều kiện cho người lao động, chẳng hạn như áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc tận dụng nhân công từ các trại lao động cải tạo cưỡng bức đối với người nghiện, việc này phải được xem như là một dạng bóc lột tàn độc đối với hàng ngàn người. 

Mặc dù ảnh hưởng chi phối của hệ thống chính trị lên nền kinh tế khó rõ ràng, nhiều người lao động đã báo cáo rằng họ bị “đối xử như xúc vật” trong khi họ phải sản xuất ra nhiều loại hàng hóa như banh da bóng đá, hạt điều thô, và đôi lúc phải làm việc cho cả những nhà thầu tư nhân. 

Báo cáo gần đây của Diễn đàn Quyền lợi Người lao động Quốc tế về lao động cưỡng bức tại Việt Nam khuyến cáo rằng trong quá trình đàm phán các hiệp ước thương mại, các nhà đàm phán Hoa Kỳ “không nên trao cho phía Việt Nam nhiều quyền lợi xâm nhập thị trường nội địa trừ khi chính phủ Việt Nam cam kết xóa bỏ chế độ lao động cưỡng bức và đóng cửa các trại giam cầm cai nghiện tập trung”, và nên xem xét đặt mặt hàng hạt điều thô Việt Nam vào danh sách đen của Bộ Lao động đối với các sản phẩm liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em. Ngoài các trại lao động bắt buộc đối với tù nhân, quyền lợi của người lao động ngày một xấu đi do bởi bị lạm dụng thường xuyên. 

Theo một báo cáo năm 2013 của WRC, họ phải làm việc suốt ngày cho một ca, cưỡng bức lao động, và lao động trẻ em là những việc phổ biến xảy ra trong những nhà xưởng, nơi cung cấp chủ yếu các mặt hàng cho nhiều nhãn hiệu phương Tây. Người lao động bị bao vây trong vòng tròn thiên la địa võng như lương bổng bị cắt xén và bị phân biệt đối xử giới tính và điều kiện thai sản. Nếu họ phản đối điều kiện làm việc và thiết lập ra tổ chức công đoàn độc lập khỏi sự kiểm soát của nhà nước thì họ sẽ phải đối diện với rủi ro “bị sa thải, đưa vào danh sách đen, bị xâm hại thân thể và bị bắt giam”. 

Các nhà hoạt động nhận định rằng các tổ chức công đoàn nhà nước luôn phản ứng nhanh nhạy và ngăn cản những hoạt động mang đến lợi ích cho người lao động (con số thống kê các vụ đình công trên khắp Việt Nam không ngừng gia tăng từ 420 vụ lên 980 vụ trong thời gian từ năm 2011 đến 2012). Trong những năm gần đây, những vụ đình công tự phát kéo theo hàng ngàn người lao động tham gia tại những nhà xưởng gia công cho các nhãn hiệu như Keds, Adidas đã khiến cho nhiều người bị bắt giữ, bị đàn áp, và bị giam giữ không xét xử. Theo WRC “trong khi có hơn một nửa số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có các thỏa ước lao động tập thể, thì gần như tất cả số còn lại chỉ đơn giản là đưa ra điều kiện và điều khoản mà người lao động được hưởng trong quy định của Luật Lao Động mà thôi”. Họ có thể chẳng đạt được bất kỳ điều kiện gì cho họ sau đó, bởi vì theo giải thích của một công nhân được WRC dẫn lại: “chúng tôi có thể làm việc liên tục và không còn sức khỏe, nhưng khi có bất kỳ người nào đứng lên yêu cầu được giảm giờ làm ngoài ca thì họ lập tức bị sa thải”. 

Dù TPP đang được xem xét trên bàn nghị sự tại Quốc Hội Hoa Kỳ, các nhóm bảo vệ quyền lợi người lao động vẫn tiếp tục thúc ép Việt Nam nhằm có được các điều kiện cải thiện đối với điều kiện căn bản cho người lao động trước khi ký kết bất kỳ một thỏa thuận thương mãi nào. Hai nhà hoạt động công đoàn Jim Keady và Trung Doan vừa qua đã đệ trình một thỉnh nguyện thư kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ hãy tận dụng công cụ đàm pháp đối với thỏa thuận thương mãi này để thúc đẩy Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế, như gia tăng tiền lương thêm “50% - mức đáng kể để cải thiện cuộc sống của hàng trăm ngàn gia đình người lao động”. Doan, một nhà hoạt động sống ở Australia, cho biết các đồng sự của ông ở Việt Nam đã nổ lực thành lập công đoàn độc lập ở đó nhiều năm trước đây nhưng “tất cả họ điều bị ngăn cản bằng đàn áp trước khi các tổ chức này có thể hoạt động”. 

Khi được hỏi về điều kiện của người lao động trong nội dung TPP, Bộ trưởng Lao động Tom Perez cho phóng viên tờ The Washington Post biết rằng việc chấp hành các nguyên tắc về lao động của phía Việt Nam có thể được khuyến khích thông qua áp lực lên những nhà làm luật tại Việt Nam “để tạo ra những thay đổi đáng giá trong các bộ luật của họ”, không dựa trên các yêu cầu bắt buộc mà chỉ là yêu cầu tự đáp ứng tự nguyện, theo cách có thể được xem như “kế hoạch ngẫu nhiên” (có hay không có kết quả còn tùy thuộc vào tình hình thực tế). 

Giám đốc điều hành của WRC Scott Nova nhận định về sự phiền toái trong cái gọi là “ngẫu nhiên” đối với các nổ lực không thành khi giải quyết các bất cập của người lạo động như sau: “Việt Nam vẫn được xem là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới xét về điều kiện làm việc tại các nhà xưởng, và tổ chức công đoàn độc lập bị ngăn cấm bởi pháp luật. Các đòi hỏi về quyền lợi cho người lao động, sẽ được bao hàm trong nội dung của TPP, đã có hồ sơ theo dõi đầy trong thời gian dài chứng minh tính không hiệu quả của nó, và nó hoàn toàn không có một chút xơ múi gì trong việc cải thiện sự đối xử với người lao động ở một nơi như Việt Nam” 

Và với quy chế đàm phán nhanh dường như là một cách để đẩy người lao động ở Việt Nam vào một thế quen thuộc đáng lo ngại đã từng xảy ra trước đây: năm 2012 WRC đã ghi nhận việc Bộ Lao động “đã đưa danh mục hàng may mặc của Việt Nam vào danh sách các sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, khiến cho Việt Nam là một trong bảy quốc gia trên thế giới bị quy kết điều kiện tồi tệ này”. 

Và với tình hình này, Việt Nam đang được tham gia vào một nhóm danh giá khác bao gồm nhiều quốc gia: một trong những đối tác thương mại đáng tin cậy của Hoa Kỳ.


Nguồn: 

Bản tiếng Việt:

Đường ngàn tỉ chưa xong đã lún

VŨ HỘI - Thứ Hai, ngày 6/7/2015 - 02:11
(PL)- Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) vừa mới đưa vào sử dụng tạm nhưng đã xuất hiện nhiều vệt lún, kéo dài.
Theo ghi nhận của PV, đường Mỹ Phước - Tân Vạn đoạn qua phường Thuận Giao (thị xã Thuận An) đang bị lún thành rãnh sâu 3-4 cm, kéo dài hơn 100 m. Tương tự, nhiều vị trí khác trên tuyến đường này cũng xảy ra trồi, lún bê tông nhựa gây khó khăn cho việc đi lại. Ngoài ra nhiều nắp hố ga bên đường ở đoạn qua thị xã Thuận An bị hư hỏng nặng. Người dân phải dùng cây, dây quấn tạm để cảnh báo tai nạn.
Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn có tổng vốn đầu tư hơn 1.790 tỉ đồng do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Hiện tuyến đường chưa chính thức hoàn thành nhưng đã được đưa vào sử dụng ở các đoạn đã làm xong. Việc sử dụng tạm chỉ mới vài tháng song đến nay tuyến đường ngàn tỉ này đã có nhiều hư hỏng như đã nêu.
Đoạn đường Mỹ Phước - Tân Vạn bị lún vệt bánh xe gây mất an toàn cho người đi đường. Ảnh: VŨ HỘI
Đại diện Becamex IDC cho biết đơn vị đã kiểm tra và bộ phận kỹ thuật báo cáo nguyên nhân đoạn bị lún là bị áp lực (bởi UBND thị xã Thuận An) thông xe sớm trong khi bê tông nhựa chưa đảm bảo thời gian kết dính (?!). Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân sự cố là do kỹ thuật hay yếu tố bên ngoài. “Đa số nắp cống bị hư là do xe tải chạy lên vỉa hè, đi qua chúng. Tuy nhiên, chúng tôi đã yêu cầu ban quản lý tuyến đường kiểm tra lại và thay thế kịp thời” - đại diện Becamex IDC thông tin.
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn là trục đường giao thông đi qua TP Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An (Bình Dương) dài gần 30 km. Tuyến đường rộng 30 m, được chia làm sáu làn xe với vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Khi hoàn thành sẽ nối hệ thống giao thông của toàn vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Dự kiến cuối năm 2015 dự án sẽ được hoàn thành, thông xe toàn tuyến. Chủ đầu tư sẽ tổ chức thu phí trong vòng 46 năm để hoàn vốn đầu tư.

VŨ HỘI

Dân tố bị công an bạt tai

 GIA TUỆ - Thứ Hai, ngày 6/7/2015 - 07:30
(PL)- Lãnh đạo công an nơi có cán bộ bị tố bạt tai người dân đã có các động thái tích cực vào cuộc để xử lý.
Cơ quan Công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang xác minh lời tố giác của một người dân nói rằng đã bị cán bộ công an huyện này bạt tai ngay tại trụ sở công an.
Trưa 2-7, anh Lê Văn Hòa (23 tuổi, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) nói với PV anh đã phải tháo chạy khỏi trụ sở Công an huyện Phong Điền. Trước đó anh được công an huyện mời đến để làm rõ vụ cố ý gây thương tích mà anh trai anh (tên Lê Văn Thuận) là nạn nhân.
Theo anh Hòa, anh Thuận có đơn trình báo với công an việc mình bị hai thanh niên ở cùng xã chọi đá vào ngực đến ngất xỉu phải đi bệnh viện cấp cứu. Đơn nêu rõ sự việc có cha ruột và em trai (là anh Hòa) chứng kiến. Vì vậy, công an mời anh Hòa đến làm việc.
Trưởng, phó công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang lắng nghe người tố giác trình bày. Ảnh: GIA TUỆ
“Bị tát tai…”
Theo anh Hòa, sáng 2-7, anh đến phòng trực ban công an huyện nhưng anh công an trực ban nói ra ghế đá chờ. Anh Hòa ngồi chưa đầy năm phút thì một anh công an dáng mập, mặc sắc phục cảnh sát đeo hàm không sao, không vạch (sau này được xác định tên Vũ, đang thực tập tại công an huyện - PV) yêu cầu vào phòng trực ban ngồi.
“Vào phòng trực ban còn có hai công an khác. Tại đây, tôi được anh công an hồi nãy đưa cho tờ giấy yêu cầu viết lời khai. Tôi hỏi lại viết cái gì thì anh ấy nói cứ viết đi. Tôi chưa viết gì thì khoảng 1-2 phút sau, một người khác (sau này xác định là Thiếu úy Dương Thành Tâm - NV) lại gần rồi vung tay tát vào má trái tôi. Tôi phản ứng, hỏi tại sao đánh tôi thì anh nói: “Mày hỗn láo quá”. Dứt lời, anh táng tiếp cái nữa...” - anh Hòa nói.
Anh Hòa trình bày sau đó còn bị người này và anh công an dáng mập kéo vào một phòng khác bạt tai, đánh vào người và yêu cầu ghi tiếp lời khai. Anh Hòa nói qua phòng trực ban mới ghi và được đáp ứng. Trong lúc đang viết, thấy các anh công an lơ là nên bật dậy chạy ra khỏi cổng rồi lấy xe chạy thẳng. “Gia đình tôi là bị hại, đang có đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tôi không hiểu sao khi được công an mời làm việc thì bị hành xử như vậy” - anh Hòa nói.
Xử lý tới nơi nếu có đánh
PV Pháp Luật TP.HCM liên hệ, phản ánh sự việc với Thượng tá Đinh Văn Nơi - Trưởng Công an huyện Phong Điền. Vừa nhận thông tin, Thượng tá Nơi đề nghị PV liên hệ với người khiếu nại, mời giùm đến để công an huyện xác minh, giải quyết.
Sau đó, Thượng tá Nơi cùng cấp phó là Thượng tá Hoàng Đình Thiện đã trực tiếp gặp anh Hòa cùng mẹ ruột của anh. Anh Hòa tiếp tục khẳng định đã bị bạt tai ba lần và bị đánh. Nghe xong, Thượng tá Nơi đã chỉ đạo đội nghiệp vụ giới thiệu và đưa anh Hòa đến bệnh viện thăm khám.
Kết quả từ phía bệnh viện đã xác định anh Hòa bị chấn thương phần mềm vùng má. Trả lời PV về vụ việc, Thiếu úy Tâm (người bị tố đã bạt tai anh Hòa) nói có gặp anh Hòa tại phòng trực ban vào sáng 2-7 và hướng dẫn (giùm điều tra viên thụ lý vụ trình báo của anh Thuận) viết tường trình. “Tôi biết anh Hòa là em của phía bị hại trong vụ việc công an đang thụ lý nên tôi không có động cơ, mục đích gì để đánh anh Hòa cả. Tôi không đánh” - Thiếu úy Tâm khẳng định.
Thượng tá Nơi cho biết công an huyện đã yêu cầu Thiếu úy Tâm và người bị tố là đã đánh vào lưng, bụng anh Hòa (tên Vũ) viết tường trình. “Sau khi những người có liên quan tường trình, chúng tôi sẽ họp đơn vị để xem xét và có kết luận. Nếu thông tin khiếu nại nói trên là đúng, chúng tôi sẽ xử lý đến nơi đến chốn” - Thượng tá Nơi cam kết.
Pháp Luật TP.HCM tiếp tục theo dõi quá trình giải quyết vụ việc của Công an huyện Phong Điền để thông tin đến bạn đọc.

GIA TUỆ

Lấy đất nghĩa trang làm đường cao tốc, múc luôn mồ mả của dân

(NLĐO) - Một doanh nghiệp được chính quyền xã cho phép khai thác đất khu nghĩa trang làm đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã múc luôn mồ mả của người dân

Nhiều người dân ở thôn Bình Hội, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đang rất lo lắng và bức xúc bởi mồ mả của người thân có nguy cơ bị xâm hại khi doanh nghiệp lấy đất phục vụ tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Gia đình ông Nguyễn Công Lý bức xúc vì doanh nghiệp khai thác đất chỉ cách mộ mẹ mình chừng 2 m
Gia đình ông Nguyễn Công Lý bức xúc vì doanh nghiệp khai thác đất chỉ cách mộ mẹ mình chừng 2 m

Theo phản ánh, tháng 4-2015, Công ty TNHH Đại Việt (gọi tắt là Công ty Đại Việt) được UBND tỉnh Quảng Nam cho phép khai thác đất bán cho đơn vị thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tại khu vực quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân xã Bình Quế ở thôn Bình Hội. Điều đáng nói, khu vực này có hàng trăm ngôi mộ nhưng chính quyền địa phương không bố trí đất để người dân di dời trước khi cho doanh nghiệp múc đất.

Dẫn chúng tôi đến khu quy hoạch nghĩa trang xã Bình Quế, ông Nguyễn Công Lý (ngụ thôn Bình Hội) chỉ nơi Công ty Đại Việt múc đất cách phần mộ của mẹ ông chừng 2 m. Tại một điểm khác là mộ của dòng họ Triệu Tấn cũng bị doanh nghiệp múc đất xung quanh cách mộ gần 10 m.

 Đau lòng khi đất gần phần mộ mẹ bị khoét sâu nhưng do xã chưa bố trí đất nên gia đình ông Lý chẳng biết di dời đi đâu
Đau lòng khi đất gần phần mộ mẹ bị khoét sâu nhưng do xã chưa bố trí đất nên gia đình ông Lý chẳng biết di dời đi đâu

“Chúng tôi yêu cầu chính quyền san lấp một mảnh đất trong khu nghĩa trang trước khi múc đất để di dời mồ mả người thân nhưng không thấy xã thực hiện. Công ty múc đất sát mộ của mẹ tôi thế này thử hỏi sao mà không đau lòng” - ông Lý bất bình.

Mồ mã của dòng họ Triệu Tấn cũng bị múc rất sát
Mồ mả của dòng họ Triệu Tấn cũng bị múc rất sát

Không chỉ múc đất gần phần mộ này, để có đường vào khai thác đất, Công ty Đại Việt đã thương lượng với người dân mở một con đường để lưu thông. Quá trình mở đường, công ty đã múc luôn một phần mộ của người thân ông Phạm Văn Tùng (SN 1947, ngụ thôn Bình Hội). Khi nhiều người của dòng họ Phạm phản ứng thì công ty mới thuê thầy cúng về tìm phần mộ để gia đình ông Tùng di dời đi.

Gia đình ông Tùng còn một phần mộ khác nằm bên con đường này. Thời điểm chúng tôi đến hiện trường, ngôi mộ đất này cũng bị hư hỏng một phần do bị xe chở đất chạy ngang. Ông Tùng cho biết gia đình ông đã nhận tiền đền bù nhưng do chưa có đất nên chưa biết di dời đi đâu.

Mộ của gia đình ông Phạm Văn Tùng bị xe chạy qua làm hư hỏng
Mộ của người thân ông Phạm Văn Tùng bị xe chạy qua làm hư hỏng

Ngoài ra, trên tuyến đường này còn có một ngôi mộ không xác định nhân thân (người dân gọi là mộ “cô bác”) cũng bị công ty san lấp khi mở đường. Sau khi người dân phản ứng, đơn vị này mới dựng một trụ bê-tông ở gần đó để đánh dấu nhưng vẫn cho xe chạy ngang khiến trụ bê-tông bật gốc.

“Hiện gia đình tôi còn hàng chục ngôi mộ ở trên khu vực này nhưng chưa có đất để di dời đi. Ngày nào chúng tôi cũng nơm nớp lo sợ có khi nào họ múc luôn mộ của người thân thì lẽ nào chúng tôi phải đào đường cao tốc lên để mà tìm hay sao?” - ông Nguyễn Công Huệ (ngụ thôn Bình Hội), lo lắng.

Ngôi mộ vô chủ bị công ty Đại Việt mở đường vùi lấp hằng ngày vẫn bị các xe chở đất chạy qua

Ngôi mộ vô chủ bị công ty Đại Việt mở đường vùi lấp hằng ngày vẫn bị các xe chở đất chạy qua

Làm việc với phóng viên, đại diện UBND xã Bình Quế gồm Chủ tịch UBND xã Lê Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Thái Hậu và ông Đinh Tấn Dũng, Văn phóng thống kê xã, xác nhận có sự việc Công ty Đại Việt múc mộ gia đình ông Tùng và san lấp một ngôi mộ “cô bác” khi mở đường.

“Khi nghe tin mồ mả của gia đình ông Tùng bị múc đi, chúng tôi đã yêu cầu công ty dừng mọi việc để tìm mộ ngay hôm đó, còn ngôi mộ “cô bác” thì sắp tới sẽ được di dời đi” - một lãnh đạo xã Bình Quế nói.

Liên quan đến việc Công ty Đại Việt múc đất gần mộ gia đình ông Lý, đại diện xã Bình Quế cho biết, sau khi biết thông tin xã đã yêu cầu công ty lấp đất lại bởi xã đã quy định múc đất cách mộ dân ít nhất 10 m. Cũng theo đại diện xã Bình Quế, do quỹ đất xã bị thiếu nên đành phải làm theo kiểu “cuốn chiếu”, sau khi có mặt bằng xã sẽ san lấp một khu tạm để người dân di dời mộ vào.

03/07/2015 18:28
Tin-ảnh: Q.Vinh

Hàng Trung Quốc “chiếm” thị trường

Theo NLD-05/07/2015 22:07
Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn và những con số nhập lậu không thống kê được đang làm méo mó thị trường, đè bẹp hàng sản xuất trong nước

Các chuyên gia kinh tế từng khuyến cáo về số liệu chênh lệch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng phải đến khi đại biểu Mai Hữu Tín lên tiếng tại nghị trường Quốc hội, chuyện này mới thật sự gây sốc. Nếu số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc là chuẩn thì có thể thấy một lượng lớn hàng hóa đã nhập lậu và xuất lậu qua biên giới mà cơ quan quản lý Việt Nam không kiểm soát được.

Bất lợi cho Việt Nam

Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng trầm trọng. Nếu năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc là 12,4 tỉ USD thì đã tăng lên 16,3 tỉ USD vào năm 2012 và 29 tỉ USD trong năm 2014.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nhập khẩu - từ 9% năm 2001 lên 28% năm 2013. Nếu tính cả Đài Loan và đặc khu hành chính Hồng Kông, tỉ trọng nhập khẩu từ khối thị trường này lên tới 36% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Hàng hóa Trung Quốc đang đè bẹp hàng sản xuất trong nước Ảnh: Tấn Thạnh
Hàng hóa Trung Quốc đang đè bẹp hàng sản xuất trong nước Ảnh: Tấn Thạnh
Vấn đề nguy hiểm hơn, lớn hơn cho nền kinh tế Việt Nam là đã phát sinh chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam. Số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc năm 2014 cho thấy Việt Nam nhập siêu từ nước này lên tới 43,8 tỉ USD, trong khi Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố chỉ 29 tỉ USD.

Về lý thuyết, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc mà Việt Nam ghi nhận (đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm) thường phải cao hơn giá trị Trung Quốc ghi nhận nhưng ở đây, thống kê của cơ quan quản lý 2 nước lại vênh nhau khoảng 20 tỉ USD, chỉ riêng năm 2014.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Trinh - Nguyễn Việt Phong về mối quan hệ thương mại với Trung Quốc cho thấy trong cả giai đoạn từ 2001-2012, số liệu về cán cân thương mại giữa 2 quốc gia luôn khác nhau. Đặc biệt, chênh lệch số liệu cao nhất trong năm 2010 là 3,6 tỉ USD, năm 2011 là 4,7 tỉ USD và năm 2014 lên đến 20 tỉ USD. Như vậy, một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc đã lọt vào lãnh thổ Việt Nam mà cơ quan quản lý không kiểm soát được?

Hàng nào nhập lậu nhiều nhất?

Theo phân tích của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, từ số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc năm 2013, hàng nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam hơn 11,7 tỉ USD. Trong đó, các mặt hàng có khả năng nhập lậu nhiều là rau củ, trái cây… chênh lệch hơn 1,1 tỉ USD. “Khủng” nhất là hàng may mặc và các nguyên phụ liệu như bông, sợi, xơ...  khi chênh lệch đến 8,2 tỉ USD.

Đáng chú ý, đối với hàng may mặc như phụ kiện đan, móc (theo mã 61), Việt Nam nói nhập từ Trung Quốc chỉ 210 triệu USD nhưng cơ quan thống kê nước này công bố xuất sang Việt Nam tới 4,77 tỉ USD. Mặt hàng bông, Việt Nam thống kê nhập từ Trung Quốc chỉ 930 triệu USD nhưng nước này đưa con số 2,5 tỉ USD. “Sắt thép, kim loại cũng chênh lệch số liệu tới 2,2 tỉ USD cho thấy nhập lậu rất khủng khiếp, ngành thép trong nước làm sao cạnh tranh nổi?” - ông Tuấn dẫn chứng.

Khó hiểu nhất, theo vị chuyên gia đến từ Fulbright, là chênh lệch số liệu ở mặt hàng điện, thiết bị điện tử, linh kiện điện tử… Việt Nam công bố nhập khẩu từ Trung Quốc 2,45 tỉ USD, phía Trung Quốc thống kê lên tới 7 tỉ USD. Tại sao có sự chênh lệch số liệu lớn như vậy, một phần có thể do doanh nghiệp khai giá thấp để chuyển giá về công ty mẹ ở nước ngoài, phần còn lại là hàng nhập lậu!

Mới là bề nổi

Tại hội thảo về tăng cường hoạt động thương mại, xuất khẩu qua Trung Quốc tổ chức cuối tuần qua, đại diện Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM cho biết kim ngạch thương mại 2 nước đã cán mốc 83,5 tỉ USD vào năm 2014, trong khi số liệu Việt Nam đưa ra chỉ 58,7 tỉ USD (chênh lệch gần 25 tỉ USD).

Ông Ngô Viết Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu, thắc mắc: “Ngoài cách thống kê khác nhau, có phải việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giữa 2 nước còn lỏng lẻo? Hiện có nhiều thương nhân Trung Quốc đến các cảng cá ở Việt Nam để thu mua trực tiếp từ nông dân. Sau đó, họ xuất tiểu ngạch về nước gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và cũng góp phần làm chênh lệch số liệu thống kê”.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng yếu tố đầu tiên làm chênh lệch số liệu thống kê giữa 2 nước là buôn lậu nhưng không phải tất cả. Chẳng hạn, những mặt hàng tạm nhập tái xuất khi vào Việt Nam không được bóc tách để thống kê riêng (khác với Trung Quốc và các nước) nên sẽ có chênh lệch số liệu.

“Vừa rồi, người em của tôi mua một đầu DVD trên mạng eBay từ Trung Quốc gửi về Việt Nam, giá thanh toán hơn 130 USD. Khi tôi ra nhận hàng, thấy giá hải quan áp dụng để nộp thuế nhập khẩu lên tới 185 USD. Tôi thắc mắc, hải quan nói: Giá trên tờ khai phía Trung Quốc chỉ 60 USD nên hải quan Việt Nam không chấp nhận và đã quyết định áp mức giá 185 USD để tính thuế nhập khẩu” - ông Tuấn dẫn câu chuyện để thấy chênh lệch số liệu do việc ghi giá trị hàng hóa của hải quan 2 nước.

Né thuế
TS Bùi Trinh cho rằng yếu tố ghi giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan rất quan trọng, tác động lớn đến chênh lệch số liệu, nhất là với những doanh nghiệp làm gia công. Chẳng hạn, doanh nghiệp dệt may trong nước làm gia công cho doanh nghiệp Trung Quốc, ký mua đơn hàng vải các loại 5 triệu USD ở Trung Quốc nhưng về Việt Nam chỉ khai báo hải quan 2 triệu USD để né thuế hoặc trốn thuế. Cách làm này khá phổ biến. “Ngành hải quan phải tìm ra biện pháp để hạn chế tình trạng ghi sai lệch giá trị hàng hóa để né thuế” - ông Trinh nói.

THÁI PHƯƠNG

Ngân hàng Thế giới xóa đoạn báo cáo chỉ trích Trung Quốc

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 05-07-2015 19:12

media
Cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm đến 30% trong vòng có hai tuần.REUTERS/Aly Song

AFP ngày 05/07/2015 cho biết, Ngân hàng Thế giới, có trụ sở tại Washington, vừa xóa bỏ một đoạn trong báo cáo về kinh tế Trung Quốc. Đây là đoạn văn có nội dung chỉ trích mạnh mẽ nền kinh tế thứ hai thế giới, đặc biệt là sự mờ ám trong lĩnh vực tài chính.

Ngày 01/07/2015, Ngân hàng Thế giới ra báo cáo khẳng định những thành quả của ba thập niên phát triển của Trung Quốc có khả năng bị hủy hoại, nếu sự hiện diện rộng khắp của Nhà nước Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính không được thu hẹp lại. Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị Trung Quốc sửa đổi lại « tình trạng lãng phí trong một số đầu tư, tình trạng nợ nần chồng chất, và một hệ thống tài chính phi chính thức rất ít được điều chỉnh bằng pháp luật ».

Tuy nhiên, hai ngày sau đó, định chế này ra thông điệp cho biết đoạn văn này đã bị xóa, với lời giải thích : « Đoạn 3 về lĩnh vực tài chính trước đây nằm trong báo cáo đã được xóa bỏ, vì đoạn này không tuân thủ quy chế kiểm tra và thẩm định thông thường của Ngân hàng Thế giới ». AFP không liên lạc được với các đại diện của Ngân hàng Thế giới tại Bắc Kinh hôm nay.

Đoạn báo cáo này chỉ trích hệ thống tài chính mờ ám của Trung Quốc vừa bị xóa bỏ, trong bối cảnh chứng khoán của Trung Quốc đang điêu đứng, với trị giá cổ phiếu sụt giảm gần 30% chỉ trong hơn hai tuần lễ (từ giữa tháng 6/2015), tạo một không khí gần như hoảng loạn. Đợt sụt giảm chưa từng có này đánh dấu chấm hết cho một giai đoạn sốt chứng khoán, kéo dài từ hơn nửa năm nay, với trị giá cổ phiếu tăng hơn gấp đôi. Nguồn tín dụng chủ yếu thúc đẩy bong bóng chứng khoán này là các khoản cho vay hết sức dễ dãi, và không được kiểm soát, tại « thị trường tín dụng không chính thức », với lãi suất lên đến 17%./năm.

Theo nhận định của Reuters, thị trường tín dụng không chính thức tại Trung Quốc có sự tham gia của các ngân hàng thương mại lớn nhất nước, tất cả đều là ngân hàng công, nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, các công ty đầu tư và vô số các công ty chứng khoán khác. Rất nhiều trong số các tổ chức trung gian này chỉ mới tồn tại chưa đầy một năm nay, nhưng thường nhận được sự hậu thuẫn của các ngân hàng hay doanh nghiệp nhà nước, và hoạt động bên ngoài sự kiểm soát của các cơ quan tài chính hay chứng khoán. Vẫn theo Reuters, cho dù cổ phiếu Trung Quốc sụt giá tổng cộng hơn 2.000 tỷ euro trong bốn tuần gần đây, mô hình vận hành hiện nay vẫn còn chưa bị đặt thành vấn đề.

Bắc Kinh và các định chế tài chính Trung Quốc lo ngại chứng khoán sụp đổ làm bất ổn thêm thị trường tài chính, khiến tăng trưởng kinh tế vốn đã chững lại bị ảnh hưởng thêm nữa. Hôm nay, chính quyền Trung Quốc vừa bắt giữ một người đàn ông 29 tuổi, bị nghi ngờ đã truyền đi trên mạng tin đồn, theo đó nhiều người đã nhảy lầu tự sát, vì chứng khoán sụp đổ.

Hillary Clinton tố cáo đích danh Trung Quốc là kẻ cắp thông tin

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 05-07-2015 18:46

media
Hillary Clinton trong chương trình vận động tranh chức ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ. REUTERS/Donna Carson

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 04/07/2015 đã có lời lẽ nặng nề khác thường nhắm vào Trung Quốc. Trong một buổi vận động tranh cử giành chức ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, bà Clinton đã cáo buộc đích danh Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp đủ loại thông tin tại Mỹ từ tin mật cho đến không mật.

Phát biểu nhân một cuộc mít tinh tại bang New Hampshire, bà Clinton tố cáo Trung Quốc là đã đánh cắp các bí mật thương mại cũng như « một khối lượng thông tin khổng lồ của chính phủ (Mỹ). Đây là những hành vi trên quy mô rộng lớn vì theo bà, tin tặc Trung Quốc đã cố gắng thâm nhập vào mọi thực thể không di chuyển được tại Mỹ ». Theo giới quan sát, lời lẽ của bà Clinton về Trung Quốc dữ dội hơn rất nhiều so với ngôn từ thường được chính quyền Dân chủ của Tổng thống Barack Obama sử dụng, kể cả thời bà còn làm Ngoại trưởng.

Theo hãng Reuters, người tranh chức ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ xác định rằng dù ai cũng muốn thấy sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, nhưng mọi người cần phải hết sức cảnh giác vì « quân đội Trung Quốc đang phát triển rất nhanh chóng, họ đang thiết lập căn cứ quân sự có khả năng một lần nữa đe dọa các nước có hiệp ước với Mỹ như Philippines vì Trung Quốc cho xây dựng ở nơi có tranh chấp ».

Bà Clinton nói tiếp : « Tại Mỹ, (Trung Quốc) cũng đang cố gắng để thâm nhập trái phép qua mạng internet vào tất cả mọi thứ không di chuyển ở Mỹ, đánh cắp bí mật thương mại ... từ các nhà thầu quốc phòng, ăn cắp một lượng thông tin khổng lồ của chính phủ, tất cả đều nhằm giành phần hơn cho mình ». Cựu Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013 là một trong những người nhiều triển vọng được đề cử làm ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2016.

Dân Trung Quốc mới mất 2,300 tỷ đô la

Trong khi cả thế giới đang theo dõi chuyện kinh tế nước Hy Lạp, ít người để ý chuyện dân Trung Hoa vừa mới mất 2,360 tỷ đô la trong thị trường chứng khoán. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản lượng nội địa nước Trung Quốc và lớn gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.

Quý vị độc giả Người Việt có thể “bình chân như vại” vì chẳng mấy ai đang làm chủ các cổ phiếu ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Khác với các thị trường New York hay London, trong tổng số cổ phiếu trong thị trường Trung Quốc người ngoại quốc chỉ làm chủ 1.5%. Trong ngày Thứ Sáu, 3 Tháng Bảy, thị trường Thượng Hải lên xuống lung tung, một phút lên 5% rồi phút sau xuống 6%, vào cuối này đã mất 6%.

Ngày 12 Tháng Sáu thị trường Thượng Hải lên cao nhất trong bảy năm, hôm nay đã giảm mất 29% giá trị, thị trường Thẩm Quyến mất 32%. Tại sao các cổ phiếu Trung Quốc lại xuống nhanh như vậy? Lý do chính là nó đã lên quá nhanh một cách bất thường; Thượng Hải tăng thêm 40% và Thẩm Quyến tăng hơn 90% từ đầu năm cho tới khi sụt giá.

Giá cổ phần thường tăng lên khi lợi nhuận của các công ty cũng như triển vọng sản xuất trong nước tốt đẹp hơn. Nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay yếu nhất kể từ năm 2009, khi chính phủ Bắc Kinh bơm thêm 800 tỷ đô la kích thích. Triển vọng phát triển trong các năm tới cũng xuống thấp so với mười năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty trong nước đã sút giảm.

Nghĩa là cổ phiếu ở Trung Quốc đã tăng giá một cách bất thường; tất cả là do các nhà đầu tư hy vọng vào các kế hoạch kích thích của nhà nước để cứu vãn thị trường. Mối hy vọng của giới đầu tư là một ảo ảnh. Nhiều người đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc đang suy yếu sang thị trường chứng khoán, đẩy cho giá cổ phiếu lên cao. Trong Tháng Mười Hai năm ngoái, 700,000 người mở trương mục mới mua cổ phiếu. Ðến giữa Tháng Tư trong một tuần lễ có thêm tới bốn triệu trương mục mới, theo số liệu của công ty nghiên cứu BlackRock. Với nhiều người mới tham gia vào thị trường, số hoạt động mua bán cũng tăng rất nhanh, một trạng thái không bình thường,

Bình thường, trị giá tổng số các cổ phiếu đổi tay trong một năm vẫn lớn hơn giá trị tất cả các cổ phiếu ghi tên. Khi thị trường khủng hoảng, số đổi tay tăng lên bất thường. Ở Mỹ, năm 2008 lúc cơn khủng hoảng tài chánh lên cao nhất, số cổ phiếu đổi tay lớn bằng bốn lần giá trị trung bình của tất cả các cổ phiếu ghi tên, gọi là “vòng quay” (turnover) 400%. Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ “vòng quay” ở Trung Quốc là 180% và 160%; còn ở Mỹ là 178% và 124%, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới. Hiện tượng lạ lùng diễn ra ở Trung Quốc gần đây là các cổ phiếu mua đi bán lại nhiều quá, trị giá số cổ phiếu đổi tay trong một tháng lớn gấp sáu lần trị giá của cả thị trường, theo tài liệu của Ngân Hàng Credit Suisse.

Nhưng mối lo lớn nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc là càng ngày càng nhiều người vay nợ để đầu tư, gọi là “margin trading accounts.” Vì lãi suất khi vay tiền rất thấp so với hy vọng lợi suất cao khi đem tiền mua cổ phiếu. Số trương mục vay nợ để đầu tư đã tăng 86% trong năm 2014, theo Oxford Economics. Mối nguy hiểm ẩn tàng là khi người vay nợ mua một số cổ phần rồi giá các cổ phần đó xuống, họ phải lo trả bớt nợ theo luật định. Họ sẽ phải bán các cổ phần của mình ngay để có tiền trả, kéo theo các cổ phần khác cùng xuống. Ðó là một lý do nữa khiến các thị trường Thượng Hải hay Thẩm Quyến mất gần một phần ba giá trị trong mấy tuần lễ qua.

Ai là người đã mất tiền? Rất nhiều ngân hàng, xí nghiệp và doanh nghiệp nhà nước mua cổ phiếu, nhưng những người mất tiền nặng nhất là các nhà đầu tư nhỏ, gọi là “mua lẻ.” Chỉ có 10% đến 12% người dân Trung Hoa làm chủ các cổ phần. Những người mua lẻ cũng là nhóm hay đi vay nợ để mua. Họ tiết kiệm nhưng không muốn gửi tiền vào các ngân hàng của nhà nước vì lãi suất thấp quá. Họ cũng có máu cờ bạc, và lại tin tưởng rằng nhà nước thế nào cũng bảo vệ giá trị các thị trường chứng khoán.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thị trường hóa, phần lớn còn nằm trong tay nhà nước, tức là trong tay đảng Cộng Sản. Nhiều nhà đầu tư thuộc gia đình giới cầm quyền giàu có, sẵn tiền mà không thích kinh doanh. Cho nên chính quyền nâng giá các cổ phiếu cũng là giúp bảo vệ tài sản của các đảng viên cao cấp. Cuối tuần trước, Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã nới lỏng tiền tệ để kích thích đầu tư; vừa cắt lãi suất, lần thứ tư trong năm, vừa giảm bớt số tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ theo luật định. Ngày Thứ Năm, Sở Chứng Khoán lại bãi bỏ một điều lệ có mục đích ngăn chặn việc vay tiền quá nhiều khi mua cổ phiếu. Trong khi đó, đáng lẽ phải đặt ra các điều kiện gắt gao hơn mới cản bớt được các tay đầu cơ liều lĩnh vay tiền mua cổ phiếu.

Ngoài các biện pháp tiền tệ, chính phủ Bắc Kinh còn dùng các thủ đoạn “phi tài chánh” để giữ giá và đẩy giá chứng khoán lên cao. Bắc Kinh mới loan tin sẽ cho phép các quỹ hưu bổng công chức địa phương được mua các cổ phiếu; tức là đầu tư tiền hưu bổng vào các chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tức là nâng giá thị trường bằng một bản tin! Nhưng suốt mấy tháng qua, các báo, đài do đảng Cộng Sản kiểm soát đã đưa ra những tin tức và bình luận về tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán, một cách thúc đẩy các nhà đầu tư lẻ mua cổ phiếu. Trong ngày Thứ Ba, 30 Tháng Sáu vừa qua, trong lúc thị trường đã tụt giảm hơn hai tuần, trang mạng thepaper.cn đã cho chiếu một hoạt họa hình một bà lên tiếng cảm ơn nhà nước đang hỗ trợ thị trường chứng khoán. Bà này cũng tố cáo “các thế lực thù địch ngoại quốc” đang ngấm ngầm phá thị trường chứng khoán Trung Quốc! Trang thepaper.cn do đảng Cộng Sản chỉ huy, có nội dung nhắm vào giới trẻ. Phim hoạt họa này lập tức được truyền đi trên các mạng nhiều người vào nhất là Weibo và WeChat. Nhiều công dân mạng đã hùa theo, chỉ trích “bàn tay ngoại quốc an thiệp,” trong đó tên của công ty đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã được nêu ra.

Cũng trong ngày Thứ Ba, Hiệp Hội Các Quỹ Ðầu Tư Trung Quốc, một cơ quan chế độ đảng Cộng Sản cầm đầu, công bố một thư ngỏ kêu gọi các quỹ đầu tư hãy đoàn kết cùng nhau giúp ổn định thị trường! Nói cách khác, họ khuyến khích mọi người Trung Hoa hãy ngưng bán các cổ phiếu, và hãy mua, vì lòng yêu nước! Với các hành động khuyến khích rầm rộ này, chỉ số các thị trường đã tăng lên bất ngờ, được một thời gian; nhưng không kéo dài.

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn quen thuộc, là mỗi khi gặp khó khăn lại đổ tội cho “bàn tay ngoại quốc. Bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh đã làm ngơ cho những tin đồn đại trên được lưu hành, phổ biến trên mạng Internet hơn một ngày. Theo tin Reuters thì phải đợi tới chiều Thứ Tư, Bắc Kinh mới xác định rằng không hề có chuyện công ty Goldman Sachs hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc nào đã lũng đoạn thị trường Trung Quốc! Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng “Vốn ngoại quốc chỉ đóng vai một phần nhỏ trong cả thị trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy người ngoại quốc bán ‘short,’ tức là mượn cổ phiếu để bán trong khi chờ thị trường xuống giá.”

Những nhà đầu tư lẻ chiếm 80% các hoạt động mua bán cổ phiếu, khác hẳn với thị trường Mỹ, nơi hơn 80% các vụ mua bán trong thị trường là do các công ty tài chánh lớn với số vốn hàng tỷ đô la. Nhiều người đầu cơ vay tiền mua cổ phiếu để đẩy giá lên, chờ đến ngày bán tháo chạy trước khi giá xuống. Trên thị trường có loại các cổ phiếu A chỉ các công dân Trung Quốc mới được mua, loại này lên giá cao nhất khiến cho giá một cổ phần lớn gấp 50 đến 100 lần lợi nhuận đã đạt được trong năm trước, tiếng nhà nghề gọi là tỷ số P/E (Price/Earnings). Cùng thời gian đó, tỷ số P/E của những cổ phần khác chỉ lên tới 10 lần.

Dù chỉ có dưới 10% dân Trung Hoa tham dự thị trường chứng khoán, nhưng con số cũng lên tới hàng trăm triệu. Hiện nay nhiều nhà đầu tư mất tiền đã coi chính Ðảng Cộng Sản chịu trách nhiệm; vì đảng đã khuyến khích người dân đi mua cổ phiếu. Hàng chục triệu các nhà đầu tư lẻ đã mất tiền và có thể đã mất hết những món tiền dành dụm suốt đời. Ðây là một rủi ro chính trị cho cả đảng Cộng Sản vì những người này cũng thuộc giai cấp trung lưu xưa nay vẫn ủng hộ đảng. Họ không những oán trách đảng Cộng Sản để cho thị trường sụp đổ khiến họ mất tiền, mà còn oán đảng đã khuyến khích họ bỏ tiền vào một “sòng bạc” là thị trường chứng khoán.

Trong tuần tới, trước khi thị trường mở cửa, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp trấn an và nâng giá thị trường. Nói cách khác, họ sẽ bơm thêm hơi vào một trái bóng mong manh, có thể chỉ còn chờ tới ngày trái bóng nổ lớn hơn. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh sẽ mở cuộc điều tra để truy tố một số người đầu cơ thị trường để tìm ra người chịu tội thay cho đảng cộng sản.

Vụ sút giảm của thị trường Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, dù số người mất tiền sẽ bớt chi tiêu nhưng họ chỉ bớt mua các món hàng xa xỉ; cho nên nói chung, số tiêu thụ của hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ không thay đổi. Hơn nữa, giá cổ phiếu tụt giảm lần này là một hiện tượng tự nhiên, đã được giới đầu tư quốc tế chờ đợi. Khi nền kinh tế một nước giảm bớt tốc độ tăng trưởng và các doanh nghiệp cũng bớt kiếm lời thì không có lý do nào để thị trường chứng khoán tăng lên hàng 40% hay 90% như ở Thượng Hải và Thẩm Quyến trong sáu tháng qua. Ngày Thứ Sáu, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng xuống theo lục địa nhưng nhẹ hơn nhiều, còn các thị trường Mỹ và Châu Âu chỉ mất từ 0.1% đến 0.4%.

Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ còn lo. Bắc Kinh đã tìm đủ cách để giữ giá các cổ phiếu mà không quan tâm đến hậu quả lâu dài. Theo tiên đoán của Oxford Economics, một công ty nghiên cứu, thì giá chứng khoán ở Trung Quốc sẽ giảm thêm chừng 35% nữa mới vào thế quân bình, phản ảnh đúng tình hình kinh tế. Tức là giới đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mất hơn một ngàn tỷ đô la nữa. Trong lúc đang lo củng cố quyền hành, như vụ đưa tập đoàn Chu Vĩnh Khang ra tòa về tội tham nhũng mới đây, chắc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ.

Theo NguoiViet-03-072015 5:42:07 PM
Ngô Nhân Dụng

Việt Nam: Tự do cho báo chí!

Đề dẫn hội thảo “Việt Nam: Tự do cho báo chí” của nhà báo Phạm Chí Dũng - Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Nhân sự kiện kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam - IJAVN (4/7/2014 - 4/7/2015), IJAVN đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Việt Nam: Tự do cho báo chí” tại Chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn.

Tự do cho báo chí, không phân biệt báo chí nhà nước hay phi nhà nước, là yêu cầu bức thiết ở Việt Nam. Hội thảo giống lên tiếng nói lương tâm và trách nhiệm cho các nhà báo, cùng tinh thần vận động quốc tế về dân chủ và nhân quyền cho báo chí trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông và xu thế xoay trục của Hoa Kỳ về Châu Á-Thái Bình Dương.

Thực trạng báo chí Việt Nam

- Điều 25 Hiến Pháp 2013 viết, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên trong thực tế, quyền được thông tin của báo chí phụ thuộc vào Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Bộ Thông Tin Truyền Thông, Bộ Công An và công an các tỉnh thành về định hướng tư tưởng và tuyên truyền; theo dõi báo chí và nhà báo; xử phạt báo chí vi phạm những nội dung “nhạy cảm,” cố ý che giấu, đặc biệt thực trạng xã hội, kinh tế, đảng viên, tham nhũng, nhân quyền, tù nhân chính trị...

Mọi cơ quan truyền thông đều chịu sự lãnh đạo của chi bộ đảng hoặc đảng ủy của cơ quan đó. Tổng biên tập báo, giám đốc kênh truyền hình hoặc giám đốc đài phát thành phải nằm trong cấp ủy.

Tự do sáng tác về báo chí và văn học nhưng không tự do xuất bản. Phần lớn bản thảo tâm huyết của phóng viên và cộng tác viên bị cắt xén hoặc không được đăng tải.

Trong khi đó, báo chí nhà nước vẫn giữ im lặng bởi thói quen trì trệ, tâm lý bảo thủ và sợ hãi.

- Hạn chế quyền được giữ kín nguồn tin của nhà báo: Bộ Công An từng đề nghị báo chí phải tiết lộ nguồn tin cho cơ quan điều tra.

- Hạn chế thông tin trên Internet: Thiết lập bức tường lửa, nghị định 72 về cản trở thông tin đối với các trang mạng tổng hợp.

- Hạn chế quyền được cung cấp thông tin của báo chí: từ sau công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1982 vẫn chưa có luật tiếp cận thông tin.

- Bị cản trở quyền tự do khi tác nghiệp: một số nhà báo bị bạo hành khi tác nghiệp nhưng vụ việc không được xử lý nghiêm

- Hình sự hóa: Những nhà báo, blogger và người bất đồng chính kiến bị bắt bởi các điều luật Bộ Luật Hình Sự: 87 (phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền), 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ). Khoảng 18 nhà báo bị tù giam (theo CPJ), 35 blogger bị tù giam (theo RSF).

Vụ khởi tố hình sự nhà báo Kim Quốc Hoa của báo Người Cao Tuổi vào đầu năm 2015 là một điển hình.

- Vai trò hoàn toàn mờ nhạt của Hội Nhà Báo Việt Nam: Không những không bảo vệ nhà báo mà còn a dua với cơ quan chức năng để quy chụp nhà báo về thái độ và hành vi chính trị.

- Tuyên truyền và phản tuyên truyền của báo đảng: Đảng thường sử dụng báo đảng để tấn công các blogger bất đồng chính kiến và những người bảo vệ họ ở Việt Nam và hải ngoại. Cùng lúc, lực lượng an ninh tìm cách nhận diện, đe dọa những người ký tên và đăng bản kiến nghị trên mạng.

Yêu cầu tự do báo chí

Chính quyền Việt Nam:

- Ban Tuyên Giáo Trung Ương hủy bỏ cơ chế định hướng, can thiệp về tư tưởng và nội dung đối với báo chí.

- Đấu tranh đòi nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các blogger, nhà báo tự do và các nhà bất đồng chính kiến, những người đã bị giam giữ vì đã đăng tải những tin tức và chính kiến trên mạng; hủy bỏ các hành động sách nhiễu và côn đồ đối với giới nhà báo và blogger.

- Chấm dứt việc chặn các trang web độc lập và blog.

- Chấm dứt theo dõi Internet cũng như các nhà bất đồng chính kiến trên mạng, và chấm dứt việc truy tìm tác giả ẩn danh của những thông tin trên mạng.

- Chấm dứt việc áp dụng những điều 79, 87, 88 và 258 của Bộ Luật Hình Sự - là những điều hạn chế tranh luận công khai về đa nguyên, đa đảng cũng như hạn chế phản biện đối với chính phủ.

- Mở những phiên tòa công bằng đối với nhà báo, blogger và nhà bất đồng chính kiến bị kết tội vi phạm những điều trên. Điều này còn bao gồm việc cho phép họ phát biểu và tự bào chữa trong phiên tòa.

- Cho phép người bị tình nghi được gặp luật sư một cách hoàn toàn riêng tư trong quá trình điều tra của cảnh sát, qua đó họ có thể chuẩn bị việc bào chữa của mình, và cho phép tất cả chứng cứ được trình bày tại tòa.

- Điều chỉnh pháp luật Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế bằng cách thay đổi hoặc xóa bỏ những điều luật về an ninh quốc gia và những quy định khác nếu chúng hạn chế tự do báo chí và tự do thông tin.

- Quốc Hội và chính phủ sớm ban hành luật tiếp cận thông tin và nghị định hướng dẫn luật này.

- Ban hành Luật Báo Chí Tư Nhân.

- Tôn trọng những cam kết mà Việt Nam đã đưa ra tại Liên Hợp Quốc trong kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền năm 2009 và 2014.

- Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin Truyền Thông tổ chức đối thoại, hội thảo với báo giới và giới trí thức xã hội dân sự, chấp nhận và tăng cường tính phản biện của báo chí.

- Chấp nhận cho nhà báo quốc doanh viết cho truyền thông xã hội và báo chí quốc tế.

- Nhà nước Việt Nam chấp nhận cho các một số báo đài quốc tế như BBC, RFI, VOA, RFA và các NGO về tự do báo chí như RSF, CPJ, PEN đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

- Các nhà báo và blogger bất đồng chính kiến phải được tự do đi lại, được trả hộ chiếu (với những người bị thu hộ chiếu) và được tự do xuất nhập cảnh mà không bị ngăn cản.


Chính phủ các nước:

- Gắn viện trợ tài chính, viện trợ phát triển và các khoản tín dụng dành cho Việt Nam với sự tôn trọng các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là tự do thông tin.

- Đưa các vấn đề về tự do thông tin và việc đối xử với các blogger trong các cuộc đàm phán về chính trị và kinh tế với Chính phủ Việt Nam, và trong các cuộc viếng thăm của quan chức Việt Nam với quốc tế.

- Quốc tế cần hỗ trợ xã hội dân sự Việt Nam để xây dựng những tờ báo mạng chuyên nghiệp.

- Hội nhà báo độc lập Việt Nam cần được hỗ trợ về nghề nghiệp, nhân quyền và bảo vệ nhà báo.

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế về nhân quyền và dân chủ:

- Ủng hộ sự phát triển của tự do truyền thông ở Việt Nam, và đặc biệt đưa vào áp dụng các chuẩn mực báo chí quốc tế.

- Tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng vi phạm quyền tự do thông tin cũng như những biến chuyển trong hoạt động truyền thông.

- Ủng hộ những nhà báo tiến bộ nhất trong từng cơ quan báo chí, kể cả báo chí nhà nước.

- Khi được yêu cầu, hãy cung cấp cho các nhà báo và blogger những công cụ mà họ cần để họ có thể tiếp tục đưa tin cũng như bảo vệ dữ liệu và các phương tiên thông tin liên lạc của họ.

Báo chí Việt Nam:

- Áp dụng những quy tắc cơ bản về đạo đức nghề báo và cách ứng xử chuyên nghiệp, trong đó có việc đưa tin về “sự thật thực tế” và chống lại áp lực tự kiểm duyệt.

- Khách quan và có trách nhiệm khi đưa tin, không bị phụ thuộc vào áp lực của chính quyền.


05-07- 2015 2:20:40 PM

Phạm Chí Dũng

Cảng cá Hà Tĩnh ‘chết mòn’ vì cát phù sa bồi lấp

HÀ TĨNH (NV) - Nhiều tàu thuyền buôn bán, đánh cá của người dân than phiền rất quan ngại khi ra vào cảng cá Hà Tĩnh do nơi này đang chết dần vì sự vùi lấp của cát trắng phù sa.


Bãi cát lấn sâu gây khó khăn cho tàu thuyền mỗi khi vào cảng cá. (Hình: Dân Trí)

Theo Dân Trí, ngày 3 tháng 7, cảng cá Hà Tĩnh ở vùng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, hàng năm thu hút hơn 10 ngàn lượt tàu thuyền khắp nơi ra vào buôn bán hàng hóa, sử dụng các dịch vụ hậu cần nghề cá và tránh bão.

Thế nhưng một số ngư dân đang hoạt động tại cảng cho biết, 5 năm lại đây, lượng phù sa bồi đắp khá lớn gây trở ngại và khó khăn cho các tàu thuyền khi cập bến, khiến số lượng vào bến giảm gần 50%, so với năm 2012. Chất lượng của hải sản cũng kém dần do tàu thuyền phải ở ngoài khơi chờ thủy triều lên mới vào được, hoặc trung chuyển qua hàng các tàu cá nhỏ.

Nguyên nhân chính là do ở thượng nguồn sông Cửa Sót bị chặn nguồn nước ngọt để dùng cho sản xuất nông nghiệp nên lượng nước không đủ để đẩy phù sa ra ngoài. Thay vào đó là lượng cát được bồi đắp do sóng biển đẩy vào. Đặc biệt hai năm gần đây, lượng phù sa đã bồi đắp thành một bãi lớn ngăn chặn luồng, lạch của cảng cá. Mỗi khi thủy triều xuống thấp tạo thành một bãi cát dài mênh mông.

Ông Bùi Tuấn Sơn, giám đốc Ban Quản Lý các cảng cá Hà Tĩnh cho biết, từ năm 2011 đến nay, đã có nhiều phúc trình của Ban Quản Lý trình lên Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Tĩnh về tình trạng cạn kiệt luồng, lạch gây khó khăn cho việc ra vào của các thuyền cá cũng như việc trú ẩn của các tàu thuyền mỗi khi mùa mưa bão tới. Tuy nhiên, đến nay sở này vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu về vấn đề nạo vét luồng, lạch. Trong khi đó, lượng cát phù sa ngày một bồi cao, nguy cơ cảng cá dần bị xóa sổ và ngư dân ngày một thêm khó khăn.

Theo ông Tuấn, hiện cảng cá Hà Tĩnh chỉ hoạt động 1 đến 3 tiếng/ngày vào lúc thủy triều lên. Để tàu thuyền tiếp tục ra vào cảng, Ban quản lý đã nhờ vài đơn vị giúp đỡ nạo vét cát ở các luồng, lạch. Song, đây chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, nếu cảng cá Hà Tĩnh không có kế hoạch cải tạo, nguy cơ sẽ không còn lối vào.

Tin cho biết, khi xây dựng cảng, chính quyền địa phương có tính độ sâu của lạch nước từ ngoài khơi vào cảng khi thủy triều xuống là 4.1 mét và thủy triều lên có thể đón nhận tàu có trọng tải khoảng 1,000 tấn. Thế nhưng sau hơn 10 năm hoạt động, cảng cá chỉ đón nhận các loại tàu thuyền có trọng tải dưới 100 tấn. (Tr.N)
05-07- 2015 1:20:25 PM 

Thi tốt nghiệp xong, nữ sinh mất tích bí ẩn

Theo Pháp Luật TP HCM-13:50 05/07/2015
Em Lê Thị Phương (trú xã Quang Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) bị mất tích bí ẩn sau khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015.

Sáng nay (5/7), người thân đã đến Công an phường Hưng Bình (TP Vinh, Nghệ An) trình báo việc gia đình đang rất lo lắng vì em Lê Thị Phương (trú xã Quang Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) bị mất tích bí ẩn sau khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015.

Theo em Lê Thị Cảnh (sinh viên khóa 53 ngành Môi trường, Trường ĐH Vinh, Nghệ An) cho biết: “Em Phương và tôi cùng quê và là anh em bà con với nhau. Những ngày qua, em Phương từ nhà xuống ở phòng trọ cùng tôi để đi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 tại điểm thi Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An. Trưa 4/7, tôi chở em Phương từ phòng trọ đến điểm thi để dự thi môn cuối. Em Phương có nói là thi xong sẽ về quê trong ngày. Khi em Phương đi vào phòng thi tôi mới trở về phòng trọ. Nguyện vọng của em Phương là muốn vào học Trường ĐH Y khoa Vinh.

Thi tot nghiep xong, nu sinh mat tich bi an
Em Lê Thị Phương đang mất tích bí ẩn sau khi dự thi môn cuối tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015.

Tuy nhiên, khi chưa hết giờ thi, tôi đến đứng trước cổng điểm thi để chờ đón em. Chị gái của Phương có gọi điện cho Phương thấy có đổ chuông, nhưng không nhấc máy. Tôi đứng chờ mãi cho đến khi các thí sinh đã ra về hết nhưng không thấy em Phương đâu. Tôi gọi điện thì điện thoại không liên lạc được, nhắn tin không thấy trả lời. Tôi có liên lạc với Hội đồng thi thì họ trả lời em Phương có đi thi và có nộp bài thi.
Từ chiều tối 4/7, đến nay, tôi và gia đình nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn không thấy em Phương. Khi đi thi em Phương mặc quần bò sẫm màu, áo sơ mi trắng, em cao khoảng 1,6m”.

Chú của em Phương cho biết, khi nghe tin cháu Phương mất tích nhiều người nhà lo lắng, có gọi điện vào số điện thoại của Phương, nhưng đều không liên lạc được. Đến đêm 4/7, có một số điện thoại lạ nhắn vào số của người chú của Phương với nội dung: “Cháu đã tìm được phòng trọ an toàn”. Tuy nhiên sau đó người nhà và công an gọi vào số nhắn tin trên thì không nhấc máy và không liên lạc được.

Sáng nay, người thân và em Cảnh đang tiếp tục làm việc với công an phường Hưng Bình để tiếp tục tìm kiếm em Phương. Ai biết em Phương nhờ báo với người thân hoặc liên lạc với số của em Cảnh: 0963 036 753.

Sạt lở nghiêm trọng tại kho chứa 30 triệu lít xăng dầu

Theo TTXVN/VIETNAM+-21:26 05/07/2015

Một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại kho chứa 30 triệu lít xăng dầu ở Tổng kho xăng dầu Trần Quốc Toản, Đồng Tháp ngày hôm nay.

Ngày 5/7, tại khu vực cầu Cảng chính của Tổng kho xăng dầu Trần Quốc Toản (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dầu khí Đồng Tháp) đã xảy ra vụ sạt lở, ước thiệt hại ban đầu do vụ sạt lở gây ra gần 15 tỷ đồng.

Ông Lê Thanh Mân, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dầu khí Đồng Tháp, cho biết Tổng kho xăng dầu Trần Quốc Toản là tổng kho xăng dầu lớn nhất của công ty tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với sức chứa 30 triệu lít xăng, dầu. Vụ sạt lở đã phá hủy hệ thống ống dẫn và bờ kè, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khoảng 15 tỷ đồng.

Sat lo nghiem trong tai kho chua 30 trieu lit xang dau
Hiện trường vụ sạt lở tại Tổng kho xăng dầu Trần Quốc Toản. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN.

Vụ sạt lở đã khiến một đoạn bờ sông dài hơn 50m ăn sâu vào đất liền gần 10m, khả năng sạt lở tiếp tục ảnh hưởng thêm khoảng 70m.

Vụ sạt lở cũng làm gãy sập hoàn toàn cầu dẫn chính, cầu cảng chính bị nứt ở đầu trụ bêtông phía trong bên phải, sụt trôi bồn lường xăng dầu, nhà cấp phát, hàng rào và bờ kè.

Sau khi vụ sạt lở xảy ra, Tổng kho xăng dầu Trần Quốc Toản không thể hoạt động xuất nhập hàng bằng đường thủy. Theo Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dầu khí Đồng Tháp, công ty sẽ mất 2-3 tháng để khắc phục sự cố. Trong thời gian sửa chữa tổng kho sẽ tạm ngừng việc nhập hàng còn việc xuất hàng cung cấp cho các đại lý bằng đường bộ vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên lượng nhiên liệu còn lại chỉ đủ đáp ứng trong một tháng.

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt doanh nghiệp sẽ sử dụng kho ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) và kho tại thành phố Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường vận chuyển từ kho chính ở tỉnh Đồng Nai về để cung cấp cho thị trường.

Hiện tổng kho ở Tháp Mười có sức chứa 2 triệu lít xăng dầu, tổng kho ở thành phố Cần Thơ có sức chứa 10 triệu lít. Ngoài ra, tổng kho chính ở tỉnh Đồng Nai phụ trách chủ yếu việc nhập hàng có sức chứa 95 triệu lít xăng, dầu.

Hiện, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dầu khí Đồng Tháp là nhà cung cấp nhiên liệu chính tại tỉnh Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận như An Giang, thành phố Cần Thơ... Mặc dù việc cung ứng xăng sẽ gặp khó khăn song ông Lê Thanh Mân khẳng định công ty sẽ đảm bảo nguồn hàng cho thị trường, không để thiếu xăng dầu trong thời gian tới


Nga giúp Việt Nam mở rộng cảng Cam Ranh

Việt Nam còn ký kết một hợp đồng phụ trong đó có việc xây dựng cơ sở hạt tầng có trị giá gấp đôi, tới 4 tỷ USD ở Cam Ranh.
Việt Nam còn ký kết một hợp đồng phụ trong đó có việc xây dựng cơ sở hạt tầng có trị giá gấp đôi, tới 4 tỷ USD ở Cam Ranh.
Chính quyền Nga đã giúp hiện đại hóa và mở rộng quân cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, tin từ Moscow cho hay.

Theo phó tổng giám đốc của một tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn của Nga, hoạt động này nằm trong thỏa thuận mua bán 6 tàu ngầm giữa hai nước.

Tin cho hay, ngoài hợp đồng trị giá 2 tỷ USD mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga, Việt Nam còn ký kết một hợp đồng phụ trong đó có việc xây dựng cơ sở hạt tầng có trị giá gấp đôi, tới 4 tỷ USD ở Cam Ranh.

Theo đó, Nga sẽ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các thiết bị cần thiết cho Việt Nam. Moscow dự kiến sẽ chuyển giao tất cả 6 tàu cho Việt Nam trước năm 2016.

Mới đây, hôm 30/6, một tàu ngầm thứ tư mà Nga đóng cho Việt Nam đã được tàu chuyên dụng Rolldock của Hà Lan đưa về neo đậu tại vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, sau hơn một tháng lênh đênh trên biển.

Chiếc tàu ngầm được đặt tên là Đà Nẵng có chiều dài hơn 70 mét và rộng gần 10 mét. Tàu này có thể hoạt động độc lập 45 ngày đêm và lặn sâu 300 mét với hơn 50 thủy thủ trên khoang.

Trước đó trong năm 2013 và 2014, ba chiếc tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội, 183 TP Hồ Chí Minh, 184 Hải Phòng lần lượt được đưa về Việt Nam và đã tham gia huấn luyện ở Quân cảng Cam Ranh.

Tất cả 6 tàu ngầm do Nga chế tạo đã được đặt mua qua một hợp đồng trị giá 2 tỉ đôla mà Việt Nam đã ký trong chuyến đi của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Moscow năm 2009.

Mới đây, một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ đăng một bài nói rằng Trung Quốc đã chính thức khiếu nại với Nga, Việt Nam và Hoa Kỳ, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội.

Còn Hoa Kỳ từng cũng từng yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chưa rõ là phía Việt Nam đã giải quyết như thế nào về các yêu cầu trên.
05.07.2015
Theo Interfax, VOA