Thursday, December 28, 2017

Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam: Cộng sản đã kết thúc “điều tra”

“…Mỗi kỳ thăm nuôi chỉ được gởi thực phẩm và quần áo. Nhưng thuốc men thì họ tuyên bố không cho gởi vì họ bảo trong trại giam B14 họ đã có thuốc. Và mỗi lần đi thăm nuôi là một lần khó khăn cho các người vợ đi thăm chồng bị tù oan khiên…”
nguyenkimthanh01
Theo tin từ cô Minh Khánh vợ Luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Kim Thanh vợ của ký giả Trương Minh Đức cho hay là vụ án liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ đã ở giai đoạn "kết thúc điều tra". Bà Nguyễn Kim Thanh vợ ông Trương Minh Đức đã viết trên Facebook rằng vụ án chồng bà cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, mục sư Nguyễn Trung Tôn đã được an ninh điều tra của cộng sản đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ qua Viện Kiểm sát chuẩn bị truy tố.
Điều này có nghĩa là từ nay các Luật sư của các nhà dân chủ bị bắt giam sẽ được tham gia vào vụ án. Và từ này gia đình của các nạn nhân sẽ được gặp mặt họ chứ không như trước đây chỉ được gởi đồ khi đi thăm nuôi chứ không được gặp mặt. Và các Luật sư sẽ gặp các thân chủ trong trại giam để xác định hướng bào chữa trước tòa.
nguyenkimthanh03
An ninh điều tra đã kết thúc điều tra vụ án liên quan đến các thành viên Hội AEDC vào ngày 12/12/2017. Tin này được an ninh báo cho cô Minh Khánh hôm qua và hôm nay cô Minh Khánh cũng đã nhận được thư từ Luật Sư Nguyễn Văn Đài trong trại giam B14 viết gởi cho cô Minh Khánh. Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng nhắn nhủ vợ mình là hãy thông báo tin này đến các thành viên Hội AEDC cũng như gia đình các nạn nhân và các cơ quan truyền thông độc lập hay tin này.
Cũng trong bức thư cá nhân viết từ trại giam B14 gởi cho vợ mình thì Luật sư Nguyễn Văn Đài cho hay là phía an ninh điều tra đã ép buộc các anh là chỉ nhận các LUẬT SƯ CHỈ ĐỊNH do họ đề xuất chứ không được mời các Luật sư khác tham gia bào chữa cho họ. Hiện nay thì gia đình của các anh rất bất bình trước tin chỉ được nhờ các LUẬT SƯ CHỈ ĐỊNH dù họ đã ký hợp đồng với các Luật sư ngay khi người thân họ bị bắt giữ.
Như vậy cho đến nay là 2 năm sau khi bắt Luật sư Nguyễn Văn Đài vào tháng 12/2015 và sau 05 tháng bắt bổ sung các anh em của Hội AEDC vào ngày 30/7/2017 thì an ninh điều tra mới kết thúc giai đoạn điều tra chuyển hồ sơ qua Viện kiểm sát. Trong quá trình tố tụng các vụ án chính trị thường thì an ninh luôn câu giờ và kéo dài các thủ tục nhưng ra tòa thì họ xét xử rất nhanh chóng chỉ để đọc các bản án đã viết sẵn mà thôi.
Theo bà Nguyễn Kim Thanh vợ của ký giả Trương Minh Đức bị bắt ngày 30/7/2017 tại Sài Gòn sau đó bị đưa ra trại giam B14 Hà Nội thì ngay lúc an ninh đọc lệnh bắt ông Trương Minh Đức tại nhà thì ông Đức có nói với bà là hãy kiếm cho ông 1 luật sư.. Nhưng bà Nguyễn Kim Thanh ngay sau đó đã ký hợp đồng với 03 luật sư là Luật sư Võ An Đôn, Luậ sư Nguyễn Văn Miếng và Luật sư Hà Huy Sơn. Nhưng đến nay thì Luật sư Võ An Đôn bị thu hồi thẻ hành nghề của Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên nên hiện nay chỉ còn có 02 luật sư bào chữa cho ông Trương Minh Đức. Bà Nguyễn Kim Thanh đã liên lạc với Luật sư Hà Huy Sơn và ông cho hay vào ngày 29/12/2017 ông sẽ đến trại giam B14 làm thủ tục bào chữa cho ký giả Trương Minh Đức.
Trước đây các Luật sư vào làm thủ tục bào chữa thì phía cơ quan điều tra ngăn cản một cách bất hợp pháp và họ tuyên bố khi nào kết thúc giai đoạn điều tra họ sẽ thông báo cho các Luật sư đến làm thủ tục. Nhưng đến nay hơn 15 ngày sau khi kết thúc điều tra thì phía cơ quan điều tra cũng giấu kín im luôn không thông báo cho các Luật sư hay và còn đề nghị nhận các LUẬT SƯ CHỈ ĐỊNH do họ đề xuất.
Cho đến nay tròn 05 tháng sau khi bị bắt giam thì người nhà của ký giả Trương Minh Đức, mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật gia Nguyễn Bắc Truyển, kỹ sư Phạm Văn Trội chưa gặp mặt. Mỗi kỳ thăm nuôi chỉ được gởi thực phẩm và quần áo. Nhưng thuốc men thì họ tuyên bố không cho gởi vì họ bảo trong trại giam B14 họ đã có thuốc. Và mỗi lần đi thăm nuôi là một lần khó khăn cho các người vợ đi thăm chồng bị tù oan khiên..
Dư luận và truyền thông độc lập đang theo dõi mọi diễn biến của vụ án liên quan đến các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ.
Việt Tiến (Thông Luận)

Chuyện cũ viết tiếp (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 26)

28-12-2017

“…Không tạo ra được nội lực để làm sức bật, biến thách thức thành cơ hội thì nguy cơ lệ thuộc vào Tàu khởi đầu từ mật ước Thành Đô sớm muộn cũng xảy ra như nó đang từng bước tự phơi bày…”
giaosu_tuonglai04
Những ngày sao mà da diết nhớ Hà Nội. Nghe Tùng Dương hát Hà Nội tôi của Nguyễn Cường càng nôn nao nỗi nhớ “Hà Nội năm tháng rất xưa, tình yêu tôi không bao giờ cũ, chạm vào đâu cũng thấy thân thương, hàng cây góc phố con đường…”.
Liệu có phải vì vừa trải nghiệm điều mà nhân vật Batsana trong tác phẩm Quy luật của muôn đời của Dumbatzé tự chiêm nghiệm “Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong đời. Như vậy sẽ có dịp phân tích và đánh giá lại toàn bộ quãng đường đã qua”? Hay là vì đúng những ngày này nhớ về Hà Nội một Mùa Giáng sinh B52, khi bom của Nixon lừng lững dựng những cột khói đen thay cho cây thông Noel mà người Mỹ tặng người Hà Nội năm 1972. Trong ngọn lửa căm hờn ngút trời, người Hà Nội vẫn tỉnh táo đón nhận những thảm họa trút xuống bất kể giây phút nào.
Có lẽ cả hai.
Con trai tôi lên 6 tuổi vẫn hồn nhiên reo lên: “Kìa bố, máy bay Mỹ rơi kia kìa”. Con trai tôi không hề biết, không cần biết rằng chúng nó trút bom xuống trước khi rơi và bom sẽ lấy đi mạng sống bé bỏng của con cũng như mạng sống của bao trẻ em khác. Và giờ đây con trai tôi điềm tĩnh nắm chặt tay tôi vừa tỉnh dậy sau những phút hiểm nghèo.
Kể cũng lạ cho sức đề kháng tự vệ của cơ thể con người. Khi bị tụt đường huyết đột ngột, trong nôn nao hoảng loạn, chẳng hiểu vì đâu tôi vẫn đủ sức để bấm Iphone gọi cho con gái “Con ơi, chưa bao giờ bố thấy cần có con bên cạnh như lúc này”. Là bác sĩ, con gái tôi hiểu ra ngay chuyện gì đã gọi cho anh nó trên đường phóng ngay về nhà. Nhưng cũng phải mất 30 phút mới lao được vào phòng tôi. Lạ một điều là chỉ khi đã nằm trong vòng tay của con tôi, áp đầu vào ngực nó, tôi mới thật sự mê man không biết gì nữa. Tỉnh dậy trên giường phòng cấp cứu bệnh viện, chỉ thấy nhiều tấm áo choàng trắng vây quanh và nét mặt tươi cười của con tôi. Bác sĩ Giám đốc bệnh viện nắm tay tôi cười: “Thôi ổn rồi”. Tôi cũng cười và thân mật nói với ông “Con gái tôi nó khủng bố tôi anh ạ”, giáo sư bác sĩ PNV từ tốn: “Con gái bác cứu sống bác đấy”. Rồi ông quay sang dặn dò thêm các bác sĩ trước khi rời phòng cấp cứu. Từ nãy giờ đứng im lặng ở góc phòng, con trai tôi bước đến nắm chặt tay tôi “Cũng là bài học Bố ơi, bất cẩn thì đành phải vậy thôi. Bố yên tâm điều trị, không phải lo lắng gì, mọi chuyện để chúng con loCon trai tôi nói theo cách quen thuộc của nó trong những tình huống tôi phải vào bệnh viện như những lần trước. Chỉ có điều, khác đôi chút với những ngày phẫu thuật ung thư phải nằm viện trước đây, những ngày thao thức trên giường bệnh lần này tôi lại nghĩ nhiều về những chuyện đã qua và triền miên trong những hoài niệm về Hà Nội.
Gợi lại hình ảnh của hai con tôi, chính là gợi lại những kỷ niệm “Hà Nội tôi chẳng cũ bao giờ” như lời bài hát Nguyễn Cường trong giai điệu say đắm với giọng hát Tùng Dương giữa những ngày gợi nhớ trận “Điện Biên Phủ trên không”. Hai con tôi là nhân chứng của Hà Nội khiến tôi hôm nay, sau cơn bạo bệnh, có thì giờ nằm thao thức trong bệnh viện để chiêm nghiệm những gì từng đọng sâu trong tiềm thức “chạm vào đâu cũng thấy thân thương”.
Vợ tôi hay nhắc lại rằng có lẽ bây giờ bệnh tật giày vò vì dạo đẻ thằng con ở Bệnh viện C mỗi ngày phải lên xuống hầm cả chục lần theo tiếng loa cảnh báo “Máy bay địch cách Hà Nội 50 cây số” rồi “Máy bay địch đã bay xa…”. Chưa kể đến chuyện trước đó, phải sơ tán lên xã Ký Phú, Thái Nguyên mà mỗi kỳ khám thai phải nhờ bạn đèo xe đạp ra ga Đại Từ cách đó hơn 50 km. Có lần đến nơi thì bom Mỹ đã vừa đánh phá nhà ga, lại phải đi thêm hơn 10 km nữa mới đến nơi tàu đỗ, lại buộc phải trèo qua cửa sổ tàu hỏa mới vào được toa tàu chật cứng, đứng suốt đêm mới về tới ga Hàng Cỏ .
Thế rồi những ngày “sơ tán B52”, chiếc xe đạp cọc cạch dồn ba mạng người, con trai ngồi phía trước, vợ ngồi phía sau, hai bên buộc chặt mấy túi cói đựng gạo, muối và đồ gia dụng cần thiết nhất. Đêm đứng ở cánh đồng làng Sêu, Mỹ Đức nhìn về Hà Nội đỏ rực đạn phòng không đan chéo như sao sa trên bầu trời mà hởi lòng hởi dạ vì B52 rơi. Gần đến Noel năm 1972, nghe tin sẽ có thỏa thuận ngừng ném bom, tranh thủ trở về để thu xếp đồ đạc và tiếp tế thực phẩm. Thế nhưng, đêm 26/12 /1972, không quân Mỹ lại cấp tập ném bom trở lại. Cùng với nhiều nơi khác ở Hà Nội bị B52 hủy diệt, Khâm Thiên nơi mật độ dân cư đông đúc vào bậc nhất của thủ đô bị nặng nhất. Toàn bộ 6 khối phố tại đây hầu như bị xóa sạch.
Mờ sáng, chụp vội lên đâu chiếc mũ sắt xin được, tôi phóng lên Khâm Thiên. Gia đình của H... vợ chưa cưới của NĐA… bạn chí thiết của tôi ở đó. Bạn tôi đang ở mặt trận Quảng Đà sau khi lên đường đi B. Giờ đây trong tai tôi vẫn như còn vọng lại tiếng cuốc xẻng chạm vào những khối bê tông đổ sụp giữa đống gạch ngói ngổn ngang. Và trong sâu thẳm ký ức là những đôi mắt vằn lên trong tia phẫn nộ và sự kìm nén tiếng khóc để lầm lũi và điềm tĩnh hối hả đào bới tìm người thân và bà con lối xóm. Từ trong đổ nát Khâm Thiên tôi đạp vòng về Ô Cầu Dền, xuôi đường Hàng Bột, qua ga Hàng Cỏ xuống bệnh viện Bạch Mai đang ngổn ngang bởi trận bom Mỹ trút xuống vào mờ sáng ngày 22.12.1972, đứng lặng trước hầm trú ẩn của bệnh viện đã đổ sập chôn vùi nhiều bệnh nhân và bác sĩ bị kẹt trong đó. Gạt nước mắt, tôi đạp xe ngược trở lại ga Hàng Cỏ, xuôi theo đường Trần Nhật Duật về Ô Quan Chưởng, qua đường Hàng Chiếu, ngược Hàng Lược, về Bờ Hồ để được chứng kiến và hòa vào không khí trầm tĩnh của bản lĩnh người Hà Nội.
Người, xe nườm nượp từ nhiều góc đường, con phố thủ đô đổ về. Đó là thói quen trong nét hào hoa, tao nhã của người Hà Nội trước những sự kiện lớn. Người ta dồn về đây để cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, bộc lộ những khát khao không thể chỉ giữ kín trong lòng. Nhất là những ngày như hôm nay, vừa trải qua một đêm thức trắng với bầu trời Hà Nội rực sáng như sao sa tên lửa, đạn pháo phòng không, khiến không ít người đã đẩy chiếc nắp hầm cá nhân bên vệ đường mình vừa chui xuống chéo về một bên, để có thể nhoi đầu lên nhìn trời, nhìn đất để réo gọi và la hét cùng với những người ở hầm bên cạnh. Dường như người vây quanh Hồ Gươm chỉ bận tâm đến chuyện Noel B52, rộn ràng trong râm ran chuyện nhìn thấy B52 rơi như thế nào, tên lửa ta như “pháo thăng thiên” ra sao, đạn pháo của tự vệ trực trên cầu Long Biên nổ giòn cỡ nào.
Một chiếc mũ sắt được lột ra để tạm ngồi lên đó mà nhâm nhi vại bia đang cầm tay và một vại đang đặt trước mặt do vừa xếp hàng mua ở quầy bia đầu phố Trần Nguyên Hãn đối diện với cây lộc vừng sát Hồ Gươm, chàng trai mặt còn sạm khói đang nói về chuyện pháo phòng không trên cầu Long Biên mà hoa mười giờ được trồng trên đó vẫn còn nguyên vẹn. Trả lời câu hỏi “Ông tìm được bia ở đâu thế”, ông bạn chưa quen biết hất hàm chỉ vại bia đặt ngay dưới đất cách chiếc mũ sắt đang ngồi độ gang tay nói với tôi “Ngồi xuống uống đi, bia của nhà máy bia Hoàng Hoa Thám vừa chuyển về đấy. Vừa uống tớ vừa kể cho chuyện tớ kẹt trên cầu Long Biên lại có dịp may nhìn thấy tên lửa và đạn phòng không ta xơi tái B52 ra làm sao”.
Nhìn chung quanh, những gương mặt xạm đen dưới những chiếc mũ sắt, mũ rơm vẫn ngời sáng trong ánh mắt, trong giọng nói hồ hởi, rộn ràng về câu chuyện máy bay rơi. Chắc là không thiếu những câu chuyện được “hư cấu” thêm cho rôm rả. Tạm quên đi những chết chóc và đau thương, người Hà Nội hào hoa vẫn hiên ngang trước mọi thách đố. Nét hào hoa đó càng đậm hơn, càng đẹp hơn nữa khi chính những người Hà Nội từng chịu đựng nỗi đau Bạch Mai, Khâm Thiên lại hồ hởi và vui vẻ đón chào John McCain khi ông đến lại Hà Nội không phải với tư cách là một phi công Mỹ rơi xuống hồ Trúc Bạch, mà là Thượng nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nguyên là ứng cử viên Tổng thống Mỹ tranh cử với Barack Obama.
Từ một tù binh phải ngồi trong trại giam Hà Nội 5 năm rưỡi khi chiếc máy bay cường kích bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội ngày 26.10.1967, ông lại trở thành người bạn quý của Việt Nam cũng giống như nguyên Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vốn từng tham chiến tại Việt Nam năm 1968-1969, chỉ huy tàu tuần tra trên các kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long, đã hối thúc cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Do đâu? Một phần vì “Đã đến lúc hàn gắn... đó là một cách để kết thúc chiến tranh; đến lúc nhìn về phía trước” như McCain giải thích. Và một phần vì ông nhận thấy“Điều đó đáng nên làm vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, đặc biệt là sự nhìn xa thấy rộng Việt Nam như một đối trọng trong vùng, đáng giá để đối đầu với Trung Quốc”(dẫn theo James Walsh trong “Good Morning, VietNam” Brown, Frederick Z trongThe United States and Vietnam: Road to Normalization).
Đừng quên rằng, bên mép hồ Trúc Bạch gần cuối đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh niên) có một tượng đài ghi lại sự kiện ngày 26 tháng 10 của năm mươi năm trước mà chính vị Thượng nghị sĩ Mỹ khi tiếp đại sứ Nguyễn Tâm Chiến đã chỉ bức ảnh treo trên tường và nói với ông Đại sứ: “Đây là bức ảnh tôi quý nhất... Đại sứ biết không, đó là bức tượng duy nhất của tôi được dựng trên thế giới!”. Và rồi John McCain có lời nhắn gửi pha chút hài hước “Nhân đây, tôi có một lời đề nghị với phía Việt Nam (ông hạ giọng trịnh trọng), và nhờ Đại sứ chuyển về Hà Nội rằng, Thượng nghị sĩ McCain mong sao cái tượng nhỏ bên hồ luôn được sạch sẽ”. Chắc khi đến thăm tượng đài ông Thượng nghị sĩ Mỹ nhìn thấy dấu phân chim trên bức tượng!
Chắc không phải nói thêm rằng sự tế nhị thân tình ấy của người đang nỗ lực hết mình cho việc hối thúc việc hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ, đã diễn ra sau hành động ngu xuẩn của một nhân vật cũng thuộc loại một “ứng viên cho cái ghế chóp bu” đã dày công toan tính để “món quà ngoại giao” được mang từ Việt Nam đem đến tặng ngài ứng viên tổng thống Mỹ lại chính là bức ảnh tượng đài nói trên.
Đối chiếu với những gì đã diễn ra sau sô diễn vụng về phơi bày tâm thế tiểu nhân đắc chí của kẻ đạo diễn, thì e rằng đây là một chủ trương có sự cân nhắc kỹ lưỡng nhằm chống lại tầm nhìn của những J. McCain, J. Kerry và những chính khách Mỹ khác nhìn thấy Việt Nam trong vị thế địa-chính trị của bán đảo hình chữ S là một đối trọng trong vùng, đáng giá để đối đầu với Trung Quốc như vừa dẫn ra! Đạo diễn cho sô diễn này không chỉ là “sáng kiến” của riêng Hà Nội, mà chắc phải có bàn tay của các “thầy Tàu” thò vào, trực tiếp hay gián tiếp dàn dựng và chỉ đạo.
Cứ nghĩ kỹ câu chuyện hủy hợp đồng thăm dò khai thác của Tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha để rồi phải bỏ ra hơn 330 triệu USD để bồi thường cho đối tác là hiểu ra được nhiều điều, trong đó có chuyện vừa kể. Có nhiều uẩn khúc ẩn bên trong, song điều dễ thấy là Tập đoàn dầu khí vốn có một vai trò cực lớn trong nền kinh tế lại này chưa nằm trong vòng kiểm soát của thế lực thao túng nền kinh tế Việt Nam. Với Tổng giám đốc mới của Tập đoàn này vừa được bổ nhiệm sau khi gần như toàn bộ lãnh đạo cũ của Tập đoàn đã bị xử lý, thì toan tính đưa Tập đoàn dầu khí vào quỹ đạo mong muốn mới hoàn tất!
Có một sự kiện là điều chủ yếu khơi mào cho những diễn biến gay cấn sau đó là một “tình tiết nho nhỏ” tưởng cũng nên gợi lại ra: “tội đồ” Đinh La Thăng là quan chức cao cấp duy nhất đã chỉ mặt mắng ngài tổng thầu Trung Quốc và dọa đuổi nếu vẫn cứ để gây ra sự cố và chậm tiến độ đã cam kết. Một sự xúc phạm không thể tha thứ, ngay hôm sau Hoàn Cầu thời báo đã lên tiếng hăm dọa. Phải trị những kẻ nào dám động đến thiên triều, cho dù trong tình thế nào đó đã được bầu vào Bộ Chính trị. Rồi lại trở thành Bí thư Thành ủy của thành phố lớn nhất nước đang có mối quan hệ với các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và một số tập đoàn lớn của phương Tây để phục dựng lại “Hòn ngọc Viễn Đông” mà lại không dựa chính vào các thế lực chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
Đây chính là một tình tiết làm tăng nặng, ngược lại với tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự! Xúc phạm đến “thiên triều” là trọng tội nằm ngoài mọi luật pháp hiện hành khi mà “quyền lưc nằm trong cái lồng” của người đồng chí cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa với người láng giềng khổng lồ cùng chung vận mệnh, điều kiện phát triển của bên này là điều kiện phát triển của bên kia”!
Cũng chính vì vậy, khơi lại những kỷ niệm từng khắc ghi trong tâm thế người Hà Nội hào hoa và bất khuất để hun đúc, nuôi dưỡng khát vọng độc lập và tự do cũng là để vạch trần những thủ đoạn mờ ám, mượn cớ kỷ niệm sự kiện lịch sử để thực thi những toan tính đen tối nhằm tô điểm cho sự gắn kết với những người “đồng chí láng giềng cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đang cùng chung vận mệnh” từ đó khơi dậy tư tưởng ghét Mỹ, phỉ báng những giá trị của tự do, dân chủ và quyền con người, giá trị phổ quát của văn minh mà nhân loại đang hướng tới.
Có lẽ cần phải thêm đôi lời khi kể về những người Mỹ từng tham dự cuộc chiến ở Việt Nam, trong đó có người đã trực tiếp ném bom xuống Hà Nội, lại trở thành người bạn tốt của Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối bang giao Việt-Mỹ, thì những kẻ xâm lược đến từ Trung Quốc, trực tiếp tàn sát nhân dân Việt Nam lại được phong là “anh hùng” như Lý Tác Thành, đương kim Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc. Y từng được đưa đến nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc để “báo cáo thành tích” trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như cha ông y đã từng gây ra trong lịch sử của các triều đại Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
Là liên đội trưởng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 lúc 25 tuổi, y được thăng tiến rất nhanh, được phong “anh hùng” lúc 26 tuổi. Năm 1982 được chọn tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở tuổi 29. Tháng 12 năm 2015 khi Tập Cận Bình tiến hành đợt cải cách quân đội đầu tiên, Lý được chỉ định giữ chức Tư lệnh Lục quân và tháng 8.2017 được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng. Báo chí thế giới khi đưa tin này đã viết rằng “Khắc tinh của Việt Nam đã được Tập Cân Bình tấn phong làm Tổng tham mưu trưởng”! Phải chăng đây là ví dụ quá tiêu biểu cho cái gọi là “tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung của nhân dân hai nước cần phải tôn trọng giữ gìn và vun đắp” mà Nguyễn Phú Trọng nêu lên trong chuyến thăm Trung Quốc?
Đúng, phải vun đắp cho mối quan hệ này như năm 1979 chúng tôi, những cán bộ khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam còn đủ sức gánh đất, đã cùng với cả mấy ngàn thanh niên Hà Nội được huy động lên huyện Việt Yên, Bắc Ninh đắp phòng tuyến Sông Cầu, nơi có dòng Như Nguyệt uốn lượn từng đi vào lịch sử của thời Lý Thường Kiệt phá tan quân xâm lược nhà Tống. Quả là chúng tôi đã vun đắp cái phòng tuyến vững chãi trong lòng người dân Việt Nam quyết giữ gìn và phát huy ý chí độc lập tự cường “như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” như Lý Thường Kiệt đã khẳng định.
Hình ảnh những bại tướng như Quách Quỳ, Triệu Tiết thế kỷ XI từng tim đập chân run bên bờ sông Như Nguyệt chắc còn đủ tác dụng cảnh tỉnh cho những tên tướng Tàu thời Tập Cận Bình thế kỷ XXI! Đồng thời cũng đủ sức nhắc nhở và cảnh báo những bọn tay sai toan tính theo đóm ăn tàn trong thể kỷ XXI khi tự nhận “cùng chung vận mệnh” với kẻ thù đang diễu võ giương oai, nhe răng múa vuốt thực hiện cuồng vọng uy hiếp, nhằm biến Việt Nam thành chư hầu của chúng.
Và rồi hôm nay đây, khi ngồi viết những dòng này, tiếng hát Tùng Dương ngân nga trầm lắng giai điệu Hà Nội tôi của Nguyễn Cường gọi dậy trong tôi một nỗi niềm thương nhớ khó viết nên lời, “chợt nhìn lên một thoáng mây xa, chuyện ngày xưa dấu xưa còn đó... Hà Nội tôi xưa mãi rất xưa. Dù rất xưa chưa bao giờ cũ”! “Chưa bao giờ cũ” với những ai từng sống với Hà Nội hào hoa và bản lĩnh trong những bước thăng trầm của mảnh đất lịch sử ngàn năm này. Đặc biệt là kể từ những ngày các chàng trai, cô gái Hà thành thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, những ngày mà nhiều người dân Hà Nội đã mở tung chiếc nắp hầm cá nhân bên vệ đường để nhảy lên hoan hô bộ đội ta bắn rơi máy bay trên bầu trời Hà Nội, bất chấp bom đạn có thể trút xuống chính nơi họ đang đứng.
Những người ấy lại sẽ kiên cường đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của hơn nửa triệu quân Tàu theo lệnh Đặng Tiểu Bình tiến hành cuộc chiến tranh tàn sát nhân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc. Đó là món sính lễ bẩn thỉu để Đặng Tiểu Bình trao cho Richard Nixon sau cuộc hôn phối tồi tệ Mỹ-Trung khởi đầu từ màn “ngoại giao bóng bàn” tháng 4.1971 đến việc bằng “Thông cáo Thượng Hải” ngày 27.2.1972 Mao và Chu Ân Lai bật đèn xanh cho cho Nixon mở rộng việc ném bom ra Miền Bắc mà điểm đỉnh là trận B52 hủy diệt Hà Nội trong Mùa Giáng sinh tháng 12.1972.
Món sính lễ ấy nói rõ lòng dạ đen tối của chủ nghĩa bành trướng thấm sâu vào tim óc đế chế Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử của các triều đại phong kiến cho đến Mao, Đặng, Giang, Hồ, Tập hôm nay. Để thực hiện được điều ấy, Bắc Kinh sẵn sàng hủy bỏ mọi cam kết, tàn nhẫn chà đạp lên “tình hữu nghị”, sự “gắn bó keo sơn” để đạt được mục tiêu. Nên nhớ rằng, thời điểm Thông cáo Thượng Hải ra đời, thì Mỹ đã là một siêu cường còn Trung Quốc dù chiếm tỷ lệ dân số cao nhất thế giới vẫn đang là một nước chậm phát triển, GDP tính bằng Nhân dân tệ nếu quy theo thời giá hiện nay mới chỉ 251,8 tỉ, quy theo bình quân đầu người chỉ là 292 nhân dân tệ. Và vì Trung Quốc đã gây hấn với Liên Xô, từ đồng chí biến thành kẻ thù, sẵn sàng dùng chiến tranh để xử lý những tranh chấp, nên cần Mỹ là chỗ dựa để phát triển. Làm tất cả để thu phục lòng tin của Mỹ là điều Bắc Kinh cần.
Bàn tay của ngài đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới 25 năm vắng bóng đối thoại”,lời Chu Ân Lai nói với Nixon khi đón Tổng thống Mỹ lần đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc để “chấm dứt một kỷ nguyên và mở ra một kỷ nguyên mới” đã nói rõ gan ruột của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Và rồi, chính Richard Nixon trước khi qua đời, mới “ngộ” ra được cái gọi là “mở ra một kỷ nguyên mới” đó. Ông ta đã thừa nhận với nhà báo William Safire của New York Times rằng trong “tuần lễ làm thay đổi thế giới” khi đến Bắc Kinh để chơi “lá bài Trung Quốc”, Mỹ đã làm thế giới thay đổi tồi tệ nhất”. Safire kể lại lúc đó, bằng một giọng buồn rầu, Nixon đã nói rằng “Chúng ta có thể đã tạo ra một con một quái vật Frankenstein”. Phải chăng đó cũng là lý do mà những J.McCaine, những J Kerry và nhiều người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng khác, những người bạn quý của Việt Nam, đang dành cho nhân dân ta sự ủng hộ quý báu.
Lịch sử không lặp lại một cách thụ động theo lối sao y nguyên bản như các thủ đoạn “diệt hổ diệt ruồi”, thanh toán đối thủ chính trị dưới cái chiêu bài chống tham nhũng để tranh thủ quần chúng của Tập đang được sao chép một cách trung thành ở Việt Nam hiện nay. Lịch sử đang từng bước vận động theo quy luật phát triển mang tính phổ biến không thể đảo ngược được.
Truyền thống quật cường thà chết không chịu làm nô lệ đang cần được phát triển theo hướng nâng cao dân trí để tiếp cận với những thành tựu của văn minh mà thế giới đã và đang chứng kiến nhằm xây đắp ý chí tự cường quốc gia, nâng cao nội lực để có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới đa cực với nhiều biến động khó lường. Không tạo ra được nội lực để làm sức bật, biến thách thức thành cơ hội thì nguy cơ lệ thuộc vào Tàu khởi đầu từ mật ước Thành Đô sớm muộn cũng xảy ra như nó đang từng bước tự phơi bày.
Miên man suy ngẫm trong những ngày nằm trên giường bệnh mà lẩn thẩn viết ra trong Mênh mông thế sự chỉ mong được gió cuốn đi để rồi rơi vãi đâu đó. Có ai nhặt được hay không thì đó là câu hỏi của cuộc sống. Quy luật muôn đời là vậy.
Ngày 26/12/2017
Tương Lai

Tổ công tác đặc biệt đã lên đường tìm Vũ "nhôm"

12-12-2017
“…Có thể trong lúc này, ở một nơi nào đó với cặp tài liệu “ Tuyệt mật ” mang theo, Vũ cần nhanh chóng chọn cho mình một lộ trình chắc chắn, an toàn dựa trên nền pháp lý quốc tế với lợi thế là những tập dữ liệu quan trọng đang nắm trong tay…”
Ngay sau sự việc Phan Văn Anh Vũ với cấp bậc Thượng tá TC5 (Tổng cục tình báo - Bộ Công An) thoát khỏi truy bắt của cục điều tra an ninh A92 để di chuyển, ẩn náu ở một địa điểm bí mật, lãnh đạo Tổng cục phải tổ chức cuộc họp tập thể quán triệt vấn đề trên tinh thần “đóng cửa bảo nhau”. 
phanvananhvu05
Tổng cục V - Bộ Công an tại số 60, Nguyễn Văn Huyên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội là nơi Thượng tá Tình báo Phan Văn Anh Vũ thường ra vào.
Tuy không nói ra, nhưng nhiều lo ngại đã diễn ra trong suy nghĩ của những đồng nghiệp với Phan Văn Anh Vũ tại TC5 (Tổng cục tình báo - Bộ Công An). Kể từ lúc báo chí trong và ngoài nước đăng loạt tin về Vũ thì hầu như các phòng ban của đơn vị đều râm ran xoay quanh câu chuyện này. Từ phòng trực ban đến phòng tiếp khách và kể các các đơn vị bạn có văn phòng gần đó cũng “quan tâm” đến sự kiện được cho là chấn động ngành công an.
Nhằm hạn chế sự bàn ra, bàn vào của cán bộ chiến sĩ dẫn đến nghi ngờ trong nội bộ và giao động tư tưởng, lãnh đạo Tổng cục phải tổ chức cuộc họp tập thể để quán triệt vấn đề trên tinh thần “đóng cửa bảo nhau”. Nghiêm cấm mọi người trao đổi với nhau, cung cấp thông tin cho báo chí khi chưa được sự cho phép của cấp trên. Bộ mặt của ngành công an nói chung và ngành tình báo nói riêng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc này.
Đối với các cán bộ đã công tác nhiều năm trong ngành, thì hầu như ai cũng biết rõ về Vũ. Nhưng với các cán bộ trẻ mới ra trường về nhận công tác tại đơn vị này thì dường như niềm tin bị tác động một cách ghê gớm.
Nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của một tình báo viên không hề đơn giản như lý thuyết sách vở. Thành lập công ty bình phong, đem khối tiền về cho đơn vị, cho ngành nhưng không có nghĩa là bạn “hoàn thành nhiệm vụ”. Sĩ quan Vũ cùng gia đình giờ đây phải bỏ trốn và bị truy nã vì bị quy tội “tiết lộ bí mật nhà nước” mà bất cứ người cán bộ an ninh nào cũng thuộc nằm lòng đang là một bài học lớn.
“Bí mật nhà nước” bài học đầu tiên và là kim chỉ nam trong các hoạt động của ngành tình báo. Hai chữ “bí mật” luôn được rèn luyện để thử thách các tình báo viên. Họ có thể đánh đổi mạng sống để bí mật không bao giờ được bật mí. Bởi vì đó là nguyên tắc khốc liệt của cái ngành đặc biệt này. Trở lại câu chuyện Vũ “nhôm”. Câu chuyện này có thể được lặp lại với chính tình báo viên trẻ khác khi nhận nhiệm vụ tương tự, nhưng cơ hội trốn thoát như Vũ thì không phải ai cũng tận dụng được.
Cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn chọn công việc nguy hiểm của một tình báo viên, thì tính mạng của bạn và gia đình luôn bị đe doạ. Đổi lại bạn sẽ có cuộc sống giàu sang và hưởng thụ. Chắc chắn khi Vũ nhận “nhiệm vụ” này, Vũ đã biết quy luật của cuộc chơi. Vũ lợi dụng yếu tố chính trị để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế. Kết quả Vũ trở thành đại gia được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có lẽ Vũ đã can thiệp quá sâu vào cuộc chiến phe nhóm. Nước sông không phạm nước giếng nên Vũ bị “phản đòn” là điều hiển nhiên. Ngay chính bản thân Vũ cũng không thể ngờ các bí mật nhà nước đã được đưa ra từ nguồn nào. Vũ cũng không phải là người nông nổi đem tung các loại tài liệu đó lên mạng để được nổi tiếng.
Vũ thừa hiểu một tổ công tác đặc biệt đã lên đường tìm mình. Các đầu mối ở khu vực biên giới đều nhận được chỉ thị rà soát gắt gao. Lực lượng ngoại biên nơi hải ngoại nhiều đồng nghiệp đang muốn lập công nếu phát hiện ra nơi ở của Vũ. Cuộc sống của Vũ và gia đình bị xáo trộn.
Có thể trong lúc này, ở một nơi nào đó với cặp tài liệu “Tuyệt mật” mang theo, Vũ cần nhanh chóng chọn cho mình một lộ trình chắc chắn, an toàn dựa trên nền pháp lý quốc tế với lợi thế là những tập dữ liệu quan trọng đang nắm trong tay.
Cũng như vụ Trịnh Xuân Thanh, việc Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành có thể sẽ lại được cử đi gặp Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol để yêu cầu truy nã quốc tế ông Phan Văn Anh Vũ.
Trung Tá Hải - Ngoại tuyến EU V

Nữ nhà báo ''anh hùng '' hay con cờ của thế lực đen tối

 

“…Cô ta mừng chiến thắng không phải cái chiến thắng công lý trong bài báo của cô ta, cô ta mừng chiến thắng vì phe cánh của cô ta là ông chủ Huỳnh Đức Thơ đã chiến thắng…”
Đích thân Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cơ quan an ninh điều tra A92, khám xét và bắt khẩn cấp đối với Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng, tên thường gọi là Vũ Nhôm. Lệnh từ Nguyễn Xuân Phúc đến thẳng Lý Thái Dũng, cục trưởng A92 yêu cầu thi hành ngay và không để cho cơ quan nào khác trong bộ Công An biết.

Tin khởi tố và truy nã Phan Văn Anh Vũ gây xôn xao dư luận, lúc này người ta chú ý đến một nữ nhà báo Tạp Chí Giao Thông Vận Tải có tên là Dương Hằng Nga, người được coi là nữ anh hùng hạ được Vũ Nhôm.

Nhưng không ai nhận ra rằng nữ nhà báo này kết tội Vũ Nhôm tội gì và Vũ Nhôm bị truy nã tội gì?

Dương Hằng Nga bỗng nhiên viết một loạt bài về việc làm ăn của Vũ Nhôm, đơn thuần soi vào những cái gọi là sai phạm kinh tế.

Phan Văn Anh Vũ bị truy nã vì tội tiết lộ bí mật nhà nước, tức bí mật về tài sản của ông chủ tịch Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ.

Vậy thì cô nhà báo này có gì mà thành anh hùng, khi đối tượng bị khởi tố về một tội hoàn toàn không nằm trong những bài báo của cô ta. Tại sao cô ta ngạo nghễ như mình là người chiến thắng?
duonghangnga02
Cô ta mừng chiến thắng không phải cái chiến thắng công lý trong bài báo của cô ta, cô ta mừng chiến thắng vì phe cánh của cô ta là ông chủ Huỳnh Đức Thơ đã chiến thắng.

Hãy xem tiêu chí hoạ động của tờ Tạp Chí Giao Thông Vận Tải do Trương Minh Tuấn ghi trong giấy phép thành lập tờ báo này.

Tạp chí Điện tử GTVT hoạt động với tôn chỉ mục đích là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải; Nghiên cứu, trao đổi và thông tin các vấn đề khoa học giao thông vận tải; Giới thiệu các công trình nghiên cứu, các thành tựu, ứng dụng khoa học giao thông vận tải nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển của ngành.

Tạp chí Giao Thông Vận Tải là tờ tạp chí chuyên viết về mảng giao thông, kể cả những tiêu cực tờ báo này đề cập từ trước đến nay đều xoay quanh nội dung liên quan đến ngành Giao Thông Vận Tải. Nữ nhà báo anh hùng và tài giỏi Dương Hằng Nga trước đó mất hút tên tuổi trong tờ báo này và cả làng báo nói chung. Nhưng bỗng đến tháng 4 năm 2017, sau khi dư luận ồn lên về vụ tài sản của Huỳnh Đức Thơ. Nhà báo Dương Hằng Nga mới thấy xuất hiện và có bài trên tờ Tạp chí Giao Thông Vận Tải, những bài báo này của Hằng Nga được sếp của tờ báo, cũng chính là tình nhân của cô tên là Đỗ Ngọc Thi, một tay trấn tiền doanh nghiệp có hạng sửa sang, viết hộ và cho đăng.
duonghangnga0_intro
duonghangnga04
Trên vị trí làm báo Giao Thông Vận Tải ở Đà Nẵng, Dương Hằng Nga có mối quan hệ mật thiết với chủ tịch Huỳnh Đức Thơ.  Điều này dễ hiểu tại sao những sai phạm ở những công trình giao thông tại Đà Nẵng như chậm tiến độ thi công cầu, hầm các báo khác nêu ầm ầm, việc chi tiền thưởng của Huỳnh Đức Thơ cho các đơn vị thi công các điểm giao thông vận tải trái luật các báo khác nêu ầm ầm. Riêng Tạp chí Giao Thông Vận Tải không hề có bài về những sai phạm ấy của Huỳnh Đức Thơ trên lãnh vực chuyên môn, như tờ báo này đã từng lên án nhiều công trình giao thông ở các nơi như Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Quảng Ninh...? Và tại sao Tạp Chí Giao Thông Vận Tải và đại diện miền Trung là nữ nhà báo Hằng Nga đã bỏ tôn chỉ, mục đích chuyên môn của tờ báo để đi đánh đấm dối thủ của Huỳnh Đức Thơ và ca ngợi Thơ.?
Thế nhưng nữ nhà báo anh hùng này lại làm một việc khác chuyên môn là đi soi kẻ thù của Thơ trên lĩnh vực xây dựng khu đô thị với lý do là chưa có giấy phép đánh giá môi trường, chưa có giấy phép về cứu hoả, chậm nộp thuế đất.
Bài báo đầu tiên của cặp bồ bịch Dương Hằng Nga , Đỗ Thi đăng trên báo Tạp Chí Giao Thông Vận Tải hoàn toàn lạc lõng với chủ đề tờ báo này vẫn làm. Nhưng có những thế lực đỡ đầu nên cặp tình nhân này không phải lo lắng vì đề tài trái chuyên môn.
Vì thế loạt bài của Dương Hằng Nga lạc lõng giữa bao nhiêu bài chuyên môn về giao thông của Tạp Chí Giao Thông Vận Tải, lẽ ra cơ quan chủ quản cần phải nhìn nhận điều khác lạ này. 
Nhưng cơ quan chủ quản không phải họ không nhìn nhận ra vấn đề.  Giữa tháng 3 năm 2017 Huỳnh Đức Thơ bay ra Hà Nội gặp gỡ một số quan chức cỡ uỷ viên trung ương phụ trách về truyền thông, tuyên giáo, sau đó 2 tuần sau những bài báo của Dương Hằng Nga ra lò trên TCGTVT và ngay lập tức chúng được phó thủ tướng Trương Hoà Bình đọc và chỉ đạo làm rõ những sai phạm nêu trong bài báo.
Chúng ta thấy màn kịch ăn vạ được diễn sau đó của nhà báo này, đánh vào những tình tiết ly kỳ như nữ nhà báo này kể dặn con không ăn kẹo người lạ đưa, tình tiết rẻ tiền và cũ rích như trong truyện hình sự ba xu... nhằm tô vẽ rằng mình và gia đình gặp nguy hiểm bởi tên trùm  nham hiểm nào đó.
Chỉ vì những sai sót như chưa có giấy phép cứu hoả, chưa có đánh giá môi trường... nhưng loại giấy phép con mà bất kỳ nhà đầu tư dự án nào đều có trục trặc. Trên cơ sở đó Dương Hằng Nga gọi Vũ Nhôm là ông trùm này, trùm nọ.
Những người dân quanh khu vực Đà Nẵng, đặc biệt những người dân cư sống quanh nhà Vũ Nhôm, hay những người từng làm cho Vũ Nhôm nghĩ sao về việc nữ nhà báo Hằng Nga dặn con mình không ăn kẹo người lạ. Vũ Nhôm có phải là kẻ đi hại trẻ con không, khi chính y là kẻ rất hào hiệp trong việc làm từ thiện với trẻ em, người nghèo?
Việc nữ nhà báo này bị dừng xuất cảnh được la làng nhưng cháy đồi, bi kịch là bố chồng đi chữa bệnh nước ngoài không đưa đi được. Bệnh thế đằng nhà chồng đâu mà như không có cô ta đưa đi thì bố chồng cô ta chết ngay lập tức. Nói thế không sợ họ hàng nhà chông cô ngoài Phú Thọ chạnh lòng chăng?
Một kẻ vô danh, chỉ vì đồng tiền của tên Huỳnh Đức Thơ đi đâm chém thuê việc rõ ngoài tôn chỉ, mục đích của tờ báo mình. Tố người ta tội này, nhưng người ta bị truy nã tội khác. Lẽ ra phải thấy nhục tại sao hắn không bị bắt vì những tội mình tố, đằng này lại gieo hò.
Càng chứng tỏ nữ anh hùng chỉ là một đĩ bút.
duonghangnga05
duonghangnga06
Người Buôn Gió

2 phiên Tòa cuối năm báo hiệu "mùa Xuân cách mạng"

Kông Kông (Danlambao) - Ngày 27/12/2017 có hai phiên Tòa chính trị xử cùng một lúc. Một ở Bình Định với bản án 83 năm tù cho 9 người trẻ bị buộc tội “có hành vi chống phá nhà nước” [1] và hơn 120 năm tù cho 15 người về tội “khủng bố” tại phi trường Tân Sơn Nhứt vào dịp lễ 30/4 bằng bom xăng tự chế. Như vậy chỉ với 2 phiên Tòa cuối năm không thôi đã có tổng số năm tù dài hơn 2 Thế kỷ.

Dùng những bản án phi pháp càng nặng chỉ chứng tỏ chế độ càng lung lay!

Ở đây chỉ xin nói về phiên Tòa xử tội “khủng bố”.

Như báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin, nhóm người “khủng bố” có liên hệ đến cái gọi là chính phủ lưu vong tự phong của ông Đào Minh Quân, đang ở Mỹ. Sự thật thì người Việt đang sống tại Mỹ chẳng mấy ai quan tâm đến những tuyên bố vớ va vớ vẩn rất hoang tưởng của mấy người nầy! Vào thời điểm đó hiện tượng Đào Minh Quân nổ ra, trùng hợp lúc Linh mục Nguyễn Văn Lý, phát ngôn cho một tổ chức tranh đấu (chưa ra mắt) kêu gọi xuống đường hàng tuần để phản đối Formosa gây thảm họa môi trường, đã gây hoang mang dư luận trong nước. Vì thế chuyện Đào Minh Quân có thể là cái bẫy phản gián của cộng sản giương ra vừa để phá vỡ kế hoạch chống đối Formosa, vừa tìm bắt những người trẻ chống cộng bồng bột vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Cộng sản giàn dựng ra “chứng cứ khủng bố” cho phù hợp với chủ trương chống khủng bố trên thế giới để tuyên truyền và hăm dọa trực tiếp những người muốn công khai dấn thân chống đối chế độ.

Bản án chống “khủng bố” tổng cộng khoảng hơn 120 năm tù giam cho 15 người mà hầu hết còn rất trẻ. Một bản án dành cho những người trẻ như vậy thì, theo lẽ thường, mạng xã hội sẽ ồ ạt lên án, hay chí ít cũng bình luận râm ran. Nhưng, trái lại. Tất cả gần như đều làm ngơ. Khác hẳn với những bản án dành cho người tranh đấu chống cộng gần đây nhất, như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Thị Nga (Thúy Nga), Nguyễn Văn Hóa v.v... Điều nầy cho thấy mạng xã hội đang bị chế độ cộng sản lên án là nơi phát tán “thông tin xấu”, qua phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương là hoàn toàn sai. Trích nguyên văn: “Tôi lo lắng cán bộ, đảng viên tìm thông tin xấu trên mạng, làm phức tạp tình hình” [2]

Vì, nếu thông tin trên mạng xã hội là xấu thì tại sao mạng xã hội không khai thác tối đa bản án hơn 120 năm tù giam kia để “kích động” tâm lý chống cộng?

Nếu làm như thế thì mạng xã hội vô tình mắc bẫy! Cộng sản sẽ vin vào đó để “chứng minh” mạng xã hội ủng hộ khủng bố. Hẳn đây là “chứng cứ hợp lý” để họ tuyên truyền và công khai theo dõi cũng như tiếp tục bắt giam người tùy tiện.

Mạng xã hội là tự phát, đúng vậy. Là “vô chính phủ”, đúng vậy. Hoàn toàn không có ai lãnh đạo, chính xác! Không có người lãnh đạo nhưng tại sao lại giống nhau ở điểm là cùng làm ngơ với phiên tòa xử người chống cộng “khủng bố” vừa rồi?

Đây là tín hiệu của mùa Xuân cách mạng cho năm mới! Vì, sự thật thì mạng xã hội đang có người lãnh đạo rất sáng suốt! Người đó tên là Dân Trí! Nói khác đi, tình trạng dân trí đã cao vượt quá tầm kiểm soát mà đảng cộng sản Việt Nam cứ một mực cho là “còn thấp” nên bằng mọi cách phải “định hướng”.

Khi không còn có thể “định hướng” được dư luận thì phải quay lại định hướng tư tưởng cho đảng viên là đương nhiên!

Dân Trí đang cho biết phải chống cộng như thế nào trong hoàn cảnh hiện tại. Phải chống cộng theo tiến trình văn minh của nhân loại! Đó là chiến thắng cộng sản mà không đổ máu. Chiến thắng cộng sản mà không gây ra căm thù như đã diễn ra thành công tại Đông Âu vào thập niên 1990, khác với cách cộng sản khêu dậy căm thù rồi dùng máu cướp chính quyền như tại Việt Nam kể từ năm 1945.

Ngày xưa, một minh quân muốn trị nước, ban đêm thường giả dạng thường dân “vi hành” để tìm hiểu thực tế. Vì với những bản trình tấu của các quan chưa chắc phản ảnh trung thực mặt thật xã hội, nếu không muốn nói là đôi khi trái ngược vì phe cánh hay xu nịnh. Ngày nay, với cách lãnh đạo “vua tập thể” của cộng sản Việt Nam, nghĩa là có tai mắt nhiều hơn là một ông vua, lại có sẵn mạng xã hội phản diện về ngóc ngách cuộc sống mọi tầng lớp, là một sự may mắn hiếm có tại sao không biết chọn lựa, phân tích và tận dụng?

Nếu cộng sản thực tâm muốn tìm hiểu dân tình, muốn đem lại hạnh phúc cho dân thì đã không diễn trò câm, đui, điếc như hiện tại!

Nhân danh Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mà “lo lắng cán bộ, đảng viên tìm tin xấu trên mạng, làm phức tạp tình hình” đã phản ảnh rõ thực trạng Bộ Chính trị đang rất lo sợ đảng viên tự phản tỉnh. Chữ “tìm” (người viết tô đậm) đã nói lên được rất nhiều điều. Đó là:

Đảng viên không còn tin vào miệng lưỡi của đảng, nói một đàng làm một nẻo, nên phải tự tìm tin thật từ mạng xã hội.

Đảng viên phải tự tìm tin thật để biết được trình tự từng diễn biến bán nước cho Tàu cộng kể từ Hội nghị Thành Đô.

Đảng viên phải tự tìm tin thật để biết đảng phản bội dân tộc. Coi dân như cỏ rác. Chút lương tri làm người còn sót lại thôi thúc họ phải sống với sự thật là quay về với nhân dân. Vì đảng chỉ nhất thời, còn dân thì muôn đời.

29/12/2017



_________________________________


Còn lùm bụi còn bánh mì

Đinh Tấn Lực (Danlambao) - Nhớ đâu đó, lâu rồi, Mẹ Nấm có 1 đoản văn tựa đề "Năm Này Năm Của Các Anh" (công an). Từ bấy, dường như năm nào cũng là năm của các anh. Từ bấm huyệt, khiêng người, lùa dân, đá thúng, đạp mặt, tạt mắm tôm, dầu nhớt, sơn đỏ, và cả a-xít... Mặt khác, song song với văng tục trên mạng là núp lùm trên phố, vừa gặm bánh mì, vừa nhâm nhi nỗi nhục. Hy vọng "năm nay là năm chót của các anh", nhá!

Danh hàm “giáo sư” và “tiến sĩ” không phải là kiến thức

Ts. Lê Thiện Phúc (Danlambao) - Trong bài viết nầy tôi xin đưa ra một cái nhìn tổng quan về hiện tượng lạm dụng danh hàm “Giáo sư” (Professor) và “Tiến sĩ” (PhD hay Dr.) tại Việt Nam ngày nay đồng thời nêu ra góp ý chuyên môn (Ngôn ngữ học) về đề xuất cải cách chữ Việt của ông Bùi Hiền.

Hiện tượng lạm dụng danh hàm “Giáo sư” (Professor) và “Tiến sĩ” (PhD hay Dr.) tại Việt Nam

Theo định nghĩa trong Bách khoa tự điển (Wikipedia, the free encyclopedia), Professor (thường được viết tắt là Prof) là một cấp bậc ở các trường đại học và các cơ sở giáo dục sau trung học có kinh nghiệm chuyên môn tại hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Theo nghĩa đen, giáo sư có nguồn gốc từ tiếng La tinh thường là một chuyên gia về nghệ thuật hoặc khoa học, một giảng viên bậc cao cấp.

Tuy nhiên trên thực tế, từ “giáo sư” nhiều khi bị lạm dụng trong nhiều tình huống để chỉ bất cứ ai, mặc dù trong hầu hết các hệ thống các bậc học, từ “giáo sư” không có tiêu chuẩn, định nghĩa cụ thể là vị trí cao cấp nhất.
Ở một số quốc gia hay tổ chức, từ “giáo sư” cũng được sử dụng trong các danh hiệu cấp dưới như “phó giáo sư” (Associate Professor) và “trợ lý giáo sư” (Assistant Professor).

Các giáo sư tiến hành nghiên cứu ban đầu và thường dạy các khóa học đại học, sau đại học hoặc chuyên môn trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Ở các trường đại học có bằng sau đại học, giáo sư có thể cố vấn và giám sát sinh viên tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu cho một luận án. Ở nhiều trường đại học, các giáo sư giỏi đảm nhận các vai trò quản lý cấp cao, lãnh đạo các ban ngành, các nhóm nghiên cứu và các viện nghiên cứu, và đóng các vai trò lãnh đạo như Chủ tịch, Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng. Vai trò của giáo sư có thể phải đối mặt với công chúng nhiều hơn so với nhiều cán bộ cơ sở, và các giáo sư thường được trọng dụng trong các vai trò lãnh đạo quốc gia hoặc quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

Từ kinh nghiệm cá nhân, vì nhu cầu nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ Ngôn Ngữ học của tôi liên quan tới tiếng Việt từ năm 2002, tôi sưu tầm hầu hết những người Việt có Tiến sĩ Ngôn Ngữ học trên khắp thế giới và đã thấy không có bao nhiêu người, như đã ghi trong phần tải liệu tham khảo trong luận án Tiến sĩ của tôi: Dr. Pham Thi Hong Nhung (Australia, 2008), Dr. Nguyen Duc Hoat (Australia, 1995), Dr. Nguyen Dinh Hoa (USA, 1997), Dr. Nguyen Dang Liem (Australia, 1970), Dr. Luong Hy (Canada, 1990), Dr. Le Thao (Australia, 1976), Dr. Ho Dac Tuc (Australia, 1996), Dr. Vu Thi Thanh Huong (Canada, 1997). Hiện nay được biết hai Tiến sĩ Nguyen Duc Hoat và Vu Thi Thanh Huong làm việc tại một trường Đại học ở Hà Nội và Ts. Ho Dac Tuc làm việc tại Đại học Trà Vinh, Việt Nam. Như vậy, tại Việt Nam ngày nay tôi chỉ thấy có 3 vị Tiến sĩ về Ngôn Ngữ Học mà thôi. Thế mà trên nhiều hệ thống truyền thông Việt Nam người ta thấy xuất hiện có rất nhiều Giáo sư và Tiến sĩ trong mấy năm gần đây! Điều đáng ngạc nhiên hơn là hình như hai cái hàm “Giáo sư” hay “Phó Giáo sư “ và “Tiến sĩ” hiện diện trong mọi ngành chuyên môn kể cả quân sự và cảnh sát! NGười ta lạm dụng chức danh “Tiến sĩ”, “Giáo sư” hay “Phó Giáo sư “ quá nhiều khiến cho người dân Việt Nam không còn ý thức, đánh giá ngôi vị cao của trí tuệ những người mang các danh hàm nầy!

Ngày nay chúng ta thấy xuất hiện quá nhiều Tiến sĩ ở Việt Nam, nhưng không ai có thể tìm ra họ được qua Google! Đều nầy ám chỉ cho ta thấy rằng cái danh xưng “Tiến sĩ” và “Giáo sư” đã bị lạm dụng quá nhiều tại Việt Nam ngày nay song song với một loại “Tiến sĩ giấy” mà thỉnh thoảng có tin đồn là có thể mua được bằng một số tiền nào đó mà không cần phải theo học ở trường nào hết!

Nếu cái đà lạm dụng các hàm “Tiến sĩ” và “Giáo sư” không được ngăn chận hay những người mang hàm “Tiến sĩ” và “Giáo sư” không được làm sáng tỏ, không được thanh lọc để xác minh thì cái giá trị trí thức ở Việt Nam sẽ bị tiếp tục coi thường, và do đó không biết đến bao giờ Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng lạc hậu như ngày nay được. Muốn chấn chỉnh thanh lọc hàng ngũ trí thức mang danh “Tiến sĩ” và “Giáo sư” theo tiêu chuẩn quốc tế thì phải chấp nhận một số hy sinh bằng cách loại loại ra những người mang danh “Tiến sĩ” và “Giáo sư” không có nguồn gốc xuất xứ cơ bản liên quan đến quá trình nghiên cứu hay làm việc của họ. Muốn phát triển hay nâng cao phẩm chất rèn luyện giáo dục thì cần phải xác định nguồn gốc xuất xứ cơ bản của những hàm “Tiến sĩ” và “Giáo sư” theo tiêu chuẩn quốc tế dựa theo các định nghĩa của hai cái hàm nầy như đã nêu trên.

Quyền lực hay tiền bạc không mua được kiến thức của con người, bởi vì kiến thức chỉ có được qua tiến trình rèn luyện trong giáo dục hay qua kinh nghiệm làm việc chuyên môn. Có kiến thức chuyên môn sẽ giúp ích cho việc phát triển kinh tế quốc gia; từ đó sẽ thoát được tình trạng lạc hậu để sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Các nhãn hiệu “Tiến sĩ” và “Giáo sư” tự nó không phải là kiến thức hay trình độ hiểu biết của con người; do đó không giúp ích được gì mà còn làm trì trệ sự phát triển kinh tế vã hội của quốc gia Việt Nam, trước đà tiến hóa của nhân loại trên thế giới ngày nay.

Với bước tiến của khoa học về kỹ thuật thông tin ngày nay, bất cứ ai cũng có thể tìm ra một vị Tiến sĩ không mấy khó khăn qua Google search; thậm chí có thể tìm hiểu về chuyên môn của họ. Nếu quí vị biết một vị Tiến sĩ nào thì cứ tìm thử sẽ ra ngay qua Google. Thí dụ quí vị có thể tìm ra bất cứ vị Tiến sĩ nào ghi chú trong luận án Tiến sĩ của tôi nêu trên thì sẽ tìm ra dễ dàng, kể cả tên tôi, Dr. Le Thien Phuc, cũng vậy!

Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu (research) chuyên môn, tôi đã cố gắng tìm hai Tiến sĩ Đoàn Hương và Bùi Hiền với kết quả là không tìm ra Dr. Bui Hien, còn Dr. Doan Huong thì chỉ thấy ở Handford, USA hành nghề nha sĩ và là một Tiến sĩ về nha khoa, không liên quan gì tới ngôn ngữ học cả.

Khi bàn về cái chức danh “PGS. TS” của ông Bùi Hiền, chúng ta chỉ có thể chấp nhận cái chức danh “PGS” (Phó Giáo Sư) của ông ta mà thôi dựa theo những giới thiệu trên các mạng truyền thông Internet là ông Bùi Hiên “nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông”. Có lẽ với cương vị nầy mà ông Bùi Hiền đã được phong hàm “PGS”; nhưng cái chức danh Phó Giáo Sư của ông Bùi Hiền không xác minh được cái kiến thứa chuyên môn về ngôn ngữ học (Linguistics) của ông ta. Chính vì vậy chúng ta có quyền nghi ngờ về cái giá trị nghiên cứu của PGS Bùi Hiền về việc cải tiến chữ Việt mà ông ta đã đưa ra gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.

Góp ý về đề xuất cải tiến chữ Việt của PGS Bùi Hiền

Đề xuất cải tiến chữ Việt của PGS Bùi Hiền đã bị chỉ trích gắt gao trong cộng đồng mạng, thậm chí với những lời phỉ báng thậm tệ có lẽ vì họ quá tức giận và có người cho rằng ông ta là đồ điên! Riêng tôi cũng có phản ứng trái chiều nhưng không phải do ảnh hưởng phản ứng xôi động trong cộng đồng mạng như vậy, nhưng do lương tâm của một người có chuyên môn liên hệ trong lãnh vực ngôn ngữ học.

Trước hết, tôi cho rằng lý do đưa ra đề xuất cải cách chữ Việt của PGS Bùi Hiền chưa đủ thuyết phục khi ông nói rằng “cải tiến chữ viết không chỉ giúp người học dễ nhớ mà còn góp phần tiết kiệm 8% giấy”.

Khi PGS Bùi Hiền nêu lý do “tiết kiệm 8% giấy” có nghĩa là tiết kiệm về mặt kinh tế; nhưng với cái nhìn tổng thể về các lãnh vực kinh tế liên quan đến đề xuất cải tiến chữ Việt của PGS Bùi Hiền thì chúng ta không thể bỏ quên nhiều vần đề phức tạp và chi phí nếu áp dụng đề xuất cải tiến chữ Việt của PGS Bùi Hiền như phải soạn và in lại toàn bộ sách giáo khoa, tài liệu về chính sách, luật pháp của Việt Nam. Còn cái kho tàng văn chương Việt Nam nữa phải làm sao giải quyết đây? Toàn bộ thi văn Việt Nam phải viết lại theo kiểu chữ Việt cải tiến ư? Làm sao giải quyết được vấn đề âm vận trong thi văn Việt Nam? Khi áp dụng đề xuất cải tiến chữ Việt của PGS Bùi Hiền thì phải giải quyết bao nhiêu thứ tốn kém và phức tạp nầy thì liệu có thể áp dụng được không và cho đến bao giờ mới hoàn tất thưa PGS Bùi Hiền?

Ngoài ra tôi còn cho rằng cái lý giải của PGS Bùi Hiền trong đề xuất cải tiến chữ Việt của ông ta không đủ bằng chứng hỗ trợ, tức là ông ta không dựa vào nguồn hỗ trợ trí tuệ nào mà chỉ nêu ra theo ý kiến cá nhân của ông ta mà thôi; và đây không phải hành động của người trí thức trong khoa bảng chuyên môn ngôn ngữ học. Muốn biết rõ điều nầy tôi đề nghị PGS Bùi Hiền nên đọc lại các đề án khoa bảng của các học giả chuyên môn ngôn ngữ học nước ngoài đề thấy được rằng không ai nêu ra một ý kiến có giá trị nào mà không có dẫn chứng hỗ trợ cả.

PGS Bùi Hiền cho rằng nhiều người chống đối đề xuất cải tiến chữ Việt của ông là do nó mới mẻ quá! PGS Bùi Hiền không hiểu rằng ngôn ngữ là một phần chính yếu của văn hóa, mà văn hóa là cái gì quen thuộc được quần chúng chấp nhận chớ không phải là cái gì được áp đặt bởi quyền lực đâu. Nếu PGS Bùi Hiền cho rằng mình có chuyên môn về ngôn ngữ học thì nhất định phải biết cái già là ngôn ngữ, ngôn ngữ do đâu mà có, cho nên ông không thể nêu ra cái gì hợp lý hay vô lý trong ngôn ngữ theo ý thức cá nhân của mình được, cho dù ông có quyền lực gì đi nữa! Khi cố tình nêu ra cái hợp lý hay vô lý trong ngôn ngữ là ông tự lún xâu vào con đường bế tắc không lối thoát rồi. Thí dụ trong âm phụ cuối chữ Tiếng (ng) trong chữ Tiếng Việt là vô lý nên ông ta đề nghị thay thế nó bằng chữ “q” thành chữ Tiếq Việt! Nhưng ngược lại nhiều người khác cũng như tôi thì cho rằng đề nghị sửa đổi trong cách viết chữ Việt của PGS Bùi Hiền như vậy là vô lý, bởi vì cách viết chữ Việt của chúng ta đã được mọi người Việt Nam công nhận từ hơn 400 năm nay rồi!

Nhân đây tôi xin mời quí vị đọc một bài nghiên cứu ngắn của tôi viết trước đây mà tôi có thể đóng góp có phần liên tới ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam như sau.

Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?

Liên văn học

“Liên văn học” là thuật ngữ được dịch từ “cross-cultural pragmatics” mà Wierzbicka (1991: 69) cho rằng cụm từ nầy từng được các chuyên gia sử dụng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng qua nhiều cách nói trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Những ý tưởng này được áp dụng trong nghiên cứu gần đây nhất về “lịch sự chiến lược”, được dùng như các phong cách ngôn ngữ (linguistic variables) để thừa nhận rằng trong mỗi nền văn hóa người ta có một cách nói riêng để bày tỏ sự quan tâm hay sự tôn trọng đối với người khác (Holmes 2009: 699).

Theo Wierzbicka (1991: 70) thì thuật ngữ liên văn học được sử dụng trong giao tiếp giữa những người không có cùng một nguồn gốc văn hóa hay ngôn ngữ. Khi người ta đến từ một quốc gia khác, họ mang theo những kinh nghiệm trong quá khứ với họ. Họ nhận thức tình hình tại quốc gia mới trên cơ sở những gì họ đã trải qua trong nền văn hóa riêng của họ. Do đó, nhận thức của họ thường không phù hợp trong môi trường văn hóa mới. Những gì họ hiểu không nhất thiết phù hợp với cách diễn giải của người bản xứ trong xã hội mới. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc. Ví dụ, trong một cửa hàng tạp hóa của người Úc hoặc người di cư đã sống nhiều năm tại Úc, một người Việt mới nhập cư có thể yêu cầu bằng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai của họ:

(1) Give me a packet of cigarettes, or
(Hãy cho tôi một gói thuốc lá) hoặc

(2) I want a kilo of pork
(Tôi muốn một ký lô thịt heo)
(Brick 1991:2)

Đối với khách hàng Việt Nam, thì những câu nói như (1) và (2) là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, trong môi trường mua sắm ở Úc, nếu thiếu các cụm từ êm dịu như “Tôi có thể có... (Could I have…)”, “Bạn có... (Have you got...)”, “xin vui lòng (please)” và “cảm ơn (thank you)” thì có thể được hiểu là thô lỗ (Brick 1991: 2 3). Để tránh hoặc giảm bớt mức độ khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói trong môi trường đa văn hóa như ở Úc, người không phải là dân bản xứ cần phải biết các quy tắc ngôn ngữ ở nước sở tại. Tuy nhiên, từ quan điểm của người nghe thì các chuẩn mực ngôn ngữ cụ thể, như việc sử dụng các cụm từ êm dịu trong tiếng Anh như vậy có thể cần phải trải qua một quá trình suy diễn phức tạp để hiểu được cái ý nghĩa đích thực của người nói. Các quá trình suy diễn nầy có thể được giải thích bằng một phương cách tiếp cận nhận thức (cognitive approach). Moeschler (2004: 50) cho rằng vì những người nói có thể truyền tải ý nghĩa nhiều hơn hay khác hơn những gì họ nói, người nghe phải suy luận không chỉ từ những lời nói, mà còn từ các thông tin khác thu thập được trong bối cảnh thì mới hiểu được cái ý nghĩa đích thực của người nói, ví dụ như:

(3) Jacques bảo: Axel, làm ơn đi đánh răng!
(4) Axel trả lời: Bố, con không buồn ngủ.

Vấn đề then chốt về cái ý đích thực qua các đối thoại trên là tại sao Axel đã trả lời như trong (4) vậy? Trong trường hợp này, qua quá trình suy luận, Axel hiểu ý nghĩa mà Jacques muốn nói trong (3) là ông ta muốn Axel đi ngủ; do đó nên Axel đã phản ứng như trong (4). Phản ứng nầy của Axel dựa theo sự hiểu biết chungtrong ý tưởng của người nói và người nghe như đã đề cập bên trên. Tuy nhiên, sự hiểu biết chung nầy nhờ đâu mà có được? Chính là nhờ kinh nghiệm trong quá trình tiếp xúc, thu thập được trong bối cảnh giao tiếp giữa những người trong cuộc. Kinh nghiệm đó chính là thường ngày trước khi đi ngủ thì đứa trẻ được cha mẹ nhắc nhở đánh răng; nhờ đó mà mỗi tối khi được nhắc đi đánh răng là bé Axel hiểu ngay là ông bố muốn nó đi ngủ!

Qua phương tiện thu thập dữ liệu cho một nghiên cứu giao dịch bằng tiếng Anh và Phần Lan, Ventola (1987: 47-48) thấy rằng trong môi trường ngôn ngữ mới, những tình huống ngượng ngập và truyền thông bế tắc trong các sinh hoạt hàng ngày đã gây hạn chế cho những người không phải là dân bản xứ trong việc hội nhập của họ vào môi trường ngôn ngữ mới. Sự yếu kém trong khả năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản thích hợp có thể dẫn đến sự từ chối của xã hội mới tiếp nhận.

Theo Holmes (2009: 708) thì có nhiều sự khác biệt trong sự hiểu biết chung về hành vi lịch sự hoặc phù hợp với quy tắc xã hội. Trong bối cảnh tương thông văn hóa (giữa hai văn hóa), cùng một hành vi ngôn ngữ có thể được diễn dịch một cách không thống nhất bởi những người từ những nền văn hóa khác nhau (Brislin 1981:6). Một ví dụ để hỗ trợ ý tưởng này là ở Hy Lạp, người Mỹ thường cảm thấy khó chịu bởi những câu hỏi về cá nhân, về tôn giáo, quan điểm chính trị, hay tiền lương. Những câu hỏi này được coi là thô lỗ đố ivới người Mỹ, nhưng hoàn toàn bình thường đối với người Hy Lạp. Tính khác biệt trong nhận thức như vậy liên quan tới ý niệm “trong nhóm”và”ngoài nhóm”. Brislin(1981: 48) cho rằng khi giao tiếp với các thành viên ngoài nhóm, người ta có thể gặp những hành vi ngôn ngữ không quen thuộc; do đó, họ có thể cảm thấy không thoải mái và thích giao tiếp với các thành viên trong cùng nhóm văn hóa của họ hơn. Trong nỗ lực tìm kiếm những gì họ đã quen thuộc trong quá khứ, những người sinh sống ở nước ngoài có khuynh hướng sử dụng các dịch vụ được cung cấp bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Khuynh hướng tâm lý này chắc chắn là trường hợp của những người Việt Nam sống ở Úc nơi có nhiều doanh nghiệp và dịch vụ được cung cấp bằng tiếng Việt (Thomas 1999:17).

Học giả Ide (1989: 238) cho rằng ngôn ngữ nghiêm chỉnh thường được sử dụng đối với người ngoài nhóm, trong khi ngôn ngữ bình dân, thân thiện thì được sử dụng đối với những người cùng nhóm với nhau. Nói cách khác, ngôn ngữ nghiêm chỉnh được sử dụng đối với người nghe trong giới có quyền uy cao và xa cách, trong khi ngôn ngữ bình dân thì được sử dụng đối với người nghe trong giới thấp quyền uy và tương đối gần gũi hơn với người nói. Những nhận thức phân biệt giữa trong nhóm và ngoài nhóm như vậy được xác định bằng giá trị văn hóa và niềm tin trong giao tiếp bằng lời nói. Điều này cho thấy hành vi ngôn ngữ nhất thiết có liên quan đến văn hóa của người trong cuộc. Liên quan đến vấn đề này, phần sau đây sẽ thảo luận về vai trò của văn hóa trong hành vi ngôn ngữ, tức là trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Vai trò của văn hóa trong hành vi ngôn ngữ

Mặc dù có tính cách trừu tượng và không thấy được, văn hóa thường được nói tới như là một thực thể vật chất mà người ta có thể mang theo khi di chuyển ra khỏi đất nước của họ. Về điểm nầy, theo quan điểm khoa học xã hội thì văn hóa có thể di chuyển từ đất nước nguồn gốc của nó, nhưng không thể lấy đi ra khỏi những người mang nguồn gốc văn hóa đó (Mey 2004:32). Đề nghị này nhấn mạnh một thực tế là văn hóa được ăn sâu trong mỗi cá nhân.

Theo Edgar (1980: 129-30) thì các quan niệm về văn hóa phát sinh từ hành động quá khứ bao gồm các hình thức chia xẻ ý tưởng, quy tắc, kỳ vọng và động cơ thúc đẩy. Theo đề nghị này thì văn hóa là một cách diễn dịch sự hiện hữu thực tại có ý nghĩa được hiểu chung bởi một nhóm người nào đó. Nhóm người nầy có cùng một kinh nghiệm qua các hành động tương tự trong quá khứ. Mặc dù văn hóa có thể liên quan đến nhiều lãnh vực trong ngữ cảnh, tiếng mẹ đẻ có thể được coi là một dấu hiệu của bản sắc văn hóa để phân biệt một nền văn hóa nầy đối với một nền văn hóa khác.

Theo một nghiên cứu toàn diện dựa trên dữ liệu thu thập được, bao gồm hơn 70 quốc gia, người ta phân tích hai loại nền văn hóa khác nhau, đó là văn hóa dựa trên quan hệ tập thể, hay còn gọi là văn hóa tập quyền, trong đó có Việt Nam cùng các nước Á Châu, và văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân như Úc, Hoa Kỳ và một số quốc gia Âu Châu. Trong các xã hội tập quyền, lợi ích của nhóm chiếm ưu thế hơn là sự quan tâm về cá nhân; trong xã hội theo chủ nghĩa cá nhân như Úc, thì ngược lại (Hofstede và Hofstede 2005: 74-75). Hơn thế nữa, theo Brislin (2000: 53) thì trong một nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân mục tiêu trong mọi hành động của con người hướng tới lợi ích cá nhân; nhưng trong một nền văn hóa tập quyền, người ta coi nhẹ quyền lợi cá nhân và nhắm tới lợi ích của nhóm như gia đình là một thí dụ điển hình nhất. Theo quan niệm nầy thì người dân trong một nền văn hóa tập quyền, như Việt Nam, có xu hướng phụ thuộc mật thiết vào nhau hơn so với các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân như Úc và các nước phương Tây. Bayraktaroglu và Sifianou (2001: 6) cho rằng trong một xã hội tập quyền người ta có lối suy nghĩ dung nạp hay quan tâm tới người khác hơn là trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân. Ví dụ, trong một so sánh các mối quan hệ giữa các vai trò khác nhau thì mối quan hệ giữa sinh viên và giáo sư ở Trung Quốc (tập quyền xã hội) không phải là bình đẳng, nhưng có tính cách mật thiệt và tôn kính, trong khi ở Anh hay Úc (xã hội chủ nghĩa cá nhân) thì mối quan hệ giữa sinh viên và giáo sư là bình đẳng và xa cách.

Liên quan đến các mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, Goody và Watt (1963: 313) cho rằng khi di sản văn hóa chuyển tiếp từ thế hệ nầy sang thế hệ khác thì các yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ nền văn hóa nào của con người chắc chắn được chuyển qua lời nói mang các ý nghĩa gắn liền với nền văn hóa của họ. Nhiều nghiên cứu trước đây (như Hymes 1964; Kramaraeet al 1984; Clyne 1985; Blum-Kulka et al 1989; Wierzbicka 1991; Trosborg 1995; Gallois&Callan 1997) cho thấy rằng các giá trị văn hoá ảnh hưởng đến ngôn ngữ được sử dụng để diễn tả ý nghĩa mong muốn diễn đạt trong đối thoại. Một cách nói được xác định bởi các chuẩn mực văn hóa và giả định dẫn đến sự thay đổi trong các cách sử dụng hay các hành vi ngôn ngữ. Do đó, giá trị văn hóađược thể hiện trong các sự kiện giao tiếp và có thể được xem xét từ những hành vi lời nói. Đề nghị này ngụ ý rằng mỗi nền văn hóa có phong cách tương tác riêng của nó, phản ảnh sở thích khác nhau áp dụng cho các kiểu khác nhau của hành vi lời nói.

Clyne (1985: 12) cho thấy rằng sự khác biệt văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi quy tắc và năng lực giao tiếp. Những quy định này vượt ra ngoài tầng cấp câu nói và xác định vấn đề nói gì, nói cách nào, và ai nói trong các tình huống cụ thể. Wierzbicka (1991: 69) và Trosborg (1995:45) đều đưa ra luận cứ tương tự về sự khác biệt văn hóa: trong các xã hội khác nhau người ta nói khác nhau; và sự khác biệt trong cách nói phản ảnh sâu sắc các giá trị văn hóa khác nhau. Ví dụ, diễn tả sự yêu cầu trong tiếng Anh có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, so với các ngôn ngữ khác như tiếng Hy Lạp, Do Thái, Đan Mạch, Đức và Pháp (Trosborg 1995:46). Quan hệ nội tại giữa ngôn ngữ và văn hóa được công nhận rộng rãi bởi các nhà ngôn ngữ học (Hymes 1964; Gumperz 1968:223; Gregory và Carroll 1978:64; Saville-Troike 1982:34; Levinson 1983; Wierbicka 1991, 2001:203; Holmes 1992, 2009: 285; Trosborg 1995:42; Kramsch 1998). Đặc biệt Wierzbicka (2001: 203) thì cho rằng trong hầu hết, nếu không phải tất cả ngôn ngữ, đều có bằng chứng quan trọng về tính xác thực của văn hóa trong các mô hình tương quan giữa sự suy nghĩ và cuộc sống.

Giá trị tổng quát của văn hóa có thể được giải thích hơn nữa trong sự phân biệt giữa cá nhân hay quyền tự chủ cá nhân so với quyền tự chủ tập thể hay gia đình, được thể hiện trong hành vi ngôn ngữ, một vấn đề không nên bỏ qua trong nghiên cứu này.

Quyền Tự Chủ Cá Nhân so với Quyền Tự Chủ Tập Thể

Sự so sánh nầy sẽ tập trung vào các giá trị văn hóa thường phản ảnh văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân của phương Tây như Anh, Úc, để phân biệt với những nét đặc thù trong nền văn hóa phương Đông châu Á, theo chủ nghĩa tập thể, bao gồm Việt Nam, nhưng ở đây có một số khác biệt giữa văn hóa dựa trên Nho giáo và văn hóa theo định hướng chủ nghĩa cộng sản. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa phương Đông châu Á và phương Tây được đề cập ở đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu về các vấn đề về giá trị văn hóa ảnh hưởng đến ngôn ngữ, chứ thực ra không có bất kỳ nền văn hóa đồng nhất tồn tại trên một quốc gia nào. Thí dụ như, mặc dù nước Úc được mô tả như là một nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân, các nhà nghiên cứu nhìn nhận rõ ràng về tính đa dạng trong nền văn hóa của nước nầy.

Ông Wong (2004: 237) đã cho thấy rằng những người có nguồn gốc văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân và người Singapore trong nền văn hóa tập quyền có sự khác biệt với nhau mặc dù cả hai nhóm đều nói tiếng Anh. Các ví dụ sau cho thấy người Singapore thường đặt ít chú trọng vào quyền tự chủ cá nhân hơn là các đối tác xuất thân từ nền văn hóa Anglo:

(5) Người Anh: Ông có thể giữ nó chỉ đêm nay thôi không?
Anglo English: Could you keep it just tonight?

(6) Tiếng Anh Singapore: Bạn viết số điện thoại di động của bạn ở đây.
Singapore English: You write your mobile phone here.

(7) Tiếng Anh Singapore: Bạn có thể cho tôi hai tờ giấy không?
Singapore English: Can you spare me two pieces of paper?

Sự khác biệt trong sự diễn tả một yêu cầu giữa tiếng Anh và tiếng Anh Singapore biểu hiện tương ứng với nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân (Anglo) và nền văn hóa tập quyền (Singapore). Trong nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân khi bày tỏ một sự yêu cầu gì đó người ta thường thường nghĩ rằng người nghe có quyền không thực hiện yêu cầu đó. Thái độ chú tâm này phản ảnh trong việc sử dụng hình thức nghi vấn, thay vì hình thức chỉ thị khi bày tỏ một yêu cầu. Các hình thức nghi vấn thường được dùng bởi những người gốc Anh nói tiếng Anh như”Bạn có thể làm điều này không? (Could you do this?), Bạn sẽ làm điều này không? (Would you do this?). Trong trường hợp người nghe quyết định thực hiện theo yêu cầu, họ có thể thừa nhận quyền tự chủ của mình bằng cách nói”cảm ơn”hoặc các biểu thức liên quan khác.

Theo quan niệm của người Trung Quốc cũng như Nhật Bản và Việt Nam, thì người ta khó chấp nhận cá nhân như là một thực thể tồn tại độc lập, nhưng phải được xem như là một thành viên của một nhóm hoặc đặc biệt là gia đình, vì “gia đình” là yếu tố nhận thức trung tâm trong nền văn hóa và phục vụ như đơn vị cơ bản thường trực của xã hội (Kao 1998: 13). Lớn lên trong một nền văn hóa như vậy, người nói tiếng Anh tại Singapore dường như quan tâm nhiều hơn về khả năng thực hiện một điều gì đó hơn là sự tự nguyện thực hiện của của người nghe. Nhận thức này phản ảnh sự khác biệt của một nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân như trong câu (5) so với một nền văn hóa theo chủ nghĩa tập quyền như trong câu (6) và (7) ở trên.

Trong khi khái niệm về quyền tự chủ cá nhân đã được giải thích và tranh luận như là một giá trị cốt lõi trong nền văn hóa người Anh, phản ảnh quyền lợi cá nhân trong các giá trị văn hóa phương Tây, khái niệm về quyền tự chủ tập thể được coi là phù hợp hơn với giá trị văn hóa phương Đông. Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập quyền phản ảnh những khó khăn mà người Việt hải ngoại đã và đang phải đương đầu trong cuộc sống hàng ngày của họ qua sự khác biệt trong hành vi ngôn ngữ và thái độ, chẳng những giữa người Việt với nguồn gốc văn hóa tập quyền và người mang nguồn gốc văn hóa Tây Phương, mà còn giữa hai thế hệ – cha mẹ và con cái của người Việt sinh sống trong các xã hội Tây phương; bởi vì con cái họ lớn lên trong nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân, còn bậc cha mẹ thì vẫn mang nguồn gốc văn hóa tập thể.

Một cách tổng quát nhưng đơn giản hơn, người mang nguồn gốc văn hóa tập quyền có khuynh hướng quên mình và hay nghĩ tới quyền lợi của người khác, cụ thể nhất là sự tiện ích trong đời sống hàng ngày. Trái lại, người mang nguồn gốc hay chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân của Tây phương thì hay đặt ưu tiên cho quyền lợi cá nhân của họ, bao gồm những tiện ích trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta để ý các hành vi, lời nói giữa hai nhóm người mang nguồn gốc hai văn hóa khác biệt nầy trong sinh hoạt đời sống hàng ngày thì có thể thấy sự khác biệt nêu trên, để thông cảm, chấp nhận hay tùy cơ ứng biến sao cho hợp tình hợp lý.

Lẽ tất nhiên đánh giá về sự khác biệt giữa hai nền văn hóa cá nhân và tập quyền như trên vẫn chỉ có giá trị tương đối mà thôi, bởi vì nó không thể nào xác thực trong mọi tình huống xã hội của con người được.

*

Tài liệu tham khảo:

Bayraktaroglu, Arin & Sifianou, Maria (2001). Linguistic Politeness Across Boundaries: The Case of Greek and Turkish. Amsterdam; Philadelphia, PA: J. Benjamins Pub. Co., pp.1-16.

Blum-Kulka, S.; House J. & Kasper G. (1989). Investigating Cross-cultural Pragmatics: An Introductory Overview. In Blum-Kulka, S., House J., & Kasper G. (eds.). Cross-cultural Pragmatics: Requests and Apologies. Ablex Publishing Corporation. Norwood, New Jersey. 123-153.

Brick, Jean (1991). China: a Handbook in Intercultural Communication. Sydney: National Centre for English Language Teaching and Research. Macquarie University.

Brislin, Richard (1981). Cross-Cultural Encounters: Face-to-face Interaction. New York: Pergamon Press.

Brislin, Richard (2000) Understanding Culture’s Influence on Behavior. Toronto: Wadsworth/Thomson Learning.

Clyne, Michael G (1985). Communication Rules and the Correction Process. In J.B. Pride (ed.), Cross-cultural Encounters: Communication and Mis-Communication. River Seine Publications. Melbourne, Australia.

Edgar, Donald (1980). Introduction to Australian Society: A Sociological Perspective. Sydney: Prentice-Hall of Australia.

Froehlich, Thomas J. (2000). Intellectual Freedom, Ethical Deliberation and Codes of Ethics. IFLA Journal 26:264-272.

Gallois C. and Callan V. (1997). Communication and Culture. London: John Wiley & Sons.

Goody, J. and Watt, I. (1963). The Consequences of Literacy. In Pier Paolo Giglioli (ed.), Language and Social Context. Harmondsworth, Middlesex: Penguin Books, pp.311-57.

Gregory, Michael & Caroll, Sussan (1978). Language and Situation, Language Varieties and Their Social Contexts. London, Henley and Boston: Routledge & Kegan Paul.

Gumperz J. (1968). The Speech Community. In P.P. Giglioli. (ed.), Language and Social Context. Harmondsworth, Middlesex: Penguin Education, pp.219-31.

Hofstede, Geert and Hofstede, Geert Jane (2nd ed.) (2005). Cultures and Organizations: Software of the Mind. McGraw Hill. New York.

Holmes, Janet (1992). An Introduction to Sociolinguistics. New York: Longman

Holmes, Janet (2009). Politeness Strategies as Linguistic Variables. In Keth Brown and Keth Allan (eds.), Concise Encyclopedia of Semantics. Elselver. Amsterdam, Boston, Heidelberg, London, New York, Oxford, pp.699-711

Hymes, D. (1964). Toward Ethnographies of Communication: The Analysis of Communicative Events. In P. P. Giglioli (ed.), Language and Social Context. Harmondsworth, Middlesex:Penguin Education.

Ide, Sachiko (1989). Formal forms and discernment: two neglected aspects of universals of linguistic politeness. In S. Ide (ed.), Linguistic Politeness. Mouton de Gruyter. Berlin.

Kramarae C.; Schulz M. & Obarr W. (1984). Language and Power. Beverly Hills, London, New Delhi: Sage Publications.

Kramsch, C. (1998). Language and Culture. Oxford, OX: Oxford University Press

Levinson, Stephen C. (1983). Pragmatics. New York: Cambridge University Press.

Mey, Jacob L. (2004). Between Culture and Pragmatics: Scylla and Charybdis? The Precarious Condition of Intercultural Pragmatics. Intercultural Pragmatics 1, 1; 27–48

Moeschler, Jacques (2004). Intercultural pragmatics: A Cognitive Approach. Intercultural Pragmatics 1-1 (2004), 49–70. Walter de Gruyter.

Saville-Troike, Muriel (1982). The Ethnography of Communication: An Introduction. Oxford: Basil Blackwell.

Thomas, Mandy (1999) Dream In The Shadows: Vietnamese-Australian lives in transition. Allen & Unwin. Sydney.

Trosborg, Anna (1995). Interlanguage Pragmatics: Requests, Complaints and Apologies. Berlin; New York: Mouton de GruyterBerlin; New York: Mouton de Gruyter.

Ventola, Eija (1987). The Structure of Social Interaction: A Systemic Approach to the Semiotics of Service Encounters. London: Frances Pinter (Publishers).

Wierzbicka, Anna (1991). Cross-cultural Pragmatics: The Semantics of Human Interaction. Berlin – New York: Mouton de Gruyter.

(2001). Australian Culture and Australian English: A Response to William Ramson. Australian Journal of Linguistics 21, 2; 195-214.

Wong, Jock Onn (2004). Cultural Scripts, Ways of Speaking and Perceptions of Personal Autonomy: Anglo English vs. Singapore English. Intercultural Pragmatics 1, 2; 231–248. Berlin: Walter de Gruyter.

Ghi chú: Vì PGS Bùi Hiền cho rằng những người chống đối, chỉ trích ông chỉ là những người ảo, không đối mặt được. Tôi xin hoan nghênh đón nhận mọi ý kiến trao đổi trong tinh thần xây dựng, trong lãnh vực chuyên môn qua email: phucle2@gmail.com.