VRNs (03.03.2014) – Dân Trí đưa tin, hồi ngày 28.02, công an quận Thủ Đức, Tp.HCM ra quyết định khởi tố ông Lê Huỳnh Thương Minh, sinh năm 1980, ngụ tại Quận 5 – Sài Gòn, với tội danh “chống người thi hành công vụ” và ông Minh bị bắt tạm giam 2 tháng.
Dân Trí cho biết nguyên nhân, “hành vi vu khống của ông Minh đã khiến người dân tụ tập gây mất an ninh trật tự, cản trở hoạt động của người thi hành công vụ đã đủ yếu tố cấu thành tội “Chống người thi hành công vụ”.
Báo này mô tả, khuya ngày 17.02, ông Minh đang điều khiển xe máy BKS 93E-019.18 và lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng đến đường số 18, quận Thủ Đức. Trên đoạn đường này, ông Minh bị tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội 4, phòng cảnh sát trật tự phản ứng nhanh do thượng úy Đinh Quốc Tuấn làm tổ trưởng cùng 2 tổ viên đang tuần tra, yêu cầu ông Minh dừng xe và xuất trình giấy tờ. Sau đó, ông Minh đã yêu cầu công an cho biết lỗi vi phạm và yêu cầu công an cho xem bảng tên cũng như giấy chứng nhận ngành công an nhưng công an Tuấn không đồng ý và đã lấy chìa khóa xe của ông Minh.
Báo cho hay, ông Minh đã lấy điện thoại di động ra quay cảnh những người công an đang làm việc với ông Minh nhưng công an Tuấn đã “đè tay vào chiếc điện thoại ngăn cản thì Minh hô hoán “Công an giật điện thoại”. Nghe tiếng kêu cứu, hàng trăm người dân sống xung quanh và những người đang lưu thông đứng lại và chứng kiến cảnh làm việc này.
Thưa quý vị, tại sao khi ông Minh yêu cầu công an chỉ ra lỗi, đeo bảng tên, xuất trình thẻ ngành,… khi lực lượng công quyền thi hành công vụ “kiểm soát giấy tờ xe” ông Minh thì lại bị cho là “chống người thi hành công vụ” và bị bắt tạm giam 2 tháng? Việc khởi tố và bắt giam này đúng sai thế nào? VRNs chúng tôi được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng VP Công lý- Hòa bình DCCT Sài Gòn với nội dung sau.
VRNs: Thưa cha, qua sự việc trên, cha nhận xét như thế nào về hành vi của ông Lê Huỳnh Thương Minh?
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại: Theo mô tả của một số báo lề phải thì Ông Lê Huỳnh Thương Minh đã hành xử đúng, còn cảnh sát 113 đã làm sai…
Thứ nhất: Căn cứ khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, (có hiệu lực 1/1/2014): “Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau: a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5;
Thứ nhất: Căn cứ khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, (có hiệu lực 1/1/2014): “Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau: a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 66, Điều 67.”
Như vậy, Cảnh sát 113 chỉ có thẩm quyền xử phạt một số hành vi, và phải “trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt”. Như vậy, Ông Lê Huỳnh Thương Minh đòi hỏi “Ông vi phạm gì?” để xác định tổ cảnh sát này có thẩm quyền dừng xe phạt ông hay không?
Thứ hai: Cũng theo khoản 1 Điều 70, chỉ “Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ” mới có thẩm quyền xử phạt. Việc ông Lê Huỳnh Thương Minh đòi Thượng úy Tuấn phải trưng bảng tên, xuất trình thẻ ngành là đúng để xác định đây có phải là “chiến sĩ công an đang thi hành công vụ” hay không?
Thứ ba: Khi có văn bản cấm quay phim, chụp hình công an, “… Cục trưởng C67 có công văn số 2315 hủy nội dung gây tranh cãi trong dư luận này. Theo đó, “nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh)”. Như vậy, việc thượng úy Tuấn dùng tay “ngăn cản” Ông Minh quay phim là không phù hợp.
VRNs: Thưa cha, công an quận Thủ Đức, Tp.HCM ra quyết định khởi tố ông Minh với tội danh “chống người thi hành công vụ” và ông Minh bị bắt tạm giam 2 tháng, thì cha bình luận như thế nào về điều này?
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại: Theo qui định tại Điều 257 Tội chống người thi hành công vụ đòi buộc “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ…”, ở đây không thấy có hành vi như điều luật qui định. Việc quay phim, la lớn “công an cướp điện thoại…” là sự kiện không sai, có thật… nên không thể cho là “thủ đoạn”. Cũng vậy, việc yêu cầu công an chỉ ra lỗi, đeo bảng tên, xuất trình thẻ ngành… là phù hợp pháp luật thì không thể cho rằng thủ đoạn. Quan trọng là Điều luật đòi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác” phải là để “cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ”. Các “đòi hỏi” của Ông Lê Huỳnh Thương Minh là phù hợp, công an phải đáp ứng để chứng minh “đang thi hành công vụ”, khi chưa đáp ứng thì không thể cho rằng Ông Minh “cản trở”. Thực tế, không thấy nói tới công an đang thi hành công vụ gì, và Ông Minh cản trở gì. Còn người dân tụ tập “gây cản trở…” như bài báo nêu trên thông tin thì không phải lỗi của Ông Minh.
Ngoài ra, theo qui định tại Thông tư số 17/2012/TT-BCA của Bộ công an qui định về Điều lệnh nội vụ công an nhân dân: “Trang phục Công an nhân dân phải sử dụng đúng mục đích theo quy định. Cán bộ chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa; đeo cành tùng đơn, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, ký hiệu, dây lưng, caravát (đối với trang phục thu đông); đi giày, tất do Bộ Công an cấp. Cán bộ, chiến sĩ nam mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.”(khoản 2 Điều 26).
Khi gặp để giải quyết công việc với nhân dân phải “Chào bằng động tác hoặc kết hợp chào bằng lời”(điểm b khoản 2 Điều 36).
“Khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân. “(khoản 1 Điều 40).
Như vậy, việc Thượng úy Tuấn không đeo “số hiệu, ký hiệu” khi làm nhiệm vụ, không thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn… (như- chỉ là theo báo nói-giữ chìa khóa xe, đè tay không cho quay phim, cãi lớn tiếng…) là không đúng qui định, và đây là nguyên nhân dẫn đến vụ việc. Nếu Thượng úy Tuấn “bình tĩnh, khiêm tốn, tận tình, chu đáo” nhận ra thiếu sót của mình, xuất trình bảng tên, thẻ ngành chứng minh mình là “công an đang thi hành công vụ”, chỉ ra lỗi vi phạm của Ông Minh (nếu có) để chứng minh việc dừng xe xử phạt của mình là “đúng thẩm quyền” thì chắc chắn sẽ không có sự việc xảy ra. Thực tế cho thấy, nếu một người làm được những điều quy định trên thì đã không vào ngành công an. Rõ ràng, nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ lỗi của công an.
Nghiêm trọng hơn, hành vi Thượng úy Tuấn “thu giữ chìa khóa xe” thuộc sở hữu của anh Minh, đang được Ông Minh cầm giữ , là trái pháp luật, có dấu hiệu “cưỡng đoạt tài sản”… Hay hành vi “đè tay…ngăn cản” trên điện thoại của Ông Minh đang nắm giữ…, Ông Minh hô to “cướp…” là phù hợp.
VRNs: Thưa cha, những gì cha phân tích ở trên cho thấy lực lượng công quyền đã lạm dụng chức vụ và quyền lực để uy hiếp người dân theo ý muốn của người cầm quyền mà bất chấp pháp luật được quy định như thế nào. Không những thế, cách đưa tin của báo lề đảng làm cho bạn đọc luôn có cảm giác là người dân luôn luôn phạm tội, còn các lực lượng công quyền luôn làm đúng chức năng và nhiệm vụ.
Pv. Café tối thực hiện
No comments:
Post a Comment