Wednesday, June 20, 2018

Bạn vàng của Lú

Bạn đọc Danlambao - Oái ăm là bài báo được đăng tải bởi An Ninh Thủ Đô - nơi mà chủ tịch con hoang Nguyễn Đức Chung vừa tuyên bố "Thế lực thù địch đang chia rẽ tình hữu nghị VN - Trung Quốc!"

Vậy ta phải theo chân của Chung mà "khẳng định" rằng: thủ phạm ở Hoàng Sa đã nhận 300000 hồ tệ của thế lực thù địch để xua đuổi ngư dân Việt Nam và chia rẽ tình hữu nghị Việt-Tàu!

Thủ đô thì rất an ninh vì kẻ thù chỉ toàn là công dân Việt Nam yêu nước. Còn Hoàng Sa, vùng chủ quyền của Việt Nam, thì ngư dân lâm vào hoàn cảnh bị xua đuổi, cướp bóc, đánh chìm tàu, tấn công, bắt cóc, giết hại. Đó là "nhờ" bạn 16 cục vàng và 3 cái khu đặc biệt tốt của hảo hán nô Nguyễn Phú Trọng.


Chưa nói đến chuyện Tàu cộng vào 3 khu 99 năm. Bây giờ người dân tiếp tục đứng lên phản đối Tàu cộng đã vào chiếm cứ vùng biển Hoàng Sa và xua đuổi ngư dân Việt Nam thì có còn là "rõ ràng sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng, kích động để chống đối"

Chắc chắc là còn vì nó đã còn, đang còn, và sẽ còn. 

Vì Nguyễn Phú Trọng là một hảo hán nô và phải đặt lòng yêu nước cho đúng chỗ: yêu nước Tàu. 

21.06.2018

Coi chừng phản động Mầm Non!

CTV Danlambao - Trước tình trạng người dân đặt lòng yêu nước quá đúng chỗ, Sở Giáo dục và Đạo tạo đã "hỏa tốc" gửi công văn đến các trường học để "thực hiện nghiêm túc" nhiệm vụ cảnh giác âm mưu, thủ đoạn kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch. Trong những trường nhận công văn và có nhiệm vụ "thực hiện nghiêm túc này" là các trường... Mầm Non.

Tại địa bàn tỉnh Thái Bình, công văn do Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Phương Bắc ký đã được gửi đến trường Mâm non Hoa Hồng. 

Theo đúng tinh thần "nghiêm túc" của văn thư thì hiệu trưởng trường này phải tổ chức để các nhi đồng mầm non "quán triệt đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước". Các cháu nhỏ xíu phải nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, hiểu đúng và cảnh giác trước âm mưu... và không tham gia các hoạt động trái pháp luật. 

Phải chăng vì đảng và nhà nước lo sợ 2 mầm non này: 


Trong công văn, những kẻ đang nắm đầu nền giáo dục quốc gia đã ra chỉ thị Quản lý chặc chẽ học sinh... kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của giáo viên, học sinh..." 

Rõ ràng trường học tại nước CHXHCN đã trở thành đồn côn an. 


21.06.2018

Kim Ngân cương quyết giữ KHU, không yêu KHU là không yêu nước

Dân đen (Danlambao) - Sau khi tạm dừng thông qua Dự luật Đặc khu vì người dân lên tiếng phản đối, Nguyễn Thị Kim Ngân và bầy đàn quốc hội của đảng đã nhanh chóng thông qua Dự luật An ninh mạng để gia tăng khả năng bịt miệng người dân. Bước tiếp của bầy đàn yêu KHU là xuống đường, nhưng không xuống đường yêu nước. Bà Ngân xuống đường gặp cử tri đảng viên để khẳng định lập trường cương quyết giữ KHU và lên án những ai người biểu tình chống KHU là không yêu nước.


Ai cũng có thể tuyên bố 1 câu "tốt đẹp" như thế. Bà Ngân đã không và không thể giải thích hiểm họa cho thuê đất 99 năm cho trường hợp "đặc biệt", không trình bày được tại sao lại chọn 3 địa điểm chiến lược về an ninh quốc phòng làm đặc khu, không xoá tan được viễn ảnh đặc khu sẽ được cho bá quyền phương Bắc thuê và hoàn tất việc "xâm lược mềm" Việt Nam. 


Nhìn lại lịch sử, quá trình hoạt động và hành vi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình - từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng - câu nói "lợi dụng lòng yêu nước để phá hoại đất nước" lại phản ảnh chính xác vô cùng bản chất của họ. Nếu cần chính xác hơn thì phải nói: "Đ ảng cộng sản mới là tập đoàn lợi dụng lòng yêu nước của người dân để cướp quyền cai trị, tàn phá đất nước và bán buôn Tổ Quốc"

Yêu KHU là yêu nước.................... TÀU.

Đó là mệnh lệnh của thời đại Hồ Bả Chó.

21/06/2018

Việt Nam độc lập - hạnh phúc hay đã là chư hầu của Bắc Kinh

Mai V. Phạm (Danlambao) - Một số bạn đọc ắt hẳn sẽ khó chịu với câu hỏi kỳ lạ của tôi vì tin rằng Việt Nam vẫn là một đất nước độc lập, có chủ quyền, chắc chắn không phải là một chư hầu của Tàu cộng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh cùng tôi điểm qua vài sự việc, rồi mỗi người tự trả lời câu hỏi đó một cách thành thật, thẳng thắn và nghiêm túc nhất. 

Kể từ năm 1950 cho đến nay, quan hệ Việt cộng - Tàu cộng trải qua nhiều thăng trầm khác nhau: ngọt ngào, cay đắng, thù ghét, xung đột, và cuối cùng là “16 chữ vàng và 4 tốt. Cuộc xâm chiếm đảo Gạc Ma - Trường Sa vào tháng 2/1988 của Tàu Cộng đánh dấu sự thay đổi từ “đối đầu” sang “quỳ gối cúi đầu” của chóp bu CSVN.

Ngày 14/3/1988, Tàu Cộng bắt đầu xây dựng căn cứ tại Đảo Gạc Ma (Fiery Cross Reef) và 3 tàu của Hải quân CSVN đã đến đây nhằm ngăn cản kế hoạch của Tàu Cộng. Khi phía CSVN yêu cầu Tàu Cộng rời khỏi Đảo Gạc Ma, lực lượng hải quân Tàu Cộng đã nổ súng khai chiến. Cuộc chiến chỉ kéo dài 28 phút, nhưng khiến ít nhất 70 hải quân CSVN thiệt mạng và 3 chiếc tàu bị cháy và hư hỏng nặng. 

Ngày 23/3/1988, lãnh đạo CSVN đề nghị đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp ở Trường Sa, nhưng bị từ chối. Ngay sau đó Hà Nội lại tiếp tục đề nghị đàm phán nhưng Bắc Kinh vẫn từ chối. 

Năm 1989, lãnh đạo Ba Đình quyết định trao trả lại quyền kiểm soát Cambodia, đổi lấy “bình thường hóa quan hệ quốc tế và xây dựng kinh tế” với Tàu Cộng. Nên nhớ, dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô từ năm 1989 đã khiến đảng CSVN trở nên cô độc và lẻ loi trước Tàu Cộng. Sau đó, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại khối Đông Âu đã buộc chóp bu Hà Nội tìm đến cầu cạnh sự trợ giúp kinh tế và chính trị từ Bắc Kinh nhằm duy trì quyền lực cai trị tại Việt Nam. 

Tháng 9/1990, chóp bu CSVN sang Tàu dự cuộc họp bí mật tại Thành Đô để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ Việt-Tàu. Có nhiều chi tiết về cuộc họp quan trọng này vẫn chưa được công khai. Nhìn chung, phía CSVN đồng ý hợp tác với Tàu Cộng và điều phối các vấn đề ngoại giao của Việt Nam trong tương lai thông qua Bắc Kinh. Tàu Cộng cam kết hỗ trợ kinh tế cho Hà Nội và hai bên nhất trí thiết lập giao dịch thương mại qua biên giới (David Wurfel, “Between China and ASEAN: The Dialectics of Recent Vietnamese Foreign Policy”, NY, 1999). 

Chúng ta dễ dàng thấy rằng kể từ sau Mật nghị Thành Đô năm 1990, sự lệ thuộc của nhà nước cộng sản Việt Nam vào Tàu Cộng tăng dần theo thời gian và gần như là tuyệt đối vào thời điểm này. 

Các Văn Kiện Bán Nước “Tuyên Bố Chung Việt Cộng - Tàu Cộng” 

Suy ngẫm các bản tuyên bố chung Việt-Tàu năm 2015 và năm 2017 sẽ nhận thấy kế hoạch “nhượng địa” của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam với Tàu Cộng. 

Thứ nhất, trong các Tuyên bố chung là việc mở cửa biên giới cho phép người Tàu dễ dàng qua Việt Nam cũng như Việt Nam sẽ tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ của Tàu cho các giao dịch thương mại. Kế hoạch “nhân dân tệ hóa nền kinh tế” ngày càng rõ ràng thông qua các giao dịch thương mại tự do của người Tàu trên lãnh thổ Việt Nam (1). Hiểu một cách giản dị đó là Bắc Kinh được tự do thực hiện những kế hoạch chiến lược trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà không gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Ngược lại, Việt Nam không thể hoặc không được thực hiện bất kỳ chiến lược nào trên lãnh thổ Tàu. 

Thứ hai, trong các Tuyên bố chung, Việt-Tàu “nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất… giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.” Nhưng trong thực tế, những cam kết này chỉ được áp dụng đơn phương bởi nhà cầm quyền CSVN vì cho đến nay Bắc Kinh vẫn không công nhận phán quyết của Tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông và đơn phương cấm Việt Nam khai thác dầu mỏ tại vùng biển tranh chấp vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Thứ ba, trong những năm gần đây, hải quân Tàu Cộng đã liên tiếp bắn hoặc đâm chìm tàu cá treo “cờ đỏ sao vàng” ngay tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, khiến nhiều ngư dân Việt phải thiệt mạng. Phẫn nộ là khi cả Bộ Ngoại giao lẫn ban tuyên giáo ra lệnh cho báo chí đồng thanh gọi những chiếc tàu treo cờ Tàu Cộng đã đâm chìm tàu Việt Nam, là “tàu lạ” trong sự im lặng đớn hèn của Bộ Chính trị. Vậy tập đoàn cai trị CSVN đang phục vụ lợi ích dân tộc Việt Nam hay phục vụ lợi ích nhà nước Tàu Cộng? 

Thứ tư, Tuyên bố chung năm 2017 nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác và trao đổi Việt-Tàu ở mọi lĩnh vực: kinh tế, nông nghiệp, ngân hàng, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng, giáo dục và văn hóa. Thực tế là vô số hàng giả, sản phẩm độc hại cũng như máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng của Tàu Cộng được nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng. 

Kinh khủng hơn, đảng và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục gửi các sĩ quan quân đội và cán bộ đảng viên sang Tàu học tập và huấn luyện chuyên môn. Đội ngũ an ninh quốc gia của một đảng cầm quyền mà phải qua một đất nước khác để học tập và nâng cao kỹ năng, thì có lạ lùng và nguy hiểm hay không? An ninh quốc gia có thực sự là trách nhiệm của đảng CSVN hay đích thực của Tàu Cộng? 

Cuối tháng 5/2018, quốc hội bù nhìn - lập pháp với hơn 95% là đảng viên, thông báo sẽ thông qua Dự luật Đặc khu, cho thuê 3 vị trí quan trọng là Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với thời hạn là 99 năm. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình mạnh mẽ, phản đối dự luật này đã khiến Quốc hội của đảng phải tạm hoãn thông qua dự luật. Vấn đề cần nhấn mạnh không phải là thời hạn đặc khu bao nhiêu năm, mà là sự bất tín, không minh bạch và bản chất dối trá của đảng CSVN. Dự luật là “cho thuê” nhưng nếu có sửa đổi trong bản ký kết để dễ dàng chuyển sang “nhượng địa” thì làm sao người dân biết được? Với sự phụ thuộc quá rõ ràng của nhà nước CSVN vào Tàu Cộng ở cả kinh tế lẫn chính trị, thì chủ tương lai của cả 3 đặc khu sẽ là những người có gốc rễ Tàu Cộng. Tất cả các tập đoàn cũng như dự án lớn ở khắp nơi hiện nay luôn có bóng dáng của chủ thầu Tàu Cộng. 

Lần cuối cùng mà bạn đọc nhớ nhà nước CSVN huy động lực lượng đến tận nhà dân để tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ một dự luật nào đó? Luật Đặc khu chắc chắn sẽ thông qua bởi Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định “Bộ chính trị đã quyết rồi…”. Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ rơi vào tay Tàu Cộng bởi Tập Cận Bình cần 3 địa thế đó để giúp Tàu Cộng đạt được mục tiêu của chiến lượcVành đai & Con đường

Chưa hết, quốc hội bù nhìn cộng sản cũng vừa thông qua Dự luật An ninh Mạng, với nhiều quy định tương tự Luật An ninh mạng của Tàu. Trọng tâm của Luật An ninh mạng Tàu Cộng là tạo điều kiện dễ dàng cho nhà nước kiểm duyệt, bóp nghẹt và đàn áp bất đồng chính kiến và trọng tâm đó đã được nhà nước Cộng sản Việt Nam “sao y bản chính” cho dự luật An ninh mạng Việt Nam. 

Việc đàn áp và bắt giam liên tục những nhà hoạt động có tiếng nói mạnh mẽ chống sự bành trướng của Tàu Cộng như blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hội Anh Em Dân Chủ... chứng tỏ được sự thần phục vô điều kiện của CSVN trước Tàu Cộng. Chống Tàu Cộng bị đảng và nhà nước CSVN kết tội là “chống phá”, “phản động”. Vậy nhà nước CSVN chẳng phải là một chư hầu phương Bắc hay sao? 

Có đất nước nào trên thế giới, mà người dân bị nhà cầm quyền đàn áp và tống giam vì dám biểu tình ôn hòa bày tỏ thái độ bảo vệ Tổ Quốc, ngăn chận bành trướng và xâm chiếm lãnh thổ của ngoại bang, như người dân Việt Nam hay không? 

Có đất nước nào trên thế giới, mà nhà cầm quyền ra lệnh bắt bớ, đánh đập, bịt miệng người dân vì biểu tình ôn hòa phản đối lãnh đạo Tàu Cộng Tập Cận Bình hay không? 

Có đất nước nào trên thế giới, mà nhà cầm quyền tìm cách phá hoại những cuộc tưởng niệm ngày Tàu Cộng cướp Hoàng Sa - Trường Sa và giết hại dã man quân lính Việt Nam hay không? 

Có đất nước nào như Việt Nam, mà nhà cầm quyền trải thảm đỏ đón người Tàu ở các cửa khẩu, trong khi người Việt không được đối xử như thế bởi nhà cầm quyền Bắc Kinh? 

Có đất nước nào như Việt Nam, mà nhà cầm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Tàu Cộng, trong khi chẳng mấy quan tâm doanh nghiệp tư nhân nước nhà? 

Tôi tin chắc những ai quan tâm đến thực trạng đất nước đã có câu trả lời cho mình. Hãy giành cho mình một phút thinh lặng. Ngẫm. Để thấy Việt Nam làm gì có Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Mao Trạch Đông với câu nói nổi tiếng: "Every Communist must grasp the truth: Political power grows out of the barrel of a gun." (Tạm dịch: "Mỗi một người cộng sản phải nắm vững được chân lý: Quyền lực chính trị lớn mạnh từ một khẩu súng"). Đảng CSVN không dám bóp còi khẩu súng quyền lực của mình, bởi nỗi khiếp sợ kinh hoàng trước Tàu Cộng. Nỗi sợ Tàu Cộng đã ăn sâu vào não bộ và xương máu của các chóp bu cộng sản, làm tê liệt mọi giác quan và khiến họ chỉ biết phục tùng Tàu Cộng. Khi mà quyền lực chính trị của đảng CSVN bị điều khiển và chi phối toàn diện bởi chóp bu Tàu Cộng, thì vai trò của đảng cộng sản không phải là đảng cầm quyền, lãnh đạo Việt Nam, mà là một phân bộ của đảng cộng sản Tàu và là một chư hầu phương Bắc. 

Phải thoát đảng để thoát Tàu! 

Mỗi một năm có hơn ít nhất là 10 ngàn người rời bỏ quê hương để tha phương cầu thực tại các nước khác. Từ tháng 2/2017 đến nay, gần 100 ngàn người Việt đã sang các tỉnh gần khu vực biên giới Việt-Tàu để làm việc vì nhà nước CSVN thất bại trong việc tạo ra việc làm (2). 

Tại sao đất nước Việt Nam ngày càng lụn bại, nhưng đảng cộng sản vẫn ngang nhiên tồn tại để “quỳ gối, cúi đầu” trước Tàu Cộng mà không gặp phải bất kỳ phản kháng đáng kể nào? 

Đảng cầm quyền chấp nhận sự chi phối gần như là tuyệt đối của Tàu Cộng. Như vậy, Việt Nam hiện có phải là một đất nước thực sự độc lập hay không? 

Chán chường. Mệt mỏi. Thất vọng. Và rất bất lực. Đó là những cảm xúc hiện tại của đại đa số người dân, nhắc nhở chúng ta tổ quốc Việt Nam đang tan rã. Rất nhiều người muốn thay thế chế độ cộng sản bằng thể chế dân chủ đa nguyên, nhưng họ vẫn đang chờ đợi sự dẫn dắt của một tổ chức đáng tin cậy. 

Đất nước hơn 90 triệu người nhưng là 90 triệu người cô đơn và lẻ loi trong khi đảng cộng sản lại chấp nhận liêt kết lại với nhau thành một khối để tồn tại. Vì thế, 90 triệu người Việt vẫn đang rất bất lực trước đảng cộng sản, chỉ vỏn vẹn vài triệu người. Câu hỏi quan trọng là tại sao những người yêu chuộng dân chủ vẫn không hình thành được một lực lượng chính trị lớn mạnh, tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận bầu cử tự do và công bằng? 

Một đất nước mà không xây dựng được dù chỉ là một lực lượng dân tộc có tầm vóc, có tổ chức, thì tầng lớp trí thức phải chịu trách nhiệm nhiều nhất. Sẽ có bạn nói với tôi: Trách nhiệm phải của toàn dân, chứ không chỉ riêng trí thức. Tôi chia sẻ quan điểm đó, nhưng không hoàn toàn đồng ý. 

Theo học thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarachy of Needs), con người phải thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản, thì họ mới nghĩ đến các nhu cầu cao cấp hơn: nhu cầu về an toàn (safety needs) và nhu cầu về xã hội (belonging and love needs). Nhu cầu cơ bản là các nhu cầu tối thiểu và mạnh mẽ nhất của con người, như không khí để thở, thức ăn, nhà cửa, ngủ nghỉ, các nhu cầu làm cho con người thoải mái. Rất nhiều dữ liệu chứng minh phần lớn dân số Việt Nam vẫn còn nghèo. Nghĩa là, nhiều nông dân, công nhân, ngư dân phải lao động vất vả để chăm lo các nhu cầu tối thiểu cho bản thân và gia đình. Miếng ăn lo chưa xong, còn bị nhồi nhét bởi chính sách ngu dân quanh năm suốt tháng, thì làm sao có thể trách họ không quan tâm đến đất nước? 

Trong khi đó, rất nhiều người Việt Nam được coi hoặc tự nhận mình là “trí thức” đã đạt được các nhu cầu cơ bản “đủ ăn, đủ mặc” vì điều kiện kinh tế tương đối khá. Những “trí thức” này hiểu và biết được đảng cộng sản là gốc rễ của mọi lụn bại và kém cỏi của đất nước, nhưng thay vì phản kháng, họ chọn im lặng và thậm chí thỏa hiệp với cường quyền cộng sản. 

Lịch sử thế giới đã chứng minh trí thức là kiến trúc sư và lực lượng nòng cốt của các cuộc tranh đấu thay đổi thể chế. Napoleon từng nhấn mạnh: "Quần chúng chỉ là con số không dài vô tận, giá trị chỉ là con số đầu". Những con số đầu là vai trò lãnh đạo vô cùng quan trọng của tầng lớp trí thức hoặc các tổ chức với đường lối, cương lĩnh rõ ràng. Bằng cấp cao hoặc kiến thức chuyên môn không làm nên trí thức, nhưng phải là thái độ. Trí thức đúng nghĩa bày tỏ thái độ chính trị, sẵn sàng phản kháng bất công, suy nghĩ độc lập và luôn thao thức tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung của đất nước. 

Phải kết hợp lại để ngăn ngừa nguy cơ tan rã quốc gia 

Âm mưu thôn tính và đồng hóa Việt Nam của Tàu Cộng vốn đã có từ ngàn năm nay. Chúng ta có lẽ quá tập trung vào hiểm họa Tàu Cộng mà quên vấn đề quan trọng hơn: vai trò tích cực của đảng cộng sản Việt Nam trợ giúp Tàu Cộng thôn tính Việt Nam, mà không cần một viên đạn. 

Hậu quả kinh khủng của ách cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam chính là nguy cơ tan rã quốc gia. Hãy thinh lặng để quan sát và lắng nghe nỗi thất vọng và chán chường của quốc dân trên khắp mọi miền, để thấy Việt Nam hiện rất nguy ngập và chia rẽ sâu sắc. Chế độ cộng sản “không cần dân chúng tin yêu mình, mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và vô cảm của một quần chúng bất lực vì chia rẽ.” 

Với khá nhiều người, Việt Nam hiện tại chỉ là ngôi nhà tạm, không phải là một quốc gia đúng nghĩa. Vào lúc này, nhiệm vụ quan trọng của tầng lớp trí thức còn yêu mến đất Mẹ Việt Nam là gầy dựng lại lòng yêu nước, khéo léo và quyết tâm liên kết lại với nhau, để có thể hình thành được ít nhất một lực lượng chính trị lớn mạnh, dựa trên những tư tưởng đúng đắn và đạo đức. 

Chưa bao giờ như lúc này, dân tộc Việt Nam cần một kết hợp dân chủ lương thiện, có khả năng, và đủ quyết tâm, dựa trên nền tảng lòng yêu nước, bao dung và lương thiện, để thay thế đảng cộng sản vốn đang trực tiếp tàn phá và tiếp tay cho giặc hủy hoại tổ quốc. Lực lượng này sẽ dẫn dắt và lãnh đạo quần chúng, kết hợp thành một khối sức mạnh chính nghĩa, “danh chính ngôn thuận” yêu sách đảng cộng sản Việt Nam phải tổ chức bầu cử tự do, công bằng. 

Việt Nam sẽ có đủ điều kiện để vươn mình trở thành một quốc gia độc lập, tự cường và hạnh phúc đúng nghĩa một khi loại bỏ được sự cai trị độc tài của đảng cộng sản. Việt Nam dân chủ đa nguyên với nền kinh tế vững mạnh và phát triển, sẽ nhanh chóng loại bỏ sự phụ thuộc quá đáng vào Tàu Cộng cũng như có được sự tôn trọng tự nguyện của Tàu Cộng. 

“Chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung.” (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai


Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

CTV Danlambao - Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley tuyên bố Hoa Kỳ đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ vì đó là một cơ chế đầy tính đạo đức giả, chia rẽ, thiên vị và chỉ biết phục vụ cho tổ chức này. 

Thành lập vào năm 2006 HĐNQ đã bị chỉ trích là cho phép nhiều quốc gia vi phạm nhân quyền trở thành thành viên và theo bà Haley - đó là một sự nhạo báng đối với nhân quyền. Với sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bà Nikki Haley đã lên án hội đồng là "tổ chức bảo vệ những kẻ đàn áp nhân quyền".

Đặc phái viên Nikki Haley và Bộ trưởng Mike Pompeo
Việc rút khỏi HĐNQ ngay lập tức đã tạo ra nhiều phản ứng. 

Người đứng đầu của của Liên Hiệp Quốc đặc trách về Nhân Quyền, ông Zeid Ra'ad al-Hussein cho rằng đây là một điều đáng thất vọng nhưng không ngạc nhiên. 

Tổng thư ký LHQ António Guterres thì mong rằng Hoa Kỳ vẫn là một thành viên. 

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng đây là một quyết định "đáng tiếc" vì mặc dù cần cải cách nhưng HĐNQ là tổ chức rất quan trọng để đòi hỏi các quốc gia phải có trách nhiệm về nhân quyền".

Nga đã nhanh chóng nộp đơn tái ứng cử thành viên của hội đồng cho nhiệm kỳ 2021-2023 để "tiếp tục hoạt động hiệu quả của mình tại Hội đồng nhân quyền nhằm duy trì đối thoại bình đẳng và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền". 

Một số các tổ chức nhân quyền quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại rằng hành động của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực giám sát và giải quyết các trường hợp lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới. 

Đây không phải là mâu thuẫn đầu tiên giữa Hoa Kỳ và HĐNQ. Chính quyền Bush đã quyết định tẩy chay hội đồng khi nó được thành lập vào năm 2006 với nhiều lý do tương tự. Đại sứ của Liên Hiệp Quốc vào những năm sau đó là ông John Bolton, hiện cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Trump, là người phê bình UNHRC mạnh mẽ nhất. Hoa Kỳ chỉ chính thức gia nhập HĐNQ vào năm 2009 khi Obama đắc cử tổng thống. 

Một số nhà hoạt động cũng đồng ý với những lý do chỉ trích của chính phủ Hoa Kỳ đối với HĐNQ, nhưng không đồng ý với hành động rút khỏi hội đồng này. Họ tin rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục là thành viên để chủ động cải cách hội đồng từ bên trong. 

Vào năm 2013, Việt Nam - với hồ sơ vi phạm nhân quyền dày đặc bởi nhà cầm quyền CSVN - đã được bầu làm thành viên của HĐNQ. Bất chấp sự phản đối rộng rãi của người Việt Nam lẫn rất nhiều tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế, bất chấp những bằng chứng vi phạm nhân quyền trầm trọng xảy ra liên tục tại Việt Nam, Hội đồng Nhân Quyền LHQ đã chấp thuận nước CHXHCN Việt Nam trở thành quốc gia thành viên với 184 phiếu thuận trong tổng số 192 phiếu bầu. 

Cũng vào năm 2013, bên cạnh CHXHCNVN thì Tàu cộng, Nga, Saudia Arabia, Algeria trở thành quốc gia thành viên của HĐNQ. 

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 2006 để thay thế Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này gồm có 47 thành viên quốc gia với nhiệm kỳ ba năm. Mỗi năm hội đồng nhóm họp 3 lần để duyệt xét hồ sơ vi phạm nhân quyền, ghi nhận, khuyến cáo những vi phạm và tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên trình bày về những thành quả cải thiện nhân quyền. 

20.06.2018

Các điều khoản bán nước của Dự luật Đặc Khu

Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Dự luật Đặc Khu đã khiến người dân trong nước với lo ngại mất nước đã biểu tình phản đối mãnh liệt tại nhiều địa phương từ Nam chí Bắc. Bài phân tích này nhằm giúp người dân cũng như những đại biểu quốc hội có tâm hiểu rõ những điều khoản bán nước trong dự luật.

Ba địa giới Vân Đồn ở Quảng Ninh, phía bắc VN, giáp ranh với Tàu cộng, Bắc Vân Phong ở biển Nha Trang, và Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang ở cuối nước VN, có tầm quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ an ninh quốc gia chống ngoại xâm theo lịch sử và theo quan điểm chiến lược hiện tại trước nguy cơ xâm lấn của Tàu cộng là điều mà người dân thường hiện nay ai cũng nhận biết. Nguy cơ mất nước ngày nay lại thể hiện rõ trong những điều khoản qui định của Dự Luật Đặc Khu sắp được đưa ra Quốc hội chấp thuận. 

Trong các điều khoản của dự luật Đặc khu có các điều khoản bán nước cần quan tâm như sau: 

I. Các điều khoản bán đất 

Khoản 1 điều 32 qui định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có quyền cho thuê đất tới 70 năm; và Thủ tướng Chính phủ có quyền cho thuê đất tới 99 năm. 

Sau 70 hay 99 năm, vùng đất đặc khu sẽ thay đổi với rất nhiều khác biệt với phần đất còn lại của đất nước. Kinh nghiệm đặc khu Hong Kong, đặc khu Macau, đặc khu Boten của Lào giáp ranh Tàu cộng, và đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia đã cho thấy rõ điều đó. 

Khoản 1 và 2 điều 37 qui định, "Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà thầu..." 

Chỉ một viên chức cấp quận mà có quyền đơn phương chọn nhà thầu không qua thủ tục đấu thầu sẽ tạo nguy cơ các nhà thầu Tàu cộng ồ ạt xâm nhập chiếm đất qua hành vi mua chuộc các viên chức như đang diễn ra khắp cả nước. 

Thêm nữa, khoản 5 và 6 điều 32 qui định "Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu và Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội..." 

Như vậy khi một đại gia đỏ hay bọn Tàu chỉ cần mua chuộc lãnh đạo cấp quận là có thể chiếm đất của vô số người dân trong khu vực. Nguy cơ mất đất vào tay Tàu cộng là đây. 

II. Điều khoản cho phép dân Tầu nhập cư vô hạn định

Khoản 4 điều 46 qui định "Chủ tịch ủy ban nhân dân đặc khu qui định việc sử dụng lao động là người nước ngoài của nhà thầu nước ngoài tại đặc khu." 

Với qui định này, cá nhân chủ tịch ủy ban nhân dân đặc khu với sự thúc đẩy của nhà thầu nước ngoài, có thể cho nhập cư số lao động vô hạn định là người nước ngoài, mà chủ yếu là dân Tàu, như đang diễn ra tại nhiều vùng trong nước, làm thiệt hại cho người lao động Việt Nam cũng như gây nguy cơ tràn ngập người Tàu, trên lãnh thổ Việt Nam, một nguy cơ Hán hóa cận kề. 

III. Các điều khoản bán chủ quyền tư pháp: 

Cho phép tòa án nước ngoài áp dụng luật nước ngoài đối với các tranh chấp dân sự liên quan tới người, công ty Việt Nam trong các hợp đồng ký kết trên đất Việt Nam. 

Theo khoản 1 điều 6, nếu một bên kết ước là cá nhân hay tổ chức nước ngoài có trụ sở chính hay nơi cư trú tại đặc khu thì hai bên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế. Qui định cho phép áp dụng luật pháp nước ngoài đối với các hợp đồng tại đất Việt Nam, có một bên kết ước là người Việt Nam là một qui định không thấy quốc gia nào áp dụng tương tự, bởi vì qui định này là một nhượng bộ không thể chấp nhận về chủ quyền tư pháp của quốc gia. 

Một điều khoản nữa cũng từ bỏ chủ quyền tư pháp quốc gia, mà không quốc gia nào áp dụng vì không thể chấp nhận được đó là khoản 3 điều 7 của dự luật đặc khu. 

Khoản 3 điều 7 qui định: "...tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài". 

Một hợp đồng ký kết tại Việt Nam, trong đó có một bên kết ước là người Việt Nam thì luôn luôn phải do tòa án Việt Nam giải quyết và áp dụng luật Việt Nam. Quốc gia nào cũng bảo vệ chủ quyền tư pháp của họ như vậy. Trong bản tin ngày 27-6-2017 của BBC tiếng Việt, Google bị EU phạt khoản khổng lồ 2,7 tỷ euro trong khi Google là một công ty của Mỹ. 

IV. Điều khoản bán chủ quyền tài chánh 

Theo luật pháp của mọi quốc gia, luật của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 cũng vậy, thì mọi hợp đồng ký kết trên đất nước Việt Nam phải qui định giải quyết bằng tiền Việt Nam. Lý do của qui định này là vì "tiền của quốc gia có tính cách bắt buộc sử dụng" nếu không áp dụng qui định này thì đồng tiền của nhà nước mất tính cách bắt buộc. Nhưng khoản 2 điều 50 Dự luật Đặc khu đã đánh mất chủ quyền tài chánh của Việt nam khi qui định: "Trong phạm vi đặc khu, các hợp đồng, kể cả giữa người Việt Nam với nhau cũng có thể qui định giải quyết bằng ngoại tệ." 

V. Điều khoản của dự luật Đặc khu bác bỏ chủ quyền ngôn ngữ quốc gia 

Tất cả các quốc gia đều có qui định hợp đồng ký kết trên lãnh thổ quốc gia muốn có hiệu lực phải sử dụng ngôn ngữ quốc gia, điều này là truyền thống rồi. Nhưng khoản 1d của điều 29 đã bỏ chủ quyền ngôn ngữ khi sử dụng từ logistics là tiếng Anh trong văn bản khi qui định: "Khu thương mại tự do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây: Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics"

VI. 70 năm hay 99 năm...

So sánh việc cho thuê đất 70 năm hay 99 năm của CSVN với việc bán đất của người Palestine cho người Do Thái cuối thế kỷ 19 & đầu thế kỷ 20, ta dễ dàng nhận thấy sự tương đồng đưa tới mất nước. Vào năm 1886 người Do Thái mới chỉ mua đất và thành lập được một khu định cư (settlement) Petah Kitva trên lãnh thổ của người Palestine. Thế mà tới năm 1948, tức chưa tới 70 năm, nhà nước Do Thái đã được thành lập và người Palestine chỉ vì khờ dại đã hoàn toàn mất đất, mất tổ quốc và trở thành dân lưu vong như hiện nay (1). 

Tham khảo:


20.06.2018


VN với tự do Internet và nhà báo 'xung kích'

Theo BBC-20 tháng 6 2018 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị báo chí cách mạng 'phải là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng' nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/06.
Thủ tướng Phúc
Image captionPhát biểu của Thủ tướng Phúc được báo chí Việt Nam đăng tải rộng rãi
Trước đó, trong phát biểu liên quan đến luật An ninh mạng bị một phần dư luận phản đối gần đây, Thủ tướng Phúc nói rằng Việt Nam 'vẫn có tự do Internet'.
Theo các báo Việt Nam đăng tin về Lễ gặp mặt kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6-2018), tổ chức hôm 20/06 ở Hà Nội, Thủ tướng Phúc nói:
"Báo chí cách mạng thực sự là lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin, truyền thông, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng và Nhà nước."
Nội dung được trích thuật cũng nhắc lại con số về "đội ngũ hơn 36.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với gần 850 cơ quan báo chí, hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ, và hơn 22.000 hội viên Hội Nhà báo" ở Việt Nam.
Tuy thế, ngoài các nhiệm vụ làm phục vụ đường lối của Đảng Cộng sản, ông Phúc cũng yêu cầu báo chí:
Việt NamBản quyền hình ảnhLUONG THAI LINH
Image captionViệt Nam hiện có hàng vạn nhà báo
"Cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực; vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, vừa thực hiện tinh thần gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân,"
Các nhà báo cũng cần "phản ánh kịp thời nguyện vọng, ý kiến, phản ánh kịp thời thông tin đến quần chúng nhân dân để xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp với phương châm 10 chữ: kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả".
Hôm 18/06, nhận xét về Luật An ninh mạng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam "vẫn cho có tự do Internet" và "vẫn cho phép máy chủ đặt ở nước ngoài".
Ông Phúc nói:
"Chúng ta vẫn có tự do Internet, vẫn cho phép máy chủ đặt ở nước ngoài, nhưng cơ sở dữ liệu về Việt Nam phải đưa về Việt Nam để kiểm soát."
Theo báo Thanh Niên hôm 18/06, trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng, ông Phúc cũng nói:
"Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo để không bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục"
Cùng thời gian, TBT Đảng CSVN, GS Nguyễn Phú Trọng cũng nói lòng yêu nước chân chính 'bị lợi dụng' trong sự kiện biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng.
Phát biểu khi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm 17/06, TBT Trọng mô tả các cuộc biểu tình tại một số thành phố và địa phương, trong đó có vụ trở thành bạo động ở Bình Thuận, là 'có bàn tay của phần tử phá hoại' và 'không loại trừ có yếu tố nước ngoài'.

Internet và mạng xã hội Việt Nam

Hồi tháng 11/2017, nhân một lễ kỷ niệm 20 năm Internet vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Trương Minh Tuấn nhận định về sức lan tỏa của Internet ở Việt Nam:
"Từ người nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sỹ đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên Internet. Chính Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của chúng ta hiện nay."
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nêu ra mặt mà nhà chức trách ở Việt Nam cho là tiêu cực của Intenet:
"Cụ thể, hiện nay lượng thông tin xấu độc xuất hiện trên Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều, nhất là tin giả, tin xuyên tạc, bịa đặt, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo."
Cũng hôm 18/06, báo Quân đội Nhân dân có bài của tác giả Bắc Hà phản bác lại các ý kiến lo ngại về Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua tuần trước.
"Những băn khoăn, lo lắng về Luật An ninh mạng vi phạm hiệp định WTO, CPTPP và các doanh nghiệp mạng lớn như Google, Facebook sẽ rời khỏi Việt Nam có đúng không? Câu trả lời là "không".
Tuy thế, điều tờ báo này đăng tải có vẻ hơi khác với phát biểu của Thủ tướng Phúc, về máy chủ.
Theo tác giả Bắc Hà thì:
"Theo Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho biết, các hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) mà Việt Nam tham gia và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh.
"Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, Internet và các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặt máy chủ ảo tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp."
Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam nói là "vẫn cho phép máy chủ đặt ở nước ngoài".
Có vẻ như ở Việt Nam vẫn có sự chưa rõ ràng về máy chủ và dịch vụ 'đám mây điện toán'.
Các quan chức Việt Nam thường nhắc đến vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm (Google), mạng xã hội, mà không phân biệt với dịch vụ lưu trữ và phân phối dữ liệu qua 'cloud computing'.
Phản đối ở BerlinBản quyền hình ảnhNURPHOTO
Image captionTrên toàn cầu đang có các phong trào phản đối khác nhau: Hình một cuộc phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Berlin, Đức
Trên thực tế, các đại gia công nghệ mạng như Google, Facebook vẫn dùng lại dịch vụ 'cloud computing' do các công ty như Akamai, Amazon, Cisco, Equinix, Rackspace cung cấp.
Trang web của Akamai giới thiệu họ đang vận hành 240 nghìn máy chủ, đặt ở 130 quốc gia và tải dòng dữ liệu 95 exabyte một năm.
Việc đặt các máy chủ ở Việt Nam, kể cả khi nếu xảy ra, chỉ có thể tác động một phần rất nhỏ đến các công ty dịch vụ dữ liệu.
Về báo chí, điều giới chỉ trích thường nêu ra không phải là ở Việt Nam có tự do báo chí hay không mà là nước này chưa có truyền thông tư nhân hoặc các cơ sở truyền thông độc lập với đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích.
Hồi 2017, cũng nhân sự kiện 20 năm mở cửa cho Internet, Freedom House, tổ chức đánh giá dân chủ do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, xếp hạng Việt Nam 76/100 trên mức thang tự do Internet.
Trên thang 0-100, với 0 tự do nhất, và 100 ít tự do nhất, Việt Nam vẫn nằm trong những nước "Không có tự do Internet" cùng với Trung Quốc và Nga, theo báo cáo công bố hôm 14/11 của tổ chức này.