Friday, December 16, 2016

Cảm mến Trần Anh Kim

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Vào những ngày đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cầm đầu một đoàn 13 tướng lĩnh sang tận Trung Quốc tiếp tục tung hô “4 tốt”, “16 chữ vàng” và xin được “giữ nguyên hiện trạng”, cái hiện trạng mà Trung Quốc gói gọn hầu hết Biển Đông của ta vào một đơn vị hành chinh đặt tên là Thành phố Tam Sa và ngang nhiên tổ chức tuyến du lịch Hải Nam - Hoàng Sa, cái hiện trạng mà Trung Quốc đã thiết lập xong sân bay trên đảo Hoàng Sa và đang tiến tới hoàn thiện sân bay trên đảo Đá Chữ Thập, tạo cơ sở khoanh định độc chiếm vùng trời Trường Sa của ta, cái hiện trạng họ tự tung tự tác săn đuổi tàu cá của ta, đánh đập, bắt bớ ngư phủ ta trong hải phận của ta...; tôi bỗng nhớ những lời sau đây của Trần Anh Kim:

“Tôi là một sĩ quan đã từng chỉ huy chiến đấu đánh quân Trung quốc xâm lược, và tôi có thể nói rằng nếu không có tiểu đoàn của tôi chận đứng các trung đoàn của địch thì nó đã thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng từ lâu rồi.

- Nếu như tôi, tôi thà thân Mỹ. Tôi coi các chiến sĩ VNCH giữ Hoàng Sa đều là những anh hùng dân tộc VN cả. Họ anh hùng hơn cả Quân đội Nhân dân VN. Họ đã quyết tử gìn giữ Hoàng Sa.

- Cái đảng CSVN này, cái nhà nước VN này nó hèn nhát. Nó bán đảo cho Tàu, nó bán biên giới cho Tàu, nó bán biển cho Tàu. Thế là coi như bán nước rồi.

- Trong lịch sử dân tộc VN, trong các triều đại, chưa có triều đại nào khốn nạn như cái triều đại CSVN. Ngày xưa ông cha ta chưa có bao giờ nhường cho nó một tấc đất. 

- Thế mà khi Tàu nó chiếm đảo, chiếm biển như thế đảng cấm không cho nhân dân, sinh viên biểu tình phản đối, chống Tàu. Đảng lại cho cái lực lượng đàn áp người ta…. 

- Chúng ta đã và đang hy sinh để phục vụ đảng mà đảng đây là cái đảng phục vụ cho Trung Quốc chứ không phải cho Việt Nam”. (Trần Anh Kim trả lời ký giả Hoàng Hà ngày 18.04.2011)

Trần Anh Kim sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949 tại xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Do ông nội bị quy là Quốc Dân Đảng, bố bị quy là địa chủ nên thuở niên thiếu của ông từng rất cơ cực. Ông kể:

“Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: "Thằng này cháu nhà Quốc Dân Đảng, con địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quì xuống". Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi.

Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta là phải quỳ xuống, xong lại xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai thôi. Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông tôi thì rất hăng. Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau không, cho nên phải kiểm tra.

Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô cho ông, nó đổ đi một nửa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì, chỉ biết như thế thôi. Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột, hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế, tôi cũng chỉ biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến chỗ thì lại về thồi”.

Đấy là năm ông 10 tuổi. Khi lớn lên, nghe chính bố ông, vì bị tuyên truyền lừa bịp vẫn động viên: “Thôi con ạ, bác Hồ đã nhận sai rồi, đã sửa sai rồi, nhà ta vẫn là nhà cách mạng...” (!), thế là ông lại hăm hở xung phong lên tuyến đầu. Sau khi đánh 8 trận ở phía Nam, ông được điều động tham gia chỉ huy mặt trận Chống Tàu ở phía Bắc tại các đơn vị thuộc Sư đoàn 3, Quân khu I và Sư đoàn 3, Quân khu V.

Tháng 4 năm 1988, ông được chuyển công tác về Ban Quân sự thị xã Thái Bình (nay là Thành phố Thái Bình), với cương vị Phó Chính ủy Ban Quân sự Thái Bình.

Những năm tháng ở chiến trường, trong mịt mùng khói lửa, đối diện với cái sống cái chết. Về với đời thường, quay cuồng trong một nền hành chính nhộm nhoạm, một trường pháp lý mập mờ trắng đen, một xã hội đầy bất công, giả dối với nhan nhản kẻ quyền thế áp bức bóc lột nhân dân tần tệ hơn thời thuộc Phap.. ông mới thấm thía câu thơ Bùi Minh Quốc: “Cay đắng thay/Mỉa mai thay/Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt/Lại đúc nên chính cỗ máy này”.

Ông đau đớn than thở khi trả lời phỏng vấn Đài RFA:

“Cho đến giờ phút này tôi nhận đầy đủ chân tướng của đảng CSVN rồi. Cho nên tôi quyết định nói cho dân tộc của tôi, nhân dân của tôi rằng tôi nhận rõ chân tướng này. Để người ta cảnh giác và đừng bị lừa như tôi nữa. Gia đình tôi đã bị lừa tới 3 đời rồi, chứ không phải 1 đời đâu anh ạ.

...Thiên hạ đã biết Đảng CSVN là do CS Tàu nó đẻ ra để phục vụ nó trong cuộc xâm lăng Đông Dương ba phần tư thế kỷ nay. Thế mà quân đội nhân dân đã bị chúng bưng bít cho đến hôm nay, chỉ một số nhỏ mới biết.

Ba triệu bộ đội sanh Bắc tử Nam như những con thiêu thân. Mấy chục ngàn bộ đội bị nướng bên Campuchia, mấy chục ngàn bộ đội bị nướng ở biên giới Việt-Tàu cũng chỉ là để bảo vệ cái Đảng do Tàu nó đẻ ra. Để giờ này chúng đem đất nước chúng dâng cho Tàu. Đau lắm chứ! Nhục lắm chứ!”

Ông tuyên thệ:

“31 năm qua tôi (và cả triệu binh sĩ cộng sản khác nữa) đã bị lừa, đã nhận diện bản chất thối nát của chế độ này. Họ luôn luôn nói một đường, làm một nẻo, hoàn toàn mị dân. Do đó tôi phải đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, trong đó có tôi. Đảng Cộng Sản đã phản lại dân tộc, phản lại Tổ quốc!”.

Trong thời gian từ 1995 đến 2005, Trần Anh Kim tích cực tham gia các nhóm, đoàn dân oan kéo lên huyện, lên tỉnh, về Thủ đô khiếu kiện. Ông cũng là một trong những người tích cực vận động thành lập các "Hội chống tham nhũng", "Hội dân oan", “Khối 8406”. Tháng 6 năm 2006, ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam và được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào của tổ chức này ở Thái Bình. Ngày 10 tháng 9 năm 2007 ông trở thành Ủy viên trung ương đảng Dân chủ Việt Nam. Ngày 13 tháng 6 năm 2009, ông nhận lãnh trách nhiệm Phó tổng thư ký của Đảng này. Ông chuẩn bị trương biển công khai Văn phòng tại nhà riêng ở thành phố Thái Bình, tuy nhiên bị chính quyền ngăn chặn.

Trong một bài viết mang tiêu đề “Phải xổ” Trần Anh Kim tha thiết kêu gọi:

“Chúng ta những chiến sĩ Dân Chủ, những thành viên trong khối 8406, những người thực sự yêu nước, thương nòi... (kể cả trong và ngoài nước) phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa làm cho liều thuốc Dân Chủ Hóa Đất Nước thực sự có hiệu lực. Phải tẩy bằng sạch loài giun, sán đầu đen để cứu Tổ quốc thoát căn bệnh hiểm nghèo. Tẩy xong, nhân dân tập trung bồi bổ, tĩnh dưỡng… Tổ quốc khỏe mạnh sẽ phấn đấu cùng bạn bè hòa nhịp chung với phong trào tiến bộ của các nước tiên tiến trên thế giới.

Loài giun, sán đầu đen chính là tập đoàn giặc nội xâm đã và đang cấu kết chặt chẽ với nhau phá hoại đất nước. Trách nhiệm của chúng ta (những chiến sĩ dân chủ, những thành viên trong khối 8406, những người thực sự yêu nước, thương nòi… cả trong và ngoài nước.) phải cùng nhau đoàn kết tạo thành liều thuốc hữu hiệu, quyết tẩy bằng sạch loài giun, sán đầu đen cứu Tổ quốc Việt Nam đang có nguy cơ khủng hoảng trầm trọng trên mọi lĩnh vực và vẫn nằm trong tình trạng tụt hậu thảm thương!”.

Báo chí của Đảng vạch tội ông như sau:

“Trần Anh Kim đã nhiều lần phát tán tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam lên mạng Internet; trả lời phỏng vấn đài, báo phản động bên ngoài, như: RFA ở Mỹ, "Vietnam Sydney Radio" ở Australia, "Radio Chân trời mới"...; đại diện "Phong trào dân chủ Việt Nam" ký tên vào "Thỉnh nguyện thư" gửi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đòi đa nguyên, đa đảng, đòi lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam; tích cực vận động người dân ở Thái Bình ký tên ủng hộ "Tuyên ngôn tự do dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam 2006" vào ngày 6/6/2006; tham gia cuộc tụ họp của số chống đối cực đoan trong nước do Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang... và các đối tượng phản động người Việt ở Mỹ, Canada do Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi là "đảng trưởng", "đảng phó" cái gọi là "đảng Nhân dân hành động".

Từ đầu năm 2005 đến 2009, Trần Anh Kim đã nhiều lần về Hà Nội tụ họp với số đối tượng chống đối cực đoan để thống nhất hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chỉ riêng từ đầu năm 2009 đến nay, Kim đã nhiều lần về Hà Nội tụ họp với số đối tượng chống đối cực đoan, như: Nguyễn Thanh Giang, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Vũ Bình và một số đối tượng cực đoan chống đối khác ở Hà Nội nhằm củng cố "phong trào dân chủ"; củng cố tờ báo phản động "Tổ Quốc" do Nguyễn Gia Kiểng - cầm đầu tổ chức "Tập hợp dân chủ đa nguyên" ở Pháp móc nối, câu kết với Nguyễn Thanh Giang ở trong nước lập ra nhằm tán phát tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam... Riêng chuyến đi Hà Nội cuối tháng 5/2009, Trần Anh Kim đã tán phát một số tài liệu phản động, như: "Lời kêu gọi tẩy chay...", "Sự thật chân lý là sức mạnh"...”

Ngày 28 tháng 12 năm 2009, ông bị đưa ra xử tại tòa án tỉnh Thái Bình. Bản cáo trạng, quy cho ông đã soạn thảo, phát tán trên mạng 85 bài viết có nội dung chống chính quyền Việt Nam. phạm tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo quy định tại khoản 1 điều 79 của Bộ luật hình sự. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam và phạt quản chế 3 năm tại địa phương.

Tuy nhiên, ngay sau phiên tòa bà Nguyễn Thị Thơm đã dõng dạc tuyên bố trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA:

“Là vợ anh Kim, tôi cực lực phản bác và bác bỏ bản án ngày hôm nay. Bản án này vô lý, quá nặng nề. Họ áp đặt bản án này để che đậy việc bắt bớ, giam cầm anh Kim để bịt đi tiếng nói của anh, tiếng nói làm thức tỉnh lòng người, là động lực cho bao trái tim yêu nước. Đây là tiếng nói toàn là sự thật mà anh ấy đã bày tỏ, chứ không vi phạm một điều nào, khoản nào, và rất phù hợp với bản nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế. Anh Kim nói rằng anh ấy đánh giặc nội xâm là những quan tham nhũng, tham ô, phá hoại thành quả của đất nước. Đó là anh ấy có công chứ không phải có tội”.

Cảm mến Trần Anh Kim, trân quý Trần Anh Kim, ông đã cùng Trần Độ, Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận, Trần Đại Sơn, Phạm Đình Trọng... chung tay giương cao ngọn đuốc soi đường cho đất nước vượt thoát đêm dày u tối tiến lên trong tiến trình dân chủ hóa.

Bóng ma “tự diễn biến” ám ảnh đảng CSVN

Đại Nghĩa (Danlambao) - Đảng CSVN đang bị bóng ma “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa” đè nặng từng ngày, những người lãnh đạo cao cấp của đảng đang thắp thỏm, đang ráo riết tìm cách đối phó với tình trạng suy thoái đang tàn phá đảng chưa biết tan rã ngày nào.

Đã từ lâu đảng cộng sản chỉ hô hào chống “diễn biến hòa bình” do thế lực thù địch từ bên ngoài đánh phá, nhưng trong thời gian gần đây họ lại nhận ra kẻ thù thâm hiểm hơn, mạnh mẽ hơn, đó là “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa” ung thối ngay từ bên trong nội bộ đảng. Vì đảng cộng sản đã ung thối nên có biết bao người “Từ theo cộng đến chống cộng”. (*)

Để đối phó với tình trạng bi đát hiện nay Bộ Biên tập Tạp chí cộng sản đã phối hợp với các bộ sậu có liên quan hội thảo tổ chức khoa học “Phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyễn hóa’ trong cán bộ, đảng viên hiện nay” vì họ cho rằng:

Thuật ngữ ‘tự diễn biến’(TDB), ‘tự chuyễn hóa’ (TCH) chỉ thực sự xuất hiện gần đây sau chiến lược ‘diễn biến hòa bình’ của các thế lực thù địch chống các nước XHCN và các nước có khuynh hướng tiến bộ không theo quỹ đạo của CNTB. Bằng thủ đoạn chống phá, các thế lực thù địch tạo sự TDB, TCH từ bên trong nội bộ”. (TapChiCongSan online ngày 9-6-2013)

Phản bác lại luận điệu gắp lửa bỏ tay người, Trung tướng CSVN Đặng Quốc Bảo, em họ với chủ tịch nước Trường Chinh Đặng Xuân Khu cho rằng sự suy thoái của đảng viên các cấp sinh ra tự diễn biến chứ không phải do thế lực thù địch nào cả. Cựu Đại tá QĐND Bùi Tín kể lại:

“Trong một bức thư gửi lãnh đạo, ông cảnh báo: ‘Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị tràn lan vì lãnh đạo không thật sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá đảng từ bên trong, vì làm mất lòng tin của quần chúng. Không ai phá, lật đổ, chính kẻ biến chất trong đảng tự phá, tự ‘lật đổ’ cái đảng này”. (DanChimViet online ngày 6-9- 2009)

Cùng một nhận định với Trung tướng Đặng Quốc Bảo, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng đã thấy được nguyên nhân đưa đến sự diễn biến ngày hôm nay là do nội bộ đảng, trong đó có những tên “suy thoái” ôm tiền trốn ra hải ngoại để tìm đường cứu… mạng. Trong lần thăm Bộ Công an ông Trọng lên tiếng cảnh giác một cách nghiêm trọng rằng:

Bây giờ cũng có sự phân hóa giàu nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?...

Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có những người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ đảng, làm trái ngược nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người ‘sám hối’, ‘trở cờ’; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của đảng bị vi phạm”. (BBC online ngày 28-8-2013)

Ông Nguyễn Phú Trọng đã biết đảng yếu đi là do suy thoái phần lớn là do tham những và ông ví tham nhũng như là “giặc nội xâm”, mối nguy đứng hàng đầu ấy thế mà ông ta lại không có đủ quyết tâm và quyền lực để bày trừ mà còn bưng bít, bao che vì “đập chuột sợ vỡ bình” hoặc sợ “ta đánh vào ta”. 

Mới đây, ngày 9-12-2016, Bộ chính trị tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 4 nhằm phổ biến, quán triệt Nghị quyết xây dựng đảng để chống lại “tự diễn biến” và “tự chuyễn hóa”.

Báo đài vẫn đua tin: “Tổng bí thư: Đảng suy thoái nhưng cấm bôi bẩn”

Ông Nguyễn Phú Trọng, trong tư cách người đứng đầu đảng Cộng sản đã gởi một thông điệp răn đe đến những kẻ thù vô hình không có danh tính. Những người ông gọi là lợi dụng việc đấu tranh khắc phục khuyết điểm, tiêu cực để bôi nhọ, kích động chống phá đảng CSVN và sự nghiệp cách mạng của nhân dân”. (RFA online ngày 9-12-2016)

Kể từ ngày thành lập đảng Cộng sản đã dùng thủ thuật “tự kiểm, xử lý nội bộ, rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm…” để bao che cho nhau. Có những đảng viên vi phạm pháp luật trầm trọng nhưng đảng cũng chỉ xử lý nội bộ rồi thuyên chuyễn sang chỗ khác “đúng quy trình” đôi khi còn giữ chức vụ lớn hơn, điễn hình là vụ Trịnh Xuân Thanh.

Cơ quan thanh tra nhà nước thay vì truy tìm sai phạm để chỉnh đốn hoặc trừng phạt, nhưng không, trái lại cơ quan nầy lại bao che cho tội phạm vì “không dại gì vạch áo cho người xem lưng”. Do vậy mà đảng CSVN từ lâu là một ổ tội lỗi hư đốn mà người dân không biết đến được. Tên vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn vừa rồi tuyên bố rõ lập trường, chủ trương của đảng cộng sản như sau:

Hôm nay tôi nói rõ cho các đồng chí biết bất kỳ đoàn viên thanh tra nào, kể cả trưởng đoàn thanh tra trở xuống mà tiết lộ cái công trình này bị thiếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài cho báo chí biết thì đồng chí đó chịu trách nhiệm, hôm nay tôi nói rõ luôn. Tại vì xấu xa thì ta đậy lại không dại gì vạch áo cho người xem lưng”. (RFA online ngày 30-11-2016)

Ngày đêm nôm nốp âu lo cho số phận của “đảng ta” nên hôm 13-12-2016, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng mở Hội nghị Quân Chính tại Hà Nội mục đích đả thông tư tưởng vì e rằng “Quân đội ‘tự diễn biến’ thì đảng tiêu vong”.

Theo Chuẩn đô đốc hồi hưu Lê Kế Lâm từ Sài Gòn nhận định thì:

Tự diễn biến trong quân đội nếu xảy ra thì rất nguy hiểm. Ý chính của ông TBT nói trong Hội nghị Quân Chính Trung ương chủ ý nhắc nhở ngay cả trong quân đội cũng phải đề phòng tự diễn biến. Thế còn diễn biến thì rất rộng và cũng rất phức tạp…” (RFA online ngày 15-12-2016)

Phong trào đảng viên bỏ đảng, chống đảng và trốn đảng ngày một đông, mặc dù bỏ đảng không phải là dể, cả một quá trình đấu tranh “tư tưởng” cam go, kể cả sự trả thù ác độc của đảng. Xin mời nghe tâm sự của một người bỏ đảng: Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự của CSVN tại Genève từ năm 2008 đến 2012 nói với Mặc Lâm đài RFA như sau:

Cân nhắc chứ: Cân nhắc nhiều lắm chứ vì mình còn đang ở bộ phận được hưởng lợi mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ? Ai mà chả sợ nhất là sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa”. (RFA online ngày 2-9-2016)

Đứng trước tình trạng rệu rã của đảng CSVN ngày nay, cựu phó Ban Tổ chức Trung ương ông Nguyễn Đình Hướng, người vừa bỏ đảng được VietnamNet ngày 19-10-2016 trích lời nhận định của ông như sau: “Nhà hỏng từ bên trong, gió nhẹ là đổ”.

Với tư cách cá nhân, tôi cho rằng ‘tự diễn biến’ ở đây trước hết là đi ngược lý tưởng phục vụ nhân dân, đi ngược lý tưởng làm cho đất nước ‘đàng hoàng, to đẹp hơn’- đó là những ai vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét”. (BBC online ngày 20-10-2016)

Ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan cũng đã nhiều lần lo ngại cho số phận của đảng CSVN đang trên đường tan rã nên trước thềm Đại hội XI của đảng ông viết một bài góp ý dài 60 trang và trong đó phần thứ III nói về “Đảng tự diễn biến hòa bình”, có đoạn viết:

Tính tiền phong chiến đấu trong toàn đảng bị đẩy lùi từng bước và hôm nay bị tha hóa lấn át?... Sự lựa chọn này của quyền lực trong đảng thực chất là giảm súc chất lượng chính trị của đảng, nói lên đảng đang tự diễn biến hòa bình?!

Lúc này đảng đang trên đỉnh cao nhất của quyền lực, song cũng là lúc yếu nhất, có nhiều yếu kém hư hỏng nhất về mọi mặt, giữa lúc chưa bao giờ công sức và thời gian được bỏ ra cho xây dựng đảng như ngày nay”. (DoiThoai online ngày 7-7-2010)

Chính vì sự thối nát của đảng đến nỗi người đảng viên cảm thấy nhục khi có người nói đến 2 chữ “cộng sản” nên có một bộ phận đảng viên bỏ đảng, chống đảng như nhà thơ cộng sản Bùi Minh Quốc viết “Người cộng sản chống cộng”….

Bây giờ, hai tiếng “cộng sản” chợt nghe đã khiến người ta muốn ói. Bởi đó là tên gọi của một thế lực quỷ dử, một thế lực kết xoắn mọi dối trá, một thiết chế của chế độ nô lệ mới…

Người cộng sản chống cộng từ nay đương nhiên đã tự rũ bỏ hai chữ cộng sản, chỉ tự xác định mình là ‘người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu, gắng bó máu thịt với nhân dân”. (Boxitvn online ngày 30-10-2016) 

Đảng Cộng sản Pháp trước Đại hội 35, hơn 200 đảng viên các cấp long trọng tuyên bố “Ly khai đảng Cộng sản Pháp” vì theo cựu Đại tá Cộng sản Bùi Tín thì:

Đúng như ông Gorbachev từng nói: 

Các đảng cộng sản quá cũ không còn khả năng tự đổi mới, chỉ có xóa bỏ, giải thể, xây dựng tổ chức mới, dân chủ, đi với thời đại”. (DanChimViet online ngày 2-7-2010)

(*) Lời tựa bìa sách hồi ký của ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động: “Đến già mới chợt tỉnh, từ theo cộng đến chống cộng”.


Đảng ta đang đối diện với nguy cơ ruồi bay khỏi nước

CTV Danlambao - Dân Trí, một tờ báo đảng được giới quan sát đoán là công cụ phèng la của Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm dùng để dọn đường và cổ võ cho những màn thanh toán nội bộ của Tổng bí thư. Từ một "nguồn tin riêng", báo này cho biết "sau một loạt các trường hợp các lãnh đạo, cựu lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trong ngành dầu khí ra nước ngoài và ở lại bằng nhiều lý do khác nhau, Bộ Công thương đã tăng cường kiểm soát việc đi nước ngoài của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành. Số lượng cán bộ doanh nghiệp bị hạn chế xuất cảnh hiện nay không phải là con số nhỏ."

"Một loạt" lãnh đạo, cán bộ toàn là thứ đồng chí cộm cán ra đi tìm đường cứu mạng, đến bây giờ người ta chỉ biết có vài tên tuổi như Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy. Ngoài ra chắc hẳn còn nhiều quan chức khác cũng đã âm thầm vượt biên.

Trong cái gọi là "số lượng cán bộ doanh nghiệp bị hạn chế xuất cảnh hiện nay không phải là con số nhỏ..." thì con số không nhỏ này có tương tự như là "một bộ phận không nhỏ trong đảng ta đang suy thoái" như Nguyễn Phú Trọng thường nói không?

Theo "nguồn tin riêng" của Dân Trí trong bài báo Quản lý chặt việc xuất cảnh hàng loạt "sếp" doanh nghiệp dầu khí  thì "Không thể tiết lộ cụ thể nhưng số người được yêu cầu theo dõi, kiểm soát không dưới 100 người."

Qua những thông tin này người ta thấy rằng:

- Ngành dầu khí là nơi có nhiều đối tượng ruồi muỗi nhất trong chiến dịch đả muỗi, đập ruồi của Trọng.

- Những đồng chí ruồi muỗi này chắc chắn đã di chuyển tài sản sang nước ngoài cho con đường chọn đế quốc làm quê hương thứ 2.

Bộ Công thương tăng cường kiểm soát bằng cách... điều đó có nghĩa là an ninh thuộc phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng trong Bộ Công an đã tiến hành công tác đồng chí ta theo dõi và kiểm soát đồng chí địch.

Thế lực thù địch bên ngoài đâu không thấy chỉ thấy toàn là "đồng chí" thù địch với nhau. Kẻ thì tháo chạy, kẻ thì gia tăng canh chừng, kiểm soát. Nói theo lời của Nguyễn Phú Trọng thì... nhìn tổng quát đảng có bao giờ được thế này không!?

17.12.2106

Bạn có nên tin vào "tin đồn" đổi tiền?

Tư  nghèo (Danlambao) - Trước khi bạn trả lời ngay có/không, bạn nên tìm hiểu lại những lần đổi tiền trong quá khứ. Đảng và nhà nước đã tuyên bố gì về những "tin đồn", đã làm gì sau đó, và bao nhiêu người tán gia bại sản, có nhiều người thắt cổ tự tử chết.

Nếu chỉ chuyện đổi tiền chưa đủ để bạn vẫn giữ niềm tin vào lời các quan chức ngày hôm nay, hãy dõi mắt nhìn xa hơn những vấn đề khác. Mới đây thôi - hãy nhớ lời các quan chức "khẳng định": cá chết vì tảo nở hoa, thủy triều đỏ.

Bạn vẫn khăng khăng thủ phạm tung tin đồn đã bị bắt. Chúc mừng bạn đã có niềm tin tuyệt đối vào an ninh của đảng. Chỉ cần bắt khẩn cấp 1, 2 người nào đó, cho đứng thu hình đọc bài thú tội viết sẵn là bạn tiếp tục sáng mắt sáng lòng tin tưởng vào đảng.

Nhưng có điều này bạn cần biết mà không cần tin hay không tin: tất cả cái gì ở đất nước này đều được đảng ban ơn ban phước và cho là của nhân dân - từ 1 tờ báo đến quân đội, từ viện kiểm "sát" nhân dân cho đến đồn côn an... Trừ duy nhất 1 thứ: ngân hàng. Số phận mấy tờ hồ tệ nằm trong tay bạn hoàn toàn thuộc về nhà nước. Giá trị của nó tùy vào nhu cầu ăn cướp của đảng - ăn cướp có chính sách, có nghị định, có quy trình.

Nhưng thưa bạn, tất cả những điều nói trên đều thừa. Bởi vì:

Nếu bạn là một người giàu có, thuộc thành phần đảng viên, quan chức cán bộ hay một thiểu số giàu có trong xã hội hiện nay thì trong tay bạn đa phần là đô la, hột xoàn, vàng bạc. Những hồ tệ dơ dáy thì chỉ rất ít để bạn đưa cho osin đi chợ. Đổi tiền chỉ làm cho tài sản của bạn gia tăng mà thôi và bạn là người hưởng lợi với tin đồn đổi hồ tệ hay thật sự đổi tiền thay tỉ giá.

Nhưng nếu bạn thuộc vào thành phần đa số nghèo thì bạn cũng không làm gì được gì để mà tin hay không tin cái tin đồn và viễn ảnh hồ tệ mới tệ hơn hồ tệ cũ. Cái đống hồ tệ bạn đang ôm vào lòng không đủ để mua một lượng vàng, đổi vài trăm đô la. 

Số phận nghèo nàn của bạn xem như đã được an bài với hồ tệ. Bạn chỉ là một con cá lòng tong mắc cạn trong cái hồ tệ được cho là "vinh quang" này. Đổi tiền, dù là tin đồn hay tin thật, thì chỉ những người nghèo như bạn ngồi đơ ra đó lãnh đủ - như những người dân miền Trung năm này qua tháng khác bất lực ngồi chống mắt lãnh lũ mà thôi.

Tin buồn nữa: đi kèm với cái "vinh quang" này là cái "muôn năm". Nó sẽ "muôn năm" và muôn đời bạn chỉ là 1 con lòng tong trong cái hồ tệ mạt nếu bạn vẫn tứ tiếp tục lòng tong với cuộc đời đảng nói sao nghe vậy và cúi đầu, ngậm miệng trước mọi sai trái, bất công.

Sau cùng: cho đến bây giờ cuộc đời của bạn cũng chẳng khác gì tờ hồ tệ dơ dáy, bẩn thỉu của chúng. Chúng tùy nghi muốn đổi, muốn thay bất cứ lúc nào và theo bất cứ kiểu gì. Bạn có biết, có hay? Hay vẫn nghĩ đó cũng chỉ là những... tin đồn.

16.12.2016

Hội An, những cơn lụt hậu 23


“Ông tha bà chẳng tha/Trời hành cái lụt hai ba tháng mười”. Không riêng Quảng Nam, miền Trung xưa cứ qua 23/10 Âm là thoát lụt. Lụt, nếu có, 23/10 là cơn lụt cuối. Vậy mà giờ đây, sang giữa tháng 11 Âm vẫn lụt.
Ấy không phải lụt trời. Là bởi thuỷ điện, hàng loạt đập thuỷ điện đồng loạt xả lũ.
"Thuỷ điện xả lũ' dần trở thành một cụm từ chết chóc. Nhớ nhiều quan chức thường tự hào là giá điện rẻ nhờ thuỷ điện. Ấy là vì, họ chưa bao gồm giá những mạng sống (của hàng chục, thậm chí hàng trăm) cư dân vùng lũ (mỗi năm)”- Những dòng cay đắng trên facebook Nguyễn Anh Tuấn.
Chùm ảnh lụt Hội An, chiều 16/12/2016 (nhằm 18/11 Âm). Ảnh: Trương Thục Đoan và Trương Duy Nhất.
 

Miền Trung hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn bất thường

Thanh Trúc, RFA 2016-12-16  
Nhiều khu vực của tỉnh Bình Định chìm trong nước lũ.
 Nhiều khu vực của tỉnh Bình Định chìm trong nước lũ. Courtesy of tintuc24h
Những cơn mưa lớn cộng thêm với nước xả lũ từ 14 đập thủy điện ơ thượng nguồn khiến nhiều nơi ở miền Trung bị ngập nặng, khiến nhiều người chết, giao thông tắc nghẽn, trường học công sở phải đóng cửa, lúa và hoa màu bị hư hại.

Nước ngập khắp nơi

Liên tiếp trong mấy ngày qua, các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai bị ngập sâu nghiêm trọng trên diện rộng.
Và đến ngày 14/12 vừa qua, các hồ chứa của các đập thủy điện miền Trung đạt dung tích nước 80 đến 100%. Báo chí trong nước đưa tin 14 hồ thủy điện ở Quảng Trị , Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định  đang đồng loạt tháo nước khiến nhiều khu vực ở hạ lưu bị ngập nặng.
Mưa lớn kéo dài trong đêm 14/12 cũng làm quốc lộ 40B đoạn qua huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng, đời sống cư dân bị đe dọa.
Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết mưa lũ từ ngày 11/12 đến nay đã khiến ít nhất 9 người chết.
Bước sang ngày 15/12, dự báo khí tượng và thủy văn  khuyến cáo  mưa lớn vẫn tiếp tục. Tại Bình Định, Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có cuộc họp khẩn, yêu cầu các địa phương triển khai phương án chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Thời gian di đời được chỉ thị phải kết thúc trước 7 giờ tối cùng ngày.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do về tình hình tại chỗ, một nông dân ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói rằng nơi nào cũng ngập nước:
“Các xã đều ngập hết, ngập nhiều, chết người cũng có, hoa màu ngập rất nhiều. Hiện giờ nước ở mức báo động 3, từ Nghĩa Hành, Mộ Đức chỗ nào cũng bị ảnh hưởng lụt.”
Một cư dân khác ở Quảng Trị so sánh mức độ ngập sâu, ngập nông như sau:
“Ở Quảng Trị đợt này mưa cũng khá nhiều, các tỉnh khác thì có xả lũ nhưng Quảng Trị đợt này không xả lũ thanh không bị ngập lụt, chỉ các tỉnh phía Trung Bộ mới bị tình trạng vừa mưa mà vừa xả lũ.
Tại Quảng Trị nước bây giờ là nước ứ chứ nó không hẳn là nước lũ, chỉ sâm sấp mặt ruộng thôi, ruộng đã khái thác đó. Tình trạng nặng như vào trong Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Nha Trang. Ở Huế thì thành phố cũng bị ngập luôn, hai bên bờ sông Hương đều ngập cả. Nếu tình hình mưa cứ giữa mức cao như vậy thì có lẽ các đập sẽ tiếp tục xả lũ.”

Đồng loạt xả lũ

Việc 14 đập thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ càng khiến cho lũ lụt thêm nặng nề, người dân các vùng ngập lụt ở hạ du thêm khốn khổ.  Theo người dân địa phương, mực nước đang tiếp tục dâng cao tại Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, hậu quả là thời vụ trồng trọt cũng như chăn nuôi mùa Đông của bà còn bị mất trắng.
xalu-622.jpg
Nước từ các cập thủy điện ở thượng nguồn xả lũ, cuồn cuộn đổ về hạ lưu gây ngập nặng. Courtesy of NLD
Một viên chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Xả đập trên sông Vu Gia tới 9 thủy điện luôn, từ A Vương, Sông Tranh 1, Sông Tranh 2, Sông Bung 1, Sông Bung 2, Đak Min 1, Đak Min 2.  Đủ các loại thủy điện hết nên dân bị nặng, mất trắng hết giống, khổ lắm.”
Đối phó cùng lúc với mưa lũ và lượng nước xả ra từ các đập thủy điện không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới,  là giải thích của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đập lớn thế giới, giảng viên Đại Học Thủy Lợi Hà Nội:
“Trân website của Hội Đập Lớn tôi đã có trao đổi một số lần, chỉ nói thêm rằng đối với các hồ, nhất là các hồ lớn, đều đã có qui trình vận hành trong mùa mưa lũ. Khi vận hành phải đảm bảo làm sao giảm nhẹ mức lũ dưới hạ du khi một con nước về, đồng thời cũng phải đảm bảo được lượng nước sử dụng trong mùa khô, thì qui trình đó đã có.
Thế thì  giữ nước rồi xả nước như thế nào thì theo qui trình, đồng thời có thông báo và có dự báo của khí tượng thủy văn, để biết trong thời gian sắp tới mưa lũ như thế nào.
Như vậy mình phải theo qui trình đó để vận hành cái đập. Thế còn việc kiểm tra trong thời gian vừa qua chặc chẻ đến đâu thì cũng phải chờ có thông tin hay số liệu đầu đủ đã.”
Đối với các đập thủy điện lớn có hồ chứa lớn, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Hồng Giang nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải có dự báo tốt, phải có sự tính toán xả lũ trong hồ trước để có dung tích trống cho đợt lũ tiếp theo:
“Theo đánh giá chủ quan của tôi  lượng lũ lớn và dồn đập cũng là  ảnh hưởng nhất định của sự thay đổi khí hậu. Nhưng dù sao sự an toàn của hồ cũng là quan trọng, có những biểu hiện không an toàn thì phải xả.   Đập mà không an toàn sẽ là thảm họa lớn ở hạ du.”
Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến ngày mai 17/12, các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Ninh Thuận sẽ còn có mưa vừa và to, nhưng từ Đà Nẵng đến Phú Yên sẽ có mưa rất to khiến mực nước dâng cao trên các con sông những nơi này  và gây ra lũ quét cũng như đất truồi.
Hiện mức nước trên các sông ở Thừa Thiên Huế và Phú Yên cũng đang lên nhanh.

Xử lý nợ xấu: Đừng đặt mình vào thế bị động!

Cát Linh, phóng viên RFA 2016-12-16  
Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (phải) nói chuyện với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam trong buổi lễ khai trương báo cáo Việt Nam 2035 tại Hà Nội ngày 23 tháng 2 năm 2016.
 Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (phải) nói chuyện với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam trong buổi lễ khai trương báo cáo Việt Nam 2035 tại Hà Nội ngày 23 tháng 2 năm 2016.  AFP photo
Truyền thông trong nước trích dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng và chính phủ Hà Nội mong muốn Ngân hàng thế giới và Tổ chức tài chính quốc tế giúp xử lý nợ xấu một cách thực chất. Điều này có phải là một giải pháp lâu dài và thích hợp cho thực tế của hệ thống ngân hàng hiện tại ở Việt Nam hay không?
Không còn tính độc lập
Nói về vấn đề này, nguyên Vụ trưởng Vụ tài khoản quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp quốc, ông Vũ Quang Việt, từ New York cho biết các tổ chức quốc tế đó luôn có những điều kiện và những đòi hỏi cần phải thực hiện:
Một trong những lý do mà nhà nước Việt Nam có nợ xấu là do tiêu quá nhiều. Nếu muốn mượn tiền từ IMF hay Worldbank thì việc mà họ sẽ đưa điều kiện là anh phải cắt giảm. Nếu không thì sẽ cắt ngay tiền vay. Tức là bản thân anh nằm trong cuộc khủng hoảng và như vậy, anh mất quyền chủ động, mất đi 1 số tính độc lập trong hệ thống của anh. Anh có muốn như vậy hay không? Hay anh tự giải quyết cho anh?
Một trong những lý do mà nhà nước Việt Nam có nợ xấu là do tiêu quá nhiều. Nếu muốn mượn tiền từ IMF hay Worldbank thì việc mà họ sẽ đưa điều kiện là anh phải cắt giảm.
- Ông Vũ Quang Việt
Trong cuộc khủng hoảng 1997 về tài chính ở Châu Á, các nước chịu ảnh hưởng gồm Indonesia, Thai Lan, Malaysia, thì Malaysia là nước không chấp nhận tiền tài trợ từ IMF. Kết quả dẫn đến là Malaysia là quốc gia chịu khủng hoảng ít nhất và phát triển trở lại nhanh nhất.
Dựa theo tình trạng hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam, chuyên gia Vũ Quang Việt khẳng định ông không nghĩ rằng mong muốn của chính phủ Hà Nội về việc Ngân hàng Thế giới và Tổ chức tài chính quốc tế IFC giúp xử lý nợ xấu sẽ là một giải pháp tốt. Vì theo ông,  không phải Việt Nam không có khả năng xử lý, mà vấn đề hoàn toàn nằm ở khung chính trị.
Chủ trương của ADB
Cũng tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam – VDF diễn ra ở Hà Nội ngày 12 tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và một số đối tác tư nhân trong nước đang có kế hoạch mua lại một số ngân hàng yếu kém của Việt Nam. Đồng thời, thủ tướng Phúc cũng nói thêm là có thể giới thiệu cho những đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu cũng như các ngân hàng yếu kém.
000_C01X6-400.jpg
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB - Takehiko Nakao (phải) và Giám đốc ADB Eric Sidgwick trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 17 tháng 6 năm 2016. AFP photo
Tuy ngân hàng ADB chưa lên tiếng xác nhận vấn đề này, nhưng phát biểu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gây sự chú ý và bàn luận đối với những nhà kinh tế trong và ngoài nước. Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khi trả lời phỏng vấn báo Doanh nghiệp trong nước đã bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch của ADB. Ông giải thích rằng “nếu Ngân hàng nhà nước bỏ tiền ra mua lại một ngân hàng thương mại yếu kém với  giá 0 đồng thì nó sẽ trở thành một gánh nặng cho NHNN cũng như trở thành gánh nặng cho cả quốc gia”.
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, ADB không phải là ngân hàng thương mại, mà có cơ chế hoạt động như một cơ quan tài chính đại diện cho việc hỗ trợ nguồn vốn cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Thế nên ông cho rằng việc ADB có kế hoạch mua lại các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam là một đề xuất tuyệt vời.
Có lẽ thông tin chưa có đầy đủ chưa chính xác, vai trò của ADB trong vấn đề giúp Việt Nam tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng ta phải chờ xem chứ chưa có ý kiến gì cả.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành 
Tuy nhiên, một ý kiến khác của ông Vũ Quang Việt cho rằng:
Tôi nghĩ cái này là đi ngược lại với chủ trương của ngân hàng ADB hoặc World Bank. World Bank hay ADB cũng như thế, là họ cho chính quyền vay. Và thương thường như vậy, người ta nhìn vào và người ta hành động trên cơ sở giúp các nền kinh tế của các nước đang phát triển và có thu nhập thấp phát triển lên để mọi người được hưởng, chứ bản thân những ngân hàng này không làm nhiệm vụ đi kinh doanh để tạo lãi.
Nhận định này tương đồng với ý kiến của chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khi trả lời Đài Á châu tự do trước đây:
Việc này chúng ta phải chờ xem cho chính xác và chi tiết chứ tôi không thấy ADB là một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ gì mà đi mua lại một ngân hàng yếu kém của Việt Nam. Có lẽ thông tin chưa có đầy đủ chưa chính xác, vai trò của ADB trong vấn đề giúp Việt Nam tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng ta phải chờ xem chứ chưa có ý kiến gì cả.
Sai qui trình thực hiện
Ngân hàng nhà nước Việt Nam mua lại những ngân hàng yếu kém, có nợ xấu để tránh tình trạng ngân hàng bị phá sản là hoàn toàn đúng với hệ thống phổ quát của pháp luật ngân hàng, là việc bình thường đối với cách làm việc của các ngân hàng trên thế giới.
424cc947-0d4b-47b0-8b82-bec0faf13761-400.jpg
Giao dịch bên trong một ngân hàng ở Hà Nội. AFP photo
Tuy nhiên, ông Vũ Quang Việt đưa ra một vấn đề cho thấy rằng Việt Nam đã đi sai với qui trình thực hiện.
Có một ngân hàng được nhà nước mua với giá 0 đồng nhưng những người tổ chức của ngan hàng đó vẫn tiếp tục quản lý. Nghĩa là nhà nước giúp những anh tư nhân đó nên anh tư nhân đó lại được có lời, là nhà nước làm thay cho tư nhân. Điều đó hoàn toàn sai trái và đã xảy ra ở Việt Nam.”
Dựa theo cách phân tích của chuyên gia Vũ Quang Việt, nếu nhà nước đã mua lại ngân hàng yếu kém có nợ xấu với giá 0 đồng thì ngân hàng đó thuộc về nhà nướckhông còn một người nào ở ngân hàng đó có cổ phiếu nữa. Tất cả thuộc về nhà nước và nhà nước làm chủ, trở thành ngân hàng nhà nước.
“Tại sao nhà nước phải làm như vậy? Vì có nhiều người bỏ tiền vào ngân hàng, không lẽ ngân hàng đó phá sản thì những người gửi tiền sẽ mất sạch. Khi để xảy trường hợp như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến những ngân hàng khác nữa. Người dân sẽ chạy ra lấy hết tiền. Khi đó, hệ thống tài chính sẽ sụp đổ.
Theo truyền thống là có sự tách biệt giữa ngân hàng và công ty sản xuất phi tài chính. Còn ở Việt Nam, một công ty phi tài chính được lập ra ngân hàng.
- Chuyên gia Vũ Quang Việt 
Do đó qua Ngân hàng trung ương, nhà nước sẽ có hành động làm việc nhưng phải làm việc đúng. Trường hợp ở Việt Nam thì hoàn toàn sai trái.
Trong thời gian qua, để tránh trình trạng ngân hàng phá sản, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã mua lại ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng gồm Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng Xây Dựng (VNCB) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank). Điều này được rất nhiều chuyên gia kinh tế, ngân hàng nhận định rằng đó không phải là một phương cách giải quyết tốt.
Chuyên gia ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn nói rằng tuy việc mua lại ngân hàng yếu kém có thể tạo hiệu ứng tốt trong thời gian ngắn nhưng “không phải là phương cách tốt nhất để giải quyết tình hình khủng hoảng của một số ngân hàng yếu kém mà cần một số giải pháp căn cơ hơn.”
Một trong những giải pháp khác mang tính vĩ mô hơn theo chuyên gia Vũ Quang Việt đó là Việt Nam cần thay đổi luật tín dụng, thay thế cho luật hiện hành mà theo ông, đã đưa đến tình trạng phá sản và yếu kém của nhiều ngân hàng hiện tại.
Theo truyền thống là có sự tách biệt giữa ngân hàng và công ty sản xuất phi tài chính. Còn ở Việt Nam, một công ty phi tài chính được lập ra ngân hàng. Một công ty xây dựng được lập ra ngân hàng. Và ngân hàng đó dùng đủ mọi cách để lấy tiền ký gửi để cho công ty an hem hoặc liên quan mượn tiền. Đưa đến nợ xấu là chuyện đương nhiên. Hệ thống ở Việt Nam nếu không thay đổi thì nếu không phá sản lần này sẽ phá sản lần khác.
Với những gì mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên trong Diễn đàn phát triển Châu Á – ADB, có thể thấy tình trạng nợ xấu và các ngân hàng yếu kém đang là nỗi lo không chỉ của chính phủ mà sẽ là những khó khăn cho người dân trong nước. Hệ thống ngân hàng Việt Nam và cả luật tài chính hiện hành, như những chuyên gia ngân hàng nhận định, cần phải có sự cải tổ lớn để có thể thay đổi thực trạng mà vẫn không mất quyền kiểm soát.

Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-12-16  
Người dân Sài Gòn đọc báo sáng.
   Người dân Sài Gòn đọc báo sáng.  AFP photo
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền thông báo chí.
Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
Dẹp loạn báo chí
Câu chuyện quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng chính có tới 50 đơn vị dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước mắm nhiễm độc”. Chiến dịch này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Vinastas cầm trịch.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một nhân vật bảo thủ, lần đầu tiên được dư luận khen ngợi vì đã nhanh chóng dẹp loạn báo chí. Theo VnExpress bản tin trên mạng ngày 6/12/2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ nhà báo của hai lãnh đạo báo Thanh Niên là Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Hoa và Tổng Thư ký Võ Khối của tờ báo. Trước đó ngày 21/11/2016, có đến 50 cơ quan báo chí dòng chính đứng đầu là báo Thanh Niên bị phạt 200 triệu đồng, báo Người tiêu dùng 50 triệu đồng, còn các báo khác từ mức 40 triệu tới thấp nhất là 10 triệu. Có thể nói hầu hết các báo giấy và báo điện tử lớn ở Việt Nam đã rơi vào vũng lầy truyền thông bẩn.
Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận xã hội.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền cho rằng, một số báo chí từng được gọi là báo chí cách mạng, giờ đây chạy theo chủ nghĩa kim tiền và truyền thông bẩn mượn danh ý thức hệ.
Theo lời nhân vật từng được tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa vào danh sách 100 anh hùng truyền thông thế giới năm 2014, thì những tờ báo dính vào vụ truyền thông bôi bẩn nước mắm truyền thống đã có được những hợp đồng quảng cáo béo bở; một số nhà báo trực tiếp nhận tiền để giúp một đại công ty nước mắm công nghiệp giành chiếm thị trường 200 triệu lít nước mắm/năm, mà phần lớn đang nằm trong tay các nhà làm nước mắm truyền thống quốc hồn quốc túy. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Việc này cho thấy là một bộ phận lớn trong giới truyền thông nhà nước không những vô cảm mà họ còn dính dáng vào những vụ ăn chia bất hợp pháp. Đáng kể hơn là họ đã đạp trên đầu người dân, đạp trên đầu nước mắm truyền thống. Gần đây báo giới xôn xao về chuyện có một nhà báo bị công an khám nhà và tìm thấy tới 168 tỷ đồng tiền mặt trong nhà nhà báo đó, cùng với 8 sổ đỏ tức là chứng nhận sở hữu nhà. Tôi nghe chuyện này và rất ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được số tiền tới hơn 7 triệu đô la tiền mặt, tức 168 tỷ đồng nằm trong nhà một nhà báo. Người ta còn khẳng định với tôi những chuyện như thế này ở Hà Nội là bình thường…tình hình thực tế cho thấy truyền thông ở Việt Nam đã bị suy thoái toàn thân… ”
Trên thực tế truyền thông báo chí Việt Nam thuộc về nhà nước, do nhà nước lãnh đạo và quản lý, cho dù cơ quan chủ quản có thể khác nhau về danh hiệu. Đáp câu hỏi về khả năng có sự buông lỏng quản lý trong vụ bê bối truyền thông bất lương, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định:
“Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận xã hội. Đối với những người làm sai đó, cơ quan quản lý nhà nước đã căn cứ vào Luật Báo chí để xử lý. Đây là một trò mà dư luận xã hội đã lên án, như vậy xử lý mạnh tay vừa rồi chính là lời cảnh báo đối với những người làm báo không chân chính. Thông qua câu chuyện này thì pháp luật ở Việt Nam cần sửa đổi những quy định, những kẻ hở của Luật Cạnh tranh để có sự cạnh tranh lành mạnh. Về phía các nhà báo, tôi nghĩ rằng luật pháp không thiên vị bất cứ ai, họ có những sai phạm thì phải xử lý một cách nghiêm minh.”
Báo chí và nhóm quyền lực
Các nhà sản xuất nước mắm truyền thống bày tỏ thái độ bất bình, khi báo chí do nhà nước quản lý lại tiếp tay trở thành công cụ cho kẻ xấu cạnh tranh bất chính. Kỹ sư Lê Anh, chủ hãng nước mắm truyền thống Lê Gia ở Thanh Hóa, mô tả nước mắm truyền thống làm bằng cá, đặc biệt cá cơm ủ chượp với muối trong thùng gỗ, thời gian lên men từ 18 tháng tới 24 tháng mới cho ra sản phẩm nước mắm. Còn nước mắm công nghiệp được cho là sử dụng một lượng nhỏ nước mắm truyền thống rồi pha loãng và cho thêm các phụ gia khác.
052_01198759-400.jpg
Một người dân phố cổ Hà Nội đọc báo. AFP photo
Vẫn theo lời ông Lê Anh, vừa rồi truyền thông bất lương trở thành công cụ cho một đại công ty  nước mắm công nghiệp muốn soán đoạt thị trường của nước mắm truyền thống, sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Kỹ sư Lê Anh đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước. Ông nói:
“Nếu tôi nhớ không nhầm, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng có nêu ra những bất cập trong quản lý báo chí. Cũng rất may ngoài thông tin các tờ báo lớn còn có thông tin mạng xã hội, thông tin trên internet cho nên mọi thứ được cân bằng hơn. Tuy nhiên là sức mạnh của báo chí, cũng như sự quản lý thì nó chi phối và trách nhiệm của cơ quan quản lý rất quan trọng. Chúng tôi rất mong báo chí truyền thông cũng như cơ quan quản lý nhà nước hãy làm sao để thông tin không bị nhiễu loạn, không bị các thế lực đứng phía sau làm nhiễu loạn vì các mục đích không lành mạnh, không trong sáng.”
Trả lời chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói rằng, khủng hoảng truyền thông bẩn về vụ nước mắm nhiễm độc không phải là biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa trong giới báo chí, mà nó phản ánh một thực tế khác. Ông nói:
Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.
- Ông Phạm Chí Dũng
“Một số người bạn của tôi bên trong báo giới nhà nước nói thẳng với tôi là ‘Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.”
VietnamNet đưa tin về Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, cần lấy sự ổn định của báo chí làm mục tiêu quản lý, báo chí phải ở trong khuôn khổ hoạt động đúng pháp luật. Bộ Thông tin Truyền thông không lấy việc xử phạt làm thành tích.
Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang mạng Viet Studies ở Hoa Kỳ, khi đưa tin về hoạt động vừa nêu đã bình luận vui rằng, cách “quản lý” tốt nhất cho ông Trương Minh Tuấn là đóng cửa tất cả các báo chí chừa báo Nhân Dân!
Trong khi đó, TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nói với chúng tôi là đã quá muộn để Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chấn chỉnh quản lý, làm sạch làng báo. Bởi vì theo lời nhà báo tự do, sâu thẳm bên trong làng báo đã hình thành những tổ hợp khá vững chắc liên kết với những nhóm quyền lực chính trị, đứng sau lưng một nhân vật quyền lực nào đó.